Kế toán - Kiểm toán - Chương 2: Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

pdf 18 trang vanle 4020
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán - Kiểm toán - Chương 2: Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_chuong_2_bang_can_doi_ke_toan_va_tai_khoan.pdf

Nội dung text: Kế toán - Kiểm toán - Chương 2: Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

  1. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CHƯƠNG 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa Khái niệm Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. * Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin của doanh nghiệp về: - Tài sản - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ - Các luồng tiền. Ý nghĩa - Cung cấp thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tình hình tài chính, về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Cho phép kiểm tra, phân tích, đánh giá - Giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định. 2.1.2 Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Yêu cầu - Trung thực và hợp lý - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy. Trang 10 / 27
  2. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính - Hoạt động liên tục - Trình bày trung thực: Các báo cáo tài chính cần phải trình bày trung thực về tình hình tài chính, các đặc điểm kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh trong các báo cáo. Đảm bảo nguyên tắc này giúp cho những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính thu nhận và phân tích đúng đắn mọi tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đúng đắn. - Cơ sở dồn tích - Nhất quán - Trọng yếu và tập hợp: Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin trọng yếu riêng, không được tổng hợp với các thông tin không trọng yếu khác làm cho sự nhận biết của những người sử dụng thông tin của báo cáo tài chính bị hạn chế, không đầy đủ, thậm chí bị sai lệch. Thông tin trọng yếu là những thông tin có tính quyết định, liên quan nhiều đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này không thể thiếu được trong quá trình nhận biết khả năng tài chính và ra quyết định kinh doanh đối với những người sử dụngNgược lại, để đơn giản và dễ hiểu, những thông tin đơn lẻ, không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần phải phản ánh dưới dạng các thông tin tổng quát. - Bù trừ: Theo nguyên tắc này, một số thông tin có thể được bù trừ cho nhau, còn một số thông tin lại không được phép bù trừ cho nhau khi lập báo cáo tài chính. Ví dụ tài sản và công nợ, thu nhập và chi phí không được bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, nếu ở một số chỉ tiêu nào đó được phép bù trừ thì cần phải xem xét tính trọng yếu của nó để thuyết minh, diễn giải rõ ràng trong "Thuyết minh báo cáo tài chính”. - Có thể so sánh 2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính Theo qui định hiện hành thì báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trang 11 / 27
