Kế toán tài chính - Chương 3: Kiểm toán chu kỳ mua hàng – Thanh toán

pdf 31 trang vanle 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Chương 3: Kiểm toán chu kỳ mua hàng – Thanh toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_tai_chinh_chuong_3_kiem_toan_chu_ky_mua_hang_thanh_t.pdf

Nội dung text: Kế toán tài chính - Chương 3: Kiểm toán chu kỳ mua hàng – Thanh toán

  1. MÔN HỌC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chương 3 KIỂM TOÁN CHU KỲ MUA HÀNG – THANH TOÁN
  2. KẾT CẤU CỦA CHƢƠNG 3.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán 3.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ mua hàng – thanh toán 3.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán
  3. 3.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán 3.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán 3.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ 3.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ 3.1.2 Căn cứ để kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán
  4. 3.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán 3.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ 3.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ
  5. 3.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ mua hàng – thanh toán Đặc điểm của khâu mua hàng – thanh toán: . DN cần phải mua vật tƣ, công cụ, dụng cụ và các khoản dịch vụ khác, nhƣ: Dịch vụ điện, nƣớc, điện thoại, sửa chữa, để phục vụ cho hoạt động sx kinh doanh. . Việc mua sắm này phải đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở kế hoạch đã đƣợc duyệt hoặc nhu cầu cần sử dụng vtƣ ở các bộ phận DN. . Khi mua sắm, DN có thể thanh toán ngay hoặc mua chịu hoặc trao đổi hàng hóa. . Thông thƣờng, việc mua sắm phải thông qua hợp đồng và đƣợc thanh toán qua ngân hàng. . Hàng hoá, vật tƣ mua sắm có thể về ngay kho hoặc đang đi trên đƣờng. . Khi vật tƣ, hàng hoá về nhập kho, Doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm nghiệm theo đúng nguyên tắc và qui trình nhập kho.
  6. 3.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ mua hàng – thanh toán Thông tin có liên quan đến chu kỳ mua hàng – thanh toán: . Chu kỳ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt mua của ngƣời có trách nhiệm hoặc tại bộ phận cần hàng hoá, dịch vụ đó và kết thúc bằng việc thanh toán cho ngƣời cung cấp về hàng hoá, dịch vụ đã nhận đƣợc . Liên quan đến chu kỳ mua vào - thanh toán thì có rất nhiều thông tin đƣợc phản ánh trên BCTC nhƣ: HTK-1.5; VBT-1.1; PTNCC-331; Cp-621, 627, 641, 642 . Thông tin cần kiểm toán chi tiết và đƣa ra ý kiến xác nhận: nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, số dƣ phải trả nhà cung cấp
  7. 3.1.1.2 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ mua hàng - thanh toán * Mục đích cuối cùng của kiểm toán chu kỳ MH-TT: + Đánh giá mức độ hiệu lực của HTKSNB chu kỳ MH-TT + Xác nhận độ tin cậy- tính trung thực hợp lý của các thông tin của chu kỳ này * Mục tiêu cụ thể cần phải thu thập bằng chứng để chứng minh là: + Thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các chính sách, quy chế KSNB, bao gồm: - Đánh giá việc xây dựng (thiết kế ) hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp; - Đánh giá việc thưc hiện (vận hành) hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh hiệu lực và hiệu lực liên tục. + Thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh CSDL của nghiệp vụ và số dƣ tài khoản bao gồm: (chi tiết link) - Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán trên các khía cạnh: Phát sinh; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Đúng kỳ - Các thông tin liên quan đến số dƣ PTNCC trên các khía cạnh: Sự hiện hữu; Quyền và nghĩa vụ; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Cộng dồn (Tổng hợp); Công bố
  8. 3.1.2 Căn cứ để kiểm toán chu kỳ mua vào – thanh toán - Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kiểm toán ( phần liên quan đến hàng hoá, tài sản mua vào và các khoản thanh toán phải trả người bán) - Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan đến các tài khoản đã nêu ở trên. - Các chứng từ, hoá đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm - Các hợp đồng mua bán, đi thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, các đơn đặt hàng, các biên bản thanh lý hợp đồng mua bán, vận chuyển, hợp đồng đi thuê. - Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộ phận trực tiếp sử dụng có xác nhận của quản đốc phân xưởng và của bộ phận vật tư. - Các nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật ký chi tiền - Các phiếu báo giá của bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận hàng - Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại. - Các qui định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu kỳ mua hàng hoá, tài sản và thanh toán . - Sổ chi tiết, tổng hợp của tài khoản 331; các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa doanh nghiệp và người bán, giữa doanh nghiệp với ngân hàng - Các tài liệu khác có liên quan, như: Thẻ kho, nhật ký của bảo vệ, nhật ký sản xuất của bộ phận có sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá mua vào .
