Quản trị nguồn nhân lực - Chương 5: Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn

ppt 14 trang vanle 5450
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị nguồn nhân lực - Chương 5: Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_tri_nguon_nhan_luc_chuong_5_kiem_tra_trac_nghiem_va_pho.ppt

Nội dung text: Quản trị nguồn nhân lực - Chương 5: Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn

  1. Chương 5: KIỂM TRA, TRẮC NGHIỆM VÀ PHỎNG VẤN 5.1. Kiểm tra, trắc nghiệm 5.1.1. Các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm ❑Trắc nghiệm tìm hiểu về sự hiểu biết ➢ Trắc nghiệm trí thông minh ➢ Trắc nghiệm các khả năng hiểu biết đặc biệt của ứng viên ❑Trắc nghiệm tìm hiểu về sự khéo léo và thể lực của ứng viên ❑Trắc nghiệm tìm hiểu về tâm lý và sở thích ❑Kiểm tra, trắc nghiệm tìm hiểu về thành tích ❑Kiểm tra thực hiện mẫu công việc 1
  2. 5.1.2. Quá trình xây dựng bài trắc nghiệm Bước 1: Phân tích công việc Bước 2: Lựa chọn bài trắc nghiệm Bước 3: Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm Bước 4: Rút kinh nghiệm bài hoàn chỉnh 2
  3. 5.2. Phỏng vấn 5.2.1. Các hình thức phỏng vấn Phỏng vấn không chỉ dẫn Phỏng vấn theo mẫu Phỏng vấn tình huống Phỏng vấn liên tục Phỏng vấn nhóm Phỏng vấn căng thẳng 3
  4. 5.2.2. Quá trình phỏng vấn Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn Bước 3: Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời Bước 4: Thực hiện phỏng vấn 4
  5. 5.2.2. Quá trình phỏng vấn Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn: nhằm đạt kết quả tốt: ✓Tìm hiểu rõ yêu cầu công việc, đặc điểm công việc và mẫu người lý tưởng để thực hiện công việc ✓Nghiên cứu hồ sơ ứng viên, ghi chú những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm cần làm sáng tỏ trong khi phỏng vấn. ✓Xác định địa điểm, thời gian thích hợp. ✓Báo cáo thời gian cho ứng viên biết ít nhất 1 tuần 5
  6. Bước 2: Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn Câu hỏi chung: tìm hiểu động cơ, quan điểm sở thích, khả năng hòa đồng Câu hỏi đặc trưng cho từng công việc Câu hỏi riêng biệt 6
  7. 5.2.3. Các yếu tố tác động đến phỏng vấn ỨNG VIÊN: ❑Tuổi tác, giới tính ❑Hình thức diện mạo ❑Học vấn và kiến thức cơ bản ❑Hứng thú công việc và nghề nghiệp ❑Đặc điểm tâm lý: quan điểm, thông minh, động viên ❑Hiểu biết về doanh nghiệp, công việc, về phỏng vấn ❑Khả năng ngoại ngữ ❑Hành vi 7
  8. 5.2.3. Các yếu tố tác động đến phỏng vấn TÌNH HUỐNG TRONG PHỎNG VẤN VIÊN: 1)Tình hình chính trị 2)Luật pháp 3)Sức ép về kinh tế 4)Vai trò của phỏng vấn trong tuyển dụng 5)Tỷ lệ tuyển dụng 6)Điều kiện tổ chức, kỹ thuật trong phỏng vấn 7)Số người trong hội đồng phỏng vấn 8
  9. 5.2.4. Nguyên tắc phỏng vấn 1/Trước khi phỏng vấn: • Xem lại bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc • Xem lại hồ sơ của các ứng viên, các điểm trắc nghiệm, các thông tin về ứng viên • Kiểm tra lại mục đích của từng cuộc phỏng vấn và xác định các câu hỏi cần thực hiện. 2/Tạo nên và duy trì quan hệ tốt với ứng viên bằng cách: • Chào hỏi vui vẻ, bày tỏ sự quan tâm chân thành đến ứng viên, để cho ứng viên được tự nhiên • Phỏng vấn viên cần có tính hài hước, khả năng suy đoán và tính khách quan. 9
