Tiểu thuyết Xách ba lô lên và đi - Tập 2: Đừng chết ở châu Phi - Huyền Phi

pdf 100 trang Đức Chiến 03/01/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu thuyết Xách ba lô lên và đi - Tập 2: Đừng chết ở châu Phi - Huyền Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_thuyet_xach_ba_lo_len_va_di_tap_2_dung_chet_o_chau_phi.pdf
  • pdfy_tailieu_xach_ba_lo_len_va_di_tap_2_dung_chet_o_chau_phi_huyen_chip_p2_9311_457474.pdf

Nội dung text: Tiểu thuyết Xách ba lô lên và đi - Tập 2: Đừng chết ở châu Phi - Huyền Phi

  1. Xách ba lô lên và đi Tập 2
  2. Xách ba lô lên và đi (Tập 2: Đừng chết ở châu Phi) Tác giả: Huyền Chip Kích thước: 13.5 x 20.5 cm Số trang: 336 Ngày xuất bản: 19-09-2013 Giá bìa: 99.000 ₫ Công ty phát hành: Quảng Văn Nhà xuất bản: NXB Văn Học Chụp pic: graywonder Type giangnam83: 1-14 luclacgirl: 15-29
  3. thuyduong: 30-44 hanaeve: 45-hết Beta: Phuongthuyk14 Làm ebook: Dâu Lê Nguồn : luv-ebook.com Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
  4. Giới thiệu Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com “Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình của châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” - “Châu Á là nhà. Đừng khóc !” có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã. Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn đến cùng cực, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền. Với “Đừng chết ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.” Viết cho Bim, Hy vọng một ngày nào đó khi lớn lên, em sẽ hiểu điều chị muốn gửi gắm đến em qua quyển sách này. Thông tin tác giả: - Tác giả: Huyền Chip - Sinh ngày: 19/9/1990 - Mười bảy tuổi, Huyền Chip tổ chức chiến dịch Free Hugs lớn nhất Việt Nam. - Mười chín tuổi, cô trở thành điều phối viên tại Việt Nam của chiến dịch SEAChange 2009. - Hai mươi tuổi, Huyền Chip bỏ công việc trong mơ đang có ở Malaysia để theo đuổi khát vọng “đi để trải nghiệm”. - Hai mươi hai tuổi, xuất bản cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” và trở thành hiện tượng trong giới trẻ.
  5. Các tác phẩm đã xuất bản: - “Xách ba lô lên và Đi” - Tập 1: “Châu Á là nhà. Đừng khóc !” Nhận xét "Cô gái nhỏ nhắn nhưng rất mạnh mẽ" - GS. NSND. Nguyễn Lân Dũng "Ngẫu hứng, yêu đời, quái, hết mình và thông minh." - An Ninh Thủ Đô "Cô tên Huyền Chip, cô gái "xách ba lô lên và đi" đã trở thành một hiện tượng trong giới trẻ. Cô thật sự là một người truyền cảm hứng, khơi dậy ước mơ được đi và khám phá của không ít người." - Vietnamnet "Đi đâu, làm gì, hễ cứ nhắc đến "phượt", "du lịch bụi" là người ta lại xôn xao về câu chuyện của Huyền Chip." - Mốt & Cuộc Sống "Một hiện tượng phát hành" - Hà Nội Mới "Cuốn sách bán chạy nhất năm 2012" - Tiki.vn "Rõ ràng cô Huyền Chip chỉ muốn dùng tên của tôi để câu khách." - Leonardo Da Vinci "Cháu xin Visa như thế nào?" - Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan
  6. Mục lục Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Lời mở đầu Lời cảm ơn 1. This time for Africa 2. Alice ở xứ xở thần tiên 3. Tìm việc ở Addis Ababa 4. Thịt sống mềm mềm, lành lạnh 5. Quyết tâm vào South Omo 6. Ngày 1: Konso – Keyto – Key Afar – Jinka 7. Ngày 2: Làng người Mursi 8. Key Afar 9. Lễ hội nhảy bò của người Banna 10. Konso – Arba Minch – Addis Ababa 11. Đi bộ lên phía Bắc 12. Người Việt ở Bahir Dar 13. Bahir Dar – Gondar: Bị lừa ở Gondar 14. Lalibela – Debauch – Addis Ababa 15. Chip sẽ đi nhờ xe dọc châu Phi 16. Con đường nguy hiểm nhất châu Phi 17. Nếu bạn sống được thì tôi cũng sống được 18. Denis 19. Sống chung với AIDS 20. Chiến dịch chim hồng hạc 21. Mombasa 22. Chút dư vị Ý 23. Thiên đường hải tặc Lamu 24. Ngày dài nhất cuộc đời mình 25. Chip đối đầu Châu phi 26. Đi lánh nạn ở Kilifi 27. Tạm biệt Mombasa 28. Gái sòng bạc 29. Một Dar khác 30. Arusha và Zanzibar
  7. 31. Chán ngán Dar es Salaam 32. Làm bà mai ở Dodoma 33. Tảng đá biết nói ở Iringa 34. Ăn Tết ở châu Phi 35. Vượt biên vào Malawi 36. Anh chàng buôn xăng lậu và cô nàng nhập cư bất hợp pháp 37. Bạn cũ ở Nkhata Bay 38. Lilongwe – Blantyre 39. Tên em là Aisha 40. Như chưa từng đặt chân vào Malawi 41. Dù gì thì hôm nay cũng là một ngày mới 42. Zambia hoang dã 43. Phan cuồng bóng đá Zambia 44. Làm việc ở Zambia hay Howard và những người bạn 45. Đen tình đỏ bạc 46. Vua của Barotseland 47. Ta có bình xịt hơi cay, ta không sợ ai hết 48. Thác Ngonye 49. Khói mây dậy sấm 50. Sang Zimbabwe 51. Harare – thủ đô đẹp nhất của châu Phi 52. Lẻn vào Great Zimbabwe 53. Phía Đông Zimbabwe 54. Chimanimani 55. Những thị trấn đất đỏ ở Mozambique 56. Người Việt Nam ở Mozambique 57. Có bước chân trở về Phụ lục ảnh
  8. Lời mở đầu Với tôi việc viết cuốn sách này thật khó khăn. Không phải do sức nặng của từng câu từng chữ, không phải do thời gian quá bận rộn để không còn sức lực chú tâm mà mỗi khi nhớ lại những sự việc xảy ra ở châu Phi, cảm xúc hỗn độn trong tôi dồn dập trở về. Đôi khi, tôi muốn quay mặt đi để khóc và nhớ. Châu Phi với tôi là một châu lục của những cảm xúc vô cùng mãnh liệt. Chưa bao giờ tôi thấy yếu đuối như ở châu Phi: cô đơn đến cùng cực, thể chất suy sụp, bị đói, bị bỏ rơi, ám ảnh với căn bệnh thế kỷ. Chưa bao giờ tôi thấy đơn độc như khi bị sáu thanh niên cầm dao dí vào cổ cướp hết đồ đạc mà xung quanh mọi người chỉ giương mắt nhìn. Chưa bao giờ tôi thấy tức giận như khi những hủ tục trọng nam khinh nữ vẫn đầy rẫy khắp nơi, quan niệm cho rằng người nước ngoài nào cũng là túi tiền di động luôn thường trực trong suy nghĩ của họ. Cũng chưa bao giờ tôi thấy muốn đấm vào mặt ai nhiều như khi người ta cứ khăng khăng bảo tôi là người Trung Quốc, khi đám đàn ông hỏi tôi giá bao nhiêu để cưới tôi làm vợ. Nhưng cũng chưa bao giờ trái tim tôi rung động mạnh như khi những anh chàng mặc áo rách nửa lưng rón rén xin được chạm vào tóc tôi vì lần đầu tiên được thấy tóc dài; những cô bé không nói được tiếng Anh, ú ớ chỉ vào đôi dép rách tôi đang đi, không ngần ngại ngồi bệt xuống đất giúp tôi khâu lại; những người dân làng gầy gò, ăn chẳng đủ no nhưng khi thấy tôi đói phải ăn lạc sống đã hốt hoảng chạy về nhà tìm xem có gì ăn được để mang hết ra cho tôi. Con người châu Phi đơn giản và hoang dã, nhưng trái tim họ rất ấm áp. Trong trái tim của tôi châu Phi luôn là một châu lục đặc biệt. Khi tôi ở đó, nó ăn mòn tâm trí tôi, khiến tôi phát điên lên. Nhưng khi đi rồi, tôi lại day dứt nhớ. Châu Phi dạy cho tôi cách chấp nhận: chấp nhận rằng văn hoá là khác biệt, chấp nhận rằng cuộc sống đôi khi rất bất công, chấp nhận rằng trong đời cũng có những lúc lực bất tòng tâm, chấp nhận rằng nếu mình không thể sống cuộc sống của người khác thì không được chỉ tay năm ngón phán xét đúng sai. Tình cảm của tôi với châu Phi không đơn giản chỉ là yêu và nhớ. Tôi mang nợ châu lục này, mang nợ con người nơi đây và tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm với họ. Đây là một châu lục bị hiểu nhầm.
  9. Tôi hy vọng rằng cuốn sách này của tôi sẽ phần nào giúp mọi người có cái nhìn thực tế hơn về châu Phi. I HAVE A DREAM Ai sinh ra cũng mang trong mình một mơ ước. Những mơ ước thời thơ ấu vẫn cứ tồn tại mãi qua nhiều năm tháng cuộc đời. Và cho đến khi về với cát bụi, có nhiều ước mơ vẫn còn đó như sự vương vấn mà chúng ta để lại với cuộc sống này - một cuộc sống vốn dĩ rất tươi đẹp. Khi bắt đầu đọc bản thảo tập hai của Xách ba lô lên và đi, tôi nhớ đến một câu nói của Martin Luther King: I have a dream Những chặng đường mà Huyền Chip đã đi qua giống như hành trình đi đến với chính cốt lõi bản thân mình. Chip đi để đến gần hơn với sức chịu đựng của mình, đến gần hơn với những điều mình mong mỏi khám phá. Đôi khi tôi cảm tưởng như bạn đang hành xác để nhận thấy những điều mình có thật sự quý giá. Như một cuộc hành hương về thánh địa, cuối cùng bạn luôn đến đích. Và tôi đã say mê, đã miệt mài đọc để đồng hành cùng bạn. Tôi tưởng như chính mình dấn thân vào con đường nguy hiểm nhất châu Phi, đứng trước đồng cỏ với từng bầy hổ báo, hươu nai đang lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn. Những làng mạc nghèo đói, những thành phố đổ nát, cướp biển, khủng bố, chiến tranh dường như chưa bao giờ khỏa lấp được hình ảnh một châu Phi xinh đẹp và hình ảnh Chip lẫn vào trong đó, luôn ấn tượng hơn bao giờ hết. Lúc đó tôi đã có suy nghĩ rằng tại sao tôi không thử đi một lần để ngắm nhìn thế giới. Như một đứa trẻ học vần, lần đầu tiên tôi thấy mình muốn làm theo một ai đó và một việc người khác đã làm khiến tôi thấy thú vị đến nỗi cũng muốn làm theo. Chip tự nhận mình không phải là nhà văn và không bao giờ muốn dùng những từ đao to búa lớn. Bạn đơn giản chỉ là đang ghi lại những gì trên những con đường bạn đã đi qua. Nhưng chính lối nghĩ mộc mạc ấy đã khiến văn phong của Huyền Chip cuốn hút một cách đặc biệt. Những đoạn đối thoại ngây ngô với người bản xứ, những tình huống dở khóc dở cười, hiểm nguy trước mặt mà cứ
  10. như một trò game dã chiến. Tất cả những điều đó khiến Xách ba lô lên và đi 2 có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được. Tôi nghĩ rằng, độc giả sẽ tìm thấy niềm say mê rất lớn ở cuốn sách này. Và, nó cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác thực hiện những điều mà mình chưa dám làm vì còn e ngại. Đối với riêng tôi, biên tập cuốn sách này là một hành trình nho nhỏ qua từng câu chữ để đem đến cho bạn đọc một châu Phi thú vị, một Huyền Chip chưa bao giờ hết thú vị. Cuốn sách sẽ nằm trong tay bạn, đó là niềm hạnh phúc rất lớn của tôi và những người đã góp phần hoàn thành cuốn sách này. Lời người biên tập TRÍCH ĐOẠN SÁCH: 1. This time for Africa! Trước khi đến châu Phi, lục địa này hoàn toàn là một điểm đen trong tâm trí tôi, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi thật sự không biết một tí tị tì ti gì về châu Phi. Khi nghe nói tôi chuẩn bị sang Ethiopia, Asher hỏi: “Bay sang Addis Ababa à?”. Tôi ngớ người ra: “Addis Ababa là gì?”. Anh chàng sạc cho tôi một trận: - Là thủ đô của cái nước mày chuẩn bị qua đấy. Chả biết gì về châu Phi mà cũng đòi sang. - Ơ hay, vì không biết gì về châu Phi nên mới phải sang để mà biết chứ! Phần lớn tên các nước châu Phi tôi chưa nghe đến bao giờ, đừng nói đến thủ đô của chúng. Xin visa thế nào, đi lại ra sao, ăn tiêu cái gì, tôi cũng chưa thể hình dung. Tất cả những gì tôi biết về châu Phi chỉ là hạn hán, nạn đói, nội
  11. chiến đọc được trên báo chí và những kinh nghiệm nửa kiểu chia sẻ, nửa kiểu răn đe của Asher. Cách đó ba năm, trong chuyến xách ba lô lên và đi của mình, anh cũng đã làm một chuyến đến châu Phi. Nhưng kế hoạch tươi đẹp đi dọc chiều dài châu Phi từ Ai Cập xuống Nam Phi của anh chỉ thực hiện được đến Uganda là anh phải bỏ của chạy lấy người, bay thẳng về châu Âu, trở lại với thế giới văn minh. - Châu Phi là như thế đấy mày ạ. Tao cũng không biết phải giải thích thế nào. Người dân ở đấy nghĩ rất khác, sống rất khác, mọi chuyện cứ như xảy ra theo một quỹ đạo khác. Thái độ không phải là thù địch nhưng rất khó chịu. Ngày ngày nó cứ găm vào tâm trí mày, ăn mòn sức chịu đựng của mày đến mức mày không chịu được nữa phải nổ tung ra. Một đứa coi trời bằng vung, chẳng sợ gì chỉ sợ chán như Asher mà còn nói như thế thì không biết châu Phi thực sự như thế nào? - Nhưng mày cứ đi đi. Mày đến từ Việt Nam, có khi mày lại thích nó. Câu nói của Asher làm tôi suýt sặc. Sau khi nghiên cứu bản đồ và thăm dò thông tin trên mạng, tôi quyết định mình sẽ đi dọc bờ phía Đông của châu Phi, cái trục mà dân đi bụi hay gọi là Cairo - Cape Town theo tên của hai thành phố ở hai đầu Bắc Nam của châu lục này. Nhưng sau hơn một năm xách ba lô lên và đi, tôi đã thấm thía được rằng tất cả chỉ mang tính tương đối. Lịch trình có lập ra âu cũng chỉ để đối chiếu. Đi rồi mới biết chẳng có gì là giống như mình lên kế hoạch cả. Tôi chỉ có thể định hình hướng đi của mình là như thế và đánh dấu một số điểm đến không muốn bỏ qua, còn lại đường đi nước bước cụ thể thế nào thì phải tuỳ cơ ứng biến. Nước tiếp theo sau Ai Cập trong trục đường của tôi là Sudan. Mặc dù đã nghe kể quá nhiều về cảnh đẹp như mơ và những con người quá ư thân thiện của đất nước này nhưng tôi đành cắn răng bỏ qua vì với visa Israel trong hộ chiếu thì đừng hòng chính quyền Sudan cấp visa cho tôi. Lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, tôi đành đặt vé bay thẳng từ Ai Cập xuống Ethiopia. Để lấy được visa đi Ethiopia cũng không phải chuyện đơn giản. Ban đầu, tôi xin visa từ đại sứ quán Ethiopia ở Ai Cập thì bị từ chối thẳng thừng vì họ chỉ nhận hồ sơ của những
  12. người sinh sống tại Ai Cập thôi. Tôi đưa ra lý do là Ethiopia không có đại sứ quán ở Việt Nam thì họ bảo tôi sang nước lân cận như Thái Lan hay Trung Quốc để xin. Tôi nhờ đại sứ quán Việt Nam ở Ai Cập tác động cũng không được. Nghĩ họ cố tình làm khó mình, tôi đã cáu đến mức thề sống thề chết sẽ không thèm sang Ethiopia nữa. Nhưng khi sang đến Israel, tình cờ đi qua đại sứ quán Ethiopia, tôi quên hết ân oán giang hồ vào xin tiếp. Ai ngờ bác phụ trách visa chỉ hỏi tôi mấy câu rồi gật đầu cái rụp. Mười lăm phút, hai mươi lăm đô là tôi đã có visa sang Ethiopia ba tháng. Những tưởng có visa, có vé máy bay là có thể ung dung cất cánh, nhưng rồi tôi vẫn bị một phen đau tim ở Cairo. Số là tôi không có visa vào hẳn Ai Cập, mà chỉ được phép vào khu vực Sinai. Sinai cũng thuộc Ai Cập, nhưng bán đảo này có chính sách visa riêng. Họ miễn visa cho bất kỳ ai muốn đi du lịch ở đây. Để tiết kiệm tiền, chuyến bay Sinai - Ethiopia của tôi có quá cảnh ở Cairo, Ai Cập. Khi xuống đến Cairo, tôi phát hiện ra mình hạ cánh ở sân bay nội địa của Cairo, tức là có thể thoải mái ra ngoài mà không phải đi qua hải quan. Thế là tôi tranh thủ đến thăm gia đình Amr và những người bạn tôi quen ở đây, không quên cầm theo số của đại sứ quán Việt Nam ở Ai Cập để chẳng may có bị kết tội nhập cư bất hợp pháp thì còn có người để cầu cứu. Nhưng thật may, ngoại trừ nửa tiếng bị giữ lại ở sân bay để kiểm tra thì không có chuyện gì xảy ra cả. Chuyến bay của tôi khởi hành lúc hai giờ năm mươi sáng. Cảm nhận đầu tiên trên chuyến bay đầu tiên ở châu Phi của tôi là nó hơi hôi hôi. Lúc đó tôi đã thầm nghĩ: “Đúng là châu Phi”. Do không biết gì về Ethiopia, tôi đã hy vọng lên máy bay có thể hỏi chuyện người ngồi cạnh, nhưng bác ngồi cạnh tôi vừa đặt mông xuống là ngủ như chết. Lạnh! Châu Phi mà lại lạnh làm tôi cứ nghĩ mình vẫn còn mơ ngủ mà bước nhầm xuống trời cuối thu Hà Nội chứ! Cái lạnh Ethiopia không gay gắt như cái lạnh trên dãy Himalaya nhưng cũng đủ làm tôi rùng mình, cảm giác như vừa bước ra khỏi chăn sáng sớm đầu đông vậy. Những người xung quanh tôi rục rịch khoác thêm áo lên người nhưng tôi kiên quyết không mặc áo khoác. Tôi muốn để cái lạnh thấm vào từng thớ da thớ thịt, hít một hơi thật sâu để cái lạnh ngấm vào cả gan, cả phổi, để gió len lỏi vào từng chân tơ kẽ tóc, để không bao giờ có thể
  13. quên cái lạnh đầu tiên của tôi ở châu Phi. Châu Phi ơi, còn bao nhiêu bất ngờ đang đợi ta ở phía trước nữa? 2. Alice ở xứ sở thần tiên Tôi đổi toàn bộ số tiền đang có sang đồng birr của Ethiopia, được khoảng bốn trăm birr (đọc là bơ với âm r ở cuối). Điện thoại hết pin, tôi phải dùng đủ loại ngôn ngữ cử chỉ để mượn điện thoại của một bác lái taxi gọi cho Elena. Elena là chủ tịch AIESEC, một tổ chức sinh viên quốc tế chuyên gửi sinh viên đi thực tập ở nước ngoài. Trước khi sang đây, tôi đã viết thư xin gia nhập tổ chức để biết đâu có thể đi thực tập ở Ethiopia hay nước nào đó ở châu Phi. Elena viết thư trả lời lại rằng rất ấn tượng với blog và hồ sơ của tôi nên cũng rất mong có thể gặp tôi trực tiếp để xem tôi có đủ tiêu chuẩn không. Chị cũng bảo sẽ sắp xếp người ra đón tôi ở sân bay. Nhưng khi tôi gọi cho chị, chị lại bảo là chị không đến đón được và cho tôi địa chỉ để tôi đến. Do không biết địa chỉ đó ở đâu, tôi đưa điện thoại cho bác lái taxi để hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Amheric, quốc ngữ của Ethiopia. Chẳng hiểu hai người nói chuyện rồi cãi nhau cái gì mà Elena cúp máy cái rụp để lại tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì diễn ra. Tôi muốn gọi cho Mika, người đã đồng ý hồ sơ tôi trên CouchSurfing[1] nhưng ngại không muốn mượn điện thoại của ai nữa. Không biết đi đâu về đâu, phản ứng tự nhiên của tôi là đi về trung tâm thành phố. Nhưng vấn đề là tôi cũng chẳng biết trung tâm thành phố là ở đâu. Các bác lái xe nhao nhao giải thích và đưa ra giá trên trời. [1] CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba lô. - Cháu có biết trung tâm nó ở đâu không? Xa lắm. Giá thế này là còn rẻ đấy. - Cháu không biết nó ở đâu, nhưng cháu đã hỏi chuyện người trên máy bay và họ nói giá chỉ bằng nửa giá của bác. Họ chẳng thèm nghe tôi nói mà cứ ra sức kéo ba lô lôi tôi lên xe. Bực mình, tôi quyết định sẽ đi bộ, tìm mua SIM điện thoại ở đâu đó rồi gọi cho Mika. Ở cổng sân bay, bất chợt một loạt xe van (xe thùng) sơn xanh trắng chạy qua. Phụ xe mở cửa hét toáng lên về phía tôi, thế là tôi nhảy lên.
