Luận văn Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam

pdf 102 trang vanle 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_bao_lanh_ngan_hang_doi_voi_hoat_dong_kin.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam

  1. TR¦êNG §¹I HäC NGO¹I TH¦¥NG Khoa kinh tÕ THÕ GiíI Vµ QUAN HÖ KINH TÕ QuèC TÕ  LUËN V¡N TH¹C Sü §Ò tµi: PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Gi¸o viªn h­íng dÉn :TS. HOÀNG VIỆT TRUNG Sinh viªn thùc hiÖn : TỐNG HẢI YẾN Líp : Cao häc 12 Hµ Néi - 05/2008
  2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU Lêi nãi ®Çu 1 Ch•¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn chung vÒ b¶o l·nh ng©n hµng 4 1.1.Kh¸i qu¸t chung vÒ b¶o l·nh ng©n hµng. 4 1.1.1. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña b¶o l·nh. 4 1.1.2. Kh¸i niÖm b¶o l·nh ng©n hµng. 4 1.1.3. §Æc ®iÓm cña b¶o l·nh ng©n hµng. 5 1.1.4. C¸c h×nh thøc b¶o l·nh ng©n hµng. 9 1.2. C¬ së ph¸p lý ®iÒu chØnh b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng XNK. 16 1.2.1. Nh÷ng quy t¾c vÒ b¶o l·nh cña ICC. 16 1.2.2. LuËt vµ tËp qu¸n giao dÞch b¶o l·nh t¹i c¸c quèc gia. 20 1.3. chøc n¨ng, vai trß vµ c«ng t¸c Ph¸t triÓn b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng XNK. 23 1.3.1.Chøc n¨ng cña b¶o l·nh ng©n hµng. 23 1.3.2. Vai trß cña b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng kinh doanh XNK 26 1.3.3. Ph¸t triÓn b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng XNK 28 Ch•¬ng 2: Thùc tr¹ng b¶o l·nh ®èi víi ho¹t ®éng kinh doanh xNK t¹i NHCTVN 34 2.1.Tæng quan vÒ NHCTVN. 34 2.1.1. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn 34 2.1.2. T×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña NHCTVN. 34
  3. 2.1.3. C¸c dÞch vô ®èi víi ho¹t ®éng XNK cña NHCTVN. 36 2.2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng b¶o l·nh cña NHCTVN trong lÜnh vùc XNK. 39 2.2.1.Quy tr×nh nghiÖp vô b¶o l·nh cña NHCTVN. 39 2.2.2. Ho¹t ®éng b¶o l·nh cña NHCTVN trong lÜnh vùc XNK tõ n¨m 2005-2007. 40 2.3. §¸nh gi¸ thùc tr¹ng ho¹t ®éng b¶o l·nh XNK cña NHCTVN. 49 2.3.1. Nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®•îc 49 2.3.2. Nh÷ng h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n. 52 Ch•¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn b¶o l·nh cña NHCTVN ®èi víi ho¹t ®éng XNK 68 3.1. §Þnh h•íng ph¸t triÓn b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng XNK cña NHCTVN. 68 3.1.1. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn ho¹t ®éng kinh doanh ®èi ngo¹i cña NHCTVN ®Õn n¨m 2012. 68 3.1.2. Quan ®iÓm ®Þnh h•íng vÒ ph¸t triÓn b¶o l·nh ®èi víi ho¹t ®éng XNK cña NHCTVN 69 3.2. Gi¶i ph¸p ®èi víi NHCTVN. 70 3.2.1. Hoµn thiÖn hÖ thèng v¨n b¶n, quy chÕ, quy tr×nh nghiÖp vô b¶o l·nh. 70 3.2.2. So¹n th¶o, hÖ thèng ho¸ vµ cung cÊp c¸c tµi liÖu chuyªn s©u vÒ nghiÖp +vô, c¸c tµi liÖu c¶nh b¸o vµ h¹n chÕ rñi ro ®èi víi bé phËn thanh to¸n quèc tÕ. 71 3.2.3. Hoµn thiÖn m« h×nh tæ chøc qu¶n lý. 75 3.2.4. X©y dùng vµ thùc hiÖn chiÕn l•îc kh¸ch hµng. 77 3.2.4.Lµm tèt c«ng t¸c nguån nh©n lùc. 78 3.2.5. T¨ng c•êng ®Çu t• vµ c¶i tiÕn c«ng nghÖ ng©n hµng. 80 3.2.7. T¨ng c•êng c«ng t¸c kiÓm tra, kiÓm so¸t. 83 3.3 Gi¶i ph¸p ®èi víi c¸c doanh nghiÖp XNK. 83
  4. 3.4 KiÕn nghÞ víi NHNN. 88 KÕt luËn 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BL : Bảo lãnh EEC : Cộng đồng kinh tế Châu Âu EU : Cộng đồng chung Châu Âu HSBC : Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải ICC : Phòng Thương mại quốc tế ISP : Quy tắc thực hành thư tín đụng dự phòng L/C : Thư tín dụng NHCTVN : Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SWIFT : Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu TECHCOMBANK : Ngân hàng kỹ thương Việt Nam TF : Tài trợ thương mại TSC : Trụ sở chính URCB : Quy tắc thống nhất về bảo chứng URCG : Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URDG : Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu XNK : Xuất nhập khẩu
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng biểu Trang biểu 2.1 Doanh số thanh toán XNK của NHCTVN từ 2005-2007 34 2.2 Bảo lãnh do NHCTVN phát hành từ năm 2005- 2007 37 2.3 Tỷ trọng phát hành thư bảo lãnh nước ngoài theo thị 38 trường tại NHCTVN từ 2005-2007 2.4 Doanh số phát hành thư bảo lãnh XNK trong nước theo 40 đối tượng bảo lãnh tại NHCTVN từ 2005-2007 2.5 Bảo lãnh nước ngoài do NHCTVN thông báo từ 2005- 43 2007
  7. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, việc mở rộng cửa thị trường tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện để nhiều ngân hàng lớn trên thế giới thiết lập hoạt động tại Việt Nam cùng hàng loạt các ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam được thành lập. Xu hướng này đặt các ngân hàng thương mại trước một áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Một trong những biện pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh là đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ. Tại NHCTVN, các dịch vụ cung cấp cho hoạt động XNK như tín dụng XNK, thanh toán quốc tế có vai trò rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong đó hoạt động bảo lãnh XNK là một mắt xích không thể thiếu được. Tuy nhiên, so với nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác, dịch vụ bảo lãnh nói chung hay bảo lãnh XNK nói riêng chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều mặt hạn chế. Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, các giao dịch XNK sẽ ngày càng gia tăng, thị trường và các đối tác nước ngoài ngày càng được mở rộng. Đi cùng với mỗi hợp đồng XNK luôn tồn tại các rủi ro trong đó có rủi ro thực hiện hợp đồng. Vì vậy, hơn lúc nào hết, bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK cần phải được phát triển cả về chất lượng và số lượng để không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh của NHCTVN mà còn hỗ trợ hiệu quả cho các giao dịch XNK của các doanh nghiệp khách hàng. Với lý do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại NHCTVN” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại NHCTVN, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại NHCTVN.
  8. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề: - Làm rõ những lý luận về bảo lãnh ngân hàng và sự phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK. - Đánh giá thực trạng bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại NHCTVN: những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với hoạt động XNK tại NHCTVN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK - Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại NHCTVN 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để khảo sát thực trạng về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại NHCTVN. 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I: Các vấn đề lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng Chương II: Thực trạng bảo lãnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại NHCTVN Chương III: Một số giải pháp phát triển bảo lãnh của NHCTVN đối với hoạt động kinh doanh XNK. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Việt Trung- người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
  9. 3 động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn.
  10. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG. 1.1.1.Sự hình thành và phát triển của bảo lãnh. Bảo lãnh là một khái niệm xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Mặc dù không thể xác định chính xác thời gian ra đời cũng như xuất xứ của bảo lãnh nhưng có thể khẳng định rằng bảo lãnh đã có từ thời trung cổ tại Hy Lạp với hình thức rất sơ khai bằng những giao dịch giữa các cá nhân trong quan hệ đời thường. Vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh làm gia tăng quan hệ giao dịch giữa các nước Trung Đông và Tây Âu. Những hợp đồng khai thác, mua bán dầu, khí đốt, xây dựng cơ sở hạ tầng có giá trị lớn đòi hỏi sự đảm bảo của Ngân hàng trong tài trợ và thực hiện nghĩa vụ các bên. Đồng thời, nền mậu dịch phát triển trong những năm 70 giữa thế giới thứ 3 với khối các nước giàu như Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông làm tăng thêm nhu cầu đa dạng hoá và hợp pháp hoá các công cụ tài trợ và đảm bảo quốc tế ngoài phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Các phương tiện này phải thể hiện tính linh hoạt, tiện lợi, phù hợp với tập quán quốc tế nhưng không trái với hệ thống pháp luật quốc gia. Bảo lãnh phát triển trong bối cảnh như vậy và đáp ứng được những yêu cầu đó. Đến nay, bảo lãnh ngày càng phát triển và trở thành một công cụ hữu hiệu đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong trong các giao dịch quốc tế cũng như các giao dịch ở thị trường nội địa của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Theo luật dân sự Việt Nam, điều 366 định nghĩa: “ Bảo lãnh là người thứ 3 (gọi là Người bảo lãnh) cam kết với người có quyền ( gọi là Người nhận bảo
  11. 5 lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là Người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà Người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Với định nghĩa như vậy thì bản chất của bảo lãnh là sự cam kết của Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong trường hợp người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó. Trong mỗi giao dịch, bảo lãnh thường bao gồm 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Người bảo lãnh có thể là các doanh ngiệp, các cá nhân hay các tổ chức tài chính tín dụng. Hiện nay, do uy tín và khả năng tài chính cũng như vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế, người bảo lãnh chủ yếu là các tổ chức tín dụng. Bảo lãnh do các tổ chức tín dụng phát hành gọi là bảo lãnh ngân hàng. Để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng vói khách hàng, trong quy chế “Bảo lãnh ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng được định nghĩa: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bên bảo lãnh) với bên có quyền ( Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.” 1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. 1.1.3.1.Cam kết bảo lãnh là sự thoả thuận của 3 bên. Theo định nghĩa về bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh ngân hàng thưởng bao gồm 3 bên: người được bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh) và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) với 3 mối quan hệ của 3 hợp đồng: Hợp đồng cơ sở: Quan hệ người được bảo lãnh - người nhận bảo lãnh.
  12. 6 Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng: Quan hệ người được bảo lãnh - người bảo lãnh (người phát hành bảo lãnh) Cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng: Quan hệ người nhận bảo lãnh (người hưởng) - người phát hành bảo lãnh. 3 mối quan hệ trên được hình thành theo trình tự: người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh ký hợp đồng cơ sở; người được bảo lãnh dựa trên hợp đồng cơ sở làm thủ tục và yêu cầu phát hành bảo lãnh, đề nghị ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh; ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp , các yếu tố về nghiệp vụ kỹ thuật và nội dung yêu cầu trước khi phát hành cam kết bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh hưởng. Khi cam kết bảo lãnh có hiệu lực có nghĩa là cả 3 bên liên quan đã thoả mãn với bảo lãnh đó. Ngược lại, nếu có bất đồng về cam kết bảo lãnh thì ngân hàng sẽ không chấp nhận yêu cầu phát hành bảo lãnh của người được bảo lãnh hoặc người hưởng sẽ yêu cầu sửa đổi cam kết bảo lãnh. Để tránh những trở ngại trong việc phát hành cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng như người hưởng bảo lãnh cần quan tâm đến vai trò ngân hàng khi ký hợp đồng cơ sở. 1.1.3.2. Tính độc lập về quan hệ, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Sở dĩ bảo lãnh được coi là công cụ vạn năng sử dụng trong tất cả các giao dịch vì nó có đặc điểm nổi bật là tính độc lập về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên và mối quan hệ của các đối tác. Các hợp đồng trên vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Hợp đồng thứ nhất là gốc để hình thành hợp đồng thứ 2 và thứ 3 và các hợp đồng sau ra đời nhằm phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Hợp đồng này sẽ không được thực hiện đầy đủ nếu các hợp đồng còn lại không có hiệu lực. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng hợp đồng lại không ràng buộc hay phụ thuộc lẫn nhau. Ngân hàng, người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán có hai mối quan hệ với 2 đối tượng khác nhau và phải hành động mang tính độc lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của từng hợp đồng: ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện cam
  13. 7 kết của mình khi bị người hưởng đòi tiền nếu người hưởng đã thoả mãn đầy đủ những quy định của cam kết bảo lãnh cho dù người uỷ nhiệm phá sản, mất khả năng thanh toán hay đang có tranh chấp giữa người được bảo lãnh và người hưởng. Sau đó ngân hàng có quyền đòi thanh toán từ người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh phải thực hiện nguyên tắc: “ Thanh toán trước, khiếu kiện sau” tức là họ có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh (trong trường hợp bị người hưỏng đòi tiền) và sau đó có quyền khiếu nại người hưởng nếu bị người hưởng lạm dụng. Người hưởng có quyền đòi tiền ngân hàng bảo lãnh dựa vào các điều kiện của bảo lãnh nhưng họ cũng có nghĩa vụ trả lời khiếu nại của đối tác nếu có tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ của hợp đồng cơ sở. Tính độc lập của bảo lãnh cũng được nêu thành quy tắc trong các điều luật quốc tế như công ước Uncitral, URDG 458, ISP 98 Tuy nhiên, mức độ độc lập của bảo lãnh chỉ là tương đối, nó phụ thuộc vào chính các điều khoản của cam kết bảo lãnh, đặc biệt là điều khoản quy định các chứng từ mà người hưởng phải xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh khi đòi tiền. Nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ của phía thứ 3 như văn bản chứng thực của cơ quan độc lập về sự vi phạm của người được bảo lãnh, phán quyết của toà án hay quyết định của trọng tài thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ giảm đi. 1.1.3.3. Giao dịch bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ. Trong giao dịch bảo lãnh, chứng từ cơ bản và không thể thiếu được mà người hưởng phải xuất trình để đòi tiền ngân hàng bảo lãnh là “ Yêu cầu trả tiền (Demand for payment)” và “ Tuyên bố vi phạm (Statement of default)”. Đây là bằng chứng để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền và yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả. Ngoài ra, với bảo lãnh có điều kiện còn có thể có các loại chứng từ khác như hối phiếu, hoá đơn, biên bản nghiệm thu tuỳ theo từng giao dịch bảo lãnh cụ thể.
