Quản trị kinh doanh - Cơ sở khoa học của quản trị nông trại

ppt 57 trang vanle 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Cơ sở khoa học của quản trị nông trại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_tri_kinh_doanh_co_so_khoa_hoc_cua_quan_tri_nong_trai.ppt

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Cơ sở khoa học của quản trị nông trại

  1. Cơ Sở Khoa Học Của Quản Trị Nông Trại
  2. 1. Khái niệm quản trị nông trại  Quản trị nông trại là quá trình thực hiện các chức năng, hoạt động quản trị trên một nông trại nhằm đạt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của nông trại.  Quản trị đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại. Quản trị tốt sản xuất kinh doanh sẽ phát triển và đạt hiệu quả cao.  Xu thế phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng quy mô lớn và SX hàng hóa quan tâm nhiều đến hoạt động quản trị và năng lực quản trị của các chủ nông trại.  Nông trại gia đình là loại hình SX phổ biến nhất hiện nay. Tuy qui mô SX của trang trại đã vượt trội so với qui mô sản xuất gia đình trước đây, nhưng công tác quản trị vẫn còn ở cấp độ gia đình, chưa bắt kịp với sự phát triển về qui mô sản xuất hiệu quả SX-KD chưa cao, nhiều trang trại làm ăn thua lỗ.
  3. 1. Tendency of family farms in number  2001: 61020  2004: 110832  2006: 113730 (+ 86.4% against 2001 and 2.5% against 2004) Distribution by region  Mekong Delta: 54425  South-eastern: 16867  Central highlands: 8785  Red River Delta: 13863 2. Tendency of family farms by area (ha)  2001: 373200 ha  2006: 663,500 ha  Average area per family farm: 5.8 ha − North-western: 9.82 ha − North-eastern: 8.87 ha − Northern central: 7 ha
  4. 2. Các chức năng của quản trị nông trại  Nông trại là nơi diễn ra các hoạt động SX-KD, quản trị thực hiện là tác động của nhà quản trị tới đối tượng và khách thể SX – KD đạt được các mục đích nhất định. Các chức năng cụ thể bao gồm: - Chức năng hoạch định - Chức năng tổ chức, phối hợp và điều khiển - Chức năng kiểm tra và giám sát - Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy  Các hoạt động quản trị thường xuyên diễn ra trên mọi mặt hoạt động của nông trại và tác động tới tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh phong phú và phức tạp.
  5. 2.1 Chức năng hoạch định  Chức năng hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị nông trại.  Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó.  Dự báo và kế hoạch hoá là những nghiệp vụ phản ánh chức năng hoạch định của các nhà quản trị khi xác định chiến lược sản xuất kinh doanh.  Xây dựng các kế hoạch, các chiến lược kinh doanh phải dựa trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh của nông trại, đồng thời sử dụng các kiến thức của khoa học dự báo để tính toán, lựa chọn.
  6. 2.2 Chức năng tổ chức phối hợp và điều khiển  Hoạch định tổ chức hoạt động SX – KD đạt mục tiêu yêu cầu có sự kết hợp các nguồn lực và các yếu tố kinh doanh Cần phải tổ chức, phối hợp và điều khiển chung thông qua một loạt các hoạt động như: (1) Xác định khối lượng các công việc cần hoàn thành theo một mục tiêu sản xuất - kinh doanh nào đó; (2) Xác định trách nhiệm, sự liên quan và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố và người lao động trong nông trại; và (3) Phân công và điều khiển các công việc.  Điều khiển là công việc diễn ra hàng ngày của các nhà quản trị. Điều khiển là các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, động viên, thúc đẩy những người dưới quyền làm việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao.  Thực hiện công việc điều khiển Ra quyết định Việc lựa chọn quyết định đúng có ý nghĩa rất quan trọng.
  7. 2.3 Chức năng kiểm tra giám sát  Kiểm tra là một chức năng cơ bản của quản trị nông trại nhằm mục đích xác định thực chất các công việc đê được thực hiện theo mục tiêu đã định.  Kiểm tra giúp xác định mức độ các công việc đã được thực hiện, phát hiện những lệch lạc về mục tiêu hay những trục trặc trong việc thực hiện các công việc để có sự chấn chỉnh kịp thời.  Để làm tốt chức năng kiểm tra, phương pháp kiểm tra phải phù hợp với từng loại công việc là các đối tượng thực hiện công việc. Kết hợp kiểm tra qua giấy tờ sổ và kiểm tra một cách sâu sát tại hiện trường cơ sở là biện pháp cần thiết và quan trọng hơn.