  3. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: để giải trình 2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2.2.1 Khái niệm BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm). BCĐKT là 1 báo cáo bắt buộc, được nhà nước qui định thống nhất về mẫu biểu, phương pháp lập, nơi phải gửi và thời hạn gửi. * Đặc điểm - Phản ánh tổng quát toàn bộ TS, NV theo một hệ thống chỉ tiêu được qui định thống nhất. - Phản ánh TS, NV dưới hình thức giá trị - Phản ánh “ tình hình tài chính của DN” ở một thời điểm nhất định: + Các nguồn lực kinh tế mà DN kiểm soát + Quyền lợi của chủ nợ đối với các nguồn lực đó + Giá trị mà chủ sở hữu có trong DN 2.2.2 Nguyên tắc lập và trình bày BCĐKT - Bảng CĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng “nguyên tắc bù trừ”. - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn * Các yếu tố của Bảng CĐKT Tài sản: - Là nguồn lục do DN kiểm soát - Có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu: Trang 12 / 27
  4. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - là giá trị vốn của DN - Nguồn vốn chủ sở hữu = Giá trị TS – Nợ phại trả * Phương pháp lập + Nguồn số liệu: - Bảng CĐKT kỳ trước - Số dư cuối kỳ của các TK kế toán + Phương pháp lập: - Cột đầu kỳ: lấy số liệu của bảng CĐKT cuối kỳ trước - Cột cuối kỳ: căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán để xây dựng các chỉ tiêu tương ứng. * Hình thức trình bày Bảng CĐKT Có 2 cách trình bày 2 phần của BCĐKT: chiều ngang và chiều dọc Chiều ngang (bảng) TÀI SẢN NGUỒN VỐN TSNH x Nợ phải trả x TSDH x VCSH x Tổng cộng TS xxx Tổng cộng NV xxx Chiều dọc (liệt kệ) TÀI SẢN TSNH x TSDH x Tổng cộng TS xxx NGUỒN VỐN Nợ phải trả x VCSH x Tổng cộng NV xxx Trang 13 / 27
  5. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN NGUỒN VỐN TÀI SẢN NGẮN HẠN NỢ PHẢI TRẢ - Vốn bằng tiền - Vay ngắn hạn - Đầu tư ngắn hạn - Nợ phải trả người bán - Phải thu khách hàng - Nợ khác trong kd - Hàng tồn kho - Vay dài hạn TÀI SẢN DÀI HẠN VỐN CHỦ SỞ HỮU - Hữu hình - Nguồn vốn kinh doanh - Vô hình - Kết quả kinh doanh (lãi, - Tài chính lỗ) - Quỹ đầu tư phát triển - Quỹ dự phòng 2.2.3 Kết cấu của BCĐKT - Để phản ánh giá trị của các chỉ tiêu, BCĐKT còn được thiết kế 2 cột để ghi chép số đầu kỳ và số cuối kỳ. - Hai bên của BCĐKT có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét về mặt lượng thì bao giờ cũng có: - Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn (A + B) tài sản = (A + B) nguồn vốn - Tính chất bằng nhau biểu hiện tính cân đối, là tính chất cơ bản của BCĐKT Ví dụ: Ngày 30/09/19xx tại DN có tài liệu (đvt: 1.000đ) 1/ Tài sản của DN - Tiền mặt: 40.000 - TGNH: 800.000 - NVL: 500.000 - CC, DC: 60.000 - Thành phẩm: 100.000 Trang 14 / 27
  6. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - TSCĐ hữu hình: 5.000.000 2/ Nguồn vốn của DN - Vay ngắn hạn: 600.000 - Phải trả cho người bán: 200.000 - Phải trả khác: 50.000 - Nguồn vốn kinh doanh: 5.600.000 - Quỹ đầu tư phát triển: 50.000 Giải: ĐVT: 1.000 đ TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền A/ Tài sản ngắn 1.500.000 A/ Nợ phải trả 850.000 hạn 40.000 1. Vay ngắn hạn 600.000 1. Tiền mặt 800.000 2. Phải trả cho 200.000 2. TGNH 500.000 người bán 50.000 3. NVL 60.000 3. Phải trả khác 4.Công cụ dụng 100.000 cụ 5.000.000 5.650.000 5. Thành phẩm 5.000.000 B/ Vốn chủ sở hữu 5.600.000 B/ Tài sản dài 1. Nguồn vốn KD 50.000 hạn 2. Quỹ đầu tư phát TSCĐ hữu hình triển Tổng cộng TS 6.500.000 Tổng cộng TS 6.500.000 2.2.4 Tính cân đối của BCĐKT - Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng đến tài sản. - Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng đến nguồn vốn. - Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng làm cả 2 bên: tài sản và nguồn vốn cùng tăng. - Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng làm cả 2 bên: tài sản và nguồn vốn cùng giảm. Trang 15 / 27
