Tài chính doanh nghiệp - Tài chính công

pdf 34 trang vanle 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Tài chính công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_chinh_doanh_nghiep_tai_chinh_cong.pdf

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Tài chính công

  1. TÀI CHÍNH CƠNG
  2. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 1. Sự phát triển tài chính công 2. Khái niệm và đặc điểm tài chính công 2.1. Khái niệm tài chính công 2.2. Đặc điểm tài chính công 2. Vai trò của tài chính công 2.1. Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước 2.2. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững 2.3. Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa 2.4. Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội
  3. II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm ngân sách nhà nước 2. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 3. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước 4. Thu ngân sách nhà nước 5. Chi ngân sách nhà nước III. CÁC QUỸ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC 1. Sự tồn tại khách quan các quỹ tài chính khác của nhà nước 2. Hệ thống các quỹ tài chính khác của nhà nước 2.1. Quỹ dự trữ nhà nước 2.2. Quỹ bảo hiểm xã hội 2.3. Các quỹ hỗ trợ tài chính của nhà nước
  4. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 1. Sự phát triển tài chính công 2. Khái niệm và đặc điểm tài chính công 2.1. Khái niệm tài chính công Tài chính công là những nguồn lực tài chính do nhà nước sở hữu, quản lí nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung ứng hàøng hóa công cho xã hội 2.2. Đặc điểm tài chính công
  5. - Tài chính công là loại hình tài chính thuộc sở hữu nhà nước - Quyền quyết định thu chi tài chính công do nhà nước (quốc hội, chính phủ hay cơ quan công quyền được ủy quyền) định đoạt và áp đặt lên mọi công dân. - Tài chính công phục vụ cho những hoạt động không vì lợi nhuận, chú trọng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích kinh tế xã hội. - Tài chính công tạo ra hàng hóa công, mọi người dân có nhu cầu có thể tiếp cận - Quản lý tài chính công phải tôn trọng nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự tham gia của công chúng.
  6. - Quỹ ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tài chính công, bởi đây là nguồn lực tài chính chủ yếu của nhà nước và còn có vai trò định hướng điều tiết các bộ phận khác trong tài chính công - Các quỹ tài chính khác của nhà nước ( Quỹ dự̣ trữ QG, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ tài chính các đơn vị quản lý hành chánh, các đơn vị sự nghiệp Có vai trò tích cực, quan trọng để nhà nước thực hiện được một số mục tiêu về kinh tế xã hội cụ thể
  7. 3. Vai trò của tài chính công 3.1. Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước 3.2. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững 3.3. Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa 3.4. Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội
  8. II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm ngân sách nhà nước NSNN là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối những nguồn lực tài chính của XH để tạo lậ̣p và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước
  9. Thể hiện qua các quan hệ: . Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với khu vực doanh nghiệp. . Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các đơn vị hành chính sự nghiệp. . Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các tầng lớp dân cư. . Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với thị trường tài chính
  10. Đặc điểm NSNN: + NSNN là một bộ luật TC đặc biệt và mang tính cưỡng chế buộc mọi chủ thể về KT-XH có liên quan phải chấp hành, thực hiện + NSNN là một bản dự toán thu chi tài chính. + NSNN là một công cụ kinh tế chủ yếu của chính phủ, sử dụng để can thiệp vào các hoạt động KT-XH
  11. 2. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện huy động, quản lý các nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống ngân sách nhà nước đều được tổ phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước
  12. HEÄ THOÁNG NGAÂN SAÙCH NHAØ NÖÔÙC Ngaân saùch Trung öông Ngaân saùch ñòa phöông Ngaân saùch caáp tænh (Ngaân saùch thaønh phoá thuoäc trung öông) Ngaân saùch thaønh phoá Ngaân saùch Ngaân saùch thuoäc tænh thò xaõ caáp huyeän Ngaân saùch Ngaân saùch thò traán caáp xaõ (phöôøng)
  13. - Ngân sách trung ương gồm ngân sách của các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, các tổ chức chính trị xã hội ở cấp trung ương giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia và hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các địa phương chưa cân đối được. - Ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm ngân sách của các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, các tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã và đơn vị hành chính tương đương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong việc thực hiện thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội được giao.
