Đề tài Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt

doc 44 trang vanle 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_tim_hieu_tinh_hinh_xuat_khau_may_mac_cua_cong_ty_tnhh.doc

Nội dung text: Đề tài Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt

  1. Lời Mở Đầu Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế đang trở thành một tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giớ.Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ diễ ra liên tục và trình độ phân công lao động ngày càng sau sắc, không thể có một nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu, phân công hợp tác quốc tế.Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, đặc biệt từ sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta đã thực sự bước vào một sân chơi rộng lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.Một trong những biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, mạnh, bền vững, tăng nhanh tốc độ hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.Tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh như may mặc, đang trở thành vấn đề trung tâm, mang tầm chiến lược để phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt”.Báo cáo của em tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Chương I: Tổng quan về công ty TNHH May Nam Việt Chương II: Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH May Nam Việt 1
  2. Họ và tên: Chử Hà Trang Lớp: KTNTk12a Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH May Nam Việt 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 1.1.1. Tên, địa chỉ giao dịch của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH May Nam Việt Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: NAM VIET GARMENT COMPANY LIMITED Tên Công ty viết tắt: NVG CO., LTD - Địa chỉ TRỤ SỞ CHÍNH: Đội 7- Quế Lâm – xã Thụy Hương – Huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng - Điện thoại: 0313.369698 - 031.3351798 - Fax: (0313) 749200 - Email: CtyNamViet@hp.vnn.vn - Tài khoản: 810A-00009 Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy – Hải Phòng - Mã số thuế: 0200 287 386 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty - Sản xuất hàng may sẵn - May trang phục ( trừ da lông thú ) - Kinh doanh sỉ, lẻ hàng may mặc trong các cửa hàng chuyên doanh - Kinh doanh hàng hoá, vật tư ngành may mặc, xuất nhập khẩu hàng hóa * Nhiệm vụ 2
  3. Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, tuân thủ pháp luật, tham gia sản xuất hàng may mặc cung cấp trên thị trường, có tích luỹ, đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách cho Nhà nước. - Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn. Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn “bền đẹp” cho khách hàng. 1.1.3 Lịch sử phát triển của công ty Công ty TNHH May Nam Việt được thành lập từ năm 1999. Đây là đơn vị đầu tiên, duy nhất tổ chức thu mua và kinh doanh hàng xuất khẩu trong huyện trong suốt thời kì nhà nước thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đến nay trong huyện đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp; song doanh nghiệp xuất khẩu ấy, nay là công ty TNHH May Nam Việt vẫn là một doanh nghiệp “đầu tàu” trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn huyện. Với bề dày truyền thống và sự năng động sáng tạo; đội ngũ lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã vượt qua những khó khăn, thử thách, phát huy và khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư cho sản xuất tạo ra nguồn hàng xuất khẩu tại chỗ ổn định. Các sản phẩm kinh doanh và xuất khẩu chủ lực hiện nay của Công ty như: hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ đều là những hàng hóa chủ yếu sản xuất tại địa phương. Năm 2009, kim ngạch hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương chỉ chiếm 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; thì năm 2013 con số đó đã tăng lên trên 90%. Với nguồn vốn trên 40 tỷ đồng; kinh doanh; công ty Xuất Nhập khẩu tỉnh Thái Bình đã vững vàng vượt qua được khó khăn để phát triển đi 3
  4. lên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Bình quân 5 năm (2005-2009) kim ngạch xuất khẩu là 11.06 triệu USD, thì bình quân 5 năm (2009-2013) kim ngạch xuất khẩu tăng lên 17,35 triệu USD. Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt hơn 62 triệu USD, đời sống người lao động được đảm bảo, uy tín của Công ty trên thương trường ngày càng được củng cố, quan hệ kinh doanh ngày càng mở rộng trong và ngoài nước. 30.000 m2 nhà xưởng sản xuất và 60.000 m2 đất phục vụ sản xuất. Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, xây dựng và trưởng thành với hệ thống cơ sở vật tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý được rèn luyện qua nhiều thử thách, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao đã giúp cho Công ty có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Đến năm 2007 công ty chia tách thành 2 nhà máy sản xuất kinh doanh ở 2 khu vực: - Nhà máy số 1: Quế Lâm – xã Thụy Hương – Huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng Nhà máy số 2: Đại Hà – Huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng Cùng với sự phát triển về các ngành nghề may mặc, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang nên nhu cầu thị trường ngày càng cao nhất là đòi hỏi về chất lượng sản phẩm. Điều đó đã đóng vai trò quyết định khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô doanh nghiệp. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty đó là sự mở cửa nền kinh tế thị trường đánh dấu bước phát triển quan trọng của nền kinh tế nhà nước nói chung và của công ty nói riêng. Công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ về mặt tài chính một cách năng động và có hiệu quả. Các sản phẩm của công ty tương đối đa dạng chủ yếu bao gồm các sản phầm: thú nhồi bông, sản phẩm dệt may 4
  5. 1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 - 2012-2013 Stt Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Khoản mục chi phí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị % Giá trị % I Chi phí sản xuất kinh doanh 48.505.167.905 53.908.703.704 71.413.538.262 5.403.535.799 11.14 17.504.834.558 32.47 1. Chi phí sản xuất 40.594.187.135 43.585.435.766 60.268.253.571 2.991.248.631 7.37 16.682.817.805 38.28 2. Chi phí Bán hàng 1.969.129.525 3.281.882.541 1.321.898.941 1.312.753.016 66.67 (1.959.983.600) (59.72) 3. Chi phí QLDN 5.941.851.245 7.041.385.397 9.823.385.750 1.099.534.152 18.50 2.782.000.353 39.51 II Chi phí hoạt động tài chính 1.098.086.527 1.926.467.592 1.541.773.152 828.381.065 75.44 (384.694.440) (19.97) Trong đó chi phí lãi vay 589.764.663 1.016.835.626 915.431.549 427.070.963 72.41 (101.404.077) (9.97) III Chi phí khác 29.257.138 49.588.369 17.087.025 20.331.231 69.49 (32.501.344) (65.54) Tổng chi phí 49.632.511.570 55.884.759.665 72.972.398.439 6.252.248.095 12.60 17.087.638.774 30.58 (ĐVT: VNĐ) ( Nguồn: Phòng KTTC) 5
  6. Qua bảng trên ta thấy: Năm 2013 vừa qua công ty sản xuất khoảng 1.782.881 sản phẩm/ năm đạt được 66 028 155 536 doanh thu. Số lượng sản xuất sản phẩm giảm so với năm 2012 là 500 619 sản phẩm. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù doanh thu bán hàng qua năm 2013 tăng, song lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất đều bị ảnh hưởng của khủng hoảng, đẩy các chi phí đầu vào tăng làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm. Đồng thời giá vốn tăng nhanh cũng là do trình độ tay nghề của người lao động thấp làm cho năng suất lao động giảm sút, đẩy chi phí nhân công tăng cao. Do vậy mà công ty cần có những biện pháp quản trị giá vốn hàng bán. Hoạt động tài chính của công ty trong 2 năm 2012, 2013 đều lỗ, công ty cần phải cân nhắc xem đầu tư vào loại hình nào là có hiệu quả. Đời sống của người lao động trong công ty cũng được cải thiện, mức thu nhập bình quân/1người trong năm tăng qua các năm và năm 2013 đạt mức 2.667.000 đồng/ người/ tháng. Đây là mức thu nhập tương đối ổn định. Và nó còn sẽ ngày càng cao hơn nữa với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty. 1.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty a.Thuận lợi: Công ty TNHH Nam Việt vẫn tiếp tục duy trì ỏn định được thị trường, khách hàng và là đơn vị có tỷ trọng hàng FOB chiếm tỷ trọng cao.Thương hiệu May Nam Việt đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Quốc tế và trong nước.Tình hình tổ chức sản xuất ổn định, 6