  14. - Giá vé là bao nhiêu ạ? - Hai mươi lăm birr. Chẳng biết giá này là giá chuẩn hay không nữa, tôi cứ giả vờ là mình biết và hỏi lại: - Bao nhiêu cơ? - Hai mươi birr. Rồi tự nhiên tôi thấy một người trả hai birr. - Hai birr thôi chứ? - Không, đấy là tuỳ thuộc vào em đi đâu. Tôi quay ra hỏi mấy người xung quanh nhưng ai cũng lấm lét nhìn người lái xe rồi trả lời là không biết. Bực nhỉ, cả xe mà chả có ai là đồng minh với mình à? - Em sẽ không trả cao hơn giá địa phương đâu. - Ghê gớm nhỉ. Được rồi, năm birr. Nghe cũng không đến nỗi nào. Tôi đưa cho anh đồng một trăm birr, anh trả lại tôi tám mươi lăm birr. - Anh này, đây là tám mươi lăm birr mà. - Ơ chưa đủ à? Thêm một birr nữa nhé. Cái gì thế này? Tôi biết không ít người sẽ bỏ cuộc vì họ thấy không đáng để tranh cãi chỉ vì nửa đô. Tiền không phải là toàn bộ vấn đề mà cảm giác bị lừa khiến tôi bực mình hết sức.
  15. - Trả lại em mười birr - Tôi hét lên. - Đây, mười birr của em đây. Lát sau, tôi hỏi được giá xe buýt từ những người trên phố: một birr hai mươi lăm cho quãng đường ngắn, hai cho quãng trung bình và ba birr sáu cho quãng đường dài. Đi vài ngày là tôi đã khá quen với cách tính ngắn dài ở đây. Tôi phát hiện ra rằng ở Ethiopia, xe buýt thường xuyên tảng lờ không trả tiền thừa cho khách nước ngoài, và khi họ trả thì cũng thường xuyên trả không đúng. Trong khi với khách địa phương thì họ luôn trả đủ. Sự phân biệt đối xử này không chỉ dừng lại ở xe buýt mà còn với tất cả mọi thứ khác ở Ethiopia. Nhiều lúc tôi cáu phát điên lên mới thấy đồng cảm ghê gớm với khách nước ngoài đến Việt Nam bị chặt chém. Tôi dừng lại ở Abyssinia, nơi mà mọi người nói với tôi là trung tâm thành phố. Hai anh chàng địa phương tiếp cận tôi đề nghị giúp đỡ. Họ nói họ là nhạc sĩ, thấy tôi có vẻ mất phương hướng nên muốn giúp đỡ tôi. Họ nói tiếng Anh tốt, tóc rasta giống Bob Marley nên tự nhiên tôi thấy có cảm tình. Tôi bảo với họ rằng tôi cần tìm mua SIM điện thoại. - SIM dùng cho Addis là ba trăm birr, dùng cho cả Ethiopia là bốn trăm. Như thế có nghĩa là còn đắt hơn cả Israel, trong khi Ethiopia nghèo hơn bao nhiêu. Không ổn tí nào cả. Họ dẫn tôi đến một quán bán SIM để kiểm tra, nhưng họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Amheric thì làm sao mà tôi hiểu được. - Ba trăm là chuẩn rồi đấy. Em không có tiền à? Anh có hai SIM, anh để lại cho em một SIM giá hai trăm năm mươi birr rồi anh mua SIM khác cũng được. - Vẫn đắt quá. - Hai trăm birr vậy. Lúc đó, tôi mới giật mình nhận ra rằng họ tiếp cận tôi chẳng vì bạn bè gì cả.
  16. Họ chỉ muốn kiếm tiền từ tôi thôi. Vậy mà tôi đã tin tưởng rồi lại còn có cảm tình với họ nữa chứ. Tự nhiên tôi thấy mình dại, mình ngu, rồi tự nhiên thấy thương mình ghê gớm. Bay cả đêm mới tới đây, bụng đói meo, lưng đeo cái ba lô mười lăm cân nặng trình trịch, thế mà sao ai cũng muốn lừa tôi thế này? Tôi quay lưng bỏ đi. Một đám đàn ông, phụ nữ, trẻ em chạy theo, kéo áo, kéo tóc, kéo ba lô tôi í éo: “Money, money, give me money”. Tôi vừa đẩy họ ra, vừa cố gắng để không bật khóc. Chợt một bác thợ may vẫy tay về phía tôi: - Vào đây ngồi nghỉ đã cháu. Bác có khuôn mặt hết sức nhân hậu. Đến lúc ấy, tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào con người nhưng quá mệt để có thể đi tiếp. Cửa hàng bác nhỏ xíu, chỉ đặt vừa một cái máy khâu và một cái ghế. - Người dân ở đây là thế, cứ thấy người nước ngoài là họ nghĩ đến tiền. Bác chỉ cho tôi đi sang quán bên cạnh để mua SIM. Hoá ra, một cái SIM ở đây có giá chỉ sáu mươi birr, nhưng tôi không thể mua được vì tôi không phải người Ethiopia. Tôi nhờ bác gọi cho Mika để lấy địa chỉ. Bác bảo Mika hẹn gặp tôi lúc chín giờ. - Bây giờ là mấy giờ ạ? - Năm giờ. - Không thể nào. Cháu vừa đến đây lúc tám giờ sáng. Chẳng lẽ cháu ngất xỉu ở đâu mà không để ý thời gian à? - Không, giờ là năm giờ. Cháu nhìn đồng hồ này. Đợi bốn tiếng nữa cháu sẽ gặp bạn cháu. Hoang mang, tôi chạy ra phố hỏi giờ mọi người. Người thì nói là năm, người thì nói là mười một. Chuyện gì đang diễn ra thế này? Tôi đi lạc vào thế giới nào chăng? Tôi định chạy đến hỏi chuyện một cô bạn tầm tuổi tôi thì bác thợ may thì thầm:
  17. - Gái bán hoa đấy. Thì ra đây là khu vực nhạy cảm của thành phố. Một cô gái khác bước đến gần tôi với quần bó, áo hai dây và trang điểm cực đậm. Suy nghĩ tự nhiên của tôi là cô cũng làm cùng nghề với cô gái kia. Nhưng cô bạn nói tiếng Anh rất tốt. Cô phá lên cười khi tôi hỏi về giờ. Ở Ethiopia, ngày không bắt đầu lúc nửa đêm mà được tính từ lúc mặt trời lên, bảy giờ sáng giờ quốc tế là một giờ sáng giờ Ethiopia. Bây giờ đang là mùa hè ở Ethiopia, nhưng không như mọi người nghĩ, mùa hè mới là thời gian lạnh, còn mùa đông thì lại nóng. Mika hẹn tôi lúc chín giờ Ethiopia, tức là ba giờ chiều giờ châu Âu như mọi người ở đây gọi. - Ấy định làm gì từ bây giờ đến lúc đấy? - Tớ cũng chưa biết nữa. - Sao ấy không đến nhà tớ chơi? Đến thời điểm này thì tôi chẳng còn quan tâm đến việc cô làm nghề gì nữa. Tôi nhìn bác thợ may, bác gật đầu. Tôi đi theo cô vào một ngõ nhỏ đầy rác và ngập ngụa nước thải. Ở giữa khu ổ chuột là một ngôi nhà cấp bốn xinh xắn. Một người đàn ông to cao, bặm trợn ra mở cửa. Ông nhìn không khác gì một ông trùm mafia trong phim Hollywood. Trong nhà nghi ngút khói. Tôi hơi chùn chân. - Đây là chú của tớ. Tôi thật là có trí tưởng tượng phong phú quá đây mà. Cô bạn này hoá ra là sinh viên ngành y. Cô rất thích nghịch tóc tôi. - Tóc ấy mềm nhỉ. Tôi cũng chạm vào tóc cô ấy. Tóc cô xoăn và cứng, cảm giác cứ dài ra là xoăn
  18. tít, cuốn lại phía da dầu. Tôi tỏ vẻ thông cảm: - Hay ấy thử đổi dầu gội xem sao. Cô phá lên cười: - Ai mà tạo ra loại dầu gội có thể làm cho tóc người châu Phi thẳng và mềm được thì chắc chắn sẽ thành tỉ phú. Người Ethiopia có tóc của người châu Phi nhưng da lại không quá đen mà màu nâu đậm rất đẹp. Mới ngày đầu tiên sang đây mà tôi đã phát hiện ra quá trời cái mình hiểu sai về châu Phi. Ngày xưa tôi còn tưởng người châu Phi da đen là vì cháy nắng nữa chứ. - Ấy muốn ăn trưa món gì? Ôi thích thế, lại còn được mời ăn trưa nữa! - Đồ ăn Ethiopia ấy ạ. Chị giúp việc trong nhà mang ra cho tôi injera, loại bánh mì mỏng nhưng xốp và rất chua mà người Ethiopia ăn hàng ngày. Tôi cắn thử một miếng rồi nhăn mặt vì chua quá. Cả nhà phá lên cười. - Từ từ, ấy phải ăn với “wat”. Wat nghĩa là nước chấm. Hôm đấy là ngày ăn chay nên họ chỉ có wat từ đậu lăng. Thương tôi đói, mọi người làm thêm trứng cho tôi. - Gọi cho tớ nếu ấy cần giúp đỡ gì. Nếu ở chỗ bạn ấy không thoải mái, ấy có thể đến ở nhà tớ. Nhân tiện, tên tớ là Sawrawit nhưng mọi người gọi tớ là Berry. Thật lạ, đôi khi chúng ta có thể nói chuyện với nhau như thân quen lắm rồi mà chẳng hề biết đến tên của nhau. Tôi cảm ơn rối rít rồi mày mò tìm đường xe
  19. buýt đi đến nhà Mika. Chuyến phiêu lưu của tôi ở Ethiopia mới chỉ bắt đầu. Tối hôm đấy, tôi đã viết ra mấy bài học sau: 1. Luôn luôn tìm hiểu trước khoảng cách từ sân bay về thành phố cũng như giá cả đi lại. Một trang mà tôi hay dùng là Nếu không tìm được thông tin trên mạng thì hỏi người đi cùng máy bay, xe buýt. 2. Khi mua bán, nếu không có bảng giá thì hãy là người trả cuối cùng sau khi đã xem tất cả mọi người trả như thế nào. 3. Luôn đếm tiền thừa. 4. Ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Ta phải chịu khó tìm người tốt và kết thân với họ. 3. Tìm việc ở Addis Ababa Mika có lẽ là người đầu tiên tôi gặp để râu quai nón mà nhìn vẫn hiền như cục đất. Tóc anh không xoăn dính sát đầu mà lại xù lên như đống rơm nên cứ rảnh là anh phải đi tết tóc. Anh sống cùng bạn gái Corine ở trong một căn hộ chung cư nằm ngay trên đường Boleh, con đường chính của thành phố - nơi tập trung các đại sứ quán. Đôi này có lắm cái buồn cười. Mika có vóc dáng điển hình của con trai Ethiopia: gầy và nhỏ. Trong khi đó, Corine lại có vóc dáng điển hình của con gái Bỉ: to và cao. Thế là khi xem phim, Mika không bế bạn gái mà ngồi vào lòng bạn gái. Mika lâu lâu lại thèm thuốc lá, trong khi bạn gái anh thì rất ghét mùi thuốc. Thế nên thỉnh thoảng, anh giả vờ lẩn ra ban công hóng gió. Corine từ trong phòng gọi ra: - Anh yêu ơi, anh làm gì lâu vậy? Anh lại hút thuốc à? - Anh đứng đây cho mát thôi, đâu có hút thuốc đâu.