  7. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Ví dụ: Chủ doanh nghiệp thành lập DN bằng tiền mặt: 500 tr.đ TS NV Tiền mặt: 500 VCSH: 500 Tổng cộng: 500 Tổng cộng: 500 1/ p/s NVKT: Đem tiền mặt gửi ngân hàng: 400 tr.đ (TS, TS ) TS NV Tiền mặt: 100 VCSH: 500 TGNH: 400 Tổng cộng: 500 Tổng cộng: 500 NX: TS, TS => Tổng TS không đổi => Tổng NV không đổi 2/ p/s NVKT: Chủ DN mua MMTB: 300 tr.đ, chưa trả tiền người bán.(TS, NV) TS NV Tiền mặt: 100 Nợ NB: 300 TGNH: 400 VCSH: 500 MMTB: 300 Tổng cộng: 800 Tổng cộng: 800 NX: TS, NV => Tổng TS & Tổng NV 3/ Chi TGNH trả nợ người bán 200 tr.đ (TS , NV ) TS NV Tiền mặt: 100 Nợ NB: 100 TGNH: 200 VCSH: 500 MMTB: 300 Tổng cộng: 600 Tổng cộng: 600 NX: TS , NV => Tổng TS & Tổng NV giảm Trang 16 / 27
  8. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 4/ Vay ngắn hạn trả nợ người bán 100 tr.đ (NV, NV ) TS NV Tiền mặt: 100 Vay ngắn hạn: 100 TGNH: 200 VCSH: 500 MMTB: 300 Tổng cộng: 600 Tổng cộng: 600 NX: NV, NV => Tổng TS và Tổng NV không đổi. NHẬN XÉT + Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 1 bên của BCĐKT thì số tổng cộng của BCĐKT không đổi, nhưng tỷ trọng của các tài khoản chịu ảnh hưởng có sự thay đổi. (1) & (4) + Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 2 bên của BCĐKT thì số tổng công của BCĐKT có sự thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống), tỷ trọng của tất cả các khoản trong BCĐKT đều có sự thay đổi. (2) & (3) + Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất tính cân đối của BCĐKT VÍ DỤ 1: Có bảng CĐKT sau mỗi nghiệp vụ phát sinh, hãy nêu nội dung của nghiệp vụ đã phát sinh Bảng cân đối kế toán Ngày 01 tháng 01 năm 200x (ĐVT: triệu đồng) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền 136.000 Vốn chủ sở hữu 136.000 Cộng 136.000 Cộng 136.000 Giải: Chủ DN đầu tư vốn bằng tiền mặt là 136.000 triệu đồng. Trang 17 / 27
  9. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán Ngày 02 tháng 01 năm 200x (ĐVT: triệu đồng) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền 90.000 Vốn chủ sở hữu 136.000 Vật liệu 16.000 Công cụ dụng cụ 30.000 Cộng 136.000 Cộng 136.000 Giải: DN mua vật liệu 16.000, công cụ dụng cụ: 30.000 đã trả bằng tiền mặt (nghiệp vụ này làm TS, TS => NV không đổi) Bảng cân đối kế toán Ngày 03 tháng 01 năm 200x (ĐVT: triệu đồng) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền 70.000 Vốn chủ sở hữu 136.000 Vật liệu 16.000 Phải trả người bán 30.000 Công cụ dụng cụ 30.000 Máy móc thiết bị 50.000 Cộng 166.000 Cộng 166.000 Giải: DN mua máy móc thiết bị trị giá 50.000, đã trả người bán 20.000. Bảng cân đối kế toán Ngày 04 tháng 01 năm 200x (ĐVT: triệu đồng) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền 70.000 Vốn chủ sở hữu 136.000 Vật liệu 16.000 Phải trả người bán 10.000 Công cụ dụng cụ 30.000 Vay ngắn hạn 20.000 Máy móc thiết bị 50.000 Cộng 166.000 Cộng 166.000 Giải: DN vay ngắn hạn trả nợ người bán 20.000. Trang 18 / 27
