Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại
- KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH KHOA KTTC
- TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG- TS NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG, HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG- TS TRƯƠNG THỊ HỒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC 2 phần: - Tổng quan - Kế toán một số nghiệp vụ cơ bản
- CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH Chương 1: Tổng quan về KTNH Chương 2: Ngân quỹ Chương 3: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng Chương 4: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Chương 5: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Chương 6: Nghiệp vụ huy động vốn Chương 7:Nghiệp vụ tín dụng Chương 8: Nguồn vốn và xác định kết quả kinh doanh trong NHTM
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Mục tiêu Các vấn đề nghiên cứu: 1. Kế toán ngân hàng là gì 2. Đối tượng và đặc điểm của KTNH 3. Môi trường kế toán, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán 4. Tổ chức công tác kế toán trong ngân hàng
- KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Ngân hàng, ngân hàng thương mại Kế toán => Kế toán ngân hàng
- Ngân hàng Lịch sử hình thành và phát triển Tổ chức hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Thực trạng hoạt động ngân hàng hiện nay
- Các chức năng cơ bản của NH hiện đại
- Khái niệm kế toán Nhận diện Đo lường Ghi Báo cáo tính toán chép kế toán Nghiệp vụ kinh tế Giá trị/hiện vật Sổ kế toán cung cấp (tăng/giảm Tài sản của đơn vị) thông tin VẬY KẾ TOÁN NGÂN HÀNG LÀ GÌ?
- Khái niệm KTNH Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm
- Kế toán ngân hàng thương mại Hoạt động kế toán Thực hiện trong NHTM Cung cấp thông tin kinh tế tài chính về hoạt động của NHTM cho các đối tượng quan tâm
- ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN NHTM Là công cụ quản lý kinh tế-tài chính, đối tượng phản ánh trước hết của kế toán ngân hàng là vốn và sự vận động của vốn trong hoạt động về tiền tệ, thanh toán, tín dụng đối nội đối ngoại của hệ thống NH - Vốn của hệ thống NH nói chung hay từng đơn vị NH nói riêng luôn tồn tại dưới hai hình thức là nguồn vốn và sử dụng vốn - Đối tượng của KTNH còn là kết quả của sự vận động của vốn của NH
- Nguồn vốn của NHTM Vốn tự có và coi như tự có: - Vốn điều lệ - Quỹ dự trữ - Các loại quỹ của NH - Lãi chưa phân phối - Vốn cố định Vốn quản lý và huy động Các loại vốn khác
- Sử dụng vốn của NHTM Chi mua sắm TCSĐ Chi cho công tác quản lý Cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc Gửi tiền tại NHNN Nộp quỹ dự trữ bắt buộc tại NHNN Sử dụng vốn cho vay Dùng vốn liên doanh liên kết, đầu tư Dùng vốn để kinh doanh ngoại tệ vàng bạc đá quý Sử dụng vốn vào các mục đích khác
- Sự vận động của vốn Đối tượng của KTNH còn là kết quả của sự vận động của vốn của NH, nói cách khác KTNH phải phản ánh các khoản thu nhập chi phí và kết quả của hoạt động ngân hàng
- Đặc điểm đối tượng KTNH Chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị Có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với đối tượng của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân Có quy mô và phạm vi lớn và có sự tuần hoàn thường xuyên liên tục Có sự khác biệt giữa đối tượng KTNHTM và KTNHNN
- ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Tính tổng hợp cao( tính xã hội cao) Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt chặt chẽ Tính kịp thời và chính xác cao độ Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp
- NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NHTM Phản ánh các nghiệp vụ kịp thời, chính xác trung thực, khách quan toàn diện theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý Giám sát nghiêm ngặt mọi nghiệp vụ của ngân hàng, đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng
- MÔI TRƯỜNG KẾ TOÁN, NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
- TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Khái niệm Kết cấu Phân loại Hệ thống tài khoản
- Khái niệm Là phương tiện của kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp Thực chất: TK là nơi ghi chép ( hệ thống hóa) các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến một nội dung nhất định
