Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 6: Phân tích các hệ số tài chính

pdf 74 trang vanle 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 6: Phân tích các hệ số tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_tai_chinh_chuong_6_phan_tich_cac_he_so_t.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 6: Phân tích các hệ số tài chính

  1. BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Chương 6 PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
  2. • Nội dung chính: • MỤC TIÊU PHÂN TÍCH • TÀI LIỆU PHÂN TÍCH • PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN • PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH • PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI
  3. 1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH • ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DN. • ĐÁNH GIÁ MỨC SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP • ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA DN.  QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ
  4. 2. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH 1.Bảng cân đối kế toán (B01 - DN) 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( B02 - DN) 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( B03 - DN) 4. Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính ( B09 – DN)
  5. 3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN • Khả năng thanh toán là khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ . • Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao với nợ ngắn hạn. • Tài sản thanh khoản cao là loại tài sản có thể chuyển thành tiền nhanh chóng mà giá không bị giảm
  6. 3.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) • Công thức Taì sản ngắn hạn KHH = Nợ ngắn hạn Nội dung : Sẽ có bao nhiêu đồng được chuyển hóa từ tài sản ngắn hạn để thanh toán cho một đồng nợ phải trả vào năm tới.
  7. Đánh giá : • KHH càng lớn khả năng toán càng đươc đánh giá cao, tối thiểu KHH > 1 • Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán cần phải so sánh : - KHH của doanh nghiệp với KHH trung bình nghành hoặc KHH của doanh nghiệp cùng nghành. - KHH cuối năm nay với cuối các năm trước.
  8. • Chú ý : Khi so sánh KHH cuối năm với KHH đầu năm, nếu thấy hệ số thanh toán hiện hành giảm đấy là dấu hiệu cho thấy có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn do tài sản ngắn hạn không thể chuyển hóa thành tiền ( hàng không bán được, nợ không đòi đươc) làm cho nợ ngắn hạn tăng với tốc độ cao hơn tài sản ngắn hạn.
  9. Ví dụ : Khả năng thanh toán hiện hành của ABC cuối năm N-1 và năm N Đầu năm N-1 = 10.950/8.510 = 1,29 Cuối năm N-1 = 10.750/8.650 = 1,24 Cuối năm N = 11.450/ 8.450 = 1,36 Trung bình nghành = 1,5
  10. • Nhận xét : So với các thời điểm cuối các năm trước, hệ số khả năng thanh toán hiện hành cuối năm N cao hơn và lớn hơn một ( >1). • Năm tới tổng số nợ ABC phải thanh toán là: 8,45 tỷ đồng, tổng số tiền có thể nhận được từ việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn là : 11,45 tỷ đồng, gấp 1,36 lần nợ phải trả. Do vậy ABC có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ trong năm tới • So với mức trung bình nghành, KHH của ABC thấp hơn, tuy vậy mức chênh lệch không lớn, do vậy khả năng thanh toán vẫn được đánh giá tốt.
  11. • Những hạn chế của hệ số khả năng thanh toán hiện hành : 1. Số liệu sử dụng để tính hệ số là số thời điểm, nhà quản trị có thể chủ động điều chỉnh để có hệ số mong muốn. Ví dụ : Trước khi khóa sổ để lên bảng cân đối doanh nghiệp thu hồi các khoản cho nhân viên vay để trả bớt nợ vay ngắn hạn hoặc trì hoãn mua hàng trả chậm 2. Giá trị của tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối là không chắc chắn, nếu hàng tồn kho không tiêu thụ được do lỗi mốt, hết thời hạn sử dụng thì giá trị thực tế nhận được là không đáng kể.
  12. 3. Chưa xem xét tới nguồn tiền doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài như : hạn mức tín dụng chính thức chưa sử dụng. 4. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của KHH mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và tính thanh khoản của tồn kho và nợ phải thu.