  20. - Lát nữa anh phải hôn em ngay mà không được đánh răng đâu đấy. Anh biết là em rất tinh, ngửi là biết có hút thuốc hay không. - Em ơi, cả tuần nay anh mới hút điếu này là điếu đầu tiên - Mika đổi giọng ngay - Anh đã cố lắm rồi đấy nhưng lực bất tòng tâm, vứt bao thuốc xuống rồi lại phải nhặt nó lên. Anh chỉ hút một điếu thôi mà, anh năn nỉ đấy. Tôi ngồi nghe mà cười đau hết cả ruột. Vì Corine bận làm luận án thạc sĩ, tôi nói chuyện với Mika nhiều hơn. Anh hiền khô và tốt bụng kinh khủng. Biết người nước ngoài không mua được SIM ở Ethiopia, anh mua một SIM để ai đến ở nhờ nhà anh thì anh cho mượn. Biết tôi hết tiền, anh chỉ cho tôi cách kiếm tiền. - Em viết tốt thế lên oDesk nhận việc về mà làm. Đầy công việc viết lách. - oDesk là gì anh? - Trời, trang web lớn như thế mà em không biết à? Đùa anh chút cho vui, tôi mang tiếng làm việc trên internet bao nhiêu năm mà lại phải để một bạn người châu Phi dạy về cái này à? oDesk là trang về việc làm tự do lớn nhất thế giới. Các công việc trên này chủ yếu là lập trình, thiết kế, viết lách. Tôi tạo một hồ sơ, giới thiệu về kỹ năng của mình rồi apply một số công việc nhưng chẳng có ai nhận tôi cả. Mika bảo tôi phải kiên trì. Những người mới thường khó tìm việc hơn vì hồ sơ của họ chưa có gì để làm chứng. Hơn nữa công việc ở đó tuyển rất nhanh. Người ứng tuyển hầu như lúc nào cũng phải online trong khi tôi không có internet thường xuyên. Internet ở Ethiopia vẫn do nhà nước độc quyền nên rất đắt đỏ. Nhà Mika chỉ có một cục 3G, khi nào anh không dùng thì tôi mới mượn được. Tôi quyết định vẫn nộp đơn trên oDesk nhưng vẫn ra ngoài tìm thêm việc. Yêu cầu của tôi rất đơn giản: chỉ cần đủ tiền ăn và tiết kiệm được một chút là được. Mika bảo có thể cho tôi ở nhà miễn phí đến khi nào tôi có đủ tiền đi tiếp. Chiến lược tìm việc của tôi cũng rất đơn giản: ra đường thấy đâu có việc thì
  21. xin. Những chỗ có thể có việc cho tôi là các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn. Lý do đầu tiên là những công việc này thường không đòi hỏi quá cao, có thể làm thời gian ngắn mà không cần work permit (giấy phép làm việc). Lý do khác là tôi thích những công việc dịch vụ thế này: nhẹ nhàng, không phải nghĩ nhiều mà lại cho tôi cơ hội quan sát người dân bản xứ. Đến đâu xin việc người ta cũng tưởng tôi nói đùa. - Em là faranji mà lại phải xin việc ở Ethiopia à? - Faranji hết tiền thì cũng phải làm việc chứ. - Faranji mà lại hết tiền à? Người ta phá lên cười “Faranji” trong tiếng Amheric có nghĩa giống “Tây” trong tiếng Việt mình vậy. Giống như nhiều người Việt Nam mặc định Tây là giàu, người Ethiopia mặc định cứ “faranji” là có tiền. Nghĩ ra cũng có lý. Cứ ai có tiền đến được nước họ là giàu hơn họ rồi. Tôi bị từ chối không phải vì tôi không làm được việc, mà vì “chỗ này xấu xấu bẩn bẩn, không xứng để cho một faranji như em làm”. Chán nản, tôi uể oải bước vào một quán cà phê ở cuối đường. Cả ngày hôm nay đi bộ nên chân tôi đã mỏi nhừ. Anh chủ quán sau khi nghe tôi kể lể thì rất thông cảm. Anh bảo là anh sẽ xem xét. - Em không ngại việc chân tay đâu. Cho em làm bồi bàn cũng được. - Không, không, faranji như em sao lại đi phục vụ bàn. Em có biết về marketing không? Marketing thì đúng nghề của nàng. Sau khi nghe xong về kinh nghiệm làm việc của tôi, anh chủ quán rất hào hứng. Anh bảo anh cần người phụ trách marketing, giúp anh tổ chức các sự kiện cho quán. - Nếu em chịu, em có thể bắt đầu làm việc ngay với mức lương tám trăm birr một tháng. Ăn hai bữa quán lo. Chỗ ở anh sẽ sắp xếp cho em. Tám trăm birr tức là khoảng năm mươi đô lúc bấy giờ. Như vậy, nếu chỉ làm
  22. việc mà không tiêu bất cứ một thứ gì, tôi phải làm khoảng bốn tháng mới có thể tiết kiệm được hai trăm đô. Ấy là mức lương đấy đã cao hơn rất nhiều mức trung bình của công việc mà ban đầu tôi định xin. Nói chuyện nhiều với những người phục vụ bàn ở đây, tôi được biết thu nhập hàng tháng của họ khoảng ba trăm birr. Tôi thực sự không hiểu làm thế nào mà người ta sống được chỉ với mức thu nhập đó. Nhưng rồi nghĩ lại, con người là một loài có khả năng thích ứng vô cùng mãnh liệt. Kiếm được nhiều, tiêu nhiều. Kiếm được ít, tiêu ít. Ngày trước học cấp ba, một mình ở Hà Nội, tôi nhớ mình cũng chỉ tiêu hết ba trăm nghìn một tháng. Tôi cảm ơn anh chủ quán, nói rằng mình sẽ suy nghĩ về lời đề nghị này rồi đi bộ về nhà Mika. 4. Thịt sống mềm mềm, lành lạnh Vì internet ở Ethiopia quá khan hiếm, bất cứ nơi nào có wifi miễn phí đều trở thành huyền thoại. Huyền thoại gần nhà Mika nhất là khách sạn Jupiter. Đến đây, mọi người có thể gọi một ly trà khoảng mười tám birr và ngồi cả ngày dùng wifi của khách sạn. Một buổi chiều buồn buồn đang ngồi viết lách linh tinh thì tôi nhận được tin nhắn trên CouchSurfing từ một anh chàng tên là Hermann. Anh bảo anh vốn sinh ra ở Addis Ababa nhưng sau một thời gian dài lưu lạc, anh quay trở lại đây để nhận ra rằng hoặc là Addis đã thay đổi quá nhiều, hoặc là trí nhớ của anh quá kém nên anh cần phải khám phá lại thành phố này. Anh nghĩ, cách tốt nhất để khám phá là trò chuyện với những người cũng đang khám phá nó. Ah, tôi thích cách viết của anh chàng này. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở quảng trường Mexico. Mặc dù quảng trường rộng thênh thang và đông vui là thế, tôi vẫn có thể nhận ra anh từ cách cả chục mét. Tôi không hay dùng từ này để miêu tả ai đó tôi gặp trên CouchSurfing nhưng Hermann khá là lịch lãm. Anh khoác một chiếc áo măng tô thanh nhã, đi giày da, đôi mắt sáng lấp lánh sau cặp kính cận, mái tóc xoăn đỏ nhô hẳn lên giữa quảng trường. Nhìn anh giống một nhà thiết kế thời trang trong một góc phố nào đó ở châu Âu hơn là một tâm hồn lưu lạc trên CouchSurfing. - Nhìn anh không giống người Ethiopia.
  23. - Ừ. Bố đẻ anh là người Ý. Một câu trả lời vài chữ thôi mà bao nhiêu thông tin. Tôi muốn hỏi chuyện gì xảy ra với bố đẻ của anh nhưng nghĩ nó hơi riêng tư cho lần gặp đầu tiên nên lại thôi. Ý - Ethiopia là một mối tương quan phức tạp mà một con bé hiểu biết lịch sử chẳng đến đâu như tôi không dám bàn luận. Ý đã mang quân sang xâm chiếm Ethiopia nhưng thất bại sau năm năm và người Ethiopia rất tự hào rằng họ là quốc gia duy nhất ở châu Phi chưa từng bị đô hộ. Mặc dù chỉ có mặt ở Ethiopia năm năm, Ý đã kịp để lại không ít ảnh hưởng của mình lên đất nước này: người Ethiopia uống cà phê macchiato hàng ngày; pizza ở Ethiopia thì cực ngon và người ta gọi trung tâm Addis Ababa là Piassa theo tiếng Ý. Một di sản quan trọng khác của người Ý nơi đây đó là những đứa con lai Ý - Ethiopia. Tôi muốn hỏi về dòng máu Ý của anh, về việc người Ý sống ở Ethiopia những năm chiến tranh nhưng sợ không dám hỏi. Thấy mặt tôi cứ nghệt ra, anh như đọc được suy nghĩ của tôi, phá lên cười: - Từ từ anh sẽ giải thích cho em. Em uống trà Ethiopia chưa? Hồi còn đi học có một quán trà anh hay ngồi, không biết giờ còn mở không. Chúng tôi đi vào một con hẻm nhỏ, đến một cái quán nhỏ, ngồi xuống mấy cái ghế nhỏ ngoài vỉa hè nhìn ra đường. Có lẽ cả tôi và Hermann đều trông chẳng giống ai nên mọi người cứ nhìn hai đứa tôi cười khúc khích. Trà Ethiopia rất thơm, nồng nàn vị đinh hương, bạch đậu khấu và quế. Người dân nơi đây uống trà với đường, rất nhiều đường, ngọt lịm đến mức đầu lưỡi tôi cứ mềm nhũn ra. Thông thường, trà ở đây uống kèm bánh mỳ. Bẻ bánh mỳ ra, nhúng vào trà ăn như kiểu chấm bánh mỳ với sữa. Chỉ vậy thôi là người Ethiopia đã có một bữa sáng ngon lành. Uống trà xong, bất chợt anh hỏi: - Bụng của em thế nào? - Nhiều mỡ. - Ha ha ha, cái đấy thì anh biết - Anh chàng cười nhăn nhở - Ý anh là em ăn uống có hay bị ngộ độc không?
  24. - Không, em đến từ Việt Nam nên miễn dịch với ngộ độc thực phẩm rồi. - Tốt. Vậy bây giờ anh sẽ dẫn em đi ăn món truyền thống của Ethiopia. Đây được coi là một trong những món ăn sang trọng nhất. Hồi anh còn nhỏ, chỉ có dịp đám cưới hay lễ hội người ta mới phục vụ món này. Nghe đến đồ ăn là tôi sáng mắt lên, nuốt nước miếng ừng ực, chẳng cần hỏi thêm gì nữa, gật đầu cái rụp. Anh dẫn tôi đến một cửa hàng le lói ánh nến và giải thích ở Addis Ababa, mất điện là chuyện thường ngày ở huyện. Phía ngoài cửa hàng treo lủng lẳng từng tảng thịt bò tươi rói với từng tràng nội tạng, cạnh đó là một người đàn ông mặc áo choàng trắng kiểu bác sĩ bê bết máu, tay mài dao lia lịa. Phía trong lác đác vài cái bàn nhựa. Người bán hàng hỏi tôi muốn ăn phần nào, tôi chỉ đại vào một miếng nhìn ít mỡ. - Hai đứa ăn bao nhiêu? - Nửa cân anh nhé - Hermann trả lời. Anh bán hàng lấy con dao to đúng nghĩa dao mổ bò, xẻo ngay lấy một miếng nửa cân bắp bò. Sau đó anh cắt miếng thịt ra thành từng miếng vuông vức như viên súc sắc, bỏ vào đĩa mang ra bàn cùng với một đĩa muối ớt. - Ủa, thế mình phải tự nấu à? - Tôi ngơ ngác. - Hừ! Nấu làm gì! Thịt bò phải ăn sống thế này mới ngon. Ớt này cay lắm, đảm bảo giết chết hết mọi vi khuẩn. Như để làm chứng, Hermann nhón một viên thịt đỏ hỏn, chấm vào đĩa muối ớt, cho lên miệng, nhai ngấu nghiến rồi nuốt. Anh xuýt xoa: - Ngon thật. Lâu lắm rồi anh không được ăn thịt sống. Cả Addis Ababa chỉ có quán này là đảm bảo nhất, thịt tươi nhất. Tere Sega mà ăn ở quán nào thịt ôi thì thôi xong. Tôi bị khựng lại mất khoảng ba mươi giây, không biết nên nghĩ thế nào hay
  25. nên làm gì. Đây là món ăn mà anh kể với tôi sao? Món ăn sang trọng nhất của Ethiopia á? - Em không ăn được thịt sống à? - Đây chỉ là một câu hỏi tu từ thôi đúng không? Hermann phá lên cười. Thực sự lúc mới gặp, có đấm vào mặt tôi cũng không thể hình dung ra một anh chàng lịch lãm như Hermann lại có thể ngồi ăn thịt sống ngon lành đến thế. - Bọn bạn anh ở châu Âu nghe anh nói đến thịt sống thì sợ chết khiếp. Nhưng anh thấy nó bình thường. Từ nhỏ anh đã ăn món này. Mọi người xung quanh anh đều ăn món này mà có ai bị làm sao bao giờ đâu. Có vẻ như sau bao nhiêu năm lưu lạc ở trời Tây, anh vẫn giữ nguyên cho mình những thói quen rất Ethiopia. Tự nhiên tôi có cảm tình với anh. Nói chung, tôi rất ác cảm với những ai hồi nhỏ ăn mắm tôm rồi đi Tây vài năm về lại giả bộ nhăn mặt khi nhắc đến nó. Nhìn xung quanh, đúng là mọi người cũng đang bốc thịt sống ăn hồn nhiên như thể đây là điều bình thường nhất trên thế giới vậy. - Người Ethiopia ăn được thì em cũng ăn được - Tôi bảo anh. Rồi tôi cũng nhón một miếng, chấm thật nhiều muối ớt, nhắm mắt nhắm mũi cho lên miệng. Không hẳn là dai cũng không hẳn là nát, cứ mềm mềm, lành lạnh, ươn ướt. Vị thì ngòn ngọt, tanh tanh làm tôi liên tưởng đến máu. Ờ nhỉ, ở Việt Nam mình cũng ăn tiết canh, nghĩ ra còn đáng sợ hơn ấy chứ. 5. Quyết tâm vào South Omo (Awassa - Shashemene - Sodo - Arba Minch - Konso) Mika kêu tôi khùng, sang một châu lục mới mà chẳng có một quyển sách hướng dẫn du lịch nào.
  26. - Cơ bản em không thích rơi vào cái bẫy của sách hướng dẫn du lịch, chỉ đi đến những nơi người ta chỉ cho mình đến. Em thích sự bất ngờ - Tôi cãi cố. - Thế tức là nếu bây giờ anh đưa cho em một quyển guidebook em cũng không lấy luôn hả? - À, đấy lại là chuyện khác. Anh có sách à? Đưa em đọc đi - Tôi cảm giác như da mặt mình vừa dày thêm vài chục centimét. - Ừ, nhưng em giữ cẩn thận nhé còn để cho các bạn đến sau em đọc. Tôi hí hửng cầm quyển sách Bradt Guide cho Ethiopia, lật vội một lượt các trang. Tôi sững lại khi nhìn thấy bức ảnh chụp ngang một người phụ nữ tóc xoăn dính sát đầu, gần như trọc, da đen bóng, mắt nhìn thẳng, hiên ngang thách thức. Môi dưới chị tách rời hẳn ra, treo lủng lẳng ngang cằm. Cạnh đó là một bức ảnh mà cái môi tách rời đó đã được lấp kín bằng một cái đĩa to như đĩa ăn cơm, bập bênh trước khuôn mặt người phụ nữ như cái mỏ chim nối dài vậy. Tôi thấy đau nhói ở trên môi, như thể chính môi của tôi cũng bị cắt rời, kéo căng ra để nhét vừa cái đĩa ấy. Tôi đọc thêm thì được biết đây là tiêu chuẩn cái đẹp của họ. Phụ nữ có đĩa càng to thì của hồi môn càng nhiều. Vẫn biết văn hoá là khác biệt và tôi tôn trọng văn hoá những nơi tôi đã đi qua. Nhưng như thế này thì thực sự ám ảnh quá. Tôi quyết định sẽ tìm đến bộ tộc này. Đây là bộ tộc Mursi ở South Omo, thung lũng tận cùng phía Tây Nam của Ethiopia. Sách Bradt ghi một dòng chữ to đùng: “Tự đi đến South Omo là một điều không tưởng. Ngoại trừ một số làng nhỏ nằm rải rác theo trục đường Konso - Jinka, tất cả các ngôi làng còn lại đều không thể đến chỉ bằng đi bộ hay bằng các phương tiện công cộng”. Các sách hướng dẫn du lịch gợi ý việc đi tour hoặc thuê một chiếc xe land cruiser. Một chiếc land cruiser với người lái tốn không dưới một trăm đô một ngày, trong khi một tour đi trong một tuần tốn không dưới một nghìn hai trăm đô. Cả hai lựa chọn này hiển nhiên đều không dành cho tôi. Nói chuyện với một số dân ba lô ở Ethiopia tôi nhận ra rằng tất cả mọi người đều lảng tránh South Omo. “Nếu em muốn ném tiền qua cửa sổ thì cứ đi đi,” một cô gái Slovakia bảo tôi. Cô đã xuống tận Awassa, nửa đường xuống phía Nam nhưng rồi lại quay về. Đi ba lô ở đấy nghe cứ như là truyện cổ tích vậy.