  9. 3.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ mua hàng - thanh toán 3.2.1 Các bước công việc của chu kỳ và các chức năng kiểm soát nội bộ 3.2.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ
  10. 3.2.1 Các bước công việc của chu kỳ và các chức năng kiểm soát nội bộ * Các bƣớc công việc chủ yếu trong chu kỳ mua hàng – thanh toán bao gồm :  Tiếp nhận, xử lý đơn đặt hàng và ký hợp đồng mua bán;  Nhận vật tư, hàng hoá, dịch vụ và kiểm nghiệm;  Ghi nhận khoản nợ phải trả người bán;  Xử lý, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ * Hoạt động KSNB: KSNB thƣờng gắn với các bƣớc công việc trên. Hoạt động KSNB đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo cho các bƣớc công việc trong chu kỳ đƣợc thực hiện đúng đắn và hiệu quả. Khi xây dựng các hoạt động KSNB cần xác định: mục tiêu kiểm soát, đối tƣợng kiểm soát, chủ thể kiểm soát, nội dung, thủ tục kiểm soát và trình tự thực hiện kiểm soát.
  11. 3.2.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ mua hàng – thanh toán Khía cạnh cần phải tìm hiểu để đánh giá KSNB: Về việc thiết kế: - Đầy đủ - Chặt chẽ - Phù hợp (phù hợp với quy định pháp quy) - Hiệu lực Về việc vận hành: - Hiệu lực - Thích hợp (Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị) - Hiệu lực liên tục
  12. 3.2.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ mua hàng - thanh toán Trình tự khảo sát để để đánh giá KSNB: —Bước 1: Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về kiểm soát nội bộ chu kỳ mua hàng hoá, tài sản và thanh toán —Bước 2: Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền của doanh nghiệp theo các cơ sở dẫn liệu của chúng —Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ nghiệp vụ mua vào và thanh toán. —Bước 4: Đánh giá chi phí lợi ích của việc khảo sát các quá trình. —Bước 5: Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ mua hàng hoá, tài sản và thanh toán nhằm làm rõ và làm thoả mã các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Xác định được qui mô, phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản có liên quan.
  13. 3.2.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ mua hàng - thanh toán Thủ tục khảo sát cơ bản để để đánh giá KSNB: —Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ (đọc và kiểm tra tài liệu về KSNB của đơn vị) —Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB (phỏng vấn và kiểm tra) —Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ (trao đổi, phỏng vấn) (chi tiết đọc thêm tài liệu)
  14. 3.3 Khảo sát cơ bản 3.3.1 Thủ tục phân tích 3.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ 3.3.3 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản 3.3.4 Khảo sát một số tình huống đặc thù
  15. 3.3.1 Thủ tục phân tích Mục đích: - Thấy đƣợc xu hƣớng biến động của những chỉ tiêu liên quan đến vật tƣ, hàng hóa mua về để đánh giá tính chất bất thƣờng. - Thấy đƣợc mối quan hệ giữa các chỉ tiêu liên quan đến chu kỳ mua hàng- thanh toán để xem xét các chỉ tiêu này ảnh hƣởng lẫn nhau và ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các chỉ tiêu khác => kiểm toán viên sẽ mở rộng hay thu hẹp phạm vi kiểm toán (tiến hành thêm hay bỏ một số thủ tục khảo sát chi tiết về nghiệp vụ.)
