Tiểu thuyết Thiên đường có thật - Phần 2

pdf 86 trang Đức Chiến 03/01/2024 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu thuyết Thiên đường có thật - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_thuyet_thien_duong_co_that_phan_2.pdf

Nội dung text: Tiểu thuyết Thiên đường có thật - Phần 2

  1. CHƯƠNG 13 VẦNG SÁNG VÀ CÁNH THIÊN THẦN ONJA TỪ COLORADO SPRINGS trở về vào tối thứ bảy, và khi hai vợ chồng tôi ngồi bên nhau trong phòng khách cùng uống S Pepsi, tôi kể cho cô nghe hết những gì Colton đã nói. “Chúng ta có sơ suất điều gì không nhỉ?” tôi hỏi. “Em không biết,” cô trả lời. “Cứ như thể nó chỉ bật nói ra các thông tin mới một cách bất ngờ.” “Anh muốn biết nhiều hơn, nhưng anh không biết phải hỏi con điều gì.” Chúng tôi đều là người dạy học, Sonja là giáo viên, còn tôi thì với tư cách của một mục sư. Chúng tôi thống nhất là cách tốt nhất là tiếp tục hỏi những câu hỏi mở khi có dịp, và không “điền vào chỗ trống” như cách tôi đã làm, không cố ý, khi gợi ý từ “vương miện” khi Colton đang mô tả một vật gì “bằng vàng” trên đầu Chúa Giêsu. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ tuân thủ theo nguyên tắc này thật thận trọng để cho Colton chỉ biết được từ “áo choàng vai” khi nó lên mười. Vài ngày sau cuộc nói chuyện về những vết màu, tôi đang ngồi ở bàn bếp, chuẩn bị bài thuyết giáo còn Colton đang chơi ở gần đó. Tôi ngước nhìn con trai mình đang đeo gươm nhựa và buộc một chiếc khăn tắm quanh cổ. Mọi siêu anh hùng đều cần có khăn choàng. Tôi muốn hỏi thằng bé thêm nữa về Thiên đường và tôi đã nghĩ đi nghĩ lại nhiều về những câu hỏi trong đầu. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với Colton về những việc này trước đây, thế nên tôi có chút lo lắng không biết bắt đầu như thế nào. Thực ra, tôi chưa bao giờ nói chuyện với ai như vậy.
  2. Cố gắng bắt chuyện với thằng bé trước khi nó sa vào cuộc chiến giả tưởng, tôi ra hiệu gọi Colton đến ngồi bên mình. Nó chạy lóc cóc đến và trèo lên chiếc ghế đặt ở cuối bàn bếp. “Dạ?” “Con còn nhớ lúc con tả cho ba nghe về Chúa Giêsu không? Về con ngựa đó?” Thằng bé gật đầu, mắt xoe tròn, thành thật. “Vậy là con đã lên Thiên đường?” Nó lại gật đầu. Tôi nhận ra mình bắt đầu chấp nhận điều này, đúng, có lẽ Colton quả thật đã đến Thiên đường. Tôi có cảm tưởng như gia đình mình đã nhận được một món quà và, vừa mới gỡ được lớp giấy bọc trên cùng, mới biết được hình dạng chung của nó. Giờ đây, tôi muốn biết có gì trong chiếc hộp này. “Vậy, con đã làm gì ở Thiên đường?” tôi thử hỏi. “Làm bài tập nhà.” Bài tập nhà ư? Câu trả lời tôi không ngờ tới. Tập hát với dàn hợp xướng thì có thể, nhưng còn bài tập nhà ư? “Ý con là gì?” Colton mỉm cười. “Chúa Giêsu là thầy giáo của con.” “Giống như ở trường à?” Colton gật đầu. “Chúa Giêsu cho con làm bài tập, và đó là trò con thích nhất ở trên Thiên đường. Ba ơi, ở đó có rất nhiều trẻ em.” Câu nói đó bắt đầu một đoạn mà tôi ước gì lúc đó mình đã ghi lại. Trong suốt cuộc trò chuyện này, và trong năm sau đó, Colton có thể kể tên rất nhiều trẻ em có mặt trên Thiên đường với mình. Mặc dù, đến giờ, thằng bé không còn nhớ tên của chúng nữa, và cả vợ chồng tôi cũng thế. Đây là lần đầu tiên Colton nhắc đến những người khác trên Thiên đường. Ý tôi là, ngoài những nhân vật trong Kinh thánh như Gioan
  3. Tẩy giả, nhưng tôi phải thú nhận là tôi đã nghĩ về Ngài như à, một “nhân vật” chứ không phải người phàm như tôi và bạn. Chuyện này nghe có vẻ ngu ngốc vì người Ki-tô hữu luôn nói rằng chúng ta sẽ lên Thiên đường sau khi chết. Thế thì tại sao tôi không nghĩ ra được là Colton có thể gặp những người bình thường? Nhưng tôi chỉ nghĩ ra được mỗi câu hỏi: “Vậy những em bé đó trông như thế nào? Người ta trông ra sao ở trên thiên đường?” “Người nào cũng có cánh cả,” Colton nói. Cánh hả? “Con có cánh không?” Tôi hỏi. “Dạ có, nhưng cánh của con không lớn lắm.” Thằng bé tỏ vẻ hơi buồn khi nói điều này. “Được rồi Vậy con bước đi hay con bay?” “Tụi con bay. À, ngoại trừ Chúa Giêsu. Ngài là người duy nhất trên Thiên đường không có cánh. Chúa Giêsu chỉ đi lên, đi xuống như một chiếc thang máy.” Trong đầu tôi chợt nghĩ đến sách Công vụ Tông đồ, cảnh Chúa lên trời, khi Chúa Giêsu bảo các tông đồ rằng họ sẽ là nhân chứng của Người, rằng họ sẽ nói với tất cả mọi người trên thế giới về Người. Theo Kinh thánh, khi vừa dứt lời, Chúa Giêsu “được cất lên ngay trước mắt của các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn nhìn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì kìa hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: ‘Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy người lên trời.’”[1] Chúa Giêsu được cất lên. Và sẽ ngự xuống. Không cần cánh. Đối với một đứa trẻ, điều đó trông giống như một chiếc thang máy. Colton cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. “Ba ơi, trên Thiên đường người nào cũng trông giống như thiên thần.”
  4. “Ý con là gì?” “Mọi người đều có một vòng sáng ở trên đầu.” Tôi nặn óc suy nghĩ về những gì mình biết về các thiên thần và ánh sáng. Trong Kinh thánh, khi các thiên thần xuất hiện, nhiều khi trong ánh sáng chói lòa, gần như làm lòa cả mắt. Khi bà Mary Magdalene và những phụ nữ khác đến trước mộ Chúa Giêsu vào ngày thứ ba sau khi Người được an táng, Phúc âm nói rằng một thiên thần đã hiện ra với họ, ngồi trên tảng đá cửa mộ, một cách nào đó đã được lăn khỏi đó: “Diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết.”[2] Tôi nhớ rằng sách Công vụ Tông đồ có nói về tông đồ Stephen. Khi ông bị buộc tội dị giáo trước tòa án Do Thái, họ thấy “mặt ông trông giống như mặt thiên sứ.”[3] Không lâu sau đó, Stephen bị ném đá đến chết. Tông đồ Gioan trong sách Khải huyền, viết rằng ông nhìn thấy “một thiên thần dũng mãnh từ trời xuống, có mây bao phủ, có hào quang trên đầu,” và mặt thiên thần “chiếu sáng tựa mặt trời.”[4] Tôi không nhớ được cụ thể các thiên thần có ánh sáng trên đầu – hoặc hào quang, như một số người vẫn gọi – nhưng tôi biết rằng những gì Colton biết về các thiên thần trong sách truyện và Thánh Kinh không có chi tiết ánh sáng trên đầu của các thiên thần. Và thằng bé thậm chí còn chưa biết đến từ ánh hào quang. Tôi không biết nó đã từng nhìn thấy hình ảnh đó chưa, vì những câu chuyện Kinh thánh kể hàng đêm và các bài giảng trong lớp giáo lý sáng Chúa nhật dựa rất sát vào Kinh thánh. Dù vậy, những gì thằng bé nói vẫn làm tôi ngạc nhiên vì một lý do khác: Một người bạn của chúng tôi, vợ của một mục sư ở Colorado, đã kể cho tôi nghe những gì con gái cô, Hannah, nói khi bé lên ba. Sau thánh lễ buổi sáng Chúa nhật, Hannah kéo váy mẹ và hỏi, “Mẹ ơi, vì sao một số người trong nhà thờ có ánh sáng trên đầu còn một số khác thì không?” Lúc đó, tôi nhớ mình đã nghĩ hai điều: Đầu tiên, tôi sẽ quỳ xuống và hỏi Hannah, “Chú có ánh sáng ở trên đầu không? Mong cháu sẽ nói có!” Tôi cũng tự hỏi Hannah lúc ấy đã nhìn thấy những gì, và phải
  5. chăng con bé nhìn thấy là vì, giống như con trai tôi, nó có một niềm tin trẻ thơ. Khi các tông đồ hỏi Chúa Giêsu ai là người lớn nhất trong Nước Trời, Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ từ đám đông, đặt vào giữa họ. “Thầy bảo thật anh em,” chúa Giêsu nói, “nếu anh em không quay trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng vào được Nước Trời.”[5] Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này Địa vị khiêm nhường của trẻ nhỏ là gì? Không phải là thiếu kiến thức, mà là không thủ đoạn. Không tính toán. Điều đó khoảng thời gian quý giá, ngắn ngủi trước khi chúng ta tích tụ đủ kiêu hãnh hoặc ý niệm để quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Cũng sự thành thật vô tư lự đó cho phép một trẻ nhỏ ba tuổi vui vẻ nghịch tung tóe vũng nước mưa, hay cười ngã nhào trên thảm cỏ cùng chú cún con, hoặc nói rõ to rằng có cứt mũi dính trên mũi bạn, là những gì bạn cần để lên thiên đường. Điều này trái ngược với sự ngu muội – đây chính là sự trung thực đầy trí tuệ: Sẵn sàng chấp nhận thực tế và gọi tên sự vật với đúng bản chất của nó thậm chí khi điều đó có khó khăn đi nữa. Tất cả những điều trên lóe lên ngay trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn giữ vẻ điềm tĩnh. “Ánh sáng hả?” tôi chỉ nói thế. “Dạ, và họ có màu vàng từ đây tới đây,” thằng bé nói, lại làm động tác mô tả chiếc khăn choàng vai, từ vai trái sang hông phải. “Và màu trắng từ đây đến đây.” Nó đặt hai tay lên vai rồi cúi người về trước, và chạm vào mũi bàn chân. Tôi nghĩ đến một “người” có vẻ như là ngôn sứ Đa-ni-en: “Ngày hai mươi bốn tháng giêng, đang ở ven sông Cả, tức sông Tigris, tôi ngước mắt nhìn lên, thì này trước mặt tôi một người mặc áo vải gai, lưng thắt đai vàng, thân mình giống kim lục thạch, dung mạo ví như ánh chớp, đôi mắt tựa ngọn đuốc hồng, cánh tay và đôi chân trông như đồng đánh bóng.”[6] Colton lại làm động tác chỉ chiếc khăn choàng vai lần nữa, và nói những người trên thiên đường mặc nhiều màu sắc ở đó hơn các thiên thần.
  6. Lúc này, tôi cảm nhận lượng thông tin mới tiếp nhận đã gần đạt ngưỡng tối đa, nhưng tôi vẫn còn muốn biết thêm một điều nữa. Nếu Colton quả thật đã đến Thiên đường và thật đã nhìn thấy những điều này – Chúa Giêsu, ngựa, các thiên thần, những trẻ nhỏ khác – và ở trên đó (mà trên đó ở đây là gì nhỉ?) đủ lâu để làm bài tập nhà, thì thằng bé đã xuất hồn ra khỏi xác trong bao lâu, như nó đã nói? Tôi nhìn thằng bé, quì trên chiếc ghế trong nhà bếp, chiếc khăn tắm vẫn buộc trên cổ. “Colton này, con nói đã ở trên thiên đường và làm hết những việc vừa rồi rất nhiều việc. Vậy con đã đi trong bao lâu?” Đứa con trai bé nhỏ nhìn thẳng vào mắt tôi và không hề ngần ngại. Colton nói, “Ba phút.” Và cu cậu nhảy xuống ghế rồi chạy ra ngoài chơi.
  7. a phút ư? Trong khi Colton bắt đầu dựng cảnh cho trận đánh hoành B tráng bằng kiếm nhựa với một kẻ xấu vô hình, tôi vẫn còn kinh ngạc trước câu trả lời của thằng bé. Colton vừa xác nhận những trải nghiệm của mình bằng cách cho tôi biết những điều mà nó không thể nào biết được nếu không trải qua. Nhưng giờ đây tôi phải đóng khung câu trả lời của nó, “ba phút,” khỏi những điều còn lại. Tôi nhìn xuống quyển Kinh thánh của mình, đang mở, đặt trên bàn bếp, và suy đi nghĩ lại trong đầu mình những khả năng đã xảy ra. Ba phút. Colton không thể nào nhìn và thấy mọi sự nó mô tả cho đến giờ chỉ trong ba phút. Dĩ nhiên, thằng bé chưa đủ lớn để nhận thức rõ về thời gian, nên có lẽ cảm giác về ba phút của Colton không giống như của người lớn. Như phần lớn các bậc cha mẹ, tôi khá chắc rằng Sonja và tôi không thể tránh được chuyện này, hứa sẽ gác điện thoại chẳng hạn, hoặc ngưng nói chuyện với người hàng xóm ở ngoài sân, hoặc hoàn tất công việc ở ga-ra trong “năm phút nữa,” nhưng rồi mãi 20 phút sau mới kết thúc được. Cũng có thể là thời gian trên Thiên đường không khớp với thời gian nơi hạ giới. Kinh thánh có nói rằng với Chúa Trời, “một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày.” 1 Một số diễn giải rằng đây là phép quy đổi thuần túy theo nghĩa đen, như là hai ngày tương ứng với hai ngàn năm. Tôi vẫn luôn nghĩ nó có nghĩa là Chúa hoạt động ở ngoài tầm hiểu biết của chúng ta về thời gian. Thời gian trên trái đất được gắn kết với một chiếc đồng hồ vũ trụ, bị chi phối bởi hệ mặt trời. Nhưng Kinh thánh nói không có mặt trời trên thiên đường vì Chúa là ánh sáng nơi đó. Có thể cũng không có thời gian trên thiên
  8. đường. Ít nhất thì cũng không phải thời gian như chúng ta biết. Mặt khác, câu trả lời “ba phút” của Colton là một câu trả lời thẳng, một sự thật giống như khi thằng bé nói với tôi nó dùng bữa sáng với ngũ cốc Lucky Charms. Theo như quan niệm thời gian của chúng ta, thằng bé có thể đúng. Vì khi xuất hồn khỏi xác rồi quay trở lại, nó không thể đi lâu được. Đặc biệt là chúng tôi chưa hề nhận được báo cáo nào cho biết Colton đã chết lâm sàng. Thật ra, báo cáo hậu phẫu nêu rõ rằng cho dù tiên liệu của Colton là nguy kịch, ca mổ được thực hiện tốt đẹp: BÁO CÁO HẬU PHẪU NGÀY MỔ: 3/5/2003 CHẨN ĐOÁN TIỀN PHẪU: Viêm ruột thừa cấp tính CHẨN ĐOÁN HẬU PHẪU: Thủng ruột thừa và áp-xe PHẪU THUẬT: Cắt ruột thừa và dẫn lưu áp-xe BÁC SĨ PHẪU THUẬT: Timothy O’Holleran, M.D. MÔ TẢ CA MỔ: Bệnh nhân được đặt nằm ngửa trên bàn mổ. Được gây mê toàn phần, phần bụng được chuẩn bị và che màn vô trùng. Rạch một đường ngang ở góc phần tư bên dưới và qua các lớp trong khoang bụng Bệnh nhân bị thủng ruột thừa và áp-xe. Ruột thừa được kéo lên vào vùng mổ. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: Colton không hề chết lúc nào. Làm sao thằng bé có thể lên thiên đường mà chưa hề chết? Tôi suy ngẫm về điều này trong nhiều ngày. Chỉ mới khoảng một tuần qua từ lần đầu tiên Colton kể cho chúng tôi nghe về các thiên thần, thế nên tôi không muốn gặng hỏi quá nhiều về chủ đề thiên đường. Nhưng cuối cùng, tôi không chịu nổi nữa và chạy kiếm khắp nhà cho đến khi thấy thằng bé, đang quỳ gối xây tháp LEGO trong phòng ngủ, nơi vợ chồng tôi cải tạo thành một phòng trò chơi. Tôi tựa người vào khung cửa và gợi sự chú ý của thằng bé.
