Quy trình Kỹ thuật cây cao su

pdf 92 trang vanle 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình Kỹ thuật cây cao su", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquy_trinh_ky_thuat_cay_cao_su.pdf

Nội dung text: Quy trình Kỹ thuật cây cao su

  1. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2012
  2. Quy trình kỹ thuật cây cao su Cơ quan quản lý: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam Chỉ đạo biên soạn Trần Ngọc Thuận Tổng Giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Lê Minh Châu Phó Tổng Giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Tấn Đức Trưởng Ban Quản lý Kỹ thuật, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Ban sửa đổi quy trình kỹ thuật Trưởng Ban: Phan Thành Dũng Thư ký tổng hợp: Phan Đình Thảo Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống Lê Mậu Tuý, Tống Viết Thịnh, Võ Thị Thu Hà, Phạm Hải Dương Quy trình kỹ thuật khai hoang, thiết kế lô và xây dựng vườn cây Tống Viết Thịnh, Lê Mậu Tuý, Phạm Văn Hằng, Hà Văn Khương Quy trình kỹ thuật chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản Tống Viết Thịnh, Lê Mậu Tuý, Hà Văn Khương Quy trình kỹ thuật hố đa năng Tống Viết Thịnh Quy trình kỹ thuật thu hoạch mủ và chăm sóc vườn cao su kinh doanh Đỗ Kim Thành, Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Cường Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật Phan Thành Dũng, Nguyễn Anh Nghĩa, Trần Ánh Pha, Nguyễn Đôn Hiệu Ban biên tập Phan Thành Dũng, Phan Đình Thảo ii Về mục lục
  3. Quy trình kỹ thuật cây cao su LỜI NÓI ĐẦU Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg) có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), được du nhập thành công vào Việt Nam từ năm 1897. Trải qua hơn một thế kỷ định hình và phát triển, đến đầu năm 2012 tổng diện tích cao su cả nước đạt khoảng 830.000 ha, trải dài từ Đông Nam Bộ lên Tây Nguyên xuống Duyên Hải miền Trung và vươn tới vùng miền núi phía Bắc. Ngành cao su đã và đang đóng góp cho đất nước trong nhiều lĩnh vực từ nông lâm nghiệp, môi trường, kinh tế - xã hội và hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu trên thế giới về năng suất, diện tích và xuất khẩu cao su thiên nhiên. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, vì vậy cần có quy trình kỹ thuật hướng dẫn để nâng cao hiệu quả trồng và kinh doanh loại cây này. Trước đây, Quy trình Kỹ thuật được Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) xây dựng và ban hành vào các năm 1990, 1997 và 2004 đã mang lại hiệu quả nâng cao năng suất, chất lượng và diện tích vườn cây cho ngành cao su trong nước. Hiện nay, với tiến bộ trên nhiều lĩnh vực cùng với việc mở rộng diện tích trồng cao su ra khỏi vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ, Quy trình Kỹ thuật Cây Cao su cần được cập nhật và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ban biên soạn quy trình bao gồm các cán bộ nghiên cứu, quản lý của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Ban Quản lý Kỹ thuật thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Các điều khoản của quy trình được xây dựng dựa trên những kết quả nghiên cứu và thành tựu hiệu quả nhất có từ trong và ngoài nước, cũng như kế thừa kinh nghiệm trong sản xuất từ trước đến nay. Ngoài ra, quy trình này cũng nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ các cán bộ quản lý kỹ thuật chuyên nghiệp từ các đơn vị trồng cao su trong Tập đoàn. Tuy nhiên, dù cố gắng hết sức mình, các thành viên cũng không thể tránh được sai sót. ì vậy, Ban biên soạn quy trình kỹ thuật cây cao su trân tr ng lắng nghe và ghi nhận m i sự đóng góp của quý vị để cập nhật quy trình tiến bộ hơn. BAN BIÊN SOẠN Về mục lục iii
  4. Quy trình kỹ thuật cây cao su iv Về mục lục
  5. Quy trình kỹ thuật cây cao su MỤC LỤC PHẦN I QUY ĐỊNH CHUNG 1 PHẦN II QUY TRÌNH KỸ THUẬT 5 CHƯƠNG I. SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU 7 MỤC I: QUẢN LÝ CÂY GIỐNG CAO SU 7 MỤC II: ƯỜN NHÂN GỖ GHÉP CAO SU 8 MỤC III: KỸ THUẬT LÀM ƯỜN ƯƠNG TUM TRẦN 11 MỤC IV: KỸ THUẬT LÀM ƯỜN ƯƠNG BẦU CÓ TẦNG LÁ 15 MỤC V: KỸ THUẬT LÀM ƯỜN ƯƠNG TUM BẦU 2 - 3 TẦNG LÁ 19 MỤC VI: KỸ THUẬT LÀM ƯỜN ƯƠNG TUM BẦU 5 TẦNG LÁ 22 CHƯƠNG II. KHAI HOANG, THIẾT KẾ LÔ VÀ XÂY DỰNG ƯỜN CÂY 24 CHƯƠNG III. KỸ THUẬT TRỒNG MỚI CAO SU 35 MỤC I: CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHỦ YẾU 35 MỤC II: TRỒNG CAO SU 37 CHƯƠNG IV. CHĂM SÓC CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 41 MỤC I: KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 41 MỤC II: BÓN PHÂN CHO ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 42 MỤC III: TỈA CHỒI CÓ KIỂM SOÁT VÀ TẠO TÁN CHO CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 44 MỤC IV: TRỒNG XEN TRONG ƯỜN CAO SU 46 MỤC V: QUẢN LÝ ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 47 CHƯƠNG V. THIẾT LẬP HỐ ĐA NĂNG 49 MỤC I: YÊU CẦU CHUNG 49 MỤC II: BỐ TRÍ HỐ ĐA NĂNG TRÊN ƯỜN CAO SU 51 MỤC III: KỸ THUẬT SỬ DỤNG HỐ ĐA NĂNG KẾT HỢP ÉP XANH TRÊN ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 53 MỤC IV: KỸ THUẬT BÓN PHÂN TRÊN HỐ ĐA NĂNG ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ KINH DOANH 54 MỤC V: KỸ THUẬT TÍCH MÙN, GIỮ ẨM HỐ ĐA NĂNG TRÊN ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ KINH DOANH 55 CHƯƠNG VI. THU HOẠCH MỦ VÀ CHĂM SÓC ƯỜN CAO SU KINH DOANH 56 MỤC I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THU HOẠCH MỦ 56 MỤC II: CHẾ ĐỘ THU HOẠCH MỦ 57 MỤC III: THIẾT KẾ, MỞ MIỆNG CẠO 60 MỤC IV: CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG VIỆC THU HOẠCH MỦ 71 MỤC V: KÍCH THÍCH MỦ 74 MỤC VI: KỸ THUẬT KÍCH THÍCH BẰNG KHÍ ETHYLENE (RRIMFLOW) 76 MỤC VII: BIỆN PHÁP CHE MƯA CHO CÂY CAO SU 79 MỤC VIII: CHĂM SÓC ƯỜN CÂY KINH DOANH 81 MỤC IX: BẢO VỆ ƯỜN CÂY CAO SU KINH DOANH 83 MỤC X: QUẢN LÝ ƯỜN CAO SU KINH DOANH 84 Về mục lục v
  6. Quy trình kỹ thuật cây cao su CHƯƠNG VII. BẢO VỆ THỰC VẬT 87 MỤC I: CÁC SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CAO SU 88 MỤC II: BỆNH LÁ 89 MỤC III: BỆNH THÂN CÀNH 95 MỤC IV: BỆNH MẶT CẠO 98 MỤC V: BỆNH RỄ 101 MỤC VI: NHỮNG TÁC HẠI KHÁC 102 MỤC VII: SÂU HẠI 105 MỤC VIII: QUẢN LÝ CỎ DẠI 108 MỤC IX: SỬ DỤNG, BẢO QUẢN THUỐC VÀ AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT 110 PHẦN III PHỤ LỤC 113 PHỤ LỤC 1. KÝ HIỆU VIẾT TẮT TÊN GIỐNG CAO SU 115 PHỤ LỤC 2. TRA CỨU ĐỘ DỐC THEO ĐỘ () VÀ PHẦN TRĂM (%) 116 PHỤ LỤC 3. THIẾT KẾ LÔ TRÊN ĐẤT DỐC 117 PHỤ LỤC 4. THIẾT KẾ TUYẾN CÁC ĐƯỜNG LÔ TRÊN ĐẤT DỐC 121 PHỤ LỤC 5. PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG CAO SU 123 PHỤ LỤC 6. TRỒNG THẢM PHỦ TRÊN ƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 125 PHỤ LỤC 7. QUY ĐỊNH VỀ CHỦNG LOẠI VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG TRÊN ƯỜN CAO SU 129 PHỤ LỤC 8. SƠ ĐỒ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ MIỆNG CẠO, MẶT CẠO HÀNG NĂM 134 PHỤ LỤC 9. TÓM TẮT KÝ HIỆU QUỐC TẾ VỀ CHẾ ĐỘ THU HOẠCH MỦ 135 PHỤ LỤC 10. HƯỚNG DẪN VÀ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỆNH HẠI TRÊN ƯỜN CÂY CAO SU 137 PHỤ LỤC 11. CÁCH PHA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 141 PHỤ LỤC 12. THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG 145 vi Về mục lục
  7. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHẦN I QUY ĐỊNH CHUNG Về mục lục 1
  8. Quy trình kỹ thuật cây cao su 2 Về mục lục
  9. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 1: Phạm vi áp dụng - Quy trình kỹ thuật cây cao su (sau đây được g i là Quy trình) được áp dụng thống nhất trong toàn bộ các đơn vị thành viên trồng cao su do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (sau đây được g i là Tập đoàn) quản lý. - Quy trình này được Tập đoàn ban hành và giữ bản quyền, theo Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi và bổ sung năm 2009 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nghiêm cấm sao chép dưới m i hình thức nếu không được phép của Tập đoàn. Điều 2: Điều khoản thi hành - Tất cả các cá nhân, tập thể thuộc các đơn vị thành viên trồng, chăm sóc và thu hoạch mủ cao su do Tập đoàn quản lý phải áp dụng nghiêm túc các điều khoản được nêu trong Quy trình. Việc thực hiện các điều khoản, biện pháp kỹ thuật, sử dụng phân bón, vật tư, hoá chất không được nêu trong quy trình này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Tập đoàn. - Lãnh đạo các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp với ban Tổng Giám đốc Tập đoàn về việc tổ chức thực hiện Quy trình. Các đơn vị thành viên có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất hoặc bổ sung các điều khoản được nêu trong Quy trình về Tập đoàn theo định kỳ. - Tập đoàn có trách nhiệm tập huấn, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Quy trình tại các đơn vị thành viên. Trong trường hợp cần thiết, Tập đoàn sẽ thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra và đánh giá độc lập. Điều 3: Phạm vi điều chỉnh Việc bổ sung hoặc thay đổi các điều khoản nêu trong Quy trình sẽ được Tập đoàn ra quyết định bằng văn bản. Điều 4: Chế độ thưởng phạt - Cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy trình sẽ được Tập đoàn khen thưởng theo chế độ hiện hành. - Đối với cá nhân, tập thể vi phạm Quy trình, tuỳ mức độ thiệt hại sẽ có hình thức kỷ luật cụ thể. Về mục lục 3
  10. Quy trình kỹ thuật cây cao su 4 Về mục lục
  11. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHẦN II QUY TRÌNH KỸ THUẬT Về mục lục 5
  12. Quy trình kỹ thuật cây cao su 6 Về mục lục
  13. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương I SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU Mục I: QUẢN LÝ CÂY GIỐNG CAO SU Điều 5: Quy định chung về quản lý cây giống - Các đơn vị sản xuất, cung cấp và sử dụng cây giống cao su trong Tập đoàn phải tuân thủ pháp lệnh và các quy định về quản l ý giống cây trồng do Nhà nước và Tập đoàn ban hành. - Tập đoàn quản lý sử dụng giống cao su: ban hành cơ cấu giống cao su áp dụng từng vùng theo giai đoạn, phê duyệt cơ cấu giống và nghiệm thu kết quả thực hiện hàng năm trên vườn cây trồng mới, tái canh của các đơn vị thành viên. - Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, cung cấp và sử dụng giống cao su tại đơn vị mình và các đơn vị liên kết. - Các đơn vị sản xuất giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cây giống theo Quy trình này. - Hàng năm, Tập đoàn sẽ công bố danh sách đơn vị, cơ sở sản xuất giống cao su đạt tiêu chuẩn. Điều 6: Quản lý vườn ương và vườn nhân - Lập kế hoạch sản xuất, báo cáo tiến độ thực hiện theo biểu mẫu thống nhất. - Có nhật k ý ghi cụ thể về thời gian, khối lượng và chất lượng thực hiện các công việc trên vườn ương: lý lịch vườn nhân, thời gian xuống giống, nguồn hạt, phân bón, tưới nước, chăm sóc, bảo vệ thực vật - ườn ương có sơ đồ chi tiết giống, mỗi giống ghép theo từng ô riêng. - ườn nhân có bảng ghi rõ tên giống từng ô và có sơ đồ chi tiết ô giống. Điều 7: Kiểm định giống cao su - ườn nhân đưa vào sản xuất hàng năm phải được Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam kiểm định, thanh l c và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. - Cây giống có tầng lá phải được kiểm định trong vườn ương trước khi đem trồng. Điều 8: Bảo vệ thực vật trên vườn sản xuất giống Cây giống xuất vườn phải sạch bệnh và các đối tượng gây hại khác. Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ, trừ nấm bệnh và côn trùng gây hại theo Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật. Về mục lục 7
  14. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục II: VƯỜN NHÂN GỖ GHÉP CAO SU Điều 9: Thời vụ cây giống - Tuỳ theo khu vực (vùng trồng cao su), phải hoàn tất thiết kế, chuẩn bị cây giống, làm đất, bón lót trước khi thiết lập vườn nhân. - ườn nhân được trồng bằng các loại cây giống có xuất xứ từ vườn nhân cấp 1 gồm: tum trần, bầu mắt ngủ, bầu có tầng lá hoặc tum bầu có tầng lá. Điều 10: Chọn đất Ch n nơi có điều kiện khí hậu thích hợp, có nguồn nước tưới, đất có kết cấu nhẹ và dễ thoát nước, vị trí vườn thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Điều 11: Thiết kế - Thiết kế phải đạt yêu cầu chống xói mòn, chống úng vào mùa mưa, thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. - ườn nhân được chia thành nhiều ô, kích thước ô có thể dài 50 - 100 m, rộng 20 - 30 m, các ô cách nhau bằng đường rộng 3 m. Đường vận chuyển chính rộng 5 m. - Cây trồng theo hàng đơn, cây cách cây 0,5 m; hàng cách hàng 1,0 m. Mật độ 20.000 gốc/ha (không tính diện tích đường đi). Hình I.1: Mật độ trồng trên vườn nhân Điều 12: Làm đất - Đào rãnh rộng 40 cm, sâu 50 cm hoặc rạch hàng sâu tương đương bằng cơ giới. - Bón lót phân chuồng hoai 20 tấn/ha hoặc các loại phân hữu cơ có chất lượng tương đương và phân lân nung chảy 1,1 tấn ha. Rải phân theo rãnh và trộn đều với đất. 8 Về mục lục