  13. 3.1 Khả năng thanh toán nhanh (Acid – test Ratio) • Tỷ số khả năng thanh toán nhanh được tính bằng cách trừ hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác khỏi tài sản ngắn hạn và chia cho nợ ngắn hạn. TS ngắn hạn – Hàng tồn kho – TSNH khác K TT nhanh = Nợ ngắn hạn Tiền + ĐT ngắn hạn + Nợ phải thu KTT nhanh= Nợ ngắn hạn
  14. 2 lý do để trừ hàng tồn kho và TSNH khác: • Thứ nhất : Tồn kho và TS khác là tài sản có tính thanh khoản kém nhất trong tài sản ngắn hạn. • Thứ hai : Giá trị của hàng tồn kho trên bảng cân đối là không chắc chắn, chúng sẽ bị giảm giá nhiều khi lỗi thời hoặc hết thời hạn sử dụng. • Nội dung kinh tế: KTT nhanh cho biết một đồng nợ phải trả vào năm tới được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất.
  15. • Đánh giá : • KTT nhanh > 1 doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ mà không cần thanh lý hàng tồn kho • KTT nhanh <1 doanh nghiệp sẽ không thanh toán được nợ nếu tồn kho không chuyển được thành tiền. Cần phải kiểm tra kỹ chất lượng và tính thanh khoản của hàng tồn kho. • Để đánh giá chính xác cần phải so sánh với KTT nhanh của doanh nghiệp với mức trung bình nghành hoăc doanh nghiệp cùng nghành
  16. KTT nhanh của ABC : • Đầu năm N-1 = (840+200+3.500)/8.510 = 0.54 • Cuối năm N-1 = ( 1.000 +0 +3.500)/8.650 = 0.52 • Cuối năm N = (1.500+0+2.470)/8.450 = 0,47 • Trung bình nghành = 0,7 Nhận xét : Hệ số khả năng thanh toán nhanh của ABC thấp hơn mức trung bình nghành. Nếu nợ phải thu của ACB được thu hồi toàn bộ, thì ABC cũng chỉ thanh toán được 47% số nợ phải trả vào năm tới, 53% còn lại phải thanh toán từ tiền thanh lý hàng tồn kho. Cần phải thẩm tra kỹ chất lượng và tính thanh khoản của hàng tồn kho .
  17. 5.3 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Hệ số vòng Giá vốn hàng bán quay hàng = tồn kho Tồn kho bình quân Tồn kho bình quân Thời gian luân chuyển hàng = tồn kho GVHB bình quân ngày
  18. • Nội dung kinh tế : • Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho biết trong kỳ hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu vòng. • Thời gian luân chuyển hàng tồn kho cho biết khoảng thời gian từ lúc mua nguyên liệu hoặc hàng hóa cho tới khi thành phẩm, hàng hóa được tiêu thụ là bao nhiêu ngày. Khoảng thời gian này bao gồm thời gian dự trữ vật tư, thời gian sản xuất và thời gian dự trữ thành phẩm chờ tiêu thụ.
  19. • Vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc các yếu tố sau : • Tính chất của sản phẩm và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. • Các doanh nghiệp có chu kỳ sx dài : xây dựng, đóng tàu vòng quay thấp, DN bán buôn vòng quay tồn kho cao hơn doanh nghiệp bán lẻ. • Chính sách tồn kho của doanh nghiệp. • Tình tình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Khi sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ chậm doanh số thấp, lượng tồn kho tăng cao vòng quay hàng tồn kho sẽ giảm.
  20. • Đánh giá : Số vòng quay của hàng tồn kho lớn, thời gian luân chuyển ngắn cho thấy hàng tồn kho luân chuyển nhanh. Để đánh giá chất lượng và tính thanh khoản của hàng tồn kho cần so sánh: - Vòng quay kỳ này với kỳ trước - Vòng quay của doanh nghiệp với số vòng quay trung bình nghành
  21. • Chú ý : 1. Khi so sánh vòng quay kỳ này với kỳ trước hoặc so sánh với mức trung bình ngành, nếu số vòng quay sụt giảm nhiều so với kỳ trước hoặc quá thấp so với mức trung bình nghành cần phải tìm hiểu nguyên nhân : • Nếu DN chủ trương nắm giữ hàng hóa nhiều hơn so với doanh thu thì sự sụt giảm vòng quay không đáng ngại • Nếu do sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ chậm hoặc không bán được, sự sụt giảm vòng quay sẽ tác động xấu tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đặc biệt nguy hiểm khi hàng hóa là loại hàng lỗi thời, hết thời hạn sử dụng.
