Giáo trình về môn Phân tích hoạt động kinh doanh

pdf 99 trang vanle 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình về môn Phân tích hoạt động kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_mon_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình về môn Phân tích hoạt động kinh doanh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. NGUYỄN THỊ THANH HÒA GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Nghệ An - 2011 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Để quản lý doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Bằng các phương pháp khoa học, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ hệ thống hoá và sử lý những thông tin và số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đánh giá được kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhận thức được cơ hội và thách thức, tiềm năng và triển vọng phát triển để đưa ra các quyết định cho phù hợp. Khoa kinh tế - Trường Đại học Vinh đã tổ biên soạn giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” . Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài, cùng với sự tham gia của nhiều cán bộ giảng dạy. Kết cấu của giáo trình gồm 5 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh. Chương 2: Phân tích quy mô sản xuất và các yếu tố của quá trình sản xuất. Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chương 4: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận. Chương 5: Phân tích hình tài chính. Tham gia biên soạn gồm: - ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoà (Chủ biên ), biên soạn chương 1 và chương 4. - ThS. Nguyễn Thị Hạnh Duyên, biên soạn chương 3 và chương 5. - ThS. Phạm Thị Thuý Hằng, biên soạn chương 2. Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn và tiếp thu, xử lý nhiều ý kiến đóng góp của tập thể Khoa, song giáo trình được biên soạn trong giai đoạn có nhiều thay đổi, nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tài bản sau. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ 2
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 5 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 6 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 10 1.3. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 16 1.4. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh 34 1.5.Câu hỏi và bài tập vận dụng 37 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 40 2.1. Nội dung, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 41 2.2. Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng 42 2.3.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng . 48 2.4.Phân tích kết quả sản xuất thông qua chất lượng sản phẩm . 52 2.5. Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến kết quả sản xuất 63 2.6 Câu hỏi và bài tập vận dụng . 81 CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 91 3.1. Ý nghía và nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . 92 3.2. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm 94 3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được 97 3.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá 107 3.5. Phân tích các khoản mục giá thành 115 3.6 Câu hỏi và bài tập vận dụng 126 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN 138 4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp 139 4.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 154 3
  4. 4.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận 172 4.4. Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh 173 4.5. Câu hỏi và bài tập vận dụng 175 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 185 5.1. Nội dung và nguồn tài liệu phân tích 186 5.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 189 5.3. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 191 5.4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 198 5.5. Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 202 5.6. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 204 5.7. Câu hỏi và bài tập vận dụng 209 4
  5. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chương I gồm năm nội dung: 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 1.3. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.4. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh . 1.5.Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất của phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Mặt khác học viên cũng nắm được các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh và quy trình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh - Trình bày đối tượng cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh - Trình bày các phương pháp của phân tích hoạt động kinh doanh - Quy trình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất đó là sự phân chia các sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ nhằm nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng bộ phận, sau đó tổng hợp các đặc trưng để tìm ra bản chất hay tính quy luật của sự vật hiện tượng cần nghiên cứu. Tất cả các khoa học, trong đó có khoa học kinh tế đều sử dụng phương pháp phân tích. Trong lĩnh vực tự nhiên phân tích được tiến hành với những vật thể bằng 5
  6. phương pháp cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân tích các vi sinh vật bằng kính hiển vi Nhưng trong lĩnh vực xã hội, các hiện tượng các quá trình cần phân tích là những phạm trù trừu tượng, do đó việc phân tích phải được thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng. Phân tích được sử dụng phổ biến như một phương pháp nghiên cứu đối với các quá trình, các hiện tượng kinh tế xã hội. Phân tích hoạt động kinh doanh: là việc phân chia các hiện tượng và các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, từ đó sử dụng các phương pháp đặc thù như liên hệ, so sánh, đối chiếu đề làm sáng tỏ bản chất của quá trình kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả của từng hoạt động. Tiền thân của phân tích hoạt động kinh doanh là công việc có tính xem xét đơn giản một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản –còn gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ. Do sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý, sự mở rộng về quy mô cũng như xu hướng đi vào chiều sâu và chất lượng của các hoạt động doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh với nội dung, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiêu cứu riêng biệt, tất yếu trở thành một khoa học độc lập và ngày càng hoàn chỉnh. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến thị trường không phải nhằm xây dựng những kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho những quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi hỏi chủ động, linh hoạt ngay cả đối với các mặt hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường tiến hành qua các khâu cơ bản sau: Thu thập thông tin Xử lý thông tin kết luận và ra quyết định Thông tin có thể thu thập trực tiếp bằng khảo sát thực tế hoặc từ các báo cáo định kỳ của các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh, báo cáo kế toán, báo cáo kiểm toán Khối lượng thông tin cần thu thập phụ thuộc vào mục tiêu phân tích. Độ chính xác và tính đầy đủ, toàn diện của thông tin thu thập được là những yếu tố quyết định đến kết quả phân tích. Các thông tin ban đầu thu thập được tự bản thân chúng không phản ánh được các nguyên nhân hình thành nên chúng vì thế các nhà phân tích phải lý giải các thông tin đã có, tức là phải xử lý thông tin để phục vụ cho 6
  7. quá trình phân tích. Trên cơ sở của phân tích, nhà quản lý sẽ rút ra các kết luận cần thiết và xây dựng các quyết định quản lý dựa trên những kết luận này. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản trị kinh doanh để thu nhận thông tin và đưa ra quyết định. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Để quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Bằng các phương pháp khoa học, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ hệ thống hoá và sử lý những thông tin và số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đánh giá được kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhận thức được cơ hội và thách thức, tiềm năng và triển vọng phát triển để đưa ra các quyết định cho phù hợp. Như vậy, để quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả thì đòi hỏi phải có phân tích hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh . Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh. - Công tác phân tích hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình của doanh nghiệp (tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố lao động, tài sản, nguồn vốn, vật tư, tình hình sản xuất tiêu thụ và tình hình tài chính của doanh nghiệp ) trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp thấy được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp đưa doanh nghiệp tới các mục tiêu đã định trước. - Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức 7
  8. năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho những nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn rất cần cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khi mà họ có mối quan hệ về mặt lợi ích với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thề quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp nữa hay không. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá đúng đắn toàn bộ kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát hiện các nhân tố (nguyên nhân) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để từ đó xây dựng các phương hướng, biện pháp phù hợp nhằm cải tiến hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Cơ sở phương pháp luận của phân tích hoạt động kinh doanh là phép biện chứng duy vật . Đây là phương pháp luận khoa học để nghiên cứu các quá trình và hiện tượng kinh tế xã hội. Cơ sở lý luận kinh tế của phân tích hoạt động kinh doanh là dựa trên các học thuyết kinh tế, các quy luật kinh tế đang chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chế độ chính sách kinh tế tài chính của nhà nước trong từng thời kỳ. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Với tư cách là môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng riêng. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là: Các kết qủa của quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các nhân tố kinh tế. Kết quả của quá trình kinh doanh được hiểu theo nghĩa rộng: Nó không chỉ bao gồm kết quả tài chính cuối cùng tại đơn vị mà còn bao gồm kết quả từng quá trình, từng bộ phận, từng khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. 8
  9. * Chỉ tiêu kinh tế Chỉ tiêu kinh tế: là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn định thể hiện kết quả kinh doanh của từng hoạt động Ví dụ: + Kết quả của giai đoạn cung cấp được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: số lượng công nhân, khối lượng vật tư cung ứng. + Kết quả của giai đoạn sản xuất được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: khối lượng sản phẩm sản xuất, chi phí sản xuất Mỗi chỉ tiêu phân tích gắn liền với trị số của chỉ tiêu phân tích. Chỉ tiêu phân tích ổn định còn trị số của chỉ tiêu phân tích thường thay đổi theo thời gian . Ví dụ: Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp quý 3 năm N là: 500.000.000đ Như vậy chỉ tiêu phân tích là doanh thu bán hàng còn trị số phân tích là: 500.000.000đ Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp: - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kinh tế được chia thành 2 loại chỉ tiêu, đó là: + Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện của hoạt động sản xuất kinh doanh, như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, khối lượng vật tư cung ứng, tổng nguồn vốn đầu tư, số lượng sản phẩm sản xuất + Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá, mức doanh lợi, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn - Căn cứ vào phương pháp tính toán chỉ tiêu: chỉ tiêu kinh tế được chia thành 3 loại, đó là: + Chỉ tiêu tuyệt đối: phản ánh quy mô tăng giảm của đối tượng nghiên cứu, chỉ tiêu này thường thông qua số tuyệt đối. Ví dụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty X quý II tăng so với quý I là 20trđ + Chỉ tiêu tương đối: phản ánh tốc độ tăng giảm của kết quả kinh doanh hoặc thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận trong tổng thể (cơ cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu (tỷ lệ) như: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về sản 9