  14. 8 Có một số quan niệm cho rằng, đặc điểm này của bảo lãnh là không rõ ràng hoặc giao dịch bảo lãnh hoàn toàn không phải là giao dịch chứng từ vì bản đòi tiền chỉ là thủ tục, là văn bản cần thiết của người hưởng để thực hiện việc đòi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét rộng hơn thì bảo lãnh là một cam kết bằng văn bản, việc thực hiện quyền của người hưởng cũng bằng văn bản và ngân hàng đòi người được bảo lãnh hoàn trả cũng căn cứ vào văn bản. Ngân hàng mặc dù không kiểm tra nội dung chi tiết văn bản đòi tiền của người hưởng nhưng chỉ thanh toán khi bề mặt chứng từ do người hưởng xuất trình thoả mãn những yêu cầu của bảo lãnh. 1.1.3.4. Ngân hàng là người đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng. Về nguyên tắc, bảo lãnh có thể được phát hành bởi bất cứ pháp nhân hay thể nhân nào. Tuy nhiên, những người nhận bảo lãnh hay người thụ hưởng bảo lãnh nhận thấy việc chấp nhận bảo lãnh được phát hành bởi các cá nhân hay các doanh nghiệp là vô cùng rủi ro do khó xác định được năng lực tài chính, năng lực pháp lý của người phát hành bảo lãnh, đặc biệt là trong giao dịch quốc tế. Trên thực tế, hầu hết các bảo lãnh là do các ngân hàng thương mại phát hành. Chức năng của ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh trước hết là tài trợ. Phát hành bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự chi trả phát sinh giữa các đối tác theo hợp đồng cơ sở. Ngân hàng coi việc phát hành bảo lãnh như một hình thức cấp tín dụng cho người được bảo lãnh và người được bảo lãnh phải có tài sản thế chấp cho khoản tín dụng này. Điều này tạo ra sự tin tưởng cao cho người thụ hưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng còn là nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, ngân hàng phải có một bộ máy tổ chức tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ về nhân sự, về kỹ thuật chuyên môn. Quan trọng hơn, các ngân hàng thương mại luôn phải đề cao uy tín của mình nên khả năng ngân hàng từ chối nghĩa vụ trả nợ theo bảo lãnh là rất thấp. Đây là ưu thế vượt trội của ngân hàng thương mại so với các doanh nghiệp.
  15. 9 Ngân hàng không phải là người trung gian hoà giải hoặc là người xem xét giao dịch thực tế của hợp đồng cơ sở. Ngân hàng chỉ làm dịch vụ theo yêu cầu của 2 phía và thể hiện bằng những cam kết độc lập trong bảo lãnh. 1.1.3.5. Tính tương đối của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh độc lập. Bảo lãnh ngân hàng thường là bảo lãnh vô điều kiện. Trong thư bảo lãnh, ngân hàng phát hành cam kết thanh toán vô điều kiện khi nhận được thư đòi tiền và tuyên bố vi phạm của người hưởng và không thể viện dẫn bất kỳ lý do nào ngoài nội dung thư bảo lãnh để từ chối thanh toán trừ khi ngân hàng phát hiện được người hưởng lạm dụng, gian lận hay lừa đảo. Tuy nhiên, cam kết thanh toán vô điều kiện của ngân hàng chỉ là tương đối. Trước hết, người hưởng chỉ được thanh toán vô điều kiện với điều kiện nếu họ thực hiện đúng các điều khoản trong bảo lãnh: xuất trình chứng từ hoàn hảo, trong thời kỳ hiệu lực của bảo lãnh, số tiền không vượt giá trị bảo lãnh Nếu không đáp ứng đúng các yêu cầu của thư bảo lãnh thì người hưởng không thể được thanh toán ngay cả khi thực tế người được bảo lãnh có vi phạm hợp đồng cơ sở. Tính tương đối của cam kết vô điều kiện của Ngân hàng phát hành bảo lãnh còn được thể hiện bằng sự can thiệp của Luật quốc gia. Bảo lãnh giao dịch trên thị trường quốc tế tuân thủ theo các điều luật, các thông lệ quốc tế của Phòng thương mại quốc tế, Liên hiệp quốc nhưng khi phát sinh tranh chấp, Luật quốc gia của nước được dẫn chiếu sẽ được áp dụng. Sự khác biệt của các hệ thống pháp luật quốc gia sẽ dẫn đến kết quả xét xử khác nhau và làm ảnh hưởng đến bản chất của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh. 1.1.4.Các hình thức bảo lãnh ngân hàng. 1.1.4.1.Phân loại bảo lãnh theo tính chất và điều kiện thanh toán. Bảo lãnh vô điều kiện. Bảo lãnh vô điều kiện là cam kết bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh trả ngay không huỷ ngang một số tiền bồi thường cho người hưởng khi nhận được văn bản khiếu nại đầu tiên tuyên bố bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
  16. 10 thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh trong hợp đồng mà không cần kèm theo bất cứ một chứng từ chứng minh nào. Loại bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên (Bank first demand guarantee) hay bảo lãnh độc lập (independent guarantee). Người được bảo lãnh trong loại bảo lãnh nay luôn phải tuân thủ nguyên tắc: “ trả tiền trước, khiếu kiện sau”. Trường hợp người được bảo lãnh không vi phạm hợp đồng thì họ có thể kiện người hưởng để đòi lại số tiền ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng. Tuy nhiên, việc đòi thanh toán qua xét xử tại toà là rất mất thời gian và chi phí. Loại bảo lãnh này được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Bảo lãnh có điều kiện. Là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện việc thanh toán khi người thụ hưởng bảo lãnh xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của cam kết bảo lãnh chứng minh sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh hoặc phải có phán quyết của toà án hay quyết định của trọng tài về việc vi phạm của người được bảo lãnh. Bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh dự phòng (accessory guarantee), bảo lãnh có tính chất bảo hiểm (suretyship guarantee) hoặc bảo chứng (bond). Việc trả tiền trong bảo lãnh này gắn liền với những điều kiện chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh do vậy đảm bảo quyền lợi cho người được bảo lãnh nhưng phức tạp và chậm trong việc đòi tiền nên người thụ hưởng ít chấp nhận. 1.1.4.2. Phân loại bảo lãnh theo mối quan hệ giao dịch. Bảo lãnh trực tiếp. Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh cam kết trực tiếp trả tiền cho người hưởng. Nếu phát sinh thanh toán, người hưởng lập chứng từ đòi tiền theo quy định và xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh. (Việc thông báo thư bảo lãnh và xuất trình chứng từ đòi tiền có thể thông qua ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng phục vụ người hưởng- việc thông báo và làm dịch vụ đòi tiền không ảnh hưởng đến cam kết trực tiếp của ngân hàng bảo
  17. 11 lãnh). Thông thường, loại bảo lãnh này chịu sự điều chỉnh bởi luật pháp nước nơi phát hành. Khi sử dụng bảo lãnh trực tiếp, ngân hàng phát hành dễ gặp rủi ro do khó kiểm tra tư cách pháp lý của người hưởng cũng như chứng từ đòi tiền. Người hưởng có thể gặp rủi ro trong việc đòi tiền do không xác định được năng lực tài chính của ngân hàng bảo lãnh và sự khác biệt về luật pháp mỗi nước. Bảo lãnh gián tiếp. Là lọai bảo lãnh mà theo yêu cầu của người được bảo lãnh, ngân hàng trong nước uỷ nhiệm cho một ngân hàng đại lý ở nước người hưởng phát hành bảo lãnh với cam kết sẽ hoàn trả số tiền ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng. Trong loại hình bảo lãnh này, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh gửi chỉ thị gồm yêu cầu phát hành, cam kết thanh toán cùng nguyên văn thư bảo lãnh cho ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Chỉ thị này gọi là bảo lãnh đối ứng (counter guarantee) hay bảo lãnh thứ yếu (secondary guarantee). Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp (bảo lãnh chính yếu - primary guarantee) cho người hưởng được gọi là ngân hàng phát hành. Người hưởng sẽ đòi tiền tại ngân hàng phát hành nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Sau đó ngân hàng phát hành sẽ đòi thanh toán từ ngân hàng yêu cầu bảo lãnh theo cam kết trong bảo lãnh đối ứng. Bảo lãnh gián tiếp đảm bảo cho quyền lợi của người thụ hưởng do ngân hàng phát hành ở cùng nước người hưởng, giao dịch giữa các ngân hàng cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Người hưởng thường lựa chọn bảo lãnh gián tiếp khi không tin tưởng khả năng tài chính của ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh, khi giao dịch với khách hàng mới hoặc đối tượng được bảo lãnh có giá trị lớn, có nhiều rủi ro. 1.1.4.3. Phân loại bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh. Bảo lãnh hoàn trả Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với bên cho vay hoặc bên ứng trước số tiền mà người đi vay hoặc người nhận ứng trước phải trả (số
  18. 12 tiền đi vay và lãi phát sinh, số tiền ứng trước có hoặc không cộng thêm lãi) nếu người đi vay không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn hoặc người nhận ứng trước không giao hàng hoặc không thực hiện hợp đồng. Đối tượng được đảm bảo trong bảo lãnh hoàn trả là các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đồng tài trợ hoặc các thư tín dụng có điều khoản ứng trước. Loại bảo lãnh này được sử dụng khi khoản ứng trước hoặc cho vay bằng tiền. Bảo lãnh sẽ hết hạn sau khi người đi vay trả xong nợ/người bán giao đủ hàng hoặc sau ngày đáo hạn trả nợ/ngày giao hàng cuối cùng một thời gian đủ để người mua hoặc người cho vay lập thủ tục đòi tiền nếu người đi vay không trả nợ hoặc người bán không giao hàng. Theo hợp đồng cơ sở, việc trả nợ hoặc giao hàng có thể được thực hiện làm nhiều lần, do vậy, giá trị thư bảo lãnh sẽ tự động giảm thiểu tương ứng với từng lần trả nợ hay từng lần giao hàng và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh sẽ kết thúc khi giá trị của bảo lãnh bằng không. Theo nhiều quan điểm, có thể phân loại chi tiết bảo lãnh hoàn trả thành bảo lãnh tín dụng (letter of guarantee for loan) và bảo lãnh tiền ứng trước (advance payment guarantee). Bảo lãnh tín dụng thường bảo lãnh cho toàn bộ giá trị hợp đồng tín dụng còn bảo lãnh tiền ứng trước thường bảo lãnh cho số tiền ứng trước bằng khoảng 5% đến 20% giá trị hợp đồng. Bảo lãnh thanh toán. Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với người bán mà người mua phải trả (tiền thi công công trình, tiền thuê máy móc, tiền bán hàng hoá ) nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Đối tượng trong bảo lãnh này là các hợp đồng xây dựng, hợp đồng thương mại. Đặc biệt nó thường được sử dụng khi các tổ chức, doanh nghiệp phát hành các loại chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu Sự đảm bảo mua lại của các ngân hàng thương mại có uy tín sẽ khiến người mua yên tâm và tin tưởng hơn.