  14. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ của mỗi cấp trên địa bàn. 2.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. 2.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
  15. Nội dung phân cấp ngân sách bao gồm - Phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính. - Phân cấp về vật chất (xác định các khoản thu và chi cho các cấp ngân sách). - Phân cấp về chu trình ngân sách (quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của ngân sách nhà nước).  Phân cấp thu của các cấp ngân sách - Các khoản thu 100% Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có các khoản thu được hưởng trọn 100%. Đó là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, các khoản viện trợ và vay nơ. Nguồn thu này mỗi cấp NS được giữ toàn bộ, nhằm tạo ra số thu ổn định lâu dài cho mỗi cấp chính quyền
  16. Thu cố định của các cấp NS - NSTU: thuế xuất nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, bia, thuốc lá); thuế thu nhập doanh nghiệp nhà nước (ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, đường sắt, bưu điện); thu về bán dầu thô; thu về các hoạt động đầu tư ,liên doanh, góp cổ phần; thu về bán cho thuê tài sản của trung ương; thu về vay nợ, viện trợ; thu kết dư NS .
  17. - NSĐP: thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế chuyển mục đích sử dụng; phí, lệ phí địa phương thu; thuế thu nhập cá nhân; thuế tiêu thụ đặc biệt; thu đóng góp tự nguyện của nhân dân địa phương; thu xổ số . – Các khoản thu được phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
  18. Các khoản thu này bao gồm một số khoản thuế, phí và lệ phí phát sinh trên diện rộng được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo một tỉ lệ trên tổng số thu và được ổn định trong thời gian từ 3-5 năm. Tỷ lệ phân chia này Quốc hội quy định dựa vào cơ sở tổng nguồn thu và nhu cầu chi tiêu của từng địa phương. Gồm thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập DN; thuế nông nghiệp .
  19. - Thu trợ cấp là khoản thu của NS cấp dưới do NS cấp trên trợ cấp trong trường hợp: Tổng thu cố định và thu tỷ lệ để lại cho địa phương vẫn không đáp ứng được chi tiêu Trong năm NS nếu xãy ra sự cố bất thường (thiên tai, chiến tranh ) làm NS mất cân đối  Phân cấp chi của các cấp ngân sách Tuỳ theo nhiệm vụ cụ thể về KT-XH, quốc phòng an ninh cho từng cấp chính quyền đồng thời phù hợp với đặc điểm địa lý, dân số từng địa phương việc phân định chi NS tập trung vào các khoản chi chủ yếu sau:
  20. + Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển + Chi trả nợ gốác & lãi vay + Chi bổ sung quỹ dự trữ TC + Chi bổ xung NS cấp dưới. 3. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước Cân đối ngân sách nhà nước là một trong những cân đối vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, nó là một bộ phận của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước
  21. nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam Ngân sách nhà nước phải được cân đối theo nguyên tắc tổng thu về thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và giành một phần tích lũy ngày càng cao cho đầu tư phát triển
  22. . Trường hợp ngân sách nhà nước có bội chi thì số bội chi ngân sách phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, có nghĩa là khoản bội chi này cũng chính là khoản tăng chi cho đầu tư phát triển. Bội chi được bù đắp bằng nguồn vay nợ trong và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển. Các ngành các cấp khi sử dụng khoản vay này phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
  23. + Phân loại thâm hụt NS : - Căn cứ vào yếu tố thời gian : Thâm hụt trong ngắn hạn Thâm hụt dài hạn -Căn cứ vào nguồn gốc của thâm hụt : Thâm hụt cơ cấu Thâm hụt chu kỳ -Căn cứ nguyên nhân gây nên thâm hụt Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan
  24. Ngân sách địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt qua tổng số thu. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh thì chỉ được phép huy động vốn đầu tư, với mức dư nợ không được vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách cấp tỉnh (riêng TP. HCM và Hà nội được mở rộng mức dư nợ tới 100%).