  9. “Colton này, ba không hiểu,” Tôi bắt đầu hỏi. Thằng bé ngước nhìn tôi, và tôi lần đầu nhận ra khuôn mặt nó đã tròn lại, đôi má bầu bĩnh và hồng hào trở lại sau khi cơn bạo bệnh đã hút cạn, khiến chúng hóp lại và vàng vọt. “Gì ạ?” “Con nói con đã lên thiên đường. Người ta phải chết mới lên thiên đường được.” Colton vẫn nhìn tôi chằm chằm, không nao núng. “À, thì con chết rồi. Nhưng chỉ trong một chút thôi hà.” Tim tôi như thót lại. Nếu bạn chưa từng nghe đứa con tuổi mẫu giáo nói rằng nó đã chết, tôi cũng không khuyến khích việc đó. Nhưng Colton chưa hề chết. Tôi biết hồ sơ bệnh án ghi gì. Colton chưa bao giờ ngưng thở. Tim thằng bé chưa bao giờ ngừng đập. Colton trở lại với đồ chơi của mình trong lúc tôi đứng ngay lối vào cửa và nghiền ngẫm mẩu thông tin mới thú vị này. Rồi tôi nhớ ra ở một vài chỗ, Kinh thánh có nói về những người nhìn thấy thiên đường mà không phải chết. Tông đồ truyền giáo Phao-lô viết thư cho tín hữu Cô-rin-tô về một tín đồ Ki-tô Giáo ngài biết đã được cất lên thiên đường. “Có ở trong thân xác hay ngoài thân xác tôi không biết – chỉ có Thiên Chúa biết. Tôi biết rằng người đó đã được cất nhắc lên tận thiên đường. Người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại.” 2 Tông đồ Gioan là người mô tả thiên đường thật chi tiết trong sách Khải huyền. Tông đồ Gioan đã bị lưu đày đến đảo Patmos, nơi một thiên thần hiện đến với ngài và ra lệnh cho ngài viết một chuỗi các thị kiến cho các nhà thờ. Gioan viết: “Sau đó, tôi được một thị kiến. Kìa một cái cửa mở ra ở trên trời, và tiếng mà thoạt tiên tôi nghe nói với tôi như thể tiếng kèn, bảo tôi rằng, ‘Lên đây, Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy những điều phải xảy ra sau đó.’ Lập tức tôi xuất thần, và kìa một cái ngai đặt ở trên trời và có một Đấng ngự trên ngai. Đấng ngự đó trông giống như ngọc thạch và xích não. Chung quanh ngai có cầu vồng trông giống như bích ngọc.” 3 Cầu vồng gần đây tôi nghe về nó ở đâu nhỉ?
  10. Khi đang đứng suy ngẫm những điều trong Kinh thánh về những trải nghiệm thiên đường mà không qua cái chết, tôi nhận ra rằng Colton, khi bảo rằng mình chỉ chết “trong một chốc thôi,” chỉ muốn làm cho những khẳng định của người cha mục sư khớp với trải nghiệm mà nó biết là sự thật. Đại loại như khi ta bước ra ngoài trời, thấy đường ướt thì kết luận rằng, à, chắc là trời mới mưa đây. Tức là, tôi cho rằng, “Người ta phải chết thì mới lên thiên đường được,” và Colton, tin tưởng tôi, mới kết luận rằng, “À, chắc là con đã chết lúc đó rồi, vì con đã đến thiên đường.” Bất chợt, Colton lại nhìn lên. “Ba ơi, ba còn nhớ con la to gọi ba trong bệnh viện lúc con mới tỉnh dậy không?” Làm sao tôi quên được? Đó là âm thanh tuyệt vời nhất mà tôi từng nghe. “Ba nhớ chứ,” tôi đáp. “À, con la lên như vậy là vì Chúa Giêsu đến với con. Người nói con phải trở về vì người nhậm lời cầu nguyện của ba. Thế là con la lớn gọi ba.” Đầu gối tôi bỗng như rụng rời. Tôi chợt nhớ về lúc cầu nguyện một mình, giận dữ với Chúa Trời, và lời cầu nguyện của tôi trong phòng đợi, lặng lẽ và tuyệt vọng. Tôi nhớ lại mình đã sợ hãi đến mức nào, đau đớn không biết Colton có qua nổi ca phẫu thuật, không biết thằng bé có sống đến lúc tôi còn có thể nhìn thấy gương mặt thân thương của nó. Đó là 90 phút dài nhất và đen tối nhất trong cuộc đời tôi. Và Chúa Giêsu đã đáp lại lời nguyện cầu của tôi? Chỉ của mình tôi? Sau khi tôi đã trách móc Chúa, lên án Ngài, chất vấn sự minh triết và lòng trung tín của Ngài. Vì sao Chúa vẫn đáp lại một lời nguyện cầu như thế? Và làm sao tôi xứng đáng với lòng xót thương của Người?
  11. CHƯƠNG 15 LỜI THÚ TỘI HỜI TIẾT ĐẦU THÁNG BẢY hun nóng đồng bằng và đơm trái cho ruộng ngô bằng trọn hơi nóng của một nhà kính khổng lồ. Bầu trời xanh trong bao phủ trên vùng Imperial hầu như mỗi T ngày, bầu không khí đầy tiếng muỗi vo ve trong ánh nắng và tiếng dế kêu khi đêm về. Khoảng giữa tháng 7, tôi lái xe đến Greeley, Colorado, để tham dự hội nghị trong giáo khu. Cuộc hội tụ của khoảng 150 mục sư, các bà vợ của họ, và các đại biểu từ Nebraska và Colorado diễn ra tại nhà thờ do Steve Wilson quản lý – nhà thờ mà tôi đã đến thăm vào tháng 3 khi Sonja ở lại nhà của vợ chồng Harris để chăm sóc Colton lúc chúng tôi vẫn nghĩ thằng bé bị đau bụng. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo xưng tội như một phép bí tích, kể ra những tội lỗi và sai phạm của mình với một linh mục. Những người theo đạo Tin Lành cũng xưng tội, nhưng kém trang trọng hơn, thường là thú tội với Thiên Chúa mà không qua một trung gian nào. Nhưng tiết lộ gần đây của Colton rằng lời cầu nguyện đầy giận dữ của tôi đã thấu đến thiên đường – và được đáp lại cũng trực tiếp như vậy – khiến tôi cảm thấy mình cần phải xưng tội thêm. Tôi cảm thấy không phải đạo về việc mình đã nổi giận với Chúa. Khi quá tức giận, tôi đã bùng phát cơn thịnh nộ rằng Người sẽ mang con trai mình đi, hãy nghĩ xem, Đấng nào đang gìn giữ con trai tôi? Nghĩ xem Đấng nào đang yêu thương con trai tôi, mà tôi không thấy được? Là một mục sư, tôi cảm thấy có trách nhiệm trước các mục sư khác về sự yếu lòng tin của mình. Thế nên trong hội nghị tại Greeley Wesleyan, tôi đã đề nghị Phil Harris, mục sư chủ quản của giáo khu, cho tôi vài phút để chia sẻ. Ông đồng ý, và tôi đã đứng trước các bạn bè trong thánh đường, nơi mà vào mỗi sáng Chúa nhật đều có đến cả ngàn tín hữu ngồi kín các hàng ghế. Sau khi thông báo sơ lược về tình hình sức khỏe của Colton, tôi cám ơn các bạn bè đã góp mặt cầu nguyện cho gia đình tôi.
  12. Rồi tôi bắt đầu lời thú tội. “Hầu hết các bạn đều biết trước khi mọi việc xảy đến với Colton, tôi đã bị gãy chân, và phải phẫu thuật lấy sạn thận, rồi phẫu thuật khối u ở vú. Tôi đã có một năm thật tồi tệ đến nỗi có người đã gọi tôi là Ông Gióp Người công chính” Cả thánh đường vang lên những tiếng cười khẽ. “Nhưng không có chuyện nào trong số đó làm tôi đau đớn bằng khi phải chứng kiến những gì Colton trải qua, và tôi đã thực sự nổi giận với Chúa,” tôi nói tiếp. “Tôi là một gã đàn ông. Và đấng nam nhi phải làm gì đó. Và tất cả những gì tôi thấy có thể làm là lớn tiếng với Chúa.” Tôi mô tả ngắn gọn thái độ của mình lúc ở trong căn phòng nhỏ trong bệnh viện, nguyền rủa Chúa, đổ lỗi cho Người về tình trạng của Colton, than vãn về cách Người đối xử với mục sư của mình, dẫu rằng tôi dường như cũng thoát khỏi nhiều rắc rối nhờ tôi đang phụng sự Người. “Lúc đó, khi tôi quá bực tức và giận dữ, quý vị có nghĩ rằng Chúa sẽ đáp lại lời cầu nguyện đó không?” Tôi hỏi. “Quý vị có tin rằng tôi cầu nguyện những lời như thế và Chúa vẫn nhậm lời không?” Tôi đã học được những gì? Tôi kể với các mục sư đồng nghiệp rằng tôi lại nhớ ra mình có thể sống thật với Chúa. Tôi học được rằng tôi không cần phải thốt ra những lời cầu nguyện thật sùng tín và thánh thiện thì mới thấu đến thiên đường. “Ta có thể nói với Chúa mình đang nghĩ gì,” tôi nói. “Dẫu sao Người cũng đã biết điều đó rồi.” Quan trọng hơn cả, tôi biết rằng mình được nghe thấu. Chúng ta đều được nghe thấu. Là một tín hữu Ki-tô Giáo từ bé và đã làm mục sư suốt nửa cuộc đời, nên trước đây tôi đã tin như vậy. Nhưng giờ thì tôi đã biết. Làm thế nào ư? Khi các y tá đẩy con tôi đi lúc bé còn la hét trên băng-ca, “Ba ơi, ba ơi, đừng để họ đưa con đi!” khi tôi giận dữ với Chúa Trời vì không thể đến bên con trai mình, ôm con vào lòng và xoa dịu cơn đau, thì con trai của Chúa Trời đang ôm con trai của tôi trong lòng Ngài.
  13. ÀO MỘT NGÀY THÁNG TÁM ĐẦY NẮNG, Colton bốn tuổi nhảy vào ghế sau xe tôi và cả hai cha con thẳng tiến đến Benkelman. Tôi phải lái xe đến đó để dự thầu và quyết định V mang Colton theo. Thằng bé không thích việc lắp đặt cửa ga-ra cỡ lớn cho lắm. Nhưng thằng bé thích ngồi trên chiếc Chevy Diesel của tôi vì, khác với chiếc Expidition vốn có tầm nhìn từ ghế sau hạn chế, trong chiếc Chevy này, ghế ngồi của nó được đặt cao hơn và nhờ thế, nó có thể nhìn thấy mọi thứ. Benkelman là một thị trấn nông nhiệp nhỏ khoảng 38 dặm về phía Nam Imperial. Được sáp nhập vào năm 1887, thị trấn này hơi thưa thớt một chút ở vùng ngoại ô giống như nhiều cộng đồng ở vùng nông thôn Nebraska, dân số nơi này giảm khi công nghệ thay thế dần trong việc đồng áng và người ta phải chuyển đến các thành phố lớn hơn để kiếm việc. Tôi lái xe qua những nhà máy phân bón và chế biến khoai tây quen thuộc mọc lên ở cực Đông Imperial, rồi rẽ về phía Nam đến Enders Lake. Chúng tôi lái xe đến sân golf thành phố, nơi được điểm xuyết bởi những cây tuyết tùng, và sau đó, khi đi qua một cái đập bê tông, phía tay phải chúng tôi là mặt nước hồ lóng lánh. Colton nhìn xuống một chiếc xuồng máy kéo theo một người lướt sóng trên những đợt sóng bọt trắng xóa tạo ra khi xuồng rẽ nước. Chúng tôi băng qua cái đập, chạy xuống thung lũng, và đi lên trên một dải đường cao tốc dẫn thẳng về phía nam. Lúc này, hàng hécta đất nông nghiệp trải theo hình quạt quanh chúng tôi, những thân cây bắp cao 1,8 mét màu xanh lá vươn lên trên nền trời, và con đường như xẻ ngang qua chúng như một lưỡi dao. Bất chợt, Colton lên tiếng. “Ba ơi, ba có một người ông tên Pop, phải không?” “Đúng rồi,” tôi trả lời. “Ông cố là ba của bà nội hay là ba của ông nội?”
  14. “Ông cố là ba của bà nội con. Ông mất khi ba còn nhỏ tuổi hơn con.” Colton cười. “Ông cố tốt lắm.” Tôi suýt nữa đã lạc tay lái rẽ vào ruộng bắp. Thật kỳ lạ khi con trai bạn sử dụng thì hiện tại để nói về một người đã mất trước khi thằng bé ra đời những một phần tư thế kỷ. Nhưng tôi vẫn cố giữ bình tĩnh. “Vậy là con đã thấy ông cố Pop?” Tôi hỏi. “Dạ, con đã ở cùng ông trên thiên đường. Ngày xưa, ba rất thân với ông cố, phải không ba?” “Đúng, ba rất thân với ông cố,” là tất cả những gì tôi có thể nói. Đầu tôi quay cuồng. Colton vừa bắt đầu một chủ đề hoàn toàn mới “những người đã khuất, và gặp gỡ họ nơi thiên đường”. Thật kì lạ, sau tất cả những cuộc nói chuyện về Chúa Giêsu, các thiên thần và ngựa, tôi chưa từng nghĩ đến việc hỏi xem Colton đã gặp ai mà tôi có thể biết. Mà lúc đó, tôi làm sao có thể nghĩ đến được? Gia đình tôi chưa từng mất ai trong gia đình, hay bạn bè từ khi Colton ra đời, vậy thì có ai để nó gặp được đây? Giờ thì tôi sẽ lái xe đi thêm 10 dặm nữa đến Benkelman, trong đầu chất chứa nhiều suy nghĩ. Chẳng mấy chốc, những cánh đồng ngô bị thay thế bởi những đồng lúa mì rạ vàng vuông vức đã qua mùa gặt. Tôi không muốn phạm sai lầm tương tự khi tôi đưa ý tưởng vào đầu Colton – chẳng hạn như người ta phải chết trước khi được vào thiên đường. Tôi không muốn thằng bé nói những điều làm tôi hài lòng. Tôi muốn biết sự thật. Bên tay trái, cách con đường một phần tư dặm là một gác chuông nhà thờ màu trắng trông như vươn lên từ khóm bắp. Nhà thờ Thánh Paul thuộc giáo hội Lutheran, được xây năm 1918. Tôi tự hỏi liệu có ai ở ngôi nhà thờ lâu đời này nghĩ đến những điều con trai bé bỏng của chúng tôi đã kể. Cuối cùng, khi lăn bánh vào Hạt Dundy, tôi đã sẵn sàng với những câu hỏi mở. “Colton này,” tôi lên tiếng. Đang nhìn qua cửa xe để, quan sát những người nông dân giữa những luống bắp, thằng bé quay lại. “Gì ạ?”
  15. “Này Colton, ông cố trông như thế nào?” Cu cậu nhe răng cười toe toét. “Ô, ba ơi, ông cố có đôi cánh thật là lớn.” Lần nữa, thằng bé dùng thì hiện tại. Thật kỳ quặc. Colton nói tiếp. “Đôi cánh của con thì nhỏ, nhưng cánh của ông cố thì lớn!” “Ông cố mặc đồ gì?” “Ông cố mặc đồ trắng, nhưng ở chỗ này thì màu xanh,” thằng bé nói, lại làm động tác ám chỉ khăn choàng vai. Tôi nghiêng xe để tránh một cái thang ai đó làm rơi trên đường rồi đánh tay lái trở lại. “Và con đã gặp ông cố?” Colton gật đầu, đôi mắt nó như sáng lên. “Khi ba còn nhỏ,” tôi nói, “ba đã chơi với ông cố rất vui.” Tôi không kể với Colton tại sao tôi đã sống rất lâu cùng ông cố Pop và bà cố Ellen ở nông trại tại vùng Ulysses, Kansas. Mẹ tôi là một cô giáo tiểu học tên Kay. Cha tôi là một nhà hóa học làm việc cho hãng Kerr-MacGee Petroleum và mắc chứng rối loạn thần kinh lưỡng cực. Nhiều lúc, bệnh của ông nặng đến nỗi mẹ tôi phải đưa ông vào bệnh viện. Mẹ gửi tôi đến chỗ ông cố để tránh cho tôi bị ảnh hưởng. Lúc đó, tôi không biết mình được “gửi đi” – tôi chỉ thấy thích thú được chạy chơi khắp nông trại, đuổi bắt gà và săn thỏ. “Ba đã có nhiều thời gian sống tại nhà của ông bà ở nông thôn,” tôi kể với Colton. “Ba đã cưỡi trên chiếc máy gặt đập và xe máy kéo với ông. Ông cố có một con chó, và hai ông cháu đã đi săn thỏ cùng nó.” Colton lại gật đầu: “Dạ, con biết ạ. Ông cố đã kể cho con.” Tôi không biết nói gì nên tôi kể với Colton, “Tên nó là Charlie Brown, và nó có một mắt màu xanh với một mắt màu nâu.”