  16. 3.3.1 Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích: - So sánh số lƣợng hàng mua theo từng loại hàng của kỳ này với kỳ trƣớc có loại trừ yếu tố khách quan làm ảnh hƣởng đến số lƣợng hàng hoá (yếu tố khách quan là quy mô sản xuất ). Sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan nhƣng vẫn còn thấy sự biến động thì kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân. - So sánh về tỷ trọng về giá trị của từng loại hàng mua trong tổng số giữa kỳ này với kỳ trƣớc. Nếu thấy có sự biến động, kiểm toán viên phải tìm nguyên nhân (có thể hạch toán sai hay gian lận) - KTV ƣớc tính giá trị của hàng mua bằng cách lấy số lƣợng nhân với giá mua bình quân ƣớc tính, sau đó so sánh với số liệu trên báo cáo nhập-xuất hàng tồn kho hay báo cáo mua hàng. - So sánh các khoản phải trả thực tế kỳ này, năm này với kỳ trƣớc, năm trƣớc theo tổng số và theo từng khách hàng, từng ngƣời mua để phát hiện và tìm bằng chứng làm rõ mọi thay đổi
  17. 3.3.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng-thanh toán 4.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng 4.3.2.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thanh toán
  18. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng a. Phát sinh (Có căn cứ và căn cứ hợp lý): + Kiểm toán viên có thể chọn mẫu một số nghiệp vụ ghi trong sổ nhật ký mua hàng, sổ chi tiết phải trả ngƣời bán đối chiếu với các chứng từ chứng minh nhƣ: hoá đơn, phiếu nhập vật tƣ hàng hoá, báo cáo nhận hàng Từ đó kiểm toán viên sẽ xác định là các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ là thực tế có xảy ra. + Đối chiếu giữa hoá đơn ngƣời bán với hồ sơ tài liệu phê chuẩn nghiệp vụ đó (ĐĐH, HĐTM), đồng thời kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ nội dung của các chứng từ chứng minh nhƣ hoá đơn, phiếu nhập vật tƣ hàng hoá, báo cáo nhận hàng, đơn đặt mua hàng, phiếu kiến nghị mua hàng. -> Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng có đƣợc phê chuẩn đúng đắn hay không? thông thƣờng KTV kiểm tra các khía sau đây: - Tính đúng thẩm quyền - Đúng trình tự phê chuẩn - Phê chuẩn phải đúng đắn: đúng hợp đồng, đúng thực tế, đúng chính sách
  19. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng a. Phát sinh (Có căn cứ và căn cứ hợp lý): + KTV có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ khách hàng xác nhận. + Dùng công thức tính toán để xác định tính cân đối (hàng có mua thực ko) Tồn Đkỳ + Nhập Tkỳ = Xuất Tkỳ + Tồn Ckỳ (Nhập Tkỳ = Xuất Tkỳ + Tồn Ckỳ- Tồn Đkỳ). (Số liệu Tồn đầu kỳ và cuối kỳ do kiểm kê; số xuất trong kỳ căn cƣ vào phiếu xuất kho thực tế hoặc báo cáo sử dụng vật tƣ. Do đó nếu nhập khống thì sẽ ko đảm bảo tính cân đối hoặc phƣơng trình trên sẽ không cân bằng) + KTV kiểm tra việc thanh toán tiền của khách hàng về số hàng của hợp đồng đó (nếu có xảy ra thi chuyến hàng mua đó là có thật). Tức là kiểm tra đối ứng nghiệp vụ Nợ TK 331/ Có TK 111, 112
  20. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng b. Sự tính toán: (Kết quả tính là chính xác, cơ sở tính toán là hợp lý) - So sánh số lƣợng và số tiền trên sổ chi tiết vật tƣ với hóa đơn, phiếu nhập kho hoặc biên bản kiểm nhận - So sánh số lƣợng, số tiền trên các chứng từ mua hàng với chứng từ vận chuyển, đơn đặt mua hàng, hợp đồng kinh tế hoặc hồ sơ phê chuẩn. - Chọn mẫu một số chứng từ, hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho để kiểm toán viên tính ra số tiền theo giá thực tế của vật tƣ, tài sản,hàng hoá mua vào dựa vào đơn giá và số lƣợng đã đƣợc kiểm soát và phê chuẩn - Tính toán lại số tiền vận chuyển trên chứng từ vận chuyển có đúng hợp đồng, hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm đã đƣợc phê chuẩn của ngƣời có thẩm quyền. -
  21. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng b. Sự đánh giá: (Phương pháp,nguyên tắc sử dụng là đúng và nhất quán) - Tập hợp các chi phí có liên quan trên các chứng từ mua hàng và chính sách giảm giá, chiết khấu của ngƣời bán để tính lại giá trị thực tế của hàng nhập kho phản ánh theo nguyên tắc giá gốc - Tính lại giá thực tế vật tƣ, tài sản, hàng hoá mua vào bằng ngoại tệ. Kiểm tra, xem xét doanh nghiệp mua hàng bằng ngoại tệ có đƣợc qui đổi ra tỷ giá thực tế theo đúng qui định hay không? - Thu thập một số các nghiệp vụ cùng loại nhƣ: nghiệp vụ có chiết khấu, giảm giá; nghiệp vụ trao đổi bằng ngoại tệ; nghiệp vụ mua hàng từ nƣớc ngoài và ở các thời điểm khác nhau rồi kiểm tra những nguyên tắc, phƣơng pháp đƣợc áp dụng có nhất quán hay ko?