  15. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 13: Chăm sóc vườn nhân gỗ ghép - Thường xuyên cắt bỏ chồi thực sinh, cành nhỏ và chồi ngang. Năm thứ hai và năm thứ ba chừa 2 chồi/gốc, từ năm thứ tư trở đi để tối đa 3 chồi/gốc tuỳ độ lớn của gốc. - ườn nhân phải được giữ sạch cỏ bằng thủ công hay hoá chất. Điều 14: Bón phân - Loại phân và liều lượng theo Bảng 1. - Chia đều lượng phân trên để bón làm ba lần, bón khi đất đủ ẩm. Không bón phân cho vườn nhân một tháng trước ngày cắt gỗ ghép. - Bón bổ sung định kỳ ba năm một lần phân hữu cơ vi sinh giữa rãnh với số lượng 1.500 kg/ha. Bảng 1: Lượng phân bón cho vườn nhân giống cao su Nguyên chất (kg/ha) Phân bón (kg/ha) Lần bón N P2O5 K2O Urê Lân NC KCl Năm 1 200 200 120 435 1.250 200 Năm 2 250 250 150 543 1.563 250 Từ năm 3 300 300 200 652 1.875 333 Điều 15: Tưới nước Tưới nước đủ ẩm vào lúc mới trồng, vào lúc bón phân và trước lúc thu hoạch gỗ ghép. ườn thu hoạch gỗ ghép trong mùa khô cần tưới với lượng nước 250 m3/ha/lần với chu kỳ 1 lần/tuần và liên tục trong sáu tuần trước khi cắt gỗ. Điều 16: Thanh lọc giống Cán bộ kỹ thuật chuyên trách giống tại cơ sở kiểm tra vườn nhân ít nhất 2 lần năm để cắt bỏ chồi thực sinh và chồi lẫn giống. Điều 17: Tiêu chuẩn cành gỗ ghép - Cành gỗ ghép phải có tuổi tương ứng với gốc ghép và bóc vỏ dễ dàng. - Số lượng mắt ghép khác nhau tuỳ theo giống, bình quân phải đạt 10 mắt hữu hiệu trên 1,0 m cành gỗ ghép dạng xanh hoặc xanh nâu. Điều 18: Nâng tầng lá và cắt cành gỗ ghép - Nâng tầng lá: trước khi cắt cành 20 - 25 ngày, cắt lá chừa cuống còn 1 - 2 cm những tầng lá dưới thấp, giữ lại hai tầng lá trên cùng. - Cắt cành gỗ ghép: chỉ cắt cành gỗ ghép có tầng lá trên cùng ổn định và dễ bóc vỏ. Cắt cành vào lúc trời mát. - Cắt cành ghép cách chỗ phát chồi 10 cm, vết cắt g n, không làm hư hại phần gốc, bôi vaseline kín vết cắt. - Lượng gỗ ghép xanh nâu có thể cung cấp vụ chính trên 1 ha vào năm thứ nhất: 10.000 m; năm thứ hai: 22.000 m; từ năm thứ ba trở đi: 30.000 m. Về mục lục 9
  16. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 19: Gỗ ghép không nâng tầng lá - Thu hoạch cành gỗ ghép không nâng tầng lá để lấy mắt ghép còn cuống lá (mắt xanh). Ngay sau khi cắt gỗ phải cắt lá ngay và chừa cuống còn 1 - 2 cm, bảo quản kịp thời nơi mát và đủ ẩm. - Khi cắt mắt ghép, cắt cuống lá cách tầng rời 1,0 mm, tránh phạm vào vỏ mắt ghép. - Khi chuyển đi xa, cành gỗ ghép được xếp từng lớp xen đệm giữ ẩm, không buộc chung thành bó. Tưới nước giữ ẩm vào lúc trời mát trên đường vận chuyển. - Thời gian từ khi cắt đến khi ghép không quá 2 ngày. Điều 20: Bảo quản, vận chuyển cành gỗ ghép - Ngay sau khi cắt, cành gỗ ghép được gom lại cẩn thận, tránh bị dập; nhúng sáp hoặc bôi vaseline kín hai đầu, bảo quản nơi mát và ẩm, tuyệt đối không phơi nắng. - Bảo quản: cành gỗ ghép được giữ ẩm trong bao bố ướt, mùn cưa ẩm hoặc rơm rạ thấm nước, để nơi thoáng mát. Khi chuyển đi xa, buộc chặt gỗ thành từng bó, mỗi bó 20 cành. Xe chở cành giống phải có mui che thoáng mát, sàn xe rải lớp đệm giữ ẩm (bao bố, rơm rạ, mùn cưa ). Bó cành được xếp thành từng lớp, cứ mỗi lớp phủ lớp đệm giữ ẩm. Tưới nước giữ ẩm vào lúc trời mát trên đường vận chuyển. - Thời gian từ khi cắt đến khi ghép không quá 5 ngày. Điều 21: Định hình và cưa phục hồi - Định hình: mỗi gốc duy trì một thân cao 50 cm. Các lần thu hoạch về sau cắt sát trên điểm định hình. - Cưa phục hồi: sau 3 - 5 năm thu hoạch gỗ ghép, cưa thân chính xuống thấp ngay dưới điểm định hình lần đầu. - Ghép chồng đổi giống thực hiện trên chồi mới sau khi cưa phục hồi. Hình I.2: Vườn nhân giống cao su 10 Về mục lục
  17. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục III: KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠNG TUM TRẦN Điều 22: Thời vụ Trồng cây con từ tháng 7 đến tháng 9. Điều 23: Chuẩn bị đất - Ch n nơi có điều kiện khí hậu thích hợp. ườn ương có nguồn nước tưới, đất kết cấu nhẹ và dễ thoát nước. Vị trí vườn ương thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. - Làm đất xong trước khi trồng cây con ít nhất 15 ngày. Đất phải được d n sạch và san phẳng. Điều 24: Thiết kế vườn ương - ườn ương được thiết kế bảo đảm chống xói mòn, thoát nước đồng thời thuận tiện cho việc thi công, chăm sóc, quản lý và vận chuyển. - ườn ương chia thành những ô kích thước 20 m x 10 m, giữa các ô có đường đi rộng 2 m nối vào đường vận chuyển. ườn ương có quy mô lớn ( 1,0 ha) thì thiết kế đường vận chuyển chính rộng 5 m, đường nhánh rộng 3 m. - Bố trí cây trồng hàng kép với khoảng cách (90 cm + 30 cm) x 20 cm (hàng đơn cách nhau 30 cm, hàng kép cách nhau 90 cm và cây cách cây 20 cm). - Mật độ thiết kế 80.000 điểm/ha. Điều 25: Làm rãnh vườn ương - Đào rãnh sâu 50 cm, rộng 40 cm, có thể sử dụng cơ giới để rạch hàng bảo đảm đạt độ sâu hơn 50 cm. - Bón lót phân chuồng hoai 20 tấn/ha (hoặc các dạng phân hữu cơ khác có chất lượng tương đương) và phân lân nung chảy 1,0 tấn ha. Đối với đất giàu mùn (đất mới khai hoang) không cần bón lót phân hữu cơ. - Trộn đều phân với đất, lấp rãnh lại trước khi trồng cây con khoảng 15 ngày. Điều 26: Chuẩn bị hạt giống - Hạt làm gốc ghép: ưu tiên sử dụng hạt của các dòng vô tính GT 1 và PB 260; kế đến là hạt các dòng vô tính phổ biến khác. Ch n hạt mới rụng có vỏ sáng bóng và phôi nhủ tươi. Bảo quản hạt nơi có mái che, thoáng mát; rải trên nền không dày quá 20 cm và rấm ngay trong vòng 3 ngày. - Số lượng hạt giống cho vườn ương tum khoảng 1.200 kg/ha. - Xử lý hạt: đặt ngửa hạt, gõ nhẹ để vỏ hạt vừa nứt ra, sau đó ngâm trong nước sạch 24 giờ; sau 12 giờ thì thay nước sạch một lần. - Rấm hạt: líp rấm rộng 1,0 m và cao 15 cm trên phủ cát mịn dày 5 cm, giữa các líp có lối đi và có mái che. Hạt sau khi ngâm được đặt úp bụng sát nhau thành một lớp trên líp và phủ cát đủ kín hạt, số lượng khoảng 1.000 - 1.200 hạt/m2. - Tưới nước nhẹ 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, lượng nước khoảng 4 lít/m2/lần tưới. Tránh để nước đ ng trên líp rấm. - Phòng kiến, mối vào líp rấm bằng cách phun hoặc rải thuốc diệt côn trùng quanh líp. Về mục lục 11
  18. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình I.3: Chọn cây con từ líp rấm hạt để trồng trên vườn ương Điều 27: Trồng cây ra vườn ương tum - Sau khi rấm được 8 - 10 ngày, ch n những cây có thân mầm và rễ c c dài khoảng 3 - 10 cm đem trồng ra vườn ương. Trồng cây vào lúc trời mát. - Ch c lỗ ở điểm trồng sâu hơn chiều dài rễ mầm để đặt một cây; đặt rễ c c thẳng xuống trong lỗ, ém đất chặt rễ và phủ đất mịn che hạt. Loại bỏ cây bị hư gãy thân mầm hoặc rễ c c. - Trong vòng 10 ngày sau khi trồng cây con, hàng ngày kiểm tra thay thế ngay những cây không đạt yêu cầu: cây chết, gãy chồi, thui ng n, m c yếu, xì mủ trên thân, cây bạch tạng Điều 28: Tưới nước - Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng cây để lèn đất chặt quanh bộ rễ. - Trong mùa khô, tưới nước ít nhất 2 lần/tuần với lượng nước khoảng 10 lít/m2/lần. Tưới nước lúc trời mát, vào sáng sớm hoặc xế chiều. Tưới đủ nước vào ngày trước và sau khi ghép, không tưới nước vào ngày ghép. Điều 29: Làm cỏ ườn ương phải được giữ sạch cỏ bằng thủ công hay hoá chất. Nên sử dụng màng phủ PE để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm giữa hàng. Không cuốc xới gần gốc tum trước khi ghép ít nhất một tháng. Điều 30: Bón phân - Loại phân, liều lượng và số lần bón theo Bảng 2. - Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt hai tầng lá ổn định, các lần bón sau cách nhau 30 ngày, bón phân lần cuối cùng trước khi ghép ít nhất một tháng. 12 Về mục lục
  19. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Cách bón: trộn đều các loại phân ngay trước khi bón. Lần thứ nhất rải phân giữa hai hàng đơn cách gốc 10 cm; từ lần hai trở đi rải phân d c hai bên hàng kép cách gốc 15 cm. Sau khi bón, xới nhẹ để vùi lấp phân. Vào mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước đẫm. Bảng 2: Lượng phân bón cho 1 ha vườn ương tum Nguyên chất (kg/ha) Phân bón (kg/ha) Lần bón N P2O5 K2O Urê Super lân KCl 1 60 60 40 130 375 67 2 120 120 80 261 750 133 3 120 120 80 261 750 133 4 120 120 80 261 750 133 Điều 31: Tỉa loại Tỉa loại hai lần: - Lần 1: khi cây đạt 3 - 4 tầng lá, tỉa bỏ những cây quá xấu, còi c c và không phát triển. - Lần 2: trước khi ghép 10 - 15 ngày, tỉa bỏ những cây sinh trưởng quá kém và không thể ghép được. Điều 32: Ghép cây - Bắt đầu ghép khi đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt trên 10 mm và khi cây có tầng lá trên cùng ổn định. - Áp dụng kỹ thuật ghép mắt xanh và xanh nâu theo phương pháp ghép cửa sổ. Chỉ ch n mắt nách lá và vảy cá có mô mầm (hạt gạo) rõ. - ườn ương và vườn nhân phải được tưới nước đầy đủ trong thời gian ghép. Không ghép lúc gốc cây còn ướt. Ghép cây vào lúc trời mát. Điều 33: Bứng, xử lý và bảo quản tum - Mở băng sau khi ghép 20 ngày, sau đó ít nhất 15 ngày mới bứng tum. Tưới đẫm vườn trước lúc bứng tum. - Cắt ng n tum ở độ cao 5 - 7 cm cách mí trên của mắt ghép, mặt cắt ngang hay nghiêng về phía đối diện và bôi vaseline ngay sau khi cắt. - Cắt hết rễ bàng, tránh phạm vào rễ c c, cắt chừa rễ c c dài ít nhất 45 cm tính từ cổ rễ hoặc để dài hơn tiêu chuẩn, sẽ xử lý lại tại nơi trồng. - Phần tum từ cổ rễ trở xuống được xử lý bằng cách nhúng trong hỗn hợp bùn sệt gồm 2 3 đất nhão + 1 3 phân bò (trâu) tươi + 4% phân super lân và nước. Những vùng có mối hay gây hại, cho thêm chlorpyrifos nồng độ 0,5% vào hỗn hợp trên. Về mục lục 13
  20. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Buộc chặt tum thành bó bằng dây mềm, mắt ghép quay vào phía trong (Hình I.4). - Tum vận chuyển đi xa thì thời gian bảo quản không quá 10 ngày sau khi bứng. Khi vận chuyển, xe phải có mui che thoáng mát, sàn xe rải lớp đệm giữ ẩm (bao bố, rơm rạ, mùn cưa ). Bó tum được xếp thành từng lớp, cứ mỗi hai lớp trải lớp đệm giữ ẩm (bao bố, rơm rạ). Tưới nước 2 lần/ngày vào lúc trời mát trên đường vận chuyển. - Khi đến điểm tập kết tum tại vườn ương tum bầu, phải bảo quản bằng cách xếp đứng tum trong hố thoát nước tốt và có mái che mát. Phủ cát mịn kín phần rễ tum và tưới kiểm soát nước vừa đủ ẩm. Hình I.4: Tum, bó tum quay mắt ghép vào trong Điều 34: Sản xuất tum trần trên vườn ương tạm thời - Ch n đất: có thể sử dụng đất khác ngoài vườn ương hoặc giữa hàng cao su kiến thiết cơ bản năm thứ nhất và thứ hai để sản xuất tum trần dùng cho tum bầu có tầng lá. Ch n đất tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. - Thời vụ: lúc có hạt giống tốt, trồng từ tháng 8 đến tháng 12. - Chuẩn bị đất: d n sạch, san phẳng; rạch hàng hoặc xới đất bảo đảm luống trồng sâu hơn 40 cm. Có thể kết hợp việc xới luống và trộn phân bón lót. - Bón lót: đất mới khai hoang hoặc đất giàu mùn không cần bón lót. - Khoảng cách trồng và các công đoạn: ch n hạt, xử lý, trồng cây, ghép tương tự sản xuất tum trong vườn ương. 14 Về mục lục
  21. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục IV: KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠNG BẦU CÓ TẦNG LÁ Điều 35: Thời vụ Trồng cây con bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10. Điều 36: Địa điểm Có nguồn nước tưới, thuận tiện cho đi lại, vận chuyển. Điều 37: Thiết kế - ườn ương được thiết kế bảo đảm chống xói mòn, thoát nước đồng thời thuận tiện cho việc thi công, chăm sóc, quản lý và vận chuyển. - ườn ương được chia thành những ô kích thước 20 m x 10 m, giữa các ô có đường đi rộng 3 m. ườn ương có quy mô lớn thiết kế đường trục chính rộng 5 m, đường phụ rộng 3 m. - Mật độ thiết kế vườn ương bầu có tầng lá là 120.000 - 130.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 18 cm x 35 cm. Từ 150.000 - 160.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 16 cm x 33 cm. - Thiết kế hàng theo hai cách: + Hàng đơn: xếp một hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa hai tâm rãnh cách nhau 0,7 m - 0,8 m. + Hàng kép: xếp hai hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa hai tâm hàng kép là 1,2 m. Đặt bầu thành hai hàng cách nhau 5 cm - 10 cm để đặt ống tưới bằng nhựa PE mỏng theo từng hàng kép. - Đặt bầu xuống rãnh ở độ sâu bằng 2/3 chiều cao bầu hoặc miệng bầu cao hơn mặt đất 10 cm. Điều 38: Quy cách bầu - Bầu PE nguyên sinh dày 0,08 mm, một nửa chiều dài bầu ở phần đáy có đục nhiều lỗ, các lỗ cách nhau 6 cm, đường kính lỗ 5 mm. - Kích thước bầu tuỳ theo loại đất. Đối với đất đỏ, dùng bầu có kích thước 16 cm x 33 cm hoặc 18 cm x 35 cm. Đối với đất xám, dùng bầu có kích thước 18 cm x 35 cm hoặc lớn hơn. Điều 39: Cho đất vào bầu - Ch n đất thịt có tơi xốp để vào bầu (lấy đất tại chỗ hoặc chở từ nơi khác đến). Đối với đất xám, ch n đất có tỷ lệ cát thấp để tránh vỡ bầu. Đất lúc cho vào bầu phải tương đối khô. - Phân bón lót: + Phân lân nung chảy 8 - 10 g/bầu. + Phân hữu cơ vi sinh 10 g bầu; hoặc phân chuồng hoai 50 - 100 g/bầu. Về mục lục 15
