Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ chương dụng cụ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ chương dụng cụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_toan_tai_chinh_1_chuong_1_ke_toan_nguyen_vat_lieu_cong_cu.pdf
Nội dung text: Kế toán tài chính 1 - Chương 1: Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ chương dụng cụ
- BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH I Ths. NGUYỄN THANH HÙNG1
- NỘI DUNG MÔN HỌC Nội dung bao gồm 5 chương sau: Chương 1: Kế toán NVL & CCDC Chương 2: Kế toán tài sản cố định Chương 3: Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương Chương 4: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành SP công nghiệp. Chương 5: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm Mail: thanhhung3575@yahoo.com 2
- KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU , CÔNG CỤ Chương DỤNG CỤ 1 3
- Các nội dung chương 1 1. KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU 2. KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ 4
- I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NVL. 1. Khái niệm & đặc điểm nguyên, vật liệu Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm Nguyên, vật liệu tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hoá thành sản phẩm, do đó mà giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành giá thành sản phẩm. Thông thường, giá trị Nguyên, vật liệu chíếm tỷ trọng cao trong giá thành Sản phẩm, do đó việc quản lý & sử dụng Nguyên, vật liệu có hiệu quả góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh tronh doanh nghiệp 5
- 2. Phân loại Nguyên, vật liệu a. Căn cứ vào chức năng sử dụng, có thể chia Nguyên, vật liệu ra thành các nhóm sau: Nguyên, vật liệu chính: là những Nguyên, vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. + Nguyên liệu: Sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác & các ngành nông nghiệp, lâm nhiệp, ngư nghiệp. + Vật liệu: Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến 6
- 2. Phân loại Nguyên, vật liệu(tt) Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất mà chỉ có thể kết hợp với Nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm cho ví dụ: Nhiên liệu: Là 1 loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị TSCĐ, phương tiện vận tải ví dụ như bu loon ốc vít, ruột xe vỏ xe. . Vật liệu & thiết bị XDCB: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong XDCB như gạch, cát, dá cement, sắt, thép bột trét tuờng. . . Đối với các thiết bị XDCB bao gồm cả thiết bị cần lắp & không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình XDCB như thiết bị điện, thiết bị vệ sinh . . . Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được ( bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ví vụ như vải vụn, dịnh nghĩa này chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì có thể vật liệu phụ này cũng là vật liệu chính của doanh nghiệp khác 7
- 2. Phân loại Nguyên, vật liệu(tt) b. Căn cứ vào nguồn cung cấp có thể phân loại Nguyên, vật liệu thành những nhóm như sau: Nguyên, vật liệu mua ngoài, Vật liệu tự chế biến, Vật liệu thuê ngoài gia công, Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh, Nguyên, vật liệu được cấp 8
- 3. Tính giá Nguyên, vật liệu: Tính giá NVL phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán NVL: - Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp kiểm kê định kỳ: 9
- PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN -Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi & phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trường hợp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức: Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Hàng tồn kho = hàng tồn kho + hàng nhập kho - hàng xuất kho Cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ 10
- PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN - Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán, từ đó xác định giá trị vật tư, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng xuất kho = Tồn kho + nhập kho - tồn kho trong kỳ Đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ 11
- 3. Tính giá Nguyên, vật liệu: 3.1 Giá thực tế Nguyên, vật liệu: a. Giá thực tế nhập kho Nguyên, vật liệu: a.1 . Nguyên, vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế của Nguyên, vật liệu mua ngoài nhập kho bao gồm: Giá thực tế nhập kho = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có)+ Chi phí mua hàng (nếu có)- Các khoản giảm trừ(nếu có). a.2 . Vật liệu tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến & chi phí chế biến Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế Vật liệu xuất kho chế biến + Chi phí chế biến. 12
- a. Giá thực tế nhập kho Nguyên, vật liệu: a.3. Vật liệu thuê ngoài gia công: Trị giá thực tế Vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp tới nơi gia công và ngược lại. Giá trị thực tế nhập kho = Giá thực tế vật liệu xuất ra thuê ngoài gia công + chi phí gia công + Chi phí vận chuyển đi và về. a.4. Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Trị giá thực tế Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá trị được các bên góp vốn chấp thuận. Giá thực tế nhập kho = Giá thỏa thuận giữa các bên tham gia góp vốn. 13
- b. Giá thực tế xuất kho Nguyên, vật liệu Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 4 phương pháp : Thực tế đích danh; Nhập trước xuất trước (FIFO), Nhập sau xuất trước (LIFO), Đơn giá bình quân. 14