  22. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng d. Sự ghi chép đầy đủ (không thiếu và không bỏ sót): + Kiểm tra sự đánh số liên tục của các đơn đặt mua hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập kho và kiểm tra tính liên tục của báo cáo nhận hàng, nhật ký mua hàng, các chứng từ này phải đảm bảo đầy đủ và chặt chẽ. + Kiểm toán viên có thể chọn mẫu một số hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho để đối chiếu với nhật ký mua hàng hoặc báo cáo nhận hàng để xem có bỏ sót không. + Đối chiếu số liệu giữa chứng từ mua hàng với sổ nhật ký mua hàng, sổ chi tiết NVL nhằm kiểm tra các nghiệp vụ đã phát sinh thì đã đƣợc ghi chép đầy đủ trên sổ sách + So sánh số liệu tổng cộng về số lƣợng trên sổ chi tiết phải khớp đúng với thẻ kho, với báo cáo mua hàng theo từng loại hàng. Số tiền trên bảng tổng hợp chi tiết phải khớp đúng với sổ tổng hợp.
  23. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng e. Sự phân loại: + KTV kiểm tra ngay trên chứng từ mua hàng để xem trên chứng từ này đã ghi rõ ngƣời bán hay từng loại hàng hoá chƣa, việc định khoản đã đúng chƣa (định khoản trên hoá đơn do đơn vị hay ngƣời bán định khoản). + Sau đó đối chiếu với sổ chi tiết vật tƣ hàng hóa mua vào hay sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp.
  24. 3.3.2.1 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng f. Ghi chép đúng kỳ: . So sánh ngày tháng trên chứng từ hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, báo cáo nhận hàng với ngày tháng ghi trên các sổ thƣơng vụ có liên quan, nhƣ sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, thẻ kho . KTV đối chiếu ngày cập nhật nghiệp vụ với ngày nhận hàng trên các biên bản giao nhận. (Hết các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ mua hàng)
  25. 3.3.2.2 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thanh toán (Về các khía cạnh và thủ tục để thu thập bằng chứng tƣơng tự nhƣ kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu tiền bán hàng ở chƣơng 3)
  26. 3.3.3 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản (TK 331) Thủ tục phân tích - Phân tích thời hạn của các khoản nợ phải trả ngƣời bán có số dƣ đến cuối kỳ, Kiểm toán viên thƣờng lập một bảng phân tích thời hạn nợ các khoản phải trả. - Tính và phân tích hệ số chiếm dụng: Nợ phải trả/ Nợ phải thu. Phân tích khoản nợ phải trả ngƣời bán thành 2 khoản nợ chiếm dụng - So sánh tổng chi phí mua ngoài của kỳ này so với kỳ trƣớc (thực chất là số luỹ kế phát sinh bên Có TK 331), kết hợp xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác nhƣ: quy mô sản xuất kinh doanh, giá cả trên thị trƣờng - Kiểm tra danh mục ngƣời bán, danh mục các khoản phải trả kết hợp với các thông tin khác để xác định tính hợp lý của các khoản phải trả ngƣời bán. - Kiểm toán viên có thể xem xét tỷ trọng của tổng nợ phải trả trên tổng chi phí mua giữa các kỳ (tỷ trọng này ít biến động giữa các kỳ) - So sánh danh mục các khoản phải trả với danh mục các nhà cung cấp, đặc biệt quan tâm với những nhà cung cấp không thƣờng xuyên để xem có khả năng xảy ra sai sót trong phân loại nghiệp vụ (thƣờng là những nhà cung cấp bất thƣờng) hoặc các nhà cung cấp với giá trị lớn) - So sánh tỷ trong tổng dƣ nợ phải trả ngƣời bán trên tổng nợ ngắn hạn hay sử dụng các tỷ suất khả năng thanh toán. So sánh khoản phải trả của từng đối tƣợng năm nay với năm trƣớc, kiểm tra và giải thích những biến động bất thƣờng So sánh thời hạn tín dụng nhà cung cấp với các niên độ trƣớc, với các thời hạn tín dụng đã thƣơng lƣợng.
