Giáo trình mô đun Truyền thông trong khuyến nông lâm

pdf 23 trang vanle 2271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Truyền thông trong khuyến nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_truyen_thong_trong_khuyen_nong_lam.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Truyền thông trong khuyến nông lâm

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRUYỀN THÔNG TRONG KHUYẾN NÔNG LÂM MÃ SỐ: MĐ-05 NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM Trình độ : Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nguồn lao động nông thôn và thực hiện thành công chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, được sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Cộng nghệ và Nông lâm Đông Bắc, tiến hành biên soạn tài liệu giảng dạy đào tạo nghề khuyến nông lâm nghề trình độ sơ cấp và daỵ nghề dưới 3 tháng. Giáo trình nghề khuyến nông lâm được biên soạn trên cơ sở chương trình khung dạy ngắn hạn nghề khuyến nông lâm do Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ biên soạn năm 2009 trong khuôn khổ chương trình VOCTECH hỗ trợ, được chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật thông tin từ những tiến bộ hkoa học kỹ thuật và kinh nghiệm đào tạo khuyến nông lâm của đội ngũ sư phạm Trường Cao đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trong những năm qua. Mô đun truyền thông trong khuyến nông lâm là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề khuyến nông lâm. Truyền thông là mô đun chuyên môn trong nghề khuyến nông lâm nhằm trang bị những kiến thức và huấn luyện kỹ năng truyền thông cho người học. Để hoàn thành bộ giáo trình chúng tôi nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Đồng thời nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý trong lĩnh vực khuyến nông của các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lao Cai, Quảng Ninh Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của tập thể giáo viên Trường Cao đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Phú Thọ Trong qúa trình biên soạn, chúng tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa chuyên môn của Nhà Trường và các ban đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Ban chủ nghiệm và các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn./. Xin chân thành cảm ơn/ Tham gia biên soạn 1) Hà Thị Minh Thu (Chủ biên) 2) Trần Quang Minh 3) Đặng Minh Tuấn
  4. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 Bài 1: Xác định nội dung thông tin truyền thông 7 Mục tiêu: 7 A. Nội dung chính: 7 1. Khái niệm truyền thông 7 2. Mục đích truyền thông 8 3. Đặc điểm truyền thông 8 4. Các yếu tố chính của quá trình truyền thông 8 4.1. Nguồn thông tin 8 4.2. Yêu cầu cơ bản của nội dung truyền thông 9 5. Giám sát việc thực hiện thông tin qua các giai đoạn 9 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 10 C. Ghi nhớ 10 Bài 2: Các hình thức truyền thông 11 Mục tiêu: 11 A. Nội dung: 11 1. Truyền thông bằng ấn phẩm 11 1.1. Tờ rơi 11 1.1.1. Khái niệm 11 1.1.2. Các loại tờ rơi và các kiểu thiết kế tờ rơi 12 1.2. Áp phích 12 1.3. Nông lịch treo tường 13 1.4. Báo chí 13 2. Truyền thông qua đài phát thanh địa phương 13 2.1. Mục đích 13 2.2. Các nguyên tắc viết truyền tin qua đài phát thanh 13 2.3. Xác định nội dung thông tin cần truyền đạt 13 2.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông 13 2.3.2. Xác định nội dung và cách viết tin bài trong truyền thông 14 2.4. Hướng dẫn việc thực hiện truyền tin qua loa đài 14 3. Truyền thông qua băng, đĩa hình 15 3.1. Đục đích 15 3.2. Nguyên tắc sử dụng 15
  5. 5 3.3. Các bước thực hiện truyền thông qua băng, đĩa hình 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16 C. Ghi nhớ 16 Bài 3. Kỹ năng viết tin truyền thông 17 Mục tiêu: 17 A. Nội dung: 17 1. Các yếu tố hình thức của ấn phẩm 17 1.1. Kết cấu 17 1.2. Ngôn ngữ 17 2. Nguyên tắc cơ bản của viết tin 17 3. Viết tin bài truyền thông qua ấn phẩm 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18 C. Ghi nhớ 19 I. Vị trí, tính chát của mô đun: 20 II. Mục tiêu: 20 III. Nội dung chính của mô đun: 20 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 21 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 21 VI. Tài liệu tham khảo 22
  6. 6 MÔ ĐUN: TRUYỀN THÔNG TRONG KHUYẾN NÔNG LÂM Mã mô đun: MĐ- 05 Mô đun Truyền thông giới thiệu nội dung truyền thông, các hình thức truyền thông khác nhau có thể áp dụng ở địa phương, cách sử dụng các phương tiện truyền thông cũng như kỹ năng viết đoạn tin truyền thông nhằm thuyết phục người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động có lợi cho cộng đồng. Học xong mô đun này học viên có khả năng: 1) Lựa chọn các hình thức/hoạt động/công cụ truyền thông phù hợp với điều kiện thực tế để thiết kế các sản phẩm truyền thông đó; 2) Tổ chức thực hiện thành công các hoạt động truyền thông đã đề xuất; 3) Rút ra những bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động truyền thông; Mô đun này sử dụng các phương pháp tập huấn phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Học viên sẽ học những nội dung lý thuyết cơ bản sau đó thực hành để có thể thực hiện công việc.
