Tài liệu Hướng dẫn phương pháp giao đất giao rừng có sự tham gia của người dân

pdf 63 trang vanle 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn phương pháp giao đất giao rừng có sự tham gia của người dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_phuong_phap_giao_dat_giao_rung_co_su_tham.pdf

Nội dung text: Tài liệu Hướng dẫn phương pháp giao đất giao rừng có sự tham gia của người dân

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DĂK NÔNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Hướng dẫn PHƯƠNG PHÁP GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN Tháng 10 năm 2006
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DĂK NÔNG Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP GIAO ĐẤT GIAO RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN Dùng cho cán bộ hiện trường Tháng 10 năm 2006 3
  3. Mục lục Giới thiệu chung 7 Mục tiêu và sự cần thiết có hướng dẫn phương pháp giao đất giao rừng 7 Cơ sở pháp lý và các văn bản liên quan để tổ chức giao đất giao rừng 9 Nguyên tắc tiếp cận trong giao đất giao rừng 10 Mục đích, đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn 12 Tiến trình giao đất giao rừng có sự tham gia 13 Các bước và phương pháp tiến hành giao đất giao rừng 13 Bước 1: Chuẩn bị 13 Bước 2: Thống nhất triển khai giao đất giao rừng ở thôn - Họp dân lần 1 . 16 Bước 3: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) theo chủ đề quản lý rừng 17 Công cụ 1: Lược sử thôn bon 18 Công cụ 2: Lát cắt 19 Công cụ 3: Ma trận về tiềm năng lâm sản ngoài gỗ 20 Công cụ 4: Sơ đồ Venn về tổ chức cộng đồng quản lý rừng 22 Công cụ 5: Xác định phương thức thích hợp cho giao đất giao rừng 24 Công cụ 6: Vẽ bản đồ giao đất lâm nghiệp cho nhóm hộ/hộ gia đình/cộng đồng 27 Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân 29 Công cụ 7: Phân loại rừng dựa vào kiến thức địa phương 29 Công cụ 8: Phân chia, đặt tên và đo đếm diện tích các lô rừng 31 Công cụ 9: Điều tra rừng có người dân tham gia 33 Công cụ 10: Tổng hợp dữ liệu các lô rừng 38 Bước 5: Thống nhất giải pháp giao đất giao rừng - Họp dân lần 2 42 Bước 6: Hoàn thành hồ sơ giao đất giao rừng 44 Bước 7: Thẩm định hồ sơ giao đất giao rừng 49 Bước 8: Cấp quyền sử dụng rừng 51 Bước 9: Giám sát và đánh giá 52 Một số văn bản hướng dẫn 54 5
  4. Giới thiệu chung Mục tiêu và sự cần thiết có hướng dẫn phương pháp giao đất giao rừng Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào người dân, cộng đồng của chính phủ Việt Nam. Năm 1994 và 1995 Chính phủ đã ban hành các nghị định như: Số 01/CP về việc giao khóan đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước; số 02/CP làm cơ sở giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và ngày 16/11/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Để xác định quyền và nghĩa vụ của người nhận đất nhận rừng, ngày 12 tháng 11 năm 2001 Chính phủ đã ra quyết định số 178/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Trong quyết định này quy định quyền hưởng lợi, cách phân chia lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp cho từng loại đất, rừng, trạng thái rừng, chức năng rừng khác nhau. Mục tiêu của chính sách là giao đất giao rừng cho người dân để quản lý sử dụng, kinh doanh lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, người dân sẽ là chủ thực sự trên khoảnh rừng được giao. Do đó trong xây dựng, thực thi và giám sát, đánh giá công tác giao đất giao rừng người dân phải là trung tâm, phải xuất phát từ nhu cầu, năng lực, nguyện vọng của người dân. Đồng thời giao đất lâm nghiệp sẽ từng bước góp phần nâng cao năng lực của các cộng đồng sống trong và gần rừng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, thu hút được sự tham gia có hiệu quả người dân để tiến hành xã hội hoá lâm nghiệp. Dăk Nông là một tỉnh mới tách từ tỉnh Dăk Lăk (cũ) với diện tích rừng chiếm trên 50%, đời sống của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số gắn bó với rừng, đồng thời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng. Do đó việc thu hút người dân, cộng đồng vào tiến trình quản lý rừng bền vững và cải thiện sinh kế của người dân là một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian đến của tỉnh. Gần đây nhất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bon quản lý đã được công nhận trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua cuối năm 2004. Đối với Tây Nguyên, Chính phủ đã rất quan tâm đến việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số, ngày 23/11/2005 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 304/2005/QĐ-TTG về việc thí điểm giao rừng, khóan bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong bon, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở Tây Nguyên Trong thực tế, các cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng đã có đời sống gắn bó với 7
  5. rừng, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý rừng; đồng thời rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, sản xuất kinh doanh của cộng đồng. Nhiều năm qua, cộng đồng vẫn đứng ngoài cuộc với tiến trình quản lý rừng, mới chỉ có vài nơi thí điểm giao đất giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng; tiến trình này chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Khi cộng đồng đứng ngoài cuộc thì sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng sẽ trở nên khó khăn, điều dễ thấy là diện tích và chất lượng rừng vẫn đang bị giảm sút và bị đe dọa biến mất ở nhiều nơi. Trong khi đó cộng đồng dân tộc bản địa là người am hiểu rừng, sống gần rừng; thu hút được họ vào tiến trình này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo vệ và phát triển được vốn rừng còn lại, gắn quản lý rừng cộng đồng với nâng cao năng lực tổ chức cộng đồng, phát triển và cải tiến canh tác nương rẫy, phát triển công nghệ trong quản lý kinh doanh rừng và góp phần xóa đói nghèo ở vùng cao. Mục tiêu chung của giao đất giao rừng là góp phần quản lý rừng bền vững và tạo ra sinh kế cho các cộng đồng, do vậy người dân cần được tham gia trực tiếp, đầy đủ trong suốt tiến trình tổ chức giao rừng và đóng vai trò chủ quản lý thực sự tài nguyên rừng được giao; đồng thời phải có được phương án giao bảo đảm tính công bằng, khả thi, hiệu quả và ổn định lâu dài. Với nhu cầu của cộng đồng và yêu cầu của Chính phủ, giao đất giao rừng cần được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả; người dân sau khi giao rừng thực sự hiểu rõ tài nguyên rừng của mình, quyền lợi và trách nhiệm của mình, không gây tranh chấp với cộng đồng bon khác, muốn làm được như vậy cần có phương pháp tiếp cận và kỹ thuật thích hợp trong tổ chức giao rừng. Công văn 623/LN-SDR của Cục Lâm nghiệp đã tổng hợp các bước tiếp cận có sự tham gia của người dân và kỹ thuật tổ chức giao rừng, tuy nhiên để hỗ trợ cho cán bộ kỹ thuật tiến hành công việc này ở hiện trường có hiệu quả cùng với các cộng đồng, cần có hướng dẫn phương pháp cụ thể hơn cho từng bước, đây cũng chính là lý do cần có tài liệu hướng dẫn về phương pháp giao đất giao rừng này. Hướng dẫn này dựa vào kinh nghiệm giao đất giao rừng ở địa phương từ năm 2000 đến nay, các đợt tập huấn, hội thảo rút kinh nghiệm và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN & PTNT, nó nhằm hướng dẫn áp dụng các phương pháp một cách chi tiết, cụ thể và đơn giản; giúp cho việc thực hiện trên hiện trường và làm việc với cộng đồng trở nên thuận lợi hơn. 8
  6. Cơ sở pháp lý và các văn bản liên quan để tổ chức giao đất giao rừng Giao đất giao rừng và phương pháp tiếp cận, kỹ thuật để tổ chức giao đất giao rừng, giải thích cơ chế hưởng lợi cần dựa vào các cơ sở pháp lý và các văn bản liên quan chính sau: - Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. - Thông tư liên tịch giữa Tổng cục Địa chính với bộ Tài chính số 1442/1999/TTLT- TCĐC-BTC ngày 21/9/1999 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ - Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT với Tổng cục Địa chính số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. - Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp - Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC của Bộ NN & PTNT và Bộ Tài Chính ngày 03/09/2003 về “Hướng dẫn thực hiện quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được nhận khóan rừng và đất lâmnghiệp”. - Luật đất đai ngày 10/12/2003. - Luật bảo vệ và phát triển năm 2004 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi thành Luật đất đai. - Công văn số 1268 ngày 01/06/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tạm thời các bước giao, khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng ở Tây Nguyên - Quyết định số 304/2005/QĐ-TTG ngày 23/11/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong bon, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở Tây Nguyên. - Công văn số 623/LN-SDR của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN & PTNT ngày 05 tháng 6 năm 2006 ban hành tài liệu hướng dẫn giao rừng, khóan bảo vệ rừng thí điểm ở các tỉnh Tây Nguyên. - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. 9
