Kế toán tài chính - Chương 3: Cán cân thanh toán

pdf 26 trang vanle 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Chương 3: Cán cân thanh toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_tai_chinh_chuong_3_can_can_thanh_toan.pdf

Nội dung text: Kế toán tài chính - Chương 3: Cán cân thanh toán

  1. Chương 3. CÁN CÂN THANH TOÁN Hồ Thúy Ái ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM – Khoa Ngân Hàng Quốc Tế
  2. Nội dung • Khái niệm và đặc điểm • Cấu trúc BOP • Trạng thái BOP • Các yếu tố tác động 09/2010 Hồ Thúy Ái 2
  3. Khái niệm và đặc điểm • Cán cân thanh toán (the balance of payments / BOP) là bảng tổng hợp có hệ thống các giao dịch kinh tế giữa người cư trú của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một kỳ nhất định • Giao dịch kinh tế: giao dịch liên quan đến việc chuyển giao giá trị – Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa – Mua bán dịch vụ – Chuyển giao tiền và các tài sản khác 09/2010 Hồ Thúy Ái 3
  4. Khái niệm và đặc điểm • Người cư trú: – Tổ chức, cá nhân trong nước; – Văn phòng đại diện ở nước ngoài của các tổ chức trong nước; – Công dân trong nước cư trú ở nước ngoài dưới 12 tháng; – Công dân trong nước đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng nước ngoài không kể thời hạn; – Người nước ngoài cư trú ở VN từ 12 tháng trở lên. “Nghị định 164/1999/NĐ CP về quản lý Cán cân thanh toán quốc tế của VN” 09/2010 Hồ Thúy Ái 4
  5. Khái niệm và đặc điểm • Người không cư trú: – Tổ chức, cá nhân nước ngoài ; – Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài ở trong nước; – Công dân trong nước cư trú ở nước ngoài trên 12 tháng; – Công dân nước ngoài đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng trong nước không kể thời hạn; – Người nước ngoài cư trú ở trong nước dưới 12 tháng “Nghị định 164/1999/NĐ CP về quản lý Cán cân thanh toán quốc tế của VN” 09/2010 Hồ Thúy Ái 5
  6. Khái niệm và đặc điểm • BOP ghi chép – Sự chu chuyển hàng hóa, dịch vụ, tài sản – Sự thay đổi về tài sản Nợ và tài sản Có giữa người cư trú và người phi cư trú – BOP tương tự như báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn của một doanh nghiệp • Nguyên tắc bút toán kép: bút toán ghi Nợ tương ứng với bút toán ghi Có – Ghi Nợ: sử dụng vốn / các giao dịch làm phát sinh Cầu ngoại tệ – Ghi Có: nguồn vốn / các giao dịch làm phát sinh Cung ngoại tệ – Tổng ghi Nợ = Tổng ghi Có 09/2010 Hồ Thúy Ái 6
  7. Khái niệm và đặc điểm • Nguyên tắc bút toán kép: – XK hàng hóa và dịch vụ: ghi Có (+) – NK hàng hóa và dịch vụ: ghi Nợ (-) – Tăng TS Nợ: ghi Có (+) – Tăng TS Có: ghi Nợ (-) – Giảm TS Nợ: ghi Nợ (-) – Giảm TS Có: ghi Có (+) 09/2010 Hồ Thúy Ái 7
  8. Cấu trúc của BOP CÁN CÂN VÃNG LAI + / - Xuất khẩu, Nhập khẩu hàng hóa + / - Xuất khẩu, Nhập khẩu dịch vụ + / - Tiếp nhận, Chi trả thu nhập (lương, lãi, cổ tức) + / - Chuyển giao vãng lai một chiều (viện trợ, kiều hối) + / - CÁN CÂN VỐN VÀ TÀI CHÍNH + / - + / - Đầu tư trực tiếp (ra nước ngoài, vào trong nước) + / - Đầu tư danh mục (ra nước ngoài, vào trong nước) + / - Tài sản khác + / - Nhầm lẫn và sai sót thống kê + / - CÁN CÂN DỰ TRỮ CHÍNH THỨC + / - CÁN CÂN THANH TOÁN 0 09/2010 Hồ Thúy Ái 8
  9. 09/2010 Hồ Thúy Ái 9
