Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

pdf 70 trang vanle 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_chinh_doanh_nghiep_chuong_7_thong_tin_thich_hop_cho_viec.pdf

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

  1. WELCOME TO MY LECTURE
  2. CHƯƠNG THÔNG TIN THÍCH HỢP 7 CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
  3. MỤC TIÊU 1. Nhận diện các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. 2. Ứng dụng thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn. 3. Trình bày cách ra quyết định trong trường hợp có điều kiện hạn chế.
  4. Yêu cầu của thông tin kế toán 4 Thông tin kế toán muốn là hữu ích cho việc ra quyết định thì cần đáp ứng các yêu cầu . . . Tin cậy, Kịp thời, Phù hợp.
  5. Quyết định ngắn hạn Khái niệm: • Liên quan đến 1 kì kế toán hoặc ngắn hơn. • Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Đặc điểm: • Lựa chọn phương án mang lại lợi nhuận trong hoặc dưới một năm cao hơn so với các phương án khác. • Liên quan đến việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn lựa chọn: Phương án có thu nhập cao nhất (hoặc chi phí thấp nhất).
  6. Thông tin thích hợp Phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp cho quá trình ra quyết định
  7. Khái niệm thông tin thích hợp Liên quan đến tương lai Và Có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
  8. Thông tin không thích hợp Không liên quan đến tương lai Hoặc Không có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
  9. Nhận dạng thông tin thích hợp Thông tin khác nhau dùng cho các mục đích khác nhau! Tuy nhiên: Chi phí cơ hội = Thông tin thích hợp Chi phí chìm = Thông tin không thích hợp Tại sao?
  10. Quá trình phân tích để lựa chọn thông tin thích hợp Bước 1 Tập hợp tất cả các thông tin về các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các phương án đang được xem xét và lựa chọn.
  11. Quá trình phân tích thông tin thích hợp Bước 2 Loại bỏ các khoản chi phí chìm ở tất cả các phương án đang được xem xét và lựa chọn. Bước 3 Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí không chênh lệch ở các phương án đang xem xét.
  12. Quá trình phân tích thông tin thích hợp Bước 4 Những khoản thu nhập và chi phí còn lại là những thông tin thích hợp cho quá trình xem xét lựa chọn phương án tối ưu.
  13. LỢI NHUẬN CHÊNH LỆCH GIỮA 2 PHƯƠNG ÁN PHƯƠNG ÁN A PHƯƠNG ÁN B LN CHÊNH LỆCH 13 (1) (2) (3) (4)=(2)-(3) DOANH THU 2.000 1.500 500 THU GIÁ TRỊ MÁY 20 40 -20 TẬN DỤNG CP NHÂN CÔNG (800) (900) 100 CP KHÂC (1.000) (600) -400 LỢI NHUẬN 180 CHÊNH LỆCH KẾT LUẬN????
  14. Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất 14 Nguyên tắc Xác định các chi phí phù hợp bằng cách loại bỏ: Chi phí chìm. Các chi phí trong tương lai nhưng không khác nhau giữa 2 phương án mua ngoài hay tự sản xuất.
  15. Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất 15 Công ty Rạng Đông chuyên sản xuất bộ phận ruột phích cho các sản phẩm phích nước. Chi phí đơn vị sản phẩm gồm: (1000đ) NVL trực tiếp $ 9 Nhân công trực tiếp 5 Sản xuất chung biến đổi 1 Chi phí các thiết bị chuyên dùng 3 Lương giám sát dây chuyền SX 2 Chi phí hành chính chung PX phân bổ 10 Chi phí SX đơn vị $ 30
  16. Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất 16  Các thiết bị chuyên dùng để sản xuất ruột phích có giá trị thanh lý = 0.  Tổng chi phí hành chính chung của phân xưởng được phân bổ cho các SP theo số giờ lao động trực tiếp, tổng chi phí này không bị ảnh hưởng bởi quyết định mua ngoài hay tự sản xuất.  Chi phí đơn vị sản phẩm 30.000đ được xác định dựa trên tổng số lượng 20.000 ruột phích/quí.  Một công ty Trung Quốc chào hàng với giá 25.000đ/sp cho 20.000 ruột phích/quí. Có nên chấp nhận chào hàng này không?