  27. Đúng lúc đấy, tôi được biết Fidel, bạn nhai “khat”[2] của Hermann đang có lịch xuống Awassa. Một ý tưởng chợt loé lên trong đầu tôi. Tôi xin Fidel cho đi ké xuống Awassa. [2] Khat: Một loại lá có tính kích thích làm quên cảm giác đói và mệt. - Awassa đẹp lắm, em nên đến thăm. Nhưng anh chỉ ở đấy mấy tiếng thôi đấy - Fidel bảo tôi. - Dạ không sao. Anh cho em đi nhờ xe xuống đấy thôi, em sẽ đi thăm thú ở quanh khu đó. Ở Awassa, chúng tôi tình cờ gặp Alex, một anh chàng lập dị người Ireland hiện đang xây dựng một khu nghỉ dưỡng sinh thái ở Konso. Anh chàng chỉ cười khẩy khi tôi nói với anh kế hoạch của mình. - Em định đi xuống South Omo như thế nào? Đi bộ từ làng này đến làng kia tốn hàng ngày trời. - Em sẽ đi nhờ xe. - Ha ha ha, thế thì chúc em may mắn nhé - Anh chàng cười chán chê rồi phủi mông đứng dậy. Fidel lo lắng ra mặt: - Em có chắc là em muốn làm điều đó không? Đấy là một khu vực vẫn còn hoang sơ mọi rợ. Ở đấy không có điện, không có nước. Người dân không nói tiếng Anh, họ thậm chí còn chẳng biết chữ. Em có thể bị cướp, bị tấn công mà chẳng có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ ai cả. - Insha’Allah[3]. [3] Insha’Allah (tiếng Ả Rập) nghĩa là: nếu ý Chúa muốn. Fidel cốc cho tôi một cái rõ đau vào đầu trước khi quay trở lại Addis Ababa.
  28. Không có nhiều thông tin về đi lại ở South Omo cho những kẻ lữ hành độc lập. Thậm chí tìm được một cái bản đồ vẽ vội ở trên mạng cũng đã là một kỳ tích. Từ những thông tin tìm hiểu được ở những người tôi gặp, tôi được biết Konso và Jinka là hai căn cứ phổ biến nhất để khám phá thung lũng. Tôi chọn Konso vì nó gần hơn. Sau hai ngày hành xác trên xe chợ, đi qua đủ loại địa hình nhìn gần giống như là đường, ngủ qua đêm trong một nhà nghỉ không điện, không nước với nhà vệ sinh ở cách đó phải vài trăm mét ở Arba Minch, cuối cùng tôi cũng đến được Konso vào lúc hoàng hôn. Tôi cứ đinh ninh rằng ông lái xe lừa mình đây. Người ta gọi đây là thành phố ư!!? Cả thành phố chỉ bao gồm một tá ngôi nhà xập xệ và vài khách sạn tồi tàn tản mát xung quanh trạm xăng. Tôi tìm cho mình căn phòng rẻ nhất có thể ở khách sạn St. Mary, sau khi đã cãi nhau một trận nảy lửa với chủ khách sạn để lấy được giá chuẩn chứ không phải giá cho faranji. Những ai đã từng đến Ethiopia chắc chắn sẽ nghe từ này rất nhiều. Ở đây, nếu bạn là người nước ngoài, người ta sẽ đi theo bạn và luôn miệng: “Faranji, money, faranji, money”. Bởi vì tôi là faranji duy nhất ở khách sạn này nên tôi đi sang khách sạn cạnh đó để nói chuyện với các khách du lịch khác, hy vọng tìm kiếm được thông tin có ích. Tôi gặp một người đàn ông trung niên người Mỹ đi một mình và Sylvain, một anh chàng người Pháp đi theo nhóm. Cả hai đều đi xe land cruiser. - Khỉ thật. Chắc em là người nghèo duy nhất đi vào đây quá. - Yeah - Sylvain cười khúc khích - Em là người đầu tiên anh gặp mà không có xe đấy. - Cái anh nghĩ em nên làm là tìm ai đó giống như bọn anh - Người đàn ông trung niên chỉ vào mình rồi chỉ vào Sylvain - Và xin đi nhờ xe. Tiếc là bọn anh đã thăm hết cả thung lũng rồi, mai là lên đường quay trở lại Addis Ababa thôi. Hoá ra tôi đã chọn nhầm chỗ để bắt đầu. Bởi vì tất cả mọi người đều đi theo tour, tất cả mọi người đều có cùng một lịch trình: Addis Ababa - Arba Minch - Jinka - làng người Mursi - Turmi - Key Afar - Konso - Arba Minch - Addis Ababa. Tuy không đi nhờ xe được với họ nhưng tôi lấy được rất nhiều thông tin quý báu về các bộ tộc, về những ngôi làng truyền thống và quan trọng nhất là thông tin về thứ mà tất cả khách du lịch ở đây đều săn tìm: chợ phiên truyền thống. Người ta chỉ họp chợ một hay hai lần một tuần ở mỗi thị trấn. “Em phải
  29. đến xem chợ phiên. Nó không giống bất cứ một thứ gì ở thế giới hiện đại cả. Cứ như thể là em bị lôi ngược trở lại thời kỳ bộ lạc vậy”. Vậy là không có gì tôi có thể làm ở thời điểm đó. Nếu muốn đi nhờ xe với khách du lịch, tôi phải khởi đầu ở Jinka, khoảng ba đến bốn trăm kilômét phía Nam Konso. Tôi nói chuyện với hai anh chàng và nhóm bạn của họ thêm một lúc nữa rồi cáo lui về khách sạn để nghỉ ngơi sớm. Từ ngày mai, tôi sẽ một mình dấn thân vào lãnh thổ xa lạ của South Omo, một trong những khu vực khó tiếp cận nhất trên thế giới, cái nôi của nhân loại. - Ta ba lô ở South Omo - Sylvain nhún vai khi chúng tôi chia tay - Chúc em may mắn. Cảm ơn anh. Đó chính xác là những gì mà em cần đấy. Lời cảm ơn Mọi người hay nói tôi là người may mắn hay được quý nhân phù trợ, và quả thực bây giờ khi ngồi viết lời cảm ơn này, tôi mới giật mình nhận ra rằng để viết hết tên những người đã giúp đỡ mình, có lẽ tôi phải cần riêng một quyển sách. Con cảm ơn bố mẹ đã chấp nhận con đường con đi. Cảm ơn anh Tuấn và các anh chị bên Quảng Văn đã không quản lễ tết, cuối tuần, làm việc thâu đêm suốt sáng để giúp sách của em ra đúng thời hạn. Cảm ơn anh Jeet Zdung với những hình vẽ cực kỳ có hồn cho “Chip hôi phiêu lưu ký”, mặc dù thỉnh thoảng anh lên cơn căm thù em, vẽ em rất “bếu” và rất dễ ghét. Cảm ơn dịch vụ tìm kiếm máy bay tuyệt vời của avia.vn cùng chị Nat Nguyễn dễ thương. Cảm ơn anh Sơn cùng đội ngũ Tiki.vn đã ủng hộ và tư vấn em rất nhiều khi em còn lúng túng không biết ra mắt ra sao. Cảm ơn anh Lê Hồng Long và Outdoor Club luôn sẵn sang giúp đỡ em bất cứ vấn đề gì. Cảm ơn anh Tùng Tabalô đã chịu khó đọc bản thảo đầu tiên đầy sạn của em và tỉ mỉ nhặt ra từng hạt. Cảm ơn các anh chị bên Phuot.vn đã ủng hộ em những ngày em mới bắt đầu chuyến đi. Cháu cảm ơn bác
  30. Nguyễn Lân Dũng và Vũ Khoan đã cho cháu trích lời trên bìa sách. Cảm ơn anh Bút Chì đã đầu tư công sức giúp em làm bìa. Cảm ơn anh Kiên 44 suốt mấy năm trời tài trợ host cho blog của em, và em cảm ơn anh Jacob Trần đã giúp em quản trị nó. Em cảm ơn các anh chị Viettel bên Mozambique đã giúp đỡ cưu mang em khi em sống dở chết dở giữa Châu Phi. Cảm ơn Kristina đã là một sếp tuyệt vời của em bên Cốc Cốc, thỉnh thoảng lại cho em nghỉ đột xuất không thông báo trước để thỏa mãn cái chân chạy. Và em cũng xin cảm ơn anh Tuấn SH, anh Long Lắc Lư, các anh chị Baomoi.com, anh Hiếu Henry Nguyễn và vô số những người khác nữa. Và mặc dù tôi biết là sẽ không có ai tôi cảm ơn sau đây có thể đọc được tiếng Việt, tôi vẫn muốn ghi ra để có thể chụp ảnh gửi lại cho mọi người. Cảm ơn Mika, người bạn đầu tiên khi tôi đặt chân đến lục địa đen. Cảm ơn bác Mwega, Violet và mọi người ở Karika vì đã cưu mang cháu những ngày cháu ở Kenya. Cảm ơn Jack vì đã cho em mượn bình xịt hơi cay. Cảm ơn Howard vì đã là bạn của tớ. Cảm ơn Shak vì những món ăn Việt Nam tuyệt vời. Cảm ơn Paul, bác Elizabeth và gia đình vì đã là chỗ dựa tinh thần của cháu khi cháu bị khủng hoảng ở Kenya và Tanzania. Cuối cũng, tôi xin cảm ơn những độc giả tuyệt vời của tôi đã nhẫn nại đi qua hết mấy trăm trang sách của cuốn sách này. Chính các bạn là động lực để tôi tiếp tục viết và tiếp tục chia sẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
  31. 1. This time for Africa Trước khi đến Châu Phi, lục địa này hoàn toàn là một điểm đen trong tâm trí tôi, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi thật sự không biết mốt tí tị ti gì về Châu Phi. Khi nghe tôi chuẩn bị sang Ethiopia, Asher hỏi: “Bay sang Addis Ababa à?” Tôi ngớ người ra: “Addis Ababa là gì?” Anh chàng sạc cho tôi một trận: - Là thủ đô của cái nước mày chuẩn bị qua đấy. Chả biết gì về Châu Phi mà cũng đòi sang. - Ơ hay, vì không biết về Châu Phi nên mới phải sang để mà biết chứ! Phần lớn các tên các nước Châu Phi tôi chưa nghe đến bao giờ, đừng nói đến thủ đô của chúng. Xin visa thế nào, đi lại ra sao, ăn tiêu cái gì, tôi chưa thể hình dung. Tất cả những gì tôi biết về Châu Phi chỉ là hạn hán, nạn đói, nội chiến đọc được trên báo chí và những kinh nghiệm nửa kiểu chia sẻ, nửa kiểu răn đe của Asher. Cách đó ba năm, trong chuyến xách ba lô lên và đi của mình, anh cũng đã làm một chuyến đến Châu Phi. Những kế hoạch tươi đẹp đi dọc chiều dài Châu Phi từ Ai Cập xuống Nam Phi của anh chỉ thực hiện đến Uganda là anh phải bỏ của chạy lấy người, bay thẳng về Châu Âu, trở lại với thế giới văn minh. - Châu Phi là như thế đấy mày ạ. Tao cũng không biết phải giải thích thế nào. Người dân ở đấy nghĩ rất khác, sống rất khác, mọi chuyện cứ như xảy ra theo một quỹ đạo khác. Thái độ không phải là thù địch nhưng rất khó chịu. Ngày ngày nó cứ găm vào tâm trí, ăn mòn sức chịu đựng của mày đến mức mày không chịu đựng được nữa phải nổ tung ra. Một đứa coi trời bằng vung, chẳng sợ gì chỉ sợ chán như Asher mà còn nói như thế thì không biết Châu Phi thực sự như thế nào? - Nhưng mày cứ đi đi. Mày đến từ Việt Nam, có khi mày lại thích nó.
  32. Câu nói của Asher làm tôi suýt sặc. Sau khi nghiên cứu bản đồ và thăm dò thông tin trên mạng, tôi quyết định mình sẽ đi dọc bờ phía Đông của Châu Phi, cái trục mà dân đi bụi hay gọi là Cairo – Cape Town theo tên của hai thành phố ở hai đầu Bắc Nam của châu lục này. Nhưng sau hơn một năm xách ba lô lên và đi, tôi đã thấm thía được rằng tất cả chỉ mang tính tương đối. Lịch trình có đặt ra cũng chỉ mang tính tương đối. Lịch trình có lập ra âu cũng chỉ để đối chiếu. Đi rồi mới biết chẳng có gì là giống như mình lên kế hoạch cả. Tôi chỉ có thể định hướng đi của mình là như thế và đánh dấu một số điểm đên không muốn bỏ qua, còn lại đường đi nước bước cụ thể thế nào thì phải tùy cơ ứng biến. Nước tiếp theo sau Ai Cập trong trục đường của tôi là Sudan. Mặc đù đã nghe kể nhiều về cảnh đẹp như mơ và những con người quá ư thân thiện của đất nước này nhưng tôi đành cắn răng bỏ qua vì với visa Isarel trong hộ chiếu của tôi thì đừng hòng chính quyền Sudan cấp visa cho tôi. Lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, tôi đành đặt vé bay thẳng từ Ai Cập xuống Ethiopia. Để lấy được visa đi Ethiopia cũng không phải chuyện đơn giản. Ban đầu, tôi xin visa từ đại sứ quán Ethiopia ở Ai Cập thì bị từ chối thẳng thừng vì họ chỉ nhận hồ sơ của những người sinh sống ở Ai Cập thôi. Tôi đưa lý do là Ethiopia không có đại sứ quán ở Việt Nam thì họ bảo tôi sang nước lân cận như Thái Lan hay Trung Quốc để xin. Tôi nhờ đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tác động cũng không được. Nghĩ họ cố tình làm khó mình, tôi đã cáu đến mức thề sống thề chết sẽ không thèm sang Ethiopia nữa. Nhưng khi sang đến Israel, tình cờ đi ngang qua đại sứ quán Ethiopia, tôi quên hết mọi ân oán giang hồ vào xin tiếp. Ai ngờ bác phụ trách visa chỉ hỏi tôi mấy câu rồi gật đầu cái rụp. Mười lăm phút sau, hai mươi lăm đô la tôi đã có visa sang Ethiopia ba tháng. Những tưởng có visa, có vé máy bay là có thể ung dung cất cánh, nhưng rồi tôi vẫn bị một phen đau tim ở Cairo. Sô là tôi không có visa vào hẳn Ai Cập, mà chỉ được phép vào khu vực Sinai. Sinai cũng thuộc Ai Cập, nhưng bán đảo này có chính sách visa riêng. Họ miễn visa cho bất kỳ ai muốn du lịch ở đây. Để tiết kiệm tiền, chuyến bay Sinai – Ethiopia của tôi quá cảnh ở Cairo, Ai Cập. Khi xuống đến Cairo, tôi phát hiện ra mình hạ cánh ở sân bay nội địa Cairo, tức là có thể thoải mái ra ngoài mà không phải đi qua hải quan. Thế là tôi tranh thủ đến thăm gia đình Ảmr và những người bạn tôi quen ở đây, không quên cầm theo số
  33. của đại sứ quán Việt Nam ở Ai Cập để chẳng may có bị kết tội nhập cư bất hợp pháp thì còn có người để cầu cứu. Nhưng thật may, ngoại trừ nửa tiếng bị giữ ở lại sân bay để kiểm tra thì không có chuyện gì xảy ra cả. Chuyến bay của tôi khởi hành lúc hai giờ năm mươi sáng. Cảm nhận đầu tiên trên chuyến bay đầu tiên ở Châu Phi của tôi là nó hơi hôi hôi. Lúc đó tôi đã thầm nghĩ: “Đúng là Châu Phi.” Do không biết gì về Ethiopia, tôi đã hy vọng lên máy bay có thể hỏi chuyện người ngồi cạnh, nhưng bác ngồi cạnh tôi vừa đặt mông xuống là ngủ như chết. Lạnh! Châu Phi mà lại lạnh làm tôi cứ nghĩ mình vẫn còn mơ ngủ mà bước chân nhầm xuống trời cuối thu Hà Nội chứ! Cái lạnh Ethiopia không gay gắt như cái lạnh trên dãy Himalaya nhưng cũng đủ làm tôi rùng mình, cảm giác như vừa bước ra khỏi chăn sáng sớm đầu đông vậy. Những người xung quanh tôi rục rịch khoác thêm áo lên người nhưng tôi kiên quyết không mặc áo khoác ngoài. Tôi muốn để cái lạnh thấm vào từng thớ da thớ thịt, hít một hơi thật sâu để cái lạnh ngấm vào cả gan, cả phổi, để gió len lỏi vào từng chân tơ kẽ tóc, để không bao giờ có thể quên cái lạnh đầu tiên của tôi ở Châu Phi. Châu Phi ơi, còn bao nhiêu bất ngờ đang đợi ta phía trước nữa? 2. Alice ở xứ xở thần tiên Tôi đổi toàn bộ số tiền đang có sang đồng birr của Ethiopia, được khoảng bốn trăm birr (đọc là bơ với âm r ở cuối). Điện thoại hết pin, tôi phải dùng đủ loại ngôn ngữ cử chỉ để mượn điện thoại của một bác taxi gọi tới cho Elena. Elena là chủ tịch AIESEC, một tổ chức sinh viên chuyên gửi sinh viên đi thực tập ở nước ngoài. Trước khi sang đây, tôi đã viết thư xin gia nhập tổ chức để biết đâu có thể đi thực tập ở Ethiopia hay nước nào đó ở Châu Phi. Elena viết thư trả lời lại rằng rất ấn tượng với blog và hồ sơ của tôi nên cũng rất mong có thể gặp tôi trực tiếp để xem tôi có đủ tiêu chuẩn không. Chị cũng bảo sẽ sắp xếp người ra đón tôi ở
  34. sân bay. Nhưng khi tôi gọi điện cho chị, chị lại bảo là chị không đến đón được và cho tôi địa chỉ để tôi đến. Do không biết địa chỉ đó ở đâu, tôi đưa điện thoại cho bác taxi để hai người trò chuyện với nhau bằng tiếng Amheric, quốc ngữ của Ethiopia. Chẳng hiểu hai người nói chuyện rồi cãi nhau cái gì mà Elena cúp máy cái rụp làm tôi ngơ ngác không hiểu chuyện gì diễn ra. Tôi muốn gọi cho Mika, người đã đồng ý hồ sơ tôi trên CouchSurfing[1] nhưng ngại không muốn mượn điện thoại của ai nữa. Không biết đi đâu về đâu, phản ứng của tôi là đi về trung tâm thành phố. Nhưng vấn đề là tôi cũng chẳng biết trung tâm thành phố là ở đâu. Các bác lái xe nhao nhao giải thích và đưa giá trên trời. [1]CouchSurfing: là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba lô. - Cháu có biết trung tâm nó ở đâu không? Xa lắm. Giá thế này là còn rẻ đấy. - Cháu không biết nó ở đâu, nhưng cháu đã hỏi chuyện người trên máy bay và họ nói giả chỉ bẳng nửa giá của bác. Họ chẳng thèm nghe tôi nói mà cứ ra sức kéo ba lô của tôi lên xe. Bực mình, tôi quyết định sẽ đi bộ, tìm mua SIM điện thoại ở đâu đó rồi gọi cho Mika. Ở cổng sân bay, bất chợt một loạt xe van (xe thùng) sơn xanh trắng chạy qua. Phụ xe mở cửa hét toáng lên phía tôi, thế là tôi nhảy lên. - Giá vé bao nhiêu ạ? - Hai mươi lăm birr. Rồi tự nhiên tôi thấy một người trả hai birr. - Hai birr thôi chứ? - Không, đấy là tùy thuộc vào em đi đâu. Tôi quay ra hỏi mấy người xunh quanh nhưng ai cũng lấm lét nhìn người lái xe rồi trả lời không biết. Bực nhỉ, cả xe mà chả có ai la đồng minh với mình à?
