Kinh tế chính trị - Chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam

pdf 113 trang vanle 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế chính trị - Chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_chinh_tri_chinh_sach_thuong_mai_quoc_te_cua_eu_va_nh.pdf

Nội dung text: Kinh tế chính trị - Chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DƯƠNG QUỲNH HƯƠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2006
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DƯƠNG QUỲNH HƯƠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI- 2006 HÀ NỘI- 2005 Tên thành phố-năm
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DƯƠNG QUỲNH HƯƠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60.31.07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI- 2006
  4. DANH MỤC BẢNG TRANG Bảng 1.1 Thương mại hàng hoá của EU 7 Bảng 1.2 Tổng kim ngạch thương mại EU - châu á (ASEM) 2004 26 Bảng 1.3 Thương mại hàng hoá của EU - một số nước ASEAN năm 28 2004 Bảng 1.4 Thương mại hàng hoá của EU25 – Trung Quốc 29 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU qua các năm 55 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác chủ yếu 56 Bảng 2.3 Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU 57 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phân theo thị 58 trường trong những năm gần đây Bảng 2.5 Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2000- 61 2004 Bảng 3.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 71 Bảng 3.2 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 72 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU qua các năm 55 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng dệt may sang EU của Việt 60 Nam năm 2004 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Cấp độ ảnh hưởng của chính sách môi trường EU 47
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACP Africa, Caribe, Pacific Khối Phi, Caribê, Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á Nations APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương CAP Common Agricultural Policy Chính sách nông nghiệp chung CCP Common Commercial Policy Chính sách thương mại chung CEEC Central & Eastern European Countries Các nước Trung và Đông Âu CET Common External Tariff Biểu thuế quan ngoại khối chung EC European Community Cộng đồng Châu Âu ECSC European Coal & Steel Community Cộng đồng Than-Thép Châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng Kinh tế Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp định chung về Thuế quan và Trade Thương mại GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn ISO International Standardization Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế Organization MFN Most Favored Nations Quy chế tối huệ quốc
  6. OECD Organization of Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh Cooperation and Development tế UNCTAD United Nations Conference on Trade Hội nghị Thương mại và Phát triển and Development của Liên hiệp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Liên minh châu Âu vừa thực hiện lần mở rộng thứ năm vào 01/05/2004. Đây là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử hình thành EU. Với 25 nước thành viên như hiện nay, EU đã trở thành một thể chế kinh tế-chính trị khu vực lớn nhất trên thế giới. EU cũng là đối tác thương mại quan trọng vào bậc nhất của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. EU là một thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, lại hứa hẹn có nhiều khởi sắc về kinh tế sau khi mở rộng. Chính sách thương mại quốc tế của EU đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và củng cố, tăng cường địa vị của EU trong các quan hệ thương mại - đầu tư quốc tế. Đợt mở rộng vừa qua của EU đã tạo ra cả cơ hội và thách thức lớn đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường EU đang là một trong những chính sách trọng điểm của Việt Nam, góp phần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương cũng như tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, em đã chọn vấn đề “Chính sách thƣơng mại quốc tế của EU và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam” làm đề tài của Luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu: Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về EU, về tầm quan trọng, triển vọng của thị trường EU đối với Việt Nam, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của EU, đặc biệt sau khi
  8. 2 EU mở rộng, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác nhưng lại có ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. 3. Mục đích nghiên cứu: Hiểu rõ chính sách thương mại quốc tế của EU và tác động của chính sách thương mại quốc tế của EU đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Làm rõ tác động của các chính sách đó đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU: thuận lợi, khó khăn và hạn chế. Kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của EU đối với một số nước và khu vực, chủ yếu là châu Á, Trung Quốc. Phân tích các tác động của chính sách đó đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chính sách thương mại quốc tế của EU đối với một số nước và khu vực, chủ yếu là châu Á, Trung Quốc có tác động, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ kinh tế, nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích các quy định liên quan đến chính sách thương mại hàng hoá. Về mặt thời gian, luận văn phân tích từ thời điểm Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với EU vào ngày 22/10/1990 đến nay. Luận văn chỉ tập trung
  9. 3 phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam để đánh giá những ảnh hưởng của chính sách thương mại của EU đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Cơ sở của phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, suy đoán và phương pháp tổng hợp. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, bản chỉ dẫn tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu như sau: Chương 1- Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế của EU Chương 2- Ảnh hưởng chính sách thương mại quốc tế của EU đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU Chương 3- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU
  10. 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU 1.1. VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của EU Liên minh Châu Âu (EU) từ 1/5/2004 là một tổ chức liên kết khu vực, với 25 nước thành viên độc lập về chính trị, bao gồm: 15 quốc gia ở Tây, Bắc và Nam Âu (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Lúc Xăm Bua, Hà Lan, Anh, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, Đan Mạch, Áo, Thuỵ Điển, Hy Lạp, Phần Lan); 10 quốc gia Đông Âu và Địa Trung Hải – CEEC (Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovakia, Slovennia, Hungary, đảo Cyprus, Malta) liên kết với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Nó bắt đầu với việc tự do hoá mậu dịch giữa các nước thành viên và các chính sách kinh tế có liên quan. Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU lúc đó là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09/05/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất than và thép của CHLB Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Do vậy, Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu được ký kết ngày 18/4/1951 là tổ chức tiền thân của EU. Nếu tính từ khi Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu (Paris 1951) thì đến nay Liên minh châu Âu đã bước vào năm thứ 55. Trong suốt thời gian qua, nhìn tổng quát, có thể thấy Liên minh châu Âu đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chủ yếu sau: Giai đoạn 1 (1951-1957), hợp tác trong phạm vi Cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) gồm 6 nước Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúc Xăm Bua. Giai đoạn 2 (1957-1992), phát triển mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và chính trị gồm 12 nước: 6 nước của ECSC cộng thêm Anh, Đan Mạch, Ai Len, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
  11. 5 Giai đoạn 3 (1992 đến nay), Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế cho cộng đồng châu Âu (EC). Đây là giai đoạn “đẩy mạnh nhất thể hoá” trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế-tiền tệ, ngoại giao, an ninh đến nội chính và tư pháp. Với việc kết nạp thêm Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan vào năm 1995, số thành viên của EU đã lên tới 15 và từ 1/5/2004 EU với 25 nước thành viên. Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn phát triển về chất so với hai giai đoạn trước. Với việc mở rộng này, EU hy vọng sẽ ngày càng lớn mạnh với một thị trường 455 triệu dân, sản xuất hơn 20% lượng hàng hoá và dịch vụ thế giới, EU sẽ tăng mạnh tiềm lực của mình về lãnh thổ thêm 23%, dân số thêm 20% và GDP đạt 11,77 nghìn tỷ USD. EU hiện đang cạnh tranh với Mỹ để giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời củng cố vị trí của mình trong WTO, IMF và OECD. Tuy nhiên, con tàu EU chưa thể chạy với tốc độ “chóng mặt” ngay vì thành viên cũ và mới vẫn đang chạy trên 2 tốc độ. Có thể nói, EU đang tiến dần từng bước tới nhất thể hoá toàn diện. Hiện nay, EU đang thực hiện nhất thể hoá về kinh tế (hình thành thị trường chung châu Âu, đã cho ra đời đồng tiền chung Euro, xây dựng và hoàn thiện Liên minh kinh tế-tiền tệ (EMU)), tiến tới sẽ thực hiện nhất thể hoá về hoá về chính trị, an ninh và quốc phòng. 1.1.2 Nền kinh tế EU hiện nay và triển vọng 20 năm đầu thế kỷ 21 1.1.2.1. Nền kinh tế EU hiện nay Từ giữa những năm 1980 đến nay, nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, EU đã và đang điều chỉnh chính sách kinh tế của mình, theo các hướng chính sau đây: (1) Thúc đẩy tiến trình liên kết và mở rộng EU; (2) Thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường; (3) Xây dựng Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu với một đồng tiền chung, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng ổn định hoá; (4) Chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy bước chuyển sang nền kinh tế tri thức; (5) Củng cố và hiện đại hoá mô hình xã hội châu Âu, chú trọng bảo vệ môi
  12. 6 trường; (6) Kiên trì định hướng xây dựng nền kinh tế mở cửa, củng cố và tăng cường địa vị của EU trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Cho đến nay, EU đã có những thành công mang tính đột phá, như thực hiện chiến lược xây dựng Thị trường nội địa, xây dựng Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) với đồng tiền chung Euro, cải cách khá căn bản các thị trường theo hướng tự do hoá và cạnh tranh, điều chỉnh một bước mô hình nhà nước phúc lợi xã hội EU hiện nay có những bước tiến vượt bậc so với EU trước đây một thập niên, xét về mức độ liên kết kinh tế và tính năng động. Sự lớn mạnh kinh tế qua quá trình nhất thể hoá và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế thể hiện ở lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế. * Đối với lĩnh vực thương mại quốc tế: Thương mại tự do là một trong những mục tiêu chủ yếu của EU. Với số dân 455 triệu người, EU đã tạo ra một thị trường quan trọng của thế giới, đẩy mạnh thương mại giữa 25 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế so với Mỹ. EU đã có những đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển thương mại thế giới. Khối lượng thương mại ngày càng tăng lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ năm 1985-1996, tỷ trọng thương mại trong GDP thế giới đã tăng 3 lần so với thập kỷ trước và tăng 2 lần so với những năm 60. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của EU giai đoạn từ 1997 đến nay luôn chiếm từ 15-17% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn cầu, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ là 10-12%, Nhật Bản là 5-7%. Xuất khẩu dịch vụ của EU chiếm 42-44% xuất khẩu dịch vụ toàn cầu, con số đó của Hoa Kỳ là khoảng 16-18%, của Nhật Bản là 4-6% [22].