  8. 2.4 Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy  Hoạt động kinh doanh và công tác quản trị bị chi phối của rất nhiều yếu tố Việc định hướng và xác lập sự cân đối trong kết hợp các yếu tố chỉ là tương đối Điều chỉnh những bất hợp lý do sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan là công việc thường xuyên và cần thiết.  Kiểm tra giúp là cơ sở cho công tác điều chỉnh  Bên cạnh chức năng điều chỉnh, chức năng thúc đẩy đóng vai trò quan trọng. Thúc đẩy có nghĩa là đôn đốc, là tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh diễn ra đúng nội dung, đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.  Các nhà quản trị có thể dùng các phương pháp hành chính tổ chức, phương pháp giáo dục và các phương pháp kinh tế để thực hiện chức năng thúc đẩy.
  9. 3. Các phương pháp quản trị nông trại Phương pháp quản trị sản xuất kinh doanh là các cách thức tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản trị tới khách thể sản xuất - kinh doanh để đạt mục tiêu đề ra trong những điều kiện sản xuất - kinh doanh nhất định.
  10. 3.1 Phương pháp hành chính-tổ chức  Đây là các phương pháp tác động trực tiếp dựa vào cơ chế tổ chức của hệ thống (bộ máy) quản trị và kỷ luật của các nông trại thông qua các quyết định có tính bắt buộc người dưới quyền buộc phải thực thi các quyết định của nhà quản trị.  Phương pháp hành chính - tổ chức có vai trò hết sức to lớn xác lập trật tự, kỹ cương lao động, khâu nối hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, giữ được bí mật, ý đồ kinh doanh, giải quyết các vấn đề kịp thời và nhanh chóng.  Tuy nhiên, các phương pháp hành chính - tổ chức chỉ phát huy tác dụng khi các quyết định quản trị khách quan và có cơ sở.  Các quyết định phai dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ thực hiện cụ thể
  11. 3.2 Các phương pháp kinh tế  Là phương pháp tác động chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị và các khách thể kinh doanh một cách gián tiếp thông qua các lợi ích kinh tế các đối tượng quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.  Cơ sở của phương pháp KT: Sự thống nhất về lợi ích sẽ dẫn đến thống nhất về mục đích và hành động.  PP kinh tế quản trị tốt nhất để thực hành tiết kiệm, tạo động lực cho người lao động quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Nhà quản trị cần xác định thời điểm và mức độ tác động để tạo được hiệu quả tối ưu.
  12. 3.3 Phương pháp giáo dục  Các phương pháp giáo dục là cách thức tác động của chủ thể quản trị đến nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ.  Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản trị sản xuất kinh doanh.  PP giáo dục dựa trên các quy luật tâm lí, chủ thể quản trị làm cho người lao động phân biệt rõ lợi - hại, đúng - sai để nâng cao tính tự giác làm việc, gắn bó với trang trại.  Phương pháp giáo dục góp phần đắc lực trong trang bị các tri thức về xã hội, về khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động.
  13. 4. Ra quyết định trong quản trị nông 4.1 Khái niệm và vai trò  Quyết định là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình, mục têu hoạt động của nông trại để giải quyết một số vấn đề trong tổ chức sản xuất – kinh doanh trên cơ sở phân tích các thông tin và hiểu biết sâu sắc đối tượng quản trị.  Việc ra quyết định có ý nghĩa rất lớn, là khâu mấu chốt trong quản trị nông trại, là nội dung cơ bản của quản trị, bởi vì từ việc điều hành các công việc hàng ngày cho đến việc giải quyết các vấn đề chiến lược của nông trại đều được tiến hành trên cơ sở các quyết định hợp lý.  Một quyết định sai, hoặc đưa ra không đúng lúc có thể dẫn đến những thiệt hại lớn, gây khó khăn cho sản xuất và kinh doanh của nông trại.
  14. 4. Ra quyết định trong quản trị nông 4.2 Yêu cầu đối với các quyết định  Các quyết định quản trị là điều kiện để diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại.  Các quyết định đúng sẽ dẫn đến các kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, các cơ hội và tiềm năng của kinh doanh được khai thác hợp lý và ngược lại các quyết định không đúng sẽ làm cho các cơ hội và tiềm năng kinh doanh không được khai thác hợp lý, trong nhiều trường hợp cũng có thể gây ra những thiệt hại rất lớn.  Để có các quyết định đúng đắn quá trình ra quyết định và bản thân các quyết định cần đảm bảo các yêu cầu sau:
  15. 4.2 Yêu cầu đối với các quyết định  Khách quan, khoa học và sáng tạo, không dựa vào kinh nghiệm  Phải đảm bảo tính thống nhất  Mang tính pháp lý  Phải cụ thể, rõ ràng  Các quyết định phải được đưa ra kịp thời
  16. 4.3 Tiến trình ra quyết định  Tiến trình ra quyết định bao gồm một số bước cơ bản sau: 1. Xác định vấn đề, nhu cầu ra quyết định 2. Thu thập, chọn lọc các thông tin liên quan: Thu thập các thông tin về hoạt động hiện tại của nông trại, làm cơ sở cho việc phân tích vấn đề và đề xuất các giải pháp. 3. Xác định các giải pháp: Đưa ra các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề. Phân tích và dự đoán các ảnh hưởng có thể của các giải pháp đến hoạt động nông trại.