  10. Cấu trúc của BOP • Cán cân vãng lai (Current account): hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao một chiều – Cán cân thương mại (hàng hóa): xuất, nhập khẩu hàng hóa (hữu hình) – Cán cân dịch vụ: mua, bán dịch vụ (vô hình) • Dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, du lịch, tư vấn – Cán cân thu nhập: thu nhập từ lao động, thu nhập từ hoạt động tài chính – Cán cân chuyển giao 1 chiều: quà tặng, viện trợ không hoàn lại, chuyển tiền 09/2010 Hồ Thúy Ái 10
  11. Cấu trúc của BOP • Cán cân vốn (capital account): ghi nhận những thay đổi trong tài sản và nợ nước ngoài – Đầu tư trực tiếp vs. đầu tư gián tiếp • Mua bán và sáp nhập, thiết lập chi nhánh, công ty con, liên doanh với nước ngoài • Mua bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ) – Dòng vốn ngắn hạn vs. dòng vốn dài hạn • TSTC có kỳ hạn dưới 1 năm (công cụ thị trường tiền tệ) • TSTC có kỳ hạn hơn 1 năm (trái phiếu trung và dài hạn, cổ phiếu) – Chuyển giao vốn 1 chiều: viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng, xóa nợ vay – Tài sản khác (tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tiền gửi, tiền mặt) 09/2010 Hồ Thúy Ái 11
  12. Cấu trúc của BOP • Nhầm lẫn và sai sót (Errors and Omissions): những giao dịch không được ghi nhận và những giao dịch được ghi nhận không chính xác • Cán cân dự trữ chính thức (Official reserves): – Dự trữ vàng và ngoại tệ của chính phủ – Dự trữ SDR tại IMF – Quan hệ tín dụng với chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế – Tài sản dự trữ khác 09/2010 Hồ Thúy Ái 12
  13. Cấu trúc của BOP • Cán cân tổng thể (Overall balance): = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Nhầm lẫn và sai sót • Cán cân tổng thể = - Thay đổi dự trữ chính thức • Cán cân thanh toán: = Cán cân tổng thể + Cán cân dự trữ = 0 09/2010 Hồ Thúy Ái 13
  14. Trạng thái của BOP • Bút toán kép: BOP = 0 CA + KA + OR = 0 • Thặng dư / Thâm hụt cán cân bộ phận – Trạng thái cán cân bộ phận • Thâm hụt (Tổng Có Tổng Nợ) • Cân bằng (Tổng Có ~ Tổng Nợ) 09/2010 Hồ Thúy Ái 14
  15. Trạng thái của BOP • Cán cân thương mại: – Chênh lệch giữa XK và NK hàng hóa – Chỉ số phản ánh xu hướng của cán cân vãng lai (số liệu về TM hàng hóa thường được Hải quan cung cấp trước số liệu về TM dịch vụ) • Cán cân vãng lai: – Chênh lệch giữa phần ghi Có và ghi Nợ của hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều – Thặng dư: phản ánh TS Có ròng của quốc gia tăng lên Thâm hụt: phản ánh TS Nợ ròng của quốc gia tăng lên – Thâm hụt: không nhất thiết cần có sự điều chỉnh chính sách vì có thể được bù đắp bằng dòng vốn dài hạn đi vào Thâm hụt lâu dài phản ánh sự gia tăng nghĩa vụ nợ (trả nợ) nước ngoài 09/2010 Hồ Thúy Ái 15
  16. Trạng thái của BOP • Cán cân tổng thể: – Phản ánh sự thay đổi trong dự trữ chính thức của quốc gia – Chế độ tỷ giá cố định: • Sự mất cân đối của cán cân tổng thể cho biết áp lực phá giá / nâng giá nội tệ • NHTW sẽ can thiệp bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối – Chế độ tỷ giá thả nổi: • Cán cân tổng thể có xu hướng cân bằng • Cán cân tổng thể được điều chỉnh thông qua sự thay đổi của tỷ giá • Sự bù đắp qua lại giữa cán cân vãng lai và cán cân vốn CA + KA = 0 hay CA = - KA 09/2010 Hồ Thúy Ái 16
  17. Các yếu tố tác động • Cán cân vãng lai – Tăng trưởng kinh tế – Tỷ giá – Lạm phát – Rào cản thương mại • Cán cân vốn – Lãi suất – Thuế – Kiểm soát vốn – Kỳ vọng vào sự thay đổi của tỷ giá 09/2010 Hồ Thúy Ái 17
  18. Các yếu tố tác động CA • Tăng trưởng kinh tế: – Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn đối tác thương mại của nó thì cán cân vãng lai thường sẽ trở nên xấu đi (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) 09/2010 Hồ Thúy Ái 18
