Bài giảng môn Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội

pdf 99 trang vanle 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_quan_ly_du_an_lam_nghiep_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội

  1. Ch−ơng trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội Bμi giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội 1 1
  2. Hμ Nội, 2002 Ch−ơng trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội Bμi giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội Biên tập: Bảo Huy, Hoμng Hữu Cải Nhóm tác giả: Hoμng Hữu Cải - Đại Học Nông Lâm Tp. HCM Bảo Huy - Nguyễn Tấn Vui - Đại Học Tây Nguyên 2 2
  3. Nguyễn Viết Tuân - Đại học Nông Lâm Huế Lê Sĩ Việt, Hoμng Ngọc ý - Đại Học Lâm nghiệp Lê Văn Thắng - Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh Hòa Bình Đặng Kim Vui, Trần Mạnh Hùng - Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Ruedi Felber - Cố vấn kỹ thụật của Ch−ơng trình hỗ trợ LNXH. Hμ Nội, 2002 3 3
  4. Mục lục Lời nói đầu iv Lý do, mục đích vμ vị trí môn học vii Bμi 1: Khái niệm vμ đặc điểm của dự án lâm nghiệp xã hội 1 1. Khái niệm dự án 1 2. Phân loại dự án 2 3. Khái niệm dự án lâm nghiệp xã hội 3 4. Đặc điểm của việc quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội 4 5. Chu trình quản lý dự án lâm nghiệp xã hội 6 Bμi 2: Thông tin vμ tiếp cận có sự tham gia trong chu trình dự án lâm nghiệp xã hội 10 1. Các khái niệm về kiến thức, thông tin dữ liệu 11 2. Phân tích nhóm liên quan 16 3. Phân tích sự tham gia trong quản lý dự án lâm nghiệp xã hội 20 4. Ph−ơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ng−ời dân 23 Bμi 3: Lập kế hoạch dự án lâm nghiệp xã hội 28 1. Giới thiệu ph−ơng pháp lập kế họch dự án định h−ớng theo mục tiêu 29 2. Giai đoạn phân tích 33 3. Giai đoạn lập kế hoạch dự án 44 4. Phân tích rủi ro của dự án lâm nghiệp xã hội 55 5. Cấu trúc văn bản dự án 57 Bμi 4: Thẩm định dự án lâm nghiệp xã hội 59 1. ý nghĩa vμ mục đích của việc thẩm định dự án 59 2. Các tiêu chí dùng lμm căn cứ thẩm định các dự án lâm nghiệp xã hội 61 3. Ph−ơng pháp thẩm định dự án 63 4. Trình tự vμ thủ tục thẩm định dự án 64 Bμi 5: Tổ chức thực thi dự án lâm nghiệp xã hội 66 1. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án lâm nghiệp xã hội 67 2. Vai trò của các tổ chức cộng đồng trong quản lý dự án LNXH 68 3. Tổ chức các đơn vị thực thi dự án 69 4. Lập vμ quản lý việc thực thi kế hoạch hμnh động 71 5. Quản lý các nguồn lực của dự án LNXH 72 4 4
  5. Bμi 6: Giám sát vμ đánh giá dự án LNXH có sự tham gia 75 1. Khái niệm giám sát vμ đánh giá dự án 76 2. Tiến trình vμ tổ chức hệ thống giám sát vμ đánh giá có sự tham gia 78 3. Xác định các tiêu chí vμ chỉ báo giám sát vμ đánh giá 81 4. Ph−ơng pháp, công cụ giám sát vμ đánh giá dự án LNXH có sự tham gia 82 Tμi liệu tham khảo 85 Khung ch−ơng trình tổng quan toμn môn học 87 5 5
  6. Lời nói đầu Tập bμi giảng nμy lμ một công trình tập thể, kết quả của sự hợp tác của nhiều cán bộ giảng dạy về lâm nghiệp xã hội của 5 tr−ờng đại học vμ một Trung tâm khuyến nông khuyến lâm trong khuôn khổ 'Ch−ơng trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội - giai đoạn 2' (Social Forestry Support Program - 2, viết tắt lμ SFSP-2). Đây lμ lần đầu tiên một tiến trình phát triển ch−ơng trình đμo tạo có sự tham gia (PCD) đ−ợc thực hiện ở Việt Nam với sự hỗ trợ cả về kỹ thuật vμ kinh phí của SFSP-2. Xuất phát điểm của tập bμi giảng lμ những kết luận của các đợt đánh giá nhu cầu đμo tạo lâm nghiệp xã hội đ−ợc các đối tác tiến hμnh tại các địa ph−ơng trong địa bμn phục vụ mỗi đối tác. Một trong những kết luận đã đ−ợc nhất trí, đó lμ sự cần thiết phải cải tiến quá trình lập kế hoạch vμ quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội. Phản ảnh từ thực tế cho thấy các kỹ năng lập kế hoạch vμ quản lý các hoạt động của cán bộ kỹ thuật cấp địa ph−ơng (huyện vμ xã) th−ờng rất yếu, vμ ph−ơng thức lập kế họach đôi khi không theo sát với nhu cầu vμ điều kiện cụ thể ở từng địa ph−ơng. Trong khi đó các cộng đồng nông thôn ở vùng sâu vùng xa, đối t−ợng của các dự án lâm nghiệp xã hội lại ch−a thực sự đ−ợc tham gia trong lập kế hoạch phát triển chính thôn, xã của họ. Với nhận thức nμy những ng−ời tham gia biên sọan tập bμi giảng nμy tin rằng cách tiếp cận lập kế hoạch vμ quản lý dự án có sự tham gia cần phải đáp ứng nhu cầu của cả hai phía: cán bộ quản lý ở các cơ quan cấp lập kế hoạch cũng nh− cán bộ hiện tr−ờng vμ các cộng đồng địa ph−ơng. Cán bộ quản lý ở các cơ quan lập kế họach cần hỗ trợ để cho cấp d−ới của mình vμ các cộng đồng địa ph−ơng tự phân tích một cách sâu sắc các khó khăn trở ngại vμ đề xuất các giải pháp để quản lý tμi nguyên, thay vì tin rằng chỉ có họ lμ có đủ hiểu biết để tự mình vạch ra các kế hoạch vμ chỉ tiêu cho cấp d−ới thực hiện. Ng−ợc lại, cán bộ hiện tr−ờng cần đ−ợc trang bị những năng lực mới để thúc đẩy quá trình lập kế họach của các cộng đồng vμ thay mặt họ đ−a ra các dự án khả thi vμ có sức thuyết phục cho các nhμ lập định chính sách. Rõ rμng, cách lμm mới mẻ nμy đòi hỏi nhiều nổ lực của hệ thống đμo tạo. Chúng tôi tin rằng chính sự thiếu hiểu biết về một cơ chế lập kế hoạch phù hợp đã dẫn đến những khó khăn trong việc thúc đẩy các cộng đồng địa ph−ơng phát huy nội lực của họ để nâng cao đời sống đồng thời với việc xây dựng một hệ thống quản lý tμi nguyên, đặc biệt lμ tμi nguyên rừng. Các dự án lâm nghiệp xã hội chỉ thực sự bền vững khi những ng−ời bị ảnh h−ởng bởi dự án nhìn nhận rằng dự án thực sự phản ánh vμ đáp ứng các vấn đề vμ mối quan tâm của họ. Chính vì thế mục đích chủ đạo của môn học nμy lμ nhằm trang bị cho sinh viên một cách tiếp cận đ−ợc gọi lμ lập kế hoạch dự án có sự tham gia (Participatory project planning, PPP.). Với cách tiếp cận đó, tập bμi giảng lμ nμy trình bμy một số ph−ơng pháp có thể vận dụng một cách linh hoạt để xây dựng vμ quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội có sự tham gia ở cấp độ địa ph−ơng. Thực tế cho thấy rằng các năng lực chủ yếu cần đ−ợc cung cấp cho cán bộ quản lý dự án lâm nghiệp xã hội t−ơng lai không phải chỉ đơn thuần lμ 'kỹ năng 6 6
  7. quản lý' hay 'kỹ năng lập kế hoạch' theo cách hiểu th−ờng đ−ợc nhấn mạnh trong các giáo trình quản trị kinh doanh, mμ điều quan trọng lμ kỹ năng xúc tác hay thúc đẩy quá trình đối thoại vμ th−ơng thảo giữa các bên liên quan để có thể đạt đ−ợc sự nhất trí chung, một tầm nhìn chung vμ một sự cam kết trong việc cùng nhau tích cực phấn đấu để thực hiện các mục tiêu đã đ−ợc nhất trí. Lâm nghiệp xã hội lμ một chiến l−ợc nhắm đến sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông thôn phụ thuộc vμo tμi nguyên rừng. Đó lμ một chiến l−ợc gắn kết phát triển kinh tế với phát triển xã hội vμ phát triển sinh thái. Việc duy trì sự cân bằng giữa ba quá trình phát triển nμy lμ một sự cần thiết hiễn nhiên, có một tầm quan trọng đặc biệt đối với các cộng đồng phụ thuộc vμo tμi nguyên rừng. Đó lμ điều cơ bản để xác định các mục tiêu đμo tạo cụ thể trong từng bμi học. Trong tập bμi giảng nμy, tính chất 'chu trình' của dự án đ−ợc nhấn mạnh vμ đ−ợc sử dụng để phát triển các phần vμ bμi học. Khối l−ợng nội dung của các bμi vì thế đ−ợc thể hiện không đồng nhất trong thực tế giảng dạy. Một phần quan trọng của ch−ơng trình đμo tạo đ−ợc bổ sung bằng việc đμo tạo thực hμnh trên hiện tr−ờng. Đồng thời việc xem xét để áp dụng ph−ơng pháp giảng dạy lấy học viên lμm trung tâm, các kỹ năng thúc đẩy, ph−ơng pháp nâng cao học tập từ thực tiễn đóng vai trò quan trọng quá trình phát triển ch−ơng trình. Chúng tôi xin cảm ơn ngμi Pierre-Yves Suter, cố vấn tr−ởng SFSP-2 đã tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động chung nμy; TS. Peter Taylor, cố vấn giáo dục vμ đμo tạo đã cung cấp vμ hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình áp dụng PCD; Ông Ruedi Felber, cố vấn về quản lý tμi nguyên đã hỗ trợ xây dựng khung ch−ơng trình vμ cung cấp nhiều thông tin; TS. Rudolf Batliner, đã t− vấn về đμo tạo đã hỗ trợ cho việc phát triển các ph−ơng pháp giảng dạy lấy học viên lμm trung tâm, nghiên cứu tình huống; TS. Marlene Buchy trong việc cho các ý kiến phản hồi về cách tiếp cận có sự tham gia. Dĩ nhiên, chúng tôi không quên cảm ơn đơn vị hỗ trợ, đặc biệt lμ các trợ lý kỹ thuật của SFSP-2, các cơ quan vμ cá nhân đã cung cấp thông tin vμ tham gia các cuộc phỏng vấn vμ hội thảo trong quá trình xây dựng ch−ơng trình môn học nμy, cũng nh− ý kiến góp ý phản hồi cho bản thảo đầu tiên Hμ nội, tháng 8 năm 2002 Nhóm biên tập bμi giảng. 7 7
  8. Lý do phát triển môn học Quản lý dự án LNXH Tiến trình đánh giá nhu cầu đμo tạo (TNA), đã phát hiện nh− sau: • Có sự thay đổi trong công việc đ−ợc giao của các các bộ kỹ thuật hiện tr−ờng: Từ việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lâm nghiệp chuyển sang thực hiện dự án có sự tham gia của ng−ời dân. Các đơn vị lâm nghiệp, khuyến nông lâm phải lμm việc trong môi tr−ờng lâm nghiệp với các khía cạnh khác nhau vμ tôn trọng phong tục tập quán, thể chế của các vùng khác nhau. • Có một sự thay đổi từ các dự án theo cách tiếp cận từ trên xuống sang dự án dựa vμo cộng đồng. • Việc xây dựng vμ quản lý dự án LNXH hiện tại cần đ−ợc cải tiến để đáp ứng nhu cầu thực sự của cộng đồng, để lμm đ−ợc điều đó thì những ng−ời lập dự án cần đ−ợc trang bị các năng lực mới trong quản lý dự án. • Cần thiết rèn luyện cho cho sinh viên thái độ phù hợp để có thể lμm việc có hiệu quả với cộng đồng vμ các bên có liên quan trong quản lý dự án LNXH. • Ch−ơng trình đμo tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp hiện hμnh thiếu các nội dung về thực hiện, giám sát vμ đánh giá dự án trong đó có tính đến các yếu tố quan trọng nh− môi tr−ờng, kinh tế xã hội • Sự tham gia của nông dân vμ các cộng đồng địa ph−ơng trong quản lý dự án LNXH lμ điều kiện thiết yếu để thực hiện việc quản lý tμi nguyên thiên nhiên dựa vμo cộng đồng; điều nμy cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của họ. Mục đích của môn học Cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng vμ thái độ để họ có khả năng đóng góp vμo quản lý nguồn tμi nguyên thiên nhiên bền vững thông qua việc thực hiện các dự án lâm nghiệp xã hội với những đặc điểm sau: • Đáp ứng nhu cầu thực sự của cộng đồng. • Tôn trọng các qui định, luật lệ lâm nghiệp. • Thu hút tích cực các bên liên quan vμo tất cả các b−ớc trong chu trình dự án. • Các dự án đ−ợc lập kế hoạch một cách thực tế. • Đ−ợc giám sát vμ đánh giá th−ờng xuyên. Vị trí môn học Qủan lý dự án LNXH trong ch−ơng trình đμo tạo kỹ s− lâm nghiệp • Môn học nμy liên quan đến các môn học khác trong ch−ơng trình đμo tạo kỹ s− lâm nghiệp, đặc biệt lμ các môn Lâm nghiệp xã hội đại c−ơng, Khuyến 8 8
  9. nông khuyến lâm, Nông lâm kết hợp. Môn học nμy cụ thể hóa các khái niệm vμ cách tiếp cận LNXH, chú trọng đến các năng lực thúc đẩy vμ lập kế hoạch có sự tham gia trong nhiều hoạt động nh− lập kế hoạch cho khuyến nông lâm, quản lý rừng bền vững vμ phát triển nông lâm kết hợp. • Môn Qủan lý dự án LNXH đ−ợc dạy vμo năm thứ 4 trong ch−ơng trình đμo tạo kỹ sự lâm nghiệp. • Tổng cộng có 45 tiết học (ch−a bao gồm thời gian thực hμnh ở hiện tr−ờng). Phần thực hμnh trên hiện tr−ờng với cộng đồng đ−ợc tiến hμnh chung của 04 môn học: LNXH đại c−ơng, khuyến nông lâm, nông lâm kết hợp vμ quản lý Hội thảo phát triển ch−ơng trình dự án LNXH với đμo tạo lâm nghiệp có sự tham gia thời gian 02 tuần. 9 9
  10. Bμi 1: Khái niệm vμ đặc điểm của dự án lâm nghiệp xã hội Mục tiêu Đến cuối bμi học sinh viên có khả năng: • Giải thích khái niệm của dự án nói chung vμ dự án LNXH nói riêng. • Trình bμy các đặc điểm của một dự án LNXH • Phân tích các giai đoạn chính trong chu trình của một dự án LNXH Kế hoạch bμi 1 Mục tiêu Nội dung Ph−ơng Vật liệu Thời pháp gian - Giải thích khái - Khái niệm dự án. Trình bμy Tμi liệu 3 tiết niệm của dự án phát tay. - Phân loại dự án Động não nói chung vμ dự OHP án LNXH nói - Khái niệm dự án LNXH riêng. - Các đặc điểm của dự án - Trình bμy các LNXH đặc điểm của - Chu trình quản lý dự án một dự án LNXH LNXH. - Phân tích các giai đoạn chính trong chu trình dự án LNXH 1 Khái niệm dự án Hiện nay trong lý thuyết cũng nh− thực tiễn quản lý nói chung vμ quản lý tμi nguyên thiên nhiên nói riêng đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau đối với khái niệm “dự án”. Sự khác biệt nμy xuất phát từ việc xem xét các mục đích khác nhau, từ các cách tiếp cận khác nhau, từ các đối t−ợng vμ bối cảnh hoạt động khác nhau của các dự án. Mặc dù khái niệm về dự án đã vμ đang đ−ợc th−ờng xuyên bổ sung, hoμn thiện, chúng ta vẫn có thể thống nhất về một số đặc điểm chính giúp phân biệt một dự án với một hoạt động có tính chất th−ờng xuyên của một cơ quan hay tổ chức. Dự án nói chung có các đặc điểm: • Điểm xuất phát: Các dự án xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề cụ thể mμ không thể giải quyết bằng các hoạt động th−ờng xuyên. Lý do lμ việc giải quyết các vấn đề nμy đòi hỏi một sự phối hợp hoạt động để lμm thay đổi một tình trạng, vμ việc thực hiện chúng nμy th−ờng v−ợt qua khả năng của các hoạt động th−ờng xuyên của một cơ quan. Các điểm xuất phát nμy đ−ợc phản ảnh 10 10