  25. Cân đối NS là một quá trình tổ chức thực hiện sao cho nguồn thu đáp ứng được mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước một cách an toàn, tích cực, mang lai sự tăng trưởng ,phát triển bền vững, hiệu quả 4. Thu ngân sách nhà nước 4.1 Thu thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là một hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp
  26. Theo Gaston Jèze Giáo sư luật ĐH Paris: Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, mà chính quyền đòi hỏi ở tư nhân phải đóng góp vĩnh viển, không có đối phần(sans contrepartie) để tài trợ các gánh nặng công cộng (des chargers publique) Theo Seligman, Hoa Kỳ Thuế là sự đóng góp cưỡng bức của mổi người cho chính phủ để trang trải các chi phí vì quyền lợi chung, không căn cứ vào các lợi riêng được hưởng
  27. Theo tính chất chuyển dịch điều tiết: Thuế trực thu Thuế gián thu Căn cứ vào đối tương tính thuế: Thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ đang luân chuyển Thuế đánh vào tài sản Thuế đánh vào thu nhập bằng tiền 4.2. Thu lệ phí và phí Lệ phí và phí là các khoản thu tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước song vẫn được huy động và khai thác nguồn thu đưa vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của nhà nước.
  28. Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm một mặt vừa bù đắp chi phí hoạt động hành chính mà nhà nước cấp cho các pháp nhân và thể nhân và đồng thời vừa mang tính chất là khoản động viên sự đóng góp cho ngân sách nhà nước. Ví dụ như lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng Lệ phí mang tính chất pháp lý, thường do các cơ quan hành chính các cấp ban hành theo sự phân cấp của nhà nước. Khoản thu này gắn liền với việc nhà nước cung cấp lợi ích hoặc dịch vụ chuyên dùng nào đó, vì vậy nó mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
  29. Lệ phí trước bạ, cấp bằng, công chứng, quản lý sóng vô tuyến, neo đậu, cấp phép xây dựng Phí là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho người nộp phí. Phí có hai loại: Thứ nhất, các loại phí mang tính phổ biến . Thứ hai, các loại phí mang tính địa phương. Phí giao thông, qua phà, qua cầu, học phí, viện phí, . 4.3. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước 4.4. Vay nợ và viện trợ của chính phủ 4.4.1. Vay nợ chính phủ
  30. Để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế nhà nước còn thực hiện huy động vốn bằng vay nợ trong và ngoài nước. Vay nợ chính phủ phản ánh bằng việc vận dụng tín dụng nhà nước. Tín dụng nhà nước là một hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính tiền tệ, gắn liền với hoạt động của ngân sách nhà nước, nó phản ánh mối quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người trực tiếp vay vốn từ trong và ngoài nước để đảm bảo các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước Căn cứ vào thời gian huy động vốn vay - Vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn để bù đắp các khoản bội chi tạm thời của ngân sách nhà nước
  31. - Vốn trung hạn và dài hạn: vay trung hạn và dài hạn nhằm huy động vốn cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mà hiệu quả mang lại sau một thời gian khá dài. Thời hạn vay thường từ 1 đến 10 năm đối với vay trung hạn và từ 10 đến 20 năm trở lên đối với vay dài hạn. Nguồn trả nợ được thu từ phí và giá dịch vụ và từ nguồn thu của thu của ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn vay a. Vay nợ trong nước b. Vay nợ nước ngoài
  32. Căn cứ vào hình thức huy động: .Huy động thông qua phát hành các loại chứng từ có giá như tín phiếu kho bạc (kỳ hạn 1năm) Để huy động theo hình thức này nhà nước có thể vận dụng các phương thức như: +Phát hành trực tiếp +Phát hành qua đại lý +Phát hành qua bảo lãnh +Phát hành qua đấu thầu Các loại trái phiếu nhà nước có thể ký danh hoặc vô danh, có lãi suất cố định hoặc thả nỗi
  33. Huy động thông qua ký kết các Hiệ̣p định tín dụng giữa chính phủ với các tổ chức quốc tế hoặc giữa chính phủ hai nước với nhau Căn cứ vào mục đích sử dụng nguồn vốn vay: Vay thương mại Vay hỗ trợ đầu tư phát triển 5. Chi ngân sách nhà nước 5.1 Nhân tố ảnh hưởng chi NSNN -Đường lối kinh tế, chính trị xã hội -Chiến lược phát triển -Năng lực quản lý điều hành
  34. 5.2 Phân loại chi NSNN Căn cứ phương thức quản lý - Chi thương xuyên - Chi đầu tư phát triển - Chi dự trữ - Chi trả nợ Căn cứ lĩnh vực đầu tư - Chi công nghiệp - Chi cho nông nghiệp - Chi cho quản lý nhà nước - Chi cho an ninh, quốc phòng - Chi cho giáo dục đào tạo - Chi cho y tế - Chi cho văn hóa xã hội - Chi cứu trợ III Các quỹ tài chính khác của nhà nước