  17. 4. Liệt kê các yếu tố quyết định: Xác định các tiêu chuẩn, nguyên tắc cơ bản cần thiết và lựa chọn quyết định; mức độ quan trọng của từng tiêu chí. 5. Ra quyết định và chọn giải pháp tốt nhất: Chủ nông trại phân tích, phán xét trước khi chấp nhận giải pháp. Quyết định cuối cùng của chủ nông trại thường phản ánh thái độ của họ đối với những rủi ro của mỗi giải pháp đề xuất. 6. Truyền tải quyết định đến người thực hiện và tổ chức thực hiện quyết định 7. Kiểm tra thực hiện và điều chỉnh quyết định
  18. Chương IV Quản Trị Các Nguồn Lực Sản Xuất Của Nông Trại
  19. 1. Khái niệm Quản lý các yếu tố sản xuất v Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình lập kế hoạch, lựa chọn, kết hợp và chuyển hóa các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, công nghệ ) theo một quy trình công nghệ nhất định để sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Hay có thể nói cách khác đó là quá trình tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất trong nông trại. v Để tiến hành SX-KD, nông trại phải có dòng tài chính đi ra thị trường để thuê, mua máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật và lao động cần thiết cho trang trại. Như vây, tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất là nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của trang trại. v Lập kế hoạch chính xác nhu cầu các yếu tố sản xuất, đúng khối lượng và thời điểm, mùa vụ là cơ sở quan trọng để duy trì số lượng dự trữ các yếu tố sản xuất ở mức thấp nhất.
  20. 2 Mục đích Quản lý các yếu tố sản xuất Mục đích tổng quát của quản trị các yếu tố sản xuất là tổ chức, xác định và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất kinh doanh. Mục đích cụ thể là:  Đáp ứng kịp thời nhu cầu các yếu tố sản xuất của trang trại, về chủng loại, số lượng, chất lượng với giá cả hợp lý.  Giảm thiểu số lượng dự trữ các yếu tổ sản xuất. Cần căn cứ vào khối lượng công việc ở các mùa vụ và định mức kinh tế kỹ thuật để xác định mức dự trữ từng yếu tố hợp lý.  Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần trả lời câu hỏi “xác định lựa chọn và kết hợp yếu tố đầu vào như thế nào?” để có hiệu quả cao nhất trong sản xuất. v Để tổ chức và quản lý tốt các yếu tố sản xuất xác định đúng nhu cầu của từng yếu tố sản xuất trên cơ sở khối lượng công việc theo quý, tháng, mùa, cả năm và qui trình sản xuất cho từng loại cây trồng vật nuôi.
  21. 3. Quản trị nguồn vốn  Vốn bao gồm: số tiền đầu tư vào nguyên liệu sử dụng trong SX, vốn cần để mua hay thuê tài sản SX, trả lương và các dịch vụ khác  Xác định tổng vốn và phân bố vốn cho các hướng sử dụng tiềm năng  Nguồn vốn: tự có, vốn tự có (thông qua hợp đồng ăn chia), thuê, ký kết hợp đồng, tín dụng  Thời hạn: vốn vay có thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn  Mục đích sử động vốn: mua bất động sản, động sản  Hình thức vay: vay có thế chấp và không có thế chấp  Trả nợ vốn vay: một lần hay trả dần  Chi phí vay: lãi suất ngân hàng vào chi phí giao dịch  Các nhà cung cấp: cá nhân, các tổ chức tín dụng, ngân hàng
  22. 4. Tổ chức quản lý đất đai 4.1 Vị trí, mục đích tổ chức quản lý đất đai  Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong nông trại và là tài nguyên khan hiếm có giới hạn của nông nghiệp. Khả năng SX của đất đai rất lớn, tuy nhiên NS của đất đai phụ thuộc vào các biện pháp khai thác & sử dụng nó.  Mục đích tổ chức quản lý đất đai là: + Bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả quỹ đất đai. + Nắm chắc tình hình, động thái của đất đai thông qua kế hoạch quy hoạch, chế độ trồng trọt và chế độ chăn nuôi. + Áp dụng đồng bộ giải pháp quản trị, các giải pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật và chế độ bảo vệ, bồi dưỡng, tăng độ màu mỡ và chống xói mòn cho đất đai.  Tổ chức quản lý đất đai: qui hoạch, cải tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đất đai trong quá trình sử dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