  11. qua các mục đích vμ mục tiêu đ−ợc các bên tham gia thống nhất. • Tạo ra một sự thay đổi: Thực thi kế hoạch của dự án lμ nhằm tạo ra một sự thay đổi theo những mục đích vμ mục tiêu đã vạch ra. Vì thế, việc quản lý các dự án cũng có các tính chất riêng khác với các hoạt động th−ờng Hình 1.1: Thảo luận với các bên liên quan về xuyên. dự án giao rừng cho cộng đồng ở Tây Nguyên • Kế hoạch: Mỗi dự án có một kế hoạch riêng. Kế hoạch nμy bao gồm một khung thời gian với thời điểm bắt đầu vμ kết thúc nhất định. Điều nμy giúp phân biệt rõ rμng với các hoạt động có tính chất th−ờng xuyên. • Quản lý: Bộ máy quản lý chỉ tồn tại trong thời gian của dự án vμ tập trung cho việc thực thi dự án. • Nguồn lực: Để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, các dự án dựa vμo các nguồn lực có thể đ−ợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của quản lý dự án lμ đảm bảo rằng các nguồn lực của nó đ−ợc sử dụng một cách có hiệu quả để mang lại những kết quả vμ tác động mong đợi. Tất cả những điều nμy cho thấy có thể định nghĩa dự án lμ một tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực vμ chi phí cần thiết, đ−ợc bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian vμ địa điểm xác định nhằm tạo ra những kết quả cụ thể nhắm đến việc thực hiện những mục tiêu nhất định. 2 Phân loại dự án Với khái niệm trên đây, việc phân loại dự án trở thμnh một công việc phức tạp. Mỗi dự án có những đặc điểm, tính chất, yêu cầu riêng, vμ công tác quản lý cho từng dự án cụ thể cũng có những yêu cầu vμ vμ thể thức riêng. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét một số tiêu chí phân loại dự án để có thể hình dung vị trí của các dự án lâm nghiệp xã hội, ví dụ tùy theo tầm mức của vấn đề mμ các dự án có thể khác nhau trong phạm vi hoạt động, theo mục đích vμ theo quy mô. 2.1 Phân loại dự án theo phạm vi mục đích Tiêu chí đầu tiên cần l−u ý lμ mục đích. Các dự án có thể đ−ợc phân chia lμm thμnh nhóm lớn theo các mục đích chủ yếu của chúng: • Dự án phát triển: Phát triển lμ lμm biến đổi một tình hình theo h−ớng tích cực. Các dự án phát triển nhắm đến những mục đích đa dạng nh− lμm thay đổi các 11 11
  12. điều kiện kinh tế, xã hội của một địa ph−ơng, cải tổ một hệ thống quản lý tμi nguyên vμ môi tr−ờng, phát triển nguồn nhân lực, triển khai một công nghệ mới v.v. Đó lμ một nhóm các dự án đa dạng, sử dụng ngân sách công cho các mục tiêu phát triển. • Dự án sản xuất kinh doanh: Các dự án sản xuất kinh doanh nhắm vμo việc taọ ra sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất vμ tính cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đó lμ các dự án sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp hay các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục tiêu chính của chúng lμ hiệu quả kinh tế vμ lợi nhuận. Trong pham vi môn học nμy, chúng ta không đi sâu vμo các dự án sản xuất kinh doanh mμ sẽ tập trung vμo việc thảo luận các dự án phát triển. Các dự án nμy nhắm đến việc tạo ra một sự biến đổi trong tình hình của một địa ph−ơng hay một ngμnh; chúng liên quan đến trực tiếp đến nhiều khía cạnh: con ng−ời, tμi nguyên, môi tr−ờng, công nghệ, thể chế v.v. Chính vì thế, việc đánh giá các dự án phát triển th−ờng không đặt trọng tâm vμo các tiêu chí thuần túy kinh tế nh− các dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2.2 Phân loại dự án theo quy mô vμ phạm vi hoạt động Nhiều nhμ nghiên cứu về quản lý dự án th−ờng nhấn mạnh các tiêu chí về quy mô vμ phạm vi hoạt động. Lý do lμ hiện nay đang tồn tại một xu h−ớng phân cấp quản lý các dự án theo các tiêu chí nμy. Quy mô của một dự án có liên quan đến khối l−ợng công việc vμ nguồn lực đ−ợc sung dụng vμ th−ờng đ−ợc đánh giá thông qua tổng mức đầu t− (ví dụ, dự án thuộc nhóm A, B, C). Tuy nhiên, tổng mức nμy có thể thay đổi theo ngμnh kinh tế. Một mặt khác, quy mô của dự án lại liên quan đến phạm vi hoạt động vμ phạm vi nμy lại liên quan đến sự phân cấp quản lý lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh/huyện vμ cộng đồng thôn xã). 3 Khái niệm dự án lâm nghiệp xã hội Những điều xem xét trên đây có thể giúp lμm sáng tỏ khái niệm dự án trong lâm nghiệp xã hội. Tr−ớc hết, các dự án lâm nghiệp xã hội lμ các dự án phát triển mμ không phải lμ dự án sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, chúng xuất phát từ những vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn quản lý rừng vμ việc điều hòa các mối quan hệ giữa các cộng đồng địa ph−ơng với tμi nguyên rừng. Thứ hai, tính đa dạng của các vấn đề vμ các mối quan hệ nμy lμm cho phạm vi hoạt động của các dự án th−ờng liên quan đến các cộng đồng cụ thể, mặc dù các dự án ở cấp độ nμy có thể đ−ợc liên kết theo một cấp độ cao hơn. Thứ ba, nguồn lực cần thiết để thực hiện các dự án nμy lμ từ các khoản kinh phí của nhμ n−ớc vμ các tổ chức xã hội vμ từ sự đóng góp của các cộng đồng. Thứ t−, các dự án nμy phản ánh những định h−ớng của Nhμ n−ớc trong việc thừa nhận các hoạt động lâm nghiệp của ng−ời dân trong các cộng đồng, đặc biệt lμ việc khuyến khích ng−ời dân ở các cộng đồng sống trong vμ gần rừng tham gia trực tiếp vμo các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng vμ phát triển rừng nhằm đạt đ−ợc mục đích phát triển bền vững kinh tế xã hội, vμ môi tr−ờng. Các định h−ớng nμy đ−ợc phản ảnh trong các kế hoạch vμ ch−ơng trình quốc gia nh−: 12 12
  13. • Ch−ơng trình khuyến nông khuyến lâm. • Ch−ơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng. • Ch−ơng trình phát triển nông thôn miền núi. • Ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo. • Quy hoạch sử dụng đất vμ giao đất giao rừng lâu dμi cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vμo mục đích lâm nghiệp v.v. Trong thực tế, các ch−ơng trình nêu trên th−ờng đ−ợc thực hiện thông qua nhiều dự án khác nhau, đ−ợc tiến hμnh ở nhiều địa ph−ơng trong cả n−ớc. Ngoμi các dự án thuộc ngân sách nhμ n−ớc, một số dự án đ−ợc sự tμi trợ từ các tổ chức quốc tế. Tuy đ−ợc thực hiện trong từng địa bμn t−ơng đối hẹp, chúng đã có tác dụng quan trọng trong việc cung cấp các bμi học thực tế, bổ sung cho việc hoμn thiện cách tiếp cận “quản lý dự án” trong lâm nghiệp xã hội. Quá trình thực hiện các dự án lâm nghiệp xã hội cho thấy có một số đặc điểm giúp phân biệt chúng với các dự án phát triển khác: • Xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng: Mục đích chung vμ các mục tiêu cụ thể của dự án LNXH đ−ợc hình thμnh trên cơ sở phân tích các vấn đề của cộng đồng có liên quan đến quản lý tμi nguyên rừng. Các dự án lâm nghiệp xã hội đ−ợc hình thμnh để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của các cộng đồng. • Tạo ra một sự thay đổi trong hệ thống quản lý tμi nguyên thiên nhiên vμ cải thiện đời sống của ng−ời dân: Các mục tiêu của dự án th−ờng nhắm đến việc nâng cao năng lực quản lý tμi nguyên rừng vμ cải thiện sinh kế cho ng−ời dân sống trong vμ gần rừng. • Cộng đồng địa ph−ơng đóng vai trò trung tâm trong quản lý dự án: Cộng đồng, ng−ời dân trong vùng có rừng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng vμ quản lý dự án. Mục đích chung của chúng lμ phát huy sự tham gia của các cộng đồng địa ph−ơng trong việc quản lý tμi nguyên rừng vì lợi ích của chính họ. • Dựa vμo nguồn lực sẵn có ở địa ph−ơng: Các dự án LNXH dựa phần lớn vμo kiến thức bản địa, nguồn nhân lực, tμi nguyên thiên nhiên, khả năng đầu t− vμ sự đóng góp của ng−ời dân địa ph−ơng vμ sự hỗ trợ của Nhμ n−ớc. Tóm laị, có thể định nghĩa các dự án lâm nghiệp xã hội lμ những dự án phát triển địa ph−ơng, đ−ợc xây dựng dựa trên việc phân tích các vấn đề về quản lý tμi nguyên rừng ở từng địa ph−ơng cụ thể, nhằm mục đích phát huy sự tham gia của các cộng đồng đang phụ thuộc vμo tμi nguyên rừng trong việc quản lý tμi nguyên rừng vì lợi ích của chính họ. 4 Đặc điểm của việc quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội Những điều thảo luận trên đây cũng cho thấy công tác quản lý các dự án LNXH có những đặc điểm khác biệt so với các dự án phát triển khác. • Các đặc điểm về cách tiếp cận trong quản lý dự án LNXH: 13 13
  14. Các dự án lâm nghiệp xã hội nhấn mạnh đến sự tham gia vμ vai trò ra quyết định của ng−ời dân vμ của các bên liên quan khác, sự phối hợp mang tính đa ngμnh vμ liên ngμnh. Trong cách tiếp cận nμy, sự tham gia vừa lμ ph−ơng tiện vì nó sử dụng kinh nghiệm, tri thức bản địa vμ nguồn lực của Hình 1.2: Lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia của chính các cộng đồng trong ng−ời dân khi xây dựng vμ triển khai các hoạt động. Đồng thời, sự tham gia cũng lμ mục đích, vì nó phát huy nội lực của các cộng đồng, nhân tố quyết định khả năng quản lý bền vững tμi nguyên rừng vμ nâng cao đời sống của họ. • Các đặc điểm về bối cảnh thực hiện dự án LNXH: - Các dự án lâm nghiệp xã hội th−ờng đ−ợc thực thi trong các cộng đồng sống trong hay gần rừng, các cộng đồng dân tộc thiểu số hoặc nhập c− có đời sống phụ thuộc vμo tμi nguyên rừng. Các cộng đồng nμy có các đặc điểm văn hóa, xã hội đa dạng vμ đặc thù. Điều nμy lμm cho tiến trình xây dựng vμ quản lý dự án phải dựa vμo điều kiện sinh thái nhân văn, tμi nguyên thiên nhiên cụ thể. - Một mặt khác, các dự án nμy đ−ợc thực thi trong điều kiện chính sách có nhiều thay đổi. Các điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội của các cộng đồng cũng đang có sự thay đổi nhanh chóng d−ới các áp lực bởi gia tăng dân số, tình trạng nhập c− vμ các áp lực mới hình thμnh trong giai đoạn các cộng đồng hội nhập vμo nền kinh tế thị tr−ờng. • Các dự án LNXH phải đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt lμ: - Các mâu thuẩn về quyền sở hữu vμ sử dụng đất đai, mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý bảo tồn tμi nguyên, với việc tiếp cận vμ sử dụng tμi nguyên cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. Sự tồn taị của các cơ quan vừa lμm nhiệm vụ quản lý tμi nguyên, vừa hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp vμ các cộng đồng địa ph−ơng cũng taọ ra các khó khăn trong phân chia lợi ích từ hoạt động lâm nghiệp vμ trong việc taọ ra những cơ chế khuyến khích sự tham gia tích cực vμ có hiệu quả. - Sau cùng, các dự án nμy đ−ợc thực hiện ở các vùng rừng núi, nông thôn, những nơi mμ cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trình độ học vấn của ng−ời dân còn thấp, vμ điều kiện kinh tế còn nghèo, khả năng đầu t− của ng−ời dân cho sản xuất hạn chế. Trong khi đó nguồn lực dμnh cho các hoạt động vẫn còn giới hạn. Tất cả những điều phân tích trên cho thấy các dự án LNXH đều liên quan đến kế 14 14
  15. hoạch vĩ mô, kế hoạch ngμnh lâm nghiệp trong định h−ớng phát triển LNXH, nhằm khâu nối vμo trong các hoạt động của dự án các mục tiêu vμ −u tiên quốc gia, của ngμnh, của vùng. Nh−ng một mặt khác các dự án LNXH phải taọ điều kiện để đạt đ−ợc sự tham gia tích cực vμ chủ động của ng−ời dân trong các cộng đồng địa ph−ơng. Điều nμy cũng đòi hỏi sự chú ý tới nhu cầu, năng lực, truyền thống, tập quán của ng−ời dân vμ quá trình đối thoại, cung cấp những thông tin cần thiết để cộng đồng tham gia tích cực vμo các hoạt động của dự án. Kế hoạch phát triển vĩ mô Kế hoạch phát triển lâm nghiệp xã hội vùng lãnh thổ Kế hoạch phát triển ngμnh lâm nghiệp, LNXH • Các ch−ơng trình phát triển LNXH • Các ch−ơng trình hỗ trợ LNXH Từ trên xuống Dự án LNXH Từ d−ới lên Cộng đồng địa ph−ơng Sơ đồ 1.1: Mối hệ trong tiếp cận ch−ơng trình vμ dự án LNXH 5 Chu trình quản lý dự án lâm nghiệp xã hội Chu trình dự án lμ một khái niệm phản ảnh các giai đoạn chính cần phải tiến hμnh trong công tác quản lý dự án từ lúc hình thμnh ý t−ởng cho đến khi dự án kết thúc vμ các mối liên hệ giữa chúng. Các b−ớc của chu trình dự án LNXH không khác với một chu trình dự án nói chung, nh−ng về bản chất các hoạt động, quản lý trong từng b−ớc lμ khác nhau. Do đó cần phân tích các giai đoạn khác nhau của một dự án LNXH từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc để lμm rõ các hoạt động có liên quan vμ nhất lμ chỉ rỏ mối quan hệ giữa bộ phận lập dự án với cộng đồng địa ph−ơng. Thuật ngữ “chu trình” đ−ợc sử dụng để nhấn mạnh rằng việc kết thúc một dự án chỉ lμ kết thúc một chu trình để bắt đầu một chu trình mới. Một mặt khác, nó cũng nói lên các mối quan hệ qua lại giữa các giai đoạn. Nh− đã trình bμy trong mục tr−ớc, các dự án LNXH phải xuất phát từ sự phân tích các vấn đề vμ nhu cầu cộng đồng. Chúng lμ cơ sở để xác định các mục đích vμ mục tiêu của dự án. Các vấn đề vμ nhu cầu nói ở đây lμ vấn đề vμ nhu cầu có liên quan đến quản lý tμi nguyên rừng. Các dự án nμy sẽ kết thúc bằng việc đánh giá để xem xét chúng đáp ứng nh− thế nμo đối với các mục tiêu đã đề ra. Trong chu trình nμy có thể phân tích một số giai đoạn chủ yếu có tính độc lập t−ơng đối vμ có thể nhận biệt dựa vμo các kết quả chính của chúng. Mặc dù vẫn còn các 15 15
