Hỏi đáp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Phần 2

pdf 109 trang Đức Chiến 05/01/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hỏi đáp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoi_dap_ve_cong_dong_kinh_te_asean_phan_2.pdf

Nội dung text: Hỏi đáp về Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Phần 2

  1. Phấn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng đăng ký đầu tư quy định trong Luật Đầu tư 2014 cũng được rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005. Danh sách bảo lưu của Việt Nam đối với các quy định trong ACIA như thể nào? Việt Nam có dự kiến tháo gỡ danh sách bảo lưu hay không? Cũng giống như các nước thành viên ASEAN khác, Việt Nam có một danh sách bảo lưu đối với các quy định trong ACIA. Quy tắc Đối xử quốc gia và quy định về quản lý cấp cao và hội đồng quản trị sẽ không áp dụng đối với một số các hoạt động nhất định, bao gồm: (Q Tuyển dụng người nước ngoài; (iQ Đầu tư gián tiếp; (iii] Việc thành lập, mua lại, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài; (iv] Doanh nghiệp nhà nước; (v) Các lĩnh vực thuộc danh sách đầu tư có điều kiện; (vi) Đối xử ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (vii) Bảo đảm an ninh lương thực; (viii) Các điều kiện quy định trong giấy phép đầu tư được cấp trước khi có ACIA; (ix) Hoạt động giao cho doanh nghiệp được chỉ định nay được tự do hóa cho doanh nghiệp khác; (x) Và các biện pháp liên quan đến đất đai, tài sản và tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đất. Ngoài ra, Việt Nam không cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể trong phạm vi điều chỉnh của ACIA. Ví dụ như một số vật liệu xây dựng, vật liệu nổ và một số lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sản xuất khí công nghiệp; nuôi trồng, sản xuất và chế biến động thực 85
  2. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN vật quý hiếm; khai thác rừng tự nhiên; nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, sản hô và ngọc trai tự nhiên;, Đầu tư trong lĩnh vực nhạy cảm như dầu khí, khai thác khoáng quý hiếm cần được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước cũng được ưu tiên trong một số lĩnh vực như sản xuất thiết bị nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và sản xuất ô tô, xe máy. Có thể nói, Việt Nam được đánh giá đã cam kết và thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với AEC nhằm tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thuận lợi và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, danh sách bảo lưu của Việt Nam cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để xây dựng một môi trường đầu tư thật sự tự do và bình đẳng. Trong tầm nhìn AEC sau 2015, việc giảm dần dẫn tới xóa bỏ danh sách bảo lưu là một trong những nội dung cần được các nước đàm phán để việc tự do hóa đầu tư trong khối ASEAN trở nên thực chất hơn. Theo thông tin từ bộ Công Thương, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng các cơ sở pháp lý để xem xét quá trình xóa bỏ dần danh sách bảo lưu này. Môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đã được cải thiện như thể nào trong thời gian qua? Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới [WB] thì từ khi xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2005, những cải cách 86
  3. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo hướng tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiến bộ, thực hiện tổng cộng 17 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 10/11 lĩnh vực được đánh giá. Giai đoạn 2005 - 2015, Việt Nam có những cải thiện trong một số chỉ số như giải quyết thủ tục cấp giấy phép, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, tiếp cận tín dụng, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đặc biệt hai năm gần đây, Việt Nam có sự cải thiện về thứ bậc xếp hạng tổng thể, đứng ở vị trí 72 năm 2014 và 78 năm 2015 trong tổng số 189 quốc gia được xếp hạng. Trong 10 tiêu chí, những mặt Việt Nam có cải thiện là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, vay vốn, nộp thuế và xử lý khi mất khả năng thanh toán. Các tiêu chí khác đều đứng yên hoặc tụt hạng. Xin phép xây dựng là tiêu chí Việt Nam được đánh giá cao nhất với xếp hạng 12 trên toàn cầu. Tiêu chí thành lập doanh nghiệp, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực (sau Malaysia và Thái Lan]. Một số lĩnh vực Việt Nam bị đánh giá rất thấp là nộp thuế, xử lý mất khả năng thanh toán và bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2015 xếp hạng bao nhiêu? Năm 2015, theo cách tính điểm mới của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam xếp thứ 78 trong tổng số 189 nước được xếp hàng. Nếu vẫn tính theo cách cũ thì Việt Nam xếp hạng 87
  4. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN 90/189. Khi so sánh với các nước láng giềng trong khu vực như Singapore (9 năm liền xếp thứ nhất), Hàn Quốc [xếp thứ 5), Malaysia [xếp thứ 18), Thái Lan [xếp thứ 26), Nhật Bản [xếp thứ 29) thì xếp hạng của Việt Nam [78) còn khá khiêm tốn. Thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để có thể bắt kịp với các nước trong khu vực. Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam từ ASEAN sau 2015? ASEAN là khu vực mang lại lợi nhuận cao và do đó rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tính trong giai đoạn 2005- 2011, tỷ lệ lợi nhuận FDI trung bình là 11% trong ASEAN trong khi trung bình thế giới là 6,9% và của các nước đang phát triển là 9,4%. Việc tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong AEG khiến ASEAN có cơ hội thu hút được luồng vốn EDI nhiều hơn. Dòng vốn EDI ròng vào ASEAN có xu hướng tăng, từ khoảng 42,5 tỷ USD năm 2005 lên hơn 84 tỷ USD năm 2007, vượt quá 100 tỷ USD năm 2011 và đạt hơn 122 tỷ USD năm 2013. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia được các nhà đầu tư nước ngoài tương đối quan tâm. Tỷ lệ EDI vào Việt Nam trong tổng EDI vào ASEAN được cải thiện trong thời gian gần đây và bám rất sát với Malaysia và Thái Lan. 88
  5. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng FDI vào Việt Nam chiếm 9,2%, Malaysia 9,5%, Thái Lan 10,2% giai đoạn 2008 - 2013. Tính theo chỉ sổ hiệu quả FDI tiếp nhận (Invvard FDI Perlormance Index], khi có tính đến độ lớn của nền kinh tế thì Việt Nam là nước có mức độ hấp dẫn FDI cao, chỉ xếp sau Singapore và cao hơn mức trung bình của ASEAN. Do đó, Việt Nam có cơ hội thu hút được luồng vốn FDI nhiều hơn từ việc hội nhập vào AEG. Xu hướng dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Là một thành viên tích cực trong ASEAN, triển vọng họp tác đầu tư giữa Việt Nam - ASEAN là hết sức lớn. Hội nhập kinh tế khu vực có tác động tích cực tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, và là yếu tố quan trọng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã điều chỉnh Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014, sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam đã được Ngân hàng thế giới đánh giá cao, thể hiện xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được nâng bậc đáng kể trong hai năm 2014 - 2015. Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã hồi phục từ 2014 và tăng mạnh trong năm 2015, trong đó dòng đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và các nước ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn. 89
  6. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Triển vọng đâu tư trực tiếp cùa Việt Nam sang cácnư&cASEAN sau 2015 như thế nào? Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng tuy nhiên sẽ tập trung vào những thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Malaysia và có xu hướng gia tăng vào Myanmar do áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cao, năng lực cạnh tranh tại các thị trường đã phát triển còn hạn chế. Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn tập trung ở các lĩnh vực khai khoáng và nông, lâm, ngư nghiệp. Hội nhập khu vực với các cam kết tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư cũng là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các công ty theo đuổi các chiến lược mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng. AEC tác động như thế nào tới khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn câu của Việt Nam? AEG với mục tiêu đưa ASEAN thành một khu vực sản xuất thống nhất sẽ giúp tạo ra các chuỗi giá trị tích họp trong khu vực và Việt Nam do đó có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào chuỗi giá trị khu vực. Sở dĩ các chuỗi sản xuất và cung ứng tích họp được hình thành trong khu vực là do trình độ phát triển không đồng 90
  7. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng đều cũng như các lợi thế khác biệt của các thành viên trong ASEAN. Trong khi các thành viên mới thường tham gia vào chuỗi giá trị ở các công đoạn thấp do có lợi thế về tài nguyên và chi phí lao động thì các nước phát triển hơn trong khối sẽ tham gia ở các công đoạn cao hơn nhờ lợi thế về công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Khi các công ty đa quốc gia có xu hướng đầu tư chuỗi sản xuất tại ASEAN vì chi phí thấp đi, lợi nhuận tăng lên thì các nước thành viên, trong đó có Việt Nam có khả năng tham gia nhiều hơn vào chuỗi khu vực và xa hơn là chuỗi toàn cầu. Thời gian gần đây có thể nhận thấy có một sự dịch chuyển chuỗi giá trị. Theo đó, một phần EDI, chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo trước đây đầu tư vào Trung Quốc nay đã dịch chuyển sang các nước ASEAN. Hay Việt Nam và Campuchia cũng nhận được một luồng vốn EDI dịch chuyển từ Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực dệt may. Việc dịch chuyển này tạo ra luồng EDI tăng thêm cho Việt Nam, dù chỉ ở giai đoạn thấp trong chuỗi giá trị. Thách thức mà Việt Nam phải đối mặt từ tự do hóa đầu tư trong AEC là gì? Với năng lực cạnh tranh và nguồn lực về vốn còn thấp của các doanh nghiệp Việt Nam, hội nhập AEG trong đầu tư sẽ ảnh hưởng đến việc sở hữu vốn và do đó là quyền điều 91
  8. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TỂ ASEAN hành của doanh nghiệp Việt Nam trong một sổ ngành và trong các công ty có sự tham gia của đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng lo ngại về khả năng xảy ra sự thay đổi chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam với trào lưu Mua lại và Sáp nhập đang ngày càng gia tăng. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam với trình độ quản trị yếu nên sẽ có nhiều khả năng bị phụ thuộc ngày càng nhiều vào các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các tập đoàn lớn. Tất nhiên, việc các doanh nghiệp trong nước cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các TNCs, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là một phương thức để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng bàn là Việt Nam đang chủ yếu tham gia vào các công đoạn có giá trị gia tăng thấp, bao gồm cả những trong những ngành công nghiệp Việt Nam vốn được coi là có lợi thế so sánh như dệt may, giày dép và một số ngành gia tăng xuất khẩu mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây như máy móc thiết bị, hàng điện tử Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang lựa chọn tham gia vào chuỗi giá trị với tư cách là các OEM (nhà sản xuất gia công), sản xuất theo đơn đặt hàng với mẫu mã thiết kế có sẵn hoặc nhập khẩu các linh liên để lắp ráp hàng xuất khẩu. Với ngành nông nghiệp, sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang ở những khâu có giá trị thấp. Là một quốc gia đang 92
  9. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng phát triển xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất, xuất khẩu gạo và cà phê thứ nhì thế giới song Việt Nam mới chỉ tham gia vào quy trình tạo ra giá trị ở hoạt động sản xuất như thu gom và sơ chế để xuất khẩu. Có thể trong thời điểm hiện nay, việc đóng góp vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu dựa vào nguồn lao động rẻ và tài nguyên dồi dào là một lựa chọn khả thi để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và công nghệ, nhưng trong tương lai gần các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi quan điểm và dần thay đổi chiến lược để có thể tạo ra các sản phẩm thương hiệu riêng, tham gia vào các công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực. FDI vào Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu vực do Việt Nam có lợi thế về lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Theo thời gian, các lợi thế này có thể chuyển tiếp sang các nước khác trong tiểu vùng như Campuchia, Lào và Myanmar khiến Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn thấp của mạng/ chuỗi. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa có đủ điều kiện để tham gia vào các vị trí cao hơn. Chất lượng và năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực. Theo đánh giá của tổ chức lao động quốc tế ILO (2014), năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á với chưa đến 20% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn và có 93