  16. “Hay quá!” Colton nói. “Mình có thể nuôi một con chó được không ba?” Tôi cười. “Để xem.” Ông của tôi, Lawrence Barber, là nông dân và là một người quảng giao ai cũng xem ông là bạn. Ông bắt đầu ngày mới từ trước bình minh, rồi nhịp nhàng chạy đi chạy lại từ nông trại ở Ulysses, Kansas, xuống của hàng bánh donut trong vùng. Ông là một người cao lớn; ông hoạt động hết mình trong những ngày trước khi qua đời. Bà tôi – Ellen (cũng là người đã gửi tiền giúp trả viện phí cho Colton), từng nói rằng phải cần đến bốn cầu thủ bóng bầu dục mới hạ được ông. Ông cố lâu lâu mới đi nhà thờ. Ông là người có đời sống tâm linh kín đáo, như hầu hết nam giới. Khi tôi khoảng 6 tuổi, một đêm nọ ông mất vì lạc tay lái trên đường. Chiếc Crown Victoria đâm phải một cột điện khiến nó gãy làm đôi. Nửa trên cột điện đổ xuống đè lên mui xe, nhưng quán tính khiến xe chở ông chạy thêm cả nửa dặm vào một cánh đồng. Vụ tai nạn làm một trại chăn nuôi gần đó bị mất điện, khiến một nhân viên ở đó phải đi ra ngoài tìm hiểu sự tình. Ông cố rõ ràng vẫn còn sống và còn thở ngay sau vụ tai nạn, vì người nhân viên đó phát hiện ng nằm vắt qua ghế hành khách, với tay mở cửa để ra khỏi xe. Nhưng khi xe cứu thương đưa ông đến bệnh viện, các bác sĩ nói ông đã chết. Lúc đó, ông chỉ mới 60 tuổi. Tôi còn nhớ mẹ tôi đã đau buồn biết bao trong đám tang của ông, và nỗi đau của bà vẫn còn đeo đẳng sau đó. Lúc đã trưởng thành, tôi có đôi lần bắt gặp mẹ cầu nguyện, nước mắt lăn dài trên má. Khi tôi hỏi, bà tâm sự rằng, “Mẹ lo không biết ông cố có được lên Thiên đường không.” Rất lâu sau đó, vào năm 2006, chúng tôi mới biết được từ dì Connie của tôi, về một thánh lễ đặc biệt mà ông cố tham dự chỉ 2 ngày trước khi chết – một thánh lễ có thể hé lộ mệnh số bất tử của ông ngoại tôi. Đó là vào ngày 13 tháng bảy năm 1975, tại Johnson, Kansas. Mẹ tôi và dì Connie có một người chú tên Hubert Caldwell. Tôi thích ông chú Hubert. Ông không chỉ là một mục sư miền đồng quê giản dị, mà còn thích trò chuyện và là người mà ta có thể chia sẻ tâm sự rất dễ dàng. (Tôi cũng rất thích ông vì ông thấp người, thấp hơn tôi. Rất
  17. hiếm khi tôi gặp ai mà phải nhìn xuống đến nỗi tôi thích thú với mỗi dịp như vậy.) Ông chú Hubert đã mời ông cố, dì Connie, và nhiều người khác đến dự các buổi lễ phục hồi đức tin mà ông chủ trì tại xứ đạo nhỏ miền quê của mình. Đứng sau bục giảng tại nhà thờ Chúa Dòng Đức tin sứ đồ, ông chú Hubert kết thúc thông điệp của mình bằng việc hỏi xem có ai muốn dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa Ki-tô. Ông chú Hubert thấy ông cố giơ tay lên. Nhưng không biết vì sao mẹ tôi không nhớ được chuyện này, và thế là bà thi thoảng vẫn lo lắng về việc ông có được lên thiên đường không trong suốt 28 năm sau đó. Sau khi chúng tôi từ Benkelman trở về nhà, tôi gọi và kể cho mẹ tôi nghe về những gì Colton nói. Đó là vào ngày thứ sáu. Sáng hôm sau, bà lên xe, chạy suốt từ Ulysses đến để nghe những điều cháu nội mình kể về cha của bà. Chúng tôi thật ngạc nhiên vì bà đến thăm ngay lập tức như thế. “Anh này, chắc hẳn mẹ đã đi thẳng một hơi đến nhà mình!” Sonja nói. Quanh bàn ăn tối hôm đó, Sonja và tôi lắng nghe Colton kể cho bà nội về con ngựa cầu vồng của Chúa Giêsu và lúc gặp ông cố. Điều khiến mẹ tôi ngạc nhiên nhất chính là ông cố nhận ra cháu cố của mình dù hàng chục năm sau khi ông mất, Colton mới ra đời. Điều đó khiến bà tự vấn liệu những người đã qua đời trước chúng ta vẫn biết được những gì diễn ra trên trần gian này. Hoặc có phải ở trên thiên đường, chúng ta sẽ biết về những người yêu dấu – thậm chí những người ta chưa bao giờ gặp trên đời – theo cách nhận biết của thế giới bên kia mà trên thế gian này chúng ta không thể có được. Thế rồi mẹ tôi hỏi Colton một câu hỏi kì quặc. “Vậy Chúa Giêsu có nói gì về việc ba của con trở thành mục sư không?” Ngay lúc tôi vẫn còn thầm hỏi vì sao bà lại nhắc tới nghề nghiệp của tôi, Colton khiến tôi ngạc nhiên khi gật đầu một cách nhiệt tình. “À, có! Chúa Giêsu nói Ngài đến với ba và bảo Ngài muốn ba trở thành mục sư và ba nói xin vâng, và Chúa Giêsu rất hài lòng.” Tôi suýt nữa là đã ngã khỏi ghế. Đúng là như vậy, và tôi vẫn nhớ rất rõ cái đêm điều đó xảy đến. Tôi mới 13 tuổi và đang tham dự một
  18. trại hè thanh niên ở Đại Học John Brown thuộc vùng Siloam Springs, Arkansas. Trong một cuộc họp đêm, Đức Cha Orville Butcher đưa ra một thông điệp về cách Chúa kêu gọi người ta vào đoàn mục sư để thực hiện sứ vụ của Người trên toàn thế giới. Mục sư Butcher thấp người và hói đầu nhưng đầy nhiệt huyết và thu hút, không hề buồn chán và khô cứng như cách trẻ con vẫn nghĩ về một mục sư già. Ông thách thức nhóm thiếu niên 150 người tối hôm đó: “Có một số người trong các con ở đây tối nay có thể được Chúa chọn làm mục sư và người truyền giáo của Người.” Ký ức về giây phút đó là một trong những ký ức rõ rệt nhất, tinh tuyền và nổi trội, như lúc bạn tốt nghiệp trung học hoặc khi đứa con đầu lòng của bạn chào đời. Tôi nhớ đám trẻ con nhòa dần và giọng của cha nhỏ dần. Tôi cảm thấy một sức ép đè nặng trong tim, gần như một lời thì thầm: Là con đó, Todd. Đó chính là điều Ta muốn con làm. Tâm trí tôi không hề hoài nghi rằng mình vừa nghe Chúa nói. Tôi quyết tuân lời. Tôi quay trở về thực tại với mục sư Butcher vừa kịp nghe ông nói nếu ai trong chúng tôi nghe tiếng Chúa vào đêm đó, nếu ai trong chúng tôi cam kết phụng sự người trong đoàn mục sư thì nên kể cho một ai đó khi trở về nhà để ít nhất cũng có một người khác biết. Thế là khi trở về nhà, tôi đi ngay vào bếp. “Mẹ ơi,” tôi nói, “lớn lên, con sẽ làm mục sư.” Từ ngày hôm ấy, cả chục năm trước, mẹ con tôi đã nhắc lại cuộc trò chuyện đó vài lần. Nhưng chúng tôi chưa hề kể cho Colton nghe về việc này.
  19. CHƯƠNG 17 HAI NGƯỜI CHỊ HỮNG NGÀY MÙA HÈ XANH MƯỚT nhường chỗ cho mùa thu cháy bừng màu lửa, chúng tôi thỉnh thoảng trò chuyện với Colton về thiên đường. Nhưng có một câu hỏi cứ luôn được N đặt ra: Khi Colton nhìn thấy Chúa Giêsu nơi thiên đường, Ngài trông như thế nào? Lý do đề tài đặc biệt này được nhắc lại nhiều lần là vì, với tư cách mục sư, tôi dành nhiều thời gian trong bệnh viện, trong nhà sách Ki-tô Giáo, và ở các nhà thờ khác – những chỗ có nhiều tranh ảnh, hình vẽ Chúa Giêsu. Sonja và các con thường đi với tôi, thế nên việc này giống như là một trò chơi. Khi bắt gặp một hình Chúa Giêsu, chúng tôi hay hỏi Colton, “Hình này thì sao? Có phải Chúa trông giống trong hình này không?” Lúc nào cũng vậy, Colton sẽ chăm chú nhìn bức hình một hồi rồi lắc đầu. Thằng bé sẽ nói “Không, tóc này không đúng rồi,” hoặc, “Trang phục này không đúng.” Việc này diễn ra nhiều lần trong ba năm sau đó. Dù là một tấm áp phích trong phòng học giáo lý ngày Chúa nhật, một bức hình Chúa Giêsu trên bìa sách, hoặc bức tranh chép tác phẩm của một danh họa trên tường nhà một người bạn cũ, phản ứng của Colton vẫn luôn như thế: Thằng bé còn quá nhỏ để có thể nói chính xác điều gì là sai trong mỗi bức hình; nó chỉ biết những điều đó là không đúng. Một buổi tối tháng 10, tôi đang ngồi ở bàn bếp, chuẩn bị cho buổi thuyết giảng. Sonja ngồi ở góc phòng khách, làm sổ sách kinh doanh, giải quyết giấy tờ công việc và phân loại những khoản phải chi. Cassie chơi với búp bê Barbie đặt dưới chân. Tôi nghe tiếng chân Colton bước nhẹ trong hành lang và thoáng thấy thằng bé đi vòng quanh chiếc ghế bành rồi đứng ngay trước mặt Sonja. “Mẹ ơi, con có hai người chị.” Colton nói. Tôi đặt bút xuống. Sonja thì không. Cô tiếp tục làm việc.
  20. Colton lặp lại. “Mẹ ơi, con có hai người chị.” Sonja rời mắt khỏi chồng sổ sách, ngước lên và khẽ lắc đầu. “Không, con chỉ có chị Cassie mà có phải ý con là chị họ Tracy không?” “Không.” Colton nói ngắn gọn, chắc chắn. “Con có hai chị gái. Mẹ đã có mang một em bé chết trong bụng mẹ phải không?” Lúc đó, thời gian như ngừng trôi trong gia đình, và mắt Sonja mở to. Chỉ mới vài giây trước, Colton cố gắng khiến mẹ lắng nghe mình nhưng bất thành. Lúc này đây, thậm chí từ trong bàn bếp, tôi có thể thấy thằng bé đã hút hết sự chú ý của cô ấy. “Ai nói với con là mẹ từng có một em bé chết trong bụng mẹ?” Sonja hỏi, giọng nghiêm trọng. “Chị ấy nói, mẹ ơi. Chị ấy nói chị đã chết trong bụng mẹ.” Rồi Colton quay người bước đi. Thằng bé đã nói điều muốn nói và sẵn sàng quay đi. Nhưng sau thông tin chấn động Colton vừa thốt ra, mọi chuyện với Sonja chỉ mới bắt đầu. Trước khi cu cậu đi vòng qua hết chiếc ghế bành. Giọng Sonja vang lên như kiểu báo động tập trung. “Colton Todd Burpo, con quay lại đây ngay cho mẹ!” Colton đảo người quay lại và bắt gặp cái nhìn của tôi. Mặt thằng bé ngơ ngác như tự hỏi, Con vừa làm gì sai? Tôi hiểu cảm giác vợ tôi đang trải qua. Mất đứa con là điều đau đớn nhất trong cuộc đời cô ấy. Tôi đã giải thích điều đó với đứa lớn Cassie. Nhưng chúng tôi chưa hề kể cho Colton vì cho rằng chủ đề này có hơi khó hiểu một chút đối với một đứa trẻ bốn tuổi. Từ bàn bếp, tôi lặng yên quan sát những xúc cảm xáo động trên gương mặt Sonja. Hơi sợ một chút, Colton len lén đi vòng qua chiếc ghế bành và đối diện với mẹ lần nữa, lần này thận trọng hơn rất nhiều. “Không sao đâu, mẹ ơi,” thằng bé nói. “Chị ấy không sao. Chúa đã nhận nuôi chị ấy.” Sonja trượt khỏi chiếc ghế bành và quì xuống trước mặt Colton để có thể nhìn thẳng vào mắt thằng bé. “Có phải ý con là Chúa Giêsu
  21. đã nhận nuôi chị ấy không?” cô hỏi. “Không phải, mẹ. Cha của Ngài cơ.” Sonja quay lại, nhìn tôi. Sau này cô ấy kể tôi nghe là lúc đó, cô đang cố giữ bình tĩnh, nhưng cô thật sự choáng ngợp. Con của chúng ta đã là – đang là! – một bé gái, cô nghĩ. Sonja tập trung vào Colton, và tôi có thể nhận thấy cô ấy cố giữ giọng điềm tĩnh. “Vậy chị trông như thế nào?” “Chị trông rất giống chị Cassie,” Colton nói. “Chỉ nhỏ hơn một chút, và tóc chị sẫm màu.” Tóc Sonja có màu sẫm. Khi tôi quan sát, một cảm xúc vừa vui mừng vừa đớn đau lẫn lộn thoáng qua trên gương mặt vợ tôi. Cassie và Colton có tóc vàng giống tôi. Cô ấy còn có lần trách đùa tôi rằng, “Em mang nặng các con những chín tháng trời , thế rồi tụi nó chui ra toàn giống anh cả thôi.” Giờ đây, đã có một đứa con trông giống cô ấy. Một bé gái. Tôi thấy mắt vợ tôi bắt đầu ươn ướt. Lúc này, Colton nói tiếp mà không cần khơi gợi. “Trên thiên đường, một chị gái nhỏ thế này chạy đến với con, và ôm con mãi không thôi,” thằng bé nói với cái giọng tỏ rõ là mình chẳng hề thích chuyện bị một đứa con gái ôm chầm lấy. “Chắc chị quá vui mừng khi gặp một người ruột thịt,” Sonja lý giải, “Con gái thường hay ôm. Khi vui mừng thì thường ôm choàng lấy nhau.” Colton có vẻ không được thuyết phục lắm. Mắt Sonja sáng lên, và cô hỏi, “Chị tên gì? Chị gái tên gì vậy con?” Trong một chốc, Colton có vẻ quên hết chuyện khó chịu vì bị con gái ôm. “Chị không có tên. Ba mẹ chưa đặt tên cho chị.” Làm sao thằng bé biết được điều đó?
  22. “Con nói đúng, Colton,” Sonja nói. “Ba mẹ còn không biết chị là con gái.” Rồi Colton nói một điều đến giờ vẫn còn vang trong tai tôi: “À, chị nói chị rất mong đến lúc mẹ và ba lên thiên đường.” Từ bàn bếp, tôi thấy Sonja cố giữ bình tĩnh. Cô hôn Colton và bảo thằng bé đi chơi. Rồi khi nó rời khỏi phòng, nước mắt dâng trào lăn dài trên má cô. “Con của mình ổn rồi,” cô thì thầm. “Con của mình không sao cả.” Từ lúc đó trở đi, vết thương của một trong những giai đoạn đau đớn nhất của cuộc đời chúng tôi, mất đi đứa con chúng vô cùng mong đợi, đã bắt đầu lành lại. Đối với tôi, mất đứa bé là điều bất hạnh ghê gớm. Sonja thì nói với tôi rằng, đối với cô ấy, lần sẩy thai đó không chỉ làm tim cô đau buồn héo hắt, mà còn khiến cô cảm thấy bản thân vô cùng thất bại. “Em làm đúng mọi điều, ăn uống cẩn thận và cầu nguyện cho sức khỏe của con, nhưng con vẫn chết,” Cô từng nói với tôi. “Em thấy tội lỗi. Trong đầu, em vẫn biết đó không phải là lỗi của mình, nhưng em vẫn thấy tội lỗi.” Chúng tôi muốn tin là đứa con chưa được sinh ra của mình đã lên thiên đường. Mặc dù Kinh thánh không hề đề cập chuyện này, chúng tôi chấp nhận điều đó bằng niềm tin. Nhưng giờ, chúng tôi đã có một nhân chứng: Đứa con gái chúng tôi chưa gặp mặt đang thiết tha chờ đợi chúng tôi ở chốn vĩnh hằng. Từ lúc đó, Sonja và tôi bắt đầu đùa xem ai sẽ lên thiên đường trước. Có một số lý do khiến cô ấy luôn muốn sống lâu hơn tôi. Một trong số đó là, vợ mục sư thường bị đưa ra làm minh họa cho các bài giảng. Cô ấy luôn bảo tôi rằng, nếu tôi chết trước cô ấy sẽ kể cho giáo đoàn nghe tất cả những chuyện về tôi mà cô biết. Nhưng giờ đây, Sonja có một lý do để lên thiên đường trước. Khi cô mang thai đứa con đã mất, chúng tôi đã chọn một cái tên của bé trai – Colton – nhưng chúng tôi chưa bao giờ nhất trí chọn một tên cho bé gái. Tôi thì thích Kelsey, cô ấy thích Caitlin, và không ai trong chúng tôi chịu nhượng bộ.