  13. 7 Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và thương mại dịch vụ của EU cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể, từ 13-15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá toàn cầu, Hoa Kỳ là 17-19%, Nhật Bản là 5-7%. Nhập khẩu thương mại dịch vụ chiếm từ 42-44% kim ngạch nhập khẩu thương mại dịch vụ toàn cầu, con số đó của Hoa Kỳ là 14- 16%, của Nhật Bản là 6-8% [22]. Nếu tính cả CEEC thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU25 sẽ gần 1800 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của thế giới; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU25 khoảng 1800 tỷ USD, bằng 21,9% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn thế giới. Với vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế, EU có một danh sách bạn hàng lớn mạnh. Đứng vị trí số 1 là Mỹ. Năm 2004, buôn bán giữa hai bên đạt 391 tỷ Euro, chiếm 19,7% giá trị thương mại của EU, trong đó Mỹ chiếm 15,3% kim ngạch nhập khẩu của EU, và 24,3% kim ngạch xuất khẩu của EU. Tiếp sau là Trung Quốc- một bạn hàng lớn thứ hai của EU và ngược lại EU cũng là bạn hàng đứng vị trí số hai của Trung Quốc. Năm 2004, kim ngạch giữa hai bên khoảng 175 tỷ Euro, chiếm 8,8% kim ngạch ngoại thương của EU [41] (xem bảng 1.1). Bảng 1.1. Thƣơng mại hàng hoá của EU (2004) Các đối tác nhập khẩu chính của EU Các đối tác xuất khẩu chính của EU Nhập khẩu hàng hoá của EU Xuất khẩu hàng hoá của EU Thứ tự Các đối tác Triệu Euro % Thứ tự Các đối tác Triệu Euro % Thế giới 1.027 .580 100,0 Thế giới 962.305 100,0 1 Hoa Kỳ 157.386 15,3 1 Hoa Kỳ 233.803 24,3 2 Trung Quốc 126.712 12,3 2 Thuỵ Sỹ 74.957 7,8 3 Nga 80.538 7,8 3 Trung Quỗc 48.033 5,0 4 Nhật Bản 73.505 7,2 4 Nga 45.662 4,7 5 Thuỵ Sỹ 61.398 6,0 5 Nhật Bản 43.053 4,5
  14. 8 Các sản Nông sản Các sản Nông sản phẩm thô phẩm thô 6.1% 7.7% Năng khác khác lượng 9.1% 6.5% 2.9% Năng lượng 17.6% Sản phẩm Sản phẩm chế tạo chế tạo 65.6% 84.5% Qua bảng 1.1 trên ta thấy, cơ cấu nhập khẩu của EU bao gồm: sản phẩm chế tạo chiếm trên 65,6%, năng lượng 17,6%, nông sản 7,7%, các sản phẩm thô khác chiếm 9,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004. Các thị trường nhập khẩu chính của EU là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, ASEAN. Một số mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu cao trong năm 2004 mà Việt Nam có lợi thế là giày dép 12,5 tỷ Euro, dệt may 69,7 tỷ Euro, nông sản 79,3 tỷ Euro và thủ công mỹ nghệ 13 tỷ Euro [41]. Chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và với vai trò nổi bật trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), EU là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thương mại thế giới. * Đối với lĩnh vực đầu tư quốc tế: EU không những là trung tâm thương mại lớn thứ hai thế giới sau Mỹ mà còn là nơi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Nguồn vốn FDI của EU chiếm 45,7% tổng vốn FDI toàn cầu, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 27,1% và 6,7%. Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, v.v tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế sớm nhất thế giới (từ thế kỷ thứ XVIII). Vì vậy, khi các ngành công nghiệp phát triển mạnh và nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao, nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá nhân công tăng, để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận họ đã tiến hành di chuyển các ngành công nghiệp
  15. 9 cạnh tranh kém (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động) sang những nơi gần nguồn lao động và nhiều nguyên vật liệu, cụ thể là Mỹ, Nhật Bản, v.v Chính vì thế, đầu tư nước ngoài đã ra đời. Chúng ta có thể khẳng định rằng các nước châu Âu là những người đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và cho đến tận bây giờ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này. Ngày nay, các nước thành viên EU15 đều là các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, như điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, v.v FDI của EU tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, cụ thể: Mỹ chiếm 39,7%, Nhật Bản chiếm 32,1%, ASEAN chiếm 12,6% và 15,6% FDI còn lại của EU đầu tư vào các nước thành viên mới của EU, Trung Cận Đông và châu Phi [17]. 1.1.2.2. Triển vọng kinh tế EU 20 năm đầu thế kỷ XXI Hiện nay, có các đánh giá rất khác nhau về tương lai của EU trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Một số đánh giá cho rằng, EU đang ở trong tình thế khủng hoảng, mắc phải nhiều căn bệnh kinh niên và không bền vững về dài hạn, do vậy EU đứng trước một tương lai ảm đạm. Song theo một số đánh giá khác, EU đang trong tiến trình điều chỉnh các mặt mất cân đối. Martin Hufner, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Hypo Vereins (Đức) nói “châu Âu là khu vực năng động nhất thế giới trong thập niên 1990”. Kết luận logic rút ra từ đây là, tại sao thế kỷ XXI lại không phải là thế kỷ của châu Âu? Trong những năm đầu khi mở rộng, các nhà lãnh đạo EU không tham vọng nhiều trong việc cải thiện tình trạng kinh tế trì trệ của họ, vì các thành viên cũ phải tập trung nguồn lực để cải cách thể chế của Liên minh vốn đang rất quan liêu và cồng kềnh, cho phù hợp với một Liên minh gồm 25 hoặc 30 thành viên. Hơn nữa, các thành viên cũ phải tập trung nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho các thành viên mới, để cải cách cơ cấu kinh tế của các thành viên mới cho đồng nhất với cơ cấu kinh tế của thành viên cũ, để nâng mức sống của cộng đồng dân cư khu vực các thành viên mới do mức GDP đầu người trung bình ở các thành viên mới chỉ bằng 24% mức
  16. 10 GDP đầu người trung bình ở các thành viên cũ. Tuy nhiên, khi lượng người tiêu dùng tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ kích thích kinh tế phát triển. Việc châu Âu liên minh lại với nhau sẽ đưa đến một châu lục mạnh hơn và ổn định hơn, bổ sung cho nhau về nhiều lĩnh vực như thị trường tiêu thụ sản phẩm, lao động, đầu tư, v.v , như vậy có thể giúp châu Âu tận dụng được những lợi thế trong một thị trường nội địa thống nhất. Sau thời gian từ 7-10 năm, khi thể chế chính trị của EU ổn định, các thành viên mới hoà nhập hoàn toàn vào EU, sẽ là lúc EU trở thành một thực thể và một trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới với sức mua của gần nửa tỷ người tiêu dùng. Một thị trường lớn như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm cho công dân trong khối, tăng cường sự thịnh vượng cho cả thành viên cũ và mới. Khi vai trò, vị trí của EU trong nền kinh tế trên thế giới được tăng cường và cải thiện hơn thì sẽ tác động rất lớn đến chính trị, an ninh, thương mại và các lĩnh vực quản lý toàn cầu khác của EU trên trường quốc tế [7]. Trên thực tế, triển vọng phát triển kinh tế của EU trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nổi bật là tiến trình cải cách kinh tế tại EU. Triển vọng kinh tế EU không thể tách rời triển vọng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, tiến trình cải cách kinh tế của EU là nhân tố chính quy định triển vọng EU sẽ là khán giả hay diễn viên chính của cuộc chơi kinh tế toàn cầu. Có thể thấy rằng trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế EU sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, phát triển bền vững, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực sẽ là các động lực chính của kinh tế EU. Nhà nước vẫn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, song phương thức tác động trong nhiều trường hợp được điều chỉnh theo hướng “thân thiện hơn với thị trường”. Đổi mới nền quản lý công (cấp EU cũng như cấp quốc gia) đã và đang được điều chỉnh theo hướng trong sáng hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn. Tính “xã hội” vẫn là một đặc trưng của mô hình châu Âu, tuy nhiên, các chế độ phúc lợi xã hội ở EU sẽ dần dần được cải cách và hiện đại hoá theo hướng gắn chặt hơn với thành quả kinh tế và định
  17. 11 hướng vào nâng cao tiềm năng kinh tế. Nền kinh tế EU vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế đi đầu trên thế giới xét từ khía cạnh thân thiện với môi trường. Mặc dù đưa ra nhiều kịch bản khác nhau, song hiện nay, phần lớn các dự báo nhận định khá tập trung rằng, trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, kinh tế EU sẽ tăng trưởng bằng hoặc cao hơn chút ít so với thập kỷ 1990. EU sẽ không xảy ra thụt lùi hoặc trì trệ như Nhật Bản trong thập niên 1990, chủ yếu do các nền kinh tế và các xã hội EU mở cửa hơn. Tuy nhiên, xét bối cảnh cạnh trạnh toàn cầu hiện nay, với tiến bộ nhanh của đổi mới và R&D, có thể nói, cho đến năm 2020, EU khó có thể vượt Mỹ về tiềm lực và hiệu năng kinh tế, về tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, thông qua các cải cách kinh tế và tăng cường liên kết kinh tế và chính trị, có nhiều khả năng EU sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói, vị thế quốc tế của EU sẽ được nâng cao do có các nhân tố thuận lợi chính sau: - Với tư cách là một trong ba trung tâm kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển của thế giới hiện nay, EU đã có sự chuẩn bị để có thể tác động nhất định đến tiến triển của kinh tế thế giới và có khả năng góp phần khuôn định nó. Các cải cách được EU thực hiện trong hai thập niên qua nhằm vào mục tiêu chiến lược tham vọng là nâng cao ảnh hưởng đến luật chơi toàn cầu. - Quy mô kinh tế và trình độ phát triển của khoa học- công nghệ vẫn là nhân tố quan trọng quy định vị thế của một quốc gia. Nhiều nước trong EU đã có tốc độ phát triển rất cao trong những năm 1990. Các nước Bắc Âu hiện đang đứng đầu thế giới trong bảng xếp hạng toàn cầu về năng lực cạnh tranh do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện. Đây cũng là thế mạnh của EU. - Về mô hình liên kết kinh tế khu vực, chủ nghĩa khu vực đang nổi lên mạnh mẽ, là câu trả lời, đồng thời là sự bổ sung, cho xu thế toàn cầu hoá kinh tế được tổ chức kém, gây nhiều tác động xấu đến các quốc gia. EU hiện nay đang đi đầu về mặt này và có thể cung cấp các kinh nghiệm cho các khu vực khác. - Về quan hệ kinh tế quốc tế, mô hình thương mại quốc tế có quản lý của EU phù hợp nhất định với lợi ích của nhiều nước đang phát triển. Với các thoả thuận
  18. 12 song phương EU ký với các nước đang phát triển, các nước đang phát triển có điều kiện chuẩn bị nhất định cho hội nhập kinh tế quốc tế. - Về văn hoá: trong khi “lò luyện” Mỹ bị chi phối bởi văn hoá Ănglô-xắc xông, EU đang trở thành xã hội đa văn hoá thực sự. EU đã học được cách đối phó với những khác biệt văn hoá, cách vượt qua những rạn nứt lịch sử, và cách dùng hợp tác để xoa dịu sự thù địch. Các kỹ năng này cung cấp giải pháp đối với bất ổn định văn hoá-xã hội đang nổi lên hiện nay do quá trình toàn cầu hoá, cũng như có thể cung cấp kinh nghiệm về giữ gìn bản sắc văn hoá. - Về bảo vệ môi trường: Các giá trị thân thiết môi trường của châu Âu hiện nay có thể coi là ưu việt. - Về chính trị quốc tế: Sự phát triển của EU sẽ góp phần định hình cục diện đa cực của nền kinh tế và chính trị thế giới. Chủ nghĩa đa phương mà EU theo đuổi có lợi cho hoà bình thế giới. Nếu thực hiện thành công, cải cách sẽ đem lại xung lực mới cho nền kinh tế EU, từ đó sẽ góp phần xây dựng EU thành một cực phát triển vững mạnh của thế giới, đủ sức đương đầu với các siêu cường Mỹ và Nhật Bản, xây dựng nền kinh tế thế giới đa cực. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu mọi việc trôi chảy, châu Âu sẽ đóng vai trò hoàn toàn khác trên thế giới trong khoảng 50 năm tới. 1.2. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA EU 1.2.1. Chính sách thƣơng mại trong nội khối EU Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan), cho tự do lưu thông hàng hoá lao động, dịch vụ và vốn, điều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Thị trường chung châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do di chuyển 4 yếu tố cơ bản: hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn.
  19. 13 1.2.1.1 Tự do lưu thông hàng hoá và dịch vụ *Tự do lưu thông hàng hoá Theo Điều khoản 9-37, Hiệp ước về Liên minh châu Âu, để hàng hoá được tự do lưu thông trong thị trường chung, các nước thành viên EU đều nhất trí áp dụng những biện pháp sau đây: (1) Xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. (2) Xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối (3) Xoá bỏ tất cả các biện pháp tương tự hạn chế về số lượng (các biện pháp hạn chế dưới mọi hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật). (4) Xoá bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên Để thực hiện được biện pháp thứ ba, EU phải vận dụng hai nguyên tắc: điều hoà và công nhận lẫn nhau. Nguyên tắc điều hoà có nghĩa là sự kết hợp các nguyên tắc quốc gia theo một chuẩn mực thống nhất. Nguyên tắc công nhận lẫn nhau có nghĩa là một nước thành viên này chấp nhận tiêu chuẩn của một nước khác tiêu chuẩn đó đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu nhất định về an toàn và sức khoẻ do Liên minh châu Âu đề ra. Theo quy định của Uỷ ban châu Âu năm 1996, đối với việc thực hiện biện pháp thứ tư, EU trực tiếp xoá bỏ các rào cản về thuế giữa các thành viên, thực chất là việc đổi mới thủ tục thu thuế; chuyển các chức năng kiểm soát thuế từ biên giới tới các hãng. * Tự do lưu chuyển dịch vụ: Theo Điều khoản 59-66, Hiệp ước Liên minh châu Âu, việc lưu chuyển dịch vụ có thể được thực hiện theo những cách sau: (1) Tự do cung cấp dịch vụ (2) Tự do hưởng các dịch vụ (3) Tự do chuyển tiền bằng điện tín (4) Công nhận lẫn nhau các văn bằng
  20. 14 1.2.1.2. Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ EU Để đảm bảo việc tự do đi lại và cư trú của công dân trong lãnh thổ EU, các nước thành viên đều nhất trí đảm bảo các quyền sau cho công dân của họ. (1) Tự do đi lại về mặt địa lý (2) Tự do di chuyển vì nghề nghiệp (3) Nhất thể hoá về xã hội (4) Tự do cư trú (Điều 48-58 Hiệp ước về Liên minh Châu Âu) 1.2.1.3. Tự do lưu chuyển vốn Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hàng hoá và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Di chuyển tự do về vốn được đề cập tới trong Điều khoản 67-70, Hiệp ước Liên minh châu Âu. Để thực hiện được việc tự do lưu chuyển vốn trong nội bộ khối, EU đã áp dụng các chính sách chủ yếu như: - Tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối - Thống nhất luật pháp và các nguyên tắc quản lý thị trường vốn của các nước thành viên - Thanh toán tự do có thể được thực hiện bằng bất cứ đồng tiền quốc gia của một nước thành viên nào. Tất cả các biện pháp để xây dựng một thị trường chung châu Âu nói trên bảo đảm tạo ra các cơ hội kinh doanh thương mại như nhau cho mọi người trong thị trường chung và ngăn ngừa cạnh tranh không bình đẳng. Thị trường chung sẽ không thể vận hành một cách suôn sẻ nếu như không thống nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh tự do trên.