  7. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. - Quy hoạch kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng của địa phương. - Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Cán bộ tiến hành tổ chức giao đất giao rừng cần thu thập các tài liệu này để giải thích với người dân, trong đó đặt biệt lưu ý đến các văn bản quan trọng như: Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, quyết định 304 về cơ chế hưởng lợi đối với đồng bào thiểu số. Nguyên tắc tiếp cận trong giao đất giao rừng Giao đất lâm nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và xem xét truyền thống sử dụng đất của cộng đồng bào dân tộc thiểu số: Để việc giao đất giao rừng có tính hệ thống, phục vụ cho việc phát triển ổn định lâu dài, bền vững cần căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và xem xét đến truyền thống, phong tục tập quán sử dụng đất của các cộng đồng dân tộc thiểu số, những người đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Do đó viêc giao đất lâm nghiệp phải thoả mãn các điều kiện sau: - Diện tích giao đất giao rừng phải nằm trong khu vực quy hoạch đất lâm nghiệp cấp xã. - Giao đất lâm nghiệp cần được xem như là một bổ sung vào việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, trong đó cần xem xét đến khu vực rừng truyền thống và đất canh tác nương rẫy hiện tại của thôn bon để tạo thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy những ưu điểm trong quản lý rừng theo truyền thống của người dân tộc thiểu số. Đồng thời cần lưu ý khoảng cách từ khu vực giao đến nơi ở để bảo đảm cộng đồng có thể quản lý được. - Giao đất lâm nghiệp cho người dân cần cân đối với quy hoạch quản lý đất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế khác như lâm trường, công ty, địa phương, Trong đó phần lớn vùng giao đất lâm nghiệp được lấy từ đất các lâm trường đang quản lý, do đó cần có xem xét đến quy mô quản lý thích hợp của lâm trường và cân đối giữa khả năng quản lý và lợi ích lâu dài giữa các bên và cho tiến trình quản lý rừng bền vững ở từng địa phương. - Quy mô giao phải phù hợp với năng lực quản lý, lao động để bảo vệ và kinh doanh của đối tượng nhận và không vượt quá quy định hiện hành. - Vùng giao không có tranh chấp với các cá nhân, tổ chức, thôn bon và địa phương khác - Vùng giao cần ưu tiên là nơi rừng có nguy cơ bị mất hoặc giảm chất lượng trong tương lai gần nếu không tiến hành giao đất lâm nghiệp cho dân, biện pháp giao đất lâm nghiệp nhằm thu hút người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng và được hưởng 10
  8. lợi từ rừng. Thực tế nhiều phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện chưa đề cập đến việc giao quyền quản lý sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân, cộng đồng; trong trường hợp đó cấp xã và huyện cần có sự bổ sung, điều chỉnh thích hợp để phương án quy hoạch thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, quản lý rừng trên địa bàn cũng như tiến trình giao đất lâm nghiệp. Giao đất lâm nghiệp phải được tiến hành có sự tham gia của người dân, cộng đồng: Việc giao đất lâm nghiệp là một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc, do đó chỉ thiết kế từ bên ngoài mang tính chủ quan của cán bộ quản lý, kỹ thuật sẽ kém thích ứng với điều kiện của người dân, cộng đồng do đó sẽ kém hiệu quả và không bền vững. Vì vậy giao đất lâm nghiệp cần tiến hành theo cách tiếp cận có sự tham gia trực tiếp của người dân, thôn bon trong suốt tiến trình từ chuẩn bị cho đến khi tổ chức giao trên thực địa. Tiếp cận có sự tham gia nhằm đạt được các yêu cầu sau trong giao đất lâm nghiệp: - Người dân tự nguyện, tự giác: Giao đất lâm nghiệp cần xem xét nhu cầu và nguyện vọng của người dân, cần đạt được sự cam kết của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng. - Phát huy truyền thống quản lý của cộng đồng và kiến thức bản địa: Giao đất lâm nghiệp thu hút sự tham gia của người dân nhằm phát huy tốt các mặt tích cực của truyền thống và các kiến thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Thông qua nó nâng cao năng lực quản lý, tổ chức của cộng đồng. - Bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong quy mô, vị trí, phương thức giao: Đất lâm nghiệp được giao có sự thống nhất và nhất trí trong cộng đồng, không gây nên mâu thuẫn, bảo đảm tính công bằng và hợp lý về quy mô diện tích, loại rừng, trạng thái rừng, vị trí giao cho các đối tượng nhận như hộ, nhóm hộ, dòng họ, thôn bon. - Có tính khả thi: Năng lực cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng được đánh giá, bảo đảm các đối tượng nhận có sự cam kết rõ ràng cũng như có đầy đủ khả năng tổ chức quản lý sử dụng tài nguyên rừng được giao. - Đạt hiệu quả và bền vững: Giao đất giao rừng phải có ý nghĩa trong góp phần phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường, lưu vực nơi cộng đồng sinh sống và được ổn định lâu dài. Do đó trong thực hiện giao đất lâm nghiệp, tiếp cận có sự tham gia đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho việc bảo đảm các yêu cầu trên, đồng thời làm cho công tác này trở thành một hoạt động có tính xã hội cao, thu hút được sự quan tâm của người dân và cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng vì sự phát triển của chính họ và xã hội, thực hiện được chủ trương phát huy dân chủ cơ sở và chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội. Phương pháp khoanh vẽ diện tích và đánh giá tài nguyên rừng khi giao phải phù hợp với năng lực của người dân: Phương pháp điều tra rừng theo ký thuật truyền thống sẽ khó hiểu với người dân, và khi họ không rõ các số liệu đó thì họ sẽ không quan tâm quản lý rừng. Do đó xây dựng và thực 11
  9. hiện các phương pháp điều tra rừng đơn giản trong giao rừng là cần thiết, nó bảo đảm cả hai yêu cầu: Người dân làm chủ được các thông tin về rừng của họ và nhà nước cũng có thể giám sát và làm cơ sở cấp quyền sử dụng rừng. Vì vậy một số nguyên tắc sau cần được tuân thủ: - Phương pháp điều tra rừng đơn giản, dễ hiểu, giám sát được tài nguyên rừng và cộng đồng có thể tham gia trực tiếp hầu hết các bước. Vì vậy chỉ điều tra những số liệu liên quan đến tài nguyên rừng mà cộng đồng khi đã được hướng dẫn có khả năng đo đếm và tiếp cận được. - Dựa vào kinh nghiệm, kiến thức bản địa để phân chia rừng để điều tra và đưa ra giải pháp quản lý rừng - Điều tra rừng khi giao cần bảo đảm tính hiệu quả về chi phí để có thể tiến hành trên diện rộng. Mục đích, đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn Mục đích của tài liệu hướng dẫn: - Cung cấp những nguyên tắc, phương pháp tiếp cận, kỹ thuật trong tiến trình giao đất giao rừng, trong đó nhấn mạnh đến cách tiến hành thu hút sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng được giao đất lâm nghiệp. - Thống nhất thủ tục và trình tự giao đất giao rừng từ khi triển khai cho đến khi cấp quyền sử dụng rừng cho người dân Đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn: Các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp: Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở ban ngành liên quan, sử dụng tài liệu này để chỉ đạo, giám sát và ra các quyết định hỗ trợ cho tiến trình giao đất lâm nghiệp. Cán bộ hiện trường: Cán bộ lâm nghiệp của Sở NN & PTNT, Chi cục lâm nghiệp, cán bộ phòng Kinh tế, Tài nguyên Môi trường, cán bộ Lâm trường, Chi cục và Hạt kiểm lâm và các bên liên quan tham gia vào tiến trình giao đất lâm nghiệp. Phạm vi áp dụng: Tài liệu được áp dụng để tổ chức giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ hoặc cộng đồng dân cư thôn, bon sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. 12
  10. Tiến trình giao đất giao rừng có sự tham gia Tiến trình giao đất giao rừng được hệ thống theo 9 bước ở sơ đồ dưới đây Các bước và phương pháp tiến hành giao đất giao rừng Bước 1: Chuẩn bị Kết quả cần đạt được: - Thống nhất về chủ trương, tổ chức ở cấp huyện, xã để chỉ đạo tiến trình - Dự kiến quy mô, vị trí giao trên cơ sở xem xét quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện và khu vực quản lý rừng truyền thống của cộng đồng. - Có kế hoạch cụ thể để bảo đảm sự tham gia của các ban ngành, địa phương liên quan - Có được số liệu thứ cấp về thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội, tài nguyên của khu 13
  11. vực dự kiến giao Tổ chức một cuộc họp tại huyện hoặc xã: - Thành phần họp bao gồm: Lãnh đạo huyện, xã và các cơ quan liên quan ở địa phương - Thảo luận các nội dung: Quy mô, vị trí giao rừng theo quy hoạch; phân tích các bên liên quan và lập kế hoạch triển khai - Thành lập tổ công tác khoảng 4-6 người do UBND huyện quyết định, bao gồm: Phòng Tài nguyên Môi trường (tổ trưởng), phòng kinh tế, phòng Dân tộc tôn giáo, hạt kiểm lâm, lâm trường, trạm khuyến nông. - Thời gian: 1 buổi. • Dự kiến quy mô, vị trí giao trên cơ sở xem xét quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện và khu vực quản lý rừng truyền thống của cộng đồng Như đã trình bày trong phần nguyên tắc, giao đất lâm nghiệp cần căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện và cần tham khảo xem xét ranh giới, khu vực quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng đang sống phụ thuộc vào rừng. Vì vậy trong cuộc họp này cần thực hiện các công việc sau: - Xem xét định hướng giao đất lâm nghiệp trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã, quy hoạch 03 loại rừng, quy hoạch lâm trường, công ty lâm nghiệp, cùng với các khu vực quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng dân tộc trong vùng. Nếu trong huyện, xã chưa có quy hoạch vùng giao đất lâm nghiệp thì cần có thảo luận và chỉ đạo bổ sung để xác định vùng giao đất lâm nghiệp cho người dân, cộng đồng. - Dự kiến quy mô, vị trí, đối tượng giao đất lâm nghiệp trong địa bàn huyện, xã, thôn bon. Việc ưu tiên lựa chọn đối tượng, địa điểm và diện tích giao đất lâm nghiệp cần căn cứ vào một số tiêu chí như: - Ưu tiên cho dân tộc thiểu số bản địa - Cộng đồng đang sống phụ thuộc vào rừng, đất lâm nghiệp để canh tác nương rẫy, thu hái lâm sản - Trong khu vực thôn bon có rừng và đất lâm nghiệp - Có nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng để có thể quản lý rừng tốt hơn cũng như góp phần phát triển đời sống của cộng đồng được nhận rừng. • Lập kế hoạch tổ chức giao đất lâm nghiệp với các bên liên quan Tổ công tác cùng với các bên liên quan từ huyện đến xã thống nhất sự hợp tác, phân công trách nhiệm, dự kiến công việc để lập kế hoạch chi tiết cho toàn bộ tiến trình. 14