  10. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN đủ kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore. Còn theo xếp hạng của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014, trình độ công nghệ của Việt Nam xếp hạng 99/144 quốc gia được xếp hạng; năng lực cạnh tranh xếp thứ 68/144, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh được với các nước ASEAN trong thu hút FDI, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Trong xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2015, khi so sánh với các nước láng giềng như Singapore (9 năm liền xếp thứ nhất], Hàn Quốc (xếp thứ 5], Malaysia (xếp thứ 18], Thái Lan (xếp thứ 26], Nhật Bản (xếp thứ 29] thì xếp hạng của Việt Nam (78] còn khá khiêm tốn. Trong số các chỉ tiêu được đưa vào để phân tích, Việt Nam xếp hạng đặc biệt thấp ở một số chỉ tiêu như nộp thuế (173], tiếp cận điện năng (134], thành lập doanh nghiệp (126], bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (117]. Báo cáo PCI 2014 cũng chỉ ra rằng, đặt trong tương quan với các nước cạnh tranh chính trong khu vực, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đánh giá Việt Nam bất lợi thế ở bốn điểm sau đây: (i] Tham nhũng; (ii] Cơ sở hạ tầng; (iii] Dịch vụ công và (iv] số lượng quy định. 94
  11. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Bên cạnh các thách thức về cạnh tranh thu hút FDI, bản thân luồng vốn FDI cũng đặt ra những thách thức trong công tác quản ìý FDI đối với Việt Nam như vấn đề chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa của luồng vổn FDI, vấn đề chuyển giá, vấn đề lĩnh vực đầu tư ưu tiên, 5. Hội nhập tài chính Nội dung hội nhập tài chính trong AEC ìà gì? Kế hoạch tổng thể (AEC Blueprint 2003] sẽ đẩy nhanh quá trình tự do hóa hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cùng với đó là tăng mức độ lưu chuyển của các yếu tố sản xuất như lao động, và nổi bật hơn đó là vốh. Do đó, hội nhập tài chính là mục tiêu quan trọng của AEG. Hội nhập tài chính trong AEG bao gồm những nội dung: [1] Tự do hóa dịch vụ tài chính (FSL] với mục tiêu cung cấp nền tảng để đàm phán về dịch vụ tài chính trong AFAS. (ii] Tự do hóa tài khoản vốn [CAL] nhằm hướng dẫn các thành viên thực hiện tự do hóa tài khoản vốn và đạt được dòng vốn tự do hơn. (iii) Phát triển thị trường vốn (CMD) với mục tiêu phát triển thị trường vốn khu vực, hội nhập thị trường chứng khoán ASEAN. 95
  12. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN (iv) Xây dựng hệ thống thanh toán (PSS) tạo điều kiện phát triển các mối liên kết của lĩnh vực tài chính của các nước thành viên ASEAN. Tình hình hội nhập tài chính trong AEC như thế nào? Về tự do hóa dịch vụ tài chính (FSL], gói cam kết thứ sáu đang được đàm phán bao gồm các dịch vụ bảo hiểm và có liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và tài chính khác. Vì tự do hoá ngân hàng không có nhiều tiến triển, hiện các nước đang nỗ lực tìm ra một khuôn khổ chung để cho phép các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN được phép hoạt động. Về tự do hóa tài khoản vốn (CAL), ASEAN thực hiện đánh giá lẫn nhau trên nguyên tắc tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài (EDI) và danh mục đầu tư hoàn thành; thiết lập một khuôn khổ chung cho tự do hóa tài khoản vốn; đồng thời thiết kế các kế hoạch chi tiết từng mốc thời gian cho các thành viên. Về phát triển thị trường vốn (CMD], các nước ASEAN triển khai liên kết giao dịch ASEAN kết nối giao dịch chứng khoán của Malaysia, Singapore và Thái Lan; và tập trung phát triển thị trường trái phiếu và hỗ trự các nước CLMV trong việc phát triển thị trường vốn. 96
  13. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Về hệ thống thanh toán (PSS), ASEAN áp dụng các tiêu chuẩn chung để phát triển hiệu quả tài chính xuyên biên giới; cải thiện môi trường cơ sở hạ tầng và các khoản thanh toán hiện hành; và khai thác các tùy chọn của hệ thống thanh toán và giải quyết các mối liên kết trong ASEAN. So với các mảng hội nhập khác trong trụ cột 1, hội nhập tài chính trong AEG vẫn còn tương đối yếu, mức độ sẵn sàng để hội nhập tài chính khác nhau giữa các nước ASEAN, đặc biệt là giữa hai nhóm nước ASEAN-6 và CLMV. Các cam kết và tình hình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính của Việt Nam trong AEC đối với lĩnh vực bảo hiểm như thế nào? Việt Nam cam kết khá cao so với các nước thành viên ASEAN khi thực hiện tự do hóa theo các cam kết với WTO, bao gồm cam kết tất cả các phân ngành nhỏ của lĩnh vực bảo hiểm; mở cửa cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dịch vụ MAT đối với Mode 1; không có hạn chế đối với Mode 2 (tiêu dùng ngoài nước); và thậm chí cho phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo Mode 3. Cụ thể, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường trong các phân ngành dịch vụ bảo hiểm sau: Bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế); Bảo hiểm phi nhân thọ; Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm; Trung gian bảo hiểm (môi giới bảo 97
  14. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN hiểm, đại lý bảo hiểm); Các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường). Theo cam kết trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài được quyền hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức: (i) Văn phòng đại diện (ii) Liên doanh với đối tác Việt Nam; (iii) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (với những hạn chế về loại dịch vụ được phép cung cấp theo lộ trình); (iv) Chi nhánh (với điều kiện mở sau 11/01/2012 và chi nhánh chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ). Việt Nam đã cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập, do đó tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng sẽ là 100%. Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được quyền cung cấp các dịch vụ bảo hiểm sau cho khách hàng tại Việt Nam: Dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam; Dịch vụ tái bảo hiểm; Dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế (vận tải biển, vận tải hàng không quốc tế; hàng hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế); Dịch vụ môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm; Các dịch vụ môi giới, tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro, giải quyết bồi thường. 98
  15. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Hiện nay, Việt Nam không được đưa ra hạn chế nào đối với hoạt động tái bảo hiểm của các hiện diện thưo’ng mại của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam. Các cam kết và tình hình thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính cùa Việt Nam trong AEC đối với lĩnh vực ngân hàng như thế nào? Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã cam kết mở cửa đối với các dịch vụ: Dịch vụ nhận tiền gửi; Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trự giao dịch thương mại); Dịch vụ thuê mua tài chính. Theo cam kết, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam (cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam nhưng chỉ giới hạn ở các dịch vụ sau: Cung cấp thông tin tài chính; Xử lý dữ liệu tài chính; Cung cấp phần mềm tài chính; Tư vấn, môi giới, phân tích tín dụng; Nghiên cứu và tư vấn về đầu tư, danh mục đầu tư, mua lại, tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài được hưởng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) như các ngấn hàng Việt Nam. Hiện nay đối với các ngân hàng Việt Nam, không có hạn chế số lượng các máy rút tiền tự động mà các 99
  16. HỎI ĐÁP VẾ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ngân hàng này được phép lắp đặt. Các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được phép phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam như các ngân hàng Việt Nam. Các cam kết và tình hình tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam trong AEC như thế nào? Việt Nam đã và đang tiến hành thực hiện tự do hóa luồng vốn FDI kể từ khi gia nhập ASEAN và WTO nhằm thúc đẩy thu hút luồng FDI bao gồm: [i] Đa dạng hóa các hình thức FDI: đến nay đã có 8 loại hình theo Luật Đầu tư năm 2006. [ii] Nới lỏng thời gian hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 20 năm lên tới 50 năm và thậm chí có thể kéo dài tới 70 năm. [iii] Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các dự án FDI bao gồm rút ngắn thời gian cấp phép cho dự án đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục đầu tư. [iv] Nới lỏng các quy định về chuyển vốn và lợi nhuận về nước, theo đó đánh thuế trên lợi nhuận chuyển tiền về nước giảm từ 5-10% xuống còn 0%. [v] Thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí đối với dự án đầu tư nước ngoài tại các vùng có 100
  17. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng điều kiện kinh tế khó khăn hoặc các lĩnh vực trọng điểm của Nhà nước. Việt Nam cũng đã thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích luồng vốn gián tiếp, bao gồm: (I] Nới lỏng các biện pháp kiểm soát luồng vốn chảy ra. (II] Nới lỏng tỷ lệ góp vổn của các nhà đầu tư nước ngoài đổi với các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. Đối với các doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 49% cổ phần (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng] và 30% cổ phần (đối với ngân hàng], đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết thì tỷ lệ góp vốn cũng được tăng từ 30% lên đến 49% kể từ 01/6/2009 (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng] và 30% (đối với các ngân hàng]. Việt Nam đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai và đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú. Biện pháp quản lý ngoại hối chỉ được áp dụng trong một số trường họp ngoại lệ do Chính phủ quyết định, để duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Chính phủ cam kết bảo đảm cân đối nhu càu ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở 101
  18. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TỂ ASEAN hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường họp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu về ngoại tệ. Việt Nam đã làm gì để phát triển thị trường von AEC? Bộ Tài chính đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đề án phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và có chương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay những đề án này chỉ đặt ra mục tiêu chung chung. Trong khối ASEAN thì đã có Singapore, Thái Lan và Indonesia thông sàn chứng khoán và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư giao dịch liên sàn. Việt Nam đang chuẩn bị và sẽ cố gắng đến năm 2018 tham gia thông sàn giao dịch chứng khoán với các nước thành viên trong AEC. Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức và điều kiện sau đây: 102
  19. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng [i] Văn phòng đại diện [với điều kiện các văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp]; [ii] Liên doanh với đối tác Việt Nam (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%]; [iii] Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài [kể từ 11/01/2012); [iv] Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài [kể từ 11/01/2012 và kèm theo điều kiện hoạt động của chi nhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan. Cơ hội và thách thức của hội nhập tài chính trong AEC đối với Việt Nam ìà gì? Việt Nam đã cam kết khá cao so với các nước thành viên ASEAN khi thực hiện tự do hóa theo các cam kết lĩnh vực bảo hiểm trong khuôn khổ gia nhập WTO. Chính vì vậy, hiện nay thị trường bảo hiểm của Việt Nam đã có 57 công ty bảo hiểm, gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 12doanh nghiệp môi giới bảo hiểm,số lượng đại lý bảo hiểm đạt khoảng 283.593 đại lý. Các công ty bảo hiểm nước ngoài từ các nước phát triển đang có xu hướng đầu 103
  20. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN tư vào ngành Bảo hiểm của Việt Nam vì đây là một trong những thị trường bảo hiểm hấp dẫn nhất nhờ có sự tháo dỡ rào cản lớn đối với ngành bảo hiểm. Ngoài ra, nhân khẩu học của Việt Nam sẽ chuyển dịch về phía nhóm lão hóa (+50 tuổi) trong thời gian tới nên nhu cầu của bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng dần. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng chưa chủ động vươn ra chiếm lĩnh thị trường trong khối ASEAN. Chỉ có Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) đã có mặt tại Lào và Campuchia. BSH đang lên kế hoạch đầu tư vào thị trường Lào và Campuchia còn PTI cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào Myanmar và Lào. Đối với ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang áp đặt giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 30%. Những hạn chế quyền sở hữu như vậy đã không khuyến khích các ngân hàng nước ngoài nắm giữ cổ phần các ngân hàng trong nước vì họ sẽ chỉ là cổ đông thiểu số. Cho đến nay, mới có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài của các nước ASEAN đã có mặt tại Việt Nam gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia, Ngân hàng Bangkok (Thái Lan), Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng RHB (Malaysia) và Ngân hàng Rothschild Limited (Singapore). Ngoài ra cũng chỉ có 1 Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (Vinasiam Bank). Tính đến năm 2014, các ngân hàng của Việt Nam có chi nhánh tại Lào và Campuchia, và có văn phòng đại diện tại Myanmar và Singapore nơi 104