- Ví dụ 1.1 Tại doanh nghiệp ABC áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán, hàng tồn kho có số liệu về nhập – xuất – tồn vật liệu chính trong tháng 06/2008 như sau: 1. Tồn kho đầu kỳ: 2.000kg, đơn giá 10.000đ/kg = 20.000.000đ 2. Nhập kho trong kỳ tổng cộng: 208.400.000đ, trong đó: - Ngày 05/06:8.000kg, đơn giá 10.300đ/kg= 82.400.000đ - Ngày 15/06:12.000kg, đơn giá 10.500đ/kg= 126.000.000đ 3. Xuất kho trong kỳ: - Ngày 10/06: 9.000kg - Ngày 25/06: 10.000kg Hãy xác định giá trị vật liệu xuất trong tháng : 15
- Ví dụ 1.1 * Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho theo giá thực tế đích danh: - Ngày 10/06: (trong đó 1.500 thuộc đầu kỳ, 7.500 ngày 4/6) 1.500kg x 10.000đ/kg = 15.000.000đ (lô tồn đầu kỳ) 7.500kg x 10.300đ/kg = 77.250.000đ (lô nhập ngày 05/06) Cộng = 92.250.000đ - Ngày 25/06: ( 10.000 kg, thuộc lần nhập ngày 15/6) 10.000kg x 10.500đ/kg = 105.000.000đ (lô nhập ngày 15/06) - Tồn kho cuối kỳ: 500kg x 10.000đ/kg = 5.000.000đ (lô tồn đầu kỳ) 500kg x 10.300đ/kg = 5.150.000đ (lô nhập ngày 05/06) 2.000kg x 10.500đ/kg = 21.000.000đ (lô nhập ngày 15/06) Cộng = 31.150.000đ - Thử lại: Tồn kho CK = Tồn kho ĐK + Nhập kho trong kỳ – Xuất kho trong kỳ 31.150.000đ = 20.000.000đ + 208.400.000đ – (92.250.000đ + 105.000.000đ) 16
- Ví dụ 1.1 * Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho: FIFO - Ngày: 10/06:2.000kg x 10.000đ/kg = 20.000.000đ 7.000kg x 10.300đ/kg = 72.100.000đ Cộng = 92.100.000đ - Ngày 25/06:1.000kg x 10.300đ/kg = 10.300.000đ 9.000kg x 10.500đ/kg = 94.500.000đ Cộng = 104.800.000đ - Tồn kho cuối kỳ:3.000kg x 10.500đ/kg= 31.500.000đ - Thử lại: 31.500.000đ = 20.000.000đ + 208.400.000 – (92.100.000đ + 104.800.000đ) 17
- * Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho Bình quân gia quyền Bình quân gia quyền liên hoàn Và bình quân gia quyền cuối kỳ PP đơn giá bình quân (Average cost) • Giá xuất kho là đơn giá bình quân Trị giá tồn ĐK + Trị giá nhập trong kỳ • ĐGBQ= SL tồn ĐK + SL nhập trong kỳ 18
- * Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho Bình quân gia quyền Giá bình quân gia quyền cuối kỳ (2.000x 10.000)+{(8.000x10.300)+(12.000x10.500) ÑGBQ= 2.000 + (8.000+12.000) ÑGBQ = .10 382 đ/kg - Giá trị xuất 10/06: 9.000kg x 10.382 = - Giá trị xuất 25/06: 10.000kg x 10.382 = 19
- * Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho Bình quân gia quyền Tính giá bình quân sau mỗi lần nhập Ngày 5/6: (2.000x 10.000)+{(8.000x10.300) ÑGBQ= =.10 240 đ/kg 2.000 + 8.000 Giá trị xuất 10/06:9.000kg x 10.240 =92.160.000 Giaù trò toàn 10/06:1.000kg x 10.240 =10.240.000 Ngày 5/6: 10.240.000 + (12.000x10.500) ÑGBQ= =.10 480 đ/kg 1.000 + 12.000 Giá trị xuất 25/06:10.000kg x 10.480 = 104.800.000 Giaù trò toàn /06:25 3.000kg x 10.480 =31.440.000 20
- Ví dụ 1.2: Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để kế toán hàng tồn kho với số liệu như ở ví dụ 1.1 trên và kết quả kiểm kê cuối kỳ cho thấy vật liệu tồn kho cuối kỳ là 3.000kg : Hãy xác định trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ và xuất kho trong kỳ theo từng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho khác. 21
- Ví dụ 1.2: Giải: Tiến hành xem xét việc áp dụng từng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho khác nhau tại doanh nghiệp ABC. * Ap dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho: FIFO - Tồn kho cuối kỳ: 3.000kg x 10.500đ/kg = 31.500.000đ - Trị giá hàng xuất kho trong kỳ: 20.000.000đ + (82.400.000đ + 126.000.000đ) – 31.500.000đ = 196.900.000đ * Ap dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho: LIFO - Tồn kho cuối kỳ: 2.000kg x 10.000đ/kg= 20.000.000đ 1.000kg x 10.300đ/kg= 10.300.000đ Cộng = 30.300.000đ - Trị giá hàng xuất kho trong kỳ: 20.000.000đ + (82.400.000đ + 126.000.000đ) – 30.300.000đ = 198.100.000đ 22
- Ví dụ 1.2: * Áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho bình quân gia quyền cuối kỳ, theo ví dụ 1.1. xác định được đơn giá bình quân là: 10.382đ/kg - Tồn kho cuối kỳ:3.000kgx10.382đ/kg =31.145.500đ - Trị giá hàng xuất kho trong kỳ: 20.000.000đ + (82.400.000đ + 126.000.000đ) – 31.145.500đ = 197.254.500đ. 23
- 3.2. Giá hạch toán nguyên, vật liệu Trong kỳ doanh nghiệp có thể thực hiện kế toán nhập – xuất kho nguyên, vật liệu theo giá hạch toán vì việc xác định được trị giá thực tế nguyên, vật liệu nhập – xuất kho là một công việc tương đối phức tạp. Phương pháp điều chỉnh có thể được tiến hành theo hai bước: Bước1: Trị giá thực tế Trị giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + NVL nhập kho trong kỳ HỆ SỐ CHÊNH LỆCH= GIÁ Trị giá hạch toán Trị giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ + NVL nhập kho trong kỳ 24
- 3.2. Giá hạch toán nguyên, vật liệu Sau đó, xác định trị giá thực tế nguyên, vật liệu xuất kho trong kỳ theo công thức: Trị giá thực tế Trị giá hạch toán NVL xuất kho = NVL xuất kho x Hệ số trong kỳ trong kỳ chênh lệch giá 25
- 1.4. Chứng từ nhập xuất nguyên, vật liệu: Chứng từ nhập + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn GTGT + Phiếu đặt mua hàng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm nghiệm Chứng từ xuất + Phiếu đề xuất vật tư sử dụng + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức Chứng từ theo dõi quản lý + Thẻ kho + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho 26
- 1.5. Nhiệm vụ của kế toán nguyên, vật liệu + Lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, phương pháp kế toán tổng hợp và phương pháp tính giá nguyên, vật liệu xuất kho phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp nhằm một mặt nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý, mặt khác tiết kiệm nhân công và giảm áp lực lên công việc của phòng kế toán. Khi doanh nghiệp đã lựa chọn các phương pháp trên thì phải đảm bảo tính nhất quán trong ít nhất một niên độ kế toán. + Phản ánh chi tiết và tổng hợp số liệu tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên, vật liệu theo số lượng và giá trị trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. + Tham gia vào công tác kiểm kê và lập các báo cáo chi tiết, tổng hợp về nguyên, vật liệu nhằm giúp cho các nhà quản lý nâng cao hiệu quả điều hành quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. + Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập – xuất kho nguyên, vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hoa áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm theo dõi kịp thời quá trình biến động của nguyên, vật liệu trong kho để doanh nghiệp tránh bị động trong quá trình cung cấp nguyên, vật liệu cho quá trình sản xuất. 27