  7. 7 Bài 1: Xác định nội dung thông tin truyền thông Mục tiêu: - Trình bày khái niệm, mục đích, đặc điểm và các yếu tố chính trong quá trình truyền thông; - Lựa chọn và biên soạn một nội dung truyền thông ngắn gọn, rõ ràng và cần thiết phù hợp với khả năng nhận thức của người dân cho một chủ đề được quan tâm ; - Có ý thức trách nhiệm với công việc được giao, có lòng say mê, hiểu biết, trung thực A. Nội dung chính: 1. Khái niệm truyền thông Nói đến khuyến nông là nói giáo dục đào tạo, là thông tin, tuyên truyền. Để chuyển tải nhanh chóng các thông tin đến người dân giúp họ nâng cao trình độ dân trí, tiến hành sản xuất, xây dựng và phát triển nông thôn thì truyền thông khuyến nông có vai trò vô cùng quan trọng. Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin từ người này Hình 01 : Trao đổi thảo luận qua bản tin trong cộng đồng đến người khác một cách trực tiếp hay thông tin qua các phương tiện, thiết bị thông tin. Thông tin là những kiến thức, những hiểu biết về sự thay đổi trong cuộc sống lao động sản xuất, thậm trí là những ý tưởng có được do tư duy, do cảm nhận khách quan hoặc do sự giao lưu trao đổi của con người. Giữa thông tin và truyền thông có điểm khác nhau: - Thông tin là phương tiện giao tiếp, phát triển sản xuất, phát triển cộng đồng. - Sản xuất phát triển, đời sống càng tăng cao, nhu cầu thông tin đòi hỏi càng cao và có tính cập nhật.
  8. 8 - Truyền thông 1 chiều nhiều khi mang tính áp đặt, hiệu quả không cao - Truyền thông có hiệu quả tốt phải là truyền thông 2 chiều (Truyền tin phải mang tính phản hồi của người nhận thông tin) Ví dụ : - Thông tin đại chúng: Là phương pháp truyền bá bằng các phương tiện thông tin như: đài, băng cát - sét, phim, ti vi, video, - Các phương tiện nhìn đọc: Sách, báo, tập chí, tranh ảnh, những tờ rơi, tờ gấp, poster, pano áp phích, mẫu vật, triển lãm, quảng cáo hay hội thi, Internet. - Phương tiện nghe : Đài phát thanh, loa đài truyền thanh xã, thôn, xóm 2. Mục đích truyền thông - Đưa thông tin đến cho người dân để nâng cao hiểu biết về các tiến bộ kỹ thuật mới, những kinh nghiệm trong sản xuất, các kiến thức về quản lý, kinh tế, thị trường nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, khoa học kỹ thuật công nghệ giữa nông dân với cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhà khoa học. - Giúp người dân áp dụng vào thực tế sản xuất, có khả năng làm độc lập công việc. 3. Đặc điểm truyền thông - Kỹ thụât đơn giản và dễ làm, tính khả thi cao, cần được phổ biến rộng rãi. Truyền thông tin nhanh đến người nông dân. - Thông tin đã được khẳng định trong thực tế. Nằm trong những ưu tiên phát triển kinh tế, kỹ thuật của địa phương. Thông tin nhanh. - Phục vụ được nhiều người trong cùng một lúc. Linh hoạt trong mọi nơi, mọi lúc, chi phí thấp - Không làm thay đổi được công việc người cán bộ khuyến