  21. 15 1.2.2. Chính sách thƣơng mại quốc tế của EU Trong sự phát triển kinh tế của EU, thương mại quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm trong các ngành sản xuất, nghiên cứu, bảo hiểm, ngân hàng và rất nhiều ngành khác. Tự do hoá thương mại là một trong những mục tiêu chủ yếu của EU. Với dân số 455 triệu người, EU trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất thế giới với cả hai ý nghĩa: vừa là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, vừa là nhà xuất khẩu hàng hoá và thiết bị công nghệ nguồn quan trọng của thế giới. Do vậy, chính sách phát triển thương mại quốc tế của EU giúp định hướng các hoạt động thương mại nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của EU. Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho Liên minh châu Âu trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. 1.2.2.1. Chính sách thương mại chung của EU (Common Commercial Policy- CCP) * Sự ra đời, mục tiêu của CCP Chính sách thương mại chung của EU cùng với chính sách tiền tệ chung có lẽ là chính sách thành công và hiệu quả nhất của EU, cho phép EU có một tiếng nói chung trong diễn đàn toàn cầu và nâng cao sức mạnh của mình trong các cuộc thương lượng và tranh chấp thương mại. Tháng 7 năm 1968, 8 tháng trước khi hạn cuối cùng đề ra trong Hiệp ước Rome năm 1957, Liên minh thuế quan của EEC bắt đầu có hiệu lực. Các loại thuế quan còn lại đối với thương mại bên trong Cộng đồng được bãi bỏ và một Biểu thuế quan ngoại khối chung (CET) được thay thế các loại thuế quan quốc gia trong hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài (RoW). Kể từ đó, CCP và công cụ chủ yếu của nó (CET) đã cùng phát triển với yêu cầu thay đổi của EU và đóng góp to lớn vào việc làm cho EU trở thành một đối tác thương mại hàng đầu thế giới.
  22. 16 Hiệp ước Rome bao gồm việc thành lập chính sách thương mại chung CCP và Biểu thuế quan ngoại khối chung CET (Mục VII Điều 110-113, hiện nay là Mục XI Điều 131-134). Mục tiêu đầu tiên của CCP là đảm bảo đối xử giống nhau của các quốc gia thành viên EC trong quan hệ thương mại với quốc gia thứ ba. Giống như bất kì chính sách thương mại nào, Điều khoản 113 (133) của Hiệp ước này quy định rõ không chỉ sử dụng thuế quan mà còn áp dụng một cách đồng bộ các công cụ chính sách thương mại khác như các biện pháp tự do hoá, bảo vệ chống lại các trường hợp vi phạm luật, chính sách xuất khẩu, chống phá giá và các biện pháp chống trợ giá. Nó cũng quy định việc đàm phán và thông qua các thoả thuận thương mại với quốc gia thứ ba. * Các thoả thuận quốc tế của EU EU đã tạo ra một mạng lưới quan trọng và chặt chẽ các thoả thuận quốc tế được thể chế hoá cả song phương và đang tăng mạnh các thoả thuận giữa hai khu vực. Chính sách đa phương của EU đi kèm với các ưu tiên. Trên thực tế, EU đã thể hiện cả công khai và không công khai việc cho phép nguyên tắc phân biệt trong thương mại, tức là tạo quan hệ ưu đãi với một danh sách dài các quốc gia và ưu đãi cuối cùng là trở thành thành viên đầy đủ của nhóm này. Có các loại thoả thuận mà EU ký kết với quốc gia thứ ba như: (a) các thoả thuận hợp tác, tức là các nhượng bộ về thương mại ngoài Quy chế tối huệ quốc MFN. (b) các thoả thuận ưu đãi (cũng được gọi là thoả thuận hợp tác và thương mại) là các thoả thuận có thể bao gồm những nhượng bộ qua lại, đặc biệt là khi liên quan tới lợi ích của Hoa Kỳ trong một số thị trường nhất định để tránh việc bị phản đối và phân biệt trở lại trong khuôn khổ GATT/ WTO. (c) các thoả thuận liên kết, thường được ký kết với các quốc gia muốn trở thành thành viên EU, dành quyền thâm nhập tự do thị trường EC đối với các sản phẩm công nghiệp và những nhượng bộ thuận lợi hơn đối với nông sản. Dường như rất nhiều hạn chế mà lịch sử và vị trí địa lý đặt ra đối với sự lựa chọn của EU. Các chính sách theo đuổi thật khó nếu không muốn nói là không thể
  23. 17 để có thể đảm bảo cả tính hiệu quả và sự gắn kết nội bộ. Những tính toán chủ yếu khiến EC và hiện nay là EU thực hiện các thoả thuận ưu đãi này và quyết định nội dung thực tế của nó là mức độ phát triển của hoạt động thương mại với các đối tác liên quan và khả năng trở thành thành viên trong tương lai. Trong trường hợp hai nội dung này không trùng hợp thì thoả thuận ưu đãi sẽ bao gồm sự nhượng bộ lẫn nhau, do đó được coi là giai đoạn chuẩn bị quyền thành viên đầy đủ. Nếu không thoả thuận sẽ hạn chế hơn và không có sự nhượng bộ qua lại. Hầu hết thương mại của EU thực hiện theo các thoả thuận đặc biệt được Uỷ ban châu Âu điều phối. Theo đó, khi Liên minh thuế quan và Chính sách thương mại chung được thực hiện thì Uỷ ban có nhiệm vụ đàm phán về mức thuế quan với các quốc gia thứ ba và nhiệm vụ này được Uỷ ban châu Âu thực hiện với đầy đủ quyền tự chủ đối với chính phủ các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, dù hầu hết việc lập các chính sách thương mại là do các thể chế của Cộng đồng (Điều 113 và GD1) giống như đối với chính sách nông nghiệp chung (CAP). Song thực tế, việc các chính sách quốc gia vẫn có tác động nhất định đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng về điều phối. Chỉ đến thoả thuận Nizza (Tháng 12/2000), Điều khoản 113 này mới được thay đổi và thẩm quyền đối ngoại của Cộng đồng được mở rộng sang hầu hết các hoạt động thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các lĩnh vực còn lại là dịch vụ, văn hoá, y tế và giáo dục vẫn thuộc thẩm quyền của chính phủ các nước. Do vậy, thẩm quyền của chính sách thương mại hoàn toàn do Uỷ ban quản lý trên cơ sở các chỉ thị của Hội đồng. Trên thực tế, Hội đồng châu Âu có thẩm quyền thông qua các thoả thuận quốc tế theo đa số xác định. * Đặc điểm chính của CCP Những đặc điểm chính của CCP- “cốt lõi của quan hệ kinh tế đối ngoại “của EU- là tính phức tạp bẩm sinh và chủ nghĩa ưu đãi. Đặc tính đầu tiên hình thành từ việc tập hợp một cách không có trật tự các thoả ước thương mại quốc gia cũng như khu vực, dựa trên những thoả hiệp không bao giờ chấm dứt cần có nhằm khắc phục những khác biệt giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng, thường liên quan tới quá khứ thực dân của các thành viên EU. Đặc điểm thứ hai thể hiện rất rõ ràng khi
  24. 18 tính toán rằng chỉ ít quốc gia thực tế được hưởng biểu thuế quan MFN do thái độ ít quan tâm của các nhà lập chính sách EU đối với các mục tiêu về không phân biệt đối xử. Đây là một trong hai nguyên tắc chính mà GATT/ WTO sau này dựa vào để tạo lập khuôn khổ thể chế quốc tế duy nhất đối với thương mại đa phương kể từ những năm 1950 và là nền tảng ngay cả cho việc tạo lập EU. Ngoài ra chính sách thương mại của EU còn bị ảnh hưởng bởi: (1) Sự tăng cường thực thi một cách hoàn thiện hơn hoặc tốt hơn các tham vọng hội nhập cụ thể, tức là sự xoá bỏ hoàn toàn các hạn ngạch quốc gia, mở cửa hoàn toàn thị trường EU cho các quốc gia thành viên. (2) Sự mở rộng phạm vi thương mại- kết quả của việc dỡ bỏ các rào cản điều tiết bên trong EU bằng cách tiếp cận để xuất khẩu nông sản vào thị trường của các nước thành viên mới nhiều khi khó khăn hơn (như sang Anh) và nhiều lúc lại dễ dàng hơn (Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển). Đồng thời các lần mở rộng khác nhau đã góp phần làm giảm bớt mức độ quan trọng của các chính sách thương mại do nó đã nội địa hoá những hoạt động thương mại trước kia là hoạt động ngoại thương và làm tăng cường về chiều sâu của các hoạt động này. Sự ra đời và phát triển của EU được ngầm gắn với điều khoản 24 của GATT, điều khoản quy định về các thoả ước khu vực. Để được chấp nhận, một thoả ước khu vực- tức là bất cứ một thoả thuận ưu đãi nào bao gồm các loại kế hoạch hội nhập - đều phải: (a) Không làm tăng mức độ bảo hộ đặt ra với các quốc gia thứ ba (b) Trên thực tế các nội dung của nó phải bao gồm tất cả các loại hàng hoá (c) Thời kì chuyển đổi không được kéo dài, thực tế là không qua 10 năm Như vậy, mặc dù Uỷ ban châu Âu và chính phủ các nước thành viên luôn giữ cho chính sách thương mại EU tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc GATT/WTO nhưng những nghi ngờ sâu sắc vẫn tồn tại do nguyên tắc không phân biệt đối xử thường xuyên bị vi phạm trong quan hệ của họ với nhiều quốc gia chậm phát triển. Hiển nhiên, việc nhượng bộ trong các ưu đãi này đã gây ra sự phân biệt chống lại cả
  25. 19 các quốc gia thứ ba và thậm chí là sự phân biệt chống lại cả các quốc gia được ưu đãi khi mức độ ưu đãi thay đổi. Do đó, vai trò của EU thể hiện một nhân tố quan trọng trọng cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương. Trên thực tế, có thể dễ dàng chỉ ra rằng chủ nghĩa khu vực châu Âu làm tăng nhanh quá trình tự do hoá đa phương. Điều khó hơn là phải điều chỉnh để chủ nghĩa ưu đãi Cộng đồng có thể hoà hợp với chủ nghĩa đa phương. Do vậy, đó là tất cả những cuộc bút chiến mà chính sách thương mại EU gây ra trong diễn đàn GATT/WTO. Các nguyên tắc của Chính sách thương mại chung CCP phát huy hiệu lực thông qua các công cụ chính sách thương mại. Các công cụ này là hàng rào thuế quan, các ưu đãi thuế quan và nhiều loại hàng rào phi thuế quan khác nhau (NTB- Non-tariff barrier) như hạn ngạch, các hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu, các nguyên tắc mua hàng công cộng, các quy định về dịch vụ, các điều khoản phòng vệ, các biện pháp chống phá giá và thuế chống độc quyền. Đối với các công cụ sau này, EU cũng tuân theo nhiều bộ luật ứng xử khác nhau như đã đề ra trong các cuộc đàm phán GATT tiếp theo. Rào thuế quan đã được giảm bớt đáng kể, đặc biệt là đối với các mặt hàng sản xuất và điều này cũng được thực hiện đối với hạn ngạch hàng dệt may và các sản phẩm ở nông thôn vốn đã bị GATT/WTO nghiêm cấm từ trước. * Chính sách thương mại của EU được chia làm hai loại: chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở các hiệp định. Nói cách khác, trong quan hệ quốc tế, EU cho phép xác lập các quan hệ thương mại với các nước ngoài khối theo những hình thức sau: (1) Các hiệp định liên kết (Association Agreements) cho phép bạn hàng thâm nhập miễn thuế vào thị trường EU cho phần lớn sản phẩm chế biến sau một thời kì quá độ nhất định. Hiệp định này tạo ra một khu vực mậu dịch tự do thực sự hoặc một dạng liên minh thuế quan. Do đó, đây thường là hình thức hiệp định để ký với các nước thành viên tương lai của EU.
