Tài chính doanh nghiệp - Chương học số 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

ppt 34 trang vanle 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Chương học số 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_doanh_nghiep_chuong_hoc_so_1_tong_quan_ve_tai_chin.ppt

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Chương học số 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

  1. BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
  2. Nội dung : 1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 2. Mục tiêu của quản trị tài chính 3. Các quyết định quản trị 4. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 5. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
  3. 1.Bản chất của tài chính doanh nghiệp • Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. • Môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế trên là khoa học về quản trị tài chính doanh nghiệp, nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
  4. Ba vấn đề cơ bản của quản trị tài chính: • Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào các tài sản thực nào? • Thứ hai: Những nguồn vốn nào sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm tài sản? • Thứ ba: Doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng tài sản như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
  5. 2. Mục tiêu của quản trị tài chính Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, đối với các công ty cổ phần thì mục tiêu cụ thể là tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông, tức là tối đa hóa giá trị cổ phiếu Để đạt được mục tiêu trên các quyết định tài chính phải nhắm tới : 1. Lợi nhuận doanh nghiệp cao nhất 2. Rủi ro thấp nhất
  6. 2. Mục tiêu của quản trị tài chính Một số vấn đề cần chú ý : • Thứ nhất :Tối đa hóa tài sản của cổ đông là tối đa hóa giá trị nội tại của cổ phiếu. Giá trị nội tại là giá trị thực của cổ phiếu, được ước lượng dựa trên các thông tin đầy đủ và chính xác về doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp
  7. 2. Mục tiêu của quản trị tài chính Một số vấn đề cần chú ý : • Thứ hai :Tối đa hóa giá trị cổ phiếu phải là mục tiêu dài hạn, nhà quản trị phải nỗ lực làm tăng giá trị trung bình của cổ phiếu trong một thời kỳ dài • Thứ ba: Tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông nhưng phải đảm bảo lợi ích của các nhóm khác như : Người lao động, nhà nước,khách hàng và cộng đồng
  8. 3. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính Quản trị tài chính phải giải quyết ba vấn đề cơ bản liên quan tới ba quyết định quan trọng : • Quyết định đầu tư • Quyết định tài trợ • Quyết định quản lý tài sản
  9. 3.1 Quyết định đầu tư • Đầu tư là việc sử dụng vốn để hình thành những tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh như : xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị • Quyết định đầu tư được đưa ra nhằm giải đáp các câu hỏi : Doanh nghiệp cần mua và nắm giữ những tài sản nào? TSCĐ có công nghệ hiện đại hay thô sơ? TSLĐ cần nắm giữ nhiều hay ít ?
  10. 3.1 Quyết định đầu tư • Quyết định đầu tư sẽ liên quan tới tổng giá trị và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp – Liên quan tới phần bên trái bảng cân đối • Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn tới giá trị doanh nghiệp.
  11. • 3.2. Quyết định tài trợ • Tài trợ là việc tìm kiếm nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản, do vậy nó liên quan tới phần bên phải của bảng cân đối kế toán • Quyết định tài trợ là quyết định quan trọng, có ảnh hưởng tới doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp, do vậy có tác động tới giá trị doanh nghiệp.
  12. • 3.2. Quyết định tài trợ Quyết định tài trợ được đưa ra nhằm giải quyết các câu hỏi : • Doanh nghiệp nên huy động vốn từ chủ sở hữu hay nên vay? • Nếu huy động vốn từ chủ sở hữu thì nên phát hành CP phổ thông hay CP ưu đãi hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư? • Nếu vay thì vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu hay sử dụng tín dụng thê mua? • Cấu trúc vốn như thế nào là tốt nhất?