  10. lượng sản phẩm năm 2011 của doanh nghiệp A bằng 110%, tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 90% + Chỉ tiêu bình quân: là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm thể hiện dạng phổ biến của đối tượng nghiên cứu, như: Giá trị sản xuất bình quân trên một lao động, thu nhập bình quân của một lao động Tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, giá trị, thời gian lao động, như: sản lượng từng mặt hàng, mức cung ứng từng loại nguyên vật liệu, doanh thu bán hàng, tiền lương bình quân của một công nhân sản xuất trong năm, số giờ làm việc bình quân của một công nhân sản xuất trong một ngày, * Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tích chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào các nhân tố : + Số lượng hàng hoá tiêu thụ + Đơn giá bán + Chất lượng sản phẩm hàng hoá bán ra. + Phong cách phục vụ bán hàng + Hình thức quảng cáo tiếp thị + Mức thu nhập của khách hàng + Chính sách nhập khẩu Như vậy sự biến động của các nhân tố kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của các chỉ tiêu. Do đó khi phân tích kết quả sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá qua các chỉ tiêu, mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất đa dạng, có thể phân loại nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Căn cứ vào nội dung kinh tế của nhân tố: nhân tố được chia thành hai loại: + Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn 10
  11. + Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất. - Căn cứ vào tính chất của nhân tố: nhân tố được chia thành hai loại nhân tố sau: + Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, khối lượng hàng hoá sản xuất, doanh thu bán hàng + Nhân tố chất lượng : là nhân tố phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi xuất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn - Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh của nhân tố : nhân tố được chia thành hai loại, đó là: + Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tuỳ thuộc vào bản thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong. + Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động đến kết qủa kinh doanh như là một tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như : giá cả thị trường, thuế suất Thông thường, nhân tố khách quan chịu ảnh hưởng môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài. Việc phân tích kết quả kinh doanh theo sự tác động của nhân tố chủ quan và khách quan giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh. - Căn cứ vào mức độ tác động của nhân tố đến chỉ tiêu: nhân tố bao gồm: + Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác dụng làm tăng quy mô, chất lượng của kết quả kinh doan. + Nhân tố tiêu cực: là nhân tố tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Sự phân biệt giữa chỉ tiêu kinh tế và nhân tố kinh tế chỉ là tương đối. Chúng có thể chuyển hoá cho nhau phụ thuộc vào mục đích và điều kiện của việc phân tích. Ví dụ: lượng hàng hoá tiêu thụ là chỉ tiêu phân tích khi đánh giá kết quả tiêu thụ, nhưng lại là nhân tố khi phân tích mức lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 11
  12. - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Đây là nhiệm vụ trước tiên của phân tích hoạt động kinh doanh. Các nhà phân tích sẽ tiến hành đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng. Ngoài ra phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, nó có tôn trọng luật pháp của nhà nước ban hành hay không - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất trong thực tiễn phân tích hoạt động kinh doanh nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích thông qua việc so sánh một chỉ tiêu thực tế với một chỉ tiêu gốc. Mục đích: Qua phương pháp so sánh giúp chúng ta thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải nắm các vấn đề sau: * Điều kiện áp dụng: Để các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau thì ta cần phải đảm bảo các điều kiện sau: - Thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu: Thông thường nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong các trường hợp: Chế độ, chính sách tài chính – kế toán của nhà nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong đơn vị Trong trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần được tính toán lại theo nội dung quy định mới. 12
  13. - Thống nhất về phương pháp tính toán: trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phương pháp tính toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nước. Do vậy khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do các thay đổi về phương pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào. Đây là điều kiện đảm bảo cho các kết luận từ phương pháp so sánh có ý nghĩa. - Thống nhất về đơn vị tính toán các chỉ tiêu (hiện vật, giá trị, thời gian): Các chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau: số lượng, giá trị, thời gian. Vì vậy, cần phải sử dụng một thước đo thống nhất khi đo lường chỉ tiêu phân tích. - Ngoài ra, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp A lãi 100 trđ/năm, doanh nghiệp B lãi 50 trđ/năm.(doanh nghiệp nào có hiệu quả hơn? chúng ta chưa thể trả lời đựơc khi chưa biết quy mô kinh doanh, vốn đầu tư, loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp này ) Nếu ta vội vàng kết luận là doanh nghiệp A hiệu quả kinh doanh gấp 2 doanh nghiệp B là chưa có cơ sở vững chắc, cho dù cùng thời gian kinh doanh như nhau, nhưng nếu cho biết thêm về quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp A gấp 4 lần vốn hoạt động của doanh nghiệp B, thì kết luận trên sẽ ngược lại, B hiệu quả hơn A chứ không phải A hiệu quả hơn B. * Tiêu chuẩn so sánh (gốc so sánh): Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc. Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích. Tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh và do đó có nhiều hình thức so sánh khác nhau: - So sánh với kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch (Kỳ gốc): để thấy được doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch hay không. - So sánh giữa kỳ này và kỳ trước: để thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của chỉ tiêu kinh tế. 13
  14. - So sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác nhằm thấy được đơn vị thấy được đang đứng ở vị trí nào. Chỉ tiêu phân tích (chỉ tiêu với trị số thực tế của kỳ này- chỉ số: 1) có thể được so sánh với các kỳ gốc khác nhau (chỉ tiêu gốc- chỉ số 0) nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trên các góc độ khác nhau nhằm đánh giá đúng đắn hơn các kết quả kinh doanh đã đạt được. * Các kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong phân tích người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối ( so sánh phép trừ) : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh này phản ánh mức chênh lệch về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu. + Mức biến động tuyệt đối: Q Q 1- Q0 = Khi quy mô kinh doanh thay đổi, để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu ta cần phải điều chỉnh chỉ tiêu kỳ gốc theo quy mô thực tế: + Mức biến động tương đối: Q Q 1- Q0 x H = Trong đó: Q0 : là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ gốc Q1: là khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế. H : là hệ số điều chỉnh quy mô kinh doanh - So sánh bằng số tương đối: (so sánh phép chia, %, số lần ) là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Kỹ thuật so sánh này thường sử dụng kết hợp với số tuyệt đối nhằm phản ánh đúng đắn hơn chất lượng hoạt động kinh doanh. - So sánh có liên hệ với các chỉ tiêu khác (chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu chi phí): để thấy được bản chất của các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó đưa ra các biện pháp tướng ứng với từng họat động. Ví dụ 1.1: Phân tích tình hình sử dụng công nhân sản xuất của doanh nghiệp A biết: 14
  15. Kế Chỉ tiêu Thực hiện hoạch Số công nhân sản xuất (người) 500 600 Khối lượng sản phẩm sản xuất 1.000 1.100 (tấn) Hướng dẫn giải: Kế Thực Chênh lệch Chỉ tiêu hoạch hiện % 1. Số CNSX(người) 500 600 100 20 2.Khối lượng sp sx 1.000 1.100 100 10 (tấn) Phân tích: Căn cứ vào kết quả tính toán ta thấy tình hình sử dụng số công nhân sản xuất của doanh nghiệp kỳ thực hiện tăng so với kế hoạch là 100 người tương ứng là 20% chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch tình hình sử dụng công nhân sản xuất, quy mô của doanh nghiệp tăng. Mặt khác: Ta thấy doanh nghiệp vượt mức KH công nhân sản xuất là 20%, trong khi đó khối lượng sản xuất sp vượt mức KH là 10% điều đó chứng tỏ tình hình sử dụng công nhân sản xuất kém hiệu quả. Với tình hình sử dụng công nhân như kỳ KH, kỳ TH doanh nghiệp đạt 1.100 tấn thì chỉ cần sử dụng 550 công nhân sản xuất nhưng thực tế doanh nghiệp đã sử dụng 600 công nhân sản xuất, do vậy doanh nghiệp đã lãng phí 50 công nhân. Điều này có thể dẫn tới chi phí của doanh nghiệp tăng hoặc thu nhập bình quân của 1 công nhân giảm. 1.3.2 Phương pháp loại trừ Kết quả kinh doanh thường do nhiều nhân tố hợp thành. Để xác định ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chênh lệch về kết quả kinh doanh người ta thường dùng phương pháp loại trừ hay cố định ảnh hưởng nhân tố khác. 15
  16. Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu cần phân tích bằng cách loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp này có thể được chia thành 2 phương pháp nghiệp vụ căn cứ theo trình tự tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố. 1.3.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn * Khái niệm: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với nhau biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng tích số hoặc dạng thương số. * Trình tự áp dụng: bao gồm 5 bước Bước 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các nhân tố Ví dụ: Doanh thu bán hàng = số lượng hàng hoá tiêu thụ x giá bán Bước 2: Các nhân tố phải được sắp xếp theo nguyên tắc “lượng biến thì chất biến”: tức là phải sắp xếp các nhân tố số lượng đứng trước, chất lượng đứng sau; hiện vật trước, giá trị sau; nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau. Bước 3: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó được lấy giá trị ở kỳ thực tế, còn các nhân tố khác không đổi giữ nguyên ở kỳ gốc. Số được lấy ở kỳ gốc phải giữ nguyên cho đến bước thay thế cuối cùng. Các nhân tố khác chưa thay thế thì vẫn giữ nguyên ở kỳ gốc. Bước 4: Mỗi lần thay thế chỉ thay thế một nhân tố và chênh lệch giữa bước vừa thay thế với bước trước nó được gọi là ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Bước 5: Có bao nhiêu nhân tố thì phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu thực tế và chỉ tiêu kỳ gốc. Ta có thể khái quát quá trình xác định ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp này như sau: Nếu gọi chỉ tiêu kinh tế Q cần phân tích. Q phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và được sắp xếp theo thứ tự: a,b,c. Trường hợp 1: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng tích số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: Q = a .b . c 16
  17. Kỳ gốc: Q0 = a0 b0 c0 Kỳ phân tích: Q1 = a1 b1 c1 Trong đó: Q0, Q1: là các chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ gốc và kỳ phân tích . a0,b0,c0: là các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ gốc. a1,b1,c1:là nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ phân tích => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q: Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q 0 Căn cứ vào tính toán cụ thể (chênh lệch của chỉ tiêu) ta nhận xét khái quát tình hình thực hiện của chỉ tiêu so với kỳ gốc (có hoàn thành kế hoạch hay không? nội dung tăng(giảm) của chỉ tiêu tốt hay xấu, thành tích hay khuyết điểm? ) Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào việc so sánh tổng hợp như trên ta chỉ có thể có được những thông tin khái quát nhất về tình hình thực hiện chỉ tiêu so với kỳ gốc. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả này với các mức độ và xu hướng, tính chất cụ thể để xây dựng các biện pháp tác động, cải tiến phù hợp thì họ còn cần tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chênh lệch của chỉ tiêu hay đối tượng phân tích. => Xác định các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu + Ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1) Qa = a1b0c0 - a0b0c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2) Qb = a1b1c0 – a1b0c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần3) Qc = a1b1c1 – a1b1c0 => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: Q = Qa + Qb + Qc Căn cứ vào kết quả tính toán cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của sự chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là 17