  35. - Em sẽ không trả cao hơn giá địa phương đâu. - Ghê gớm nhỉ. Được rồi, năm birr. Nghe cũng không đến nỗi nào. Tôi đưa anh một đồng một trăm birr, anh trả lại tôi tám mươi lăm birr. - Anh này, đây là tám mươi lăm birr mà. - Ơ chưa đủ à? Thêm một birr nữa nhé. Cái gì thế này? Tôi biết không ít người sẽ bỏ cuộc vì họ thấy không đáng để tranh cãi chỉ vì nửa đô. Tiền không phải là toàn bộ vấn đề mà cảm giác bị lừa khiến tô bực mình hết sức. - Trả lại em mười birr – Tôi hét lên. - Đây, mười birr của em đây. Lát sau tôi hỏi được giá xe buýt từ những người trên phố: một birr hai mươi lăm cho quãng đường ngắn, hai cho quãng đường trung bình và ba birr sáu cho quãng đường dài. Đi vài ngày là tôi đã khá quen với cách tính ngắn dài ở đây. Tôi phát hiện ra rằng ở Ethiopia, xe buýt thường xuyên tảng lờ không trả tiền thừa cho khách nước ngoài, và khi họ trả cũng trả không đúng. Trong khi với khách địa phương thì họ luôn trả đủ. Sự phân biệt đối xử này không chỉ dừng lại ở xe buýt mà còn với tất cả mọi thứ khác ở Ethiopia. Nhiều lúc tôi cáu phát điên lên mới thấy đồng cảm ghê ghớm với khách nước ngoài đến Việt Nam bị chặt chém. Tôi dừng lại ở Abyssinia, nơi mà mọi người nói với tôi là trung tâm thành phố. Hai anh chàng địa phương tiếp cận tôi đề nghị giúp đỡ. Họ nói họ là nhạc sỹ, thấy tôi có vẻ mất phương hướng nên muốn giúp đỡ tôi. Họ nói tiếng Anh tốt, tóc rasta giống Bob Marley nên tự nhiên tôi thấy có cảm tình. Tôi bảo với họ rằng tôi cần tìm mua SIM điện thoại.
  36. - SIM dùng cho Addis là ba trăm birr, dùng cho cả Ethiopia là bốn trăm birr. Như thế có nghĩa là đắt hơn cả Israel, trong khi Ethiopia nghèo hơn bao nhiêu. Không ổn tí nào cả. Họ dẫn tôi đến một quán bán SIM để kiểm tra, nhưng họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Amheric thì làm sao mà tôi hiểu được. - Ba trăm là chuẩn rồi đấy. Em không có tiền à? Anh có hai SIM, anh để lại cho em một SIM giá hai trăm năm mươi birr rồi anh mua SIM khác cũng được. - Vẫn đắt quá. Lúc đó, tôi mới giật mình nhận ra rằng họ tiếp cận tôi chẳng vì bạn bè gì cả. Họ chỉ muốn kiếm tiền từ tôi thôi. Vậy mà tôi đã tin tưởng rồi lại có cảm tình với họ nữa chứ. Tự nhiên tôi thấy mình dại, mình ngu, rồi tự nhiên thấy thương mình ghê gớm. Bay cả đêm mới tới đây, bụng đói meo, lưng đeo ba lô mười lăm cân nằng trình trịch, thế mà sao ai cũng muốn lừa tôi thế này? Tôi quay lưng bỏ đi. Một đám đàn ông, phụ nữ, trẻ em chạy theo, kéo áo, kéo ba lô tôi í éo: “Money, money, give me money”. Tôi vừa đẩy họ ra, vừa cố gắng không bật khóc. Chợt một bác thợ may vẫy tay về phía tôi: - Vào đây ngồi nghỉ đã cháu. Bác có khuôn mặt hết sức nhân hậu. Đến lúc ấy, tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào con người nhưng quá mệt để có thể đi tiếp. Cửa hàng bác nhỏ xíu, chỉ đặt vừa một cái máy khâu và một cái ghế. - Người dân ở đây là thế, cứ thấy người nước ngoài là họ nghĩ đến tiền. Bác chỉ cho tôi sang quán bên cạnh để mua SIM. Hóa ra, một cái SIM ở đây có giá chỉ sáu mươi birr, nhưng tôi không thể mua được vì tôi không phải là người Ethiopia. Tôi nhờ bác gọi cho Mika để lấy địa chỉ. Bác bảo Mika hẹn gặp tôi lúc chín giờ. - Bây giờ là mấy giờ ạ?
  37. - Năm giờ. - Không thể nào. Cháu vừa đến đây lúc tám giờ sáng. Chẳng lẽ cháu ngất xỉu ở đâu mà không để ý thời gian à? - Không, giờ là năm giờ. Cháu nhìn đồng hồ này. Đợi bốn tiếng nữa cháu sẽ gặp bạn cháu. Hoang mang, tôi chạy ra phố hỏi giờ mọi người. Người thì nói là năm, người thì nói là mười một giờ. Chuyện gì đang diễn ra thế này? Tôi đi lạc vào thế giới nào chăng? Tôi định chạy đến hỏi chuyện một cô bạn tầm tuổi tôi thì bác thợ may thì thầm. - Gái bán hoa đấy. Thì ra đây là khu vực nhạy cảm của thành phố. Một cô gái khác bước đến gần tôi, áo hai dây và trang điểm cực đậm. Suy nghĩ tự nhiên của tôi là cô cũng làm cùng nghề với cô gái kia. Nhưng cô bạn nói tiếng Anh rất tốt. Cô phá lên cười khi tôi hỏi về giờ. Ở Ethiopia, ngày không bắt đầu từ lúc nửa đêm mà được tính từ lúc mặt trời mọc lên, bảy giờ sáng quốc tế là một giờ sáng giờ Ethiopia. Bây giờ đang là mùa hè ở Ethiopia, nhưng không như mọi người nghĩ, mùa hè mới là thời gian lạnh, còn mùa đông thì lại nóng. Mika hẹn tôi lúc chín giờ Ethiopia, tức là ba giờ chiều Châu Âu như mọi người ở đây gọi. - Ấy định làm gì từ bây giờ cho đến lúc đấy? - Tớ cũng chưa biết nữa. - Sao ấy không đến nhà tớ chơi. Đến thời điểm này thì tôi chẳng quan tâm đến việc cô làm nghề gì nữa. Tôi nhìn bác thợ may, bác gật đầu. Tôi đi theo cô vào một ngõ nhỏ đầy rác và ngập ngụa nước thải. Ở giữa khu ổ chuột là một ngôi nhà cấp bốn xinh xắn. Một
  38. người đàn ông to cao, bặm trợn ra mở cửa. Ông nhìn khác gì một ông trùm mafia trong phim Hollywood. Trong nhà nghi ngút khói. Tôi hơi chùn chân. - Đây là chú của tớ. Tôi thật có trí tưởng tượng phong phú quá đây mà. Cô bạn này hóa ra là sinh viên ngành y. Cô rất thích nghịch tóc tôi. - Tóc ấy mềm nhỉ. Tôi cũng chạm vào tóc cô ấy. Tóc cô ấy xoăn và cứng, cảm giác cứ dài ra là xoăn tít, cuốn lại phía da đầu. Tôi tỏ vẻ thông cảm: - Hay ấy thử đổi dầu gội xem sao. Cô phá lên cười: - Ai mà tạo ra loại dầu gội có thể làm tóc người Châu Phi thẳng và mềm được thì chắc chắn sẽ thành tỉ phú. Người Ethiopia có tóc của người Châu Phi nhưng da lại không quá đen mà màu nâu đậm rất đẹp. Mới ngày đầu tiên sang đây mà tôi đã phát hiện ra quá trời cái mình hiểu sai về Châu Phi. Ngày xưa tôi còn tưởng người Châu Phi da đen vì cháy nắng nữa chứ. - Ấy muốn ăn trưa món gì? Ôi thích thế, lại còn được mời ăn trưa nữa! - Đồ ăn Ethiopia ấy ạ. Chị giúp việc trong nhà mang ra cho tôi injera, loại bánh mỳ nóng nhưng xốp và rất chua mà người Ethiopia ăn hàng ngày. Tôi cắn thử một miếng rồi nhăn
  39. mặt vì chua quá. Cả nhà phá lên cười. - Từ từ, ấy phải ăn với “wat”. Wat nghĩa là nước chấm. Hôm đấy là ngày ăn chay nên họ chỉ có wat từ đậu lăng. Thương tôi đói, mọi người làm thêm trứng cho tôi ăn. - Gọi cho tớ nếu ấy cần giúp đỡ gì. Nếu ở chỗ ban ấy không thoải mái, ấy có thể đến ở nhà tớ. Nhân tiện tên tớ là Sawrawit nhưng mọi người vẫn gọi tớ là Berry. Thật lạ đôi khi chúng ta có thể nói chuyện với nhau như thân quen lắm rồi mà chẳng hề biết tên nhau. Tôi cảm ơn rối rít rồi mày mò tìm đường xe buýt đi đến nhà Mika. Chuyến phiêu lưu của tôi ở Ethiopia mới chỉ bắt đầu. Tối hôm đấy, tôi đã viết mấy bài học sau: 1. Luôn luôn tìm hiểu trước khoảng cách từ sân bay về thành phố cũng như giá cả đi lại. Một trang tôi hay dùng là Nếu không tìm được thông tin trên mạng thì hỏi người đi cùng máy bay, xe buýt. 2. Khi mua bán, nếu không có bảng giá thì hãy là người trả cuối cùng sau khi đã xem mọi người trả thế nào. 3. Luôn đếm tiền thừa. 4. Ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Ta phải chịu khó tìm người tốt và kết thân với họ.
  40. 3. Tìm việc ở Addis Ababa Mika có lẽ là người đầu tiên tôi gặp để râu quai nón mà nhìn vẫn hiền như cục đất. Tóc anh không xoăn dính sát đầu mà lại xù lên như đống rơm nên cứ rảnh là anh phải đi tết tóc. Anh sống cùng bạn gái Corine ở trong một căn hộ chung cư nằm ngay trên đường Boleh, con đường chính của thành phố - nơi tập trung các đại sứ quán. Đôi này có lắm cái buồn cười. Mika có vóc dáng điển hình của con trai Ethiopia: gầy và nhỏ. Trong khi đó Corine lại có vóc dáng điển hình của con gái Bỉ: to và cao. Thế là khi xem phim, Mika không bế bạn gái mà ngồi vào lòng bạn gái. Mika lâu lâu lại thèm thuốc lá, trong khi bạn gái anh thì rất ghét mùi thuốc. Thế nên thỉnh thoảng, anh giả vờ lẩn ra ban công hóng gió. Corine từ trong phòng gọi ra: - Anh yêu ơi, anh làm gì lâu vậy? Anh lại hút thuốc à? - Anh đứng đây cho mát, đâu có hút thuốc đâu. - Lát nữa anh phải hôn em ngay mà không được đánh răng đâu đấy. Anh biết là em rất tinh, ngửi là biết có hút thuốc hay không. - Em ơi, cả tuần nay anh mới hút điều này là điếu đầu tiên – Mika đổi giọng ngay – Anh đã cố lắm rồi đấy nhưng lực bất tòng tâm, vứt bao thuốc xuống rồi lại phải nhặt nó lên. Anh chỉ hút một điếu thôi mà, anh năn nỉ đấy. Tôi ngồi nghe mà cười đau hết cả ruột. Vì Corine bận làm luận án tiến sỹ, tôi nói chuyện với Mika nhiều hơn. Anh hiền khô và tốt bụng kinh khủng. Biết người nước ngoài không mua được SIM ở Ethiopia, anh mua một SIM để ai đến ở nhờ nhà anh thì anh cho mượn. Biết tôi hết tiền, anh chỉ cho tôi cách kiếm tiền. - Em viết tốt thế lên oDesk nhận việc về mà làm. Đầy công việc viết lách. - oDesk là gì anh?