nông. Chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. ( Người nông dân có thể tiếp thu được thông tin qua các giác quan với khả năng tiếp thu như sau: Quan sờ, nếm, ngửi : 10%; Qua nghe thấy: 15 %; Qua nhìn thấy: 75%) 4. Các yếu tố chính của quá trình truyền thông 4.1. Nguồn thông tin - Nguồn thông tin: Tính chuẩn xác và tính thuyết phục của nguồn thông tin đến nông dân có thể là cá nhân hay một nhóm hay một tổ chức tham gia trong quá trình truyền thông - Nội dung thông tin cần có tính chuẩn xác, cập nhật, cấp thiết có tác dụng thúc đẩy kết quả hoạt động truyền thông
  9. 9 - Kênh thông tin: Có thể áp dụng các phương tiện nghe nhìn, đọc, viết Thực hiện thông tin 2 chiều đối với người dân có thể trao đổi trực tiếp, đơn thư, nêu giải đáp thắc mắc . - Người nhận thông tin: Có thể từ 1 hay nhiều nguồn cung cấp, có thể 1 hay nhiều chiều nhưng cần xử lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương 4.2. Yêu cầu cơ bản của nội dung truyền thông - Có tác dụng động viên người dân đẩy mạnh sản xuất. Đưa ra lời khuyến cáo đúng lúc, đúng chỗ. - Chia sẻ kinh nghiệm với nông dân ở những địa phương khác, phải sát thực, phù hợp với địa phương. - Được nhiều người biết đến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Có khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất. Chú ý: - Các bản tin truyền thông cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một lượng thông tin để cho người nông dân được nhớ lâu và nhớ kỹ. - Củng cố lòng tin của nông dân với một vấn đề cần được quan tâm. - Các thông tin phải kịp thời, chính xác, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. - Thông tin phải đơn giản, cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu, dễ áp dụng. - Có sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc/ người nghe (như sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh, ví dụ Hình 02 : Chuẩn bị nội dung truyền thông minh hoạ ) Ví dụ: - Nghe bản tin thời sự được đưa tin trên đài chuyên đề Nhà nông làm giàu. - Chương trình truyền hình “Bạn của nhà nông trên VTV1 buổi sáng”. 5. Giám sát việc thực hiện thông tin qua các giai đoạn - Xây dựng kế hoạch giám sát trên cơ sở các hoạt động truyền thông - Xây dựng phiếu điều tra đánh giá;
  10. 10 - Tổng hợp kết quả thông tin truyền đạt đến người dân, điều chỉnh bổ sung thông tin kịp thời. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Thảo luận nhóm liệt kê các phương tiện thông tin đại chúng mà anh/ chị đã được thu nhận: - Mỗi cá nhân ghi trên phiếu kỹ năng các loại phương tiện thông tin. - Phân nhóm, mỗi nhóm 3 người thực hiện công việc xác định nhu cầu cần thông tin. - Nhóm hoàn thành công việc dự thảo nội dung thông tin cho 1 chủ đề. Trình bày trước nhóm nội dung thông tin. C. Ghi nhớ - Phân biệt được giữa thông tin và truyền thông - Phân biệt được các phương pháp truyền thông đang sử dụng hiện nay trong khuyến nông lâm.