  12. Kế hoạch thực hiện giao đất lâm nghiệp Thời gian Trách Kết quả Stt Mô tả công việc Địa điểm nhiệm/Tham Bắt đầu Kết thúc mong đợi gia Bảng kế hoạch được giao cho các bên liên quan để thuận tiện trong quá trình thực hiện và theo dõi giám sát. • Các loại tài liệu thứ cấp cần thu thập: Để tiến hành giao đất giao rừng, trước tiên cần thu thập và tham khảo các tài liệu có sẵn, bao gồm: - Các văn bản pháp lý có liên quan - Các tài liệu quy hoạch, kế hoạch ngành có liên quan (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, định canh định cư, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, ) - Các phương án điều chế rừng, đổi mới lâm trường theo 187/200 nằm trong khu vực giao - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, thôn bon - Các số liệu kiểm kê rừng ở địa phương - Các số liệu về khí tượng thuỷ văn, đất đai - Các loại bản đồ: o Bản đồ địa hình o Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã o Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng o Bản đồ hiện trạng rừng giải đoán từ ảnh hàng không, vệ tinh (nếu có) 15
  13. Bước 2: Thống nhất triển khai giao đất giao rừng ở thôn - Họp dân lần 1 Kết quả cần đạt được: - Chủ trương chính sách giao đất lâm nghiệp được thông báo và giải thích rõ ràng đến người dân, đặc biệt là quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất lâm nghiệp - Cộng đồng xác định nhu cầu và cam kết tham gia nhận đất lâm nghiệp để quản lý bảo vệ và tổ chức kinh doanh lâu dài. - Thống nhất kế hoạch triển khai với cộng đồng và lựa chọn nông dân nòng cốt tham gia đánh giá nông thôn và tiến trình xây dựng hồ sơ giao đất lâm nghiệp Họp thôn lần 1: Cuộc họp đầu tiên rất quan trọng vì nó liên quan đến các vấn đề như xác định nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng trong nhận đất nhận rừng trên cơ sở được giải thích rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ trong nhận đất lâm nghiệp; đồng thời thống nhất kế hoạch làm việc trong thôn bon để đánh giá nông thôn và tiến hành các bước lập phương án có sự tham gia. • Thành phần tham gia: Tổ công tác, đại diện Ủy ban nhân dân xã, ban tự quản thôn bon, già làng, đại diện các hộ gia đình trong thôn bon. Cuộc họp chỉ có thể có kết quả tốt khi đạt được yêu cầu có mặt đại diện của ít nhất 2/3 số hộ, nên khuyến khích phụ nữ tham gia. • Địa điểm, thời gian: Tại thôn dự kiến giao đất lâm nghiệp, thời gian 1 buổi. • Cách tổ chức, thúc đẩy cuộc họp: - Bàn bạc, thỏa luận trước với lãnh đạo thôn bon về địa điểm, thời gian, nội dung, thành phần tham gia và người chủ trì cuộc họp. - Mục tiêu giao đất giao rừng, quyền lợi và nghĩa vụ, kế hoạch, tiêu chí chọn nông dân nòng cốt tham gia xây dựng phương án, được trình bày trên giấy khổ lớn (Ao) thật ngắn gọn, dễ hiểu. Có thể sử dụng các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu để người dân tham khảo trước và trong khi họp. - Trong nhiều trường hợp, cần có một người phiên dịch tiếng địa phương để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. 16
  14. - Tổ công tác cần có kỹ năng thúc đẩy để mọi người tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến. • Nội dung và kết quả cuộc họp dân lần 1: - Thông báo, giải thích rõ ràng các chính sách giao đất lâm nghiệp. - Thảo luận và thống nhất nhu cầu nhận đất nhận rừng trong cộng đồng - Thông báo và thống nhất kế hoạch làm việc ở thôn bon - Lựa chọn nông dân nòng cốt tham gia vào tiến trình đánh giá nông thôn theo kế hoạch. Nông dân nòng cốt được lựa chọn phải bao gồm: Đại diện ban tự quản thôn bon, già làng, đại diện nam nữ, già trẻ, những người có uy tín và am hiểu về tình hình đất đai, quản lý của cộng đồng. Trung bình ở mỗi thôn bon nên chọn từ 10 -12 nông dân nòng cốt để cùng làm việc với tổ công tác, từ đó phân chia ra 2 - 3 nhóm làm việc. - Biên bản cuộc họp cần được ghi lại cẩn thận, đọc lại ở cuối buổi họp và ký xác nhận của cán bộ địa phương Bước 3: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) theo chủ đề quản lý rừng Kết quả cần đạt được: - Các thông tin về kinh tế, xã hội, tổ chức cộng đồng có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng được thu thập, phân tích có sự tham gia của người dân. - Đề xuất được các giải pháp quản lý sử dụng đất rừng từ người dân - Xác định phương thức giao đất giao rừng: Theo hộ hay nhóm hộ hay cộng đồng thôn bon? - LËp ®−îc s¬ ®å giao ®Êt l©m nghiÖp theo hé hay nhãm hé hay céng ®ång Các công cụ áp dụng: Công cụ 1: Lược sử thôn bon Công cụ 2: Lát cắt Công cụ 3: Ma trận về tiềm năng lâm sản ngoài gỗ Công cụ 4: Sơ đồ Venn về tổ chức cộng đồng quản lý rừng Công cụ 5: Xác định phương thức thích hợp cho giao rừng Công cụ 6: Vẽ bản đồ giao đất lâm nghiệp cho hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng thôn bon 17
  15. Công cụ 1: Lược sử thôn bon Mục đích: Các bên liên quan có hiểu biết về lịch sử phát triển cộng đồng, những thay đổi căn bản trong đời sống vật chất và tinh thần và quản lý tài nguyên rừng Chuẩn bị - Thành lập một nhóm nông dân từ 5 – 7 người thực hiện. Họ là những người sống lâu năm ở thôn bon, có hiểu biết sâu sắc về địa phương mình. - Địa điểm: tại một nơi có nhóm nông dân tự chọn, khi họ cảm thấy thuận lợi. - Vật liệu: Các vật liệu như phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu cần thiết khác. Tiến hành - Giải thích rõ ý nghĩa, mục đích của công cụ. - Hướng dẫn khung mô tả lược sử thôn bản trên giấy, trên tường nhà hoặc trên mặt đất và đề nghị người dân thực hiện. - Nông dân tự tiến hành liệt kê từng sự kiện, trao đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá để đưa ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của từng sự kiện chính. - Tiến hành phỏng vấn hoặc yêu cầu làm rõ hơn những điểm cần thiết và ghi chép. - Cùng với nông dân chuyển kết quả vào giấy khổ lớn (có ghi chép bổ sung ý kiến thảo luận) Thời gian: 2 tiếng Kết quả: Một khung lược sử thôn bon Khung mô tả lược sử thôn bon Năm Sự kiện lược sử liên quan đến tổ chức thôn bon và quản lý tài nguyên 1954 1965 1975 2002 18
  16. Công cụ 2: Lát cắt Mục đích Thông qua đi lát cắt qua các dạng địa hình và các loại hình canh tác khác nhau sẽ bổ sung việc đánh giá các vấn đề cũng như tiềm năng của đất, rừng trong thôn bon. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, kinh doanh rừng. Chuẩn bị: - Chuẩn bị công cụ: bản đồ, địa bàn, máy chụp hình, giấy bút. - Thành lập một nhúm 3- 5 nông dân nòng cốt bao gồm những người hiểu biết về khu vực sinh sống của thôn bon - Thảo luận với nông dân trên sơ đồ để xác định hướng đi lát cắt có thể qua nhiều dạng địa hình, canh tác, trạng thái rừng khác nhau trong bon. Tiến hành - Giải thích rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu người dân dẫn đường và sẵn sàng thảo luận. - Khi đi đến mỗi vùng đặc trưng cho khu vực, cả đoàn dừng lại thảo luận. Cán bộ tổ công tác phác họa nhanh địa hình, mặt cắt đứng và vẽ đặc điểm vùng đó. Tạo điều kiện cho người dân thảo luận với nhau và phỏng vấn. Trong trường hợp cần thiết, cả đoàn khảo sát, đo đếm hoặc lấy mẫu vật. Cần tập trung trao đổi và phỏng vấn vào các nội dung sau: o Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lịch sử sử dụng đất đai, o Hiện trạng đất rừng. o Tình hình tổ chức quản lý. o Những khó khăn đang gặp phải. o Những cơ hội và giải pháp. - Sau khi đi từ 2 - 3 lát cắt, các kết quả được tập hợp, thống nhất và đưa ra được một sơ đồ mặt cắt chung cho thôn bon. Ở công cụ này, cán bộ tổ công tác kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật như: phỏng vấn linh hoạt, quan sát, lắng nghe tích cực, ghi chép và tổng hợp, để thúc đẩy người dân thảo luận, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý kinh doanh rừng. Thời gian: 1 buổi Kết quả: Một sơ đồ cắt đứng với thông tin thu thập theo từng loại hình canh tác, đất đai, tài nguyên rừng; sơ đồ mặt cắt gồm 2 phần chính: - Mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao trong đó biểu diễn các hình ảnh chung về các phương thức canh tác, trạng thái rừng, sử dụng đất, vật nuôi, cây trồng - Phần dưới mô tả tương ứng về: điều kiện tự nhiên, các phương thức canh tác, vật nuôi cây trồng, tổ chức sản xuất, khó khăn, nguyên nhân và giải pháp. 19
  17. Mô tả các chỉ Thổ cư + Vườn hộ Vườn cà phê Rừng tự nhiên (GĐGR) tiêu Đất Nước Động thực vật Kinh tế Xã hội Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp Công cụ 3: Ma trận về tiềm năng lâm sản ngoài gỗ Mục đích Phát hiện được tiềm năng của các loại lâm sản ngoài gỗ khác nhau trong đời sống, sản xuất cũng như văn hóa của cộng đồng. Ngoài các lợi ích từ gỗ mà người nhận rừng sẽ được hưởng khi khai thác, người dân còn được thu hoạch các sản phẩm ngoài gỗ, do đó cần có nghiên cứu, tìm hiểu từ người dân để: - Xác định và đánh giá tiềm năng các loại lâm sản ngoài gỗ có thể thu hoạch được ở từng trạng thái rừng 20
  18. - Phát hiện khả năng quản lý và phát triển LSNG Chuẩn bị - Giấy khổ lớn, phấn, bút viết và các vật dụng khác như sỏi, hạt bắp, hạt cà phê - Thành lập các nhóm 3 -5 nông dân am hiểu về rừng Tiến hành: - Người dân được cán bộ tổ công tác, hướng dẫn để liệt kê, phân loại các sản phẩm ngoài gỗ và đánh giá, cho điểm theo các công dụng của từng loại sản phẩm. - Thúc đẩy nhóm nông dân lập ma trận và cho điểm (thang 10) - Đề nghị kiểm tra và so sánh - Phỏng vấn về các vấn đề / nguyên nhân/ giải pháp Thời gian: 2 tiếng Kết quả - Ma trận về các sản phẩm ngoài gỗ cho từng trạng thái rừng. Tổng điểm của từng loại sản phẩm sẽ cho biết tiềm năng của nó cao hay thấp trong tài nguyên rừng hiện tại. Tổng điểm của từng công dụng sẽ phản ảnh nhu cầu của cộng đồng về lâm sản ngoài gỗ là gì, ưu tiên ra sao. - Các vấn đề/nguyên nhân/giải pháp cho từng nhóm sản phẩm. Ma trận cho điểm về tiềm năng lâm sản ngoài gỗ Công dụng Các loại LSNG Tổng điểm Tổng điểm Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp 21