  23. Nhưng vì chúng tôi biết con gái mình vẫn chưa được đặt tên, chúng tôi hay bảo nhau rằng, “Ta sẽ thắng mi để lên thiên đường và đặt tên cho con trước!”
  24. ỘT ĐÊM GẦN GIÁNG SINH 2003, đến giờ ngủ, tôi đưa Colton vào phòng. Theo thường lệ, thằng bé chọn một truyện Thánh kinh để tôi đọc cho nghe, và truyện của tối M hôm đó là Vị vua thông thái và đứa trẻ. Truyện dựa trên một tích trong Sách các vua kể về hai người phụ nữ sống cùng nhau, và mỗi bà đều mới sinh một con trai. Trong đêm, một trẻ qua đời. Quá đau buồn, người mẹ của đứa trẻ đã chết nói đứa bé còn lại là con mình. Mẹ ruột của đứa trẻ còn sống cố thuyết phục người mẹ đau khổ kia chấp nhận sự thật nhưng không thể thuyết phục chị ta trao lại đứa con còn sống. Tuyệt vọng khi không thể đòi lại con mình, người mẹ của đứa bé kêu cầu vua Solomon, vốn nổi tiếng về sự thông thái, phân giải sự việc và quyết định ai là mẹ ruột của đứa trẻ còn sống. Theo truyện trong Kinh thánh, Vua Solomon nghĩ ra một kế để biết được sự thật trong lòng mỗi người. Vua ban lệnh “Phân đứa trẻ ra làm đôi! Và cho mỗi người một nửa.” Bà mẹ của đứa bé đã chết đồng ý với giải pháp này, nhưng bà mẹ đích thực đã lộ rõ tình thương của mình và kêu lớn, “Đừng! Hãy để chị ta giữ đứa trẻ!” Và đó là cách vị vua thông thái tìm ra bà mẹ nào nói sự thật, và từ đó, ta có thành ngữ “một giải pháp Solomon.” Khi tôi kể đến cuối câu chuyện, Colton và tôi tranh luận như thường lệ về việc phải đọc lại truyện lần nữa (và nhiều lần nữa). Lần này, tôi thắng. Khi tôi quì xuống sàn, cầu nguyện, tôi đặt quyển sách bên cạnh trên thảm, và để sách lật ra đến trang có một hình minh họa vẽ vua Solomon ngồi trên ngai vàng. Tôi chợt nghĩ ra trong Kinh thánh có vài chỗ đề cập đến Ngai vàng của Chúa. Ví dụ, tác giả Thư gửi tín hữu Do Thái thúc giục tín hữu “mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa,” 1 và nói rằng sau khi Chúa Giêsu hoàn thành sứ mệnh nơi trần gian, Người “ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.” 2 Và có một chương thú vị trong sách Khải huyền mô tả ngai Chúa Trời:
  25. Và tôi thấy Thành Thánh, là Jerusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên Chúa ở cùng họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.” Đấng ngự trên ngai phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.” Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành. Thành chẳng cần mặt trời hay mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏa rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi. 3 “Colton này,” Tôi quỳ cạnh thằng bé và nói, “khi ở trên thiên đường, con có thấy ngai Chúa Trời không?” Colton nhìn tôi, vẻ dò hỏi. “Ngai là gì vậy ba?” Tôi cầm quyển truyện Kinh thánh lên và chỉ vào hình vẽ vua Solomon ngồi trong cung điện. “Ngai giống như cái ghế vua ngồi ở trong đó. Trên ghế đó, chỉ mình nhà vua được ngồi.” “Ồ, vâng! Con thấy cái này hoài à!” Colton trả lời. Tim tôi đập nhanh hơn một chút. Phải chăng tôi sắp được nhìn thoáng qua cung điện chốn thiên đường? “Vậy, ngai của Chúa Trời trông như thế nào?” “Lớn lắm, ba ơi rất, rất là lớn, vì Chúa trời là Đấng lớn nhất trên trời. Và Người rất, rất yêu chúng ta, ba à. Ba không tiiiiin nổi Chúa yêu chúng ta đến nhường nào đâu!” Khi Colton nói điều này, tôi chợt nhận ra một sự đối lập: Colton, một cậu bé, đang nói về sự to lớn – vậy mà ngay sau đó, thằng bé lại nói về tình yêu. Sự to lớn của Chúa Trời rõ ràng không hề đáng sợ đối với nó, nhưng tôi cũng thấy thú vị là Colton hăm hở như thế nào khi kể về diện mạo Chúa thì nó cũng háo hức như vậy khi nói về tình cảm của Chúa đối với chúng ta.
  26. “Và ba có biết Chúa Giêsu ngồi ngay bên cạnh Chúa Cha không?” Colton nói tiếp, đầy hứng khởi. “Ghế của Chúa Giêsu đặt ngay bên cạnh ghế của Cha Ngài.” Điều này làm tôi giật mình. Một trẻ bốn tuổi không có cách nào biết được điều đó. Đó là một khoảnh khắc nữa mà tôi nghĩ, Hẳn thằng bé phải nhìn thấy như vậy. Tôi khá chắc chắn thằng bé chưa từng nghe về sách Hê-bơ-rơ, nhưng có một cách để xác định điều đó. “Colton này, Chúa Giêsu ngồi ở phía nào bên ngai Chúa Trời?” Tôi hỏi. Colton leo lên giường và quì đối diện tôi. “Thế này, tưởng tượng ba đang ngồi trên ngai Chúa nha. Chúa Giêsu ngồi ngay đây nè.” Thằng bé nói, chỉ tay vào bên phải tôi. Một đoạn trong sách Hê-bơ-rơ hiện lên trong đầu tôi: “mắt hướng về Đức Giêsu là đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.” 4 Ôi. Đây là một trường hợp hiếm mà tôi thử kiểm tra ký ức của Colton dựa trên những gì Kinh thánh nói, và thằng bé vượt qua dễ như bỡn. Nhưng giờ tôi lại có một câu hỏi khác, một câu mà tôi không hề biết câu trả lời, ít nhất đáp án không nằm trong Kinh thánh. “Thế thì, ai ngồi ở phía bên kia ngai Chúa Trời?” tôi hỏi. “Ôi, dễ mà, ba. Chỗ đó có thiên thần Gabriel. Ngài rất tốt.” Thiên thần Gabriel. Điều đó có lý. Tôi nhớ câu chuyện của Gioan Tẩy Giả và lúc thiên thần Gabriel đến báo tin Gioan Tẩy Giả ra đời. Nhưng sứ thần bảo ông: “Này ông Zechariah, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Elizabeth vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa ”
  27. Ông Zechariah thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già và nhà tôi cũng đã lớn tuổi.” Sứ thần đáp: “Tôi là Gabriel, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông.” 5 “Tôi hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa,” Gabriel nói với Zechariah. Và lúc này, hơn 2.000 năm sau, cậu con trai bé bỏng đang kể tôi nghe điều tương tự. Thế là tôi đã ghé mắt nhìn vào cung điện của Chúa, nhưng những mô tả của Colton khiến tôi tự hỏi: nếu Chúa Cha ngồi trên ngai cùng Chúa Giêsu bên hữu và thiên thần Gabriel bên tả, thì Colton ngồi ở đâu? Colton đã chui vào tấm chăn ấm, mái đầu vàng hoe tựa trên chiếc gối có hình Người Nhện. “Vậy con đã ngồi ở đâu, Colton?” Tôi hỏi. “Họ đem cho con một chiếc ghế nhỏ để ngồi,” Colton mỉm cười nói. “Con ngồi bên Chúa Thánh Thần. Ba có biết là Chúa có Ba Ngôi không ba?” “Ừ, ba có biết điều đó,” tôi trả lời, mỉm cười. “Con ngồi bên Chúa Thánh Thần vì con đang cầu nguyện cho ba. Ba cần Chúa Thánh Thần, thế nên con đã cầu nguyện cho ba.” Điều này làm tôi kinh ngạc. Colton nói đã cầu nguyện cho tôi trên thiên đường, gợi tôi nhớ đến trong thư gửi Tín Hữu Do Thái, tác giả có viết: “Như thế, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh hãy kiên trì chạy trong cuộc đua giành cho ta.” 6 “Chúa trông như thế nào?” Tôi hỏi. “Chúa Thánh Thần đó?” Colton nhíu mày. “Ừm, hơi khó nói Người có màu xanh.” Khi tôi đang cố hình dung điều đó, thì Colton lại đổi đề tài. “Ba biết không, ở đó con gặp ông cố.”
  28. “Con gặp ông cố ngồi bên cạnh Chúa Thánh Thần sao?” Colton gật đầu lia lịa, mỉm cười có vẻ như đó là một kỷ niệm vui vẻ. “Dạ, ông cố đến với con và nói, ‘Có phải ba của con là Todd không’ Và con nói vâng. Rồi ông cố nói, ‘đây là cháu cố của tôi.’” Biết bao lần, khi tôi chủ trì một tang lễ, những người tham dự thường nói những lời tẻ nhạt nhưng đầy thiện ý: “Thôi thì, cô ấy đã đến một nơi tốt đẹp hơn,” hoặc “Chúng ta biết ông ấy đang nhìn xuống, mỉm cười với chúng ta,” hoặc “Rồi anh sẽ gặp lại bác ấy.” Dĩ nhiên, về lý thuyết thì tôi tin điều đó, nhưng thành thực mà nói, tôi không thể hình dung được. Giờ đây, với những gì Colton đã nói về ông cố và về chị gái của thằng bé, tôi bắt đầu nghĩ về thiên đường theo một cách khác. Không chỉ là một nơi với cánh cổng nạm đá quý, những dòng sông sáng chói, và những con đường dát vàng, mà là một vương quốc của niềm vui và tình anh em, cho cả những người ở cùng chúng ta tại chốn vĩnh hằng và những ai còn ở trên trần gian này, mà ta háo hức đón chờ họ đến. Một nơi mà một ngày nào đó tôi sẽ đi bộ và trò chuyện cùng ông ngoại mình, người rất quan trọng đối với tôi, và với đứa con gái mà tôi chưa từng thấy mặt. Trọn lòng, tôi muốn tin như vậy. Lúc đó, các chi tiết từ những cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu tràn về chồng chất trong tâm trí tôi như những xấp hình Polaroid – hình ảnh thiên đường có vẻ chính xác lạ lùng theo những mô tả chúng ta đã biết được trong Kinh thánh – tất cả chúng ta đều đọc được. Nhưng những chi tiết này khá mơ hồ đối với người lớn, kém rõ ràng hơn đối với các trẻ em ở độ tuổi của Colton. Bản chất của Chúa Ba Ngôi, vai trò của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu ngồi bên hữu Đức Chúa Cha. Tôi tin. Nhưng làm sao tôi chắc chắn được? Tôi vuốt cho thẳng tấm chăn đắp trên ngực Colton và nhét thằng bé vào chăn ấm theo cách nó thích – và lần đầu tiên kể từ khi nó bắt đầu nói về thiên đường, tôi mới cố tình khích nó nói. “Ba nhớ con nói con đã gặp ông cố,” tôi nói. “Vậy khi trời tối và con về nhà với ông cố, hai ông cháu đã làm gì?” Đột nhiên tỏ ra nghiêm túc, Colton quắc mắt nhìn tôi. “Trên thiên đường trời không bao giờ tối, ba à. Ai nói với ba điều đó vậy?”
  29. Tôi giữ thái độ. “Ý con là gì khi nói là trời không bao giờ tối?” “Chúa Trời và Chúa Giêsu soi sáng thiên đường. Ở đó, trời không bao giờ tối. Trời luôn luôn sáng.” Tôi hóa ra mới là nạn nhân của cái bẫy mình đặt ra. Colton không những không mắc phải cái bẫy “ở thiên đường khi trời tối”, mà còn nói cho tôi biết vì sao trời không tối trên thiên đường. “Thành chẳng cần mặt trời hay mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏa rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.” 7
  30. CHƯƠNG 19 CHÚA GIÊSU RẤT YÊU TRẺ EM RONG MẤY THÁNG CUỐI NĂM 2003 và đầu 2004, có một số điều khiến Colton có vẻ như chú ý nhiều. Thằng bé nói về cái chết và sự chết ngày càng lạ lùng hơn – rất lạ lùng – đối với T một đứa trẻ cỡ tuổi nó. Cu cậu cũng chia sẻ nhiều hơn về việc thiên đường trông ra sao. Các chi tiết được tiết lộ từng ít một vào bữa tối, khi Colton phụ một số việc lặt vặt với Sonja và tôi. Thằng bé đã nhìn thấy cổng thiên đường, nó nói: “Cổng được làm bằng vàng và có đính ngọc trai.” Bản thân thành Thánh được làm từ một chất liệu chói sáng, “giống như vàng hay bạc.” “Hoa và cây cối nơi thiên đường rất ‘đẹp’, và có mọi loài sinh vật.” Với bất cứ thông tin nào được tiết lộ, Colton đều có một chủ đề nhất quán: Thằng bé nói liên miên rằng Chúa Giêsu yêu trẻ em biết bao. Ý tôi là thằng bé nói luôn miệng. Khi thức dậy vào buổi sáng, thằng bé sẽ nói với tôi: “Ba ơi, Chúa Giêsu bảo con nói với ba là Ngài rất yêu trẻ con.” Trong bữa tối, thằng bé sẽ nói: “Nhớ nhé, Chúa Giêsu rất yêu trẻ con.” Trước khi đi ngủ, khi tôi giúp Colton đánh răng, “Ba ơi, đừng quên nha,” thằng bé nói, ngọng nghịu từ miệng ngậm đầy bọt kem đánh răng, “Chúa Giêsu nói Ngài rất yêu trẻ con!” Sonja cũng thấy như thế. Cô bắt đầu làm việc bán thời gian trở lại, và vào ban ngày, cô ở nhà với Colton, thằng bé nói líu lo suốt ngày về Chúa Giêsu yêu trẻ. Đến nỗi bất kể truyện Kinh thánh nào tôi hay cô ấy đọc cho nhà truyền giáo tí hon của chúng tôi vào buổi tối, cho dù là từ Cựu Ước hay Tân Ước, về Moses hay ông Noah hay vua Solomon, Colton đều kết thúc bằng cùng một thông điệp: “Chúa Giêsu yêu trẻ em!”