  11. 11 Bài 2: Các hình thức truyền thông Mục tiêu: - Trình bày và phân biệt được các hình thức truyền thông, các nguyên tắc sử dụng phương tiện nghe nhìn, tuyên truyền bằng tờ rơi và các nguyên tắc truyền thông qua đài truyền thanh địa phương trong phương pháp khuyến nông lâm; - Lựa chọn và áp dụng các hình thức truyền thông phù họp với khả năng và điều kiện của nguời dân địa phương; - Sử dụng được phương tiện truyền thông để truyền thông nhanh, kịp thời, hiệu quả cho người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp; - Có tinh thần trách nhiệm, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, có kỹ năng truyền đạt, sáng tạo và làm việc độc lập, có hiệu quả. A. Nội dung: 1. Truyền thông bằng ấn phẩm 1.1. Tờ rơi 1.1.1. Khái niệm Tờ rơi là tài liệu kỹ thuật được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và kèm theo hình vẽ và tranh ảnh rõ nét dùng để hướng dẫn nông dân cách làm một việc cụ thể nào đó. - Thông tin viết trên tờ rơi, tài liệu cần - Truyền thông tin, gây cảm hứng, tạo động lực và khuyến khích hành động cho số đông người xem. - Tờ rơi cần đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và được thể hiện các màu sắc cần lưu ý. Ví dụ: + Xem tờ rơi được chuẩn bị về kỹ thuật chăn nuôi lợn tăng trọng. + Xem tờ rơi kỹ thuật trồng ngô lai Baiôxy. + Xem tờ rơi về kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây ăn quả. - Tờ rơi được coi trọng và sử dụng nhiều trong tập huấn kỹ thuật nhằm hỗ trợ giúp nông dân học tập và đối chiếu áp dụng trong thực hành sản xuất của mỗi hộ gia đình. - Lôi cuốn được sự chú ý, tạo lòng tin của người dân trong việc tiếp nhận các thông tin trên tờ rơi, tài liệu kỹ thuật. - Nhấn mạnh được những điểm quan trọng nhất trong tờ rơi. - Đọc dễ dàng, dễ cảm nhận, nhìn thích thú.
  12. 12 - Tạo cảm giác cho người dân quan tâm, những vấn đề bức xúc người dân đang cần đến nội dung tờ rơi. 1.1.2. Các loại tờ rơi và các kiểu thiết kế tờ rơi a. Lựa chọn nội dung tờ rơi - Thể hiện bằng hình vẽ hoặc chữ viết sao cho nổi bật, rõ ràng. - Chủ đề thích hợp, lôi cuốn người dân quan tâm, chú ý. - Nội dung cần cô đọng, hấp dẫn, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng, gây sự chú ý. - Khổ giấy tờ rơi vừa phải, lưu trữ và bảo quản được lâu dài trong quá trình sử dụng. Ví dụ: - Tờ rơi thường có kích thước 20 x 12 cm, được thiết kế gồm 2 hoặc 3 trang, nội dung thể hiện trên 2 mặt, chữ viết cần rõ khổ chữ 16 cm. - Tiện lợi cho việc cất trữ, bảo quản và sử dụng khi cần thiết. b. Phương pháp lựa chọn - Lựa chọn nội dung phù hợp, quan tâm đến trình độ đọc hiểu của bà con nông dân đang cần quan tâm (những đặc điểm, hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới sát hợp với thực tế địa phương). - Một số chủ đề cần quan tâm của người dân (thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm, phát triển kinh tế hộ gia đình ). - Tập trung chủ đề hướng dẫn sử dụng một số chế phẩm mới, công nghệ sinh học 1.2. Áp phích Thường được dùng để tuyên truyền cho một sự kiện nào đó và củng cố thông tin mà nông dân nhận được từ những phương tiện khác. Áp phích nên được dán ở nơi có đông người qua lại. áp phích chỉ có tác dụng hấp dẫn một người khi nó Hình 03. Giới thiệu áp phích, nông lịch treo tường được viết đơn giản, ngắn gọn và trình bày đẹp. 1.3. Nông lịch treo tường