- 2. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 2.1. Tại kho: * Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thủ kho sử dụng thẻ kho được kế toán lập sẵn để theo dõi việc nhập – xuất nguyên, vật liệu theo số lượng. Cuối ngày, thủ kho tính số lượng của từng loại nguyên, vật liệu tồn kho trên thẻ kho. * Hàng ngày hoặc định kỳ, thủ kho sắp xếp chứng từ, lập phiếu giao nhận chứng từ (nếu có yêu cầu) và chuyển toàn bộ chứng từ đã được vào thẻ kho cho nhân viên phòng kế toán sau khi yêu cầu nhân viên phòng kế toán đến nhận chứng từ kiểm tra và ký xác nhận vào thẻ kho. * Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp sổ số dư để kế toán chi tiết nguyên vật liệu thì cuối tháng căn cứ vào số tồn kho trên thẻ kho, thủ kho sẽ ghi vào sổ số dư do kế toán chuyển đến. 28
- 2. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU (tt) 2.2. Tại phòng kế toán. Khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để kế toán chi tiết nguyên vật liệu thì công việc của kế toán viên tại phòng kế toán cũng bao gồm một số công đoạn: Kiểm tra chứng từ Ghi nhận nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thể hiện trên các chứng từ khác nhau vào các sổ tương ứng. Tổng hợp số liệu cuối kỳ. Đối chiếu số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp. 29
- 3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN, VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 3.1. Tài khoản sử dụng 3.1.1. Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh trị giá các loại hàng hóa, vật tư (nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. 30
- 3.1.1. Tài khoản 151 * Nội dung và kết cấu của tài khoản * Bên nợ: - Giá trị hàng hóa, vật tư đã mua mang đi trên đường - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ. (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). * Bên có: - Giá trị hàng hóa, vật tư đã mua đang đi trên đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư mua đang đi trên đường đầu kỳ. (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). *Số dư bên nợ: Giá trị hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi trên đường, chưa về nhập kho đơn vị. 31
- 3.1.1. Tài khoản 151 Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản Hạch toán tài khoản này cần tuân theo một số quy định sau: + Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm: - Hàng hóa, vật tư mưa ngoài đã thanh toán tiến (đã chấp nhận thanh toán) nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển. - Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. + Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ kế toán mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng “hàng mua đang đi trên đường”. - Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và kho hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp và các tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ” hoặc 156 “hàng hóa”. - Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn mua hàng ghi vào tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”. + Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi trên đường theo từng chủng lọai hàng hóa, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế. 32
- 3.1.2. Tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp phân loại nguyên, vật liệu nhưng trong kế toán, nguyên, vật liệu phản ánh vào tài khoản 152 được phân loại theo tính năng sử dụng, bao gồm: - Nguyên, vật liệu chính - Vật liệu phụ - Nhiên liệu - Phụ tùng thay thế - Vật liệu và thiết bị xây dựng cư bản - Phế liệu 33
- 3.1.2. Tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ - Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên có - Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu xuất dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến hoặc góp vốn liên doanh; - Trị giá nguyên, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá; - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu hụt phát hiệnn khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ ((Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên nợ: Trị giá thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ. 34
- 3.1.2. Tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản + Để kế toán nguyên, vật liệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kiểm kê định kỳ + Kế toán nhập – xuất – tồn kho nguyên, vật liệu được phản ánh theo trị giá thực tế (giá gốc). Trị giá thực tế nhập kho được quy định cụ thể cho từng loại nguyên, vật liệu theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. + Để tính trị giá thực tế của nguyên, vật liệu xuất kho, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong bốn phương pháp. Giá thực tế đích danh Giá thực tế nhập trước – xuất trước Giá thực tế nhập sau – xuất trước Giá thực tế bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc cuối kỳ. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. + Cần thực hiện đồng thời kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nguyên, vật liệu. Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên, vật liệu. 35