  16. ý kiến khác nhau trong cách phân chia các giai đoạn, có thể nhận định rằng các giai đoạn nμy tuân theo một trình tự xác định, trong đó kết quả của giai đoạn tr−ớc lμ tiền đề cho các hoạt động của giai đoạn sau. Tuy nhiên trình tự của các giai đoạn không phải lμ một đ−ờng thẳng, mμ th−ờng có các dòng thông tin phản hồi giữa chúng, lμm thμnh các vòng lặp. • Phân tích tình hình lμ giai đoạn đầu tiên để xây dựng một dự án. Những ng−ời lμm công tác xây dựng dự án cần biết rõ tình hình, vấn đề, nhu cầu vμ nguồn lực v.v. Đây lμ một quá trình thu thập vμ phân tích thông tin để có thể mô tả tình trạng ban đầu hay điểm xuất phát của dự án. Ph−ơng pháp PRA đ−ợc sử dụng, bao gồm việc tổ chức một nhóm công tác chuẩn bị dự án để lμm việc với cộng đồng địa ph−ơng nhằm thu thập vμ phân tích các thông tin ban đầu, bao gồm các hoạt động khảo sát, đánh giá tình hình, phát hiện các vấn đề chính liên quan đến việc quản lý tμi nguyên rừng để xác định các ph−ơng thức cải tiến. • Xác định mục đích, mục tiêu vμ lập kế hoạch dự án lμ một giai đoạn quan trọng của tiến trình quản lý dự án. Trong giai đoạn nμy, các bên liên quan nhất trí về một tình hình t−ơng lai mμ dự án muốn đạt đ−ợc vμ cách thức có thể đạt đ−ợc chúng. Trong giai đoạn nμy, các bên liên quan sẽ tham gia vμo việc xây dựng một chiến l−ợc dự án có tính khả thi, đáp ứng đ−ợc mói quan tâm chung. Kết thúc giai đoạn nμy lμ một văn kiện dự án với các luận cứ vững chắc để có thể đ−a ra thẩm định vμ đề nghị sự hỗ trợ. • Thẩm định dự án lμ một giai đoạn có tính chất thủ tục trong chu trình, mặc dù các thủ tục nμy lμ cần thiết vμ bắt buộc. Đây lμ giai đoạn mμ các nhμ quản lý cấp trên xem xét để đảm bảo rằng các đề xuất đ−ợc đ−a ra lμ hợp lý vμ khả thi. Mặc dù có nhiều thủ tục quan trọng, nếu ng−ời xây dựng dự án đã có sự phân tích tình hình xác đáng vμ đã lập kế hoạch một cách thận trọng trong các giai đoạn tr−ớc thì giai đoạn nμy không phải lμ mối bận tâm lớn. Điều quan trọng lμ ng−ời xây dựng dự án phải biết rõ các tiêu chí thẩm định để có thể chuẩn bị tốt văn kiện dự án, tạo cho chúng một sức thuyết phục cao. • Thực thi dự án lμ giai đoạn quan trọng nhất vì nó liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực, triển khai các hoạt động vμ giám sát tiến trình để có thể thực hiện các mục tiêu vμ kế hoạch đề ra một cách tốt nhất. Dự án LNXH đ−ợc thực thi bởi cộng đồng vμ đ−ợc sự hỗ trợ giám sát của các bên liên quan, ph−ơng pháp giám sát có sự tham gia đ−ợc áp dụng trong dự án LNXH • Đánh giá dự án lμ giai đoạn cuối cùng đ−ợc thực hiện để kết thúc dự án (vμ bắt đầu một chu trình mới), dự án LNXH sẽ thực hiện việc đánh giá có sự tham gia của ng−ời bên trong vμ ngoμi cộng đồng. 16 16
  17. * Đánh giá nhu cầu * Đánh giá nhu cầu * Đánh giá mối quan tâm * Đánh giá mối quan tâm * Lựa chọn/phân tích vấn đề * Lựa chọn/phân tích vấn đề * Lựa chọn giải pháp * Lựa chọn giải pháp Phân * Đánh giá nguồn lực Phân * Đánh giá nguồn lực tích tình tích tình hình hình * Đánh giá nội bộ * Đánh giá nội bộ * Đánh giá từ bên * Đánh giá từ bên ngoμi * Xác định mục ngoμi * Xác định mục * Đánh giá tác động đích/mục tiêu * Đánh giá tác động đích/mục tiêu * Lập kế hoạch * Lập kế hoạch * Xây dựng hệ thống * Xây dựng hệ thống Đánh giám sát/đánh giá giám sát/đánh giá Đánh Lập * Viết dự án giá Lập * Viết dự án giá kế hoach kế hoach Chu trình dự án LNXH Thực Thực Thẩm thi vμ giám Thẩm thi vμ giám định sát định sát Qủan lý: Qủan lý: * Con ng−ời * Con ng−ời * Thời gian * Thời gian * Xác định các * Cơ sở v/chất * Xác định các * Cơ sở v/chất tiêu chí thẩm đinh * Tμi nguyên tiêu chí thẩm đinh * Tμi nguyên * Thủ tục thẩm * Tμi chính * Thủ tục thẩm * Tμi chính định * Hμnh chính định * Hμnh chính Sơ đồ 1.2: Chu trình dự án LNXH Bản chất cốt yếu của các dự án LNXH lμ sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt lμ sự tham gia của các cộng đồng. Điều nμy cho thấy quản lý dự án LNXH thực chất lμ một quá trình thúc đẩy, xúc tác sự tham gia nμy trong tất cả các hoạt động từ khi đánh giá tình hình, lập kế hoạch, tổ chức thực thi, theo dõi giám sát cho đến khi đánh giá vμ kết thúc. Trong ý nghĩa đó, nhμ quản lý dự án không phải lμm thay hay lμm cho cộng đồng mμ cùng xây dựng vμ thực hiện dự án với cộng đồng. Đây lμ sự thay đổi rất căn bản trong t− t−ởng vμ cách tiếp cận quản lý dự án. 17 17
  18. Bảng 1.1: Đặc điểm của các giai đoạn trong chu trình dự án LNXH Giai đoạn của chu trình Mục tiêu cần đạt đ−ợc Các hoạt động chính Phân tích tình hình + Mô tả tình hình của địa ph−ơng + Đánh giá vấn đề, nhu cầu vμ các mối quan tâm + Xác định các vấn đề vμ các giải pháp chủ yếu + Lựa chọn vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án + Đề xuất giải pháp + Đánh giá nguồn lực Lập kế hoạch Có một văn kiên dự án trong đó: + Xác định mực đích, mục tiêu + Thuyết minh đ−ợc sự cần thiết + Lập kế hoạch của dự án + Xây dựng hệ thống giám sát/đánh giá + Kế hoạch chiến l−ợc dự án vμ + Viết văn kiện dự án mô tả đ−ợc các hoạt động vμ phân tích tính khả thi của chúng. Thẩm định dự án Văn kiện dự án đ−ợc các cấp + Xác định các tiêu chí thẩm định thẩm quyền phê duyệt + Thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc thẩm định Thực thi vμ giám sát + Thực hiện đ−ợc các kế hoạch + Quản lý các nguồn lực: con ng−ời, dự án một cách có hiệu quả thời gian, cơ sở vật chất, tμi nguyên. + Đạt đ−ợc sự cam kết của các + Quản lý tμi chính bên liên quan trong thực thi + Quản lý hμnh chính + Phát hiện các sai lệch (nếu có) Đánh giá + Đánh gía hiệu quả vμ các tác + Đánh giá nội bộ động của dự án theo các mục + Đánh giá từ bên ngoμi tiêu đã xác định + Rút ra các bμi học lμm cơ sở + Đánh giá tác động cho tiến trình phát triển tiếp theo + Tμi liệu hóa kết quả dự án 18 18
  19. Bμi 2: Thông tin vμ tiếp cận có sự tham gia trong chu trình dự án lâm nghiệp xã hội Mục tiêu: Sau khi học xong bμi nμy, sinh viên có khả năng: • Xác định nhu cầu vμ tiêu chí đánh giá thông tin trong chu trình của một dự án lâm nghiệp xã hội; • Phân tích các nhóm liên quan vμ sự tham gia trong một dự án LNXH. • Tiếp cận có sự tham gia vμ sử dụng PRA trong chu trình dự án LNXH Kế hoạch bμi 2 Mục tiêu Nội dung Ph−ơng Vật liệu Thời pháp gian - Xác định nhu cầu vμ - Khái niệm kiến thức, Trình bμy Sơ đồ 10 tiết thông tin vμ dữ liệu tiêu chí đánh giá Động não OHP thông tin trong chu - Phân tích nhóm liên quan trình của một dự án Thảo luận Thẻ, - Phân tích sự tham gia nhóm Bảng lật lâm nghiệp xã hội; trong quản lý dự án Bμi tập - Phân tích các nhóm LNXH liên quan vμ sự tham - PRA trong quản lý dự án gia trong một dự án LNXH LNXH. - Tiếp cận có sự tham gia vμ sử dụng PRA trong chu trình dự án LNXH Mở đầu Việc xây dựng dự án bắt đầu từ việc thu thập vμ phân tích thông tin. Chúng ta cũng thấy rằng trong quá trình thực thi, giám sát vμ đánh giá dự án, có nhiều thông tin đ−ợc hình thμnh vμ phân tích để cung cấp cho những ng−ời ra quyết định. Do đó, có thể nói rằng thông tin lμ “nguyên liệu” quan trọng trong quản lý dự án, đặc biệt lμ trong giai đoạn phân tích tình hình. Chính vì thế, bμi nμy sẽ dμnh cho việc thảo luận các vấn đề liên quan đến thông tin, nhu cầu thông tin vμ dòng thông tin trong chu trình của một dự án lâm nghiệp xã hội. Đây lμ một sự chuẩn bị cần thiết để nghiên cứu vấn đề thu thập vμ phân tích vμ xác định dự án. Trong bμi nμy, chúng ta sẽ bắt đầu bằng thảo luận cách lμm sáng tỏ các khái niệm về thông tin, dữ liệu vμ kiến thức. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận các tiêu chí về chất l−ợng của thông tin vμ sử dụng chúng trong việc đánh giá một nguồn thông tin một cách có phê phán trong quá trình thúc đẩy việc xây dựng vμ quản lý dự án. 19 19
  20. Bắt đầu nghiên cứu bμi nμy bằng cách đề cập đến các vấn đề liên quan đến thông tin vμ dòng thông tin trong một dự án lâm nghiệp xã hội. Đây lμ một chủ đề quan trọng. Nh− nhiều ng−ời nhìn nhận, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, vì 'quản lý' thực chất lμ 'quản lý thông tin' vμ một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý dự án lâm nghiệp xã hội lμ quản lý các dòng thông tin. Hơn thế nữa, chu trình dự án cung cấp cơ hội học tập thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận, xử lý thông tin cho cộng đồng vμ các nhóm liên quan khác nhau nhằm xây dựng các hệ thống quản lý tμi nguyên rừng một cách bền vững. Chính vì thế, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đặt thông tin trong hệ thống hình thμnh kiến thức vμ thảo luận các khái niệm liên hệ đến các dòng thông tin trong chu trình của một dự án. 6 Các khái niệm về kiến thức, thông tin vμ dữ liệu Trong phạm vi bμi nμy, chúng ta sẽ xem dữ liệu lμ một tập hợp về các quan trắc đ−ợc ghi chép theo một hình thức nμo đó, chúng có thể lμ định tính hay định l−ợng. Định nghĩa nμy giúp phân biệt dữ liệu với kiến thức. Kiến thức lμ kết quả của một sự phân tích vμ suy diễn các dữ liệu; hoạt động nμy độc lập với ng−ời suy diễn. Khái niệm“thông tin” đ−ợc sử dụng một cách tổng quát hơn vμ bao gồm một các hình thức khác nhau, thay đổi một cách liên tục từ dữ liệu cho đến kiến thức (Dixon et al., 1999). Sơ đồ 2.1 lμ một sơ đồ giúp phân biệt thông tin, dữ liệu vμ kiến thức với sự nhận thức của con ng−ời. Trong sơ đồ nμy, nhận thức lμ kết quả, lμ quá trình hoạt động trí tuệ để xử lý thông tin trong có tính chất chuyên biệt đối với từng cá nhân khi suy diễn thông tin, dữ liệu vμ kiến thức. Thông tin Nhận thức Dữ liệu Kiến thức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thể hiện thông tin nh− lμ một biến trạng liên tục mμ dữ liệu vμ kiến thức lμ hai đầu. (Dixon et al., 1999, tr.2) 6.1 Tại sao chúng ta cần thông tin? Thông tin đ−ợc dùng lμm gì vμ nh− thế nμo trong các hoạt động thực tiễn của 20 20
  21. chúng ta? Để lμm sáng tỏ câu hỏi nμy, chúng ta sẽ thực hiện một bμi tập não công: Hãy tự đặt mình vμo vai trò của một ng−ời lμm công tác quản lý dự án vμ hãy tự đặt câu hỏi: tại sao chúng ta cần thông tin? Những gì đ−ợc liệt kê sau đây chỉ lμ một số lý do chính: Các lý do tại sao chúng ta cần thông tin: • Chúng ta cần thông tin để có những quyết định đúng đắn. • Có một số vấn đề mμ chúng ta phải giải quyết. • Chúng ta cần thông tin để lập kế hoạch. • Chúng ta không biết tại sao một việc gì đó không đ−ợc tiến hμnh một cách trôi chảy hoặc ng−ợc lại, chúng ta muốn biết tại sao có một việc nμo đó đ−ợc tiến hμnh tốt. • Chúng ta cần xác minh các ý t−ởng vμ cảm nhận về một tình huống vμ đặt chúng trong bối cảnh cụ thể. Tất cả các lý do nêu trên đều cho thấy thông tin cần thiết cho việc lập quyết định: thông tin lμm giảm độ bất định của các quyết định. 6.2 Thông tin trong chu trình của dự án Hãy suy nghĩ thêm về các ý t−ởng đã đ−ợc nêu ra vμ sử dụng chúng trong một bμi tập thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Chúng ta cần các thông tin nμo vμo các giai đoạn khác nhau trong chu trình của một dự án. Chúng ta sẽ lμm việc theo nhóm, mỗi nhóm phân tích về một giai đoạn của chu trình dự án theo sơ đồ đã nêu trong bμi tr−ớc vμ tìm cách trả lời các câu hỏi nầy cμng cụ thể cμng tốt. Để lμm đ−ợc điều nμy, chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ xem quyết định quan trọng nhất trong các giai đoạn khác nhau của dự án lμ gì? Các nhμ nghiên cứu vμ các thμnh viên của cộng đồng thực sự muốn biết điều gì? Vấn đề chính lμ gì? Những câu hỏi cụ thể nμo cần đ−ợc trả lời? v.v. Trong bμi tập nμy, chúng ta không kỳ vọng lμ ngay lúc nμy chúng ta có thể có một bảng liệt kê nhu cầu thông tin đầy đủ vμ chi tiết cho các giai đoạn khác nhau của dự án. Trong quá trình học tập các phần tiếp theo, chúng ta sẽ dần dần thấy rõ hơn các loại thông tin trong từng giai đoạn. Bảng 2.1 lμ một sự liệt kê có tính chất sơ bộ chỉ nhằm giải thích cách sử dụng ma trận thông tin nμy, nó không đầy đủ vμ thiếu chi tiết. Hình 2.1: Thảo luân, thu thập thông tin với cộng đồng 21 21