  22. Chú ý: 2. Vòng quay hàng tồn kho có thể được tính toán bằng các công thức khác như sau : Vòng quay Doanh thu thuần hàng TK = Tồn kho bình quân Vòng quay = Giá vốn hàng bán hàng TK Tồn kho cuối kỳ
  23. Ví dụ : Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của ABC . Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N +(-) 1.Gía vốn hàng bán 19.100 22.000 +2.900 2.Tồn kho bình quân 6.280 6.920 +640 3. Vòng quay hàng tồn kho 3,04 3,18 +0,14 4. Số ngày LC hàng tồn kho 118,37 113,4 - 5,13
  24. • Nhận xét : • So với năm N-1 hàng tồn kho năm N luân chuyển nhanh hơn : Số vòng quay tăng 0,14 vòng, số ngày luân chuyển tồn kho giảm 5,13 ngày. Nếu so với số vòng quay trung bình nghành là 3,5 vòng thì vòng quay của ABC không có sự sai biệt lớn (3,18 vòng so với 3,5 vòng). Do vậy có thể kết luận tồn kho của ABC luân chuyển bình thường.
  25. • 5.4 Số ngay thu tiền bình quân – Days Sales Outstanding (DSO) hay kỳ thu tiền bình quân : Nợ phải thu KH BQ Số ngày thu tiền BQ = ( Trên toàn bộ DT) DT bình quân ngày Số ngày thu tiền BQ Nợ phải thu KHBQ = (Trên DT bán chịu) DT bán chịu BQ ngày
  26. • Nội dung : • Số ngày bán chịu BQ trên toàn bộ doanh thu cho biết thời gian trung bình để doanh nghiệp thu được tiền bán hàng là bao nhiêu ngày • Số ngày bán chịu BQ trên doanh thu bán chịu cho biết thời gian trung bình để thu được tiền bán hàng trả chậm.
  27. • Các nhân tố tác động : + Số ngày bán chịu tính trên doanh thu bán chịu phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Chính sách bán chịu của doanh nghiệp : tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, lãi suất chiết khấu và chính sách thu tiền. • Hiệu quả của hoạt động theo dõi và thu hồi nợ của doanh nghiệp. • Tình trạng kinh tế tài chính của khách hàng • Tình trạng chung của nền kinh tế
  28. • Các nhân tố tác động : + Số ngày bán chịu tính trên toàn bộ doanh thu phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Các yếu tố tác động tới số ngày bán chịu tính trên doanh thu bán chịu • Tỷ lệ bán chịu của doanh nghiệp Số ngày bán chịu Số ngày bán chịu Tỷ lệ = X trên toàn bộ DT trên DT bán chịu bán chịu
  29. Đánh giá : • Số ngày bán chịu trên DT bán chịu càng ngắn thời gian thu hồi các khoản bán chịu càng nhanh. Để đánh giá cần thực hiện so sánh : - Số ngày bán chịu kỳ này với kỳ trước - Số ngày bán chịu của DN với mức trung bình nghành - Số ngày bán chịu thực tế với số ngày bán chịu thỏa thuận
  30. Chú ý: 1. Khi so sánh số ngày bán chịu kỳ này với kỳ trước hoặc so sánh số ngày bán chịu của DN với số ngày bán chịu trung bình nghành, nếu thấy số ngày bán chịu kỳ này dài hơn nhiều kỳ trước hoặc quá dài so với mức trung bình nghành thì phải tìm hiểu nguyên nhân: • Nếu do DN thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng để tăng doanh thu thì không đáng ngại • Nếu do tình trạng tài chính khó khăn nhiều khách hàng trì hoãn thanh toán thì việc kéo dài thời gian bán chịu sẽ tác động xấu tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thậm chí có khả năng nhiều khoản nợ sẽ không thu hồi được. Cần phải so sánh SNBC thực tế với SNBC thỏa thuận của DN