- 3.2. Kế toán tổng hợp nhập kho nguyên, vật liệu 3.2.1. Nhập kho có chứng từ đầy đủ a. Số lượng hàng nhập kho đúng với số lượng phản ánh trên hóa đơn, chứng từ: + Phản ánh chi phí mua nguyên, vật liệu, thuế GTGT và tổng số tiền phải thanh toán, ghi: Nợ TK 152 – Giá mua nguyên, vật liệu theo hóa đơn Nợ TK 133 - thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, - Tổng giá thanh toán + Các chi phí phát sinh liên quan đến việc mua và nhập nguyên, vật liệu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, bảo hiểm được tính vào giá nhập kho. Nợ TK 152 – Các chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133 – Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331 - Tổng giá TT chi phí phát sinh + Nếu được bên bán cho doanh nghiệp hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hoặc trả lại vật liệu cho bên bán, thì ghi giảm giá trị vật liệu nhập kho: Nợ TK 111, 112, 331 – Tổng số tiền được giảm giá hoặc trả lại Có TK 152 – Trị giá nguyên, vật liệu giảm giá hoặc trả lại Có TK 133 – Thuế GTGT (nếu có). 36
- a. Số lượng hàng nhập kho đúng với số lượng phản ánh trên hóa đơn, chứng từ: + Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán trước kỳ hạn cho người bán, phản ánh vào thu nhập họat động tài chính, ghi: Nợ TK 111, 112, 331 – Số tiền chiết khấu được hưởng Có TK 515 – số tiền chiết khấu được hưởng + Đối với hàng nhập khẩu: - Khoản thuế nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước được tính vào giá nhập và ghi: Nợ TK 152 – Nguyên, vật liệu Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu - Khoản thuế TTĐB (nếu có) phải nộp cho Nhà nước cũng được tính vào giá nhập, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên, vật liệu Có TK 3332 – thuết TTĐB - Đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp nếu được khấu trừ: Nợ TK 133 – thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ. Có TK 33312 – thuế GTGT hàng nhập khẩu 37
- Ví dụ 1.3: Tại doanh nghiệp ABC hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho có số liệu như sau: 1. Mua nguyên liệu chính A về nhập kho có giá mua 100 triệu đồng, thuế suất GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Nguyên liệu chính A dùng để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT. Chi phí vận chuyển, bốc xếp phát sinh của lô nguyên liệu trên là 2,1 triệu đồng (đã bao gồm 5% thuế GTGT), đã thanh toán cho người vận chuyển bằng tiền mặt. 2. Mua nguyên liệu chính B về nhập kho có giá mua 150 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán tiền cho người bán qua ngân hàng. Nguyên liệu chính B dùng để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT. 3. Nhập khẩu vật liệu chính C về cho họat động dự án của doanh nghiệp có trị giá 200 triệu đồng, thuế suất thuế nhập khẩu 5%, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán tiền cho người bán qua ngân hàng. 4. Nhập khẩu vật liệu phụ D về để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trị giá vật liệu nhập khẩu 180 triệu đồng, thuế suất thuế nhập khẩu 5%, thuế suất GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. 5. Trả lại một số nguyên liệu A có trị giá 5 triệu đồng, trừ vào số tiền còn nợ người bán. 6. Nguyên liệu B được giảm giá 2% trên giá bán chưa có thuế và người bán đã điều chỉnh lại hóa đơn. Người bán đã chuyển số tiền liên quan đến phần giảm giá cho doanh nghiệp qua ngân hàng. 7. Thanh toán tiền mua vật liệu D cho người bán qua ngân hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên tổng số tiền phải thanh toán. 38
- Ví dụ 1.3: 1. Nhập kho nguyên liệu chính A Nợ TK 152 100 triệu đồng Nợ TK 133 10 triệu đồng Có TK 331 110 triệu đồng Chi phí vận chuyển nguyên liệu A Nợ TK 152 2 triệu đồng Nợ TK 133 0,1 triệu đồng Có TK 111 2,1 triệu đồng 2. Nhập kho nguyên liệu chính B: Nợ TK 152 150 triệu đồng Nợ TK 133 15 triệu đồng Có TK 112 165 triệu đồng 3. Nhập khẩu vật liệu chính C: Nợ TK 152 231 triệu đồng Có TK 3333 10 triệu đồng Có TK 3331 21 triệu đồng Có TK 112 200 triệu đồng 39
- Ví dụ 1.3: 4. Nhập khẩu vật liệu phụ D: Nợ TK 152 189 triệu đồng Có TK 3333 9 triệu đồng Có TK 331 180 triệu đồng Thuế GTGT được khấu trừ của vật liệu phập khẩu: Nợ TK 133 18,9 triệu đồng Có TK 3331 18,9 triệu đồng 5. Trả lại nguyên liệu chính A: Nợ TK 331 5,5 triệu đồng Có TK 152 5 triệu đồng Có TK 133 0,5 triệu đồng 6. Giảm giá nguyên liệu chính B: Nợ TK 112 3,3 triệu đồng Có TK 152 3 triệu đồng Có TK 133 0,5 triệu đồng 7. Thanh toán tiền mua vật liệu phụ D: Nợ TK 331 180 triệu đồng Có TK 112 178,2 triệu đồng Có TK 515 1,8 triệu đồng 40
- b. Số lượng hàng nhập kho thiếu so với số phản ánh trên hóa đơn, chứng từ: + Ngay khi hàng về nhập kho, xác định được nguyên nhân thiếu nguyên, vật liệu, ghi: Nợ TK 152 - Trị giá thực tế nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có) Nợ TK 1388, 334 - trị giá nguyên, vật liệu thiếu Có TK 111, 112, 141, 331, - tổng giá thanh toán + Chưa xác định được nguyên nhân thiếu NVL khi hàng về nhập kho: - Tại thời điểm nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152 - Trị giá thực tế nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - thuế GTGT (nếu có) Nợ TK 1381 - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu Có TK 111, 112, 141, 331, - Tổng giá thanh toán 41
- b. Số lượng hàng nhập kho thiếu so với số phản ánh trên hóa đơn, chứng từ: + Khi xác định được nguyên nhân thiếu và có quyết định xử lý: - Liên quan đến đối tượng khác, ghi: Nợ TK 1388, 334, 632 - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu Có TK 1381 - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu - Liên quan đến nhà cung cấp: Nếu nhà cung cấp giao tiếp số hàng thiếu, ghi Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu Có TK 1381 - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu Nếu nhà cung cấp không giao thêm nữa, ghi: Nợ TK 111, 112, 331 - số tiền nhà cung cấp trả lại Có TK 1381 - Trị giá nguyên, vật liệu thiếu Có TK 133 - thuế GTGT (nếu có) liên quan đến nguyên, vật liệu thiếu 42