  22. Bảng 2.1: Một số loại thông tin mμ nhμ nghiên cứu vμ cộng đồng có thể cần trong chu trình dự án Giai đoạn Nhμ nghiên cứu Cộng đồng Thông tin Lý do cần có Thông tin Lý do cần có Phân tích tình Các vấn đề mμ cộng Giải thích vμ tìm Các khó khăn vμ vấn Tham gia vμo quá hình đồng đang gặp phải. nguyên nhân đề −u tiên cần giải trình quyết định quyết. Lập kế hoạch Các nguồn lực/tiềm Có thể phát huy tiềm Mục tiêu của dự án. Dự án đáp ứng thế năng của cộng đồng. lực nh− thế nμo để nμo đối với sự Sự đóng góp của cộng phát triển cộng đồng mong đợi của Các ph−ơng án. đồng cộng đồng Thực thi các Những khó khăn vμ trở Thúc đẩy việc thực thi. Những khó khăn vμ trở Thúc đẩy việc thực hoạt đông ngại trong việc thực ngại trong việc thực thi. thi. thi. Giám sát các Các nguồn lực đã Tiết kiệm nguồn lực. Chất l−ợng của các Sử dụng nguồn lực hoạt động đ−ợc sử dụng. hoạt động. của dự án có hiệu quả nhất. Đánh giá dự án Tình hình tr−ớc vμ sau Đánh giá hiệu Tình hình có vμ Đánh giá hiệu khi thực thi các hoạt quả vμ tìm khả năng không có dự án. quả. động. nhân rộng. Những điều chúng ta cần l−u ý trong suốt chu trình dự án: • Chúng ta cần nhiều thông tin để giải thích vμ ra quyết định. • Có một loạt thông tin đ−ợc hình thμnh ngay trong tiến trình của dự án, vμ • Thông tin hình thμnh trong giai đoạn tr−ớc đ−ợc sử dụng trong giai đoạn sau. • Thông tin có thể đ−ợc tìm kiếm, tiếp cận vμ sử dụng một cách khác nhau bởi những nhóm ng−ời liên quan khác nhau đối với một dự án cụ thể. Yếu tố sau cùng có liên quan đến vấn đề trách nhiệm giải trình của các bên liên quan vμ sự chia sẻ thông tin của các cộng đồng địa ph−ơng nơi thực hiện các dự án. 6.3 Các tiêu chí đánh giá thông tin Những điều thảo luận trên đây cho thấy ng−ời lμm công tác phát triển các dự án lâm nghiệp xã hội vμ cộng đồng địa ph−ơng đòi hỏi một số l−ợng thông tin khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau cho việc lập quyết định của họ. Chính vì thế, cần phải có các biện pháp để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các bên liên quan. Chúng ta sẽ dμnh vμi phút để thảo luận về các yêu cầu của thông tin bằng cách trả lời câu hỏi: Thế nμo lμ một thông tin tốt? Bảng 2.2 cung cấp một số điều giải thích tóm tắt về các tính chất đó. 22 22
  23. Bảng 2.2: Các yêu cầu của thông tin Thuộc tính Giải thích vμ bình luận Đầy đủ Nhμ nghiên cứu vμ quản lý nμo cũng mong muốn có đầy đủ thông tin về vấn đề mình đang quan tâm để có thể đ−a ra các kết luận vμ quyết định đúng đắn. (complete) Tin cậy Các thông tin nμy phải đáng tin cậy vì chúng đ−ợc sử dụng trong quá trình quyết định của chúng ta. (reliable) Không thiên lệch Sự thiên lệch vì các yếu tố chủ quan hay tính đại diện lμm cho thông tin không (unbiased) còn đáng tin cậy nữa. Kịp thời Thông tin kịp thời sẽ giúp đ−a ra các quyết định kịp thời, nhất lμ trong tình huống có sự biến đổi nhanh chóng trong hệ thống. (timely) Cập nhật (update) Quyết định dựa trên các thông tin cổ lỗ thì thμ rằng võ đoán còn hơn. Liên quan Chúng ta không thể bị choáng ngợp trong biển thông tin của thời đại của sự bùng (relevant) nổ thông tin, cần phải biết chọn lọc cái chúng ta cần quan tâm tr−ớc. Kinh tế (cost Mọi thông tin đều có giá của nó nh−ng ta không muốn có thông tin với bất cứ giá effective) nμo; điều nμy cũng có nghĩa lμ phải biết tiết kiệm thông tin. Truyền thông Nếu không truyền thông đ−ợc thì còn gì lμ thông tin, nhất lμ trong điều kiện có (communicable) nhiều nhóm quan tâm khác nhau. Yêu cầu về độ tin cậy: Nhμ nghiên cứu chỉ tin cậy các thông tin khi chúng đ−ợc chứng minh hay phối kiểm. Trong công tác thẩm định nông thôn, cần phân biệt bản chất của nguồn tin liên quan đến mức độ tin cậy. Về khía cạnh nμy, ta có thể phân chia thông tin theo bản chất nh− sau: - Sự kiện (fact): Thông tin về sự kiện lμ thông tin khách quan: một công việc đ−ợc thực hiện, một hiện t−ợng xẩy ra, một bằng chứng đ−ợc trình bμy nh− lμ hiện thực khách quan. - Quan niệm (opinion): Đây lμ những thông tin chủ quan của nguồn cung cấp tin: một quan điểm, t− duy, sự l−ợng định về một vấn đề. Các tầm mức của quan niệm từ cao đến thấp lμ sự hiểu biết về một vấn đề, sự tin t−ởng vμo một phát biểu vμ sự cảm nhận về vấn đề đó. Đối với các thông tin về quan niệm, tính chủ quan của nó đòi hỏi sự thận trọng để tránh sự thiên lệch. - Nghe nói (hearsay): Điều mμ ng−ời đ−ợc phỏng vấn nghe từ một ng−ời khác lμ một thông tin còn mơ hồ vμ dĩ nhiên lμ cần phải phối kiểm. Tuy vậy, nó cũng chỉ thị về một h−ớng cần tìm kiếm vμ một số vấn đề cần đ−ợc lμm 23 23
  24. sáng tỏ. - Suy diễn (inference): Thông tin kết quả từ một suy diễn logic, nghĩa lμ chuyển từ một sự kiện, mệnh đề hay quan niệm đ−ợc cho lμ đúng sang một mệnh đề khác đ−ợc tin lμ đúng. Suy diễn lμ việc cần thiết để lμm phong phú thông tin, với điều kiện mô hình logic áp dụng lμ đúng. - Giả định (assumption): một phát biểu đ−ợc giả thiết lμ đúng nh−ng ch−a đ−ợc chứng minh. Lập các giả định đúng sẽ cho phép định h−ớng quá trình tìm kiếm thông tin vμ đi đến sự thực. Tuy nhiên, điều nguy hại có thể xẩy ra sự nhảy vọt từ giả định sang kết luận một cách vội vả. Dù lμ bằng ph−ơng pháp thu thập thông tin nμo, ng−ời ta cũng không thể xem một điều đ−ợc nghe nói tới ngang bằng với một sự kiện đ−ợc xác nhận, bởi vì “Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Ng−ời ta cũng không thể đồng hóa một giả định nh− lμ một sự thật. Ng−ời sử dụng thông tin cũng phải thật thận trọng trong việc xử lý các thông tin suy diễn bằng cách xem xét mô hình logic của sự suy diễn. Các mô hình logic nμy có thể sai khác theo các xã hội khác nhau, ở các không gian vμ thời gian khác nhau. Yêu cầu không bị thiên lệch (unbiased): Nhμ nghiên cứu vμ những ng−ời quản lý dự án có thể bị thiên lệch vμ đem lại các thông tin thiên lệch nếu không thận trọng trong khi bố trí công tác thu thập thông tin. Sự thiên lệch có thể do các yếu tố: - Không gian (nh− không vμo sâu trong lμng mμ chỉ đi theo trục lộ), - Thời gian (cảnh quan vμ cuộc sống của ng−ời dân có thể thay đổi theo mùa), - Con ng−ời (không thu thập thông tin đầy đủ từ các nhóm ng−ời khác nhau, giμu vμ nghèo, phụ nữ vμ đμn ông, nhân vật chủ chốt vμ ng−ời dân bình th−ờng v.v.). Yêu cầu về tính liên quan (relevant): Thông tin rất đa dạng, nh−ng đối với một nhiệm vụ cụ thể, trong một thời hạn cụ thể, nhμ nghiên cứu dự án sẽ phải tập trung vμo một số vấn đề mấu chốt đ−ợc quan tâm. Tr−ớc khi tiến hμnh thu thập thông tin, nhμ nghiên cứu phải tự mình trả lời câu hỏi “Sẽ phải thu thập thông tin gì ?”. Một bảng liệt Hình 2.2: Thu thập thông tin dữ liệu trong rừng kê các vấn đề cần đ−ợc quan tâm sẽ rất có ích, tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng cứng nhắc theo bảng liệt kê quá chi tiết cũng không đem lại kết quả mong đợi, nhất lμ trong giai đoạn đầu của quá trình tìm hiểu một vấn đề hay một đối t−ợng mới mẻ. 24 24
  25. Chính vì lý do đó, tính chất “bán cấu trúc” (semi-structured) th−ờng đ−ợc nhấn mạnh trong các ph−ơng pháp thẩm định nông thôn. Tính kịp thời (timely) vμ cập nhật (update): Công việc thu thập thông tin không thể kéo dμi vì cuộc sống không chờ đợi, các cộng đồng mong muốn có ngay những tác động nhất định, các nhiệm vụ phải đ−ợc hoμn thμnh. Một mặt khác, thông tin phải cập nhật vì các đặc tính của cộng đồng vμ tμi nguyên biến đổi rất nhanh. Tính truyền thông đ−ợc: Thông tin phải truyền thông đ−ợc, nghĩa lμ nội dung thông tin phải đ−ợc hiểu biết một cách đầy đủ vμ trung thực đối với ng−ời tiếp nhận. Điều nμy đặt tầm quan trọng của việc trình bμy thông tin vμ những cố gắng xây dựng các công cụ có tính trực quan cao khi lμm việc với các cộng đồng địa ph−ơng, nh− đa số các công cụ của PRA khi thu thập thông tin cùng với cộng đồng. Tính kinh tế (cost effective): Sau cùng, công việc thu thập thông tin th−ờng tốn kém. Nhμ nghiên cứu phải tối −u hóa quá trình thu thập thông tin sao cho chi phí đ−ợc sử dụng một cách có lợi. Đó lμ lý do của việc sử dụng các thông tin định tính trong đánh giá nông thôn có sự tham gia. T− t−ởng chủ đạo của nghiên cứu h−ớng hμnh động vμ có sự tham gia lμ phát triển sự hiểu biết về một tình hình một cách tiệm tiến đi kèm với các hμnh động để thay đổi nó. 7 Phân tích nhóm liên quan Phân tích nhóm liên quan có thể định nghĩa lμ một tiến trình nghiên cứu nhằm mục đích mô tả các mối quan tâm của các nhóm cá nhân vμ tổ chức khác nhau vμ những đặc điểm của họ trong mối liên hệ với một dự án hay hoạt động cụ thể. Sự phân tích nμy có thể dựa vμo các yếu tố nh− không gian (ở vị trí xa hay gần đối với tμi nguyên đ−ợc xét), thời gian (nhu cầu tr−ớc mắt vμ cho thế hệ t−ơng lai), mức độ phụ thuộc vμo tμi nguyên đ−ợc xét (đất, rừng, n−ớc, tín dụng, nhập l−ợng nông nghiệp v.v.), vμ mức độ quyết định tiến trình của dự án. Phân tích nhóm liên quan bao hμm việc liệt kê vμ xác định các cá nhân vμ tổ chức dự phần vμo hoặc/ vμ bị ảnh h−ởng bởi một hoạt động, dự án hay ch−ơng trình hoặc có tác động hay ảnh h−ởng lên các hoạt động đó. Trong nhiều tr−ờng hợp, nhóm liên quan vừa chi phối vừa bị chi phối bởi một hoạt động nμo đó của dự án. 7.1 Tại sao phải phân tích các nhóm liên quan Tiếp cận lâm nghiệp xã hội thừa nhận một cách nhìn khác về phát triển bền vững, đó lμ một sự phát triển lấy con ng−ời lμm trung tâm; vμ do đó, nó đòi hỏi một cách thức khác của việc xây dựng vμ thực hiện các dự án. Cần phải nhận thức một cách đầy đủ rằng các vấn đề của lâm nghiệp thực chất lμ các vấn đề của con ng−ời. Các mối quan tâm đối với tμi nguyên rừng hiện nay đã v−ợt ra ngoμi phạm vi của ngμnh lâm nghiệp mμ lμ một vấn đề của toμn xã hội. Chính vì thế, việc xây dựng các dự án lâm nghiệp xã hội không chỉ lμ công việc giữa nhμ lâm nghiệp với các cộng đồng địa ph−ơng vμ cμng không phải lμ của các cơ quan lâm nghiệp lμm cho cộng đồng địa ph−ơng. Đối với những ng−ời lμm công tác xác định dự án, những câu hỏi đầu tiên cần đ−ợc lμm sáng tỏ khi xác định một dự án lâm nghiệp xã hội lμ: 25 25
  26. • Ai sẽ lμ ng−ời tham gia vμo các quá trình quyết định, thực thi, giám sát vμ đánh giá dự án. • Hơn thế nữa, họ sẽ quyết định, thực thi vμ tham gia nh− thế nμo vμ với những động lực nμo? Những câu hỏi nμy rất quan trọng trong việc xác định các vấn đề vμ mục tiêu của dự án. Phân tích nhóm liên quan lμ một hoạt động khởi đầu rất quan trọng vì nhiều lý do: • Các vấn đề cần giải quyết vμ cách thức giải quyết chúng thay đổi tùy theo cách nhìn của các nhóm ng−ời khác nhau trong cộng đồng vμ các bên liên quan khác; • Tính chất liên ngμnh của một dự án lâm nghiệp xã hội đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nhóm tác nhân khác nhau, cả ở bên trong cũng nh− bên ngoμi cộng đồng. • Sự phân tích các nhóm liên quan sẽ tạo tiền đề cho việc xem xét một cách toμn diện vμ trên quan điểm hệ thống về các nhóm hμnh động khác nhau chi phối đến hệ thống lâm nghiệp xã hội vμ lμ b−ớc khởi điểm của việc xác định các đối t−ợng h−ởng lợi vμ bị chi phối bởi dự án. 7.2 Các nhóm liên quan của một dự án lâm nghiệp xã hội Chúng ta sẽ thảo luận câu hỏi: Ai sẽ lμ ng−ời tham gia vμo các quá trình xác định, lập kế hoạch, quyết định, thực thi, giám sát vμ đánh giá một dự án lâm nghiệp xã hội. • Các cơ quan lâm nghiệp địa ph−ơng chắc chắn có những vai trò trong đó nổi bật trong các dự án lâm nghiệp xã hội vì một trong những mục đích cuối cùng của chúng lμ giải quyết vấn đề quản lý tμi nguyên rừng. Họ có thể lμ các nhμ lập định chính sách lâm nghiệp, các nhμ nghiên cứu phát triển, cán bộ kỹ thuật vμ khuyến lâm, ng−ời lμm công tác quản lý bảo vệ rừng hay phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở các cấp khác nhau trong guồng máy của ngμnh lâm nghiệp. • Tuy nhiên đó không phải lμ các tác nhân duy nhất. Chúng ta sẽ không quên các cơ quan bên ngoμi khác. Họ cũng có thể lμ kho bạc, các cơ quan ngân hμng vμ cán bộ tín dụng chi phối đến nguồn kinh phí vμ tín dụng ít ỏi dμnh cho các dự án. Họ có thể lμ các cơ quan quản lý nhμ n−ớc, quản lý đất đai, chi phối đến việc quản lý vμ sử dụng đất nông nghiệp vμ đất lâm nghiệp vμ những cơ quan hữu quan khác. • Họ có thể lμ các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng, giữ chức năng của chiếc cầu nối trong dòng thông tin hai chiều giữa cơ quan nhμ n−ớc vμ ng−ời dân. Trong thực tế, nhiều vấn đề của lâm nghiệp nói chung vμ lâm nghiệp xã hội nói riêng lại chỉ có thể đ−ợc giải quyết bằng nhiều cơ quan khác không phải của ngμnh lâm nghiệp. • Có một nhóm không có quyền lực nh−ng không phải lμ kém quan trọng, đó lμ các cộng đồng địa ph−ơng. Dự án tác động đến những cộng đồng cụ thể, vμ họ 26 26
  27. không phải lμ ng−ời thừa h−ởng các thμnh quả vμ chịu sự tác động của các “can thiệp” vμ hoạt động khác nhau một cách thụ động. Các cộng đồng có thμnh phần đa dạng, mỗi nhóm ng−ời có những mối quan hệ khác nhau đối với các tμi nguyên thiên nhiên tại địa bμn nghiên cứu. • Các cộng đồng cũng có thể có những tổ chức riêng của mình, đ−ợc thμnh lập một cách chính quy hoặc chỉ lμ những tổ chức không chính quy, hình thμnh do nhu cầu thực tế của các thμnh viên vμ do truyền thống. Cần l−u ý rằng các nhóm không chính thức đôi khi có những vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý tμi nguyên. Một ví dụ, ở Thái Lan, s− sãi trong các chùa chiền Phật giáo đ−ợc xem lμ một tác nhân quan trọng trong nhiều dựa án Hình 2.1: Thảo luận trong nhóm liên quan: CB khuyến nông lâm-Nhμ lâm nghiệp xã hội (Vitoon, nghiên cứu vμ ng−ời dân 1996). Một ví dụ khác, các giáo viên của tr−ờng phổ thông cơ sở ở thôn xã có thể lμ tác nhân quan trọng cho các dự án giáo dục tăng c−ờng nhận thức về môi tr−ờng vμ bảo vệ tμi nguyên thiên nhiên cho thiếu niên. Vị giμ lμng của một bộ tộc tuy không phải lμ ng−ời đại diện cho chính quyền địa ph−ơng lại có thể chi phối một cộng đồng dân tộc trong việc bảo vệ một số khu vực đ−ợc xem lμ “rừng thiêng”, “bến n−ớc” trong tín ng−ỡng truyền thống vμ thậm chí, còn chi phối việc sung dụng đất canh tác cho các thμnh viên vμ duy trì luật tục của cộng đồng (Ngô Đức Thịnh, 1999). 7.3 Họ liên quan nh− thế nμo? Chúng tôi không có ý liệt kê đầy đủ các nhóm liên quan khác nhau vì vấn đề sẽ thay đổi theo cấp độ nghiên cứu, trong từng điều kiện hoμn cảnh vμ từng hoạt động cụ thể. Điều muốn l−u ý lμ trong thực tế quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội: • Có nhiều nhóm liên quan khác nhau. • Mỗi nhóm có những mức độ quan tâm khác nhau đối với từng hoạt động của một dự án. • Quá trình quyết định của từng nhóm không tiến hμnh một cách độc lập mμ chi phối vμ bị chi phối bởi các nhóm còn lại. Việc thừa nhận thực tế nμy có tầm quan trọng trong quản lý dự án lâm nghiệp xã hội. Chúng ta nhất trí rằng có nhiều nhóm liên quan với các mối quan hệ phức tạp đang chi phối đến các b−ớc đi, giải pháp, kế hoạch, việc thực thi vμ đánh giá một dự án. Chúng ta hãy xét một tr−ờng hợp về sự hình thμnh vμ thực thi một dự án, ví dụ, dự án 27 27
