Văn hóa cộng đồng - Chương 2: Văn hóa cộng đồng Việt Nam

pdf 49 trang vanle 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn hóa cộng đồng - Chương 2: Văn hóa cộng đồng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoa_cong_dong_chuong_2_van_hoa_cong_dong_viet_nam.pdf

Nội dung text: Văn hóa cộng đồng - Chương 2: Văn hóa cộng đồng Việt Nam

  1. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Chương2: VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM 1. Tiến trình văn hóa Việt Nam Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. 1.1. Lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc. Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á là sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước. Trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng, Đông Nam Á là một. C.O.Sauer cho rằng đây chính là trung tâm nông nghiệp cổ xưa nhất. Còn theo các tài liệu cổ thực vật học thì việc cây lúa có nguồn gốc từ đây là điều không còn nghi ngờ gì: trung tâm thuần dưỡng lúa là vùng đông nam Himalaya và khu vực sông nước Đông Nam Á. Các tác giả Lịch sử Việt Nam khẳng định: "Trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại: phát minh nông nghiệp Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất". Ở các di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, Tràng Kênh, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun đã phát hiện được những dấu tích của bào tử phấn lúa, vỏ trấu, gạo cháy, mảnh chõ xôi có niên đại xưa tới vài nghìn năm trước Công nguyên. Tổ tiên người Hán khi định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà mới chỉ trồng kê, mạch, đậu. Nghề trồng lúa là học từ các dân tộc phương Nam. Những kết quả khảo cổ ở bắc Trung Hoa cho phép kết luận rằng việc này diễn ra vào cuối thiên niên kỉ thứ III trước Công nguyên. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng D.V. Deopik (1977, tr. 265) đã viết: "Vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, ở trung tâm vùng Đông Á ta chỉ thấy một chấm nhỏ của văn minh trồng kê Ngưỡng Thiều (Janshao), lạc hậu hơn so với văn hóa đồ gốm có hoa văn vùng trung tâm Đông Dương. Ở bắc Đông Á không có những nôi nông nghiệp lớn Những nền văn hóa trồng lúa vùng sông Dương Tử thời kì Long Sơn (Lunshan) và muộn hơn thực chất đều là ngoại vi của nôi trồng lúa Đông Dương". Từ Đông Nam Á cổ đại, lúa và kĩ thuật trồng lúa đã lan tới bờ Địa Trung Hải 47
  2. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng vào nửa đầu của thiên niên kỉ I trước Công nguyên (Chesnov, 1976, tr. 86). Còn ở các hòn đảo Nhật Bản, nó mới chỉ được đưa tới qua con đường Hoa Bắc từ trước Công nguyên không lâu (Arutjunov 1962). Không chỉ chữ đạo trong tiếng Hán bắt nguồn từ chữ gạo mà ngay cả các chữ rice, riz, ris, Reis, trong các ngôn ngữ châu Âu cũng có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á cổ đại (dấu vết này còn thấy ở tên thần lúa Yang Sri của các dân tộc Tây Nguyên). Ngoài cây lúa và kĩ thuật trồng lúa, còn phải kể đến một số thành tựu đặc biệt khác của Đông Nam Á cổ đại: (a) Việc trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và tục uống chè; (b) Việc thuần dưỡng một số gia súc đặc thù như trâu, gà (tiếng Hán phải đặt ra kết hợp "thủy ngưu" (bò nước) để chỉ con trâu; còn trong cuốn Nguồn gốc các loài, E. Darwin đã khẳng định rằng nguồn gốc của con gà nuôi là xuất phát từ con gà rừng Đông Nam Á); (c) Việc làm nhà sàn để ở và dùng các cây thuốc để chữa bệnh. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa này bằng hình ảnh Thần Nông, nhân vật thần thoại này đã được bổ sung vào kho tàng văn hóa Trung Hoa. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên. Truyền thuyết Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế (gọi như vua xứ nóng) họ Thần Nông, con một nàng tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng năm 2879 trước Công nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích Quỷ (xích như đỏ - màu của phương Nam theo Ngũ hành; quỷ như thần; Xích Quỷ như Thần phương Nam). Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Một nửa theo cha xuống bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng Việt Trì ngày nay), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Vua Hùng. Về mặt không gian, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết trải dài từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình chính là địa bàn cư trú của người Nam-Á - Bách Việt, là khu vực tam giác không gian gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau này là một bộ phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận của khối cư dân Nam-Á - Bách Việt. Nhà sử học Nga P.V. Pozner (1980, tr. 89) khẳng định: "Sự tồn tại của các lãnh tụ người Lạc (Việt) với tên hiệu chung "Hùng" là một sự kiện lịch sử ; truyền thuyết về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân phản ánh truyền thống sử học truyền khẩu về địa bàn cư trú cổ xưa của các bộ lạc tiền Việt, cho nên, theo nghĩa đó, nó cũng mang tính lịch sử" 48
  3. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng Về mặt thời gian, thiên niên kỉ thứ III trước Công nguyên (mà trong đó có mốc truyền thuyết là năm 2879!) ứng với giai đoạn đầu thời đại đồ đồng, cũng chính là thời điểm hình thành chủng Nam-Á (Bách Việt). Thành tựu văn hóa chủ yếu của giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc, sau nghề nông nghiệp lúa nước, chính là nghề luyện kim đồng. Cả trên phương diện này, vai trò của vùng văn hóa Nam-Á đối với khu vực cũng hết sức to lớn; đồ đồng Đông Sơn và ảnh hưởng của nó đã tìm thấy khắp nơi - từ nam Trung Hoa, Thái Lan đến toàn bộ vùng Đông Nam Á hải đảo. Tập thể tác giả cuốn Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam (1994, tr. 302) đã viết: "Kĩ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Trống đồng, thạp đồng là những di vật tiêu biểu nhất cho trình độ kĩ thuật và bàn tay tài hoa của những người thợ đúc Đông Sơn. Đỉnh cao không thể phủ nhận này đã khiến trước đây, nhiều học giả phương Tây không thể tin vào nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn nói chung, kĩ thuật luyện kim Đông Sơn nói riêng. Họ đi tìm nguồn gốc ở tận đất Trung Nguyên, phương Bắc, thậm chí còn tìm ở nơi xa tít bên trời Tây Kết quả nghiên cứu khảo cổ học vài thập kỉ qua đã chứng minh rằng, nghề luyện kim đồng thau đã ra đời ở đất này từ rất lâu trước sự ra đời của văn hóa Đông Sơn. Luyện kim Đông Sơn là sự phát triển kế tục, không đứt quãng của luyện kim các giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn". Theo Trần Quốc Vượng (1986, tr. 482) thì chữ "đồng" trong tiếng Hán được phiên âm từ tiếng Đông Nam Á cổ đại (Tày: toong; Việt: đồng). Nhà Đông phương học Nga G.G. Stratanovich (1977) cho biết: "Bốn kiểu trống đồng Đông Sơn mà các nhà nghiên cứu khác nhau đã phân ra và ba kiểu chuông của tôi thực ra chỉ là những biến thể của cùng một loại sản phẩm từ cùng một vùng sản xuất đồ đồng lớn nhất. Vùng này có thể hình dung dưới dạng một tam giác lớn: hai điểm tận cùng của cạnh đáy là Đông Sơn ở phía đông và Mogaung (bắc Mianma - TNT) ở phía tây. Đỉnh tam giác nằm trong khoảng giữa hồ Động Đình và hồ Poian". Ông viết tiếp: "trước đây thậm chí cả đồ đồng Đông Sơn cũng bị tưởng rằng bắt nguồn từ phương Bắc. Bây giờ tình hình đã thay đổi, Người ta biết đến không chỉ nguồn quặng đồng phong phú của Việt Nam, mà cả những mỏ đồng, cũng như mỏ vàng và bạc khác nữa. Giả thuyết về nguồn gốc phương Nam của đồ đồng nhà Ân trở nên có cơ sở Niên đại của văn hóa Đông Sơn giờ đây được đẩy về khoảng giáp ranh giữa các thiên niên kỉ II-I trước Công nguyên. Một chuyên gia có tiếng về Đông Nam Á, giáo sư nhân chủng học Mĩ W.G. Solheim II đã viết (1971): "Các nhà sử học Âu, Mĩ thường hay lí luận rằng lối sống mà ta gọi là văn minh thoạt tiên bắt nguồn từ vòng cung phì nhiêu miền Cận Đông, hoặc trong những vùng sườn đồi lân cận Tuy nhiên, những khám phá mới đây ở vùng Đông Nam Á đã buộc chúng ta phải xem xét lại những quan niệm này. Những vật dụng đã được đào lên và đem phân tích trong vòng 5 năm qua cho ta thấy rằng con người ở đây đã bắt đầu trồng cây, làm đồ gốm và đúc đồ dùng bằng đồng sớm hơn hết thảy mọi nơi trên trái đất sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và 49
  4. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng Trung Hoa tới cả hàng mấy ngàn năm". Giai đoạn từ 2 - 3 nghìn năm trước Công nguyên cho đến vài trăm năm trước Công nguyên đã tạo nên một đỉnh cao rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực. GS Hà Văn Tấn (1983) nhận định: "ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn lên phía Bắc, theo lưu vực sông Nguyên, sông Tương, đến đất Sở là đã rõ ràng". Vào đầu giai đoạn này, đỉnh cao đó là thành tựu chung của các dân tộc Đông Nam Á cổ đại. Không phải vô cớ mà D.V. Deopik (1977) gọi thế kỉ V trước Công nguyên là "thế kỉ của phương Nam". Đúng như Ja.V. Chesnov (1976, tr. 6) nhận xét: "Về hàng loạt phương diện của văn hóa - từ sản xuất nông nghiệp cho đến lĩnh vực thần thoại - Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng lớn, vượt rất xa ra ngoài ranh giới những láng giềng trực tiếp của nó Việc tạo nên những thứ như cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng, hoặc những thành tựu văn hóa khác là kết quả sáng tạo của rất nhiều dân tộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài lịch sử nhiều nghìn năm của mình cái thế giới độc đáo được gọi là Đông Nam Á". Chính những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ đại mà trong đó có phần đóng góp của tổ tiên các dân tộc Việt Nam ấy đã làm nên cái nền vững chắc cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam sau này. Chữ viết của lớp văn hóa bản địa là vấn đề trước đây hầu như chưa được đặt ra. Đơn giản là vì, trong một thời gian dài, dưới áp lực của định kiến "lấy Trung Hoa làm trung tâm", người ta không thể hình dung được rằng phương Nam có thể có một nền văn hóa riêng chứ đừng nói gì đến chữ viết. Đến nay, dưới ánh sáng của: (a) Những nhận định mới về quy mô, tầm cỡ và vai trò của văn hóa phương Nam trong lịch sử văn hóa khu vực; (b) Những ghi chép của sử sách Trung Hoa về một thứ chữ "khoa đẩu" (hình con nòng nọc bơi) của người phương Nam. (c) Những cứ liệu về dấu vết chữ viết đã phát hiện được: trên những phiến đá ở thung lũng Sapa, trên qua đồng Thanh Hóa, trên lưỡi cày Đông Sơn, trên trống đồng Lũng Cú, ở vùng Mường Thanh Hóa (hình nòng nọc!); ta hoàn toàn có thể nghĩ đến giả thuyết về sự tồn tại của một nền văn tự phương Nam "trước Hán và khác Hán" (chữ dùng của GS. Hà Văn Tấn). 1.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa. Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là: Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu "Nam Việt" từ trước Công nguyên, 50