  18. nhân tố chủ quan hay khách quan, thành tích hay khuyết điểm từ đó đề xuất một số biện pháp để cải tiến quá trình kinh doanh kỳ tới được tốt hơn. Trường hợp 2: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: a Q = c b a0 Kỳ gốc: Q0 = c0 b0 a1 Kỳ phân tích: Q1 = c1 b1 => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q:Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q 0 => Xác định các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu + Ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1) a1 a0 Qa = c0 - c0 b0 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2) a1 a1 Qb = c0 - c0 b1 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần3) a1 a0 Qc = c1 - c0 b1 b0 => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: Q = Qa + Qb + Qc 1.3.2.2. Phương pháp số chênh lệch Thực chất phương pháp này là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này tương tự phương pháp thay thế liên hoàn về điều kiện, phạm vi, trình tự áp dụng nhưng chỉ khác ở bước 3 trình tự áp dụng. Trình tự áp dụng: 18
  19. B3: Khi tính toán ảnh hưởng của một nhân tố nào thì ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó, rồi nhân với số liệu kỳ gốc của nhân tố đứng sau và số liệu kỳ phân tích của nhân tố đứng trước. Trường hợp 1: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng tích số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: Q = a .b . c Kỳ gốc: Q0 = a0 b0 c0 Kỳ phân tích: Q1 = a1 b1 c1 Trong đó: Q0, Q1: là các chỉ tiêu cần phân tích ở kỳ gốc và kỳ phân tích . a0,b0,c0: là các nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ gốc. a1,b1,c1:là nhân tố có mối quan hệ với chỉ tiêu ở kỳ phân tích => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q:Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q0 - Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố + Ảnh hưởng của nhân tố a Qa = ( a1 - a0 )b0c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b Qb = a1( b1 - b0 ) c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c Qc = a1b1( c1 - c0 ) => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: => Vậy Q = Qa + Qb + Qc Trường hợp 2: Các nhân tố a,b,c, có quan hệ với chỉ tiêu phân tích Q được biểu hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: a Q = c b a0 Kỳ gốc: Q0 = c0 b0 19
  20. a1 Kỳ phân tích: Q1 = c1 b1 => Đối tượng phân tích: Q Q1 Q0 = Q:Thể hiện quy mô tăng giảm. Q : Thể hiện tốc độ tăng giảm của đối tượng cần phân tích. Q 0 => Xác định các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ tiêu + Ảnh hưởng của nhân tố a (thay thế lần 1) c0 Qa = a1 a0 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (thay thế lần 2) 1 1 Qb = a1 c0 b1 b0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (thay thế lần3) a1 Qc = c1 c0 b1 => Tổng hợp 3 nhân tố ảnh hưởng đến Q ta có: Q = Qa + Qb + Qc Ví dụ 1.2: Năm 2011 Doanh nghiệp X có tài liệu nghiên cứu như sau: Kế Chỉ tiêu Thực hiện hoạch 1.Số lượng sản phẩm sản xuất 1.000 1.300 (sp) 2. Mức tiêu hao vật liệu cho 1 sản 8 7,8 phẩm (kg/sp) 3. Đơn giá mua vật liệu 5 5,5 (1000đ/kg) Yêu cầu: 1) Xác định tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm. 2) Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc biến động tổng chi phí vật lệu giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch ( bằng 2 phương pháp trên). 3) Phân tích tình hình sử dụng chi phí vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. 20
  21. Hướng dẫn giải: Kế Thực Chênh lệch Chỉ tiêu hoạch hiện +/- % 1.Số lượng sản phẩm (SP) 1.000 1.300 300 30 2.Mức tiêu hao vật liệu để sản xuất 1 sản phẩm 8 7,8 - 0,2 - 2,5 (kg/SP) 3.Đơn giá mua vật liệu 5 5,5 0,5 10 (1.000 đồng/ kg) Tổng chi phí vật liệu 39,425 40.000 55.770 15.770 sản xuất sản phẩm % 1) Tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm Tổng CP VL để Số lượng Mức tiêu Đơn giá = x x sản xuất ra SP SP sản xuất hao VL mua VL C = q x m x p C0 = q0 x m0 x p0 = 1.000 x 8 x 5 = 40.000 (ngđ) C1 = q1 x m1 x p1 = 1.300 x 7.8 x 5.5 = 55.770 (ngđ) C C1 C0 15.770(ngđ) 2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc biến động tổng chi phí vật lệu giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch * Phương pháp thay thế liên hoàn: + Ảnh hưởng nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất: Cq q1 m0 p0 q 0 m0 p 0 1.300 8 5 1.000 8 5 12.000 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao vật liệu: Cm q1 m1 p0 q1 m0 p0 1.300 7.8 5 1.300 8 5 1.300 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố đơn giá mua vật liệu: C p q1 m1 p1 q1 m1 p 0 1.300 7.8 5.5 1.300 7.8 5 5.070 (ngđ) => Tổng hợp của các nhân tố: 21
  22. C C q C m C p q 1 m 1 p 1 q 0 m 0 p 0 15 .770 (ngđ) * Phương pháp số chênh lệch: + Ảnh hưởng nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất: C q (q1 q 0 ) m 0 p 0 (1.300 1.000 ) 8 5 12 .000 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố mức tiêu hao vật liệu: C m ( m 1 m 0 ) q 1 p 0 ( 7 .8 8 ) 1 .300 5 1 . 300 (ngđ) + Ảnh hưởng nhân tố đơn giá mua vật liệu: C p q 1 m 1 ( p 1 p 0 ) 1.300 7.8 (5.5 5) 5.070 (ngđ) => Tổng hợp của các nhân tố: C C q C m C p 15 . 770 (ngđ) 3) Phân tích tình hình sử dụng chi phí vật liệu để sản xuất ra sản phẩm Qua số liệu tính toán trên ta thấy chi phí VL sản xuất ở kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch là 15.770 ngàn đồng tương ứng với 39,425%. Việc tăng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất ra: Số lượng sản phẩm sản xuất ra ở kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch là 300 sản phẩm tương ứng với 30%, do đó chi phí vật liệu tăng là 12.000 ngàn đồng tương ứng là 30% ( C 12.000 T q 100% 30% ). Điều này cho thấy tốc độ tăng chi phí nguyên vật q C 40.000 liệu đúng bằng tốc độ tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra, như vậy việc tăng chi phí là phù hợp quá trình sản xuất. + Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu: Mức tiêu hao vật liệu ở kỳ thực hiện giảm so với kỳ kế hoạch là 0,2kg/1sản phẩm tương ứng với 2,5%, do đó chi phí vật liệu giảm là 1.300 ngàn đồng tương ứng là 3,25% ( C m 1 .300 ). Điều này cho ta thấy tốc độ giảm của chi T m 100 % 3 ,25 % C 0 40 .000 phí lớn hơn tốc độ giảm của mức tiêu hao nguyên vật liệu như vậy việc tiết kiệm được mức tiêu hao nguyên vật liệu đã góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, đây là nhân tố cần phát huy. 22
  23. + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá mua vật liệu: Đơn giá mua vật liệu ở kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch là 0,5 ngàn đồng/1sản phẩm tương ứng với 3%, do đó chi phí vật liệu tăng là 5.070 ngàn đồng tương ứng là 12,675% ( C p 5 .070 T p 100 % 12 ,675 % ). Điều này cho ta thấy tốc độ tăng của C 0 40 .000 chi phí lớn hơn tốc độ tăng của đơn giá mua vật liệu như vậy doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thì cần phải kiểm tra lại khâu thu mua. 1.3.3. Các phương pháp khác: a) Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối được dựa trên cơ sở đó là mọi kết quả kinh doanh đều có mối quan hệ cân đối với nhau. Do vậy ta dựa vào mối liên hệ cân đối đó để phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố với chỉ tiêu. Trong thực tế có các mối liên hệ sau: + Mối liên hệ mang tính cân bằng: TS NV + Mối liên hệ tăng giảm: Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên thì công nợ giảm xuống. b) Phương pháp chỉ số: Phương pháp chỉ số được phân tích hoạt động kết quản kinh doanh chủ yếu dựa trên mô hình chỉ số Ví dụ: Phân tích sự ảnh hưởng nhân tố số lượng hàng bán và nhân tố giá bán tới doanh thu bán hàng: Im = Ip . Iq Trong đó: Im: Chỉ số doanh thu bán hàng. Ip: Chỉ số giá bán hàng hoá. Iq: Chỉ số số lượng hàng bán. p 0 .q 1 M p 0 I q p o .q 0 M 0 p 1 .q 1 M 1 I p p o .q 1 M p 0 M 1 p 1 .q 1 p1 .q 1 p 0 .q 1 I m . M 0 p 0 .q 0 p 0 .q 1 p 0 .q 0 Ảnh hưởng của các nhân tố: M q p 0 .q 1 p 0 . q 0 23
  24. M p p1.q1 p0.q1 M p M q M p p 1 .q 1 p 0 . q 0 Phương pháp chỉ số được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn để tính toán mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán ra và giá bán tới dthu trong trường hợp không theo dõi được số lượng hàng bán ra và giá bán cụ thể của từng mặt hàng mà chỉ biết được chỉ số giá do thống kê theo dõi cung cấp. 1.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.4.1. Các loại hình phân tích kinh doanh Trong thực tế có nhiều loại hình phân tích kinh doanh, do vậy doanh nghiệp sẽ chọn một trong các loại hình để phù hợp với mục đích và đặc điểm kinh doanh của đơn vị. a. Căn cứ vào thời điểm phân tích : phân tích kinh doanh được chia thành 3 dạng: - Phân tích trước : phân tích khi hoạt động kinh doanh chưa xẩy ra, chủ yếu phân tích tính khả thi của các dự án đầu tư, của các dự toán, các định mức chi phí để đưa ra quyết định. - Phân tích đồng thời với các hoạt động kinh doanh xảy ra : đó là việc phân tích tác nghiệp(hiện tại) để đưa ra các quyết định kinh doanh hàng ngày. - Phân tích sau: phân tích các kết quả kinh doanh đã thu về để đưa ra các quyết định kinh doanh phục vụ cho kỳ tới. b. Căn cứ vào nội dung của việc phân tích: 2 dạng - Phân tích chuyên đề: chỉ đi vào những vấn đề cơ bản để cung cấp thông tin ngay, đưa ra quyết định VD: + Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho vay + Phân tích hiệu quả kinh doanh để đưa ra quyết định đầu tư. - Phân tích toàn bộ: phân tích tất cả các nội dung của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ mật thiết với nhau để thấy được bản chất của các chỉ tiêu nghiên cứu Tốn thời gian, tiền của, nhưng thông tin đưa ra có chất lượng hơn c. Căn cứ vào kỳ phân tích : 24
  25. - Phân tích định kỳ: thường căn cứ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo quý hoặc năm để tiến hành phân tích - Phân tích bất thường: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp để tiến hành phân tích VD: Doanh nghiệp trước khi được đầu tư, phải sát nhập, phải chuyển đổi, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định d. Căn cứ vào phạm vi của việc phân tích - Phân tích một cá nhân trong tổng thể nghiên cứu: nghiên cứu tình hình tài chính của một tập đoàn ta phân tích một công ty (điển hình, tiên tiến hoặc yếu kém ) - Phân tích tổng thể nghiên cứu: Phân tích tất cả các đơn vị trong tổng thể để từ đó đưa ra bản chất của các đối tượng cần nghiên cứu. 1.4.2. Quy trình tổ chức phân tích kinh doanh Tổ chức phân tích kinh doanh đó chính là mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành: loại hình phân tích, phương pháp phân tích, mục tiêu phân tích, các chuyên gia đảm nhận phân tích để đạt được các thông tin phục vụ cho các nhà quản trị theo từng mục đích khác nhau. Tổ chức phân tích kinh doanh đó là các công việc thường xuyên của các doanh nghiệp tuỳ theo tính chất và mục tiêu để tổ chức phân tích đạt được các yêu cầu khác nhau. Thông thường khi tổ chức phân tích kinh doanh thường qua những bước sau: Bước 1: chuẩn bị cho công tác phân tích + Lập kế hoạch phân tích hoạt động kinh doanh: cần nêu rõ nội dung cần phân tích(phân tích toàn bộ hoặc phân tích chuyên đề); phạm vi tiến hành phân tích(toàn bộ doanh nghiệp hay một bộ phận, phân xưởng hay tổ đội sản xuất); thời gian tiến hành phân tích; phân công cho từng đơn vị, cá nhân. + Thu thập và xử lý tài liệu phân tích: tài liệu phân tích cần đầy đủ hợp pháp và chính xác bao gồm: tài liệu từ kế toán, thống kê, kế hoạch, các văn bản phap quy, hoạt động kinh tế có liên quan. +Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích và lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp Bước 2: Tiến hành phân tích 25