  41. - Trời, trang web lớn thế mà em không biết à? Đùa anh chút cho vui, tôi mang tiếng là làm việc trên internet bao nhiêu năm nay mà lại phải để một người bạn Châu Phi dạy về cái này à? oDesk là trang về việc làm tự do lớn nhất thế giới. Các công việc trên này chủ yếu là lập trình, thiết kế, viết lách. Tôi tạo một hồ sơ, giới thiệu về kỹ năng của mình rồi apply một số công việc nhưng chẳng có ai nhận tôi cả. Mika bảo tôi phải kiên trì. Những người mới thường khó tìm việc hơn vì hồ sơ của họ chưa có gì để làm chứng. Hơn nữa công việc ở đó tuyển rất nhanh. Người ứng tuyển hầu như lúc nào cũng phải online trong khi tôi không có đường internet thường xuyên. Internet ở Ethiopia vẫn do nhà nước độc quyền nên rất đắt đỏ. Nhà Mika chỉ có một cục G, khi nào anh không dùng thì tôi mới mượn được. Tôi quyết định vẫn nộp đơn trên oDesk nhưng vẫn ra ngoài tìm thêm việc. Yêu cầu của tôi rất đơn giản: chỉ cần có đủ tiền ăn và tiết kiệm một chút là được. Mika bảo có thể cho tôi ở nhà miễn phí cho đến khi nào tôi có đủ tiền đi tiếp. Chiến lược tìm việc của tôi cũng rất đơn giản: ra đường thấy đâu có việc thì xin. Những chỗ có thể có việc cho tôi là các nhà hàng, quán café, khách sạn. Lý do đầu tiên là những công việc thường không đòi hỏi quá cao, có thể làm thời gian ngắn mà không cần work permit (giấy phép làm việc). Lý do khác là tôi thích những công việc dịch vụ thế này: nhẹ nhàng, không phải nghĩ nhiều mà lại cho tôi cơ hội quan sát người dân bản xứ. Đến đâu xin việc người ta cũng tưởng tôi nói đùa. - Em là faranji mà lại phải xin việc ở Ethiopia à? - Faranji hết tiền thì cũng phải làm việc chứ. - Faranji mà lại hết tiền à? Ngưởi ta phá lên cười “Faranji” trong tiếng Amheric có nghĩa giống “Tây” trong tiếng Việt của mình vậy. Giống như nhiều người Việt Nam mặc định Tây là giàu, người Ethiopia mặc định cứ “faranji” là có tiền. Nghĩ ra cũng có lý. Cứ ai có tiền đến nước họ là giàu hơn họ rồi. Tôi bị từ chối không phải vì tôi không làm được việc, mà vì “chỗ này xấu xấu bẩn bẩn, không xứng để cho rằng một
  42. “faranji như em làm”. Chán nản, tôi uể oải bước vào một quán café ở cuối đường. Cả ngày hôm nay đi bộ nên chân tôi đã mỏi nhừ. Anh chủ quán sau khi nghe tôi kể lể thì rất thông cảm. Anh bảo anh sẽ xem xét. - Em không ngại việc chân tay đâu. Cho em làm bồi bàn cũng được. - Không, không, faranji như em sao lại đi phục vụ bàn. Em có biết về marketing không? Marketing thì đúng là nghề của nàng. Sau khi nghe xong về kinh nghiệm làm việc của tôi, anh chủ quán rất hào hứng. Anh bảo cần người phụ trách marketing, giúp anh tổ chức sự kiện cho quán. - Nếu em chịu, em có thể bắt đầu làm việc ngay với mức lương tám trăm birr một tháng. Ăn hai bữa quán lo. Chỗ ở anh sẽ sắp xếp cho em. Tám trăm birr tức là khoảng năm mươi đô la lúc bấy giờ. Như vậy, nếu chỉ làm việc mà không tiêu bất cứ thứ gì, tôi phải làm khoảng bốn tháng mới tiết kiệm được hai trăm đô. Ấy là mức lương đã cao hơn rất nhiều mức trung bình của công việc ban đầu tôi định xin. Nói chuyện nhiều với những người phục vụ bàn ở đây, tôi được biết thu nhập hàng tháng của họ khoảng ba trăm birr. Tôi thực sự không hiểu làm thế nào mà người ta sống được chỉ với mức thu nhập đó. Nhưng rồi nghĩ lại, con người là loài có khả năng thích ứng vô cùng mãnh liệt. Kiếm được nhiều tiền, tiêu nhiều. Kiếm được ít, tiêu ít. Ngày trước học cấp ba, một mình ở Hà Nội, tôi nhớ mình cũng tiêu hết ba trăm nghìn một tháng. Tôi cảm ơn anh chủ quán, nói rằng mình sẽ suy nghĩ về lời đề nghị này rồi đi bộ về nhà Mika. 4. Thịt sống mềm mềm, lành lạnh
  43. Vì internet ở Ethiopia quá khan hiếm, bất cứ nơi nào có wifi miễn phí đều trở thành huyền thoại. Huyền thoại gần nhà Mika nhất là khách sạn Jupiter. Đến đây, mọi người có thể gọi một ly trà khoảng mười tám birr và ngồi cả ngày dùng wifi của khách sạn. Một buổi chiều buồn buồn đang ngồi viết lách linh tinh thì tôi nhận được tin nhấn trên CouchSurfing từ một anh chàng tên là Hermann. Anh bảo anh vốn sinh ra ở Addis Ababa nhưng sau một thời gian lưu lạc, anh quay trở lại đây để nhận ra rằng hoặc là Addis Ababa thay đổi quá nhiều, hoặc là trí nhớ của anh quá kém nên anh cần phải khám phá lại thành phố này. Anh nghĩ, cách tốt nhất để khám phá là trò chuyện với những người cũng đang khám phá nó. Ah, tôi thích cách viết của anh chàng này. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở quảng trường Mexico. Mặc dù quảng trường rộng thênh thang và đông vui là thế, tôi vẫn có thể nhận ra anh chàng này từ cách cả chục mét. Tôi không hay dùng từ này để miêu tả ai đó tôi gặp trên CouchSurfing nhưng Hermann khá lịch lãm. Anh khoác một chiếc áo măng tô thanh nhã, đi giày da, đôi mắt sáng lấp lánh sau cặp kính cận, mái tóc xoăn đỏ nhô hẳn lên giữa quảng trường. Nhìn anh giống một nhà thiết kế thời trang trong một góc phố nào đó ở Châu Âu hơn là một tâm hồn lưu lạctrên Couch Surfing. - Nhìn anh không giống người Ethiopia. - Ừ. Bố đẻ anh là người Ý. Một câu trả lời vài chữ thôi mà bao nhiêu thông tin. Tôi muốn hỏi chuyện xảy ra với bố để của anh nhưng nghĩ nó hơi riêng tư cho lần đầu tiên gặp nên lại thôi. Ý –Ethiopia là một mối tương quan phức tạp mà một con bé hiểu biết lịch sử chẳng đến đâu như tôi không dám bàn luận. Ý đã mang quân sang xâm chiếm Ethiopia nhưng thất bại sau năm năm và ngưởi Ethiopia rất tự hào rằng họ là quốc gia duy nhất ở Châu Phi chưa từng bị đô hộ. Mặc dù chỉ có mặt ở Ethiopia năm năm, Ý đã kịp để lại không ít ảnh hưởng của mình lên đất nước này: người Ethiopia uống cà phê machitato hàng ngày, pizza ở Ethiopia thì cực ngon và người ta gọi trung tâm Addis Ababa là Piassa theo tiếng Ý. Một di sản quan trọng của người Ý ở nơi đây đó là những đứa con lai Ý – Ethiopia. Tôi muốn hỏi về dòng máu Ý của anh, về việc người Ý sống ở Ethiopia những năm chiến tranh nhưng sợ không dám hỏi. Thấy mặt tôi cứ nghệt ra, anh như đọc được suy nghĩ
  44. của tôi, phá lên cười: - Từ từ anh sẽ giải thích cho em. Em uống trà Ethiopia chưa? Hồi còn đi học có một quán trà anh hay ngồi, không biết bây giờ còn mở không. Chúng tôi đi vào một con hẻm nhỏ, đến một cái quán nhỏ, ngồi xuống mấy cái ghế nhỏ ngoài vỉa hè nhìn ra đường. Có lẽ cả tôi và Hermann đều trông chẳng giống ai nên mọi người cứ nhìn hai đứa tôi cười khúc khích. Trà Ethiopia rất thơm, nồng nàn vị đinh hương, bạch đậu khế và quế. Người dân nơi đây uống trà với đường, rất nhiều đường, nhọt lịm đến mức đầu lưỡi tôi cứ mềm nhũn ra. Thông thường, trà ở đây uống kèm bánh mỳ. Bẻ bánh mỳ ra, nhúng vào trà ăn như kiểu chấm bánh mỳ với sữa. Chỉ vậy thôi là người Ethiopia đã có một bữa sáng ngon lành. Uống trà xong, bất chợt anh hỏi: - Bụng của em thế nào? - Nhiều mỡ. - Ha ha ha, cái đấy thì anh biết – Anh chàng cười nhăn nhở - Ý anh là em ăn uống có hay bị ngộ độc không? - Không, em đến từ Việt Nam nên miễn dịch với ngộ độc thực phẩm rồi. - Tốt. Vậy bây giờ anh sẽ dẫn em đi ăn món truyền thống của Ethiopia. Đây được coi là một trong những món ăn sang trọng nhất. Hồi anh còn nhỏ, chỉ có dịp đám cưới hay lễ hộ người ta mới phục vụ món này. ©STENT: Nghe đến đồ ăn là tôi sáng mắt lên, nuốt nước miếng ừng ực, chẳng cần hỏi thêm, gật đầu cái rụp. Anh dẫn tôi đến một cửa hàng le lói ánh nến và giải thích ở Addis Ababa, mất điện là chuyện thường ngày ở huyện. Phía ngoài cửa hàng treo lủng lẳng từng tảng thịt bò tươi rói với từng tràng nội tạng. cạnh đó là một người đàn ông mặc áo choàng trắng kiểu bác sỹ bê bết máu, mài dao lia lịa. Phía trong lác đác vài cái bàn nhựa. Người bán hàng hỏi tô muốn ăn phần nào, tôi chỉ đại vào một miếng nhìn ít mỡ.
  45. - Hai đứa ăn bao nhiêu? - Nửa cân anh nhé – Hermann trả lời Anh bán hàng lấy con dao to đúng nghĩa dao mổ bò, xẻo ngay một miếng nửa cân bắp bò. Sau đó ăn cắt miếng thịt ra thành từng miếng vuông vức như viên súc sắc, bỏ vào đĩa mang ra bàn cùng với một đĩa muối ớt. - Ủa, thế mình phải tự nấu à? – Tôi ngơ ngác. - Hừ! Nấu làm gì! Thịt bò phải ăn sống thế này mới ngon. Ớt này cay lắm, đảm bảo giết chết hết mọi vi khuẩn. Như để làm chứng, Hermann nhón một viên thịt đỏ hỏn, chấm luôn vào đĩa muối ớt, cho lên miệng nhai ngấu nghiến rồi nuốt. Anh xuýt xoa: - Ngon thật. Lâu lắm rồi anh không được ăn thịt sống. Cả Addis Ababa chỉ có quán này là đảm bảo nhất, thịt tươi nhất. Tere Sega mà ăn ở quán nào thịt ôi thì thôi xong. Tôi bị khựng lại mất khoảng ba mươi giây, không biết nên nghĩ thế nào hay nên làm gì. Đây là món ăn mà anh kể với tôi sao? Món ăn sang trọng trọng nhất của Ethiopia á? - Em không ăn được thịt sống à? - Đây chỉ là một câu hỏi tu từ thôi đúng không? Hermann phá lên cười. Thực sự lúc mới gặp, có đấm vào mặt tôi cũng không thể hình dung một anh chàng lịch lãm như Hermann lại có ngồi ăn thịt sống ngon lành đến thế. - Bọn bạn anh ở Châu Âu nghe anh nói đến thịt sống thì sợ chết khiếp. Nhưng
  46. anh thấy nó bình thường. Từ nhỏ anh đã ăn món này. Mọi người xung quanh anh đều ăn món này mà có ai bị làm sao bao giờ đâu. Có vẻ như sau bao nhiêu năm lưu lạc ở trời Tây, anh vẫn giữ nguyên cho mình những thói quen rất Ethiopia. Tự nhiên tôi có cảm tình với anh. Nói chung, tôi rất ác cảm với những ai hồi nhỏ ăn mắm tôm rồi lại đi Tây vài năm về lại giả bộ nhăn mặt khi nhắc đế nó. Nhìn xung quanh, đúng là mọi người cũng đang bốc thịt sống ăn hồn nhiên như thể đây là điều bình thường nhất trên thế giới vậy. - Người Ethiopia ăn được thì em cũng ăn được – Tôi bảo anh. Rồi tôi cũng nhón một miếng, chấm thật nhiều muối ớt, nhắm mắt nhắm mũi cho lên miệng. Không hẳn là dai cũng không hẳn là nát, cứ mềm mềm, lành lạnh, ươn ướt. Vị thì ngòn ngọt, tanh tanh làm tôi liên tưởng đến máu. Ờ nhỉ, ở Việt Nam mình cũng ăn tiết canh, nghĩ ra còn đáng sợ hơn ấy chứ. 5. Quyết tâm vào South Omo (Awassa – Shashemene – Sodo – Arba Minch – Konso) Mika kêu tôi khùng, sang một châu lục mới mà chẳng có một quyển sách hướng dẫn du lịch nào. - Cơ bản em không thích rơi vào bẫy của sách hướng dẫn du lịch, chỉ đi đến những nơi người ta chỉ cho mình đến. Em thích sự bất ngờ - Tôi cãi cố. Thế tức là nếu bây giờ anh đưa cho em một quyển guidebook em cũng không lấy luôn hả? - À, đấy lại là chuyện khác. Anh có sách à? Đưa em đọc đi – Tôi như cảm giác
  47. da mặt mình vừa dày thêm vài chục centimét. - Ừ, nhưng em giữ cẩn thận nhé còn để lại cho các bạn đến sau đọc. Tôi hí hửng cầm quyển sách Bradt Guide cho Ethiopia, lật vội một lượt các trang. Tôi sững lại khi nhìn thấy bức ảnh chụp ngang một phụ nữ tóc xoăn dính sát đầu, gần như trọc, da đen bóng, mắt nhìn thẳng, hiên ngang thách thức. Môi dưới chị tách rời hẳn ra, treo lủng lẳng ngang cằm. Cạnh đó là một bức ảnh mà cái môi tách rời đó đã được lấp kín bằng một đĩa to như đĩa ăn cơm, bập bênh trước khuôn mặt người phụ nữ như cái mỏ chim nối dài vậy. Tôi thấy đau nhói ở trên môi, như thể chính môi tôi cũng bị cắt rời, kéo căng ra để nhét vừa cái đĩa ấy. Tôi đọc thêm thì được biết đây là tiêu chuẩn cái đẹp của họ. Phụ nữ có đĩa càng to thì hồi môn càng nhiều. Vẫn biết văn hóa là khác biệt và tôi tôn trọng văn hóa những nơi tôi đi qua. Nhưng như thế này thì thực sự ám ảnh quá. Tôi quyết định sẽ tìm đọc bộ tộc này. Đây cũng là bộ tộc Mursi ở South Omo, thung lũng tận cùng phía Tây Nam của Ethiopia. Sách Bradt ghi một dòng chữ to đùng: “Tự đi đến South Omo là một điều không tưởng. Ngoại trừ một số làng nhỏ nằm rải rác theo trục đường Konso –Jinka, tất cả các ngôi làng còn lại đều không thể đến chỉ bằng đi bộ hay bằng các phương tiện công cộng”. Các sách hướng dẫn du lịch gợi ý việc đi tour hoặc thuê một chiếc land cruiser. Một chiếc land cruiser với người lái tốn không dưới một trăm đô la một ngày, trong khi một tour đi lại trong tuần tốn không dưới một nghìn hai trăm đô. Cả hai lựa chọn này hiển nhiên đều không dành cho tôi. Nói chuyện với một số dân ba lô ở Ethiopia tôi nhận ra rằng tất cả mọi người đều lảng tránh South Omo. ©STENT: “Nếu em muốn ném tiền qua cửa sổ thì cứ đi đi”. Một cô gái Slovakia bảo tôi. Cô đã xuống tận Awassa, một nửa đường xuống phía Nam nhưng rồi lại quay về. Đi ba lô ở đấy nghe cứ như là truyện cổ tích vậy. Đúng lúc đấy, tôi được biết Fidel, bạn nhai “khat”[2] của Hermann đang có lịch xuống Awassa. Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tô. Tôi xin Fidel đi ké xuống Awassa.
  48. [2] Khat: Một loại lá có tính kích thích làm quên cảm giác đói và mệt. - Awassa đẹp lắm, em nên đến thăm. Nhưng anh chỉ ở đấy có mấy tiếng thôi đấy – Fidel bảo tôi. - Dạ không sao. Anh cho em đi nhờ xe xuống đấy thôi, em sẽ đi thăm thú ở quanh khu đó. Ở Awassa, chúng tôi tình cờ gặp Alex, một anh chàng lập dị người Ireland hiện đang xây dựng một khu nghỉ dưỡng sinh thái ở Konso. Anh chàng chỉ cười khẩy khi tôi nói với anh kế hoạch của mình. - Em định đi xuống South Omo như thế nào? Đi bộ từ làng này đến làng kia tốn hàng ngày trời. - Em sẽ đi nhờ xe. - Ha ha ha, thế thì chúc may mắn nhé – Anh chàng cười chán chê rồi phủi mông đứng dậy. Fidel lo lắng ra mặt. - Em có chắc là em muốn làm điều đó không? Đấy là một khu vực vẫn còn hoang sơ mọi rợ. Ở đấy không có điện, không có nước. Người dân không nói tiếng Anh, họ thậm chí còn không biết chữ. Em có thể bị cướp, bị tấn công mà chẳng có thể kêu gọi giúp đỡ từ ai cả. - Insha’ Allah[3]. [3] Insha’Allah (tiếng Ả Rập) nghĩa là: nếu ý Chúa muốn. Fidel cốc cho tôi một cái rõ đau vào đầu trước khi quay trở lại Addis Ababa. Không có nhiều thông tin về đi lại ở South Omo cho những kẻ lữ hành độc lập. Thậm chí tìm được một cái bản đồ vẽ vội ở trên mạng cũng là một kỳ tích. Từ những thông tin tìm hiểu được ở những người tôi gặp, tôi được biết Konso và Jinka là hai căn cứ phổ biến nhất để khám phá thung lũng. Tôi chọn Konso vì nó
  49. gần hơn. Sau hai ngày hành xác trên xe chợ, đi qua đủ loại địa hình nhìn giống như là đường, ngủ qua đêm trong một nhà nghỉ không có điện, không nước với nhà vệ sinh cách đó phải vài trăm mét ở Arba Minch, cuối cùng tôi cũng đến được Konso vào lúc hoàng hôn. Tôi cứ đinh ninh rằng ông lái xe lừa mình đây. Người ta gọi đây là thành phố ư!!? Cả thành phố chỉ bao gồm một tá ngôi nhà xập xệ và vài khách sạn tồi tàn tản mát xung quanh trạm xăng. Tôi tìm cho mình căn phòng rẻ nhất có thể ở khách san St. Mary, sau khi cãi nhau một trận nảy lửa với chủ khách sạn để lấy cái giá chuẩn chứ không phải giá dành cho faranji. Những ai từng đến Ethiopia chắc chắn sẽ nghe từ này rất nhiều. Ở đây, nếu bạn là người nước ngoài, người ta sẽ đi theo bạn và luôn miệng: “Faranji, money, faranji, money”. Bởi vì tôi là faranji duy nhất ở khách sạn nên tôi đi sang khách sạn cạnh đó để nói chuyện với khách du lịch khác, hi vọng tìm kiếm được thông tin có ích. Tôi gặp một người đàn ông trung niên người Mỹ đi một mình và Sylvain, một anh chàng Pháp đi theo nhóm. Cả hai đều đi xe land cruiser. - Khỉ thật. Chắc em là người nghèo duy nhất đi vào đây quá. - Yeah – Sylvain cười khúc khích – Em là người đầu tiên anh gặp mà không có xe đấy. - Cái anh nghĩ em nên làm là tìm ai đó giống như bọn anh – Người đàn ông trung niên chỉ vào mình rồi chỉ vào Sylvain – Và xin đi nhờ xe. Tiếc là bọn anh đã thăm hết cả thung lũng rồi, mai lại lên đường quay trở lại Addis Ababa thôi. Hóa ra tôi chọn nhầm chỗ để bắt đầu. Bởi vì tất cả mọi người đều đi theo tour, tất cả mọi người đều có cùng một lịch trình: Addis Ababa – Arba Minch – Jinka – làng người Mursi – Turmi – Key Afar – Konso – Arba Minch – Addis Ababa. Tuy không đi nhờ xe được với họ nhưng tôi lấy được rất nhiều thông tin quý báu về các bộ tộc, về những ngôi làng truyền thống và quan trọng nhất là thông tin về thứ mà tất cả khách du lịch ở đây đều săn tìm: chợ phiên truyền thống. Người ta chỉ họp chợ một hay hai lần một tuần ở mỗi thị trấn. “Em phải đến xem chợ phiên. Nó không giống bất cứ một thứ gì ở thế giới hiện đại cả. Cứ như thể em bị lôi ngược trở lại thời kỳ bộ lạc vậy.” ©STENT
  50. Vậy là không có gì tôi có thể làm ở thời điểm đó. Nếu muốn đi nhờ xe với khách du lịch, tôi phải khởi đầu ở Jinka, khoảng ba đến bốn trăm kilomét phía Nam Konso. Tôi nói chuyện với hai anh chàng và nhóm bạn của họ thêm một lúc nữa rồi cáo lui về khách sạn để nghỉ ngơi sớm. Từ ngày mai, tôi sẽ một mình dấn thân vào lãnh thổ xa lạ của South Omo, một trong những khu vực khó tiếp cận nhất thế giới, cái nôi của nhân loại. - Ta ba lô ở South Omo – Sylvain nhún vai khi chúng tôi chia tay – Chúc em may mắn. Cảm ơn anh. Đó chính xác là những gì em cần đấy. 6. Ngày 1: Konso – Keyto – Key Afar – Jinka Hóa ra phân bò khô hòa lẫn nước thì sẽ có mùi như thế này. Tôi ngồi co ro trong một góc ở phía sau xe tải, cúi gập người xuống để tấm bạt xanh có thể trùm qua người, nước mưa hòa phân trâu, phân bò chảy ròng ròng từ trên đầu, trên cổ xuống mũi, xuống miệng. Tôi cố gắng tập trung đầu óc mình vào những chuyện khác để không nôn. Xung quanh tôi, mọi người vẫn rôm rả trò chuyện, thỉnh thoảng còn cười ré lên. Tôi thực sự không biết họ đến từ bộ tộc nào. Không ai nói ngôn ngữ nào mà tôi biết, cũng không ai có kiểu ăn mặc hay có kiểu tóc nào mà tôi thấy quen quen. Một bé trai cởi trần, mặc quần đùi đá banh đã rách nát, đầu chụp một cái vòng đan đủ loai hạt thủy tinh bé li ti. Một bé trai khác lại mặc mỗi áo mà không quần, đầu cuốn cái khăn như Alibaba. Một người khác tôi không xác định được là trai hay là gái, trùm một cái chăn chùng đến đầu gối, tóc tết xoắn trôn sát da đầu, ở giữa đỉnh đầu có lọn tóc vểnh lên như cái ăng ten. Tôi đang ngồi trên một chiếc xe tải chở trâu bò. Sau khi thả trâu bò xong, phía sau được tận dụng làm chỗ chở người. Đây là phương tiện đi lại duy nhất mà tôi bắt gặp sau gần hai tiếng cuốc bộ.