  21. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng được coi là địa bàn hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn và nguồn lực của mình. Xét về quy mô và mạng lưới thì các ngân hàng Việt Nam còn tương đối nhỏ. Đó có thể không là vấn đề nếu xét về thị trường nội địa, nhưng thời gian tới khi thị trường mở cửa vào năm 2015 và một số giai đoạn sau, thì các ngân hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các ngân hàng Đông Nam Á, đặc biệt là từ Malaysia, Singapore. Đây là những ngân hàng mạnh, có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Việt Nam cân có các công tác chuẩn bị gì để thực hiện cam kết hội nhập tài chính theoAEC? Đối với ngành Bảo hiểm: Hội nhập và tự do hóa thị trường bảo hiểm là một nội dung không thể tách rời trong tổng thể chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hội nhập ASEAN được đặt trong bối cảnh hội nhập chung với thế giới và tương quan chặt chẽ với các tiến trình hội nhập đa phương [WTO], song phương (FTA] và hội nhập với các tổ chức quốc tế (lAIS, AIRM] Do đó, quá trình chuẩn bị của Việt Nam đối với tự do hóa và hội nhập bảo hiểm trong ASEAN đã và đang được Việt Nam triển khai thực hiện một cách chủ động, tích cực, bao gồm các nội dung cụ thể như sau: 105
  22. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, chính sách trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hướng tới tuân thủ các nguyên tắc quản lý, giám sát ICP theo khuyến nghị của lAIS (Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế) và tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. (ii) Xây dựng các nguyên tắc cơ bản và khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thực hiện các chuẩn mực, thực hành tối ưu về quản trị doanh nghiệp, bao gồm quản trị tài chính, quản trị hoạt động và quản trị nguồn nhân lực. Đây là những nội dung cơ bản, cốt lõi, là cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động và góp phần ổn định thị trường chung. (iii) Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát. Nội dung này được thực hiện thông qua các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và chính sách đãi ngộ hợp lý. Đối với các ngân hàng: Quy mô và năng suất là rất quan trọng để cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Do đó, để chuẩn bị và thúc đẩy quá trình hội nhập ngành ngân hàng trong khuôn khổ AEC, Việt Nam cần chủ động (có lộ trình) sửa đổi theo hướng nâng cao, tiến tới xóa bỏ giới hạn sở hữu 106
  23. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng nước ngoài, đồng thời có những ưu đãi về thuế đối với hoạt động M&A để khuyến khích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với sự tham gia tích cực của các ngân hàng nước khác trong khối. ■ N h ip M ■ X a t M a Tình hình xuất nhập khấu giữa Việt Nam vá các nước ASEAN11 tháng năm 2015 (Nguồn: Tống cục Hải quan) 107
  24. HỎI ĐÁP VẾ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 6. Di chuyển lao động có tay nghề Nội dung và lộ trình tự do hóa di chuyển lao động trong AEC như thế nào? Nội dung: Bên cạnh tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, tự do hóa di chuyển lao động có tay nghề cũng là một nội dung quan trọng để tiến tới một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong ASEAN. Trong khuôn khổ AEG, việc di chuyển lao động có tay nghề trong các nước ASEAN được thúc đẩy thông qua các kênh sau đây: [i] Tạo thuận lợi cho việc cấp thị thực và giấy phép lao động cho chuyên gia và lao động có kỹ năng tham gia vào các hoạt động liên quan đến thương mại và đầu tư qua biên giới; (ii] Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs), theo đó chứng chỉ được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực; (iii) Họp tác giữa các trường đại học trong ASEAN [AUN]. Lộ trình : Giai đoạn 2008 - 2009; Hoàn thành các MRA đối với các ngành dịch vụ chính, trong đó bao gồm lĩnh vực ưu tiên đến hết năm 2008; Phát triển hệ thống năng lực cốt lõi (phù hợp về kỹ năng và bằng cấp) đối với các công việc và kỹ năng nghề nghiệp với với các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên đến hết năm 2009. 108
  25. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Giai đoạn 2014 - 2015; Phát triển hệ thống năng lực cốt lõi (phù hợp về kỹ năng và bằng cấp] đối với các công việc và kỹ năng nghề nghiệp với tất cả các lĩnh vực dịch vụ đến hết năm 2015. Lợi ích từ việc hình thành thị trường ỉao động có tay nghề hay kỹ năng cao trong AEC là gi? Thứ nhất, tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho người lao động có tay nghề trong ASEAN. Cơ hội việc làm tốt hơn là động lực để lao động có tay nghề di chuyển nội khối. Đồng thời, khoảng cách địa lý gần nhau giữa các nước ASEAN, mức độ hiểu biết lẫn nhau và tính tương đồng về văn hóa khá lớn, tiếp cận thuận lợi cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy di chuyển lao động trong ASEAN. Thứ hai, lao động không có kỳ năng sẽ không được di chuyển tự do, cho nên quy định về di chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa các nước ASEAN tạo ra một phân khúc thị trường lao động khá hẹp và có sự sàng lọc đáng kể đối với lao động di chuyển, Với quy định này, lao động thiếu kỹ năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước ASEAN và đây là áp lực buộc phải đổi mới quá trình đào tạo nghề, trang bị kỹ năng cũng như đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị trường lao động ASEAN. Trong dài hạn sẽ có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu lực lượng lao động, đặc biệt là 109
  26. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN khả năng tăng tỷ trọng lao động qua đào tạo của các nước ASEAN. Thứ ba, lợi ích thu được của các quốc gia từ việc di chuyển này sẽ gia tăng vì lao động có kỹ năng cạnh tranh, tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đáng kể chất lượng công việc cũng như làm giảm chi phí lao động có kỹ năng. Thử tư, tạo áp lực để các nước thành việc hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định cũng như các đạo luật khác trước hết để thích nghi đồng bộ với quy định về lao động của các nước trong ASEAN. Đặc biệt, những yêu cầu về nguồn nhấn lực chất lượng cao trong ASEAN càng khẳng định đây là khâu đột phá chiến lược của Việt Nam để tập trung nguồn lực nhiều hơn. ASEAN đã thực hiện những hoạt động nào nhằm tự do hoá di chuyển lao động có tay nghề trong AEC? Đối với di chuyển lao động có tay nghề, các nước ASEAN đã ký cam kết về di chuyển thể nhân (MNP] vào năm 2012. Tuy nhiên, MNP không vượt quá các cam kết vốn khá hạn chế liên quan đến di chuyển thể nhân trong khuôn khổ WTO. Cam kết này chỉ quy định việc di chuyển thể nhân tạm thời theo hình thức 4 (Mode 4] trong Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AEAS). Đối tượng của MNP là doanh nhân, nhà cung 110
  27. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Cấp dịch vụ theo họp đồng và lao động dịch chuyển trong nội bộ công ty, trong đó tập trung vào đối tượng chuyên gia và giám đốc điều hành được công ty cử sang làm việc tạm thời ở nước ngoài. Như vậy, MNP không cho phép việc di cư lâu dài đối với các đối tượng trên, đồng thời không cho phép di chuyển lao động không có kỹ năng ngay cả khi việc di chuyển chỉ là tạm thời. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã ký các thoả thuận công nhận ìẫn nhau (MRAs) cho 08 lĩnh vực gồm: bao gồm dịch vụ tư vấn kỹ thuật [2005], dịch vụ kiến trúc [2007], hành nghề y khoa [2006], hành nghề nha khoa [2009], dịch vụ điều dưỡng [2009], ngành nghề du lịch [2012], dịch vụ kế toán, kiểm toán [2014] và du lịch. Ngoài ra, ASEAN cũng đã xây dựng được một mạng lưới các trường đại học ASEAN. Đến nay AUN bao gồm 30 thành viên chính thức và 12 thành viên chưa chính thức đến từ 10 quốc gia ASEAN. Việt Nam đã tham gia các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau nào trong AEC? Việt Nam đã tham gia tất cả các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN trong 08 lĩnh vực bao gồm dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ điều dưỡng, hành nghề y khoa, hành nghề nha khoa, du lịch và kế toán, kiểm toán. 111
  28. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Tuy nhiên, ngoại trừ dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dịch vụ kiến trúc đã được triển khai tương đối nhanh, việc triển khai các cam kết trong các MRAs còn lại còn đang ở giai đoạn đầu tiên. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải thúc đẩy xây dựng các bộ tiêu chuẩn, khung chứng chỉ và thành lập các ủy ban giám sát quốc gia để thực hiện các MRAs trong các lĩnh vực còn lai. Việt Nam đã có thay đổi gì trong việc cấp Visa làm việc và giấy phép lao động cho công dân cùa các nước ASEAN khác muốn sang làm việc tại Việt Nam? Ngày 16/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 vừa thông qua Luật số 47/2014/QH13 về Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực từ năm 2015. Luật này thay thế cho Pháp lệnh số 24/1999/PL-ƯBTVQHlO về Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành vào ngày 28/04/2000, có hiệu lực từ 01/8/2000. Theo Luật mới, thị thực được phân loại và ký hiệu khác nhau tùy nhóm đối tượng xin thị thực. Trong đó thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam (ký hiệu ĐT) có thời hạn không quá 05 năm. Thị thực cấp cho người lao động (ký hiệu LĐ) có thời hạn không quá 02 năm. Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt 112
  29. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Nam theo quy định của Luật Đầu tư. Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư. Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Như vậy so với Pháp lệnh trước đây, Luật này đã quy định rất rõ các nhóm đối tượng xin thị thực và thời hạn của thị thực, theo đó thời hạn của thị thực được kéo dài hơn so với quy định trong Pháp lệnh (thời hạn không quá 12 tháng đối với tất cả các đối tượng]. Về việc cấp giấy phép lao động, Nghị định số 102/2013/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một số quy định liên quan trực tiếp đến việc di chuyển lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEG như sau: + Lao động nước ngoài chỉ được sử dụng vào các vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động nước ngoài thực hiện các công việc mà lao động Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Khi tuyển lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm đề nghị tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài. + Một số trường họp không thuộc diện cấp giấy phép lao động như: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 113
  30. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO (bao gồm kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa, giải trí, vận tải); Vào Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật; + Thời hạn của giấy phép lao động được cấp không quá 02 năm. Giấy phép lao động được cấp lại cũng có thời hạn không quá 02 năm. Rõ ràng là các quy định trong nước về lao động của Việt Nam, mặc dù đã được nới lỏng so với trước đây để phù họp với những cam kết khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, vẫn còn khá đóng đối với lao động nước ngoài. Đây cũng là thực trạng chung trong nhiều nước ASEAN và do đó nhiều ý kiến cho rằng việc tiến tới một thị trường lao động chung trong ASEAN đòi hỏi một tiến trình lâu dài. Tình hình Việt Nam tham gia mạng lưới các trường đại họcASEAN (AUN) như thể nào? Hiện nay AUN bao gồm 30 thành viên chính thức và 12 thành viên chưa chính thức đến từ 10 quốc gia ASEAN, trong đó Việt Nam có 3 trường đại học là thành viên chính thức của AUN, đó là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học cầnThơ. 114
  31. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Mặc dù gia nhập AƯN từ 1999, đến cuối năm 2009 Việt Nam mới chính thức tham gia đánh giá chất lượng AUN đối với 04 chương trình. Theo thông tin chính thức từ AUN, tính đến hết 2013, mạng lưới đảm bảo chất lượng của AƯN (AUN-QA] đã tổ chức được 24 đợt đánh giá với tổng cộng 58 chương trình. Việt Nam có 18/58 chương trình được AUN đánh giá chính thức, chiếm 31% chương trình được đánh giá. Điều này cho thấy Việt Nam rất tích cực và đánh giá cao tác động của việc tham gia đánh giá theo tiêu chuẩn AUN. Tuy nhiên, việc liên kết giáo dục thông qua mạng lưới AUN cũng chưa thực sự mạnh mẽ và công tác tăng cường trao đổi giáo dục thông qua mạng lưới AƯN hiện nay vẫn còn khá han chế. Thực trạng lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập AEC như thể nào? Phân tích về nguồn nhân lực Việt Nam của Liên Họp quốc cho thấy, Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng giai đoạn 2010 - 2040 và theo kinh nghiệm các nước, đây là giai đoạn nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp. Do vậy, đây là thời điểm tốt nhất để nguồn nhân lực Việt Nam có thể tham gia vào thị trường lao động AEG. 115