  31. Cuối cùng tôi phải nói với thằng bé, “Colton này, ba mẹ biết rồi. Con có thể ngưng nói về chuyện này. Khi ba lên thiên đường, con sẽ được báo cáo. Ba sẽ nói với Chúa Giêsu con đã làm tốt việc của con.” Chúng tôi có thể cảm thấy mệt mỏi vì thông điệp không ngừng nghỉ từ Colton về tình yêu thương Chúa Giêsu dành cho trẻ nhỏ, nhưng nó thực sự chuyển hóa cách chúng tôi tiếp cận đoàn thiếu nhi trong nhà thờ. Sonja luôn phải chia sẻ thời gian để tham gia hát với ca đoàn trong lễ sáng Chúa nhật, lại vừa dạy lớp giáo lý ngày Chúa nhật cho bọn trẻ. Và dù cô biết rằng các số liệu thống kê cho thấy đa phần những người tin vào Đấng Ki-tô đều như thế khi còn bé, việc Colton nhiệt thành nhấn mạnh về tình yêu thương Chúa Giêsu dành cho trẻ em đã mang đến cho Sonja năng lượng mới dành cho đoàn thiếu nhi. Tôi càng mạnh dạn hơn khi yêu cầu các thành viên trong nhà thờ phục vụ cho đoàn thiếu nhi. Nhiều năm qua, tôi phải đấu tranh để thuyết phục mọi người đăng ký dạy lớp giáo lý ngày Chúa nhật. Họ thường nói thẳng với tôi rằng “Tôi đã làm năm ngoái rồi,” hoặc “Tôi quá lớn tuổi với việc đó.” Bây giờ, khi gặp phải những lý do kiểu đó, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở mọi người rằng Chúa Giêsu thực sự xem trẻ em như báu vật – và nếu Người yêu trẻ em đến nỗi bảo rằng người lớn nên giống với trẻ con hơn, thì chúng ta cũng nên dành thêm nhiều thời gian yêu thương chúng. Trong suốt thời gian đó, Colton cũng trở nên ám ảnh với cầu vồng. Tất cả những cuộc trò chuyện của thằng bé về những sắc màu tuyệt diệu trên thiên đường nhắc Sonja và tôi nhớ đến sách Khải huyền, trong đó, tông đồ Gioan viết cụ thể về cầu vồng quanh ngai Thiên Chúa, 1 và ngài miêu tả thiên đường như một thành phố tráng lệ bằng vàng: Tường xây bằng ngọc thạch, thành thì bằng vàng y, giống như thủy tinh trong sáng. Nền móng tường thành được trang trí bằng mọi thứ đá quý. Nền móng thứ nhất bằng ngọc thạch, nền móng thứ hai bằng lam ngọc, nền móng thứ ba bằng lục ngọc, nền móng thứ tư bằng bích ngọc, nền móng thứ năm bằng mã não, nền móng thứ sáu bằng xích não, nền móng thứ bảy bằng kim châu, nền móng thứ tám bằng lục châu, nền móng thứ chín bằng hoàng ngọc, nền móng thứ
  32. mười bằng kim lục, nền móng thứ mười một bằng huỳnh ngọc, nền móng thứ mười hai bằng tử ngọc. 2 Một số trong các loại đá quí đó là những sắc màu quen thuộc với chúng ta: màu tím đậm của tử ngọc, màu xanh sáng của bích ngọc, màu ánh vàng mờ của hoàng ngọc, màu đen sâu thẳm của mã não. Những loại còn lại thì ít quen thuộc hơn: kim châu, màu xanh ô liu nhạt; huỳnh ngọc, một màu đỏ trong suốt. Lục châu có nhiều màu, từ màu hồng lợt cho đến màu xanh lá thẫm đến màu xanh biển ngọc. Về các loại đá quí lạ, miêu tả của Gioan đặc sắc đến nỗi chúng tôi phải tra tìm các khoáng sản để biết được những sắc màu mà ngài đang nói đến. Các nhà thần học cần sự chính xác. Nhưng nếu một trẻ nhỏ nhìn thấy tất cả màu sắc đó, nó có thể tóm gọn chúng lại bằng một từ đơn giản: cầu vồng. Vào mùa xuân năm 2004, khi cầu vồng đẹp nhất chúng tôi từng thấy xuất hiện trên nền trời vùng Imperial, chúng tôi gọi thằng bé ra xem. Sonja là người đầu tiên nhìn thấy. Lúc đó, cô chỉ mới mang thai đứa bé mà chúng tôi cho là đứa con thứ tư được vài tuần. Hôm đó là một ngày ấm áp, trời đầy nắng, và cô đi ra mở cửa để cho không khí tươi mát tràn vào nhà. “Này cả nhà, ra đây mà xem nè!” Cô gọi lớn. Từ trong bếp, tôi băng qua phòng ăn đến cửa chính và ngạc nhiên khi thấy cầu vồng thật sáng, thật sống động đến nỗi trông nó giống như bức vẽ Cầu vồng hoàn hảo của một họa sĩ. Hoặc như một đứa trẻ với hộp bút chì màu mới toe đang vẽ minh họa cho bài tập về khoa học: đỏ cam vàng lục lam chàm tím. Mỗi một màu được phân định sắc sảo với màu kế tiếp, và cả vòng cung rực rỡ trên nền trời xanh hoàn hảo. “Có phải trời đã mưa mà anh không biết chăng?” Tôi hỏi Sonja. Cô cười. “Em không nghĩ thế.” Colton đang ở trong phòng đồ chơi. “Colton này,” Tôi gọi nó. “Ra đây mà xem này.” Thằng bé từ trong phòng chạy ra với chúng tôi trước hiên nhà.
  33. “Nhìn cầu vồng đó đi, Colton,” Sonja nói. “Chắc chắn phải có cả một thố vàng to tướng ở chân cầu vồng.” Colton nheo mắt, nhìn lên những dải màu đang vắt ngang qua nền trời. “Tuyệt,” thằng bé nói, mỉm cười hờ hững. “Hôm qua con đã cầu nguyện để có cầu vồng.” Và rồi nó quay gót, trở lại chơi tiếp. Sonja và tôi nhìn nhau, Chuyện gì vừa xảy ra vậy? Và sau đó, chúng tôi trò chuyện về những lời cầu nguyện với niềm tin trong sáng của một đứa trẻ. “Xin thì sẽ được,” Chúa Giêsu nói. Người đã dạy những lời ấy trong bối cảnh một đứa con đang xin người cha ban ơn. “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá?” Chúa Giêsu bảo đám đông đang tụ họp nghe người giảng trên những ngọn đồi thấp vùng Ga-li-lê. “Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người!” 3 Colton Burpo đã lâu rồi không thấy cầu vồng, thế là thằng bé xin Chúa Cha trên thiên đường gửi đến một cái. Niềm tin như trẻ nhỏ. Sonja và tôi nghĩ, có lẽ chúng tôi phải học rất nhiều từ con trai mình.
  34. ÙA XUÂN NĂM 2004 đánh dấu một năm kể từ sự kiện Colton vào bệnh viện. Vào năm đó, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh rơi vào tháng 4, và chỉ trong một tháng nữa, Colton M sẽ tròn 5 tuổi. Tôi luôn yêu thích ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vì tôi sẽ tiến hành một “Lễ ban thánh thể gia đình cấp tốc.” Nghĩa là tôi sẽ ra nhà thờ trong vài giờ, và các gia đình sẽ đến để tham gia Lễ ban thánh thể cùng nhau. Tôi thích lễ này vì một vài lý do. Một là, nó khiến các gia đình trong giáo xứ chúng tôi có dịp gặp nhau trong suốt Tuần thánh. Cũng thế, nó cho tôi cơ hội để thăm hỏi riêng từng gia đình về các nhu cầu cầu nguyện và cầu nguyện cùng toàn thể gia đình họ ngay tại chỗ. Sáng hôm đó, tôi cần làm một số việc vặt, nên tôi cho Cassie và Colton lên chiếc xe tải Chevy mày đỏ rồi lái xe qua mấy con phố để vào thị trấn. Vẫn còn nhỏ và cần một ghế đỡ nên Colton ngồi kế bên tôi, và Cassie ngồi cạnh cửa xe. Khi xe chạy trên đường Broadway, con đường chính xuyên suốt thị trấn, tôi nghiền ngẫm về trách nhiệm mình phải làm cho ngày đó, suy nghĩ về nghi thức Lễ ban thánh thể gia đình. Lúc đó tôi nhận ra đó là một ngày lễ tôn giáo và tôi có một khán giả ngồi yên ngay bên cạnh trong chiếc xe này. “Colton này, hôm nay là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,” Tôi nói. “Con có biết ngày này là ngày gì không?” Cassie bắt đầu chồm lên chồm xuống trên băng ghế ngồi và giơ tay lên trời hệt như một học trò đầy hăm hở. “Con biết! Con biết nè!” “Con không biết.” Colton nói. Tôi liếc nhìn qua Cassie. “Được rồi. Vậy ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày gì?” “Đó là ngày Chúa Giêsu chết trên thập giá!”
  35. “Ừ, đúng rồi, Cassie. Con biết vì sao Chúa Giêsu chết trên thập giá không?” Lúc này, thằng bé thôi không chồm lên nữa và bắt đầu suy nghĩ. Khi con bé không đưa ra được ngay câu trả lời, tôi nói, “Colton nè, con có biết vì sao Chúa Giêsu chết trên thập giá không?” Thằng bé gật đầu, làm tôi hơi ngạc nhiên. “Vì sao nào?” “Dạ, Chúa Giêsu bảo con Ngài chết trên thập giá để chúng ta có thể đến gặp Cha của Ngài.” Theo hình dung trong đầu, tôi nhìn thấy Chúa Giêsu, với Colton đang ngồi trong lòng Người, phủi hết tất cả các bằng cấp của trường dòng, đạp đổ các luận thuyết chất cao như tòa nhà chọc trời, và giản lược những từ ngữ hoành tráng thành một khái niệm một đứa trẻ cũng hiểu được: “Ta phải chết trên thập giá để loài người trên thế gian có thể đến gặp Cha ta.” Câu trả lời của Colton là tuyên bố giản dị và dịu dàng nhất về phúc âm mà tôi từng nghe. Tôi suy nghĩ lại về sự khác biệt giữa niềm tin của người lớn và niềm tin của trẻ con. Chạy xe dọc trên đường Broadway, tôi kết luận tôi thích cách của Colton hơn. Trong vài phút, tôi lái xe trong im lặng. Rồi tôi quay lại mỉm cười nhìn thằng bé. “Này, con có muốn giảng lễ vào ngày Chúa nhật không?” Ít lâu sau trong tháng đó, Colton lại khiến tôi bất ngờ, lần này thì liên quan đến chuyện sống chết. Sonja và tôi có một lý thuyết: Từ khi con trẻ bắt đầu biết đi cho đến lúc vào lớp một, một trong những nhiệm vụ chính của cha mẹ là giữ gìn sự sống cho đứa bé. Không cho nĩa vào ổ cắm điện. Không để máy sấy tóc rơi vào bồn tắm. Không để lon soda trong lò vi ba. Chúng tôi đã rất chu đáo với Cassie. Đến lúc đó, Cassie đã bảy tuổi và đã thôi là mối nguy hiểm cho bản thân và người khác. Tuy nhiên, Colton lại là một câu chuyện khác.
  36. Cho dù thông minh về rất nhiều điều, có một thứ thằng bé có vẻ như vẫn không nắm được: Nếu một người bị xe đụng phải, chuyện tồi tệ sẽ xảy ra. Mặc dù sắp vào mẫu giáo, thằng bé vẫn là một cậu trai nhỏ bé, một cách nói lịch sự ám chỉ thằng bé giống ba và khá thấp so với tuổi. Thằng bé giống như một con lật đật mà ngay khi vừa mới bước ra khỏi cửa tiệm sẽ nhanh nhảu chạy ra xe. Chúng tôi rất sợ các tài xế khác sẽ không nhìn thấy nó và có thể lùi xe cán phải thằng bé. Hầu như ít nhất một, hai lần một tuần, chúng tôi phải kéo giật thằng bé lại hoặc la to sau lưng nó, “COLTON, DỪNG LẠI!” rồi tóm lấy thằng bé và mắng: “Con phải chờ ba mẹ! Con phải nắm tay ba hoặc mẹ chứ!” Một ngày cuối tháng 4, Colton và tôi ghé vào ăn tại một tiệm Sweden Creme. Sweden Creme là một chuỗi quầy ăn phục vụ khách đi ô tô – một giải pháp dành cho các thị trấn nhỏ thay cho các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh vốn hay bỏ qua thị trấn của chúng tôi vì nơi đây quá nhỏ bé. Mỗi một thị trấn nhỏ ở Nebraska đều có một tiệm như vậy. McCook có tiệm Mac’s; Benkelman có tiệm Dub’s. Ở Holyoke, một thị trấn nhỏ chỉ vừa qua khỏi biên giới bang Colorado, có tiệm Dairy King. Và những chỗ này đều bán cùng một thứ: hamburger, gà rán và kem tươi. Ngày hôm đó, tôi mua kem vani, một cho Colton và một cho tôi. Chứng nào tật nấy, khi cha con tôi vừa bước ra khỏi cửa, thằng bé cầm cây kem phóng một lèo ra bãi xe, chỉ cách đường Broadway vài mét. Giật thót cả tim, tôi la lớn, “COLTON, DỪNG LẠI!” Thằng bé dừng lại, và tôi chạy đến chỗ nó, mặt đỏ bừng bừng. “Này, con không được làm như thế!” Tôi nói. “Ba mẹ đã bảo con bao nhiêu lần rồi?” Ngay lúc đó, tôi thấy một nhúm lông thú nhỏ ngay giữa đường Broadway. Nghĩ đây là một dịp tốt để dạy dỗ thằng bé, tôi chỉ vào đó. “Thấy chưa con?” Thằng bé vừa liếm kem vừa nhìn theo phía tay tôi chỉ. “Con thỏ con đó đang cố qua đường nhưng không thành,” tôi nói.
  37. “Chuyện đó có thể xảy ra nếu con chạy ra đường và một chiếc xe nào đó không thấy con! Không chỉ con bị thương mà còn mất mạng luôn không chừng!” Colton ngước nhìn tôi, và cười toe toét. “Ồ, tốt thôi!” Thằng bé nói. “Có nghĩa là con sẽ trở lại thiên đường!” Tôi chỉ còn biết gục xuống, lắc đầu bực tức. Làm sao tôi có thể dọa một đứa trẻ không sợ chết điều gì được? Cuối cùng, tôi khom người quì xuống và nhìn thẳng vào đứa con trai nhỏ. “Con hiểu sai vấn đề rồi,” tôi nói. “Lần này, ba lên thiên đường trước. Ba là cha; con là con. Cha mẹ là người đi trước.”