  22. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Cho đất vào bầu: đất tơi xốp được trộn đều với phân lót theo định lượng. Lượt đầu, cho đất vào khoảng 2/3 chiều cao túi bầu, lắc đều vừa đủ chặt; lượt sau cho đất đầy bằng miệng bầu, lại lắc đều cho đất xuống cách miệng bầu 1,0 cm. Bầu đất phải tròn đều, không gãy ở giữa. Điều 40: Chuẩn bị hạt giống Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ương bầu cắt ng n khoảng 1.200 - 1.600 kg/ha tuỳ theo mật độ thiết kế và loại hạt giống. Ch n và xử lý hạt giống như Điều 26. Điều 41: Trồng cây vào bầu - Trước khi trồng cây vào bầu 1 - 2 ngày, đất trong bầu phải được tưới đẫm nước. - Ch n những cây có rễ c c và thân mầm dài khoảng 3 - 10 cm đặt vào bầu; ch n những cây cùng chiều cao để trồng cùng lượt. - Trồng cây vào lúc trời mát. Ch c lỗ ở giữa bầu để trồng một cây, đặt rễ c c thẳng xuống trong lỗ, ém đất chặt rễ và phủ đất mịn che hạt. Không trồng cây bị hư gãy thân mầm hoặc rễ c c. - Trong vòng 20 ngày sau khi ra cây, hàng ngày kiểm tra thay thế ngay những cây không đạt yêu cầu như: gãy chồi, thui ng n, m c yếu, xì mủ trên thân, bạch tạng Điều 42: Tưới nước - Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng cây để lèn đất chặt quanh bộ rễ. - Mùa khô phải tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm đến đáy bầu. Tưới mỗi ngày một lần từ khi trồng cây vào bầu đến lúc cây đạt 1 tầng lá ổn định, tưới hai ngày một lần khi cây đạt 2 tầng lá trở lên, lượng nước tưới khoảng 10 lít nước/m2/lần. Điều 43: Làm cỏ ườn ương phải được giữ sạch cỏ bằng phương pháp thủ công hay hoá chất. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (PE) để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm giữa hàng. Điều 44: Bón phân - Loại phân, liều lượng và số lần bón theo Bảng 3. - Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt hai tầng lá ổn định, các lần sau cách nhau 30 - 40 ngày khi tầng lá mới ổn định. Ngưng bón trước khi ghép 30 ngày. - Kỹ thuật bón: trộn đều ba loại phân, ch c lỗ sâu 3 cm gần thành bầu rồi bón phân vào lỗ; tránh bón gần gốc. - Tưới nước khi bón phân: bón phân đến đâu thì tưới nước đẫm ngay đến đó. 16 Về mục lục
  23. Quy trình kỹ thuật cây cao su Bảng 3: Lượng phân bón cho cao su vườn ương bầu cắt ngọn và bầu 1 - 3 tầng lá a. Kích thước bầu 16 cm x 33 cm Nguyên chất (g/cây) Phân bón (g/cây) Lần bón N P2O5 K2O Urê DAP KCl 1 0,5 0,5 0,2 0,6 1,1 0,4 2 - 4 1,0 1,0 0,5 1,3 2,2 0,8 5 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2 Sau cắt ng n 1 0,7 0,7 0,3 0,9 1,5 0,5 2 - 4 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2 Từ 5 tháng 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7 b. Kích thước bầu 18 cm x 35 cm Nguyên chất (g/cây) Phân bón (g/cây) Lần bón N P2O5 K2O Urê DAP KCl 1 0,7 0,7 0,3 0,9 1,5 0,5 2 - 4 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2 5 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7 Sau cắt ng n 1 1,0 1,0 0,5 1,3 2,2 0,8 2 - 4 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7 Từ 5 tháng 3,0 3,0 1,5 4,0 6,5 2,5 Điều 45: Ghép cây - Thời gian ghép: ghép rải vụ từ tháng 2 đến tháng 5. - Tiến hành ghép khi cây trong bầu có đường kính gốc đạt trên 8 mm đo ở vị trí cách mặt đất 10 cm. Ghép cây lúc trời mát, không ghép khi gốc ghép còn ướt. Không tưới nước trong ngày ghép, sau khi ghép phải tưới nước bảo đảm đủ ẩm. - Gỗ ghép: có tuổi cành tương đương với gốc ghép, bóc vỏ dễ dàng. Có thể sử dụng mắt non, mắt xanh hay mắt xanh nâu. Điều 46: Cắt ngọn, chuyển bầu - Sau khi ghép 20 ngày thì mở băng. Sau khi mở băng ít nhất 15 ngày mới cắt ng n. - Cắt ng n bầu có cây ghép sống đạt đường kính gốc trên 10 mm đo cách mặt đất 10 cm. Cắt ng n cao khoảng 5 - 7 cm cách mí trên của mắt ghép, bôi ngay vaseline lên trên mặt cắt. Đối với đợt cây cắt ng n sớm, nếu gốc ghép nhỏ nên cắt ng n cao hơn, khoảng 10 - 12 cm cách mắt ghép. Về mục lục 17
  24. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Sau khi cắt ng n, nhấc bầu lên khỏi rãnh, cắt bỏ phần rễ đâm ra ngoài bầu, tập trung bầu gần đường vận chuyển. Giữ bầu vừa đủ ẩm lúc vận chuyển để tránh long gốc, vỡ bầu. Điều 47: Chăm sóc bầu có 1 - 2 tầng lá - Chuyển và sắp bầu: bầu cắt ng n được chuyển đến vườn ương bầu có tầng lá. Đặt bầu theo hàng kép sâu khoảng 10 cm, mắt ghép quay ra phía ngoài. Khoảng giữa hai hàng kép rộng 60 cm. - Chăm sóc bầu có tầng lá: tưới nước đủ ẩm, thường xuyên tỉa chồi dại. ườn ương phải giữ sạch cỏ, nhổ hết cỏ trong bầu. Phòng bệnh định kỳ kết hợp bón phân qua lá. - Ch n bầu có tầng lá trên cùng ổn định, đồng đều để trồng. Hình I.5: Vườn ương bầu đã ghép 18 Về mục lục
  25. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục V: KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠNG TUM BẦU 2 - 3 TẦNG LÁ Điều 48: Thời vụ - Để sản xuất tum bầu 2 - 3 tầng lá cho thời vụ trồng mới hoặc trồng dặm thì tum được đặt vào bầu trước đó khoảng 5 - 6 tháng. - Thời vụ: từ tháng 10 đến tháng 11 chuẩn bị cho trồng vào vụ sớm năm sau và tháng 2 đến tháng 3 chuẩn bị cho trồng vào tháng 6 đến tháng 8. Điều 49: Địa điểm Có nguồn nước tưới, thuận tiện cho đi lại, vận chuyển. Điều 50: Thiết kế - ườn ương thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, thoát nước đồng thời thuận tiện cho việc thi công, chăm sóc, quản lý và vận chuyển. - ườn ương chia thành ô kích thước 20 m x 10 m, giữa các ô có đường đi rộng 3 m. Đối với vườn ương có quy mô lớn, thiết kế đường trục chính rộng 5 m. - Mật độ thiết kế vườn ương tum bầu có tầng lá là 120.000 - 130.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 18 cm x 35 cm. Từ 150.000 - 160.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 16 cm x 33 cm. - Thiết kế hàng theo hai cách: + Hàng kép: xếp hai hàng bầu vào rãnh, các bầu đặt cạnh nhau có khoảng trống ở giữa và không nên lấp đất vào khoảng trống này. Khoảng cách giữa hai tâm hàng kép là 1,2 m. + Hàng đơn: xếp một hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa hai tâm rãnh cách nhau 0,7 m - 0,8 m. - Đặt bầu xuống rãnh ở độ sâu bằng 2/3 chiều cao bầu hoặc miệng bầu cao hơn mặt đất 10 cm. Hình I.6: Khoảng cách trồng vườn ương bầu hàng kép Về mục lục 19
  26. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 51: Quy cách bầu và tum - Dùng bầu PE nguyên sinh, dày 0,08 mm; nửa chiều dài bầu ở phần đáy có đục nhiều lỗ, các lỗ cách nhau 6 cm, đường kính lỗ 5 mm. - Kích thước bầu: 18 cm x 35 cm hoặc 16 cm x 33 cm đối với tum 6 - 8 tháng tuổi. - Quy cách tum: mắt ghép sống ổn định, đường kính tum đo cách cổ rễ 10 cm đạt từ 12 mm trở lên đối với tum 6 - 8 tháng tuổi và nhỏ hơn 20 mm đối với tum trên 10 tháng tuổi. - Xử lý rễ trước khi cắm vào bầu: cây có một rễ c c thẳng, dài 27 - 30 cm tính từ mí dưới mắt ghép đối với bầu 18 cm x 35 cm hoặc dài 25 - 28 cm với bầu 16 cm x 33 cm. Bôi vaseline kín vết cắt đuôi chuột và hồ rễ lại trước khi cắm vào bầu. Điều 52: Cho đất vào bầu - Ch n đất thịt có kết cấu tốt để vào bầu (lấy đất tại chỗ hoặc chở từ nơi khác đến). Đất lúc cho vào bầu phải tương đối khô. - Loại phân bón lót: + Phân lân nung chảy 10 g/bầu. + Phân hữu cơ vi sinh 10 g bầu; hoặc phân chuồng hoai 50 - 100 g/bầu. - Cho đất vào bầu: đất tơi, mịn đã được trộn đều với phân lót theo định lượng. Đất được cho vào 2 3 túi bầu, lắc đều vừa đủ chặt; tiếp theo cho đất đầy miệng bầu và lắc đều cho đất xuống cách miệng bầu 1,0 cm. Bầu đất phải tròn đều, không gãy ở giữa. Điều 53: Kỹ thuật trồng tum vào bầu - Tưới đẫm nước cả bầu đất 1 ngày trước khi trồng. Sử dụng cây n c ch c lỗ giữa tâm bầu đến độ sâu bằng chiều dài rễ tum đã xử lý; cắm tum vào giữa bầu giữ cho mí dưới mắt ghép cách đất 1,0 cm, mắt ghép quay ra phía ngoài. - Sau khi trồng mỗi ngày tưới 1 lần, từ khi cây đạt 1 tầng lá trở lên tưới 2 ngày 1 lần hoặc có chế độ tưới phù hợp theo điều kiện từng vùng để giữ bầu đủ ẩm trong mùa khô. Điều 54: Chăm sóc - ườn ương phải được giữ sạch cỏ, nhổ hết cỏ trong bầu. - Ở giai đoạn đầu, nơi có nhiệt độ cao cần làm giàn che; vùng xảy ra rét hại có vòm che bằng PE trong, độ cao phù hợp cho việc chăm sóc. Mở giàn che khi cây đã có tầng lá ổn định và thời tiết tốt để giúp cây sinh trưởng tốt và tránh bệnh. - Thường xuyên kiểm tra cắt bỏ chồi dại và chồi ngang kịp thời. 20 Về mục lục
  27. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 55: Bón phân - Loại phân, liều lượng và số lần bón theo Bảng 4. - Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt một tầng lá ổn định, các lần sau cách nhau 30 - 40 ngày khi tầng lá mới ổn định. - Kỹ thuật bón: trộn đều ba loại phân, ch c lỗ sâu 3 cm gần thành bầu rồi bón phân vào lỗ; tránh bón gần gốc. - Tưới nước khi bón phân: bón phân đến đâu thì tưới nước đẫm ngay đến đó. - Bổ sung phun phân bón qua lá theo hướng dẫn của sản phẩm, có thể kết phun phân bón lá kết hợp với thuốc phòng trị bệnh khi cần thiết và các hoá chất này cho phép pha trộn với nhau. Bảng 4: Lượng phân bón cho cao su vườn ương tum bầu có 2 - 3 tầng lá a. Kích thước bầu 16 cm x 33 cm Nguyên chất (g/bầu) Phân bón (g/bầu) Lần bón N P2O5 K2O Urê DAP KCl 1 0,7 0,7 0,3 0,9 1,5 0,5 2 - 4 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2 Từ 5 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7 b. Kích thước bầu 18 cm x 35 cm Nguyên chất (g/bầu) Phân bón (g/bầu) Lần bón N P2O5 K2O Urê DAP KCl 1 1,0 1,0 0,5 1,3 2,2 0,8 2 - 4 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7 5 3,0 3,0 1,5 4,0 6,5 2,5 Điều 56: Chuẩn bị bầu đem trồng - Sau khi cây đạt hai tầng lá ổn định thì tiến hành đảo bầu lần thứ nhất, trước khi trồng một tháng đảo bầu lần thứ hai và phân riêng từng nhóm có mức sinh trưởng tương đương. - Ch n bầu có tầng lá trên cùng ổn định để trồng. Cần giữ cho bầu vừa đủ ẩm khi chuyển bầu để tránh long gốc, vỡ bầu. Về mục lục 21
  28. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục VI: KỸ THUẬT LÀM VƯỜN ƯƠNG TUM BẦU 5 TẦNG LÁ Điều 57: Thời vụ Tuỳ thuộc vào thời vụ trồng mới từng vùng, tum được trồng vào bầu 8 - 9 tháng trước khi đem trồng ngoài lô. Điều 58: Địa điểm Gần vùng trồng, có nguồn nước tưới và thuận tiện vận chuyển. Điều 59: Thiết kế - ườn ương được thiết kế bảo đảm chống xói mòn, thoát nước tốt, thuận tiện thi công, chăm sóc, quản lý và vận chuyển. - ườn ương chia thành ô kích thước 20 m x 10 m, giữa các ô có đường rộng 3 m. ườn ương quy mô lớn có đường trục chính rộng 5 m. - Thiết kế hàng theo hai cách: + Hàng kép: xếp hai hàng bầu cạnh nhau song song vào rãnh, không lấp đất vào khoảng trống giữa các bầu. Khoảng cách giữa hai tâm hàng kép là 1,2 m. + Hàng đơn: xếp một hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa hai tâm rãnh cách nhau 0,7 - 0,8 m. - Độ sâu đặt bầu xuống rãnh bằng 2/3 chiều cao bầu. Điều 60: Quy cách bầu và tum cắm bầu - Bầu PE nguyên sinh, dày 0,08 mm, nửa chiều dài bầu ở phần đáy có các lỗ cách nhau 6 cm, đường kính lỗ 5 mm. - Kích thước bầu: 20 cm x 40 cm cho tum 10 tháng tuổi trở xuống hoặc 25 cm x 50 cm cho tum trên 10 tháng tuổi. - Quy cách tum: mắt ghép sống ổn định, có một rễ c c thẳng. Đối với tum 10 tháng tuổi trở xuống đường kính cách cổ rễ 10 cm đạt từ 12 mm trở lên, dài 30 cm - 35 cm tính từ cổ rễ. Đối với tum trên 10 tháng tuổi đường kính không quá 22 mm và dài 40 cm - 45 cm. - Xử lý tum trước khi cắm vào bầu: cắt đuôi chuột, bôi vaseline kín vết cắt và hồ rễ lại trước khi cắm vào bầu. Điều 61: Chọn đất, làm bầu, trồng tum và chăm sóc Tương tự như sản xuất tum bầu 2 - 3 tầng lá. Điều 62: Bón phân - Loại phân, liều lượng và số lần bón theo Bảng 5. - Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt một tầng lá ổn định, các lần sau cách nhau 30 - 40 ngày khi tầng lá mới ổn định. 22 Về mục lục
  29. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Kỹ thuật bón: trộn đều ba loại phân, ch c lỗ sâu 3 cm gần thành bầu để bón phân vào lỗ; tránh bón gần gốc. - Tưới nước khi bón phân: bón phân đến đâu thì tưới nước đẫm ngay đến đó. - Bổ sung phun phân bón qua lá theo hướng dẫn của sản phẩm, có thể phun phân bón lá kết hợp với thuốc phòng trị bệnh khi cần thiết và các hoá chất này cho phép pha trộn với nhau. Bảng 5: Lượng phân bón cho cao su vườn ương tum bầu có tầng lá a. Kích thước bầu 20 cm x 40 cm Nguyên chất (g/bầu) Phân bón (g/bầu) Lần bón N P2O5 K2O Urê DAP KCl 1 1,0 1,0 0,5 1,4 2,3 0,9 2 - 4 2,0 2,0 1,0 2,8 4,6 1,8 Từ 5 3,0 3,0 2,0 4,2 6,8 2,6 b. Kích thước bầu 25 cm x 50 cm Nguyên chất (g/bầu) Phân bón (g/bầu) Lần bón N P2O5 K2O Urê DAP KCl 1 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,3 2 - 4 3,0 3,0 1,5 4,0 6,5 2,5 Từ 5 4,5 4,5 2,0 6,0 9,8 3,8 Điều 63: Giãn mật độ cây, đảo bầu Sau khi cây đạt hai tầng lá ổn định thì giãn mật độ bầu lần thứ nhất, xếp bầu theo hàng đơn; đảo bầu khi cây đạt 4 tầng lá ổn định, đảo lần cuối trước khi trồng 1 - 2 tháng. Mỗi đợt đảo bầu cần phân loại riêng theo nhóm có mức sinh trưởng tương đương. Điều 64: Chuẩn bị bầu đem trồng Ch n bầu có tầng lá trên cùng ổn định để trồng và phải đạt chiều cao trên 1,5 m. Cần giữ cho bầu vừa đủ ẩm khi vận chuyển để tránh long gốc, vỡ bầu. Về mục lục 23