  13. 13 Dùng thông báo cho dân biết thời vụ canh tác các loài cây khác nhau, cách phòng chống các loài sâu bệnh xảy ra trong năm và thông tin về nhiều loài cây/ con khác nhau. 1.4. Báo chí Hiện nay ở nông thôn nước ta, báo chí chưa được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Tuy nhiên, tại văn phòng khuyến nông khuyến lâm, bạn có thể đọc và sưu tầm những bài viết về nông lâm nghiệp để khi có điều kiện thì phổ biến cho nông dân biết. 2. Truyền thông qua đài phát thanh địa phương 2.1. Mục đích - Thông tin được truyền tải đến nông dân, kịp thời, ít tốn kém. Người dân được lắng nghe hàng ngày, cả trong thời gian làm việc hoặc đang nghỉ ngơi. - Nội dung được cụ thể bằng âm thanh có tính thuyết phục cao, nhanh hơn các phương tiện thông tin khác. Thông tin luôn được cập nhật hàng ngày. Ví dụ : Thông tin về sâu bệnh dịch hại, kế hoạch phun thuốc, tiêm phòng cho trẻ nhỏ, hội họp - Những người không biết đọc hoặc biết đọc ít cũng có thể được tiếp thu những thông tin về khuyến nông lâm, về sản xuất và đời sống ở địa phương. - Các chương trình truyền thanh được quan tâm có thể ghi vào băng cátset và được người dân nghe lại trong thời gian thích hợp, tăng được số lượng người nghe. Chú ý: Người phát thanh phải là người địa phương có giọng nói địa phương hấp dẫn, rõ ràng. - Cần phát thanh vào những thời điểm được mọi người có điều kiện nghe được. - Người phát thanh phải có kinh nghiệm thu hút sự chú ý của người nghe 2.2. Các nguyên tắc viết truyền tin qua đài phát thanh - Thông tin đưa đến cho người dân cần ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng. Đảm bảo tính chính xác, nhanh nhạy, hấp dẫn. - Không dùng từ quá hoa mỹ, cắt chuyển ý rõ ràng để người nghe có thể hiểu được. - Bài viết cần được xem xét, chỉnh sửa trước khi gửi đi truyền tin trên đài. - Tạo cho bà con nông dân có thói quen nghe đài, ham muốn nhận được thông tin từ nghe đài. 2.3. Xác định nội dung thông tin cần truyền đạt 2.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông - Nắm bắt tình hình thực tiễn, nhu cầu, nội dung cần cung cấp thông tin cho người dân.
  14. 14 - Tiếp nhận các thông tin, xác định đối tượng cần cung cấp tin. - Lựa chọn nội dung đưa tin phù hợp với nhận thức của người dân. 2.3.2. Xác định nội dung và cách viết tin bài trong truyền thông Bước 1. Thu thập thông tin và viết nội dung tuyên truyền - Tiếp nhận, phát hiện nội dung đề tài cho một bài viết. - Xác định chủ đề, mục đích yêu cầu của bài viết. - Xác định đối tượng, phạm vi, môi trường tiếp xúc. - Chuẩn bị những thiết bị, phương tiện cho chuyến đi thực tế (sổ tay, máy ảnh, máy ghi âm, máy ảnh ). - Tham khảo các tài liệu, một số nội dung, bài viết có liên quan. Bước 2. Kế hoạch, phương thức thực hiện - Xây dựng kế hoạch viết bài đưa tin: Mục tiêu của bài viết, thời gian hoàn thành, các hoạt động, số lượng trang, nội dung bài viết, kết cấu và dự toán kinh phí. - Quan sát, tiếp xúc, thu tập thông tin, xử lý các số liệu, chụp ảnh, ghi âm, phỏng vấn. - Ghi chép, suy đoán so sánh các thông tin. - Kiểm tra lại thông tin, thiết lập mối quan hệ cho lần lấy tin sau. Bước 3. Thực hiện, hoàn thiện thông tin viết bài - Chọn lựa điểm mấu chốt, nội dung, vấn đề và xác định ngôn từ văn phong. - Chuẩn bị các số liệu, bảng số liệu, ảnh chụp đưa vào bài viết tin. - Hoàn thiện bài viết tin theo kế hoạch, mục tiêu, nội dung chuyên đề đã lựa chọn và kiểm tra tính phù hợp. 2.4. Hướng dẫn việc thực hiện truyền tin qua loa đài - Chọn thời gian phát thanh cho thích hợp thường vào buổi sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều tối. - Nắm được quy trình vận hành và sử dụng máy truyền thanh, khởi động máy. - Sử dụng micro trong việc đọc bản tin. - Ngắt máy sau khi kết thúc truyền tin trên đài. - Kỹ năng đọc tin trên đài truyền thanh - Thông tin được truyền đến người dân phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. - Giọng đọc có sức truyền cảm, lôi cuốn người nghe. - Diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu. 3. Truyền thông qua băng, đĩa hình 3.1. Đục đích
  15. 15 - Là phương tiện truyền thông được truyền đi trên diện rộng tới nhiều đối tượng, nhiều người trong một thời gian ngắn; - Kết hợp băng hình với âm thanh, thông tin được đưa đến người dân một cách sinh động, nhanh chóng kể cả những người không hiểu thông qua hình ảnh cụ thể. - Người dân được tiếp cận, được ghi nhớ lâu, kết hợp cả nghe và nhìn nên có tính hấp dẫn và thuyết phục cao; - Thích hợp với truyền bá thông tin và giảng dạy khuyến nông, trình diễn mô hình, hội thảo đầu bờ, trình diễn phương pháp, tập huấn 3.2. Nguyên tắc sử dụng - Tiếp cận được và biết sử dụng các phương tiện phương tiện truyền thông tin như có radio hoặc tivi, casét, băng, đĩa hình có nội dung phù hợp. - Các nội dung truyền thông tin phải được trình bày hấp dẫn, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu phù hợp với nội dung quan tâm của người dân. - Nội dung băng, đĩa hình phải phù hợp với trình độ và hiểu biết của người dân lựa chọn. 3.3. Các bước thực hiện truyền thông qua băng, đĩa hình Bước 1. Xác định nội dung - Lựa chọn thông tin phù hợp với nhu cầu của người dân; - Xác định nội dung, chủ đề nhu cầu thông tin cần quan tâm từ người dân; - Phù hợp với điều kiện kinh tế, thực tế sản xuất của địa phương. Ví dụ: Lựa chọn được băng đĩa hình truyền thông kỹ thuật trồng cây vải vùng đất dốc. Bước 2. Thông báo cho cộng đồng - Nội dung truyền thông - Thông báo thành phần tham gia: Người dân trong thôn bản, cộng đồng; người quan tâm đến tình hình sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật; người không biết đọc, hiểu biết còn hạn chế. - Địa điểm: Nhà văn hoá thôn bản, nhà cộng đồng, trưởng thôn; câu lạc bộ hội, nhóm người sở thích; nhà dân thoáng mát, có đủ phương tiện, nơi ngồi xem phù hợp. - Thời gian: Thời gian rỗi rãi, sau vụ thu hoạch, không ảnh hưởng đến sản xuất. - Công việc hàng ngày không bận rộn. - Kết hợp phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật hoặc đưa thông tin mới cần thiết đến cho người dân. Bước 3. Tổ chức thực hiện - Ổn định nơi tham gia; - Vận hành thiết bị, phương tiện nghe nhìn;
  16. 16 - Sao chép đĩa băng hình có nội dung phù hợp; - Chuẩn bị đĩa băng hình có nội dung phù hợp mục đích truyền thông; - Băng hình, đĩa hình, đầu máy được kiểm tra trước khi vận hành; - Màn hình, thiết bị phù trợ cần đầy đủ và được kiểm tra; - Vận hành máy, người dân được xem nội dung của băng, đĩa hình. Kết hợp giải thích những vấn đề người dân chưa được hiểu rõ; - Thảo luận với người dân nội dung cuốn băng, đĩa hình đã được xem. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Tình huống: Để thực hiện công tác tuyên truyền kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trong trận rét đậm, rét hại năm 2007 - 2008 vừa qua đã ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Trạm khuyến nông lâm huyện K đã xây dựng kế hoạch phổ biến kỹ thuật kết hợp sản xuất tờ rơi hướng dẫn người dân kỹ thuật làm mạ trên nền cứng. C. Ghi nhớ Phân biệt được tờ rơi với Pano, áp phích, quảng cáo