  32. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐÔNG KINH TẾ ASEAN Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Tính đến giữa năm 2014, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi.lao động là 47,52 triệu người. Bên cạnh đó, nhân lực Việt Nam có khả năng đảm nhận những công việc kể cả vị trí điều hành khá cao trong doanh nghiệp của các đối tác đầu tư đến từ ASEAN (cuộc thi tay nghề ASEAN tổ chức vào cuối năm 2014 tại Hà Nội với kết quả giải nhất thuộc về đội Việt Nam đã chứng tỏ điều đó}. Điều này cho thấy tiềm năng đáng kể của lao động Việt Nam trong việc tham gia vào cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, lao động Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều hạn chế. Trình độ tay nghề lao động nước ta còn hạn chế, là một trong những “điểm nghẽn" cản trở sự phát triển. Lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm hơn 83% tổng số lao động; lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 3,6% và lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 8,3%. Lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 34% tổng số lao động trong cả nước. Trên thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp 116
  33. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng hạng của Ngân hàng Thế giới [trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm ,]. Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Thế giới [ILO], năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 15 lần so với Singapore, bằng 1/5 năng suất lao động của Thái Lan và Malaysia. Đó là chưa đề cập đến so sánh với năng suất lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Newzealand - những đối tác đã có các hiệp định quan trọng với ASEAN và khả năng mở rộng thị trường lao động sang các nước này là không tránh khỏi. Đây là yếu tố làm giảm khả năng hấp dẫn lao động Việt Nam trước các nhà tuyển dụng nước ngoài, thậm chí là khía cạnh để các nhà tuyến dụng tăng tính khắt khe trong yêu cầu đối với lao động Việt Nam. Ngoài ra, sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như trạng thái tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam chưa cao. Lao động Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng như ngoại ngữ, tác phong nghề nghiệp, khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, tính kỷ luật, kỹ năng hội nhập, Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2012 về khả năng đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu càu của nhà tuyển dụng trong nước ASEAN, thái độ làm việc của lao động Việt Nam được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng; các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông 117
  34. HỎI ĐÁP VẾ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN tin và kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn. Xét về đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam, rất ít lao động Việt Nam học ngôn ngữ của các nước ASEAN khác. Vì vậy, khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Cư hội đối vứi doanh nghiệp và lao động Việt Nam từ tự do hóa di chuyển lao động có tay nghề trong AEC? Về cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia nhập nền kinh tế khu vực năng động hơn với thị trường kinh doanh rộng lớn hơn, đồng nghĩa với việc tiếp cận thị trường nguồn nhân lực lớn hơn. Qua quá trình hội nhập sâu rộng và toàn diện như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút nguồn nhân lực chất lượng có kỹ năng quản lý, chuyên môn và năng suất cao, nhờ đó mà cải thiện tình trạng sản xuất kinh doanh của mình, mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Lao động có tay nghề của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm tốt ở các nước ASEAN láng giềng, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà ASEAN đã ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Với đối tượng sinh viên, việc họp tác giữa các trường đại học trong ASEAN (mạng lưới AUN] tạo ra nhiều cơ hội học tập và từ đó mở ra cơ hội việc làm tại các nước ASEAN trong tương lai. 118
  35. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Thách thức đối với doanh nghiệp và lao động Việt Nam từ tự do hóa di chuyển lao động có tay nghe trong AEC? Thách thức đầu tiên là lao động của chúng ta sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh trực tiếp của lao động các nước ASEAN ngay tại thị trường trong nước. Với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan , thông thường với cùng trình độ lao động, lao động có kỹ năng của các nước này có ưu thế hơn lao động Việt Nam về trình độ tiếng Anh, do đó có nhiều lợi thế giành được việc làm tại các tập đoàn quốc tế đầu tư ở Việt Nam. Thách thức thứ hai là nguy cơ chảy máu chất xám sang các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Theo kết quả khảo sát các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN của ILO, công bố tháng 5/2014 cho thấy, các doanh nghiệp đều đang rất thiếu lao động có kỹ năng, tay nghề. Và đây là tình trạng chung của các nước ASEAN chứ không riêng Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2012, tỷ lệ hàng xuất khẩu được sản xuất bằng lao động có kỹ năng tăng từ 36% lên 48%. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong khu vực Đông Á sẽ làm tăng nhu cầu về lao động có tay nghề kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Theo tính toán của ADB/ILO (2014) trong giai đoạn 2010 đến 2015, nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng thêm 41%. Do đó, lao động có trình độ và kỹ năng cao 119
  36. HỎI ĐÁP VẾ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN của Việt Nam có thể sẽ di chuyển nhiều hơn sang các quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái Lan có mức lương hấp dẫn và điều kiện làm việc thuận hơn. Đổi với lao động Việt Nam đáp ứng được nhu cầu và quyết định làm việc ở một nước ASEAN khác thì điều này có lợi cho cá nhân họ vì họ có thể tiếp cận công việc có mức thu nhập và khả năng phát triển nghề nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế nói chung thì điều này sẽ có tác động tiêu cực vì lực lượng lao động có tay nghề cao vốn đã ít sẽ lại càng khan hiếm hơn. Điều này sẽ làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. Bên cạnh đó, tự do hóa di chuyển lao động có tay nghề trong ASEAN có thể dẫn đến phân bổ lại cấu trúc việc làm trong xã hội. Nếu lao động Việt Nam không nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ, có khả năng lao động Việt Nam sẽ đảm nhiệm những công việc có giá trị gia tăng thấp và phần lợi của di chuyển lao động sẽ rơi vào công dân của các nước ASEAN khác. Việc di chuyển lao động còn có thể gây ra các vấn đề xã hội liên quan đến di cư như việc làm, các vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến văn hoá, lối sống, thuần phong mỹ tục, Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có thể chế và chính sách quản lý lao động vừa tuân thủ cam kết song cũng phải phù hợp với thực tiễn. 120
  37. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Việt Nam cần phải làm gì đ ể tận dụng các cơ hội từ tự do hoá di chuyển lao động có tay nghe trong AEC? Để tận dụng các cơ hội từ tự do hóa di chuyển lao động có tay nghề trong AEC đòi hỏi sự phối họp hiệu quả từ phía Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Đối với Nhà nước, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về AEG, đặc biệt về lao động có kỹ năng cao, các tiêu chuẩn cụ thể được các nước ASEAN khác công bố và áp dụng; đồng thời, tổng kết kinh nghiệm thích nghi và sẵn sàng của các quốc gia khác để làm bài học tham chiếu cho Việt Nam. Công tác thông tin về tình hình lao động các nước cũng cần được công bố công khai để các doanh nghiệp, dân cư tiếp cận thuận lợi. Theo đó, các thỏa thuận được ký kết cần thông báo cụ thể đến từng doanh nghiệp và dân cư, đặc biệt tới đội ngũ sinh viên các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, trung tấm dạy nghề chuẩn bị tốt nghiệp. Các cuộc hội thảo, diễn đàn, trang thông tin điện tử và định hướng dư luận cần đặc biệt được coi trọng. Bên cạnh đó, cần xây dựng một cổng thông tin điện tử quốc gia về thị trường lao động trong AEG hoặc sàn giao dịch, chợ việc làm trong AEG với thông tin thiết thực về chính sách, tiêu chuẩn, mức tiền lương, điều kiện sinh hoạt để người dân dễ dàng tiếp cận; sắpxếp và phát triển các cơ 121
  38. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỞ đào tạo và trung tâm đào tạo nghề nghiệp nhằm thích nghi với điều kiện thành lập AEC, trong đó cần chú ý đào tạo ngôn ngữ các nước ASEAN; Công bố chứng chỉ của các cơ quan được ASEAN thừa nhận để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận cũng như yêu cầu các nước ASEAN khác công bố thông tin này trên cổng thông tin điện tử của Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, cần tích cực, chủ động nghiên cửu thị trường ASEAN, trong đó có thị trường lao động để có thể hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn nghề nghiệp nhằm có kế hoạch thích nghi. Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng, tay nghề, rèn luyện thể lực, cường độ và năng suất lao động có thể thực hiện trong vòng 6 tháng đến 12 tháng nhằm rèn luyện các loại kỹ năng cần thiết và cập nhật thông tin để thích nghi với thị trường các nước ASEAN. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đưa lao động Việt Nam tham gia vào các dự án đầu tư, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại để nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp cao nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường ASEAN. Bên cạnh đó, cần hình thành hệ thống công ty đào tạo lao động có kỹ năng cao thuộc các loại ngành nghề được ASEAN công bố; kết hợp với các cơ sở đào tạo, cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lao động Việt Nam khi tham gia thị trường lao động trong AEG. Ngoài ra, cần mạnh dạn kết nối với các cơ sở đào tạo có uy tín trong ASEAN để học hỏi kinh nghiệm và để thích nghi chủ động trong AEG. 122
  39. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Làm thế nào để cải thiện trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam? Thứ nhất, chúng ta cần đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục từ sớm và thực hiện một cách bài bản. Ngoài tiếng Anh, cần khuyến khích người lao động học thêm các ngoại ngữ khác trong khối ASEAN. Thứ hai, cần phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ cả về số lượng và chất lượng thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu về đào tạo ngoại ngữ ngày càng gia tăng nhanh chóng. Thứ ba, phát triển ngoại ngữ theo các ngành chuyên sâu [kinh tế, kỹ thuật, ], ngoài việc đào tạo ngoại ngữ giao tiếp để giúp lao động ngoài đáp ứng được yêu cầu công việc, còn có thể học và tự học để sáng tạo và thăng tiến trong công việc. Thứ tư, liên kết đào tạo ngoại ngữ với các nước ASEAN, thúc đẩy thiết lập các cơ sở đào tạo ASEAN ở Việt Nam để đào tạo ngoại ngữ cho người lao động. Việc công nhận lẫn nhau về kỹ năng nghề tạo điều kiện như thế nào trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực? Theo Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau [MRAs], chứng chỉ được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một 123
  40. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TỂ ASEAN nước ASEAN sẽ được thừa nhận ở các nước ASEAN khác. Ví dụ, khi chưa có thỏa thuận này, một bác sĩ Việt Nam sẽ khó xin việc ở Singapore vì các bệnh viện ở Singapore không công nhận các bằng cấp của Việt Nam. Nhưng khi có thỏa thuận MRAs, thì cơ hội sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, MRAs sẽ mở rộng cơ hội cho lao động Việt Nam tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại các nước ASEAN khác và ngược lại khuyến khích lao động ASEAN sang Việt Nam làm việc tại 8 lĩnh vực đã ký kết MRAs. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các nước ASEAN bằng nhiều cách khác nhau đang bảo vệ lao động tại nước mình. Ví dụ: từ tháng 8/2014, Singapore yêu cầu bên sử dụng lao động đăng yêu cầu tuyển dụng tại ngân hàng việc làm của nước mình trong ít nhất 14 ngày trước khi lao động nước ngoài được phép dự tuyển. Tại Malaysia, một kỹ sư muốn đến làm việc tại nước này thì phải chứng minh mình đang làm một công việc hoặc một dự án mà trong đó không có người Malaysia nào đủ năng lực. Do đó, để có thể giúp người lao động hiện thực hoá được các cơ hội này, việc cung cấp thông tin và có những nghiên cứu phân tích về thị trường lao động khu vưc là rất cần thiết. 124