  38. CHƯƠNG 21 NGƯỜI ÐẦU TIÊN BẠN SẼ GẶP ẦU NHƯ SUỐT MÙA HÈ TRÔI QUA mà không có tiết lộ mới nào từ Colton, mặc dù cả nhà tôi đã chơi trò “Chúa Giêsu trông như thế nào?” vào kỳ nghỉ của gia đình, mà Colton đã H phản bác - úp ngược ngón tay cái đối với mọi tấm hình chúng tôi thấy. Đã đến lúc thay vì hỏi thằng bé “Hình này có đúng không?” Sonja và tôi bắt đầu nhanh nhảu hỏi, “Vậy, hình này có chỗ nào không đúng nè?” Tháng tám đến và theo đó là Hội chợ Hạt Chase, sự kiện nổi tiếng hàng năm của Imperial. Bên cạnh hội chợ của bang, hội chợ của chúng tôi là hội chợ của hạt lớn nhất ở miền tây Nebraska. Với Imperial và các thị trấn quanh đó một dặm, đây chính là sự kiện trong năm. Trong suốt một tuần cuối tháng tám, dân số của Imperial tăng vọt từ 2.000 người lên khoảng 15.000. Các doanh nghiệp thay đổi giờ làm (hoặc đóng cửa hoàn toàn), và ngân hàng đóng cửa từ sau giờ trưa để cả cộng đồng có thể tham gia vui chơi với các buổi hòa nhạc (nhạc rock vào tối thứ sáu, nhạc đồng quê vào tối thứ bảy), những người bán dạo, vòng đu quay cảm giác mạnh và ánh đèn từ lễ hội hóa trang khổng lồ. Mỗi năm, chúng tôi lại trông đợi khung cảnh, thanh âm và mùi hương của hội chợ: bắp rang, thịt nướng, và “bánh kẹp của người da đỏ” (nhân bánh taco đặt trên một miếng bánh mì dẹt). Tiếng nhạc đồng quê vang vang. Và nhất là đu quay Ferris, mà khắp nơi trong thị trấn đều nhìn thấy. Hội chợ này rõ ràng là một sự kiện của vùng Mid West, với cuộc bình chọn của hội thú nuôi 4-H chọn ra con bò, con ngựa và con heo khỏe nhất, đại loại, cùng với cuộc thi cưỡi cừu “Mutton Bustin’” yêu thích của bọn trẻ. Nếu bạn chưa biết, cuộc thi cưỡi cừu giành cho trẻ em, là trò một đứa trẻ được đặt lên một con cừu và cố gắng cưỡi trên con cừu đó để không bị ngã. Có một cái cúp thật to dành cho mỗi nhóm tuổi, từ 5 cho đến 7 tuổi. Thực ra, cái cúp vô địch thường cao
  39. hơn cả các đấu thủ nhỏ tuổi. Hội chợ của chúng tôi mang đậm phong vị mộc mạc, địa phương mà một tay kinh doanh nước giải khát đã từng phải ngậm ngùi học hỏi. Một năm nọ, người đàn ông này quyết định bành trướng kinh doanh loại thức uống ngon lành của mình bằng chiêu thức tiếp thị bằng các cô gái trẻ khiêu gợi. Chỉ sau một, hai đêm, nhiều người than phiền về đội nữ nhân viên bán hàng ăn mặc thiếu vải trong quầy hàng của ông này, và một vài vị công dân đầy quan ngại đã đến gặp ông ta để bảo rằng các cô gái bán nước chanh phải ăn mặc kín đáo hơn. Tuy nhiên, có vẻ như ông ta đã khiến khách xếp hàng dài dằng dặc tại quầy của mình trong những đêm đầu. Vào tháng tám 2004, Sonja và tôi dựng một quầy hàng ở giữa đường để giới thiệu dịch vụ lắp cửa ga-ra với các khách từ bên ngoài thị trấn đến tham gia hội chợ. Nhưng luôn luôn, tôi phải sắp xếp thời gian cân bằng giữa việc kinh doanh với việc coi sóc giáo đoàn của mình. Một buổi chiều ấm áp trong tuần lễ hội chợ, gia đình bốn người chúng tôi – Sonja, và tôi cùng hai con – trông coi quầy hàng, phát các tờ bướm và trò chuyện với các khách hàng tiềm năng. Nhưng tôi cần phải chạy ra ngoài để lái xe qua vài con phố đến nhà điều dưỡng Imperial Manor thăm một người đàn ông tên Harold Geer. Lúc đó, con gái ông Harold là Glora Marshall, đang chơi đàn trong ca đoàn nhà thờ tôi, và chồng cô, Daniel, đang làm trợ lý cho tôi trong công việc mục sư và là trưởng ca đoàn. Bản thân ông Harold đã làm mục sư suốt cả đời, đã tám mươi mấy tuổi và đang hấp hối. Tôi biết ông ấy đang đang trải qua những giây phút cuối đời và tôi cần phải đến trợ giúp Daniel và Gloria, và cầu nguyện cùng ông Harold ít nhất một lần nữa. Khi là một mục sư, lính cứu hỏa tình nguyện, huấn luyện viên đấu vật, chủ doanh nghiệp đang cố gắng thu vén thời gian, ta sẽ nhanh chóng học được một điều rằng trẻ con rất dễ mang theo cùng. Phần Sonja, cô ấy đang làm vợ mục sư, vốn cũng là một công việc toàn thời gian, và là một người mẹ, giáo viên, nhân viên thư viện tình nguyện, và thư ký cho công ty của gia đình. Qua nhiều năm, chúng tôi đã tập được một thói quen là nếu không chính thức đi làm, chúng tôi sẽ mang theo một đứa đi cùng. Thế nên buổi chiều hôm đó ở hội chợ, tôi để lại Sonja, đang mang thai 7 tháng, và Cassie coi sóc quầy hàng của
  40. gia đình và đặt Colton vào chiếc xe tải của mình, rồi lái thẳng đến nhà điều dưỡng. Colton nhìn ra ngoài cửa xe khi chúng tôi đi ngang qua đu quay Ferris trên đường ra khỏi khu hội chợ. “Chúng ta sẽ đến thăm ba của cô Gloria, ông Harold đang ở nhà điều dưỡng,” tôi nói. “Ông ấy không khỏe lắm và có thể không còn sống được bao lâu nữa. Ông Harold đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa từ lâu, và ông ấy đã sẵn sàng để lên thiên đường.” Colton không rời mắt khỏi cửa xe. “Dạ.” Nhà điều dưỡng là môt tòa nhà một tầng trải dài có một phòng ăn lớn cạnh tiền sảnh, cũng là nơi đặt một chuồng chim trong nhà cực lớn chứa đầy chim sẻ bay nhảy líu lo, và nhìn chung cũng đem được không gian ngoài trời vào bên trong nhà. Khi nhìn vào phòng ông Harold, tôi thấy Daniel và Gloria, cùng với ba, bốn người trong gia đình họ, có cả hai người mà tôi biết là hai cô con gái còn lại của Harold. Daniel đứng. “Chào mục sư Todd,” anh nói khi tôi vừa bắt tay vừa ôm choàng lấy anh. Cả gia đình chào Colton trong khi cu cậu đang nắm tay tôi và chào khẽ mọi người. Tôi quay qua giường ông Harold, và thấy ông đang nằm bất động, thở những hơi dài, đứt quãng khá lâu. Tôi đã thấy nhiều người trong giai đoạn cuối của cuộc đời này. Trong những giờ phút cuối cùng, họ lúc tỉnh lúc mê và ngay cả khi tỉnh, cũng có lúc sáng suốt, lúc không. Tôi quay sang Gloria. “Ba cô thế nào rồi?” Tôi hỏi. “Ông ấy đang cố gượng, nhưng tôi không biết còn bao lâu nữa,” cô nói. Gương mặt cô đầy can đảm, nhưng tôi có thể thấy cằm cô hơi run run khi nói. Vừa lúc đó, ông Harold bắt đầu rên nhẹ và vặn người dưới tấm chăn mỏng. Một người em gái của Gloria đứng dậy và bước đến gần chiếc giường, thì thầm an ủi ông, rồi trở về ghế của cô cạnh cửa sổ. Tôi bước đến và đứng ở phía đầu Harold, Colton đi theo tôi như một chiếc bóng nhỏ. Gầy gò với mái đầu hói, ông Harold đang nằm
  41. ngửa, mắt gượng mở, môi khẽ mấp máy. Ông hít vào bằng miệng và có vẻ như giữ hơi ở đó, như thể vắt sạch phân tử dưỡng khí cuối cùng trước khi thở ra lần nữa. Tôi nhìn xuống và thấy Colton đang ngước nhìn ông Harold, cái nhìn thể hiện sự điềm tĩnh và quả quyết trên gương mặt. Tôi đặt tay lên vai người mục sư già, nhắm mắt lại, và cầu nguyện to, nhắc với Chúa về quá trình phụng sự trung thành và lâu dài của ông, xin các thiên thần giúp cho chuyến đi của ông nhanh chóng và êm ái, và rằng Chúa sẽ đón nhận đầy tớ của Ngài với sự mừng vui khôn xiết. Khi cầu nguyện xong, tôi quay lại cùng với gia đình họ. Colton băng qua căn phòng với tôi, nhưng rồi thằng bé quay gót chân và quay lại bên giường ông Harold. Trong khi mọi người cùng theo dõi, Colton vươn người nắm tay ông Harold. Đó là một giây phút mọi người đều chú tâm. Mọi người chăm chú nhìn, chăm chú lắng nghe. Colton nhìn tha thiết lên gương mặt ông Harold và nói, “Sẽ không sao đâu. Người đầu tiên ông sẽ gặp là Chúa Giêsu.” Thằng bé nói với giọng đơn giản, rành rọt, hệt như đang miêu tả điều gì đó rất thật và quen thuộc như trạm cứu hỏa của thị trấn. Daniel và Gloria nhìn nhau và tôi cảm thấy thật kỳ lạ. Trước đó, tôi đã quen nghe Colton nói về thiên đường. Nhưng giờ, thằng bé đã trở thành một sứ giả, một hướng dẫn viên bé nhỏ cho một hành khách sắp đến thiên đường.
  42. HI ÔNG CỐ POP MẤT NĂM 1975, tôi thừa hưởng được một số thứ. Tôi tự hào khi nhận được khẩu súng trường .22 nhỏ mà tôi dùng khi hai ông cháu cùng đi săn thỏ và sóc chó. Tôi K cũng thừa hưởng quả banh bowling của ông và, sau đó, một chiếc bàn cũ mà ông tôi có từ rất lâu. Vốn đã ngả sắc giữa màu gỗ thích và màu anh đào, nó là một món đồ thú vị, trước tiên là vì đó là một cái bàn nhỏ đối với một người to lớn như ông, và thứ hai, vì chỗ mà bạn đặt ghế vào cong vòng quanh người bạn chứ không phải là đường thẳng như một cái bàn bình thường. Khi còn ở tuổi thiếu niên và bận bịu suốt trong xưởng gỗ ở trường, tôi đã dành hàng tiếng đồng hồ trong ga-ra của ba mẹ, tân trang cái bàn của ông. Sau đó, tôi chuyển nó vào phòng mình như một kỷ vật gợi nhớ êm đềm về một con người tinh hoa. Từ khi sử dụng cái bàn, tôi đặt một tấm hình của ông vào ngăn kéo trên cùng bên trái, và lâu lâu lại lấy ra xem để hồi tưởng về ông. Đó là bức hình cuối cùng ông chụp, đó là hình ông ở tầm tuổi sáu mươi mốt, tóc bạc và đeo kính. Khi Sonja và tôi kết hôn, chiếc bàn và bức hình trở thành một phần đồ đạc thiết yếu trong gia đình. Sau khi Colton bắt đầu nói về việc gặp ông cố trên thiên đường, tôi để ý là thằng bé đưa ra những chi tiết mô tả cụ thể về hình thể Chúa Giêsu, và cũng miêu tả người chị chưa hề được sinh ra như “hơi nhỏ hơn chị Cassie, tóc sẫm màu.” Nhưng khi tôi hỏi ông cố trông như thế nào, Colton chỉ nói chủ yếu là về trang phục và kích thước đôi cánh của ông. Tuy nhiên, khi tôi hỏi về các đặc điểm khuôn mặt của ông, thằng bé có vẻ khá mơ hồ. Tôi phải thú nhận rằng điều đó làm tôi khó chịu. Một ngày không lâu sau khi đến Benkelman, tôi gọi Colton xuống tầng hầm và lấy tấm hình quí giá của ông cố ra khỏi ngăn kéo.
  43. “Đây là kỷ vật để ba tưởng nhớ ông cố,” tôi nói. Colton cầm khung hình bằng hai tay, và nhìn vào bức hình chừng một phút đồng hồ. Tôi đợi gương mặt thằng bé sáng lên khi nhận ra ông, nhưng không. Thực ra thì, nó hơi nhíu mày và lắc đầu. “Ba ơi, trên thiên đường không có ai già cả,” Colton nói. “Và không ai đeo mắt kính cả.” Rồi nó quay đi, bước lên cầu thang. Không có ai già trên thiên đường Câu nói này khiến tôi suy nghĩ. Một lúc sau, tôi gọi cho mẹ tôi ở Ulysses. “Mẹ này, mẹ có hình của ông cố lúc còn trẻ không?” “Mẹ có,” bà trả lời. “Mẹ sẽ phải lục lại xem. Con có muốn mẹ gửi cho con không?” “Không, con không muốn đánh mất. Mẹ chỉ cần sao một bản và gửi cho con.” Vài tuần trôi qua. Thế rồi một ngày, tôi mở hộp thư và thấy một phong bì do mẹ tôi gửi đến, chứa bản sao của một bức ảnh đen trắng cũ kỹ. Sau đó tôi biết rằng mẹ đã lục tìm ra nó trong một cái hộp cất ở trong phòng chứa đồ phía sau phòng ngủ từ khi Cassie còn bé, một chiếc hộp chưa từng được đem ra ánh sáng từ hai năm trước khi Colton ra đời. Có 4 người trong bức hình, và mẹ đã viết một ghi chú nhỏ kèm theo, chỉ rõ những ai trong hình: Bà ngoại Ellen của tôi, ở độ tuổi 20 trong bức hình, giờ thì bà đã tám mươi và vẫn sống ở Ulysses. Gia đình tôi vừa gặp bà hồi vài tháng trước. Mẹ tôi khi còn là một bé gái mới sinh cũng có trong hình, khoảng 18 tháng tuổi; bác Bill của tôi, lúc đó sáu tuổi; và ông ngoại Pop,một người đàn ông đẹp trai, 29 tuổi khi chụp bức hình này năm 1943. Dĩ nhiên, tôi chưa hề cho Colton biết là tôi hơi bực khi thằng bé có vẻ không nhận ra ông cố trong bức hình lưu niệm cũ của tôi. Tối hôm đó, Sonja và tôi đang ngồi trong phòng khách thì tôi gọi nó lên nhà. Mất một lúc thằng bé mới xuất hiện, và khi đó, tôi lấy bản photo của bức hình mẹ tôi gửi ra.
  44. “Này con, lại đây xem cái này nè, Colton.” Tôi nói, đưa tờ giấy ra cho nó. “Con nghĩ thế nào?” Thằng bé cầm bức hình từ tay tôi, nhìn xuống, rồi nhìn lại tôi, đôi mắt đầy ngạc nhiên. “A,” Colton reo lên vui vẻ. “Sao ba có được hình của ông cố vậy?” Sonja và tôi nhìn nhau, kinh ngạc. “Colton này, con không nhận ra ai khác trong bức hình này sao?” Tôi hỏi. Thằng bé chậm rãi lắc đầu. “Không ” Tôi ngã người về phía nó và chỉ vào hình bà ngoại tôi. “Con nghĩ đây là ai?” “Con không biết.” “Đó là bà cố Ellen.” Mắt Colton lộ vẻ hoài nghi. “Không giống bà cố Ellen gì hết.” Tôi liếc nhìn Sonja và cười thầm. “À, hồi đó, bà trông như thế.” “Con đi chơi được không?” Colton nói, đưa lại cho tôi bức hình. Sau khi thằng bé rời khỏi phòng, Sonja và tôi trò chuyện với biết bao thú vị khi Colton nhận ra ông cố trong một bức ảnh chụp cả hơn nửa thế kỷ trước khi thằng bé sinh ra – bức hình nó chưa hề nhìn thấy trước đây – nhưng không nhận ra bà cố trong đó dù mới gặp bà vài tháng trước. Dù vậy, sau khi suy nghĩ về việc ông cố mà Colton kể đã gặp không phải là ông lúc 61 tuổi mà là ông ở tuổi thanh xuân, chúng tôi đi đến một kết luận vừa vui vừa không vui. Điều không vui là trên thiên đường, diện mạo của chúng ta vẫn như thế. Cái vui nằm ở chỗ đó sẽ là phiên bản trẻ hơn.
  45. CHƯƠNG 23 QUYỀN NĂNG TỪ TRÊN TRỜI ÀO NGÀY 4 THÁNG 10, 2004, Colby Lawrence Burpo ra đời. Từ lúc thằng bé được sinh ra, nó trông như một bản sao của Colton. Nhưng như với mọi trẻ em, Chúa cũng làm cho cậu bé V trở nên độc nhất vô nhị. Nếu Cassie là một cô bé nhạy cảm, và Colton là một cậu trai nghiêm túc, thì Colby là chú hề của gia đình. Từ khi còn bé, vẻ khờ khạo của cu cậu đã mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái cho cả nhà. Một buổi tối vào cuối mùa thu đó, Sonja ngồi đọc truyện Kinh thánh cho Colton. Cô ngồi bên mép giường của thằng bé và đọc truyện, còn Colton đang nằm dưới chăn ấm, vùi đầu trong gối. Sau đó là đến giờ cầu nguyện. Một trong những điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm cha mẹ của chúng tôi chính là lắng nghe con cái cầu nguyện. Khi nhỏ, trẻ con cầu nguyện không phải bằng sự phô trương mà khi lớn lên chúng ta đôi lúc hay phạm phải, không phải với thứ “ngôn ngữ cầu nguyện”, thứ ngôn ngữ nhằm hấp dẫn bất kỳ ai đang nghe chứ không phải với Chúa Trời. Và khi Colton và Cassie cầu nguyện một cách giản dị và sốt sắng, có vẻ như Chúa Trời đã lắng nghe và đáp lại. Từ sớm, chúng tôi đã áp dụng phương pháp tập cho trẻ cầu nguyện một cách cụ thể, không chỉ để thiết lập niềm tin của trẻ, mà còn vì cầu nguyện cho người khác là một cách phát triển lòng bác ái đối với những nhu cầu khác không phải của mình. “Con có biết ba giảng đạo hàng tuần như thế nào không?” Sonja hỏi khi đang ngồi cạnh Colton. “Mẹ nghĩ mình hãy cầu nguyện cho ba, để cho ba có nhiều thời gian nghiên cứu tốt trong tuần này để ba có thể truyền đạt một thông điệp tốt ở nhà thờ vào sáng Chúa nhật.”
  46. Colton ngước nhìn mẹ và nói điều lạ lùng nhất. “Con đã nhìn thấy quyền năng từ trên đổ xuống ba.” Sau này, Sonja có kể tôi nghe rằng cô phải mất một lúc nghĩ đi nghĩ lại về câu nói này. Quyền năng đổ xuống? “Ý con là gì vậy Colton?” “Chúa Giêsu đổ quyền năng xuống ba khi ba nói.” Sonja ngồi hẳn vào giường để nhìn thẳng vào mắt Colton. “Được rồi lúc nào vậy con? Lúc ba giảng ở nhà thờ phải không?” Colton gật đầu. “Dạ, ở nhà thờ. Khi ba kể những câu chuyện trong Kinh thánh cho mọi người.” Sonja không biết nói gì, một tình huống chúng tôi đã quá quen trong suốt hơn một năm rưỡi qua. Thế là cô và Colton cùng cầu nguyện, gửi những ước nguyện lên thiên đường xin cho ba giảng tốt trong thánh lễ ngày Chúa nhật. Rồi Sonja đi qua hành lang vào phòng khách để kể tôi nghe về cuộc nói chuyện đó. “Mà anh không được đánh thức con dậy để hỏi về chuyện này!” Cô nói. Thế là tôi phải đợi cho đến sáng hôm sau, khi cả nhà đang dùng bữa sáng. “Này, nhóc,” tôi nói, đổ sữa vào tô ngũ cốc của Colton như thường lệ. “Mẹ nói con đã nói chuyện trong giờ đọc truyện Kinh thánh tối qua. Con kể cho ba nghe những gì con đã nói với với mẹ về Chúa Giêsu tỏa quyền năng xuống được không? Quyền năng đó trông như thế nào?” “Đó là Chúa Thánh thần,” Colton trả lời thật đơn giản. “Con đã thấy ngài. Ngài tỏ cho con biết.” “Chúa Thánh thần à?” “Dạ, Ngài tỏa quyền năng trên ba khi ba đang giảng trong nhà thờ.”