  10. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán Ngày 05 tháng 01 năm 200x (ĐVT: triệu đồng) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền 70.000 Vốn chủ sở hữu 150.0 Vật liệu 16.000 Phải trả người 00 Công cụ dụng cụ 30.000 bán Máy móc thiết bị 50.000 Vay ngắn hạn 10.000 Nhà xưởng 14.000 20.000 Cộng 180.000 Cộng 180.0 00 Giải: Chủ DN đầu tư thêm vốn bằng nhà xưởng. VÍ DỤ 2: Một doanh nghiệp được thành lập với số vốn ban đầu do cổ đông góp vốn bao gồm: - Tài sản cố định hữu hình: 200.000.000 - Nguyên vật liệu: 50.000.000 - Tiền gửi ngân hàng: 150.000.000 Trong kỳ hoạt động đầu tiên có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế 1/ Rút TGNH về nhập quĩ tiền mặt 20.000.000 2/ Chi tiền mặt để mua một số công cụ, dụng cụ có giá trị: 5.000.000 3/Mua một số hàng hóa chưa trả tiền cho người bán có giá trị: 30.000.000 4/ Dùng TGNH để trả nợ người bán: 20.000.000 Yêu cầu: Lập BCĐKT mới vào cuối kỳ hoạt động. 2.3 TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP 2.3.1 Tài khoản 2.3.1.1 Khái niệm và tác dụng * Khái niệm Trang 19 / 27
  11. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - Tài khoản là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và tình hình biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. - Tài khoản được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt - Tên gọi, số hiệu, số lượng tài khoản, nội dung và công dụng của tài khoản được nhà nước qui định thống nhất. * Tác dụng - Phản ánh, kiểm tra sự biến đổi của từng tài sản, từng nguồn vốn. - Phản ánh, kiểm tra tiến độ hoàn thành các nghiệp vụ sxkd. - Phản ánh, kiểm tra sự đảm bảo an toàn tài sản của doanh nghiệp. - Thúc đầu doanh nghiệp sử dụng vốn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.3.1.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản * Nội dung của tài khoản: Tài khoản được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. Để theo dõi chi tiết cho từng đối tượng kế toán. - Mỗi tài khoản có tên gọi riêng: tên gọi của mỗi tài khoản phản ánh nội dung kinh tế của chính tài khoản đó. Tên gọi của TK có tên dài, tên ngắn và để tiện cho việc theo dõi, kế toán sd SHTK Ví dụ: Đối tượng là tiền mặt thì có tài khoản “Tiền mặt”, đối tượng là TGNH thì có TK “TGNH”, . - Mỗi tài khoản có 1 sổ hiệu riêng. Cách đặt số hiệu của các tài khoản được nhà nước qui định thống nhất. SHTK qui định là hệ thống gồm 3 chữ số đối TK cấp 1, 4 chữ số đối với TK cấp 2 theo nguyên tắc: + Chữ số đầu tiên thể hiện loại TK + Chữ số thứ 2 thể hiện nhóm TK + Chữ số thứ 3 thể hiện thứ tự TK trong nhóm (dựa vào tính thanh khoản của TK đó: chẳng hạn đối tiền thì tiền mặt có tính thanh khoản cao Trang 20 / 27
  12. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN nhất nên nó được đặt vị trí đầu tiên – mang số thứ tự số 1, tiếp đến là TGNH, ) Ví dụ: TK111 “Tiền mặt” + TK1111 :tiền VN + TK1112: ngoại tệ + TK 1113 :Vàng bạc, kim khí, đá quý TK 112 “TGNH” + TK1121 :tiền VN + TK1122: ngoại tệ + TK 1123 :Vàng bạc, kim khí, đá quý * Kết cấu của tài khoản: Sự vận động của từng đối tượng kế toán bất kỳ đều là sự vận động của 2 mặt đối lập, đó là tăng lên (+) hoặc giảm (-) xuống. Do vậy, để phán ánh được riêng biệt 2 mặt đối lập đó thì TK được mở theo hình thức 2 bên.  Tài khoản kế toán được chia thành 2 bên: - Bên phải tài khoản gọi là bên Có (Credit) - Bên trái tài khoản gọi là bên Nợ (Debit) - Tài khoản là một phần của sổ cái và thường gọi là tài khoản chữ T. Tài khoản Tài khoản Bên trái Bên phải Nợ Có + Nợ: một bút toán hoặc một số dư nằm bên trái tài khoản. + Có: một bút toán hoặc một số dư nằm bên phải tài khoản. - Trên một tài khoản có một số chỉ tiêu: + Số dư đầu kỳ (SDĐK): phản ánh số hiện có đầu kỳ + Số phát sinh: Số phát sinh ở mỗi bên phản ánh tăng (ở bên này) hay giảm (ở bên kia) giá trị của tài khoản. Do đó có số phát sinh ở bên Nợ (gọi là số phát sinh Nợ), có số phát sinh bên Có ( gọi là số phát sinh Có). Số phát sinh tăng: phản ánh biến động tăng Trang 21 / 27