  23. 4. Tổ chức quản lý đất đai 4.2 Quy hoạch Qui hoạch sử dụng đất đai được thực hiện khi tiến hành qui hoạch tổng thể trang trại, nhằm bố trí và sử dụng đất phù hợp theo đúng định hướng chiến lược phát triển trang trại. (a) Phân loại đất Ø Theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp, Đất thổ cư, Đất chuyên dùng, Đất chưa sử dụng Ø Theo chất lượng đất: Căn cứ vào chất lượng đất để phân thành các nhóm và các loại đất theo đặc điểm thổ nhưỡng, phân loại đất theo chất lượng rất quan trọng đối với phần đất nông nghiệp của nông trại Ø Theo nguồn gốc đất: Đất đã được giao quyền, đất thuê mướn, đất chưa giao quyền (đất tạm giao, đất chuyển nhượng không hợp pháp, đất khai hoang )
  24. 4 Tổ chức quản lý đất đai 4.4 Chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai v Chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng  Diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác tính trên một lao động động của trang trại.  Hệ số sử dụng ruộng đất: Chỉ tiêu này chủ yếu thể hiện việc thực hiện tăng vụ và khả năng có thể tăng vụ của nông trại.  Chỉ tiêu phản ánh trình độ và mức độ thâm canh: hao phí lao động, tư liệu sản xuất, chi phí vật chất trên đơn vị diện tích  Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế  Năng suất đất đai: giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hoá tính/ đơn vị diện tích đất NN hay đất canh tác.  Năng suất cây trồng của từng loại cây cụ thể.  Lợi nhuận trước thuế và sau thuế tính trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác.
  25. 5. Quản lý các TLSX 5.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản trị tư liệu sản xuất  Đánh giá hiệu quả tài sản cố định - Chỉ tiêu trực tiếp: Năng suất máy, chi phí thời gian hoàn thành một đơn vị công việc, giá thành một đơn vị công việc. - Chỉ tiêu gián tiếp: + Số lao động và sức kéo được giải phóng do áp dụng máy móc và công cụ cải tiến. + Mức tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc. + Mức tăng sản lượng, sản lượng hàng hoá + Mức tăng năng suất lao động, thu nhập và tích luỹ.
  26. 5. Quản lý các TLSX  Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thường xét trên hai mặt: - Mức độ đầu tư tài sản lưu động bằng hiện vật và giá trị tính trên 1 ha gieo trồng như phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu, xăng dầu - Kết quả mang lại do đầu tư sử dụng tài sản lưu động (sự gia tăng của năng suất, sản lượng trồng trọt, chăn nuôi và chế biến )
  27. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.1 Vai trò và đặc điểm của lao động nông nghiệp  Lao động nông nghiệp gắn chặt chẽ với đất đai, điều kiện tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, công cụ lao động, vì vậy lao động nông nghiệp có những đặc điểm sau - Lao động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ. - Lao động nông nghiệp có tính kết cấu phức tạp, không đồng nhất. - Lao động nông nghiệp có tính thích ứng lớn và phân bố rộng khắp trên các vùng lãnh thổ. - Số lượng lao động nông nghiệp rất dồi dào nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn rất hạn chế.
  28. 7. Tiếp cận công nghệ và thị trường 1) Tiếp cận công nghệ: Loại hình sản xuất, phương hướng và quy mô sản xuất, tính chất của chủ nông trại, năng lực quản lý, khả năng tài chính 2) Tiếp cận thị trường: mức độ sản xuất hàng hóa, cơ sở hạ tầng và các đặc điểm của chủ trang trại, năng lực quản lý 3) Quản lý mùa vụ và sâu bệnh, dịch bệnh: loại hình sản xuất, khu vực địa lý và điều kiện tự nhiên – khí hậu, khả năng áp dụng công nghệ
  29. 4. Tổ chức quản lý đất đai (b) Bố trí sử dụng đất trồng trọt v Căn cứ:  Đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng  Điều kiện thủy lợi  Đặc điểm của loại hình sản xuất  Mối quan hệ của hệ thống cây trồng trong trang trại v Bố trí các loại cây trồng trong trang trại  Cây ngắn ngày (tầng canh tác > 35 cm, bố trí liền khoảnh, chủ động tưới tiêu, đất bằng phẳng, xác định công thức luân canh thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất)  Rau có yêu cầu thâm canh cao, đầu tư chủ yếu là lao động thủ công: Bố trí gần khu nhà ở, trại chăn nuôi, gần nguồn nước, gần đường giao thông; Bố trí trên đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao, tương đối bằng phẳng và khuất gió.