  41. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Để góp phân nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nhân lực Việt Nam, nhất là khi Cộng đòng Kinh tếASEANđược thành lập vào năm 2015, cồn phải đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo, trong đó có đào tạo nghề ở nước ta như thế nào? Để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nhân lực Việt Nam, nhất là khi AEC được hình thành vào 2015 cần hướng tới xây dựng chương trình và cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo phù hợp, bắt kịp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Việt Nam cần sớm xây dựng Khung trình độ quốc gia cũng như bộ tiêu chuẩn nghề phù họp với tiêu chuẩn trong ASEAN. Các trường đại học cần tích cực tham gia và liên kết với các trường đại học khác trong ASEAN, xây dựng nhiều hơn các chương trình được kiểm định AUN. Đồng thời cần điều chỉnh nội dung giáo dục, đào tạo của các cấp sao cho phát triển toàn diện nguồn nhân lực, không chỉ kiến thức mà cả các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đào tạo bậc cao, Việt Nam cũng cần chú trọng phát triển hệ thống đào tạo nghề. - Các chương trình dạy nghề cần gắn với các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, tác phong lao động, kỷ luật lao động để giúp người lao động làm việc trong môi trường đa quốc gia. 125
  42. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐÔNG KINH TẾ ASEAN - Trong quá trình đào tạo nghề cần phải lồng ghép giáo dục phổ biến các kiến thức pháp luật của các quốc gia trong khu vực liên quan đến lao động, việc làm. Ngoài các biện pháp trực tiếp tác động vào hệ thống giáo dục, đào tạo của Việt Nam để nâng cao chất lượng lao động, nên lưu ý đến các biện pháp khác như: - Thông tin và tuyên truyền: Nhà nước cần có các phương pháp tuyên truyền hiệu quả đến người lao động và người sử dụng lao động để họ nhận thức đúng tầm quan trọng khi tham gia AEC cũng như những yêu cầu đặt ra về chuyên môn khi di chuyển tự do lao động lành nghề trong AEG. - Phát triển quan hệ đối tác giữa các trường đại học và nhà tuyển dụng lao động. - Tăng cường nghiên cứu và phân tích về thị trường lao động trong khu vực. II. TRỤ CỘT 2; PHÁT TRIỂN ĐỒNG ĐỀU ASEAN thực hiện trụ cột Khu vực phát triển kinh tế đồng đều như thể nào? Về phát triển các SMEs, ASEAN đã phê chuẩn và tiến hành thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược phát triển SMEs 2010-2015. Trong đó, hai dự án đã được hoàn thành 126
  43. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng gồm Bộ Công cụ Đa phương tiện độc lập và nghiên cứu tiền khả thi về Trung tâm dịch vụ cho SMEs. ASEAN cũng bắt đầu bắt tay vào việc xây dựng một khung lý thuyết về Quỹ phát triển SMEs khu vực và hoàn thành Danh mục các SMEs nổi bật của ASEAN. Đặc biệt, ASEAN đã đưa ra được một báo cáo về chỉ số SMEs của các nước ASEAN. Về Sáng kiến Hội nhập ASEAN (AIA), ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động chiến lược lAI I và lAI II để thực hiện các dự án nâng cao năng lực cho nhóm CLMV, nhằm đảm bảo lợi ích của AEG sẽ lan toả tới các nền kinh tế nhỏ hơn của ASEAN. Kế hoạch hành động đầu tiên của lAI (2002 - 2008] ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn lực con người. Những ưu tiên khác tập trung vào ngành du lịch, công nghệ thông tin và viễn thông (ICT], thúc đẩy thương mại hàng hóa, dịch vụ, hải quan, đầu tư và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá. Ngoài ra, để đảm bảo một AEG bền vững sau năm 2015 cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, Hội nghị cấp cao ASEAN 19 đã thông qua Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế công bằng (EED]. Đây là một sáng kiến mới trong trụ cột này. Việc thực hiện Sáng kiến kết nối ASEAN [ASEAN Connectivity] cũng đạt được kết quả như sau: trong số 125 hoạt động/biện pháp trọng điểm của MPAC đã có 17 hoạt động hoàn tất, 67 hoạt động đang triển khai và 33 hoạt động 127
  44. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN chậm tiến độ, 6 chưa triển khai và 2 sẽ ngừng triển khai. Dự kiến đến hết năm 2015, ASEAN có thể hoàn thành thêm 29 hoạt động/dự án. Khoảng cách vê khung thể chế cho các SME của Việt Nam với các nước trong khu vực? Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan là nhóm nước đi đầu trong khu vực về khung thể chế. Các nước này đã xây dựng được khung pháp lý cho các SME, các chiến lược dành cho SME đều được phân bổ đầy đủ nguồn lực bao gồm cả tài chính và nhân lực. Các cơ quan chuyên trách ở đây đã hỗ trợ hiệu quả cho các SME trong việc tăng cường năng lực về mặt tài chính, quản lý, đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường. Trong khi đó, việc xây dựng khung thể chế của Việt Nam được đánh giá là nhỉnh hơn một ít so với mức trung bình toàn khối. Kế hoạch phát triển SME 5 năm lần thứ hai giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam mới chỉ tập trung nhiều vào các chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách, GDP, kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Các chỉ tiêu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, đổi mới công nghệ còn tương đối mờ nhạt. 128
  45. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Khoảng cách về chất lượng dịch vụ hỗ trợ các SME của Việt Nam với các nước trong khu vựcỌ Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Việt Nam ở mức trung bình của khối và kém xa chất lượng của Singapore và Malaysia. Nhận thức được vai trò quan trọng của các SME với nền kinh tế, nhóm nước ASEAN-4 (không kể Brunei] đều đã triển khai hoạt động rà soát các chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Các trung tâm cung cấp dịch vụ một cửa được trải khắp trên cả nước, ở Singapore, những trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tư vấn, tổ chức hội thảo, mang lại các cơ hội kinh doanh phù họp cho các SME. ở Indonesia còn cung cấp thêm các hỗ trợ liên quan đến vườn ươm doanh nghiệp còn ở Philippines còn m ở rộng sang tư vấn về nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại và khởi nghiệp. SME có thể dễ dàng truy cập thông tin liên quan đến chính phủ và doanh nghiệp thông qua các đường dây nóng và các cổng thông tin. ở nhóm các nước này, thương mại điện tử và chính phủ điện tử đã được xúc tiến thực hiện từ đầu những năm 2000 và đều mang lại hiệu quả cao. Khung chính sách về hỗ trợ dịch vụ cho các SME đã được xây dựng và triển khai ở Việt Nam. Song các trung 129
  46. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ một cửa mới chỉ có ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nằng và Bình Thuận. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng dịch vụ của các trung tâm này. Thương mại điện tử đã được áp dụng tại Việt Nam kể từ đầu những năm 2000 và dần dần phát triển. Mặc dù các quy định thương mại điện tử đã được ban hành, khuôn khổ pháp lý đã được thông qua nhưng việc sử dụng thương mại điện tử vẫn còn hạn chế. Hiện tại, m ột số dịch vụ chính phủ điện tử như đăng kí kinh doanh, nộp thuế, đấu thầu đã và đang được giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp. Theo quy hoạch tổng thể, phần lớn các dịch vụ công liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh mới được cung cấp trực tuyến vào năm 2015. Việt Nam cũng thiết lập cổng thông tin trực tuyến cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổng thông tin không được cập nhật thường xuyên và không thu thập thông tin liên quan đến các SME từ các cơ quan của chính phủ. Do vậy, cổng thông tin không đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp và rất ít daonh nghiệp truy cập cổng thông tin này. Hơn nữa, về nguyên tắc các cổng thông tin cho phép các doanh nghiệp giao dịch trực tuyến song trong thực tế các cổng này chưa thực sự hoạt động hiệu quả. 130
  47. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Khoảng cách giữa các SME Việt Nam và các nước trong khu vực trong tiêu chí khởi nghiệp dễ dàng và luật pháp thân thiện? Xét về mức độ khởi nghiệp dễ dàng và luật pháp thân thiện, vẫn tồn tại khoảng cách khá xa giữa Singapore với Việt Nam song Việt Nam đã bám sát được Indonesia và Thái Lan. Các nước ASEAN-6 đều có hệ thống trực tuyến để đăng kí kinh doanh, các trung tâm dịch vụ m ột cửa, và m ột số hình thức hỗ trợ về m ặt tài chính cho các công ty khởi nghiệp. Singapore là quốc gia dẫn đàu trong khu vực và cả thế giới về thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp giúp tiết kiệm chi thấp và thời gian, ở Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan còn chạy các chương trình hỗ trự tài chính cho các công ty khởi nghiệp, hỗ trợ tài chính cho các công ty đổi mới công nghệ. Các chính sách pháp luật và quy định hiện hành hay mới ban hành ở các nước này đều được thường xuyên rà soát. Về phía Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng Dự án 30 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý của nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, tạo ra một cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trực tuyến. Điều này phần nào giúp các doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng tìm kiếm văn bản pháp luật hơn. Việc thực hiện các dự án cũng làm giảm đáng kể sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật do 131
  48. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN đã loại bỏ được các quy định không cần thiết và không phù hợp. Tuy nhiên, Việt Nam không có bất kỳ cơ quan, tổ chức chuyên trách trực thuộc Trung ương làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các công ty mới thành lập. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu thực hiện thông qua việc cung cấp các hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực và vườn ươm công nghệ song cũng chỉ có rất ít các doanh nghiệp có thể truy cập các dịch vụ này. Khoảng cách giữa các SME của Việt Nam với các SME trong khu vực trong việc tiếp cận nguồn tài chính. Có một khoảng cách rất lớn giữa Việt Nam với nhóm nước phát triển trong việc tiếp cận nguồn tài chính. Các nguồn vốn ở Singapore rất đa dạng. Đối với hoạt động tài trợ nợ, Chính phủ Singapore đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng trong nước để tiến hành cho các doanh nghiệp vay vốn. Đối với hình thức tài trợ vốn cổ phần, thị trường này luôn sẵn có vốn cổ phần hoặc vốn mạo hiểm. Các SME rất chủ động và linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư của mình. Với điểm đánh giá tín dụng tốt cùng hai năm hoạt động tốt thì các doanh nghiệp chỉ cần thế chấp tài sản có giá trị khoảng 70% khoản vay. Các chủ nợ có quyền bảo vệ các khoản cho vay của chính mình. Thị trường tài chính ở Indonesia và Malaysia cũng rất tiên tiến với hệ thống luật pháp tín dụng chặt chẽ cùng các sản phẩm tín dụng đa dạng. 132
  49. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Khả năng được tiếp cận với nguồn tín dụng ở Việt Nam thấp hơn mức trung bình của toàn khối. Các sản phẩm tài chính ở Việt Nam khá nghèo nàn. Chỉ một số ít các doanh nghiệp rất uy tín được vay không thế chấp ở các ngân hàng thương mại nhưng giá trị các khoản vay không quá 20.000 USD. Còn lại để tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng các SME phải thế chấp tài sản có giá trị từ 125% đến 143% giá trị khoản vay. Tín dụng vi mô và tín dụng cá nhân chiếm đến hơn 80% nguồn vốn. Các hình thức cấp tín dụng khác như thuê mua, bao thanh toán ở Việt Nam có tồn tại nhưng rất hiếm khi các SME được chào mời. Khoảng cách giữa cácSME của Việt Nam với các SME trong khu vực trong tiêu chì trình độ công nghệ và chuyển giao công nghệ? Lĩnh vực phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam còn kém xa các nước Singapore, Indonesia và Thái Lan. Các quốc gia này đã xây dựng chiến lược đổi m ới và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, thúc đẩy mối quan hệ giữa đại học và doanh nghiệp, tập trung phát triển nhiều khu công nghệ cao, đàu tư vào R&D và thực hiện nghiêm chỉnh quyền sở hữu trí tuệ. Chương trình Nghiên cứu, Đổi mới, Doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ở Singapore được rót vốn đầu tư lên đến 16,1 tỷ USD. ở Indonesia và Thái Lan chính phủ dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia đổi mới công nghệ. 133
  50. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN Tại Việt Nam, một số mô hình vườn ươm công nghệ cũng được phát triển. Tính đến giữa năm 2012, Việt Nam có 47 vườn ươm công nghệ, trong đó một số vườn ươm đang hoạt động bên ngoài của các giai đoạn thử nghiệm và cung cấp các dịch vụ cơ bản. Tuy nhiên, hầu hết các vườn ươm đang trong quá trình phát triển và họ phải huy động vốn của mình để tồn tại và phát triển, do đó kết quả đạt được rất khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng. Đầu tư cho hoạt động R&D chỉ chiếm 0,7% GDP [tương đương với khoảng 700 triệu USD], trong đó 70% được trích từ ngân sách nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm hơn từ 2 đến 3 thế hệ so với mức trung bình trên thế giới. Trong thực tế, do nguồn lực hạn chế và thiếu vốn, hầu hết các doanh nghiệp tập trung vào việc đổi mới công nghệ hơn là triển khai hoạt động R&D. Khoảng cách trong việc tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường quốc tế đối với các SME của Việt Nam và cácSME trong khu vực? Dẩn đầu trong tiêu chí tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường cho các SME thuộc về Singapore, Malaysia, Thái Lan và Phillipine. Mức chênh lệch giữa Việt Nam với nhóm các nước ASEAN-6 ở tiêu chí này khá cao. Bởi vì các chương trình xúc tiến xuất khẩu, hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin thị trường ở nhóm nước này có chất lượng tốt 134