  28. thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp. Trong sự phân chia thông th−ờng, các nhóm liên quan chi phối các hoạt động của dự án nμy có thể phân biệt thμnh bốn nhóm khác nhau tùy vμo bản chất của các hoạt động của họ: Các nhμ lập định chính sách (A), Các nhμ thực thi việc giao đất lâm nghiệp (B), Các nhóm chi phối một số khía cạnh của dự án (C), Các nhóm ng−ời mμ dự án nhắm tới (D). Nhóm những ng−ời mục tiêu của một chính sách có thể lμ những ng−ời đ−ợc h−ởng lợi hay những ng−ời bị điều tiết bởi chính sách. Các nhóm liên quan khác nhau: • Có những vấn đề khác nhau cần giải quyết, • Có những kỳ vọng khác nhau đối với dự án, • Có những khả năng đóng góp vμ mức độ tác động vμ ảnh h−ởng khác nhau đối với việc hình thμnh vμ thực thi dự án, do đó: • Họ cần phải tham gia theo một cơ chế phối hợp có hiệu quả để đem lại một sức mạnh tổng hợp đảm bảo sự thμnh công của dự án. Trong phạm vi môn học nghiên cứu về quản lý dự án lâm nghiệp xã hội, phân tích nhóm liên quan đ−ợc dùng để xem xét sự thừa nhận vai trò khác nhau mμ các cá nhân vμ tổ chức khác nhau có thể tham gia trong chu trình của dự án hay trong việc xác định, lập kế hoạch, thực thi vμ đánh giá các hoạt động của dự án. Độc giả có thể tham khảo ví dụ về việc xác định nhóm liên quan của Ngân hμng Thế giới (World Bank, 1994): Nhóm liên quan trực Cá nhân vμ cộng đồng phụ thuộc vμo tμi nguyên thiên nhiên của tiếp một khu vực cụ thể. Xét về mặt địa lý, họ sống gần tμi nguyên đ−ợc quan tâm (1) (Primary stakeholders) ít hay không có cơ hội chọn lựa cách sinh sống, do đó, khi có một thay đổi xẩy ra, họ sẽ gặp các khó khăn để thích ứng. Nhóm liên quan gián Những cá nhân vμ tổ chức có vai trò chi phối hay quan tâm đến tμi tiếp nguyên của khu vực đ−ợc xét, kể cả các cơ quan, cán bộ lâm nghiệp vμ các doanh nghiệp khai thác, chế biến gỗ. (Secondary stakeholders) Nhóm liên quan mức vi Các nhóm quy mô nhỏ, có tính chất địa ph−ơng mô lμ ng−ời sử dụng trực tiếp tμi nguyên vμ lμ ng−ời quản lý đích thực (Micro-level tμi nguyên trong các hoạt động th−ờng ngμy của họ. stakeholders) Nhóm liên quan ở mức Các bộ ngμnh trung −ơng, các nhμ lập chính sách, các tổ chức vμ vĩ mô cộng đồng quốc tế. (Macro-level Chi phối đến việc hình thμnh vμ thực thi dự án lâm nghiệp xã hội stakeholders) 28 28
  29. 8 Phân tích sự tham gia trong quản lý dự án LNXH 8.1 Các cấp độ của sự tham gia trong quản lý dự án LNXH Sự phân biệt các hình thức tham gia có một ý nghĩa quan trọng trong thực tế xây dựng vμ quản lý các dự án lâm nghiệp xã hội. Điều mong muốn của các nhμ lâm nghiệp xã hội lμ sự tham gia tự nguyện vμ tự giác của các cộng đồng nông thôn. Trong thực tế, đó lμ một quá trình phát triển theo từng cấp độ tham gia khác nhau. Khi đề cập đến các cấp độ của sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hình thμnh các giải pháp quản lý tμi nguyên, Briggs (1989) phân chia nh− sau: • Cấp độ hợp đồng (contractual): Nhóm nghiên cứu vμ xây dựng dự án sẽ quyết định toμn bộ vấn đề, nông dân tham gia nh− những ng−ời hợp đồng để cung cấp đất vμ lao động, ví dụ trong các thí nghiệm trình diễn. • Tham vấn (consultative): Nhμ nghiên cứu tham khảo ý kiến của nông dân để biết các khó khăn vμ nhu cầu của họ, các ý kiến nμy chỉ có tính cách tham khảo khi xây dựng dự án. • Hợp tác (collaborative): Nhμ nghiên cứu vμ nông dân cùng hợp tác chặt chẻ trong quá trình nghiên cứu vμ triển khai các chiến l−ợc, kế hoạch vμ công nghệ. • Tự giác: Nông dân tự mình thực hiện việc tìm tòi vμ sáng tạo các giải pháp công nghệ vμ định chế thích ứng, nhμ nghiên cứu chỉ đóng vai trò xúc tác vμ tăng c−ờng khả năng của nông dân trong việc nμy. Đây lμ cấp độ lý t−ởng mμ chung ta mong muốn đạt tới. Hợp đồng Tham vấn Hợp tác Tự giác Không gian quyết định của “ng−ời ngoμi” Không gian quyết định của cộng đồng Sơ đồ 2.2: Các cấp độ tham gia của cộng đồng 8.2 Các hình thức tham gia trong thực tế của các dự án Chúng ta sẽ dμnh tiểu mục nμy để nghiên cứu các tình huống tham gia trong thực 29 29
  30. tế của các dự án vμ cố gắng đặt chúng vμo khung phân tích các cấp độ tham gia nh− trong sơ đồ 2.2 Tham gia qua đại diện: Trong thực tế, đôi khi ng−ời ta nói đến sự tham gia trong những tr−ờng hợp có sự hiện diện của một vμi đại biểu của ng−ời dân trong một số phiên họp để phổ biến một chủ tr−ơng, để triển khai một kế hoạch. Trong nhiều tr−ờng hợp, nhiều ch−ơng trình vμ kế hoạch phát triển tốn kém đã không mang lại kết quả mong đợi, vì các biện pháp đề ra không giải quyết các vấn đề thực của cộng đồng, vμ do đó không đáp ứng đ−ợc nguyện vọng của ng−ời dân. Trong một số tr−ờng hợp, rất có thể, đó lμ các chủ tr−ơng, biện pháp hay kế hoạch đúng, song sự hình thμnh vμ cách triển khai vẫn mang tính áp đặt. Trong thực tế, vấn đề vận động ng−ời dân tham gia vμo các công cuộc mang lại sự phát triển một cộng đồng không đơn giản. Đóng góp lao động: Trong một số dự án phát triển, "tham gia" đ−ợc hiểu nh− lμ sự đóng góp lao động. Ng−ời quản lý dự án ở bên ngoμi cộng đồng chú ý đến việc vận động ng−ời dân tham gia vμo dự án vμ kết quả đ−ợc cho lμ thμnh công khi ng−ời dân tham gia bằng cách đóng góp lao động giản đơn, nh− đắp đ−ờng, đμo m−ơng không lấy tiền công, với ý nghĩ lμ phát huy tinh thần tự lực. Trên quan điểm phân tích dự án, "sự tham gia" nμy đồng nghĩa với biện pháp lμm giảm chi phí của dự án bằng một nguồn lao động rẻ tiền. Các công việc thuộc về "phần mềm" của dự án nh− thiết kế vμ lập kế hoạch lμ công việc của các cơ quan chuyên môn vμ các nhμ lãnh đạo. Một số ng−ời tin rằng khi có sự đóng góp nhân lực, ng−ời dân sẽ bảo quản tốt các công trình ấy. Tuy nhiên trong thực tế, vì không đ−ợc tham gia góp ý vμ tiếp nhận đầy đủ thông tin, ng−ời ta không lấy gì để đoán chắc rằng công trình đáp ứng nhu cầu −u tiên cao của cộng đồng. Nếu dự án không đáp ứng yêu cầu có độ −u tiên cao của số đông ng−ời dân trong cộng đồng, họ sẽ tham gia đóng góp lao động d−ới những sự rμng buộc nhất định mμ không phải lμ hoμn toμn tự nguyện, vμ công trình có thể bị chết yểu. Hệ quả của cách suy nghĩ giản đơn nμy lμ không thực sự nâng cao năng lực của cộng đồng để giải quyết các vấn đề của chính họ. Chia xẻ chi phí: Đối với một số ng−ời quản lý dự án, điều đáng quan tâm không phải chỉ lμ vấn đề lμm giảm chi phí của dự án mμ lμ việc sung dụng có hiệu quả các nguồn lực, để có thể thu hồi các chi phí đ−ợc đầu t−. Để đạt đ−ợc "sự tham gia", họ th−ờng chú trọng việc xây dựng một cơ chế để ng−ời dân đóng góp chi phí, ví dụ, ng−ời dân đóng góp một phần chi phí sử dụng cầu đ−ờng, kênh m−ơng. Tuy nhiên, một khi các công trình không xuất phát từ lợi ích của cộng đồng, ng−ời dân sẽ trở về với cách thức giải quyết tr−ớc đây của họ. Chia sẻ trách nhiệm: 30 30
  31. Một quan điểm khác không đặt trọng tâm trên chi phí mμ chú ý đến trách nhiệm của cộng đồng trong việc duy trì dự án, ví dụ tránh việc lạm dụng hay lμm h− hỏng một công trình đ−ợc đầu t−. Một số cơ chế đ−ợc xác lập, nh− giao trách nhiệm cho những ng−ời lãnh đạo địa ph−ơng hay thμnh lập một ban quan quản lý. Để duy trì một công trình, thông th−ờng, một thỏa thuận đ−ợc ký kết, nêu rõ trách nhiệm của các bên trong dự án (chính quyền vμ cộng đồng). Trong thực tế, ng−ời dân không có điều kiện suy nghĩ về các điều khoản của thỏa thuận, việc th−ơng thảo th−ờng bị chi phối bởi các nhμ lãnh đạo địa ph−ơng. Ngay cả khi một ban điều hμnh đ−ợc cử ra, cũng không chắc rằng những ng−ời tốt nhất trong cộng đồng sẽ đ−ợc bầu. Sự quyết định của cộng đồng: Chính vì thế, sự tham gia sẽ chỉ đạt đ−ợc khi dự án đặt cơ sở trên quyết định của cộng đồng. Trong lâm nghiệp xã hội, "Tham gia" (participatory) theo ý nghĩa nμy lμ một khái niệm th−ờng đ−ợc nhấn mạnh vμ lμ một thử thách. Nó liên quan đến sự vận động các Hình 2.2: Tham gia của phụ nữ trong cuộc họp cộng đồng thμnh viên của cộng đồng nhắm tới các mục tiêu phát triển, sự cộng tác giữa một bên các nhμ lập chính sách, kế hoạch, các giới chức triển khai thực hiện vμ bên kia lμ những ng−ời đ−ợc gọi lμ nhóm mục tiêu đ−ợc h−ởng lợi của một dự án. Trong điều kiện lý t−ởng, các cộng đồng dân c− địa ph−ơng thuộc nhóm mục tiêu sẽ tích cực tham gia trong các giai đoạn khác nhau của dự án phát triển lâm nghiệp xã hội, với t− cách lμ chủ thể của dự án. Các nhμ nghiên cứu phát triển, cán bộ khuyến lâm đóng vai trò xúc tác cho quá trình. Đây chính lμ ý t−ởng của sự đảo ng−ợc "lấy dân lμm gốc" (bottom-up), thay vì cách áp đặt từ trên xuống (top-down). Chúng ta tin t−ởng rằng tiếp cận có sự tham gia sẽ đ−ợc áp dụng ngμy cμng mở rộng. Hiện nay, một số tiền đề về khung cảnh pháp lý của sự phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam đã t−ơng đối rõ rệt, nh−ng để thực sự đạt đ−ợc sự tham gia theo ý nghĩa nói trên, không thể không đề cập đến việc nâng cao nhận thức của các nhóm liên quan bên ngoμi cộng đồng, vμ năng lực của chính cộng đồng. Điều có thể kỳ vọng lμ những tiền đề về khung cảnh pháp lý của lâm nghiệp xã hội đã đ−ợc thể hiện trong chính sách Đổi mới, đặc biệt lμ trong "Kế hoạch quốc gia về môi tr−ờng vμ phát triển bền vững" vμ "Kế hoạch quốc gia hμnh động vì lâm nghiệp nhiệt đới" cùng các chủ tr−ơng lớn về giao đất giao rừng, về việc sử dụng đất trống đồi trọc, các ch−ơng trình định canh định c− vμ phát triển các hệ thống canh tác bền vững. Cái chúng ta cần lμ sự thay đổi trong nhận thức, hμnh động vμ sự phối hợp của các nhóm liên quan cả bên trong cũng nh− bên ngòai cộng đồng. 8.3 Những vấn đề đặt ra khi áp dụng cách tiếp cận "có sự tham gia" 31 31
  32. trong quản lý dự án LNXH Để kết thúc bμi nμy, chúng tôi nêu lên một số vấn đề đặt ra cho những ng−ời áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia. • Liệu có thể đạt đ−ợc sự hỗ trợ của cộng đồng trong các hoạt động của một dự án nếu chỉ dựa vμo các cán bộ trong bộ máy chính quyền địa ph−ơng mμ không cần sự thảo luận với ng−ời dân? Những cái lợi vμ cái bất lợi của cách lμm nμy? • Bằng cách nμo có thể đảm bảo sự đóng góp ý kiến vμ giải pháp của mọi ng−ời dân trong một cộng đồng, nhất lμ những ng−ời thuộc các nhóm xã hội bất lợi nh− ng−ời nghèo, ng−ời thất học, ng−ời không có đất vμ phụ nữ trong các nhóm đó? Bằng cách nμo có thể vận động sự tham gia của các nhóm thμnh viên yếu thế trong cộng đồng? Ai sẽ thực hiện việc vận động nμy? • Các kinh nghiệm vận động ng−ời dân đóng góp lao động cho một công trình có đủ đảm bảo ng−ời dân nghĩ rằng công trình lμ của họ, cần có thêm những yếu tố nμo khác? • Bằng cách nμo có thể phối hợp các nhập l−ợng kỹ thuật, kinh tế, xã hội vμ định chế của dự án để đảm bảo sự tham gia của ng−ời dân ? • Các dấu hiệu hay chỉ báo nμo có thể dùng để đánh giá một cách tin cậy rằng dự án đạt đ−ợc sự tham gia tích cực của ng−ời dân trong cộng đồng? • Cán bộ lμm công tác phát triển lâm nghiệp xã hội sẽ phải đ−ợc đμo tạo vμ chuẩn bị các kiến thức vμ kỹ năng gì để vận động sự tham gia của ng−ời dân? Sự đμo tạo ấy nên đ−ợc thực hiện nh− thế nμo? 9 Ph−ơng pháp đánh gía nông thôn có sự tham gia của ng−ời dân (PRA) trong quản lý dự án LNXH 9.1 Khái niệm PRA PRA lμ 3 từ tiếng Anh viết tắt: Participatory Rural Appraisal, có nghĩa lμ ph−ơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ng−ời dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận vμ ph−ơng pháp khuyến khích, lôi kéo nguời dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch vμ thực hiện. PRA giúp cho nhμ t− vấn, chuyên gia, cán bộ khuyến nông lâm: • Học hỏi từ ng−ời dân. • Thúc đẩy để giúp nguời dân địa ph−ơng tự phân tích, lập kế hoạch, thực thi, giám sát vμ đánh giá kế hoạch đó. 9.2 Đặc điểm của PRA Dựa trên năng lực của nông dân để xác định vấn đề, ra quyết định, huy động 32 32