- Ví dụ 1.4 1. Mua nguyên liệu chính A nhập kho để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua nguyên liệu 120.000đ/kg, thuế suất GTGT 10%, số lượng nguyênliệu thực ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 2.000kg, số lượng nguyên liệu thực nhập kho 1.960kg. Phần nguyên liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân. 2. Mua nguyên liệu chính B nhập kho để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, đã thanh toán tiền cho người bán qua ngân hàng. Giá mua nguyên liệu 150.000đ/kg, thuế suất GTGT 10%. Số lượng nguyên liệu thực nhập kho 1.960kg. Phần nguyên liệu thiếu cho rõ nguyên nhân. 3. Nguyên liệu A thiếu do đơn vị vận tải làm mất. Đơn vị vận tải cam kết sẽ thanh toán số tiền này. 4. Mua vật liệu chính C nhập kho để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua vật liệu C 100.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng vật liệu được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 3.000kg, số lượng vật liệu thực nhập kho 2.800kg. Phần vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân. 5. Nguyên liệu B thiếu do thủ kho bên bán cân nhầm. Bên bán đã chuyển hóa đơn mới và chuyển trả số tiền tương ứng với số nguyên liệu thiếu cho qua NH. 6. Doanh nghiệp nhận tiền đền bù từ đơn vị vận tải bằng tiền mặt. 7. Vật liệu C thiếu do người bán giao thiếu và doanh nghiệp đã nhận được phần giao bổ sung từ phí nhà cung cấp. 8. Mua vật liệu phụ D nhập kho để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, đã thanh toán tiền cho người bán bằng chuyển khoản. Giá mua vật liệu D 500.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng vật liệu D được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 600kg, số lượng vật liệu D thực nhập kho 580kg. Phần vật liệu D thiếu chưa rõ nguyên nhân. 9. Vật liệu phụ D thiếu do nhân viên áp tải làm mất, quyết định trừ lương nhân viên này ½ trị giá phần hàng thiếu, còn lại đưa vào giá vốn hàng bán trong kỳ. 43
- Ví dụ 1.4 1. Nhập kho nguyên liệu chính A. Nợ TK 152A 235,2 triệu đồng ( 1.960 x 120.000) Nợ TK 133 24 triệu đồng (2.000 x 12.000) Nợ TK 1381 4,8 triệu đồng (40 x 120.000) Có TK 331 264 triệu đồng (2.000 x 120.000 x 1,1) 2. Nhập kho nguyên liệu chính B Nợ TK 152B 142,5 triệu đồng (950 x 150.000) Nợ TK 133 15 triệu đồng (1.000x 15.000) Nợ TK 1381 7,5 triệu đồng (50x150.000) Có TK 112 165 triệu đồng (1.000 x 150.000x 1,1) 3. Xử lý trị giá nguyên liệu A thiếu Nợ TK 1388 4,8 triệu đồng Có TK 1381 4,8 triệu đồng 4. Nhập kho vật liệu chính C: Nợ TK 152C 280 triệu đồng (2.800x 100.000) Nợ TK 133 30 triệu đồng (3.000x10.000) Nợ TK 1381 20 triệu đồng (200 x 100.000) Có TK 331 330 triệu đồng ( 3.000 x 100.000 x 1,1) 44
- Ví dụ 1.4 5. Nhận lại tiền tương ứng với trị giá nguyên liệu B thiếu: Nợ TK 112 8,25 triệu đồng Có TK 133 0,75 triệu đồng Có TK 1381 7,5 triệu đồng 6. Nhận số tiền do đơn vị vận tải chuyển trả do làm mất nguyên liệu A: Nợ TK 111 4,8 triệu đồng Có TK 1388 4,8 triệu đồng 7. Nhập kho bổ sung vật liệu chính C: Nợ TK 152C 20 triệu đồng Có TK 1381 20 triệu đồng 8. Nhập kho vật liệu phụ D: Nợ TK 152D 290 triệu đồng (580 x 500.000) Nợ TK 133 30 triệu đồng (600x 50.000) Nợ TK 1381 10 triệu đồng (20 x 500.000) Có TK 112 330 triệu đồng (600 x 500.000 x 1,1). 9. Xử lý mất hàng Nợ 334: 5 triệu đồng Nợ 632: 5 triệu đồng 45 Có TK 1381 10 triệu đồng (20 x 500.000)
- c. Số lượng hàng nhập kho thừa so với số phản ánh trên hóa đơn, chứng từ: + Nếu chỉ giữ hộ người bán phần nguyên, vật liệu thừa, ghi, nợ TK 002 Khi trả người bán số nguyên, vật liệu thừa, ghi: Có TK 002 + Nếu nhập luôn số nguyên, vật liệu thừa * Khi nhập kho, ghi: Nợ TK 152 - Trị giá thực tế nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141,331, - Tổng giá thanh toán Có TK 3381 - Trị giá nguyên vật liệu thừa 46
- * Khi có quyết định giải quyết số nguyên, vật liệu thừa: - Mua luôn số thừa ghi: Nợ TK 3381 - Trị giá nguyên, vật liệu thừa Nợ TK 133 - thuế GTGT (nếu có) liên quan đến NVL thừa Có TK 111, 112, 331 - phần phải TT bổ sung cho người bán - Trả lại người bán, ghi: Nợ TK 3381 - Trị giá nguyên, vật liệu thừa Có TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu thừa 47
- Ví dụ 1.5: 1. Mua nguyên liệu chính A để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, đã thanh toán tiền cho người bán ½ số tiền qua ngân hàng. Giá mua nguyên liệu 180.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng nguyên liệu được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 2.600kg, số lượng nguyên liệu thực nhập kho 3.000kg. Phần nguyên liệu thừa được doanh nghiệp nhập kho luôn. 2. Mua nguyên liệu chính B để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua nguyên liệu 150.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT10%. Số lượng nguyên liệu được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 2.200kg, số lượng nguyên liệu thực nhập kho 2.500kg. Phần nguyên liệu thừa doanh nghiệp đưa vào giữ hộ cho người bán. 3. Phần nguyên liệu A thừa được người bán đề nghị doanh nghiệp mua luôn. Doanh nghiệp đã đồng ý và thanh toán hết nợ cho người bán quan ngân hàng. 4. Mua vật liệu chính C để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT, chưa thanh toán tiền cho người bán. Giá mua vật liệu 120.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Số lượng vật liệu được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 3.200kg, số lượng vật liệu được ghi trên hóa đơn do bên bán xuất 3.200kg, số lượng vạt liệu thực nhập kho 3.500kg. Phần vật liệu thừa được doanh nghiệp nhập kho luôn. 5. Người bán đề nghị doanh nghiệp trả lại số vật liệu chính C giao dư. Doanh nghhiệp đã xuất kho số vật liệu này trả lại cho người bán. 48