  5. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng trong đó yếu tố chỉ phương hướng "nam" lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ tồn tại trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực. Tinh thần đối kháng thường trực và bất khuất ấy đã bộc lộ mạnh mẽ qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Triệu Thị Trinh (246), Lí Bôn với nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906- 923), Dương Diên Nghệ (931- 937) và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938). Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ: (1) sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao; (2) sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc. Sử gia Tư Mã Thiên chép rằng từ đời Tần, Trung Hoa "đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt". Thời Hán, Mã Viện đưa dân Trung Quốc sang ở lẫn để đồng hóa người Việt, sử cũ gọi họ là dân Mã lưu (do Mã Viện lưu lại). Năm 231, Tiết Tông dâng sớ lên vua Ngô Hoàng Võ kể rằng "Vua Hán Võ Đế giết Lữ Gia (thừa tường Nam Việt – TNT), chia nước Việt thành 9 quận, đặt ra quan thứ sử quận Giao Chỉ. Từ đó những tội nhân Trung Quốc chạy sang, ở lẫn với dân, dạy học sử sách (Trung Hoa - TNT) và phổ cập phong tục lễ hóa của Trung Quốc". Đặc điểm thứ ba là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình giao lưu - tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây là, tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu như chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Lí do của sự kiện này rất đơn giản: đó là văn hóa đến theo vó ngựa xâm lăng, do kẻ xâm lược tìm cách áp đặt vào. Trong khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ, sau đó qua ngả đường Trung Hoa) một cách hòa bình, nên được người Việt Nam tự giác tiếp nhận. Cho nên, cùng với sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị, nét chủ đạo của giai đoạn này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa. Chính do có xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ như vậy cho nên, mặc dù ngay từ đầu Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên ra sức truyền bá điển lễ hôn nhân và gia đình theo lối Trung Hoa; Sĩ Nhiếp vào thế kỉ II ra sức mở trường dạy học để truyền bá văn hóa Trung Hoa và thủ tiêu văn tự ngôn ngữ Việt; Tô Định, Mã Viện ra sức thiết lập nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo, suốt các thế kỷ này văn hóa Trung Hoa nói chung và Nho giáo nói riêng vẫn không thể nào bắt rễ sâu được vào làng xã Việt Nam. Trong sử sách Trung Hoa thời kì này, những đoạn viết về Phật giáo Giao Châu thì nhiều mà nói về Nho giáo thì rất ít. Dân Mã lưu do Mã Viện đưa sang không những không thực hiện được nhiệm vụ đồng hóa 51
  6. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng người Việt và làm chỗ dựa cho chính quyền mà, trái lại, còn bị Việt hóa hoàn toàn. Nhờ đã có được nền móng vững vàng tạo nên từ đỉnh cao rực rỡ trong lớp văn hóa bản địa, tinh thần Văn Lang - Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt thời kì chống Bắc thuộc, để khi bước sang giai đoạn văn hóa Đại Việt, chỉ sau ba triều đại (Ngô - Đinh - Tiền Lê) lo việc gây dựng lại, văn hóa Việt Nam đã khôi phục và thăng hoa nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lí-Trần và Lê (Đại Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời kì này).Truyền thống tổng hợp bao dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa), được tiếp sức bởi văn hóa Phật giáo giàu lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc), đã làm nên linh hồn của thời đại Lí-Trần. Văn hóa Lí-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo và, cùng với nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền, đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời, với tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo giáo. "Tam giáo đồng quy " trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn hóa Việt Nam thời Lí-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện. Thế là, Nho giáo (và cùng với nó là văn hóa Trung Hoa) mà trong suốt thời Bắc thuộc đã không thể thâm nhập sâu rộng được, thì giờ đây, từ khi được nhà Lí mở cửa và đặt nền móng (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử năm 1070, lập trường Quốc Tử Giám năm 1076, ), đã thâm nhập mỗi ngày một mạnh. Đến giữa thời Trần, Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều đình, các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Phật giáo và các triều vua trước. Đến thời Lê, Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay toàn bộ guồng máy xã hội. Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa) trở thành chủ đạo. Tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn ) đã thâm nhập dần vào xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một bị khinh rẻ Văn hóa Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo. Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn tự. Chữ Nôm - chữ của người Nam (chữ "nôm" gồm bộ khẩu và chữ "nam"), một trong những sản phẩm của cuộc giao lưu này - manh nha từ cuối giai đoạn chống Bắc thuộc và hình thành vào đầu giai đoạn Đại Việt, được dùng trong sáng tác văn chương và đặc biệt được đề cao dưới triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang Trung đã sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ của mình và từng có kế hoạch giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức dịch các sách vở kinh điển từ Hán sang Nôm. 1.3. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái ngược: Một bên là xu hướng âu hóa, bên kia là xu hướng chống âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây. Song biểu hiện của chúng không phân rõ theo 52
  7. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng từng giai đoạn mà đan cài trong không gian và thời gian. Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyên và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc. Tên gọi Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đó là quốc hiệu chủ yêu của nước ta trong giai đoạn này (thời Gia Long, quát hiệu nước ta là Việt Nam). Văn hóa tại Nam có các đặc điểm: a) Từ những tiền đề mà triều đại Tây Sơn đã chuẩn bị, với sự hoàn tất của nhà Nguyễn, lần đầu tiên nước ta có được sự thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau. b) Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn, đến nhà Nguyên. Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó ngày một suy tàn. c) Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây, cũng là khởi đầu thời kì văn hóa Việt Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại. Sự giao lưu đó đã làm văn hóa Việt Nam biến đổi về mọi phương diện: Lối tư duy phân tích phương Tây đã hổ sung khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống; ý thức về vai trò cá nhân được nâng cao dần bổ sung cho ý thức cộng đồng truyền thống; đô thị ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Tất cả đã khiến cho lịch sử văn hoá Việt Nam lật sang trang mới. Giai đoạn văn hóa hiện đại được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam: Sự giao lưu với phương Tây mở đầu bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. Từ những năm 30-40 trở lại đây, rõ ràng là văn hóa Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, thời gian văn hóa là khái niệm mờ, một giai đoạn văn hóa ngắn nhất (như Đại Nam) cũng phải tính bằng vài thế kỉ cho nên may chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiện đại chưa cho phép tổng kết đầy đủ những đặc điểm của nó: Đây là giai đoạn văn hóa đang định hình. Tuy nhiên, có thể dự đoán một cách chắc chắn rằng đây là giai đoạn mà, sau một thời kì suy thoái kéo dài, không những văn hóa Việt Nam sẽ phục hưng mà còn phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện, đạt tới một đỉnh cao mới. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây đem đến một sản phẩm của cuộc giao lưu mới: chữ Quốc ngữ 1.4. Tác động của kinh tế thị trường với những thay đổi của văn hóa Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đứng trước những thử thách mới, trong đó có những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng và giải quyết một cách hợp lý. Nghiên cứu mối liên hệ nội tại của phát triển văn hóa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn. 53
  8. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng Mối liên hệ nội tại của phát triển văn hóa với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu chủ đề mới của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nghiên cứu quan hệ của văn hóa tiên tiến với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta làm cho sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú, thị trường văn hóa ngày càng sôi động là một thực tế ai cũng nhìn thấy. Bên cạnh những mặt tích cực, nhiều sản phẩm phản văn hóa, phản khoa học, chỉ coi trọng lợi ích tiền bạc làm cho thị trường văn hóa bị ảnh hưởng tiêu cực (như sự xuất hiện tràn lan các loại sản phẩm kích dục, bạo lực, mê tín dị đoan ). Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những hiện tượng tiêu cực này để đổ lỗi cho kinh tế thị trường mà không nhìn thấy mặt tích cực của nó thì sẽ rơi vào phiến diện, hơn thế, vô hình trung đối lập văn hóa tiên tiến với kinh tế thị trường. Bởi vậy, dưới điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa phải trả lời một câu hỏi lý luận quan trọng: phát triển văn hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bài trừ lẫn nhau hay thống nhất biện chứng với nhau? Câu trả lời sẽ là sự kết hợp hai yếu tố "thị trường" và "định hướng xã hội chủ nghĩa" hàm chứa một ý nghĩa văn hóa bao trùm: chúng ta chỉ có thể thực hiện được phương châm này một khi ý nghĩa văn hóa chi phối toàn bộ nền kinh tế thị trường của chúng ta. Nói khác đi, ở đây văn hóa và kinh tế hòa quyện vào nhau để bảo đảm cho xã hội phát triển trong tính lành mạnh độc đáo của nó. Trong tổng thể xã hội, cả bốn hệ thống văn minh kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái phải nằm trong một chỉnh thể hữu cơ gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau, không thể tách rời vì sự biệt lập từng bộ phận sẽ kéo lùi phát triển. Chỉ có sự phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tạo ra sự phát triển hài hòa giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần mới bảo đảm cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Văn hóa phản ánh gương mặt tinh thần của nhân dân và trình độ văn minh của dân tộc, là lực lượng tinh thần và nhân tố trí lực có tác dụng thúc đẩy phát triển toàn diện xã hội. Sự phát triển văn hóa trong việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày một tăng cao của nhân dân, nâng cao tinh thần yêu nước, tố chất văn hóa khoa học và tố chất đạo đức tư tưởng của toàn dân tộc, hình thành lý tưởng và khát vọng chung của tất cả mọi thành viên trong xã hội, thực sự là nền tảng tinh thần và trụ cột tinh thần quan trọng không gì thay thế được. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự chọn lựa tất nhiên để phát triển sức sản xuất xã hội nhằm tiến tới hiện đại hóa đất nước. Do đó, phát triển văn hóa tiên tiến song song với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là để giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Nó thống nhất một cách nội tại trong thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa tiên tiến phải là thứ văn hóa thích ứng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường 54