  17. Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất? 17 CP đơn vị sp CP cho 20,000 sp Tự SX Mua ngoài Giá mua ngoài $ 25 $ 500,000 NVLTT $ 9 180,000 NCTT 5 100,000 Sxchung biến đổi 1 20,000 KH thiết bị chuyên dùng (CCDC) 3 60,000 Lương giám sát dây chuyền SX 2 40,000 CP hành chính PX phân bổ 10 - Tổng Chi Phí $ 30 $ 400,000 $ 500,000
  18. Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất? 18~ Thường thực hiện khi công ty sx sp dưới dạng lắp ráp nhiều chi tiết. Những chi tiết đó Cty có thể sx hoặc mua. ~ Ưu điểm: - Không phụ thuộc nguồn cung cấp, - Kiểm tra chất lượng tốt hơn. ~ Khuyết điểm: - Khó khăn khi năng lực sx không đủ. - Có thể rủi ro. => Do đó, Cty phải cân nhắc kỹ về số lượng & chất lượng của từng loại chi tiết, trước khi quyết định sx hay mua.
  19. TỰ SX HAY MUA NGOÀI? Công ty P đang sx 8.000 chi tiết X để lắp ráp sp mỗi năm. Thông tin như sau (đơn vị 1000) về Chi phí sản xuất mỗi chi tiết 19 Số tiền SL sx: 8,000 Biến phí 10 Định phí bộ phận: - Tiền lương NV quản lý sx 4 - Khấu hao TSCĐ 2 Định phí chung phân bổ 5 TỔNG 21 Một nhà cung cấp nhận cung cấp đủ 8,000 chi tiết X với giá 18đ/chi tiết. Nếu không sx máy móc thiết bị cho thuê sẽ thu được 12.000đ, công nhân chuyển sang xưởng khác, định phí chung không đổi. Sản xuất Mua LN chênh lệch Biến phí (80,000) (144,000) 64,000 Định phí bộ phận: - Tiền lương NV quản lý sx (32,000) - (32,000) - Khấu hao TSCĐ (16,000) (16,000) - Định phí chung phân bổ (40,000) (40,000) - Thu cho thuê máy móc 12,000 (12,000) Cộng LN chênh lệch 20,000
  20. Quyết định tiếp tục hay ngừng SXKD một bộ phận (SP) 20 Thông tin nào là phù hợp? • Lợi nhuận bộ phận; • Chi phí cố định trực tiếp. ==> Cần xem xét kỹ định phí có thể và không thể tránh được!
  21. Quyết định tiếp tục hay ngừng SXKD 21 một bộ phận (SP) Do sự kém thông dụng của đồng hồ số, bộ phận đồng hồ số của công ty Citizen báo cáo lỗ trong vài năm gần đây. BCKQKD năm 2010 như sau:
  22. Quyết định tiếp tục hay ngừng SXKD một bộ phận (SP) 22 Báo cáo KQKD Bộ phận Đồng hồ số Doanh thu $ 500,000 Trừ: Biến phí Biến phí sản xuất $ 120,000 Biến phí vận chuyển 5,000 Hoa hồng 75,000 200,000 Số dư đảm phí $ 300,000 Trừ: Định phí Định phí hành chính PXSX $ 60,000 Lương quản đốc dây chuyền 90,000 Khấu hao thiết bị SX 50,000 Chi phí q.cáo trực tiếp 100,000 Chi phí thuê mặt bằng PXSX 70,000 Chi phí QLDN phân bổ 30,000 400,000 Lỗ $ (100,000)
  23. Quyết định tiếp tục hày ngừng SXKD một bộ phận (SP) 23 Điều tra cho thấy tổng chi phí hành chính PX và CPQLDN sẽ không bị ảnh hưởng nếu bộ phận đồng hồ số bị loại bỏ. CPhành chính PX và CPQLDN sẽ được phân bổ lại cho các SP khác. Thiết bị sử dụng để sản xuất đồng hồ số Có giá trị thanh lý bằng 0 và cũng không thể sử dụng vào việc gì khác. Citizen nên duy trì hay loại bỏ bộ phận đồng hồ số?