  26. 20 Một hình thức liên kết đặc biệt đang dành cho 71 nước châu Phi, Caribee và Thái Bình Dương là công ước Lomé (nay là hiệp định Cotonout) cho phép các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước này được thâm nhập miễn thuế vào thị trường EU. (2) Các hiệp định khung (Framework Agreements) được thiết kế để tạo ra một cấu trúc thể chế không hàm ý sự cần thiết hai bên phải có nhượng bộ đặc biệt về thương mại hoặc kinh tế. Tất cả các chính sách thương mại của EU được xây dựng dựa trên nguyên tắc không phân biết đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Các chính sách phát triển thương mại của EU từ 1951 đến nay bao gồm những nhóm chính sách thương mại chủ yếu như chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại. Việc ban hành và thực hiện các chính sách trên có liên quan chặt chẽ tới tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hoá châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kì của các sản phẩm của EU trên thị trường thế giới. Xét về mức độ thông thoáng qua chỉ tiêu tỷ trọng nhập khẩu trong GDP thì kinh tế EU mở không thua kém Mỹ (12,4% so với 13,4%) và mở cửa hơn hẳn Nhật Bản (chỉ 9%). EU là một tổ chức tự do, song không phải mở rộng để hứng mọi luồng gió. EU chủ trương vừa thực hiện chính sách tự do hoá thương mại vừa thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch trong một chừng mực nhất định nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp của mình trước các đối thủ cạnh tranh [7]. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tự do hoá thương mại của EU hướng vào thực hiện Chương trình mở rộng hàng hoá (kết thúc vào năm 2004) nhằm đẩy mạnh tự do hoá thương mại quốc tế thông qua lịch trình cắt giảm thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ hạn ngạch và hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua việc dành cho họ Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP trong quan hệ thương mại song phương. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU thực hiện một loạt các công cụ, biện pháp như: thuế chống bán phá giá, thuế chống tài trợ và các điều
  27. 21 kiện bảo hộ khác, quy định về “giải quyết trở ngại thương mại cho phép chống lại trong khuôn khổ WTO và các biện pháp chống hàng giả nhằm chống những hàng hoá ăn cắp bản quyền”. Uỷ ban châu Âu cũng đã thương thuyết những hiệp định hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế của EU như: đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga và xe hơi của Nhật Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) – Một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và nhóm các nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn nhóm các nước đang phát triển. 1.2.2.2. Quy chế thương mại ưu đãi Liên kết với các nước và khu vực lãnh thổ hải ngoại (OCT) Một quyết định của Hội đồng Liên minh về Liên kết với các nước và vùng lãnh thổ hải ngoại (OCT) được ban hành ngày 17/11/2001 để tiếp tục thực hiện quy chế này đến hết năm 2001. EU đã thực hiện miễn thuế đối với tất cả các sản phẩm xuất xứ từ những nước thuộc khu vực liên kết này từ năm 1963 trên cơ sở không cần có đi có lại. Tuy nhiên trong quy chế này, EU có quy định những điều khoản tự vệ. Quy tắc xuất xứ cộng gộp với phần xuất xứ từ Cộng đồng và các nước ACP, trừ hai mặt hàng gạo và đường. Hiệp định đối tác ACP-EC (ACP-EC Partnership Agreement) Cộng đồng đã ký Hiệp định đối tác với các nước ACP ngày 23/6/2000. Trong số 77 nước ACP, có 55 nước là thành viên WTO, 40 nước kém phát triển
  28. 22 nhất. Hiệp định Cotonout đã chuyển từ ưu đãi thương mại một chiều sang đàm phán có đi có lại với ACP bắt đầu từ tháng 9/2002 và có hiệu lực chậm nhất là đến 1/1/2008. EU vẫn tiếp tục miễn thuế đối với hàng công nghiệp và nông sản chế biến cũng như hải sản xuất xứ từ 76 nước ACP (trừ Nam Phi thực hiện theo Hiệp định thương mại tự do với EU). Đổi lại, các nước ACP là thành viên WTO phải thực hiện cam kết theo nghĩa vụ GATT 1994. Biện pháp Thương mại Tự trị (ATM) đối với vùng Tây Ban căng EU đã đề xướng Biện pháp thương mại tự trị (ATM) từ tháng 9/2000 đối với nhập khẩu từ Anbani và một số nước và khu vực lãnh thổ thuộc Nam tư cũ như Bosnia-Herzegovina, Croatia, Cộng hoà liên bang Nam tư, gồm cả Kosovo và Cộng hoà Macedonia. Biện pháp thương mại này thực hiện đến 31/12/2005. Chế độ mới loại bỏ mức trần thuế quan còn lại đối với hàng công nghiệp, trừ dệt may và nhôm (chỉ đối với Liên bang Nam tư), đồng thời cũng bao gồm mức giảm thuế quan nhiều nông thuỷ sản với lịch trình dài hơn (trên 4 năm). Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU được giới thiệu năm 1971 với nội dung tuỳ thuộc vào sự xem xét và đánh giá của EU cho từng giai đoạn. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập sửa đổi bắt đầu áp dụng cho giai đoạn từ 1/1/2002 đến 31/12/2004 (đã được gia hạn đến 31/12/2005). Hệ thống mới này đã kết hợp với sáng kiến “Mọi thứ trừ vũ khí – EBA” dành cho các nước kém phát triển nhất có hiệu lực từ 5/3/2001. Theo sáng kiến này, EU dành ưu đãi miễn thuế hoàn toàn cho tất cả các sản phẩm trừ vũ khí nhập khẩu từ các nước chậm phát triển nhất. Tuy nhiên, có 3 mặt hàng có lộ trình tự do hoá riêng là: chuối tươi (không phải là chuối lá) sẽ giảm thuế 20% mỗi năm từ 1/1/2002 và đến 1/1/2006 sẽ tự do hoá hoàn toàn; gạo sẽ giảm 20% vào 1/9/2006, 50% vào 1/9/2007, 80% vào 1/9/2008 và tự do hoá hoàn toàn vào 1/9/2009; đường sẽ giảm 20% vào 1/7/2007, 80% vào 1/7/2008 và tự do hoá hoàn toàn vào 1/7/2009 [7]. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho 143 nước độc lập và 36 nước và khu vực lãnh thổ thuộc địa. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới này đã đơn giản
  29. 23 hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá từ 4 loại là không nhạy cảm, rất nhạy cảm, nhạy cảm và bán nhạy cảm, thành 2 loại là sản phẩm không nhạy cảm và nhạy cảm. Ba loại trước đây là rất nhạy cảm, bán nhạy cảm và nhạy cảm nay gộp thành một gọi chung là sản phẩm nhạy cảm. Theo hệ thống mới này, sản phẩm nhạy cảm (bao gồm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, dệt may, gang và thép), được giảm một mức mặt bằng chung là 3,5% điểm đối với những sản phẩm tính thuế theo trị giá, (có một số ngoại lệ chủ yếu là hàng dệt may) và giảm 30% đối với sản phẩm tính theo thuế đặc định, so với mức thuế MFN. Đối với tất cả các sản phẩm được coi là không nhạy cảm thì được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào EU. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập này còn dành ưu đãi hơn đối với một số sản phẩm xuất xứ từ các nước đang đấu tranh chống sản xuất và buôn bán ma tuý. Có quy chế đặc biệt dành cho những nước nếu có yêu cầu nhằm thực hiện những tiêu chuẩn về lao động theo Công ước quốc tế hoặc tiêu chuẩn của Tổ chức quốc tế về rừng. Nhiều nước được hưởng ưu đãi GSP đồng thời cũng được hưởng ưu đãi theo các hiệp định và quy chế khác. Tuy nhiên, các nước chậm phát triển nhất được hưởng nhiều ưu đãi nhất theo GSP do sáng kiến “Mọi thứ trừ vũ khí” của EU đưa ra; những nước nào nằm trong khu vực ACP lại được hưởng GSP đơn thuần mà không được hưởng thêm các ưu đãi nào khác là những nước đang có nền kinh tế chuyển đổi thuộc Liên Xô cũ và các nước đang phát triển nằm ngoài ACP, thuộc Mỹ La tinh và khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. EU đang thực hiện chương trình mở rộng giao lưu hàng hoá, nội dung của chương trình là đẩy mạnh tự do thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, xoá bỏ chế độ hạn ngạch vào cuối năm 2004 và tiến tới bãi bỏ GSP. EU xoá bỏ hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO theo lịch trình của GATT, còn đối với các nước không phải là thành viên WTO, như Việt Nam thì chưa có chính sách cụ thể. Đến cuối năm 2004 (nay gia hạn đến cuối năm 2005), EU sẽ chấm dứt giai đoạn 3 thuộc chương trình 10 năm thực hiện GSP, và tới nay EU vẫn chưa có chương trình cụ thể thực hiện GSP cho giai đoạn tiếp
  30. 24 theo. Tuy nhiên, chế độ GSP của EU dành cho các nước đang phát triển đang có xu hướng giảm dần. EU tiến dần từng bước tới đích cuối cùng là chấm dứt chế độ ưu đãi GSP trong tương lai không xa. Cuối năm 2003, Uỷ ban châu Âu đã đệ trình lên Quốc hội châu Âu đề nghị kéo dài thời hạn áp dụng GSP đến hết năm 2005 thay vì hết năm 2004 vì đến nay Uỷ ban không đánh giá được Chương trình Phát triển Doha khi nào sẽ kết thúc. Đồng thời Uỷ ban cũng đề nghị mở rộng áp dụng chế độ loại trừ không được hưởng GSP đối với những sản phẩm chiếm trên 1% thị phần của tổng nhập khẩu được hưởng GSP của EU đối với sản phẩm đó. 1.3 CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA EU ĐỐI VỚI MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC 1.3.1. Chính sách thƣơng mại của EU đối với châu Á Ngày nay, khi chiến tranh lạnh kết thúc, EU thấy cần phải điều chỉnh lại chính sách của mình đối với châu Á theo hướng hợp tác chặt chẽ, bình đẳng và hài hoà lợi ích của các bên trong khu vực này. Đỉnh cao của sự hợp tác là sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 14/07/1994 khi EU thông qua văn kiện quan trọng với tiêu đề: “Tiến tới 1 chiến lược mới đối với châu Á”. Văn kiện này đã đề ra định hướng, chính sách mới của châu Âu đối với châu Á. Chính sách mới của EU đối với châu Á cho thấy EU đã nhìn nhận châu Á với con mắt thực tế hơn. Trước hết, EU đã nhận thấy rõ hơn lợi ích của sự hợp tác kinh tế, thương mại với châu Á. Châu Á không chỉ là khu vực có tiềm năng phát triển mà còn là một thị trường tiêu thụ hấp dẫn với 1/3 dân số thế giới. Trong bài toán chiến lược của mình, EU coi quan hệ với châu Á là quan hệ đối trọng không chỉ với các nước ở khu vực này mà còn với các nước khác đặc biệt là với Mỹ. Dựa trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phát triển hơn nữa quan hệ với châu Á, EU nhấn mạnh việc ưu tiên hơn nữa hợp tác đối với châu Á. Mục đích của chính sách mới là phối hợp với từng quốc gia và khu vực để tăng cường sức mạnh và sự hiện diện ở châu Á, đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