  13. • 3.3 Quyết định quản lý tài sản ngăn hạn • Quyết định này liên quan tới việc quản lý TSLĐ, quản lý vốn luân chuyển của doanh nghiệp • Quản lý TSLĐ là hoạt động hàng ngày của nhà quản trị • Quản lý TSLĐ liên quan tới các vấn đề: - Quản trị tiền mặt - Quản trị tồn kho : - Quản trị nợ phải thu - Quản lý chu kỳ kinh doanh và chu kỳ vốn lưu động
  14. • 3.3 Quyết định quản lý tài sản ngăn hạn • Quản trị tiền mặt : Xác định mức tồn quỹ hợp lý và xử lý sự lệch pha của dòng tiền vào và dòng tiền ra • Quản trị tồn kho : Xác định lượng hàng mua mỗi lần, lượng dự trữ bảo hiểm, từ đó xác lập mức tồn kho tối ưu • Quản trị nợ phải thu : Xác định tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn bán chịu, chiết khấu thanh toán và chính sách đòi nợ • Quản lý chu kỳ kinh doanh và chu kỳ vốn lưu động
  15. 4. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp • 4.1. Môi trường kinh doanh - Loại hình doanh nghiệp - Môi trường thuế • 4.1.1 Loại hình doanh nghiệp - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp danh - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty cổ phần
  16. • 4.1.2. Môi trường thuế * Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tới chính sách khấu hao và chính sách tài trợ - Chính sách khấu hao tài sản cố định: Khấu hao là khoản chi phí được khấu trừ vào doanh thu khi xác định lợi nhuận chịu thuế, do vậy có tác động làm giảm thuế phải nộp. Nếu áp dụng phương pháp khấu hao nhanh thay vì khấu hao đều, doanh nghiệp sẽ nộp thuế ít ở các năm đầu và cao hơn ở các năm cuối, như vậy doanh nghiệp sẽ trì hoãn được việc nộp thuế
  17. • - Chính sách tài trợ và lãi vay • Lãi vay cũng là khoản chí phí hợp lý được trừ khỏi doanh thu khi xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập, lãi vay sẽ làm giảm thuế phải nộp, do vậy chi phí sử dụng nợ vay rẻ hơn chi phí của vốn chủ sở hữu, điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tăng sử dụng nợ vay để giảm chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), tuy vậy cần lưu ý nợ vay có rủi ro cao hơn vốn chủ. Do vậy nhà quản trị phải phải cân nhắc kỹ khi thiết lập cơ cấu vốn nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
  18. • * Tác động của thuế thu nhập cá nhân tới chính sách cổ tức • Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và mức lợi nhuận dùng để trả cổ tức • Nhà đầu tư ( cổ đông) phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho các khoản thu nhập từ cổ tức và lãi vốn ( giá bán – giá vốn) • Nếu luật thuế ấn định thuế suất thu nhập từ cổ tức cao hơn thuế suất thu nhập từ lãi vốn, thì cổ phiếu của các công ty trả cổ tức thấp sẽ có giá cao hơn cổ phiếu trả cổ tức cao.Điều này khuyến khích doanh nghiệp áp dụng chính sách cổ tức thấp
  19. 4.2. Môi trường tài chính • Hoạt động tài chính của doanh nghiệp không thể tách rời hệ môi trường tài chính, môi trường này bao gồm : - Thị trường tài chính - Các tổ chức tài chính - Các công cụ tài chính
  20. 4.2.1 Thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi mua bán, trao đổi các loại tài sản tài chính như : cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu Hay nói cách khác, đó là nơi diễn ra sự chuyển dịch vốn giữa người có vốn cần chuyển nhượng để sinh lợi với người cần vốn để đầu tư, thị trường tài chính bao gồm : * Thị trường tiền tệ và thị trường vốn * Thị trường sơ cấp và thứ cấp * Thị trường có tổ chức và không có tổ chức
  21. * Thị trường tiền tệ và thị trường vốn - Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các loại vốn ngắn hạn không quá một năm, thị trường tiền tệ gồm : thị trường liên ngân hàng, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán ngắn hạn, thị trường cho vay ngắn hạn - Thị trường vốn là nơi giao dịch các loại vốn dài hạn trên một năm, thị trường vốn gồm : Thị trường chứng khoán, thị trường thế chấpbất động sản, thị trường tín dụng thuê mua, thị trường cho vay dài hạn
  22. * Thị trường sơ cấp và thứ cấp - Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành và giao dịch các chứng khoán mới phát hành, thông qua thị trường này công ty phát hành sẽ gia tăng nguồn vốn hoạt động, đồng thời gia tăng số lượng chứng khoán được nắm giữ bởi các nhà đầu tư.