  19. Công cụ 4: Sơ đồ Venn về tổ chức cộng đồng quản lý rừng Mục đích Phân tích tổ chức và mô tả sơ đồ mối quan hệ của Ban lâm nghiệp xã các tổ chức; đồng thời xác Lâm UBND trường định tầm quan trọng và Quảng xã Tân Hạt kiểm mức độ ảnh hưởng khác lâm nhau của các tổ chức địa Ban tự phương hiện tại trong Cộng quản đồng thôn quản lý tài nguyên thiên Phòng nhiên và quản lý thôn NN&ĐC Già làng bon. UBND Tìm kiếm các khó khăn, Tôn huyện giáo vấn đề và các đề xuất về Trạm khuyến mặt tổ chức quản lý rừng nông cộng đồng Chuẩn bị - Giấy khổ lớn, giấy màu, phấn viết, bút dao rọc giấy, kéo cắt giấy. - Thành lập một nhóm 5 - 7 người gồm nhiều thành phần đại diện cho các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong thôn bon. Tiến hành - Giải thích mục đích của công cụ. - Thúc đẩy để người dân liệt kê các tổ chức từ thôn đến huyện có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của người dân trong thôn. - Đề nghị người dân thảo luận chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của từng đơn vị tổ chức theo cách hiểu của họ. - Đánh giá mối quan hệ giữa các tổ chức theo sơ đồ Venn: o Cắt giấy thành các vòng tròn to nhỏ khác nhau. o Xác định tầm quan trọng của các tổ chức: Dùng phương pháp so sánh để xác định và ghi tên các tổ chức vào các vòng tròn to hay nhỏ. Tổ chức nào càng quan trọng trong thực tế theo đánh giá của dân (không theo chức năng nhiệm vụ đã quy định) thì được ghi tên vào vũng tròn càng to. o Xác định mức độ ảnh hưởng và quan hệ giữa các tổ chức: Đề nghị người dân sắp xếp vị trí các vòng tròn. Tổ chức nào đó và đang thực tế có ảnh hưởng nhiều đến chủ đề thì xếp gần trung tâm, tổ chức nào càng ít ảnh hưởng thì đặt 22
  20. càng xa (theo thực tế nhận định của dân). Các tổ chức có quan hệ chặt chẻ với nhau thì xếp gần hoặc chồng lên nhau một phần - Trong tiến trình làm sơ đồ, đặt câu hỏi làm rõ và xác định: Vấn đề / Nguyên nhân / Giải pháp từ người dân liên quan đến quản lý tài nguyên. - Thảo luận về việc hình thành ban quản lý rừng thôn và chức năng nhiệm vụ Thời gian: 2 tiếng Kết quả - Sơ đồ Venn quan hệ các tổ chức trong quản lý tài nguyên rửng. - Kết quả phân tích tình hình tổ chức quản lý tài nguyên rừng trong thôn bon - Các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp được đề xuất để phát triển tổ chức quản lý rừng. - Đề xuất hình thành Ban quản lý rừng thôn và chức năng nhiệm vụ Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp 23
  21. Công cụ 5: Xác định phương thức thích hợp cho giao đất giao rừng Mục đích Câu hỏi đặt ra là: Đất lâm nghiệp sẽ giao cho cho hộ, hay cho nhóm hộ/dòng họ hay cho cộng đồng? và vì sao chọn phương thức này? Điều này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, cộng đồng; phụ thuộc vào cấu trúc xã hội truyền thống đang tồn tại và mối liên kết trong sử dụng đất, tài nguyên. Do đó không nên áp đặt bất kỳ hình thức nào cho một cộng đồng cụ thể. Để làm tốt điều này cần có phân tích một cách rõ ràng cùng với người dân các điểm mạnh, yếu của các phương thức giao rừng và điều tra khảo sát và lấy ý kiến từ người dân, tạo ra cho cộng đồng nhiều cơ hội được thảo luận để lựa chọn phương thức thích hợp cho mình. Việc xác định đúng phương thức giao đất giao rừng, tức là giao cho đối tượng nào có tầm quan trọng đặc biệt, nó ảnh hưởng một cách lâu dài đến quản lý rừng bền vững và phát triển kinh tế xã hội và truyền thống quản lý tài nguyên cộng đồng. Do đó cán bộ tổ công tác cần quan tâm thực hiện công cụ này một cách thận trọng, khách quan và bảo đảm kết quả phản ảnh hưởng được xu hướng, nguyện vọng và khả năng quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cộng đồng ở địa phương Chuẩn bị: In và photo phiếu thăm dò đủ cho tất cả các hộ trong thôn bon Tiến hành: Phân tích với cộng đồng về điểm mạnh điểm yếu của từng phương thức giao 1. Thảo luận với nông dân nòng cốt, lãnh đạo địa phương và phân tích các tình huống giao rừng khác nhau, các điểm mạnh cũng như những khó khăn của từng trường hợp Cần nhấn mạnh và giải thích với người dân rằng việc lựa chọn phương thức giao đất rừng thích hợp là rất quan trọng và ảnh hưởng đến tiến trình quản lý rừng lâu dài sau này. Khi thúc đẩy cần xem xét các khía cạnh sau: - Đối với vùng kinh tế hộ khá phát triển, thường có nhu cầu nhận đất lâm nghiệp theo từng hộ để tổ chức đầu tư kinh doanh. Ngược lại đối với vùng kém phát triển thì xu hướng nên giao đất lâm nghiệp cho nhóm hộ hoặc cộng đồng để hợp tác lao động, quản lý và tổ chức kinh doanh - Đối với vùng bị áp lực nhiều về khai thác lâm sản trái phép thì giải pháp giao cho nhóm hộ hoặc cộng đồng sẽ tạo ra sức mạnh trong bảo vệ rừng hơn là giao cho hộ riêng lẻ - Đối với vùng còn rừng nhưng trạng thái rừng có sự rất khác nhau từ đất trống đến rừng non, nghèo, giàu thì việc giao cho từng hộ sẽ tạo nên sự mất công bằng, có hộ nhận rừng non lại có hộ có rừng giàu nhanh cho thu nhập. Vì vậy thương thảo để tạo ra các nhóm hộ sẽ cân đối được mức độ giàu nghèo của rừng khi phân bổ cho các nhóm hộ, tạo nên sự công bằng hoặc nhận chung cộng đồng 24
  22. - Đối với thôn bon còn duy trì tốt truyền thống quản lý rừng chung, rừng cộng đồng, quản lý đất đai theo dòng họ thì nên khuyến khích nhận đất lâm nghiệp theo nhóm hộ (dòng họ) hoặc cộng đồng để phát huy sức mạnh luật tục trong quản lý tài nguyên đồng thời tạo nên khả năng tổ chức sản xuất lâm nghiệp ở quy mô cộng đồng, có thể tổ chức rừng khép kín trong kinh doanh, tránh chia rừng manh mún. - Đối với rừng tự nhiên việc chia nhỏ để quản lý theo hộ sẽ rất khó khăn trong kinh doanh, lập kế hoạch cũng như tiếp cận với các thủ tục hành chính trong khai thác rừng. Khung thảo luận phân tích để lựa chọn phương thức giao đất giao rừng Có bảo đảm Có khả năng Có khả năng tổ Có khả năng phân chia rừng bảo vệ rừng? chức sản xuất, giám sát? công bằng lập kế hoạch Rừng giao cho (Rừng giàu kinh doanh nghèo, xa gần, rừng, khai thác lợi ích)? lâm sản? Hộ gia đình Nhóm hộ Dòng họ Cộng đồng thôn bon 2. Trên cơ sở giải thích, phân tích đầy đủ như trên với cộng đồng; nếu đã rõ ràng và thống nhất được phương thức giao thì có thể đi đến quyết định. Trong trường hợp còn nhiều tranh cải thì sử dụng phiếu thăm dò. - Giải thích cách điền phiếu cho lãnh đạo thôn, gìa làng, nông dân nòng cốt - Giao bộ phiếu cho ban tự quản thôn, nông dân nòng cốt để phát cho từng hộ và giúp họ điền vào phiếu - Thu lại phiếu và tổng hợp để xác định nhu cầu chung trong bon - Thông báo kết quả thăm dò phương thức nhận đất lâm nghiệp với toàn bon trong cuộc họp lần 2 và thảo luận để lấy ý kiến thống nhất Thời gian: 1.2 ngày. Trường hợp phải phát phiếu thăm dò thì thu lại trong 2 ngày sau Kết quả: - Có sự thống nhất cao trong cộng đồng về phương thức nhận đất nhận rừng theo hộ hay nhóm hộ hay chung thôn bon. - Nếu nhận theo nhóm hộ thì có danh sách của mỗi nhóm, diện tích và vị trí đề nghị 25
  23. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA DÂN VỀ PHƯƠNG THỨC NHẬN ĐẤT NHẬN RỪNG Thôn bon: Xã: Huyện: Họ và tên chủ hộ: Dân tộc: Số khẩu: Số lao động chính: Diện tích đất nông nghiệp hiện có: ha. Trong đó: Diện tích ruộng: ha Diện tích rẫy: h Diện tích trồng các loại cây khác: ha Tên loài cây trồng chính: Hộ gia đình có muốn nhận đất nhận rừng không: Có: Không: Nếu muốn nhận đất nhận rừng, ông bà muốn nhận theo hình thức nào: Hộ gia đình: Nhóm hộ: Chung cả thôn bon: N ếu muốn nhận theo nhóm hộ, trong nhóm hộ của ông bà có những hộ nào: 1/ 2/ 3/ 4/ 5/ 6/ 7/ 8/ 9/ 10/ Lý do hình thành nhóm hộ này: Vị trí đề xuất được nhận: (Gần suối, núi, đồi nào): Đề xuất diện tích được nhận: ha Ngày tháng năm Chủ hộ ký tên 26
  24. Công cụ 6: Vẽ bản đồ giao đất lâm nghiệp cho nhóm hộ/hộ gia đình/cộng đồng Mục đích: Công cụ này giúp người dân tự thương thảo và quyết định vị trí nhận đất lâm nghiệp cho từng hộ hoặc nhóm hộ hoặc nhận chung cộng đồng. Không nên thiết kế sẵn các lô rừng trên bản đồ và phân bổ một cách chủ quan cho các hộ, nhóm hộ; vì trong thực tế nhu cầu nhận đất lâm nghiệp của hộ, nhóm hộ thường gắn với vùng canh tác nương rẫy của họ, đồng thời cũng có những vùng đã được quản lý đất đai theo truyền thống của từng dòng họ; nên việc cộng đồng tự quyết định vị trí, cách phân bổ khu vực giao đến từng đối tượng là giải pháp thích hợp và bền vững. Từ đây thiết kế vùng, khu vực giao theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng có sự tham gia đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân về quản lý đất lâm nghiệp. Chuẩn bị và vật liệu: - Bản đồ hiện trạng rừng của thôn bon tỷ lệ 1:10.000 - Máy GPS để kiểm tra đường ranh giới giữa các lô rừng (Lúc này bản đồ cần phải có hệ thống tọa độ toàn cầu) - Giấy bóng kính (đủ để che phủ bản đồ) có kẹp ghim. - Bút màu dùng để viết trên giấy bóng kính và bút lông dầu để vẽ bản đồ. - La bàn để định hướng bản đồ. - Giấy bóng kính kẻ ô vuông 1x1 cm để đếm diện tích - Các phiếu thăm dò phương thức nhận đất lâm nghiệp - Thành lập nhóm nông dân nòng cốt: Đại diện ban tự quản, già làng, đại diện các nhóm hộ Tiến hành Thúc đẩy nhóm nông dân nòng cốt thảo luận, thương thảo để phân hoạch ranh giới giao đất lâm nghiệp cho từng hộ, nhóm hộ trên sơ đồ: - Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng và các đặc điểm kỹ thuật đơn giản của bản đồ địa hình và hiện trạng rừng cho người dân. - Yêu cầu người dân định hướng bản đồ, để dễ dàng hơn để mọi người định hướng, bản đồ cần đặt theo hướng Bắc - Dành cho người dân thời gian để họ xem và hiểu. Sau đó giải thích và yêu cầu nông dân chỉ ra các khu vực có rừng ở trên bản đồ. - Để giấy bóng kính lên trên bản đồ và dùng ghim để giữ tạm trên một mặt phẳng. Sử dụng bút viết bảng xoá được vẽ các đường giao thông, sông suối và ranh giới 27
  25. lô rừng. Khuyến khích họ vẽ và chỉ chọ họ rằng nếu vẽ sai vẫn có thể xoá được. - Thảo luận để phân chia ranh giới rừng giao cho hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng, trong đó cần quan tâm đến sự phù hợp với vị trí đất canh tác nương rẫy của hộ, nhóm hộ, truyền thống quản lý đất của từng dòng họ, cộng đồng thôn bon Tận dụng các yếu tố tự nhiên như sông suối, đỉnh dông, đường để làm ranh giới. - Lưu ý quy mô diện tích giao đất giao rừng cho hộ cần theo quy định hiện hành, nếu giao cho nhóm hộ hoặc thôn bon thì tổng diện tích giao không vượt quá diện tích quy định giao cho hộ nhân với số hộ trong nhóm/thôn. - Xác minh ranh giới rừng của cộng đồng hoặc nhóm hộ, hộ ở thực địa với người dân: Sử dụng la bàn để định hướng trong rừng. Ngoài ra có thể sử dụng máy định vị GPS (nếu có), để xác định chính xác các điểm ranh giới trên thực địa. - Đo diện tích khu vực giao rừng: Hướng dẫn người dân cách ước tính diện tích bằng cách vẽ các ô vuông lên trên giấy bóng kính. Nếu bản đồ có tỷ lệ là 1:10.000 thì một ô vuông 1 x 1 cm tương ứng với 1 ha. Viết số diện tích của từng khu vực giao cho từng đối tượng lên bản đồ. Ngoài ra nếu có điều kiện thì những điểm được xác định bởi máy GPS được chuyển tải thủ công qua bản đồ có tọa độ toàn cầu. Sử dụng phần mền quản lý bản đồ như Mapinfo hoặc ArcView để số hoá bản đồ phân chia rừng và đo tính diện tích trên máy vi tính. - Cuối cùng vẽ lên tất cả các đường biểu hiện địa hình, sông suối, đường xá, khu vực giao, ranh giới cho từng đối tượng nhận rừng với bút không xoá được. - Bản đồ phân chia rừng phải được trình bày trong cuộc họp thôn lần 2 để lấy ý kiến thống nhất, tránh gây mâu thuẫn, tranh chấp. Thời gian: 1 buổi Kết quả: Có được một bản đồ phân chia rừng cho hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng thể hiện đầy đủ ranh giới, địa hình, địa vật. Đây là cơ sở để chuyển lên bản đồ thành quả giao đất giao rừng. 28