  19. 13 Ngoài yêu cầu đòi tiền và tuyên bố vi phạm như các bảo lãnh vô điều kiện khác, bảo lãnh thanh toán thường yêu cầu người hưởng phải xuất trình chứng từ chứng minh người bán đã giao hàng như hoá đơn thương mại (có hoặc không có xác thực cuả hải quan) hoặc biên bản nghiệm thu công trình nếu đối tượng bảo lãnh là hợp đồng xây dựng. Bảo lãnh dự thầu Là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho chủ thầu khi người dự thầu có những vi phạm quy chế đấu thầu hoặc không ký hợp đồng hay không cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng thầu. Giá trị bảo lãnh dự thầu thường bằng1-5 % giá trị gói thầu. Mục đích của bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo người dự thầu tham gia dự thầu một cách nghiêm túc, không bỏ dở dự thầu, không sửa đổi hồ sơ trong thời gian dự thầu. Bảo lãnh dự thầu còn là hình thức đảm bảo với chủ thầu người bán sẽ thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ được phát hành. Nhờ việc ràng buộc trách nhiệm người dự thầu khi dự thầu và trúng thầu, hình thức này giúp chủ thầu hạn chế những người dự thầu không nghiêm túc, không có khả năng thực hiện hợp đồng. Nếu người dự thầu trúng thầu, thời hạn bảo lãnh dự thầu thường kết thúc khi hợp đồng được ký kết và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực. Trường hợp người dự thầu không trúng thầu, cam kết bảo lãnh tự động hết hiệu lực và thường được quy định trả lại bản gốc cho ngân hàng phát hành. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Là bảo lãnh của ngân hàng đối với người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người nhận bảo lãnh.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là đảm bảo cho người nhập khẩu trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc giao hàng không đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng hay thời hạn Là đảm bảo cho người xuất khẩu trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
  20. 14 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như bảo lãnh nghĩa vụ giao hàng trong thương mại quốc tế, bảo lãnh hoàn thành công trình trong xây dựng, lắp đặt thiết bị, bảo hành máy.Thông thường giá trị thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng và số tiền có thể giảm thiểu theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh bảo hành. Bảo lãnh bảo hành là cam kết của ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán cho người thụ hưởng nếu người nhận bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo hành máy móc thiết bị hoặc công trình đã được quy định trong hợp đồng. Trị giá thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Thời hạn của bảo lãnh thường chấm dứt sau khi nghĩa vụ bảo hành chấm dứt một thời gian ngắn. Hình thức bảo lãnh này đòi hỏi người bán phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá đã cung cấp vì họ còn có trách nhiệm trong khoảng thời gian vận hành, chạy thử máy móc thiết bị, kiểm nghiệm công trình xây lắp. Bảo lãnh này thường được áp dụng trong hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. 1.1.4.4. Các loại bảo lãnh khác. Thư tín dụng dự phòng. Theo định nghĩa của ICC, thư tín dụng dự phòng là cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng sẽ thanh toán cho họ một khoản tiền nợ hoặc ứng trước của người mở L/C hoặc bồi hoàn những thiệt hại do người mở không thực hiện nghĩa vụ của mình. Sự hình thành của thư tín dụng dự phòng xuất phát từ việc đạo luật ngân hàng nội địa của Mỹ ban hành ngày 03/06/1864 không cho phép các ngân hàng thương mại phát hành bảo lãnh đảm bảo nợ cho người khác. Các ngân hàng Mỹ phải tìm kiếm các phương tiện tài trợ khác trong đó có loại hình thư tín dụng
  21. 15 nhưng mục đích và tính chất giống như bảo lãnh đảm bảo nợ và được gọi là thư tín dụng dự phòng. Giống như bảo lãnh độc lập, thư tín dụng dự phòng là một công cụ đa năng, sử dụng trong mọi lĩnh vực tài chính và phi tài chính như đảm bảo thanh toán cho các khoản vay, ứng trước, đền bù tổn thất do vi phạm cam kết, không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Thư tín dụng dự phòng giống bảo lãnh về phạm vi sử dụng, mục đích, tính chất. Tuy nhiên, nếu so với bảo lãnh độc lập thì nó có những điểm khác biệt cơ bản sau: Thư tín dụng dự phòng chủ yếu được sử dụng tại thị trường Mỹ, Trung Đông, một số nước Mỹ La tinh và trong các giao dịch thương mại với các doanh nghiệp Mỹ. Mục đích hình thành ban đầu của thư tín dụng dự phòng là công cụ đảm bảo nghĩa vụ tài chính như cam kết trả nợ, cam kết hoàn trả tiền ứng trước trong khi bảo lãnh độc lập trước hết nhằm hỗ trợ cho các nghĩa vụ phi tài chính như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng Kỹ thuật nghiệp vụ và nội dung diễn đạt của tín dụng dự phòng gần với thư tín dụng và khác với cách diễn đạt của bảo lãnh độc lập. Luật thương mại của Mỹ có điều khoản áp dụng chung cho cả thư tín dụng, tín dụng dự phòng và bảo lãnh. Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh độc lập chủ yếu được dẫn chiếu theo URDG 458 còn tín dụng dự phòng được dẫn chiếu theo ISP98. Bảo lãnh nhận hàng. Bảo lãnh nhận hành là đề nghị giao hàng cho người được bảo lãnh khi không có vận đơn gốc và cam kết bồi thường mọi tổn thất của ngân hàng phát hành (thường là ngân hàng phát hành L/C hoặc thông báo nhờ thu) đối với đại lý giao nhận hàng, hãng tàu hoặc đơn vị hải quan do việc nhận hàng không có vận đơn gây ra đồng thời cam kết trả lại vận đơn gốc khi nhận được. Trường hợp lô hàng nhận được thanh toán bằng L/C thì ngân hàng khi phát hành bảo lãnh nhận hàng sẽ không còn quyền từ chối bộ chứng từ sai sót
  22. 16 được xuất trình theo L/C. Vì vậy, trong yêu cầu bảo lãnh nhận hàng, người nhập khẩu cần có cam kết sẽ thanh toán L/C ngay cả khi bộ chứng từ có sai sót. Bảo lãnh thuế quan. Là cam kết cuả ngân hàng phát hành với cơ quan thuế vụ sẽ thực hiện trách nhiệm của người nộp thuế nếu đến hạn mà người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Loại bảo lãnh này được sử dụng khi doanh nghiệp chưa có tiền nộp hoặc chưa muốn nộp vì khoản thuế đang có khiếu nại; doanh nghiệp tạm nhập tái xuất không muốn tạm nộp khoản thuế nhập khẩu. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XNK. 1.2.1. Những quy tắc về bảo lãnh của ICC. Sự phát triển mạnh của các giao dịch bảo lãnh, đặc biệt là trong thương mại quốc tế buộc các tổ chức tài chính, thương mại quốc tế nghĩ đến việc hình thành một hành lang pháp lý cho loại hình đảm bảo này. Trong đó, sự đóng góp lớn nhất là của phòng thương mại quốc tế (ICC) với việc ban hành các quy tắc: Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, quy tắc thống nhất về bảo chứng, quy tắc thực hành L/C dự phòng. Các quy tắc này song song tồn tại và có hiệu lực thi hành với tính chất pháp lý không bắt buộc. Nó chỉ có hiệu lực khi được dẫn chiếu trong cam kết bảo lãnh. 1.2.1.1. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng - URCG 325,1978. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh thực hiện hợp đồng được ICC ban hành vào năm 1978, số xuất bản 325. Mục đích của quy tắc này là làm giảm bớt các tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh bằng việc đưa ra các quy tắc đảm bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Mặc dù được hy vọng là một chuẩn mực của thực hành bảo lãnh và tạo đà phát triển cho giao dịch thương mại, tài chính toàn cầu nhưng thực tế URCG lại
  23. 17 không được đón nhận và áp dụng rộng rãi. Sở dĩ như vậy vì URCG yêu cầu người thụ hưởng khi đòi thanh toán phải xuất trình phán quyết của toà hay quyết định của trọng tài, thậm chí cả văn bản chấp thuận việc đòi tiền của người được bảo lãnh. Điều 8 của URCG quy định: “Một yêu cầu thanh toán sẽ không được đáp ứng trừ khi: Nó được xuất trình cùng với những chứng từ được quy định trong thư bảo lãnh hay trong Quy tắc này.” Điều 9 URCG quy định: “Nếu một bảo lãnh mà không nêu rõ chứng từ phải xuất trình cùng yêu cầu thanh toán hay chỉ đơn thuần yêu cầu một văn bản yêu cầu thanh toán thì người thụ hưởng phải xuất trình: b. Một phán quyết của toà án hay một quyết định của trọng tài xác nhận yêu cầu thanh toán hay một văn bản đồng ý của bên được bảo lãnh về việc yêu cầu thanh toán và số tiền thanh toán” Những quy định trên nhằm ngăn chặn sự gian lận của người thụ hưởng nhưng quá thiên về bảo vệ người được bảo lãnh và làm mất đi tính độc lập của bảo lãnh. Vì người thụ hưởng muốn đòi được tiền bảo lãnh phải thông qua kiện tụng hoặc qua cơ quan trọng tài. Như vậy, URDG đã không thể hiện được sự hoàn thiện của bảo lãnh, không đảm bảo sự công bằng vê quyền và nghĩa vụ giữa người thụ hưởng và người được bảo lãnh. Điều này đòi hỏi một bản quy tắc mới tôn trọng tính độc lập của giao dịch bảo lãnh nhưng vẫn phải duy trì tính tích cực là hạn chế gian lận, đảm bảo sự công bằng giữa các bên tham gia. 1.2.1.2. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu - URDG 458,1992. Bản quy tắc này được đánh giá là một bộ quy tắc tương đối hoàn chỉnh. Quy tắc này có những điểm tích cực của URCG nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của bảo lãnh. Giao dịch bảo lãnh dựa trên chứng từ nên nhận được sự ủng hộ từ các ngân hàng đồng thời nó cũng tạo sự cân bằng giứa lợi ích của người hưởng là nhanh chóng nhận được tiền bồi thường với lợi ích của người được bảo lãnh là hạn chế việc gian lận trong đòi tiền bảo lãnh. Những mặt tích cực của URDG được thể hiện ở các điểm sau:
  24. 18 1. Sự độc lập của bảo lãnh với hợp đồng cơ sở. 2. Sự độc lập trong mối quan hệ với người thụ hưởng của người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh. 3. Giao dịch bảo lãnh dựa trên chứng từ. Chứng từ xuất trình thanh toán có thể chỉ là chứng từ có tính chất thủ tục như yêu cầu đòi tiền, tuyên bố vi phạm nhưng cũng không loại trừ các chứng từ chứng minh sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. 4. Việc thanh toán được thực hiện khi chứng từ được xuất trình phù hợp với yêu cầu của bảo lãnh. 5. Ngân hàng phát hành chỉ có trách nhiệm kiểm tra bề mặt của chứng từ xuất trình Ngoài ra, URDG còn đề cập đến các giao dịch của bảo lãnh đối ứng, sự độc lập của bảo lãnh đối ứng với bảo lãnh chính, quan hệ giữa các bên tham gia bảo lãnh đối ứng cũng như các nguyên tắc: “ gia hạn hoặc thanh toán” , “luật áp dụng” Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng URDG 458 chưa thực sự đảm bảo quyền lợi cho người được bảo lãnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực như xây dựng, bảo hiểm và một số ngành công nghiệp khác thì sự vi phạm của người được bảo lãnh không thể chắc chắn nếu chỉ dựa vào tuyên bố của người thụ hưởng. 1.2.1.3.Quy tắc thống nhất về bảo chứng - URCB, 1993 Mục đích ra đời của bản quy tắc này là nhằm tạo ra một khung pháp lý cho những công cụ bảo đảm trong lĩnh vực xây dựng, bảo hiểm và một số ngành công nghiệp khác. Ra đời vào năm 1993 - sau URDG một thời gian ngắn, URCB có bản chất và đặc trưng hoàn toàn khác với URDG. URCB coi bảo chứng là công cụ đảm bảo có điều kiện, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành phụ thuộc vào nghĩa vụ và trách nhiệm người được bảo lãnh theo hợp đồng cơ sở. Người phát hành chỉ thực hiện thanh toán khi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh được chứng minh cụ thể.