  33. nguồn lực, tổ chức thực hiện phát triển cộng đồng. Sử dụng các kỹ năng thúc đẩy để thu hút sự quan tâm vμ tham gia của nguời dân vμ tập trung vμo phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua nổ lực của chính cộng đồng. Đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi vμ thúc đẩy của cán bộ phát triển nông thôn, t− vấn, khuyến nông lâm Khi nμo cần thực hiện PRA: PRA đ−ợc thực hiện khi: • Cần xác định các nhiệm vụ, hoạt động của công tác khuyến nông lâm • Cần có các chủ đề, đề tμi nghiên cứu phát triển nông thôn có sự tham gia của nguời dân • Lập kế hoạch phát triển thôn buôn, quản lý tμi nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng. PRA đ−ợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thú y, y tế, giáo dục, giới, an toμn luơng thực, tín dụng, kế hoạch hóa gia đình xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng vμ năng lực nguời dân, lấy cộng đồng thôn buôn lμm cơ sở. 9.3 Tiến trình áp dụng PRA 9.3.1 Tiến trình sử dụng PRA theo chu trình dự án LNXH PRA lμ ph−ơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ng−ời dân. PRA không những lμ ph−ơng pháp dùng để lập kế hoạch phát triển cộng đồng mμ còn lμ ph−ơng pháp dùng để thu hút ng−ời dân vμo nghiên cứu, phát triển công nghệ thích hợp. PRA đ−ợc thực hiện bằng một tập hợp các công cụ. PRA đ−ợc sử dụng trong suốt chu trình quản lý dự án LNXH để: • Cộng đồng tham gia đánh giá hiện trạng, phát hiện vμ xác định các vấn đề cần giải quyết thông qua một dự án LNXH. • Xác định mối quan tâm chung vμ −u tiên của dự án LNXH dựa vμo ng−ời dân • Xây dựng kế hoạch dự án LNXH dựa vμo cộng đồng, ng−ời dân. • Tổ chức thực thi dự án bởi ng−ời dân. • Nông dân tham gia vμo quá trình giám sát vμ đánh giá dự án vμ chia sẻ kinh nghiệm. Ph−ơng pháp giám sát vμ đánh giá có sự tham gia của ng−ời dân đ−ợc áp dụng trong suốt chu trình dự án dựa vμo các công cụ PRA. 9.3.2 Công cụ vμ các b−ớc áp dụng công cụ PRA Các công cụ đ−ợc chia thμnh các nhóm theo loại hình thông tin sẽ thu thập: • Nhóm thông tin kinh tế, xã hội: Th−ờng sử dụng các công cụ: Dòng lịch sử thôn buôn, phân loại kinh tế hộ, bản đồ xã hội, kinh tế hộ, phân tích kinh tế hộ • Nhóm thông tin về tμi nguyên thiên nhiên: Biểu đồ h−ớng thời gian, bản đồ nguồn tμi nguyên, lát cắt, ma trận về chọn loại cây trồng, số liêu thứ cấp • Nhóm thông tin về tổ chức: Ma trận về các tổ chức, giản đồ Venn, quản lý 33 33
  34. lμng buôn truyền thống, luật tục PRA có đến hμng trăm công cụ khác nhau, d−ới nhiều kiểu dạng tuỳ theo loại thông tin thu thập, cách thúc đẩy để ng−ời dân tham gia, bao gồm các kiểu dạng nh− ma trận, biểu đồ, sơ đồ, sa bμn, Venn, bảng vẽ, bảng biểu, sắp xếp thẻ, với các ph−ơng tiện đơn giản nh− phấn, than, bút mμu, gạch ngói, hòn sỏi, mặt đất, sân phơi nền nhμ, vách t−ờng đều có thể trở thμnh nơi trình bμy Hình 2.3: PRA - Thảo luận vè sử dụng đất trên sơ đồ cùng với ng−ời dân các ý t−ởng thảo luận. Việc áp dụng công cụ vμ các dùng các ph−ơng tiện hết sức linh hoạt, tuỳ thuộc vμ đặc điểm của từng cộng đồng, vμ các công cụ nμy cũng có những tuần tự nhất định để bảo đảm tính logic của thông tin; trình tự cơ bản của các công cụ PRA đ−ợc biểu diễn trong sơ đồ 2.3. PRA cũng có tính chu trình trong quản lý kế hoạch phát triển cộng đồng, tính chu trình thể hiện trong sơ đồ 2.3. 34 34
  35. Sơ đồ 2.2 : Tiến trình áp dụng công cụ PRA + Phân loại Phân tích kinh Thông tin kinh tế - xã Lịch sử kinh tế hộ. tế hộ hội thôn buôn + Bản đồ xã hội, kinh tế Ma trận: Biểu đồ Bản đồ Lập kế Lát cắt + Cây gỗ. h−ớng thời nguồn tμi + Cây hμng hoạch gian nguyên phát Thông tin tμi nguyên hóa. + Sản phẩm triển ngoμi gỗ. cộng + Cây ăn đồng Số liệu thứ cấp trái. + Thông tin tổ chức Ma trận về tổ Giản đồ Quản lý chức Venn buôn lμng 35
  36. Nghiên cứu cộng đồng - chẩn đóan sơ bộ Thu thập số liệu thứ cấp Đánh giá của ng−ời dân Sử dụng các công cụ PRA Một vμi năm Đánh giá của nhμ kỹ thuật * Tính khả thi của những đề nghị từ nông dân * Nghiên cứu chuyên đề Điều hòa giữa ý kiến của ng−ời dân vμ nhμ kỹ thuật Hμng năm * Lập kế hoạch * Thực thi Sơ đồ 2.3. Chu trình lập kế hoạch dự án LNXH có sự tham gia của ng−ời dân 36
  37. Bμi 3: Lập kế hoạch dự án lâm nghiệp xã hội Mục tiêu: Sau khi học xong bμi 4, sinh viên có khả năng: • Trình bμy ph−ơng pháp ZOPP để lập kế hoạch dự án định h−ớng mục tiêu. • Phân tích, thiết kế kế hoạch chiến l−ợc dự án LNXH. Kế hoạch bμi 3 Mục tiêu Nội dung Ph−ơng pháp Vật liệu Thời gian - Trình bμy ph−ơng - Giới thiệu ph−ơng pháp Trình bμy Tμi liệu pháp ZOPP để lập ZOPP phát tay Bμi tập tình 20 tiết kế hoạch dự án - Phân tích dự án: huống Thiết kế bμi định h−ớng mục học. tiêu + Phân tích thμnh viên Động não Bμi tập tình - Phân tích, thiết kế + Phân tích vấn đề Phân tích vấn huống kế hoạch chiến đề (SWOT, + Phân tích mục tiêu l−ợc dự án LNXH. 5Whys, ) OHP + Xác định mục đích dự án Thực hμnh: Viết PowerPoint - Giai đoạn lập kế hoạch dự mục tiêu Văn bản án: SMART, cây dự án vấn đề, khung + Lập kế hoạch dự án theo logic Khung logic khung logic của các dự + Kế hoạch hμnh động án + Phân tích quyết định chiến l−ợc dự án - Phân tích rủi ro - Cấu trúc văn bản dự án Mở đầu Phân tích vμ lập dự án lμ giai đoạn nghiên cứu chi tiết ý đồ của dự án trên tất cả các ph−ơng diện: kỹ thuật, tổ chức - quản lý, thể chế xã hội, tμi chính, điều kiện tự nhiên, nguồn lực , kinh tế xã hội, môi tr−ờng Để thực hiện b−ớc nμy cần phải thu thập vμ phân tích đầy đủ những thông tin cần thiết theo từng ph−ơng diện nói trên. Nội dung chủ yếu của giai đoạn nμy lμ phân tích, nghiên cứu một cách tòan diện tính khả thi của dự án - hình thμnh dự án khả thi. Trong tr−ờng hợp những dự án có quy mô lớn, thì tr−ớc khi lập dự án khả thi cần có b−ớc nghiên cứu tiền khả thi - lập dự án tiền khả thi. 37
  38. • Nghiên cứu tiền khả thi: Tất cả mọi ph−ơng diện chuẩn bị vμ phân tích dự án đều đ−ợc đề cập tới, song chỉ ở mức độ chi tiết vừa đủ để chứng minh rằng ý đồ dự án đ−ợc đề xuất lμ đúng đắn vμ việc phát triển ý đồ nμy lμ hiện thực. • Nghiên cứu khả thi: còn đ−ợc gọi lμ Lập dự án khả thi, lμ b−ớc nghiên cứu dự án đầy đủ vμ tòan diện nhất. Có nhiệm vụ tạo cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ dự án, cũng nh− để xác định một ph−ơng án tốt nhất. Nghiên cứu khả thi nhằm chứng minh khả năng thực thi của dự án về tất cả mọi ph−ơng diện có liên quan. Thiết kế vμ lập dự án khả thi lμ một công tác phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Phân tích kỹ l−ỡng trong lập dự án sẽ giảm khó khăn trong giai đoạn thực thi dự án. Lập kế hoạch dự án LNXH lμ quá trình phối hợp giữa cộng đồng/ng−ời dân, các tổ chức liên quan để xây dựng, hòan thiện vμ quyết định lựa chọn ph−ơng án kế hoạch. Mặc dù đã có nhiều sách viết về thiết kế vμ lập dự án; nh−ng không có vμ hầu nh− sẽ không bao giờ có cẩm nang nμo về thiết kế dự án. Tiến trình lập dự án rất linh hoạt, phụ thuộc vμo đối t−ợng, quy mô, yêu cầu cụ thể vμ không có một khuôn mẫu chung cho tất cả các tr−ờng hợp, tuy vậy nó cũng có những điểm chung về cấu trúc vμ sẽ lμm cơ sở cho việc xác định các b−ớc lập kế hoạch dự án có sự tham gia. 10 Giới thiệu ph−ơng pháp lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu - ZOPP Lịch sử ra đời của ph−ơng pháp lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu (Objective-oriented Project Planning, nguyên bản viết tắt từ tiếng Đức lμ ZOPP), bắt đầu từ khi Cơ quan hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GTZ) đ−ợc thμnh lập nh− một công ty theo luật công ty t− nhân. Rất nhanh sau đó các mối quan tâm đ−ợc tập trung vμo một cách tiếp cận khá phổ biến gọi lμ "Tiếp cận mô thức luận lý" (Logical framework Hình 3.1: Thảo luận kế hoạch sử dụng đất approach, LFA), nó đ−ợc xem nh− lμ một tập hợp công cụ quản lý tòan diện, dùng lμm cơ sở cho việc lập kế hoạch, thực thi vμ đánh giá. 38
  39. Lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu lμ gì - Từ viết tắt ZOPP? ZOPP lμ từ viết tắt của 04 chữ cái đầu tiếng Đức: Ziel: Các mục tiêu; Orientierte: Định h−ớng; Projekt: Dự án; Planung: Lập kế hoạch. ZOPP lμ: • một bộ các thủ tục vμ công cụ để lập kế hoạch dự án. Các thủ tục đ−ợc xử lý theo các b−ớc logic vμ đ−ợc ra soát cẩn thận • một ph−ơng pháp để tham gia phân tích tình huống vμ lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu. • đ−ợc thực hiện theo nhóm, tập thể Bản chất của nó lμ trên cơ sở lựa chọn, phân tích các vấn đề mμ nông dân vμ các bên cùng quan tâm, xác định ra mục tiêu của dự án; vμ dựa vμo mục tiêu mμ các bên nhất trí để phân tích một chiến l−ợc, kế hoạch hμnh động mang tính thực tiễn bao gồm kết quả mong đợi, các hoạt động cũng nh− các nguồn lực vμ cách tổ chức để đạt đ−ợc mục tiêu. Ph−ơng pháp khung logic cung cấp một chuỗi các công cụ thiết kế mμ khi sử dụng sáng tạo có thể cho phép lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện vμ đánh giá dự án. Khung logic cung cấp ph−ơng pháp logic vμ có cấu trúc trong việc thiết lập các −u tiên vμ quyết định kết quả mong đợi vμ các hoạt động của dự án. Nếu sử dụng đúng, khung logic có thể cung cấp một cơ chế đúng đắn cho việc phát triển kế hoạch dự án vμ xây dựng văn bản dự án. Trong thực tế có nhiều cách để lập kế hoạch dự án khác nhau, cách th−ờng đ−ợc sử dụng lμ mô tả d−ới dạng văn bản các thμnh phần của kế hoạch chiến l−ợc. Tuy nhiên thực tế cho thấy cách lμm nμy đã bộc lộ một số nh−ợc điểm về tính logic giữa mục tiêu với các kết quả đầu ra, các hoạt động. Có khi các hoạt động không bám sát đ−ợc mục tiêu hoặc bị những lỗ trống mμ trong quá trình thực thi sẽ không bảo đảm đạt đ−ợc các mục tiêu đề ra. Do vậy ph−ơng pháp ZOPP nh− lμ một giải pháp khắc phục các yếu điểm của việc lập dự án theo kiểu “mô tả”. ZOPP có những −u điểm cụ thể sau đây, vμ vì vậy nó đ−ợc đánh giá tốt vμ khuyến khích áp dụng: • Tính logic cao: ZOPP bảo đảm cho ng−ời phân tích lập dự án có đ−ợc một bộ kỹ năng, công cụ chặt chẻ, từng b−ớc để thiết kế các thμnh phần chính của một dự án. • Tạo ra các công cụ tiếp cận trực quan để thúc đẩy sự tham gia của các bên, hoμn thiện sự giao tiếp vμ hợp tác. Lμm rõ trách nhiệm của các bên liên quan • Xác định đ−ợc các mục tiêu có thực, đúng theo nhu cầu vμ nguyện vọng của các bên, đặc biệt lμ cộng đồng trong dự án lâm nghiệp xã hội. 39
  40. • Cung cấp đ−ợc các chỉ số cho việc giám sát vμ đánh giá dự án • Th−ờng xuyên đ−ợc trực quan hoá vμ văn bản hoá các b−ớc trong quá trình lập kế hoạch dự án. • Lμ một hệ thống mở, cho phép kết hợp đ−ợc với các ph−ơng pháp khác. Ngoμi ra ZOPP cũng cung cấp một khung logic để lμm nền tảng cho việc đánh giá sự phù hợp, tính hiệu quả vμ thích đáng của dự án. (Bill Jackson) Ph−ơng pháp ZOPP vμ sử dụng khung logic th−ờng gồm giai đoạn phân tích vμ giai đoạn lập kế hoạch; mỗi giai đoạn lại có các b−ớc nh− sau: Giai đoạn phân tích Giai đoạn lập kế hoạch * Phân tích các thμnh viên * Thiết lập khung logic * Phân tích vấn đề * Kế hoạch hoạt động, chi phí vμ đầu vμo * Phân tích mục tiêu * Xem xét tính logic, khả thi. Quyết định chiến l−ợc dự án * Phân tích lựa chọn mục đích, kết quả Tuy vậy khung logic cũng đ−ợc chỉ ra các điểm yếu nh− sau: • Bắt đầu bằng việc xác định vấn đề, sẽ có những nảy sinh nh− sau: - Bắt đầu bằng phân tích vấn đề th−ờng đem đến kết quả xấu do tập trung vμo các điểm tiêu cực từ đầu sẽ lan tỏa khắp phần còn lại của quá trình lập khung logic. Điều nμy sẽ giới hạn tầm nhìn đối với các giải pháp tiềm năng. - Bắt đầu bằng phân tích vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng trong những nền văn hóa cho rằng không thích hợp để thảo luận thẳng thắn hay phê bình - Bắt đầu bằng phân tích vấn đề sẽ không phù hợp với những tình huống có quá nhiều sự không chắc chắn hoặc không thể đạt đ−ợc sự thỏa thuận về vấn đề chính. • Khung logic th−ờng đ−ợc phát triển vμ sử dụng cứng nhắc. Điều nμy có thể lμm tê liệt các suy nghĩ mang tính đổi mới vμ cách quản lý có sự điều chỉnh. • Các nhμ quản lý dự án hiếm khi xem khung logic nh− một công cụ chính để lập kế hoạch dự án. Các b−ớc vμ công cụ chính của việc kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu của ph−ơng pháp ZOPP đ−ợc khái quát trong sơ đồ 5.1. 40
  41. Sơ đồ 3.1: Các b−ớc lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu Phân tích thμnh viên: Venn, SWOP, ! Tổng hợp vấn đề từ PRA Các bên liên ! quan Bình bầu đa ph−ơng lựa chọn vấn đề , Vấn đề −u Mối quan tiên tâm chung Phân tích nguyên nhân của vấn đề: SWOT, 5 Whys, 2 tr−ờng, X−ơng cá, Cây vấn đề ? ? Hệ thống các nguyên nhân của vấn đề Các sơ đồ cây Lựa chọn mục đích, kết quả dự án Phân tích khung logic Kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu Hai vấn đề quan trọng của việc xác định dự án: Thứ nhất, nói đến việc xác định các nhóm mục tiêu, nhóm liên quan, vμ sự tham gia của họ trong một dự án. Những nội dung nμy đ−ợc thực hiện dựa trên sự phân tích các nhóm liên quan, định chế vμ sự tham gia. Thứ hai, nói đến các cách thức để vạch ra một kế hoạch thu thập vμ phân tích thông tin cùng với cộng đồng địa ph−ơng để đi đến một tầm nhìn chung, mục đích của dự án vμ xây dựng một kế hoạch chiến l−ợc. Thực tiễn phát triển lâm nghiệp xã hội đã cho thấy rằng sự tham gia của các cộng đồng lμ điều kiện then chốt để mang lại các giải pháp tốt nhất. 41