  27. 3.3.3 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản Thủ tục kiểm tra chi tiết * Hiện hữu: + Đối chiếu danh sách phải trả nhà cung cấp trên báo cáo công nợ với sổ chi tiết khách hàng và báo cáo mua hàng, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có). + Lập và gửi thƣ xác nhận đến một số nhà cung cấp có khoản tiền phải trả lớn và bất thƣờng, nhà cung cấp chính không còn trong danh sách nợ (nhằm phát hiện không có nghiệp vụ nào bị bỏ sót) + Đối chiếu số xác nhận với số dƣ trên sổ chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt. Trƣờng hợp không nhận đƣợc thƣ xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản phải trả sau ngày lập báo cáo tài chính. + Xem xét hồ sơ các số dƣ tồn tại quá lâu (nhƣ hợp đồng thƣơng mại, ) Ngoài ra: - Kiểm tra thủ tục và thẩm quền phê chuẩn cũng nhƣ dấu hiệu của quá trình kiểm soát nội bộ đƣợc để lại trên các chứng từ chứng minh nguồn gốc nợ phải trả ngƣời bán và các chứng từ thanh toán nợ cho ngƣời bán. - Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau để có thêm cơ sở chứng minh cho cả tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ.
  28. 3.3.3 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản Thủ tục kiểm tra chi tiết * Tính toán, Đánh giá: - Kiểm tra phƣơng tiện để phục vụ cho việc tính toán - Kiểm tra lại phƣơng pháp, nguyên tắc sử dụng để tính toán nghiệp vụ cũng nhƣ số dƣ: VD: nguyên tắc quy đổi ngoại tệ, đánh giá lại số dƣ có gốc ngoại tệ, quy định mua hàng trả chậm có tính lãi. - Phỏng vấn nhân viên theo dõi công nợ trong việc biết, hiểu và vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp trong công tác kế toán. - KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ mua và thanh toán tiền hàng để kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các cơ sở tính và kết quả tính - KTV tính toán lại một số nghiệp vụ mua hàng, thanh toán phức tạp hoặc đặc thù.
  29. 3.3.3 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản Thủ tục kiểm tra chi tiết * Ghi chép, cộng dồn: - Phân loại các nghiệp vụ có cùng tính chất, KTV kiểm tra các phƣơng pháp hạch toán mà doanh nghiệp đã ghi nhận - Đánh giá sự hợp lý và đúng đắn trong việc ghi nhận của đơn vị với quy định của kế toán. - Kiểm tra tính liên tục của chứng từ, hoá đơn nợ phải trả ngƣời bán, đặc biệt chú ý đến các chứng từ chứng minh của các nghiệp vụ phát sinh vào đầu và cuối kỳ, nhằm kiểm tra xem các nghiệp vụ này đã đƣợc ghi đầy đủ vào sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, báo cáo công nợ, bảng kê nợ phải trả ngƣời bán hay chƣa - Kiểm toán các nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả ngƣời bán phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau. Kiểm tra thời điểm ghi nhận trên sổ với thời điểm phát sinh và hoàn thành nghiệp vụ (xem xét các chính sách cho phép đơn vị ghi nhận chậm nghiệp vụ)
  30. 3.3.3 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản * Ghi chép, cộng dồn: - Kiểm tra quy trình phải ánh công nợ phải trả lên BCTC - Kiểm tra nguyên tắc phân loại tài sản ngắn hạn, dài hạn của kế toán. Kiểm tra việc phân loại đó trên các sổ chi tiết và sổ tổng hợp - Kiểm tra quá trình cộng chi tiết số dƣ các khoản công nợ phải trả - Kiểm tra thông tin trình bày trên báo cáo tài chính về khoản còn phải tra ngƣời bán có phù hợp với quy định của chế độ kế toán hay không. Cần lƣu ý về sự phân biệt và trình bày riêng biệt số dƣ các khoản nợ còn phải trả ngƣời bán với số dƣ các khoản ứng trƣớc tiền hàng; phân biệt số dƣ phải trả theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn). - Kiểm tra tính nhất quán số liệu trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị (đã tổng hợp) và với số liệu trên bảng cân đối thử theo thời gian của các khoản phải trả do kiểm toán viên đã lập.
  31. 3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán - Kết thúc công việc kiểm toán của chu kỳ này thì KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán để lập ra một biên bản kiểm toán. Biên bản kiểm toán vừa là kết quả của một phần kiểm toán, vừa là căn cứ để KTV lập ra báo cáo kiểm toán cho toàn bộ cuộc kiểm toán. - Để lập ra biên bản hay báo cáo kiểm toán, bắt buộc KTV trƣớc tiên phải so sánh kết quả kiểm toán về sai sót thực tế đã đƣợc phát hiện trong quá trình kiểm toán của chu kỳ với ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu đƣợc phân bổ, để xem có chấp nhận hay không chấp nhận kết quả kiểm toán này và có cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không? - Trƣớc khi đƣa ra kết luận, một lần nữa kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá về độ tịn cậy của kết quả kiểm toán, về độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán, thủ tục lấy mẫu và các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong trƣờng hợp này trƣớc khi đƣa ra quyết định