Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 6: Quản trị thanh khoản và nợ

pdf 39 trang vanle 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 6: Quản trị thanh khoản và nợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_rui_ro_cac_dinh_che_tai_chinh_chuong_6_quan_tri_tha.pdf

Nội dung text: Quản trị rủi ro các định chế tài chính - Chương 6: Quản trị thanh khoản và nợ

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà 1
  2. Chương 6 QUảN TRị THANH KHOảN VÀ Nợ
  3. Những nội dung chính • Động lực nắm giữ tài sản thanh khoản • Các loại tài sản thanh khoản và nợ, các đánh đổi lợi suất-rủi ro. • Quản trị nợ và rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và những định chế tài chính khác.
  4. Quản trị tài sản thanh khoản • Khái niệm tài sản thanh khoản: – Có thể chuyển thành tiền nhanh chóng, với chi phí thấp – Được giao dịch trên thị trường năng động, nên các giao dịch dù lớn cũng không tác động nhiều tới giá cả thị trường của tài sản. – Các tài sản có tính thanh khoản cao: các loại tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu Kho bạc mới phát hành • Tài sản có tính thanh khoản cao + rủi ro vỡ nợ thấp → lợi suất thấp, phản ánh đặc tính phi rủi ro. • Tính thanh khoản quá thấp → FI không đáp ứng được yêu cầu về thanh toán, có thể mất khả năng thanh toán.
  5. Vì sao phải nắm giữ thanh khoản • Bảo đảm khả năng đáp ứng việc rút tiền dự tính và ngoài dự tính • Áp lực từ cơ quan quản lý: – Thực hiện chính sách tiền tệ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Dự trữ = tiền trong két + tiền gửi tại NHTU) – Thuế: Yêu cầu về lượng tài sản thanh khoản tối thiểu là để buộc các DI phải nắm giữ một tỷ lệ chứng khoán chính phủ = là một cách để chính phủ huy động khoản “thuế” bổ sung từ các DI.
  6. Thành phần của danh mục tài sản thanh khoản • Tỷ lệ tài sản thanh khoản: tỷ lệ tối thiểu tài sản thanh khoản so với tổng tài sản, do NHTU áp đặt. • Dự trữ cấp hai: những tài sản ngoài dự trữ bắt buộc, có thể chuyển thành tiền nhanh chóng. (Gồm các loại chứng khoán chính phủ). 6
  7. Thanh khoản:đánh đổi rủi ro-lợi suất • Nắm giữ tài sản thanh khoản: đánh đổi lợi ích của việc có tiền ngay với lợi nhuận thấp. • Mức tài sản thanh khoản tối thiểu trên bảng cân đối kế toán: dự trữ bắt buộc của NHTU. • NH nào ít có nguy cơ bị rút tiền và chỉ nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản nhỏ sẽ thấy việc tuân thủ dự trữ tối thiểu bắt buộc là vượt quá mức tối ưu.
  8. Quản trị dự trữ thanh khoản tại các ngân hàng Mỹ • Kỳ tính toán mức dự trữ bắt buộc • Kỳ duy trì mức dự trữ bắt buộc • Trò chơi cuối tuần: mẹo tránh dự trữ bắt buộc. • Vượt quá mức dự trữ mục tiêu • Không đáp ứng dự trữ mục tiêu
  9. Kỳ tính toán dự trữ và kỳ duy trì dự trữ • Khối lượng dự trữ mục tiêu: là mức thanh khoản tối thiểu mà một DI phải duy trì, theo luật định. • Lượng dự trữ quá nhiều hay quá ít: là so sánh với khối lượng mục tiêu. • Để biết quá nhiều hay quá ít, cần thêm hai thông tin: – Mức dự trữ mục tiêu được tính toán trên lượng tiền gửi của thời kỳ nào? (Kỳ tính toán dự trữ) – Mức dự trữ mục tiêu đó phải được duy trì trong những khoảng thời gian nào? (Kỳ duy trì dự trữ). • Khối lượng dự trữ mục tiêu thường là khác với lượng dự trữ tối ưu.