  9. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. Phát triển văn hóa tiên tiến là động lực tinh thần nâng đỡ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nguồn cơ sở vật chất bảo đảm phát triển văn hóa tiên tiến. Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nguồn thực tiễn để phát triển văn hóa tiên tiến. Văn hóa tiên tiến Việt Nam hiện nay vừa bắt nguồn từ lịch sử văn hiến mấy nghìn năm của dân tộc đồng thời gắn chặt với thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tính tiên tiến của nó không những thể hiện ở sự tiếp nối hiệu quả truyền thống văn hóa lâu đời mà quan trọng nhất là thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thời đại mới. Sức sống cơ bản của văn hóa mới chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động sáng tạo hiện thực của hàng chục triệu nhân dân. Chuyển biến từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi xã hội rộng lớn và sâu sắc. Xây dựng văn hóa đương đại nước ta nếu không xuất phát từ thực tiễn xanh tươi này, không gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hút lấy dưỡng chất hiện đại và năng động (kể cả những sự bình đẳng tín dụng, hiệu quả cạnh tranh, ) thì sự phát triển văn hóa tiên tiến rất dễ trở thành một khẩu hiệu trống rỗng và một khái niệm xơ cứng. Mặt khác, bước vào thời đại kinh tế tri thức, sự phát triển con người là sự tổng hợp giữa con người kinh tế với con người văn hóa. Do năng suất lao động ngày càng cao, thời gian lao động rút ngắn, vì thế, thời gian dành cho phát triển con người văn hóa ngày càng tăng. Hơn nữa, do tác động của phát triển khoa học theo hướng nhân văn, trong người lao động tri thức, con người văn hóa sẽ ngày càng trội hơn. Đó là cơ sở vững chắc bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là cái gốc của phát triển văn hóa. Thứ hai, cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại và sự phát triển của kinh tế, cơ sở vật chất của phát triển văn hóa cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Một mặt, hàm lượng khoa học – kỹ thuật của sản phẩm văn hóa ngày càng cao, phương thức chuyển tải hiện đại liên tục xuất hiện, sản xuất và truyền bá văn hóa ngày càng mở rộng và hiệu quả nhờ vào những thành tựu mới như máy tính, thông tin vệ tinh, mạng. Mặt khác, văn hóa và kinh tế ngày càng hòa nhập vào nhau. Trước đây, người ta thường cho rằng văn hóa thuộc thượng tầng kiến trúc xa rời kinh tế và chỉ tác động đến sức sản xuất một cách gián tiếp. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc sản xuất sản phẩm văn hóa như sách báo, sản phẩm video không chỉ mang ý nghĩa là sản phẩm truyền bá quan niệm, tư tưởng mà còn là một loại vật hóa. Những sản phẩm do ngành công nghiệp văn hóa chế tác nên chính là kết quả của quá trình nhất thể hóa văn hóa kinh tế. Theo đó, văn hóa không còn đơn thuần là những quan niệm, tư tưởng có tác dụng gián tiếp đối với sức sản xuất, mà còn với hình thức của một ngành công nghiệp mới năng động có hiệu suất kinh tế cao là công nghiệp văn hóa. Tóm lại, trong thời đại kinh tế tri thức, văn hóa và kinh tế, khoa học kỹ thuật – kinh tế – văn hóa ngày càng gắn bó chặt chẽ thì 55
  10. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng sáng tạo ban đầu của văn hóa tuy vẫn mang tính cá thể nhưng việc sản xuất nó đã được sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của khoa học – kỹ thuật trình độ cao, có khả năng thâm nhập thị trường một cách mạnh mẽ. Sự phát triển văn hóa tiên tiến ngày càng chịu sự chi phối của trình độ khoa học – kỹ thuật cao hay thấp và thực lực kinh tế lớn hay nhỏ. Vì vậy, chỉ có phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa sản xuất văn hóa vào quỹ đạo thị trường và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ, thì phát triển văn hóa tiên tiến mới có cơ sở kinh tế vật chất hùng hậu. Một minh chứng sinh động là nhiều đơn vị văn hóa như báo chí, nhà xuất bản, đài truyền hình từ tình trạng vắng vẻ trước đây dần trở thành cơ sở sản xuất văn hóa sôi động, theo đó khả năng tự tích lũy sản xuất văn hóa và tự phát triển không ngừng được nâng cao. Thứ ba, sản xuất văn hóa khi trở thành một ngành công nghiệp vận hành theo quy tắc thị trường, thì thị trường sẽ trở thành cơ chế thực hiện của phát triển văn hóa tiên tiến. Một mặt, thị trường trở thành biểu đồ xác định nhu cầu văn hóa tinh thần của con người, từ đó dắt dẫn người sản xuất văn hóa đáp ứng những nhu cầu đa dạng ấy. Đồng thời do mục đích của văn hóa là hướng tới phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, nên về cơ bản thị trường văn hóa nước ta hoàn toàn nhất trí với lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, và thống nhất với phương hướng phát triển của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trong hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới, nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị đã xuất hiện và đạt hiệu quả xã hội cao, diện phủ sóng của nó ngày càng mở rộng nhờ vào cơ chế thị trường. Nhưng cũng có nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị thấp kém lợi dụng thị trường để mở rộng ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, để chống lại sự xâm thực của những sản phẩm thứ cấp một cách hiệu quả, cần phải tăng cường sản xuất những sản phẩm văn hóa có giá trị thực sự. Việc khẳng định tính thống nhất của văn hóa với kinh tế thị trường như đã nói ở trên không có nghĩa là phủ định tính khác biệt giữa chúng, và dẫu phát triển văn hóa tiên tiến không thể tách rời khỏi kinh tế thị trường, nhưng không phải cứ thực hiện kinh tế thị trường thì văn hóa đương nhiên sẽ phát triển. Đó là vì: một là, văn hóa có tính đặc thù, có tính độc lập tương đối với kinh tế và chính trị. Sản phẩm văn hóa một khi trở thành hàng hóa và bước vào thị trường tất phải chịu sự chi phối của quy luật kinh tế thị trường, nhưng về bản chất, văn hóa là siêu kinh tế. Văn hóa tiên tiến là kết quả hoạt động tinh thần của con người, có nhiều tầng nội hàm lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ hướng tới chân – thiện – mỹ. Với nội dung tinh thần phong phú, văn hóa tác động vào thế giới tinh thần của con người, từ đó góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan Các giá trị văn hóa tinh thần không phải cứ có tiền là giành được vì nhiều lúc nó vô giá. Hai là, thị trường có tính hạn chế của nó và không phải bất cứ ở đâu thị trường cũng tỏ rõ được sức mạnh của nó. Chẳng hạn, lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản rất khó sản sinh ra hiệu quả kinh tế trực tiếp, tức thì, do đó nó không thích hợp với việc thông qua thị trường để điều tiết. Ngược lại, nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị thấp kém nhưng có khả năng gây hiếu kỳ nhiều khi lại bán rất chạy trên thị trường. Tại đây, thị 56
  11. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng trường không thể tự phân biệt được thiện – ác, đẹp – xấu trong các sản phẩm văn hóa. Nếu không chú ý đến điều này, thì việc điều tiết thị trường sản phẩm văn hóa rất dễ chệch hướng. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là: sự phát triển văn hóa tiên tiến lấy mục tiêu xã hội làm định hướng trong khi đó kinh tế thị trường lại lấy lợi ích cá thể làm định hướng. Hai định hướng này không phải lúc nào cũng nhất trí. Một số nhà sản xuất dễ rơi vào duy lợi mà quên mất mục tiêu xã hội của văn hóa. Vì vậy, sự phát triển của văn hóa không thể tách rời kinh tế thị trường nhưng lại không thể hoàn toàn bị thị trường hóa. Phải tìm được điểm kết hợp giữa nhu cầu khách quan với quy tắc vận hành kinh tế thị trường của văn hóa. Việc xây dựng và phát triển thị trường văn hóa cũng như việc phát triển công nghiệp văn hóa là có tính tất yếu và tính hiện thực hợp lý. Bởi lẽ, sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có cơ chế công nghiệp văn hóa và quy mô phát triển văn hóa tương ứng. Tuy nhiên, trong thực tế, so với các quốc gia đang phát triển thì ở Việt Nam việc đầu tư sản xuất về văn hóa, khoa học – kỹ thuật, giáo dục vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều đó cho thấy chúng ta nhận thức chưa đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa với tư cách là trụ cột của kinh tế đương đại. Mặt khác, chúng ta chưa nhận thức được sự phát triển hài hòa, lâu dài của văn hóa và kinh tế, không thấy hết sự tụt hậu của văn hóa sẽ kéo lùi sự phát triển kinh tế về sau. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược phát triển tổng thể hợp lý. Ngoài ra, do sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đương đại, toàn cầu hóa về lưu thông kinh tế cũng như giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng buộc chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc phương thức vận hành của thị trường văn hóa để thích ứng, hiểu rõ quy luật kinh tế của giao lưu văn hóa và định ra sách lược an ninh văn hóa của mình, từng bước hoàn chỉnh thể chế văn hóa, thị trường văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Một số nguyên tắc chỉ đạo phát triển văn hóa dưới điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Kiên trì tư tưởng xây dựng nền "văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" trong xu thế đa dạng hóa hình thái văn hóa Đây là tư tưởng chủ đạo để phát triển văn hóa Việt Nam trong thời đại ngày nay. Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy phát triển kinh tế thị trường tất sẽ xuất hiện xu thế đa dạng hóa hình thái văn hóa. Điều đó trước hết xuất phát từ chỗ văn hóa có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Sự nghiệp đổi mới đã đem đến bức tranh văn hóa giàu màu sắc, sản phẩm văn hóa ngày càng nhiều chủng loại, thị trường văn hóa ngày càng sôi động, không gian chọn lựa của mọi người ngày càng rộng lớn. Tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại cũng góp phần thay đổi thể chuyển tải tin tức (mà biểu hiện rõ nhất là quảng cáo trên internet và các video giới thiệu sản phẩm), hình thức văn hóa cũng liên tiếp đổi mới, bổ sung, thay thế nhằm thu hút người tiêu dùng. Sự tiến bộ xã hội và mức thu nhập, trình độ học vấn ngày càng cao thì nhu cầu văn hóa tinh thần của mọi thành viên trong xã hội ngày càng đa dạng hóa và cá tính hóa. Mặt khác, sự 57
  12. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng chênh lệch thu nhập giữa các thành viên trong xã hội ngày càng rộng cũng làm cho quan niệm tiêu dùng, phương thức sinh hoạt của con người có những khác biệt ghê gớm. Kinh tế thị trường tất nhiên sẽ dẫn tới đa nguyên hóa chủ thể lợi ích. Chủ thể lợi ích khác nhau tất có sự khác nhau về quan niệm, tư tưởng, định hướng giá trị, ý tưởng văn hóa, mục tiêu, từ đó dẫn tới sự đa dạng hóa hình thái văn hóa. Hơn nữa, trong môi trường mở cửa, các loại tư tưởng văn hóa, hình thức văn hóa, sản phẩm tiêu dùng văn hóa đều có khả năng xóa bỏ mọi biên giới quốc gia. Chẳng hạn, nước ngoài có mốt gì, thời thượng nào đều nhanh chóng dẫn tới những "cơn sốt" thời thượng trong nước. Kinh tế thị trường là kinh tế lấy con người làm gốc, sự tự chủ và sự chọn lựa tự do của cá nhân là đặc trưng nổi bật. Văn hóa tiên tiến của nước ta là văn hóa hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần nhiều tầng bậc, đa dạng của nhân dân. Đó là loại văn hóa có thể bao dung nhiều lợi ích, nhiều nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, bao dung cả hình thái văn hóa có lợi cho phát triển sản xuất xã hội. Vì vậy, về căn bản xu thế đa dạng hóa hình thái văn hóa không hề mâu thuẫn với phương hướng phát triển lành mạnh của văn hóa. Nhưng sự đa dạng hóa hình thái văn hóa không phải là đa dạng theo kiểu tự do vô chính phủ. Nền văn hóa Việt Nam phải là nền văn hóa gắn liền với những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Đây là cốt lõi tư tưởng để từ đó phát triển văn hoá trong tính đa dạng và năng động của nó, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu văn hóa của nhân dân. - Tăng cường tầm kiểm soát vĩ mô của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa và chuyển biến phương thức quản lý văn hóa Từ chỗ quản lý trực tiếp các đơn vị văn hóa và hoạt động văn hóa như trước đây, trong bối cảnh kinh tế thị trường, nhiệm vụ chính của Nhà nước là kiểm soát và điều chỉnh ở tầm vĩ mô. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Chính phủ đối với phát triển văn hóa đạt hiệu quả cao nhưng không can thiệp quá sâu vào quá trình vận hành văn hóa. Trước hết, sự chuyển đổi phương thức quản lý văn hóa không hề làm suy yếu chức năng quản lý lĩnh vực văn hóa của Nhà nước. Phương thức quản lý mới phải thích ứng với yêu cầu của thể chế kinh tế thị trường: không lấy chính quyền thay thế thị trường mà biến ý chí của Đảng và Nhà nước thành pháp luật, pháp quy, hành vi quy phạm yêu cầu các doanh nghiệp văn hóa tuân thủ, duy trì trật tự của thị trường văn hóa, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, xúc tiến và thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển của thị trường văn hóa, định ra các tiêu chuẩn sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa, thực thi giám sát chất lượng, trừng trị những hoạt động kinh doanh văn hóa độc hại trên cơ sở luật pháp đã ban hành. Bằng cách kiểm soát ở tầm vĩ mô, Nhà nước có những chính sách, điều chỉnh hợp lý để kinh doanh văn hóa hoạt động trong quỹ đạo có lợi cho phát triển văn hóa tiên tiến. Thứ hai, chú trọng giúp đỡ sự nghiệp văn hóa công ích. Sản xuất văn hóa có 58
