Vật lí - Chương 12: Uốn nếp

ppt 23 trang vanle 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vật lí - Chương 12: Uốn nếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptvat_li_chuong_12_uon_nep.ppt

Nội dung text: Vật lí - Chương 12: Uốn nếp

  1. • Nếp uốn là sản phẩm của quá trình biến dạng của đá ở trangj thái dẻo và là một trong những dạng cấu trúc được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. • Nếp uốn là các cấu trúc đòi hỏi phải có sự phân tích hình thái – mạng chiếu lập thể là một trong những công cụ phân tích cơ bản nhất. •Nếp uốn thường bao gồm hàng loạt các cấy trúc nhỏ nhưng lại cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin rất lớn về hình thái và động học của sự uốn nếp.
  2. • Các bộ phận khác nhau của một nếp uốn trải qua các tác động của ứng suất/biến dạng khác nhau đáng kể - sự kéo căng/rút ngắn, tăng/giảm thể tích, thậm chí không bị biến dạng. • Các cấu trúc nhỏ cho phép ta nhìn nhận nếp uốn như là một tập hợp của nhiều phần biến dạng đồng nhất mà chúng ta có thể hiểu được cơ chế của sự uốn nếp. •Sự uốn nếp có thể xảy ra bởi rất nhiều lí do, song thật khó có thể hiểu được làm thế nào điều đó xảy ra nếu như không có những hiểu biết về môi trường kiến tạo chung mà ở đó xảy ra hiện tượng uốn nếp.
  3. Nếp uốn – Ý nghĩa đối với sự tích tụ dầu mỏ và các loại khoáng sản khác Tầm quan trọng đầu tiên của nếp uốn đối với con người ở chỗ nó đóng vai trò là các bẫy cấu trúc chứa dầu khí.
  4. Nếp uốn – Ý nghĩa đối với sự tích tụ dầu mỏ và các loại khoáng sản khác • Một số mỏ vàng được tìm thấy ở các địa tầng bị uốn nếp. • Trong quá trình uốn nếp trượt cong (các nếp uốn mà ở đó các lớp đá trượt tương đối so với nhau) các khoảng mở thường được mở ra ở nhân nếp uốn tạo nên một vị trí thuận lợi cho quặng hóa và được gọi là các "bẫy quặng" (saddle reef) • Các bẫy quặng có thể phát triển trên một đoạn dài song song với đường cắm của nếp uốn. Do đó việc phân tích hình thái là rất cần thiết để đảm bảo thăm dò quặng có hiệu quả.
  5. Các tính chất hình học của nếp uốn • Một trong các yếu tố cơ bản nhất của một nếp uốn là mặt nếp uốn (fold surface): là mặt lớp phía trên và phía dưới của lớp đá trầm tích, hoặc một phiến đá biến chất. •Thông thường chúng ta hay nói đến nếp uốn theo cách quan sát mặt cắt vuông góc khi nhìn xuôi theo hướng cắm của trục nếp uốn.
  6. • Trên mặt cắt vuông góc. mặt nếp uốn được chia thành cánh (limb) và vòm nếp uốn (hinge). Vòm là nơi có độ cong cực đại. •Tùy theo độ uốn cong tại vòm mà vòm nếp uốn có thể được gọi là điểm vòm hoặc đới vòm. • Thông thường cánh của nếp uốn thường có dạng cong và có chứa điểm chuyển tiếp hướng cong của cánh – điểm uốn (inflection point).
  7. • Đường vòm (đường cắm) của nếp uốn là đường nối tất cả các điểm vòm dọc theo phương kéo dài của một nếp uốn. • Thế nằm của đường vòm được xác định như thế nằm của một cấu tạo đường (hướng cắm và góc cắm). Đường vòm thường không thẳng nên thế nằm của nó có sự thay đổi đáng kể trong không gian.
  8. • Để xác định thế nằm của một nếp uốn thì cần thiết phải xác định thế nằm của đường vòm và mặt trục (axial surface/plane)
  9. • Mặt trục của nếp uốn: Bề mặt (thường là mặt cong) nối tất cả các điểm vòm trên tất cả các lớp đá naèm kề nhau trong một nếp uốn. • Đường trục: Giao tuyến giữa mặt trục với mặt phẳng ngang.
  10. Nếp uốn – Định nghĩa/Phân loại • Nếp lồi: trung tâm là đá già, hai cánh là đá trẻ. Thế nằm hai cánh đổ về hai phía. •Nếp lõm: trung tâm là đá trẻ, hai cánh là đá già. Thế nằm hai cánh đổ về trung tâm. • Nếp lõm dạng lồi: Là nếp lõm nhưng hình thái giống nếp lồi. •Nếp lồi dạng lõm: Là nếp lồi nhưng hình thái giống nếp lõm.
  11. • Nếp uốn đảo: Một cánh bị đảo lộn thế nằm (quay đi một góc >90O) thế nằm hai cánh cùng đổ về một phía
  12. • Nếp uốn nằm: mặt trục nằm song song với mặt phẳng ngang. • Nếp uốn đẳng tà: thế nằm hai cánh giống nhau
  13. •Phức nếp lồi và phức nếp lõm: các nếp uốn lồi/lõm bậc nhất có quy mô lớn (hàng km) mà trên đó phát triển các nếp uốn bậc 2, 3, có quy mô nhỏ hơn. •Các nếp uốn bậc cao trên cánh Phức nếp lồi Phức nếp lõm của phức nếp uốn thường có kiểu chữ S hoặc Z. Hướng xoay của nêp uốn kiểu Z hướng về đỉnh của phức nếp lồi trong khi hướng xoay của nếp uốn kiểu S hướng về đáy của phức nếp lõm •Nếp uốn bậc cao trên đỉnh của phức nếp lồi có hình chữ M trong khi ở đỉnh của phức nếp lõm có hình chữ W
  14. Kiểu M Kiểu Kiểu Z S Kiểu W
  15. •Sự uốn nếp chồng lấn: mô tả các nếp uốn bị uốn nếp nhiều lần, trong đó các pha uốn nếp sau làm uốn cong các nếp uốn thành tạo ở pha trước. •Uốn nếp chồng lấn thường tạo lên các nếp uốn kiểu yên ngựa: nhìn theo hướng này thì là nếp lồi nhưng nhìn theo hướng khác lại là nếp lõm
  16. Folds - Fleuty Diagram