  30. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương II KHAI HOANG, THIẾT KẾ LÔ VÀ XÂY DỰNG VƯỜN CÂY Điều 65: Quy định chung về xây dựng vườn cây - Đối với các dự án mới mở rộng diện tích trồng cao su, chỉ cho phép trồng mới cao su khi có sự kiểm định kết quả phân hạng đất trồng cao su của một tổ chức chuyên môn do Tập đoàn chỉ định. - “Đất dốc” được quy định là đất có độ dốc từ 5 (8,7%) trở lên và đất bằng là đất có độ dốc nhỏ hơn 5 (8,7%); “độ dốc” của một lô hay một vùng là độ dốc bình quân của lô hay vùng đó; “đường lô” bao gồm đường bao quanh lô và đường đi xuyên lô. Tham khảo Phụ lục 2 về chuyển đổi độ dốc giữa độ () và phần trăm (%). - Rừng khộp là rừng thưa nhiệt đới hay rừng nhiệt đới rụng lá xen lẫn cây thường xanh ở mức độ khác nhau, trong đó cây chỉ thị là những loài h Dầu như Dầu đ t tím (Dipterocarpus grandiflorus), Dầu bao (D. baudii), Dầu rái (D. alatus), Kiền kiền (Hopea pierrei), Sao (H. hainanensis, H. odorata), Vên vên (Anisoptera cochinchinensis), Sến (Shorea roxburghii), Chò chỉ tàu (Parashorea chinensis) Rừng khộp phân bố trên nhiều địa hình khác nhau. i) Trên vùng đất bằng phẳng úng nước trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô thường xuất hiện rừng khộp nghèo, tầng đất canh tác mỏng với lớp đất mặt có tỷ lệ cát cao và sát ngay bên dưới có nhiều lớp sét bí chặt, thảm thực vật thưa thớt chủ yếu của vài loài cây h Dầu, nhất là cây Dầu rái. ii) Trên sườn dốc, nơi có tầng đất và thuỷ cấp sâu hơn, thường xuất hiện rừng khộp giàu, tầng canh tác dày, thảm thực vật phong phú, phát triển tốt và ngoài các loài cây chỉ thị h Dầu còn có nhiều cây gỗ quý như: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Gụ (Sindora cochinchinensis), Mun (Diospyros mun) Một số vùng rừng khộp giàu, trên sườn dốc có đá tảng hoặc đá phiến gần mặt đất cũng xuất hiện rừng khộp nghèo tương tự vùng bằng phẳng, ngập úng. Điều 66: Tiêu chuẩn đất trồng cao su - Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30 và cao trình dưới 700 m, riêng vùng miền núi phía Bắc dưới 600 m. Trong phạm vi từ mặt đất đến độ sâu 70 cm, đất không bị ngập úng thường xuyên hơn 3 tháng, tỷ lệ laterite cứng hoặc sỏi sạn, đá cục nhỏ hơn 70% thể tích. Trong phạm vi từ mặt đất đến độ sâu 150 cm không có đá tảng và không có tầng sét nén chặt (Phụ lục 5). - Vùng quy hoạch trồng cao su phải liền vùng liền khoảnh tránh manh mún. Đối với vùng trồng có cao trình vượt giới hạn quy định, Ban Quản lý Kỹ thuật và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam xem xét, đề xuất Tập đoàn quyết định. Điều 67: Khai hoang và làm đất trồng cao su Khai hoang làm đất trồng cao su được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật khai hoang và xây dựng vườn cây do Tập đoàn ban hành, cần lưu ý các yêu cầu sau: 24 Về mục lục
  31. Quy trình kỹ thuật cây cao su a. Khai hoang trên vùng đất ngập úng - Ch n những khu vực không ngập úng hoặc úng nhẹ tiến hành khai hoang trước. Các khu vực ngập úng nặng để lại khai hoang sau một vài năm khi tình trạng ngập úng giảm. Những diện tích đã khai hoang nếu phát hiện ngập úng nặng, khó khăn trong xây dựng hệ thống chống úng, thì có thể để lại trồng cao su các năm sau, khi tình trạng ngập úng giảm. - Khi khai hoang, không dồn tàn dư thực vật xuống các hợp thuỷ, khe suối và bàu trũng; sau khi khai hoang, rà rễ một lần trên hàng trồng, không cày đất. - Hệ thống mương tiêu chính được thiết kế trên bản đồ địa hình trước khi thiết kế lô ngoài thực địa. Trước khi trồng cao su, đất phải được khai hoang hợp lý và hoàn chỉnh các công trình xây dựng vườn cây bao gồm đường lô và hệ thống thoát thủy cấp 1. Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hoá chất diệt hết trước khi trồng. b. Khai hoang trên vùng đất dốc - Không khai hoang trắng và cày xới lớp đất mặt, không khai hoang tại các hợp thuỷ là đường dẫn nước ra các khe suối hoặc có mái dốc bình quân lớn hơn 30. - Chỏm rừng và thảm thực vật tự nhiên ở đỉnh đồi có tác dụng chống xói mòn cần phải giữ lại, không khai hoang. - Sau khi khai hoang chỉ rà rễ trên hàng trồng, không cày xới và rà rễ trên toàn bộ diện tích. - Các đường lô được thiết kế với độ dốc không vượt quá 7,5o (theo Quy trình kỹ thuật khai hoang xây dựng vườn cây trên đất dốc của Tập đoàn). Các vùng có độ dốc trên 15, phải làm các đường lô chính (phục vụ cho công tác thiết kế tuyến lô, tuyến đường) trước khi khai hoang. - Phải hoàn chỉnh các công trình xây dựng vườn cây bao gồm đường lô và hệ thống chống xói mòn trước khi đưa vào trồng cao su. Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hoá chất diệt hết trước khi trồng. Điều 68: Thiết kế lô cao su a. Thiết kế lô trên đất bằng - Bản đồ thiết kế lô: lập sơ đồ mặt bằng thiết kế lô, đường lô ngoài thực địa trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000. - Hình dạng và diện tích lô: thiết kế lô diện tích 12,5 ha (500 m x 250 m) hoặc 25 ha (500 m x 500 m). - Mật độ, khoảng cách và hướng trồng: thiết kế theo Bảng 6. Bảng 6: Mật độ, khoảng cách và hàng trồng trên đất bằng Mật độ (cây/ha) Khoảng cách Hướng hàng trồng * 555 6 m x 3 m Bắc - Nam 571 7 m x 2,5 m Bắc - Nam * Vùng có ảnh hưởng trực tiếp của gió bão hàng năm, thiết kế hàng trồng theo hướng Đông Tây. Về mục lục 25
  32. Quy trình kỹ thuật cây cao su b. Thiết kế lô trên đất dốc - Bản đồ thiết kế lô: lập sơ đồ mặt bằng thiết kế lô, đường lô, hệ thống chống xói mòn ngoài thực địa trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000. - Hình dạng và diện tích lô: thiết kế lô có hình dạng và kích thước tuỳ theo địa hình cụ thể. Cạnh trên và cạnh dưới dốc của lô là các đường đồng mức chủ đạo, hai cạnh bên có thể là đường lô băng xéo qua sườn dốc hoặc các hợp thuỷ, sống trâu tự nhiên. Mỗi lô phải có tối thiểu một đường đi xuyên lô, cắt xéo các đường đồng mức, phục vụ chăm sóc, vận chuyển vật tư, phân bón và thu hoạch mủ (Hình II.1). Tham khảo Phụ lục 4 về cách thiết kế lô trên đất dốc. Tham khảo “Quy trình kỹ thuật khai hoang và xây dựng vườn cây” do Tập đoàn ban hành về quy cách thiết kế cụ thể đường lô trên đất dốc. - Mật độ, khoảng cách và hàng trồng: thiết kế theo Bảng 7. Tại các điểm địa hình uốn gắt, khoảng cách hàng cách hàng có thể dao động ± 1,0 m và khoảng cách cây cách cây có thể dao động ± 0,5 m so với khoảng cách trồng quy định. Mật độ cây trồng đề cập trong Bảng 7 được tính trên diện tích bề mặt thực tế nghiêng theo độ dốc. Để quy đổi từ diện tích hình chiếu đo bằng máy GPS sang diện tích bề mặt thực tế, tham khảo Phụ lục 4. Bảng 7: Mật độ, khoảng cách và hàng trồng trên đất dốc Mật độ Độ dốc () Khoảng cách Hướng hàng trồng (cây/ha) 5 - 15 571 7 m x 2,5 m Theo đường đồng mức chủ đạo > 15 500 8 m x 2,5 m Theo đường đồng mức chủ đạo Hình II.1: Thiết kế lô cao su trên đất dốc 26 Về mục lục
  33. Quy trình kỹ thuật cây cao su c. Thiết kế lô trên đất ngập úng - Bản đồ thiết kế lô: lập sơ đồ mặt bằng thiết kế lô, đường lô và hệ thống mương tiêu nước chống úng ngoài thực địa trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000. - Hình dạng và diện tích lô: thiết kế lô diện tích 12,5 ha (500 m x 250 m). - Mật độ, khoảng cách và hàng trồng: thiết kế theo Bảng 8. Bảng 8: Mật độ, khoảng cách và hàng trồng trên đất ngập úng Mật độ (cây/ha) Khoảng cách Hướng hàng trồng 555 6 m x 3 m Theo độ dốc đổ ra mương tiêu của lô 571 7 m x 2,5 m Theo độ dốc đổ ra mương tiêu của lô Điều 69: Xây dựng băng đồng mức trên đất dốc - Băng đồng mức được xây dựng bằng cơ giới hoặc thủ công tuỳ theo điều kiện cụ thể (Bảng 9). Băng đồng mức có độ dốc nghiêng 10 từ taluy âm vào taluy dương, thành taluy dương nghiêng về phía đầu dốc 10 so với phương thẳng đứng (Hình II.2 và Hình II.3). - Năm đầu, đường băng rộng tối thiểu 1,2 m và hoàn chỉnh chậm nhất vào cuối năm thứ hai. Đối với đường băng tối thiểu, trồng cao su sát taluy dương; đối với đường băng hoàn chỉnh, trồng cao su cách taluy dương 1 3 chiều rộng băng. Chỉ mở rộng băng đồng mức về phía taluy dương. - Ở nơi có độ dốc trên 15°, thiết lập đường bậc thang liên hàng để thuận lợi cho công tác quản lý và chăm sóc. Bảng 9: Kích thước và khối lượng đào đắp của băng đồng mức theo độ dốc Độ dốc Chiều rộng Chiều cao Khối lượng đào đắp () băng đồng mức (m) taluy dương (m) trên 100 m dài (m3) 5 2,0 0,3 13,2 10 1,9 0,3 15,9 15 1,8 0,4 18,0 20 1,7 0,5 19,5 25 1,6 0,5 20,6 30 1,5 0,6 21,2 Về mục lục 27
  34. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình II.2: Mặt cắt ngang băng đồng mức trên đất dốc 10 và 30 Hình II.3: Cao su trồng theo băng đồng mức trên đất dốc 30 28 Về mục lục
  35. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 70: Xây dựng hệ thống mương bờ chống xói mòn trên đất dốc - Trên đất dốc phải xây dựng hệ thống mương bờ chống xói mòn theo khoảng cách giữa các mương bờ nêu tại Bảng 10. Bảng 10: Khoảng cách giữa hai mương bờ theo độ dốc Độ dốc Khoảng cách giữa hai mương bờ () Số hàng cao su Khoảng cách (m) 5 - 10 15 105 10 - 15 11 77 15 - 20 9 72 20 - 25 7 56 25 - 30 5 40 - Hình dạng và kích thước mương bờ chống xói mòn theo Hình II.4a, II.4b và Bảng 11. - Các mương được thiết kế gián đoạn cách nhau 2,0 m và mỗi mương dài tối thiểu 40 m. Các khoảng gián đoạn 2,0 m phải thiết kế so le nanh sấu so với mương kế cận. - Khối lượng đất đào đắp mương bờ tuỳ theo độ dốc được quy định theo Bảng 11. Bảng 11: Kích thước mương bờ và khối lượng đất đào đắp theo độ dốc Chiều sâu Chiều rộng mái Khối lượng đào đắp Độ dốc mương chiều cao bờ mương bờ * của 100 m dài () (m) (m) (m3) 5 0,50 0,25 42 10 0,70 0,35 63 15 0,90 0,45 87 20 1,10 0,55 114 25 1,30 0,65 143 30 1,50 0,75 175 * Chiều rộng mái mương bờ tính theo hình chiếu đứng trên mặt phẳng nằm ngang (Hình II.4a). Chiều rộng đáy mương và chiều rộng mặt bờ có kích thước không đổi là 1,0 m ở tất cả các độ dốc. Về mục lục 29
  36. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình II.4a: Mương bờ chống xói mòn Hình II.4b: Cao su trồng theo băng đồng mức và mương bờ chống xói mòn trên đất dốc 30 30 Về mục lục
  37. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 71: Thiết kế hệ thống mương tiêu chống úng a. Nguyên tắc chung Tuỳ theo đặc điểm từng vùng, việc bố trí hệ thống mương tiêu có đặc điểm riêng nhất định nhằm thoả mãn yêu cầu tiêu nước của từng vùng dựa trên những nguyên tắc chung sau: - Tận dụng các hệ thống khe suối tiêu tự nhiên, bàu trũng sẵn có làm hệ thống mương tiêu để giảm vốn đầu tư. - Mương tiêu chính bố trí ở vị trí thấp nhất và phải có sự liên kết với hệ thống thoát thuỷ tự nhiên bên ngoài để có thể tiêu tự chảy cho cả vùng. - Mương tiêu nhỏ cấp nước tự chảy cho mương tiêu lớn hơn, và trên từng cấp mương tiêu, đầu nhận nước phải cao hơn đầu thoát nước. - Hoàn chỉnh hệ thống mương tiêu chậm nhất vào cuối năm thứ hai. Trên từng lô cao su, nếu có các diện tích úng cục bộ, cần khơi dòng, đào rãnh dẫn nước ứ đ ng về các mương tiêu gần nhất. b. Các cấp mương tiêu Hệ thống mương tiêu chống úng trên vùng trồng cao su gồm bốn cấp như sau (Hình II.5 và Hình II.6): - Mương tiêu cấp 1 (T1): đây là mương tiêu chính có kích thước lớn nhất còn được g i là trục tiêu được bố trí nơi có dòng chảy tự nhiên như hợp thuỷ, khe, suối. Mương tiêu cấp 1 phục vụ thu nước trên một khu vực trồng cao su, đổ ra sông, suối, hồ lớn nằm bên ngoài. - Mương tiêu cấp 2 (T2): còn được g i là các nhánh tiêu, là các mương tiêu được đào sát bên ngoài bìa lô, song song với hàng cây cao su, thu nước từ các mương tiêu cấp 3 đổ ra, thoát xuống trục tiêu, các mương tiêu cấp 2 được bố trí theo dạng xương cá và so le hai bên trục tiêu. - Mương tiêu cấp 3 (T3): các mương tiêu đào sát bên ngoài bìa lô, thẳng góc với hàng cây cao su, thu nước từ 1 - 2 lô cao su từ mương tiêu cấp 4 đổ ra, thoát xuống mương tiêu cấp 2. - Mương tiêu cấp 4 (T4): là các mương tiêu nhỏ nhất, được đào bên trong lô cao su, song song và nằm giữa hai hàng cây, thu nước trực tiếp trên lô cao su, đổ ra mương tiêu cấp 3. c. Kích thước mương tiêu - Thiết kế mương tiêu các cấp theo Bảng 12. - Tất cả mương tiêu có mái dốc 63 (hệ số mái dốc 1 2) đối với đất thành phần cơ giới nhẹ; mái dốc 72 (hệ số mái dốc 1 3) đối với đất thành phần cơ giới trung bình; mái dốc 76 (hệ số mái dốc 1 4) đối với đất thành phần cơ giới nặng. - Chiều rộng miệng mương phụ thuộc vào hệ số mái dốc (HSMD), chiều sâu, chiều rộng đáy và được tính theo công thức: + Chiều rộng miệng mương = (HSMD x chiều sâu x 2) + chiều rộng đáy. + Ví dụ một mương T2 có HSMD 1/3, chiều sâu 1,1 m, chiều rộng đáy 0,9 m, như vậy chiều rộng miệng mương bằng (1/3 x 1,1 x 2) + 0,9 = 1,63 m. Về mục lục 31
  38. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Đáy các mương tiêu có độ dốc khoảng 0,5% để đảm bảo tiêu thoát nước tốt trong từng cấp mương tiêu. Cần tận dụng độ dốc tự nhiên của mặt đất để tạo độ dốc cho đáy mương, giảm chi phí đào. Bảng 12. Kích thước mương tiêu các cấp Cấp Chiều sâu Chiều rộng đáy Chiều dài Khoảng cách tối đa mương (m) (m) tối đa (m) giữa 2 mương (m) T1 1,2 1,2 - - T2 0,9 - 1,1 0,9 - 1,1 1.000 1.000 T3 0,8 - 1,0 0,8 - 1,0 1.000 500 Theo hàng 5 - 10 hàng T4 0,7 - 0,9 0,7 - 0,9 cao su cao su Hình II.5: Sơ đồ bố trí hệ thống các cấp mương tiêu nước trên vùng trồng cao su Hình II.6: Hệ thống các mương tiêu được thiết kế trên lô trước khi trồng cao su 32 Về mục lục
  39. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình II.7: Mặt cắt mương tiêu T1 thiết kế với hệ số mái dốc 1/2 (0,6 m:1,2 m) Hình II.8a: Mặt cắt mương tiêu T4 thiết kế với hệ số mái dốc 1/2 (0,4 m:0,8 m) Hình II.8b: Mặt cắt mương tiêu T4 thiết kế với hệ số mái dốc ¼ (0,2 m:0,8 m) Về mục lục 33