  17. 17 Bài 3. Kỹ năng viết tin truyền thông Mục tiêu: - Giải thích các yếu tố tạo nên nội dung và hình thức của các ấn phẩm truyền thông; - Vận dụng nguyên tắc cơ bản của viết tin cho một chủ đề cụ thể mà người dân quan tâm . - Lựa chọn chủ đề và viết một đoạn tin để truyền thông. - Có tinh thần trách nhiệm, trung thực đảm bảo tính khoa học A. Nội dung: 1. Các yếu tố hình thức của ấn phẩm 1.1. Kết cấu Thông tin có kết cấu tốt khi có khả năng giúp người nông dân tiếp nhận các thông tin một cách nhanh nhất, hợp lý và đầy đủ 1.2. Ngôn ngữ - Đảm bảo tính chính xác, khách quan - Tiết kiệm, ngắn gọn - Tính phổ cập - xã hội, giản dị dễ hiểu theo cach nói của nông dân, tiến địa phương. 2. Nguyên tắc cơ bản của viết tin - Xuất phát từ nhu cầu người đọc: + Người đọc ít có thời gian + Người đọc cần thông tin rõ, mạnh + Người đọc không chấp nhận tin sai, tin khó hiểu + Người đọc chỉ thích cái mình cần. - Nội dung tin - Nội dung bài viết đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện + Có kết cấu chặt chẽ. Thông tin phải phù hợp với những điều nghe được từ cán bộ khuyến nông hoặc các phương tiện nghe nhìn khác. + Chính xác, nhanh ngạy, xúc tích + Cắt đoạn chuyển ý rõ ràng để người đọc có thể hiểu ddwwocj khi vừa nghe tin + Không dùng từ hoa mỹ.
  18. 18 + Nội dung của một tin cần trả lời được câu hỏi: Việc gì? Ai làm? Ở đâu? Khi nào? Tại sao và như thế? - Phương thức làm tin, kết cấu tin 3. Viết tin bài truyền thông qua ấn phẩm Bước 1. Thu thập thông tin và viết nội dung truyền thông - Tiếp nhận, phát hiện nội dung đề tài cho một bài viết. - Xác định chủ đề, mục đích yêu cầu của bài viết. - Xác định đối tượng, phạm vi, môi trường tiếp xúc. - Chuẩn bị những thiết bị, phương tiện cho chuyến đi thực tế (sổ tay, máy ảnh, máy ghi âm, máy ảnh ). - Tham khảo các tài liệu, một số nội dung, bài viết có liên quan. Bước 2. Kế hoạch, phương thức thực hiện - Xây dựng kế hoạch viết bài đưa tin. - Quan sát, tiếp xúc, thu tập thông tin, xử lý các số liệu, chụp ảnh, ghi âm, phỏng vấn. - Ghi chép, suy đoán so sánh các thông tin. - Kiểm tra lại thông tin, thiết lập mối quan hệ cho lần lấy tin sau. Bước 3. Thực hiện, hoàn thiện thông tin viết bài - Chọn lựa điểm mấu chốt, nội dung, vấn đề và xác định ngôn từ văn phong. - Chuẩn bị các số liệu, bảng số liệu, ảnh chụp đưa vào bài viết in. - Hoàn thiện bài viết tin theo kế hoạch, mục tiêu, nội dung chuyên đề đã lựa chọn và kiểm tra tính phù hợp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Tình huống: Trong năm 2007 dịch hại đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đã gây thiệt hại đến chăn nuôi của người dân ở nhiều nơi nhất là dịch hại H5N1. Thực hiện: Thực hành biên soạn một bản tin có nội dung kỹ thuật phòng chống dịch chăn nuôi gia cầm. - Phân nhóm, mỗi nhóm 3 người thực hiện công việc thảo luận một nội dung ngắn theo chủ đề lựa chọn. - Hoàn thành bản tin ngắn theo chủ đề. Liệt kê các nội dung cần thông tin tuyên truyền trên thẻ kỹ năng. - Viết trên giấy A0 và trình bày trước lớp nội dung bản tin tuyên truyền qua đài (hiện trường giả định có đầy đủ trang thiết bị truyền tin).
  19. 19 C. Ghi nhớ - Phân biệt truyền thông qua đài phát thanh địa phương với chương trình của đài tiếng nói Việt nam. - Phân biệt truyền thông qua đài phát thanh với truyền thông các đĩa, băng hình.