  13. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng thể chia thành hai loại: sản xuất văn hóa kinh doanh và sản xuất văn hóa công ích. Các loại hình nghệ thuật bậc cao như văn học, nhạc giao hưởng, vũ ba-lê, ca kịch , hay những thiết chế văn hóa mang tính công ích như thư viện công cộng, nhà bảo tàng quốc gia, nhà kỷ niệm, hội khoa học – kỹ thuật, hội mỹ thuật, hội văn hóa đều có thể phản ánh trình độ văn hóa của quốc gia và dân tộc, là bộ phận hợp thành của văn hóa tiên tiến. Loại văn hóa mang tính công ích này khác với văn hóa mang tính kinh doanh. Vì vậy, nó không thích hợp với việc lấy thị trường để điều tiết, đòi hỏi Nhà nước áp dụng chính sách đặc thù để bảo vệ và nâng đỡ, trong đó bao gồm việc quy hoạch xây dựng hạ tầng văn hóa công cộng, cung cấp tài chính đầy đủ, hướng dẫn việc đầu tư vốn của xã hội. Thứ ba, tích cực đào tạo chủ thể văn hóa vi mô có ưu thế cạnh tranh. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hóa kinh tế, để giữ được tính tiên tiến của văn hóa xã hội chủ nghĩa, yếu tố quyết định nằm ở việc định hướng hành vi của người sản xuất văn hóa, ở chủ thể thị trường phát triển văn hóa tiên tiến có khả năng và sức mạnh cạnh tranh. Vì vậy, phải chú ý đến cơ sở vi mô phát triển văn hóa vì đây là những cơ sở có khả năng hiện thực hóa sức mạnh cạnh tranh thực sự. Cụ thể, những lĩnh vực quan trọng liên quan đến hệ tư tưởng và chủ quyền văn hóa quốc gia, an toàn văn hóa quốc gia như báo chí, xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình về cơ bản phải do Nhà nước điều hành. Đối với các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ văn hóa thông thường khác, có thể áp dụng hình thức doanh nghiệp văn hóa đa dạng, hình thành chủ thể đầu tư đa nguyên, xây dựng các công ty đa quốc gia có sức cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy, tích cực thúc đẩy quá trình tập đoàn hóa các thực thể văn hóa để hình thành một loạt tập đoàn doanh nghiệp văn hóa có thực lực hùng hậu là một nhiệm vụ cấp bách. - Mở cửa đi đôi với bảo vệ và phát triển văn hóa Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa với thế giới bên ngoài vì đóng cửa đồng nghĩa với tự hủy diệt mình. Việc mở cửa toàn diện về kinh tế tất nhiên sẽ kéo theo sự mở cửa về văn hóa. Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật hiện đại đã làm cho quá trình truyền bá và giao lưu văn hóa diễn ra nhanh hơn, rộng rãi hơn trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, khép kín văn hóa không những khó lòng tồn tại mà còn triệt tiêu cơ hội phát triển. Bởi vậy, thông qua giao lưu văn hóa rộng rãi để thu hút tinh hoa của văn hóa thế giới, tăng cường năng lực cạnh tranh của văn hóa dân tộc, năng lực phòng ngự và năng lực chống lại rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa. Giao lưu văn hóa cũng đòi hỏi phải có chiến lược quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả. Đây là khâu chúng ta còn yếu và chưa được chú ý thích đáng. Tất nhiên, quá trình mở cửa về văn hóa phải gắn liền với quá trình tự bảo vệ, chống lại những thứ sản phẩm phản văn hóa. Phần lớn sự tấn công từ bên ngoài trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng đều được tiến hành qua thị trường. Nhiều quan niệm giá trị của các nước tư bản phát triển được truyền bá vào các nước khác, về cơ bản, đều thông qua việc tiêu thụ mang tính toàn cầu như điện 59
  14. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng ảnh, tivi, video, sách báo Trong số những sản phẩm văn hóa ấy, không phải không có những sản phẩm ngụy văn hóa, phương hại đến nhân cách của con người. Vì thế, phải hình thành những kế sách bảo vệ sự trong lành của sinh thái văn hóa dân tộc. Phải thấy rằng trong sự giao lưu của các nền văn hóa khác nhau, văn hóa dân tộc phải nhanh chóng trở thành thực lực kinh tế đủ mạnh để chủ động trong việc tiếp nạp các nguồn dưỡng chất văn hóa từ bên ngoài. Trong môi trường văn hóa quốc tế rộng mở, ngành công nghiệp văn hóa càng lớn mạnh thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn. Tuy nhiên, ở đây phải có những bước đi hợp lý nếu không muốn bị công nghiệp văn hóa nước ngoài chèn ép và làm cho suy sụp. Vì vậy, bảo vệ văn hóa còn gắn liền với bảo vệ và phát triển công nghiệp văn hóa của dân tộc mình. Nhưng bảo vệ đến mức khép kín và hạn chế giao lưu lại là hình thức tự làm yếu đi sức cạnh tranh trước khi bị làm suy yếu. Bởi vậy, trong các giai đoạn phát triển khác nhau phải có sự cân bằng giữa mở cửa và bảo vệ. Sản phẩm văn hóa là một loại sản phẩm có tính mẫn cảm dân tộc cao độ. Ngay các quốc gia phát triển phương Tây, việc mở cửa thị trường văn hóa của họ không bao giờ tràn lan mà có sự tiết chế nhất định nào đó. Chính trong hiệp định chung thương mại – dịch vụ của WTO cũng có nội dung cho phép thực thi các biện pháp bảo đảm. Việt Nam có thể căn cứ vào nhu cầu bảo vệ an toàn văn hóa, căn cứ vào điều khoản của WTO để định ra chính sách bảo vệ văn hóa một cách phù hợp. Tất nhiên, toàn cầu hóa không có nghĩa là khuôn thế giới vào một mô hình văn hóa duy nhất. Quá trình truyền bá, giao lưu văn hóa sẽ làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tính nhân loại được chú ý hơn, nhưng phát triển văn hóa không thể làm mất đi truyền thống và bản sắc riêng của dân tộc. Phải biết học tập văn hóa ưu tú của thế giới đồng thời với việc giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thì phát triển văn hóa mới thực sự đúng đắn và bền vững. 1.5. Văn hóa thanh niên - Thanh niên, tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư có thể định nghĩa là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29. Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội - dân cư “thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm (group boundary) rất mong manh, chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa hai đầu một khúc sông luôn luôn chảy, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của các thành viên. Và điều này cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội - dân cư “động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định. Đặc trưng này hàm chứa cả những ưu điểm và cả những nhược điểm của nhóm xã hội - dân cư “thanh niên”. Một mặt, nhờ quy luật là nhóm “động” thường xuyên cho nên nó luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất 60
  15. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng khó xác lập cho mình những giá trị xác định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền vững (sustainable group identity). Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định những chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối sống của nhóm này hết sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro cao. Với tính cách là một nhóm xã hội - dân cư, “thanh niên” không chỉ “động” và phức hợp xét theo chiều dọc mà còn hết sức phức hợp theo chiều phẳng ngang, bởi lẽ nó hàm chứa trong đó những cá thể ở độ tuổi thanh niên có nguồn gốc xuất thân khác nhau, thuộc 2 mọi giai tầng trong xã hội, với các trình độ học vấn, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, thành thị và nông thôn và với nhiều ngành nghề khác nhau, dưới sự tác động của nhiều định hướng ý thức hệ, tư tưởng, truyền thống, mô hình ứng xử và với nhiều loại thói quen, tập tục vv khác nhau. Hơn nữa, xét riêng về độ tuổi thì nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” cũng chỉ là một nhóm lớn, bao gồm trong đó nhiều nhóm nhỏ thuộc các độ tuổi khác nhau. Một số người chia “thanh niên” thành 3 tiểu nhóm (subgroup) ở các độ tuổi 14-17, 18-21, 22-25 (ở đây giới hạn cho tuổi “vị thành niên và thanh niên” được tính từ 14 đến 25). Trong khi đó một số nhà nghiên cứu khác lại chia “thanh niên” thành các tiểu nhóm theo các độ tuổi 15- 19, 20-24 và 25-29. Trong một chuyên khảo xuất bản gần đây, Đặng Cảnh Khanh lại chia “dân số thanh niên” thành hai nhóm lớn theo các độ tuổi, 15 - 24 và 25 - 34 (ở đây giới hạn độ tuổi của thanh niên được tính từ 15 đến 34). Ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội - dân cư “thanh niên” còn có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau, như thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (nếu lấy địa bàn cư trú làm tiêu chí phân biệt), hay thanh niên công nhân, thanh niên nông dân hoặc thanh niên trí thức (nếu lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt) Ngoài ra, các yếu tố khác như tộc người, tôn giáo, giới tính, giàu - nghèo cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn “thanh niên”. Qua đó có thể thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội dân cư có tính phức hợp (hetrogenousness) rất cao, hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng (diversities) về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hình ứng xử (modes of behaviors) và lựa chọn xã hội (social preferences) Vì vậy, trong nghiên cứu về văn hóa thanh niên và lối sống thanh niên cần phải đặc biệt lưu ý đến tính phức hợp và tính đa dạng cao của nhóm xã hội - dân cư này, đồng thời phải luôn luôn đặt nhóm đó trong mối liên hệ với các nhóm xã hội - dân cư, xã hội - nghề nghiệp, xã hội - giai cấp hoặc những cộng đồng dân cư khác nhau để xem xét, tham chiếu. Để khám phá và nhận diện đầy đủ hơn tính phức hợp và đa dạng trong cấu trúc xã hội, trong định hướng giá trị, trong mô thức ứng xử và trong lối sống của thanh niên thì nhất định các nghiên cứu, khảo sát về thanh niên cần phải dựa trên hai cách tiếp cận căn bản là tiếp cận đa chiều (multi-dimensional approach) và liên ngành (multi-disciplinary approach). Đây là một đòi hỏi có tính phương pháp luận trong nghiên cứu về thanh niên, và thực tế đây là một đòi hỏi rất khó khăn mà nhà 61
  16. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng nghiên cứu không dễ gì đáp ứng được, cho dù họ có ý thức đầy đủ và rõ ràng về tính chính đáng của đòi hỏi này. Dù là nhóm xã hội - dân cư có tính phức hợp và đa dạng rất cao như đã chỉ ra ở trên, “thanh niên” vẫn có những đặc điểm, đặc trưng chung, tạo nên tính thống nhất (unity), những sự tương đồng (similarities) là cơ sở cho độ cố kết của nhóm (group cohesion). Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê, “Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam”, 2003 ( Tổng cục Thống kê, “Kết quả điều tra biến động dân số 1-4-2006”, ( Đặng Cảnh Khanh, Xã hội học Thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia, (H.2006, tr. 79); Cái chung, cái thống nhất căn bản nhất của “thanh niên” chính là ở tuổi trẻ, ở độ tuổi “thanh niên” của tất cả các thành viên. Trong cuộc đời của mỗi con người thì tuổi thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét từ góc độ tâm - sinh lý thì đây là giai đọan con người chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hòan thiện cơ thể về mặt sinh học và những chuyển biến về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của “tuổi dậy thì”. Xét từ góc độ “con người -xã hội” thì tuổi thanh niên chính là giai đọan mỗi con người chuẩn bị hành trang cho tòan bộ cuộc đời mình: học vấn, nghề nghiệp, thử nghiệm và lựa chọn văn hóa, kinh nghiệm, lối sống trên cở sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình, trở thành công dân thực thụ với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn đời và lập gia đình (hay không lập gia đình) Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh niên cũng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc.” Thanh niên là nhóm xã hội - dân cư có sứ mệnh đón nhận sự “trao truyền” giá trị, bàn giao nhiệm vụ, ủy thác trách nhiệm, gửi gắm niềm tin của thế hệ đi trước (thế hệ già đã và đang giữ vai trò lãnh đạo gia đình - cộng đồng - quốc gia dân tộc). Vì vậy, có thể nói thanh niên chính là tương lai của toàn cộng đồng, dân tộc. Nếu thế hệ thanh niên không được chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kế tục các thế hệ đi trước thì số phận và tương lai của tòan bộ cộng đồng quốc gia - dân tộc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì vậy mà các thế hệ đi trước (của tất cả các dân tộc và trong nhiều thời đại lịch sử) đều thường rất quan tâm tới việc đào tạo, rèn luyện, gây ảnh hưởng với thanh niên bằng nhiều phương thức khác nhau, chuẩn bị để họ nhận lãnh trách nhiệm với dân tộc và cộng đồng, kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước. Trong Di chúc của mình, Hồ Chí Minh căn dặn Đảng và nhân dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Do tầm quan trọng của mối quan hệ liên thế hệ này mà sự giao phó - nhận lãnh, bàn giao - kế tục, trao truyền - tiếp nhận giữa các thế hệ “già” và thanh niên cũng luôn luôn nảy ra những xung đột phức tạp, đôi khi khá gay gắt. Về phía các thế hệ “già”, họ thường có xu hướng trở nên bảo thủ, coi những lựa chọn, những chế định và những mô hình, chính sách, quan niệm của thế hệ đi trước là tuyệt đối đúng, lo ngại thế hệ kế tục sẽ chỉnh sửa hoặc thay đổi, phủ nhận tất cả, mà quên rằng đó là lựa chọn và quyết định có tính lịch sử của thế hệ của họ mà thôi. Hơn nữa, họ cũng 62