  23. * Thị trường sơ cấp và thứ cấp -Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành, thông qua thị trường này nhà đầu tư có thể chuyển nhượng chứng khoán cho nhau, do vậy làm tăng tính thanh khoản cho nhà đầu tư, tuy nhiên việc mua bán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn hoạt động của tổ chức phát hành cũng như làm thay đổi tổng số lượng CK được nắm giũ bởi các nhà đầu tư
  24. * Thị trường có tổ chức và không có tổ chức - Thị trường có tổ chức là thị trường giao dịch tập trung tại sở giao dịch -Thị trường không có tổ chức là thị trường giao dịch không tập trung, giao dịch ngoài sở giao dịch
  25. 4.2.2 Các tổ chức tài chính Trên thị trường các giao dịch có thể thực hiện trực tiếp giữa người có vốn và người cần vốn, nhưng phần lớn được thực hiện gián tiếp qua các tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tài chính được chia làm 2 loại : * Tổ chức tài chính nhận ký thác * Tổ chức tài chính không nhận ký thác
  26. * Tổ chức tài chính nhận ký thác Tổ chức tài chính nhận ký thác là là tổ chức tài chính trung gian, nhận tiền gửi ký thác từ dân cư và các tổ chức kinh tế thừa vốn để cho vay hoặc đầu tư bằng cách mua chứng khoán, đây là loại hình chủ yếu của các tổ chức tài chính, tổ chức nhận ký thác bao gồm : - Ngân hàng thương mại - Tổ chức tiết kiệm - Hiệp hội tín dụng
  27. * Tổ chức tài chính không nhận ký thác • Là các tổ chức tài chính không huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi ký thác mà bằng các hình thức khác như : phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu, về loại hình tổ chức tài chính không nhận ký thác bao gồm: - Công ty tài chính - Quỹ đầu tư hỗ tương - Công ty chứng khoán - Công ty bảo hiểm - Quỹ hưu bổng
  28. 4.2.3 Các công cụ tài chính • Có nhiều loại chứng khoán hay tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường tài chính, chúng được chia làm 2 loại * Chứng khoán trên thị trường vốn * Chứng khoán trên thị trường tiền tệ * Chứng khoán trên thị trường vốn Gồm 3 loại chủ yếu : Trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán cầm cố bất động sản
  29. • Chứng khoán trên thị trường vốn - Trái phiếu (bondt) là chứng nhận nợ dài hạn do nhà nước hoặc công ty phát hanh để huy động vốn tài trợ cho hoạt động của mình - Cổ phiếu (stocks) là chứng nhận quyền sở hữu một phần trong công ty cổ phần - Chứng khoán cầm cố bất động sản là loại chứng nhận nợ dài hạn được tạo ra để tài trợ cho việc mua bất động sản
  30. * Chứng khoán trên thị trường tiền tệ Chứng khoán trên thị trường tiền tệ là những tài sản tài chính có thời hạn không quá một năm, bao gồm : tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu - Tín phiếu kho bạc là chứng khoán có thời hạn không quá một năm do nhà nước phát hành để huy động vốn bù đắp sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước
  31. * Chứng khoán trên thị trường tiền tệ - Chứng chỉ tiền gửi là chứng chỉ do các tổ chức tài chính nhận ký thác phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó nêu rõ số tiền gửi, thời hạn và lãi suất - Thương phiếu là chứng khoán ngắn hạn do các công ty có uy tín phát hành để huy động vốn, thương phiếu gồm 2 loại hối phiếu và lệnh phiếu
  32. * Các công cụ tài chính phái sinh Ngoài các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường tài chính còn giao dịch các công cụ tài chính phái sinh Công cụ tài chính phái sinh là loại chứng khoán mà giá trị của nó được phái sinh từ giá trị của các tài sản cơ sở như : hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi .
  33. 5. Vai trò của tài chính doanh nghiệp • Tài chính doanh nghiệp là khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính thống nhất, sự vững mạnh của tài chính doanh nghiệp quyết định sự ổn định của toàn hệ thống • Nhà quản trị tài chính là nhà quản trị cấp cao • Các quyết định tài chính thường không được phân quyền hay ủy quyền, các quyết định quan trọng phải do hội đồng quản trị quyết định
  34. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị tài chính trong công ty Hội đồng quản trị Tổng giám đôc Giám đốc tài Giám đốc nhân Giám đốc Giam đốc SX chính sự maketing Phòng tài chính Phòng kế toán Hoạch định vốn đầu tư Kế toán chi phí Quản trị tiền mặt Quản trị chi phí Quan hệ với ngân hàng Xử lý dữ liệu Quản trị nợ phải thu Sổ sách kế toán Phân chia cổ tức Kiểm soát nội bộ Quan hệ với nhà đầu tư Lập báo cáo tài chính Quản trị bảo hiểm và rủi ro Phân tích và hoạch định tài chính