  7. điều kiện môi trường làm việc nhìn chung là tốt, các chế độ chính sách chăm sóc cho người lao động cả về vật chất và tinh thần thường xuyên được duy trì và nâng cao Năng suất lao động của toàn Công ty tiếp tục được nâng cao.Phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong sản xuất đã phát huy tác dụng, thúc đẩy thi đua trong sản xuất. b.Khó khăn Thách thức lớn nhất là tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không tăng trưởng so với cùng kỳ. Tình hình biến động lao động ngày càng tăng, lao động nghỉ việc nhiều cho dù Công ty ra nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để giữ người lao động. Đơn hàng và đơn giá hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và chưa có xu hướng gia tăng theo dự đoán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức sản xuất và hiệu quả của toàn công ty. Công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới để không phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do đơn hàng nhỏ lẻ, thời trang buộc công ty phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp. Nhiều khách hàng lớn và truyền thống trước đây cũng chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch và hoạt động của công ty. Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, đã bộc lộ những hạn chế về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường cung cấp cho các đơn vị thành viên. c.Phương hướng phát triển của công ty Phương hướng phát triển chủ yếu của công ty là: 7
  8. - Tổng doanh thu: 2000 tỷ đồng/năm - Tổng lợi nhuận trược thuế: 60 tỷ đồng - Đầu tư sản xuất: 400 tỷ đồng Trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2014 đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014, tập trung thực hiện những chỉ tiêu và giải pháp chính như sau: Bảng 1.2: Kế hoạch các chỉ tiêu (ĐVT) Các chỉ tiêu chính ĐVT TH 2013 KH 2014 Tỷ lệ Tổng doanh thu Tỷ 11,923.90 2,100.00 109% đồng Lợi nhuận trước Tỷ 96,45 105.00 109% thuế đồng Phương hướng phát triển từ 2014 đến 2020 như sau: Trong nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, công ty đã và đang tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn để có thể xâm nhập thêm những thị trường mới nữa, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới hình ảnh của công ty. Nâng cao và hoàn thiện cơ chế tổ chức, củng cố lại năng lực quản lý kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực mới theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao kiến thức về marketing và PR cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. 8
  9. Công ty đang từng bước nâng cao thêm thu nhập cho người lao động xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài đê phát huy nội lực, tập trung đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường. 1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty 1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH May Nam Việt Giám đốc Phó giám đốc điều Phó giám đốc nội hành sản xuất chính Phân Phân Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng xưởng xưởng vật tư KT và tổ tài kế đào cơ sản và QL chức chính hoạch tạo điện xuất điều chất hành kế và đâù độ sản lượng chính toán tư xuất Công ty TNHH May Nam Việt tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng có nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc điều hành, ra những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty. 9
  10. 1.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của Công ty. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về công ty của mình. - Phó giám đốc nội chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc đặc biệt và điều hành về mặt đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty và điều hành việc tổ chức trong công ty, ngoại giao tiếp khách thay cho giám đốc khi cần thiết. - Phó giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trực tiếp chỉ huy hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh trong công ty. - Phòng Tài chính kế toán: Có chức năng theo dõi tình hình phát triển về mọi mặt hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty, tình hình cung cấp vật liệu cho khâu sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phân tích về tình hình tài chính thực tế của công ty và có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ cho ban giám đốc về các hoạt động tài chính. Phối hợp với các phòng ban trong công ty đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tài chính, xác định lợi nhuận, phân bổ các loại chi phí trong công ty kịp thời và chính xác. - Phòng Kế hoạch đầu tư : Là một bộ phận tham mưu cho giám đốc công ty về kế hoạch, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh. Tạo nguồn vật tư, ký kết hợp đồng xuất - nhập hàng, lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng đã ký kết. Thực hiện các chế độ báo cáo kế hoạch định kỳ và đột xuất với cấp 10
  11. trên. Đề xuất các biện pháp kinh tế thích hợp để khuyến khích, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế chung cho toàn công ty. - Phòng đào tạo: Đây là phòng có tầm quan trọng cao, nó có trách nhiệm đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho công nhân. Đào tạo nghề cho những người có nhu cầu học nghề may bằng máy may công nghiệp và các loại máy chuyên dụng. - Phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm về toàn bộ mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty đối với khách hàng. Có nhiệm vụ hướng dẫn các tổ sản xuất và kiểm tra chất lượng hàng hoá, thành phẩm trước khi xuất, nhập. - Phòng vật tư và điều độ sản xuất: Chịu trách nhiệm về mọi mặt vật tư hàng hoá đưa vào sản xuất, điều độ sản xuất theo đúng tiến độ giao hàng. - Phân xưởng cơ diện: Có trách nhiệm đảm bảo cho máy móc hoạt động liên tục và hiệu quả. - Phân xưởng sản xuất: Đây là nơi sản xuất ra các loại sản phẩm, nó bao gồm các tổ sản xuất được sắp xếp theo dây chuyền khép kín để thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản xuất, hàng hoá theo đúng yêu cầu của khách hàng và đạt tiêu chuẩn của công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác quản lý, tổ chức nhân sự. Thực hiện chế độ tiền lương, tiền công, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách chế độ đối với người lao động, quan tâm, chăm sóc sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong công ty. 1.2.2 Tổ chức bộ phận xuất nhập khẩu Bộ phận này bao gồm 20 người. Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong Công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công 11
  12. ty, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng. Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất. Lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty, hàng quý và hàng tháng cho các phân xưởng sản xuất. Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng, duy trì và nâng cao nguồn hàng cho Công ty. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing trong từng thời điểm. a. Phòng Nhập khẩu là phòng làm thủ tục khai báo Hải quan cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc chuyên dùng các loại phục vụ công tác gia công hàng may mặc. Phòng được chia làm 2 bộ phận: chứng từ và giao nhận hàng hóa. Bộ phận chứng từ: có nhiệm vụ liên hệ với hãng tàu để thu nhập các chứng từ cần thiết cho việc lập tờ khai Hải quan nhập khẩu. Bộ phận giao nhận hàng hóa: có nhiệm vu đăng ký tờ khai Hải quan tại chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng, để nhập nguyên phụ liệu may và máy móc thiết bị. Bộ phận này sẽ giải quyết và hoàn tất các loại thuế nhập khẩu do Nhà nước quy định. b. Phòng Xuất khẩu có trên 10 nhân viên, cũng giống như phòng Nhập khẩu, phòng Xuất khẩu cũng được chia ra 2 bộ phận là chứng từ và giao nhận hàng hóa. Bộ phận chứng từ: nhân viên ở bộ phận nắm chắc các nghiệp vụ về chứng từ thanh toán, chứng từ nhập khẩu tại các nước nhập hàng, từ 12