  17. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng thường coi thanh niên là những người non nớt, không đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để thay thế cho thế hệ của họ, cho dù họ cũng từng trải qua thời thanh niên và ý thức đầy đủ được rằng việc họ nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn là một tất yếu khách quan. Về phía thanh niên thì không được quên rằng sứ mệnh của họ là người kế tục, nhận lãnh trách nhiệm, sứ mệnh và các giá trị của các thế hệ già. Tuy nhiên, vì họ là thế hệ của những người trẻ tuổi, là sản phẩm đích thực của thời đại mà họ đang sống. Vì vậy họ là lớp người vô cùng năng động, không bị động mà luôn luôn chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hành trang cho tương lai của bản thân mình và của quốc gia - dân tộc. Vì vậy, bên cạnh những gì họ bị ảnh hưởng do tiếp nhận những sự trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước thì họ luôn luôn có lựa chọn của riêng mình và thế hệ mình. Ngòai ảnh hưởng của thế hệ “cha chú” trong cộng đồng gia đình hay quốc gia - dân tộc, trong thời đại tòan cầu hóa, họ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị và lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế giới. Với tất cả những điều kiện đó, thanh niên thường có xu hướng thử nghiệm nhiều khả năng, nhiều lựa chọn, ngay cả khi họ còn chưa được chuẩn bị đủ tốt cho những thử nghiệm đó, vì đối với họ, dù có phạm sai lầm vẫn có thời cơ làm lại, thử nghiệm lại. Và vì vậy, phần đông thanh niên thường có xu hướng hoài nghi, kiểm chứng lại những lựa chọn, chế định và quan niệm của thế hệ đi trước, thậm chí cố tình phủ nhận, làm khác, coi đó như một phương thức để khẳng định tư cách “người lớn” của mình. Đó là nguyên nhân thường dẫn đến những “lệch chuẩn” trong ứng xử văn hóa của thanh niên. Khi những thử nghiệm bị thất bại, những “lệch chuẩn” bị lên án thì thanh niên sẽ rơi vào tình trạng bi quan, chán nản, phản kháng và thậm chí là phạm tội. Tính trẻ, năng động, ưa thử nghiệm và dễ phạm sai lầm và xung đột với thế hệ đi trước chính là mẫu số chung, là đặc điểm chung của thanh niên ở mọi thời đại, mọi quốc gia - dân tộc. Hơn nữa, càng về sau và càng ở các quốc gia - dân tộc văn minh, hiện đại, tình trạng này càng bộc lộ rõ, phức tạp và gay gắt hơn. (Trong các xã hội thời cổ đại và trung đại thì khỏang thời gian dành cho tuổi “thanh niên” của con người thường rất ngắn, bởi khi đó con người “chưa kịp lớn đã phải già”, vừa bước qua tuổi vị thành niên đã buộc phải làm người lớn với đầy đủ chức phận của mình. Còn ở các nước chậm phát triển hiện nay thì nhìn chung tốc độ thay đổi tri thức, kinh nghiệm, kinh tế và văn hóa là chậm hơn so với các nước phát triển. Vì vậy sự khác biệt thế hệ giữa thanh niên và thế hệ già thường nhỏ hơn, đơn giản hơn nên các “xung đột thế hệ” cũng dường như ít gay gắt và phức tạp hơn.) Qua những phân tích ở trên thì có thể khẳng định tính trẻ và năng động là một trong những đặc trưng chung của thanh niên ở tất cả các quốc gia - dân tộc và trong các thời đại lịch sử khác nhau. Lịch sử đã chứng minh rằng các hệ tư tưởng, tôn giáo, học thuyết, chính sách, chế định, pháp luật và luật tục thường là sản phẩm của các thế hệ lớn tuổi, nhưng các khởi xướng (initiative) xã hội, văn hóa, lối sống các trào lưu và các phản kháng xã hội - chính trị, các giáo phái, các dòng thời trang và âm nhạc thường xuất hiện trong thanh niên, bắt nguồn từ thanh niên. Cuối cùng đời sống các cộng đồng, các quốc gia - dân tộc và toàn nhân loại chỉ tái lập được sự ổn định tương đối, 63
  18. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng sự hài hòa và phát triển bền vững khi sự tương tác liên thế hệ và giữa thanh niên và nhóm người “già” tìm được tiếng nói chung và đạt được những sự nhân nhượng thích hợp (rational compromise), đồng thời những xung đột “bề ngang” giữa các giai cấp và các nhóm xã hội khác nhau tìm được sự thỏa thuận về lợi ích. Ngoài đặc trưng chung có tính bao trùm nói trên, trong mỗi cộng đồng cư dân và mỗi quốc gia - dân tộc và ở từng thời kỳ lịch sử thanh niên còn có những đặc điểm chung khác. Để khám phá những đặc điểm chung này cần có những khảo sát liên ngành cụ thể. Văn hóa thanh niên cũng là một phạm trù được bàn luận khá sôi nổi trên văn đàn khoa học ở Việt Nam và nước ngoài. Mặc dù phần đông các nhà nghiên cứu đều có thể đồng ý với nhau về sự tồn tại khách quan của văn hóa thanh niên, nhưng cách tiếp cận và định nghĩa về văn hóa thanh niên thì lại rất khác nhau. Một cách tiếp cận và quan niệm được chấp nhận khá rộng rãi hiện nay là coi văn hóa thanh niên là một loại “tiểu văn hóa” (subculture). Người khởi xướng cách tiếp cận này chính là nhà xã hội học người Anh Dick Hebdige với tác phẩm Subculture in the Meaning of Style (Tiểu văn hóa trong ý nghĩa của phong cách) xuất bản lần đầu tiên vào năm 1979.6 Sau đó, một số học giả khác cũng công bố những nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo hướng tiếp cận này. Có thể kể đến các công trình sau đây là tiêu biểu nhất: Brake, Michael (1985) Comparative Youth Culture: The sociology of youth culture and youth subcultures in America, Britain and Canada, Routledge, New York; Hall, Stuart & Jefferson, Tony (1993) Resistance Through Rituals: Youth Subcultures in Post-war Britain, Routledge, London và công trình của R. White, Youth Subculture: Theory, History and the Australian Experience xuất bản tại Australia năm 1993. Xuất phát từ những khảo sát về phong trào “Punk” xuất hiện trong thanh niên Anh vào những năm 70 của thế kỷ trước, Hebdige cho rằng văn hóa thanh niên là một loại tiểu văn hóa được nhận biết bởi tính đặc trưng của phong cách, ứng xử và các sở thích. Theo Hebdige thì các thành viên của tiểu văn hóa này thường báo hiệu/bộc lộ tư cách thành viên của mình thông qua những lựa chọn vật thể/hữu hình có tính biểu tượng và rất điển hình về phong cách ăn mặc, đầu tóc và giày dép Bên cạnh đó các yếu tố phi vật thể/vô hình như sở thích chung, phương ngữ, tiếng lóng, loại hình âm nhạc và cả những không gian tụ tập được ưa thích cũng đều là những yếu tố nhận biết quan trọng. Theo Michael Brake thì các “tiểu văn hóa thanh niên” có thể được định nghĩa là những hệ thống biểu đạt ý nghĩa (meaning systems), những mô thức tự bộc lộ bản thân mình (modes of expression) hay phong cách sống (lifestyle) do các nhóm yếu thế trong xã hội tạo nên nhằm để đối phó với các hệ thống đang chiếm vai trò chủ đạo trong xã hội - và điều này phản ánh những nỗ lực nhằm giải quyết những mâu thuẫn có tính cấu trúc hình thành từ những môi trường xã hội rộng lớn hơn. Cũng theo hướng này Stuart Hall và Tonny Jefferson cho rằng các tiểu văn hóa thanh niên là các nỗ lực có tính nghi lễ và biểu tượng phản kháng lại quyền uy của bá quyền tư sản (power of bourgeois hegemony) thông qua việc tiếp nhận một cách có ý thức những cách ứng xử tỏ ra có thể đe dọa tới sự tồn tại của 64
  19. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng trật tự hiện tồn. Do vậy, các nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo cách tiếp cận đối tượng này với tính cách là một loại hình “tiểu văn hóa” thường tập trung vào phân tích các biểu tượng văn hóa gắn với cách phục trang, loại hình âm nhạc được ưa thích hoặc là những tác động hữu hình lên các thành viên của tiểu văn hóa đó. Đôi khi người ta cũng so sánh tác động và ý nghĩa của những biểu tượng văn hóa đó đối với các thành viên của nền văn hóa chủ đạo. Đây là cách tiếp cận và thao tác nghiên cứu của trường phái xã hội học chức năng (functionalist sociology) khá thịnh hành ở phương Tây sau Thế chiến II. Lý thuyết về tiểu văn hóa và cách tiếp cận này đã mang lại cho việc nghiên cứu và những khảo sát có tính thực chứng về thanh niên nói chung và văn hóa thanh niên nói riêng một cơ sở học thuật và công cụ phân tích khá sắc bén, đặc biệt là khi đề cập tới những trào lưu mới lạ xuất hiện trong giới trẻ phương Tây như phong trào hippies, punk, skinheads, kể cả phong trào hòa bình, phản chiến và những dòng nhạc pop, rock, techno Tuy nhiên, từ khi xuất hiện cho tới nay lý thuyết tiểu văn hóa và cách tiếp cận này trong nghiên cứu thanh niên đã ngày càng bị phê phán mạnh mẽ. Có thể nhận thấy ngay một số “tử huyệt” của lý thuyết về tiểu văn hóa thanh niên. Thứ nhất, theo cách tiếp cận này thì bản chất của “tiểu văn hóa thanh niên” chỉ là sự phản kháng xã hội của thanh niên đối với những chế định hiện tồn, hàm ý do thế hệ “già” áp đặt cho xã hội. Đó là cách tiếp cận sẽ dẫn đến những ngộ nhận về xung đột thế hệ như đã phân tích ở trên. Những xung đột mang tính phản kháng đó là có thực, không ít khi hiện hữu bởi những phong trào thanh niên rộng lớn, nhưng đó chỉ là một mặt của mối quan hệ liên thế hệ giữa thanh niên và các thế hệ đi trước. Bên cạnh mặt phản kháng, phủ nhận, chối bỏ thì xu hướng tiếp nhận có chọn lọc vẫn là xu hướng mang tính chủ đạo. Nếu không thừa nhận hoặc xem nhẹ xu hướng này thì người ta sẽ không hiểu được tính liên tục của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc nói riêng, từ truyền thống tới hiện đại, từ quá khứ đến tương lai và thậm chí cũng không phân tích được tính liên tục và tính đứt đoạn trong sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Hơn nữa, như Shane Blackman chỉ ra trong một bài nghiên cứu gần đây, rằng cách tiếp cận này không thể chỉ ra những biến đổi có tính cấu trúc của thanh niên và văn hóa thanh niên. Như đã phân tích ở trên, mỗi thanh niên không chỉ mang trong mình “tư cách” là một thanh niên, mà đồng thời anh/ chị ta còn đại diện cho gia đình mình, cộng đồng mình, tôn giáo mình, sắc tộc của mình và giai cấp của mình. Vì vậy, thật là sai lầm nếu quan niệm thanh niên chỉ là thanh niên, và chỉ là sản phẩm, đồng thời là đại diện của “tiểu văn hóa thanh niên”. Thứ hai, lý thuyết tiểu văn hóa và cách tiếp cận này dường như chỉ quan tâm tới những yếu tố bề mặt của văn hóa thanh niên, như cách phục trang, ngôn ngữ, lọai hình vui chơi và một số phong cách sống điển hình Như vậy, những nghiên cứu theo hướng này tuy có làm được việc rất tốt là nhận dạng thanh niên và sự biến đổi của văn hóa và lối sống thanh niên. Nhưng dường như cách tiếp cận này không 65