  40. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 72: Quản lý đất giữa hàng và các công trình phụ trên lô - Trong quá trình chăm sóc, hạn chế cày xới giữa hàng, duy trì có kiểm soát thảm thực vật tự nhiên giữa hàng (ngoại trừ cỏ tranh, le, tre nứa). Ở những nơi có điều kiện, cần sớm thiết lập thảm phủ h đậu hoặc các loài cây khác có khả năng bảo vệ đất. - Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm những điểm sạt lở, xói mòn trên mương bờ và đất mặt để có biện pháp xử lý kịp thời. Trồng cây che phủ toàn bộ mặt bờ và phía trên đầu dốc mương bằng các loại cỏ, cây thân bò, thân bụi chống chịu hạn. - Trong mùa mưa, đối với các vùng lòng chảo, có nguồn nước từ bên ngoài xâm nhập vào vùng cao su, cần áp dụng các biện pháp đắp đê ngăn nước tràn vào và đào mương dẫn dòng chảy ra khỏi vùng trồng cao su. - Trong mùa khô, đối với các vùng có hiện tượng khô hạn, cần giữ nước lại cho vườn cây qua mùa bằng cách đắp đê chặn các mương tiêu T2, T3 trước khi mùa khô đến. - Đầu và giữa mùa mưa, nạo vét các mương đạt độ sâu và độ dốc quy định, đất nạo vét bỏ cách mép mương 1,0 m. Thường xuyên kiểm tra các điểm thu, xả nước của các mương, các cống, xử lý kịp thời các điểm sạt lở, bồi lắng làm tắc nghẽn dòng chảy. Trên mương T1, những đoạn lưu lượng tiêu nước lớn không đạt tốc độ thoát, cần nắn thẳng các đoạn cong, mở rộng các đoạn hẹp. 34 Về mục lục
  41. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương III KỸ THUẬT TRỒNG MỚI CAO SU Mục I: CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHỦ YẾU Điều 73: Thời gian kiến thiết cơ bản - Đất trồng cao su được phân thành 3 hạng I, II và III. Tiêu chuẩn phân hạng đất trồng cao su theo vùng sinh thái được nêu trong Phụ lục 5. - Thời gian kiến thiết cơ bản của lô cao su tính từ năm trồng được quy định tuỳ theo mức độ thích hợp của vùng đất canh tác, cụ thể như sau: + ùng đất thích hợp hạng I: 6 năm + ùng đất thích hợp hạng II: 7 năm + ùng đất thích hợp hạng III: 8 năm Điều 74: Tiêu chuẩn vườn cây năm thứ nhất Vào thời điểm kiểm kê vườn cây cuối năm trồng, tỷ lệ cây ghép phải đạt: - Trồng tum bầu hoặc bầu có tầng lá: cây sống trên 98% và trên 80% cây có 4 tầng lá trở lên. - Trồng tum bầu có 4 - 5 tầng lá: cây sống trên 98% và trên 80% cây có chiều cao 2 m trở lên. - Trồng tum trần: cây sống trên 95% và trên 80% cây có 3 tầng lá trở lên, riêng các vùng có thời vụ trồng mới vào tháng 9 - 11, cây phải đạt 1 - 2 tầng lá. Điều 75: Tiêu chuẩn vanh thân hàng năm - anh thân đo tại vị trí cách mặt đất 1,0 m vào thời điểm kiểm kê cuối năm phải đạt mức quy định ghi ở Bảng 13. - ườn cây hết thời gian kiến thiết cơ bản phải có tỷ lệ cây hữu hiệu đạt trên 90% mật độ thiết kế, trong đó có ít nhất 70% số cây đạt tiêu chuẩn mở cạo. - Riêng các vùng có thời vụ trồng mới vào tháng 9 - 11, tiêu chuẩn vanh được tính ở tháng 4 năm kế. Bảng 13: Tiêu chuẩn vanh thân cây cuối năm anh thân qua các năm tuổi (cm) đo ở độ cao 1,0 m Hạng đất 2 3 4 5 6 7 8 9 Hạng I 12 23 34 43 50 Mở cạo - - Hạng II 10 19 28 36 44 50 Mở cạo - Hạng III 7 13 20 28 36 44 50 Mở cạo Về mục lục 35
  42. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 76: Năng suất thiết kế Năng suất bình quân cho 20 năm thu hoạch mủ nêu tại Bảng 14. Bảng 14: Năng suất thiết kế cho các vùng trồng cao su của Tập đoàn Năng suất thiết kế Vùng (tấn ha năm) Đông Nam Bộ 2,0 - 2,2 Tây Nguyên 1 (< 600 m) 1,6 - 1,8 Tây Nguyên 2 (600 - 700 m) 1,5 - 1,7 Nam Trung Bộ 1,5 - 2,0 Bắc Trung Bộ 1,5 - 1,7 Tây Bắc 1,5 - 1,8 Campuchia và Nam Lào 1,6 - 2,0 36 Về mục lục
  43. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục II: TRỒNG CAO SU Điều 77: Đào hố, bón lót - Hố có kích thước dài 60 cm, rộng 60 cm, sâu 60 cm, đáy hố rộng 50 cm x 50 cm. Khi đào thủ công phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Có thể sử dụng cơ giới để đào hố với kích thước hố bằng hoặc lớn hơn. ùng đất rừng khộp dùng máy múc hố. - Nơi trồng theo đường đồng mức: tâm hố đào cách taluy âm tối thiểu 1,0 m. - Bón lót: mỗi hố 300 g phân lân nung chảy, 10 kg phân hữu cơ hoai mục. Nếu sử dụng các dạng phân hữu cơ vi sinh để bón lót phải được sự đồng ý của Tập đoàn, với liều lượng 5 kg/hố. - Trộn phân lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp khoảng nửa hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố. Cắm c c ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng. Điều 78: Thời vụ trồng - Trồng đúng thời vụ, chỉ trồng khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm. - Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Tây Nguyên, Tây Bắc, Lào và Campuchia: trồng từ 15 5 đến 15/8. - Bắc Trung Bộ và Đông Bắc: trồng từ 01 2 đến 15/4. - Duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên - Huế trở vào đến Ninh Thuận: trồng từ 15 9 đến 30/11. - Trồng dặm cũng được thực hiện trong thời vụ nêu trên và kéo dài tối đa 1 tháng sau thời vụ trồng. Điều 79: Giống cao su Tuân thủ đúng theo cơ cấu giống từng giai đoạn do Tập đoàn ban hành. Mỗi lô trồng một giống, không trồng liền vùng quá 200 ha cho một giống. Điều 80: Tiêu chuẩn cây giống - Tiêu chuẩn tum trần: đường kính của tum đo cách mặt đất 10 cm từ 15 mm trở lên đối với trồng trực tiếp và 12 mm trở lên đối với sử dụng làm tum bầu có tầng lá. Tum không bị dập, tróc vỏ, rễ c c thẳng, mắt ghép sống và tiếp hợp tốt. Tum chuyển từ nơi khác đến phải bảo đảm thời gian không quá 7 ngày sau khi bứng và được bảo quản tốt khi vận chuyển. Sau khi xử lý để trồng, rễ c c dài ít nhất 40 cm tính từ cổ rễ. - Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá: chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. Về mục lục 37
  44. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 81: Trồng tum - Hạn chế trồng tum, nhất là vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc). Không trồng tum tại vùng đất rừng khộp. - Tum chuyển từ xa đến cần được xử lý lại với hỗn hợp hồ rễ, xếp đứng tum trong hố giữ ẩm. Ch n cây có mắt ghép nứt mầm trồng trước. - Trước khi trồng cần d n sạch cỏ, rễ cây quanh hố, dùng cuốc móc đất ngay điểm trồng sâu từ 15 cm đến 20 cm rồi dùng cây xăm nh n ch c lỗ sâu bằng chiều dài rễ tum. Đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Dùng cây xăm ém chặt đất vào đuôi rễ tum. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên và dậm kỹ để đất bám chặt vào rễ tum. Sau cùng, xới đất tạo bồn quanh gốc tum, phủ đất ngang mí dưới mắt ghép. Điều 82: Trồng bầu cắt ngọn và bầu có tầng lá - Trước khi trồng cần d n sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất ngay điểm trồng trong hố vừa lớn hơn bầu đất và sâu tương ứng với chiều cao bầu. - Dùng dao bén (sắc) cắt sát đáy bầu và phần rễ c c nhú ra khỏi bầu. Trường hợp rễ c c bị xoắn ở trong bầu thì phải cắt hết phần rễ xoắn. - Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. - Rạch bầu PE theo đường thẳng đứng rồi kéo nhẹ túi bầu lên. Kéo túi bầu tới đâu thì lấp đất để nén chặt bầu tới đó. Chú ý không làm bể bầu. Điều 83: Trồng tum bầu có tầng lá - Trước khi trồng cần d n sạch cỏ, rễ cây quanh hố. Sau đó dùng cuốc móc đất ngay điểm trồng tạo hố trồng vừa lớn hơn bầu đất và sâu tương ứng với chiều cao bầu. - Khi cắt đáy bầu tránh phạm vào rễ c c tum (rễ gốc tum cắm). Đặt bầu thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Rạch túi bầu PE theo đường thẳng đứng từ dưới lên, vừa lấp đất vừa kéo túi bầu và dậm quanh đến khi đầy hố. - Không dậm sát gốc để tránh bể bầu đất. Sau cùng, xới đất tạo bồn quanh gốc, phủ đất ngang mí dưới mắt ghép (Hình III.1a, b và c). - Nếu trồng bầu có tầng lá trên đất dốc, nên trồng sâu cách mặt đất 5 cm để tránh xói mòn và hiện tượng chân voi. Với cây con có 4 - 5 tầng lá, sử dụng cây chống để tránh ngã, đổ sau khi trồng. 38 Về mục lục
  45. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình III.1a: Cắt rễ và đáy bầu Hình III.1b: Vừa lấp đất vừa k o t i bầu Hình III.1c: Lấp đất và hoàn tất trồng Về mục lục 39
  46. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 84: Trồng dặm - Trồng dặm định hình vườn cây ngay trong năm thứ nhất, chậm nhất là năm thứ hai. Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức sinh trưởng tương đương với cây trên vườn. - Trồng dặm trong năm thứ nhất: + Đối với vườn trồng tum, trồng dặm lần thứ nhất những cây chết và cây có mắt ghép chết sau khi trồng 1 tháng, trồng dặm lần thứ hai những cây chết và cây mắt ngủ sau khi trồng 2 tháng. + Đối với vườn trồng bằng tum bầu có tầng lá, trồng dặm cây chết sau khi trồng hai mươi ngày. Dùng tum bầu có hai tầng lá ổn định trở lên để trồng dặm. + Số lượng cây giống cần được chuẩn bị để trồng dặm so với số lượng cây trồng mới trong năm thứ nhất là: 10% đối với phương pháp trồng bầu và tối đa 25% đối với phương pháp trồng tum. - Trồng dặm trong năm thứ hai: bằng bầu hoặc tum bầu có trên 3 tầng lá. Số lượng cây chuẩn bị dự kiến là 5% hoặc theo kết quả kiểm kê cuối năm thứ nhất để chuẩn bị đủ cây trồng dặm vào đầu vụ trồng mới. - Các trường hợp trồng dặm ngoài quy định trên, phải có sự thẩm định và phê duyệt của Tập đoàn. 40 Về mục lục
  47. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương IV CHĂM SÓC CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Mục I: KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Điều 85: Làm cỏ trên hàng cao su - Cỏ tranh, cỏ lá trúc, le phải diệt sạch trước khi trồng mới bằng cơ giới, thủ công hoặc hoá chất. - Năm trồng mới: sau khi trồng xong, phải tạo mặt bằng trên hàng kết hợp với làm sạch cỏ quanh gốc cao su bán kính 1,0 m, làm cỏ 2 - 3 lần năm. Khi làm cỏ trên hàng không được kéo đất ra khỏi gốc cao su. - Đối với đất dốc bình quân > 10, phải làm cỏ theo bồn để chống xói mòn rữa trôi đất. Đối với vùng đất thấp trũng hoặc đất thuộc rừng khộp nghèo ngập úng, làm cỏ kết hợp với vun gốc cao hơn mặt đất tự nhiên ít nhất 10 cm để hạn chế úng cục bộ trong mùa mưa. - Năm thứ hai làm cỏ 3 - 4 lần năm cách gốc cao su mỗi bên 1,5 m. - Từ năm thứ ba trở đi, kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ 2 lần năm vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa. Điều 86: Quản lý cỏ giữa hàng cao su - Duy trì thảm thực vật tự nhiên cao 15 - 20 cm. Năm trồng mới phát 1 lần năm vào cuối mùa mưa. Từ năm thứ hai đến năm thứ tư phát 2 - 3 lần năm. Các năm còn lại phát 2 lần năm. - Không cày ở vùng đất có độ dốc bình quân trên 10. Trên đất bằng cày giữa hàng chỉ khi trồng xen, hoặc thiết lập thảm phủ, cày cách gốc cao su tối thiểu là 1,5 m. - Đối với đất rừng khộp ngập úng, có thể tổ chức cày lên líp cho vườn cây trồng mới và kiến thiết cơ bản năm 1 để hạn chế úng cục bộ vào mùa mưa. Phương pháp: cày vun hai bên hàng cao su, chừa khoảng 1,5 m ở giữa luồng để duy trì thảm h đậu cho việc thâm canh và chống thoát hơi nước. Điều 87: Tủ gốc và quét vôi chống nắng - Trong hai năm đầu, tủ gốc bằng cỏ, thảm phủ h đậu hoặc tàn dư thực vật từ cây trồng xen vào cuối mùa mưa. Trước khi tủ gốc phải xới váng quanh gốc, tủ theo hình vành khăn cách gốc 10 cm, bán kính tủ gốc ít nhất 1,0 m, dày tối thiểu 10 cm, sau đó phủ lên một lớp đất dày khoảng 5 cm. - Có thể tủ gốc bằng màng phủ nông nghiệp (PE), kích thước tấm PE tối thiểu 1,0 m x 1,0 m. Không để màng phủ tiếp xúc với gốc cây và mặt sáng của màng phủ quay lên trên, sau khi tủ xong phủ đất che kín màng phủ (Hình IV.1). - Đối với những vùng đất trũng thấp và đất rừng khộp nghèo ngập úng, khi tủ gốc, vun gốc cao 15 - 20 cm, bán kính 1,0 m quanh gốc cao su. - Đối những vùng có ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc và gió Lào, cần lưu ý công tác tủ gốc và có thể thực hiện đến năm thứ 3. - Vùng có ảnh hưởng nắng nóng kéo dài gây cháy nắng cho cây cao su thì tiến hành quét vôi (nồng độ 5%) đoạn thân hoá nâu, chiều cao 1,0 m tính từ mặt đất trước khi khép tán. Về mục lục 41
  48. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục II: BÓN PHÂN CHO VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Điều 88: Bón phân vô cơ - Liều lượng và chủng loại phân bón: liều lượng và chủng loại phân bón theo hạng đất và tuổi cây quy định ở Bảng 15. Nếu có điều kiện sử dụng phân trộn NPK hay hỗn hợp thay cho phân đơn. Khi sử dụng chủng loại phân bón khác với quy định, cần được sự chấp thuận của Tập đoàn. - Nếu có điều kiện nên bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng. - Số lần bón phân: phân vô cơ được chia làm 2 - 3 lần bón trong năm. + Năm trồng mới: bón lần thứ nhất sau khi trồng mới 1 tháng, bón lần thứ hai cách lần thứ nhất ít nhất một tháng. Nơi có thời vụ trồng mới từ tháng 9 - 11, chỉ bón một lần. + Năm thứ hai trở đi: bón hai lần vào đầu mùa mưa và trước cuối mùa mưa ít nhất 1 tháng. - Thời điểm bón phân: bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm. Đối với vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và vùng miền núi phía Bắc), bón phân lần cuối trong năm phải chấm dứt trước tháng 10 hàng năm. - Cách bón: từ năm thứ nhất đến đầu năm thứ tư cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân (Hình IV.2). Từ cuối năm thứ tư trở đi, bón phân vào băng rộng 1,0 m giữa hai hàng cao su. Các vườn có hố ép xanh và tích mùn và trên đất dốc > 10, phải bón phân vào hố. Trước khi bón cào bớt đất lá ra khỏi hố, rải đều phân trong hố và lấp kín bằng xác bã thực vật tại chỗ. Hình IV.1: Tủ gốc bằng màng phủ Hình IV.2: Vị trí bón phân cho cao su nông nghiệp năm thứ 1 42 Về mục lục