  13. đó lên kế hoạch phân bổ thời gian và công việc với nhu cầu giao hàng. Tất cả được thực hiện qua các công đoạn: Lưu cước tàu vận chuyển, Chọn kho hàng để gửi hàng, Hoàn tất giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin- CO) phù hợp, Hoàn tất vận đơn (Bill of Landing – BL) và các chứng từ vận tải chính xác theo hướng có lợi cho người nhập khẩu và khách đặt hàng, Lập tờ khai Hải quan xuất khẩu, Bộ phận giao nhận hàng hóa: đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải Quan, Cục Hải quan TP.Hải Phòng và bộ phận có trách nhiệm hoàn tất các khoản thuế và lệ phí theo quyết định của Hải quan. 1.2.3 Tổ chức bộ phận hỗ trợ công tác xuất nhập khẩu 1.2.3.1 Bộ phận kế toán tài chính Bộ phận này bao gồm 10 người, chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu, và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty. Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc. Phối hợp với phòng hành chánh – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận 13
  14. 1.2.3.2 Bộ phận hành chính nhân sự Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quan đến Công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định, . Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, . Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. 1.2.3.3 Bộ phận sản xuất Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng. + Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra. + Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. 14
  15. + Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp. + Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục. + Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. + Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng. 1.2.3.4 Bộ phận an ninh Bộ phận này chịu trách nhiệm đảm bảo an dưới ninh trong phạm vi công ty.Bao gồm cả khách hàng và công nhân.Đây là bộ phận khá quan trọng, đặt trực tiếp dưới Giám đốc.Ngoài ra bộ phận này còn có thêm nhiệm vụ như: kiểm soát sự ra vào của công nhân nhất thiết phải đúng giờ, theo ca làm việc.Kiểm tra, thông báo khi khách hàng đến.Có nhiệm vụ trông giữ xe cho toàn bộ công nhân lao động trong công ty và khách hàng ra vào công ty.Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ tham gia vào công việc phòng cháy chữa cháy, có quan hệ trực tiếp với công an thị trấn về công tác an ninh xung quanh công ty.Cố vấn cho Giám đốc công tác an ninh trong công ty. 1.2.4 Ngành hàng xuất khẩu chính của công ty 1.2.4.1 Sản phẩm Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản phẩm may mặc trong đó hàng gia công chiếm khoảng 60%, còn lại giá FOB ( hàng mua đứt bán đoạn), mua nguyên liệu bán thành phẩm và hàng tiêu thụ nội địa. Số lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách. Tuy vậy có thể kể ra một số mặt 15
  16. hàng chủ yếu chính:- Sản phẩm dệt may- Áo sơ mi- Áo jacket 2,3,5 lớp- Áo choàng- Áo váy- Quần âu- Quần áo trẻ em- Quần jean - Hàng thêu- Thú nhồi bông Công ty áp dụng theo công nghệ của Hàn Quốc, sản xuất theo quy trình khép kín, kiểm tra từ nguồn nguyên liệu vào đến nguồn nguyên liệu ra. Công ty đầu tư toàn bộ các máy may công nghiệp, máy khâu, máy cắt hiện đại, cho năng suất cao. Ngoài ra còn các máy khác như: máy vắt sổ, máy dò kim Máy móc của công ty chủ yếu là máy móc được đầu tư mua sắm hoàn toàn mới, có một số ít nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng nhưng tính năng và hiệu quả hoạt động vẫn tốt. - Sản lượng tiêu thụ: Năm 2013 vừa qua công ty sản xuất khoảng 1.782 881 sản phẩm/ năm đạt được 66 028 155 536 doanh thu. Số lượng sản xuất sản phẩm giảm so với năm 2011 là 500 619 sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là: +) Sản phẩm: Jacket short line sản xuất và tiêu thụ 80.000 chiếc mỗi tháng, khoảng 800.000 chiếc mỗi năm +) Sản phẩm: Jacket longline sản xuất và tiêu thụ 90.000 chiếc mỗi tháng, khoảng 900.000 chiếc mỗi năm. 1.2.4.2 Thị trường a. Thị trường trong nước Hiện nay ngành may mặc đang gặp nhiều cạnh tranh lớn. Có nhiều công ty may đang mở rộng thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Ở Kiến Thụy các công ty lớn như công ty may Đỉnh vàng, công ty may Việt Hàn, công ty may Gia Mỹ ở Hải Phòng các công ty may có nguồn vốn do nước ngoài tài trợ cũng phát triển rầm rộ. 16
  17. Đứng trước tình hình đó ban giám đốc Công ty TNHH May Nam Việt quyết định. - Duy trì các mặt hàng truyền thống của công ty lâu nay sản xuất - Duy trì thị trường đã tạo dừng được lâu nay đó là các tỉnh thành trong nước. b.Thị trường nước ngoài Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng may mặc là một trong những yếu tố cần thiết đặt ra cho Công ty May Nam Việt. Đến nay công ty đã có quan hệ buôn bán với hơn 50 nước trên thế giới, giá trị XK hàng may mặc tăng dần qua các năm. Mỹ là thị trường XK hàng may mặc lớn nhất của công ty. Từ năm 2011, quy mô XK hàng may mặc của công ty ở thị trường này đã liên tục mở rộng và tăng lên với tốc độ nhanh chóng, và trong khoảng 4 năm gần đây, Mỹ đã thay thế EU là thị trường XK chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới, dân số đông, mức tiêu thụ gấp rưỡi EU. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, bãi bỏ cấm vận và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO (được hưởng GSP và MFN) thì hoạt động XK hàng may mặc của công ty trên thị trường này liên tục gặt hái được những thành tựu to lớn. Đến đầu năm 2011, nền kinh tế Mỹ đang dần được cải thiện và có dấu hiệu phát triển lạc quan hơn từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này đã làm cho tỷ trọng XK hàng may mặc của công ty ở Mỹ chiếm hơn 70% kim ngạch XK. Sau Mỹ, thị trường XK hàng may mặc lớn thứ hai của công ty là EU. Đây vốn là thị trường XK hàng may mặc truyền thống của công ty XNK tỉnh Thái Bình nói riêng, của ngành dệt may Việt Nam nói chung, với hơn 500 17
  18. triệu người tiêu dùng luôn đòi hỏi chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú đa dạng và hợp thời trang. XK hàng may mặc của Việt Nam sang EU phát triển mạnh từ sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết ngày 15/12/1992 và tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục tăng suốt thời gian đó đến nay. Ở những thị trường khác, tỷ trọng XK hàng may mặc của công ty nhìn chung cũng tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến động, chưa thực sự tạo được vị thế ổn định trên những thị trường đó. Những năm gần đây cũng đánh dấu sự mở rộng XK trên nhiều thị trường mới như Bỉ, Nauy, Chile mặc dù tỷ trọng XK ở thị trường này vẫn chưa đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch XK, nhưng nó cũng đã đánh dấu sự nỗ lực thích ứng của công ty trong thời kì kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được cuộc suy thoái. 1.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Bảng1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty So sánh Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 (+/-) % (+/-) % 1.Năng lực SX ( Sp) 2.271.000 2.283.500 1.782.881 12.500 0,55 (500.619) (21,9) 2.Tổng vốn( 1000đ) (4,078,198) 8,983,259 33.41 30,967,427 26,889,229 35,872,488 (13.17) 3. Tổng số lao động 2.210 2.348 2.378 138 6,24 30 1,278 ( người) 4. Tổng doanh thu 1,457,773) 14,008,366 26.93 53,477,562 52,019,789 66,028,155 (2.73) 5. Lợi nhuận TT 3,759,750 (2,553,352) (6,437,220) (171.2) 124,118 (2,677,470) (4.64) 6. Lợi nhuận ST (2,553,352) (6,437,220) 124,118 3,759,750 (2,677,470) (171.21) (4.64) 7. Thu nhập bình quân 2.289.000 2.580.000 2.667.000 291.000 12.71 87000 3.4 ( Nguồn: Phòng KTTC) 18