  20. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng cho phép người ta khám phá những chiều sâu của văn hóa thanh niên, đặc biệt là sự biến đổi của hệ giá trị văn hóa và các yếu tố làm nảy sinh và định hướng các xu hướng biến đổi đó. Do những “tử huyệt” như trên mà lý thuyết tiểu văn hóa và cách tiếp cận văn hóa thanh niên dựa trên cơ sở của lý thuyết này chỉ có thể được coi như một hướng bổ trợ đặc biệt. Theo chúng tôi, văn hóa thanh niên trước hết phải được coi là một bộ phận không tách rời của văn hóa dân tộc. Nó có mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận và các thành tố khác của văn hóa dân tộc (suy rộng ra là cả nền văn hóa nhân lọai) theo cả ba chiều: chiều dọc, chiều phẳng ngang và chiều sâu. Văn hóa thanh niên, vì vậy, trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, với những đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư đặc thù của cộng đồng quốc gia - dân tộc. Vì vậy nó cũng còn có những đặc điểm, đặc trưng và sắc thái riêng của nó. Tuy nhiên, trước khi nói về cái riêng, cái đặc thù của văn hóa thanh niên thì cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa, rằng văn hóa thanh niên là một bộ phận hữu cơ của văn hóa dân tộc, xét theo tất cả các chiều cạnh. Những đặc điểm, đặc trưng và sắc thái riêng của văn hóa thanh niên bắt nguồn từ chính vị thế đặc biệt của nhóm xã hội - dân cư thanh niên. Như đã chỉ ra ở trên, nhóm này có đặc điểm là trẻ và năng động, nơi hệ giá trị chưa định hình và đang kiểm nghiệm và thử nghiệm những gì họ nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế giới bên ngòai, cọ sát lẫn nhau để sáng tạo ra hệ giá trị mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống luôn luôn mới. Tất cả những quá trình và hiện tượng này cũng xuất hiện ở các nhóm xã hội - dân cư khác, kể cả nhóm người già, nhưng không tiêu biểu như ở thanh niên. Đặc điểm này khiến cho những nhà nghiên cứu, đặc biệt là những người theo lý thuyết “tiểu văn hóa”, ngộ nhận, cho rằng văn hóa thanh niên là một lọai hình khu biệt, thậm chí tương phản đối với nền văn hóa chủ đạo của quốc gia - dân tộc. Một vấn đề có tính quy luật là: bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn luôn biến đổi cùng với thời gian, bởi văn hóa vừa là sản phẩm, lại vừa là nền tảng và phương tiện cho họat động sáng tạo không ngừng của nhân lọai. Trong quá trình biến đổi đó, những hệ giá trị văn hóa luôn luôn được kiểm nghiệm và thử thách. Trong khi một số giá trị và hệ giá trị này được duy trì, hòan thiện thì những giá trị khác, hệ giá trị khác có thể bị xói mòn, thậm chí biến mất hoàn toàn. Sự thay đổi hệ giá trị văn hóa vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự biến đổi của ứng xử văn hóa. Tuy nhiên, sự biến đổi đó không ngang bằng nhất lọat về cường độ và không diễn ra dưới những hình thức giống nhau trong các nhóm xã hội - dân cư. Riêng ở thanh niên thì quá trình này bộc lộ ra rõ nét hơn, nhất là tại các xã hội chuyển đổi như xã hội Việt Nam hiện nay. Bởi vậy nên mật độ của những thử nghiệm, kiểm nghiệm, phủ nhận và tiếp thu các giá trị văn hóa thông qua sự thay đổi đa dạng của ứng xử văn hóa tỏ ra dày đặc và sôi nổi, gay gắt hơn ở thanh niên. Văn hóa thanh niên chính là cầu nối giao lưu, là bộ phận tiên phong của nền văn hóa dân tộc trong quá trình “tự làm mới bản 66
  21. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng thân” của nền văn hóa đó. Qua đó, có thể thấy trong nghiên cứu về văn hóa thanh niên, vừa phải đặt nó trong mối liên hệ hữu cơ với nền văn hoá dân tộc, vừa phải đặc biệt chú trọng đến việc khám phá những cái riêng, cái đặc thù của văn hóa thanh niên. 8 Về lối sống thanh niên Do có những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về thanh niên và văn hóa thanh niên nên cách tiếp cận, nhận diện và phân tích về lối sống thanh niên cũng rất khác nhau. Trước hết là cách định nghĩa và tiếp cận trong nghiên cứu về lối sống nói chung. Ở đây cũng có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều kiến giải và đề xuất khác nhau. Trên cơ sở tiếp thu có phê phán quan điểm của những người đi trước, trong một nghiên cứu gần đây tôi đã đề xuất một định nghĩa mới về lối sống như sau: “Lối sống của con người là cỏc chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua họat động sống của con người. Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khỏang thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng”. Điểm cốt lõi trong cách tiếp cận của tôi ở đây là việc chỉ ra cái ranh giới mong manh, tương đối giữa lối sống và văn hóa. Theo tôi, lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan (subjective dimensions) của văn hóa được bộc lộ ra trong quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Như vậy, lối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng ngoại nhập. Vận dụng cách tiếp cận trên khi nghiên cứu về lối sống và các xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa với tốc độ ngày càng gia tăng hiện nay, một mặt cần chú ý đến tác động và ảnh hưởng của những giá trị văn hóa, chế định và phương thức ứng xử truyền thống đối với các nhóm thanh niên hiện nay. Mặt khác, cần phải đặc biệt chú trọng việc khảo sát và phân tích ảnh hưởng của các giá trị và các phương thức ứng xử văn hóa từ bên ngoài đối với các nhóm thanh niên Việt Nam. Đồng thời cần phải đặt tất cả những sự khảo sát và phân tích đó trong mối liên hệ ba chiều: chiều dọc: nhằm khám phá tác động của những yếu tố đó và sự hiện thực hóa các tác động đó trong từng “tiểu nhóm” của thanh niên Việt Nam được phân chia theo độ tuổi; chiều phẳng ngang: nhằm tiếp cận và khám phá tác động của các yếu tố văn hóa truyền thống - nội sinh và các yếu tố hiện đại - ngoại nhập đối với mỗi tiểu nhóm thanh niên chia theo địa bàn cư trú, nghề nghiệp, sắc tộc hay tôn giáo; và chiều sâu: nhằm khám phá mối liên hệ giữa những biến đổi của hệ giá trị văn hóa với những biến đổi “bề mặt” của lối ứng. Phạm Hồng Tung, Nghiên cứu về lối sống: một số vấn đề 67
  22. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng về khái niệm và cách tiếp cận ứng xử, lối phục trang, ngôn ngữ, lối lao động của thanh niên. Trên cơ sở của cả ba cách tiếp cận đó sẽ cho phép nhận diện và đánh giá xu hướng và mức độ biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. 2. Văn hóa nông thôn Việt Nam 2.1. Văn hóa nông thôn theo huyết thống: Gia đình và gia tộc Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC. Đối với người Việt Nam, gia tộc trớ thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng thậm chí còn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, khái niệm truyền thống của Việt Nam là “làng nườc”, còn “nhà nước” chỉ là sự sao phỏng khái niệm"quốc gia" của Trung Hoa. Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng "làng là nơi ở của một họ" còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá, Lê Xác Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường). Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài - loại nhà này có thể dài tới trên 30 mét, với số lượng thậm chí tới hơn trăm người. Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì; hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần: Nó lú nhưng chú nó khôn; và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị: Một người làm quan, cả họ được nhờ. Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở của tính tôn ti. Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ (gọi là cửu tộc): Kỵ Cụ Ông Cha Tôi Con Cháu Chắt Chút Hệ thống của tộc này thuộc loại rất ít gặp trên thế giới, bởi lẽ trong tiếng Việt, tất cả các thế hệ đều thể hiện bằng những từ đơn tiết, điều đó cho thấy sự phân biệt này có nguồn gốc rất lâu đời. Trong khi đó, ở các ngôn ngữ phương Tây chỉ phân biệt 1 thế hệ phía trên và 1 -2 thế hệ phía dưới; các thế hệ xa hơn được diễn giải bằng từ ghép, so sánh tiếng Anh: father (cha) - grandfather (ông) - great-grandfather (cụ) - forefather (cụ kị). Ngay cả tiếng Trung Hoa cũng vậy Cao tằng Tẳng Tổ Phụ Ngã Tử Tôn Tằng Cao tằng tổ tổ phụ tôn tôn Tôn ti gián tiếp (con chú con bác, anh em họ) cũng được quy định rất nghiêm 68
  23. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng ngặt; các cụ thường dạy con cháu: Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú; Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi Tính tôn ti dẫn đến mặt trái là óc gia trưởng. Tổ chức nông thôn theo huyết thống đi theo hướng ngày càng coi trọng vai trò của gia đình hạt nhân, nuôi dưỡng tính tư hữu. 2.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm LÀNG, XÓM. Việc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú chính là bước thứ hai trong lịch sử phát triển của làng xã Việt Nam: Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành công xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà còn gắn bó cả bằng những quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam cũng khác hẳn phương Tây. Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao. K. Marx đã từng nhận xét một cách dí dỏm rằng nông thôn phương Tây là "cái bao tải khoai tây" (mà trong đó mỗi gia đình là một củ khoai tây!). Ở Việt Nam thì khác: Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau. Thứ hai, để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp ), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng giềng gần. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc Một giọt máu đáo hơn ao nước lã: Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm. Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc; trong lịch sử, nền dân chủ nông nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản của phương Tây. Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đô kị, cào bằng. 2.3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội Trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp; tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận cư dân sinh sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một nguyên tắc tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là PHƯỜNG. Ở nông thôn có thể gặp hàng loạt phường như phường gốm làm sành sứ, phường nề làm nghề xây cất, phường chài làm nghề đánh cá, phường vải làm nghề dệt vải, rồi những phường 69
  24. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng nón, phường giấy, phường mộc, phường thợ tiện, phường đúc đồng Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông thôn Việt Nam và mở rộng ra là xã hội Việt Nam nói chung, còn có HỘI là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội tư văn liên kết các quan văn cùng làng, hội văn phả liên kết các nhà nho trong làng không ra làm quan, hội võ phả liên kết những người theo nghề võ, hội bô lão liên kết các cụ ông, hội chư bà liên kết các cụ bà đi chùa, rồi còn hội tổ tôm, hội chọi gà, hội cờ tướng, v.v. Phường và hội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ. Cũng giống như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên đặc trưng của phường hội là tính dân chủ - những người cùng phường hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. 2.4. Tính cộng đồng Tính cộng đồng và tính tự trị - hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hưởng tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại. Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “VƯƠNG QUỐC” nhỏ khép kín với luật Pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp; nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ. Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã ở Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng (1994) từng nhận định: "Trong lịch sử lâu đời của dân tộc, làng vừa có tính đẳng cấp phong kiến (như tôn ti - TNT), vừa có tính công đồng (như dân chủ - TNT) rất đáng quý. Lúc bấy giờ câu nói “Phép vua thua lệ làng” có cái đạo lí chân chính của nó thể hiện một dạng dân chủ mà phải biết nhìn với con mắt lịch sử thì mới thấy hết ý nghĩa độc đáo". Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến luôn tìm cách nắm chặt bộ máy xã thôn nhưng luôn thất bại. Cố gắng lớn nhất là vào đời Trần Thái Tông (1225-1258), nhà nước cử ra những “xã quan” đại diện cho quyền lợi của chính quyền trung ương vế nắm cạnh bộ máy làng xã nhưng đến đời Trần Thuận Tôn (1388-1397) thì phải bãi bỏ Đời Lê, cố gắng này lạt được lặp lai (Lê Thánh Tông đổi “xã quan” thành “xã trường”), nhưng tử thế kỉ XV trở đi, triều đình lại phải lùi bước xã trường trả về cho dân cử. Ý đồ này được lặp lại một lấn thứ ba dưới thời Pháp thuộc: Năm 1904 ở Nam Kì và 1921 ở Bắc Kì, thực dân Pháp ban bố những 70