- Phân loại TK Phân loại theo bản chất kinh tế - TK phản ánh tài sản - TK phản ánh nguồn vốn - TK phản ánh tài sản-nguồn vốn Phân loại theo mức độ tổng hợp - TK tổng hợp - TK chi tiết Phân loại theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán - TK nội bảng - TK ngoại bảng Lưu ý: vấn đề này chỉ mang tính chất thời điểm
- Kết cấu TK Mỗi đối tượng kế toán được theo giõi và phản ánh trên một tài khoản. Và ngược lại mỗi tài khoản chỉ theo giõi và phản ánh một đối tượng kế toán Quy ước: Bên trái của TK gọi là bên nợ Bên phải của TK gọi là bên có Một bên dùng để phản ánh tăng, bên còn lại dùng để phản ánh giảm
- Kết cấu TK KTNH Tên gọi của TK: được lấy từ tên gọi của đối tượng kế toán mà nó phản ánh Số hiệu TK: mỗi TK có một số hiệu riêng và được dùng thay cho tên gọi của TK, số hiệu của TK do chế độ kế toán ngân hàng quy định Phân cấp: - TK cấp 1,2,3 được gọi là TK tổng hợp - TK cấp 4,5 Là những TK chi tiết
- Phương pháp mã hóa Loại -> TK cấp 1-> TK cấp 2-> -> TK cấp 5 Ví dụ: Loại: loại 1- vốn khả dụng và các khoản đầu tư TK cấp 1: 10- tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đá quý TK cấp 2: 101- tiền mặt bằng VND TK cấp 3: 1011- tiền mặt tại đơn vị
- Phương pháp mã hóa NHNN quy định tính chất thống nhất của các tài khoản tổng hợp cấp 1, 2, 3 TK chi tiết cấp 4, 5 do GĐ (TGĐ) ngân hàng quy định phù hợp với nội dung hoạt động của đơn vị, tuy nhiên đảm bảo yêu cầu của NHNN
- Tài khoản chi tiết Bao gồm 2 bộ phận: số hiệu TKTH và tiểu khoản TKCT có dạng chung theo quy định XXXX.XX.X(XX ) Chú thích: XXXX: ký hiệu TK cấp 3 XX: ký hiệu tiền tệ X(XX ): số thứ tự TK chi tiết
- Hệ thống tài khoản Là danh mục các tài khoản được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán, tổng hợp thông tin Nguyên tắc xây dựng - Phản ánh rõ ràng toàn diện đầy đủ các đội tượng của KTNH - Đảm bảo tính tương đối sử dụng ( sử dụng được lâu dài ) - Thuận tiện cho việc hạch toán, xử lý và thu nhận thông tin
- Hệ thống TK KTNH hiện hành Loại 1: vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2: hoạt động tín dụng Loại 3: TSCĐ và TS có khác Loại 4: Nợ phải trả Loại 5: hoạt động thanh toán Loại 6: vốn chủ sở hữu Loại 7: thu nhập Loại 8: chi phí Loại 9: ngoại bảng Nguyên tắc ghi chép trên TK
- CHỨNG TỪ KTNH Khái niệm Nội dung Phân loại Lập chứng từ Kiểm soát chứng từ Luân chuyển chứng từ
- Khái niệm: CT là các căn cứ chứng minh bằng giấy hoặc vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở để hạch toán vào sổ kế toán ngân hàng
- Nội dung chủ yếu của chứng từ Theo luật kế toán VN, chứng từ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: - tên, số hiệu - Ngày tháng năm lập - Tên, địa chỉ của cá nhân hoặc đơn vị lập chứng từ - Tên địa chỉ của cá nhân hoặc đơn vị nhận chứng từ - Nội dung nghiệp vụ - Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ ( ghi bẵng số) và tổng số tiền trên chứng từ ( ghi bằng chữ) - Chữ ký và họ tên đầy đủ của các những người liên quan về tính chính xác của nghiệp vụ
- Phân loại chứng từ Theo tính chất pháp lý và công dụng ghi sổ của chứng từ - CT gốc - CT ghi sổ - CT gốc kiêm CT ghi sổ Theo hình thái vật chất - CT giấy - CT điện tử Theo chủ thể lập - CT do KH lập - CT do ngân hàng lập
- Lập chứng từ Chứng từ phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các nội dung quy định về mẫu chứng từ Nội dung CT không được viết tắt, không được tẩy xóa và sửa chữa; số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. CT bị tẩy xóa và sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ, khi viết sai phải hủy bỏ chứng từ Lập đủ số liên theo quy định, nội dung các liên phải như nhau, liên gửi ra ngoài phải có dấu NH. Chữ ký phải được ký trực tiếp lên các liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, sau khi xử lý phải in ra giấy
- Kiểm soát chứng từ Mục đích: tránh các lỗi lập sai chứng từ do các nguyên nhân chủ quan và khách quan Nội dung kiểm soát - CT có được lập đúng quy định hay không? (tính hợp pháp) - Nội dung nghiệp vụ phát sinh có phù hợp không? (tính hợp lệ) - Đã đầy đủ dấu, chữ ký của các bên liên quan chưa?