  13. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Số phát sinh giảm: phản ánh biến động giảm + Số dư cuối kỳ (SDCK): phản ánh số hiện có cuối kỳ. TK Chứng từ Số tiền 1 Nội dung TK đối ứng Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số sư cuối kỳ 2.3.1.3 Nguyên tắc phản ánh trên tài khoản chữ T: - Nhóm các tài khoản phản ánh tài sản (loại 1 và loại 2) - Nhóm các tài khoản phản ánh nguồn vốn (loại 3 và loại 4) - Nhóm các tài khoản trung gian được dùng để phản ánh các quá trình hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh (loại 5 đến loại 9). NỢ TÀI KHOẢN TÀI SẢN NỢ TÀI KHOẢN NỢ PHẢI CÓ TRẢ CÓ Số dư đầu kỳ: Số dư đầu kỳ: xxxx xxxx SPhátố dư sinh đầu tăngkỳ: SPhátố dư sinh đầu gi kỳ:ảm SPhátố dư sinh đầu gikỳ:ảm SPhátố dư sinhđầu kỳ:tăng xxx xxx xxx xxx S Số dư cuối kỳ: ố dư cuối kỳ: xxxx xxxx NỢ TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU CÓ Số dư đầu kỳ: xxxx SPhátố dư sinhđầu kỳ:giảm SốPhát dư đsinhầu kỳ:tăng xxx xxx Trang 22 / 27 Số dư cuối kỳ: xxxx
  14. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Nhận xét: - Nguyên tắc phản ánh trên tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn hoàn toàn ngược nhau. - Để phán ánh đúng vào tài khoản trước hết phải phân biệt đối tượng cần phản ánh thuộc tài sản hay nguồn vốn. * Nguyên tắc phản ánh trên các tài khoản trung gian: NỢ TÀI KHOẢN TRUNG GIAN CÓ - Tăng chi phí - Giảm chi phí - Giảm doanh thu - Tăng doanh thu - Khoản kết chuyển - Khoản kết chuyển X NỢ TK DOANH THU CÓ NỢ TK CHI PHÍ CÓ X X NỢ TÀI KHOẢN XĐKQKD (911) CÓ CHI PHÍ DOANH THU KC LÃI KC LỖ X Trang 23 / 27
  15. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 2.3.2 Ghi sổ kép 2.3.2.1 Khái niệm, tác dụng - Ghi sổ kép là phương pháp được dùng để phản ánh số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các loại nguồn vốn cũng như các đối tượng kế toán khác. - Việc xác định quan hệ Nợ - Có gọi là định khoản kế toán. Định khoản kế toán là cơ sở để thực hiện phương pháp ghi sổ kép - Quan hệ tất yếu vào mặt Nợ - Có giữa 2 tài khoản trong cùng một nghiệp vụ kinh tế gọi là quan hệ đối ứng tài khoản - Bất kỳ một giao dịch phát sinh nào cũng đều ảnh hưởng đến ít nhất là 2 tài khoản, một bên ghi Nợ và một bên ghi Có. - Nguyên tắc ghi sổ kép làm cho tổng phát sinh ghi bên Nợ luôn bằng với tổng phát sinh ghi bên Có của tất cả các tài khoản. 2.3.2.2 Các loại định khoản * Định khoản đơn: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ liên quan đến 2 tài khoản, 1 tài khoản ghi Nợ, tài khoản đối ứng ghi Có và ngược lại. VD: 1/ Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt: 10 triệu Nợ TK TM 10 Có TK TGNH 10 2/ Mua NVL nhập kho trả bằng tiền mặt 5 triệu Nợ TK NVL 5 Có TK TM 5 * Định khoản phức tạp: Khi nghiệp vị kinh tế phát sinh liên quan đến 3 tài khoản trở lên. Một tài khoản ghi Nợ, đối ứng ghi Có 2 tài khoản còn lại hoặc ghi Có 1 tài khoản, đối ứng ghi Nợ 2 tài khoản còn lại. VD: Mua NVL 5 triệu, CCDC 3 triệu trả bằng TGNH Nợ TK NVL 5 Nợ TK CCDC 3 Có TK TGNH 8 Trang 24 / 27