  10. Kỳ tính toán dự trữ – Kỳ tính toán dự trữ: kéo dài 2 tuần, bắt đầu vào một ngày thứ Ba và kết thúc vào một ngày thứ Hai sau đó 14 ngày. – Dựa trên số dư bình quân ngày trên tài khoản giao dịch ròng, trong 14 ngày của kỳ tính toán dự trữ. – Tài khoản giao dịch ròng bình quân ngày x % dự trữ = Dự trữ bắt buộc bình quân ngày. 45,8 triệu $: 10%
  11. Ví dụ: Ngân hàng ABC – Bảng 18-1: số dư tài khoản giao dịch ròng mỗi ngày, trên kỳ 14 ngày, từ thứ Ba, 30/6 tới thứ Hai, 13/7. Tài khoản giao dịch ròng = tài khoản gdịch – Số dư đến kỳ phải trả các định chế TC - tiền đang thu – Bình quân ngày: 18910/14= 1350,7 (triệu $) – Tiền trong két bình quân ngày: 25,357 Tài khoản giao dịch ròng bình quân ngày x tỷ lệ dự trữ = dự trữ bắt buộc bình quân ngày 8,5 (triệu $) 0% 0,0000 45,8 – 8,5 3 1,119 1350,7 – 45,8 10 130,490$ Dự trữ bình quân tối thiểu phải giữ 131,609$ 11
  12. Giảm mức dự trữ bắt buộc • Chú ý: trong 14 ngày của kỳ tính toán, có 4 ngày nghỉ cuối tuần, số dư trên tài khoản giao dịch của ngày thứ Sáu được tính ba lần (cho cả thứ Bẩy và chủ nhật). • Hai chiến lược – “Trò chơi cuối tuần”: chuyển tiền gửi ra khỏi đất nước vào ngày thứ 6, và chuyển về vào ngày thứ 2. → giảm lượng dự trữ phải nắm giữ. – Tài khoản “quét”: chuyển tiền gửi giao dịch (tỷ lệ dự trữ cao) sang tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao, vào thứ sáu. Chuyển trở lại vào thứ hai.
  13. Dự trữ mục tiêu và dự trữ tối ưu • Khoản 131,609 triệu $ là mục tiêu dự trữ tối thiểu. • DI có thể giữ dự trữ vượt mức, cao hơn mức tối thiểu, nếu mức tối ưu riêng của DI này lớn hơn mức tối thiểu theo luật định. • Ngoài ra, DI còn có thể giữ dự trữ cấp hai dưới dạng các chứng khoán chính phủ, phòng khi tiền gửi bị rút nhiều bất thường. 13
  14. Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc • Trước 7-1998: chế độ kế toán dự trữ đồng thời • Luật hiện hành: Chế độ kế toán dự trữ có độ trễ. Kỳ duy trì dự trữ bắt đầu sau 30 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ tính toán, hoặc vào ngày thứ 17 kể từ ngày kết thúc kỳ tính toán. • Số dư mục tiêu bình quân ngày của tiền gửi tại ngân hàng trung ương = tổng số dư mục tiêu bình quân ngày – tiền trong két bình quân ngày tại DI.
  15. DỰ TRỮ BẮT BUỘC CÓ ĐỘ TRỄ Kỳ tính toán dự trữ Bắt đầu Kết thúc 30/6 1/7 2/7 13/7 Kỳ duy trì dự trữ Kết thúc Bắt đầu 30/7 31/7 1/8 12/8 15
  16. Dự trữ thấp hơn mức mục tiêu (undershooting) • Dự trữ Liên bang cho phép sai số 4% so với mục tiêu dự trữ, không bị phạt. • Nếu mức thiếu hụt >= 4%, trong kỳ duy trì tiếp theo DI phải giữ bổ sung lượng thiếu hụt đó. • Nếu thiếu hụt nhiều hơn 4%: chịu phí phạt. – Được định rõ – Ngầm định (giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên hơn)