  51. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng hơn. Các nước ASEAN-6 đã phối họp triển khai rất tốt các chương trình nâng cao năng lực xuất khẩu trên phạm vi. Các khoản tài trợ, tín dụng thương mại, chương trình bảo hiểm xuất khẩu cùng với việc thông quan nhanh hơn, chi phí thấp hơn cũng đã phát huy hiệu quả giúp các doanh nghiệp nhỏ m ở rộng thị trường nước ngoài. ở Việt Nam chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã được chính phủ thông qua nhằm mục tiêu tăng cường xúc tiến thương mại và m ở rộng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2006-2010, chương trình tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu. Các chương trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu được thực hiện trên cả nước. Việt Nam đã thực hiện những cải cách chủ động trong thủ tục hải quan. Với thủ tục hải quan điện tử được thí điểm và m ở rộng thời gian trung bình để giải phóng hàng hóa đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có chương trình cụ thể về xúc tiến thương mại và m ở rộng thị trường dành riêng cho các SME. Các chương trình xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp nhỏ được tích họp trong các chương trình xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp; do đó, họ không hiệu quả vì những chương trình không đáp ứng các đặc điểm cụ thể của các SME. Bên cạnh đó, hình thức tín dụng thương mại và bảo hiểm cho doanh thu xuất khẩu vẫn chưa phổ biến. Mặc dù chính phủ cam kết hỗ trợ 20% mức phí bảo hiểm 135
  52. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN cho các doanh nghiệp khi họ mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhưng mới chỉ có 30 doanh nghiệp mua bảo hiểm và ba trong số các doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ. Lý do chính là số tiền phí bảo hiểm quá cao. Khoảng cách về nâng lực của các hiệp hội SME Việt Nam và các nước trong khu vực? Hiệp hội SME có chức năng gắn kết và m ở rộng mạng lưới thành viên. Hiệp hội này phải có ban thư ký tổ chức tốt với khả năng kỹ thuật để thường xuyên thu thập thông tin về các thành viên, kết nối kinh doanh, đào tạo và hội thảo. Ngoài ra, hiệp hội còn có năng lực nghiên cứu giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn các kết quả nghiên cứu, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và triển khai những ý tưởng mới hoặc giúp các doanh nghiệp tiếp thu bí quyết c ô n g n g h ệ. Hiện tại, vẫn có mức chênh lệch giữa ASEAN-6 với Việt Nam về vai trò và năng lực của hiệp hội SME, tuy mức chênh này không lớn quá. ở Việt Nam, m ột thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI] - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) - có chức năng là đại diện của các hiệp hội khác nhau liên quan đến SME. VINASME bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên và doanh nghiệp nhỏ của mình; tham mưu cho các cơ 136
  53. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng quan có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến SME; đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp nhỏ với các cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức này hỗ trợ các SME m ở rộng hoạt động kinh doanh, xúc tiến hợp tác quốc tế, thương mại và đầu tư. Cả VCCI và VINASME đều đưa ra các kiến chính thức và khuyến nghị về chính sách dự thảo liên quan đến SME. Ngoài ra, Việt Nam hiện có khoảng 400 hiệp hội doanh nghiệp (chính thức hoạt động] trên cả nước. Nhìn chung, các hiệp hội SME thiếu nguồn lực, năng lực kỹ thuật và nghiên cứu để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới. III. TRỤ CỘT 3: KHƯ vự c CẠNH TRANH Trụ cột 2 - Khu vực kinh tế cạnh tranh mà AEC hướng tới là gì? AEC hướng tới mục tiêu tạo dựng m ột khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6yếu tố chủ chốt ìà: (i) chính sách cạnh tranh, (ii) bảo vệ người tiêu dùng, (Ui) quyền sờ hữu trí tuệ, (iv) phát triển cơ sở hạ tầng, (v) hệ thống thuếkhoá và (vi) thương mại điện tử. 137
  54. HỎI ĐÁP VÊ CỘNG ĐỔNG KINH TỂ ASEAN Tuy nhiên, đây là trụ cột được triển khai thấp nhất và mới trú trọng vào 04 yếu tố: Chính sách cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu dùng, Quyền sở hữu trí tuệ và Phát triển cơ sở hạ tầng. Tính chung cho cả 4 giai đoạn, Trụ cột này đã đạt được 90,5% các biện pháp đặt ra trong AEG Blueprint. Mục tiêu và các biện pháp được đưa ra để thực hiện chính sách cạnh tranh là gi? Các nướcASEANđã triển khai những hành động gì để thực hiện mục tiêu của chính sách này? Mục tiêu chính của chính sách cạnh tranh là để tạo ra một sấn chơi công bằng và nuôi dưỡng văn hóa cạnh tranh lành mạnh, hướng tới hiệu quả kinh tế khu vực cao hơn trong dài hạn. Để thực hiện m ục tiêu của chính sách này, ASEAN đưa ra các biện pháp gồm; nỗ lực để xây dựng Chính sách và Luật cạnh tranh quốc gia [CPL - Competition Policy and Law] cho tất cả các nước thành viên ASEAN đến năm 2015; thiết lập một mạng lưới các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về chính sách cạnh tranh để tạo ra m ột diễn đàn thảo luận và điều phối chính sách cạnh tranh; khuyến khích các chương trình giúp các nước thành viên ASEAN xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia và xây dựng hướng dẫn về chính sách cạnh tranh trong khu vực vào năm 2010 dựa trên kinh nghiệm quốc gia và quốc tế tốt nhất. ASEAN đã tiến hành 138
  55. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng một nghiên cứu thực hành tốt nhất về việc xây dựng, thực hiện chính sách cạnh tranh. Đến nay, kết quả thực hiện nội dung về chính sách cạnh tranh khá tích cực. Tháng 8/2007, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã thông qua quyết định thành lậpNhóm chuyên gia ASEAN về cạnh tranh (AEGC). Nhóm này hoạt động như một diễn đàn trong khu vực, cùng thảo luận và họp tác về CPL. AEGC tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng chính sách liên quan đến cạnh tranh và điều phối những vấn đề liên quan đến chính sách cạnh tranh của khu vực. AEGC cũng đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn về chính sách cạnh tranh;sổ tay về chính sách cạnh tranh - pháp luật trong ASEAN cho doanh nghiệp [2010]; Sách hướng dẫn việc thông báo và trao đổi thông tin về các sản phẩm bị bán/thu hồi để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hoạt động kinh doanh công bằng trong khu vực. ASEAN đã tổ chức hội thảo xã hội hóa khu vực tại m ột số nước thành viên dành cho quan chức chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân để tạo điều kiện giao lưu m ở rộng mối quan hệ và trao đổi kinh nghiệm. Mục đích của hai cuốn sách và cuộc hội thảo là nhằm nâng cao nhận thức về cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong khu vực và công ty xuyên quốc gia, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như 139
  56. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN năng lực cạnh tranh trong khu vực ASEAN. ASEAN cũng vừa xuất bản "Sách hướng dẫn Phát triển các năng lực cột lõi trong xây dựng CPL cho ASEAN” dựa trên kinh nghiệm của các nước thành viên và thực tiễn tốt nhất trên thế giới. Đến nay đã có tám nước thành viên ASEAN có Luật Cạnh tranh. Indonesia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đã có Luật Cạnh tranh áp dụng cho cả nền kinh tế và các cơ quan giám sát thực hiện luật này. Philippines, Myanmar và Brunei đã ban hành Luật Cạnh tranh vào trong năm 2015. Hiện nay, chỉ có Lào và Campuchia đang soạn thảo Luât Cạnh tranh. Tại sao AEC coi trong mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng? ASEAN đã có hành động gì để triển khai việc bảo vệ người tiêu dùng? Bảo vệ người tiêu dùng là yếu tố hết sức quan trọng khi xây dựng AEC hướng tới con người. AEC thực hiện chiến lược ưu tiên vì lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Với quan niệm rằng người tiêu dùng không thể bị loại trừ khỏi quá trình hội nhập kinh tế, do vậy, ASEAN mong muốn tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng trong ASEAN, thiết lập m ột mạng lưới các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng để tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng giúp họ chuẩn bị cho m ột thị trường ASEAN thống nhất trong tương lai. 140
  57. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Trong kế hoạch hành động AEG, ủy ban điều phối ASEAN liên chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng, sau đó đổi thành ủy ban điều phối ASEAN v ề bảo vệ người tiêu dùng (A C C P) đã được thành lập năm 2007. ACCP và 3 nhóm công tác đã tập trung vào các vấn đề trọng tâm nhằm thực hiện, kiểm tra giám sát các thỏa ước cũng như cơ chế thúc đẩy lợi ích người tiêu dùng trong AEG. ACCP đã thông qua phương án tiếp cận chiến lược bảo vệ người tiêu dùng để hướng dẫn thực thi các mục tiêu và cam kết theo kế hoạch hành động của AEG. Cách tiếp cận bao gồm: [1] Phát triển cơ chế trao đổi thông tin và thông báo về các sản phẩm bị thu hồi; (2] Phát triển cơ chế bồi thường xuyên biên giới; (3) Nghiên cứu và đối thoại về bảo vệ người tiêu dùng; (4] Phát triển năng lực bảo vệ người tiêu dùng trong ASEAN và (5] Xây dựng các mô hình và hướng dẫn nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Các hoạt động khác đã được thực hiện liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: xây dựng website về Bồi thường xuyên biên giới; Phổ biến các tờ rơi về Khiếu nại của người tiêu dùng ASEAN. Luật Bảo vệ người tiêu dùng phải đảm bảo cạnh tranh công bằng và trao đổi thông tin tự do trên thị trường. Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Lào đã ban hành tháng 9/2010. Năm 2011, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã áp dụng Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Myanmar ban hành Luật Bảo vệ người tiêu 141
  58. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN dùng vào tháng 3/2014. Các nước ASEAN còn lại cũng đang áp dụng cơ chế pháp lý hướng tới mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời đang tiến hành soạn thảo bộ luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Mục tiêu và các biện pháp được đe ra để thực hiện nội dung về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trong AEC là gì? Mục tiêu xây dựng, thương mại hóa và bảo vệ tài sản trí tuệ (IP] và quyền sở hữu trí tuệ (IPRs] là tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp trong ASEAN, đồng thời cũng là định hướng quan trọng của nền kinh tế khu vực. Chính sách về sở hữu trí tuệ (IP] cũng có thể giúp tạo ra sự tiếp cận công bằng hơn và đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Hơn nữa, chính sách IP có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của hoạt động thương mại và đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ độc quyền. Các nước thành viên đã nhất trí thực hiện Kế hoạch hành động về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2004 - 2010 và Kế hoạch làm việc ASEAN về họp tác quyền tác giả. Các nhóm công tác ASEAN về họp tác sở hữu trí tuệ [AWGIPC] đã thông qua kế hoạch hành động ASEAN về IPR giai đoạn 2011 - 2015, trong đó Philipines là nước đi đầu trong công tác chuẩn bị bản kế hoạch này. 142
  59. Phăn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Để thực hiện nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ, ASEAN xác định các biện pháp chủ yếu thực hiện đến năm 2015 gồm: Thực hiện đầy đủ Kế hoạch hành động IPR ASEAN 2004 - 2010 và Kế hoạch Công tác về Hợp tác ASEAN về quyền tác giả. Kế hoạch hành động ASEAN đòi hỏi các nước ASEAN phải thiết lập một hệ thống xếp hồ sơ thiết kế ASEAN để thuận tiện cho người sử dụng hệ thống lưu trữ này, đồng thời thúc đẩy sự họp tác giữa các Văn phòng IP ở các nước thành viên. Để đảm bảo một hồ sơ chung về IP trong khu vực, các nước thành viên ASEAN thỏa thuận cùng công nhận các hiệp ước quốc tế chung như Nghị định thư Madrid về cách thức nộp đơn đăng ký. Bản kế hoạch hành động cũng đề cập đến việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật của từng quốc gia trong IPRs và họp tác khu vực đối với IPRs như tri thức truyền thống (TK), tài nguyên di truyền (GR) và văn hóa dân gian (TCE). ASEAN đã triển khai các hoạt động bảo vệ quyền sờ hữu trí tuệ như thế nào? ASEAN đã khai trương một danh mục các nguồn tư liệu liên quan đếnbảo vệ quyền sở hữu (ỈPRs) và m ột dự án khu vực về sáng chế để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ dàng hơn trong việc nhận các 143