- Ví dụ 1.5: (1) Nhập kho nguyên liệu A: Nợ TK 152A 540 triệu đồng (3.000 x 180.000) Nợ TK 133 46,8 triệu đồng (2.600 x 18.000x 10%) Có TK 112 257,4 triệu đồng (1.300 x 180.000 x 1,1) Có TK 331 257,4 triệu đồng (1.300 x 180.000 x 1,1) Có TK 3381 72 triệu đồng (400 x 180.000) (2) Nhập kho nguyên liệu B: Nợ TK 152B 330 triệu đồng (2.200 x 150.000) Nợ TK 133 33 triệu đồng (2.200 x 15.000) Có TK 331 360 triệu đồng (300x 150.000) Phần nguyên liệu B thừa doanh nghiệp đưa vào giữ hộ người bán Nợ TK 002 45 triệu đồng (300 x 150.000) 49
- Ví dụ 1.5: (3) Doanh nghiệp mua luôn phần nguyên liệu A thừa và thanh toán nợ cho người bán. Nợ TK 3381 72 triệu đồng Nợ TK 133 7,2 triệu đồng Nợ TK 331 257,4 triệu đồng Có TK 112 336,6 triệu đồng (4) Nhập kho vật liệu C: Nợ TK 152C 5420 triệu đồng (3.500 x 120.000) Nợ TK 133 38,4 triệu đồng (3.200 x 12.000) Có TK 331 422,4 triệu đồng (3.200 x 120.000 x 1,1) Có TK 3381 36 triệu đồng (300 x 120.000) (5) Xuất trả lại cho người bán phần vật liệu C dư: Nợ TK 3381 36 triệu đồng Có TK 152C 36 triệu đồng 50
- 3.2.2. Doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn nhưng nguyên, vật liệu chưa về nhập kho, lưu hóa đơn và tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường” * Trong kỳ khi nguyên, vật liệu về, ghi bình thường Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331,. - Tổng giá thanh toán. * Cuối kỳ nếu nguyên, vật liệu chưa về, ghi: Nợ TK 151 - Trị giá nguyên, vật liệu chưa về, ghi: Nợ TK 133 - thuế GTGT ( nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, - Tổng giá thanh toán * Sang kỳ sau, nguyên, vật liệu về nhập kho, ghi Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho Có TK 151 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho 51
- Ví dụ 1.6 (1) Ngày 20/08: Mua vật liệu phụ A của doanh nghiệp X, vật liệu phụ chưa về nhập kho. Trị giá vật liệu phụ phản ánh trên hóa đơn GTGT là 150 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. (2): Ngày 25/08: mua vật liệu chính B của doanh nghiệp Y, vật liệu chính chưa về nhập kho, Trị giá vật liệu chính phản ánh trên hóa đơn GTGt là 500 triệu đồng, thuế suất GTGT 10%, đã thanh toán cho người bán ½ số tiền qua ngân hàng, phần còn lại nợ. (3): ngày 29/08: vật liệu A phụ mua của doanh nghiệp X đã về nhập kho đủ. (4): ngày 03/09: Vật liệu chính B mua của doanh nghiệp Y đã về nhập kho đủ. 52
- 3.2.3. Nguyên, vật liệu đã về nhập kho nhưng doanh nghiệp chưa nhận được hóa đơn, nhập kho nguyên, vật liệu và lưu Phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “Hàng chưa có hóa đơn” * Trong kỳ hóa đơn về, kế toán ghi bình thường. Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, - Số tiền phải thanh toán * Cuối kỳ nếu hóa đơn chưa về, theo giá tính, kế toán ghi: Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho (theo giá tạm tính) Có TK 111, 112, 141, 331, - Số tiền phải TT (tạm tính) * Khi có hóa đơn, căn cứ giá thực tế trên hóa đơn, kế toán điều chỉnh: + Nếu giá ghi trên hóa đơn cao hơn giá tạm tính, ghi bổ sung: Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho (phần chênh lệch) Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, - Số tiền chênh lệch phải TT + Nếu giá ghi trên hóa đơn thấp hơn giá tạm tính, ghi giảm trị giá hàng nhập kho: Nợ TK 111, 112,141,331 - Số tiền nhận lại (phần chênh lệch) Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có) Có TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu (phần chênh lệch) next 53
- Ví dụ: 1.7. (1) ngày 20/07: mua vật liệu chính A của đơn vị X. Vật liệu A đã về nhập kho đủ 1.600kg nhưng doanh nghiệp chưa nhận được hóa đơn. Doanh nghiệp đã chuyển tiền trả cho người bán X 100 triệu đồng qua ngân hàng. (2) ngày 26/07: mua vật liệu chính B của đơn vị Y. Vật liệu B đã về nhập kho đủ 1.500kg nhưng DN chưa nhận được hóa đơn và chưa thanh toán cho Y. (3) ngày 28/07: Đơn vị Y giao hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp với đơn giá bán 120.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. (4) ngày 29/07: Mua vật liệu phụ C của đơn vị Z. Vật liệu phụ C đã về nhập kho đủ 2.000kg nhưng doanh nghiệp chưa nhận được hóa đơn và đã chuyển trả tiền cho người bán Z 50 triệu đồng qua ngân hàng. (5) Ngày 30/07: Doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hóa đơn của các đơn xị X và Z. Doanh nghiệp tạm thời ghi nhận việc nhập kho vật liệu chính A và vật liệu phụ C theo đơn giá 170.000đ/kg và 80.000đ/kg. (6) Ngày 02/08: Nhận được hóa đơn GTGT do đơn vị X giao với đơn giá 175.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. (7) Ngày 03/08: Thanh toán tiền mua vật liệu chính B cho đơn vị Y qua ngân hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1%. (8) Ngày 04/08: Nhận được hóa đơn GTGT do đơn vị Z giao với đơn giá 78.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. (9) Ngày 05/08: Thanh toán tiền mua vật liệu chính A cho đơn vị X qua ngân hàng. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên 54
- Ví dụ: 1.7. (1) Ngày 20/07: Trả cho người bán X qua ngân hàng Nợ TK 331X 100 triệu đồng Có TK 112 100 triệu đồng (2) Ngày 26/07: Nhập kho vật liệu chính B và lưu phiếu nhập kho vào tập hôg sơ “hàng chưa có hóa đơn”. Kế toán chờ hoặc đến cuối tháng hoặc khi nhận được hóa đơn của bên bán mới ghi nhận vào sổ kế toán. (3) Ngày 28/07: Nhận được hóa đơn của Y và phản ánh trị giá vật liệu chính B nhập kho: Nợ TK 152B 180 triệu đồng Nợ TK 133 18 triệu đồng Có TK 331Y 198 triệu đồng (4) Ngày 29/07: Trả cho người bán Z qua ngân hàng Nợ TK 331Z 50 triệu đồng Có TK 112 50 triệu đồng 55