  19. Qua bảng trên ta thấy: Năm 2013 vừa qua công ty sản xuất khoảng 1.782.881 sản phẩm/ năm đạt được 66 028 155 536 doanh thu. Số lượng sản xuất sản phẩm giảm so với năm 2012 là 500 619 sản phẩm. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù doanh thu bán hàng qua năm 2013 tăng, song lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất đều bị ảnh hưởng của khủng hoảng, đẩy các chi phí đầu vào tăng làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm. Đồng thời giá vốn tăng nhanh cũng là do trình độ tay nghề của người lao động thấp làm cho năng suất lao động giảm sút, đẩy chi phí nhân công tăng cao. Do vậy mà công ty cần có những biện pháp quản trị giá vốn hàng bán. Hoạt động tài chính của công ty trong 2 năm 2012, 2013 đều lỗ, công ty cần phải cân nhắc xem đầu tư vào loại hình nào là có hiệu quả. Đời sống của người lao động trong công ty cũng được cải thiện, mức thu nhập bình quân/1người trong năm tăng qua các năm và năm 2013 đạt mức 2.667.000 đồng/ người/ tháng. Đây là mức thu nhập tương đối ổn định. Và nó còn sẽ ngày càng cao hơn nữa với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty. 1.3 Nhận xét chung về tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 1.3.1 Ưu điểm Doanh nghiệp đầu tư mua trang bị thêm một số loại tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thanh lý máy móc cũ lạc hậu từng bước hiện đại hoá máy móc thiết bị của doanh nghiệp 19
  20. Công ty có hướng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý để có thể nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Dưới sự quản lý tài giỏi, đầy kinh nghiệm của các nhà doanh nhân công ty đã sớm từng bước đi vào hoạt động ổn định, sử dụng lao động phù hợp với tay nghề của họ. Từ đó phát huy hết khả năng lao động của từng người với đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao. Đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Ngoài ra vốn chiếm dụng của Công ty TNHH May Nam Việt là nguồn vốn rất quan trọng. Vốn chiếm dụng chủ yếu là mua hàng trả chậm. Thông thường khi công ty nhập hàng từ nhà cung cấp thì khoảng 1 tháng sau mới thanh toán tiền. Công ty có rất nhiều bạn hàng lâu năm, uy tín lớn tạo thuận lợi trong giao nhận hàng, cạnh tranh trên thị trường như: Hải Phòng, Hà Nội, Miền Nam 1.3.2 Nhược điểm Chất lượng dự báo thị trường chưa cao Công tác dự báo thiếu cơ sở nên việc cân đối cung cầu còn phát sinh nhiều bất cập, định mức công việc cho công nhân chưa đúng. Bên cạnh đó doanh nghiệp lại không có một hệ thống nòng cốt, thường xuyên mua hàng theo kế hoạch nên đôi khi công tác kế hoạch lập đơn hàng sai lệch so với nhu cầu thực tế , không dự báo được giá cả vật tư, nguyên vật liệu biến động nhiều như thế dẫn đến giá vốn hàng bán cao chiếm tỷ trọng lớn so với doanh thu. - Thay đổi chiến lược sản xuất liên tục 20
  21. Trong thời điểm hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ rất gay gắt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh may mặc, mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh riêng. Doanh nghiệp đã liên tục thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến không đáp ứng đủ sản lượng đặt hàng gia công của khách hàng, làm mất đi một số hợp đồng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong những năm qua khủng hoảng kinh tế làm cho một số công ty điêu đứng, lâm vào tình trạng khó khăn. chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành lợi thế hơn về vốn, bề dày lịch sử, uy tín trên thương trường do đó vấn đề tìm kiếm khách hàng và thoả mãn nhu cầu của họ là rất khó khăn. Các yếu tố đó cũng tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tóm lại, với những tồn tại này đòi hỏi trong năm tới công ty phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp, hướng đi cụ thể để không ngừng nâng cao hiệu sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường. 21
  22. Chương II: Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt 2.1 Một số lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 2.1.1 Khái niệm Xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài để thu lại ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ. Những lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động xuất khẩu đem lại đã thúc đẩy hoạt động xản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường vị thế kinh tế quốc gia và tạo ra công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất. Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài, đưa sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất trong nước tiêu thị ở thị trường nước ngoài để thu lợi nhuận 2.2.2 Đặc điểm Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp. Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn. 22
  23. Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả. Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. 2.2.3 Vai trò 2.2.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, xuất khẩu là hoạt động quan trọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế vì. Xuất khẩu giúp thu về một lượng ngoại tệ lớn, tăng cường nguồn vốn, góp phần quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện để phát triển những ngành sản xuất, nghiên cứu trong nước. Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẽ thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, nâng cao vai trò của quốc gia trên trường quốc tế. Nhờ có những hàng xuất khẩu mà có nhiều nước đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư nhau. 2.2.3.2 Đối với các doanh nghiệp Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thị trường nước ngoài luôn là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai 23
  24. thác, làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, trong bước chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề người lao động, từ lao động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng thành lao động kỹ năng. Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò chiến lược trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia, tăng cường vị thế quốc gia trên trường khu vực và thế giới. 2.2.4 Hình thức xuất khẩu 2.2.4.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu từ nước người bán sang thẳng nước người mua và không qua một nước thứ 3. Xuất khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mình sản xuất hoặc đặt mua của doanh nghiệp trong nước, sau đó xuất khẩu sang nước thứ 3 với danh nghĩa hàng hóa của chính mình. Hình thức xuất khẩu trực tiếp này có ưu điểm là đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng, do không mất khoản chi phí trung gian và tăng uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hóa thoã mãn yêu cầu của đối tác giao dịch. Nhược điểm của hình thức này là phương thức phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ, chuyên môn cao, có lượng vốn lớn và có nhiều quan hệ với các bạn hàng nước ngoài. 2.2.4.2 Xuất khẩu ủy thác Xuất khẩu uỷ thác là hình thức trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung gian xuất khẩu làm thay cho các đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả thuận. Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, ít trách nhiệm, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng đặc biệt là không cần bỏ vốn ra để mua hàng, nhận tiền nhanh, ít thủ tục và tương đối tin cậy. 24