  30. 4 Tổ chức quản lý đất đai Bố trí đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm: Các loại cây trồng này là có giá trị kinh tế cao, có thời gian kinh doanh dài, đặc biệt là những cây có tán lớn, bộ rễ dài và ăn sâu vào đất. Vì vậy, bố trí đất cho các loại cây lâu năm nên: + Bố trí trên đất cao có tầng canh tác dày trên 60 cm. + Bố trí gần đường giao thông + Khi trồng nên chia thành các lô để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ cây. Bố trí đất làm nơi chăn thả gia súc, trồng cây thức ăn giá súc +Khu chăn thả, nên chọn nơi cao ráo, thoát khí, đầy đủ ánh sáng. + Đất để trồng thức ăn gia súc nên bố trí liền khoảnh, chia thành từng ô để tiện chăm sóc và khai thác. Cũng có thể tận dụng đất ven đường, ven các bở đê trong trang trại để trồng cỏ, tăng hiệu quả sử dung đất và chống xói mòn.
  31. 4. Tổ chức quản lý đất đai Bố trí đất xây dựng các công trình q Xây dựng nhà ở và các khu vực phục vụ SX của nông trại: - Bố trí xây dựng nhà ở và các khu vực phục vụ sản xuất của trang trại nông nghiệp phải ở những nơi cao ráo, thoáng mát, có đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có cấu tạo địa chất vững để tạo cơ sở nền móng, giảm chi phí xây dựng, không bị ảnh hưởng của môi trường sản xuất. - Đối với đất xây dựng các chuồng trại chăn nuôi phải ở nơi cuối gió, cuối nguồn nước, địa hình thấp hơn nhà ở và các công trình phục vụ đời sống (giếng nước, nhà tắm, sân ).
  32. 4. Tổ chức quản lý đất đai q Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi - Đối với đất xây dựng các công trình giao thông: Đây là hệ thống giao thông nội bộ trong các trang trại, phải được xây dựng phù hợp với quy mô, địa hình, phương hướng kinh doanh và khả năng đầu tư của các trang trại. Phải chú ý tới hệ thống thuỷ lợi của trang trại để có sự kết hợp giữa giao thông với thuỷ lợi. Phải chú ý tới khả năng cơ giới hoá để bố trí lô, thửa , vì đường giao thông nội bộ đồng thời cũng là đường phân lô, thửa. - Đối với xây dựng các công trình thuỷ lợi: Đây cũng là các công trình thuỷ lợi nội bộ, vì vậy đất cho các công trình này phải gắn với công trình thuỷ lợi của xã, huyện, tỉnh và phục vụ tốt cho nhu cầu nước của sản xuất và sinh hoạt của trang trại. Để đáp ứng điều đó, đất bố trí xây dựng các công trình thuỷ lợi phải dựa trên cơ sở các quy hoạch thuỷ lợi chung của vùng, kết hợp với đất cho giao thông và phải tiết kiệm đất. Hệ thống thủy lợi phải phục vụ được cho tất cả các hoạt động trồng trọt chăn nuôi của trang trại.
  33. 4. Tổ chức quản lý đất đai 4.3 Cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đất đai - Thực hiện chế độ canh tác hợp lý trên các loại đất + Chế độ canh tác trên đất dốc với việc thiết kế lô, thửa, ruộng bậc thang theo các đường đồng mức, với chế độ khai thác hợp lý, trồng cây bảo vệ đất theo mô hình RVAC (rừng, vườn, ao, chuồng), thực hiện phương thức canh tác nông lâm kết hợp. + Chế độ canh tác trên đất chua phèn với việc rửa chua, rửa phèn, bố trí các loại cây trồng phù hợp trên đất chua phèn nhằm cải tạo đất và dần bố trí các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. + Chế độ canh tác trên đất cát trắng ven biển với các đai rừng chắn gió, cát và sử dụng phân hữu cơ hoai mục
  34. 4. Tổ chức quản lý đất đai - Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng bằng cách tăng cường trồng rừng, không phá rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi để giữ gìn môi trường sinh thái. Nhờ đó, một mặt rừng cung cấp chất hữu cơ cho đất, mặt khác rừng chống lũ lụt, sói mòn làm suy thoái đất - Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ của cuộc cách mạng sinh học và sản xuất nông nghiệp, trong đó có việc cải tạo, bảo vệ và nâng cao chất lượng đất đai như: tăng cường bón các loại phân vi sinh, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để vừa khai thác hết các tiềm năng của đất vừa bồi dưỡng, cải tạo đất
  35. 4. Tổ chức quản lý đất đai - Thực hiện các biện pháp thâm canh hợp lý, trong đó chú trọng các chế độ làm đất như: làm đất không phá kết cấu đất, nhưng vẫn làm cho đất tơi xốp (cày rung, không lật đất ) - Chế độ bón phân hợp lý: dựa trên cơ sở các phân tích nông hoá đề nắm số lượng các chất dinh dưỡng trong đất, và yêu cầu dinh dưỡng của từng loại phân, lượng phân cần bón, cần kết hợp các loại phân để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây và không làm suy kiệt đất, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ và giảm thiểu các loại thuốc trừ sâu và phân hóa học thực hiện chế độ tưới tiêu khoa học. - Tổ chức quản lý các nguồn tài nguyên liên quan: nước, rừng, đa dạng sinh học, đều kiện khí hậu, các nguồn tài nguyên trong lòng đất hướng đến nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường.