  17. Ví dụ • Từ ngày 10/8 tới 23/8, một NH có: – Số dư bình quân: trên tài khoản giao dịch là 914,36 triệu $; trên tài khoản tiền mặt: 32,214 triệu $. NH đang chuyển tiếp khoản thiếu hụt 2,276$ từ kỳ dự trữ trước. – Tính dự trữ tối thiểu phải duy trì và dự trữ tối đa? – Nếu trong 12 ngày đầu của kỳ duy trì dự trữ hiện tại, dự trữ hàng ngày được nắm giữ bình quân là 57 tr.$; cộng dồn 12 ngày là 57 x 12 = 684 tr.$. • Trong 2 ngày cuối, NH cần nắm giữ dự trữ bao nhiêu, để (1) đáp ứng đủ yêu cầu về dự trữ, (2) đáp ứng mức dự trữ tối thiểu và (3) đáp ứng dự trữ tối đa? 17
  18. 1. Để đáp ứng đòi hỏi về dự trữ: Trong 12 ngày, lẽ ra phải giữ 12 x 58,037 = 694,444 tr.$. Khoản thiếu hụt = 694,444 – 684 = 12,444 tr.$. → số dư cộng dồn trên 2 ngày, 21 và 22/9, phải là: 58,037 + 58,037$ + 12,444$ = 128,518 tr.$ 2. Để đáp ứng số dư cộng dồn tối thiểu: Trong 12 ngày, lẽ ra phải nắm giữ: 12 x 54,518 = 654,216 tr.$. Khoản dư thừa = 654,216 – 684 = - 29,784 tr.$ → số dư cộng dồn trên 2 ngày, 21 và 22/9, phải là: 54,518 + 54,518$ - 29,784 = 79,252 triệu $. 18
  19. 3. Để đáp ứng số dư cộng dồn tối đa: Trong 12 ngày, lẽ ra phải nắm giữ: 12 x 61,556 = 738,672 tr.$. Khoản thiếu hụt = 738,672 – 684 = 54,672 tr.$ → số dư cộng dồn trên 2 ngày, 21 và 22/9, phải là: 61,556 + 61,556 + 54,672 = 177,784 triệu $. 19
  20. 8,5 tr.; 0% 0 45,8 tr. – 8,5 tr.; 3% 1,119 tr. 914,36 tr. – 45,8 tr.; 10% 86,856 tr. Tổng dự trữ bắt buộc 87,975 tr. Tiền trong két bình quân, 10-23/8 32,214 tr. Dự trữ bắt buộc ròng 55,761 tr. Dự trữ mang theo từ khối lượng bình quân ngày kỳ trước 2,276 tr. Dự trữ phải duy trì tại NHTU 58,037 tr. Dự trữ tối thiểu phải duy trì - 0,04(87,975 tr.) = - 3,519 54,518 tr. Dự trữ tối đa phải duy trì + 0,04(87,975 tr.) = + 3,519 61,556 tr. 20
  21. Chi phí và lợi ích • Khi nắm giữ dự trữ thấp hơn mục tiêu, nhà quản trị DI phải cân nhắc chi phí (được chỉ rõ và ẩn) và những lợi ích tiềm năng. • Liên quan tới mức dự trữ được coi là tối ưu của DI so với mức dự trữ bắt buộc theo luật định. • Chi phí cơ hội của việc đáp ứng mục tiêu có thể rất cao nếu bị mất đi những khoản vay khi lãi suất cao, nhu cầu khoản vay cao.
  22. Hai cách tạo dự trữ • Để đáp ứng mục tiêu khi kỳ duy trì dự trữ gần kết thúc, DI có thể: – Thanh lý tài sản, ví dụ bán bớt những dự trữ cấp hai. – Vay trên thị trường LNH hoặc thị trường repos. • Nguyên tắc: chọn phương pháp nào có chi phí thấp nhất. • Vay cửa sổ chiết khấu: lãi suất thấp nhưng chỉ sử dụng khi cần, không phải vì lợi nhuận. • 1-2003: NHTU tăng chi phí vay nhưng nới lỏng điều kiện vay.
  23. Dự trữ vượt mức (overshooting) • Chi phí của dự trữ vượt mức tùy thuộc vào việc DI nhận thức mức dự trữ tối ưu của nó cao hơn hay thấp hơn mức mục tiêu bị áp đặt. • Nếu dự trữ bắt buộc tối thiểu > mức dự trữ tối ưu: 4% đầu tiên của dự trữ vượt mức có thể được chuyển sang kỳ duy trì dự trữ (2 tuần) tiếp theo. Sau mức đó, khoản dự trữ nào ngoài mức (mục tiêu + 4%) sẽ làm giảm lợi nhuận của DI.