  42. Để đạt đ−ợc các yêu cầu đó, kế hoạch chiến l−ợc của dự án phải: • Đặt căn bản trên một tầm nhìn chung, đ−ợc các bên liên quan cam kết thực hiện, • Dựa trên sự phân tích rõ rμng vμ nhất quán các vấn đề vμ cơ hội của cộng đồng, • Định h−ớng bởi một mục đích rõ rμng. • Có những mục tiêu cụ thể, đo đ−ợc, khả thi, đáp ứng các nhu cầu đ−ợc xác định của cộng đồng trong phạm vi thời gian cho phép. 11 Giai đoạn phân tích Ph−ơng pháp khung logic khởi đầu bằng việc phân tích tình hình hiện tại vμ triển khai mục tiêu cho những nhu cầu thực tế vừa đ−ợc phát hiện. Giai đoạn phân tích lμ giai đoạn cốt yếu nhất vμ khó nhất trong ph−ơng pháp ZOPP. Giai đoạn nμy gồm 4 b−ớc: phân tích thμnh viên, phân tích vấn đề, phân tích mục tiêu vμ phân tích lựa chọn mục đích, đầu ra dự án. 11.1 Phân tích thμnh viên, các bên liên quan Phân tích thμnh viên sẽ giúp cho việc xác định rõ vμ thu hút sự quan tâm của cá nhân, tổ chức, các nhóm liên quan vμo vấn đề của dự án; đồng thời xác định các mối quan tâm vμ kỳ vọng của họ. Nội dung phân tích thμnh viên vμ các bên liên quan bao gồm: • Xác định đ−ợc toμn bộ các cá nhân vμ các tổ chức, các nhóm liên quan hoặc có ảnh h−ởng trong tiến trình dự án. • Phân tích các đặc điểm chính của các thμnh viên về chức năng, nhiệm vụ; các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội vμ tiềm năng của họ. • Xác định mối quan hệ giữa các bên bao gồm: hợp tác, cạnh tranh, mâu thuẫn, xung đột, • Xác định khả năng đóng góp của các bên liên quan vμ lợi ích mμ họ thu đ−ợc từ dự án. Công cụ để phân tích thμnh viên vμ các bên liên quan rất đa dạng; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể để chọn lựa. Bảng sau đây lμ một gợi ý về khả năng áp dụng một số công cụ phân tích có sự tham gia 42
  43. Bảng 3.1: Nội dung vμ các công cụ phân tích thμnh viên vμ các bên liên quan Nội dung phân tích thμnh viên, các bên liên Công cụ phân tích quan Xác định thμnh viên vμ các bên liên quan Phân tích biểu đồ mức độ tham gia vμ tầm quan trọng Phân tích đặc điểm của từng thμnh viên: • Chức năng nhiệm vụ • Phân tích tổ chức, sơ đồ Venn (PRA) • Điểm mạnh, yếu, cơ hội vμ tiềm năng • SWOP (Strengths: Điểm mạnh, Weakness: Điểm yếu, Opportunity: Cơ hội, Potential: Tiềm năng) Xác định các mối quan hệ giữa các thμnh viên Ma trận các bên liên quan vμ quan hệ Đóng góp vμ lợi ích của từng bên Phân tích 2 tr−ờng Một số công cụ trong bảng 5.1. đ−ợc giới thiệu chi tiết sau đây Cao Cộng đồng Khuyến NL huyện Tầm quan trọng Lâm tr−ờng Cao Thấp Mức độ tham gia Sơ đồ 3.2: Phân tích tầm quan trọng vμ mức độ tham gia 43
  44. S W O P Sơ đồ 3.3: Khung phân tích SWOP Để xác định các bên liên quan, nguồn lực vμ lập kế hoạch xây dựng dự án, có thể sử dụng ph−ơng pháp phân tích theo các ma trận sau: Bảng 3.2: Ma trận quan hệ các bên liên quan Mối quan hệ Cộng Chính Khuyến Dân c− Dịch vụ đồng quyền cơ NL bên NN t− sở ngoμi nhân Cộng đồng x Quản lý Hợp tác Mâu Cạnh thuẫn tranh Chúnh quyền cơ x Hợp tác sở Khuyến NL x Dân c− bên x ngoμi Dịch vụ NLN t− x nhân x 44
  45. Bảng 3.3: Phân tích 2 tr−ờng - Đónh góp vμ h−ỡng lợi Các thμnh viên, bên liên Đóng góp cho dự án H−ỡng lợi từ dự án quan Cộng đồng Khuyến nông lâm Nhμ quản lý Nhμ nghiên cứu Trạm bảo vệ thực vật Trạn thú ý Phòng nông nghiệp Lâm tr−ờng Kiểm lâm - 11.2 Phân tích vấn đề 11.2.1 Tổng hợp các vấn đề vμ lựa chọn −u tiên Vấn đề quan trọng nhất lμ các bên liên quan cùng với cộng đồng thảo luận để lựa chọn vấn đề cần giải quyết, vμ vấn đề nμy có khả năng đ−ợc thực thi trong một dự án LNXH, đây lμ tiền đề cho việc lập kế hoạch của dự án. Vấn đề (Problem) đ−ợc định nghĩa lμ một yếu tố giới hạn hay một tình huống lμm cản trở việc thực hiện một mục tiêu phát triển. Nó lμ xuất phát điểm để xác định các hμnh động thích hợp mμ dự án mong muốn góp phần giải quyết. Trong giai đoạn nμy, cần tổ chức phân tích các thông tin từ đánh giá nông thôn (PRA), các quan sát thực tế, thảo luận ở các nhóm vμ thống nhất các yếu tố quan trọng sau: • Xác định, thẩm định nhu cầu thực tế của cộng đồng • Xác định, thẩm định các mối quan tâm chung • Lựa chọn vấn đề từ cộng đồng • B−ớc đầu suy nghỉ về giải pháp cho vấn đề đó • Thẩm định nguồn lực có thể có để giải quyết vấn đề trên. 45
  46. Việc xác định các vấn đề, mục đích của một dự án lμm thμnh kết quả của quá trình xác định dự án. Dù các dự án lâm nghiệp xã hội mμ chúng ta quan tâm th−ờng đ−ợc thực hiện ở tầm mức vi mô, quy mô nhỏ vμ thời gian giới hạn; tuy vậy chúng phải mang tính 'chiến l−ợc' nghĩa lμ phải đ−ợc đặt trên quan điểm hệ thống, trên một tầm nhìn dμi hạn vμ nhắm tới việc quản lý vμ phát triển bền vững các nguồn lực của cộng đồng, đặc biệt lμ tμi nguyên rừng. Việc xác định vấn đề th−ờng đòi hỏi sự kết hợp giữa các ph−ơng pháp đánh giá có sự tham gia với các ph−ơng pháp đánh giá kỹ thuật. Các ph−ơng pháp đánh giá có sự tham gia cung cấp cơ hội để các nhóm liên quan vμ cộng đồng địa ph−ơng học hỏi, phân tích các vấn đề, lμm sáng tỏ, trao đổi, tranh luận về các cách nhìn khác nhau. Các công cụ hữu hiệu trong tr−ờng hợp nμy lμ thảo luận nhóm, động não, phân tích SWOT (Strengthens: Điểm mạnh, Weakness: Điểm yếu, Opportunity: Cơ hội, Threats: Trở ngại), cây vấn đề vμ sơ đồ quan hệ. Các ph−ơng pháp đánh giá kỹ thuật cần phải đ−ợc kết hợp với các ph−ơng pháp đánh giá có sự tham gia. Thông th−ờng, do các nhóm liên quan bên ngoμi cộng đồng thực hiện vμ kết quả đ−ợc cung cấp thông qua các cuộc hội thảo vμ tập huấn. Điều đáng tiếc lμ hiện nay, nhiều thông tin kỹ thuật không đến với ng−ời dân, sự kết hợp nμy th−ờng đem lại những kết quả rất đáng khích lệ đối với quá trình xác định các vấn đề của cộng đồng. Lựa chọn vấn đề −u tiên: Trên cơ sở PRA, vμ đánh giá kỹ thuật bên ngoμi, tổng hợp tất cả các vấn đề mμ nông dân vμ các bên cùng quan tâm bằng các ghi lại các vấn đề chính, thực hiện động não, ; sau đó sử dụng ph−ơng pháp bình bầu đa ph−ơng để lựa chọn vấn đề −u tiên mμ cộng đồng quan tâm nhất. Ví dụ về cách lựa chọn vấn đề quan thúc đẩy một cuộc họp vμ sử dụng công cụ bình bầu đa ph−ơng Bảng 3.4: Bình chọn các vấn đề −u tiên Vấn đề Bình chọn Xếp hạng Đất đai ch−a đ−ợc quy hoạch X X X X X X X X X X X X 1 Thiếu kỹ thuật canh tác cây trồng X X X X X X X 3 chính Ch−a đa dạng cây trồng vμ thiếu X X X X X X X X X X 2 bền vững trên đất n−ơng rẫy Rừng ch−a có chủ thực sự X X X X X X X X X X 2 Tổ chức quản lý vμ kinh doanh tμi 4 nguyên rừng vμ đất kém hiệu quả 46
  47. 11.2.2 Xây dựng một mối quan tâm chung Mỗi dự án lâm nghiệp xã hội đều có nhiều nhóm liên quan khác nhau vμ do đó việc xây dựng một mối quan tâm chung bao gồm những mục đích tổng quát mμ các bên liên quan khác nhau đều muốn phấn đấu để đạt tới sẽ lμ một công việc quan trọng. Sự chia sẻ trong quá trình xây dựng tầm nhìn chung nμy tạo một nền tảng vững chắc cho sự cam kết hμnh động vì mục đích chung đó. Xây dựng một mối quan tâm chung lμ một hoạt động tập thể tr−ớc khi lập kế hoạch hμnh động, nhằm đạt đ−ợc sự nhất trí về một viễn cảnh kinh tế, xã hội vμ môi tr−ờng giữa các nhóm liên quan. Trong bối cảnh của các dự án lâm nghiệp xã hội, nó phản ánh lý t−ởng, nguyện vọng, hệ thống giá trị vμ các nguyên tắc mμ các nhóm liên quan cùng nhất trí phấn đấu để thực hiện. Sự cần thiết của để xây dựng một mối quan tâm chung giữa các bên liên quan: • Giúp các nhóm liên quan có cơ hội phản ánh nguyện vọng của họ, • Tạo một không khí phấn khởi trong quá trình lập kế hoạch, • Lμm sáng tỏ các giá trị cơ bản của cộng đồng vμ các nguyên tắc cơ bản dựa trên hệ thống giá trị đó. Tính đại diện của các thμnh viên tham gia vμ việc xúc tác quá trình thảo luận trong các cuộc họp đi đến Hình 3.2: Thảo luận về mối quan tâm chung một quan tâm chung của cộng đồng lμ những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Ng−ời lμm nhiệm vụ thúc đẩy phải khuyến khích các nhóm quan tâm thực hiện việc động não để nói lên nguyện vọng của họ về một tình trạng lý t−ởng mμ các bên có thể thống nhất. Việc xác định mối quan tâm chung sẽ dựa trên cơ sở vấn đề −u tiên vμ cộng đồng đ−ợc quan tâm nhất đã đ−ợc xác định, từ đây thảo luận để cùng thống nhất một định h−ớng cho một dự án phát triển vμ những giải pháp lớn cho việc đạt đ−ợc các mục đích mμ cộng đồng vμ các bên quan tâm vμ cam kết theo đuổi. 11.2.3 Phân tích hệ thống các vấn đề Khởi đầu bằng phân tích vấn đề có thể đem lại kết quả xấu vì nó xoáy vμo các mặt tiêu cực để bắt đầu mọi việc. Giải pháp lựa chọn có thể bắt đầu bằng cách viết mục tiêu sẽ đ−ợc đề cập sau đây. Phân tích vấn đề đ−ợc thực hiện bằng cách xác định các vấn đề chính vμ triển khai một sơ đồ nhánh trình bμy các vấn đề thông qua phân tích nguyên nhân vμ hậu quả. 47
  48. Khi xác định cây vấn đề chính, kỹ thuật động não th−ờng đ−ợc sử dụng nhất, bμi tập động não bắt đầu bằng cách hỏi các thμnh viên, những ng−ời tham gia để xác định các vấn đề chính mμ họ quan tâm. Tuy nhiên để có thể phát hiện đầy đủ hệ thống các nguyên nhân của một hậu quả, vấn đề; các công cụ thúc đẩy để động não có thể đ−ợc sử dụng lμ: Phân tích SWOT, 5Whys, 2 tr−ờng, x−ơng cá, cây vấn đề; từ đây có đ−ợc bức tranh về các nguyên nhân của một vấn đề cộng đồng đang quan tâm một cách có hệ thống. Triển khai sơ đồ nhánh nêu vấn đề: Đ−a các vấn đề đã đ−ợc phát hiện qua động não vμ phân tích vμ thêm vμo những vấn đề mới đ−ợc phát sinh vμo để thμnh lập một sơ đồ nhánh nêu vấn đề. Trên sơ đồ, các vấn đề có thể dời lên, dời xuống theo yêu cầu. Cách dễ nhất để phát triển sơ đồ nhánh nêu vấn đề lμ bắt đầu với một vấn đề xuất phát vμ tăng dần nấc của nó bằng cách thêm vμo sơ đồ các vấn đề khác đã liệt kê. Sơ đồ nhánh đ−ợc cấu trúc bằng cách sắp xếp các vấn đề theo thứ bậc dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả: • Nếu vấn đề nμy lμ nguyên nhân của vấn đề xuất phát, thì đặt nó phía d−ới vấn đề Hình 3.3: Phân tích SWOT xuất phát. • Nếu vấn đề nμy lμ hậu quả của vấn đề xuất phát thì đặt nó ở trên • Nếu nó không phải lμ nguyên nhân cũng không phải lμ hậu quả, thì đặt nó ở cùng một cấp độ. 48
  49. Ví dụ sơ đồ nhánh nêu vấn đề đ−ợc trình bμy d−ới đây lμ tr−ờng hợp ở một vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên ‘Ch− Jang Sin” Daklak 2. Phân tích tình huống Phân tích vấn đềđề Cây Vấn đề (tiếp)(tiếp) ThiệtThiệt hại hại đa đa dạng dạng sinhsinh học học Hậu quả quả Suy giảm diện tích Suy giảm diện tích ChấtChất l− l−ợngợng rừng tự nhiên rừng tự nhiên rừngrừng giảm giảm sut sut Chuyển đổi mục đích Khai thác lạm Nguyên nhân Canh tác n−ơng rẫy Chuyển đổi mục đích Khai thác lạm Canh tác n−ơng rẫy sửsử dụng dụng đất đất dụng rừng dụng rừng Sơ đồ 3.4: Sơ đồ nhánh nêu vấn đề 11.3 Phân tích mục tiêu Phân tích mục tiêu lμ miêu tả trạng thái trong t−ơng lai vμ các kết quả sẽ đạt đ−ợc khi các vấn đề đ−ợc giải quyết. Đồng thời xác định các cải tiến đáng kể nhất Sơ đồ nêu vấn đề đ−ợc chuyển thμnh sơ đồ mục tiêu bằng cách trình bμy các vấn đề theo dạng mục tiêu. Sơ đồ mục tiêu cũng có thể đ−ợc xem nh− sơ đồ mục đích - ph−ơng tiện. Phần trên của sơ đồ lμ mục đích mong muốn vμ các cấp hơn lμ ph−ơng tiện để đạt đ−ợc mục đích đó. Cây mục tiêu đ−ợc thiết lập trên cơ sở cây vấn đề vμ đi qua các b−ớc: • Trình bμy toμn bộ các vấn đề không thuận lợi thμnh các điều kiện thuận lợi • Kiểm tra mối quan hệ đầu cuối kiểu ph−ơng tiện vμ mục đích • Xem xét lại lời phát biểu. • Có thể bổ sung hoặc xoá bỏ một số mục tiêu. 49
  50. Phân tích 3. tình huống PhânPhân tích mục tiêut iêu Cây Mục Mục tiêu (tiếp)(tiếp) BảoBảo tồn tồn v vμμphátphát triển triển đađa dạng dạng sinh sinh học học KếtKết quả quả NângNâng cao cao độ độ QuảnQuản lý lý rừng rừng cheche phủ phủ rừng rừng bềnbền vững vững GiảiGiải pháp pháp ápáp dụng dụng NLKH NLKH QuyQuy hoạch hoạch sử sử dụng dụng GiaoGiao rừng, rừng, quản quản lý lý rừng rừng trêntrên đất đất n n−−ơngơng rẫy rẫy đấtđất có có sự sự tham tham gia gia dựadựa v vμμocộngđồngocộngđồng Sơ đồ 3.5: Sơ đồ cây mục tiêu 11.4 Phân tích xác định mục đích vμ đầu ra Phân tích lựa chọn bao gồm việc nhóm các mục đích vμ xem xét tính khả thi của các can thiệp khác nhau. Mục đích chính sẽ trở thμnh mục tiêu tổng thể vμ các mục đích thấp hơn sẽ lμ các mục tiêu cụ thể của dự án vμ các mục đích ở các cấp độ thấp hơn nữa sẽ trở thμnh đầu ra/kết quả mong đợi vμ các hoạt động. B−ớc cuối cùng của giai đoạn phân tích lμ lựa chọn một chiến l−ợc để đạt đ−ợc kết quả mong đợi. Ngoμi việc xem xét tính logic, phân tích chiến l−ợc cũng xem xét tính khả thi của các can thiệp khác nhau. Điều nμy có nghĩa một khi chiến l−ợc đã đ−ợc lựa chọn thì mục tiêu của dự án vμ mục tiêu tổng thể sẽ đ−ợc hòan thμnh. Khi phân tích lựa chọn mục đích, mục tiêu, kết quả cần căn cứ vμo quy mô, phạm vi của dự án để loại bỏ những hoạt động v−ợt ra ngoμi "tầm kiểm soát " vμ cần biết rõ giải pháp để đạt đ−ợc các mục tiêu. Tiếp theo ví dụ trên, có đ−ợc sơ đồ chiến l−ợc. Hình 3.4: Phân tích theo sơ đồ 50