  26. + Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch của một chỉ tiêu kinh tế (thông qua việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế với chỉ tiêu kế hoạch của một chỉ tiêu- đối tượng phân tích) + Phân tích chung nhằm bao quát tình hình để có một cái nhìn tổng quát về đối tượng phân tích(hoàn thành hay không thành tích hay khuyết điểm) + Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích(thông thường ta sử dụng phương pháp loại trừ) + Tổng hợp kết quả phân tích rút ra nhận xét về thực chất hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu phân tích là do nhân tố nào gây nên(quan hệ khách quan, tích cực hay tiêu cực) + Tiến hành đề xuất sơ bộ một số biện pháp nhằm khắc phục những mặt yếu kém để cải tiến quá trình kinh doanh trong kỳ sau ngày càng tốt hơn. Bước 3: Viết báo cáo và tổ chức hội nghị phân tích: Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh hoạ rút ra từ quá trình phân tích. Đánh giá cùnh minh hoạ cần nêu rõ thực trạng và tiềm năng cần khai thác. Từ đó nêu rõ được phương hướng và biện pháp phấn đấu trong kỳ tới. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1.5. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 1.5.1 Câu hỏi ôn tập. 1. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp? Trình bày đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh? 2. Các phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích hoạt động kinh doanh? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Trình bày khái niệm và nội dung tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh? 4. Nêu nội dung chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chung kết quả sản xuất về mặt quy mô của doanh nghiệp? 1.5.2. Bài tập vận dụng Bài số 1: Tài liệu tại doanh nghiệp X trong năm N như sau: 26
  27. Kế Thực Chỉ tiêu hoạch hiện 1. Số lượng sản phẩm sản xuất (SP) 6.000 6.500 2. Mức tiêu hao vật liệu cho để sản xuất 10 11 1 sản phẩm (kg/SP) 3. Đơn giá mua vật liệu (1000 đ/kg) 21 19 Yêu cầu: 1. Vận dụng phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí Nguyên vật liệu trong năm của doanh nghiệp? 2. Nhận xét về việc vận dụng áp dụng 2 phương pháp trên? Bài số 2: Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N (Triệu đồng) như sau: Kỳ Chỉ tiêu Kỳ gốc phân tích 1. Giá trị sản xuất 1.200 900 2. Giá trị sản lượng hàng hoá 960 540 2. Giá trj sản lượng hàng hoá thực hiện 672 432 Yêu cầu: Vận dụng phương pháp thích hợp để phân tích ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến mức biến động chỉ tiêu “Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện” của doanh nghiệp trong năm N Bài số 3 Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm như sau: 27
  28. Kế Thực Chỉ tiêu hoạch hiện 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (tấn) 1.000 1.500 2. Tổng quỹ lương công nhân sản xuất 50 55 (triệu đồng) 3. Số công nhân sản xuất (người) 500 600 Yêu cầu: Vận dụng phương pháp phân tích thích hợp để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng số lượng công nhân sản xuất của doanh nghiệp? TÓM TẮT CHƯƠNG 1: - Phân tích hoạt động kinh doanh: là việc phân chia các hiện tượng và các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, từ đó sử dụng các phương pháp đặc thù như liên hệ, so sánh, đối chiếu đề làm sáng tỏ bản chất của quá trình kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả của từng hoạt động. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp thấy được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp đưa doanh nghiệp tới các mục tiêu đã định trước. - Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh nghiên cứu các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. - Trong quá trình phân tích thông thường sử dụng các phương pháp đặc thù như: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp cân đối - Trình tự tổ chức phân tích kinh doanh gồm: chuẩn bị cho công tác phân tích; tiến hành phân tích; viết báo cáo và tổ chức hội nghị phân tích. 28
  29. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Chương II gồm 6 nội dung: 2.1. Nội dung, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng 2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. 2.4. Phân tích kết quả sản xuất thông qua chất lượng sản phẩm. 2.5. Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. 2.6 Câu hỏi và bài tập vận dụng. Mục tiêu chung: Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về nội dung và ý nghĩa phân tích quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác học viên cũng nắm được các chỉ tiêu và phương pháp phân tích kết quả sản xuất thông qua số lượng, chất lượng và các yếu tố quá trình sản xuất. Từ đó vận dụng kiến thức đã học để thiết lập các chỉ tiêu và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Nội dung và ý nghĩa phân tích quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích kết quả sản xuất thông qua khối lượng sản phẩm. - Phân tích kết quả sản xuất thông qua chất lượng sản phẩm. - Phân tích tình hình thự hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng - Phân tích các yếu tố quá trình sản xuất 2.1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1 Ý nghĩa: Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu, chiến lược trong tất cả các hoạt động 30
  30. sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phân tích đánh giá xem xét tình hình sản xuất kinh doanh và các yếu tố của quá trình sản xuất để từ đó đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, để từ đó tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách cao nhất. Do đó phân tích kết quả sản xuất và các yếu tố quá trình sản xuất bao gồm các ý nghĩa sau: Đánh giá một cách chính xác khách quan tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất bao gồm số lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra qua đó thấy được mức độ hoàn thành và số chênh lệch tăng hay giảm. Tìm ra những nhược điểm tồn tại trong quá trình tổ chức sản xuất để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất. 2.1.2 Nội dung phân tích: Phân tích kết quản sản xuất và các yếu tố quá trình sản xuất bao gồm phân tích các nội dung sau: Phân tích kết quả sản xuất về mặt khối lượng. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. Phân tích kết quả sản xuất thông qua chất lượng sản phẩm. Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất (bao gồm lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. 2.1.3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh: Các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất bao gồm kế hoạch về số lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và giá trị sản lượng sản xuất. Các số liệu hạch toán phản ánh quá trình sản xuất của doanh nghiệp: gồm hạch toán kế toán, hạch toán tài khoản. Các số liệu thông tin kinh tế về các mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỀ MẶT KHỐI LƯỢNG 2.2.1. Chỉ tiêu phân tích: a) Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng (Tổng giá trị sản xuất). Giá trị tổng sản lượng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thành quả lao động hữu ích mà doanh nghiệp tạo ra trong thời kỳ kinh doanh nhất định (thường là tháng, quý , năm). Chỉ tiêu này bao gồm các yếu tố sau: + Giá trị thành phẩm được sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. 31
  31. + Giá trị chế biến những sản phẩm làm bằng nguyên vật liệu của khách hàng mang tới. + Giá trị công việc có tính chất công nghiệp đã hoàn thành. + Giá trị nguyên vật liệu của đơn vị thuê chế biến. + Giá trị chênh lệch giữa tồn cuối kỳ và tồn đầu kỳ của bán thành phẩm (sản phẩm dở dang, sản phẩm đang chế tạo). + Giá trị bán thành phẩm tự chế dùng được tính trùng theo quy định của nhà nước Trong quy định của Nhà nước, bốn loại doanh nghiệp sau đay được tính trùng theo quy định của Nhà nước, đó là: - Các doanh nghiệp sản xuất điện được tính trùng số sản xuất và số sử dụng. - Các doanh nghiệp khai thác than được tính trùng số than khai thác và số dùng để chạy máy, phương tiện vận tải trong day chuyền khai thác. - Các doanh nghiệp cơ khí được tính trùng số thép luyện và số thép sử dụng ở các phân xưởng. - Các doanh nghiệp chế biến giấy có sản xuất bột giấy được tính trùng số bột giấy để chế biến giấy b) Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất (Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá). Chỉ tiêu này là biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra với mục đích bán ra ngoài cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này gồm 3 yếu tố cấu thành, đó là: + Giá trị thành phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu của doanh nghiệp. + Giá trị chế biến những sản phẩm làm bằng nguyên vật liệu do khách hàng mang tới. + Giá trị công việc có tính chất công nghiệp đã hoàn thành . c) Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện. Là chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đã tiêu thụ được trên thị trường thể hiện bằng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này là căn cứ đưa ra quyết định sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. d) Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. 32
  32. Hệ số sản Giá trị SL hàng hoá sản xuất hàng = xuất Ý nghĩa: Hệ số này cho ta biết tốc độ sản xuất của doanh nghiệp như thế nào và tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp là bao nhiêu. Từ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất cho ta phương trình kinh tế như sau: Giá trị sản Tổng Hệ số sản Hệ số lượng hàng = giá trị x xuất hàng x tiêu thụ hoá thực hiện sản xuất hoá hàng hoá 2.2.2. Phương pháp phân tích: Bước 1: Sử dụng phương pháp so sánh giản đơn để so sánh kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Chúng ta sử dụng thước đo hiện vật để so sánh số lượng sản phẩm thực tế so với kế hoạch về số tương đối và số tuyệt đối. Đồng thời chúng ta sử dụng thước đo giá trị để tính các chỉ tiêu sau: + Tổng giá trị sản xuất. + Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất. + Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ. + Hệ số sản xuất hàng hoá. + Hệ số tiêu thụ hàng hoá. Tõ ®ã chóng ta tÝnh ®­îc møc ®é chªnh lÖch lµ: * Sè tuyÖt ®èi: 33
  33. G G1 G 0 NÕu G 0 :Doanh nghiÖp ®· hoµn thµnh hay hoµn thµnh v­ît møc kÕ ho¹ch. NÕu G 0 :Doanh nghiÖp kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch. * Sè t­¬ng ®èi: G1 Tg 100% G0 NÕu Tg 100%:Doanh nghiÖp ®· hoµn thµnh hay hoµn thµnh v­ît møc kÕ ho¹ch. NÕu Tg 100% :Doanh nghiÖp kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch. B­íc 2: So s¸nh tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cã liªn hÖ víi chi phÝ s¶n xuÊt ®Ó ®¸nh gi¸ ®­îc hiÖu qu¶ sö dông chi phÝ , hiÖu qu¶ s¶n xuÊt. G1 Tgc 100% C1 G0 C0 Trong ®ã C0;C1: LÇn l­ît lµ tæng chi phÝ s¶n xuÊt kú kÕ ho¹ch vµ kú thùc hiÖn Tgc : Tû lÖ % thùc hiÖn kÕ ho¹ch tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cã liªn hÖ víi chi phÝ. NÕu Tgc 100% :Doanh nghiÖp ®· hoµn thµnh hay hoµn thµnh v­ît møc kÕ ho¹ch. NÕu Tgc 100% :Doanh nghiÖp kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch. - Møc ®é t¨ng gi¶m cña tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt cã liªn hÖ víi chi phÝ C1 Gc G1 G0 . C0 NÕu G 0:Doanh nghiÖp ®· hoµn thµnh hay hoµn thµnh v­ît møc kÕ ho¹ch. NÕu G 0 :Doanh nghiÖp kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch. B­íc 3: Ph©n tÝch c¸c yÕu tè cÊu thµnh (nÕu cã). Ví dụ 2.1: Có tài liệu như sau: 34