  31. 25 Trong quan hệ chung với châu Á, EU muốn thông qua sự hợp tác với ASEAN và các tổ chức khác trong khu vực nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh khu vực. Ngoài ra, chính sách này nhằm khuyến khích châu Á tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, các quan hệ đa phương. EU còn khẳng định sẽ giúp châu Á trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư. Chính sách thương mại mới này đặc biệt coi trọng đối thoại chính trị giữa các bên. Về kinh tế thương mại, bên cạnh những biện pháp hợp tác chung, điều đặc biệt trong chính sách mới của EU là xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng. Đây là sự hoạch định chính sách mang tính tổng thể nhất đối với một khu vực mà EU từng làm từ trước tới nay. Đây cũng là lần đầu tiên EU công bố đầy đủ một chính sách có tính chiến lược và quan trọng như vậy. Từ khi có chính sách mới, EU đã nhận thấy rõ hơn lợi ích trong quan hệ với châu Á. Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu đã tạo ra những động lực mới cho quan hệ giữa EU và châu Á, giữa EU và ASEAN. Sự hình thành và phát triển của Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) là kết quả hợp lôgic của chiến lược với châu Á nói chung và ASEAN nói riêng trên cơ sở tìm kiếm và gặp gỡ lẫn nhau vì lợi ích kinh tế-thương mại của cả hai châu lục. Diễn đàn hợp tác Á-Âu là cơ chế đối thoại và hợp tác cao cấp giữa châu Âu và châu Á. Trong các kỳ hội nghị ASEM, các nước EU đã đưa ra cam kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Về thương mại, EU cam kết tăng hạn ngạch cho hàng xuất khẩu, giảm các loại hàng chịu giới hạn quota. Triển vọng phát triển của Diễn đàn hợp tác Á-Âu nói chung, giữa EU và Việt Nam nói riêng sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Giống như các tổ chức khác, ASEM tập trung vào 3 mục tiêu chính sau: - Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới;
  32. 26 - Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục Á-Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp. - Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra sự tăng trưởng bền vững ở cả châu Á và châu Âu. Để thực hiện các mục tiêu về hợp tác kinh tế, ASEM xây dựng 3 chương trình hoạt động chủ yếu, ba trụ cột trong hợp tác ASEM, đó là: - Kế hoạch thuận lợi hoá thương mại (TFAP): Khuôn khổ chung cho Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) đã được các Nguyên thủ quốc gia thông qua tại ASEM 2, tháng 4/1999. Mục tiêu chính là tạo thuận lợi trong trao đổi thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa hai khu vực. TFAP được xây dựng như một chất xúc tác và một khuôn khổ chung để các nước thực hiện minh bạch chính sách quản lý thương mại, hài hoà, đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến thương mại. Các hoạt động này được ưu tiên triển khai trên 8 lĩnh vực: tiêu chuẩn và hợp chuẩn, vệ sinh dịch tễ, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, phân phối lưu thông, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử. Ngoài ra, TFAP còn xây dựng Danh sách rào cản trong thương mại giữa các nước ASEM và các thành viên đang cùng nhau tháo gỡ các rào cản này, góp phần tăng cường trao đổi thương mại giữa hai khu vực. - Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (IPAP): Mục tiêu của IPAP là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa châu Á và EU, xây dựng các chương trình cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực, nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các nước thành viên. Ngoài ra, IPAP còn tạo ra sự hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực kinh tế tư nhân và giữa khu vực kinh tế tư nhân với chính phủ các nước ASEM nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên. Kế hoạch IPAP thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo đối thoại thường xuyên giữa khu vực nhà nước và tư nhân; phát triển hợp tác ở tất cả các lĩnh vực liên quan tới đầu tư ASEM theo hướng kinh tế thị trường; không
  33. 27 phân biệt đối xử và thực hiện minh bạch hoá các chính sách thương mại và đầu tư vận dụng theo nguyên tắc của WTO. - Xúc tiến hợp tác về doanh nghiệp Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu (AEBF) là hoạt động định kỳ được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Đồng thời đại diện của doanh nghiệp cũng được mời trình bày quan điểm và đề xuất tại hội nghị ASEM các cấp kể cả Bộ trưởng kinh tế hoặc Hội nghị thượng đỉnh với mục tiêu tăng cường đối thoại kinh tế giữa các doanh nghiệp và các Chính phủ. Với các mục tiêu và chương trình hoạt động của mình, ASEM đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia có hiệu lực vào thương mại quốc tế. ASEM cũng trao đổi với nhau các vấn đề về môi trường và thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên. Trong những năm qua, thương mại Á-Âu đã phát triển khá mạnh và có những bước tiến vững chắc. Quan hệ thương mại giữa EU và châu Á một phần được thể hiện bằng số liệu về thương mại hàng hoá giữa hai khu vực trong bảng dưới đây: Bảng 1.2: Tổng kim ngạch thƣơng mại EU-Châu Á (ASEM) 2004 Đơn vị: triệu euro Năm Nhập Tỷ lệ tăng Tỷ trọng EU Xuất Tỷ lệ tăng Tỷ trọng Cân Nhập khẩu + khẩu trƣởng trong tổng khẩu trƣởng EU trong đối Xuất khẩu hàng năm kim ngạch hàng năm tổng kim (%) nhập khẩu (%) ngạch xuất khẩu 2000 145.864 12,62 226.903 16,69 81.039 372.768 2001 153.855 5,5 13,72 212.091 -6,5 16,50 58.235 365.946 2002 149.610 -2,8 13,36 208.599 -1,6 15,80 58.989 358.208 2003 148.800 -0,5 13,26 217.525 4,3 16,49 68.725 366.325 2004 169.507 13,9 12,91 252.879 16,3 16,57 83.372 422.385 Bình quân tăng trƣởng 3,8 2,7 3,2 hàng năm Nguồn: Eurostat Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch thương mại hai chiều luôn tăng trưởng ở tốc độ cao, đặc biệt sau khi EU mở rộng, năm 2004, kim ngạch nhập khẩu của châu Á đạt 169.507 triệu euro, tăng 13,9% so với năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 252.879 triệu euro, tăng 16,3% so với năm 2003.
  34. 28 * Chính sách thương mại của EU đối với ASEAN Tháng 7/2003, Uỷ ban châu Âu đã đề xuất với các bộ trưởng kinh tế ASEAN “Sáng kiến Thương mại Xuyên khu vực EU-ASEAN” được gọi là TREATI. Đây là phần kinh tế trong chiến lược toàn diện về Đông Nam Á của EC được nêu trong thông báo của Uỷ ban về “Quan hệ đối tác mới với Đông Nam Á”. Mục đích của TREATI là xây dựng nền tảng hỗ trợ đối thoại và hợp tác một cách có quy tắc về thuận lợi hoá thương mại, tiếp cận thị trường và những vấn đề về đầu tư giữa hai khu vực. Những lĩnh vực ưu tiên mà EU đề xuất trong TREATI là: (1) Mở rộng giao lưu thương mại và đầu tư giữa hai khu vực; (2) Thiết lập khuôn khổ để thường xuyên đối thoại và hợp tác có hiệu quả về thuận lợi hoá thương mại, tiếp cận thị trường và những vấn đề về đầu tư giữa hai khu vực; (3) Tăng cường hiểu biết và phối hợp hành động chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm liên quan đến vòng đàm phán thương mại đa phương hiện nay. Mặt cơ bản của ý đồ TREATI là bộ khung linh hoạt cố gắng bao quát các mức độ phát triển khác nhau và những ưu tiên của từng thành viên, cho phép từng nước theo đuổi quyền lợi riêng trong một khuôn khổ chung. Vì vậy, mỗi quốc gia tự do lựa chọn trong danh mục các hoạt động hợp tác và đăng ký tham gia một lĩnh vực hợp tác cụ thể khi có thể sẵn sàng. Hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể có thể bắt đầu với 2 hoặc vài nước ASEAN và dần dần mở rộng ra các thành viên khác, với mục đích cuối cùng là tất cả các nước đều tham gia trên cơ sở bình đẳng. Mỗi quốc gia có thể đề ra lộ trình riêng theo khuôn khổ khu vực, xây dựng kế hoạch phát triển và tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ thời gian nhất định. Sáng kiến của EU đã được nhiều nước ASEAN hoan nghênh, đang được thảo luận trong các cuộc gặp thượng đỉnh và Bộ trưởng kinh tế. Các hoạt động được tổ chức cho đến nay trong khuôn khổ TREATI bao gồm các hội thảo toàn khu vực về An toàn Thực phẩm và REACH (chính sách của EU về hoá chất) và đã thu hút được số lượng lớn người tham gia từ tất cả các ngành và quốc gia liên quan. Các bộ trưởng ASEAN thể hiện mong muốn ưu tiên tập trung các hoạt động của TREATI vào 11 lĩnh vực được xác định cho quá trình hội nhập
  35. 29 ASEAN bằng con đường nhanh nhất. Vì vậy, trong năm 2005 đã tiến hành các hoạt động của TREATI về đầu tư, các sản phẩm gỗ, điện tử, nông sản và thuỷ sản [39]. Năm 2004, thương mại hàng hoá giữa ASEAN và EU đạt 111.846 triệu Euro, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của ASEAN với ngoài khối. So với kim ngạch thương mại ngoại khối của EU, kim ngạch thương mại hàng hoá của ASEAN với EU bằng 5,6%, trong đó xuất khẩu của ASEAN chiếm 6,7% kim ngạch nhập khẩu, đạt 69.098 triệu Euro trên tổng 1.029.326 triệu Euro và nhập khẩu 42.748 triệu Euro trên tổng số 963.709 triệu Euro, chiếm 4,4% kim ngạch xuất khẩu của EU [14]. Những mặt hàng chủ yếu trong thương mại hàng hoá ASEAN-EU là máy móc thiết bị, dệt may, nông sản, hoá chất, thiết bị vận tải, hàng không. Thương mại hàng hoá giữa EU và một số nước ASEAN được thể hiện qua bảng 1.3 sau: Bảng 1.3: Thƣơng mại hàng hoá EU- một số nƣớc ASEAN năm 2004 Đơn vị: tỷ euro Stt Thƣơng mại hàng hoá Xuất Nhập Cân đối 1 EU-Singapore 16,06 17,04 -0,98 2 EU- Malaysia 8,73 15,78 -7,05 3 EU-Thái lan 6,7 12,8 -6,1 4 EU- Inđônêxia 5,0 10,2 -5,2 5 EU- Philippine 3,3 6,2 -2,9 6 EU-Việt Nam 2,24 5,25 -3,01 7 EU-Brunei 0,2 0,1 0,1 Nguồn: Eurostat Qua bảng 1.3 ta thấy, trong số các nước ASEAN, thương mại hàng hoá giữa Singapore và EU đạt giá trị cao nhất, năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Singapore sang EU là 16,06 tỷ Euro, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá EU của Singapore là 17,04 tỷ Euro. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa ASEAN và EU ngày càng được thế giới chú ý và đánh giá cao. Việc EU mở rộng thành viên sẽ giúp các nước trong khối ASEAN mở rộng thị trường, gia tăng hạn ngạch xuất khẩu, thuận lợi lớn nhất
  36. 30 đó là thuế quan và hạn ngạch của EU bởi ASEAN đã từng quen thuộc với những quy định này. Mối quan hệ này đang dần trở thành một trong những mối quan hệ trụ cột trong cục diện quan hệ quốc tế của thời kỳ sau chiến tranh lạnh. 1.3.2. Chính sách thƣơng mại của EU đối với Trung Quốc Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong vòng 20 năm gần đây đã có ảnh hưởng lớn tới quan hệ thương mại và kinh tế EU-Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 40 lần kể từ khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc cải cách kinh tế năm 1978, với trị giá lên tới 174 tỷ Euro năm 2004. EU đã chuyển từ xuất siêu vào đầu những năm 1980 tới nhập siêu 78 tỷ Euro năm 2004, đây là mức thâm hụt thương mại lớn nhất của EU trong quan hệ thương mại với các đối tác. Thương mại hàng hoá giữa EU-Trung Quốc trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.4 sau: Bảng 1.4 : Thƣơng mại hàng hoá EU25- Trung Quốc Đơn vị: triệu Euro Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ tăng trƣởng trung bình 2000-2004 (%) Nhập khẩu 74.369 81.619 89.606 105.397 126.737 +14.3 Xuất khẩu 25.758 30.554 34.896 41.169 48.039 +16.9 Cân đối -48.611 -51.065 -54.737 -64.228 -78.698 Nguồn: Eurostat Qua bảng 1.4 ta thấy, thương mại hàng hoá hai chiều luôn tăng trưởng ổn định và vững chắc với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 2000-2004 là 14,3%/năm đối với nhập khẩu hàng hoá vào EU và 16,9%/năm đối với xuất khẩu hàng hoá EU sang Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu của EU tăng nhanh hơn xuất khẩu và EU luôn ở tình trạng nhập siêu. Nhìn chung, Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU sau Mỹ, và EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc năm 2004. Trong những năm gần đây, các công ty của EU đã tăng cường đầu tư vào thị trường Trung Quốc, với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU lên tới hơn 35 tỷ USD.