  51. 4. Cây Mục tiêu Phân tích Phân tích (Lựa(Lựa chọn) chọn) tình huống các sự lựa chọn (tiếp) ĐaĐa dạng dạng sinh sinh học học đ đ−−ợcợc bảo bảo tồn tồn vvμμphátphát triển triển dựa dựa v vμμoo cộng cộng đồng đồng MụcMục đích đích NângNâng cao cao độ độ RừngRừng đ đ−−ợcợc quản quản cheche phủ phủ rừng rừng lýlý bền bền vững vững MụcMục tiêu tiêu NN−−ơngơng rẫy rẫy đ đ−−ợcợc ĐấtĐất đ đ−−ợcợc quy quy hoạch hoạch RừngRừng đ đ−−ợcợc quản quản lý lý KếtKết quả quả áp dụng NLKH áp dụng NLKH cócó sự sự tham tham gia gia dựadựa v vμμoo cộng cộng đồng đồng Sơ đồ 3.6: Sơ đồ chiến l−ợc dự án LNXH Kết thúc giai đoạn phân tích, các thμnh phần chính của dự án đã đ−ợc thiết kế: mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể vμ các kết quả đầu ra. Thông th−ờng trong văn kiện dự án, các mục tiêu tổng thể vμ cụ thể của dự án cần đ−ợc phát biểu thμnh văn đầy đủ, rõ rμng. D−ới đây lμ các h−ớng dẫn viết mục tiêu dự án: • Mục tiêu tổng thể: Có tính chất định h−ớng, thể hiện xu h−ớng phát triển của dự án. Mục đích phản ảnh nhu cầu vμ tầm nhìn của cộng đồng, đó lμ những gì họ muốn có trong t−ơng lai. Nói cách khác, mục đích lμ sự diễn dịch tầm nhìn của cộng đồng đối với vấn đề đ−ợc quan tâm nh− sự suy thoái tμi nguyên rừng, sự xuống cấp của đất, sự thiếu ổn định về quyền sử dụng tμi nguyên. Mục đích phải có tính thực tiễn vμ khả thi nh−ng đồng thời phải đủ bao quát để thực hiện tầm nhìn của cộng đồng vμ các bên liên quan. 51
  52. • Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu lμ sự thể hiện cụ thể mục đích đã đ−ợc các bên liên quan nhất trí. Nói cách khác, mục tiêu nói lên sự cam kết mμ các bên liên quan sẽ phấn đấu để đạt đ−ợc trong phạm vi thời gian của dự án. Mục tiêu định h−ớng việc sử dụng nguồn lực vμ lựa chọn các ph−ơng án hμnh động. Các mục tiêu cụ thể cần đ−ợc phát biểu rõ rμng, không phải dạng viết lại kết quả đầu ra. Đ−ợc viết theo nguyên tắc SMART: - Cụ thể. (Specific) - Đo đếm đ−ợc. (Measurable) - Có thể đạt đ−ợc. (Attainable). - Có tính thực tiễn. (Realistic) - Có giới hạn về thời gian để đạt đ−ợc kết quả mong muốn. (Time bound). • Kết quả đầu ra phải đ−ợc trình bμy rõ rμng vì chúng cần thiết đối với việc đạt đ−ợc mục tiêu cụ thể của dự án. Mỗi một mục tiêu t−ơng ứng với một số kết quả đầu ra, vμ với một kết quả nhất định cần có một hoạt động hay nhóm hoạt động liên đới với nó; hoạt động sẽ xác định chiến l−ợc hμnh động để đạt đ−ợc từng kết quả đầu ra. 52
  53. Ví dụ về cách viết mục tiêu của Dự án Phát triển cộng đồng vμ bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Th−ợng: • Mục tiêu dμi hạn: Dự án phát triển cộng đồng vμ bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Th−ợng cần nhắm đến mục tiêu dμi hạn lμ: Gìn giữ các nguồn tμi nguyên thiên nhiên vμ tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Th−ợng thông qua việc phát triển kinh tế xã hội với sự tham gia của các cộng đồng c− dân sống trong vùng đệm vμ tăng c−ờng năng lực quản lý khu bảo tồn. • Các Mục tiêu tr−ớc mắt: (Xem ví dụ mục tiêu 2) - Mục tiêu 1: - Mục tiêu 2: Việc bảo đảm ph−ơng cách kiếm sống cho các cộng đồng dân c− trong vùng đệm đ−ợc cải thiện, do đó sẽ giảm bớt mức độ lệ thuộc của họ vμo các nguồn tμi nguyên thiên nhiên, nhờ đó có tác dụng tích cực vμo công việc gìn giữ khu bảo tồn Các chỉ dẫn có liên quan đến mục tiêu 2 lμ: Vμo thời điểm chấm dứt dự án: - 50% số hộ báo cáo sản l−ợng lúa gạo của họ tăng 25% - 70% số hộ báo cáo đã đa dạng hóa cơ sở sản xuất nông nghiệp của từng hộ - 70% số hộ báo cáo mức thu nhập ròng trong điều kiện thực tế do việc bán các nông phẩm của họ đã tăng đ−ợc 30% - 50% số hộ chấp nhận vμ thực hiện bất cứ một hoặc nhiều hoạt động canh tác nông nghiệp bền vững đ−ợc dự án đề xuất - 30% số hộ báo cáo họ đã đi vay đ−ợc các khỏan tín dụng với các kỳ hạn hợp lý - 90% số hộ báo cáo không bị thiếu l−ơng thực - các thống kê của y tế huyện cho biết rằng tình hình bệnh tật do thiếu ăn / do thiếu vệ sinh giảm 50% - 1000 hộ tham gia vμo ch−ơng trình trồng rừng vùng đệm. 12 Giai đoạn lập kế hoạch dự án 12.1 Lập kế hoạch dự án theo khung logic Quyết định kế hoạch chiến l−ợc dự án theo ph−ơng pháp ZOPP đ−ợc thực hiện trong một khung logic. Khung nμy đ−ợc hoμn chỉnh thông qua thảo luận giữa các bên liên quan vμ đ−ợc sự nhất trí cao của cộng đồng. Các b−ớc thực hiện chiến l−ợc dự án trong khung logic đ−ợc tiến hμnh theo một trật tự logic vμ đ−ợc kiểm chứng hết sức cụ thể để xem xét toμn việc kế hoạch dự án. 53
  54. Ma trận khung logic đ−ợc triển khai từ kết quả phân tích sơ đồ cây mục tiêu vμ chiến l−ợc nói trên. Các mục tiêu tổng thể, cụ thể, đầu ra/kết quả mong đợi đ−ợc chuyển sang khung logic d−ới đây từ sơ đồ chiến l−ợc. Bảng 3.5: Khung logic lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu Một ma trận 4 hμng, 4 cột (4 x 4) Tóm tắt các mục Chỉ thị đo l−ờng Ph−ơng pháp kiểm tra/ Giả định quan đích/Hoạt động Ph−ơng tiện xác minh trọng Mục tiêu tổng thể Mục tiêu cụ thể Các đầu ra/ kết quả mong đợi Các hoạt động Giải thích khung logic: • Tóm tắt mục đích đến các hoạt động: Cột đầu tiên tóm tắt các cấp mục đích, mục tiêu, đầu ra đ−ợc lấy từ kết quả phân tích sơ đồ chiến l−ợc. Sau đó các hoạt động đ−ợc xác định để đạt đ−ợc Hình 3.5: Thảo luận lập kế hoạch dự án ở hiện tr−ờng từng kết quả đầu ra, mục tiêu cụ thể. • Chỉ thị đo l−ờng: Liệt kê chỉ thị để đạt đ−ợc những mục tiêu, kết quả ở các mức độ khác nhau; có nghĩa lμm thế nμo để biết điều đó đã đ−ợc thực hiện về mặt l−ợng, chất vμ thời gian. • Ph−ơng tiện xác minh: Chỉ rõ nguồn thông tin cần thiết để xác minh chỉ thị đ−ợc thực hiện (Performance indicator), bạn phải tìm nó ở đâu? 54
  55. • Giả định quan trọng: Các giả định lμ những sự kiện, điều kiện vμ quyết định quan trọng nằm bên ngoμi tầm kiểm soát của dự án nh−ng lại rất cần thiết để đáp ứng mục tiêu. Trong khung logic, mối liên hệ luận lý giữa chúng theo biểu thức logic IF and THEN. Cấu trúc logic liên kết các thμnh tố trong khung d−ới dạng IF and Then: • Nếu {Các hoạt động đã đ−ợc thực hiện} Vμ {Giả định đối với các hoạt động đó lμ đúng} Thì {Kết quả sẽ đạt đ−ợc} • Nếu {Các kết quả đã đạt đ−ợc} Vμ {Giả định đối với các kết quả đó lμ đúng} Thì {Mục tiêu sẽ đạt đ−ợc} • Vμ tiếp tục nh− vậy Theo cách nμy dự án sẽ có một chuỗi logic từ các hoạt động sẽ đ−ợc thực thi (thử nghiệm trên hiện tr−ờng, thu thập vμ phân tích số liệu ) cho tới mục tiêu tổng thể của dự án. Cách khác để lμm việc nμy lμ đặt câu hỏi "nh− thế nμo" khi di chuyển dọc theo chiều xuống hệ thống thứ bậc, vμ hỏi "tại sao" khi đi ng−ợc từ d−ới lên trên. Thông th−ờng một kế hoạch viết theo kiểu t−ờng thuật có thể đem lại cảm giác đầy đủ hơn, tuy nhiên khi đúc kết nó trong khung logic, có thể thấy nó lộ ra các khoảng trống. Điều nμy cho thấy các −u điểm của ph−ơng pháp phân tích khung logic trong giai đoạn lập kế hoạch dự án, nó thể hiện tính logic của các hoạt động để đạt đ−ợc các kết quả vμ mục tiêu với các đầu vμo t−ơng ứng vμ các giả định cần thiết. Việc xây dựng khung logic đ−ợc tiến hμnh với sự tham gia của các bên liên quan, của các nhóm đối t−ợng/cộng đồng; sau đó thống nhất trong một cuộc hội thảo toμn thể 55
  56. Lập Kế PPM Trình tự logic hoạch Dự án Giả định Mục đích Nếu đạt đ−ợc các mục tiêu vμ các giả định lμ đúng, sẽ có một sự đóng góp to lớn vμo mục đích cuối cùng Mục tiêu Giả định Nếu tất cả các đầu ra dự kiến đ−ợc sản xuất vμ tất cả các giả định đều đúng, mục tiêu sẽ có thể đạt đ−ợc đầu ra Giả định kết quả Nếu tất cả các hoạt động trong kế hoạch đ−ợc thực hiện vμ tất cả các giả định đều đúng, đầu ra / kết quả sẽ đ−ợc sản xuất Hoạt động Giả định MG-HH 01/03 Sơ đồ 3.7: Logic của khung logic Sau đây lμ ph−ơng pháp để xác định các chỉ thị đo l−ờng, ph−ơng tiện xác minh vμ các giả định quan trọng. 12.1.1 Xác định các giả định quan trọng Giả định đ−ợc định nghĩa lμ các điều kiện phải tồn tại để dự án thμnh công; tuy nhiên các điều kiện nμy không chịu sự kiểm tra trực tiếp của quá trình quản lý dự án. Mục đích của việc xác định giả định trong khung logic lμ xác định các yếu tố bên ngoμi ảnh h−ởng đến sự thμnh công của dự án. Gỉa định phải đ−ọc phát biểu d−ới dạng tình huống mong đợi. Ví dụ: • Chính quyền địa ph−ơng hợp tác thực hiện các hoạt động • Đất đai đ−ợc giao cho nông dân đúng thời hạn. • Việc thảo luận cần h−ớng tới xem xét rằng để đạt đ−ợc một mục tiêu, đầu ra hoặc để thực hiện một hoạt động cụ thể thì cần có giả định nμo? Vμ khi tìm thấy các yếu tố 56
  57. bên ngoμi có tác động đến dự án, cần thiết thảo luận để phân ra 3 loại vμ xem xét đ−a vμo phần giả định của khung logic: • Nếu nó chắc chắn đ−ợc thực hiện thì không cần đ−a vμo khung logic • Nếu nó có khả năng đ−ợc thực hiện thì đ−a vμo khung logic • Nếu nó không có khả năng thực hiện thì cần xem xét khả năng thiết kế lại dự án để tác động lại yếu tố bên ngoμi. Sơ đồ sau giới thiệu các 03 b−ớc để thẩm định một giả định Đánh giá các giả định Lập Kế hoạch Dự án Câu hỏi Giả định có quan trọng? 1 Có Không Không để ý để ý Câu hỏi hông Nó có thể xảy ra nh− thế nμo? Có khả năng K 2 Quản lý sự ảnh h−ởng Không có Giả định vμ giám sát Gần nh− nh− thế nμo đối khả năng nμy có chắc chắn trong PPM với điều kiện đó? Câu hỏi Sửa đổi chiến l−ợc liệu có thể 3 lμm giả định trở nên vô nghĩa? ng Khô Điều kiện nμy có huỷ hoại sự Không Thiết kế lại thμnh công thực hiện dự án của dự án dự án MG-HH 01/03 Sơ đồ 3.8: Các b−ớc thẩm định một giả định 12.1.2 Xác định các chỉ thị xác minh mục tiêu: Đối với mỗi mục tiêu, đầu ra vμ hoạt động cần phải có chỉ thị cho nó. Các chỉ thị xác minh mục tiêu (Objectively Verifiable Indicators - OVIs). OVIs xác định tầm quan trọng của mức độ thực hiện của các hoạt động để đạt đ−ợc mục tiêu đã đề ra. Nó chỉ ra đặc điểm nμo giúp đạt đ−ợc mục tiêu d−ới các góc độ: 57
  58. • Số l−ợng: Bao nhiêu? • Chất l−ợng: Tốt nh− thế nμo? • Thời gian: Khi nμo hoμn thμnh? • Địa điểm: ở đâu? OVIs lμ các chỉ số khách quan, lμm cơ sở cho việc giám sát vμ đánh giá dự án. Tiêu chí cho các chỉ thị xác minh mục tiêu: • Có thể đo đ−ợc: Chỉ thị có thể đo đ−ợc về chất vμ l−ợng • Tính khả thi: Chỉ thị phải có tính khả thi về mặt tμi chính, thiết bị, kỹ năng vμ thời gian • Thích hợp vμ chính xác: Chỉ thị phải phản ảnh những gì chúng ta đang cố gắng đo l−ờng một cách chính xác • Nhạy cảm: Chỉ thị phải có khả năng chọn lọc những sự thay đổi mμ chúng ta đang quan tâm theo thời gian • Đúng hạn: Chỉ thị phải có thể cung cấp thông tin đúng hạn Chỉ thị về sự bình đẳng vμ giới đối với dự án có mục tiêu cân bằng giới: Khi một dự án có mục tiêu cụ thể đạt đ−ợc sự cân bằng giới thì cần xác định các chỉ thị liên quan đến giới. Chỉ thị phải trình bμy ai lμ ng−ời h−ởng lợi từ dự án vμ cho phép đánh giá đ−ợc tác động mong muốn vμ không mong muốn của dự án đối với các nhóm ng−ời xã hội vμ các bên liên quan khác nhau. Điều nμy đòi hỏi sự chọn lựa thông tin tách biệt về nam vμ nữ, các nhóm dân tộc khác nhau, độ tuổi khác nhau, các nhóm Hình 3.6: Thảo luận xây dựng khung logic kinh tế khác nhau vμ xã hội (ng−ời trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, buôn bán ) 58
  59. Việc phân tích giới cần lồng ghép vμo trong chu trình dự án phát triển nông thôn, đặc biệt lμ đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, với những nét đặc tr−ng riêng về văn hóa, truyền thống sinh hoạt trong gia đình, xã hội vμ quản lý các nguồn tμi nguyên thiên nhiên. Để xác định các chỉ thị về giới cần xem xét các câu hỏi: • Số liệu tách biệt giữa nam vμ nữ đã thu thập ch−a? • Đã có thông tin về phân công lao động theo giới, về mức độ tiếp cận vμ kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ vμ nam giới thuộc các nhóm đối t−ợng ch−a? • Đã dự đóan đ−ợc các tác động khác nhau của dự án tới phụ nữ ch−a? • Mục tiêu cụ thể về giới đã đ−ợc xác định ch−a? • Kinh phí của dự án có đ−ợc phân bổ thích hợp cho các nội dung về giới không? 12.1.3 Ph−ơng tiện xác minh thông tin: Khi đã phát hiện chỉ thị, nên thiết lập nguồn thông tin vμ ph−ơng pháp thu thập, xác minh cho từng chỉ thị. Ph−ơng tiện xác minh, kiểm tra (MoVs: Means of Verification) cho chúng ta biết nơi chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng của việc đạt đ−ợc mục tiêu, hoặc bằng cách nμo để có thông tin kiểm tra các chỉ số của kết quả, mục tiêu? Một ph−ơng tiện xác minh cần phải chỉ rõ: • Thông tin đ−ợc thu thập vμ ghi nhận d−ới dạng nμo (báo cáo, biên bản, phát hiện trong nghiên cứu, điều tra, ấn phẩm) • Ai cung cấp thông tin • Thông tin đ−ợc cung cấp với mức độ th−ờng xuyên nh− thế nμo. L−u ý rằng nếu chúng ta không thể tìm đ−ợc MoVs thích hợp thì chỉ số cần phải đ−ợc thay đổi Ví dụ: Tiếp tục từ sơ đồ phân tích chiến l−ợc ở vùng đệm khu “Ch− Jang Sin”, chuyển sang hoμn chỉnh ma trận khung logic lập kế hoạch dự án định h−ớng theo mục tiêu nh− sau: 59