Quản trị kinh doanh - Chương IV: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm

pdf 55 trang vanle 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương IV: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_iv_phan_tich_chi_phi_san_xuat_va.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương IV: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm

  1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chương IV PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 1. Ý NGHĨA, NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Ý nghĩa a. Khái niệm Chi phí sản xuất – kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ . Về thực chất, chi phí hoạt động kinh doanh chính là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí) - Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau: + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). + Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động. + Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. 77
  2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí). Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế + Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau. - Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất. - Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất. - Chi phí dụng cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất. - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất. 78
  3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái + Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chỉ tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, sự giảm đi thuần túy của tài sản, không để các khoản đó dùng vào việc gì và dùng như thế nào? chỉ tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chỉ tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp, còn chỉ tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. Chi phí trong kinh doanh bao gồm toàn bộ phận tài sản tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, số chỉ tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ và số chỉ tiêu dùng cho quá trình sản xuất tính nhập hoặc phân bổ vào chi phí trong kỳ. Ngoài ra, khoản chi phí phải trả (chi phí trả trước) không phải là chỉ tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ. Như vậy, giữa chỉ tiêu và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời có sự khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh, mặt khác, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó được tài trợ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tiêu không gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh nên có thể được tài trợ từ những nguồn khác nhau, có thể lấy từ quỹ phúc lợi, trợ cấp từ những nguồn khác nhau, có thể lấy từ quỹ phúc lợi trợ cấp của Nhà nước và không bù đắp từ thu nhập hoạt động kinh doanh. - Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định. Nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong số sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bao nhiêu. 79
  4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái b. Khái niệm giá thành sản phẩm: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau: Thứ nhất: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Thứ hai: Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có cùng một nội dung kinh tế, chúng không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí. Còn những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ. Thứ ba: Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước của kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước, nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế, nhưng không bao gồm chi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. Thứ tư: Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, quản trị giá thành phải gắn liền với quản trị chi phí sản xuất kinh doanh. Các loại giá thành sản phẩm/dịch vụ Để phục vụ công tác quản trị, đáp ứng các yêu cầu về công tác kế hoạch và xây dựng giá cả sản phẩm và hạch toán kinh tế, trong các doanh nghiệp đã hình thành các loại giá thành sản phẩm khác nhau 80
  5. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Giá thành sản xuất: bao gồm : - Chi phí nguyên liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá trị hàng tồn kho, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất. Giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ Giá thành phân xưởng là tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đó cũng chính là giá thành sản xuất. Giá thành công xưởng là giá thành phân xưởng cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí tiêu thụ sản phẩm. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được doanh nghiệp tiến hành xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh , phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. Giá thành thực tế là giá sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính toán giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Hệ thống tính giá thành theo định mức là hệ thống sử dụng các định mức cho chi phí và hệ thống này sẽ cho phép chúng ta kiểm soát chi tiết các biến động. 81