  47. Nếu trên đầu người có vẽ những bong bóng ám chỉ ý nghĩ như trong truyện tranh, những hình bong bóng đó trên đầu tôi hẳn đang chứa đầy dấu chấm hỏi và chấm than ngay lúc này. Mỗi sáng Chúa nhật trước khi tôi làm lễ, tôi cầu nguyện cùng một điều: “Lạy Chúa, nếu Người không giúp con vào sáng nay, thông điệp này sẽ thất bại.” Như được những gì Colton nói khai sáng, tôi nhận ra tôi đã cầu nguyện mà thực sự không biết mình đang xin điều gì. Và tưởng tượng rằng Chúa đã đáp lại bằng cách “đổ quyền năng xuống” Ôi, thật kì diệu.
  48. AU KHI COLBY RA ĐỜI, Sonja và tôi nhận thấy động lực đem các con theo cùng khắp nơi đã thay đổi. Giờ số con trẻ đã là ba, còn vợ chồng tôi chỉ có hai người. Chúng tôi quyết định đã đến S lúc phải có một người giữ trẻ thường xuyên, thế là chúng tôi thuê một học sinh lớp 8 cực kỳ chín chắn và đầy tinh thần trách nhiệm tên Ali Titus để trông các con giúp chúng tôi. Vào các tối thứ hai, Sonja và tôi vẫn có thể chơi môn bóng chày mềm trong đội lão tướng của chúng tôi, dù những ngày tung hoành của tôi đã qua. Một tối thứ hai năm 2005, Ali đến để trông Cassie, Colton và Colby cho chúng tôi đi chơi bóng. Khoảng 10 giờ tối thì chúng tôi trở về và lùi xe vào nhà. Sonja xuống xe và bước vào nhà với Ali và bọn trẻ trong khi tôi đóng cửa ga-ra cuối ngày, nên tôi không nghe được những gì diễn ra trong nhà cho đến vài phút sau khi chuyện xảy ra. Cửa trong ga-ra dẫn vào nhà bếp, và sau này Sonja kể lại, khi bước vào, cô thấy Ali đang rửa chén dĩa sau bữa tối và khóc. “Ali này, có chuyện gì vậy con?” Sonja hỏi. Có chuyện gì đó xảy ra với Ali, hoặc là bọn trẻ có chuyện? Ali nhấc tay khỏi bồn rửa chén và lấy khăn lau khô. “Dạ con không biết phải nói sao nữa, cô Burpo ơi,” cô bé bắt đầu kể. Cô nhìn xuống sàn, ngập ngừng. “Không sao đâu, Ali à,” Sonja nói. “Chuyện gì vậy?” Ali nhìn lên, ràn rụa nước mắt. “Dạ, con xin lỗi vì hỏi cô điều này, nhưng có phải cô đã bị sẩy thai?” “Đúng rồi,” Sonja ngạc nhiên trả lời. “Làm sao con biết chuyện này?”
  49. “Dạ Colton và con có nói chuyện một lúc.” Sonja bảo Ali ngồi vào chiếc ghế bành cùng cô và kể cho cô nghe chuyện gì đã xảy ra. “Chuyện bắt đầu sau khi con đưa Colby và Colton đi ngủ,” Ali bắt đầu kể. Cassie đã vào phòng ở dưới nhà, và Ali đã cho bé Colby một bình sữa rồi đặt bé vào giường của nó ở trên lầu. Rồi cô bé đi dọc hành lang, đến để đưa Colton vào giường, rồi vào nhà bếp dọn dẹp bữa tối. “Con vừa tắt nước trong bồn rửa chén thì nghe thấy Colton khóc.” Ali kể với Sonja rằng cô bé lên xem Colton thế nào thì thấy bé đã ngồi dậy trong giường, nước mắt lăn dài trên má. “Chuyện gì vậy Colton?” cô bé hỏi. Colton sụt sùi và dụi mắt. “Em nhớ chị của em,” cậu bé trả lời. Ali kể cô bé cười, cảm thấy nhẹ nhõm vì vấn đề có vẻ có một giải pháp đơn giản. “Được rồi, cưng à, em muốn chị xuống nhà gọi chị lên đây phải không nào?” Colton lắc đầu. “Không, em nhớ chị khác của em cơ.” Lúc này, Ali hơi bối rối. “Chị khác của em à? Em chỉ có một chị và một em trai, Colton à. Chị Cassie và em Colby, đúng không?” “Không, em còn có một chị nữa,” Colton nói. “Em đã gặp chị ấy. Ở trên thiên đường.” Thế rồi Colton lại khóc. “Em nhớ chị ấy lắm.” Khi Ali kể cho Sonja nghe đoạn này, mắt cô bé cũng ướt lệ. “Con không biết nói gì, cô Burpo ơi. Em ấy rất buồn. Nên con hỏi bé gặp chị hồi nào?” Colton nói với Ali, “Khi em còn bé, em phải mổ, rồi em lên thiên đường và gặp chị ấy.” Ali kể với Sonja, rồi Colton bắt đầu khóc tiếp, còn to hơn trước. “Em không hiểu sao chị em lại chết,” thằng bé nói. “Em không biết sao chị ấy lại ở thiên đường mà không ở đây.”
  50. Ali ngồi trên giường bên cạnh Colton, khi nghe chuyện này, cô bé tả rằng “bị sốc”. Tình huống này rõ ràng không nằm trong danh sách thông thường về những điều khẩn cấp khi giữ trẻ, như (1) cần gọi ai khi có cháy; (2) cần gọi ai khi trẻ bệnh; (3) cần gọi ai khi trẻ kể lại những kinh nghiệm siêu nhiên. Ali biết Colton đã bị bệnh rất nặng vài năm trước và cậu đã phải vào bệnh viện. Nhưng cô bé không biết chuyện xảy ra trong phòng mổ. Giờ đây, cô không biết phải nói gì, thậm chí khi Colton chui ra khỏi chăn và bò vào lòng cô. Thế là khi cậu bé khóc, cô cũng khóc theo. “Em nhớ chị của em,” thằng bé lại nói, khụt khịt, và tựa đầu lên vai Ali. “Suỵt được rồi, Colton,” Ali nói. “Mọi việc đều có lý do của nó.” Và cả hai cứ như thế, Ali dỗ dành Colton cho đến khi nó thiếp đi giữa tiếng khóc trong vòng tay cô bé. Ali kết thúc câu chuyện, và Sonja ôm cô bé vào lòng. Sau này, Ali kể cho chúng tôi nghe trong hai tuần sau đó, cô bé không thể thôi suy nghĩ về những gì Colton nói, và về lời Sonja khẳng định trước khi phẫu thuật Colton không hề hay biết gì về việc Sonja bị sẩy thai. Ali đã lớn lên trong một gia đình Ki-tô Giáo nhưng cũng có những hoài nghi giống như nhiều người trong chúng ta: Chẳng hạn, làm sao chúng ta biết được tôn giáo này khác biệt với tôn giáo khác? Nhưng câu chuyện của Colton về người chị gái đã củng cố niềm tin vào Ki-tô của cô bé, Ali nói. “Lời Colton miêu tả gương mặt chị gái một bé trai 6 tuổi không thể bịa ra được,” cô kể với chúng tôi. “Giờ đây, lúc nào hoài nghi, con nghĩ đến gương mặt Colton, nước mắt lăn dài trên má em, và khi em kể con nghe nỗi nhớ chị gái.”
  51. CHƯƠNG 25 GƯƠM CỦA THIÊN THẦN ỐI VỚI MỘT ĐỨA TRẺ, có lẽ điều kỳ thú nhất trong năm 2005 là cuộc trình chiếu bộ phim Sư tử, Phù thủy và Tủ áo . Trong mùa Giáng sinh, chúng tôi đưa bọn trẻ đi xem phim ở Đ rạp. Cả Sonja và tôi đều hào hứng đi xem tác phẩm chuyển thể chất lượng cao đầu tiên của bộ truyện B iên niên sử vùng đất Narnia của tác giả C. S. Lewis, bộ sách mà cả hai chúng tôi đều rất yêu thích khi còn bé. Colton còn hào hứng hơn khi được xem bộ phim về người tốt chiến đấu với kẻ xấu bằng gươm. Đầu năm 2006, cả gia đình chúng tôi thuê DVD và ngồi trong phòng khách để xem phim vào buổi tối. Thay vì ngồi trên ghế, chúng tôi đều ngồi cả trên thảm, Sonja, Cassie và tôi tựa lưng và chiếc sô- pha. Colton và Colby nửa ngồi nửa quỳ trước mặt chúng tôi, cổ vũ Aslan, chiến binh sư tử, và bọn trẻ nhà Pevensie: Lucy, Edmund, Peter, và Susan. Ngôi nhà còn mang đầy mùi vị của một rạp phim, với mấy tô bắp rang bơ nóng hổi lấy ra từ lò vi ba, đặt trên sàn nhà, ngay trong tầm với. Nếu bạn chưa xem phim này, nội dung phim diễn ra trong thời Chiến tranh Thế giới thứ II khi những đứa trẻ nhà Pevensie bị trục xuất từ Luân Đôn đến nhà của một giáo sư lập dị. Lucy, Edmund, Peter và Susan cảm thấy chán muốn chết, cho đến khi Lucy tình cờ tìm thấy một tủ quần áo thần kỳ dẫn đến một vương quốc kỳ diệu tên Narnia. Ở Narnia, không chỉ tất cả loài vật đều nói được, mà xứ sở này còn có nhiều sinh vật khác, như người lùn, yêu tinh, và nhân mã. Vùng đất này do sư tử Aslan, một vị vua tốt bụng và thông thái cai quản, nhưng kẻ thù không đội trời chung của ông, phù thủy Trắng, đã gán một lời nguyền cho Narnia rằng nơi đây chỉ có mùa đông nhưng không bao giờ có Giáng sinh. Quay trở lại thế giới thật, bọn trẻ nhà Pevensie chỉ là trẻ con, nhưng ở Narnia, chúng là những hoàng tử, công chúa, sau này sẽ trở thành chiến binh chiến đấu bên cạnh Aslan. Tối đó, khi xem đến cảnh chiến đấu giả tưởng thời trung cổ vào
  52. cuối phim, thì Colton, lúc đó đã 6 tuổi, thực sự hòa mình vào cảnh phim với các sinh vật có cánh thả những tảng đá từ không trung và những cô bé, cậu bé nhà Pevensie trong trang phục chiến binh đấu kiếm với đạo quân quỉ dữ của phù thủy Trắng. Trong cuộc chiến, Aslan hi sinh thân mình để cứu Edmund. Nhưng sau đó, ông sống lại và tiêu diệt Phù thủy Trắng, Colton nhảy lên và vung nắm tay. Thằng bé thích thú khi người tốt chiến thắng. Khi những dòng giới thiệu đoàn làm phim hiện lên trên màn hình ti vi và Colton đang ăn số bắp rang còn sót lại, Sonja nói với Colton, “Này, mẹ đoán có một thứ con không thích ở trên thiên đường nè - ở trên đó không có gươm.” Sự hào hứng của Colton biến mất nhanh chóng như thể một bàn tay vô hình vừa dùng gôm tẩy mất nụ cười của cậu. Colton đứng thẳng người dậy và nhìn xuống Sonja, đang ngồi trên sàn. “Trên Thiên đường cũng có gươm nữa.” Ngạc nhiên vì sự dữ dội của thằng bé, Sonja liếc nhìn tôi rồi quay đầu lại và mỉm cười với Colton. “Ừm được rồi. Sao lại có gươm trên thiên đường vậy con?” “Mẹ ơi, quỉ Sa-tăng vẫn chưa xuống địa ngục,” Colton nói, gần như hét. “Các thiên thần mang theo gươm để có thể bảo vệ thiên đường khỏi quỉ sa-tăng!” Một lần nữa, Kinh thánh lại hiện lên trong đầu tôi, lần này là từ sách của Luca khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ, “Thầy đã thấy Sa- tăng như một tia chớp từ trời rơi xuống.” 1 Và tôi nhớ một đoạn trong sách Đa-ni-ên thuật lại một thiên thần hiện đến cùng Đa-ni-ên để đáp lại lời ông cầu nguyện, nhưng nói ông sẽ bị hoãn lại 21 ngày vì ông đã tham gia vào một cuộc chiến với “vua xứ Ba Tư.” 2 Các nhà thần học nói chung xem đây có nghĩa là một trận chiến tâm linh, với thiên thần Gabriel chiến đấu chống lại các thế lực đen tối. Nhưng làm sao một đứa bé 6 tuổi biết được điều đó? Đúng, từ đó đến nay Colton đã học thêm được 2 năm ở lớp giáo lý ngày Chúa nhật, nhưng tôi biết sự thật là chương trình học của chúng tôi không
  53. có bài học nào về nơi ở của quỉ Sa-tăng cả. Khi những suy nghĩ này vụt qua trong tâm trí tôi, tôi nhận thấy Sonja không biết nói gì với Colton, thằng bé vẫn đang cau có. Gương mặt nó gợi tôi nhớ đến sự khó chịu của thằng bé khi tôi nói rằng trên thiên đường có lúc trời tối. Tôi quyết định xoa dịu tình hình. “Colton này, con đã từng xin ba mua cho một thanh kiếm phải không nào?” Nghe như vậy, vẻ cáu giận trên mặt thằng bé chuyển thành cái chau mày, và vai nó sụp xuống. “Dạ, con có xin. Nhưng Chúa Giêsu không cho con có gươm đâu. Người nói con sẽ gặp nguy hiểm.” Tôi cười khẩy, tự hỏi có phải Chúa Giêsu muốn nói Colton sẽ là mối hiểm nguy cho bản thân hoặc đối với người khác. Trong tất cả các cuộc nói chuyện giữa hai cha con về thiên đường, Colton chưa bao giờ nhắc đến quỉ Sa-tăng, và cả tôi và Sonja đều chưa bao giờ nghĩ đến việc hỏi thằng bé về chuyện đó. Khi nghĩ đến “thiên đường,” bạn nghĩ đến những dòng suối trong như pha lê, những con đường dát vàng, chứ không phải là thiên thần đọ kiếm cùng ác quỉ. Nhưng giờ, Colton nhắc đến điều đó, nên tôi quyết định khai thác thêm một chút. “Colton này,” tôi nói. “Con đã gặp quỉ Sa-tăng rồi chưa?” “Dạ, con gặp rồi.” thằng bé trả lời, nghiêm túc. Lúc này, người Colton đanh lại, nó nhăn mặt, và đôi mắt nhíu lại làm như mắt lác. Thằng bé ngưng nói. Ý tôi là, thằng bé hoàn toàn im lặng, và im lặng hết buổi tối hôm đó. Chúng tôi hỏi Colton về quỉ Sa-tăng một vài lần sau đó, nhưng rồi phải bỏ cuộc vì mỗi lần chúng tôi hỏi, phản ứng của cậu đều hơi khó hiểu: Như thể Colton thay đổi ngay tức thì từ một cậu bé năng động thành một đứa trẻ nhút nhát chạy tìm một căn phòng an toàn, khóa chốt cửa, đóng cửa sổ, và kéo hạ hết rèm cửa. Rõ ràng là ngoài cầu vồng, những chú ngựa, và những con đường dát vàng, thằng bé đã nhìn thấy điều gì đó ghê gớm. Và không muốn nhắc đến.