  36. 4. Tổ chức quản lý đất đai 4.4 Chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai v Chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng  Diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác tính trên một lao động động của trang trại.  Hệ số sử dụng ruộng đất: Chỉ tiêu này chủ yếu thể hiện việc thực hiện tăng vụ và khả năng có thể tăng vụ của nông trại.  Chỉ tiêu phản ánh trình độ và mức độ thâm canh: hao phí lao động, tư liệu sản xuất, chi phí vật chất trên đơn vị diện tích  Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế  Năng suất đất đai: giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hoá tính/ đơn vị diện tích đất NN hay đất canh tác.  Năng suất cây trồng của từng loại cây cụ thể.  Lợi nhuận trước thuế và sau thuế tính trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác.
  37. 5. Quản lý các tư liệu sản xuất (TLSX) 5.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tư liệu sản xuất nông nghiệp  Khái niệm: Tư liệu sản xuất trong các nông trại là điều kiện vật chất để tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.  Phân loại: Căn cứ vào vai trò trong quá trình sản xuất, TLSX được phân làm 2 loại: + Tư liệu lao động: là yếu tố vật chất của sản xuất mà con người sử dụng nó để tác động lên đối tượng lao động + Đối tượng lao động: là yếu tố vật chất của sản xuất mà con người cùng với tư liệu lao động tác động lên nó, làm thay đổi đặc điểm, hình thái, tính chất vật lý, để tạo ra những sản phẩm mong muốn.
  38. 5. Quản lý các tư liệu sản xuất (TLSX) - Căn cứ vào tính chất chu chuyển trong quá trình sản xuất, TLSX cũng được phân làm 2 loại: + Tài sản cố định: là tư liệu sản xuất được sử dụng trong thời gian lâu dài, nhiều hơn một chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tài sản cố định chuyển từng phần giá trị của nó vào sản phẩm và được bù đắp dưới hình thức chi phí khấu hao. + Tài sản lưu động: là những điều kiện vật chất mà nó bị tiêu hao hoàn toàn sau một quá trình sản xuất, giá trị của nó chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm và được bù đắp bằng giá trị của sản phẩm mới làm ra.
  39. 5. Quản lý các TLSX 5.2 Tổ chức quản lý tài sản cố định  Xác định nhu cầu: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh và phát triển trang trại, căn cứ vào năng suất và mức đảm nhiệm của từng loại tài sản cố định ở thời kỳ cao điểm nhất mà xác định số lượng tài sản cố định cần thiết cho trang trại. Q Scd = W Trong đó: Scd: Số lượng tài sản cố định cần thiết Q: Khối lượng công việc TSCĐ phải đảm nhiệm ở thời kỳ cao điểm nhất W: năng suất của TSCĐ
  40. 5. Quản lý các tư TLSX  Đầu tư mua sắm tài sản cố định - Cần phải có một quyết định đầu tư đúng đắng. Để có được quyết định đầu tư đúng trên cơ sở xem xét đến các yếu tố về nguồn lực tài chính tự có và có thể huy động được của trang trại để thực hiện đầu tư. - Cần xem xét môt số chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng sinh lợi của nguồn vốn đầu tư như: thời gian hoàn vốn, suất thu lợi đơn giản, giá trị hiện tại ròng, suất nội hoàn.  Quản lý và sử dụng tài sản cố định - Để tổ chức và quản lý tài sản cố định, công việc trước tiên là phải phân loại các tài sản cố định dựa vào đặc điểm, chức năng, công dụng để phân cấp quản lý và có biện pháp quản lý tốt. Mỗi loại tài sản, có các biện pháp quản lý sử dụng riêng.
  41. 5. Quản lý các tư TLSX - Đối với máy cày và các máy nông nghiệp khác v Tổ chức, qui hoạch địa bàn hoạt động: địa bàn hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu sau + Địa bàn phải có cơ cấu sản xuất hợp lý, + Địa bàn bằng phẳng, liền khu, liền khoảnh, + Có đường giao thông để đưa được máy móc đến nơi sử dụng v Tổ chức tốt việc ghép ca, ghép máy cũng như phối hợp giữa công việc làm bằng máy và công việc khác để tăng tối đa thời gian làm việc và giảm thiểu thời gian nghĩ ngơi của máy móc v Tổ chức tốt công tác chăm sóc kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo trì máy móc theo định kỳ. v Có thể thực hiện khoán sản phẩm đối với việc sử dụng máy móc để nâng cao tinh thần trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.