  34. (Đơn vị tính:1.000 đồng) Kế Thực Chênh lệch Chỉ tiêu hoạch hiện Tuyệt đối Tương đối Giá trị tổng sản lượng 250.000 270.000 20.000 8 Giá trị sản lượng hàng hoá sx 195.000 220.350 25.350 13 Hệ số sản xuất 0,78 0,82 0,04 5,13 Chi phí sản xuất 175.000 201.250 26.250 15 Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 2. Phân tích kết quả sản xuất thông qua chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng có liên hệ với chi phí sản xuất. Hướng dẫn giải 1. Ph©n tÝch t×nh h×nh thùc hiÖn kÕ ho¹ch s¶n xuÊt. Qua sè liÖu trªn cho ta thÊy doanh nghiÖp ®· hoµn thµnh kÕ ho¹ch trªn c¶ 2 chØ tiªu, cô thÓ: gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng kú thùc hiÖn so víi kÕ ho¹ch t¨ng 20.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 8%, gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ s¶n xuÊt t¨ng 25.350 ngµn ®ång t­¬ng øng víi 13%. Nh­ vËy tèc ®é t¨ng cña gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ nhanh h¬n tèc ®é t¨ng cña gi¸ trÞ s¶n l­îng dÉn ®Õn hÖ sè s¶n xuÊt sÏ t¨ng. Nh­ vËy doanh nghiÖp ®· tæ chøc s¶n xuÊt tèt. 2. Ph©n tÝch kÕt qu¶ s¶n xuÊt th«ng qua chØ tiªu gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng cã liªn hÖ víi chi phÝ s¶n xuÊt. G 270 .000 1 T gc 100 % 100 % 93,91 % C 1 201 .250 G 0 250 .000 C 0 175 .000 C 201 .250 1 G c G 1 G 0 . 270 .000 250 .000 17 .500 C 0 175 .000 Ph©n tÝch: Qua sè liÖu tÝnh to¸n trªn cho ta thÊy doanh nghiÖp ®· kh«ng hoµn thµnh chØ tiªu tæng gi¸ trÞ s¶n l­îng liªn hÖ chi phÝ s¶n xuÊt. Cô thÓ gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng gi¶m 17.500 ngµn ®ång t­¬ng øng 6,09%. NghÜa lµ tèc ®é t¨ng cña gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng chËm h¬n tèc ®é t¨ng cña chi phÝ. Nh­ vËy doanh nghiÖp sö dông chi phÝ kh«ng hiÖu qu¶, ®Ó t×nh tr¹ng l·ng phÝ chi phÝ. Chi phÝ bÞ l·ng phÝ lµ: 175 .000 270 .000 C 201 .250 12 .250 250 .000 35
  35. Víi viÖc s¶n xuÊt 270.000 gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng th× doanh nghiÖp chØ cÇn 189.000 ngµn ®ång chi phÝ, do vËy doanh nghiÖp ®· l·ng phÝ mÊt 12.250 ngµn ®ång. 2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THEO MẶT HÀNG 2.3.1.Nguyên nhân phân tích: Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn mặt hàng sản xuất (hay thay đổi cơ cấu sản lượng theo nhu cầu thị trường). Nhưng trong một số trường hợp doanh nghiệp vẫn phải nghiêm ngặt tuân thủ sản xuất những mặt hàng đã dự dịnh. Trường hợp 1: Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước do vậy doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá. Trường hợp 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng kinh tế với khách hàng, để đảm bảo uy tín doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ sản lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng như hợp đồng đã ký kết. Từ những nguyên nhân trên cần phải phân tích tình hình kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. 2.3.2. Phương pháp phân tích: * Sử dụng thước đo hiện vật: So sánh số lượng sản phẩm thực tế với khách hàng về số tương đối và số tuyệt đối của từng mặt hàng. - Nếu như tất cả các mặt hàng đều hoàn thành kế hoạch thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xất theo mặt hàng. - Nếu có ít nhất một mặt hàng không hoàn thành kế hoạch thì doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. * Sö dông th­íc ®o gi¸ trÞ: So s¸nh % kÕ ho¹ch s¶n xuÊt theo mÆt hµng. Gi¸ trÞ s¶n l­îng thùc tÕ c¸c mÆt % thùc hiÖn kÕ ho¹ch s¶n hµng trong giíi h¹n kÕ ho¹ch = x 100 xuÊt theo mÆt hµng Gi¸ trÞ s¶n l­îng c¸c mÆt hµng theo kÕ ho¹ch n Q ' .P  1i 0i = i 1 n 100  Q 0 i .P0i i 1 36
  36. - Nếu như % thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng =100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. - Nếu như % thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng <100% thì doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. Sau khi nhận xét mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng và đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. Những nguyên nhân chủ yếu là: + Do không đảm bảo số lao động, thiết bị nguyên vật liệu theo yêu cầu của kế hoạc sản xuất theo mặt hàng. + Do máy móc thiết bị lạc hậu. + Do tổ chức quản lý chưa tốt, và quan hệ hợp tác trong sản xuất chưa chặt chẽ. + Do thiên tai hoả hoạn và những nguyên nhân bất khả kháng. + Do coi nhẹ hàng có giá trị thấp nên tốn nhiều thời gian cho những mặt hàng có giá trị cao. vv Chú ý: + Không được lấy mặt hàng hoàn thành vượt mức kế hoạch bù trừ cho mặt hàng hoàn thành kế hoạch. + Trường hợp doanh nghiệp có một mặt hàng không hoàn thành theo kế hoạch sản xuất thì chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch theo mặt hàng. Khi đó mức độ hoàn thành kế hoạch dược xác định bằng % tỷ lệ thấp nhất của mặt hàng. + Nếu tất cả các mặt hàng đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch thì doanh nghiệp mới hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. Ví dụ 2.2.: Có tài liệu như sau tại một doanh nghiệp. 37
  37. Số lượng Giá bán đơn vị Chênh lệch Sản sp sản xuất phẩm Thực Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Tuyệt đối Tương đối hiện A 10.000 12.000 2.000 .000 2.000 20 B 20.000 19.500 3.000 .500 -500 -2,5 Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. Hướng dẫn giải Sö dông th­íc ®o hiÖn vËt: Tõ kÕt qu¶ t×nh to¸n trªn cho ta thÊy mÆt hµng A hoµn thµnh kÕ ho¹ch nh­ng mÆt hµng B kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch s¶n xuÊt => Nh­ vËy doanh nghiÖp kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch s¶n xuÊt theo mÆt hµng. Sö dông th­íc ®o gi¸ trÞ: n '  Q 1i .P0 i i 1 % thùc hiÖn kÕ ho¹ch sè l­îng s¶n phÈm = n 100  Q 0 i .P0 i i 1 10.000 2.000 19.500 3.000 = .100 98,125% 10.000 2.000 20.000 3.000 Tõ kÕt qu¶ sè liÖu tÝnh to¸n trªn cho thÊy doanh nghÖp kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch s¶n xuÊt theo mÆt hµng do s¶n phÈm B kh«ng hoµn thµnh kÕ ho¹ch, chØ ®¹t 98,125% 2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT THÔNG QUA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2.4.1. Ý nghĩa: Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh việc tiêu thụ giúp tăng doanh thu, tăng tốc độ lưu chuyển vốn từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa to lớn đến người tiêu dùng vì làm tăng giá trị sử dụng và thời gian sử dụng của sản phẩm. 2.4.2. Phương pháp phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm: Đối với một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được chia thành nhiều thứ 38
  38. hạng, thông thường những thứ hạng tốt bán giá cao vì vậy các chỉ tiêu kết quả kinh doanh cũng cao. Để phân tích chất lượng sản phẩm ở những doanh nghiệp này ta có thể sử dụng các phương pháp sau: a) Ph­¬ng ph¸p hÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n. n Qi .Pi H i 1 n Qi .Pc i 1 Trong ®ã: H : HÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n cña s¶n phÈm. Qi : Sè l­îng s¶n phÈm thø i Pi: Lµ ®¬n gi¸ b¸n cña s¶n phÈm thø i Pc: Lµ gi¸ b¸n cao nhÊt cña s¶n phÈm. NÕu toµn bé s¶n phÈm ®Òu lµ lo¹i I th× hÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n sÏ b»ng 1. - Khi so s¸nh hÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n thùc tÕ víi kÕ ho¹ch ta ®­îc nh­ sau: H H1 H 0 NÕu H 0 => HÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n kú thùc hiÖn cao h¬n kÕ ho¹ch, nh­ vËy chÊt l­îng s¶n phÈm cña doanh nghiÖp t¨ng, c¸c chØ tiªu kinh doanh còng t¨ng. NÕu H 0 => HÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n kú thùc hiÖn thÊp h¬n kÕ ho¹ch, nh­ vËy chÊt l­îng s¶n phÈm cña doanh nghiÖp gi¶m, c¸c chØ tiªu kinh doanh còng gi¶m. - X¸c ®Þnh sù ¶nh h­ëng t¨ng hay gi¶m cña chÊt l­îng s¶n phÈm ®Õn gi¸ trÞ s¶n l­îng. n n G (H 1 H 0 ). Q 1i .Pc H . Q1i .Pc i 2 i 1 b) Ph­¬ng ph¸p gi¸ ®¬n vÞ b×nh qu©n. n Qi .Pi P i 1 n Qi i 1 Trong ®ã: P : Gi¸ ®¬n vÞ b×nh qu©n. 39
  39. Qi : Sè l­îng s¶n phÈm thø i Pi: Lµ ®¬n gi¸ b¸n cña s¶n phÈm thø i - Khi so s¸nh gi¸ ®¬n vÞ b×nh qu©n thùc tÕ víi kÕ ho¹ch ta ®­îc nh­ sau: P P1 P 0 NÕu P 0 => Gi¸ ®¬n vÞ b×nh qu©n kú thùc hiÖn cao h¬n kÕ ho¹ch, nh­ vËy chÊt l­îng s¶n phÈm cña doanh nghiÖp t¨ng, c¸c chØ tiªu kinh doanh còng t¨ng. NÕu P 0 => Gi¸ ®¬n vÞ b×nh qu©n kú thùc hiÖn thÊp h¬n kÕ ho¹ch, nh­ vËy chÊt l­îng s¶n phÈm cña doanh nghiÖp gi¶m, c¸c chØ tiªu kinh doanh còng gi¶m. - X¸c ®Þnh sù ¶nh h­ëng t¨ng hay gi¶m cña chÊt l­îng s¶n phÈm ®Õn gi¸ trÞ s¶n l­îng. n n G (P 1 P0 ). Q1i P.Q1i i 1 i 1 c) Ph­¬ng ph¸p tû träng. Theo ph­¬ng ph¸p nµy ta tÝnh tû träng cña tõng thø h¹ng chÊt l­îng s¶n phÈm vµ so s¸nh gi÷a hai kú. - NÕu tû träng cña kú thùc hiÖn cao h¬n tû träng cña kú kÕ ho¹ch chøng tá chÊt l­îng s¶n phÈm t¨ng vµ ®­îc ®¸nh gi¸ lµ tèt. - NÕu tû träng cña kú thùc hiÖn thÊp h¬n tû träng cña kú kÕ ho¹ch chøng tá chÊt l­îng s¶n phÈm gi¶m vµ ®­îc ®¸nh gi¸ lµ kh«ng tèt. Ph­¬ng ph¸p nµy chØ ®­îc ¸p dông ®èi víi s¶n phÈm ph©n chia lµm 2 thø h¹ng, cßn s¶n phÈm ph©n chia trªn 2 thø h¹ng th× ¸p dông ph­¬ng ph¸p nµy rÊt phøc t¹p ®Ó ®­a ra ®­îc kÕt luËn vÒ chÊt l­îng s¶n phÈm. Ph­¬ng ph¸p nµy cã ­u ®iÓm lµ dÔ tÝnh to¸n, ®¬n gi¶n. Nh­ng ph­¬ng ph¸p nµy ch­a ph¶n ¸nh ®­îc mèi quan hÖ gi÷a chÊt l­îng s¶n phÈm víi khèi l­îng tiªu thô s¶n phÈm. VÝ dô 2.3.: Cã tµi liÖu vÒ t×nh h×nh s¶n xuÊt t¹i 1 doanh nghiÖp nh­ sau: Thø h¹ng Sè l­îng s¶n phÈm §¬n gi¸ b¸n S¶n phÈm chÊt KÕ Thùc 1sp l­îng ho¹ch hiÖn (1.000®ång) A I 500 650 10 40
  40. II 250 200 9 III 150 80 8 I 800 900 20 B II 150 75 18 Yªu cÇu: 1. Ph©n tÝch chÊt l­îng s¶n phÈm th«ng qua hÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n. 2. X¸c ®Þnh møc ®é ¶nh h­ëng cña viÖc thay ®æi chÊt l­îng s¶n phÈm ®Õn chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n phÈm hµng ho¸ trong kú. Hướng dẫn giải 1. Ph©n tÝch chÊt l­îng s¶n phÈm th«ng qua hÖ sè phÈm cÊp b×nh qu©n. - §èi víi s¶n phÈm A: n Q .P  i0 A iA 500.10 250.9 150.8 H i 1 0,94 0 A n 550.10 250.10 150.10 Qi0 A.Pc i 1 n Q .P  i1A iA 650.10 200.9 80.8 H i 1 0,961 1A n 650.10 200.10 80.10 Qi1A.Pc i 1 => H A H1A H 0 A = 0,961-0,94 = 0,021 Do H A 0,021 0 => HÖ sè phÈm cÊp cña s¶n phÈm A b×nh qu©n kú thùc hiÖn cao h¬n kÕ ho¹ch lµ 0,021, nh­ vËy chÊt l­îng s¶n phÈm A cña doanh nghiÖp t¨ng. - §èi víi s¶n phÈm B: n Q .P  i0B iB 800.20 150.18 H i 1 0,984 0B n 800.20 150.20 Qi0B .Pc i 1 n Q .P  i1B iB 900.20 75.18 H i 1 0,992 1B n 900.20 75.20 Qi1B .Pc i 1 41
  41. => H B H1B H 0B 0,008 Do H B 0,008 0 => HÖ sè phÈm cÊp cña s¶n phÈm B b×nh qu©n kú thùc hiÖn cao h¬n kÕ ho¹ch lµ 0,008, nh­ vËy chÊt l­îng s¶n phÈm B cña doanh nghiÖp t¨ng. 2. X¸c ®Þnh møc ®é ¶nh h­ëng cña viÖc thay ®æi chÊt l­îng s¶n phÈm ®Õn chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n phÈm hµng ho¸ trong kú. + Sù ¶nh h­ëng cña chÊt l­îng s¶n phÈm A ®Õn chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng. n GA HA.Q1iA.Pc 0,021.(650.10 200.10 80.10) 195,3 i 1 + Sù ¶nh h­ëng cña chÊt l­îng s¶n phÈm B ®Õn chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng. n G B H B . Q 1iB .Pc 0,008 .( 900 .20 75 .20 ) 156 i 1 + Tæng hîp sù ¶nh h­ëng chÊt l­îng ®Õn chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng G G A G B 156 195,3 351,3 ChÊt l­îng s¶n xuÊt cña toµn doanh nghiÖp kú thùc hiÖn t¨ng so víi kÕ ho¹ch ®Ò ra, trong ®ã nguyªn nh©n chñ yÕu ®ã lµ do doanh nghiÖp ®· t¨ng ®­îc tû träng cña c¸c s¶n phÈm lo¹i I trong tæng sè s¶n phÈm so víi kÕ ho¹ch. §iÒu nµy chøng tá doanh nghiÖp ®· biÕt vËn dông c¸c yÕu tè s¶n xuÊt nh­ nguyªn vËt liÖu vµ tr×nh ®é cña ng­êi lao ®éng mét c¸ch linh ho¹t vµ phôc vô tèt cho qu¸ tr×nh s¶n xuÊt nh»m n©ng cao chÊt l­îng s¶n phÈm, t¨ng doanh thu vµ lîi nhuËn cho doanh nghiÖp. 2.4.3. Phân tích tỷ lệ sai hỏng: Trong quá trình sản xuất có những chi tiết, những bộ phận sản phẩm hoặc sản suất không đúng cách, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, phải sửa chữa hoặc huỷ bỏ không sửa chữa được. - Phân loại sản phẩm hỏng: + Căn cứ vào định mức cho phép sản phẩm hỏng có 2 loại: Sản phẩm hỏng trong định mức Sản phẩm hỏng vượt định mức cho phép. + Căn cứ tình trạng sản phẩm hỏng thì sản phẩm hỏng có 2 loại: Sản phẩm hỏng sửa chữa được. Sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Phương pháp phân tích: 42
  42. Để phân tích tình hình sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất ta thường xác định tỷ lệ % sản phẩm hỏng của từng sản phẩm cụ thể và tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân. Trường hợp 1: Nếu phân tích tỷ lệ sai hỏng cho từng mặt hàng ta tính tỷ lệ % sai hỏng cá biệt và sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kỳ này với kỳ trước. Tính tỷ lệ % sai hỏng cá biệt sử dụng + Thước đo hiện vật: Số lượng sản phẩm hỏng Tỷ lệ % sản phẩm = SL sản phẩm tốt + SL sản phẩm x 100 sai hỏng cá biệt hỏng Số lượng sản Số lượng sản Số lượng phẩm hỏng có phẩm hỏng không sản phẩm = + thể sửa chữa thể sửa chữa hỏng được được + Thước đo giá trị: Tỷ lệ sản Chi phí sản xuất sản phẩm phẩm hỏng = x 100 sai hỏng cá Tổng giá thành sản xuất sản biệt phẩm Trong đó chi phí sản xuất sản phẩm hỏng bao gồm: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng = sản phẩm hỏng có + sản phẩm hỏng không thể sửa chữa thể sửa chữa được được Trường hợp 2: Nếu ta phân tích tỷ lệ sai hỏng chung cho tất cả các sản phẩm thì ta tính tỷ lệ sai hỏng bình quân. Tổng chi phí sản phẩm sai hỏng Tỷ lệ % sai hỏng = Tổng gía thành sản xuất cả nhóm sản x 100 bình quân phẩm Trong đó: Tổng chi phí sản phẩm hỏng bao gồm chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và giá thành sản xuất sản phẩm hỏng. 43