  26. Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân Kết quả cần đạt được: - Bản đồ phân chia lô rừng địa phương - Các thông tin tài nguyên của từng lô rừng phục vụ cho việc giao rừng và tổ chức kinh doanh rừng cộng đồng Các công cụ áp dụng: Công cụ 7: Phân loại rừng dựa vào kiến thức sinh thái địa phương Công cụ 8: Phân chia, đặt tên và đo đếm diện tích các lô rừng Công cụ 9: Điều tra rừng có người dân tham gia Công cụ 10: Tổng hợp dữ liệu các lô rừng Công cụ 7: Phân loại rừng dựa vào kiến thức địa phương Mục đích Xác định các loại rừng, trạng thái hiện tại dựa vào kinh nghiệm, kiến thức bản địa và phát hiện các tiêu chí phân loại rừng của cộng đồng. Giúp cho việc đặt tên loại rừng, trạng thái và phân loại dễ hiểu và áp dụng được trong cộng đồng; đồng thời so sánh nó với hệ thống phân loại rừng về mặt kỹ thuật để sắp xếp đồng nhất phục vụ quản lý, kinh doanh rừng sau khi giao phù hợp với cả hai bên: cộng đồng và cơ quan quản lý lâm nghiệp nhà nước. Hệ thống phân loại rừng theo điều tra quy hoạch là xa lạ với người dân, trong khi đó người nhận rừng cần biết mình nhận loại rừng gì? mức độ giàu nghèo? phải nuôi dưỡng bao nhiêu năm? sử dụng làm gì? Do đó cần thiết có một bảng phân loại rừng dựa vào sự phân biệt của người dân và đối chiếu nó với hệ thống phân loại rừng về kỹ thuật để có thể quản lý rừng sau khi giao. Mục đích của công cụ này là: - Người dân nhận biết các loại rừng có trong khu vực - Người dân đưa ra các chỉ tiêu phân loai: Tên gọi từng loại, tiêu chí phân loại (loài cây chỉ thị, đất, mức độ giàu nghèo, kích thước cây gỗ ) và định hướng sử dụng. - Đôi chiếu cách phân loại của cộng đồng với hệ thống phân loại rừng về kỹ thuật để quản lý rừng sau khi giao Chuẩn bị - Giấy Ao và bút viết 29
  27. - Bản đồ hiện trạng rừng - La bàn, GPS (Nếu có) - Lập ra một nhóm nòng cốt gồm 5 - 7 người dân có kinh nghiệm về nguồn tài ngưyên rừng Tiến hành Sử dụng một bản đồ hiện trạng rừng để chọn tuyến đi khảo sát.phân loại rừng cùng với người dân: - Thực hiện một lát cắt và dừng lại ở các trạng thái khác nhau để phỏng vấn linh hoạt nhằm xác định tên gọi từng loại rừng? Cách phân biệt các loại rừng? Hiện trạng các loại rừng ra sao? Giá trị của từng loại rừng đối với đời sống cộng đồng? Trong mỗi loại rừng đánh giá các tiêu chí do các thôn dân sử dụng bằng cách hỏi các câu hỏi: Bà con gọi rừng này như thế nào? Vì sao gọi như thế? Loài cây gì là chính, kích thước của cây, mật độ của cây, công dụng, các lâm sản ngaòi g nào có thể cung cấp, .Theo truyền thống, rừng đã được người dân địa phương quản lý như thế nào?. - Ghi lại tất cả các thông tin trong bảng phân loại rừng Thời gian: 1 buổi Kết quả: Có 01 bảng phân loại rừng và đất rừng dựa vào người dân và đối chiếu với trạng thái rừng theo kỹ thuật Bảng phân loại rừng cộng đồng Stt Tên loại Chỉ tiêu phân loại (loài Giá trị sử dụng trong Đối chiếu với rừng cây, đất, mức độ giàu cộng đồng hệ thống trạng (Tiếng nghèo, kích thước cây to thái rừng theo đồng bào, hay nhỏ, mật độ dày hay quy định hiện kinh) thưa, tái sinh, LSNG, ) hành 1 2 3 30
  28. Công cụ 8: Phân chia, đặt tên và đo đếm diện tích các lô rừng Mục đích Phân chia rừng thành các lô đồng nhất và người dân dễ nhận biết trên thực tế để tổ chức điều tra đánh giá tài nguyên, quản lý bào vệ rừng, lập kế hoạch kinh doanh rừng. Vật liệu - Bản đồ hiện trạng rừng của thôn bon tỷ lệ 1:10.000 - Bản đồ giao đất lâm nghiệp theo hộ/nhóm hộ/cộng đồng - Máy GPS để kiểm tra đường ranh giới giữa các lô rừng. - Giấy bóng kính (đủ để che phủ bản đồ) có kẹp ghim. - Bút viết bảng dùng để viết trên giấy bóng kính và bút lông dầu để vẽ bản đồ. - La bàn để định hướng bản đồ. - Giấy bóng kính kẻ ô vuông 1x1 cm để đếm diện tích Tiến hành - Thành lập một nhóm các nông dân nòng cốt, ban tự quản (Khoảng 7 người) - Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng và các đặc điểm kỹ thuật đơn giản của bản đồ địa hình và hiện trạng rừng cho người dân. - Yêu cầu người dân định hướng bản đồ, để dễ dàng hơn để mọi người định hướng bản đồ cần đặt theo hướng Bắc - Dành cho người dân thời gian để họ xem và hiểu. Sau đó giải thích và yêu cầu nông dân chỉ ra các khu vực có rừng ở trên bản đồ. - Để giấy bóng kính lên trên bản đồ và dùng ghim để giữ tạm trên một mặt phẳng. Sử dụng bút viết bảng xoá được vẽ các đường giao thông, sông suối và ranh giới lô rừng. Khuyến khích họ vẽ và chỉ chọ họ rằng Người dân đếm nếu vẽ sai vẫn có diện tích bằng lưới ô vuông thể xoá được. 1x1cm - Tiêu chuẩn để phân chia lô rừng là: Cùng một trạng thái rừng, - cùng mục đích quản lý, nằm trong một khu vực nhỏ. Nên tận dụng những ranh giới tự nhiên như sông suối, cầu, đồi núi, v.v. để làm ranh giới lô rừng 31
  29. - Khi bản đồ hoàn thành về các đường vẽ, ranh giới các lô rừng; yêu cầu người dân thảo luận để đặt tên của từng lô lên trên bản đồ. Khuyến khích sử dụng tên địa danh quen thuộc với người dân. Cán bộ kỹ thuật có thể bổ sung tên lô a, b, c, để tiện theo dõi và cần xác định các lô rừng này thuộc các tiểu khu nào để cơ quan quản lý giám sát sau này một cách hệ thống - Xác minh ranh giới lô rừng ở thực địa với người dân: Sử dụng la bàn để định hướng trong rừng. Ngoài ra có thể sử dụng máy định vị GPS (nếu có), để xác định chính xác các điểm ranh giới trên thực địa. - Đo diện tích mỗi lô: Giải thích với người dân là họ cần phải biết tương đối chính xác diện tích của từng lô là bao nhiêu vì thế mới tính được bao nhiêu cây trên từng lô. Hướng dẫn người dân cách ước tính diện tích bằng cách vẽ các ô vuông lên trên giấy bóng kính. Nếu bản đồ có tỷ lệ là 1:10.000 thì một ô vuông 1 x 1 cm tương ứng với 1 ha. Viết số diện tích của từng lô lên bản đồ. Ngoài ra nếu có điều kiện thì những điểm được xác định bởi máy GPS được chuyển tải thủ công qua bản đồc và sử dụng phần mền quản lý bản đồ như Mapinfo hoặc ArcView để số hoá bản đồ phân chia lô và đo tính diện tích trên máy vi tính - Cuối cùng vẽ lên tất cả các đường biểu hiện địa hình, sông suối, đường xá, lô rừng với bút không xoá được. Thời gian: - Làm việc nhóm ở tại thôn ½ buổi - ½ - 1 ngày để đi xác minh trên thực địa, tuỳ thuộc vào diện tích và địa điểm của mỗi lô. Kết quả - Rừng của thôn được phân chia thành các lô riêng biệt theo mục tiêu quản lý của cộng đồng - Các lô được đặt tên theo địa phương (có thể kết hợp đặt tên a, b, c, theo như kỹ thuật hiện hành) và xác định diện tích của mỗi lô. 32
  30. Công cụ 9: Điều tra rừng có người dân tham gia Mục đích Trên cơ sở đã phân chia lô rừng, tiến hành tổ chức điều tra rừng có sự tham gia. Kết quả số liệu điều tra của từng lô rừng là cơ sở pháp lý để giao rừng. Phương pháp điều tra rừng có sự tham gia cần được áp dụng, bảo đảm tính đơn giản, liên quan và hiệu quả để giảm thiểu thời gian, nhân lực cho công việc này. Điều tra rừng có sự tham gia là bước quan trọng để học hỏi và sử dụng kiến thức bản địa trong sử dụng, quản lý cây rừng. Bước này sẽ giúp cho người dân bắt đầu tiếp cận với phương pháp thẩm định, đánh giá tài nguyên rừng và giúp cho cán bộ kỹ thuật có cơ hội học hỏi các kinh nghiệm địa phương trong sử dụng lâm sản. Chuẩn bị - Giấy A4 và bút màu - Bản đồ hiện trạng rừng của thôn bon có giấy bóng kính trải lên có thể nhìn thấy các lô rừng - Thước dây mầu (thước đo cấp đường kính ngang ngực theo từng màu) - Cuộn dây thừng, một bộ dây cho một nhóm điều tra (30 m dây thừng có thắt nút ở 10 m và 2 dây thừng 10 m có thắt nút ở giữa) - Phấn để đánh dấu cây - La bàn, GPS (nếu có) - Phiếu điều tra ô mẫu - Thành lập các nhóm các nông dân nòng cốt (đặc biệt là những người biết rõ về rừng), ban tự quản thôn, ban quản lý rừng cộng đồng. Mỗi nhóm gồm 5 người, 4 nông dân và 1 cán bộ kỹ thuật. - Phân công các nhóm theo tuyến điều tra và khả năng hoàn thành công việc trong ngày. Tiến hành - Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến hệ thống và ô mẫu có kích thước 10x30m. Cự ly giữa các tuyến và ô trên mỗi tuyến tùy theo hình dạng lô rừng và yêu cầu số lượng ô của từng lô mà quyết định trước trên bản đồ. (Ngoài ra có thể điều tra theo phương pháp điển hình, như vậy sẽ giảm rất nhiều khối lượng đo đếm, mỗi lô với diện tích 50ha có thể chỉ cần đặt 3 - 5 ô mẫu, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải có kinh nghiệm và giải thích được với người dân cách chọn điển hình) - Tại mỗi vị trí đặt ô mẫu, hoàn tất phiếu điều tra ô mẫu: Điều tra: Loài cây, đo cấp kính cây gỗ theo thước màu của cây có đường kính ngang ngực > 10cm, có 4 cấp kính theo thước màu được đo đếm là: 10 – 20cm, 21 – 30cm, 31-40cm và >40cm; đo đếm cây tái sinh trong 4 ô phụ 2x2 m được đặt ở 4 góc của ô mẫu (là cây có chiều cao >1.3m và đường kính ngang ngực < 10cm) 33