  10. 5.2.4. Nguyên tắc phỏng vấn 3/Lắng nghe chăm chú, cố gắng hiểu người phỏng vấn nói gì, tránh cãi lý và khuyến khích người phỏng vấn nói nhiều. 4/Quan tâm đến sự thay đổi động thái, cử chỉ và hành động của ứng viên để hiểu về quan điểm, tình cảm của ứng viên. 5/Trả lời thẳng thắn các câu hỏi của ứng viên, cung cấp các thông tin cần thiết cho ứng viên nhưng không nên tiết lộ quan điểm riêng, không nên biểu lộ sự hài lòng hay khó chịu của người phỏng vấn khi ứng viên trả lời đúng hay sai. 6/Tỏ ra bình tĩnh, nhẹ nhàng, nói dễ hiểu, rõ ràng, dễ nghe, tránh lối nói chữ, không đặt những câu hỏi phỏng vấn để người được phỏng vấn chỉ trả lời “có” hoặc “không”. 10
  11. 5.2.4. Nguyên tắc phỏng vấn 7/Ghi chép cẩn thận: các dữ liệu, thông tin thực tế, so sánh về kết quả đánh giá của những phỏng vấn viên khác. 8/Cố gắng tránh định kiến về tuổi đời, giới tính, dung mạo của ứng viên. 9/Luôn kiểm soát được nội dung và toàn bộ quá trình phỏng vấn. 10/Tập trung đánh giá những nét chính của ứng viên như: ❑Khả năng hòa hợp với mọi người ❑Động cơ làm việc ❑Kinh nghiệm thực tế ❑Mức độ hiểu biết công việc 11
  12. 5.2.5. Chỉ dẫn đối với những ứng viên sắp tham gia phỏng vấn 1/Chuẩn bị kỹ lưỡng: ✓ Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty, về công việc và các thành viên trong hội đồng phỏng vấn. ✓ Chuẩn bị sẵn các câu hỏi về doanh nghiệp, công việc, cơ hội và những điều khác cần biết thêm về doanh nghiệp giúp xem ứng viên có phù hợp với công việc đó không. ✓ Chuẩn bị tinh thần được thoải mái, tự tin. ✓ Chuẩn bị trang phục, tác phong sao cho lịch sự, gọn gàng, phù hợp với công việc xin tuyển. 12
  13. 5.2.5. Chỉ dẫn đối với những ứng viên sắp tham gia phỏng vấn 2/Tìm hiểu nhu cầu thực sự của người phỏng vấn: sử dụng những câu hỏi gợi ý để phỏng vấn nói nhiều hơn, để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của doanh nghiệp đối với ứng viên. 3/Sau khi hiểu phần nào mẫu người mà hội đồng đang tìm kiếm, ứng viên cố gắng nói lên khả năng của ứng viên cần thiết cho yêu cầu công việc. 4/ Nên suy nghĩ trước khi trả lời. Trả lời cần tập trung vào trọng tâm như “nếu ứng viên được tuyển chọn thì ứng viên sẽ giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp như thế nào?”. 13
  14. 5.2.5. Chỉ dẫn đối với những ứng viên sắp tham gia phỏng vấn 5/Chú ý đặc biệt đến các biểu hiện tâm lý, tác phong và hành vi trong quá trình phỏng vấn: Cần thể hiện sự nhiệt tình, hào hứng, chân thành, chu đáo và vui vẻ khi giao tiếp. Tỏ rõ kín đáo, nghiêm túc trong công việc và sự tư tin về bản thân mình. Biết chào hỏi thân mật, trang phục lịch sự, biết mỉm cười, nói năng rõ ràng sẽ gây ấn tượng tốt đẹp từ phút giây đầu tiên cho hội đồng phỏng vấn. 14