  6. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Sử dụng các chi phí định mức sẽ cho chúng ta biết kết quả hoạt động sẽ đạt được như thế nào trong những hoàn cảnh nhất định. Từ đó, ta có thể xác định được những biến động và kiểm soát được hiệu quả hoạt động thực tế. Giá thành định mức là công cụ quản lý các định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình họat động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính giá thành theo định mức : Giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế thực sự do đã suy tính từ trước các loại nguyên vật liệu hoặc phương pháp sản xuất tối ưu. Giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào những các biến động nào vượt quá một phạm vi nào đó thay vì phải tập trung vào nghiên cứu tất cả các biến động, dù là nhỏ. Giá thành đơn vị và tổng giá thành sản lượng hàng hóa. Giá thành đơn vị là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất định, theo một đơn vị nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm dùng để so sánh đối chiếu giữa giá thành của doanh nghiệp với giá thành sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, hoặc đối chiếu giữa kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm. Tổng giá thành sản lượng hàng hóa là toàn bộ những chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tính cho toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa cho biết toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ và tỷ trọng của từng loại chi phí, có căn cứ để phân tích, tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: - Loại sản phẩm - Nhóm sản phẩm - Đơn đặt hàng 82
  7. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái - Giai đoạn sản xuất - Phân xưởng sản xuất Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo địa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Chi tiết sản phẩm - Bán thành phẩm - Sản phẩm hoàn thành - Đơn đặt hàng - Hạng mục công trình. c. Ý nghĩa của việc phân tích chi phí và giá thành. - Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động quản lý. Nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để đề ra các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến lựa chọn mặt hàng kinh doanh hàng hóa xác định giá bán, số lượng sản xuất thu mua thị trường tiêu thụ - Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý nắm được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Từ đó, có các quyết sách đúng đắn để hạ giá thành, tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2. Nội dung - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch trên một số yếu tố và khoản mục chi phí chủ yếu. - Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, giá thành với quyết định kinh doanh. 83
  8. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH CỦA TOÀN BỘ SẢN PHẨM HÀNG HÓA 2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh sẽ cho các nhà quản lý biết được mức độ hoàn thành kế hoạch về tổng chi phí kinh doanh trong kỳ cũng như mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh. - Để đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, các nhà phân tích tiến hành theo trình tự sau: - Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về chi phí kinh doanh(TH) ∑ CPKD kế hoạch %TH X 100 = ∑ CPKD thực tế + Nếu %TH 100% doanh nghiệp đã không làm hoàn thành kế hoạch về chi phí kinh doanh - Xác định mức biến độ tuyệt đối về chi phí kinh doanh Mức biến động tăng (+) hoặc = Tổng CPKD - Tổng CPKD (-) CPKD thực tế so với kế thực tế kế hoạch hoạch Chỉ tiêu này cho biết, so với dự kiến kế hoạch, CPKD thực tế (+) tăng hoặc (-) một lượng là bao nhiêu. Qua đó, có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch chi phí, kế hoạch kinh doanh trong kỳ tới. Liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh với kết quả sản xuất. Tỷ lệ % hoàn thành ∑CPKD thựctế KHCPKD trong quan = X 1000 hệ với kết quả sản xuất ∑ CPKDKH x Tỷ lệ (Tsx) % hoàn thành KHSX Nếu %Tsx 100, doanh nghiệp quản lý chi phí kém, sử dụng lãng phí chi phí, kết quả sản xuất giảm - Xác định mức chi phí tiết kiệm (-) hoặc lãng phí (+) về sử dụng chi phí kinh doanh 84
  9. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chỉ tiêu này cho biết sử dụng chi phí hợp lý (hay không hợp lý) doanh nghiệp đã tiết kiệm (hay lãng phí) một lượng chi phí cụ thể là bao nhiêu) 2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành Giúp các nhà quản lý biết được những thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch n giá thành của toàn bộ sản  q1i z 1 i i 1 phẩm hàng hóa (Tz) n x100 q1i z 0 i i 1 Trong đó: q1i : Số lượng sản phẩm i sản xuất kỳ thực tế z 0i , z1i : Giá thành đơn vị công xưởng sản phẩm i kỳ KH, kỳ thực tế Nếu Tz 100% chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành sản phẩm đã đặt ra, do vậy đã lãng phí CPKD làm giảm kết quả kinh doanh một q z q z 0 lượng bằng 1i 1 i  1 i 0 i 3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ CHO 1000 ĐỒNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA 3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa. a. Ý nghĩa và chỉ tiêu phân tích Phân tích chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa sẽ cung cấp cho các nhà quản lý biết được mức chi phí sản xuất hoặc chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa. - Chỉ tiêu phân tích được tính cho cả kỳ kế hoạch và kỳ thực tế 85
  10. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái n  q0i z 0 i i 1 F0 n x1000  q0i p 0 i i 1 n q1i z 1 i i 1 F1 n x1000 q1i p 1 i i 1 Trong đó: đ + F0 , F1 : Lần lượt là chi phí trên 1000 giá trị sản phẩm kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. q q + 0i , 1i : lần lượt là số lượng sản phẩm hàng hóa I kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện z z + 0i, 1i : Lần lượt là giá thành đơn vị công xưởng (nếu phân tích chi phí sản xuất) hoặc giá thành đơn vị tiêu thụ (nếu phân tích chi phí sản xuất, quản lý bán hàng, sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện. p p + 0i , 1i : Lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng giảm. b. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch Để đánh giá chung, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh (so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối). Chỉ tiêu phân tích + Số tuyệt đối: Mức chi phí tiết kiệm (-) hoặc vượt chi (+). Tính tiền trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa ( FFF) 1 0 + Số tương đối Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa F 1 x100 = F0 86