  60. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN bằng sáng chế với phát minh của doanh nghiệp. Vào tháng 8/2011, Kế hoạch hành động IPR của ASEAN đã được phê chuẩn. ASEAN cũng họp tác với m ột vài Đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực cho các nước th à n h v iê n tr o n g lĩn h v ự c IP. Nhóm công tácASEANvềhợp tácsởhữu trí tuệ (AWGIPQ đã được thành lập với vai trò tư vấn hợp tác ASEAN về IP từ năm 1996. Sự họp tác này tiếp tục xây dựng nền tảng đơn giản hóa, hài hòa, đăng ký và bảo vệ IPRs trong ASEAN. Để đảm bảo thực hiện các cam kết theo kế hoạch hành động ASEAN, các nước thành viên đã tiến hành nghiên cứu những đóng góp về mặt kinh tế của các ngành công nghiệp liên quan đến quyền tác giả trong nước và trong khu vực. Rất nhiều cuộc họp đã được tổ chức về vấn đề tham gia vào nghị định thư Madrid. Các dự án liên tiếp được đưa ra bởi các nước ASEAN nhằm mục đích thẩm định sáng chế ASEAN (ASPEC] và Danh mục trực tuyến các dịch vụ sở hữu trí tuệ của các nước ASEAN (IP DIRECT). Hai dự án họp tác này đã giúp chia sẻ lượng công việc thẩm định sáng chế và thúc đẩy tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến IP trong khu vực. AVVGIPC đã nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm cũng như giám sát thường xuyên việc tuân thủ luật pháp và quy định tại các nước thành viên đối với Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. 144
  61. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng AWGIPC cũng hợp tác với rất nhiều tổ chức và cá nhân như: Hiệp hội sở hữu trí tuệ ASEAN, úc, New Zealand, Trung Quốc (các văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia - SIPO], ủy ban châu Âu, Nhật Bản (Cơ quan sáng chế Nhật Bản - JPO], Cơ quan Bản quyền và Thương hiệu Mỹ (ƯSPTO], Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Chương trình họp tác dài hạn với USPTO từ năm 2004 đến 2010 đã được gia hạn đến 2015. Chương trình tập trung vào việc bảo vệ, thực thi và thương mại hóa IPRs. Tiếp theo của dự án ECAP II, dự án về bảo vệ sở hữu trí tuệ của ASEAN (ECAP III] kéo dài 4 năm đã được thông qua 2010. Mục tiêu của dự án là cùng với cộng đồng ASEAN tối ưu hóa m ột cách hiệu quả hơn và đầy đủ hơn về IP và IPRs trong khu vực. Cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ ở các nước thành viên ASEAN cũng có sự khác biệt lớn. Hiện đang tồn tại khoảng cách rất lớn giữa ASEAN-6 và ASEAN-4 (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam]. Sự khác biệt này nằm ở bản chất và mức độ hội nhập khu vực cũng như sự cần thiết về hỗ trự kỹ thuật trong nội khối ASEAN và giữa nhóm công tác nhỏ khác ở các nước ASEAN. Hiện nay, các cơ quan chuyên môn cũng như nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về IP còn rất thiếu. Các nước thành viên ASEAN đã nỗ lực hết sức để thực hiện chương trình "ASEAN hỗ trợ ASEAN" tại bất 145
  62. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN cứ nơi nào khả thi bao gồm cả việc trao đổi bài học kinh nghiệm, ký kết các Hiệp ước quốc tế cũng như thực thi các chương trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tại sao phát triển cơ sớ hạ tâng là mục tiêu quan trọng trong việc hiện thực hóa trụ cột 2? ASEAN đã triển khai như thể nào? ASEAN coi trọng nội dung phát triển cơ sở hạ tâng b ở i một mạng lưới giao thông vận tải hiệu quả, an toàn và tích hợp trong ASEAN đóng vai trò quan trọng cho việc phát huy các nguồn lực, tiềm năng của AETA cũng như tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như với tư cách là thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất. Giao thông vận tải ASEAN cũng rất quan trọng trong việc kết nối ASEAN với vùng Đông Bắc và Nam Á các nước láng giềng. Để thực hiện nội dung này, ASEAN đã đưa ra các nội dung họp tác cụ thể trong từng lĩnh vực gồm giao thông vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt, vận chuyển quá cảnh hàng hoá, họp tác về năng lượng. Các hoạt động vềphát triển cơ sở hạ tầng diễn ra khá mạnh mẽ với các nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hoá giao thông vận tải, tự do hoá dịch vụ chuyên chở hành khách đường không, tự do hoá dịch vụ vận chuyển đường biển, năng lượng, viễn thông. ASEAN đã ký kết 2 Hiệp định liên quan đến dịch vụ hàng không để tiến tới mục tiêu thành lập một thị trường 146
  63. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng hàng không thống nhất trong khu vực và m ộtHiệp định ỉiên quan đến vận tải liên quốc gianhằm đẩy mạnh tạo thuận lợi cho vận tải và dich vụ Logistics. ASEAN cũng đã và đang đ ẩ y m ạ n hhợp tác vận tải đường bộbao gồm hai dự án lớn là Mạng lưới đường cao tốc ASEAN (AHN) và Tuyến đường sắt Singapore Côn Minh. AHN được khởi động từ năm 1999 bao gồm 23 tuyến đường với tổng chiều dài là 38.400km với mục tiêu nâng cấp các tuyến đường quốc lộ lên tiêu chuẩn loại I vào năm 2020. Tháng 10, năm 2010 các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN trong đó xác định AHN là một trong 15 dự án ưu tiên kết nối và thu hẹp khoảng cách trong ASEAN. Tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh được thực hiện trong khuôn khổ sáng kiến họp tác phát triển lưu vực sông Mekong với y.OOOkm đường sắt nhằm kết nối 8 nước ASEAN trong đó có Việt Nam với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, việc tham gia vào tuyến đường sắt nối liền ASEAN - Trung Quốc này góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển kinh tế và đã được xác định trong điều chỉnh Quy hoạch đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin và truyền thông đã được thông qua vào năm 2011. Hiện nay ASEAN cũng đang thực hiện các chương trình hợp tác về hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin thông qua các hiệp định họp tác e-ASEAN, đặc biệt là trong các lĩnh vực: phát triển 147
  64. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN hạ tầng thông tin ASEAN, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, tăng cường tiếp cận và sử dụng viễn thông và công nghệ thông tin, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân. Hội nghị bộ trưởng thông tin và truyền thông ASEAN diễn ra tại Brunei từ 18 - 19/9/2006 đã thông qua chương trình hành động Brunei nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ thông tin thông qua việc xây dựng năng lực và hướng đến việc xây dựng hạ tầng thông tin ASEAN như một nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội thông tin. Cụ thể, chương trình hiện thực hóa thỏa thuận chung về đánh giá phù họp các thiết bị viễn thông, khởi động diễn đàn Chính phủ điện tử ASEAN và hướng đến thực hiện trên toàn ASEAN thỏa thuận công nhận chung về đánh giá phù họp các thiết bị viễn thông.Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng (APAEC) 2010 - 2015 đã thúc đẩy các nỗ lực của khu vực trong hợp tác về năng lượng để giải quyết an ninh năng lượng, tăng khả năng tiếp cận và phát triển bền vững cho khu vực ASEAN. APAEC bao gồm bảy lĩnh vực chính: (Q Lưới điện ASEAN bao gồm 14 dự án kết nối để hiện thực hoá hệ thống lưới điện ASEAN. 2 dự án (Malaysia - Thái Lan và Malaysia - Singapore) đã hoạt động hiệu quả đầu tiên và có những đóng góp quan trọng đối với sản xuất năng lượng trong khu vực. Thành công của 2 dự án đầu tiên này là sự khởi đầu để tiếp tục cho các dự án họp tác năng lượng tiếp theo như kết nối mạng lưới điện giữa Việt 148
  65. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng Nam - Campuchia vào 2005 - 2007, Thái Lan - Campuchia vào 2007, Thái lan - Lào vào 2009; [ii) Đường ống gas xuyên ASEAN; (iii] Than và Công nghệ than sạch; [iv] Năng lượng tái tạo; (v) Bảo tồn và Hiệu quả năng lượng; (vi) Chính sách và kế hoạch năng lượng khu vực và lập kế hoạch; và (vii) Năng lượng hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, cần thấy được rằng hội nhập về cơ sở hạ tầng trong khu vực là m ột trong những thách thức lớn đổi với ASEAN đặc biệt trong bối cảnh có sự khác biệt lớn về địa lý, quy mô cũng như trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Mục tiêu của hợp tác trong lĩnh vực thuế và thương mại điện tử là gì? Để ASEAN trở thành khu vực kinh tế cạnh tranh cao, AEC cũng hướng tới các hợp tác về thuế và thương mại điện tử. Với họp tác trong thuế, AEG đặt ra mục tiêu hoàn thiện hệ thống các thoả thuận song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa các nước thành viên. Về thương mại điện tử, AEG chú trọng vào việc tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử trong khối và hài hòa hoá hệ thống luật pháp về thương mại điện tử vào n ă m 2 0 1 5 . Tuy nhiên, hai nội dung này chưa được tập trung triển khai sâu, rộng. 149
  66. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN Việt Nam đã triển khai các hoạt động nào đ ể thực hiện nội dung vê Chính sách cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng? Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có Luật cạnh tranh khá toàn diện áp dụng cho cả nền kinh tế và có các cơ quan giám sát thực hiện Luật này. Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 và từ đó đến nay đã có nhiều Quyết định, Thông tư hướng dẫn và sửa đổi Luật Cạnh tranh. Đồng thời, Việt Nam cũng đã chủ động họp tác với nhiều tổ chức và chương trình quốc tế như Cơ quan họp tác quốc tế Nhật Bản QICA], Dự án Hỗ trợ đa phương của Eư (MUTRAP) để nâng cấp Luật và chính sách cạnh tranh phù hợp hơn trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng như Mua lại và Sáp nhập, thương mại điện tử để tăng cường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, có thể nói với nhiệm vụ liên quan đến chính sách cạnh tranh, Việt Nam đã hoàn thành khá tốt các cam kết của mình đến thời điểm hiện nay. Cùng với Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào, Việt Nam cũng đã có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước. Luật Bảo vệ người tiêu dùng được Việt Nam ban hành vào năm 2010 và có hiệu lực từ tháng 7/2011. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, nhiều tỉnh thành, đặc 150
  67. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng biệt là Hà Nội, đã có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thực thi Luật và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việt Nam đã có những hoạt động nào đ ể thực hiện nội dung liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ? Hợp tác về sở hữu trí tuệ của ASEAN hiện nay được thực hiện trên cơ sở Kế hoạch hành động về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch làm việc ASEAN về họp tác quyền tác giả. Trong Kế hoạch hành động đã đề ra 5 mục tiêu chiến lược. Việt Nam được giao thực hiện một số công việc cụ thể trong hai nhiệm vụ chiến lược liên quan đến: (i) Thiết lập hệ thống hồ sơ IP ASEAN và (ii) Tăng cường phối họp, hợp tác giữa các quốc gia thành viên về nâng cao năng lực con người và thể chế cho các cơ quan quản lý IP trong khu vực. Đối với nhiệm vụ chiến lược (i), Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì mảng bảo vệ giống thực vật, Việt Nam và Thái Lan chủ trì thực hiện các bảo hộ liên quan đến chỉ dẫn địa lý; Việt Nam cùng với Philippines về nâng cao năng lực cho các nhà chuyên môn về thiết kế và nhãn hiệu thương mại. Đối với nhiệm vụ chiến lược (ii), Việt Nam cùng với Philippines được giao nhiệm vụ liên quan đến hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho các cơ quan quản lý IP ASEAN. 151
  68. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để thực hiện các công việc của mình và đã được đánh giá hoàn thành 100% các mục tiêu đặt ra về IPR cho cả hai giai đoạn 2008 - 2009 và 2010 - 2011 (Ban Thư ký ASEAN, 2012a). Một trong những kết quả đáng chú ý là Việt Nam đã tích cực xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về IPR. Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 ban hành Điều lệ Sáng kiến đã được Chính phủ ban hành thay thế các quy định về sáng kiến của Điều lệ về Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật - họp lý hóa sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định so 31-CP ngày 23/1/1981. Ngày 13/2/2012, Thông tư số 04/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghẹ đã được ban hành để bảo đảm việc hướng dẫn và thống nhất áp dụng các quy định mới đã được sửa đổi, bổ sung về hoạt động giám định IPR của Luật IPR năm 2009, nhằm đưa hoạt động giám định SHCN đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động họp tác về IPR trong ASEAN như phối họp với các nước ASEAN xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động ASEAN về IPR giai đoạn 2011-2015 hướng tới thực hiện các mục tiêu kế hoạch tổng thể của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint). Trong các hoạt động họp tác giữa ASEAN với các đối tác, Việt Nam cũng tham gia m ột cách tích cực, điển hình như: Tham gia cuộc họp lần thứ hai của Lãnh đạo Cơ quan IP ASEAN - Nhật Bản; ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác sở hữu công nghiệp giữa cơ quan IP các 152