  24. Phương pháp so sánh lợi nhuận thuần 24 Lập BCKQKD so sánh kết quả giữa 2 phương án có bộ phận đồng hồ số và không có bộ phận đồng hồ số.
  25. Phương pháp So sánh Lợi nhuận thuần Duy trì bộ Loại bỏ bộ phận đồng phận đồng Chênh hồ số hồ số lệch Doanh thu $ 500,000 $ - $ (500,000) Trừ Chi phí biến đổi: - Chi phí SX 120,000 - (120,000) Chi phí vận chuyển 5,000 - (5,000) Hoa hồng bán hàng 75,000 - (75,000) Tổng chi phí biến đổi 200,000 - (200,000) Số dư đảm phí 300,000 - (300,000) Trừ Chi phí cố định: Chi phí hành chính nhà máy 60,000 60,000 - Lương quản đốc dây chuyền SX 90,000 - (90,000) Khấu hao 50,000 50,000 - Quảng cáo trực tiếp 100,000 - (100,000) Thuê mặt bằng PXSX 70,000 - (70,000) CPQLDN 30,000 30,000 - Tổng chi phí cố định 400,000 140,000 (260,000) Lỗ $ (100,000) $ (140,000) $ (40,000)
  26. Phương pháp số dư đảm phí 26 Nguyên tắc Citizen nên loại bỏ bộ phận đồng hồ số chỉ khi lợi nhuận thuần của Công ty tăng lên. Điều này chỉ xảy ra khi CPCĐ tiết kiệm được > Số dư đảm phí mất đi.
  27. Phương pháp số dư đảm phí 27 Phương pháp số dư đảm phí Số dư đảm phí mất đi nếu bộ phận đồng hồ số bị loại bỏ $ (300,000) $ (300,000) Trừ CPCĐ có thể tránh được Lương quản đốc dây chuyền $ (90,000) Chi phí quảng cáo trực tiếp (100,000) Chi phí thuê mặt bằng PXSX (70,000) (260,000) Lợi nhuận thuần giảm đi $ (40,000)
  28. Quyết định kinh doanh trong điều 28 kiện nguồn lực hạn chế CPCĐ thường không ảnh hưởng tới loại quyết định này. Các nhà quản trị cần tập trung vào việc tối đa hoá số dư đảm phí.
  29. Điều kiện hạn chế ~ Trên thực tế, doanh nghiệp có thể bị hạn chế về điều kiện sản xuất; thí dụ: o Mặt bằng; o Lượng nguyên liệu; o Năng lượng; o Công suất máy; o Quota ~ Doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm nào ưu tiên cho sản xuất?
  30. Điều kiện hạn chế  Trường hợp chỉ có 1 điều kiện hạn chế, doanh nghiệp sẽ ưu tiên cho sản phẩm có số dư đảm phí cao hơn trên 1 đơn vị nguồn lực hạn chế.  Trường hợp có nhiều điều kiện hạn chế, cần sử dụng phương pháp tối ưu hóa (thí dụ, quy hoạch tuyến tính).
  31. Quyết định kinh doanh trong điều 31 kiện nguồn lực hạn chế Công ty Hải Hà sản xuất 2 loại bánh: Bánh Táo và Bánh Dâu Sản phẩm Bánh Táo Bánh Dâu Giá bán đvsp $ 60 $ 50 Biến phí đvsp 36 35 SDĐP đvsp $ 24 $ 15 SL tiêu thụ mỗi tuần (hộp) 2,000 2,200 Tỷ lệ SDĐP 40% 30% Số giờ máy A cần thiết để SX mỗi hộp bánh 1.00 phút. 0.50 phút
  32. Quyết định kinh doanh trong điều 32 kiện nguồn lực hạn chế Máy A đang sử dụng 100% công suất. Máy A có công suất 2.400 phút/tuần. Công ty Hải Hà nên tập trung vào sản xuất SP Bánh Táo hay Bánh Dâu?