  31. - Cần thảo luận với nông dân đề xác định loài cây có thể sử dụng làm gỗ được không và các công dụng đặc biệt khác Thời gian Thời gian dành cho việc điều tra ô mẫu ngoài thực địa phụ thuộc vào số nhóm có thể tham gia; số lượng, diện tích và địa điểm của các lô rừng. Đối với mỗi bon thường kéo dài từ 3 - 4 ngày, mỗi nhóm có thể lập được 15 ô trong 1 ngày làm việc. Kết quả - Người dân thu thập được dữ liệu tài nguyên cây gỗ trong các lô rừng để cung cấp các thông tin định lượng về tiềm năng của rừng phục vụ lập hồ sơ giao rừng và lập kế hoạch và giám sát sau này. - Nguời dân rõ ràng thêm về cấu trúc và thành phần chung của các lô rừng, nhờ đó có cơ sở quyết định mục tiêu quản lý rừng dài hạn cho mỗi lô. Điều tra rừng có sự tham gia là một cách tiếp cận kỹ thuật nhằm hỗ trợ cộng đồng có thể đánh giá và giám sát tài nguyên rừng của họ và thúc đẩy việc học tập kiến thức bản địa. Vì vậy nó cần áp dụng các nguyên tắc: i. Đơn giản: . Sử dụng thước dây vạch màu để xác định cấp kính nên có thể áp dụng cho cả người dân không biết đọc, viết. . Ô mẫu có dạng dải, kích thước nhỏ dễ lập ô và đo đếm ii. Liên quan, hiệu quả: Chỉ điều tra cấp kính, loài cây, công dụng của tầng cây gỗ và tái sinh. Với các dữ liệu này đủ để giám sát, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Không đo cao, không đo cụ thể đường kính iii. Học hỏi kiến thức sinh thái địa phương: Đối với rừng tự nhiên thường xanh, nhiều loài cây cán bộ kỹ thuật rất khó định danh trong khi đó người dân địa phương lại biết rất rõ, vì vậy việc định danh loài cần có sự hợp tác và học hỏi từ người dân, tên cây được ghi bằng tiếng kinh và tiếng địa phương. Kinh nghiệm sử dụng loài cây với các mục đích khác nhau là rất phong phú với các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, điều này cần được thảo luận, học hỏi và ghi nhận trong tiến trình điều tra ô mẫu. Hướng dẫn cho việc điều tra ô mẫu trong rừng: i) Xác định số lượng ô mẫu cần điều tra cho từng lô rừng: Số lượng ô mẫu cần điều tra trong một lô rừng phụ thuộc vào các yếu tố diện tích, mức độ biến động của số cây rừng, sai số điều tra cho trước. Đối với quản lý rừng cộng đồng, tỷ lệ rút mẫu khoảng 1% diện tích. Bảng sau là gợi ý cho số lượng ô mẫu cần điều tra theo diện tích lô rừng. DiÖn tÝch l« Sè « mÉu (10 x 30 m) 200 ha Ýt nhÊt 70 34
  32. ii) Thiết lập các tuyến điều tra: Trên cơ sở số ô mẫu đã xác định cho từng lô rừng, quyết định cự ly các tuyến điều tra và cự ly giữa các ô mẫu cho từng lô sao cho tiết kiệm thời gian, công sức và tổ chức phân công các nhóm hợp lý. Nhóm 1 / Ngày 2 Nhóm 1 / Ngày 1 Nhóm 2 / Ngày 1 Sơ đồ một ô mẫu Nhóm 3 / Ngμy 1 Lát Nhóm 2 / căt Ngày 2 Ô 2x2 đếm tái sinh 10 M i nhóm ỗ ộ t ô m t ô ) a m u ủ ẫ u tra u tra ề ẫ i 10 u đ ng 10 ô m ô 10 – 7 Đườ ( Một ô mẫu (30 x 10m) c hàng ngày c ngày c hàng ệ 10 = công vi = công Sơ đồ thiết kế tuyến điều tra rừng hệ thống 10 35
  33. iii) Lập ô mẫu và đo đếm trong ô: Đo cây gỗ: Ô mẫu 10 x 30m được chia thành 3 ô nhỏ 10x10 m để tiện cho việc đo đếm. Trong ô xác định loài và xác định cấp kính cây rừng có đường kính ngang ngực (D1.3) từ 10 cm trở lên bằng thước đo chu vi có vạch màu. Đo tái sinh cây gỗ: Mỗi ô 10x30m lập 4 ô đo đếm tái sinh 2x2 m ở 4 góc, xác định loài và đếm số cây tái sinh Thước dây màu được dùng để đo cấp kính, những màu sắc khác nhau thể hiện những cấp đường kính khác nhau như trong bảng sau. (Cấp kính 10 cm) Cấp đường kính 10 – 20 21 - 30 31 - 40 > 40 (cm) Màu Đen Sọc Xanh Chấm Xác định cấp kính theo các dải màu 36
  34. Mẫu điều tra ô mẫu Người ghi chép Ngày Màu đất Dốc Dốc trung Tên bon Tên lô rừng Tên khu vực điều tra Số của ô mẫu Loại rừng: . bình Độ che phủ tán rừng | Mở (Hở) € Trung bình z Dày đặc (kín) Độ dốc Không dốc Tên cây bản địa Số tái sinh triển ☺ Khả năng cho gỗ Không có khả năng cho gỗ (đánh dấu loài cây cho gỗ vọng (H>1.3m và bằng dấu sao) Đen Kẻ sọc Xanh Chấm Đen Kẻ sọc Xanh Chấm D1.3 40 10 - 20 21 - 30 31 - 40 >40 Bằng lăng* Cò ke Tổng cộng Tổng số bụi lồ ô trong ô và số cây trong một bụi trung Số bụi trong ô : bình Số cây trong một bụi trung bình : 37
  35. Công cụ 10: Tổng hợp dữ liệu các lô rừng Mục đích Trên cơ sở điều tra rừng có sự tham gia, tiến hành tổng hợp số liệu tài nguyên rừng đơn giản theo lô để có được các thông tin tài nguyên rừng cơ bản phục vụ cho lập hồ sơ giao rừng cũng như giám sát tài nguyên rừng. Chuẩn bị - Phiếu tổng hợp lô rừng - Máy tính cầm tay. - Giấy Ao, - Bút màu, bút dạ quang. - Thước dài 50cm (có chia vạch) - Thành lập các nhóm các nông dân nòng cốt, ban tự quản thôn Tiến hành - Cán bộ tổ công tác cùng Sơ đồ số cây theo 4 cấp kính của lô rừng nông dân nòng cốt tổng hợp 3000 số liệu các ô mẫu để tính 2500 toán số cây theo cấp kính 2500 ng 1956 cho từng lô rừng theo mẫu ừ 2000 tổng hợp. a lô r ủ 1500 - Vẽ sơ đồ số cây theo 4 cấp 1000 cây c cây kính: 10 – 20cm, 21 – 30cm, ố 589 S 500 31 – 40cm và > 40cm. Mỗi 123 lô có hai sơ đồ, một là sơ đồ 0 số cây cho gỗ và sơ đồ thứ 10 - 20cm 21 - 30cm 31 - 40cm > 40cm hai là tổng chung kể cả cho Cấp kính (cm) gỗ và không cho gỗ. - Giải thích cho nông dân rõ ràng về sơ đồ cột số cây theo cấp kính của các lô rừng. Đây chính là tài nguyên cây gỗ của từng lô phân ra theo cấp kính đã được ước lượng. - Tổng hợp kết quả vào một biểu thông tin tài nguyên lô rừng Thời gian: Khoảng ½ ngày và tuỳ thuộc vào số lô rừng có trong thôn bon Kết quả Tổng hợp được các chỉ tiêu cơ bản sau cho từng lô rừng: Loài ưu thế (tên của 3 loài cây), số cây/ha và trên lô rừng, số cây theo 4 cấp kính của lô rừng (10 – 20cm, 21 – 30cm, 31 – 40cm và > 40cm) 38
  36. Hướng dẫn phân tích dữ liệu các lô rừng: Số lượng cây được ghi trong phiếu lấy mẫu được tập hợp theo từng lô để tổng hợp cho toàn bộ diện tích của lô rừng tương ứng. Để suy ra số cây thuộc các cấp đường kính khác nhau trong toàn bộ diện tích lô rừng, áp dụng công thức sau: Diện tíchlô Nlô = nô mẫu x ( nô x Diện tíchômẫu ) Trong đó: Nlô = Số cây ở cấp đường kính tương ứng trong một lô nô mẫu = Số cây ở cấp đường kính tương ứng ở tất cả các ô mẫu Diện tíchlô = Diện tích lô rừng Diện tíchô mẫu = Diện tích ô mẫu nô = Số ô mẫu điều tra trong một lô rừng Kết quả tính toán được số cây theo cấp kính của lô rừng. Từ đây vẽ lên giấy Ao sơ đồ cột thể hiện số cây theo cấp kính của lô rừng. Tổng hợp số liệu số cây theo cấp kính ở các ô mẫu và quy ra lô rừng vẫn là một khó khăn với đa số người dân thôn bon, do vậy ở bước này cần có sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật 39
  37. Mẫu tổng hợp kết qủa điều tra của lô rừng: 1) Tên bon 2) Tên lô rừng 3) Diện tích lô (ha) Loài cây Số cây tái Số cây tái Khả Đen Kẻ sọc Xanh Chấm sinh của các sinh của năng (10 – 20 cm) (21 – 30 cm) (31 - 40 cm) ( > 40 cm) ô mẫu lô cho Số cây của Tổng số cây Số cây của Tổng số cây Số cây của Tổng số cây Số cây của Tổng số cây gỗ các ô mẫu của cả lô các ô mẫu của cả lô các ô mẫu của cả lô các ô mẫu của cả lô Loài cây gỗ (có dấu *) ☺ Loài cây không cho gỗ Tổng số cây Sè c©y tre, lå « Tæng sè c©y tre, lå « trªn toμn l« rõng: ®Õm ®−îc cña sè « mÉu 40
  38. Tổng hợp thông tin tài nguyên rừng ở các lô Lô Diện Loại rừng Loài cây ưu Sô cây Số Số cây của lô rừng theo 4 cấp kính Tên địa tích thế trên ha cây/lô phương (ha) Tên đồng 10 – 21 – 31 – Ký hiệu > 40cm bào 20cm 30cm 40cm a 4.7 Rừng cây IIIA1 Dẻ, Trâm 358 1,683 1,000 600 50 33 nhỏ trắng, Chò Bri NDruh xót b 115.8 Rừng già IIIA3 Trâm đỏ, 473 54,812 34,000 12,000 8,000 812 Bri Krong Dẻ, Chò Xót c 4.9 Trảng cây Ib bụi d 75.9 Rừng già IIIA2 Trâm đỏ, 473 35,926 25,000 8,000 3,026 900 Bri Krong Dẻ, Chò Xót e 24.3 Rừng già IIIA2 - Trâm đỏ, 473 11,502 7,500 2,500 502 1,000 Bri Krong IIIA3 Dẻ, Chò Xót g 9.7 Rừng già IIIA2 - Trâm đỏ, 473 4,591 2,500 1,000 1,000 91 Bri Krong IIIA3 Dẻ, Chò Xót h 1.4 Rừng già IIIA2 - Trâm đỏ, 473 663 200 350 50 63 Bri Krong IIIA3 Dẻ, Chò Xót i 96.7 Rừng già IIIA3 Trâm đỏ, 473 45,771 30,000 10,000 5,071 700 Bri Krong Dẻ, Chò Xót k 3.9 Trảng cây Ib bụi l 25.3 Đầm lầy ĐL m 7.9 Trảng cây Ib bụi o 3.4 Rừng già IIIA2 Trâm đỏ, 473 1,609 600 400 300 309 Bri Krong Dẻ, Chò Xót Đất NN 44.1 Đất nông NN nghiệp Tổng 418.0 156,557 41
  39. Bước 5: Thống nhất giải pháp giao đất giao rừng - Họp dân lần 2 Kết quả cần đạt được: - Toàn bộ thông tin, kết quả trong bước 3 và 4 bao gồm các đánh giá tình hình quản lý, tài nguyên rừng, phương thức giao và quản lý đất lâm nghiệp được thông báo đến tất cả các hộ gia đình và được thảo luận rộng rải để chỉnh sửa và đạt được sự thống nhất trong cộng đồng - Thống nhất đăng ký nhận đất lâm nghiệp Tổ chức họp thôn lần 2: Để đạt được kết quả này, một cuộc họp toàn thôn bon lần 2 được tiến hành. Đây là cuộc họp quan trọng để cộng đồng có quyết định và thống nhất giải pháp giao đất lâm nghiệp. • Thành phần tham gia: Như cuộc họp dân lần 1. • Địa điểm, thời gian: Tại thôn giao đất lâm nghiệp, thời gian 1 ngày • Chuẩn bị: - Bàn bạc, thỏa luận trước với lãnh đạo thôn bon về địa điểm, thời gian, nội dung, thành phần tham gia và người chủ trì cuộc họp. - Toàn bộ các kết quả ở bước 3 và 4 (PRA và điều tra rừng có sự tham gia) được tóm tắt trên giấy Ao theo từng nội dung. - Cán bộ trong tổ công tác hướng dẫn cho nông dân nòng cốt cách trình bày kết quả - Tổ công tác cần chuẩn bị chương trình, sắp xếp logic các nội dung trình bày thảo luận và cần có kỹ năng thúc đẩy để mọi người tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến • Nội dung và kết quả cuộc họp dân lần 2: - Thúc đẩy để nông dân nòng cốt trình bày từng nhóm kết quả và thảo luận chung trong cộng đồng để lấy ý kiến. Các nội dung quan trọng sau cần được làm rõ và đạt được sự thống nhất trong thôn bon: 42
  40. o Các thông tin về kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên, tổ chức của thôn bon từ kết quả PRA được báo cáo và lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung o Thống nhất phương thức giao đất giao rừng o Thống nhất lại vị trí giao đất theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng. o Thống nhất về phương hướng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được giao - Sau khi thống nhất các điểm cơ bản trong giao đất lâm nghiệp, phổ biến mẫu đơn xin nhận đất lâm nghiệp và thông báo cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng làm đơn theo hướng dẫn. - Th¶o luËn vÒ ph−¬ng ¸n tæ chøc qu¶n lý rõng trong céng ®ång: Tõ kÕt qu¶ s¬ ®å Venn vÒ tæ chøc, th¶o luËn ®Ó h×nh thμnh ban qu¶n lý rõng th«n bu«n, trách nhiệm và quyền lợi của ban này. - Tất cả kết quả cuộc họp, các ý kiến phản hồi cần được ghi nhận để chỉnh sửa và ghi thành biên bản; cuộc họp được đại diện xã, thôn và đại diện tổ công tác ký tên. 43
