Tài chính doanh nghiệp - Chủ đề: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

ppt 53 trang vanle 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Chủ đề: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_doanh_nghiep_chu_de_tong_quan_ve_tai_chinh_doanh_n.ppt

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Chủ đề: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

  1. NỘI DUNG 1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 2. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận 3. Vốn kinh doanh 4. Phân tích và Quyết định đầu tư 5. Chi phí sử dụng vốn và cơ cấu nguồn vốn
  2. 1.1 KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,có tài sản,có trụ sở giao dịch ổn định,được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Luật doanh nghiệp 2005-điều 4) Thị Doanh Thị trường nghiệp trường Lợi các yếu tố Các yếu kết hợp Hàng hóa yếu tố nhuận đầu vào tố đầu các yếu tố yếu tố đầu ra vào đầu vào đầu ra
  3. 1.2 KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DN - Về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. - Về nội dung: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp. - Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp
  4. 1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DN VÀ TÀI CHÍNH - Trong kinh tế thị trường, tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp → một lượng vốn tiền tệ nhất định. - Bằng cách thức nhất định, doanh nghiệp tạo lập được số vốn hay quỹ tiền tệ ban đầu - Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ - Quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ cũng là quá trình phát sinh các dòng tiền vào và dòng tiền ra Trả tiền mua Bán sản phẩm Doanh nghiệp Doanh thu Mua máy móc thiết bị Nộp thuế Hoạt động đầu tư Hoạt động kinh doanh
  5. 1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DN VÀ TÀI CHÍNH (tiếp) Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ cũng là quá trình phát sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị => Các quan hệ tài chính a. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
  6. 1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DN VÀ TÀI CHÍNH (tiếp) b. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác và các tổ chức xã hội. - Quan hệ thanh toán và thưởng phạt vật chất trong việc thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trả tiền Nhà cung cấp mua hàng thiết bị, vật tư, dịch vụ Thưởng, Doanh phạt vật nghiệp chất Thu tiền Khách hàng bán hàng
  7. 1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DN VÀ TÀI CHÍNH (tiếp) - Quan hệ thanh toán, thưởng phạt vật chất trong việc vay và cho vay. Người cho vay Vay vốn Trả lãi vay - Ngân hàng TM, và vốn gốc các tổ chức TC khác. Thưởng phạt - Các nhà đầu tư Doanh vật chất - Các DN khác nghiệp - Cho vay vốn Thu tiền lãi Các tổ chức kinh tế cho vay và thu hồi vốn gốc
  8. 1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DN VÀ TÀI CHÍNH (tiếp) c. Quan hệ tài chính giữa DN và người lao động trong doanh nghiệp. Trả tiền công hay tiền Người Doanh lương lao nghiệp động Thưởng phạt vật chất
  9. 1.3 HOẠT ĐỘNG CỦA DN VÀ TÀI CHÍNH (tiếp) d. Quan hệ tài chính giữa DN và chủ sở hữu DN Đầu tư, góp vốn hoặc rút vốn Chủ sở Phân chia lợi nhuận Doanh hữu sau thuế nghiệp doanh nghiệp Trách nhiệm đối với khỏan nợ và các nghĩa vụ TC khác của DN Thanh tóan khi nhượng bán, thanh lý DN
  10. 1.4 - QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Khái niệm: Quản trị TCDN là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
  11. MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP • Gia tăng lợi nhuận • Tăng doanh thu • Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp • Giảm thiểu rủi ro • Cắt giảm chi phí • Tồn tại • Tối đa hóa giá trị thị trường
  12. CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH Các quyết định tài chính có tính chất chiến lược Quyết định phân phối Quyết định Quyết định Tài trợ LN sau thuế (Chính Đầu tư (hay Huy động vốn) sách cổ tức đối với công ty cổ phần)
  13. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC TCDN Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp Những ảnh hưởng chủ yếu của hình thức pháp lý tổ chức DN Quyền Trách nhiệm chuyển của chủ sở Cách thức nhượng hữu đối với Phân chia tạo lập và hay rút các khoản nợ lợi nhuận huy động vốn khỏi và nghĩa vụ sau thuế vốn doanh tài chính nghiệp khác của DN
  14. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC TCDN Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh. a. Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh Tính chất ngành kinh doanh Rủi ro Cơ cấu chi phí Tốc độ Cơ cấu tài sản kinh doanh kinh doanh chu chuyển vốn Cơ cấu nguồn vốn
  15. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC TCDN b. Ảnh hưởng của tính chất thời vụ và chu kỳ sxkd Tính chất thời vụ và chu kỳ SXKD Nhu cầu vốn lưu động giữa Sự cân đối thu và chi tiền tệ các thời kỳ trong năm giữa các thời kỳ trong năm Tại sao những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tính chất thời vụ lại gặp khó khăn trong việc cân đối giữa thu và chi bằng tiền giữa các thời kỳ ở trong năm?