  37. 31 Trung Quốc là nước được hưởng lợi lớn thứ hai trong tổng số 180 nước được hưởng lợi từ hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, theo đó EU cấp ưu đãi thương mại cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc đạt tới hơn 11% sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi từ hệ thống GSP này. Thâm hụt thương mại của EU cũng một phần phản ánh ảnh hưởng của các trở ngại khi thâm nhập thị trường Trung Quốc. Chính sách thương mại của EU nhằm tự do hoá dòng thương mại và đầu tư. Các mục tiêu chính bao gồm dỡ bỏ rào cản đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng cụ thể (kiểm soát giá cả, các quy định đăng ký có sự phân biệt đối xử, tiêu chuẩn vệ sinh mang tính độc đoán); dỡ bỏ các trở ngại đối với đầu tư (các hạn chế về địa lý, các quy định liên doanh, thủ tục cấp giấy phép có sự phân biệt đối xử, mở cửa công khai một số lĩnh vực cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài, các quy định hạn chế về ngoại hối); và việc cải thiện môi trường kinh doanh (như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, v.v ). Trong quá trình Trung Quốc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), EU là một trong các đối tác ủng hộ tích cực nhất, với quan điểm cho rằng một hệ thống thương mại thế giới sẽ chưa thực sự là toàn cầu nếu thiếu Trung Quốc. EU đã nhiệt liệt chào mừng việc Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2001 sau 15 năm vất vả đàm phán. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả Trung Quốc và các đối tác thương mại của Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc. Để tận dụng được tối đa các lợi ích đó, điều quan trọng là Trung Quốc phải thực hiện các điều khoản gia nhập WTO một cách đầy đủ và đúng tiến độ; vì vậy, việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các quy định này của Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu trong những năm tới của EU. Bên cạnh đó, EU cũng mong muốn hỗ trợ Trung Quốc trong việc thực hiện nhiện vụ khó khăn này thông qua việc tiến hành các cuộc đối thoại trong một số lĩnh vực kinh tế quan trọng và thông qua Chương trình Hợp tác EU-Trung Quốc. EU cũng đã triển khai một số dự án nhằm giúp Trung Quốc đáp ứng các quy định về nghĩa vụ của WTO.
  38. 32 Chương trình hợp tác của EC đối với Trung Quốc tạo nền tảng vững chắc quan trọng cho việc củng cố và mở rộng mối quan hệ EU-Trung Quốc thông qua việc hỗ trợ Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi, tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, và hội nhập hơn nữa vào cộng đồng quốc tế và nền kinh tế thế giới. Chiến lược hợp tác của EC với Trung Quốc hiện nay tập trung vào ba lĩnh vực: (1) hỗ trợ cho quá trình cải cách kinh tế-xã hội để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và xoá đói nghèo; và quá trình hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới, nhấn mạnh vào việc thực hiện các quy định của WTO; (2) ngăn chặn việc huỷ hoại môi trường; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; xem xét và đưa các quy định về môi trường vào các lĩnh vực chính sách khác; chương trình hành động bảo đảm sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển xã hội trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh; và (3) hỗ trợ quá trình chuyển đổi tới một xã hội mở cửa dựa trên quy tắc pháp luật và tôn trọng nhân quyền, thông qua việc tăng cường quản lý tốt, dân chủ và chính sách liên quan đến nhân quyền; nhằm nâng cao vị thế của EU tại Trung Quốc. Hiệp định Hợp tác và Thương mại EC-Trung Quốc 1985 là khung pháp lý chính cho mối quan hệ EU-Trung Quốc. Hiệp định này, thay thế cho bản hiệp định trước đó năm 1978, đề cập tới các quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như các chương trình hợp tác EU-Trung Quốc. Hiệp định này đã được bổ sung năm 1994 và 2002 thông qua thư từ trao đổi, thành lập đối thoại chính trị EU-Trung Quốc mở rộng. Trong năm 2002, hai bên đã ký kết hiệp định về chuyên chở bằng đường biển. Một hiệp định quan trọng khác về hợp tác hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại và chống lại việc làm hàng giả, hàng nhái và sao chụp bất hợp pháp, đã được ký kết năm 2004. Gần đây, hai bên cũng tiến hành các cuộc đàm phán, đối thoại trong các lĩnh vực về quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, chính sách doanh nghiệp, dệt may, các vấn đề tài chính và kinh tế vĩ mô, hàng không dân dụng cũng như văn hoá và giáo dục, lao động và xã hội.
  39. 33 Ngoài các chương trình hợp tác song phương EU-Trung Quốc, Uỷ ban Châu Âu cũng đưa ra nhiều chương trình hợp tác khu vực với châu Á, trong đó các cơ quan, tổ chức của Trung Quốc đóng vai trò tích cực. Tóm lại, phát triển mối quan hệ bền vững, lâu dài và đôi bên cùng có lợi, bao trùm tất cả các lĩnh vực là một mục tiêu chính của cả EU và Trung Quốc trong những năm tới. EU cần phối hợp các chính sách của các nước thành viên đối với Trung Quốc để tối đa hoá lợi ích thu được, như vậy, EU mới đạt được một tiếng nói chung, thống nhất về tất cả các vấn đề quan trọng trong chính sách với Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc sẽ cần đảm bảo rằng tất cả các ban, ngành, cơ quan ở các cấp hợp tác đầy đủ với EU theo các hiệp định song phương. 1.4 Chính sách thƣơng mại của EU đối với Việt Nam 1.4.1 Cơ sở pháp lý Trong chiến lược châu Á của EU, khu vực Đông Nam Á được xác định là trọng tâm, trong đó EU coi Đông Nam Á, trước hết là Việt Nam là mũi đột phá để từ đó thâm nhập sang các thị trường khác ở Đông Nam Á. Việt Nam ngày càng có vị trí chiến lược của mình ở Đông Nam Á. EU xác định Việt Nam là nhân tố quan trọng trong việc duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực. Quan điểm này đã được nhiều chính khách EU thể hiện cụ thể bằng các tuyên bố như “sẽ cùng Việt Nam phát triển quan hệ toàn diện” (Anh) “Chính sách này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Pháp có thể giúp Việt Nam phát triển và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với châu Âu. Để đáp lại, Việt Nam giúp Pháp có một chỗ đứng trong khu vực châu Á” (Pháp). Trong quan hệ thương mại, EU coi Việt Nam là một thị trường lớn với hơn 82 triệu dân có nhiều tiềm năng. Hiện nay, tất cả 25 nước thành viên EU có quan hệ buôn bán với Việt Nam, trong đó Pháp, Đức, Anh và Hà Lan là những bạn hàng lớn nhất. Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch buôn bán hai chiều của Việt Nam-EU đã tăng liên tục và ổn định.
  40. 34 Trong chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 21-22/4/2006, Cao uỷ Ferrero- Waldner đã phát biểu: “Đối với Liên minh châu Âu, Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á. Hợp tác phát triển và thương mại vẫn tiếp tục là những nền tảng quan trọng trong quan hệ Việt Nam-EU, tuy nhiên chúng ta tiếp tục tăng cường và tích cực tham gia đối thoại về các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm. Đề xuất về Đề án Tổng thể cho quan hệ trong tương lai là một dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện sự quan tâm và tầm quan trọng ngày một tăng mà Việt Nam dành cho mối quan hệ với Liên minh châu Âu. Chúng ta sẽ nỗ lực hết sức để biến những mục tiêu của đề án thành hiện thực và tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ chứng kiến sự lớn mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ song phương trong tương lai” [39]. Quan hệ thương mại Việt Nam-EU đã tốt đẹp hơn sau khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ và ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, nhiều trở ngại trong quan hệ thương mại Việt Nam-EU cũng đã được loại bỏ. Như vậy, có thể thấy EU đã có sự đánh giá một cách khách quan và đầy đủ hơn về tiềm năng cũng như vai trò của Việt Nam và trên cơ sở đó đã hoạch định một chính sách mới trong quan hệ với Việt Nam. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam là thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa hai bên làm nền tảng cho phát triển quan hệ hợp tác. Cơ sở pháp lý chi phối hoạt động xuất khẩu hai bên là Quy chế tối huệ quốc theo GATT-1994 và điều khoản hai bên mở rộng thị trường cho hàng hoá của nhau. 1.4.2 Nội dung chính của chính sách thƣơng mại của EU đối với Việt Nam * Khuôn khổ hàng dệt may Mở đầu cho quan hệ hợp tác thương mại EU-Việt Nam là Hiệp định về hàng dệt may được ký tắt vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực trong 5 năm, bắt đầu từ 11/1993 cho phép hàng dệt và may mặc của Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Các lần sửa đổi hiệp định kế tiếp nhau vào năm 1995, 1997, 2000 và 2003 đã mở rộng hạn ngạch cho hàng dệt may. Lần sửa đổi năm 2000 kết hợp các yếu tố về tiếp cận
  41. 35 thị trường bên ngoài lĩnh vực dệt may. Hiệp định Dệt may và Tiếp cận Thị trường năm 2003 là lần sửa đổi gần đây nhất đối với hiệp định năm 1992 và bao gồm những điều khoản rộng rãi hơn về tiệp cận thị trường phi hàng dệt, bao gồm cả dịch vụ. Tháng 12 năm 2004, EU đồng ý ngừng áp dụng các hạn chế bằng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam qua hiệp định “thu hoạch sớm”, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2005. Đây là bước tiến rất quan trọng đưa Việt Nam ngang tầm với các thành viên WTO như Trung Quốc. Hiệp định này tiếp theo việc kết thúc đàm phán tiếp cận thị trường song phương trong khuôn khổ gia nhập WTO của Việt Nam. Đổi lại, Việt Nam đồng ý chính thức hoá cam kết không phân biệt đối xử với các công ty EU và một số biện pháp mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU quan tâm. * Hiệp định hợp tác Ngày 17/7/1995, Việt Nam và EU đã chính thức ký “Hiệp định hợp tác giữa cộng đồng châu Âu và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại Bruxen (Bỉ) tạo ra bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác. Đây là hiệp định khung đã được hai bên đàm phán từ cuối năm 1993 và ký tắt ngày 31/05/1995. EU đánh giá cao hiệp định khung hợp tác Việt Nam-EU và mong muốn Việt Nam sẽ đóng góp một phần quan trọng trong hợp tác giữa châu Âu và châu Á. Từ hiệp định khung, EU tích cực thúc đẩy để Việt Nam sớm trở thành thành viên của WTO. Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU cũng cho thấy sự hợp tác trên cơ sở dành ưu đãi cho nhau. Nội dung của Hiệp định bao gồm rất nhiều lĩnh vực, trong đó điều khoản về thương mại có ghi: Việt Nam-EU sẽ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc về thương mại phù hợp với các điều khoản về hiệp định chung về thương mại và thuế quan. Các bên cam kết phát triển, đa dạng hoá trao đổi thương mại đến mức cao nhất có thể được. Các bên cam kết thực hiện chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm vào thị trường của nhau. Do đó, hai bên sẽ dành cho nhau điều kiện thuận lợi về xuất nhập khẩu hàng hoá và tiến tới loại bỏ hàng rào thương mại giữa hai bên đặc biệt là hàng rào phi thuế quan.