  24. • Nếu dự trữ bắt buộc tối thiểu < mức dự trữ tối ưu của DI (đáp ứng rút tiền dự tính và không dự tính): – DI sẽ nắm giữ dự trữ vượt mức, giúp duy trì trạng thái thanh khoản ở mức đủ thận trọng. – Nên lựa chọn những công cụ có chi phí thấp nhất để nắm giữ khoản dự trữ này. 24
  25. Lựa chọn giữ dự trữ vượt mức • Tiền mặt: thanh khoản hoàn hảo, không có lãi • Tài sản cấp hai: các chứng khoán ngắn hạn hay tín phiếu Kho bạc; kém thanh khoản hơn nhưng có lãi. • Tỷ lệ giữa tiền mặt và tín phiếu phụ thuộc chủ yếu vào khác biệt lợi suất. – Giả sử lãi suất khoản vay 12%; lãi suất tín phiếu KB 7%, lãi trên số tiền giữ vượt mức là 0% Chi phí cơ hội của việc nắm giữ dự trữ vượt mức - Dưới dạng tiền mặt: 12% - 0% = 12% - Dưới dạng tín phiếu Kho bạc: 12% - 7% = 5%
  26. Quản trị nợ • Hai mặt của quản trị rủi ro thanh khoản: (1) Thiết lập một mức tài sản thanh khoản thỏa đáng, và (2) Quản trị cơ cấu nợ của NH sao cho giảm bớt sự cần thiết phải có một lượng lớn tài sản thanh khoản để đáp ứng việc rút tiền. • Quỹ có chi phí thấp nhất lại là quỹ có nguy cơ bị rút cao nhất. • Sử dụng quá nhiều quỹ mua trong cơ cấu nợ có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản nếu các nhà đầu tư mất lòng tin và từ chối quay vòng quỹ.
  27. Lựa chọn cơ cấu nợ • Tiền gửi không thời hạn (demand deposits) • Tài khoản phát séc có trả lãi • Sổ tiết kiệm • Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ • Tiền gửi và CD có kỳ hạn, bán lẻ (mệnh giá nhỏ) • CDs bán buôn (mệnh giá lớn) • Quỹ liên bang • RP •
  28. Tiền gửi giao dịch (không kỳ hạn) • Rủi ro rút tiền cao, dự tính hoặc ngoài dự tính. • Chi phí: – Không phải trả lãi (chi phí rõ ràng - explicit) – Các khoản chi phí khác: lao động và thiết bị xử lý séc, gửi các sao kê giao dịch, – NH có thể thu một khoản phí trên một giao dịch séc. Nếu phí này nhỏ hơn chi phí cung cấp dịch vụ, thì người gửi tiền được nhận một khoản lãi ẩn (ngầm định). Chi phí quản trị bq /tài khoản/năm – Phí thu bq/tài khoản/năm Lãi suất ẩn = bình quân Quy mô bình quân năm của tài khoản
  29. • Việc thanh toán khoản tiền lãi ẩn: DI có quyền lực nhất định để giảm nhẹ việc rút tiền gửi, nhất là khi lãi suất đang tăng trên các công cụ cạnh tranh. • DI có thể giảm phí thanh toán séc → nâng khoản lãi ẩn trả cho người gửi tiền, (không phải chịu thuế thu nhập như khoản thanh toán lãi được nói rõ) 29
  30. Tài khoản phát séc có trả lãi (NOW) • Được rút theo nhu cầu và được trả lãi, với điều kiện là duy trì một số dư tối thiểu • Rủi ro rút tiền thấp hơn so với tài khoản không trả lãi. Tính thanh khoản vẫn cao. • NH có thể tác động tới mức độ hấp dẫn (tới khả năng bị rút tiền) theo ba cơ chế – Khoản trợ cấp ngầm, do mức phí thu thấp hơn chi phí xử lý séc – Thay đổi số dư tối thiểu, thay đổi số dư hưởng lãi – Thay đổi mức lãi công bố
  31. Sổ tiết kiệm • Rủi ro rút tiền: Kém thanh khoản hơn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi phát séc có trả lãi, do: – Không được phát séc để giao dịch và chủ tài khoản phải hiện diện khi rút tiền. – NH có quyền thanh toán chậm lại hoặc yêu cầu phải báo trước việc rút tiền, (có thể trước 1 tháng) • Chi phí: – Các khoản thanh toán lãi ngầm là nhỏ – Chi phí chủ yếu là các khoản thanh toán lãi định rõ, thường là cao hơn so với các tài khoản không kỳ hạn.