  69. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng nước ASEAN và JPO; xây dựng chương trình làm việc nhằm thực hiện Tuyên bố chung về thương mại và đầu tư ASEAN - Canada; chuẩn bị cho Cuộc họp tham vấn giữa AEM và Tổng giám đốc WIPO (Tổ chức IP thế giới]. Việt Nam cũng đã có những hoạt động để nâng cao năng lực của các cán bộ IP và tích cực nghiên cứu về IP (Cục Sở hữu trí tuệ, 2013]. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã tích cực có những bảo hộ về chi dẫn địa lý cho m ột loạt các sản phẩm như bưởi Luận Văn, hoa mai vàng Yên Tử, muối ăn Bạc Liêu, chả mực Hạ Long vào tháng 12/2013. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Việt Nam được giao trong Kế hoạch IPR của ASEAN 2011 - 2015. Việt Nam đã tham gia như thế nào vào nội dung Phát triển cơ sở hạ tầng? M ặc d ù đ ã tham gia vào mạng ìưới điện ASEAN từ r ấ t sớm nhưng những kết quả thực hiện được của Việt Nam còn khá khiêm tốn, chủ yếu nối điện với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Việt Nam hiện đã ký Hiệp định họp tác trong lĩnh vực năng lượng với Campuchia và bắt đầu xuất khẩu điện sang nước này từ năm 2002, tuy nhiên chủ yếu ở những địa phương biên giới. Ngoài ra năm 2009, triển khai Hiệp định chung về phát triển năng lượng Việt - Lào, Việt Nam đã bán điện sang Lào. Việc tăng cường liên kết lưới điện ASEAN 153
  70. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN nói riêng và năng lượng nói chung đóng góp không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam cần sớm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng lưới điện, nâng cao năng lực sản xuất để có thể hội nhập vào lưới điện ASEAN. Việt Nam chính thức tham gia vào Dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt xuyên ASEAN với việc ký kết Bản ghi nhớ về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt xuyên ASEAN tại hội nghị bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 20 tại Bali, Indonesia vào 2002. Gần đây, tại hội nghị quan chức ASEAN về họp tác năng lượng và hội nhập do Lào đăng cai tổ chức diễn ra từ ngày 6-13/6/2014, các Bộ trưởng ASEAN nhất trí tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai dự án Mạng lưới điện ASEAN và đường ống dẫn khí đốt xuyên ASEAN.về phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý dự thảo văn kiện thống nhất gia hạn hiệu lực Bản ghi nhớ ASEAN về Dự án đường ống dẫn khí xuyên ASEAN. Đ ối với hợp tác về giao thông ASEAN, Việt Nam cũng đã có những hoạt động tham gia tích cực. Tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh được thực hiện trong khuôn khổ sáng kiến họp tác phát triển lưu vực sông Mekong, với 7000km đường sắt nhằm kết nối 8 nước ASEAN trong đó có Việt Nam với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, việc tham gia vào tuyến đường sắt nối liền ASEAN - Trung Quốc này góp phần 154
  71. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng không nhỏ vào thúc đẩy phát triển kinh tế và đã được xác định trong điều chỉnh Quy hoạch đường sắt đến năm 2020, tàm nhìn đến năm 2030. Việt Nam đã tích cực tham gia dự án này với tuyến đường sắt Thống Nhất hiện hoạt động nối với cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và tuyến Tp Hồ Chí Minh - Lộc Ninh nối với Campuchia. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực hiện các hoạt động hội nhập trong Trụ cột "Khu vực kinh tể cạnh tranh cao" là gi? Cơ hội Tham gia vào các hoạt động trong Trụ cột này sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam hiện đại hoá nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển, nâng cao sức cạnh tranh và tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, lành mạnh. Đặc biệt, các hoạt động về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng tạo cơ sở và nền tảng để Việt Nam có thể hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu và trong các FTA thế hệ mới với những yêu cầu ngày càng cao về sở hữu trí tuệ. Thách thức Đối với lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, thách thức nằm ờ khía cạnh thực thi hiệu quả Chính sách và Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Sau hơn 4 năm thực hiện Luật ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn chối bỏ trách nhiệm khi nảy sinh những vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, còn 155
  72. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN người tiêu dùng thì chưa biết hoặc chưa hiểu về cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình theo Luật.Một cơ chế khiếu nại và bồi thường hiệu quả cũng như tuyên truyền cho người tiêu dùng về Luật Bảo vệ người tiêu đùng ìà một yêu cầu củaAEC. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng hơn đến hai công tác này. Đối với lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, sự cách biệt rất lớn về cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ giữa ASEAN-6 và nhóm CLMV là m ột thách thức lớn đối với Việt Nam. Nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về IP ở Việt Nam hiện đang rất thiếu. Do đó, Việt Nam cần có những chuẩn bị tốt hơn về nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối cơ sở hạ tầng với các nước thành viên nhưng trên thực tếkhoảng cách giữa cơ sở hạ tầng của Việt Nam với các nước ASEAN-6 còn Dlớn. o đ ó, Việt Nam cần sớm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể hội nhập hiệu quả hơn vào các hoạt động Phát triển cơ sở hạ tầng trong AEG. Nói tóm lại, có thể thấy thách thức đối với Việt Nam nằm ở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nguồn nhân lực của Việt Nam còn yếu về chất lượng, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển và những yếu kém trong thực thi bảo vệ người tiêu dùng. 156
  73. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng IV. TRỤ CỘT 4: HỘI NHẬP VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦƯ Mục tiêu của Trụ cột 4 - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong AEC là gì? ASEAN hiện đang hoạt động trong m ột môi trường toàn cầu hóa ngày càng cao với sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ giữa các thị trường. Để các doanh nghiệp ASEAN có thể cạnh tranh trên trường quốc tế; trở thành một bộ phận năng động, mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và hấp dẫn đối với đầu tư ngoài khu vực, ASEAN có tầm nhìn và chiến lược vượt ra khỏi biên giới của AEC. Vì thế, với Trụ cột 4, ASEAN hướng tới hai mục tiêu chính: (i) xây dựng cách tiếp cận tổng thể, chặt chẽ về quan hệ kinh tế đối ngoại và (ii] thúc đẩy sự tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu trên cơ sở ký kết FTA với nước ngoài khối. Nội dung của Trụ cột 4 - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong AEC là gì? Với mục tiêu xây dựng cách tiếp cận tổng thể, chặt chẽ về kinh tế đối ngoại, ASEAN hướng đến duy trì "ASEAN trung tấm" (ASEAN Centrality] trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại trong các đàm phán thương mại dự do (FTA) và các Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPs). 157
  74. HỎI ĐÁP VẾ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN Thúc đẩy sự tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu được thực hiện thông qua việc áp dụng thông lệ quốc tế và tiêu chuẩn tốt nhất trong sản xuất và phân phối và phát triển gói hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên kém phát triển, giúp các nước này cải thiện năng lực và năng suất công nghiệp, từ đó tăng cường tham gia sáng kiến hội nhập khu vưc và toàn cầu Lộ trình thực hiện Trụ cột 4 - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu củaASEANnhư thể nào? Lộ trình thực hiện cụ thể như sau: - Giai đoạn 2008 - 2009: (i) Xem xét lại các cam kết trong GTA/CEP; (ii) Thiết lập hệ thống tăng cường sự phổi hợp và có thể đạt được cách tiếp cận chung về quan hệ đối ngoại của ASEAN trong khu vực và toàn cầu; (iii) Tổng họp các thực tiễn tốt nhất trên thế giới về sản xuất và phân phối; [iv) Hỗ trợ các nước kém phát triển hơn nâng cao năng lực và sản xuất công nghiệp. - Giai đoạn 2 0 1 0 -2 0 1 1 : (1] Xuất bản sổ tay về thực tiễn tốt nhất trên thế giới về sản xuất và phân phối; (ii) Thực hiện dự án trợ giúp các nước thành viên ASEAN kém phát triển nhất trong nâng cao năng lực và sản xuất công nghiệp. - Giai đoạn 2012 - 2013: Liên kết sản xuất và phân phối tại ASEAN trên cơ sở thông lệ và chuẩn mực tốt trên thế giới. 158
  75. Phẩn 2: Thông tin hội nhập theo các mảng - Giai đoạn 2014 - 2015; Đạt được sự đồng thuận và thống nhất về các cam kết FTA/CEP thông qua các cam kết AEG đến năm 2015. Các nư&cASEAN đã thực hiện chính sách hội nhập vào nần kinh tế toàn câu như thế nào? Đây là Trụ cột ASEAN có nhiều thành công đáng kể. ASEAN bắt đầu quá trình củng cố họp tác kinh tế với các đối tác thương mại của mình từ đầu những năm 1990 và sự hội nhập vào khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ trong thời gian qua. Điều này được thể hiện thông qua các Hiệp định Thương mại giữa khối ASEAN với các nước đối tác (FTA ASEAN+) cũng như các Hiệp định thương mại mà từng nước ASEAN đã tham gia và đang đàm phán. Cho đến nay, ASEAN đã ký FTA ASEAN+1 với 6 đối tác thương mại là Trung Quổc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia - New Zealand. ASEAN và các nước này cũng đang tích tực đàm phán để đi đến sớm ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP]. Nếu thành công, RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra một khu vực kinh tế hợp nhất lớn nhất thế giới với tổng dân số 3,4 tỷ người, chiếm gần 30% giá trị thương mại toàn cầu. Ngoài ra còn có cơ chế họp tác ASEAN+3 giữa ASEAN và ba nước Đông Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc 159
  76. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐÔNG KINH TẾ ASEAN và Nhật Bản. Bên cạnh 6 đối tác truyền thống kể trên, ASEAN cũng đang triển khai m ột số nội dung hợp tác với Hongkong, H o a Kỳ, E ư , C a n a d a , N g a, Cùng với các FTA mà toàn khối ASEAN ký kết với các đối tác, từng nước thành viên ASEAN cũng rất tích cực tham gia vào các FTA. Gần đây m ột số nước ASEAN đã tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP được đánh giá là Hiệp định thương mại có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Sự hội nhập mạnh mẽ của ASEAN vào các FTAs sẽ là động lực mạnh mẽ để ASEAN tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nội dung hợp tác chủ yếu giữaASEAN và các đối tác là gì? ASEAN - Trung Quốc: Hai bên đang chuẩn bị đàm phán nâng cấp Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA]. Quan điểm của ASEAN là sẽ cố gắng tập trung vào các nội dung thuận lợi hóa, tăng cường khai thác các cam kết hiện nay. Hai bên cũng đã lần đầu tiên tổ chức Chương trình giới thiệu ASEAN tại Trung Quốc năm 2013. ASEAN - Nhật Bản: Hai bên đã hoàn tất cơ bản đàm phán lời văn dịch vụ và đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định 160
  77. Phần 2: Thông tin hội nhập theo các mảng AJCEP. Hiện nay, ASEAN và Nhật Bản đang nỗ lực hoàn tất kết thúc đàm phán mở cửa thị trường để có thể ký kết Hiệp định đầu năm 2015. ASEAN - Hàn Quốc: Năm 2014 là năm kỷ niệm 25 năm quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, Các nước ASEAN đã nhất trí thúc đẩy thảo luận một số nội dung liên quan tới Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc, bao gồm việc rà soát tự do hóa Danh mục nhạy cảm, bỏ nguyên tắc có đi có lại, ASEAN - Ấn Độ: Hiệp định Thương mại dịch vụ và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Ấn Độ đang được ký theo hình thức luân phiên. Việt Nam và một số nước ASEAN đã ký hai Hiệp định này nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN vào tháng 8 năm 2014. ASEAN - Austraỉia - New Zealand: Các bên đã ký kết Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định AANZFTA nhằm điều chỉnh một số khía cạnh về quy tắc xuất xứ và đặt ra các nguyên tắc cho việc chuyển đổi biểu thuế trong tương lai nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN vào tháng 8/2014. ASEAN và 6 nước đối tác đã tham gia các FTA ASEAN+1: ASEAN+6 đang hướng đến mục tiêu hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm 2015. Tới nay các bên đã triển khai được 5 161
  78. HỎI ĐÁP VỂ CỘNG ĐỔNG KINH TẾ ASEAN phiên đàm phán. Việc triển khai đàm phán Hiệp định này nhằm đảm bảo một quá trình hội nhập mang tính mở tại khu vực Đông Á, tránh việc phụ thuộc vào một nhóm đối tác. ASEAN - Hoa Kỳ: Hai bên tập trung thực hiện Thỏa thuận khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) năm 2006 và Sáng kiến Hợp tác kinh tế mở rộng (E3) năm 2012, gồm các nội dung chính như: hướng tới đàm phán Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại ASEAN - Hoa Kỳ; xây dựng bộ nguyên tắc công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng bộ nguyên tắc đầu tư quốc tế chung; tăng cường hợp tác thương mại, Hai bên cũng đã tổ chức được 2 Chương trình giới thiệu ASEAN tại Hoa Kỳ vào năm 2010 và 2013. ASEAN - EU: Họp tác ASEAN - Eư được thúc đẩy trở lại từ năm 2009. Từ đó đến nay, hai bên tích cực triển khai các nội dung trong Chương trình làm việc về thương mại và đầu tư, gồm các nội dung chính như tham vấn các cấp giữa chính phủ hai bên; đối thoại với doanh nghiệp; đối thoại chuyên ngành; ASEAN - Canada: Trong thời gian qua, hai bên tập trung triển khai các nội dung trong Chương trình làm việc giai đoạn 2012 - 2015, triển khai Tuyên bố chung về thương mại và đầu tư ASEAN - Canada (TIFA) với các nội dung như: tăng cường đối thoại và thúc đẩy thương mại, đầu tư; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào hợp 162