  31. Chú ý: 2. Nợ phải thu khách hàng sử dụng tính nợ phải thu khách hàng bình quân là nợ chưa trừ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (GT gộp) 3. Doanh thu bán hàng sử dụng tính doanh thu bán hàng bình quân ngày phải là doanh thu có thuế gián thu ( Thuế XK, TTĐB và VAT theo phương pháp khấu trừ) 4. Số ngày bán chịu có thể tính bằng cách chia nợ phải thu khách hàng cuối kỳ cho doanh thu bình quân ngày
  32. Chỉ tiêu N-1 N Tăng Giảm 1. Nợ PTKH bình quân 3.000 2.750 -250 2. Doanh thu có thuế 29.975 33.790 3.815 3.DT bán chịu 19.250 24.800 5.550 4. Tỷ lệ DT bán chịu 64,22% 73,39% 9,17% 5.SN bán chịu BQ trên 56,1 39,92 -16,18 DTBC ( Số ngày BC) 6 .SN bán chịu trên toàn 36,03 29,3 -6,73 bộ DT ( Số ngày thanh toán)
  33. • Số liệu bổ sung : • Số ngày bán chịu trung bình ngành : 45 • Điều khoản bán chịu của doanh nghiệp “2/10 nét 40) • Nhận xét : • So với năm N-1 thời gian thu tiền bán hàng theo phương thức bán chịu năm N đã rút ngắn được 16,18 ngày từ 51,6 ngày xuồng còn 39,92 ngày. So với số ngày bán chịu thỏa thuận thì rút ngắn được 0,08 ngày. Do vậy có thể kết luận nợ phải thu của DN luân chuyển bình thường
  34. 5.5 Đánh giá tổng hợp khả năng thanh toán của ABC Các hệ số N-2 N-1 N 1. Khả năng TT hiện hành 1.29 1.24 1.36 2.Khả năng TT nhanh 0.54 0.52 0.47 3. Vòng quay hàng TK 3.0414 3.1792 4. Số ngày bán chịu 56,1 39.92
  35. • Nhận xét : • Khả năng thanh toán của ABC ở mức chấp nhận được, tổng số nợ phải trả vào năm tới ( N+1) là 8,45 tỷ đồng, tổng số tiền có thể có từ việc chuyển TS ngắn hạn thành tiền để trả nợ là 11,45 tỷ đồng bao gồm : Tiền : 1,5 tỷ, nợ phải thu đã trích lập dự phòng : 2,47 tỷ, hàng tồn kho đã trích lập dự phòng là : 7,3 tỷ). Tồn kho và nợ phải thu luân chuyển bình thường. Như vậy một đồng nợ phải trả năm tới sẽ được trang trải bằng 1,36 đồng tài sản chất lượng tốt, thanh khoản cao.
  36. 4. Phân tích các tỷ số sinh lời của vốn 4.1 Tỷ lệ hoàn vốn (Return On Investment – ROI) • Tỷ lệ hoàn vốn phản ánh mức lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư vào công ty, không phân biệt vốn đầu tư được hình thành từ nợ vay hay vốn chủ sở hữu LN trước thuế và lãi vay ( EBIT) ROI = Tổng vốn hay tổng tài sản BQ
  37. Ý nghĩa kinh tế của ROI • ROI không phụ thuộc vào mức sử dụng nợ và chính sách thuế thu nhập. Do vậy ROI là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN và có thể sử dụng để so sánh khả năng sinh lời của các DN có đòn bẩy tài chính và thuế suất thu nhập khác nhau • Là căn cứ để xác lập cơ cấu vốn tối ưu
  38. Nhân tố tác động : • Từ phương trình : EBIT ROI = = Tổng vốn bình quân EBIT Doanh thu = X Doanh thu Tổng vốn BQ = % EBIT trên DT X Vòng quay vốn ROi phụ thuôc 2 nhân tố : % EBIT và vòng quay vốn
  39. • % EBIT trên doanh thu : Cho biết mức lợi nhuận kiếm được từ 100 đồng doanh thu, nó phản ánh trình độ kiểm soát chi phí hoạt động của doanh nghiệp . % EBIT = 100 - % GV - % CPBH - %CPQL + % LNTC TL + % LN khác Để tăng % EBIT doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ chi phí để giảm mức chi phí sx, chi phí bán hàng và chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu
  40. • Vòng quay vốn cho biết 1 đồng vốn hay 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ( hay hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp). Để tăng tốc độ luân chuyển vốn, DN phải tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và nợ phải thu, mặt khác phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
  41. • Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất SD TS Vòng quay Giá vốn hàng bán Hàng TK = Tồn kho BQ ( gộp) Vòng quay = Doanh thu Nợ phải thu Nợ phải thu bình quân Doanh thu Vòng quay = TSCĐ Tài sản CĐ bình quân
  42. • Đánh giá : • ROI càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Cần phải so sánh : • ROI kỳ này với ROI kỳ trước • ROI của doanh nghiệp với ROI trung bình nghành hoặc doanh nghiệp cùng nghành
  43. Ví dụ phân tích ROI của công ty ABC ChỈ tiêu N-1 N Tăng giảm 1. Doanh thu 27.500 31.000 + 3.500 2. Tổng vốn BQ 26.150 28.400 + 2.250 3. EBIT 4.020 4.540 + 520 4. % EBIT/ DT (3:1) 14,62% 14.65% +0,03% 5 . Vòng quay vốn (1:2) 1,0516 1,0915 +0,0399 6. ROI ( 4 x 5) 15,37% 15,99% +0,61%
  44. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản Chỉ tiêu N-1 N Tăng giảm 1. Vòng quay tồn kho 3.0414 3.1792 0,1378 2. Vòng quay nợ phải thu 7,53 9,58 + 2.05 3. Vòng quay TSCĐ 1,8 1,79 - 0,01 4. Vòng quay vốn 1,0516 1,0915 +0,04
  45. Lợi nhuận trước thuế và lãi trên 100 đồng doanh thu của ABC Chỉ tiêu N- 1 N Tăng giảm Doanh thu 100 100 Giá vốn HB 69,45 70,97 + 1,52 CP bán hàng 8,91 9,61 + 0,7 CP quản lý 7,82 7,03 - 0,79 LN TC trước lãi 0,44 0,23 - 0,21 LN khác 0,36 2,03 +1,67 EBIT 14,62 14,65 + 0,03
  46. • Bước 1. Xác định mức tăng giảm ROI 4.020 27.500 4.020 X ROI N-1 = = 26.150 27.500 26.150 = 15,37% = 14,62% X 1,0516 4.540 4.540 31.000 ROI N = = X 28.400 31.000 28.400 = 15,99% = 14,65% x 1,0915
  47. • Năm N, 1 đồng tài sản làm ra 1,0915 đồng doanh thu, 1 đồng doanh thu sinh được 0,1465 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Do vậy 1 đồng tài sản sinh được 1,0915 x 0,1465 = 0,1599 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi : Mức tăng giảm ROI 15,99% - 15,37% = + 0,61 % Bước 2. Xác định tác động của từng nhân tố: + Do % EBIT / DT thay đổi : ( 14,65%- 14,62%) x 1,0516 = + 0,032 % + Do vòng quay vốn tăng : ( 1,0915 – 1,0516) x 14,65% = + 0,585 %
  48. Nhận xét : • So với năm N-1, tỷ lệ hoàn vốn năm N tăng 0,61% và đạt mức 15,99%/năm • Roi tăng do tác động đồng thời của 2 nhân tố :% EBIT/ DT và vòng quay vốn, nhưng tác động chủ yếu là do vòng quay vốn tăng làm ROI tăng 0,585% • Vòng quay vốn tăng do vòng quay nợ phải thu tăng : 2,05 vòng. Năm N , ABC quản lý nợ phải thu tốt hơn, thời gian thu tiền bán hàng nhanh hơn nhưng doanh thu vẫn tăng 12,73% so năm N-1 • % EBIT/DT tăng nhẹ 0,03% từ 14,62% lên 14,65%, không phải do ABC cắt giảm chi phí sản xuất và bán hàng trên 100 đồng doanh thu mà do lợi nhuận khác tăng. Nếu không lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu sẽ giảm 1,64%.