  49. Quy trình kỹ thuật cây cao su Bảng 15: Liều lượng phân vô cơ bón th c cho cao su kiến thiết cơ bản Nguyên chất (kg ha năm) Phân bón (kg/ha/năm) Hạng đất Tuổi cây N P2O5 K2O Urê Lân NC* KCl 1 25 25 13 54 156 22 I 2 - 6 50 50 25 109 313 42 1 28 28 14 61 175 23 II 2 - 7 55 55 27 120 344 45 1 30 30 15 65 188 25 III 2 - 8 60 60 30 130 375 50 * Khi giá trị pH H2O ≥ 6, thay lân nung chảy bằng super lân. Điều 89: Bón phân qua lá - Phân bón qua lá được sử dụng trong hai năm đầu su khi trồng mới, chỉ được sử dụng các loại phân bón lá trong danh mục cho phép của Tập đoàn. - Thời điểm phun: lần đầu tiên phun sau khi trồng mới một tháng, các lần phun sau cách nhau 15 ngày. Chỉ phun phân bón lá vào những ngày không mưa và có nhiệt độ trung bình ngoài trời > 15C, phun từ 7 - 10 giờ sáng. - Cách phun: điều chỉnh và duy trì béc phun luôn tạo ra tia phun sương, phun đều mặt trên và mặt dưới của lá với liều lượng theo khuyến cáo. Điều 90: Bón phân hữu cơ - Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản bao gồm: phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ vi sinh và phân khoáng hữu cơ. Các loại phân này phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh và độc tố theo quy định của Nhà nước. Các tiêu chuẩn, phép kiểm tra và mức sai số cho phép của các loại phân theo quy định Nhà nước trình bày ở Phụ lục 7. Đối với phân hữu cơ vi sinh, chỉ sử dụng các loại có thể bón kết hợp với phân vô cơ. - Khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây để cải thiện độ phì đất, tăng hiệu quả bón phân vô cơ khi hàm lượng mùn vườn cây H% < 2,5% hoặc hàm lượng carbon C% < 1,45%. Khi hàm lượng hữu cơ cao hoặc đối với các vườn kiến thiết cơ bản có sử dụng hố ép xanh, không bổ sung phân hữu cơ. - Phân hữu cơ hoàn toàn không thể thay thế phân vô cơ. ì vậy, khi bổ sung phân hữu cơ phải bảo đảm bón đủ lượng vô cơ tương đương theo quy định tại Bảng 15. - Trong giai đoạn từ vườn cây khép tán sang giai đoạn kinh doanh, khi bổ sung phân hữu cơ, bón vào hố tích mùn hoặc nếu không có hố tích mùn, vùi kỹ phân vào đất tại vị trí bón phân vô cơ. - Không cho phép sử dụng phân chuồng, phân bắc chưa hoai và chất thải công nghiệp, chất thải các nhà máy chế biến chưa qua xử lý theo đúng quy định Nhà nước trên vườn cây cao su kiến thiết cơ bản. - Không bón phân khi đất đang bị ngập, úng cục bộ. Về mục lục 43
  50. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục III: TỈA CHỒI CÓ KIỂM SOÁT VÀ TẠO TÁN CHO CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Điều 91: Cắt chồi thực sinh, chồi ngang - Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để chồi ghép phát triển tốt. - Tỉa cành, tạo tán: trong các năm đầu kiến thiết cơ bản, tiến hành tỉa chồi có kiểm soát, tạo tán ở độ cao từ 2,5 m - 3 m. Điều 92: Tỉa chồi ngang có kiểm soát - Năm thứ nhất chỉ tỉa chồi ngang khi tầng lá trên cùng ổn định. - Từ năm thứ hai phải tiến hành tỉa chồi có kiểm soát. Ở hai tầng lá ổn định trên cùng của cây (tính từ dưới lên g i là tầng A và B, Hình IV.3) luôn để lại 2 - 3 chồi/tầng cùng phát triển. Tỉa hết chồi ở tầng A khi tầng lá C ổn định, nhưng vẫn giữ lại 2 - 3 chồi cũ ở tầng B và 2 - 3 chồi mới ở tầng C. Cứ tiếp tục như vậy đối với tầng D, E Duy trì biện pháp tỉa chồi có kiểm soát đến khi cây định hình tán. Hình IV.3: Tỉa chồi có kiểm soát. Luôn giữ lại 2 - 3 chồi/tầng ở hai tầng lá ổn định trên cùng 44 Về mục lục
  51. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 93: Tạo tán cho cao su kiến thiết cơ bản - Điều kiện tạo tán cho cao su kiến thiết cơ bản: những vườn cây không phân cành ở độ cao từ 3,0 m trở lên vào năm thứ 3, thì tiến hành cắt ng n để tạo tán. - Thời điểm tạo tán: cắt ng n tạo tán vào cuối mùa ra lá mới, riêng vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cắt ng n tạo tán trong vụ xuân. - Phương pháp tạo tán: + Đối với dòng vô tính phân cành muộn, cắt ng n ở độ cao 3 m trở lên, vị trí cắt nằm ở tầng lá trên cùng và chừa lại 3 lá ở đỉnh đã cắt. Chỉ tiến hành khi tầng lá trên cùng đã ổn định. + Số chồi để lại trên ng n để tạo tán mới ít nhất 3 chồi; khoảng cách giữa các chồi tối thiểu từ 15 cm và được phân bố đều các phía để tán lá mới cân đối, hạn chế gãy cành, gãy tán do gió. Hình IV.4: Cắt ngọn tạo tán chừa lại 3 lá ở đỉnh Về mục lục 45
  52. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục IV: TRỒNG XEN TRONG VƯỜN CAO SU Điều 94: Quy định chung - Có thể trồng xen cây h đậu, lúa, rau màu, dứa, tum trần giữa hàng cao su trong hai năm đầu. - Cây trồng xen không cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây cao su. - Cây trồng xen không là ký chủ của những nguồn bệnh chính gây hại cho cây cao su. - Phải bón phân cho cây trồng xen và dùng các dư thừa thực vật của cây h đậu, lúa, rau màu sau khi thu hoạch để tủ gốc cho cây cao su. - Khi trồng xen cây ngắn ngày trên vườn cao su có độ dốc bình quân trên 10 thì chỉ làm đất tối thiểu để hạn chế xói mòn. Không trồng xen trên vườn cao su có độ dốc bình quân trên 15. - Trồng xen cách hàng cao su mỗi bên 1,5 m; có thể trồng h đậu cách hàng cao su 1,0 m. Duy trì sự phát triển của cây trồng xen cách hàng cao su 1,0 m. Điều 95: Thiết lập thảm phủ họ đậu - Thiết lập thảm phủ cây h đậu ngay từ năm thứ nhất. Trên diện tích xen canh cây ngắn ngày, thiết lập thảm phủ h đậu ngay sau khi ngưng trồng xen. - Các loại cây h đậu có thể dùng làm thảm phủ cho vườn cao su kiến thiết cơ bản như Kudzu (Pueraria phaseoloides), Sắn dây dại (P. triloba), Mucuna Ấn Độ (Mucuna bracteata, M. cochinchinensis). - Đối với Kudzu và Sắn dây dại, trồng 3 hàng thảm phủ giữa 2 hàng cao su theo khoảng cách 1,0 m x 1,0 m (mật độ 4.000 - 5.000 hốc/ha trồng xen). Thu hoạch hạt giống tuỳ từng điều kiện cụ thể. - Đối với Mucuna Ấn Độ, trồng 1 hàng giữa 2 hàng cao su theo khoảng cách cây cách cây 5 - 6 m (mật độ 250 - 300 hốc/ha). - Làm cỏ, bón phân cho thảm phủ giúp thảm phát triển nhanh ngay ở năm đầu, đặc biệt cần bón lót lân lúc trồng cây thảm phủ. Nơi cỏ dại phát triển mạnh, tiến hành làm cỏ 1 - 2 đợt cách nhau 30 - 45 ngày. 46 Về mục lục
  53. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục V: QUẢN LÝ VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Điều 96: Quản lý lô cao su - Mỗi lô cao su phải có bảng trên đó ghi tên lô, năm trồng, diện tích, mật độ, giống và phương pháp trồng. - Mỗi lô có hồ sơ lý lịch gồm sơ đồ mặt bằng, phiếu kiểm kê hàng năm và lý lịch vườn cây. Hồ sơ lý lịch từng lô phải được lưu trữ ở nông trường và ở công ty. Điều 97: Phân cấp quản lý vườn cây a. Trách nhiệm của Tập đoàn - Ban hành quy trình kỹ thuật trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản. Kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các công ty. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ của các công ty. - Kiểm tra số lượng và chất lượng vườn cao su kiến thiết cơ bản vào cuối năm. - Tổ chức khen thưởng cho các công ty tuỳ theo kết quả kiểm kê, phân loại chất lượng vườn cao su kiến thiết cơ bản vào cuối năm. b. Trách nhiệm của Giám đốc Công ty - Quản lý và tổ chức thực hiện tốt công tác xây dựng cơ bản vườn cây theo kế hoạch khối lượng được giao, bảo đảm thực hiện tốt công tác trồng mới, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản theo đúng quy trình kỹ thuật của Tập đoàn ban hành. - Tổ chức kiểm kê chính xác số lượng và chất lượng vườn cao su kiến thiết cơ bản vào cuối năm. - Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về việc quản lý vườn cây cao su. c. Trách nhiệm của Giám đốc Nông trường - Quản lý hồ sơ lý lịch của các lô cao su kể cả phần diện tích đất đã được quy hoạch của nông trường. - Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu về số lượng, chất lượng công việc thực hiện của các đội thuộc nông trường hàng quý và cuối năm. - Sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác trồng mới, chăm sóc vườn cây cao su hàng năm của nông trường. d. Trách nhiệm của Đội trưởng - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy trình kỹ thuật. Tham gia nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện của các tổ. - Tổng hợp số liệu báo cáo của các tổ để báo về nông trường. Về mục lục 47
  54. Quy trình kỹ thuật cây cao su e. Trách nhiệm của Tổ trưởng - Hướng dẫn cụ thể các thao tác kỹ thuật cho tổ viên. - Tham gia nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện của tổ. - Ghi chép số liệu ban đầu về m i yếu tố liên quan đến lô cao su mà tổ quản lý. f. Trách nhiệm của công nhân chăm sóc - Mỗi công nhân chăm sóc được giao khoán chăm sóc trên một diện tích cao su nhất định tuỳ theo tình trạng của lô. Công việc giao khoán được ghi cụ thể trong hợp đồng khoán. Điều 98. Xử lý cây gãy đổ do gió, bão - Cây bị long gốc: lèn đất chặt gốc cho cây đứng vững. - Cây bị nghiêng: tỉa bớt tán và dựng cây đứng thẳng bằng dây. - Cây bị gãy hoặc tét ngang thân: cắt vát, sát phần thân chưa bị hư hại và bôi vaseline. Khi cây đã nảy chồi, tỉa chồi và tạo tán cân đối. 48 Về mục lục
  55. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương V THIẾT LẬP HỐ ĐA NĂNG Mục I: YÊU CẦU CHUNG Điều 99: Phạm vi và điều kiện áp dụng - Phạm vi áp dụng: hố đa năng kết hợp sử dụng cho bón phân và ép xanh được áp dụng cho vườn cao su kiến thiết cơ bản (từ năm thứ 2 trở đi) và cao su kinh doanh. - Điều kiện áp dụng: khi áp dụng hố đa năng giai đoạn cao su kiến thiết cơ bản đến khi vườn cây khép tán, cần trồng cây che phủ đất như Kudzu (Pueraria phaseoloides, P. triloba, P. lobata, P. thomsoni, P. montana), Mucuna Ấn Độ (Mucuna bracteata). Điều 100: Yêu cầu kỹ thuật chung - Vị trí hố: nằm trong vùng giáp với vị trí rễ tơ phát triển mạnh của cây cao su vào thời điểm sử dụng hố để bón thúc phân vô cơ. - Hình dạng và kích thước hố đa năng: + Hố có hình chữ nhật có cạnh dài hố song song với hàng cây cao su; + Thành hố nghiêng với hệ số mái dốc khoảng ¼ (khoảng 76). + Kích thước đáy hố căn cứ vào kích thước miệng hố và chiều sâu hố để luôn có hệ số mái dốc bằng ¼: chiều dài 1 cạnh của đáy hố = chiều dài 1 cạnh tương ứng của miệng hố – (chiều sâu hố/4). Ví dụ miệng hố có chiều dài 0,8 m, chiều rộng 0,6 m, hố sâu 0,3 m, để thành hố có mái dốc ¼ cần đào đáy hố có chiều dài là (0,8 – 0,3/4) = 0,72 m, chiều rộng đáy hố là (0,6 – 0,3/4) = 0,52 m (Hình V.1). - Kích thước hố: chiều sâu hố không được vượt quá chiều sâu tập trung rễ tơ, đối với cao su chưa khép tán độ sâu khoảng 30 cm, khi cao su khép tán độ sâu khoảng 40 cm; chiều rộng hố từ 40 cm đến 80 cm, chiều dài hố từ 60 cm đến 120 cm tuỳ thuộc vào sinh khối ép xanh và phương tiện đào hố. - Thời vụ đào hố: đào vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa; đất phải đủ ẩm trong khoảng một tháng. - Kỹ thuật đào: khi đào không làm mất cấu trúc đất ở thành hố; đáy hố phải bằng phẳng; đất mặt quanh miệng hố phải đảm bảo dẫn được nước chảy tràn vào hố nhưng hạn chế được bùn đất lấp hố, có thể đào thủ công hoặc bằng máy múc. Không đào hố ở nơi quay đầu xe ở đầu hàng cây. Về mục lục 49
  56. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình V.1: Kích thước một hố đa năng có mái dốc bằng 1/4 50 Về mục lục
  57. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục II: BỐ TRÍ HỐ ĐA NĂNG TRÊN VƯỜN CAO SU Điều 101: Bố trí hố đa năng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2 trên đất có độ dốc < 10 - Vị trí hố: bố trí hố hai bên hàng cao su so le nhau kiểu nanh sấu, cách 2 cây cao su đào 1 hố, hố cách hàng cao su 1,5 m (Hình V.2). - Kích thước hố: dài 0,6 - 0,8 m; rộng 0,4 m; sâu 0,2 - 0,3 m; hệ số mái dốc bằng ¼. - Thời gian thực hiện: đào hố mới vào đầu mùa mưa ở năm thứ 2 cao su kiến thiết cơ bản, sử dụng các hố trên để tích mùn, giữ ẩm, bón phân, ép xanh cho cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2 và năm thứ 3. Duy tu hố hàng năm vào đầu mùa mưa. Hình V.2: Sơ đồ bố trí hố đa năng giai đoạn cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2 và thứ 3 trên đất bằng và đất dốc < 10 Điều 102: Bố trí hố đa năng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản từ năm thứ 4 trên đất bằng và đất dốc < 10 - Vị trí hố: bố trí hố theo kiểu nanh sấu giữa 2 hàng cao su, giữa 4 cây cao su đào 1 hố, hố nằm cách đều 2 hàng cao su 2 bên (Hình V.3). - Kích thước hố: dài 0,8 - 1,2 m; rộng 0,6 - 0,8 m; sâu 0,3 - 0,4 m; hệ số mái dốc bằng ¼. - Thời gian thực hiện: đào hố mới vào năm thứ 4 cao su kiến thiết cơ bản và sử dụng các hố này để tích mùn, giữ ẩm, bón phân cho cao su kiến thiết cơ bản từ năm thứ 4 trở đi. Giai đoạn kinh doanh, đào hố mới có vị trí xen kẽ với các hố đã đào năm thứ 4 kiến thiết cơ bản. Sau đó 2 năm một lần, quay lại sử dụng các hố đã đào 2 năm trước. Đào và duy tu hố vào đầu mùa mưa hoặc trước khi mùa mưa chấm đứt khoảng 1 tháng. Về mục lục 51
  58. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình V.3: Sơ đồ bố trí hố đa năng giai đoạn từ kh p tán đến kinh doanh trên đất bằng và đất dốc 10 vườn kiến thiết cơ bản và kinh doanh - Vị trí hố: bố trí hố trên băng đồng mức (bậc thang) của hàng trồng cao su, giữa 2 cây cao su, sát taluy dương, cách 2 cây đào 1 hố (Hình V.4). - Kích thước hố: dài 0,6 - 0,8 m; rộng 0,4 - 0,6 m; sâu 0,3 - 0,4 m; hệ số mái dốc bằng ¼. - Thời gian thực hiện: đào hố mới vào năm thứ 2 và năm thứ 4 cao su kiến thiết cơ bản, vị trí hố đào năm thứ 4 kiến thiết cơ bản nằm xen kẽ với vị trí hố đã đào năm thứ 2 kiến thiết cơ bản. Những năm kiến thiết cơ bản còn lại và suốt giai đoạn kinh doanh, cứ 2 năm 1 lần quay lại sử dụng hố đã đào 2 năm trước. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cao su chưa khép tán, đào và duy tu hố vào đầu mùa mưa. Khi vườn cây khép tán, đào và duy tu hố vào đầu mùa mưa hoặc trước khi mùa mưa chấm dứt khoảng 1 tháng. Hình V.4: Sơ đồ bố trí hố đa năng trên đất dốc > 10 52 Về mục lục