  25. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng nghị định nhằm cải tổ lại bộ máy hành chính cấp xã (gọi là Chính sách Cải lương hương chính). Nhưng, cũng như những lấn trước, cuộc cái tổ này cũng không tránh khỏi thất bại, cho nên năm 1927 chính quyền thực dân phải ban bố một nghị định có chiếu cố nhiều hơn đến cơ cấu cố truyền và năm 1941 thì vai trò của dân làng trong việc tổ chức bộ máy hành chính địa phương lại được nới rộng hơn nữa. Năm 1905, sau 5 năm rưỡi giữ chức Toàn quyền Đông Dương, Paul Doumer trong cuốn hồi kí của mình đã rút ra kết luận: “Theo tôi, duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kĩ mà chúng ta đã thấy, là một điều tốt. Theo cách tố chức này thì mỗi làng xã sẽ là một nước cộng hòa nhỏ, đốc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương. Đó là một tập thế được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỉ luật, và rất có trách nhiệm đối với chính quyền cấp trên về cá nhân những thành viên của nó”. Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến nước - cây đa. Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các hội hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi hiểu diễn chèo tuồng. Đình còn là một trung tâm rề mặt tôn giáo: Thế đất, hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến làng là nghĩ đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất: “Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu ” Có người cho rằng đình có nguồn gốc Trung Hoa. Thực ra, nó chỉ là một tên gọi mới, phổ biến trong người Việt miền xuôi để chỉ một khái niệm cũ, một kiến trúc truyền thống rất lâu đời mà cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại vời tên gọi nhà rông. Nhà rông và đình chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm, chúng có cùng chức năng và kiểu kiến trúc, là hậu thân của những ngôi nhà làng thời Hùng Vương với sàn cao và mái cong hình thuyền mà ta vẫn thấy khắc trên các trống đồng. Đình làng Đình Bảng (Bắc Nunh) làm vào thế kỉ XVIII vần theo lối nhà sàn. Do ảnh hưởng của trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi nghi dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi BẾN NƯỚC (ở những làng không có sông chảy qua thì có GIẾNG nước) - chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò. CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút - đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Sợ thần sợ cả lây da. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ chỉ những người đi làm đồng, những khách qua đường Nhờ khách 71
  26. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LŨY TRE. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không qua (chính vì vậy mà tiếng Việt gọi rặng tre là luỹ, thành luỹ). Luỹ tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc. Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt Nam Tính cộng đồng nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT. Do đồng nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người Viết Nam luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng; là lành đùm lá rách Do đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vàocuộc sống chung. Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp. Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bi thủ tiêu: Người Việt luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội (với người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/chị ), giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với truyền thống phương đây, nó con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ. Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dâm, ỷ lại vào tập thể: Nước trôi thì bè trôi, Nước nổi thì thuyền nổ. Tệ hại hơn nữa là tình trạng Cha chung không ai khóc; lắm sãi không ai đóng cửa chùa Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau!): Xấu đều hơn tốt lõi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chết một đống còn hơn sống một người Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm "giá trị" trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng mà tốt riêng rẽ thì trở thành xấu (khôn độc không bằng ngốcđàn); ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường: Toét mắt là tại hướng đình, Có làng cùng toét, riêng mình đâu! Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt - cơ sở của tính tự trị - tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lây môi việc. Vì phải tự lo liệu, nên người Việt Nam có truyền thống ,đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên lết sông tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có 72
  27. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng vườn rau, chuồng gà, ao cá - tự đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít - tự đảm bảo nhu cầu về ở. Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt - cơ sở của tính tự trị - mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu ích kỷ Bè ai người nấy chống; Ruộng ai người nấy đắp bờ; Ai có thân người nấy lo, ai có bò người nấy giữ, Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu Óc tư hữu ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã Việt và đã luôn bị chính người Việt phê phán: Của mình thì giữ bo bo. Của người thì để cho bò nó ăn; Của người bồ tát, lúa mình buộc lạt Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vẹn cho địa phương mình: Trống làng nào làng nấy đánh, Thánh làng nào làng nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt - cơ sở của tính tự trị - là tư duy gia trưởng - tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí: Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan tràn Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biến chứng, như ta đã biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho nên tính chất nước đôi chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng; vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đắng lại vừa có óc gia trưởng tôn ti; vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại. Tất cả những cái tết và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam; bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy: Khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe doạ sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương có thể lại nổi lên. 2.5. Làng Nam Bộ Đến thời Nguyễn, việc khai phá đồng bằng Nam Bộ đã đem lại thêm một khuôn mặt mới cho làng xã Việt Nam. Nông thôn Nam bộ cũng tổ chia thành làng, nhưng nếu như làng xã Bắc Bộ cổ truyền tự trị khép kín thì nét đặc trưng chung của thôn ấp Nam bộ là tính mở: Làng Nam Bộ không có lũy tre dày đặc bao quanh với cái cổng làng sớm mở tối đóng như làng Bắc Bộ. Ở vùng đất cao (gọi là miệt 73
  28. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng giồng), bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh giới các ấp thôn; ở vùng sông nước (miệt sông), thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch. Thành phần dân cư của làng Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ. Tính cách người nông dân Nam Bộ do vậy cũng trở nên phóng khoáng hơn: Làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó. Mọi sự đổi thay đều có lí do của nó. Thành phần cư dân hay biến động vì nơi đây còn nhiều miền đất chưa khai phá, người dân có thể rời làng tìm đến chỗ dễ làm ăn hơn. Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng kênh, các trục giao thông thuận tiện là sản phẩm của thời đại, khi kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Tính cách phóng khoáng là do thiên nhiên Nam bộ ưu đãi khí hậu ổn định, hầu như ít gặp thiên tai bắt thương. Vì làng Nam Bộ có cấu trúc mở, tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, nên vùng này dễ tiếp nhận hơn những ảnh hưởng từ bên ngoài của văn hóa phương Tây (kể cả những ảnh hưởng tiêu cực thời Pháp, Mĩ). Tuy nhiên, dù hay biến động, người Nam Bộ vẫn sống thành làng với thấp thoáng bóng tre, mỗi làng vẫn có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng (dù chỉ là “Thành Hoàng” chung chung), hàng năm cư dân vẫn tụ họp nhau ở các lễ hội. Dù làm ăn dễ dãi, người Nam Bộ vẫn giữ nếp cần cù. Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, họ vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn đứng thứ hai trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú: Nhất cận thị, nhi cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền. Bức tranh đó của làng Nam Bộ đã góp phần làm nên tính thống nhất của dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam. 3. Văn hóa đố thị Việt Nam Đô thị Việt Nam trong lịch sử rất kém phát triển. Để hiểu được nguyên nhân của sự kiện này; có thể xem xét đô thị Việt Nam từ hai phía: trong quan hệ với quốc gia và trong quan hệ với nông thôn. 3.1. Đô thị Việt Nam trong quan hệ với Quốc gia Trong quan hệ với quốc gia, đô thị Việt Nam có ba đặc điểm: 1) Trước hết, xét về nguồn gốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh ra. Các đô thị lớn nhỏ, ra đời vào các giai đoạn khác nhau như Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu, Thăng Long, Phú Xuân (Huế) đều hình thành theo con đường như thế. Ngay các đô thị mới như Xuân Mai, Xuân Hòa cũng không thoát ra ngoài quy luật trên. 2) Về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu. Trong đô thị có bộ phận quản lí và bộ phận làm kinh tế (buôn bán); thường thì bộ phận quản lí hình thành trước theo kế hoạch, rồi dần dần, một cách tự phát, bộ phận làm kinh tế mới được hình thành. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bộ phận quản lí của đô thị đã hoạt động rồi mà bộ phận làm kinh tế vẫn không phát triển được hoặc phát triển rất yếu ớt như trường hợp các kinh đô Hoa Lư của nhà Đinh, phủ Thiên Trường của nhà Trần, Tây Đô của nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê, Phượng Hoàng Trung Đô của nhà Tây Sơn 74