  42. 36 Đây là lần đầu tiên EU ký hiệp định hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực với một đối tác ở khu vực Đông Nam Á. Điều này đã xua đi những đám mây mù trong quá khứ, mở ra một tầm cao mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. EU hy vọng Việt Nam sẽ là một thị trường hấp dẫn. Thông qua Việt Nam, EU sẽ có thêm khả năng vươn tới thị trường châu Á một cách thuận lợi hơn trong thời gian ngắn nhất. * Nhóm Công tác về thương mại và đầu tư Nhóm Công tác về Thương mại và Đầu tư họp tại Hà Nội hoặc Brúc-xen hai năm một lần, thường là vào các năm xen kẽ với cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp. Diễn đàn này quy tụ các quan chức của Việt Nam và Ủy ban châu Âu để trao đổi quan điểm về các khía cạnh khác nhau trong quan hệ thương mại và đầu tư EU-Việt Nam. Cuộc họp gần đây nhất diễn ra tại Brúc-xen vào tháng 11 năm 2003. Đối thoại bao quát một phạm vi rộng, bao gồm các khía cạnh chính sách, tiêu chuẩn và khuôn khổ quy định cho quan hệ song phương. Cuộc họp gần đây nhất được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2005. * GSP Việt Nam đủ tiêu chuẩn được hưởng Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập của EU (GSP), theo hệ thống này các nước đang phát triển được hưởng mức thuế cắt giảm đối với hàng xuất khẩu của các nước này vào thị trường EU. Mức thuế cho các nước được hưởng quy chế GSP được giảm 3,5% so với mức tối huệ quốc theo nguyên tắc chung hoặc giảm 20% so với mức tối huệ quốc đối với sản phẩm nhạy cảm. Quy chế GSP sửa đổi hiện đang được thảo luận trong EU. Quy chế GSP mới có các quy định đơn giản hơn so với quy chế cũ và bao gồm một số đổi mới cho việc áp dụng các quy định GSP+. Việt Nam sẽ được hưởng mức ưu đãi tương tự như trong quy chế GSP hiện thời. * Gia nhập WTO Tại hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ 5 tại Hà Nội (tháng 10/2004), EU kết thúc đàm phán song phương về tiếp cận thị trường với Việt Nam, và như vậy trở thành đối tác thương mại lớn đầu tiên của Việt Nam hoàn thành công việc này, tạo động lực lớn cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. Mức thuế trung bình mà
  43. 37 Việt Nam sẽ áp dụng là khoảng 16% đối với hàng công nghiệp, 22% đối với thuỷ sản và 24% đối với hàng nông nghiệp. Về dịch vụ, Việt Nam sẽ thực hiện cam kết trong một loạt lĩnh vực bao gồm giao thông, các dịch vụ tài chính, bưu chính, xây dựng, phân phối, các dịch vụ môi trường, chuyên môn và các dịch vụ kinh doanh khác, viễn thông và du lịch. Các cam kết bao gồm cung cấp các dịch vụ qua biên giới và thành lập cơ sở thương mại [39]. * Hỗ trợ liên quan đến thương mại Ủy ban châu Âu hỗ trợ Việt Nam bằng một chương trình hợp tác phát triển lớn trong đó bao gồm một phần quan trọng về Hỗ trợ liên quan đến Thương Mại (TRA). Ban Thương mại của Phái đoàn giám sát và hướng dẫn về mặt kỹ thuật đối với các hoạt động do các dự án TRA thực hiện. * Các Công cụ bảo vệ thương mại Ủy ban châu Âu tiến hành các cuộc điều tra bảo vệ thương mại thay mặt cho các nước thành viên của Liên minh châu Âu, đặc biệt để chống các hoạt động bán phá giá và trợ cấp làm tổn hại công nghiệp của châu Âu. Ủy ban cũng có thể áp đặt các biện pháp tự vệ sau khi có sự gia tăng đột ngột hàng nhập khẩu vào EU của một sản phẩm cụ thể nào đó. Các vụ kiện bảo vệ thương mại của Ủy ban châu Âu được tiến hành theo các thủ tục thường lệ được thiết lập trong các hiệp định của WTO và được xây dựng trong pháp luật thực thi liên quan của EU. Việc tăng cường quan hệ hợp tác thương mại với EU là một bước quan trọng trong việc thực hiện chương trình đa phương hoá quan hệ đối ngoại, góp phần ổn định và xây dựng đất nước, tạo một thị trường lớn hơn cho Việt Nam. Sự chuyển biến trong quan hệ thương mại giữa hai bên báo hiệu một thời kỳ hội nhập mới của thương mại Việt Nam. EU đang điều chỉnh chính sách thương mại đối với Châu Á (trong đó có Việt Nam) để phù hợp hơn với tình hình hiện nay. Điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng vào thị trường EU. Tháng 5/2000 EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi
  44. 38 hành các biện pháp chống bán phá giá. Đối với các nước kinh tế thị trường thì chỉ hàng liên quan của doanh nghiệp nào bán phá giá mới là đối tượng để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Còn đối với các nước không phải kinh tế thị trường (các nước có nền thương nghiệp quốc doanh) thì hàng liên quan của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU đều là đối tượng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Ví dụ, trước đây mì chính của ta xuất khẩu vào EU đã bị đánh thuế cao vì hàng của một doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vào EU (giá bán thấp hơn giá của Indonesia). Quyết định này của EU giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam không bị “thiệt thòi” khi một doanh nghiệp làm sai mà tất cả các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh mặt hàng này lại phải gánh chịu hậu quả. Kể từ nay, doanh nghiệp nào làm không đúng thì doanh nghiệp đó tự mình gánh chịu. Tóm lại, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của EU đối với châu Á. EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. EU đang tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, càng ngày dành nhiều ưu đãi hơn cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế. Vì vậy, đây thực sự là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang thị trường này.
  45. 39 CHƢƠNG II ẢNH HƢỞNG CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG EU 2.1 ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1.1 Thuận lợi 2.1.1.1 Chính sách thương mại quốc tế của EU được mở rộng áp dụng tại 25 nước thành viên * Đặc điểm chung Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế quan chung. Ngày 7/2/1992, Hiệp ước Maastricht được ký kết tại Hà Lan. Ngày 1/1/1993, Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, cũng là ngày thị trường chung châu Âu chính thức hình thành thông qua việc huỷ bỏ các đường biên giới nội bộ trong Liên minh (biên giới quốc gia, biên giới hải quan). Thị trường chung hay còn gọi là thị trường nội khối thống nhất ngày càng được kiện toàn. Việc tự do lưu chuyển các yếu tố sản xuất không còn nhiều vướng mắc như trước đây. Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung là một chính sách thương mại chung để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa dịch vụ trong nội khối. Liên kết quy mô chặt chẽ của khối EU cũng đã thúc đẩy khối lượng buôn bán nội khối. Một số nước thành viên của EU như Đức, Pháp, Italia đều có chủ trương trước hết phải củng cố vững chắc khối EU về mặt kinh tế. Vì vậy tính hướng nội trong thương mại của EU cũng nổi trội hơn và các nước thành viên EU đều dành tỷ lệ cao xuất khẩu trong nội khối này. Một đặc điểm nữa của EU là tất cả các nước thành viên đều áp dụng chính sách thương mại chung đối với nước ngoài khối. Để thực thi chính sách thương mại, ngoài biện pháp thuế quan và phi thuế quan EU còn ban hành và thực hiện quy chế nhập khẩu chung.
  46. 40 Các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển có thể thâm nhập vào thị trường EU thông qua các hiệp định thương mại song phương, vượt qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tuân thủ quy chế nhập khẩu chung và các yêu cầu của thị trường về chất lượng, sức khoẻ, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. * Quy mô thị trường EU có nền thương mại lớn thứ hai thế giới. Với GDP hàng năm ở mức 11,77 nghìn tỉ đô la Mỹ, chiếm 20% GDP thế giới. Châu Âu là một thị trường có sức tiêu thụ khổng lồ với hơn 455 triệu dân. Trong đó, bốn thị trường chính là Đức, Pháp, Italia và Anh là những thị trường lớn nhất, chiếm 72% GDP của toàn EU. Những năm 1997-1998 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của EU với tốc độ tăng trưởng vượt 1,5% ở tất cả các quốc gia thành viên EU. Đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng cá nhân lớn của EU đã thúc đẩy tăng trưởng trở lại. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của EU đều đạt xấp xỉ 1%. Điều này làm nên một thị trường EU rộng lớn đầy hấp dẫn và thực sự ổn định. Vì thế, EU chính là một thị trường xuất khẩu quan trọng bậc nhất đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặt khác, EU cũng là một "nhà xuất khẩu" khổng lồ của thế giới, với cán cân thương mại tương đối cân bằng. Với lần mở rộng thứ 5, EU chính thức trở thành tổ chức lớn thứ 3 thế giới về dân số, GDP vào khoảng 9.200 tỷ Euro. Để đánh giá tác động của EU mở rộng, ngày 20/10/2003 tại Hà Nội, Chương trình nghiên cứu châu Âu tại Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Bô-cô-ni (Milan, Italia), phái đoàn Uỷ ban châu Âu và Đại sứ quán Italia (với cương vị đại diện cho nước chủ tịch Liên minh châu Âu) tổ chức hội thảo quốc tế về: "Mở rộng EU và những tác động tới Việt Nam". Hội thảo cho thấy EU mở rộng sẽ tạo một thị trường lớn hơn, đem lại những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp. Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội khai thác những thuận lợi từ EU mở rộng [17]. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong những năm qua, Việt Nam liên tục xuất siêu vào thị trường 10
  47. 41 nước EU mở rộng với tổng kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng trăm triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất là Balan, Séc, Hungary [26]. Nhân sự kiện EU mở rộng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh: "Cộng đồng Việt Nam ở các nước Đông Âu cũ đóng vai trò quan trọng, là cầu nối phát triển quan hệ kinh tế, ngoại giao với toàn bộ châu Âu". Việt Nam từng có mối quan hệ song phương khá tốt với nhiều nước tân thành viên của EU. Tại các nước này hiện đang có cộng đồng người Việt sinh sống ở đó. Điều này sẽ tạo thêm thuận lợi cho Việt Nam khi đẩy mạnh giao thương với các nước tân thành viên EU. Các doanh nghiệp từng hiện diện tại châu Âu sẽ được hưởng lợi trước viễn cảnh thị trường mở rộng. EU mở rộng không cản trở phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh vì những nước này là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm trước đây. 10 quốc gia thành viên mới của EU đều đã có quan hệ ngoại giao, kinh tế và văn hoá lâu năm với Việt Nam. Những nước này trở thành thành viên của EU thì kinh tế của họ phát triển, nhu cầu tăng nhanh do đó tạo ra thị trường tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1% và rất ổn định, EU thực sự là một thị trường lớn, tự do, nhiều tiềm năng, nhưng thâm nhập và đứng vững trên thị trường này không hề dễ dàng bởi những lý do chính sau: thứ nhất, EU là một thị trường lớn có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, nhưng EU đồng thời cũng là một thị trường áp dụng nhiều biện pháp, hàng rào kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài; thứ hai, EU là một thị trường chung cấu thành từ 25 thị trường các nước thành viên và vùng lãnh thổ khác nhau, do đó vẫn còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh, tập quan kinh doanh tương đối khác nhau ở quy mô doanh nghiệp cũng như khu vực; thứ ba, hàng hoá nhập khẩu vào EU phải chịu áp lực cạnh tranh tương đối gay gắt do mức độ tập trung của các nhà sản xuất và xuất khẩu trên thế giới ngày càng quan tâm tới thị trường đầy tiềm năng và đáng mơ ước này.