  43. NhËn xÐt: - Tr­êng hîp tû lÖ b×nh qu©n kú nµy gi¶m so víi kú tr­íc chøng tá chÊt l­îng cña s¶n phÈm t¨ng. Khi ®ã thÓ hiÖn chÊt l­îng cña nh÷ng yÕu tè ®Çu vµo còng t¨ng, ta cã thÓ ®i vµo cô thÓ tõng s¶n phÈm ®Ó biÕt s¶n phÈm nµo t¨ng, s¶n phÈm nµo gi¶m ®Ó tõ ®ã x¸c ®Þnh nh÷ng nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn chÊt l­îng s¶n phÈm. * C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn tû lÖ sai háng b×nh qu©n lµ tû lÖ sai háng c¸ biÖt vµ c¬ cÊu s¶n l­îng: + Ảnh h­ëng nh©n tè c¬ cÊu s¶n xuÊt s¶n phÈm; n n  Q1i Z1i t0i  Q0i Z0i t 0i i 1 i 1 FKC FKC F0 n 100 n 100 Q1i Z1i  Q0i Z0i i 1 i 1 + Ảnh hưởng nhân tố tỷ lệ sai hỏng bình quân FT F1 FKC => Tổng hợp mức đọ ảnh hưởng các nhân tố F FKC FT Nguyên nhân làm cho sản phẩm hỏng trong sản xuất: - Chỉ thị công tác, thiết kế đồ án sai. - Không tôn trọng quy tắc quy phạm kỹ thuật. - Vật liệu hỏng, kém chất lượng. - Làm dối, làm ẩu, trình độ tay nghề kém. - .vv Ví dụ 2.4.: Có tài liệu sau tại một doanh nghiệp 44
  44. ĐV 1.000 đ Chi phí sản xuất sp Chi phí sửa chữa sp Giá thành sản xuất hỏng không thể sửa hỏng có thể sửa Sản chữa được chữa được phẩm Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 10.000 15.000 50 100 50 65 B 20.000 14.000 500 500 300 88 C 15.000 18.000 140 160 160 218 Yêu cầu: Phân tích kết quả sản xuất về mặt chất lượng sản phẩm Hướng dẫn giải: Chi phí Tỷ lệ sai Giá thành SP Sản sản phẩm hỏng hỏng phẩm Kỳ Kỳ Kỳ Kỳ Kỳ Kỳ này trước trước này trước này A 10.000 15.000 100 165 1 1,1 B 20.000 14.000 800 588 4 4,2 C 15.000 18.000 300 378 2 2,1 Tổng 45.000 47.000 1.200 1.131 2,67 2,41 Các nhân tố ảnh hưởng: + ảnh hưởng nhân tố cơ cấu sản xuất sản phẩm; 15.000x 1% 14.000 x 4% 18.000 x 2% F F F x100 2,67 0,39% K KC 0 47.000 + Ảnh hưởng nhân tố tỷ lệ sai hỏng bình quân FT F1 FKC = 2,41 - 2,28 = 0,13% => Tổng hợp mức đọ ảnh hưởng các nhân tố F FKC FT = -0.39 + (0,13) = -0,26% 45
  45. => Phân tích: Qua số liệu tính toán cho thấy tỷ lệ sai hỏng bình quân kỳ này giảm so với kỳ trước, đó là do: + Kết cấu sản phẩm thay đổi, cụ thể: Tỷ trọng sản phẩm A tăng (22% - 32%), tỷ trọng sản phẩm B giảm (44% - 30%), tỷ trọng sản phẩm C tăng ( 33% - 38%). Mà trong 3 sản phẩm thì sản phẩm B có tỷ lệ sai hỏng cá biệt cao nhất, sản phẩm A thấp nhất đã làm tỷ lệ sản hỏng bình quân giảm 0,39% + Tỷ lệ sai hỏng cá biệt sản phẩm A, B và C kỳ này tăng so với kỳ trước, đã làm tỷ lệ sai hỏng bình quân tăng 0,13%. Vậy Tỷ lệ sai hỏng bình quân kỳ này giảm so với kỳ trước đó là do Doanh nghiệp thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất. Do đó doanh nghiệp cần xem xét lại công tác sản xuất cả 3 sản phẩm A, B và C, đồng thời xem xét việc thay đổi kết cấu sản phẩm sản xuất có đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. 2.5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT 2.5.1. Phân tích nhân tố lao động: - Ý nghĩa: Trong các yếu tố sản xuất lao động có ý nghĩa quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu kết quả sản xuất. Do vậy doanh nghiệp thường xuyên phân tích tình hình lao động để từ đó sử dụng lao động một cách phù hợp về cơ cấu và chất lượng thông qua việc phân tích để có kế hoạch tuyển dụng đào tạo phân công lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Nội dung phân tích: + Phân tích số lượng lao động. + Phân tích chất lượng lao động. + Phân tích thời gian lao động. + Phân tích năng suất lao động. - Phương pháp phân tích: a) Phân tích nhân tố lao động. - Sö dông ph­¬ng ph¸p so s¸nh ®Ó so s¸nh toµn bé sè lao ®éng kú thùc hiÖn so víi kÕ ho¹ch c¶ vÒ sè t­¬ng ®èi vµ sè tuyÖt ®èi. + Møc chªnh lÖch tuyÖt ®èi: CN CN1 CN 0 46
  46. + Møc chªnh lÖch t­¬ng ®èi: CN % hoµn thµnh kÕ ho¹ch sö dông sè l­îng lao ®éng = 1 .100% CN0 - So s¸nh liªn hÖ gi÷a t×nh h×nh sö dông sè l­îng lao ®éng víi c¸c chØ tiªu ph¶n ¸nh kÕt qu¶ s¶n xuÊt nh­ khèi l­îng s¶n xuÊt, gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng hoÆc c¸c chØ tiªu chi phÝ ®Ó thÊy hiÖu qu¶ sö dông sè lao ®éng doanh nghiÖp nh­ thÕ nµo. So s¸nh sè l­îng lao ®éng kú thùc hiÖn so víi kÕ ho¹ch liªn hÖ víi gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng. G CN CN CN 1 + Møc chªnh lÖch tuyÖt ®èi: 1 0 G0 + Møc chªnh lÖch t­¬ng ®èi: % hoµn thµnh kÕ ho¹ch sö dông sè l­îng lao ®éng CN cã liªn hÖ víi gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng 1 .100 G CN . 1 0 G 0 Trong ®ã CN1; CN0: Sè lao ®éng trong doanh nghiÖp kú thùc hiÖn vµ kÕ ho¹ch G1; G0 : Gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng kú thùc hiÖn vµ kÕ ho¹ch. - NÕu nh­ % hoµn thµnh kÕ ho¹ch sö dông sè lao ®éng cã liªn hÖ víi gi¸ trÞ tæng s¶n l­îng 100% th× doanh nghiÖp ®· l·ng phÝ sè lao ®éng lµ CN b) Phân tích chất lượng lao động và cơ cấu lao động. * ChÊt l­îng lao ®éng ®ã chÝnh lµ tr×nh ®é tay nghÒ cña ng­êi lao ®éng, kü n¨ng kü x¶o vµ kÕt qu¶ lao ®éng. §Ó ph©n tÝch chÊt l­îng lao ®éng cña c«ng nh©n trong mét ca s¶n xuÊt ta th­êng c¸c ®Þnh hÖ sè ®¶m b¶o c«ng viÖc. BËc thî b×nh qu©n (1 ca sx) kú thùc HÖ sè ®¶m hiÖn = b¶o c«ng viÖc BËc thî b×nh qu©n (1 ca sx) kú kÕ ho¹ch 47
  47. n Qi .Ti i 1 BËc thî b×nh qu©n mét ca s¶n xuÊt = n Qi i 1 Trong ®ã Qi: Sè lao ®éng t­¬ng øng bËc thî lo¹i i. Ti: BËc thî lo¹i i. * Cơ cấu lao động: Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, vào đặc điểm kinh doanh và điều kiện trang bị vật chất của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp thường xây dựng một cơ chế lao động phù hợp, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, vừa khai thác tiềm năng cả người lao động góp phần nâng cao kết quả kinh doanh. Để phân tích cơ cấu lao động ta thường xác định tỷ lệ của từng loại lao động so với Tổng số lao động, từ đó ta so sánh cơ cấu kỳ thực tế so với kế hoạch để thấy được tình hình tăng giảm về số lượng lao động của từng bộ phận đã ảnh hưởng đến cơ cấu như thế nào? c) Phân tích thời gian sử dụng lao động. Thời gian lao động được tính bằng ngày công hoặc giờ công hoặc theo năm. Để phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động người ta thường dùng phương pháp so sánh để so sánh thời gian lao động kỳ thực tế so với kế hoạch hoặc thời gian theo quy định của chế độ. d) Phân tích năng suất lao động và sự ảnh hưởng của số lượng lao động. * Phân tích năng suất lao động: Năng suất lao động biểu hiện là khối lượng sản phẩm do một công nhân làm ra trong một đơn vị thời gian. (1) Khối lượng sản Năng suất lao = phẩm động(w) Thời gian lao động Hoặc (2) Thời gian lao động Năng suất lao = Khối lượng sản động(w) phẩm Ý nghĩa: C«ng thøc 1 cho biÕt mét ®¬n vÞ thêi gian th× s¶n xuÊt ®­îc bao nhiªu khèi l­îng ®¬n vÞ s¶n phÈm. ChØ tiªu nµy cµng cao th× chøng tá hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp cµng cao. 48
  48. C«ng thøc 2 cho biÕt ®Ó thu ®­îc mét ®¬n vÞ khèi l­îng s¶n phÈm th× mÊt bao nhiªu ®¬n vÞ thêi gian ®Ó s¶n xuÊt. ChØ tiªu nµy cµng nhá th× hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cµng cao. §Ó ph©n tÝch n¨ng suÊt lao ®éng trong doanh nghiÖp chóng ta th­êng dïng ph­¬ng ph¸p so s¸nh, so s¸nh n¨ng suÊt lao ®éng thùc tÕ vµ kÕ ho¹ch ®Ó thÊy ®­îc t×nh h×nh t¨ng gi¶m cña n¨ng suÊt lao ®éng vµ c¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn n¨ng suÊt lao ®éng tõ ®ã ®­a ra c¸c biÖn ph¸p ®Ó ®Èy m¹nh n¨ng suÊt lao ®éng. * Ph©n tÝch mèi quan hÖ cña sè l­îng lao ®éng, thêi gian lao ®éng vµ n¨ng suÊt lao ®éng ®Õn gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ s¶n xuÊt. + N¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n n¨m lµ: G1 Wc CN Trong ®ã: Wc : Lµ n¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n n¨m. CN : Lµ sè c«ng nh©n s¶n xuÊt b×nh qu©n. => G1 = CN.Wc + N¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n ngµy lµ: G2 Wn CN N Trong ®ã: Wn : Lµ n¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n ngµy. CN :Lµ sè c«ng nh©n s¶n xuÊt b×nh qu©n. N : Lµ sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n n¨m. => G2 = CN.Wn .N + N¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n giê lµ: G3 Wg CN N S Trong ®ã: Wn : Lµ n¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n ngµy. CN :Lµ sè c«ng nh©n s¶n xuÊt b×nh qu©n. N : Lµ sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n n¨m. S : Lµ sè giê lµm viÖc b×nh qu©n ngµy cña mét c«ng nh©n. 49
  49. => G3 = CN.Wg .N.S * X¸c ®Þnh nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ s¶n xuÊt b»ng ph­¬ng ph¸p lo¹i trõ. + ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè c«ng nh©n s¶n xuÊt b×nh qu©n: GCN (CN 1 CN0 ).Wg 0.N0.S0 + ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n: GN CN1 (N 1 N0 ).Wg 0.S0 + ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè giê lµm viÖc b×nh qu©n: GS CN1.N 1.(S1 S0 ).Wg0 + ¶nh h­ëng cña nh©n tè n¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n giê: G CN .N .S (W W ) Wg 1 1 1 g1 g0 => Tæng hîp ¶nh h­ëng cña c¸c nh©n tè: G G G G G CN N S W g VÝ dô 2.5: Cã tµi liÖu t¹i mét doanh nghiÖp nh­ sau: Kỳ Kỳ Chỉ tiêu Đơn vị trước này 1.Số công nhân sản xuất Người 200 250 2. Số ngày làm việc bg Ngày 280 270 năm 3. Số giờ làm việc bq Giờ 8 7,8 ngày 4. Giá trị sản xuất bq giờ 1.000đồng 80 100 5. Giá trị sản lượng hàng Triệuđồng 35.840 52.650 hoá sản xuất 50
  50. Yêu cầu: 1. X©y dùng ph­¬ng tr×nh kinh tÕ ph¶n ¸nh mèi quan hÖ gi÷a c«ng nh©n s¶n xuÊt, sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n n¨m vµ sè giê lµm viÖc b×nh qu©n ngµy víi chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ n¨m. 2. X©y dùng ph­¬ng tr×nh kinh tÕ ph¶n ¸nh mèi quan hÖ gi÷a c«ng nh©n s¶n xuÊt, sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n n¨m vµ sè giê lµm viÖc b×nh qu©n ngµy víi chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ n¨m. Hướng dẫn giải: 1. X©y dùng ph­¬ng tr×nh kinh tÕ ph¶n ¸nh mèi quan hÖ gi÷a c«ng nh©n s¶n xuÊt, sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n n¨m vµ sè giê lµm viÖc b×nh qu©n ngµy víi chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ n¨m. Chênh lệch Đơn Kỳ Kỳ Chỉ tiêu Tuyệt Tươn vị trước này đối g đối 1.Số công nhân sản xuất Người 200 250 50 25 2. Số ngày làm việc bg Ngày 280 270 -10 -3,6 năm 3. Số giờ làm việc bq ngày Giờ 8 7,8 -0,2 -2,5 4. Giá trị sản 1.000 80 100 20 25 xuất bq giờ đồng 5. Giá trị sản Triệu 35.84 lượng hàng 52.650 16.810 47 hoá sản xuất đồng 0 + N¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n giê kú tr­íc: G 35.840.000 W 0 80 (ngµn ®ång) g 0 CN N S 200 280 8 0 0 0 + N¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n giê kú nµy: (ngn đồng) G1 52.650.000 W g1 100 C N1 N1 S1 250 270 7,8 51
  51. 2. VËn dông ph­¬ng ph¸p thÝch hîp ph©n tÝch ¶nh h­ëng cña c¸c nh©n tè ®Õn sù biÕn ®éng chØ tiªu gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸. Qua sè liÖu tÝnh to¸n trªn cho ta thÊy gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ kú nµy t¨ng 16.810.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 47%. ViÖc t¨ng nµy do ¶nh h­ëng c¸c nh©n tè sau: + ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè c«ng nh©n s¶n xuÊt b×nh qu©n: ngµn ®ång GCN (CN 1 CN0 ).Wg0.N0.S0 50 280 8 80 8.960.000 + ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n: GN C N1 (N 1 N 0 ).Wg 0 .S0 250 10 8 80 1 . 600 . 000 ngµn ®ång + ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè giê lµm viÖc b×nh qu©n: GS C N1.N 1.(S1 S0 ).Wg 0 250 270 0,2 80 1.080.000 ngµn ®ång + ¶nh h­ëng cña nh©n tè n¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n giê: G CN1.N 1.S1(Wg1 Wg 0 ) Wg ngµn ®ång 250 270 7,8 20 10.530.000 NhËn xÐt: Qua sè liÖu tÝnh to¸n trªn cho ta thÊy gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ t¨ng so víi kú tr­íc lµ 16.810.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 47%,. ®Ó ®¸nh gi¸ mét c¸ch cô thÓ ta xÐt nh÷ng nh©n tè ¶nh h­ëng sau: +Do ¶nh h­ëng nh©n tè sè l­îng lao ®éng s¶n xuÊt kú nµy so víi kú tr­íc t¨ng 50 ng­êi t­¬ng øng 25% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ t¨ng 8.960.000 G 8.960.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 25% (= CN 100 100 25%). Nh­ vËy tèc ®é G0 35.840.000 t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ t­¬ng øng tèc ®é t¨ng cña c«ng nh©n s¶n xuÊt, ®©y lµ yÕu tè tÝch cùc doanh nghiÖp cÇn ph¸t huy ®Ó më réng quy m« s¶n xuÊt. +Do ¶nh h­ëng nh©n tè sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n kú nµy so víi kú tr­íc gi¶m 10 ngµy t­¬ng øng 3,6% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ gi¶m 1.600.000 52