- Quy trình kiểm soát Kiểm soát trước: do nhân viên giao dịch thực hiện khi tiếp nhận chứng từ từ KH - Kiểm tra việc lập chứng từ theo các nguyên tắc lập chứng từ - Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của nghiệp vụ phát sinh phản ánh trên chứng từ Kiểm soát sau: do kiểm soát viên thực hiện - Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp - Kiểm soát cách xử lý nghiệp vụ của giao dịch viên
- LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Khái niệm: Là quá trình vận động của CT kể từ lúc NH lập CT hay tiếp nhận CT từ các KH, qua các khâu kiểm soát, xử lý hạch toán, đối chiếu cho đến khi CT được đóng thành tập đưa vào bảo quản lưu trữ => Quá trình luân chuyển phụ thuộc: • Loại chứng từ( CT tiền mặt, CT chuyển khoản ) • Phạm vi luân chuyển CT đó • Mức độ ứng dụng công nghệ và xử lý nghiệp vụ
- Nguyên tắc luân chuyển chứng từ Đảm bảo nguyên tắc ghi chép Nợ trước Có sau Chứng từ được luân chuyển trong nội bộ ngân hàng ( chi nhánh hoặc hệ thống), không quay lại khách hàng khi chứng từ được giao dịch viên tiếp nhận, xử lý trừ trường hợp đặc biệt Đảm bảo chứng từ được luân chuyển chanh chóng và an toàn
- Một số quy trình luân chuyển chứng từ thường gặp
- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ NGÂN HÀNG Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của pháp nhân TCTD ( cấp độ hệ thống) Mô hình tổ chức kế toán tại chi nhánh ngân hàng
- Tổ chức bộ máy kế toán cấp độ hệ thống Tổ chức bộ máy kế toán tập trung Tổ chức bộ máy kế toán phân tán Mô hình tổ chức vừa tập trung vừa phân tán
- Bộ máy kế toán tập trung Toàn đơn vị ngân hàng chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở trụ sở chính Các đơn vị phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của toàn hệ thống Các đơn vị phụ thuộc có bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển về phòng kế toán trung tâm hoặc có thể trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán và lập báo cáo giản đơn định kỳ kèm chứng từ gốc gửi về phòng kế toán trung tâm
- Bộ máy kế toán phân tán Trụ sở chính lập phòng kế toán trung tâm Tất cả các đơn vị phụ thuộc đều có tổ chức phòng kế toán riêng Phòng kế toán trung tâm: thực hiện công tác kế toán tại trụ sở chính đồng thời thu nhận kiểm tra báo cáo kế toán các đơn vị phụ thuộc gửi lên để lập báo cáo tổng hợp cho toàn hệ thống Kế toán đơn vị phụ thuộc thực hiện công tác kế toán tại đơn vị mình và lập báo cáo tài chính theo quy định, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm.
- Mô hình tổ chức vừa phân tán vừa tập trung Trụ sở chính lập phòng kế toán trung tâm Các đơn vị phụ thuộc tùy vào quy mô và trình độ nhân viên có thể tổ chức hoặc không tổ chức bộ máy kế toán riêng Nếu tổ chức bộ máy kế toán riêng thì đơn vị phụ thuộc phải thực hiện toàn bộ công việc kế toán và định kỳ gửi báo cáo tài chính theo quy định về phòng kế toán trung tâm Nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng, đơn vị phụ thuộc chỉ tổ chức nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại Thực hiện mô hình quản lý dữ liệu tập trung do khả năng ứng dụng tin học cao Các giao dịch thực hiện trong ngày tại các chi nhánh đều truyền dữ liệu ngay lên hội sở, thực hiện xử lý và lưu trữ tại máy chủ, sau khi xử lý dữ liệu thông tin kết quả được truyền trả lại cho chi nhánh Thực hiện phân cấp quản lý tài chính nhằm tăng cường khả năng sáng tạo và năng động của các chi nhánh ngân hàng => Các chi nhánh được phân phối nguồn vốn riêng, xác định lãi lỗ riêng
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh ngân hàng Mô hình giao dịch một cửa Mô hình giao dịch nhiều cửa
- Mô hình giao dịch nhiều cửa Khách hàng Khách hàng GDV ghi có GDV ghi nợ Thủ quỹ Kiểm soát
- Mô hình giao dich một cửa Khách hàng GDV 1 GDV 2 GDV n Quỹ Kiểm soát