  49. 4.2 . Tỷ suất sinh lời trên tài sản ( Return On Asset – ROA) 4.2.1 Công thức xác định LN sau thuế + Lãi vay đã khấu trừ thuế ROA = Tổng tài sản bình quân Hay EBIT x (1-T) ROA = Tổng tài sản bình quân
  50. Chú ý : Tử số : Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x (1- T) là lợi nhuận để trả lãi vay (đã khấu trừ thuế) cho chủ nợ và trả lãi cho chủ sở hữu được gọi là lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế ( Net Operating Profit Aftex Tax – NOPAT). - Nếu không có chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận chịu thuế thì : EAT + I. ( 1-T) = EBIT . (1-T) - Nếu có chênh lệch vĩnh viễn : EAT + I. (1-T) = EBIT.(1-T) – CL vĩnh viễn x T
  51. Ví dụ : Tại công ty M có số liệu sau : Doanh thu : 100 Chi phí kế toán : 90 Chi phí hợp lệ : 90 Lãi vay : 4 T= 25% Lãi vay được trừ trước Lãi vay được trừ sau 1. Doanh thu 100 1. Doanh thu 100 2. Chi phí 90 2. Chi phí 90 3. EBIT 10 3. EBIT 10 4. Lãi vay 4 4. NOPAT 7,5 5. EBT 6 5. I.(1-T) 3 6. TAX 1.5 6. EAT 4.5 7. EAT 4.5 EBIT.(1-T) = EAT + I.(1 – T) 10 x ( 1-25%) = 4,5 + 3
  52. Tại công ty H : Doanh thu :100, Chi phí kế toán 90, chi phí hợp lý được trừ khỏi DT khi xác định lợi nhuận chịu thuế :80, Chênh lệch vĩnh viễn : 10, lãi vay :4 Lãi vay trừ trước ST Lãi vay trừ sau ST 1. Doanh thu 100 1.Doanh thu 100 2. Chi phí kế toán 90 2.Chi phí kế toán 90 3. EBIT (1-2) 10 3. EBIT 10 4. Lãi vay 4 4. NOPAT 7,5 5. LN kế toán (3-4) 6 5. CL vĩnh viễn.xT 2,5 6. CL vĩnh viễn 10 6. I.(1-T) 3 7. LN chịu thuế (5+6) 16 7. EAT (4-5-6) 2 8. Thuế 4 9. EAT ( 5-8) 2 EAT + I.(1-T) = 2 +4x 0,75=5
  53. • Ví dụ tại công ty ABC năm N-1 : • EAT + I. (1-T) = 2.434 + 640 x ( 1-25%) = 2.914 • Cách khác : • EBIT.(1-T) = 4.020 x ( 1-25%) = 3.015 • CL vĩnh viễn x T = (3.784* – 3.380) x 25% = 101 • EAT + I.(1-T) = 3.015 – 101 = 2.914 * 3.784 là lợi nhuận chịu thuế năm N-1 = Thuế phải nộp/ 0,25 = 946/ 0,25 = 3.784 Câu hỏi tự kiểm tra : Xác đinh lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế của ABC năm N theo 2 phương pháp
  54. 4.2.2. Nội dung kinh tế • ROA cho biết một đồng vốn đầu tư vào công ty đem lại cho nhà đầu tư ( chủ nợ và cổ đông ) bao nhiêu đồng lợi nhuận. • ROA phụ thuộc vào chính sách thuế nhưng không phụ thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp • Độ lớn của ROA phụ thuộc hoạt động sản xuất và tiêu thu, không phụ thuộc vào mức độ sử dụng nợ do vậy ROA phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  55. 4.2.3 . Ý nghĩa kinh tế của ROA • ROA phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp • Là căn cứ để người vay quyết định có nên vay hay không? • Là cơ sở để nhà quản trị đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và thiết lập cơ cấu vốn tối ưu
  56. 4.2.4 Nhân tố tác động Từ phương trình : NOPAT NOPAT Doanh thu ROA = = x Tổng TSBQ Doanh thu Tổng TSBQ ROA = Tỷ suất LN biên x Vòng quay vốn ROA chịu tác động của 2 nhân tố : - Tỷ suát lợi nhuận biên - Vòng quay vốn
  57. Ví dụ : Phân tích ROA của ABC Chỉ tiêu N-1 N +(-) EBIT.(1-T) 3.015 3.405 390 CL vĩnh viễn x T 101 134,5 33,5 1. NOPAT 2.914 3.270,5 356,5 2. Doanh thu 27.500 31.000 3.500 3. Tổng TSBQ 26.150 28.400 2.250 4. Tỷ suất LN biên( 1:2) 10,60% 10,55% -0,05% 5. Vòng quay vốn 1,0561 1,0915 0,0399 6. ROA ( 4x5) 11,14% 11,52% 0,37%
  58. 1. Mức tăng giảm ROA • ROA N = 10,55% x 1,0915 = 11,52% + 0,38% • ROAN-1 =10,6% x 1, 0516 = 11,14% 2. Tác động của các nhân tố : - Do tỷ suất lợi nhuận biên giảm : ( 10, 55 % - 10,6%) x 1,0516 = -0,05% - Do vòng quay vốn tăng : + 0,37% ( 1,0915 – 1,0516) x 10,55% = + 0,42%
  59. • Nhận xét : • So với năm N-1 , ROA năm N tăng nhẹ nguyên nhân chủ yếu là do vòng quay vốn tăng ( xem lại phần phân tích ROI) • Tỷ suất lợi nhuận biên giảm nhẹ từ 10,6% xuống còn 10,55% làm ROA giảm 0,5% • Tỷ suất lợi nhuận biên giảm không phải do % EBIT/ DT giảm mà do chênh lệch vĩnh viễn tăng Tỷ suất LN Năm N = 10,98 % - 0,43 % = 10,55% Năm N -1 = 10,96% - 0,36% = 10,6%
  60. • 4.3. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Nội dung kinh tế : ROE cho biết một đồng vốn của chủ sở hữu đầu tư vào công ty đem lại cho họ bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu.