  25. 19 Theo URDG, hợp đồng được dẫn chiếu trong bảo chứng và là một phần không tách rời của bảo chứng. Điều 3(b) quy định: “ Nghĩa vụ của người bảo lãnh với người hưởng theo bảo chứng là phụ trợ cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng theo hợp đồng và sẽ phát sinh khi có vi phạm hợp đồng, tạo nên và là một phần của bảo chứng”.URCB cũng quy định người bảo lãnh có thể thay người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng cơ sở thay vì đền bù thiệt hại do sự vi phạm của người được bảo lãnh gây ra.Bên cạnh đó thì URCB cũng còn nhiều điểm cần xem xét như cấu trúc và ngôn ngữ của bảo chứng khá cổ, khó hiểu với nhiều doanh nghiệp và ngân hàng, nhiều điều khoản không rõ ràng. Với những đặc trưng như trên, cả URDG và URCB đều được áp dụng trên thực tế. URDG chủ yếu được chọn áp dụng trong các giao dịch bảo lãnh thuộc các lĩnh vực như thương mại, tài chính, vận tải, hải quan còn URCB được vận dụng trong các lĩnh vực như bảo hiểm, xây dựng Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối, việc lựa chọn vận dụng bộ quy tắc nào còn tuỳ thuộc vào quan hệ giữa hai đối tác trong hợp đồng cơ sở cũng như ngân hàng phát hành của từng giao dịch cụ thể. 1.2.1.4. Quy tắc thực hành L/C dự phòng - ISP, 1998. Sau một thời gian dài chuẩn bị, Quy tắc thực hành L/C dự phòng của ICC ra đời năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Mục đích của ISP là áp dụng cho các giao dịch cam kết dự phòng. Nội dung cấu trúc của thư tín dụng dự phòng khác với thư tín dụng thương mại do mục đích của nó là dự phòng khi có vi phạm hoặc người mở thư tín dụng không có khả năng thanh toán. Vì vậy, ISP cũng khác với UCP về hình thức và cách tiếp cận do nó phải được chấp nhận không chỉ bởi các ngân hàng, các doanh nghiệp mà còn có các bên liên quan đến cam kết dự phòng như các nhà quản lý tài chính, tín dụng, kiểm toán, các cơ quan chức năng và tư pháp của chính phủ
  26. 20 Tương tự như UCP và URDG, tính độc lập, chứng từ và vô điều kiện là những nguyên tắc xuyên suốt ISP. ISP cung cấp các thuật ngữ chuẩn cho một giao dịch, đơn giản hoá chứng từ và cụ thể hoá việc hình thành một thư tín dụng dự phòng. Những tiêu chuẩn về giao dịch và thực hành L/C thương mại và L/C dự phòng cơ bản giống nhau nên các quy tắc trong ISP về kỹ thuật nghiệp vụ như thông báo, sửa đổi, xác nhận, xuất trình, kiểm tra chứng từ, chiết khấu, chuyển nhượng không có nhiều khác biệt so với UCP. ISP được soạn thảo có tính đến sự phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng, với luật của các quốc gia. Nếu có sự bất đồng giữa chúng thì L/C dự phòng sẽ được điều chỉnh bởi Luật quốc gia được dẫn chiếu trong cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng ISP vẫn còn khiếm khuyết : Nội dung của ISP quá chi tiết thậm chí dài dòng khiến người sử dụng khó nắm bắt suôn sẻ nội dung của từng quy tắc. Bên cạnh đó, văn phong của ISP mang đậm tính pháp luật, khó hiểu. Điều này có thể sẽ tạo ra những cách hiểu khác nhau cho người sử dụng cũng như đối với các cơ quan chức năng khi giải quyết tranh chấp theo L/C dự phòng. 1.2.2. Luật và tập quán giao dịch bảo lãnh tại các quốc gia. Giao dịch bảo lãnh được điều chỉnh bởi thông lệ quốc tế như các quy tắc của ICC và luật, quy chế tại các quốc gia. Tuy nhiên, các quy tắc của ICC không mang tính bắt buộc. Nó chỉ có tác dụng điều chỉnh khi được dẫn chiếu trong hợp đồng và trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp thông lệ dẫn chiếu có mâu thuẫn với luật áp dụng thì luật sẽ có giá trị thực hiện. Bên cạnh đó, giao dịch bảo lãnh thường bị chi phối rất nhiều bởi luật và tập quán giao dịch tại các quốc gia. Vì vậy, việc tìm hiểu luật và thông lệ có liên quan đến giao dịch bảo lãnh tại các quốc gia là rất cần thiết. 1.2.2.1. Luật và tập quán tại Mỹ. Trước đây, đạo luật Ngân hàng quốc gia Mỹ (The National Bank Act 1864 được sửa đổi thành U. S Security Act 1988) quy định các ngân hàng
  27. 21 thương mại Mỹ không được phép phát hành các công cụ đảm bảo nợ cho khách hàng. Để tránh các quy định này, các ngân hàng thương mại Mỹ sử dụng thư tín dụng dự phòng - một loại hình đảm bảo có hình thức diễn đạt gần giống thư tín dụng thương mại nhưng bản chất lại giống với bảo lãnh độc lập - làm phương tiện đảm bảo các nghĩa vụ tài chính cho khách hàng, kể cả các khoản nợ. Trên thực tế, toà án các bang của Mỹ đã tán thành quyền của ngân hàng trong việc phát hành Thư tín dụng dự phòng và xác định rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành trong cam kết đó. Trên thị trường Mỹ lúc đó tồn tại song song thư tín dụng dự phòng do các ngân hàng thương mại phát hành và bảo lãnh được phát hành bởi các tổ chức phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, tài chính, các doanh nghiệp Tuy nhiên, loại hình bảo lãnh này không phải là bảo lãnh độc lập mà là loại bảo lãnh có điều kiện hay bảo chứng. Cho đến nay, theo tập quán các ngân hàng Mỹ vẫn chủ yếu chỉ sử dụng thư tín dụng dự phòng thay cho bảo lãnh độc lập. Do vậy, bản quy tắc mà các hầu hết ngân hàng Mỹ sử dụng là ISP 98. Hoạt động thư tín dụng dự phòng tại Mỹ được điều chỉnh bởi điều 5 trong bộ luật thương mại (The Uniform Commercial Code). Đây là điều luật được dành riêng để quy định về thư tín dụng bao gồm các thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng. Ngoài ra, hoạt động thư tín dụng dự phòng và bảo lãnh tại Mỹ còn được điều chỉnh bởi “Điều khoản diễn giải” (Interpretive Ruling) của cơ quan kiểm soát tiền tệ Mỹ (The Office of Controller of the Currency) ban hành năm 1977 và được sửa đổi năm 1996. Điều khoản này được soạn thảo phù hợp với luật và các quy tắc thực hành được pháp luật thừa nhận nhưng nó có nội dung cụ thể hơn. Chẳng hạn như quy định về quyền ngân hàng phát hành, về các nguyên tắc đặc thù trong thư tín dụng dự phòng và bảo lãnh. Thư tín dụng dự phòng là sản phẩm giao dịch của thị trường Mỹ nhưng nó cũng được sử dụng trong hầu hết các giao dịch của các doanh nghiệp Mỹ với các đối tác khác trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ La tinh, Nhật và Trung Đông. Doanh số của thư tín dụng dự phòng thậm chí còn lớn hơn nhiều lần so với thư
  28. 22 tín dụng thương mại. Điều này cho thấy cùng với sự ảnh hưởng về kinh tế và thương mại, sự ảnh hưởng của tập quán bảo lãnh tại Mỹ là rất lớn đối với thế giới. 1.2.2.2. Luật và tập quán tại Châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Bảo lãnh độc lập có nguồn gốc tại Châu Âu và được áp dụng rộng rãi trong các giao dịch ở mọi lĩnh vực. Do đó, hầu hết luật của các nước Châu Âu đều đề cập đến các giao dịch về bảo lãnh của ngân hàng, của các tổ chức tài chính Luật của Đức cho rằng nguyên tắc cơ bản của bảo lãnh là tính độc lập. Luật của Hà Lan, Pháp, Bỉ đều thể hiện đặc trưng cơ bản của bảo lãnh nhưng không đưa ra đầy đủ các khái niệm do sự đa dạng của thực tiễn bảo lãnh. Tại các nước Châu Âu, do thói quen, tập quán và thuật ngữ, các văn bản pháp luật thường sử dụng nhiều cách gọi đối với bảo lãnh độc lập như: “ First Demand Guarantee”, “Simple Demand Guarantee” hay “Documentary Guarantee”. Đặc biệt tại Pháp và Hà Lan còn sử dụng tên gọi: “Suretyship Guarantee” (bảo chứng) cho bảo lãnh có nội dung là bảo lãnh độc lập. Điều này có thể tạo ra những rắc rối về mặt pháp lý khi xác định loại bảo lãnh theo bản chất hay theo tên gọi của nó. Tại Châu Âu cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, trong hệ thống luật không có điều luật soạn thảo riêng cho giao dịch bảo lãnh mà luật điều chỉnh các giao dịch bảo lãnh thường nằm trong các chương mục của luật dân sự hoặc luật thương mại. Ngoài quy định trong hệ thống pháp luật mỗi nước, giao dịch bảo lãnh tại EU còn phải tuân thủ các điều ước mà các nước thành viên đã phê chuẩn như điều ước Bruxel 1978 về quyền lực pháp lý (The 1978 EEC (Bruxel) Convention of Juisdiction); Điều ước EEC Rome 1980 về Luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng (The EEC Convention on the law applicable to contractual obligation, Rome 1980). Tại các nước khác trên thế giới, tính pháp lý của giao dịch bảo lãnh cũng được quan tâm. Các quốc gia Trung Đông như Bahrain, Kuwait các nước Bắc Phi đều có quy định về bảo lãnh trong luật thương mại hoặc luật dân sự.
  29. 23 Các nước đặc biệt là các nước đang phát triển ngoài các quy định pháp luật về bảo lãnh còn ban hành các quy chế quy định cụ thể về bản chất, đặc trưng, cấu trúc của bảo lãnh cũng như các mẫu biểu, nội dung, điều khoản và điều kiện thanh toán của bảo lãnh ngân hàng. Việc sử dụng các mẫu biểu và điều kiện theo quy định ở một số nước là bắt buộc đối với các ngân hàng nội địa. Nhiều nước Trung Đông như Saudi Arabian còn yêu cầu sử dụng các mẫu biểu và điều kiện bảo lãnh chung với bất kỳ đối tác nước ngoài nào. 1.2.2.3. Luật và quy chế tại Việt Nam. Nghiệp vụ bảo lãnh được đưa vào sử dụng tại Việt Nam vào những năm 80 và phát triển vào những năm 90 - khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường. Bảo lãnh được sử dụng trong mọi lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, xây dựng với nhiều loại hình bảo lãnh. Các luật Việt Nam gồm luật Dân sự, luật Thương mại, luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam đều đưa ra các định nghĩa về bảo lãnh nhưng chỉ giới hạn ở việc nêu ra bản chất và nguyên tắc chung của nó. Bảo lãnh ngân hàng còn được điều chỉnh bởi văn bản dưới luật như “Quy chế bảo lãnh ngân hàng” ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN; Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11; “Quy chế vay và trả nợ nước ngoài” ban hành theo nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào luật, vào quy chế của ngân hàng Nhà nước để ban hành những quy định cụ thể về việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng mình một cách chi tiết. 1.3.CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XNK. 1.3.1.Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên trong hợp đồng. Đây là chức năng quan trọng nhất và cũng chính là mục đích của bảo lãnh. Bảo lãnh cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng cho dù người đó
  30. 24 là người mua hay người bán trong hợp đồng. Mục đích của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chính do những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Khi một bên vi phạm hợp đồng, rất khó khăn cho bên kia để yêu cầu phía vi phạm thực hiện sự công bằng trên nghĩa vụ tài chính, đặc biệt khi bên vi phạm cố tình trốn tránh nghĩa vụ và dẫn đến tranh chấp. Trong những trường hợp này, việc sử dụng bảo lãnh như là một công cụ hiệu quả đảm bảo người được bảo lãnh phải thực thi nghĩa vụ của mình và bù đắp những tổn thất, đảm bảo cho quyền lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh. Bảo lãnh mang chức năng thúc đẩy người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng đóng vai trò là bên thứ 3 đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp được bảo lãnh. Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thanh toán cho ngân hàng tiền bị người hưởng đòi bồi thường, tiền lãi, phí bảo lãnh phải trả cho ngân hàng thuộc về trách nhiệm của người được bảo lãnh. Trong suốt thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng có quyền đòi ngân hàng phát hành thanh toán nếu người được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh. Người được bảo lãnh do vậy luôn chịu một áp lực phải bồi hoàn bảo lãnh. Như vậy, bảo lãnh có chức năng đôn đốc người được bảo lãnh phải nỗ lực thực hiện hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng càng lớn bao nhiêu thì tỷ lệ tiền phạt vi phạm cũng càng lớn bấy nhiêu. Điều này buộc người được bảo lãnh phải tính toán tỉ mỉ, chặt chẽ để đảm bảo thoả mãn các yêu cầu của hợp đồng. Áp lực buộc phải hoàn thành hợp đồng không chỉ xuất phát từ nghĩa vụ tài chính của người được bảo lãnh mà đôi khi ngay từ ngân hàng phát hành, đặc biệt là trong các trường hợp bảo lãnh bằng tín chấp. Ngân hàng không muốn thực hiện nghĩa vụ trả thay khi không có tài sản đảm bảo. Vì vậy, họ tạo áp lực thậm chí tìm hỗ trợ tư vấn để người được bảo lãnh hoàn thành hợp đồng.
  31. 25 Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng như một công cụ tài trợ, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong cam kết bảo lãnh, ngân hàng phát hành cam kết sẽ thanh toán ngày cho người thụ hưởng nếu nhận được thư đòi tiền và tuyên bố người được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Chính cam kết này của ngân hàng bảo lãnh tạo ra sự tin tưởng của người hưởng khi thực hiện giao dịch với người được bảo lãnh. Nếu không có cam kết bảo lãnh của ngân hàng, việc rút vốn theo hợp đồng vay có thể sẽ không được thực hiện hoặc sẽ theo số lượng, thời gian và lãi suất khác; người mua sẽ ngần ngại khi ứng trước tiền hàng cho người bán; hải quan sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu đóng thuế hoặc ký quỹ tiền thuế đối với lô hàng tạm nhập tái xuất; chủ công trình hoặc người mua máy moác thiết bị sẽ giữ lại một phần tiền chưa thanh toán nếu không có bảo lãnh bảo hành Rõ ràng sự có mặt của bảo lãnh như một sự tài trợ gián tiếp, tạo ra sự tin tưởng giữa các đối tác trong hợp đồng, bôi trơn cỗ máy vận hành kinh tế, tạo động lực giải phóng mọi ách tắc trong các giao dịch kinh tế cả trong nước cũng như quốc tế. Bảo lãnh mang chức năng bồi hoàn. Trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, người thụ hưởng bảo lãnh sẽ nhận được khoản tiền bồi thường bù đắp những tổn thất phát sinh. Như vậy, bảo lãnh là công cụ bồi hoàn thuận tiện cho người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng, người thụ hưởng vẫn mong muốn người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng thực hiện hợp đồng chứ không mong đợi khoản bồi hoàn tài chính khi người được bảo lãnh vi phạm vì ngay cả khi đòi được tiền bồi hoàn thì việc khắc phục những tổn thất do sự vi phạm gây ra là không đơn giản. Do vậy, cho dù có chức năng bồi hoàn thì chức năng chính của bảo lãnh vẫn là thúc đẩy việc thực hiện hợp đồng hơn là chức năng bồi hoàn cho người thụ hưởng.
  32. 26 1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh XNK 1.3.2.1. Xét trên góc độ doanh nghiệp XNK. Trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển như hiện nay, có thể nói hoạt động XNK của các doanh nghiệp không thể thiếu bảo lãnh ngân hàng. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt sau: Bảo lãnh ngân hàng góp phần thực hiện an toàn, thông suốt các hợp đồng XNK: Với chức năng đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên cơ sở cam kết của bên thứ 3 là ngân hàng thương mại, bảo lãnh ngân hàng tạo ra sự tin tưởng và yên tâm cho người thụ hưởng. Cụ thể, với doanh nghiệp xuất khẩu có bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh bảo hành Với doanh nghiệp nhập khẩu có bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh nhận hàng Nếu không có điều kiện bảo lãnh ngân hàng, chắc chắn các đối tác không truyền thống thuộc các quốc gia khác nhau sẽ rất khó khăn để đi đến việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu giá trị lớn: nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ không tin tưởng giao hàng nếu không có bảo lãnh thanh toán, không giải ngân nếu không có bảo lãnh vay vốn, doanh nghiệp nhập khẩu trong nước sẽ không nhanh chóng nhận được hàng, tốn phí lưu kho, lưu bãi, chậm thời cơ tiêu thụ hàng nếu không có bảo lãnh nhận hàng. Bảo lãnh ngân hàng góp phần tạo nên sự ổn định, tập trung vốn cho các doanh nghiệp XNK: Rõ ràng nhờ có bảo lãnh ngân hàng như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh ứng trước các doanh nghiệp xuất nhập khẩu huy động được nguồn vốn nước ngoài; có bảo lãnh thanh toán nên doanh nghiệp nhập khẩu không phải trả trước tiền hàng, có bảo lãnh thuế quan nên không phải tạm nộp hay ký quỹ tiền thuế XNK từ đó tăng vòng quay vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Chưa kể đến bảo lãnh ngân hàng cho hoạt động phát hành chứng từ có giá còn giúp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu huy động được một khối lượng vốn lớn ngay từ thị trường trong nước.