  42. 5. Quản lý các tư TLSX5. Quản lý các tư TLSX - Đối với tài sản là sinh vật v Định kỳ, tổ chức phân loại và đánh giá tài sản để có những biện pháp quản lý và sử dụng cụ thể và hợp lý cho từng nhóm tài sản khác nhau. v Tổ chức tốt công tác chăm sóc, khai thác đúng để không ngừng nâng cao trình độ và hiệu quả thâm canh. v Xác định định mức hợp lý để thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến cho người lao động. Thực hiện chế độ khoán sản phẩm được dựa trên nguyên tắc chung là thu hồi được vốn đầu tư, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người nhận khoán và làm cho họ gắn bó với trang trại.
  43. 5. Quản lý các TLSX5. Quản lý các TLSX - Đối với các tài sản có giá trị cao và tác dụng lớn như mạng lưới điện, đường giao thông, hệ thống thủy lợi v Cần tổ chức các đội chuyên trách để thực hiện công việc quản lý tài sản và chăm sóc kỹ thuật. v Kết hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại trong công tác quản lý các tài sản của trang trại. - Đối với các tài sản là nhà cửa, kho tàng, cơ sở chế biến v Tổ chức đánh giá định kỳ tình trạng của tài sản v Kiểm tra thường xuyên các thiết bị máy móc và thay thế kịp thời các thiết bị hỏng hóc để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
  44. 5. Quản lý các TLSX 5.3 Tổ chức quản lý tài sản lưu động  Xác định nhu cầu vật tư Nhu cầu vật tư = Khối lượng công việc theo kế hoạch x Định mức vật tư q Nhu cầu vật tư thường được xác định theo vụ hoặc cả năm dựa trên kế hoạch sản xuất chi tiết của trang trại. • Tổ chức dự trữ vật tư: Số lượng dự trữ, loại vật tư dự trữ, và thời hạn dự trữ
  45. 5. Quản lý các TLSX  Quản lý và sử dụng vật tư - Xây dựng các nhà kho để bảo quản vật tư + Nhà kho nên được đặt gần đường giao thông để thuận lợi cho việc vật chuyển và cấp phát vật tư + Có đủ phương tiện để đảm bảo cho công tác bảo quản - Quy định và thực hiện chế độ quản lý vật tư chặt chẽ, áp dụng trách nhiệm vật chất trong quản lý, sử dụng vật tư sản xuất. - Cấp phát và sử dụng theo định mức, kịp thời theo quy trình sản xuất. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê tài sản lưu động. - Xác định định mức sử dụng để giao khoán, gắn trách nhiệm sử dụng vật tư và sản phẩm cuối cùng.
  46. 5. Quản lý các TLSX 5.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quản trị tư liệu sản xuất  Đánh giá hiệu quả tài sản cố định - Chỉ tiêu trực tiếp: Năng suất máy, chi phí thời gian hoàn thành một đơn vị công việc, giá thành một đơn vị công việc. - Chỉ tiêu gián tiếp: + Số lao động và sức kéo được giải phóng do áp dụng máy móc và công cụ cải tiến. + Mức tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc. + Mức tăng sản lượng, sản lượng hàng hoá + Mức tăng năng suất lao động, thu nhập và tích luỹ.
  47. 5. Quản lý các TLSX  Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thường xét trên hai mặt: - Mức độ đầu tư tài sản lưu động bằng hiện vật và giá trị tính trên 1 ha gieo trồng như phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu, xăng dầu - Kết quả mang lại do đầu tư sử dụng tài sản lưu động (sự gia tăng của năng suất, sản lượng trồng trọt, chăn nuôi và chế biến )
  48. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.1 Vai trò và đặc điểm của lao động nông nghiệp  Lao động nông nghiệp gắn chặt chẽ với đất đai, điều kiện tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, công cụ lao động, vì vậy lao động nông nghiệp có những đặc điểm sau - Lao động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ. - Lao động nông nghiệp có tính kết cấu phức tạp, không đồng nhất. - Lao động nông nghiệp có tính thích ứng lớn và phân bố rộng khắp trên các vùng lãnh thổ. - Số lượng lao động nông nghiệp rất dồi dào nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn rất hạn chế.