  61. • Nhân tố ảnh hưởng : • Từ phương trình : LN sau thuế Doanh thu Tổng TSBQ ROE = x x Doanh thu Tổng TSBQ Vốn CSHBQ ROE = ROS x Vòng quay vốn x Hệ số đòn bẩy TC ROE phụ thuộc 3 nhân tố : -ROS : Phản ánh trình độ kiểm soát chi phí -Vòng quay vốn : Phản ánh hiệu suất sử dụngTS -Hệ số đòn bẩy tái chính : Phản ánh cơ cấu vốn
  62. Ví dụ : Phân tích ROE của ABC Chỉ tiêu N-1 N +(-) 1. Lợi nhuận sau thuế 2.434 2.738 2. Doanh thu 27.500 31.000 3. Tổng TS bình quân 26.150 28.400 4. Vốn chủ sở hữu BQ 17.570 18.850 5. ROS ( 1:2) 8,85% 8,83% -0,02% 6. Vòng quay vốn(2:3) 1,0516 1,0915 0.0399 7. Hệ số đòn bẩy TC(3:4) 1,49 1,51 + 0,02 8 . ROE ( 5x 6x 7) 13,85% 14,53% +0,67%
  63. • ROE = 8,83% x 1,0915 x 1,51 = 14,53% N +0,67% • ROEN-1 = 8,85% x 1,0516 x 1,49 = 13,85% Nhận xét : So với năm N-1, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng nhẹ : 0,67%, nguyên nhân chủ yếu do hiệu suất sử dụng tài sản tăng
  64. • Phân tích ROE dưới tác động của đòn bẩy tài chính • Đòn bẩy tài chính phản ánh mức sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. • Các chỉ tiêu phản ánh mức sử dụng nợ : Nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản Nợ Tỷ số nợ trên = vốn chủ SH Vốn chủ SH
  65. Tác động của đòn bẩy tài chính tới ROE Giả định : 2 công ty có tổng tài sản : 1.000 tỷ A. Không sử dụng nợ vay B. Nợ vay : 400, vốn chủ sở hữu : 600 Chi phí nợ vay trước thuế : 10% T = 30% Chi phí nợ vay sau thuế = 10% x (1-30%) = 7%
  66. NOPAT I.(1-T) EAT ROA ROE Trường hợp ROA= 10% > lãi suất vay sau thuế =7% CT A (D : 0) 100 0 100 10% 10% CT B (D:400) 100 28 72 10% 12% ROA = 7% = lãi suất vay sau thuế =7% CT A (D=0) 70 0 70 7% 7% CTB (D= 400) 70 28 42 7% 7% ROA = 4% < lãi suất vay sau thuế = 7% CT A (D=0) 40 0 40 4% 4% CTB (D=400) 40 28 12 4% 2%
  67. • Nhận xét : • ROA không phụ thuộc vào mức sử dụng nợ • Khí ROA> chi phí nợ vay sau thuế , công ty sử dụng nợ có ROE cao hơn, tăng tỷ số nợ ROE tăng • Khi ROA = chi phí nợ vay sau thuế, ROE của công ty có sử dụng nợ = ROE công ty không sử dụng nợ, thay đổi tỷ số nợ không tác động tới ROE • Khi ROA < chi phí nợ sau thuế, công ty sử dụng nợ có ROE thấp hơn, tăng tỷ số nợ ROE giảm
  68. • ROE của công ty B trong trường hợp ROA =10% > Lãi suất vay sau thuế =7% - Lợi nhuận từ vốn góp của cổ đông : 600 x 10% =60 - Lợi nhuận tăng thêm cho cổ đông do sử dụng nợ vay : (10%- 7%)x 400 = 12 - Tổng lợi nhuận của cổ đông = 12+ 60 = 72 ROE = 72/ 600 = 12% hay ROE = 600 x10%/600 + (10% - 7%)x 400/600 = 10% + ( 10% - 7%) x400/600