  29. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng 3) Về mặt quản lí, đô thị Việt Nam đều do nhà nước quản lí. Nhà nước đặt ra đô thị thì dễ hiểu là nhà nước phải quản lí và khai thác nó (thông qua bộ máy quan lại). Ngay cả một số ít đô thị hình thành tự phát do ở vào những địa điểm giao thông buôn bán thuận tiện như Vĩnh Bình (nay là thị xã Lạng Sơn), Vân Đồn (thuộc tỉnh Quảng Ninh, phố Hiến (nay là thị xã Hưng Yên) và Hội An, thì ngay sau khi hình thành, nhà nước cũng lập tức đặt một bộ máy cai trị trùm lên để nắm trọn quyền kiểm soát và khai thác. Ba đặc điểm trên khiến cho đô thị Việt Nam có diện mạo trái ngược hơn so với đô thị phương Tây. Trước hết, trong khi đô thị của ta do nhà nước khai sinh ra thì hầu hết đô thì phương Tây đều hình thành một cách tự phát nếu có một trong 3 điều kiện sau: (a) là nơi tập trung đông dân, (b) có sản xuất công nghiệp, (c) là nơi tập trung buôn bán (ba nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nhau) Cũng có trường hợp đô thị phương Tây do nhà nước khai sinh ra (như Peterburg), nhưng đã có tính đến yếu tố giao thông và kinh tế, vì vậy, đã phát triển rất tốt sau khi hình thành. Về chức năng, trong khi đô thị của ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu thì đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu. Khi nhà nước có nhu cầu mở trung tâm hành chính thì họ thường chọn một trong những đô thị có sẵn. Vê mặt quản lí, trong khi đô thị của ta do nhà nước quản lí thì đô thị phương Tây là tổ chức tự tri. Đó là một truyền thống rất lâu đời ờ phương Tây: Từ thời Hi Lạp cố đại đã tồn tại các thị quốc (đô thị - quốc gia với những hoạt động chính trị hoàn toàn độc lập (vì vậy mà “thị quốc” tiếng Hi Lạp gọi là polis). Sau này, đô thị châu Âu thời Trung cố và tư sản là do giới công thương làm chủ: nó hoạt động độc lập, nằm ngoài quyền lực của các lãnh chúa phong kiến và có hiến chương riêng; các thị dân tự bầu ra Hội đồng thành phố và thị trường cho mình. Như vậy, trong khi ở phương Tây, làng xã là “cái bao tải khoai tây” rời rạc, còn đô thị là một tổ chức tự trị vững mạnh thì, ngược lại, ở Việt Nam làng xã nông nghiệp là một tổ chức tự trị vững mạnh, còn đô thị lại yếu ớt, lệ thuộc. Đó là một bức tranh mang tính quy luật tất yếu do sự khác biệt của hai loại hình văn hóa quy định: ở nền văn hóa Việt Nam nông nghiệp trọng tĩnh, làng xã là trung tâm, là sức mạnh, là tất cả, cho nên làng xã có quyền tự trị. Còn ở các nền văn hóa châu Âu sớm phát triển thương mại và công nghiệp, thì hiển nhiên là đô thị tự trị và có uy quyền. 3.2. Đô thị trong quan hệ với Nông thôn - Thứ nhất, Do chỗ sức mạnh của truyền thống văn hóa nông nghiệp đã không cho phép nông thôn tự chuyển thành đô thị cho nên ở Việt Nam, có những làng xã nông thôn thực hiện chức năng kinh tế của đô thị - đó là các làng công thương. Làng Bát Tràng (Gia Lâm) làm đồ gốm, là Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, làng Bưởi (Từ Liêm) làm giấy, làng Nhị Khê (Hà Tây) làm nghề tiện; làng Phù Lưu, Đa Ngưu (Hải Dương) buôn thuốc bắc, làng Báo Đáp buôn vải Nếu ở phương Tây thì những làng như vậy sẽ phát triển dần lên, mở rộng dần ra và tự phát chuyển thành đô thị. Nhưng ở Việt Nam thì chúng không trở thành đô thị được, mọi sinh 75
  30. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng hoạt vẫn giống một làng nông nghiệp thông thường. Sở dĩ như vậy là vì do tính cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề (sản xuất cùng một sản phẩm, buôn cùng một mặt hàng), mà như vậy thì bán cho ai? Không có trao đổi hàng hoá nội bộ, không thể trở thành đô thị được. Mặt khác, do tính tự trị, dân cư sống tự cấp tự túc, khép kín, không có nhu cầu buôn bán, giao lưu - đó là lí do thứ hai khiến cho các làng công thương không thể trở thành đô thị được. - Thứ hai, Nông thôn Việt Nam không chỉ kìm giữ, không cho làng xã phát triển thành đô thị mà còn chi phối cả đô thị, khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét. Tổ chức hành chính của đô thị Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nông thôn. Đô thị truyền thống cũng chia thành các phủ, huyện, tổng, thôn. Đời Gia Long, huyên Thọ Xương ở Hà Nội (quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng bây giờ) chia làm 8 tổng. Cho đến tận năm 1940, các làng quanh hồ Hoàn Kiếm vẫn còn chức tiên chỉ, thứ chỉ. Bên cạnh những đơn vị như phủ, huyện, tổng, thôn, ở đô thị Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm một loại đơn vị đặc biệt bắt nguồn từ nông thôn mà đến nay đã trở thành đơn vị hành chính cơ sở đô thị - đó là PHƯỜNG. Phường vốn là cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng quê (xem III-§1.4); vì những lí do khác nhau, họ đã tách ra một bộ phận vào thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng một dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng. Lối tổ chức đô thị theo phường làm cho đô thị Việt Nam có một bộ mặt đặc biệt, khiến người châu Âu luôn ngỡ ngàng: Năm 1884, Julien viết: “Mỗi loại hàng hóa đều có một phố riêng. Ở phố Bát Sứ - tất cả đều xanh. Tiếp đến phố Bát Đàn - tất cả đều đỏ. Rồi đến phố Hàng Đồng lấp lánh ánh kim vàng chói. Phố Hàng Thêu và phố Hàng Tranh, màu sắc tươi vui sặc sỡ. Năm 1889, Yann nhận xét: “Tôi đã trông thấy nhiều phố. Điều đặc biệt là những phố này do những nhà công nghệ hoạt động trong cùng một nghề cư trú Điều đó thoạt nhìn hình như có vẻ vô lí về phương diện thương mại”. Ngay bây giờ, khi nền kinh tế thị trường đã ngự trị, điều “hình như vô lí” đó vẫn tiếp tục tồn tại: các đô thị Việt Nam vẫn tiếp tụ tự phát tổ chức theo lối phường. Chẳng hạn như ở thành phố Hố Chí Minh có đường Ngô Gia Tự bán đồ gỗ, đường Tô Hiến Thành bán vật liệu xây dựng, đường Lí Thái Tổ làm dịch vụ in ấn, đường Huỳnh Thúc Kháng bán đồ điện tử cao cấp, đường Lê Lợi bán đồ văn phòng phẩm, . Ta còn có thể thường xuyên gặp hiện tượng tái phường hoá: Một dãy phố trước đây bán mặt hàng này, nay cả phố chuyên sang kinh doanh mặt hàng khác. Nguyên nhân nào giải thích hiện tượng này? Vẫn là tính cộng đồng và tính tự trị: Trước hết, do tính cộng đồng mà cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người bán: họ có điều kiện tương trợ giúp đỡ nhau trong việc định giá.,giữ giá, vay mượn hang, giới thiệu khách hàng cho nhau Không phải ngẫu nhiên mà tục ngữ có câu: “Buôn có bạn, bán có phường”. Mặt khác, do tính tự trị dẫn đến nếp sống tự 76
  31. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng cấp tự túc, dân không có nhu cầu mua bán, cho nên người buôn bán phải gian lận để kiếm sống (xem ở trên, III-§1.3.5) - truyền thống gian dối đó đến nay vẫn còn rất nặng; bởi vậy mà, về mặt này, cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người mua: tuy mất công đi xa để mua hang, nhưng bù vào đó, người mua có điều kiện khảo giá (không bị mua đắt), và vì nhiều hàng tiền ít có nguy cơ mua phải hàng giả. Hiển nhiên, đã kinh doanh thì phải có lời, nhưng trong khi ở phương Tây thương nhân kiếm lời bằng cách cố gắng chiếm và giữ lòng tin của khách hàng (liên kết với khách hàng) đồng thời tính toán đi chèn ép nhau (quy luật cạnh tranh - sản phẩm của ý thức cá nhân) thì truyền thống thương nghiệp Việt Nam là thương nhân liên kết với nhau (sản phẩm của tính cộng đồng) để chèn ép khách hàng. Chất nông thôn của đô thị Việt Nam còn bộc lộ ở tính cộng đồng (tập thể) của nó. Cho đến tận những năm 80, ở các đô thị Việt Nam vẫn rất phổ biến lối kiến trúc khu tập thể, (miền Nam gọi là “chung cư”) - ở đó tất cả đều tập thể, cộng đồng y như trong một làng: bể nước tập thể, bếp tập thế, thùng rác tập thể, và cả nhà vệ sinh cũng tập thể; hành lang thì dài dằng dặc chung cho tất thảy mọi nhà. Mọi nhà trong chung cư (ít nhất là trong cùng một hành lang, cùng là một cầu thang) đều quen biết nhau, sống cộng đồng với nhau (trông nhà giúp nhau, cho quà nhau, thăm nom nhau, ) như bao đời nay vẫn sống ờ nông thôn. Chất nông thôn của đô thị Việt Nam cũng bộc lộ cả tính tự trị nữa. Các đô thị đều có cổng như cổng làng, các phố nhỏ bên trong cũng vậy. Hậu quả sự chi phối của nông thôn đối với đô thị là trong lòng các đô thị, cho tới gần đây, thậm chí tận bây giờ, vẫn còn sót lại những ốc đảo làng quê có lũy tre xanh, có tiếng gà kêu, chó sủa. Ở Hà Nội, ngay cạnh quảng trường Ba Đình vẫn còn làng hoa Ngọc Hà, ngay gần công viên Lê nin có làng Kim Liên, chếch phía Tây thì có làng Láng nổi tiếng vôi nghề trống rau hung. Ở Tp. Hồ Chí Minh, rẽ khỏi những đường phố lớn đi vào ngõ hẻm, ta vẫn có thể thấy những cánh đồng nhỏ trống rau. Ở Huế, cho đến tân bây giờ không chỉ có những thôn Vĩ Dạ thơ mộng, làng Phú Cam làm nón, mà cả thành phố vẫn còn nguyên đó chất nông thôn: Người Huế tự hào khoe với du khách rằng đây là một “Thành phố nhà-vườn” - mỗi ngôi nhà được bao bọc bởi một khu vườn xanh tươi với những hàng cây cắt xén tươm tất - một hình ảnh rất điển hình của gia đình nông thôn. Đô thị Việt Nam mang đậm tính cách nông thôn đến mức trong các ghi chép của A. de Rhodes và các giáo sĩ phương Tây vẫn còn lưu lại tên gọi dân dã của kinh đô Thăng Long là Kẻ Chợ (kẻ = làng), và muộn hơn, kinh đô Huế là Kẻ Huế. - Thứ ba, Sự chi phối mạnh của nông thôn đối với đô thị khiến cho đô thị Việt Nam truyền thống luôn có nguy cơ bị “nông thôn hóa”. Trong lịch sử, các đô thị khi không còn được thực hiện chức năng trung tâm hành chính nữa thì thường bị thu hẹp, tàn tạ dần để rồi hiện nguyên hình trở lại là nông thôn. Hàng loạt đô thị cổ như Văn Lang, Cổ Loa, Hoa Lư, Tây Đô, Lam Kinh hay mới như Hưng Hóa đến nay cũng chỉ còn lại một vài dấu tích chứng tỏ rằng nó đã từng có thời là đô thị. Sự suy tàn rõ rệt cũng diễn ra, chẳng hạn như với thị xã Sa Đéc sau khi tỉnh lị tỉnh 77
  32. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng Đồng Tháp chuyển về Cao Lãnh năm 1992. Từ trong huyết quản, dân thành thị vẫn mang bản chất và tính cách của người nông thôn - chúng luôn bộc lộ ra mỗi khi có điều kiện. Cách đây chỉ vài năm, trước thời kì phát triển kinh tế thị trường, trong thành phố Việt Nam, hễ có mảnh đất nào trống là người ta cuốc lên để trồng rau. Trên các tầng lầu, nhiều gia đình thu hẹp khu vệ sinh, bếp núc lại để nuôi gà, nuôi lợn. Thực là một cuộc "nông thôn hóa đô thị" triệt để. Người Việt Nam truyền thống vốn gắn bó với sự ổn định làng xã, vốn coi thường dân ngụ cư nên thời xưa, người dân không coi trọng đô thị; dưới con mắt họ, đô thị là nơi hội tụ của dân "tứ chiếng giang hồ". Tâm lí "trọng nông (nông thôn) ức thương (thành thị)" này thể hiện khắp mọi nơi. Hiện tượng coi thường đô thị và "nông thôn hóa đô thị" này trái hẳn với tình hình ở phương Tây, nơi mà đô thị luôn được nông thôn ngưỡng mộ và có sức mạnh đô thị hóa nông thôn. Đến tận ngày nay, ảnh hưởng của nông thôn vẫn còn gây khó khăn rất nhiều cho việc quản lí đô thị. Trong Hội nghị Đô thị toàn quốc lần thứ II (tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 7-1995), Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét: “Mô hình tổ chức của bộ máy nhà nước hiện nay ở các đô thị không khác gì tổ chức bộ máy ở các huyện, xã. Về cung cách quản lí, nhiều nơi, nhiều cán bộ đang quản lí hành chính ở đô thị không khác gì lề lối quản lí ở các làng xã” và khẳng định: "Không thể tiếp tục tình trạng đó. Chúng ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng nếu chúng ta không chính quy hóa quản lí đô thị thì các mục tiêu trên không thể đạt được" (Báo Tuổi Trẻ, ngày 27-7-1995). 3.3. Quy luật chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống Một cách tổng quát, ta thấy văn hóa tổ chức đời sống tập thể ở Việt Nam tạo nên những nhóm lưỡng phân với quan hệ âm dương giữa các yếu tố trong mỗi cặp: Quốc gia bao gồm nông thôn (tĩnh tại, khép kín - âm) và đô thị (năng động, cởi mở - dương); nông thôn gồm làng thuần nông (khép kín, hướng nội - âm) và làng công thương (cởi mở hướng ngoại - dương); đô thị bao gồm bộ phận quản lí (tính tại - âm) và bộ phận làm kinh tế (năng động - dương). Một đặc điểm quan trọng có tính quy luật của văn hóa tổ chức đời sống tập thể Việt Nam trong lịch sử là âm luôn mạnh hơn dương (xem bảng 3.3). Thật vậy, trong nội bộ nông thôn thì tính tự trị (của cả làng) mạnh hơn tính cộng đồng (của các thành viên. Trong nội bộ đô thị thì hoạt động hành chính của bộ phận quản lí đóng vai trò quyết định, chỉ đạo hoạt động thương mại của bộ phận làm kinh tế. Giữa nông thôn và đô thị thì biển cả nông thôn lấn lướt khối đô thị nhỏ bé. Đô thị (dương) yếu ớt tới mức không thoát đâu ra khỏi ảnh hưởng của nông thôn, phải lệ thuộc vào nông thôn (âm). Không phải ngẫu nhiên mà trong khi ở phương Tây, nhà giàu đầu tư vào công thương nghiệp hoặc gửi tiền vào nhà băng thì ở Việt Nam trước đây, những nhà giàu ở thành thị thường chuyển tiền về tậu ruộng ở nông thôn. 4. Đặc điểm phát triển của văn hóa Việt Nam 78