  49. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.2 Nội dung quản trị và tổ chức sử dụng lao động gồm:  Xác định nhu cầu lao động  Lựa chọn hình thức tổ chức lao động và sử dụng lao động  Tổ chức quá trình lao động hợp lý trên đồng ruộng, trong chuồng trại chăn nuôi cũng như trong xưởng chế biến nông sản v.v
  50. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.3 Xác định nhu cầu lao động của nông trại  Nhu cầu lao động xác định dựa trên phương hướng, quy mô hoạt động kinh doanh của trang trại và quan hệ cung cầu của thị trường lao động quyết định. Việc xác định nhu cầu lao động phải tính riêng cho từng ngành (trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, dịch vụ ), sau đó tổng hợp nhu cầu các ngành thành nhu cầu chung của trang trại. Nhu cầu lao động từng loại công việc tính theo công thức chung sau đây: NA = KA . MA Trong đó: - NA: là nhu cầu lao động cho công việc A - KA: là khối lượng công việc A - MA: định mức lao động của công việc A
  51. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.4 Việc tuyển dụng lao động phải dựa vào các căn cứ sau: - Nhu cầu lao động cần tuyển dụng, xét theo từng loại lao động (lao động quản lý, lao động trực tiếp sản xuất) của ngành. - Luật pháp của Nhà nước, trước hết là Luật Lao động. - Các tiêu chuẩn cần thiết đối với từng loại lao động. - Khả năng về nguồn lao động xã hội.
  52. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.5 Tổ chức quản lý và sử dụng lao động  Tổ chức quản lý quá trình lao động v Có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nông trại có quy mô sản xuất tương đối lớn và sử dụng nhiều lao động. v Tổ chức hợp lý quá trình lao động nhằm lợi dụng kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất của người lao động, tạo điều kiện giảm nhẹ cường độ lao động, tiết kiệm hao phí sức lao động. v Các yêu cầu cơ bản sau đâykhi tổ chức quá trình lao động phải đảm bảo : - Bảo đảm chất lượng công việc và hoàn thành đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời vụ. - Áp dụng công cụ tiên tiến và máy móc có năng suất cao. Triệt để tận dụng công suất của các công cụ, máy móc và lao động để nâng cao năng suất lao động. - Cải thiện điều kiện lao động và bảo đảm an toàn lao động.
  53. 6. Quản lý và sử dụng lao động  Các nguyên tắc tổ chức quá trình lao động - Cân đối trong quá trình lao động - Ăn khớp và nhịp nhàng trong quá trình lao động - Liên tục trong quá trình lao động Trong 3 nguyên tắc trên, nguyên tắc cân đối là tiền đề để thực hiện 2 nguyên tắc sau. Bảo đảm được nguyên tắc ăn khớp, nhịp nhàng sẽ tạo ra điều kiện cho quá trình lao động được liên tục.
  54. 6. Quản lý và sử dụng lao động  Các yếu tố cần chú ý trong việc tổ chức quá trình lao động - Tổ chức địa điểm làm việc - Phân bố lao động - Kiểm tra và áp dụng mức lao động có căn cứ kỹ thuật: - Hợp lý các chế độ lao động và nghỉ ngơi - Cải thiện điều kiện lao động và an toàn lao động trong sản xuất:  Những biện pháp chủ yếu nhằm sử dụng hợp lý lao động trong trang trại - Có chế độ khoán và tiền công hợp lý - Thường xuyên cải tiến và áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức lao động khoa học và các công cụ lao động thích hợp. - Tổ chức hợp lý các quá trình lao động trên đồng ruộng và trong chuồng trại. - Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cho người lao động
  55. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.6 Chế độ thù lao cho lao động  Khái niệm và ý nghĩa - Khái niệm: Thù lao lao động là chế độ lượng mà người lao động được hưởng dựa trên kết quả lao động của họ. - Ý nghĩa: + Là biện pháp để thực hiện tái sản xuất lao động + Khuyến khích tăng năng suất lao động + Gắn quyền lợi và trách nhiệm người lao động với trang trại
  56. 6. Quản lý và sử dụng lao động 6.7 Hình thức trả thù lao vTrả thù lao theo thời gian: Căn cứ vào thời gian làm việc của từng loại lao động để trả thù lao có tính đến trình độ nghiệp vụ của từng người và tính chất của công việc. §Ưu điểm: Đơn giản §Nhượt điểm: Mang tính bình quân, không khuyến khích được tính tích cực của người lao động. vTrả thù lao theo hình thức khoán: Là hình thức thù lao căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm Thù lao khoán công việc và thù lao khoán sản phẩm
  57. 7. Tiếp cận công nghệ và thị trường 1) Tiếp cận công nghệ: Loại hình sản xuất, phương hướng và quy mô sản xuất, tính chất của chủ nông trại, năng lực quản lý, khả năng tài chính 2) Tiếp cận thị trường: mức độ sản xuất hàng hóa, cơ sở hạ tầng và các đặc điểm của chủ trang trại, năng lực quản lý 3) Quản lý mùa vụ và sâu bệnh, dịch bệnh: loại hình sản xuất, khu vực địa lý và điều kiện tự nhiên – khí hậu, khả năng áp dụng công nghệ