  41. Bước 6: Hoàn thành hồ sơ giao đất giao rừng Kết quả cần đạt được: - Hồ sơ giao đất lâm nghiệp được hoàn thành - Các bản đồ liên quan: Bản đồ giao đất giao rừng thể hiện trạng thái, diện tích các lô giao cho hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng Tổ công tác hỗ trợ cộng đồng xây dựng các tài liệu thành quả giao đất giao rừng để trình duyệt. Bao gồm các tài liệu, hồ sơ, bản đồ như sau: 1. Hồ sơ giao đất giao rừng: Trình bày đầy đủ tóm tắt các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thôn bon; mục tiêu, quy mô, phương thức, hiệu quả của giao đất giao rừng ở địa phương. Kết quả ở các bước 3, 4 và 5 được tổng hợp để lập hồ sơ theo mẫu kèm theo. 2. Các loại bản đồ: - Bản đồ giao đất giao rừng chung cho thôn bon, tỷ lệ 1:10.000 thể hiện các lô rừng, trạng thái, diện tích. - Các mảnh bản đồ giao đất giao rừng cho hộ hoặc nhóm hộ. (Nếu giao theo hộ/nhóm hộ) 3. Đơn xin nhận đất nhận rừng của hộ hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng 44
  42. Mẫu lập hồ sơ giao đất giao rừng Ủy ban nhân dân huyện Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ủy ban nhân dân xã Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Thôn, bon : Xã : Huyện : Tỉnh : Đối tượng giao rừng : (Hộ/Nhóm hộ/Cộng đồng thôn) : Tổng diện tích giao (ha): Phê duyệt : Ban tự quản thôn UBND xã UBND huyện Năm 45
  43. 1. Giới thiệu chung Sự cần thiết phải giao Trình bày tóm tắt lý do chính cần giao rừng cho địa phương đất giao rừng ở địa Trình bày tóm tắt nhu cầu của cộng đồng, người dân về quản lý, phương bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp, rừng. Những căn cứ để lập Trình bày những văn bản pháp lý liên quan đến giao đất giao rừng hồ sơ giao đất giao và quyền lợi, nghĩa vụ của người nhận rừng đã phổ biến với cộng rừng đồng và nhận được cam kết tham gia vào tiến trình giao đất giao rừng của người dân. Phương pháp tiến hành Thời gian tiến hành lập hồ sở giao đất giao Thành phần tham gia rừng Phương pháp chính đã áp dụng để tiếp cận cộng đồng 2. Đặc điểm thôn bon giao đất giao rừng Đặc điểm Chỉ tiêu/Mô tả Điều kiện tự nhiên Khí hậu Lượng mưa (mm/năm) Nhiệt độ bình quân (0C) Đất đai Loại đất Diện tích mỗi loại (ha) Địa hình Rừng Diện tích rừng tự nhiên (ha) Diện tích rừng trồng (ha) Đất trống lâm nghiệp (ha) Điều kiện xã hội Đặc điểm Công cụ 1 : Lược sử thôn bon thôn bon Dân số, lao Tổng khẩu động Tổng hộ : Nam : Nữ : Lao động : Thành phần Số hộ/khẩu kinh : dân tộc Số hộ/khẩu dân tộc thiểu số tại chổ Số hộ/khẩu dân tộc khác Phân loại kinh Số hộ khá : tế hộ Số hộ trung bình : Số hộ nghèo : Đất đai canh Ruộng 2 vụ của thôn (ha) tác 46
  44. Ruộng 1 vụ của thôn (ha) Đất rẫy của thôn (ha) Đất cây công nghiệp của thôn (ha) Đất vườn hộ của thôn (ha) Đất thủy sản của thôn (ha) Đất thổ cư của thôn (ha) Đất khác của thôn (ha) Đất đai canh Đất canh tác bình quân/hộ (ha) tác (tt) - Ruộng - Rẫy - Cây công nghiệp - Vườn : - Thủy sản - Trồng rừng - Tình hình sử Công cụ 2 : Lát cắt dụng tài Công cụ 3 : Tiềm năng lâm sản ngoài nguyên đất, gỗ rừng. Năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi Điện Nước sinh họat Thủy lợi Giáo dục Y tế Giao thông Tổ chức cộng Công cụ 4 : Sơ đồ Venn về tổ chức đồng cộng đồng trong quản lý rừng 3. Phương án giao đất giao rừng Mục đích nhận đất nhận rừng Công cụ 5 và 6 và kết quả 2 cuộc họp thôn của cộng đồng Quy mô, địa điểm giao rừng Công cụ 6 : Vẽ bản đồ giao đất lâm nghiệp (kèm theo bản đồ 1 :10.000) Tổng diện tích giao (ha) Trong đó phân ra (ha) : - Rừng giàu - Rừng trung bình 47
  45. - Rừng nghèo - Rừng non - Rừng tre lồ ô - Đất chưa có rừng - Đất khác Đối tượng giao rừng, phương Công cụ 5 : Xác định phương thức thích hợp cho giao đất thức quản lý rừng giao rừng Chỉ rõ giao cho đối tượng nào : Hộ / Nhóm hộ / Cộng đồng. Lý do. Diện tích, trạng thái rừng cho môi hộ/nhóm hộ Đặc điểm các lô rừng và mục Bảng tổng hợp thông tin các lô rừng trong công cụ 10 và đích quản lý mục đích quản lý của từng lô rừng 4. Giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng sau khi giao Giải pháp Mô tả Quyền lợi và nghĩa vụ của Theo quy định, chính sách nào ? người nhận rừng Những thỏa thuận nào khác (Quy ước cộng đồng) Tổ chức quản lý rừng cộng Công cụ 4 : Sơ đồ Venn về tổ chức quản lý rừng cộng đồng đồng thôn bon Kết quả cuộc họp thôn lần 2 : Bầu ban quản lý rừng thôn bon (3-5 người), danh sách, chức vụ, trách nhiệm của từng thành viên Các hỗ trợ cần thiết từ nhà - Khuyến nông lâm nước - Vốn vay ưu đải cho phát triển rừng - Quản lý bảo vệ rừng - 48
  46. Bước 7: Thẩm định hồ sơ giao đất giao rừng Kết quả cần đạt được: - Hồ sơ giao đất lâm nghiệp được thẩm định - Hồ sơ và các tài liệu liên quan được chỉnh sửa, hoàn thiện để trình duyệt Tổ chức họp, hội thảo cấp huyện để thông qua phương án và trình duyệt. Các bên tham gia: Lãnh đạo huyện, xã, thôn bon, đại diện các nhóm hộ, phòng tài nguyên môi trường, lâm trường, phòng kinh tế, hạt kiểm lâm, khuyến nông lâm huyện. Chuẩn bị: Tổ công tác chuẩn bị tất cả tài liệu liên quan đến thành quả giao đất giao rừng ở bước 6 và gửi hồ sơ đến tất cả các bên tham gia trước khi họp một tuần. Nguyên tắc thẩm định giao đất giao rừng: - Có sự tham gia của đối tượng nhận rừng, người dân đồng ý và nhận thức đúng về GĐGR. - Tuân theo pháp lý và chính sách giao đất giao rừng của chính phủ và địa phương - Trước khi họp thẩm định, có đánh giá tại hiện trường để lấy ý kiến của người dân nhận đất lâm nghiệp. Nội dung thẩm định: - Hội đồng nghe báo cáo của tổ công tác và thẩm định phương án, tài liệu cũng như kết quả đánh giá trên hiện trường - Đánh giá phương án có đạt các nguyên tắc trong giao đất giao rừng: Tuân theo pháp lý, phù hợp với quy hoạch và truyền thống, có sự tham gia và quyết định của người dân - Bảo đảm đạt được yêu cầu: o Công bằng trong khi giao về quy mô, vị trí cho các đối tượng, o Phương thức giao phù hợp với điều kiện địa phương o Phương án có tính khả thi, hiệu quả và bền vững. - Hội đồng thẩm định lập biên bản họp thẩm định và nêu rõ điểm cần được chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh để trình duyệt. Trình duyệt: Sau khi thẩm định tổ công tác cần hoàn chỉnh các hồ sơ sau để trình UBND huyện phê duyệt: - Hồ sơ giao đất giao rừng kèm theo bản đồ giao đất lâm nghiệp. - Biên bản họp thẩm định - Tờ trình xin phê duyệt phương án - Đơn xin nhận đất lâm nghiệp 49
  47. Trường hợp diện tích rừng trước khi giao thuộc quyền quản lý của một đơn vị khác như lâm trường, cần phải làm thủ tục thu hồi đất của đơn vị đó và chuyển giao cho địa phương. Tổ công tác gởi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục thu hồi và chuyển giao bao gồm: - Hồ sơ giao đất lâm nghiệp kèm theo bản đồ hiện trạng, bản đồ giao đất lâm nghiệp - Biên bản thẩm định - Tờ trình của đơn vị đang quản lý đất lâm nghiệp đề nghị giao lại cho địa phương. - Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện đồng ý tiếp nhận đất của đơn vị để giao cho người dân theo phương án. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập thủ tục thu hồi, bàn giao và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc thu hồi đất của đơn vị và giao cho địa phương. 50
  48. Bước 8: Cấp quyền sử dụng rừng Kết quả cần đạt được: - Các thủ tục về cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng rừng được hoàn thành - UBND huyện có quyết định giao đất giao rừng - Tiến hành cấp Quyền sử dụng rừng và bàn giao trên thực địa với người dân Nội dung bước này được tiến hành bởi phòng tài nguyên môi trường và UBND huyện, xã bao gồm: - Xác định ranh giới trên thực địa: Tổ công tác chuẩn bị các bảng tên lô, tên chủ rừng và cùng với phòng tài nguyên môi trường, người nhận rừng kiểm tra để gắn vào các lô rừng và bàn giao trên thực địa. - Tổ chức cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng làm đơn xin đăng ký quyền sử dụng rừng theo hướng dẫn. - Phòng tài nguyên môi trường hoàn thành thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng. Lưu ý ở trích lục bản đồ của sổ đỏ cần thể hiện rõ tên từng trạng thái rừng theo kỹ thuật và cộng đồng để làm cơ sở giám sát - Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng cho từng đối tượng nhận. Một số quy định về hồ sơ giao đất lâm nghiệp: Các bản đồ trong hồ sơ giao rừng kèm theo với sổ đỏ phải thể hiện rõ diện tích, ranh giới các trạng thái rừng. 51
  49. Bước 9: Giám sát và đánh giá Kết quả cần đạt được: - Tiến trình quản lý và sử dụng rừng sau giao đất giao rừng của người dân được các cơ quan chức năng hỗ trợ và giám sát thường xuyên - Các bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng, kinh doanh rừng bởi người dân được tổng kết, đánh giá định kỳ phục vụ cho việc triển khai mở rộng và cải tiến chính sách Kết thúc bước 8, rừng và đất rừng đã được giao và cấp quyền sử dụng cho các đối tượng nhận rừng, người dân. Trong thực tế, phương thức quản lý và kinh doanh rừng được tiến hành bởi người dân là một hoạt động khá mới mẻ, do đó cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như giám sát của các cơ quan chức năng các cấp. Đồng thời để tiến trình giao đất giao rừng có kết quả tốt hơn, cần có những đánh giá từ thực tiễn để điều chỉnh, đề xuất về chính sách công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các đối tượng khác nhau như hộ, nhóm hộ, cộng đồng; chính sách phân chia lợi ích từ rừng cho người quản lý rừng cũng như các thủ tục hành chính lâm nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm từ rừng. Giám sát và hỗ trợ người dân trong quản lý kinh doanh rừng sau khi giao Công tác giám sát cần được tiến hành thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của các ban ngành ở cấp xã, huyện. Thành phần tham gia: Bao gồm ban quản lý rừng cộng đồng, ban lâm nghiệp xã, hạt kiểm lâm huyện, phòng kinh tế, tài nguyên môi trường và khuyến nông huyện Nội dung và cách tiến hành: Các bên liên quan tiến hành các nội dung giám sát, hỗ trợ sau đây trên hiện trường cùng với các đối tượng nhận đất lâm nghiệp: - Vấn đề quản lý bảo vệ rừng sau khi giao, hỗ trợ người dân về pháp lý trong quá trình xử lý vi phạm, thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng - Tổ chức kinh doanh rừng và đất rừng có đúng mục tiêu hay không, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và lồng ghép các chương trình phát triển nông thôn trong phát triển rừng. Định kỳ hàng quý cần có báo cáo cho UBND xã, huyện về tình hình sau giao đất giao rừng; trường hợp đột xuất cần có báo cáo và đề xuất phương án xử lý. Đánh giá hiệu quả của giao đất giao rừng cho người dân Tiến trình giao đất giao rừng được thực hiện lâu dài trong định hướng tiến hành lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia, nguồn lực từ nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, góp phần ổn định sản xuất và phát triển bền vững sinh kế ở nông thôn. Do đó cần có 52