  51. Nhưng đây không phải là chuyện quái dị nhất mà tôi gặp kể từ lúc bước chân ra khỏi cái khách sạn tồi tàn ở Konso. Sáng nay, tôi đã dậy thật sớm, đi bộ lên phòng thông tin du lịch Konso với hy vọng vớt vát thêm được ít thông tin nhưng chẳng có ai ở đấy. Tiếp tục đi bộ một lúc, tôi vẫy xe đi nhờ được một anh chàng đi xe máy. Tôi chẳng biết anh đi đâu, chỉ biết là vẫn đang trên trục đường dẫn đến Jinka. Anh thả tôi ở lưng chừng đèo, ra hiệu cho tôi đi theo con đường mòn lên núi. - Làng người Konso – Anh bập bẹ hai từ duy nhất bằng tiếng Anh, rồi bỏ tôi lại đi mất. Làng người Konso nằm trên đỉnh đồi và được bố trí như pháo đài bằng gỗ, bao bọc xung quanh bởi một bức tường đá xếp kiên cố. Ngôi làng này rất lớn, chia thành từng cộng đồng nhỏ với mỗi cộng đồn lại bao gồm nhiều túp lều xếp vòng quanh túp lều chính. Lều ở đây cũng có chân như nhà sàn ở Việt Nam, phần gầm được dùng để chăn nuôi gia súc. Trong làng có vài ba túp lều với tấm biển ghi nguệch ngoạc chữ “shop” và treo lủng lẳng vài túi dầu gội đầu, vài cái kẹo mút. Làng lớn là thế nhưng tôi chẳng gặp ai, cho đến khi một đứa bé lao ra giật áo tôi: “Money, money” rồi lại ngay lập tức chạy đi mất. Thêm một đứa trẻ khác, rồi đến cả chục đứa trẻ kéo thành hàng dài theo đuôi tôi len lỏi trong những con ngỏ tí hin của làng. Cuối cùng, một người đàn ông xuất hiện. Ông chìa tay trước mặt tôi, ra lệnh: “Money”. Không thích kiểu xin tiền như thế, tôi gạt tay ông ra, dửng dưng bước đi. Tôi đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Tôi quên mất rằng mình đang ở trong lãnh thổ của ông, rằng chính tôi mới là kẻ xâm phạm. Trước khi nhận định được chuyện gì đang diễn ra, tôi nhận ra rằng mình đã bị bao vây bởi cả trăm người, già trẻ, lớn bé. Trẻ con thì hò hét. Người lớn thì nhìn tôi đầy đe dọa. - Hướng dẫn viên du lịch của cô đâu?
  52. - Cháu không có. - Vé vào làng của cô đâu? - Ủa, cần vé à? - Cô chụp bao nhiêu bức ảnh rồi? Mỗi bức ảnh ba birr, không thì xóa hết. Tôi giả vờ máy ảnh của mình hết pin, chỉ vào cái màn hình đen mò mò như thể chứng minh mình không có tấm ảnh nào vậy. Từ chối trả bất kỳ loại chi phí nào, tôi bị áp tải ra khỏi làng không thương tiếc. Bây giờ tôi mới chợt nhớ đêm qua Sylvain kể cho tôi nghe về việc người ta đã du lịch hóa các bộ tộc như thế nào, và rằng lúc nào người ta cũng tiền tiền tiền tiền. Sáng nay, tôi đến văn phòng du lịch sớm quá nên hiển nhiên không mua được vé vào làng. ©STENT Ra đến đường chính, tôi nhờ xe được một cán bộ nhà nước đi kiểm tra rừng chè. Ông để tôi lại tại một chỗ dừng chân của các đoàn du lịch ở Wato. Tại đó, tôi năn nỉ mãi mà chẳng có đoàn nào nhận cho tôi đi cùng. Vậy là tôi đành phải đi bộ, và sau hai tiếng cuốc bộ qua con đường vắng hiu vắng hắt thì bắt được một cái xe tải. Xe dừng cho tôi xuống gần Key Afar. Tôi đi vào Nasa – khách sạn duy nhất trong thị trấn định bụng tắm rửa cho hết mùi phân trâu phân bò rồi đi tiếp. Ai ngờ vừa đến nơi thì gặp một đoàn khách người Ý đang chuẩn bị đi Jinka, đồng ý cho tôi đi nhờ. Thế là tôi chẳng kịp rửa ráy gì nữa, nhảy lên đi cùng họ luôn. 7. Ngày 2: Làng người Mursi Jinka là một thị trấn nhỏ với vài ngôi nhà lụp xụp mọc hai bên một con đường đất rộng thênh thang. Lý do duy nhất để thị trấn tồn tại là làm căn cứ cho khách du lịch tới thăm bộ tộc Mursi nên người nào tôi gặp ở đây cũng đang chuẩn bị
  53. thăm bộ tộc này. Một người đàn ông lái xe hứa sáng mai sẽ cho tôi đi nhờ. Khách của ông chỉ có một giáo viên người Anh nên xe còn chỗ. Bộ tộc Mursi sống sâu trong rừng quốc gia Mango, cách Jinka bảy mươi tư kilômét. Đường vào rất xấu, chúng tôi đi xe mười sáu chỗ mà phải mất gần hai giờ đồng hồ mới tới nơi. Trên đường đi, chúng tôi đi qua một vài ngôi làng bao gồm khoảng một tá các lều, quây vòng quanh khu vực tập trung của làng. Lều của người Mursi được xây bằng bùn và lợp mái lá. Khác với lều của các bộ tộc khác ở khu vực này, lều của người Mursi không có phân cách giữa tường và mái, từ ngoài nhìn vào giống đống như đống rơm. Những ngôi lều này cũng rất thấp, chỉ cao trên dưới một mét. Người lái xe cho biết người Mursi bị chính phủ ép phải chuyển làng đi nơi khác để tránh gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái vườn quốc gia. ©STENT: Cách làng vài cây số, chúng tôi bắt gặp một nhóm thanh niên người Mursi trong “trang phục truyền thống”. “Trang phục truyền thống” của đàn ông Mursi không phải là quần áo mà là những hình vẽ bằng vôi trắng phủ khắp người. Anh chàng du khách cho tôi đi nhờ xe xuống chụp ảnh thì bị đòi giá năm birr một ảnh. Hóa ra do cạnh tranh trong làng nhiều quá, nên nhiều người Mursi chặn du khách từ ngoài làng để moi tiền. Vừa đến nơi chúng tôi bị hai người đàn ông Mursi lực lưỡng chặn xe đòi vé vào làng một trăm birr cho một người. Vé này là không chính thức, bởi chúng tôi mỗi người đã trả một trăm tám mươi birr để vào vườn quốc gia, nhưng vì ai cũng trả nên tôi cắn răng móc hầu bao. Khi hỏi vé này có bao gồm chi phí chụp ảnh không, họ lắc đầu. Vẫn được cảnh báo từ trước rằng làng người Mursi đã bị “du lịch hóa” quá mức, tôi vẫn không khỏi thất vọng khi thấy du khách còn nhiều hơn cả người Mursi. Trong sân chung của làng đậu hàng chục xe land cruiser mười sáu chỗ. Đây không phải là làng người Mursi duy nhất ở đây, nhưng là làng lớn nhất và cũng nơi mà du khách đến nhiều nhất. Chính vì thế, những người làng lân cận cũng bỏ việc qua đây “kiếm ăn”. Cả làng không có ai làm việc: không trồng trọt, không chăn nuôi. Nam nữ, già trẻ, tất cả đều khoác lên mình trang phục truyền
  54. thống đứng chờ du khách. Phụ nữ đeo khuyên môi, khuyên tai to như cái đĩa, đàn ông đóng khố, cầm giáo, trẻ em thì phân bò trát đầy người. Phân bò có một vị trí quan trọng trong đời sống của người Mursi. Họ sử dụng nó để dựng lều, dùng trong các nghi lễ tôn giáo và để chữa bệnh. Khắp ngôi làng chỗ nào cũng có phân bò. Thấy du khách là tất cả họ đều đổ xô vào: kéo chân, kéo tay, giật tóc, miệng không ngớt: “Photo, photo, camera, camera, five birr, five birr”. Ai tôi gặp cũng tỏ ra hết sức ngao ngán và khó chịu. Anh chàng cho tôi đi nhờ ở ngoài được khoảng mười phút thì trốn vào xe ngồi, không dám ra ngoài nữa. Tôi trả tiền vài bức ảnh, còn lại phần lớn là chụp lén. Nhưng người ở đây rất tinh, phát hiện ra tôi chụp lén là quát tháo dọa nạt. Được một lúc tôi oải, cất máy ảnh đi. Ấy vậy mà người ta vẫn cứ bám lấy tôi. Phản ứng tự nhiên của tôi là chạy. Lũ trẻ con lại tưởng tôi chơi trò đuổi bắt với chúng nên đuổi theo. Cảnh tượng mỗi lúc trở nên hỗn loan không thể tả với một con bé châu Á chạy lấy được để thoát thân, va đập loạn xạ, theo sau là hàng dài trẻ con vừa hò hét vừa cười khanh khách. Chạy được khoảng mười lăm phút thì tôi mệt, phải chui vào xe ngồi. Ở Jinka, tôi ra ngoài ăn tối thì gặp một đoàn khách du lịch Tây Ban Nha cũng vừa đi thăm làng Mursi hôm nay. Ai cũng rùng mình khi nhắc lại: người Mursi hung hăng quá, tham tiền quá, du lịch hóa quá. Họ bỏ cả công việc của mình để chờ khách du lịch. Họ sẵn lòng mang truyền thống của mình ra làm trò tiêu khiển. Nhưng người Mursi không phải là người duy nhất có lỗi. Suy cho cùng, họ cũng chỉ là nạn nhân của tính tò mò ham của lạ của khách du lịch. Chừng nào còn có người sẵn lòng trả tiền, chừng đó còn có người sẵn lòng nhận. Bản thân tôi sau khi đến đây cũng cảm thấy tội lỗi, rằng mình đã góp phần làm cho tình hình tồi tệ thêm. Chúng tôi có cùng kết luận: nhất định sẽ khuyên ngăn bạn bè đừng đến đây. Nếu tò mò, lên mạng xem ảnh, đọc báo. Nhiều khách du lịch đến đây chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn mà thôi. Những chiếc môi dưới bị cắt Con gái khi đến tuổi lấy chồng (sáu đến mười hai tháng trước khi đám cưới) sẽ bị cắt môi để nhét đĩa môi vào. Người cắt môi thường là mẹ của cô gái hoặc một người đàn ông trong gia đình. Đầu tiên môi dưới bị rạch khoảng một đến hai centimét, và một cái ngạc bằng gỗ sẽ được nhét vào đó. Sau khi vết thương đã
  55. khô (khoảng hai đến ba tuần sau), ngạc gỗ này sẽ được thay thế bằng một cái ngạc lớn hơn. Khi đường kính đạt khoảng bốn centimét, cô gái sẽ được đeo chiếc đĩa môi đầu tiên. Để đeo đĩa môi, hai răng cửa hàm dưới, hoặc cả bốn răng cửa sẽ bị nhổ. Sau một thời gian tập luyện, đĩa môi có thể to bằng cái đĩa đựng thức ăn, đường kính lến đến hai mươi centimét. Kích thước của đĩa môi tùy thuộc vào ước nguyện của cô gái. Theo quan niệm của người Mursi, đĩa môi càng to thì người con gái đó càng đẹp, và càng “trị giá” nhiều gia súc. Mỗi người phụ nữ đều tự mình làm đĩa môi từ đất sét, và trang trí chúng một cách đầy tự hào. Phụ nữ phải đeo đĩa môi khi có sự hiện diện của đàn ông không phải chồng mình, và chỉ được phép tháo ra khi ăn cơm hay khi đi ngủ. Mursi là một trong những bộ tộc hiếm hoi ở Châu Phi vẫn còn giữ tục đeo đĩa môi, biến những người phụ nữ Mursi thành một đặc điểm hút khách du lịch. Ngày nay những cô gái Mursi được phép quyết định có rạch môi hay không. Không ít cô gái chọn rạch môi không phải vì đẹp, mà chỉ vì đây là cách dễ kiếm tiền mà không phải lao động. 8. Key Afar “Tuy không phải chăn ấm đệm êm, nhưng ít nhất cũng biết được rằng mình an toàn” – Tôi đã viết trong nhật ký của mình đêm hôm đó như thế khi ngồi trên nền đất vừa cứng vừa lạnh trong sân đồn cảnh sát, trên lưng trùm tất cả các loại quần áo mang theo giữ ấm. Thực sự mỗi ngày là một chuyến phiêu lưu. Mỗi buổi sáng thức dậy, có đấm vào mặt tôi cũng không bao giờ có thể hình dung chuyện gì sẽ xảy ra với tôi ngày hôm đó. Thăm bộ tộc Mursi xong, tôi gần như là mãn nguyện, có thể an tâm về lại Addis Ababa. Nhưng làm sao để về lại đó lại được là chuyện khác. Sau khi trả tiền khách sạn và tiền vé vào vườn quốc gia, tôi chẳng còn xu nào, đành vừa cuốc bộ vừa đi nhờ xe. Chắc sáng tôi bước ra khỏi nhà bằng chân trái hay sao mà đi mãi chẳng thấy có xe nào, đành nhờ xe ôm. Anh chàng thực ra chỉ đi lên phía
  56. trước một đoạn thôi, nhưng không nỡ để tôi lại ở giữa đồng không mông quạnh nên cứ đi, cứ đi cho đến khi không đi được nữa thì để tôi lại và quay về. Tôi bật nhạc to hết cỡ, vừa hát ầm ĩ vừa hùng dũng bước đi. Tôi rời khỏi Jinka lúc tám giờ sáng vậy mà đến tận ba giờ chiều vẫn không gặp chiếc xe nào. Trời bắt đầu tối, tôi thấy lo lo. Thân gái một mình trên núi, không lều bạt, không đồ ăn, không đồ tự vệ, không lo sao được. Vậy nên khi nhìn thấy một chiếc xe đò đi qua, tôi mừng hơn bắt được vàng, nhảy ra giữa đường vẫy tay rối rít. Xe đông chật kín người. Tôi bị đùn đẩy xuống tận cuối, thế nào mà lại ngồi cạnh anh chàng duy nhất nói được tiếng Anh trên xe. Nghe hoàn cảnh của tôi xong, Lidet, tên anh chàng có một sáng kiến là cho tôi mượn lều cắm trại ở đồn cảnh sát. Đồn cảnh sát thực ra là một túp lều tranh cũng không điện, không nước. Buổi tối mọi người về hết, tôi sợ chết khiếp đành mò sang khách sạn Nasa tìm người nói chuyện cho đỡ buồn. Vừa sang đến nơi, tôi bắt gặp ngay một cô gái faranji đang ngồi khóc rưng rức, cạnh đó một anh chàng đang cố gắng an ủi cô bằng tiếng Hebrew. Tôi khều tay anh lại, hỏi bằng chút tiếng Hebrew tôi còn nhớ: - Này, chuyện gì đang diễn ra vậy? Anh chàng nhún vai ra chuyện không biết. Cô bạn mới quay sang vừa nói vừa nấc cụt: - Chị mới gọi điện về nhà, doanh trại lính Isarel ở biên giới Ai Cập vừa bị đánh bom, bốn người chết. Không biết bạn chị đang đóng quân ở đấy có sao không. Không ai liên lạc được. Nhớ lại những người bạn mình ở Israel, tự nhiên tôi thấy đồng cảm với chị ghê gớm, choàng tay ôm chặt chị. Tôi quen Tomer và Sonja như thế đấy. Cả hai đều tầm tuổi tôi, lại đều là người Do Thái nên chúng tôi kết thân nhanh chóng. Tomer, sinh năm 1986, là một nhà làm phim 3D đến đây làm phim về các bộ tộc ở South Omo. Sonja, sinh năm 1987, là một sinh viên nhiếp ảnh được học bổng của trường sang đây làm
  57. khóa luận tốt nghiệp. Hai người còn trẻ mà tài năng quá. Nói chuyện chán chê xong, cả hai đi bộ cùng tôi về tận đồn cảnh sát. Ngày mai cả ba chúng tôi đều có nhiệm vụ quan trọng để làm: Tomer quay phim, Sonja chụp ảnh, còn tôi sẽ đóng vai trò một khách du lịch hoàn hảo. Ngày mai là chợ phiên của người Banna. 9. Lễ hội nhảy bò của người Banna Hôm sau, ai cũng tròn mắt nhìn thấy một con bé faranji ngồi co ro ở hiên khách sạn Nasa, chân đi đất, người quàng cái chăn to sụ. Đêm qua trời mưa, lều của tôi bị hở nên nước mưa nhỏ tong tong vào trong. Nửa mơ, nửa tỉnh, tôi quay qua bọc laptop và máy ảnh vào trong túi ni lông, rồi lại quay ra ngủ tiếp. Sáng dậy, tôi phát hiện ra tất cả quần áo, giày dép, ba lô của mình đã ướt sũng cả. Tôi phải vào khách sạn xin phơi ké đồ. Chủ khách sạn cho tôi mượn cái khăn choàng vào cho đỡ lạnh. Tomer cho tôi mượn đôi dép to sụ của anh đi tạm. Sonja thì bảo tối tôi vào ngủ cùng phòng với chị Đã xem xong chợ phiên, tôi tính chuyện tiếp tục lên đường về lại Addis Ababa thì Tomer thì thầm. - Nếu anh là em, anh sẽ ở lại đợi. Ngày mai có lễ hội nhảy bò của người Banna. Mặc dù không biết nhiều về khu vực South Omo nhưng tôi đã nói chuyện với đủ người để quan tâm đặc biệt đến nghi lễ này. Người Banna hay còn gọi là người Hamer nổi tiếng với nghi lễ nhảy bò. Thanh niên của bộ tộc này chỉ được công nhận là đàn ông và sẵn sang để lấy vợ khi đã nhảy qua lưng bò. Số lượng bò phụ thuộc vào sự giàu có của gia đình. Vì nghi lễ này chỉ xảy ra trong làng, thời gian của nghi lễ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của gia đình, nên tự tìm đến mà không có sự trợ giúp của người địa phương thì không khác gì mò kim đáy bể.