  33. 27 Bảo lãnh ngân hàng nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp XNK trên thị trường quốc tế: Bảo lãnh ngân hàng tạo ra sự tin tưởng cho người thụ hưởng vào khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp được bảo lãnh. Sở dĩ như vậy vì nếu nếu quan hệ giao dịch mới được thiết lập, khối lượng giao dịch lớn, đối tác nước ngoài thường không tin cậy các doanh nghiệp XNK trong nước do khó xác định khả năng tài chính cũng như tư cách pháp nhân. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo của ngân hàng thương mại- một tổ chức có khả năng tài chính lớn, có quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới - sẽ làm tăng sự tin cậy của đối tác nước ngoài đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng góp phần hạn chế sự lừa đảo, gian lận của đối tác nước ngoài đối với các doanh nghiệp XNK trong nước: Trường hợp doanh nghiệp XNK trong nước là người thụ hưởng bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh của một ngân hàng thương mại nước ngoài sẽ hạn chế khả năng bị đối tác nước ngoài lừa đảo. Thứ nhất là có khả năng đòi bồi hoàn nếu đối tác nước ngoài vi phạm nghĩa vụ; thứ hai là việc xác định tư cách, năng lực ngân hàng phát hành dễ dang hơn nhiều so với việc xác định năng lực, tư cách một doanh nghiệp do việc quan hệ giữa các ngân hàng tương đối chặt chẽ, quan hệ đại lý rộng, mọi thông tin về năng lực tài chính, năng lực pháp lý thậm chí cả chữ ký uỷ quyền của các tổ chức ngân hàng đều có thể được xác thực dễ dàng. Như vậy, xét trên góc độ doanh nghiệp, bảo lãnh ngân hàng có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động XNK cho dù doanh nghiệp là người được bảo lãnh hay người thụ hưởng bảo lãnh. 1.3.2.2. Xét trên góc độ ngân hàng thương mại. Trong các giao dịch XNK, ngân hàng thường đóng vai trò là người trung gian. Ngân hàng hỗ trợ tín dụng, cung cấp các dịch vụ cần thiết để các giao dịch XNK được thực hiện trong đó không thể thiếu dịch vụ bảo lãnh. Bảo lãnh mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng nhưng không đòi hỏi nhiều về vốn: Bảo lãnh cho hoạt động XNK thực chất là một hình thức tín
  34. 28 dụng XNK, nó mang lại một nguồn thu đáng kể từ phí dịch vụ nhưng không đòi hỏi ngân hàng phải xuất vốn như trong các hình thức tín dụng khác. Chỉ trong trường hợp người thụ hưởng nước ngoài đòi tiền thì dư nợ bảo lãnh mới trở thành dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra. Bảo lãnh tạo điều kiện để ngân hàng phát triển các dịch vụ khác, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ hoạt động XNK: Bên cạnh hoạt động bảo lãnh, ngân hàng còn hỗ trợ tín dụng, cung cấp các phương tiện thanh toán như thư tín dụng, chuyển tiền. cho hoạt động XNK của doanh nghiệp. Dịch vụ bảo lãnh được thực hiện tốt giống như một mắt xích để thực hiện tốt các phần còn lại trong toàn bộ quá trình phục vụ cho giao dịch XNK đồng thời nâng cao hiệu quả các hoạt động có liên quan, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tăng cường thu hút và duy trì khách hàng: Việc cung ứng dịch vụ bảo lãnh cùng các dịch vụ liên quan đáp ứng nhu cầu trọn gói của khách hàng trong hoạt động XNK từ đó thắt chặt mối quan hệ khách hàng truyền thống và thu hút các khách hàng mới. Mở rộng hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế: Hoạt động bảo lãnh XNK đòi hỏi các ngân hàng trong nước thường xuyên có quan hệ với các ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành, ngân hàng xuất trình chứng từ nước ngoài. Quan hệ thường xuyên này được thực hiện tốt sẽ góp phần tăng cường các quan hệ khác trong thanh toán quốc tế, các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn Thương hiệu ngân hàng trong nước được biết đến nhiều hơn, uy tín được nâng cao hơn. Như vậy, xét trên góc độ ngân hàng thương mại, bảo lãnh là một dịch vụ không thể thiếu để cung cấp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó làm gia tăng thu nhập của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung và các dịch vụ phục vụ XNK nói riêng đồng thời nâng cao uy tín của ngân hàng thương mại trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. 1.3.3. Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK. 1.3.3.1.Quan niệm và tiêu chí đánh giá sự phát triển bảo lãnh ngân hàng.
  35. 29 Giống như sự phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng khác, phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK được thể hiện bằng sự tăng trưởng doanh số, số dư bảo lãnh XNK cùng với việc nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong bảo lãnh và các tác động tích cực của nó đối với kinh tế - xã hội nói chung, với hoạt động XNK của doanh nghiệp nói riêng. Với quan niệm này, các tiêu chí đánh giá sự phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK bao gồm cả các tiêu chí định tính và định lượng. Số món, doanh số bảo lãnh phát hành: Số món và doanh số bảo lãnh phát hành được xác định cho từng kỳ báo cáo: tháng, quý, năm và theo từng loại hình bảo lãnh như bảo lãnh trực tiếp trong nước, bảo lãnh trực tiếp nước ngoài, bảo lãnh gián tiếp trên cơ sở bảo lãnh đối ứng. Tiêu chí này phản ánh tốc độ phát triển bảo lãnh XNK của ngân hàng qua việc so sánh mức độ tăng giảm doanh số, số món qua từng thời kỳ, phản ánh sự thay đổi cơ cấu bảo lãnh theo mối quan hệ trong bảo lãnh, theo tỷ trọng của từng loại bảo lãnh trong tổng doanh số qua từng giai đoạn. Số món, doanh số bảo lãnh thông báo: Số món và doanh số bảo lãnh thông báo được xác định cho từng kỳ báo cáo: tháng, quý, năm Tiêu chí này phản ánh uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước, phản ánh quan hệ đại lý của ngân hàng đối với các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động bảo lãnh XNK qua việc so sánh mức độ tăng, giảm qua từng thời kỳ. Phí bảo lãnh: Phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động bảo lãnh XNK của ngân hàng thông qua thu nhập mà hoạt động này mang lại. Mức độ rủi ro trong bảo lãnh XNK: Tiêu chí này vừa được thể hiện trên cả mặt định tính và định lượng. Về định lượng, mức độ rủi ro được đánh giá thông qua dư nợ bảo lãnh XNK ngân hàng phải trả thay qua các thời kỳ. Về định tính, nó được đánh giá qua khả năng rủi ro tiềm ẩn như trình độ cán bộ tác nghiệp, sự hoàn thiện về công nghệ áp dụng, các trường hợp tranh chấp phát sinh
  36. 30 Sự ảnh hưởng của bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK: Sự ảnh hưởng của bảo lãnh được đánh giá qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ bảo lãnh, các hợp đồng hàng hoá XNK là đối tượng bảo lãnh với cơ cấu hàng hoá, cơ cấu thị trường thay đổi theo từng thời kỳ cũng như các tác động của nó đến thị trường hàng hoá trong nước, các ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế-xã hội. 1.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK. Trình độ quản lý của ngân hàng thương mại: Trình độ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố chủ quan khác trong hoạt động bảo lãnh XNK. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng có chiến lược khách hàng đúng đắn, có chiến lược phát triển phù hợp; hình thành bộ máy tổ chức có cơ chế vận hành nhịp nhàng; giúp cho việc phân công chức năng nhiệm vụ giữa các phòng một cách hợp lý, đảm bảo sự phối hợp ăn khớp và hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ; giúp tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ nhân sự có năng lực, trình độ phù hợp. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp cho việc hình thành một hệ thống các văn bản chế độ phù hợp với quy định của pháp luật, với thực tiễn hoạt động của ngân hàng, thuận tiện và dễ dàng cho các cán bộ tác nghiệp cho việc vận dụng Tất cả những vấn đề này sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động bảo lãnh nói riêng. Ngược lại, trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến sự tác động tiêu cực đến toàn bộ các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh. Trình độ, năng lực và ý thức của cán bộ nghiệp vụ: Hoạt động bảo lãnh không chỉ bị điều chỉnh bởi các tập quán, các quy tắc áp dụng trong thanh toán quốc tế mà chịu sự điều chỉnh rất lớn từ hệ thống luật pháp các quốc gia của các doanh nghiệp XNK. Nó đòi hỏi cán bộ tác nghiệp ngoài việc nắm vững nghiệp vụ bảo lãnh còn phải nắm vững toàn bộ các phương thức thanh toán quốc tế, có trình độ ngoại ngữ vững vàng, có sự am hiểu về tập quán, thông lệ và luật pháp về bảo lãnh tại các nước trên thế giới. Trình độ kém, thiếu các kiến thức cần
  37. 31 thiết của cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh là nguy cơ phát sinh các tranh chấp, các rủi ro và là cơ hội cho các đối tác gian lận trong hoạt động bảo lãnh XNK. Ngoài ra, ý thức của cán bộ trong công việc như sự nhiệt tình, chu đáo trong quan hệ với khách hàng, tác nghiệp chính xác, không sai sót sẽ góp phần thu hút khách hàng. Khoa học và công nghệ áp dụng: Hoạt động bảo lãnh XNK bao gồm nhiều giao dịch ra nước ngoài như phát hành bảo lãnh, sửa đổi, thông báo hay đòi tiền bồi thường Các mẫu điện liên quan đến các giao dịch này thường được chuyển qua mạng SWIFT- mạng thanh toán toàn cầu của hiệp hội các ngân hàng - phải đáp ứng theo tiêu chuẩn về khuôn dạng điện của hệ thống. Công nghệ hiện đại sẽ quyết định việc tạo lập và xử lý chính xác các giao dịch theo đúng tiêu chuẩn của SWIFT, tạo sự kết nối nhanh và chính xác giữa các chương trình nội bộ với hệ thống này. Công nghệ càng hiện đại thì việc xử lý nghiệp vụ liên quan đến các khâu trong nghiệp vụ bảo lãnh như tín dụng, thanh toán quốc tế và kế toán càng nhanh chóng, chính xác, sự kết nối giữa các khâu càng hiệu quả và kết quả cuối cùng là hiệu quả hoạt động bảo lãnh được nâng cao. Uy tín của ngân hàng trên thị trường ngân hàng quốc tế: Bản chất của bảo lãnh là cam kết trả thay của ngân hàng đối với người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Do vậy, ngân hàng bảo lãnh thường phải là các ngân hàng có uy tín, có năng lực tài chính để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả thay. Nhất là trong bảo lãnh XNK, người thụ hưởng cũng như các ngân hàng nước ngoài thường yêu cầu ngân hàng phát hành phải là các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam, từng thực hiện vai trò đảm bảo trong nhiều giao dịch thanh toán quốc tế như NHCTVN, Ngân hàng Ngoại thương Như vậy, uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế có ảnh hưởng lớn đến quy mô và hiệu quả hoạt động bảo lãnh XNK. Hệ thống văn bản nghiệp vụ, pháp luật có liên quan: Cũng giống như mọi hoạt động ngân hàng khác, hoạt động bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh bởi một hệ thống các văn bản pháp lý như các quy định của luật pháp, các quy định dưới
  38. 32 luật của chính phủ, của NHNNVN. Các quy định này nếu phù hợp, thống nhất với nhau, với thực tiễn sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, nếu các quy định này không rõ ràng, không hợp lý, không nhất quán mà mâu thuẫn với nhau sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động bảo lãnh, làm phát sinh các tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh mà không có cơ sở giải quyết thoả đáng. Ý thức kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp XNK:Các giao dịch bảo lãnh đều phát sinh từ hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp XNK. Nếu các doanh nghiệp có trình độ, có chuyên môn về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế sẽ đàm phán và ký kết các hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, ý thức của doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tác tốt, đáng tin cậy cùng sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng có ý nghĩa quyết định. Nếu ý thức kinh doanh của doanh nghiệp kém, không phân biệt được đối tác gian lận, lừa đảo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thì cho dù ngân hàng có cố gắng đến mức nào khi phát hành bảo lãnh thì cũng rất khó để hạn chế các nguy cơ bị gian lận, lừa đảo. Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng: Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng giữa các ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như chất lượng khách hàng, ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì khả năng lôi kéo cũng như giữ chân các khách hàng có chất lượng, có nhu cầu lớn về dịch vụ ngân hàng càng khó khăn hơn. Do vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp trong đó có hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ là sức ép, là động lực để các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sự tác động tích cực từ các nhân tố khác. Ngoài các nhân tố như đã kể trên, hoạt động bảo lãnh XNK còn chịu sự ảnh hưởng từ nhiều các nhân tố khác. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động
  39. 33 bảo lãnh XNK như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách tiền tệ, chính sách ưu đãi hay hạn chế XNK của nhà nước Các vấn đề đã trình bày cho thấy sự cần thiết phải phát triển hoạt động bảo lãnh nói chung, hoạt động bảo lãnh XNK nói riêng. Các căn cứ lý luận về bản chất bảo lãnh, các nguyên tắc đặc thù, các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh là cơ sở để thực hiện việc phân tích thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho bảo lãnh của NHCTVN đối với hoạt động XNK trong các chương tiếp theo.