  33. Quyết định kinh doanh trong điều 33 kiện nguồn lực hạn chế Điều mấu chốt là SDĐP / đơn vị nguồn lực hạn chế. Sản phẩm Bánh Táo Bánh Dâu SDĐP /hộp $ 24 $ 15 Thời gian cần thiết để SX 1 hộp ÷ 1.00 phút ÷ 0.50 phút SDĐP / phút $ 24 /phút $ 30 /phút Sản phẩm Bánh Dâu nên ưu tiên SX, phần nguồn lực còn lại sẽ được sử dụng để SX bánh Táo.
  34. Quyết định kinh doanh trong điều 34 kiện nguồn lực hạn chế SL Bánh Dâu tiêu thụ/tuần 2,200 Thời gian cần thiết/hộp 0.50 Tổng thời gian cần thiết để SX bánh Dâu 1,100 Tổng t/gian cung ứng của Máy A 2,400 Thời gian SX bánh Dâu 1,100 Thời gian để SX Bánh Táo 1,300 Thời gian cần thiết/hộp 1.00 SL Bánh Táo có thể SX 1,300
  35. Quyết định kinh doanh trong điều 35 kiện nguồn lực hạn chế Bánh Táo Bánh Dâu SL SX & TT (hộp) 1,300 2,200 SDĐP /hộp $ 24 $ 15 Tổng SDĐP $ 31,200 $ 33,000 Tổng Lợi SDĐP cho công ty Hải Hà là $64,200.
  36. Quyết định kinh doanh trong điều 36 kiện nguồn lực hạn chế SL Bánh Táo = X SL Bánh dâu = Y Công suât máy (Max) = X + 0,5Y =0; Y>=0
  37. Quyết định kinh doanh trong điều 37 kiện nguồn lực hạn chế X Y<(=)2200 Vùng khả thi 24X+15Y X + 0,5Y<(=)2400 2400 X <(=)2000 2000 Y 2200 4800
  38. Quyết định tiếp tục chế biến hay 38 bán ngay Quyết định tiếp tục chế biến nếu doanh thu tăng thêm > chi phí tăng thêm sau điểm chia cắt (điểm rẽ).
  39. Bán hay tiếp tục sản xuất SP A SP A1 Tiếp tục chế biến Nguyên Liệu SP B SP B1 Điểm chia cắt Tiếp tục chế biến
  40. Quyết định tiếp tục chế biến hay 40 bán ngay  Hoàng Anh Gia Lai chế biến gỗ khúc nguyên liệu thành gỗ xẻ “thô” và mùn cưa.  Gỗ xẻ “thô” có thể bán ngay hoặc tiếp tục chế biến thành gỗ xẻ “tinh”.  Mùn cưa có thể bán ngay cho những nhà mua buôn hoặc chế biến tiếp thành gỗ ép.
  41. Quyết định tiếp tục chế biến hay 41 bán ngay Mỗi khúc gỗ nguyên liệu Mùn Gỗ xẻ cưa Giá bán tại điểm rẽ $ 140 $ 40 Giá bán sau khi tiếp tục chế biến 270 50 Chi phí chế biến chung (bước 1) phân bổ 176 24 Chi phí chế biến thêm (bước 2) 50 20
  42. Quyết định tiếp tục chế biến hay 42 bán ngay Mỗi khúc gỗ nguyên liệu Gỗ xẻ Mùn cưa Giá bán sau khi chế biến thêm $ 270 $ 50 Giá bán tại điểm rẽ 140 40 Doanh thu tăng thêm 130 10 Chi phí chế biến thêm 50 20 Lãi (lỗ) tăng thêm $ 80 $ (10) Nhận xét: Bán tại điểm rẽ hay tiếp tục sx cho từng sp?
  43. BÀI ĐỌC THÊM SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN BÀI HỌC SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU!!
  44. Chi phí cơ hội Là lợi ích sẽ bị mất đi do chọn phương án kinh doanh này thay vì chọn phương án kinh doanh khác.
  45. Tình huống 1: Sau khi học xong đại học, một sinh viên có sự lựa chọn tham gia khoá học cao học 1 năm ở nước ngoài với chi phí 8.000$, hoặc anh ta từ bỏ việc đi học bằng việc đi làm ngay với vị trớ là một nhà quản lý cú lương khởi điểm 15.000$ một năm. Chi phí cơ hội của việc lựa chọn phương án đi học ?