  25. 2.2.4.3 Buôn bán đối lưu Đây là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương với giá trị lô hàng đã xuất. Các loại hình buôn bán đối lưu bao gồm: Hàng đổi hàng, nghiệp vụ bù trừ, chuyển giao nghiệp vụ, nghiệp vụ mua lại. 2.2.4.4 Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh mà bên gia công nhận làm một phần việc trong quá trình hoàn thành sản phẩm cho bên thuê gia công để thu lại một khoản thù lao gọi là phí gia công. Bên gia công sẽ tiếp thu dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của bên thuê gia công để thực hiện các công việc được yêu cầu. Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến , bên đặt gia công thường là các nước phát triển, còn bên nhận gia công thường là các nước đang phát triển. Hình thức này mang lợi ích đến cho cả hai bên, bên thuê gia công tận dụng được nguồn lao động giá rẻ làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, còn bên gia công tạo được thu nhập, tiếp thu được dây chuyền công nghệ hiện đại 2.2.4.5 Tái xuất khẩu Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng từ nước ngoài nước ngoài. Giao dịch trong hình thức tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra. Giao dịch này được tiến hành dưới ba nước: nước tái xuất khẩu, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. 2.2 Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH May Nam Việt 2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 25
  26. 2.2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của công ty là quần áo may mặc thông dụng bao gồm: sơmi, Jackét, quần âu, veston, váy, áo jilê, áo khoác nam nữ và trẻ em và một số sản phẩm khác, trong đó mũi nhọn là các sản phẩm áo sơmi nam, veston cao cấp, áo Jacket. Sản phẩm may mặc thường có chu kỳ sống về kiểu dáng, mốt là tương đối ngắn, nên thường xuyên phải thay đổi kiểu dáng, và tung ra thị trường những sản phẩm mới một cách thường xuyên theo xu hướng thời trang của thi trường. Với công nghệ đặc biệt May Nam Việt đã tạo ra sự đa dạng về kiểu cách cho sản phẩm củac mình như các loại veston cao cấp 2 cúc, 3 cúc, vạt tròn, vạt vuông, xẻ tà giữa, xẻ tà hai bên, công nghệ may đạt chất lượng cao sản phẩm có đường may phẳng, vạt áo không bị nhăn tạo sự thoải mái và tự tin cho người sử dụng. 2.2.1.2 Thị trường trong nước 2.2.1.3 Thị trường nước ngoài Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực cuả Công ty May Nam Việt là thị trường nước ngoài, tỉ trọng sản phẩm cũng như doanh thu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài luôn chiếm trên 70% tổng sản lượng và tổng doanh thu. Trong những năm qua, Công ty May Nam Việt đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới như :Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (%) (%) (%) Mỹ 39.677 47 45.410 50 38.610 42,4 EU 28.374 34 25.484 28 32.783 36 Nhật Bản 6.563 8 9.258 10 12.972 14,2 Khác 9.542 11 10.788 12 6.792 7,4 Tổng 84.156 100 90.940 100 91.157 100 26
  27. Qua bảng kim ngạch xuất khẩu trên ta thấy, ba thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản luôn chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó thị trường Mỹ chiếm trên dưới 50% doanh thu xuất khẩu, đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có sự sụt giảm đáng kể cả về mặt giá trị lẫn tỉ trọng. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU có xu hướng giảm trong năm 2011, 2012 nhưng đến năm 2013 đã tăng lên cả về giá trị lẫn tỉ trọng. Đây là hai thị trường tiêu thụ chủ lực và cũng rất khó tính, đặc biệt là thị trường Mỹ với một số rào cản khác như: hạn ngạch (trước đây) và cơ chế giám sát đặc biệt ( từ đầu năm 2011). Còn thị trường Nhật Bản, đây cũng là một thị trường tiêu thụ lớn đang có sự gia tăng cả về kim ngạch và tỉ trọng trong mấy năm gần đây. Nó cho thấy sự quan tâm của công ty đến thị trường này, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, vốn chứa đựng nhiều rủi ro cho công ty nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung. 2.2.2 Kết quả đạt được 2.2.2.1 Theo loại sản phẩm Công ty May Nam Việt là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng may mặc.Vì vậy việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm của công ty là cơ sở để xác định đúng đắn con đường, phương hướng và điều kiện để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tương ứng.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay trong thị trường may mặc, đặc biệt là may mặc xuất khẩu thì công ty đã khéo léo kết hợp phát triển chuyên môn hóa và mở rộng đa dạng hóa sản phẩm của mình.Về hình thức, khi mức độ đa dạng hóa càng cao thì trình độ chuyên môn hóa sản xuất của công ty càng thấp.Nhưng về nội dung,đó không phải là hai quá trình đối lập nhau mà có quan hệ ràng buộc nhau.Bản thân các sản 27
  28. phẩm chuyên môn hóa của công ty phải luôn luôn được hoàn thiện, cải tiến về hình thức và nội dung, tăng thêm các kiểu cách mẫu mã để đáp ứng nhu cầu đa dạng thị trường.Đây là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho công ty luôn luôn có được thế cạnh tranh để giữ vững và phát triển thị trường của mình.Các sản phẩm chuyên môn hóa của công ty được đa dạng hóa theo hình thức biến đổi chủng loại.Công ty đa dạng hóa sản phẩm nên tận dụng được năng lực sản xuất dư thừa công ty, trên cơ sở các điều kiện vật chất kỹ thuật của các sản phẩm chuyên môn hóa nhờ đó giảm được nhu cầu đầu tư và thỏa mãn nhu cầu thị trường tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Hiện nay, công ty sản xuất và xuất khẩu trên 10 mặt hàng khác nhau.Căn cứ vào thị trường, vào năng lực, vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty xác định các mặt hàng trọng điểm cho mình trong từng thời kì khác nhau. a. Áo Jacket Đây là mặt hàng truyền thống của công ty,là sản phẩm tiêu thụ được số lượng khá lớn trong những năm vừa qua ở các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Bảng: Tình hình xuất khẩu sản phẩm Jacket giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 998610 1162300 1354220 Doanh thu 65000 79000 98000 Thị phần (ước tính) % 6 6.5 8 Khối lượng sản xuất 998760 1165900 1354789 Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng sản xuất và tiêu thụ tăng dần qua các năm.Đây là mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật sản xuất, gia công khá phức tạp 28
  29. cho nên công ty cần đầu tư kỹ thuật công nghệ cao, nhân công có tay nghề giỏi.Đây là mặt hàng rất được ưa chuộng trên thị trường như EU, Hoa Kỳ. b.Quần bò Bảng: Tình hình xuất khẩu quần bò giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 1793123 1865500 1261800 Doanh thu 86000 93000 63780 Thị phần (ước tính) % 11 11.4 6.9 Khối lượng sản xuất 1793456 1865947 1261976 Quần bò là mặt hàng có sản lượng sản xuất tương đối lớn, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 10%.Số lượng bán trong nước tăng dần theo từng năm, vì nhu cầu hàng quần bò may sẵn đang tăng lên rất nhanh.Số lượng xuất khẩu hàng năm cũng khá lớn.Tuy nhiên sau một giai đoạn tăng trưởng từ năm 2011 đến 2013 thì sản lượng mặt hàng quần bò của công ty sản xuất cũng như tiêu thụ giảm mạnh, lý giải cho điều này là do ban lãnh đạo của công ty nhận thấy tình hình tiêu thụ mặt hàng này ở Châu Âu và Hoa Kỳ là hết sức khó khăn vì không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Về mặt hàng quần bò này đòi hỏi phải có trang thiết bị và các loại máy may công nghiệp.Do vậy công ty cũng đã đầu tư vào vấn đề này, song song với đó công ty luôn nhập về những nguyên liệu vải bò đảm bao chất lượng cao, cũng như có đội ngũ thiết kế có trình độ cao. c.Áo sơ mi Công ty rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơ mi các chất Cotton, vải jean, vải Visco.Trước đây mỗi năm công ty xuất khẩu khoảng gần 2.000.000 chiếc sang thị trường các nước Châu Âu và Mỹ.Đây là mặt hàng mà khách hàng trong nước và nước ngoài rất ưa chuộng, và càng 29