  52. G 1.600.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 4,5% ( N 100 100 4,5%). Nh­ vËy tèc ®é G0 35.840.000 gi¶m cña gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lín h¬n tèc ®é gi¶m cña sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n, v× vËy doanh nghiÖp muèn t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ th× ph¶i t¨ng sè ngµy lµm viÖc b×nh qu©n nh­ng kh«ng ®­îc t¨ng qu¸ sè ngµy quy ®Þnh trong chÕ ®é. +Do ¶nh h­ëng nh©n tè sè giê lµm viÖc b×nh qu©n kú nµy so víi kú tr­íc gi¶m 0,2 giê t­¬ng øng 2,5% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ gi¶m 1.080.000 G 1.080.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 3,01% ( S 100 100 3,01%). Nh­ vËy tèc ®é G0 35.840.000 gi¶m cña gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lín h¬n tèc ®é gi¶m cña sè giê lµm viÖc b×nh qu©n ngµy, v× vËy doanh nghiÖp muèn t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ th× ph¶i t¨ng sè giê lµm viÖc b×nh qu©n ngµy nh­ng kh«ng ®­îc t¨ng qu¸ sè giê trong mét ngµy quy ®Þnh trong chÕ ®é. +Do ¶nh h­ëng nh©n tè n¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n giê kú nµy so víi kú tr­íc t¨ng 20 ngµn ®ång t­¬ng øng 25% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ G 10.530.000 t¨ng 10.530.000 ngµn ®ång t­¬ng øng 29% (= CN 100 100 29%). G0 35.840.000 Nh­ vËy tèc ®é t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lín h¬n tèc ®é t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng b×nh giê, ®©y lµ yÕu tè tÝch cùc doanh nghiÖp cÇn ph¶i t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng b»ng c¸ch n©ng cao tr×nh ®é tay nghÒ cho ng­êi lao ®éng vµ ¸p dông c¸c tiÕn bé khoa häc vµo s¶n xuÊt. Nh­ vËy tæng hîp ¶nh h­ëng c¸c nh©n tè ®Õn gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lµ 16.810.000 ngµn ®ång. Doanh nghiÖp cÇn xem xÐt vÒ viÖc qu¶n lý thêi gian lao ®éng ®Ó ®¶m b¶o ®Çy ®ñ ngµy c«ng vµ giê c«ng gãp phÇn t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸. Tuy nhiªn doanh nghiÖp cÇn ph¸t huy viÖc t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng v× ®©y lµ yÕu tè tÝch cùc lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ t¨ng. 2.5.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất - Ý nghĩa: Tài sản cố định là cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy phải phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó tìm ra nguyên nhân và có các giải pháp phù hợp nhằm tăng được hiệu quản sử dụng tài sản cố định, từ đó tăng năng suất và tăng sản lượng sản xuất. 53
  53. - Chỉ tiêu phân tích: Hiệu suất sử dụng tài Giá trị sản xuất = sản cố định Nguyên giá của TSCĐ bình quân Hệ số hao mòn Giá trị hao mòn TSCĐ = tài sản cố định Nguyên giá của TSCĐ Tổng số giờ thiết bị tham gia sản Hệ số trang thiết xuất bị cho sản xuất lao = Tổng thời gian lao động tham gia sản động xuất - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hệ số hao mòn tài sản cố định, hệ số trang thiết bị cho sản xuất lao động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Qua đó thấy được sự biến động tài sản cố định, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tình hình sử dụng thời gian làm việc của tài sản cố định từ đó tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp nang cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định. 2.5.3. Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu - Ý nghĩa: Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục đều đặn thì phải đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và thời gian. Đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu từ đó tìm ra các nguyên nhân và có các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư. - Chỉ tiêu phân tích: tỷ lệ phần trăm Số lượng nguyên vật liệu thực hoàn thành kế tế nhập kho trong kỳ = hoạch cung ứng Số lượng nguyên vật liệu theo nguyên vật liệu kế hoạch nhập kho trong kỳ Tổng giá trị vật liệu dùng vào sản Mức vật liệu xuất sử dụng bình = Tổng số giờ thiết bị tham gia sản quân xuất 54
  54. - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu và mức sử dụng nguyên vật liệu bình quân giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch để đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu, tình hình dự trữ nguyên vật liệu, để từ đó doanh nghiệp có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu. 2.5.4. Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh: - Chỉ tiêu phân tích: Tổng số giờ thiết bị tham gia sản Hệ số trang thiết xuất bị cho sản xuất lao = Tổng thời gian lao động tham gia sản động xuất Giá trị sản lượng hàng hoá Hiệu suất đơn vị = Tổng giá trị vật liệu dùng vào sản vật liệu xuất Tổng giá trị vật liệu dùng vào sản Mức vật liệu sử xuất = dụng bình quân Tổng số giờ thiết bị tham gia sản xuất Mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với việc sử dụng các yếu tố sản xuất được biểu hiện bằng phương trình kinh tế sau: G = a.b.c.d Trong đó G: Giá trị sản lượng hàng hoá a: Thời gian lao động sử dụng sản xuất sản phẩm. b: Hệ số trang bị thiết bị sản xuất cho lao động. c: Mức nguyên vật liệu sử dụng bình quân giờ thiết bị . d: Hiệu suất đơn vị vật liệu - Phương pháp phân tích: 55
  55. Bằng phương pháp loại trừ, phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố sản xuất đến kết quả sản xuất. + Ảnh hưởng của nhân tố số thời gian lao động sử dụng sản xuất sản phẩm: Ga (a1 a0 ).b0.c0.d0 + Ảnh hưởng của nhân tố hệ số trang thiết bị sản xuất cho lao động: Gb a1 (b1 b0 ).c0.d0 + Ảnh hưởng của nhân tố mức vật liệu sử dụng bình quân giờ thiết bị: Gc a1.b1.(c1 c0 ).d0 + Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất đơn vị vật liệu: Gd a1.b1.c1(d1 d0 ) => Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: G Ga Gb Gc Gd Ví dụ 2.6: Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau Thực Chỉ tiêu ĐVT Ký hiệu Kế hoạch hiện Giá trị sản lượng hàng hoá Triệu G 16.800 21.546 Tổng thời gian lao động sx sp Giờ a 2.000 2.500 Tổng giá trị vật liệu dùng vào sx sp Triệu 8.400 10.260 Tổng số giờ thiết bị tham gia sx Giờ 2.100 2.700 Hệ số trang thiết bị cho lao động b 1,05 1,08 Hiệu suất đơn vị vật liệu d 2 2,1 Mức vật liệu sử dụng bình quân giờ c 4 3,8 56
  56. Hướng dẫn giải: Chênh lệch Ký Kế Thực Chỉ tiêu ĐVT Tuyệt Tương hiệu hoạch hiện đối đối Giá trị sản lượng 16.80 Triệu G 21.546 4.746 28,25 hàng hoá 0 Tổng thời gian lao Giờ a 2.000 2.500 500 25 động sx sp Tổng giá trị vật Triệu 8.400 10.260 1.860 22 liệu dùng vào sx sp Tổng số giờ thiết bị Giờ 2.100 2.700 600 28,57 tham gia sx Hệ số trang thiết bị b 1,05 1,08 0,03 2,86 cho lao động Hiệu suất đơn vị d 2 2,1 0,1 5 vật liệu Mức vật liệu sử c 4 3,8 -0,2 -5 dụng bình quân giờ Từ kết quả trên cho ta thấy giá trị sản lượng hàng hoá kỳ thực hiện tăng so với kế hoạch là 4.746 triệu đồng tương ứng 28,25%, đó là do các nhân tố sau: + Ảnh hưởng của nhân tố số thời gian lao động sử dụng sản xuất sản phẩm: Ga (a1 a0 ).b0.c0.d0 500 1,05 2 4 4200triệu đồng + Ảnh hưởng của nhân tố hệ số trang thiết bị sản xuất cho lao động: Gb a1(b1 b0 ).c0.d0 2.500 0,03 2 4 600triệu đồng + Ảnh hưởng của nhân tố mức vật liệu sử dụng bình quân: Gc a1.b1.(c1 c0 ).d0 2500 1,08 0,2 2 1.080 triệu đồng + Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất đơn vị vật liệu: Gd a1.b1.c1 (d1 d0 ) 2500 1,08 3,8 0,1 1026 triệu đồng 57
  57.  Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: G Ga Gb Gc Gd 4 . 200 600 1 . 026 1 . 080 4 . 746 triệu đồng NhËn xÐt: Qua sè liÖu tÝnh to¸n trªn cho ta thÊy gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ t¨ng so víi kÕ ho¹ch lµ 4.746 triÖu ®ång t­¬ng øng 28,25% ®Ó ®¸nh gi¸ mét c¸ch cô thÓ ta xÐt nh÷ng nh©n tè ¶nh h­ëng sau: + Do ¶nh h­ëng cña nh©n tè sè thêi gian lao ®éng sö dông s¶n xuÊt s¶n phÈm thùc tÕ so víi kÕ ho¹ch t¨ng 500 giê t­¬ng øng 25% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng G 4.200 ho¸ thùc tÕ t¨ng 4.200 triÖu ®ång t­¬ng øng 25% (= a 100 100 25%). G0 16.800 Nh­ vËy tèc ®é t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ t­¬ng øng tèc ®é t¨ng cña thêi gian lao ®éng s¶n xuÊt s¶n phÈm, ®©y lµ yÕu tè tÝch cùc doanh nghiÖp cÇn ph¸t huy ®Ó më réng quy m« s¶n xuÊt. +Do ¶nh h­ëng nh©n tè sè hÖ sè trang thiÕt bÞ s¶n xuÊt cho lao ®éng thùc tÕ so víi kÕ ho¹ch t¨ng 0,3 t­¬ng øng 2,86% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ G 600 t¨ng 600 triÖu ®ång t­¬ng øng 3,57% ( b 100 100 3,57%). Nh­ vËy tèc G0 16.800 ®é t¨ng cña gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lín h¬n tèc ®é t¨ng cña hÖ sè trang thiÕt bÞ s¶n xuÊt, v× vËy doanh nghiÖp muèn t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ th× ph¶i t¨ng hÖ sè trang thiÕt bÞ s¶n xuÊt. +Do ¶nh h­ëng nh©n tè møc vËt liÖu sö dông b×nh qu©n giê thiÕt bÞ thùc tÕ so víi kÕ ho¹ch gi¶m 0,2 t­¬ng øng 5% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ gi¶m G 1.080 1.080 triÖu ®ång t­¬ng øng 6,43% ( d 100 100 6,43%). Nh­ vËy tèc G0 16.800 ®é gi¶m cña gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lín h¬n tèc ®é gi¶m cña møc sö dông vËt liÖu b×nh qu©n 1 giê thiÕt bÞ, v× vËy doanh nghiÖp ph¶i xem xÐt l¹i. + Do ¶nh h­ëng nh©n tè hiÖu suÊt ®¬n vÞ vËt liÖu thùc tÕ so víi kÕ ho¹ch t¨ng 0,1 t­¬ng øng 5% ®· lµm gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ thùc tÕ t¨ng 1.026 triÖu ®ång t­¬ng øng 6,1% G 1.026 ( c 100 100 6,1%). Nh­ vËy tèc ®é t¨ng cña gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ lín G0 16.800 h¬n tèc ®é t¨ng cña hiÖu suÊt ®¬n vÞ vËt liÖu, v× vËy doanh nghiÖp muèn t¨ng gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ th× ph¶i t¨ng hiÖu suÊt ®¬n vÞ vËt liÖu. 58
  58. Nh­ vËy tæng hîp ¶nh h­ëng c¸c nh©n tè ®Õn gi¸ trÞ s¶n l­îng hµng ho¸ t¨ng lµ 4.746 triÖu ®ång t­¬ng øng 28,25%. Doanh nghiÖp cÇn xem xÐt cã biÖn ph¸p sö dông ®ång bé c¸c yÕu tè thuéc qu¸ tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt ®Ó t¨ng s¶n l­îng s¶n phÈm. §Æc biÖt chó träng c¸c biÖn ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông n¨ng lùc cña m¸y mãc thiÕt bÞ s¶n xuÊt. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 2.6 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 2.6.1 Câu hỏi ôn tập 1. Nêu nội dung chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chung kết quả sản xuất về mặt quy mô của doanh nghiệp? 2. Trình bày phạm vi, ý nghĩa và phương pháp phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng. Chỉ rõ nguyên nhân đẫn đến việc doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng? 3. Ý nghĩa và phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm đối với những sản phẩm không phân chia thứ hạng (phẩm cấp)? 4. Trình bày các phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm đối với những sản phẩm có phân chia thứ hạng (phẩm cấp)? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp? Cho ví dụ minh hoạ? 5. Trình bày nội dung và phương pháp phân tích tình hình sử dụng lao động với kết quả sản xuất của doanh nghiệp về cả mặt số lượng, thời gian và năng suất? 6. Trình bày nội dung và phương pháp phân tích tình hình sử dụng nguyên, vật liệu của sản xuất trong doanh nghiệp với kết quả sản xuất? 7. Trình bày nội dung và phương pháp phân tích tình hình sử dụng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp trong quan hệ với kết quả sản xuất cả về số lượng, thời gian và công suất? 2.6.2 Bài tập vận dụng Bài số 1 Tài liệu về kết quả sản xuất của Công ty X trong năm N (triệu đồng). 59