  46. Không liên quan đến Chi phí chỡm: tương lai! Là những chi phí đã chi ra, cho dù nhà quản trị quyết định lựa chọn phương án nào thì khoản chi phí đó vẫn tồn tại.
  47. Tình huống 2: Bạn mua 1 vé xem phim giá 2$. Tuy nhiên đến ngày đi xem phim bạn đã đánh mất vé. Khi đú, trong túi bạn còn 2$ để bạn có thể mua 1 cái vé khác. Nhưng bạn quyết định quay về nhà xem ti vi bởi vỡ bạn nghĩ rằng bộ phim chỉ đáng xem với giá 2$, không đáng với giá 4$. Đúng hay sai?
  48. Giải thích: Khoản chi 2$ cho chiếc vé bị mất là khoản chi không liên quan đến việc bạn có tiếp tục xem phim nữa hay không vì đây là số tiền bạn đã chi ra (chi phí chìm). Cho dù bạn lựa chọn xem phim hay ở nhà xem tivi thì bạn cũng đã mất 2$.
  49. Tinh huống 3: Thay thế máy móc thiết bị Công ty A mua một hệ thống máy tính văn phòng 2 tuần trước giá 35.500$ Thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm, giá trị thanh lý ước tính là 500$ Khấu hao theo phương pháp đường thẳng 7.000$ mỗi năm.
  50. Thay thế máy móc thiết bị-Thu thập thông tin thích hợp Chi phí vận hành thiết bị trả cho 2 kỹ sư là 18.000$ mỗi năm mỗi người Có một hợp đồng bảo dưỡng thiết bị có thể huỷ bỏ là 1.000$ mỗi năm Hệ thống thiết bị có thể bán ngay với giá 10.000$
  51. Thay thế máy móc thiết bị-Thu thập thông tin thích hợp Một hệ thống thiết bị hiện đại khác có thể mua với giá 76.000$ Thời gian sử dụng ước tính là 5 năm với giá trị thanh lý ước tính 1.000$ Phương pháp khấu hao theo đường thẳng 15.000 mỗi năm
  52. Thay thế máy móc thiết bị-Thu thập thông tin thích hợp Chi phí vận hành thiết bị trả cho 1 kỹ sư là 18.000$ mỗi năm Có một hợp đồng bảo dưỡng thiết bị có thể huỷ bỏ là 1.000$ mỗi năm Hãy lập bảng tóm tắt chi phí/thu nhập của 2 hệ thống thiết bị trên?
  53. Bảng tóm tắt chi phí của hệ thống đang sử dụng: Hệ thống cũ Hệ thống mới Bắt đầu: Chi phí ban đầu 35,500 76,000 Hoạt động: Khấu hao hàng năm 7,000 15,000 Tổng chi phí khấu hao 35,000 75,000 Chi phí lao động hàng năm 36,000 18,000 Tổng chi phí lao động 180,000 90,000 Chi phí bảo dưỡng hàng năm 1,000 1,000 Tổng chi phí bảo dưỡng hàng năm 5,000 5,000 Kết thúc: Gía trị thanh lý $500 $1,000 Gía bán hiện tại 10,000
  54. Xác định chi phí/thu nhập hợp lý của mỗi phương án Hợp lý Tổng chi phí lao động $180,000 Gía trị thanh lý $500 Gía bán hiện tại $10,000 Không hợp lý Chi phí mua $ 35,500 Khấu hao $ 35,000 Chi phí bảo dưỡng $ 5,000
  55. Xác định chi phí/thu nhập hợp lý của mỗi phương án 35.500$ chi phí mua hệ thống thiết bị cũ là không hợp lý cho dù thay đổi hệ thống thiết bị hay không (tương tự đối khoản chi phí khấu hao) Bởi vì khoản chi phí này là khoản chi phí quá khứ
  56. Xác định chi phí/thu nhập hợp lý của mỗi phương án Hợp lý Chi phí mua $76,000 Tổng chi phí lao động $90,000 Gía trị thanh lý $1,000 Không hợp lý Khấu hao $75,000 Chi phí bảo dưỡng $ 5,000