  30. ngày kiểu dáng mẫu mã của mặt hàng này càng đa dạng, phong phú và đổi mới, hấp dẫn khách hàng. Công ty May Nam Việt hiện nay có các dây chuyền công nghệ hiện đại có thể tạo nên các áo sơ mi rất sang bong, bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu.Đây sẽ là mặt hàng mà công ty dự định tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ và coi đó là một trong những mặt hàng trọng điểm của công ty. 2.2.2.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu Trong những năm qua, công ty May Nam Việt đã đầu tư nhiều vào khâu marketing và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới.Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, hàng nước ngoài. Sau đây là tình hình xuất khẩu của công ty sang một số thị trường chủ yếu a.Mỹ Đối với hàng dệt may xuất khẩu của công ty sng thị trường Mỹ: năm 2012 đã chịu nhiếu áp lực giảm giá.Bởi để tránh việc bị điều tra chống bán phá giá, giá xuất khẩu hàng dệt may của công ty đã tăng khá cao so với cùng kỳ và cao hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu trung bình vào thị trường Mỹ.Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng năm 2011, giá hàng dệt may xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ đạt trung bình 3,03 USD/m2, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1,85 USD/m2.Giá hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ ở mức 1,57 USD/m2; giá của Ấn Độ là 1,81 USD/m2; giá xuất khẩu của Bawngladesh là 2,11 USD/m2 của Indonesia là 2,61 USD/m2 Do vậy hàng của công ty sẽ phải cạnh tranh rất cao với hàng giá thấp của các đối thủ cung cấp hàng dệt may chính vào thị trường Mỹ.Đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì 30
  31. việc một bộ phận người dân chuyển sang dùng giá thấp.Do đó, giảm giá để nâng cao chất lượng là một trong những biện pháp để giữ vững thị phần hàng dệt may của công ty tại thị trường Mỹ.Vì vậy trong giai đoạn hiện nay mục tiêu số 1 của công ty may Nam Việt tại thị trường mỹ là giữ vững thị phần.Thị phần hàng dệt may của công ty tại Mỹ giữ được ổn định trong thời gian khủng hoảng kinh tế của Mỹ sẽ là cơ sở để hàng dệt may xuất khẩu của công ty tăng trưởng mạnh khi nền kih tế Mỹ khởi sắc trở lại. Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào năm 2012 do khủng hoảng kinh tế kéo dài, cùng với đó là các chính sách gần như là bảo hộ hàng dệt may của Mỹ đã gây rất nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của công ty May Nam Việt nói riêng.Và đặc biệt tại đây công ty có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh là các hàng đặt may của Trung Quốc bởi vì: hàng của trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ có mẫu mã hấp dẫn và nổi tiếng là giá rẻ.Đạt được kết quả như dưới đây là sự cố gắng hết mình của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu của công ty. Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường Hoa Kỳ Mặt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 hàng Số Trị giá Số Trị giá Số Trị giá xuất lượng HĐ lượng HĐ lượng HĐ Jacket 4558366 6523449.5 4151900 5459753.89 364752 5201885.3 Quần 1420227 3009967.32 1743787 5481757.71 942387 1832626.01 Sơ mi 116900 2003045.57 1285789 4098629.14 1147818 3628443.37 Áo vest 26409 339007.87 32088 207547.44 206 2060 Nhìn vào bảng trên ta thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty vào thị trường Hoa Kỳ là jacket, quần, sơ mi Điều này cho thấy người 31
  32. tiêu dùng Hoa Kỳ chuộng kiểu quần áo đơn giản, không quá cầu kì.Tuy nhiên điều này không chứng tỏ rằng họ không yêu cầu về tính thời trang. Đối với một số chủng loại hàng xuất khẩu truyền thống của công ty nhập khẩu các mặt hàng này của Hoa kỳ từ công ty có giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, do xu hướng giảm nhập khẩu chung.Tuy nhiên, mức độ sụt giảm tại các mặt hàng này là khá thấp. b.EU Thị trường lớn tiếp đến là thị trường EU.Liên minh Châu Âu EU là khối thị trường chung, khối liên kết kinh tế khu vực lớn nhất trên thế giới với 27 quốc gia thành viên, tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số 500 triệu người nên nhu cầu về hàng hóa rất đa dạng, phong phú. Theo giám đốc công ty May Nam Việt hiện mọi công ty khi xuất khẩu hàng sang EU đều gặp khó khăn. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU, trước tiên do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hóa vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước.Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với công ty May Nam Việt nói riêng. Khó khăn thứ hai là thị trường EU có nhiều quy định kĩ thuật khá khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, mà cụ thể là “vướng” về quy định sử dụng hóa chất đã có hiệu lực từ năm 2009. Mặt khác dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất. các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy .Vì vậy, các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng may mặc có bán hàng tại EU 32
  33. đều phải xem xét và tuân thủ quy định Reach.Trong khối thị trường EU thì các nước thường xuyên có quan hệ bạn hàng với công ty là: Đức, Anh, Thụy Điển, Hy Lạp, Italia, Đan Mạch.Trong đó nước có thị phần lớn nhất là Đức, tiếp đó là Anh và Pháp.Một điều cần lưu ý nữa là khi xuất hàng sang EU là bên cạnh các tiêu chuẩn kĩ thuật của khối thống nhất đưa ra, thì mỗi nước cũng có những quy định riêng của mình mà khi xuất hàng vào từng nước cần phải chú ý đến: ví dụ Thông tư 91/173/EC của EU quy định hạn chế việc sử dụng Pentaclophenol ( chất sử dụng tránh sự phát triển của nấm và thối rữa do vi khuẩn) trong các sản phẩm nhất định. Một khó khăn nữa của công ty trong việc kiểm tra chất lượng ngồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu những rào cản kĩ thuật khi xuất khẩu là thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị kiểm tra hiện đại.Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin của công ty còn nhiều hạn chế cũng lam tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong xuất khẩu. Ngoài ra, cũng phải kể đến việc EU vẫn đang tìm mọi cách duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối.Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh đối với mặt hàng nào vào EU cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một rong những khó khăn của công ty, bởi công ty vừa phải tìm cách tăng cường thâm nhập thị trường, vừa phải tính toán ở mức độ thế nào cho hợp lý để không phải là đối tượng của các bê.Dưới đây là kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường EU từ năm 2011 đến năm 2013 Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường EU Mặt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hàng Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Xuất Jacket 3829078 6398479.36 3429309 7823533.9 3508489 6495488.11 Quần 123973 260186.09 133409 292716.6 1180659 4050052.81 Sơ mi 105600 323990.08 124763 498272.8 151759 629335.13 Áo vest 1805 12180.75 3419 21071 2602 20044 33
  34. Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường EU tương đối ổn định, nhất là mặt hàng Jacket, sức tăng trưởng các mặt hàng không mạnh.Tuy có một số mặt hàng giảm sút mạnh nhưng đó là do định hướng của ban lãnh đạo công ty lag giảm thiểu sản xuất những mặt hàng đó. c.Nhật Bản Là một nước có nền kinh tế lớn trên thế giớ và nhập khẩu dệt may hàng đẩu, Nhật Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của thế giớ.Cụ thể hơn, Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chr chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể phủ nhận.Nhật bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và nhu cầu về bông.Một vài thập kỉ gần đây, hàng nhập khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số bán lẻ và tiêu dùng hàng may mặc tại Nhật.Nhập khẩu quần áo tăng trung bình 7,5% mỗi năm trong 2 thập kỉ qua.Tuy nhiên đây cũng là 1 thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả.Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế.Nhìn chung họ có trình độ thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội được tiếp cận với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước.Đối với hàng dệt may, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển.yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành công của nhà xuất khẩu nước ngoài.Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và các nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài.Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh.Khác với xuất khẩu sang Châu Âu thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang Nhật Bản thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa 34