  40. 34 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK TẠI NHCTVN 2.1.TỔNG QUAN VỀ NHCTVN. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Là một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 1/08/1988 và thành lập lại vào ngày 14/11/1990 theo quyết định số 402CT của Hội đồng Bộ trưởng. Qua 20 năm hoạt động, mạng lưới kinh doanh hiện tại của Ngân hàng Công thương Việt Nam trải rộng khắp trên cả nước với 02 Sở giao dịch, 138 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Trực thuộc ngân hàng Công thương còn có 03 công ty hạch toán độc lập là Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo. Ngân hàng Công thương còn là sáng lập viên và là cổ đông chính của các tổ chức tài chính tín dụng như ngân hàng Indovina - ngân hàng liên doanh nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam; Ngân hàng Sài gòn Công thương; Công ty Cho thuê tài chính quốc tế; Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á. Là thành viên chính thức của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội Tài chính viễn thông liên ngân hàng (SWIFT), ngân hàng Công thương Việt Nam có quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng thuộc 80 quốc gia. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCTVN. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng, NHCTVN vẫn giữ được đà phát triển ổn định và bền vững. Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản của NHCTVN đạt 172.000 tỷ, tăng 24,4% so với năm 2006, chiếm 10% tổng
  41. 35 tài sản toàn ngành ngân hàng. Nguồn vốn huy động và đầu tư cho vay tăng liên tiếp trong nhiều năm với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước: Nguồn huy động đến 31/12/2006 đạt 123.966 tỷ, tăng 17.940 tương đương 16,9% so với năm 2005; đến 31/12/2007 nguồn huy động đạt 148.240 tỷ, tăng 23.075 tương đương 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu nguồn vốn hợp lý giữa nguồn huy động bằng tiền VND và ngoại tệ, tập trung vào nguồn từ tổ chức và doanh nghiệp (chiếm 62,8% tính đến 31/12/2007), tăng tỷ lệ nguồn huy động dài hạn. Tổng cho vay và đầu tư đến 31/12/2006 đạt 125.170 tỷ, tăng 21.781 tỷ tương đương 21% so với cùng kỳ năm trước; số dư tổng cho vay và đầu tư đến 31/12/2007 đạt 153.434 tỷ, tăng 28.348 tỷ tương đương 22,6% so với năm 2006. Chất lượng cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, hiệu quả hơn. trong năm 2007, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tỷ lệ cho vay có đảm bảo đạt 73%, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trong mức giới hạn là 40% Không chỉ tập trung vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống, NHCTVN cũng tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế với doanh số thanh toán trong nước năm 2007 đạt 3,5 triệu tỷ đồng qua nhiều hệ thống nội bộ, song phương, liên ngân hàng; doanh số thanh toán kiều hối đạt 750 triệu USD, chiếm 10% thị phần. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử tiếp tục phát triển với tổng số thẻ ATM được phát hành là 1,2 triệu thẻ, 5 ngàn thẻ tín dụng quốc tế Chất lượng và quy mô dịch vụ được nâng cao góp phần tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các công tác khác như hiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực và đổi mới cơ cấu tổ chức cũng được NHCTVN quan tâm thích đáng: chương trình hiện đại hoá ngân hàng bằng nguồn vốn vay của World Bank triển khai hoàn tất giai đoạn 1 năm 2006, nhiều nhân sự có chất lượng cao được tuyển dụng đi đôi với việc cử nhân viên đi đào tạo trong nước và nước ngoài, các
  42. 36 phòng ban được sắp xếp phù hợp với chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận, thuận tiện cho việc phối hợp. 2.1.3. Các dịch vụ đối với hoạt động XNK của NHCTVN. Các dịch vụ đối với hoạt động XNK được hình thành và đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng ngay từ khi NHCTVN vừa được hình thành. Cùng với sự phát triển của ngân hàng, với chiến lược tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng và mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, các dịch vụ phục vụ hoạt động XNK của NHCTVN ngày càng được đa dạng hoá và phát triển về số lượng cũng như chất lượng như các dịch vụ thanh toán XNK gồm dịch vụ thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh; hoạt động mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đại lý Doanh số thanh toán XNK của NHCTVN tăng đều qua các năm. Doanh số thanh toán của L/C nhập khẩu trong 3 năm gần đây có tốc độ tăng trung bình trên 20%/năm - đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh số thanh toán XNK. Doanh số thanh toán xuất khẩu cũng tăng trung bình 20%/năm. So với tốc độ tăng trưởng doanh số XNK toàn quốc, tốc độ tăng trưởng trung bình của NHCTVN đều cao hơn nếu xét tổng thể hay xét riêng từng mặt nhập khẩu hay xuất khẩu. Hoạt động thanh toán XNK của NHCTVN năm 2007 đạt hơn 7,1 tỷ USD, chiếm 7,15% tổng kim ngạch XNK toàn quốc. Tương quan giữa thanh toán xuất khẩu so với thanh toán nhập khẩu của NHCTVN đã được cải thiện đáng kể. Năm 1998, doanh số thanh toán xuất khẩu chỉ bằng 30% doanh số thanh toán nhập khẩu, năm 2001 tăng lên 50% và năm 2005 doanh số thanh toán xuất khẩu đạt trên 70% doanh số thanh toán XNK. Điều này thể hiện NHCTVN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phía nam. Cùng với tăng trưởng doanh số thanh toán, các sản phẩm của thanh toán XNK cũng ngày càng đa dạng từ chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng, bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và một số sản phẩm khác. Uy tín của NHCT trong lĩnh vực
  43. 37 thanh toán XNK cũng như trên trường quốc tế cũng ngày càng tăng thông qua việc các ngân hàng nước ngoài chấp nhận những thư tín dụng nhập khẩu có trị giá hàng trăm triệu USD, lựa chọn NHCT là ngân hàng xác nhận cho những L/C do các ngân hàng thương mại khác trong nước phát hành, là ngân hàng phát hành tái bảo lãnh cho người thụ hưởng tại Việt Nam. Liên tục từ năm 2000 đến nay, năm nào NHCT cũng được các ngân hàng lớn như Citibank, Bank of New York, Wachovia, HSBC tặng giải thưởng ngân hàng có tỷ lệ điện thanh toán qua SWIFT đi thẳng cao. Bảng 2.1 DOANH SỐ THANH TOÁN XNK CỦA NHCTVN TỪ 2005- 2007 Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. sản phẩm nhập khẩu 1. Phát hành L/C 2,147,572,324 2,461,165,917 3,162,599,273 2. Thanh toán L/C 2,148,661,265 2,173,448,122 2,857,125,821 3. Giá trị nhờ thu đến 174,965,563 196,962,205 222,378,762 4. Thanh toán nhờ thu đến 173,706,520 191,116,776 220,968,715 5. Thanh toán chuyển tiền 850,839,684 1,077,513,562 1,282,623,520 II. SẢN PHẨM XUẤT KHẨU 1. Thông báo L/C xuất khẩu 410,635,965 450,647,446 629,142,329 2. Chứng từ XK gửi nhờ thu 602,698,632 649,835,997 828,184,666 3. Thanh toán chứng từ XK 596,362,658 616,723,049 741,722,000 4. Chiết khấu chứng từ 205,765,986 239,498,978 272,950,845 III. SẢN PHẨM BẢO LÃNH 1. Th«ng b¸o b¶o l·nh 69,764,206 55,450,076 93,839,105 2. Ph¸t hµnh b¶o l·nh (*) 303,037,829 375,097,611 593,197,855 (Nguån: B¸o c¸o th•êng niªn NHCTVN)
  44. 38 (*): Sè liÖu ph¸t hµnh b¶o l·nh bao gåm toµn bé doanh sè ph¸t hµnh b¶o l·nh ®•îc qu¶n lý trong ch•¬ng tr×nh TF (Gåm c¶ b¶o l·nh XNK vµ b¶o l·nh kh¸c) Hç trî cho ho¹t ®éng thanh to¸n XNK cßn cã ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ, nghiÖp vô ng©n hµng ®¹i lý. Cïng víi ®µ t¨ng tr•ëng cña ho¹t ®éng XNK hµng ho¸ dÞch vô cña ViÖt Nam nãi chung vµ ho¹t ®éng tµi trî th•¬ng m¹i vµ thanh to¸n XNK cña NHCTVN nãi riªng, ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ cã tèc ®é t¨ng tr•ëng trung b×nh tõ 10-20%/n¨m. Ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ ®¸p øng 100% nhu cÇu mua ngo¹i tÖ thanh to¸n nhËp khÈu hµng ho¸ vµ tr¶ nî vay ngo¹i tÖ cña kh¸ch hµng ra n•íc ngoµi ®ång thêi thu hót mét l•îng lín ngo¹i tÖ tõ c¸c nhµ xuÊt khÈu. NghiÖp vô ng©n hµng ®¹i lý ®ãng vai trß quan träng trong ho¹t ®éng ng©n hµng quèc tÕ, do ®ã nã cã ý nghÜa ®Æc biÖt ®èi víi c¸c dÞch vô thanh to¸n XNK. Qua nghiÖp vô nµy, NHCT cã thÓ tËn dông ®•îc c¸c tiÖn Ých, c¸c thÕ m¹nh vµ m¹ng l•íi chi nh¸nh cña c¸c ng©n hµng ®¹i lý toµn cÇu ®Ó thùc hiÖn c¸c giao dÞch thanh to¸n XNK cña m×nh mét c¸ch nhanh chãng, thuËn tiÖn, gi¶m thiÓu rñi ro, tranh thñ ®•îc c¸c lo¹i h¹n møc nh• h¹n møc x¸c nhËn L/C nhËp khÈu, h¹n møc ph¸t hµnh b¶o l·nh ®èi øng. TÝnh ®Õn cuèi n¨m 2006, NHCTVN ®· cã quan hÖ ®¹i lý vµ trao ®æi kho¸ SWIFT víi 800 ng©n hµng trªn 80 quèc gia vµ vïng l·nh thæ, cã thÓ göi ®iÖn ®i th¼ng ®Õn 18.300 ®Þa chØ SWIFT, ®¸p øng tèt nhu cÇu thanh to¸n XNK. HiÖn t¹i, NHCTVN ®· ký 8 hîp ®ång tÝn dông khung víi c¸c ng©n hµng n•íc ngoµi t¹i §øc, Thuþ Sü, Hµn Quèc cung cÊp nguån vèn tµi trî trung vµ dµi h¹n ®Ó tµi trî cho nhËp khÈu hµng ho¸, m¸y mãc thiÕt bÞ tõ 30 n•íc OECD. Ngoµi ra, viÖc trao ®æi th«ng tin vÒ thÞ tr•êng vµ kh¸ch hµng víi c¸c ng©n hµng ®¹i lý cßn gióp NHCT thu thËp ®•îc nhiÒu th«ng tin vÒ c¸c kh¸ch hµng vµ ®èi t¸c n•íc ngoµi, phôc vô cho kh¸ch hµng XNK trong n•íc trong viÖc phßng tr¸nh rñi ro, chèng lõa ®¶o, b¶o vÖ lîi Ých cho kh¸ch hµng vµ cho ng©n hµng.
  45. 39 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHCTVN TRONG LĨNH VỰC XNK. 2.2.1.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của NHCTVN. Từ khi triển khai dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng vào năm 2003, toàn bộ các giao dịch thanh toán XNK bao gồm cả hoạt động bảo lãnh trong và ngoài nước được quản lý trong chương trình TF có kết nối với chương trình quản lý tín dụng và chương trình kế toán, thuận tiện cho việc cấp và quản lý hạn mức tín dụng cũng như hạch toán kế toán cho các giao dịch XNK và giao dịch bảo lãnh. Chức năng và nhiệm vụ các phòng cũng được sắp xếp lại phù hợp với quy trình và công nghệ mới. Theo đó, bộ phận tín dụng tại các chi nhánh sẽ ký hợp đồng các giao dịch bảo lãnh ký quỹ dưới 100%, cấp hạn mức và chuyển cho bộ phận Thanh toán XNK và tài trợ thương mại phát hành. Các bảo lãnh trong nước ký quỹ đủ 100% sẽ do bộ phận Thanh toán XNK và tài trợ thương mại trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng và phát hành. Riêng đối với các bảo lãnh nước ngoài, chi nhánh sẽ phải chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng cho bộ phận tín dụng tại TSC để duyệt cấp hạn mức. Sau khi được TSC duyệt cấp hạn mức, bộ phận thanh toán XNK các chi nhánh cấp I sẽ phát hành bảo lãnh nước ngoài, bảo lãnh của các chi nhánh cấp 2 sẽ do phòng Thanh toán XNK TSC phát hành. Khi phát hành, các bảo lãnh trong nước không qua ngân hàng thông báo được các chi nhánh gửi thẳng cho người thụ hưởng qua đường thư. Các thư bảo lãnh nước ngoài hoặc bảo lãnh trong nước qua ngân hàng thông báo được phát hành tại chi nhánh phải chuyển tiếp qua phòng Thanh toán XNK TSC NHCTVN, được kiểm soát qua các khâu trước khi sang hệ thống SWIFT dưới dạng điện có khoá mã. Chỉ có phòng Thanh toán XNK, TSC NHCTVN mới được phép phát hành các thư bảo lãnh gián tiếp trên cơ sở các thư bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra phòng Thanh toán XNK TSC NHCTVN còn có chức năng tiếp nhận toàn bộ các thư bảo lãnh đến qua đường SWIFT và chuyển tiếp điện cho các chi nhánh. Các thư bảo lãnh đến được gửi
  46. 40 trực tiếp cho các chi nhánh cần tuân thủ các quy định về việc xác thực chữ ký ngân hàng phát hành. Các bước thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCTVN hiện tại được quy định cụ thể trong Quy trình xử lý bảo lãnh của NHCTCN ban hành kèm theo quyết định số 200/QĐ-NHCT22 ngày 17/11/2006 của Tổng giám đốc NHCTVN. 2.2.2. Hoạt động bảo lãnh của NHCTVN trong lĩnh vực XNK từ năm 2005- 2007. 2.2.2.1. Thực trạng phát hành thư bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh là nghiệp vụ truyền thống của NHCTVN. Với tính chất dự phòng của mình, bảo lãnh được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh cũng rất lớn, đặc biệt là các giao dịch trong nước thuộc các lĩnh vực như xây dựng, cung cấp máy móc thiết bị toàn bộ giá trị lớn. Với đặc thù này thì số lượng cũng như doanh số bảo lãnh trong nước chiếm phần lớn trong hoạt động bảo lãnh của NHCTVN. Trong hoạt động XNK cũng như trong các lĩnh vực khác, bảo lãnh chỉ là phương tiện đảm bảo dự phòng mà không phải là phương tiện thanh toán. Nó được sử dụng phổ biến trong những trường hợp như XNK dịch vụ xây dựng hoặc trong các trường hợp đặc biệt như người mua người bán không tin tưởng lẫn nhau, giá trị giao dịch lớn Vì vậy, so với doanh số và số món thanh toán XNK thì doanh số và số món phát hành bảo lãnh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Bảng 2.2 BẢO LÃNH DO NGÂN HÀNG CTVN PHÁT HÀNH TỪ NĂM 2005-2007 Đơn vị: USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ Số Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền tiêu món (USD) (USD) (USD) BL TT trong 18,532 224,586,746 15,868 251,789,685 21,159 498,866,845
  47. 41 nước BL TT nước 31 69,985,462 43 110,741,372 66 80,298,095 ngoài BL theo 16 8,465,621 24 12,566,554 32 14,032,915 BL đối ứng (Nguồn: Báo cáo thường niên NHCTVN) Qua bảng 2.2, có thể thấy số món cũng như doanh số bảo lãnh của NHCTVN liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2007. Năm 2007, doanh số phát hành bảo lãnh tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Riêng doanh số bảo lãnh nước ngoài năm 2006 tăng gấp ba so với năm 2005, năm 2007 tăng gấp đôi về số món so với năm 2005, gấp rưỡi so với năm 2006. Bảo lãnh cho hoạt động XNK không chỉ là những bảo lãnh có người thụ hưởng là người nước ngoài, nó còn bao gồm cả những bảo lãnh trong nước liên quan đến hoạt động XNK như bảo lãnh hải quan, bảo lãnh thuế, bảo lãnh nhận hàng mà người thụ hưởng là các cơ quan chức năng như hải quan, thuế quan, hãng vận tải Để có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về bảo lãnh do NHCTVN phát hành cho hoạt động XNK, chúng ta sẽ xem xét riêng rẽ bảo lãnh phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng trong nước, bảo lãnh phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng nước ngoài và bảo lãnh gián tiếp phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng nước ngoài.