  57. Bảng so sánh Gĩư lại hệ Thay thế hệ thống cũ thống cũ Bắt đầu: Chi phí mua $ (76,000) Hoạt động: Chi phí nhân công: Hệ thống cũ $(180,000) Hệ thống mới (90,000) Kết thúc: Gía trị thanh lý của hệ thống cú 500 Gía bán của hệ thống cũ 10,000 Gía trị thanh lý của hệ thống mới 1,000 Tổng chi phí hợp lý $(179,500) $(155,000) $24,500 chênh lệch nên mua hệ thống mới
  58. Thu thập thông tin thích hợp Nhà quản trị công ty Honda đang được nhà cung cấp mời mua sản phẩm linh kiện xe giá đơn vị 12$ Hiện tại công ty Honda đang sản xuất sản phẩm này Công ty sử dụng 80.000 linh kiện mỗi năm Bảng tính giá thành chỉ ra rằng chi phí sản xuất 1 linh kiện mất 14$
  59. Tự sản xuất hay mua ngoài? Mua ngoài??? Giá Giá thành: mua: $14 $12
  60. Thu thập thông tin thích hợp Tổng chi phí cho Chi phí đơn vị 80.000 linh kiện NVLTT $ 5 $ 400,000 NCTT 4 320,000 SXC biến đổi 1 80,000 SXC cố định 4 320,000 Tổng chi phí $14 $1,120,000
  61. Thu thập thông tin thích hợp Công ty nên mua ngoài linh kiện vì giá thành 1 linh kiện tự sản xuất là 14$? Có cần thiết so sánh chi phí tương lai dự tính giữa 2 phương án mua ngoài hoặc tự sản xuất?
  62. Lựa chọn các khoản chi phí thích hợp. Tương lai? Chênh lệch? Thích hợp? NVLTT Có Có Có NVLTT Có Có Có Chi phí SXC Có Có Có biến đổi Chi phí SXC Có không không cố định
  63. So sánh khoản chi phí thích hợp Tự sx Mua Chi phí mua $960,000 NVLTT $400,000 NCTT 320,000 SXC biến đổi 80,000 Tổng chi phí thích hợp $800,000 $960,000 $160,000 chênh lệch có được nếu tự sản xuất
  64. So sánh chi phí có tính cả các định phí Tự sx Mua Chi phí mua $960,000 NVLTT $400,000 NCTT 320,000 SXC biến đổi 80,000 SXC cố định 320,000 320,000 Tổng chi phí thích hợp $1,120,000 $1,280,000 $160,000 chênh lệch thu được từ việc tự sản xuất linh kiện
  65. Chi phí cơ hội Gỉa sử công ty Honda mua ngoài linh kiện, năng lực sản xuất linh kiện công ty sẽ sản xuất mặt hàng mũ xe máy Mũ xe máy sẽ đem lại lãi trên biến phí 200.000$ hàng năm Chi phí cố định vẫn không đổi: 320.000$
  66. Chi phí thích hợp có xem xét đến chi phí cơ hội Tự sx Mua Chi phí mua $960,000 NVLTT $ 400,000 NCTT 320,000 Biến phí SXC 80,000 Chi phớ cơ hội 200,000 Tổng chi phí thích hợp $1,000,000 $960,000 $40,000 Chênh lệch có được khi mua linh kiện bên ngoài
  67. Phân tích chi phí cơ hội Khoản chi phí cơ hội 200.000$ có là khoản chi phí thích hợp trong quyết định này không? Giải thích?
  68. Phân tích chi phí cơ hội Nếu không có khoản chi phí cơ hội, công ty sẽ quyết định sản xuất linh kiện Với khoản chi phí cơ hội, công ty quyết định mua ngoài
  69. KẾT THÚC CHƯƠNG GHI NHỚ:  Đọc sách.  Làm các ví dụ trong slides & sách.  Làm bài nghiên cứu nêu ở Slides  Làm bài tập phân công trên website:
  70. THANK YOU FOR YOUR ATTENTION!!!