  35. dạng, vòng đời sản phẩm ngắn.Rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng ở nước xuất khẩu nhưng lại không đạt yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật.Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu và Mĩ đều chú ý vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu lien quan đến tay nghề công nhân.Nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sụ hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua.Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng. Năm 2009, hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật bản không phải chịu thuế nhập khẩu, điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho hàng dệt may xuất khẩu của nước ta nói chung và của công ty May Nam Việt nói riêng. Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật bản Mặt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hàng Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Xuất HĐ HĐ HĐ Jacket 10487 102300.57 47721 478146.21 38429 345158.98 Quần 20093 186216.96 6900 72071.70 18 169.32 Sơ mi 2279 12657.53 6168 32317.11 13335 79608.54 2.2.2.3 Kết quả hoạt động xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu Với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào thì việc lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng may mặc là hết sức cần thiết và nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.Việc lựa chọn phải phù hợp với xu thế và đặc điểm riêng của mỗi công ty.Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức xuất khẩu: Gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB) và gia công đơn thuần.Mặc dù gia công đơn 35
  36. thuần là hoạt động gia công còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn rất cần thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay. Bảng: Hình thức gia công hàng may mặc tại công ty May Nam Việt Hình thức Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng Năm Tỷ trọng gia công 2011 2012 2013 Gia công 89.578 17 82.108 16 74.257 13 đơn thuần Gia công 437.352 83 465.275 85 496.925 87 FOB Tổng 526.921 100 47.383 100 571.200 100 KNXK a.Hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc Xuất khẩu trực tiếp may mặc, thực chất là việc mua bán nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường nước ngoài.Xuất khẩu trực tiếp có ưu điểm nổi bật như sau: - Công ty có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch của công ty. - Công ty có thể lien hệ trực tiếp, đều đặn với các khách hàng và các thị trường nước ngoài biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng kịp thời trong những trường hợp cần thiết. - Công ty giảm được chi phí trung gian do đó doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động xuất khẩu trực tiếp cũng có một số nhược điểm sau: 36
  37. - Đòi hỏi công ty phải đủ mạnh về năng lự sản xuất, phải có uy tín, vốn và phải có khả năng nghiên cứu và khai thác thị trường - Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu trực tiếp cũng rất cao. - Nhìn vào bảng giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao trong giá trị xuất khẩu của công ty.số lượng xuất khẩu trực tiếp tăng lên theo từng năm, tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn đạt trên 80%. Cụ thể giá trị xuất khẩu trực tiếp lên tiếp trong những năm qua luôn đạt trên 400 tỷ.Giá trị xuất khẩu theo hình thức này luôn lớn hơn nhiều so với gia công đơn thuần đã cho thấy công ty chú trọng đến hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm của mình, điều đó cũng cho thấy công ty đang tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức này.Trong những năm qua doanh thu xuất khẩu trực tiếp của công ty luôn chiếm trên 55% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp và chiếm trên 80% trong doanh thu xuất khẩu.Chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu nói chung và của hoạt động xuất khẩu trực tiếp nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.thực tế hiện nay cho thấy việc xuất khaaut hàng may mặc của công ty vẫn còn thực hiện theo hình thức qua tring gian quá nhiều.Do vậy trong thời gian tới Công ty May Nam Việt đang tìm mọi biện pháp khả thi đẻ phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp.Vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp.Tuy nhiên muốn làm hàng bán FOB trước hết công ty phải nắm chắc thông tin về thị trường về nhu cầu, về giá cả thị trường, thông tin về khách hàng.Trong quá trình thực hiện hợp đồng phải giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chấ 37
  38. lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh.Hoàn thiện quy trình xuất khẩu, trong đó đặc biệt chú ý đến khâu thuê tàu (nếu cần) và khâu mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro. b.Hoạt động gia công hàng may mặc của công ty - Cùng với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty vẫn tiếp tục duy trì hình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay.Do làm gia công nên công ty luôn luôn bị động và hệu quả kinh tế nhìn chung là thấp.Nhiều công ty, xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân sẵn sang kí kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo trộn mặt bằng giá gia công và làm xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh nghiệp.Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ làm thiệt hại lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của công ty chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán thành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trường may mặc xuất khẩu nước ta hiện nay nên công ty vẫn duy trì hình thức này. Ta cũng thấy được kết quả xuất khẩu theo hình thức gia công của công ty là không nhỏ.Tuy nhiên doanh thu xuất khẩu theo hình thức gia công trong những năm qua đã giảm cả về số lượng và giá trị.Trong một số năm qua giá trị gia công xuất khẩu chiếm khoảng trên 15% trong giá trị xuất khẩu của công ty và chiếm gần 20% trong tổng doanh thu của công ty.Qua đây ta thấy doanh thu từ hoạt đôngụ này cũng không kém phần quan trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển. Như vậy công ty đã đa đạng hóa các loại hình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty mình.Hoạt động xuất khẩu trực tiếp rộng mở, 38
  39. kim ngạch xuất khẩu tăng cao.Điều này cho thấy kim ngạch xuất khẩu mỗi năm luôn tăng đặc biệt là gia tăng vào những thị trường mới.Có được kết quả trên một phần do sự nỗ lực của cán bộ công ty.Mặt khác có được sự tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước trong các chính sách xuất nhập khẩu, xâm nhập vào thị trường.Công ty đã tranh thủ được thuận lợi đó, nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới và được nhiều bạn hàng tin tưởng đặt quan hệ kinh doanh lâu dài. 2.2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh theo phương thức thanh toán Công ty sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền là chủ yếu, mà cụ thể là chuyển tiền bằng điện (T/T), chỉ trong một số ít hợp đồng mới dùng phương thức thanh toán bằng L/C. Theo phương thức chuyển tiền, Công ty sẽ được nhận tiền hàng sau khi đã thực hiện đầy đủ và nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã kĩ kết trước quy định thường là thông qua Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Thái Bình. Rõ ràng với vai trò người XK thì việc lựa chọn phương thức thanh toán chuyển tiền có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro khi người nhập khẩu không chịu trả tiền hoặc dây dưa nợ nần trong thời gian dài gây ứ đọng vốn. Đến nay công ty vẫn chưa gặp rủi ro nào như trên bởi khách hàng giao dịch của công ty hầu hết là các khách quen thuộc lâu năm, có uy tín: tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa thị trường, làm ăn với những bạn hàng mới thì Công ty cần lựa chọn những phương thức thanh toán khác hợp lí với từng trường hợp. Ví dụ với những khách hàng giao dịch lần đầu, để an toàn thì nên sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C nhằm thu tiền đúng hạn và chủ động trong kế hoạch sản xuất. 2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH May Nam Việt Trong những năm qua Công ty TNHH May Nam Việt đã đạt được kết quả đáng kể. Hoạt động xuất khẩu được phát triển đồng đều, kim ngạch xuất 39