  59. Kế Thực Chỉ tiêu hoạch hiện 1. Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất 16.796 22.881 2. Tổng giá trị sản xuất 19.990 25.726 3. Tổng giá trị sản lượng hàng hoá thực 15.560 20.780 hiện 21.350 25.890 4. Chi phí sản xuất kinh doanh Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm N của doanh nghiệp? 2. Xây dựng phương trình kinh tế biểu hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của doanh nghiệp? Tính toán và nêu ý nghĩa của hệ số sản xuất hàng hoá và hệ số tiêu thụ hàng hoá? 3. Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh trong mối liên hệ với kết quả sản xuất tổng giá trị sản xuất? Bài số 2 Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N (Triệu đồng) như sau: Kỳ Kỳ Chỉ tiêu phân gốc tích 1. Giá trị sản xuất 1.200 900 2. Giá trị sản lượng hàng hoá 960 540 2. Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 672 432 Yêu cầu: Vận dụng phương pháp thích hợp để phân tích ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến mức biến động chỉ tiêu “Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện” của doanh nghiệp trong năm N Bài số 3 Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm như sau: Kế Thực Chỉ tiêu hoạch hiện 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (tấn) 1.000 1.500 2. Tổng quỹ lương công nhân sản xuất 50 55 (triệu đồng) 3. Số công nhân sản xuất (người) 500 600 60
  60. Yêu cầu: Vận dụng phương pháp phân tích thích hợp để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng số lượng công nhân sản xuất của doanh nghiệp? Bài số 4 Tài liệu tại Công ty A trong năm N như sau: Số lượng (Cái) Đơn giá bán (1.000 đ) Tên sản Thứ hạng Kế phẩm chất lượng Kế hoạch Thực hiện Thực hiện hoạch Loại I 70 180 10 12 A Loại II 20 20 6 7 Loại III 10 - 4 - Loại I 70 135 6 8 B Loại II 30 15 5 5 Yêu cầu: 1. Phân tích tìmh hình hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng? 2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch về chất lượng sản phẩm? Bài số 5 Có tài liệu về tình hình sản xuất tại doanh nghiệp A trong năm N như sau (ĐVT: triệu đồng) Chi phí về sản phẩm Tên Tổng chi phí sản xuất hỏng sản Kỳ Kế Thực Kỳ Kế Thực phẩm trước hoạch hiện trước hoạch hiên X 750 800 1000 24 20 30 Y 275 300 500 6,325 6 7,5 Yêu cầu: 1. Đánh giá khái quát tình hình biến động chất lượng sản phẩm từng mặt hàng sản xuất kỳ phân tích so với kế hoạch, so với kỳ trước 2. Đánh giá tình hình biến động chất lượng chung cho các loại sản phẩm sản xuất kỳ phân tích so với kế hoạch, so với kỳ trước 61
  61. Bài số 6 Có tài liệu về tình hình sản xuất tại doanh nghiệp Tên sản phẩm Tỷ trọng chi phí Tỷ lệ phế phẩm Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A 40 60 3.05 3 B 60 40 2,1 2 Yêu cầu: Phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất của doanh nghiệp trên Bài số 7 Có tài liệu về tình hình sản xuất tại doanh nghiệp (ĐVT: 1.000 đồng) Giá thành SP Chi phí thiệt hại Tên sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A 500.000 600.000 10.000 15.000 B 300.000 330.000 9.000 9.900 Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động chất lượng sản phẩm ở Công ty Bài số 8 Tài liệu tại một doanh nghiệp trong kỳ: 1. Số lượng sản phẩm sản xuất và giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm: Giá thành sản xuất đơn vị Số lượng sản phẩm (cái) Sản phẩm sản phẩm (1000 đồng) Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này X 3.500 3.200 100 98 Y 6.600 6.300 40 41 Z 10.000 10.500 20 21 2. Chi phí sản phẩm hỏng trong định mức bình quân một sản phẩm (1000 đồng): 62
  62. Chi phí về sản phẩm hỏng bình quân Sản phẩm của một sản phẩm Kỳ trước Kỳ này X 0,8 0,9 Y 0,9 1,1 Z 0,5 0,8 Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp? 2. Vì sao việc thay đổi kết cấu sản lượng sản phẩm sản xuất lại ảnh hưởng đến tỷ lệ sai hỏng bình quân? Bài số 9 Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau: Đơn Kỳ phân Chỉ tiêu vị Kỳ gốc tích tính Triệu 1. Tổng Giá trị sản xuất 16.000 17.000 đồng 2. Tổng giá trị sản Nghìn 15.000.00 16.200.00 phẩm hàng hoá đồng 0 0 3. Tổng doanh thu tiêu Triệu 13.600 14.200 thụ sản phẩm đồng 2. Số lao động tham gia Người 1.300 1.400 sản xuất bình quân Yêu cầu: 1. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức tăng giảm tuyệt đối của Tổng giá trị sản xuất năm phân tích so với ảnh hưởng 2 nhân tố: Số lao động tham giá sản xuất bình quân và năng suất lao động bình quân 2. Sử sụng phương pháp số chênh lệch để phân tích mức tăng giảm tuyệt đối của Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá năm phân tích so với năm gốc theo ảnh hưởng các nhân tố phù hợp với tài liệu đã cho Bài số 10 Tài liệu tại doanh nghiệp X trong năm N: 63
  63. Kỳ Kỳ Chỉ tiêu trước phân tích 1. Tổng giá trị sản xuất năm 15.027.400 15.243.190 (Ngàn đồng) 2. Số công nhân sản xuất 315 310 bình quân năm (người) 3. Tổng số ngày công làm 83.790 việc thực tế (ngày) 86.180 4. Tổng số giờ công làm việc thực tế (giờ) 628.425 672.204 Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng công nhân trong kỳ phân tích so với kỳ trước 2. Phân tích tình hình sử dụng năng suất lao động của công nhân trong kỳ phân tích so với kỳ trước 3. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố thuộc về lao động tới sự thay đổi giá trị sản lượng kỳ phân tích so với kỳ trước. Bài số 11 Tài liệu tại doanh nghiệp X trong năm N: Kỳ Kỳ Chỉ tiêu trước phân tích 5. Tổng giá trị sản xuất năm 100 120 (Triệu đồng) 6. Số công nhân sản xuất bình 100 105 quân năm (người) 7. Số ngày công làm việc bình 264 280 quân của 1 CN (ngày) 8. Số giờ công làm việc bình 7 6,8 quân của 1 CN(giờ) Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình sử dụng năng suất lao động của 1 công nhân trong kỳ phân tích so với kỳ trước 2. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố thuộc về lao động tới sự thay đổi giá trị sản xuất kỳ phân tích so với kỳ trước. 64
  64. Bài số 12 Tài liệu tại Công ty X trong năm N như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Số công nhân sản xuất 200 190 bình quân (người) 2. Tổng số ngày làm việc 50.000 47.800 của công nhân sản xuất (ngày) 21.000 3. Tổng số ngày vắng, 22.000 ngừng việc( ngày) 900.000 4. Khối lượng sản phẩm sản 1.000.000 xuất (tấn) Yêu cầu: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng ngày công của doanh nghiệp Bài số 13 Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau: Đơn vị Kỳ phân Chỉ tiêu Kỳ gốc tính tích Nghìn 1. Giá trị sản lượng 32.135.900 34.510.000 đồng 2. Tổng giá trị vật Nghìn liệu sử dụng cho sản đồng 9.125.100 8.900.100 xuất 3. Tổng số giờ thiết Giờ bị tham gia vào sản 3.200.150 3.190.200 xuất 4 Tổng số giờ công Giờ lao động tham gia 810.250 930.150 sản xuất Yêu cầu: Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng các nhân tố sản xuất tới số chênh lệch giá trị sản lượng giữa kỳ thực hiện và kế hoạch 65
  65. TÓM TẮT CHƯƠNG 2: - Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu, chiến lược trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phân tích đánh giá xem xét tình hình sản xuất kinh doanh và các yếu tố của quá trình sản xuất để từ đó đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, để từ đó tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách cao nhất. - Phân tích kết quả sản xuất và các yếu tố quá trình sản xuất bao gồm: Đánh giá một cách chính xác khách quan tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất bao gồm số lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra qua đó thấy được mức độ hoàn thành và số chênh lệch tăng hay giảm. Từ đó tìm ra những nhược điểm tồn tại trong quá trình tổ chức sản xuất để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất. 66
  66. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Chương III gồm 6 nội dung: 3.1. Ý nghĩa và nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3.2. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm. 3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. 3.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá. 3.5. Phân tích các khoản mục giá thành. 3.6 Câu hỏi và bài tập vận dụng. Mục tiêu chung: Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về nội dung và ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặt khác học viên cũng nắm được các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm, mức hạ giá thành của các sản phẩm so sánh được và chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Nội dung và ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành toàn bộ sản phẩm. - Trình bày phương pháp phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm. - Trình bày chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của các sản phẩm so sánh được. - Trình bày chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá. - Phương pháp phân tích các khoản mục giá thành. 3.1. Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 67
  67. 3.1.1. Ý nghĩa: Giá thành sản phẩm biểu hiện bằng tiền của những hao phí sống và lao động vật chất kết tinh trong một khối lượng sản phẩm hoàn thành. + Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, tiến bộ kỹ thuật, trình độ sử dụng vốn. + Trong nền kinh tế hàng hóa cạnh tranh doanh nghiệp muốn tồn tại không ngừng nâng cao sức lao động phấn đấu hạ giá thành, hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa: . Là cơ sở giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh trên thị trường . Là cơ sở để doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận, tăng tích lũy. Góp phần nâng cao và cải thiện đời sống cho công nhân viên của doanh nghiệp trong việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Mục đích của các nhà quản trị kinh doanh là giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm do vậy các doanh nghiệp thường xuyên đánh giá phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về kế hoạch giá thành sản xuất của các sản phẩm và phân tích các khoản mục giá thành từ đó đưa ra các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành góp phần nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.1.2. Nội dung phân tích: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm nhiều nội dung khác nhau từ đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch đến đi sâu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm theo các góc độ khác nhau. Nội dung phân tích giá thành sản phẩm bao gồm: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về chi phí sản xuất cho 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. - Phân tích các khoản mục giá thành. 3.1.3. Nguồn tài liệu phân tích: Doanh nghiệp sử dụng tài liệu chủ yếu từ các sổ sách kế toán, kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể: 68
  68. - Kế hoạch về số lượng sản phẩm, giá trị sản lượng và giá thành đơn vị sp được doanh nghiệp xây dựng. - Các tài liệu thống kê tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm - Tập hợp các yếu tố chi phí để tính giá thành - Tài liệu về đánh giá chất lượng sản phẩm Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng các số liệu các thông tin kinh tế, thông tin về các mặt hàng mà doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh như giá cả, thị trường. 3.2. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH TOÀN BỘ SẢN PHẨM. 3.2.1. Mục đích phân tích: Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá sẽ góp phần bổ sung làm rõ hơn tình hình quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trên tổng thể. Qua đó các nhà quản lý biết được những thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 3.2.2. Phương pháp phân tích: Khi đánh giá chung tình hình chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá, để loại trừ ảnh hưởng quy mô sản xuất, cần cố định số lượng sản phẩm sản xuất ở kỳ thực tế rồi tính ra chỉ tiêu: “Tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá” như sau: n Q Z Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành  1i 1i i 1 x100 của toàn bộ sản phẩm hàng hoá n Q1i Z 0i i 1 Trong đó: - Q1n: Số lượng sản phẩm thứ i sản xuất kỳ thực tế. - Z0i; Z1i: Giá thành đơn vị công xưởng sản phẩm i kỳ kế hoạch; kỳ thực tế. Kết quả của chỉ tiêu trên sẽ cho biết mức độ thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp. Đó là: - Nếu kết quả trên nhỏ hơn 100%: chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, do vậy đã tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Khi đó chênh lệch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá sẽ mang dấu âm(-). Nghĩa là: 69