  59. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục III: KỸ THUẬT SỬ DỤNG HỐ ĐA NĂNG KẾT HỢP ÉP XANH TRÊN VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN Điều 104: Trồng cây che phủ đất - Khi áp dụng hố đa năng giai đoạn cao su kiến thiết cơ bản đến khi vườn cây khép tán, cần trồng cây che phủ đất như Kudzu (Pueraria phaseoloides, P. triloba, P. lobata, P. thomsoni, P. montana), Mucuna Ấn Độ (Mucuna bracteata). - Gieo trồng Kudzu giữa hàng cao su theo khoảng cách 1,0 m x 1,0 m, cách hàng cao su 1,5 m; gieo trồng Mucuna Ấn Độ 1 hàng giữa 2 hàng cao su theo khoảng cách cây cách cây 5,0 - 6,0 m. - Không để thảm phủ xâm lấn vào băng rộng 1,0 m mỗi bên của hàng cao su. Không được sử dụng máy cày úp hoặc cày lật thảm phủ vào hàng hoặc giữa hàng. Điều 105: Thu hoạch chất xanh - Đối với vườn cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 2 trở đi đến khi vườn cây khép tán, tiến hành cắt 1 lần năm vào trước khi mùa mưa chấm dứt khoảng 1 tháng, cắt lúc đất đủ ẩm. - Dùng máy cắt đeo vai hoặc máy cắt gắn theo máy kéo, cắt phần chất xanh trên mặt đất, cách gốc 10 cm, không để kéo bật gốc thảm phủ. Đối với máy cắt đeo vai, công suất tối thiểu 1,5 mã lực và số vòng quay 600 vòng/phút. Điều 106. Vùi chất xanh - Khi hố bị bồi tụ đất, cần nạo vét bớt lớp bồi tụ để không ảnh hưởng đến hệ rễ cao su trong hố. - Cắt chất xanh cho vào ngang miệng hố, sau đó phủ kín hố bằng lớp đất mặt dày khoảng 3 cm, chú ý dùng lớp đất nạo vét để lấp hố. - Khi bón thúc phân vô cơ đợt cuối, sau khi dồn thảm phủ vào hố, rải phân đều vào hố trước khi lấp đất. - Sau ép xanh, mặt hố phải kín và bề mặt đất toàn vườn phải tương đối bằng phẳng, không được để lại ụ đất hoặc lồi lõm trên vườn. Về mục lục 53
  60. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục IV: KỸ THUẬT BÓN PHÂN TRÊN HỐ ĐA NĂNG VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ KINH DOANH Điều 107: Bón th c phân vô cơ cho cao su kiến thiết cơ bản - Thời kỳ áp dụng: từ năm thứ 2 kiến thiết cơ bản đến hết chu kỳ kiến thiết cơ bản. - Số lần và liều lượng bón: bón phân 2 lần năm, đợt 1 vào đầu mùa mưa khi hố đủ ẩm; đợt 2 vào cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng. Bón toàn bộ lượng phân lân, 2 3 lượng phân đạm và phân kali vào đợt 1; bón 1 3 lượng phân đạm và phân kali còn lại vào đợt 2. - Phương pháp bón: bón đợt 1: rải đều phân trên mặt hố và xới xáo kỹ lớp đất mặt để phân tiếp xúc lớp thảm mục bên dưới; bón đợt 2: kết hợp bón phân cùng lúc với ép xanh. Điều 108: Bón th c phân vô cơ cho cao su kinh doanh - Thời kỳ áp dụng: bón phân vào hố đa năng suốt chu kỳ kinh doanh. - Số lần và liều lượng bón: đối với đất thành phần cơ giới nhẹ, đất dốc, bón 2 lần năm, đợt 1 vào đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm và đợt 2 vào cuối mùa mưa trước khi mưa chấm dứt khoảng 1 tháng. Bón toàn bộ lượng phân lân, 2/3 lượng phân đạm và phân kali vào đợt 1; bón 1 3 lượng phân đạm và kali còn lại vào đợt 2. Đối với đất tương đối bằng phẳng, thành phần cơ giới nặng và tán lá vườn cây phát triển tốt, bón toàn bộ lượng phân trong năm 1 lần vào đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm. - Phương pháp bón: rải đều phân trên mặt hố, sau đó dùng cào hoặc cuốc xới nhẹ lớp mặt hố để phân rơi xuống bên dưới. Điều 109: Bón bổ sung phân hữu cơ cho cao su kiến thiết cơ bản và kinh doanh - Thời gian thực hiện: đối với vườn cây kiến thiết cơ bản và kinh doanh trên đất nghèo dinh dưỡng, bón bổ sung phân hữu cơ kết hợp bón thúc phân vô cơ vào hố tích mùn đa năng. - Số đợt bón và liều lượng bón: bón 1 lần vào đợt bón thúc vô cơ đợt 1, liều lượng từ 2 - 5 kg/hố. - Phương pháp bón: đối với phân hữu cơ truyền thống, vét bớt lớp đất mặt trên hố, rải đều phân hữu cơ vào hố, tiếp tục rải đều phân vô cơ lên trên, sau đó lấp kỹ hố bằng lớp đất mặt đã nạo vét lên. Đối với phân hữu cơ vi sinh, cần tham khảo nhà sản xuất để biết rõ về khả năng phối trộn trực tiếp với phân vô cơ, nếu không rõ, bón theo phương pháp sau: vét bớt lớp đất mặt trên hố, rải đều phân vô cơ vào hố trước, sau đó lấp lại bằng một lớp đất mỏng trước khi tiếp tục rải lớp phân hữu cơ vi sinh lên trên, cuối cùng lấp kỹ hố bằng lớp đất mặt đã nạo vét lên. 54 Về mục lục
  61. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục V: KỸ THUẬT TÍCH MÙN, GIỮ ẨM HỐ ĐA NĂNG TRÊN VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ KINH DOANH Điều 110: Yêu cầu chung về kỹ thuật tích mùn, giữ ẩm - Mặt đất vườn cao su kiến thiết cơ bản và vườn kinh doanh ở đất bằng hoặc đất dốc đều phải tương đối bằng phẳng khi áp dụng hố đa năng. - Các hố đa năng phải có được dòng chảy tràn đất mặt vào hố từ nhiều hướng quanh hố, đồng thời hạn chế được các dòng chảy bồi tụ và xói lở vào hố. - Thành hố và đáy hố có cấu trúc đất tốt, đảm bảo khả năng thấm nước tốt. Điều 111: Kỹ thuật tăng cường khả năng tích mùn, giữ ẩm của hố - Trước khi đào hố đa năng, phải san lấp các ụ và rãnh lớn tạo mặt bằng tương đối trên bề mặt lô. - Khi đào hố đa năng, cần phân bổ lượng đất đào quanh miệng hố hợp lý để tạo độ bằng phẳng tương đối cho lớp đất mặt. Đối với đất dốc, dùng đất đào để tạo 1 bờ chắn nhẹ trên đầu dốc của hố. Về mục lục 55
  62. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương VI THU HOẠCH MỦ VÀ CHĂM SÓC VƯỜN CAO SU KINH DOANH Mục I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THU HOẠCH MỦ Điều 112: Quản lý vườn cây kinh doanh Khi vườn cây chuyển từ giai đoạn kiến thiết cơ bản sang vườn cây kinh doanh, việc quản lý vườn cây được tính theo năm cạo mủ, không tính theo năm trồng. Điều 113: Tiêu chuẩn các loại vườn cao su cạo mủ a. Tiêu chuẩn vườn cây cao su mới đưa vào cạo mủ - Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1,0 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1,0 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên. - Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ. - Đối với những vườn cây mở cạo có > 90% đủ tiêu chuẩn thì sẽ mở toàn bộ số cây trong vườn. b. Tiêu chuẩn vườn cây đưa vào cạo úp có kiểm soát - ườn cây kinh doanh bình thường được đưa vào cạo úp có kiểm soát từ năm cạo thứ 11. c. Tiêu chuẩn mở cạo vỏ tái sinh Khi mở cạo lại trên vỏ tái sinh, độ dày vỏ phải đạt từ 8 mm trở lên hoặc vỏ tái sinh trên 10 năm. Những trường hợp khác với quy định nêu trên phải có ý kiến của Tập đoàn mới được thực hiện. Điều 114: Phân loại vườn cây thu hoạch mủ và việc thanh lý vườn cây - Nhóm I: ườn cây đang ở năm cạo thứ 1 đến năm cạo thứ 10. - Nhóm II: ườn cây đang ở năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 18. - Nhóm III: ườn cây ở năm cạo thứ 19 trở đi. Việc thanh lý vườn cây dựa trên một trong các cơ sở: - ườn cây hết chu kỳ thu hoạch mủ (20 năm). - ườn cây đặc biệt phải thanh lý: năng suất vườn cây dưới 1,2 tấn/ha trong 2 - 3 năm liên tiếp; hoặc mật độ cây cạo dưới 50% mật độ thiết kế trồng; hoặc theo liền vùng trong khu vực thanh lý; hoặc chuyển mục đích sử dụng. - Các đơn vị xây dựng kế hoạch thanh lý vườn cây tối thiểu trước 2 năm và được Tập đoàn phê duyệt. 56 Về mục lục
  63. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục II: CHẾ ĐỘ THU HOẠCH MỦ Điều 115: Chế độ cạo mủ a. Chiều dài miệng cạo ngửa - Từ năm cạo 1 đến năm cạo 10: chiều dài miệng cạo ngửa là S/2 (cạo nửa vòng thân cây) trên vỏ nguyên sinh. - Từ năm cạo 11 trở đi: + Chiều dài miệng cạo ngửa là S/2 (cạo nửa vòng thân cây) trên vỏ tái sinh. + Trong trường hợp thiếu lao động cạo mủ, có thể không cạo lại trên vỏ tái sinh. b. Chiều dài miệng cạo úp - Từ năm cạo 11 đến năm cạo 18: chiều dài miệng cạo úp là S/4. - Từ năm cạo 19 trở đi: chiều dài miệng cạo úp là S/2. c. Nhịp độ cạo - Thống nhất áp dụng nhịp độ cạo d3 (ba ngày cạo một lần) cho tất cả vùng trồng cao su và tất cả dòng vô tính cao su. - Trong trường hợp thiếu lao động cạo mủ, có thể áp dụng nhịp độ cạo d4 (bốn ngày cạo một lần). Điều 116: Chế độ kích thích mủ a. Đối với các dòng vô tính đáp ứng trung bình với chất kích thích: bao gồm PB 235, PB 260, RRIV 1, RRIV 3, RRIV 4, RRIV 5 và các giống mới khác. Vườn cây nhóm I: - Năm cạo 1 : ET 2,5% Pa 2/y - Năm cạo 2 - 5 : ET 2,5% Pa 3/y - Năm cạo 6 : ET 2,5% Pa 4/y - Năm cạo 7 : ET 2,5% Pa 3/y - Năm cạo 8 – 10 : ET 2,5% Pa 4/y Vườn cây nhóm II: - Năm cạo 11 - 18 : Miệng ngửa : ET 2,5% Pa 3/y; Miệng úp : ET 2,5% La 6/y. Vườn cây nhóm III: - Năm cạo 19 trở đi : Miệng ngửa : ET 5% Pa 5/y; Miệng úp : ET 5% La 8/y. Về mục lục 57
  64. Quy trình kỹ thuật cây cao su b. Đối với các dòng vô tính đáp ứng tốt với chất kích thích: bao gồm GT 1, RRIM 600, VM 515, PB 255, RRIC 100, RRIC 110, RRIC 121 và RRIV 2. Vườn cây nhóm I: - Năm cạo 1 : ET 2,5% Pa 3/y - Năm cạo 2 - 5 : ET 2,5% Pa 4/y - Năm cạo 6 : ET 2,5% Pa 5/y - Năm cạo 7 : ET 2,5% Pa 4/y - Năm cạo 8 - 10 : ET 2,5% Pa 5/y Vườn cây nhóm II: - Năm cạo 11 - 18 : Miệng ngửa : ET 2,5% Pa 4/y; Miệng úp : ET 2,5% La 7/y. Vườn cây nhóm III: - Năm cạo 19 trở đi : Miệng ngửa : ET 5% Pa 6/y; Miệng úp : ET 5% La 9/y. c. Đối với nhịp độ cạo d4 - Đối với các dòng vô tính đáp ứng trung bình với chất kích thích: số lần kích thích mủ tăng hơn so với nhịp độ cạo d3: một lần cho miệng cạo ngửa và hai lần cho miệng cạo úp. - Đối với các dòng vô tính đáp ứng tốt với chất kích thích: số lần kích thích mủ tăng hơn so với nhịp độ cạo d3: hai lần cho miệng cạo ngửa và ba lần cho miệng cạo úp. Điều 117: Chẩn đoán sinh lý mủ ườn cây có biểu hiện bất thường thì nên áp dụng phương pháp chẩn đoán sinh lý mủ để quyết định chế độ thu hoạch mủ cho phù hợp. Phương pháp này do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam thực hiện. Điều 118: Quy hoạch vỏ cạo - Đối với vườn cây mới mở cạo, thực hiện theo quy hoạch vỏ cạo ngay từ năm cạo đầu tiên và áp dụng trong suốt chu kỳ kinh doanh (Hình VI.1). - Đối với vườn cây đã mở cạo, thực hiện quy hoạch vỏ cạo từ đầu năm cạo và áp dụng trong suốt năm, không thay đổi. - Thiết kế mở miệng cạo úp khác phía với miệng cạo ngửa. Trong trường hợp cạo phối hợp úp - ngửa cùng phía thì hai miệng cạo phải cách nhau ít nhất 30 cm. - Không áp dụng chế độ cạo miệng gốc vào 3 tháng đầu mùa cạo. - Công tác quy hoạch mặt cạo cho vườn cây đã mở cạo khác với Quy trình hiện hành, cần có sự tư vấn từ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và được sự chấp thuận của Tập đoàn. 58 Về mục lục
  65. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.1: Sơ đồ quy hoạch mặt cạo cho vườn cây kinh doanh Về mục lục 59
  66. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục III: THIẾT KẾ, MỞ MIỆNG CẠO Điều 119: Chia phần cây cạo và chia phiên cạo - Số cây trong mỗi phần cạo được chia dựa vào điều kiện địa hình vườn cây, mật độ cây cạo, năm cạo, tình trạng vỏ cạo và chế độ cạo. Đối với vườn cây nhóm I, phần cây phải chia ổn định từ năm thứ nhất sau khi mở cạo. Đối với vườn cây nhóm II, phần cây phải được phân chia ngay từ đầu năm, tránh phân chia lại khi bắt đầu cạo úp gây xáo trộn sản xuất khó quản lý. Quy định số cây cạo mủ/phần theo Bảng 16. - Không chia 3 phiên cạo của công nhân cạo mủ nằm sát nhau. - Mỗi phần cây cạo phải được đánh dấu phân chia rõ ràng và đánh số thứ tự phần cây cạo. Bảng 16: Số cây cạo mủ/phần theo năm cạo và theo địa hình, mật độ Năm cạo mủ Địa hình, 11 - 18 19 - 20 mật độ cây cạo 1 2 - 10 (a) (b) Đất bằng 350 - 400 500 - 550 320 - 360 450 - 500 220 - 250 Đất dốc > 15° hoặc 300 - 350 450 - 500 300 - 340 400 - 450 200 - 230 mật độ thưa Ghi chú: (a) Áp dụng cho chế độ cạo phối hợp hai miệng úp và ngửa. (b) Áp dụng cho chế độ cạo một miệng úp và chế độ cạo kích thích bằng khí Ethylene. Điều 120: Trang bị vật tư cho cây cạo - Cây cạo được trang bị đầy đủ các vật tư kiềng, máng hứng mủ và chén. Trong trường hợp cạo phối hợp úp - ngửa, trang bị riêng kiềng, máng và chén cho mỗi miệng cạo (Hình VI.2). - Kiềng buộc cách miệng tiền 35 cm cho cả 2 miệng cạo ngửa và cạo úp có kiểm soát, các vườn cây nhóm I và nhóm II không được đóng kiềng vào thân cây cao su. Buộc kiềng bằng dây lò xo thép  = 0,8 mm hoặc bằng dây nylon. - Máng đóng dưới miệng tiền 10 cm đối với cạo ngửa và 15 cm đối với cạo úp có kiểm soát, sâu cách gỗ 2 mm, độ dốc của máng so với trục ngang là 30. - Chén hứng mủ bằng đất nung có tráng lớp men sứ trong lòng chén hoặc bằng chén nhựa mặt trong láng, dung tích chén từ 500 ml - 1.000 ml tuỳ nhóm cây. - Máng chắn nước mưa, mái che mưa 60 Về mục lục