  19. Các yếu tố tác động CA • Tỷ giá: – Tỷ giá tác động lên CA thông qua tác động của nó lên giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó tác động lên cầu hàng xuất khẩu và cầu hàng nhập khẩu – Tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) giá hàng XK tính bằng ngoại tệ giảm trong khi giá hàng NK tính bằng nội tệ tăng • Nếu độ co giãn (theo giá) của hàng XK và hàng NK cao Cầu hàng NK giảm, cầu hàng XK tăng CA được cải thiện – Điều kiện Marshall - Lerner và Hiệu ứng tuyến J: phá giá không phải lúc nào cũng cải thiện CA 09/2010 Hồ Thúy Ái 19
  20. Điều kiện Marshall - Lerner • Phá giá sẽ tác động tích cực lên CA nếu tổng hệ số co dãn của cầu hàng XK và hệ số co dãn của cầu hàng NK lớn hơn 1 • Phá giá sẽ tạo ra hiệu ứng giá và hiệu ứng lượng: – Hiệu ứng giá: CA xấu đi – Hiệu ứng lượng: CA được cải thiện • Tình trạng của CA sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiêu ứng giá hoặc hiệu ứng lượng 09/2010 Hồ Thúy Ái 20
  21. Hiệu ứng tuyến J Cán cân vãng lai Thặng dư(+) Tuyến J t1 t2 t3 0 Thâm hụt (+) 09/2010 Hồ Thúy Ái 21
  22. Hiệu ứng tuyến J • Phá giá sẽ làm CA xấu đi trong giai đoạn đầu và sẽ dần được cải thiện trong thời gian sau đó • Ba nguyên nhân chính giải thích hiệu ứng tuyến J: – Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm – Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm – Cạnh tranh không hoàn hảo 09/2010 Hồ Thúy Ái 22
  23. Các yếu tố tác động CA • Lạm phát: – CA của quốc gia có mức lạm phát cao hơn đối tác thương mại thường sẽ trở nên xấu đi • Các rào cản thương mại: – Thuế quan và hạn ngạch thường được sử dụng như là những biện pháp bảo vệ cán cân thương mại – Tác động của các rào cản: giảm hàng NK, từ đó cải thiện CA (nếu các quốc gia khác không áp dụng các rào cản thương mai tương tự) 09/2010 Hồ Thúy Ái 23
  24. Các yếu tố tác động KA • Lãi suất: – Tài sản tài chính ở quốc gia có lãi suất cao sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài cải thiện KA trong ngắn hạn • Thuế: – Thuế đánh trên lãi vốn, thu nhập từ cổ tức, thu nhập lãi chứng khoán trong nước kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài – Chính phủ có thể đánh thuế để hạn chế người nước ngoài đi vay từ thị trường nội địa (hạn chế dòng vốn đi ra) 09/2010 Hồ Thúy Ái 24
  25. Các yếu tố tác động KA • Các biện pháp kiểm soát vốn: – Các dòng vốn được tự do vào và ra khỏi một quốc gia dẫn đến: • mức biến động gia tăng (nhất là vốn ngắn hạn) • nguy hại đến sự ổn định của tỷ giá và làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối – Chính phủ các quốc gia có thể đưa ra các biện pháp hạn chế sự tự do dịch chuyển dòng vốn đi vào và ra khỏi nước của họ • Biện pháp kiểm soát mang tính hành chính (trực tiếp, như giới hạn các giao dịch vốn, thanh toán, chuyển tiền), và • Biện pháp kiểm soát mang tính thị trường (gián tiếp, như chế độ đa tỷ giá, thuế trực tiếp hay gián tiếp lên các giao dịch tài chính xuyên biên) 09/2010 Hồ Thúy Ái 25
  26. Các yếu tố tác động KA • Kỳ vọng vào sự thay đổi của tỷ giá: – Sự thay đổi kỳ vọng vào tỷ giá ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán – Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán nước ngoài = tỷ suất sinh lợi danh nghĩa (lãi suất/cổ tức/lãi vốn) + % thay đổi thuận lợi của tỷ giá – Khi một đồng tiền được kỳ vọng sẽ tăng giá dòng vốn đi vào tăng cán cân vốn được cải thiện 09/2010 Hồ Thúy Ái 26