- Ví dụ: 1.7. (5) Ngày 30/07: Ghi nhận việc nhập kho vật liệu A và C theo giá tạm tính: Nợ TK 152A 272 triệu đồng Có TK 331X 272 triệu đồng Và: Nợ TK 152C 160 triệu đồng Có TK 331Z 160 triệu đồng (6) Ngày 02/08: điều chỉnh trị giá vật liệu A nhập kho do giá được ghi nhận trên hóa đơn nhận được cao hơn giá tạm tính: Nợ TK 152 8 triệu đồng Nợ TK 133 28 triệu đồng Có TK 331X 36 triệu đồng (7) Ngày 03/8: thanh toán cho Y qua ngân hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1%. Nợ TK 331Y 198 triệu đồng Có TK 112 196,02 triệu đồng Có TK 515 1,98 triệu đồng (8) ngày 04/08: Điều chỉnh trị giá vật liệu C nhập kho do giá được ghi nhận trên hóa đơn nhận được thấp hơn giá tạm tính. Nợ TK 133 15,6 triệu đồng Có TK 152 4 triệu đồng Có TK 331Z 11,6 triệu đồng (9) Ngày 05/08: Thanh toán cho X tiền mua vật liệu A qua ngân hàng: Nợ TK 331X 208 triệu đồng Có TK 112 208 triệu đồng 56
- 3.2.4. Doanh nghiệp ứng trước tiền mua nguyên,vật liệu cho người bán * Khi ứng tiền cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Số tiền ứng trước Có TK 111, 112, 141, * Khi nhận hàng, ghi: Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, - Tổng giá thanh toán 57
- Ví dụ 1.8: (1) ngày 05/12: Ứng trước cho đơn vị M 150 triệu đồng qua ngân hàng để đặt mua vật liệu P. (2) Ngày 12/12: nhập kho vật liệu P do người bán M giao. Tổng giá thanh toán của lô hàng là 352 triệu đồng, trong đó thuế GTGT 10%. (3) Ngày 15/12: Thanh toán số tiền còn lại cho đơn vị M qua ngân hàng. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên 58
- Ví dụ 1.8: (1) ngày 05/12: Ứng trước cho đơn vị M 150 triệu đồng qua ngân hàng. Nợ TK 331M 150 triệu đồng Có TK 112 150 triệu đồng (2) Ngày 12/12: Nhập kho vật liệu P do người bán M giao: Nợ TK 152 320 triệu đồng Nợ TK 133 32 triệu đồng Có TK TK 331M 352 triệu đồng (3) Ngày 15/12: thanh toán số tiền còn lại cho đơn vị M qua ngân hàng Nợ TK 331M 202 triệu đồng Có TK 112 202 triệu đồng 59
- 3.2.5. Vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công * Khi xuất kho nguyên, vật liệu để gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 154 - Trị giá thực tế NVL xuất kho gia công, chế biến Có TK 152 - Trị giá thực tế NVL xuất kho gia công, chế biến * Chi phí gia công, chế biến phát sinh được tập hợp, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí gia công, chế biến thực tế phát sinh Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112 - Số tiền chi thực tế để gia công, chế biến Có TK 152, 153, 142 - Vật liệu, CC – DC để gia công, chế biến Có TK 334, 338 - Tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân công chế biến Có TK 331 – Chi phí gia công, vận chuyển, chưa thanh toán * Quá trình gia công, chế biến hoàn thành, tiến hành nhập lại kho vật liệu, ghi: Nợ TK 152 - Trị giá thực tế vật liệu nhập lại kho Có TK 154 – giá thành thực tế vật liệu chế biến 60
- 3.2.6. Nguyên, vật liệu nhập góp vốn liên doanh Nợ TK 152 – Giá thỏa thuận Có TK 411 - Giá thỏa thuận 3.2.7. Nguyên, vật liệu do bộ phận sản xuất dùng không hết nhập kho hoặc phế liệu thu hồi nhập kho: Nợ TK 152 - Trị giá nguyên, vật liệu còn dư hoặc phế liệu nhập kho Có TK 621, 627 - Trị giá nguyên, vật liệu còn dư nhập kho Có TK 154 - Trị giá phế liệu nhập kho 61
- Ví dụ 1.9: 1. Xuất kho nguyên liệu A có trị giá 300 triệu đồng để chế biến. 2. Xuất kho nguyên liệu B có trị giá 200 triệu đồng để gia công 3. Chi phí chế biến phát sinh như sau: - Tiền lương nhân công trực tiếp 9 triệu đồng, tiền lương nhân công quản lý 1 triệu đồng, các khoản trích theo lương quy định. - Xuất kho công cụ trị giá 2 triệu đồng, nhiên liệu trị giá 0,5 triệu đồng. - Trích khấu hoa TSCĐ 1,4 triệu đồng - Tiền điện 1,2 triệu đồng (chưa kể 10% thuế GTGT) đã thanh toán qua NH. - Chi phí khác chưa thanh toán cho nhà cung cấp 1 triệu đồng. 4. Chi phí gia công phát sinh 25 triệu đồng (chưa tính 10% thuế GTGT), chưa thanh toán cho bên gia công. Chi phí vận chuyển đi và về phát sinh 3,15 triệu đồng (kể cả 5% thuế GTGT) đã trả bằng tiền mặt. 5. Nhập lại kho nguyên liệu A đã chế biến hoàn thành. 6. Nhập lại kho nguyên liệu B đã gia công hoàn thành. 7. Nhập kho vật liệu C có giá trị 250 triệu đồng do nhận góp vốn liên doanh 8. Nhập lại kho một số vật liệu D đã xuất dùng cho sản xuất nhưng không sử dụng hết có giá trị 45 triệu đồng. 9. Nhập kho một số phế liệu có trị giá 3 triệu đồng 62
- Ví dụ 1.9: (1) Xuất kho nguyên liệu A để chế biến Nợ TK 154A 300 triệu đồng Có TK 152A 300 triệu đồng (2) Xuất kho nguyên liệu B để gia công Nợ TK 154B 200 triệu đồng Có TK 152B 200 triệu đồng (3) Chi phí chế biến phát sinh Nợ TK 154A 18,3 triệu đồng Nợ TK 133 0,12 triệu đồng Có TK 334 10 triệu đồng Có TK 338 2,2 triệu đồng Có TK 153 2 triệu đồng Có TK 152 0,5 triệu đồng Có TK 214 1,4 triệu đồng Có TK 112 1,32 triệu đồng Có TK 331 1 triệu đồng 63
- Ví dụ 1.9: (4) Chi phí gia công phát sinh Nợ TK 154B 25 triệu đồng Nợ TK 133 2,5 triệu đồng Có TK 331 27,5 triệu đồng Chi phí vận chuyển phát sinh: Nợ TK 154B 3 triệu đồng Nợ TK 133 0,15 triệu đồng Có TK 111 3,15 triệu đồng 64
- Ví dụ 1.9: (5) Nhập lại kho nguyên liệu A đã chế biến hoàn thành: Nợ TK 152A 318 triệu đồng Có TK 154A 318 triệu đồng (6) Nhập lại kho nguyên liệu B gia công hoàn thành: Nợ TK 152B 228 triệu đồng Có TK 154B 228 triệu dồng (7) Nhập góp vốn liên doanh bằng vật liệu C Nợ TK 152C 250 triệu đồng Có TK 411 250 triệu đồng 65
- Ví dụ 1.9: (8) Nhập lại kho vật liệu D đã xuất dùng cho SX nhưng không sử dụng hết: Nợ TK 152D 45 triệu đồng Có TK 621 45 triệu đồng (9) Nhập kho phế liệu Nợ TK 152 3 Triệu đồng Có TK 154 3 triệu đồng 66