  48. 42 2.1.1.2. Quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU Năm 1995, Uỷ Ban Châu Âu đã ký một Hiệp định Hợp tác với Việt Nam nhằm mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường thông qua việc hình thành một “đối thoại có tổ chức” giữa hai bên. Các mục tiêu chính là: (1) Đảm bảo phát triển và tăng trưởng thương mại và đầu tư; (2) Hỗ trợ cho phát triển bền vững đặc biệt đối với những tầng lớp dân cư nghèo nhất; (3) Tăng cường hợp tác kinh tế; (4) Hỗ trợ cho bảo vệ môi trường và quản lý bền vững những tài nguyên thiên nhiên. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác Việt Nam-EU đạt được kết quả sau: EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU năm 2005 là 5,55 tỷ USD), và là bạn hàng thương mại lớn thứ nhất, chiếm khoảng 17,3% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Đến 30/11/2005, với 740 dự án, tổng vốn đăng ký lên đến 9,94 tỷ USD, EU đang là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Rất nhiều tập đoàn lớn hàng đầu của EU như: Shell (Hà Lan), BP (Anh), Total Elf Fian (Pháp), Siemen (Đức), Nokia (Thuỵ Điển), Alcatel (Pháp), Electrolux (Thuỵ Điển), Metro (Đức), đã có mặt và kinh doanh khá thành công tại Việt Nam. Với 161 triệu USD cho giai đoạn 2002-2006, EU là nhà tài trợ lớn nhất về hợp tác phát triển cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, bảo vệ môi trường, chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, [39]. Cơ sở để phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên là: - Việt Nam là một quốc gia độc lập và có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á. Từ năm 1986, chính sách đổi mới đã cho phép Việt Nam thu được nhiều thành quả trong các lĩnh vực kinh tế và ngoại giao. Tỷ lệ tăng trưởng và trao đổi thương mại đã tăng lên, lạm phát đã giảm, đất nước đang hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, xã hội phát triển và đời sống nhân dân được nâng lên. Việt Nam từ nay được nhìn nhận như một thị trường lớn nhiều tiềm năng trung và dài hạn đối với đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm này Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển
  49. 43 dịch sang nền kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần sự hợp tác và hỗ trợ của EU. Với thế mạnh về vốn và công nghệ, EU có thể giúp Việt Nam khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên và lao động. - EU là một trung tâm văn hoá-kinh tế lớn trên thế giới. Các nước thành viên là những dân tộc yêu chuộng hoà bình, sẵn sàng làm bạn và giúp đỡ tất cả các dân tộc yêu hoà bình trên thế giới. EU đã và đang giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Hơn nữa, với nhu cầu đòi hỏi từ quá trình phát triển kinh tế cao, EU rất cần những thị trường đang phát triển và giàu tiềm năng, như Việt Nam. Ngược lại, EU lại có tiềm lực rất mạnh về vốn và công nghệ – cái mà Việt Nam đang rất cần để phát triển kinh tế, cho nên hợp tác kinh tế với Việt Nam là cần thiết vì nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. - EU là một trong ba trung tâm kinh tế-thương mại lớn nhất thế giới và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Cuối thế kỷ XX, EU đã có sự chuyển hướng chiến lược sang châu Á, châu lục này có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU. Theo sự chuyển hướng này, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của EU đối với châu Á. EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. EU đang tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi hơn trong hợp tác phát triển kinh tế. Vì vậy, đây thực sự là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. - Cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước thành viên EU hoàn toàn bổ sung cho nhau. Do vậy, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những mặt hàng mà EU có nhu cầu nhập khẩu lớn và ngược lại. Hiện Việt Nam xuất khẩu một khối lượng lớn hàng da giày, dệt may, thuỷ hải sản, đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v sang EU; đồng thời chúng ta đã và đang cần nhập khẩu những máy móc thiết bị tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, v.v phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  50. 44 - Trong khi các nước thành viên EU từng bước hoàn thiện thể chế chính trị và kinh tế của mình để trở thành một cộng đồng không biên giới, tự do buôn bán, sử dụng chung một đồng tiền. Cộng đồng này ngày càng có uy tín và được đánh giá là khối kinh tế lớn nhất thế giới, và đang mở rộng ra các nước châu Âu khác; thì Việt Nam, tự mình đang dần dần hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý kinh tế, mở cửa thị trường, cải tiến cơ chế xuất nhập, khuyến khích đầu tư và cố gắng đa phương hoá đầu tư, tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư từ các nước có công nghệ phát triển cao như các nước trong Liên minh châu Âu. Chính phủ Việt Nam khuyến khích và dành ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ cao, dự án đầu tư thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục các địa bàn khuyến khích đầu tư. Tất cả chính sách đó là nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Trước tiên, Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995, rồi đến APEC năm 1997. Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã được lên kế hoạch dỡ bỏ trong vài năm tới. Đây chính là cơ sở bền vững cho quá trình đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU. 2.1.1.3 Thuế quan Ngày 16/12/2002, Uỷ ban châu Âu đã thông báo một chiến lược mới đối với liên minh thuế quan, xây dựng chương trình “Thuế quan 2002”, sẽ được điều chỉnh trong “Thuế quan 2007”. Trong bối cảnh trao đổi mậu qua biên giới của Cộng đồng ngày càng tăng, trước nhu cầu tăng nhanh tốc độ các dịch vụ thuế quan và thực hiện tốt hơn các quy định thuế quan, EU cũng là một đối tác tích cực tham gia các cuộc thảo luận về các vấn đề thuế quan trong quá trình thuận lợi hoá thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Thuế quan Thế giới và các diễn đàn quốc tế khác. Hàng năm Uỷ ban châu Âu đăng trên công báo của Cộng đồng về biểu thuế quan hưởng theo Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả các danh mục hàng hoá nhập
  51. 45 khẩu vào Cộng đồng. Như năm 2002, danh mục thuế quan của EU gồm 10.399 dòng thuế có 8 chữ số. Tính mức độ trung bình về mức thuế áp dụng cho tất cả các mặt hàng là 6,4% so với 6,9% năm 1999. Mức thuế trung bình các mặt hàng ngoài nông sản (theo định nghĩa của WTO) đã giảm từ 4,5% năm 1999 xuống còn 4,1% năm 2002. Đối với các mặt hàng nông sản đã giảm trung bình từ 17,3% năm 1999 xuống còn 16,1% năm 2002. Nếu so sánh theo mức tối thiểu và tối đa thì mức thuế cao nhất vẫn là những mặt hàng như thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc và rau hoa quả chế biến và không chế biến. Đối với nông sản, mức thuế từ 0% đến 470,8%; đối với hàng không phải nông sản có mức thuế từ 0% đến 36,6% [7]. Thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU. Thuế quan chung của EU được xây dựng dựa trên Hệ thống Mã mô tả hàng hoá hài hoà (HS). Biểu thuế quan của EU được xác định theo Quy định EC 2658/87 ngày 23/7/1987 thống nhất áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. Về cơ bản, biểu thuế quan này được chia thành ba nhóm nước: Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN). Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của EU. Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp định song phương khác như các nước trong các Hiệp định châu Âu, EC-ACP và các nước chậm phát triển nhất. Nhìn chung, thuế nhập khẩu không quá cao. Các ngoại lệ áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nhạy cảm (đặc biệt là dệt may), kể từ khi hạn ngạch chuyển thành thuế quan theo Vòng đàm phán Uruguay. Do đó, thuế quan có thể vẫn cao đối với một số nông sản và hàng nhạy cảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, những mức thuế quan này cũng đã giảm xuống. Thuế quan đối với nông sản ôn đới là rất đa dạng, phụ thuộc vào mùa vụ nông nghiệp ở Cộng đồng. Để vòng đàm phán Doha không rơi vào thế bế tắc, Uỷ ban châu Âu đề xuất một giải pháp trung gian giữa các thái cực là: EU dự kiến sẽ cắt giảm mức trung bình 36% thuế nhập khẩu để tăng khả năng thâm nhập thị trường của nông sản các
  52. 46 nước thứ ba; cắt giảm mức trung bình 45% trợ cấp xuất khẩu nông sản, trong đó có một số sản phẩm cắt bỏ trợ cấp hoàn toàn. Cụ thể, ngày 29/10/2005, EU tuyên bố giảm 35-60% thuế quan trung bình đối với hàng nông sản. Đây sẽ là mức cắt giảm mạnh nhất từ trước đến nay, nhằm thực hiện cam kết phá vỡ bế tắc trong các vòng đàm phán thương mại tự do của WTO. Đề xuất của EU là một bước để minh chứng cho cam kết trước đó của khối này trước đây về việc cắt giảm 50% thuế đánh vào những mặt hàng được bảo hộ nhiều nhất. EU cũng sẽ cắt giảm thuế đối với những sản phẩm nhạy cảm bao gồm thịt bò, thịt gà, và đường, song EU không nói rõ sẽ cắt giảm bao nhiêu phần trăm [49]. Một trong những kết quả đáng chú ý nhất của việc hình thành thị trường chung là các thủ tục thông quan đồng nhất và thuế nhập khẩu chỉ phải thanh toán tại bất kỳ cảng nào thuộc bất kỳ nước thành viên nào của Cộng đồng. Bởi vậy, hàng hoá có thể được vận chuyển nhanh và giá cước rẻ trong phạm vi lãnh thổ của Cộng đồng. Với chủ trương thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, EU tích cực thực hiện các chương trình cắt giảm dần thuế quan, tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, xoá bỏ GSP và ngừng hỗ trợ các nước đang phát triển trong quan hệ thương mại song phương. Thời gian qua, EU đã thông qua chương trình miễn thuế hoàn toàn cho các sản phẩm xuất khẩu của các nước nghèo nhất thế giới theo sáng kiến “EBA” nhắm đẩy mạnh tự do hoá thương mại quốc tế. Những nước được hưởng ưu đãi nhiều nhất là các nước chậm phát triển nhất và các nước ACP, tiếp đến là các nước có hiệp định thương mại tự do với Liên minh, cuối cùng là các nước đang phát triển. Hiện nay, thuế quan của các nước thành viên mới cao hơn thành viên cũ. Nhìn chung, mức thuế quan đối với hàng công nghiệp của EU15 thấp hơn so với mức thuế quan cùng chủng loại của các nước thành viên mới, vì vậy việc mở rộng EU sẽ làm giảm mức thuế quan chứ không phải là tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cho những nước ngoài khối đang có quan hệ kinh tế, thương mại với các nước thành viên mới. Ngoài ra, sự hình thành đồng tiền chung châu Âu (Euro) và việc thực hiện đồng loạt trên phạm vi 12 nước khu vực EU từ 1/1/2002 đã góp phần thúc đẩy cạnh
  53. 47 tranh nhanh về thuế. Sự chu chuyển linh hoạt hơn, dễ dàng hơn của các luồng đầu tư giữa các nước có chế độ thuế cao thấp khác nhau đã tạo ra áp lực đối với các chính phủ các nước thành viên trong việc giảm tỷ lệ thuế. Điều này làm cho Uỷ ban châu Âu phải thường xuyên cải tiến chính sách thuế đối với hàng hoá nhập khẩu từ ngoài khối. Tóm lại, EU thực sự là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Hơn nữa, EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới, cùng với sự ra đời của đồng Euro, vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tại thời điểm này, Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Do vậy, thị trường EU là môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiện sức mạnh của mình. 2.1.2 Khó khăn và hạn chế 2.1.2.1 Các hàng rào kỹ thuật EU là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của Tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều các biện pháp phi quan thuế. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm, nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU. Các quy định có tính rào cản kỹ thuật liên quan đến hàng hoá nhập khẩu bao gồm: Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
  54. 48 Rào cản về chất lượng sản phẩm được cụ thể ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn lao động. Ở EU, hầu hết các tiêu chuẩn này được xây dựng theo yêu cầu của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, Uỷ ban châu Âu có thể yêu cầu các cơ quan ban hành tiêu chuẩn phải xây dựng những tiêu chuẩn để thi hành luật pháp của Liên minh. CENELEC- Uỷ ban châu Âu về kỹ thuật điện, CEN- Uỷ ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá và ETSI- Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu, là ba tổ chức tiêu chuẩn hoá của châu Âu được công nhận là có đủ năng lực trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá kỹ thuật. Ba tổ chức này phối hợp xây dựng các bộ tiêu chuẩn của châu Âu cho các lĩnh vực riêng biệt và tạo thành “Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu”. EU đang bắt đầu quá trình đồng nhất các tiêu chuẩn trong việc ban hành pháp luật về đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng. Kết quả là việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã trở thành điều kiện quan trọng đối với việc thâm nhập thị trường EU. EU đã, đang và sẽ đưa ra những yêu cầu tối thiểu, được áp dụng trong toàn khối, còn mỗi nước thành viên được phép bổ sung yêu cầu đối với nền sản xuất của mình. Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đều được phép chuyển dịch tự do trong nội bộ EU. Các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường EU phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000. Các quy định về môi trường: Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc tế, đặc biệt dựa trên chương trình Nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức năm 1992 tại Braxin. Đây là hiệp định tạo nền móng cho sự phát triển bền vững hơn trên phạm vi toàn cầu bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Các cấp độ ảnh hưởng của chính sách môi trường EU được thể hiện thông qua hình 2.1.
  55. 49 Hình 2.1: Cấp độ ảnh hƣởng của chính sách môi trƣờng EU Sản phẩm Doanh nghiệp Đánh gi á phế Đánh giá vòng đời sản Đánh giá hoạt động thải bao bì phẩm và sản xuất của môi trường Quản l ý phế Nhãn hiệu môi Các hệ thống quản lý thải bao bì trường môi trường Bắt buộc Tự nguyện Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề môi trường chứ không phải là đối phó với các rắc rối khi chúng đã xảy ra. Danh sách các sản phẩm chịu tác động của các quy định bắt nguồn từ chính sách về môi trường và ý thức của người tiêu dùng bao gồm rất nhiều sản phẩm như: dệt may, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dược phẩm, đồ da, sản phẩm gỗ, cơ khí, khoáng sản Trong đó, chính sách đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hoá chất, ô nhiễm nước và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh. Các quy định về môi trường của EU đối với hàng hoá chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm Môi trường của Liên minh châu Âu” (European Union Environment Product Legislation). EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm Môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt. Ví dụ, các quy định đối với hàng nông sản, thuỷ sản được chia thành 2 nhóm dựa trên mức độ ảnh hưởng tới môi trường: (1) các quy định liên quan trực tiếp tới môi trường, bao gồm Quy định về bao bì và phế thải bao bì; Quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc
  56. 50 hữu cơ; (2) các quy định liên quan gián tiếp tới môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm Quy định về mức thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp; Quy định về kiểm tra thú y đối với thịt gia súc gia cầm và thuỷ sản; Quy định về chất phụ gia trong thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng hoá sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU [16]. Có thể nói rằng, hệ thống Quy định và Tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, khó thực hiện. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường. Hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU bắt buộc phải có dư lượng kháng sinh chlogramphenicol là 0,003 phần tỷ. Nhãn sinh thái (Eco-label) Nhãn sinh thái của EU và mỗi quốc gia trong EU dựa trên một sự đánh giá đầy đủ vòng đời của sản phẩm, áp dụng cho hàng loạt các sản phẩm. Khác với nhãn hiệu sản phẩm, nhãn sinh thái chứng nhận hàng hoá đạt được các yêu cầu về môi trường sinh thái. Càng ngày, các nhãn sinh thái càng đòi hỏi cả vấn đề chất lượng và vấn đề xã hội. Mục đích của chương trình Nhãn sinh thái mang lại cho khách hàng một sự lựa chọn khi mua các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, đóng gói bao bì để có thể được huỷ bỏ khi kết thúc vòng đời theo cách không làm ảnh hưởng tới môi trường. EU sử dụng “rào cản kỹ thuật” là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập vào thị trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không?