  48. 42 Bảo lãnh phát hành trực tiếp cho ngƣời thụ hƣởng nƣớc ngoài. Bảng 2.3 TỶ TRỌNG PHÁT HÀNH THƯ BẢO LÃNH NƯỚC NGOÀI THEO THỊ TRƯỜNG TẠI NHCTVN TỪ 2005-2007 Thị 2005 2006 2007 trường Doanh số Tỷ Doanh số Tỷ Doanh số Tỷ (USD) trọng (USD) trọng (USD) trọng (%) (%) (%) Singapore 22,395,360 32 39,866,880 36 33,725,225 42 EU 17,496,360 25 31,007,596 28 16,059,596 20 Nhật 19,595,932 28 26,577,902 24 14,453,647 18 Khác 10,497,810 15 13,288,994 12 16,059,627 20 Qua bảng 2.3 có thể thấy bảo lãnh do NHCT phát hành tập trung ở các thị trường chủ yếu như Singapore, EU và Nhật. Tỷ lệ này nói chung được giữ ổn định qua 3 năm liền và không có biến động nhiều về khách hàng yêu cầu trong nước cũng như về loại hình bảo lãnh vì khách hàng yêu cầu bảo lãnh chủ yếu là các khách hàng lớn, có quan hệ giao dịch lâu dài với NHCTVN. Việc tăng doanh số bảo lãnh chủ yếu là do các khách hàng tăng giao dịch cũng như việc tăng giá trị các hợp đồng xuất khẩu. Bảo lãnh đi Singapore chủ yếu là thư tín dụng dự phòng phát hành theo yêu cầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho người thụ hưởng là các Tập đoàn xăng dầu lớn của Mỹ tại Singapore như Mobil, Shell nhằm đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Mỗi hợp đồng nhập xăng dầu thường có giá trị rất lớn. Do vậy, trị giá thư tín dụng dự phòng cũng rất lớn. Thông thường mỗi thư tín dụng dự phòng có trị giá xấp xỉ 10 triệu USD. Tỷ lệ này tăng dần qua 3 năm liên tiếp một phần do Petrolimex tăng giá trị
  49. 43 nhập khẩu, một phần do lượng giao dịch được Petrolimex chuyển từ Sở giao dịch Vietcombank sang NHCTVN. Bảo lãnh phát hành đi thị trường EU chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, một phần nhỏ là bảo lãnh ứng trước. Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh đi EU tập trung vào các công ty trong lĩnh vực dệt may và chế biến nông sản như Công ty may 10, Công ty may Thăng Long, Vinacafe Đối tượng của các thư bảo lãnh này là đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu giày, hàng may mặc, cà phê, hạt điều Năm 2007, tỷ lệ bảo lãnh phát hành đi thị trường này giảm do giảm số bảo lãnh đảm bảo cho các hợp đồng xây dựng theo yêu cầu của nhà thầu phụ Tổng Công ty Lắp Máy Việt Nam cho các nhà thầu chính tại Đức, Pháp và Italia đã phát hành trong năm 2005, 2006 Bảo lãnh phát hành cho người thụ hưởng Nhật cũng chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng và các khoản đặt cọc cho các hợp đồng xuất khẩu thuỷ sản, hàng may mặc, nông sản của các nhà xuất khẩu như Vinacafe, Tổng Công ty Rau quả sang thị trường này. Một phần doanh số là bảo lãnh cho các hợp đồng xây dựng và lắp máy của cho các nhà thầu chính và nhà cung cấp máy tại Nhật. Trong năm 2007, tỷ lệ và doanh số phát hành đi thị trường này giảm chủ yếu do giảm hợp đồng xuất khẩu tôm so với năm 2005, 2006 của một số công ty xuất khẩu thuỷ sản phía nam như Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú, Long Hải. Bảo lãnh đi thị trường khác bao gồm các bảo lãnh phát hành theo yêu cầu của các công ty như Tổng công ty Lương thực miền Bắc, một số công ty trong lĩnh vực xây dựng và giao thông như Công ty Công trình giao thông 8, Công ty Công trình giao thông 2 nhằm đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo và hợp đồng xây dựng đi Trung Đông, bảo lãnh thuế xuất khẩu với hải quan Mỹ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và đặt cọc hàng dệt may và thuỷ sản đi thị trường Mỹ. Riêng năm 2007 phát sinh bảo lãnh thanh toán cho việc nhập chất nổ công nghiệp từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Hoá chất mỏ, góp phần tăng doanh số và tỷ trọng bảo lãnh so với các thị trường khác.
  50. 44 100% các thư bảo lãnh phát hành trực tiếp cho người thụ hưởng nước ngoài là bảo lãnh độc lập (bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên) và có dẫn chiếu URDG 458. Trong suốt 3 năm liên tục trở lại đây, không phát sinh trường hợp đòi tiền bồi thường theo bảo lãnh do NHCTVN phát hành. Bảo lãnh phát hành trực tiếp cho ngƣời thụ hƣởng trong nƣớc. Bảng 2.4 DOANH SỐ PHÁT HÀNH THƯ BẢO LÃNH XNK TRONG NƯỚC THEO ĐỐI TƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NHCTVN TỪ 2005-2007 Đơn vị: USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Số Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền món (USD) (USD) (USD) Bảo lãnh 1,675 65,326,569 1,805 72,481,118 2,320 89,485,324 nhận hàng Bảo lãnh 26 686,352 24 743,267 31 698,095 thuế (Nguồn: Báo cáo thường niên NHCTVN) Liên quan đến hoạt động XNK, bảo lãnh phát hành trong nước chủ yếu cho người thụ hưởng là các cơ quan chức năng như hải quan, thuế hoặc cơ quan giao nhận, đại lý các hãng vận tải nhằm đảm bảo cho việc nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc nghĩa vụ nộp thuế XNK. Doanh số bảo lãnh phục vụ hoạt động XNK cho người thụ hưởng trong nước chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng doanh số bảo lãnh trong nước do NHCTVN phát hành. Sở dĩ như vậy vì bảo lãnh đảm bảo cho giao dịch nội địa là rất lớn cả về số món và số tiền và liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng.
  51. 45 Hầu hết bảo lãnh nhận hàng được phát hành cho các lô hàng nhập khẩu thanh toán bằng L/C do NHCTVN phát hành và vận chuyển bằng đường biển. Nếu so sánh với doanh số thanh toán L/C nhập khẩu thì doanh số phát hành bảo lãnh nhận hàng chiếm khoảng 10%. Trong 3 năm từ 2005 đến 2007, doanh số và số món bảo lãnh nhận hàng tăng cùng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Doanh số này không bao gồm các uỷ quyền nhận hàng theo đường hàng không hay đường sắt vì chứng từ vận tải theo đường này là không thể chuyển nhượng. Việc uỷ quyền nhận hàng khi có kèm theo bản gốc chứng từ vận tải không được coi là bảo lãnh nhận hàng. Bảo lãnh nhận hàng được phát hành trong trường hợp chưa có vận đơn. Vì vậy, nó không được thống kê theo loại hàng hoá nhập khẩu hay thị trường nhập khẩu. Nó tập trung vào những lô hàng nhập mà lộ trình đường biển dài như cảng xếp hàng tại Châu Âu, Mỹ hoặc nhà nhập khẩu tính toán không chính xác và quy định không hợp lý thời hạn xuất trình chứng từ dẫn đến việc hàng đã cập cảng, đại lý giao nhận đã gửi thông báo nhận hàng mà vận đơn gốc chưa về đến ngân hàng phát hành. Bảo lãnh thuế có số món và doanh số khiêm tốn do từ năm 2006 đến nay, theo quy định của nhà nước, có rất ít doanh nghiệp được ân hạn thuế. Bên cạnh đó, kể cả có bảo lãnh ngân hàng thì doanh nghiệp cũng chỉ có thể nợ thuế trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là sau khi luật quản lý thuế được ban hành trong năm 2007. Bảo lãnh thuế chủ yếu tập trung vào nhóm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng trong nước do nhóm này có thời gian yêu cầu nộp thuế sớm so với nhóm hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Bảo lãnh phát hành cho người thụ hưởng trong nước thường có nội dung bằng tiếng Việt và dẫn chiếu luật quốc gia Việt Nam. Bảo lãnh phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng. Bảo lãnh do NHCTVN phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng không nhiều cả về số món và doanh số (bảng 2.2). Tuy nhiên, số lượng và doanh số của
  52. 46 nghiệp vụ này tăng dần từ năm 2005 đến 2007. Nó chiếm trên 10% doanh số và số món thư bảo lãnh đến và xấp xỉ bằng 6% doanh số bảo lãnh XNK do NHCTVN phát hành. Số lượng bảo lãnh phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng không chỉ phụ thuộc vào khách hàng XNK tại ngân hàng mà còn phụ thuộc rất lớn vào uy tín của ngân hàng được uỷ quyền trên thị trường ngân hàng quốc tế. Nếu phân loại theo ngân hàng uỷ quyền, tái bảo lãnh do NHCTVN phát hành chủ yếu theo uỷ quyền của các ngân hàng Châu Âu và Nhật, trong đó tập trung vào Dresdner Bank, BHF , Bank of Tokyo Mitshubishi. Mỗi ngân hàng đại lý đều được NHCTVN cấp một hạn mức nhất định cho việc tái bảo lãnh. Do doanh số tái bảo lãnh không cao nên không có ngân hàng nước ngoài nào yêu cầu phát hành tái bảo lãnh vượt hạn mức. Hầu hết các ngân hàng đều không sử dụng hết hạn mức bảo lãnh của mình tại NHCTVN. Đối tượng của tái bảo lãnh chủ yếu là các hợp đồng xuất khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền toàn bộ của các nhà xuất khẩu nước ngoài với 3 loại bảo lãnh tiêu biểu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành. Với đặc điểm hàng hoá như vậy, người thụ hưởng của tái bảo lãnh hầu hết là các công ty trong lĩnh vực sản xuất hoặc thi công như Công ty Xi măng Bỉm Sơn với việc nhập khẩu dây chuyền sản xuất 2, Tổng Công ty Điện lực và các dự án trực thuộc với việc nhập khẩu các thiết bị đường điện từ một số công ty Đức, Ý; Công ty Bia và nước giải khát Sài Gòn, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam với việc nhập khẩu các dây chuyền sản xuất các thiết bị phụ trợ cho nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện từ Tập đoàn Tokyo Kenatsu, tập đoàn Mitshubishi 100% các thư bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh độc lập và có dẫn chiếu URDG 458. Trong các thư bảo lãnh đối ứng gửi tới NHCTVN đều có mẫu thư bảo lãnh cụ thể kèm theo. Cho đến nay, trong 3 năm liên tiếp, tái bảo lãnh do NHCTVN phát hành không phát sinh trường hợp nào người hưởng đòi bồi thường theo bảo lãnh.