  40. khẩu ngày một tăng. Hoạt động xuất khẩu đã trở thành hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3.1 Ưu điểm Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho công ty và không ngừng phát triển qua các năm. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng may mặc luôn chiếm 80% trở lên trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu hàng may mặc đặc biệt là sự chuyển mạnh sang xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng doanh thu, tăng thu nhập cho người lao động Thị trường của công ty được mở rộng. Trước tình hình khó khăn chung của toàn ngành dệt may hiện nay do thị trường trong nước và thế giới luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả lãnh đạo công ty đã quyết định thực hiện chủ chương giữ vững thị trường đã có, mở rộng thêm nhiều khách hàng mới, nhiều thị trường mới, đặc biệt là thị trường Đức, Hàn Quốc. Sau một thời gian thực hiện chủ trương, công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra đảm bảo đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Trong ba năm liên tục tốc độ tăng trưởng bình quân là 16%.Nhờ chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, nắm sát nhu cầu đòi hỏi của thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng từ đó triển khai tốt các hoạt động đáp ứng nhu cầu đó nên công ty đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ kinh doanh rộng lớn với nhiều bạn hàng ở các khu vực khác nhau. Hiện nay công ty có thị trường tiêu thụ ở trên nhiều nước và nhiều thị trường đầu vào ở cả trong và ngoài nước trong đó có rất nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng mà công ty đang 40
  41. tiếp tục khảo sát, nghiên cứu để tiếp cận và chiếm lĩnh như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU Chất lượng hàng may mặc xuất khẩu được nâng cao. Điều này đạt nhờ công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chấtlượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị hiện ại, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các phân xưởng và đa dạng hoá sản phẩm đối với công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mặt khác công ty đã đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm ba mục tiêu: năng xuất - chất lượng - hiệu quả, luôn tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử người đi học các khoá học về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân cơ khí điện, công nhân may, các lớp ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nghiệp vụ. Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Công ty đã rất cố gắng trong việc nâng cao năng lực tổ chức khâu đàm phán và ký kết hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài, tạo được cơ sở ban đầu tốt đẹp cho hoạt động xuất khẩu. Tiếp đó công ty nghiêm túc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Chính vì vậy công ty rất có uy tín với bạn hàng nước ngoài, đơn hàng đến với công ty ngày càng tăng. Nhiều khách hàng rất thoải mái, tin tưởng và đã đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty, ký kết với công ty những hợp đồng dài hạn giá trị lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được về hoạt động xuất khẩu công ty còn thực hiện tốt chế độ chính sách với Nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước, các quy 41
  42. định, pháp luật của nhà nước đối với doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi ba bền: người lao động - người sử dụng lao động - Nhà nước, cấp phát đầy đủ trang bị lao động và ồng phục cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên rà xoát, xây dựng và củng cố các mạng lưới an ninh trực thuộc các đơn vị trong công ty. 2.3.2 Nhược điểm Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nhiều mặt hàng chưa cao. Hiện nay mặc dù công ty có những phân xưởng sản xuất khép kín nhưng trong mỗi phân xưởng vẫn còn một số khâu thực hiện còn yếu kém làm giảm năng suất lao động nói chung. Một trong những nguyên nhân đó là do các máy móc thiết bị của công ty tuy thuộc thế hệ khá hiện đại nhưng còn thiếu đồng bộ. Một số khâu còn mang tính chất lao động thủ công nên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. Chất lượng một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các đơn hàng mua đứt bán đoạn. Sản phẩm mua đứt bán đoạn đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các khách hàng mua thẳng của công ty chưa thực sự hài lòng về một số mặt hàng của công ty như thị trường Nga. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng vào các nguồn nguyên vật liệu công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ. Hơn thế nữa phía đối tác thích quan hệ theo hình thức gia công vì như vậy họ có thể cung cấp các vật liệu rẻ và đồng bộ hơn và hàng được sản xuất theo thiết kế của họ. Trong những trường hợp cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm phía đặt gia công có thể đưa máy móc thiết bị của họ cho Công ty TNHH May Nam Việt gia công sản phẩm. Hiện nay ở công ty có một số mặt hàng như áo jacket, váy bầu họ chỉ thuê công ty gia công cho họ. Giao dịch qua trung gian còn nhiều. Công ty đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng xuất khẩu trực tiếp mới áp dụng được một số năm gần 42
  43. đây nên chưa có kinh nghiệm nhiều về phương thức xuất khẩu này. Vì vậy có nhiều đơn hàng công ty không ký trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhờ qua các khâu trung gian. Vì vậy lợi nhuận và sự chủ động trong sản xuất kinh doanh giảm đi rất nhiều. 43
  44. Kết Luận Hàng may mặc đang và sẽ tiếp tục trong thời gian tới là mũi nhọn của ngành xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt như hiện nay với rất nhiều những đối thủ khác hoạt động trong lĩnh vực này như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladet thì việc tìm ra một hướng đi đúng đắn để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tăng giá trị gia tăng trong ngành xuất khẩu hàng may mặc để từ đó tạo dựng được vị thế vững chắc trên thương trường quốc tế là vô cùng cấp thiết. Để làm được điều đó, bên cạnh sự quản lí vĩ mô và các cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước thì sự hiệu quả và phát triển của mỗi công ty xuất nhập khẩu hàng may mắc trên toàn quốc chính là yếu tố quyết định kéo theo sự phát triển của cả hệ thống. Qua 3 tuần thực tập tại Công ty TNHH May Nam Việt, em đã phần nào hiểu được thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty từ đó nhận thức những thành tựu to lớn mà công ty đã đạt được cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại để đưa ra một vài góp ý kiến nghị nhằm giúp công ty khắc phục dần những hạn chế đó. Ngoài ra, trong một môi trường làm việc thực tế, em cũng đã học hỏi được một số kĩ năng trong ứng xử cũng như cách thức làm việc khoa học, hiệu quả, đồng thời trang bị thêm một cái nhìn mới về cơ hội làm việc của mình sau này. 44