  67. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.2: Vật tư phục vụ cạo mủ Điều 121: Thiết kế miệng cạo a. Chiều cao miệng cạo - Cây mới mở cạo có miệng tiền cách mặt đất 1,3 m. Cạo miệng ngửa liên tục 6 năm ở mặt cạo vỏ nguyên sinh BO-1, từ năm cạo thứ 7 chuyển miệng cạo sang mặt cạo vỏ nguyên sinh BO-2, cũng cạo ở độ cao 1,3 m cách mặt đất. - Cạo úp có kiểm soát khi vị trí miệng tiền nằm trong khoảng từ 1,3 m đến 2,0 m cách mặt đất. Từ độ cao 2,0 m trở lên được g i là độ cao ngoài tầm kiểm soát. b. Độ dốc miệng cạo - Đối với miệng cạo ngửa: quy định độ dốc miệng cạo là 32 so với trục ngang. - Đối với miệng cạo úp: quy định độ dốc miệng cạo là 45. c. Thiết kế miệng cạo Dụng cụ để thiết kế miệng cạo gồm (Hình VI.3): - Thước cây 150 cm có đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng, vị trí treo kiềng. - Dây có 3 gút (100 cm) để chia thân cây ra làm hai hoặc bốn phần bằng nhau. - Rập (cờ) có cán để bảo đảm độ dốc. - Rập đánh dấu hao dăm hàng tháng. - Móc rạch. - Thước, rập của 2 miệng cạo ngửa và úp được đánh dấu và thiết kế khác nhau. Về mục lục 61
  68. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.3: Dụng cụ thiết kế miệng cạo Cách thiết kế: Miệng cạo ngửa: - Dùng thước dây kiểm tra và đánh dấu cây đủ tiêu chuẩn cạo (Hình VI. 4a). - Miệng tiền được mở đồng loạt cùng một phía trong lô và hướng ra giữa hàng để dễ quan sát, kiểm tra, quản lý. - Đặt thước cây để rạch ranh tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng hứng mủ, vị trí treo kiềng (Hình VI. 4b). - Dùng dây có ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần bằng nhau (Hình VI. 4c). - Xác định ranh hậu bằng một đường rạch d c theo thân cây (Hình VI. 4d). - Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng quý (Hình VI. 4e). - Dùng rập đánh dấu hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở ranh tiền và ranh hậu (Hình VI. 4f). - Khơi mương tiền dài 10 - 11 cm, sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi, đuôi chuột), mương tiền phải thẳng góc so với mặt đất (Hình VI. 4g). - Sau khi thiết kế miệng cạo xong thì trang bị vật tư cho cây cạo (Hình VI. 4h). 62 Về mục lục
  69. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.4a: Dùng thước dây kiểm tra và Hình VI.4b: Đặt thước cây để rạch ranh đánh dấu cây đủ tiêu chuẩn cạo tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền, máng hứng mủ và treo kiềng Hình VI.4c: Dùng dây có ba g t để chia Hình VI.4d: Xác định ranh hậu bằng thân cây cao su làm hai phần bằng nhau một đường rạch dọc theo thân cây Về mục lục 63
  70. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.4e: Rạch miệng cạo chuẩn và Hình VI.4f: Dùng thước đánh dấu các đường rạch chuẩn hao dăm hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở hàng quý ranh tiền và ranh hậu Hình VI.4g: Rập, thiết kế hoàn chỉnh Hình VI.4h: Trang bị vật tư cho cây cạo Hình VI.4: Kỹ thuật thiết kế miệng cạo ngửa 64 Về mục lục
  71. Quy trình kỹ thuật cây cao su Miệng cạo úp: - Trong cùng một lô, miệng tiền cạo úp cũng phải được thiết kế đồng loạt theo một phía thống nhất và hướng ra giữa hàng để dễ quan sát, kiểm tra, quản lý. - Đặt thước cây và móc để rạch ranh tiền từ vị trí 1,3 m cách đất thẳng lên phía trên (Hình VI.5a). - Dùng dây có ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần (cho miệng cạo S/2) hoặc bốn phần (cho miệng cạo S/4) bằng nhau (Hình VI.5b). - Xác định ranh hậu bằng một đường rạch d c theo thân cây (Hình VI.5c). - Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng tháng hoặc hàng quý giữa 2 ranh tiền và hậu. Lưu ý độ dốc của miệng cạo úp phải là 45° ngay từ khi mở cạo, không cho phép mở ở độ dốc thấp hơn rồi chuyển từ từ lên độ dốc quy định (Hình VI.5d, e, f). - Khơi mương tiền từ miệng tiền đến vị trí cắm máng (dài 15 cm), sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi, đuôi chuột), mương tiền phải thẳng góc so với mặt đất (Hình VI.5g). - Sau khi thiết kế miệng cạo xong thì trang bị vật tư cho cây cạo (Hình VI.5h). d. Mở thêm - Đối với vùng có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mở cạo thêm những cây đã đủ tiêu chuẩn vào đầu mùa cạo và tháng 9 - tháng 10 hàng năm. Các vùng khác, mở cạo thêm vào đầu mùa cạo và tháng 8 - tháng 9 hàng năm. - Đầu năm thứ 3, mở cạo tất cả các cây có bề vòng thân trên 40 cm. Để tránh hiện tượng ốc đảo, miệng cạo cây mở sau có cùng độ cao với cây đã mở cạo trước, đến năm cạo thứ bảy phải chuyển đồng loạt vườn cây sang mặt cạo BO-2. Về mục lục 65
  72. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.5a: Đặt thước cây và móc để Hình VI.5b: Dùng dây ba g t để chia rạch ranh tiền từ vị trí 1,3 m cách đất thân cây cao su làm hai phần hoặc thẳng lên phía trên bốn phần bằng nhau Hình VI.5c: Xác định điểm ranh hậu cho Hình VI.5d: Xác định ranh hậu miệng cạo S/4 66 Về mục lục
  73. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.5e: Đặt rập ngay đ ng vị trí Hình VI.5f: Rạch chuẩn hao dăm ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn hàng tháng hoặc hàng quý giữa 2 ranh tiền và hậu Hình VI.5g: Cây cạo đã được rập, Hình VI.5h: Trang bị cây cạo thiết kế xong hoàn chỉnh Hình VI.5: Kỹ thuật thiết kế miệng cạo úp Về mục lục 67
  74. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 122: Mở miệng cạo a. Miệng ngửa (Hình VI.6) Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao: - Nhát 1: cạo chuẩn (Hình VI.6a). - Nhát 2: vạt nêm (Hình VI.6b). - Nhát 3: hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh cạo phạm khi mở miệng cạo. Hình VI.6a: Cạo chuẩn Hình VI.6b: Vạt nêm Hình VI.6c: Khơi mương tiền Hình VI.6d: Đóng máng 68 Về mục lục
  75. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.6e: Trang bị kiềng Hình VI.6f: Cây mở cạo xong và trang bị hoàn chỉnh Hình VI.6: Mở miệng cạo ngửa b. Miệng úp (Hình VI.7) - Sau khi thiết kế, cạo xả miệng theo hướng cạo lên 3 nhát dao tương tự như cách cạo ngửa thông thường, độ sâu cạo phải dần dần tăng lên cho đến khi cách tượng tầng vào khảng 1,0 mm - 1,3 mm. Có thể cạo ngửa 2 - 3 nhát về phía dưới để làm miệng đỡ hoặc làm máng đỡ dẫn mủ chảy lan và chỉ thực hiện một lần năm. - Mức độ hao vỏ cạo lúc mở miệng cho phép tối đa 2,0 cm đối với cả hai miệng ngửa và úp. Hình VI.7a: Cạo chuẩn Hình VI.7b: Vạt nêm Về mục lục 69
  76. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.7c: Khơi mương tiền Hình VI.7d: Cạo 2 - 3 lát về phía dưới để làm miệng đỡ mủ chảy lan Hình VI.7e: Đóng máng Hình VI.7f: Cây mở cạo xong và trang bị hoàn chỉnh HìnhVI.7: Mở miệng cạo úp 70 Về mục lục
  77. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục IV: CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG VIỆC THU HOẠCH MỦ Điều 123: Thời vụ cạo mủ - Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào thu hoạch mủ được tiến hành vào đầu mùa cạo khi tán lá đã ổn định và thời tiết thuận lợi. - Đối với chế độ cạo phối hợp 2 miệng úp - ngửa, mở miệng cạo úp vào giữa tháng 5. Nếu chỉ cạo một miệng úp, mở miệng cạo úp vào đầu mùa cạo. - Nghỉ cạo khi cây có lá bắt đầu nhú chân chim và nghỉ toàn vườn khi có 30% số cây nhú lá chân chim. Cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định, vườn cây nào tán lá ổn định trước thì cho cạo trước. - Ngưng cạo khi nhiệt độ không khí trung bình dưới 15C trong 3 ngày liên tiếp và cạo lại khi nhiệt độ trên 15C. Điều 124: Độ sâu cạo mủ - Cạo cách tượng tầng 1,0 mm - 1,3 mm đối với cả hai miệng ngửa và úp. - Tránh cạo cạn (cạo cách tượng tầng trên 1,3 mm), cạo sát (cạo cách tượng tầng dưới 1,0 mm), cạo phạm (cạo chạm gỗ). Điều 125: Mức độ hao dăm, hao vỏ cạo - Đánh dấu hao dăm - Đối với miệng cạo ngửa, hao dăm 1,1 mm - 1,5 mm/lần cạo, hao vỏ cạo tối đa 18 cm năm đối với nhịp độ cạo d3 và 15 cm năm cho nhịp độ cạo d4. - Đối với miệng cạo úp có kiểm soát, hao dăm không quá 2 mm lần cạo, hao vỏ tối đa 3 cm tháng. - Đối với miệng cạo úp ngoài tầm kiểm soát, hao dăm không quá 3 mm lần cạo, hao vỏ tối đa 4,5 cm tháng. - Hàng năm, trước khi bắt đầu cạo lại phải đánh dấu hao vỏ cạo, dùng rập vạch trên vỏ cạo các vạch chuẩn để khống chế mức hao vỏ từng tháng, quý và độ dốc miệng cạo. Điều 126: Tiêu chuẩn đường cạo Đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh và không lượn sóng. Điều 127: Công việc trước và sau khi cạo mủ từng cây - Trước khi cạo mủ, phải bóc mủ dây, mủ chén, sửa lại kiềng, máng, lau sạch chén và úp trên kiềng. Cạo xong, ngửa chén lên và dẫn mủ chảy vào chén rồi mới qua cạo cây khác. Đặc biệt, cần lưu ý việc dẫn mủ chảy vào chén đối với cạo úp có kiểm soát. - Hướng đi cạo mủ theo những cây kế cận trên cùng hàng. Lần cạo kế tiếp phải đổi đầu phần cạo hoặc thứ tự cây cạo. - Chỉ trút mủ sau khi có hiệu lệnh. Cây nào cạo trước trút trước, dùng vét để tận thu mủ trong chén, đặt chén mủ lại vị trí cũ để hứng mủ chảy trễ, tránh trút sót mủ. Về mục lục 71
  78. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Đối với các giống mau đông mủ, sau khi cạo xong, nhỏ vào chén mủ từ 3 - 5 gi t ammoniac có nồng độ 3 - 5%. Dung dịch ammoniac do nhà máy sơ chế cung cấp. - Phần cây có bôi thuốc kích thích phải tổ chức trút mủ chiều. ào mùa mưa có thể sử dụng hoá chất (do nhà máy sơ chế cung cấp) để đánh đông mủ chảy dai tại chén. Điều 128: Giờ cạo mủ - trút mủ - giao nhận mủ - chất lượng mủ a. Giờ cạo mủ Tuỳ điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn thấy rõ đường cạo. Mùa mưa, chỉ cạo khi mặt cạo khô ráo, nếu đến 11 - 12 giờ trưa mà mặt cạo còn ướt thì cho nghỉ cạo. b. Giờ trút mủ Thời gian chờ trút mủ tuỳ thuộc vào thời tiết. Sau khi cạo xong phần cây, công nhân cạo chờ hiệu lệnh của đội trưởng hoặc tổ trưởng mới trút mủ. Mủ trút xong được đưa ngay về trạm giao nhận mủ theo quy định. c. Giao nhận mủ - Khi đổ mủ nước từ thùng trút sang thùng chứa phải dùng rây l c mủ với kích thước lỗ 5 mm. Sau khi trút xong, công nhân đưa mủ về trạm giao cho tổ trưởng cân đo số lượng mủ nước, mủ tạp của từng phần cây, ghi đầy đủ số liệu vào phiếu theo dõi sản lượng, có ghi nhận cả phần chất lượng mủ, sau đó sẽ tập trung để đưa về nhà máy. Khi đổ mủ nước từ thùng chứa vào bồn của xe chở mủ phải có lưới l c với kích thước lỗ 3 mm. - Có thể thiết lập hồ chứa tập trung tại trạm giao nhận mủ, để công nhân cạo có thể nghỉ sau khi giao mủ, trước khi xe nhận mủ đến. Cứ mỗi 50 - 100 ha lập một trạm giao nhận mủ, có mái che, giàn để mủ tạp và bể nước để tráng rửa thùng. d. Chất lượng mủ Chất lượng mủ phải đảm bảo yêu cầu cho việc sơ chế của sản phẩm tại từng đơn vị. Điều 129: Dụng cụ cạo mủ trang bị cho công nhân (Hình VI.8) - Công nhân cạo miệng ngửa được trang bị 2 dao cạo mủ, 1 giỏ đựng mủ tạp, 1 thùng trút 10 lít hoặc 15 lít, 1 - 4 thùng chứa 25 lít hoặc 35 lít, 1 rây l c mủ, 1 vét mủ, 1 nạo vỏ, 1 đòn gánh, 2 móc thùng, 1 l ammoniac, 1 ống mỡ vaseline, 2 viên đá mài dao (đá nhám và đá bùn) và giẻ lau bằng vải (Hình VI.8a và VI.8b). Ngoài ra vào mùa rụng lá, mỗi công nhân được trang bị thêm 1 chổi quét lá. Lưu ý: Giẻ lau chén không được sử dụng loại vải có sợi PP (poly propylene). - Công nhân cạo miệng úp được trang bị các dụng cụ như công nhân cạo miệng ngửa, riêng dao cạo phải dùng dao chuyên dùng hoặc dao cạo kéo cải tiến. - Các dụng cụ cạo mủ phải thật sạch sẽ, dao cạo phải có chất lượng tốt, được mài bén thường xuyên. - Đầu phần cây cạo phải có c c úp thùng. 72 Về mục lục
  79. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VI.8a: Các loại dao cạo mủ Hình VI.8b: Các loại dụng cụ chứa mủ Hình VI.8: Dụng cụ trang bị cho công nhân cạo mủ Về mục lục 73
  80. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục V: KÍCH THÍCH MỦ Điều 130: Loại chất kích thích và nồng độ sử dụng - Loại hoá chất kích thích mủ được sử dụng có hoạt chất là Ethephon (acid 2- chloroethyl phosphonic). Sản phẩm có tên thương mại là Stimulatex, GCC++ hoặc KT latex do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam sản xuất, hoặc các sản phẩm khác có tên trong danh mục thuốc Bảo vệ Thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. - Nồng độ hoạt chất (a.i) sử dụng là: 2,5% cho cây nhóm I và II; 5% cho các vườn cây nhóm III và vườn cây cạo tận thu trước khi thanh lý. Điều 131: Thời vụ áp dụng kích thích mủ - Đối với vùng có hai mùa mưa nắng rõ rệt (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên ), bôi chất kích thích vào các tháng 5, 6, 7, 10, 11 và 12. - Các vùng khác (Duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc ), bôi chất kích thích vào các tháng 4, 5, 6, 8, 9 và 10. - Bôi chất kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 giờ - 48 giờ. - Không bôi khi cây còn ướt hoặc lúc trời sắp mưa. - Không được bôi khi thời tiết khô hạn, mùa rụng lá qua đông. Điều 132: Phương pháp bôi chất kích thích mủ (Hình VI.9) - Phương pháp bôi trên vỏ tái sinh (Pa: Panel application): Khuấy đều chất kích thích trước khi sử dụng, dùng c hoặc bàn chải bôi một băng rộng 1,0 cm, mỏng đều trên vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. - Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây (La: Lace application): Khuấy đều chất kích thích trước khi sử dụng, dùng c hoặc bàn chải bôi một lớp mỏng đều ngay trên miệng cạo. Phương pháp này áp dụng cho miệng cạo úp. - Dụng cụ bôi chất kích thích: c số 8 hoặc bàn chải cải tiến có bề rộng 0,8 cm. Hình VI.9a: Bôi Pa (Panel application): Hình VI.9b: Bôi La (Lace application): áp dụng cho miệng cạo ngửa áp dụng cho miệng cạo úp Hình VI.9: Phương pháp bôi chất kích thích 74 Về mục lục