  53. 47 2.2.2.2.Thực trạng xử lý thư bảo lãnh đến. Về mặt lý thuyết, nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh được quan tâm hơn do trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải thực hiện nghĩa vụ trả thay người yêu cầu phát hành khi người thụ hưởng đòi tiền. Tuy nhiên, trên thực tế thì nghiệp vụ xử lý thư bảo lãnh đến cũng không kém phần quan trọng vì hầu hết các thư bảo lãnh đến có liên quan đến nghĩa vụ tài trợ tín dụng của ngân hàng nhận thông báo hoặc liên quan đến các uỷ quyền tái bảo lãnh cho ngân hàng thông báo từ ngân hàng phát hành. Với vai trò ngân hàng thông báo bảo lãnh, Ngân hàng Công thương VN không phải là một ngoại lệ. Bảng 2.5 BẢO LÃNH NƯỚC NGOÀI DO NGÂN HÀNG CTVN THÔNG BÁO TỪ NĂM 2005-2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Số Số tiền Số Số tiền Số Số tiền món (USD) món (USD) món (USD) Bảo 187 53,165,452 160 45,883,522 229 64,641,797 lãnh Sửa đổi bảo lãnh 42 16,598,754 33 9,566,554 51 29,197,308 (Nguồn: Báo cáothường niên NHCTVN) 100% bảo lãnh do ngân hàng Công thương Việt Nam thông báo là bảo lãnh do các ngân hàng nước ngoài phát hành. Trong đó, khoảng 80% là bảo lãnh do NHCTVN trực tiếp nhận từ ngân hàng nước ngoài và trực tiếp thông báo cho khách hàng, 10% nhận từ ngân hàng thông báo thứ nhất trong nước và trực tiếp
  54. 48 thông báo cho khách, phần còn lại do NHCTVN nhận trực tiếp nhưng được thông báo qua ngân hàng thông báo thứ 2 trong nước. Bảo lãnh đến từ nhiều thị trường khác nhau như EU, Trung Quốc, Nhật, Mỹ nhưng được phát hành chủ yếu bởi các chi nhánh thuộc các ngân hàng lớn như Bank of New York, Bank of Tokyo Mitshubishi, JP Morgan Chase, BHF, Dresdner Bank, Union bank of Switzerland Bảo lãnh đến cũng bao gồm nhiều loại bảo lãnh trong đó tập trung vào các loại bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành với đối tượng chủ yếu là các hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị toàn bộ hoặc dây chuyền sản xuất mới. Người yêu cầu phát hành bảo lãnh đến chủ yếu là các nhà xuất khẩu dịch vụ và máy móc thiết bị toàn bộ thuộc Trung Quốc, Nhật, EU cung cấp trọn gói các gói thầu xây dựng và lắp máy lớn cho các nhà nhập khẩu trong nước. Người thụ hưởng trong nước hầu hết là các công ty trong lĩnh vực lắp máy, xây dựng và sản xuất, có thể kể đến Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam và các công ty thành viên, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Công ty Điện Lực và các dự án trực thuộc, Công ty Bia và nước giải khát Sài Gòn, Tập đoàn Than Việt Nam và các công ty thành viên Qua số liệu thống kê 3 năm cho thấy số món và doanh số thông báo bảo lãnh đến không đồng đều qua các năm. Doanh số và số món bảo lãnh thông báo năm 2006 giảm xấp xỉ 20% so với năm 2005. Năm 2007, doanh số bảo lãnh thông báo tăng 40% so với năm 2006 và tăng 20% so với năm 2005. Riêng doanh số thông báo sửa đổi bảo lãnh năm 2007 tăng 300% so với năm 2006 và tăng 70% so với năm 2005. Nguyên nhân của việc giảm doanh số năm 2006 không nằm ở sự tín nhiệm của các ngân hàng phát hành bảo lãnh nước ngoài hay nhà nhập khẩu trong nước không lựa chọn NHCTVN là ngân hàng thông báo mà chủ yếu do một số ngân hàng phát hành như CITI Bank, HSBC tại các nước phát hành bảo lãnh thường gửi bảo lãnh qua ngân hàng thông báo thứ nhất là chi nhánh của họ tại Việt Nam. Trong khi đó, HSBC, CITI đều là những ngân hàng bán lẻ nước ngoài lớn đang hoạt động tại Việt Nam, đều đang ráo riết thu hút
  55. 49 khách hàng và mở rộng thị trường của mình. Vì vậy, họ không thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành là thông báo qua ngân hàng thông báo thứ 2 là NHCTVN mà thực hiện thông báo trực tiếp cho khách hàng nhằm tiếp cận và mở rộng quan hệ, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng lớn của NHCTVN. Vì vậy, doanh số trong năm 2006 đã giảm đi đáng kể. Doanh số năm 2007 tăng một phần vì tăng giao dịch nhập máy móc thiết bị toàn bộ của các khách hàng như nhập dây chuyền sản xuất của Công ty Bia và nước giải khát Sài Gòn, nhập nhà máy giấy từ Canada của Công ty Giấy Tân Mai, Đồng Nai do vậy số món và doanh số thông báo bảo lãnh tăng theo. Một phần vì trong hợp đồng nhập khẩu, nhà nhập khẩu Việt Nam quy định cụ thể bảo lãnh có liên quan đến hợp đồng được thông báo trực tiếp qua NHCTVN. Ngoài ra còn do số lượng bảo lãnh đối ứng do ngân hàng nước ngoài phát hành cho NHCTVN năm 2007 tăng thêm, do vậy đương nhiên lượng bảo lãnh thông báo cũng phải tăng theo. Khoảng hơn 85% thư bảo lãnh đến NHCTVN được nhận qua hệ thống SWIFT và số còn lại được nhận qua telex hoặc bằng thư. Dù nhận qua hình thức nào thì NHCTVN cũng kịp thời xác thực thư bảo lãnh qua khoá mã hoặc chữ ký sau đó thông báo đến người thụ hưởng hoặc xem xét điều kiện để phát hành tái bảo lãnh. Trên 90% số bảo lãnh thông báo qua NHCTVN có người thụ hưởng là khách hàng có quan hệ với NHCTVN. Gần 80% số bảo lãnh đó lại có liên quan đến các giao dịch XNK có tài trợ tín dụng và các dịch vụ thanh toán quốc tế khác của NHCTVN. Vì vậy, NHCTVN luôn xem xét kỹ nội dung, các điều khoản, điều kiện của các thư bảo lãnh đến. Nó không chỉ giúp cho việc tư vấn khách hàng được chính xác, tránh các rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng mà còn giúp cho chính NHCTVN bảo toàn được khoản tín dụng tài trợ cũng như đảm bảo trách nhiệm trong các khoản thanh toán có liên quan. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XNK CỦA NHCTVN. 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.
  56. 50 Xem xét thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHCTVN trong 3 năm gần đây, có thể nói bảo lãnh của NHCTVN đối với hoạt động XNK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động bảo lãnh có sự tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp. Mặc dù còn khiêm tốn so với doanh số thanh toán XNK nhưng hoạt động bảo lãnh XNK đã có sự phát triển liên tục trong 3 năm gần đây. Bảo lãnh phát hành trực tiếp trong và ngoài nước, tái bảo lãnh, thông báo bảo lãnh đều có sự tăng trưởng cả về số món và doanh số. Đảm bảo an toàn, không để xảy ra rủi ro trong tác nghiệp. Các bảo lãnh do ngân hàng phát hành chủ yếu là bảo lãnh vô điều kiện nên khả năng xảy ra rủi ro do lừa đảo, gian lận là rất cao. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh của NHCTVN được đặc biệt chú trọng, cụ thể như xem xét kỹ hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh và các điều kiện bảo lãnh, luật và tập quán bảo lãnh nước người thụ hưởng, nội dung thư bảo lãnh do NHCTVN phát hành, xác thực bảo lãnh đến một cách đầy đủ, chính xác. Trong 3 năm gần đây, các bảo lãnh nói chung và bảo lãnh đối với XNK do NHCTVN phát hành không có trường hợp nào người hưởng đòi tiền theo thư bảo lãnh, không phát sinh bất kỳ một trường hợp tranh chấp nào giữa ngân hàng với người đề nghị phát hành hay với người thụ hưởng. Chính vì vậy, trong 3 năm liền, tại NHCTVN cũng không phát sinh dư nợ trả thay bảo lãnh. Trường hợp các bảo lãnh do NHCTVN thông báo và liên quan đến các hợp đồng XNK của khách hàng mà NHCTVN cung cấp dịch vụ cũng không phát sinh việc đòi nhà XNK nước ngoài bồi thường, đảm bảo an toàn cho ngân hàng cũng như cho các giao dịch XNK của khách hàng. Gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh, số phí bảo lãnh thu được năm 2007 đạt 87 tỷ trong đó phí bảo lãnh XNK chiếm khoảng 38%, tăng gần gấp đôi so với số phí bảo lãnh thu được năm 2005 là 45 tỷ.
  57. 51 Với mức phí 2% tính trên giá trị bảo lãnh và số phí thu được 100% cho các bảo lãnh đã phát hành cũng như thông báo, tổng số phí bảo lãnh thu được mỗi năm chiếm xấp xỉ 8% tổng thu dịch vụ, góp phần tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh góp phần đa dạng hoá các dịch vụ của NHCTVN và thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ khác. Hoạt động XNK cần đến rất nhiều dịch vụ khác của ngân hàng như hoạt động tín dụng, thanh toán XNK, nghiệp vụ ngân hàng đại lý và thanh toán ngoại tệ. Việc cung cấp hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tạo sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của ngân hàng, đóng góp vào việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng XNK, thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ có liên quan như thanh toán XNK, ngân hàng đại lý, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng Hoạt động bảo lãnh góp phần nâng cao uy tín của NHCTVN đối với khách hàng cũng như với các ngân hàng đối tác. Việc đảm bảo an toàn trong công tác phát hành, xác thực bảo lãnh, thái độ phục vụ tận tình và nhanh chóng, các thư bảo lãnh đến được thông báo kịp thời cho khách hàng ngay cả trong trường hợp người thụ hưởng không có quan hệ giao dịch với NHCTVN đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của NHCCTVN nói chung và chất lượng hoạt động bảo lãnh nói riêng. Điều này được thể hiện bằng số lượng bảo lãnh tăng trưởng qua các năm liên tục. Đối với các ngân hàng đối tác như ngân hàng thông báo bảo lãnh, ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp hay bảo lãnh đối ứng, NHCTVN cũng có sự cộng tác tích cực. Trong vai trò thông báo bảo lãnh, NHCTVN luôn có thông báo kịp thời cho ngân hàng phát hành trong trường hợp không tìm được hay khó xác định người thụ hưởng, hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng đại lý như cung cấp thông tin khách hàng. Khi là ngân hàng phát hành, NHCTVN luôn tích cực phối hợp với ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để điều chỉnh bảo lãnh phù hợp với thoả thuận giữa người NK và người XK trong giới
  58. 52 hạn đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Trong vai trò là ngân hàng phát hành tái bảo lãnh, NHCTVN cũng luôn đảm bảo hạn mức phù hợp với các ngân hàng đại lý, kịp thời trao đổi với ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng để chỉnh sửa nội dung thư phù hợp, đảm bảo phát hành tái bảo lãnh cho 100% các thư bảo lãnh lựa chọn NHCTVN là ngân hàng đối ứng. Hoạt động bảo lãnh đã từng bước được hiện đại hoá về mặt kỹ thuật công nghệ. Trước năm 2003, toàn bộ các bảo lãnh do NHCTVN phát hành được theo dõi thủ công bằng hồ sơ giấy và hạch toán tay vào hệ thống kế toán. Kể từ năm 2003 đến nay, cùng với việc triển khai dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng bằng nguồn vốn vay từ World bank, toàn bộ các giao dịch thanh toán quốc tế trong đó bao gồm cả hoạt động bảo lãnh được thực hiện và lưu trữ trên hệ thống Trade Finance trước khi chuyển điện sang hệ thống SWIFT. Hệ thống này được kết nối với các hệ thống khác như quản lý tín dụng, kế toán. Vì vậy, việc hạch toán được thực hiện tự động, hạn mức đã sử dụng của khách hàng được cập nhật theo từng giao dịch, đảm bảo chính xác trong việc hạch toán số liệu, cung cấp chính xác hơn số liệu báo cáo cũng như dễ dàng trong việc kiểm tra mức ký quỹ bảo lãnh và hạn mức tín dụng của khách hàng. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.3.2.1 Hạn chế. Doanh số bảo lãnh XNK còn thấp, không tương xứng với khả năng và quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của NHCTVN. Để đánh giá một hoạt động dịch vụ của ngân hàng thì trước tiên phải nhìn vào doanh số hoạt động. Một dịch vụ có doanh số hoạt động lớn đồng nghĩa với thu nhập từ phí dịch vụ thu được cao hơn, tác động của nó đối với các hoạt động khác của ngân hàng cũng lớn hơn. NHCTVN là một trong những ngân hàng thương mại có uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với doanh số thanh toán XNK năm 2007 chiếm 8% thị phần cả nước, với nhiều danh hiệu do các tổ chức tài chính tín dụng khác trao
  59. 53 tặng như có tỷ lệ điện SWIFT đi thẳng cao, tỷ lệ từ chối chứng từ thanh toán thấp Tuy nhiên, doanh số bảo lãnh chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng doanh số thanh toán XNK từ 10% đến 12% mỗi năm. Việc phát sinh các giao dịch bảo lãnh chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của khách hàng có giao dịch tại ngân hàng hoặc sự lựa chọn của các ngân hàng đại lý phát hành bảo lãnh đối ứng mà không có sự chủ động của ngân hàng trong việc quảng bá, giới thiệu dịch vụ hay tìm kiếm khách hàng có nhu cầu phát hành bảo lãnh hay khách hàng thụ hưởng bảo lãnh. Như vậy, hoạt động bảo lãnh chưa thực sự được phát triển ở mức phù hợp với khả năng và quy mô thanh toán quốc tế của NHCTVN. Cơ cấu khách hàng còn chưa hợp lý. Qua thực trạng phát hành bảo lãnh có thể thấy khách hàng đề nghị phát hành bảo lãnh chủ yếu tập trung vào các công ty lớn như Tổng Công ty Lắp máy, Tổng Công ty Điện Lực, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Đặc thù của các khách hàng này là có quan hệ truyền thống với NHCTVN trong quan hệ tín dụng, sử dụng các giao dịch thanh toán quốc tế thường xuyên, quy mô giao dịch lớn, đem lại mức thu dịch vụ cao và ổn định cho NHCTVN. Song chính những khách hàng lớn này thường có những đòi hỏi ưu đãi về phí và lãi suất, cụ thể đối với các bảo lãnh trong các giao dịch XNK sử dụng dịch vụ trọn gói thường được miễn phí hoặc giảm 50% so với biểu phí. Những khách hàng này cũng là đối tượng thu hút, lôi kéo của các ngân hàng thương mại khác. Điều này thể hiện rõ nhất trong năm 2007, một phần các giao dịch và nguồn tiền gửi từ các khách hàng lớn trên đã bị san sẻ sang một số ngân hàng trong nước và nước ngoài như Techcombank, Ngân hàng Cổ phần Quân đội, CITI bank ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tiền huy động và khoản thu dịch vụ của NHCTVN. Đây chính là hạn chế lớn trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHCTVN nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, đòi hỏi NHCTVN phải tích cực hơn nữa trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng, tránh việc doanh số hoạt động phụ thuộc nhiều vào một số ít khách hàng.