  20. 20 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chát của mô đun: Mô đun Truyền thông trong khuyến nông lâm là một trong những mô đun nằm trong chương trình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm trang bị những kiến thức và huấn luyện kỹ năng cho người học về cách thức truyền thông và sử dụng các phương tiện truyền thông cũng như kỹ năng viết đoạn tin truyền thông nhằm thuyết phục người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động có lợi cho cộng đồng. Mô đun có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác như: Lập kế hoạch khuyến nông lâm; Tổ chức tập huấn, hội thảo và mô đun thực hiện các hoạt động trình diễn trong khuyến nông lâm. Mô đun này được bố trí sau khi học xong 3 mô đun trên. - Tính chất: Là một phương pháp khuyến nông lâm nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân thông qua hoạt động truyền thông. Phổ biến kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật đến đông đảo người dân , nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm tăng thu nhập bằng chính mô hình sản xuất của gia đình hộ dân. II. Mục tiêu: - Lựa chọn các hình thức/hoạt động/công cụ truyền thông phù hợp với điều kiện thực tế để thiết kế các sản phẩm truyền thông đó. - Tổ chức thực hiện thành công các hoạt động truyền thông đã đề xuất đến đúng với đối tượng mục tiêu nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức của họ. - Có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, dám nghĩ, dám làm trong phát triển sản xuất. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Xác định nội dung Tích Phòng MĐ 05-01 thông tin truyền hợp học 16 3 12 1 thông Các hình thức truyền Tích Phòng thông hợp học MĐ 05-02 18 5 12 1 Hiện trường
  21. 21 Kỹ năng viết truyền Tích Phòng thông hợp học MĐ 05-03 16 5 9 1 Hiện trường Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 54 13 37 7 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài tập làm theo nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để đảm bảo các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào hoạt động nhóm và hiểu được phương pháp làm và nắm bắt tốt kết quả làm việc nhóm. Phương pháp chia nhóm tùy theo giảng viên; sau khi chia nhóm xong các nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký. Vị trí trưởng nhóm và thư ký được bầu sao cho mọi thành viên trong nhóm đều được đóng vai các vị trí này nhằm tạo cơ hội học hỏi cho mọi người. Thời gian thực hiện mỗi bài tập là: 20- 30 phút. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết đúng các loại thông tin truyền - Đối chiếu với mục tiêu bài dạy thông. - Những yếu tố chính và yêu cầu nội - So sánh với công cụ đánh giá theo dung cơ bản của thông tin truyền thông. phiếu phân tích công việc. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhu cầu người đọc/sự cần thiết - Đối chiếu với thực tế - Nội dung tin - Đối chiếu với nội dung giảng dạy phần yêu cầu của tin - Thực hiện các bước trong truyền - Đối chiếu với bài giảng thông qua đài truyền thanh - Kỹ năng truyền thông - Nghe, phân tích và đối chiếu với các kỹ năng truyền thông
  22. 22 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhu cầu người đọc/sự cần thiết - Đối chiếu với thực tế - Nội dung tin - So sánh với yêu cầu của viết tin - Kết cấu tin - So sánh với yêu cầu của viết tin - Độ chính xác - So sánh với yêu cầu của viết tin VI. Tài liệu tham khảo 1. Băng hình của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2006-2007. 2. Trung tâm khuyến nông Quốc gia - năm 2007 - Lập kế hoạch khuyến nông cơ sở và xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia 3. Phương pháp khuyến nông có sự tham gia (Tài liệu tham khảo dùng để đào tạo khuyến nông viên huyện, xã). 4. Bản thiết kế kỹ thuật xây dựng mô hình trình diễn. 5. Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia 6. Hà Thị Minh Thu - 2010 - Bài giảng khuyến nông lâm - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc 7. NguyễnThành Vân và Nguyễn Quang Chung - 2010 - Tuyên truyền trong khuyến Nông lâm - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
  23. 23 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Kế Tiếp, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Phùng Nhuệ Giang - Trưởng phòng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Ông Nguyễn Viết Khoa - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.