  50. những đánh giá từ thực tiễn đã triển khai làm cơ sở cho phát triển chính sách, cho các chương trình quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông thôn. Định kỳ đánh giá: Trong giai đoạn hiện nay cần có đánh giá hàng năm về công tác này để rút ra bài học kinh nghiệm cũng như có những giải pháp tích hợp để điều chỉnh tiến trình Thành phần đánh giá: Việc đánh giá cần tiến hành có sự tham gia của người dân và các ban ngành liên quan ở các cấp xã, huyện và tỉnh. Phương pháp đánh giá: Việc đánh giá cần tiến hành theo phương pháp có sự tham gia của người dân và tổng hợp để đề xuất các giải pháp cho tương lai. Có các báo cáo đánh giá hàng năm gửi cho các cấp quản lý xã, huyện, tỉnh. Nội dung cần đánh giá: - Phương thức giao đất giao rừng phù hợp? Theo hộ, nhóm hộ hay cộng đồng? - Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đối tượng nhận rừng và phát huy truyền thống quản lý tài nguyên của cộng đồng? - Tính hiệu quả của giao đất lâm nghiệp cho người dân, bao gồm các khía cạnh o Về quản lý bảo vệ rừng so với trước khi giao o Vai trò của đất lâm nghiệp và rừng trong phát triển kinh tế hộ? o Kỹ thuật, công nghệ được áp dụng trong kinh doanh rừng? o Ổn định và phát triển xã hội? o Đóng góp trong bảo vệ môi trường như nâng cao chất lượng rừng, độ che phù, bảo vệ đất, nguồn nước. - Các vấn đề trong thực hiện chính sách giao đất giao rừng và phân chia lợi ích cho người nhận rừng. Các thủ tục hành chính lâm nghiệp cần cải cách, bổ sung 53
  51. Một số văn bản hướng dẫn Bao gồm các hướng dẫn xây dựng các văn bản, tài liệu: - Mẫu đơn xin nhận đất nhận rừng - Mẫu đơn xin đăng ký quyền sử dụng rừng - Mẫu Quyết định của UBND huyện về việc giao đất giao rừng 54
  52. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN NHẬN ĐẤT NHẬN RỪNG (Dùng cho cá nhân, hộ gia đình) Kính gởi: Ủy ban nhân dân huyện 1. Chủ xin nhận đất: - Họ và tên chủ hộ gia đình, cá nhân: - Ngày tháng năm sinh: - Nghề nghiệp: - Số chứng minh nhân dân: cấp ngày tại - Họ và tên vợ (hoặc chồng) của chủ hộ: - Số nhân khẩu trong hộ: - Số lao động chính trong hộ: - Nơi thường trú: 2. Làm đơn xin nhận đất lâm nghiệp như sau: - Tổng diện tích xin nhận là: ha, tại các địa điểm như sau: Địa danh: - Hình thức xin giao nhận là: Xin Nhà nước giao sử dụng ổn định lâu dài: Xin Nhà nước cho thuê, khóan sử dụng: (Đánh dấu × vào ô mà ông bà mong muốn) Đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp xã, huyện xem xét giao đất lâm nghiệp cho chúng tôi được quản lý và sử dụng. Sau khi được nhận đất, chúng tôi xin chấp hành đầy đủ mọi quy định của Nhà nước. Ngày tháng năm Ngày tháng năm Xác nhận của UBND xã Xác nhận của trưởng thôn bon Người làm đơn ký tên 55
  53. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN NHẬN ĐẤT NHẬN RỪNG (Dùng cho nhóm hộ hoặc cộng đồng thôn bon) Kính gởi: Ủy ban nhân dân huyện 1. Cộng đồng thôn bon/nhóm hộ xin nhận đất nhận rừng: - Tên người đại diện: - Ngày tháng năm sinh: - Nghề nghiệp: - Nơi thường trú: - Số chứng minh nhân dân: cấp ngày tại - Danh sách thành viên trong nhóm hộ: 2. Làm đơn xin nhận đất lâm nghiệp như sau: Tổng diện tích xin nhận là: ha, tại các địa điểm như sau: - Lô: , Địa danh: - Lô: , Địa danh: Hình thức xin giao nhận là: - Xin Nhà nước giao sử dụng ổn định lâu dài: - Xin Nhà nước cho thuê, khóan sử dụng: (Đánh dấu × vào ô mà ông bà mong muốn) Đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp xã, huyện xem xét giao đất lâm nghiệp cho chúng tôi được quản lý và sử dụng. Sau khi được nhận đất, chúng tôi xin chấp hành đầy đủ mọi quy định của Nhà nước. Ngày tháng năm Ngày tháng năm Xác nhận của UBND xã Xác nhận của trưởng thôn bon Người đại diện ký tên 56
  54. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *&* ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện 1. Chủ sử dụng rừng - Họ tên chủ hộ gia đình (cá nhân) (hoặc tên người đại diện nếu nhận theo nhóm hộ/cộng đồng): - Năm sinh (của chủ hộ gia đình, cá nhân, đại diện cộng đồng): - Số CMND: cấp ngày / / tại - Số đăng ký hộ khẩu: - Họ tên vợ/chồng (của chủ hộ gia đình, cá nhân): - Nơi thường trú: 2. Làm đơn xin đăng ký quyền sử dụng rừng với tổng diện tích: ha (Bằng chữ: ) Các lô đất lâm nghiệp xin đăng ký được kê khai trong bảng sau: Tên Lô Diện Trạng thái Mục đích sử Thời hạn Nguồn gốc sử tích rừng, đất dụng sử dụng dụng đất lâm (ha) nghiệp 3. Kèm theo đơn này có các giấy tờ sau: Chúng tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng thực tế và bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật. Ngày tháng năm Người sử dụng rừng (Ký, ghi họ tên) 57
  55. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN (Xã, phường, thị trấn) Ngày tháng năm T/M ỦY BAN NHÂN DÂN Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu) Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CẤP CÓ THẨM QUYỀN Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên, đóng dấu) 58
  56. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số. . . . . . . . ./QĐ-UB , ngày. . . . .tháng. . . . .năm. . . . . QUYẾT ĐỊNH Về việc giao rừng cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng thôn bon CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN - Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003; - Căn cứ vào Luật đất đai ngày 26/11/2003; - Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, ngày 03/12/2004; - Căn cứ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Căn cứu Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi thành Luật đất đai; Nghị định số 17/2006/ND-CP, ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai; - Căn cứ Nghị định số 23/2006/ND-Cp, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng; - Căn cứ Công văn số 1268/BNN-LN ngày 1/6/2005 của Bộ NN&PTNT V/v Hướng dẫn tạm thời các bước giao, khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng ở Tây Nguyên; - Căn cứu Quyết định số 304/2005/QĐ-TTG ngày 23/11/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong bon, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở Tây Nguyên. - Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14 tháng 3 năm 2006, về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; - Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. 59
  57. Xét Hồ sơ giao đất giao rừng và đơn xin nhận đất nhận rừng của các hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân, cộng đồng thôn bon thuộc xã . . . . . . . . . . . . . huyện đã được UBND xã . . . . . . . . . . . . . xác nhận. Theo đề nghị của UBND xã tại công văn số: / ngày / /200 ; ý kiến của phòng Tài nguyên – Môi trường tại công văn số . . . . . ngày về việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Nay giao cho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . thuộc xã . . . . . . . . . . . . . . ., huyện , diện tích ha đất lâm nghiệp để quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo quy hoạch của phương án đã được phê duyệt. * Hiện trạng khu đất được giao: 1 Rừng sản xuất: - Đất có rừng tự nhiên: . . . . . . . . . . ha 2 Rừng giàu: ha 3 Rừng trung bình: ha 4 Rừng nghèo: ha 5 Rừng non: ha 6 Rừng hỗn giao gỗ tre nứa: ha - Đất có rừng trồng: ha, loài: tuổi: - Đất chưa có rừng:. . . . . . . . . . . . . .ha 7 Rừng phòng hộ: - Đất có rừng tự nhiên: . . . . . . . . . . ha - Đất chưa có rừng:. . . . . . . . . . . . . .ha * Vị trí khu đất: tại khoảnh: .- tiểu khu: thuộc địa giới hành chính xã , huyện tỉnh Đăk Nông. (Có bản đồ tỷ lệ: và bảng số liệu kèm theo) Điều 2. Thời hạn giao đất lâm nghiệp là 50năm (năm mươi năm) kể từ ngày nhận bàn giao rừng tại thực địa. Điều 3. Bên nhận đất lâm nghiệp phải sử dụng đúng mục đích, ranh giới và diện tích được giao; chấp hành nghiêm chỉnh Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản luật, dưới luật hiện hành khác; Thực hiện theo đúng khế ước đã được ký kết giữa hai bên. Điều 4. Chánh văn phòng UBND huyện, Phòng Tài nguyên-Môi trường, Phòng Kinh tế, 60
  58. chủ tịch UBND xã . . . . . . . . . . . . . . . các phòng có liên quan và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, thôn bon có tên trong danh sách kèm theo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Nơi nhận: CHỦ TỊCH - Như điều 4; (Ký tên, đóng dấu) - Lưu VP-UB. 61
  59. DANH SÁCH CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, NHÓM HỘ ĐƯỢC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG (Kèm theo Quyết định /QĐ-UB của UBND huyện ) Đơn vị: Thôn bon xã Stt Tên chủ hộ Lô Diện tích Trạng thái Địa danh Mục đich sử dụng (ha) sử dụng đất lâm nghiệp (Hoặc danh sách nhóm hộ) Ngày tháng năm T/M UBND HUYỆN Chủ tịch ( ký, đóng dấu) 62
  60. Tư vấn và biên soạn tài liệu: PGS.TS. Bảo Huy - Trường Đại học Tây Nguyên Với sự tham gia của tổ công tác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Dăk Nông. Hướng dẫn đã được thông qua tại Hội nghị ngày 29/9/2006 do Sở NN & PTNT tỉnh Dăk Nông chủ trì Tiến trình xây dựng và in ấn tài liệu này được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo phục vụ Lâm nghiệp và Nông nghiệp vùng cao - ETSP/Helvetas Việt Nam 63