- 3.3 .Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên, vật liệu 3.3.1. Xuất dùng cho sản xuất, cho quản lý ghi Nợ TK 621, 627, 641, 642 - Chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Có TK 152 – Giá trị nguyên, vật liệu xuất kho. 3.3.2. Xuất đề đầu tư vào Công ty liên kết Căn cứ vào giá trị đánh giá lại nguyên - vật liệu được thoả thuận giữa nhà thầu và Công ty liên kết, ghi: Nợ TK 223 - Đầu tư vào Công ty liên kết (Giá trị đánh giá lại). Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu giá trị đánh giá lại nguyên - vật liệu nhỏ hơn giá trị ghi sổ của nguyên - vật liệu). Có TK 152 – Nguyên, vật liệu (giá trị ghi sổ) Có TK 711 - Thu nhập khác (nếu giá trị đánh giá lại nguyên - vật liệu lớn hơn giá trị sổ của nguyên - vật liệu). 67
- 3.3 .Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên, vật liệu 3.3.3 Xuất để góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát * Nếu giá đánh giá lại nguyên -vật liệu để góp vào cơ sỡ kinh doanh đồng kiểm soát nhỏ hơn giá trị ghi sổ (giá xuất kho nguyên -vật liệu),ghi: Nợ TK 222-vốn góp liên doanh (theo giá đánh giá lại ) Nợ TK 811-chi phí khác (Chênh lệch giữa giá tri ghi sổ lớn hơn giá đánh giá lại ) Có TK 152-Nguyên ,vật liệu (giá trị ghi sổ) 68
- 3.3.3 Xuất để góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát *Nếu giá đánh giá lại nguyên -vật liệu để góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát lớn hơn giá ghi sổ (giá xuất kho nguyên -vật liệu ),ghi hoản lại phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh : Nợ TK 222-Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại ) Có TK 152-Nguyên , vật liệu (Gía trị ghi sổ ) Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ kế toán của vật tư, hàng hoá mang đi góp vốn). 69
- 3.3 .Kế toán tổng hợp xuất kho nguyên, vật liệu 3.3.4 Xuất gia công chế biến ,ghi: Nợ TK 154-Chi phí sản xuất ,kinh doanh dở dang Cĩ TK 152-Gía trị nguyên ,vật liệu xuất kho 3.3.5 Xuất bán ra ngồi ,ghi: Nợ TK 632 –Gía vốn hàng bán Cĩ TK 152 –Gía trị nguyên ,vật liệu xuất kho 3.3.6 Xuất cho bên ngồi mượn tạm thời ,ghi: Nợ TK 1388- Phải thu khác Cĩ TK 152- Gía tri nguyên , vật liệu xuất kho 3.3.7 Xuất cấp cho đơn vị trực thuộc,ghi: Nợ TK 1361- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc Cĩ TK 152-Gía tri nguyên ,vật liệu xuất kho 3.3.8 Xuất cho vay , mượn nơi bộ,ghi: Nợ TK 1368-Phải thu nội bộ khác Cĩ TK 1368-Gía tri nguyên, vật liệu xuất kho 70
- 2. KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ Công cụ - dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ, dụng cụ được quản lý và hoạch toán giống như nguyên, vật liệu. 71
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 153 “công cụ, dụng cụ” dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại công cụ, dụng cụ trong kho của doanh nghiệp. *Nội dung kết cấu tài khoản Bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác; Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho; Trị giá công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê; Kết chuyển trị giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hang tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: Trị giá công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn liên doanh; Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại người bán hoặc được giảm giá; Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê; Kết chuyển trị giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). . Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ. 72
- Tài khoản sử dụng: có ba tài khoản cấp hai: Tài khoản 1531 “công cụ, dụng cụ”: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 1532 “bao bì luân chuyển”: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều loại chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hoạch toán. Tài khoản 1533 “Đồ dùng cho thuê”: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại công cụ, dụng cụ doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê. Chỉ hoạch toán vào tài khoản này những công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp mua vào với mục đích cho thuê, trường hợp không phân biệt được thì hoạch toán vào tài khoản 1531 73
- Phương pháp hạch toán Khi nhập kho CCDC: Nợ TK 153 – Giá nhập kho CCDC Nợ TK 133 - thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, - Tổng giá thanh toán 74
- Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng * Khi xuất công cụ, dụng cụ phân bổ một lần, ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 241, - chi phí sản xuất, kinh doanh Có TK 153 - Trị giá công cụ, dụng cụ xuất kho. * Khi xuất kho phân bổ 2 lần: - Khi xuất kho công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 142 – Chi phí trả trước Có TK 153 - Trị giá công cụ, dụng cụ xuất kho - Lần đầu phân bổ bằng 50% giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho, ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 241, - Trị giá phân bổ lần đầu Có TK 142 – Chi phí trả trước - Lần sau phân bổ: Giá trị phân bổ lấn 2 = 50% GT (giá trị còn lại - Bồi thường - Phế liệu thu hồi) Nợ TK 627, 641, 642, 241, - Trị giá phân bổ lần hai Nợ TK 1388, 334 – Giá trị thu hồi bồi thường, bán phế liệu Có TK 142 – Chi phí trả trước 75
- * Khi xuất kho phân bổ nhiều lần: - Khi xuất kho công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 142, 242 – Chi phí trả trước (dài hạn) Có TK 153 - Trị giá công cụ, dụng cụ xuất kho - Lần đầu phân bổ, ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 241, - Trị giá phân bổ lần đầu Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước (dài hạn) - Các kỳ kế tiếp, theo giá trị phân bổ, ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 241, - Trị giá phân bổ các kỳ tiếp theo Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước (dài hạn). 76