  69. • Phương trình biểu diễn ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới ROE : • ROE = ROA + ( ROA – Rd) . D/E • D : nợ vay • E : Vốn chủ sở hữu • D/E : hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu • RD : Lãi suất vay sau thuế
  70. Ví dụ phân tích tác động của : ROA, RD và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tới biến động của ROE ở công ty ABC Chỉ tiêu N-1 N Sosanh ROA 11.14% 11.52% 0.37% CP sử dụng nợ sau thuế 5.59% 5.58% -0.01% Nợ bình quân 8.580 9.550 970 Vốn chủ sỡ hữu bình quân 17.570 18.850 1.280 Hệ số nợ trên vốn chủ SH 0,4883 0,5066 0,0183 ROE 13.85% 14,53% 0,67% Tác dộng của đòn bẩy TC 2,71% 3,01% 0,03%
  71. ROEN = 11.52% + (11,52%-5,58%)x0,5066 = 14,53% ROEN-1 =11,14% + (11,14% -5,59%)x 0,4883= 13,85% - Mức biến động của ROE : 14,53% - 13,85% = + 0,67% - Tác động của từng nhân tố : + Do ROA thay đổi : (ROAN – ROAN-1) x ( 1+ hệ số nợ/vốn nămN-1) (11.52% - 11,14%) x (1+ 0,4883) = + 0,56% + Do RD thay đổi : - ( RD N - RD N-1) x hệ số nợ / vốn nămN-1 - ( 5,58% - 5,59%) x 0,4883 = + 0,0049%
  72. • + Tác động do hệ số nơ/ vốn thay đổi : • Thay đổi của hệ số nợ/ vốn x (ROA – RD) Năm N • (0,5066 – 0,4883) x ( 11,52%-5,58%) = +0.109% Tổng hợp tác động các nhân tố 1. Tác động do ROA tăng + 0,56% 2. Tác động do lải suất vay giảm +0.0049% 3. Tác động do cơ cấu vốn thay đổi +0.1.9% Cộng tác động các nhân tố tới ROE +0,67%
  73. • Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp nhà nước : • Nợ bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu : • Tổng số nợ phải trả của các tập đoàn , tổng công ty năm 2010 là 1.088.290 tỷ bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. ( tỷ lệ nợ trên tổng vốn : 62,5%) Trong đó có hơn 30 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lẩn ( Nợ / Tổng vốn : 75%). Có 7 công ty có nợ lớn hơn 10 lần vốn chủ sở hữu ( Nợ/ Tổng vốn : 91%). Dư nợ vay ngân hàng tới ngày 30 tháng 9/ 2011 là : 415. 000 tỷ đồng ( 16,9% tổng dư nợ tín dụng), Trong đó dư nợ của 12 tập đoàn lên tới 218.737 tỷ. T tập đoán dầu khí 72.300 tỷ, tập đoàn điện lực : 62.000 tỷ. •
  74. • Mức lỗ bình quân gấp 12 lần so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng số lỗ lũy kế tới 31/12/2011 : 26.110 tỷ . • DNNN phải sử dụng 2,2 đồng Tài sản dể tạo ra 1 đồng doanh thu ( 1 đồng tài sản tạo ra : 0,45 đồng doanh thu. ( 2009) trong khi mức trung bình của các doanh nghiệp VN là 1,5 đồng ( 1 đồng tài sản tạo ra 0.67 đồng ) các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,2 đồng ( 0.83 ). • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các tập đoàn năm 2010 là 16,5% Tương đương với chi phí lãi vay trung bình của ngân hàng cùng thời kỳ.