  54. ỘT VÀI THÁNG SAU, tôi có công chuyện ở McCook, một thị trấn cách Imperial khoảng 60 dặm và có siêu thị Wal-Mart gần nhất. Đối với nhiều người Mỹ, một giờ là một quãng M đường cực dài để đến siêu thị Wal-Mart, nhưng ở vùng quê nông thôn này đây, bạn phải quen với điều đó. Tôi đem Colton theo, và tôi không bao giờ quên cuộc nói chuyện giữa hai cha con trên đường về, vì dù Colton đã kể về thiên đường và cả về quá khứ của tôi, thằng bé chưa bao giờ tỏ ra biết về tương lai của tôi. Chúng tôi quay về qua Culbertson, thị trấn đầu tiên về phía Tây McCook, và băng qua một nghĩa trang. Colton, lúc đó đang nhổm dậy để nhìn ra ngoài cửa sổ nơi những hàng bia mộ vút qua. “Ba ơi, ông cố chôn ở đâu vậy?” cu cậu hỏi. “À, ông được chôn ở nghĩa trang dưới vùng Ulysses, Kansas, chỗ bà nội Kay,” tôi nói. “Lần tới về đó, ba sẽ dắt con đến đó nếu con muốn. Nhưng con biết là ông cố không có ở đó rồi mà.” “Colton vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ. “Con biết. Ông cố ở trên thiên đường. Ông cố có một cơ thể mới. Chúa Giêsu bảo con nếu ta không lên thiên đường, ta sẽ không được một cơ thể mới.” Đợi đã, tôi nghĩ. Sắp được một thông tin mới đây. “Thật sao?” tôi nói. “Vâng,” thằng bé trả lời, rồi nói tiếp, “Ba ơi, ba có biết là sẽ có một cuộc chiến không?” “Ý con là gì?” Có phải hai cha con vẫn đang nói về chủ đề thiên đường không? Tôi không chắc nữa.
  55. “Sẽ có một cuộc chiến hủy diệt cả thế giới. Chúa Giêsu và các thiên thần và những người tốt sẽ chiến đấu chống lại quỉ Sa-tăng và quái vật và những người xấu. Con đã thấy.” Tôi nghĩ đến trận chiến được miêu tả trong sách Khải huyền và tim tôi đập nhanh hơn một nhịp. “Sao mà con thấy được điều đó?” “Trên thiên đường, phụ nữ và trẻ con đứng phía sau và quan sát. Thế là con đứng đó và nhìn.” Thật lạ lùng, giọng Colton lúc này có vẻ gì đó phấn khởi, như thể đang nói về một bộ phim hay đã xem. “Nhưng những người nam, họ phải chiến đấu. Và ba ơi, con thấy ba. Ba cũng phải chiến đấu.” Tôi cố gắng vừa lắng nghe, vừa giữ tay lái. Đột nhiên, tiếng lốp xe cạ vào lớp nhựa đường dường như bỗng kêu to khác thường, như tiếng rên rỉ. Vậy là lại quay lại chủ đề “thiên đường”. Trước đây, Colton đã nói về quá khứ của tôi, và đã thấy những người đã khuất. Giờ đây, thằng bé đang nói rằng trong những điều đã thấy, nó còn được chứng kiến tương lai. Tôi tự hỏi các ý niệm đó – quá khứ, hiện tại, và tương lai – chỉ có nơi trần thế này. Có thể, trên thiên đường, thời gian không theo tuyến tính. Nhưng tôi có một mối quan tâm khác, bức thiết hơn. “Con nói chúng ta chiến đấu với quái vật?” “Dạ,” Colton phấn chấn. “Kiểu như rồng.” Tôi không phải là những nhà thuyết giáo cuồng tín về lời tiên tri tận thể, nhưng lúc này tôi nhớ lại một phần sống động trong sách Khải huyền: Trong những ngày ấy, người ta sẽ tìm cái chết mà không thấy, họ mong chết mà cái chết lại trốn họ. Hình dạng châu chấu giống như ngựa sẵn sàng vào trận; trên đầu chúng có cái gì như thể triều thiên bằng vàng, còn mặt chúng thì như mặt người. Chúng có tóc như tóc đàn bà, có răng tựa răng sư tử. Ngực chúng khác nào áo giáp sắt, và tiếng cánh chúng đập, như tiếng xe nhiều ngựa kéo đang xông vào trận. Chúng có đuôi như đuôi bò cạp, mang nọc; đuôi chúng có quyền phép làm hại người ta trong vòng năm tháng. 1
  56. Qua bao thế kỷ, các nhà thần học đã xem những đoạn như thế này có ý nghĩa biểu tượng: Có thể sự kết hợp của tất cả các phần thân thể khác nhau tiêu biểu cho một đất nước nào đó, hoặc mỗi phần chỉ một vương quốc nào đó. Số khác lại cho là “ngực như áo giáp sắt” chỉ một loại cỗ máy quân sự hiện đại nào đó mà Gio-an không tìm được hình ảnh nào để so sánh. Nhưng có thể chúng ta, những người lớn hiểu biết đã cố làm cho mọi thứ nên phức tạp hơn bản chất của chúng. Có thể chúng ta được học biết nhiều quá, thông minh quá, mà không thể gọi những sinh vật này bằng ngôn ngữ đơn giản của một đứa trẻ: quái vật. “Ừm, Colton này Ba đang chiến đấu với quái vật bằng vũ khí gì vậy?” tôi nghĩ là một chiếc xe tăng, hay, có thể là máy phóng tên lửa Tôi không biết nữa, nhưng là một thứ nào đó giúp tôi chiến đấu từ xa. Colton nhìn tôi và mỉm cười. “Ba cầm gươm hoặc là cung tên gì đó, mà con cũng không nhớ rõ cái nào nữa.” Mặt tôi tiu nghỉu. “Ý con là ba phải đánh nhau với quái vật bằng gươm sao?” “Đúng rồi ba, nhưng mà không sao,” Colton khẳng định lại. “Chúa Giêsu chiến thắng. Ngài ném quỉ Sa-tăng vào hỏa ngục. Con thấy thế mà.” Bấy giờ tôi thấy một thiên thần từ trời xuống, tay cầm chìa khóa vực thẳm và một dây xích lớn. Người bắt lấy Con Mãng Xà, tức là Con Rắn xưa, cũng là ma quỉ hay Sa-tăng, và xích nó lại một ngàn năm. Người quăng nó vào Vực thẳm, rồi đóng cửa và niêm phong lại, để nó không còn mê hoặc các nước, cho đến khi hết một ngàn năm ấy. Sau đó, nó phải được thả ra trong một thời gian ngắn Hết một ngàn năm ấy, Sa-tăng sẽ được thả ra khỏi ngục. Nó sẽ ra đi mê hoặc các nước ở khắp bốn phương thiên hạ là Gốc và Ma-gốc, và tập hợp chúng lại để giao chiến; số chúng nhiều như cát biển. Chúng tiến lên lan tràn khắp mặt đất, ba vây doanh trại các thánh và Thành Đô được Thiên Chúa yêu chuộng. Nhưng có lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng. Ma quỷ, tên mê hoặc chúng, bị quăng vào hồ lửa và diêm sinh, ở đó có Con Thú và tên ngôn sứ giả; và chúng sẽ bị làm khổ ngày đêm đời đời kiếp kiếp. 2
  57. Colton đã miêu tả trận quyết chiến thiện ác Amargeddon và nói rằng tôi sẽ chiến đấu trong trận ấy. Đây không biết là lần thứ bao nhiêu trong suốt gần hai năm từ khi Colton lần đầu tiên kể về các thiên thần hát cho thằng bé nghe ở bệnh viện, đầu tôi lại quay cuồng. Tôi tiếp tục lái xe, lặng im, trong khoảng vài dặm và nghiền ngẫm những hình ảnh mới này trong đầu. Cũng như thế, vẻ thơ ngây của Colton làm tôi ngạc nhiên. Thái độ của cậu như thể nói, “Chuyện gì vậy ba? Con đã kể cho ba rồi đó: Con đã lướt nhanh đến chương cuối, và người tốt chiến thắng.” Ít ra thì điều đó cũng an ủi được phần nào. Chúng tôi vừa băng qua khu ngoại ô Imperial thì tôi quyết định giữ thái độ giống như thằng bé về toàn bộ câu chuyện. “Được rồi, con trai này, ba nghĩ nếu Chúa Giêsu muốn ba chiến đấu, ba sẽ chiến đấu,” tôi nói. Colton quay nhìn vào trong, và tôi thấy vẻ mặt cậu trở nên nghiêm túc. “Vâng, con biết mà ba,” cậu nói. “Chắc chắn ba sẽ làm như vậy.”
  58. CHƯƠNG 27 NGÀY NÀO ÐÓ, TA SẼ THẤY ÔI NHỚ LẦN ĐẦU TIÊN chúng tôi công khai nói về những trải nghiệm của Colton. Đó là dịp thánh lễ buổi tối ngày 28 tháng 1năm 2007, ở nhà thờ Moutain View Wesleyan ở Colorado T Springs. Trong thánh lễ buổi sáng, tôi thuyết giảng một thông điệp từ Tô-ma, vị tông đồ đã giận dữ vì các tông đồ khác, và cả Mary Magdalene, đã được nhìn thấy Chúa Ki-tô sống lại trong khi ông chưa được thấy. Câu chuyện được kể trong phúc âm của Gioan: Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Didymus, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Một tuần sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” 1 Từ câu chuyện này, chúng tôi có thành ngữ quen thuộc “ông Tô- ma cứng lòng tin,” người từ chối tin một điều gì khi không có các chứng cứ thực thể hoặc trải nghiệm cá nhân trực tiếp. Nói cách khác, đó là một người thiếu lòng tin. Trong bài giảng của tôi sáng hôm đó, tôi nói về cơn giận của bản
  59. thân và sự yếu lòng tin, về những phút giây sóng gió tôi đã trải qua trong căn phòng nhỏ trong bệnh viện, nổi giận với Chúa Trời, và về chuyện Chúa quay trở lại với tôi, qua con trai tôi, nói rằng, “ Ta đây.” Những người tham dự thánh lễ hôm đó ra về đã kể cho bạn bè rằng một mục sư có người con trai đã lên đến thiên đường sẽ kể rõ hơn về chuyện đó trong thánh lễ buổi tối. Tối hôm đó, nhà thờ chật cứng người. Colton, lúc đó đã lên bảy, ngồi ở hàng ghế thứ hai cùng với em trai và chị gái cậu trong khi Sonja và tôi kể về trải nghiệm của cậu trong khoảng 45 phút. Chúng tôi chia sẻ về ông cố Pop, và việc Colton gặp người chị gái chưa được sinh ra; rồi chúng tôi trả lời các câu trong khoảng 45 phút sau đó. Khoảng một tuần sau khi chúng tôi trở về Imperial, khi đang ở dưới văn phòng ngay tầng hầm tại nhà, kiểm tra email, tôi thấy một người trong gia đình mà Sonja, tôi và các con đã ngụ lại trong suốt chuyến đi đến Moutain View Wesleyan. Bạn bè của vị chủ nhà này đã đến nhà thờ vào tối hôm chúng tôi nói chuyện và đã nghe miêu tả về thiên đường từ Colton. Thông qua vị chủ nhà này, những người bạn đó đã chuyển cho chúng tôi xem email về một bài phóng sự đài CNN tiến hành mới hai tháng trước, vào tháng 12 năm 2006. Câu chuyện kể về một cô bé người Mỹ gốc Lat-vi tên Akiane Kramarik, sống ở Idaho. Email nói rằng Akiane, 12 tuổi vào thời điểm phóng sự của CNN, đã bắt đầu “nhìn thấy” thiên đường khi mới lên bốn. Các miêu tả của cô bé về thiên đường nghe rất giống với những gì Colton nói, và người bạn bè vị chủ nhà của chúng tôi nghĩ chúng tôi cũng quan tâm đến tin này. Ngồi trên máy tính, tôi bấm vào đường dẫn đến đoạn phim dài 3 phút mở đầu bằng nhạc nền là một bản nhạc cổ điển chơi bằng đàn xê-lô. Giọng một người đàn ông cất lên: “Một họa sĩ tự học cho rằng cảm hứng của mình đến từ ‘trên cao.’ Những bức tranh tâm linh, đầy xúc cảm và được sáng tác bởi một thần đồng 12 tuổi.” 2 Đúng là thần đồng. Khi tiếng đàn xê-lô vang lên, đoạn phim trình bày hết bức tranh này đến bức tranh khác vẽ những nhân vật trong giống như thiên thần, phong cảnh thôn dã bình dị, và hình nhìn nghiêng của một người rõ ràng là Chúa Giêsu. Rồi đến hình một bé gái tô màu cho bức tranh. Nhưng những bức tranh này không có vẻ gì là do một bé gái vẽ nên, hay thậm chí là do một người lớn đang học vẽ chân dung. Đây là những tác phẩm nghệ thuật tinh tế có thể được
  60. trưng bày ở bất kỳ phòng tranh nào. Akiane bắt đầu vẽ từ năm lên 6, giọng thuyết minh vang lên, nhưng từ lúc 6 tuổi, cô bé “đã bắt đầu miêu tả cho mẹ về những cuộc viếng thăm của mình đến thiên đường.” Rồi Akiane lên tiếng phát biểu: “Tất cả các sắc màu đều ở ngoài thế gian này,” cô bé nói, miêu tả thiên đường. “Có hàng trăm triệu màu sắc khác mà chúng ta chưa biết đến.” Người kể chuyện tiếp tục kể rằng mẹ của Akiane là một người vô thần và khái niệm về Chúa trời chưa bao giờ được nhắc đến trong gia đình họ. Gia đình này không xem tivi, và Akiane không tham dự bất kì lớp học mẫu giáo nào. Thế nên khi cô bé bắt đầu kể những câu chuyện về thiên đường, rồi thể hiện những điều này đầu tiên bằng cách phác họa rồi đến vẽ tranh, mẹ cô bé biết rằng Akiane không thể nghe về nhưng điều này từ một người nào khác. Dần dần, mẹ cô bắt đầu chấp nhận rằng những gì Akiane nhìn thấy là thật, và vì thế, Chúa Trời là có thật. “Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa biết Người đặt con cái của chúng ta vào nơi đâu, trong mỗi gia đình,” bà Kramarik nói. Tôi nhớ những gì Chúa Giêsu nói với các môn đệ một ngày nọ khi họ đang cố ngăn mấy đứa trẻ làm phiền Ngài: “Cứ để trẻ em đến với Thầy.” 3 Tôi lưu ý trong đầu cho các bài giảng trong tương lai rằng: câu chuyện của Akiane cho thấy Chúa có thể đến với bất cứ ai, bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ độ tuổi nào – thậm chí một bé gái tuổi mẫu giáo trong một gia đình nơi tên Ngài chưa từng được nhắc đến. Nhưng đó không phải là bài học Chúa cho tôi vào ngày hôm đó. Khi tôi xem đoạn phim những tác phẩm của Akiane chạy lần lượt trên màn hình vi tính, người dẫn truyện nói, “Akiane miêu tả về Chúa sống động như khi cô bé vẽ.” Đến lúc đó, một bức chân dung cận cảnh hình gương mặt của Chúa Ki-tô hiện lên màn hình. Cũng giống như những hình tôi vừa xem, nhưng lần này, có thể nói, là hình Chúa Giêsu nhìn thẳng vào
  61. “máy ảnh.” “Ngài thanh khiết,” giọng Akiane vang lên. “Ngài rất nam tính, thật sự mạnh mẽ và to lớn. Và đôi mắt Ngài rất đẹp.” Chao ôi. Gần ba năm qua từ ca mổ của Colton, và khoảng hai năm rưỡi từ lần đầu tiên thằng bé miêu tả Chúa Giêsu cho tôi vào tối hôm ở dưới tầng hầm. Tôi vô cùng kinh ngạc về sự giống nhau giữa những hồi tưởng của cậu và của Akiane: tất cả màu sắc trên thiên đường và đặc biệt là mô tả về đôi mắt Chúa Giêsu. “Và đôi mắt của Ngài,” Colton đã nói. “Ôi, ba ơi, đôi mắt của Ngài thật đẹp!” Thật là một chi tiết thú vị mà hai trẻ bốn tuổi đều chú ý. Sau khi phóng sự của CNN kết thúc, tôi quay ngược đoạn phim trở lại chỗ bức chân dung thứ hai của Chúa Giêsu, một bức hình sống thực đến mức khiến ta giật mình do Akiane vẽ năm lên 8. Đôi mắt thật sự rất ấn tượng – một màu xanh dương hơi pha màu lục, trong vắt bên dưới cặp chân mày rậm, thẫm màu – với một nửa gương mặt trong bóng tối. Và tôi nhận ra tóc Người ngắn hơn so với hầu hết các họa sĩ đã vẽ. Bộ râu quai nón cũng khác, có chút rậm rạp hơn, tôi không biết nữa xuề xòa hơn. Trong số hàng chục bức chân dung Chúa Giêsu mà chúng tôi đã thấy từ năm 2003, Colton vẫn chưa hề thấy được bức nào mà nó cho rằng chính xác cả. Thế thì , tôi nghĩ, cũng nên xem thằng bé nghĩ gì về công trình của Akiane. Tôi đứng dậy ở chỗ bàn làm việc và gọi to lên cầu thang kêu Colton xuống tầng hầm. “Con xuống đây!” Cậu đáp lại. Colton lao xuống cầu thang và chạy vào văn phòng. “Dạ, gì vậy ba?” “Xem cái này nhé,” tôi nói, hất hàm về hướng màn hình máy tính. “Bức hình này có gì sai nè?”