  16. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Môi trường kinh doanh Những ràng Những cơ hội buộc Khả năng Doanh Khả năng thích ứng nghiệp chớp cơ hội Những môi trường chủ yếu nào hợp thành môi trường kinh doanh của DN?
  17. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Các môi trường chủ yếu hợp thành môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến TCDN 1. Môi trường kinh tế - tài 5. Môi trường công nghệ và chính thông tin 2. Môi trường pháp lý 6. Môi trường chính trị 3. Môi trường văn hóa 7. Môi trường sinh thái 4. Môi trường xã hội 8. Môi trường quốc tế v.v
  18. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DN - Cơ sở hạ tầng của nền - Chính sách kinh tế và tài chính kinh tế của Nhà nước đối với doanh nghiệp. - Tình trạng của nền - Mức độ cạnh tranh kinh tế - Lãi suất thị trường - Thị trường tài chính và hệ thống - Lạm phát các trung gian tài chính Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ tác động như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp? Sự phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp?
  19. 2. CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
  20. 2.1 - CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP • Chi phí sản xuất kinh doanh: - Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp • Chi phí tài chính: là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn (chi phí lãi vay ) • Chi phí khác: chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ, chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng
  21. 2.2 - GIÁ THÀNH SẢN PHẨM • Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm nhất định • Phân loại giá thành: Theo phạm vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Giá thành sản xuất - Giá thành toàn bộ
  22. Giá thành Chi phí sản xuất bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành toàn bộ
  23. 2.3 - GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ, HẠ GIÁ THÀNH
  24. 2.4 - DOANH THU • Là biểu hiện tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định • Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: - Doanh thu hoạt động kinh doanh ✓Doanh thu bán hàng ✓Doanh thu tài chính - Thu nhập khác
  25. DOANH THU BÁN HÀNG • Là biểu hiện tổng giá trị các loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định • Thời điểm xác định doanh thu: là khi DN chuyển giao quyền sở hữu của hàng hóa hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt khách hàng đã trả tiền hay chưa. • Doanh thu bán hàng = Q x G • DT thuần = DT bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu trong giá bán nếu có)
  26. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU
  27. 2.5 - LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN • Lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu hay thu nhập khác với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu hay thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định • Nội dung của lợi nhuận: - Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = DTT - Giá vốn hàng bán - CPBH - CPQLDN - Lợi nhuận hoạt động tài chính = DT hđ TC - CPTC - Thuế gián thu (nếu có) - Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác - Thuế gián thu (nếu có) - Lợi nhuận trước thuế = LN hđ sxkd + LN hđ TC + LN khác - Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
  28. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN • Là một vấn đề tài chính quan trọng • Giải quyết tổng hợp các mối quan hệ về lợi ích giữa doanh nghiệp, chủ sở hữu, Nhà nước và người lao động • Lợi nhuận sau thuế là thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp • Về mặt cơ bản, lợi nhuận sau thuế được chia thành hai bộ phận: chia cho chủ sở hữu và giữ lại để tái đầu tư
  29. 3. VỐN KINH DOANH
  30. VỐN KINH DOANH • Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn: - Vốn cố định - Vốn lưu động
  31. VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH • TSCĐ có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn • Vốn cố định là số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành TSCĐ • TSCĐ bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng - Hao mòn hữu hình - Hao mòn vô hình • Khấu hao TSCĐ: - Phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp khấu hao nhanh (Khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng) - Phương pháp khấu hao theo sản lượng
  32. VỐN LƯU ĐỘNG • Số vốn ứng ra để hình thành TSLĐ • Đặc điểm luân chuyển • Nhu cầu vốn lưu động