  16. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - Định khoản phức tạp là sự ghép lại của nhiều định khoản đơn. - Chú ý không nên ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản vì không phản ánh rõ mối quan hệ kinh tế giữa các tài khoản với nhau Nợ TK NVL 20 Nợ TK CCDC 15 Có TK TM 10 Có TK PTNB 25 * Nhận xét: 1/ Tăng 1 TS và giảm 1 TS khác => quy mô TS không đổi 2/ Tăng 1 NV và giảm 1 NV khác => quy mô NV không đổi 3/ Tăng 1 TS và tăng 1 NV => quy mô TS và NV đều tăng 4/ Giảm 1 TS và giảm 1 NV => quy mô TS và NV giảm. * Sơ đồ các quan hệ đối ứng 1 TS tăng TS giảm 3 4 2 NV tăng NV giảm 2.4 QUAN HỆ GIỮA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VỚI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - Đầu kỳ căn cứ vào BCĐKT được lập cuối kỳ trước cũng như danh mục sổ kế toán được xác định để mở các TK tương ứng nhằm theo dõi từng loại tài sản, nguồn vốn, các đối tượng kế toán cụ thể khác. - Số dư đầu kỳ của các TK phản ánh tài sản và nguồn vốn được lấy từ BCĐKT lập cuối kỳ trước. - Số dư cuối kỳ của các TK phản ánh tài sản và nguồn vốn là cơ sở để lập BCĐKT mới cho kỳ sau. * Xét về đối tượng: cả 2 phương pháp cùng phản ánh đối tượng kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Trang 25 / 27
  17. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN * Xét về cách phản ánh: - BCĐKT: phản ánh 1 cách tổng quát chung đối tượng kế toán tại 1 thời điểm. - Tài khoản: phản ánh riêng cho từng đối tượng cụ thể và sự biến động của đối tượng trong suốt một thời kỳ. Xét 1 kỳ: NVKT Tài khoản BCĐKT (ghi kép) SDĐK SDCK SDĐK Nhiều kỳ: BCĐKT TK BCĐKT TK NVKT NVKT Tài khoản thuộc BCĐKT: - Tài khoản tài sản - Tài khoản nợ phải trả - Tài khoản vốn chủ sở hữu VD: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31-12-2005 ĐVT: 1.000 đ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền mặt (111) 4.000 1.Vay ngắn hạn (311) 3.000 2. Hàng hóa (156) 6.000 2. Phải trả cho người bán (331) 3.000 3. TSCĐHH (211) 40.000 3. Nguồn vốn kinh doanh (411) 44.000 Tổng TS 50.000 Tổng NV 50.000 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/2006: 1. Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán 10.000.000 2. Chi tiền mặt trả nợ người bán 3.000.000 3. Nhận 1 TSCĐHH do được cấp có giá trị 12.000.000 4. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 3.000.000 Yêu cầu: - Mở định khoản và ghi số dư đầu năm 2006 vào các TK - Định khoản và ghi vào TK các NVKT phát sinh Trang 26 / 27
  18. CHƯƠNG II: BẢNG CĐKT VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN - Khóa sổ các TK để xác định số dư cuối tháng 01.2006 - Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31.01.2006 Giải BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 4.000 3.000 1.000 156 6.000 10.000 16.000 211 40.000 12.000 52.000 311 3.000 3.000 6.000 331 3.000 6.000 10.000 7.000 411 44.000 12.000 56.000 Cộng 50.000 50.000 28.000 28.000 69.000 69.000 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TS SDĐK SDCK Tiền mặt 4.000 1.000 Hàng hóa 6.000 16.000 TSCĐHH 40.000 52.000 Cộng 50.000 69.000 NV SDĐK SDCK Vay ngắn hạn 3.000 6.000 Phải trả người bán 3.000 7.000 NVKD 44.000 56.000 Cộng 50.000 69.000 Trang 27 / 27