  32. Tiền gửi có thời hạn và CD bán lẻ (mệnh giá nhỏ) • CDs bán lẻ: là tiền gửi có kỳ hạn với mệnh giá dưới 100000$. • Tiền gửi có thời hạn khoản nhỏ + CD bán lẻ sẽ chịu phạt nếu rút sớm, giảm rủi ro rút tiền trong những điều kiện bình thường. • Thời hạn: dao động từ hai tuần tới 8 năm. • Tồn tại khả năng rút tiền mạnh (do nhu cầu hoặc giảm lòng tin), bất chấp những hạn chế + phạt. • Lãi suất phải cạnh tranh với tín phiếu Kho bạc (thuế). Không phải gửi dự trữ bắt buộc không trả lãi.
  33. CDs mệnh giá lớn (bán buôn) • Đặc trưng: có thể bán lại trên thị trường thứ cấp, thay vì tất toán với DI  không gây rủi ro thanh khoản. • Rủi ro rút tiền: Khi đáo hạn, CDs có thể không được chuyển hạn (tái đầu tư). • Chi phí: lãi suất CDs phải cạnh tranh với lãi suất thương phiếu, tín phiếu. – Các nhà đầu tư CD rất chuyên nghiệp – Tiền gửi này không được bảo đảm toàn bộ bằng bảo hiểm tiền gửi được công bố.
  34. Tiền vay liên ngân hàng • DI không chỉ huy động tiền gửi, mà còn tài trợ tài sản bằng“quỹ mua”. “Quỹ liên bang” là kv không có bảo đảm, ngắn hạn, giữa các NH. • Không phải là tiền gửi không phải chịu dự trữ bắt buộc, không nộp bảo hiểm tiền gửi. • Không có rủi ro rút tiền trong ngày; mặc dù có rủi ro thanh toán vào cuối ngày. • Có thể không được chuyển hạn vào ngày tiếp theo, khi bên vay vẫn có nhu cầu. • Chi phí: lãi suất thị trường liên ngân hàng.
  35. Hợp đồng mua lại (RPs) • Là thỏa thuận theo đó, một NH vay tiền một NH khác và hứa sẽ trả lại với lãi suất TT LNH. • Do tồn tại rủi ro tín dụng, NH cho vay đòi hỏi khoản thế chấp bằng chứng khoán, và sẽ hoàn trả khi nhận lại khoản vay + lãi. • Thị trường RPs là nguồn quỹ khá thanh khoản và linh hoạt cho DI cần tăng nợ và bù đắp việc rút tiền. • Kém linh hoạt hơn TT LNH, do chỗ gói thế chấp có thể không hấp dẫn (loại; chất lượng; thời hạn, đặc điểm mua lại và lscp).
  36. Những khoản vay mượn khác • Giấy chấp nhận của ngân hàng • Thương phiếu • Kỳ phiếu trung hạn • Khoản vay cửa sổ chiết khấu
  37. Quản trị nợ và rủi ro thanh khoản của các Cty bảo hiểm • Công ty bảo hiểm cần thanh khoản để đáp ứng những đòi hỏi trên các hợp đồng bảo hiểm và đáp ứng nhu cầu rút hợp đồng. • Trong điều kiện bình thường. phí từ các hợp đồng mới và hợp đồng đang tồn tại đủ để đáp ứng các nhu cầu. • Trong những điều kiện đặc biệt, công ty bảo hiểm phải thanh lý tài sản để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản.
  38. • Các giải pháp: – Đa dạng hóa phân phối rủi ro trên các hợp đồng (bảo hiểm nhiều loại sự kiện khác nhau; nhiều đối tượng, địa bàn ) – Nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ bán
  39. Kết luận • Các vấn đề về quản trị thanh khoản và nợ thường gắn liền với các FI hiện đại. • Có nhiều yếu tố (chi phí và quản lý nhà nước), tác động tới lựa chọn của FI về khối lượng tài sản thanh khoản để nắm giữ; lựa chọn thanh khoản là sự đánh đổi chi phí và lợi ích • FI có thể quản trị nợ để tác động tới rủi ro rút tiền tổng thể, do đó tới nhu cầu thanh lý tài sản. • Giảm rủi ro rút tiền gắn với một khoản chi phí.