  33. NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG Tiền Vòng TP, quay NVL HH VLĐ SPDD
  34. NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG • Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ hàng tồn kho+ Các khoản phải thu từ khách hàng - Các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ
  35. 4. PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
  36. ĐÁNH GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TSCĐ • Các loại dự án đầu tư trong công ty: - Dự án đầu tư mới TSCĐ - Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí - Dự án mở rộng sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới - Dự án khác
  37. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
  38. ƯỚC LƯỢNG DÒNG TIỀN • Ước lượng dòng tiền chi ra: - Chi đầu tư TSCĐ - Chi đầu tư VLĐ • Ước lượng dòng tiền vào: - LNst + Khấu hao - Thu thanh lý TSCĐ - Thu hồi VLĐ đã ứng ra
  39. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN • Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư • Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) • Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) • Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
  40. QUYẾT ĐỊNH TỒN QUỸ VÀ TỒN KHO • Quyết định tồn quỹ liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt • Đầu tư tiền tạm thời nhàn rỗi: - Mua chứng khoán ngắn hạn - Chú ý mục tiêu sinh lời và thanh khoản
  41. QUYẾT ĐỊNH TỒN KHO • Hàng tồn kho: - NVL - SPDD - Thành phẩm • Những tác động tích cực của tồn kho: - Chủ động trong sản xuất - Quá trình sản xuất được linh hoạt và liên tục - Chủ động trong việc tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm • Duy trì tồn kho làm phát sinh chi phí: chi phí kho bãi, bảo quản, hao hụt và chi phí cơ hội • Quản trị hàng tồn kho xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì hàng tồn kho
  42. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU VÀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU • Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa • Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do do mua chịu hàng hóa và dịch vụ • Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận với chi phí và rủi ro. • Khoản phải thu phát sinh phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu
  43. CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU • Xác định chính sách bán chịu: - Mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận - Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ - Tình trạng cạnh tranh - Tình trạng tài chính của công ty • Quyết định tiêu chuẩn bán chịu: là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ • Quyết định điều khoản bán chịu: xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu
  44. PHÂN TÍCH UY TÍN TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG MUA CHỊU
  45. 5. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN
  46. 5.1 - CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN • Trên góc độ người đầu tư, chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp • Trên góc độ doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) không bị sụt giảm
  47. 5.1 - CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN • Chi phí sử dụng vốn vay - Việc sử dụng vốn vay tạo ra lá chắn thuế • Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi • Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư • Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới • Chi phí sử dụng vốn bình quân
  48. 5.2 - CƠ CẤU NGUỒN VỐN • Tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh - Hệ số nợ = Tổng số nợ / Tổng nguồn vốn • Là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp • Ảnh hưởng đến ROE (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp - Đòn bẩy tài chính (DFL)
  49. 5.3 - CÁC NGUỒN TÀI TRỢ • Nguồn tài trợ ngắn hạn: - Nợ phải trả có tính chất chu kỳ - Tín dụng nhà cung cấp - Tín dụng ngân hàng - Bán nợ - Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác: khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng
  50. 5.3 - CÁC NGUỒN TÀI TRỢ • Nguồn tài trợ dài hạn: ✓ Nguồn tài trợ bên trong: - Lợi nhuận để lại để tái đầu tư - Khoản khấu hao tài sản cố định ✓ Nguồn tài trợ bên ngoài: - Phát hành cổ phiếu - Phát hành trái phiếu - Vay dài hạn ngân hàng - Thuê tài chính
  51. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN KÍNH CHÀO TẠM BIỆT!