  58. - Mình đến xem bằng cách nào? - Em phải mua vé từ kia kìa – Tomer chỉ đám thanh niên đang chơi bida ở ngoài sân khách sạn. - Nó diễn ra trong sân vận động hay sân khấu hay sao mà người ta bán vé? - Không, nó diễn ra trong làng thôi nhưng em phải trả tiền thì người ta mới dẫn em vào. Thế là tôi lân la đứng ở bàn bida xem mọi người chơi. Một anh chàng hất hàm hỏi tôi: - Muốn chơi à? Tôi gật đầu. Bàn nhỏ, lỗ lại rộng, tôi chơi thắng ba ván liền một lúc. Mấy anh chàng hậm hực móc tiền ra trả. Tôi ngăn lại. - Em không cần tiền. Em muốn mọi người giúp em một việc. Tôi kể với mọi người về lễ hội nhảy bò. Mấy anh chàng nhìn nhau. - Cái này sợ khó vì nó được quản lý bởi Hiệp Hội. - Hiệp hội nào cơ? - Hiệp hội đó. Cái này là để đảm bảo lợi ích cộng đồng. “Vớ vẩn”, tôi nghĩ trong đầu. “Thế chẳng hóa ra anh nói lễ hội này tổ chức vì khách du lịch thôi hả? Lễ hội truyền thống, có bán vé hay không thì người ta vẫn tổ chức”. Tôi nghĩ thế nhưng không nói ra. - Em chỉ cần các anh chỉ chỗ cho em, em tự đến.
  59. - Không được, nó xa lắm, ở tận trong rừng cơ. Em thấy mấy người đội lông chim ở chợ phiên hôm nay không? Để kịp lễ hội chiều mai, họ đã bắt đầu đi bộ được hai tiếng rồi. Chưa kể em chưa biết đường thì chắc chắn sẽ lạc. - Nếu chạy thật nhanh bây giờ em có bắt kịp nhóm mấy người đó không? - Em thật là khùng quá! Bất chợt có ai đó nói tiếng bản địa với mấy người còn lại. Một anh chàng quay sang hỏi tôi. - Em là bạn của Lidet à? - Vâng. Lidet cho em mượn lều ngủ trong đồn cảnh sát. - Vậy thì bọn anh sẽ giúp em như bạn bè. Bạn anh Kusse là anh họ của cậu bé sẽ nhảy bò ngày mai. Em có thể đi cùng bạn anh. ©S.T.E.N.T Thế là hôm sau, tôi ngồi sau xe máy một anh chàng Banna bặm trợn đầu trọc, da đen trùi trũi, đi qua đường đá, rồi đường đất, rồi đến chỗ chẳng còn đường mà chỉ có thể len lỏi trong rừng. Cho đến khi bị nhiều cây và gai bao vây quá, chúng tôi phải bỏ xe máy lại đi bộ. Như vậy đâm ra lại hay. Thay vì đến lễ hội như khách du lịch mua vé trả tiền, tôi nghiễm nhiên được tiếp đón như khách của cả gia đình. Kusse vừa nói được tiếng Anh, vừa nói được tiếng địa phương bỗng chốc trở thành phiên dịch viên đắc lực của tôi. Người dân ở đây không ai nói được tiếng Anh, thậm chí không nói tiếng phổ thông. Theo một phát ngôn của chính quyền địa phương, trong số 46,532 người Hamer ở khắp thung lũng South Omo, chỉ có sáu người đã học xong cấp hai. Lúc tôi đến, ở đấy chỉ có khoảng một tá người, tất cả đều đang bận rộn chuẩn bị cho nghi lễ. Xung quanh chẳng thấy bóng dáng ngôi nhà nào nhưng chẳng hiểu mọi người cứ từ đâu tự nhiên xuất hiện. Người thì bổ củi, người thì dựng
  60. lửa trại, người thì lụi cụi trong bếp nấu nướng. Gọi đây là làng cũng không đúng, bởi tôi chỉ thấy đúng có ba túp lều. Tôi đoán đây là nơi ở của một đại gia đình. Lều của người Hamer có hình tròn, mái hình nón, làm từ cành cây phủ cỏ và da bò. Mái nhọn rất cao nhưng tường thì rất thấp. Cửa vào bé tý, lùn như tôi cũng phải cúi sát mới vào được, tôi nghĩ, người nào cao cao một chút chắc phải bò mất. Người Hamer là dân du mục. Cứ ở vài tháng là họ lại di chuyển để tìm cỏ mới cho gia súc của mình nên lều rất tạm bợ. Người Hamer không trồng trọt. Họ trao đổi thịt và sữa với các bộ tộc khác để lấy lúa miến (sorghum) và ngô. Khi công việc chuẩn bị đã hòm hòm, một người phụ nữ bưng đồ ăn từ trong bếp ra. Đồ ăn là lúa miến khô vo tròn lại thành từng hạt như hạt trứng chim trộn với một ít rau xanh. Vì tôi là khách nên mọi người nhiệt tình mời tôi ăn cùng. Tôi ăn thử thì thấy vị nhạt như cám. Đàn ông ngồi quây thành một nhóm, phụ nữ ngồi riêng một nhóm. Thức ăn đựng trong một khay đặt giữa vòng tròn. Họ vừa ăn vừa uống borde – một đồ uống có cồn làm từ lúa miến. Borde được đựng trong một vỏ bầu to gấp đôi đầu người, tât cả truyền tay nhau uống chung. Đến lượt tôi, tôi cũng phải nhắm mắt nhắm mũi mà đưa lên miệng uống, cố gắng không nghĩ đến việc người dân ở đây có bao giờ đánh răng hay không. Bia này nhiều nhưng rất nhẹ. Người ta uống như uống nước lã. Ăn xong mọi người bắt đầu màn trang điểm. Những người phụ nữ ngồi dưới một gốc cây làm tóc cho nhau. Họ trát đất sét và đất son lên tóc, vo lại thành từng lọn dài ngang lưng tạo thành kiểu tóc hết sức đặc trưng của phụ nữ Hamer. Đất son là để tạo màu cho tóc, màu đỏ như thế mới đẹp. Trời nóng được một lúc là lưng, cổ ai cũng nhoe nhoét mồ hôi trộn đất. Tôi không dám hình dung trời mưa thì sẽ như thế nào. Đàn ông Hamer cũng điệu đà không kém. Họ trang trí tóc mình với những mảnh đất sét nung vẽ nhiều hình trang trí lạ mắt. Tôi bắt gặp một anh chàng tỉ mẩn vẽ sơn lên mặt, tay cầm một mảnh gương vỡ kích cỡ chỉ bằng một con tem. Rõ ràng gương soi là một vật xa xỉ của bộ tộc này. Đàn ông trong làng mặc áo phông (tôi đoán áo phông là thứ du nhập vào làng trong những năm trở lại đây), quây một tấm vải sọc làm váy. Phụ nữ ở đây đều mặc váy làm từ da gia súc, ngoại trừ một số cô gái khoác lên mình những tấm vải màu sắc tươi tắn để tham gia nghi lễ, Đàn ông thường mang theo mình một chiếc gậy và một cái gối làm từ gỗ. Họ chăm sóc tóc rất cẩn thận nên chiếc gối gỗ này là để bảo vệ mái tóc khi đi ngủ. Khi cần thiết, chiếc gối sẽ được sử dụng để làm ghế ngồi. Phụ nữ thường đội trên đầu một chiếc vỏ bầu. Chiếc vỏ bầu này là để che nắng, che mưa, nhưng cũng là để đựng đồ ăn, thức uống. Một người phụ nữ
  61. đứng tuổi đưa cho tôi một tấm váy da bò đính vỏ ốc rất đẹp, ý bảo tôi mặc nhưng tôi không dám. Phần vì váy có mùi rất nặng, tôi không biết có chú bọ nào định cư trên đấy không, phần vì váy này lộ ngực. Con gái ở đây không mặc áo ngực nhưng không hiểu sao ngực vẫn tròn triạ, đầy đặn. Tôi nghe nhiều du khách trầm trồ về vẻ đẹp của người Hamer. Đây có lẽ là bộ tộc đẹp nhất thung lũng South Omo. Trai gái đều có khuôn mặt thanh tú, đường nét sắc sảo, dáng người cao ráo, nụ cười thân thiện. Điều buồn cười là không chỉ tôi thấy người ở đây lạ, mà họ cũng thấy tôi lạ. Họ chắc đã gặp nhiều du khách Châu Âu, nhưng du khách Châu Á thì có lẽ tôi là người đầu tiên. Ai cũng muốn chạm vào tóc tôi. Hôm đấy tôi mặc áo hở vai, để lộ dây áo ngực. Nhiều cô gái xúm xít lại sờ thử bởi họ chưa nhìn thấy cái gì như thế bao giờ. ©STENT: Họ còn giật giật đòi tôi cởi ra để xem thử. Mấy anh chàng trong làng chạy đến xin chụp ảnh cùng tôi. Một anh chàng còn muốn cưới tôi. Tôi đùa: - Anh có bao nhiêu bò? Anh lẩm bẩm tính một lúc rồi nói: - Bò chỉ có ba con, nhưng anh có năm con dê. Một anh chàng khác chen vào: - Đừng cưới nó, cưới anh này. Anh có mười con bò cơ. - Bảo hắn ta tránh ra đi. Em sang Isarel với anh, anh trả em sáu mươi con bò – Tomer đứng gần nghe thấy chen vào. Anh chàng người Banna đặt tay lên ngực mình, rồi vẽ hình trái tim thật to. Trái tim người Châu Phi đúng là to thật. Tôi yêu người dân nơi đây mất rồi.
  62. 9. Nghi lễ nhảy bò Tiếng tù và cất lên báo hiệu nghi lễ bắt đầu. Những cô gái trẻ trung xinh đẹp vừa đi vừa nhảy múa, hát hò. Những người Hamer từ những ngôi làng khác cũng dần dần xuất hiện khắp bốn phía của khu rừng. Ban đầu chỉ có khoảng năm, sáu cô gái, sau nửa giờ đồng hồ, con số đó đã lên đến hai chục. Tiếng tù và ngân vang và sâu, tiếng bước chân chắc nịch, tiếng vỗ tay rộn rã, tiếng hát hò đầy hoang dã, tất cả hòa quyện vào một không gian rất ảo. Tôi cảm giác như mình đang ở thời kỳ sơ khai của thế giới loài người vậy. Tiếp theo đó là nghi lễ vô cùng quan trọng nhưng cũng gây tranh cãi không ít từ cái nhìn của người ngoài cuộc: nghi lễ “đánh vợ”. Những người phụ nữ trong gia đình của cậu bé nhảy bò ngày hôm đó sẽ tự nguyện chịu đánh. Mục đích của nghi lễ này chứng tỏ tình yêu và sự hy sinh của người phụ nữ cho cậu bé đó. Người đánh là maza – những người đàn ông đã hoàn thành nghi lễ nhảy bò trước đó. Vật dùng để đánh là những chiếc roi dài và dẻo. Những người phụ nữ khiêu khích maza để họ đánh nhiều và mạnh. Tiếng roi quất trong gió kêu vun vút. Những tấm lưng bắt đầu lấm tấm máu. Vết thương sẽ để lại sẹo cho họ cả đời. Sau này, nếu người phụ nữ cần sự giúp đỡ, họ có thể đưa những vết sẹo này ra để yêu cầu người đàn ông giúp mình, bởi vì người đàn ông mà họ đã phải chịu đánh. Lưng càng nhiều vết sẹo, địa vị của người phụ nữ càng cao trong xã hội Hamer. Những người phụ nữ hết sức tự hào về vết sẹo của mình. Họ nhờ tôi chụp lưng họ, rồi cười khúc khích với nhau khi xem những tấm lưng đầy sẹotrong bức ảnh. Càng lúc người đến càng đông. Không biết người Hamer ở đâu ra mà nhiều thế. Cuối giờ chiều, số người có mặt ở đó phải đến cả trăm người. Hàng chục chú bò bị lùa ra từ bụi rậm bắt đầu chạy toán loạn, khiến cho mọi người ở đấy được một phen hết hồn, xô nhau chạy. Chỉ những chú bò đực thiến mới được sử dụng ngày hôm đó. Số lượng bò tùy thuộc vào sự giàu có của gia đình. Tôi nghe phong phanh hôm đó gia đình này sử dụng mười bốn chú bò. Những maza nhanh chóng giữ những chú bò ấy lại, ép chúng đứng sát với nhau để giảm thiểu rủi ro. Cậu bé nhảy bò sẽ phải chạy qua chạy lại trên lưng những chú bò bốn lượt tất cả. Khi nhảy cậu bé không được phép mặc gì ngoại trừ một sợi dây buộc chéo trước ngực và cổ để tượng trưng cho tuổi thơ mà cậu đang bỏ lại phía sau. Nếu cậu bị