  11. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái + Nếu F 0 phản ánh lượng chi phí mà doanh nghiệp lãng phí (vượt chi) so với kế hoạch. Mức chênh lệch trên 0 càng lớn, lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa càng cao, lợi nhuận hoạt động trong kỳ giảm. + Nếu F = 0 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không đổi tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa. 3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chỉ tiêu này là: Nhân tố cơ cấu sản phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm và giá bán đơn vị sản phẩm Riêng nhân tố số lượng không ảnh hưởng vì số lượng sản phẩm nhân tố phản ánh quy mô mà quy mô đã giới hạn ở phạm vi 1000đ đơn vị sản phẩm, tức là quy mô không thay đổi => ảnh hưởng bằng 0. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xét các nhân tố ảnh hưởng a. Nhân tố cơ cấu sản phẩm Do các loại sản phẩm khác nhau thì mức chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm thay đổi, chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa sẽ thay đổi theo n n q1i z 0 i  q 0 i z 0 i i 1 i 1 K n x1000 n x 1000 q1i p 0 i  q 0 i z 0 i i 1 i 1 K tăng so với kế hoạch, thay đổi cơ cấu sản lượng sản phẩm theo hướng tăng các sản phẩm cơ mức chi phí kế hoạch thấp, giảm sản phẩm có mức chi phí kế hoạch cao. K giảm so với kế hoạch, thay đổi cơ cấu sản lượng sản phẩm theo hướng giảm các sản phẩm có mức chi phí kế hoạch thấp, tăng các sản phẩm có mức chi phí cao. b. Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm - Giá thành đơn vị ở đây có thể là giá thành công xưởng: chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. 87
  12. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái - Giá thành đơn vị ở đây có thể là giá thành tiêu thụ: Bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. n n q1i z 1 i  q 1 i z 0 i i 1 i 1 Z n x1000 n x 1000 q1i p 0 i  q 1 i p 0 i i 1 i 1 + Nếu Z 0 doanh nghiệp lãng phí chi phí, lợi nhuận giảm c. Nhân tố giá bán đơn vị Giá bán đơn vị nói đến ở đây là giá bán đơn vị sử dụng đế xác định doanh thu (giá bán bao gồm cả thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng n n q1i z 1 i  q 1 i z 0 i i 1 i 1 P n x1000 n x 1000 q1i p 1 i  q 1 i p 0 i i 1 i 1 Nếu P 0 doanh nghiệp sẽ lãng phí chi phí, giảm lợi nhuận 3.3. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị Trên cơ sở tính toán các nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ tiến hành tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa. FKZP Từ kết quả tính toán được đưa ra nhận xét Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau: Số lượng sản phẩm Giá thành sản xuất Giá bán đơn vị sản Sản phẩm sản xuất đơn vị sản phẩm phẩm Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A 10.000 10.200 10 11 20 22 B 4.000 4.100 8 7 16 15 C 3.500 3.600 5 4 10 11 Yêu cầu: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản 88
  13. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái phẩm hàng hóa - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. Lời giải: 1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa: Áp dụng công thức: Tỷ lệ % hoàn thành n kế hoạch giá thành  q1i z 1 i của toàn bộ sản phẩm i 1 n x100 hàng hóa (Tz)  q1i z 0 i i 1 155300 x100 101,64% 152800 Ta thấy Tz >100% chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. Tổng giá thành sản phẩm Tổng giá bán sản phẩm Sản phẩm q0z0 q1z0 q1z1 q0p0 q1p0 q1p1 A 100000 102000 112200 200000 204000 224400 B 32000 32800 28700 64000 65600 61500 C 17500 18000 14400 35000 36000 39600  149500 152800 155300 299000 305600 325500 *) Ta có: n  q0i z 0 i F i 1 x1000 0 n 149500  q0i p 0 i x1000 500 đ i 1 299000 89
  14. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái n  q1i z 1 i i 1 F1 n x1000 155300  q1i p 1 i x1000 477 ,11đ i 1 325500 => FFF) 1 0 = 477,11 – 500 = -22,89đ cơ cấu sản phẩm không đổi - Nhân tố giá thành sản phẩm ∆Z = 8,18đ => Giá thành sản phẩm thay đổi, ảnh hưởng của việc thay đổi giá thành làm cho chi phí tăng 8,18đ tính trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. - Nhân tố giá bán sản phẩm ∆P = -31,07đ => giá bán sản phẩm thay đổi, ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán làm giảm 31,07đ tính trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆F = ∆K + ∆Z + ∆P = 0 + 8,18 – 31,07 = -22,89đ 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẠ THẤP GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM SO SÁNH ĐƯỢC 4.1. Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được - Khái niệm: Sản phẩm có thể so sánh là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành sản xuât ở các kỳ trước, đã có tài liệu hạch toán giá thành. Với những sản phẩm này, doanh nghiệp thường lập kế hoạch hạ thấp giá thành nhằm xác định mục tiêu phấn đấu. - Chỉ tiêu đánh giá: + Mức hạ giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu phản ánh quy mô tiết kiệm chi phí giữa kế hoạch kỳ này so với thực tế kỳ trước. n M0  q 0i() z 0 i z Ti i 1 M Trong đó: 0: Mức hạ giá thành kế hoạch 90
  15. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái q 0i : Số lượng sản phẩm i sản xuất kế hoạch kỳ này z 0i : Giá thành đơn vị thi công xưởng kế hoạch kỳ này của sản phẩm i z Ti : Giá thành đơn vị công xưởng thực tế kỳ trước của sản phẩm i. + Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch : phản ánh tốc độ hạn giá thành giữa kế hoạch kỳ này so với thực tế kỳ trước. M0 T0(%) n x 1000 q0i z Ti i 1 T (%) Trong đó : 0 Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch sản phẩm so sánh + Mức hạ Z thực tế là chỉ tiêu phản ánh quy mô tiết kiệm hoặc lãng phí giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước n M1  q 1i() z 1 i z Ti i 1 Trong đó: M 1: Mức hạ giá thành thực tế q 1i : Số lượng sản phẩm i sản xuất thực tế kỳ này z 1i : Z đơn vị công xưởng thực tế kỳ này của sản phẩm z Ti : Z đơn vị công xưởng thực tế kỳ trước của sản phẩm + Tỷ lệ hạ Z thực tế : là chỉ tiêu phản ánh độ hạ Z giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước. M 1 T0 (%) n x 1000  q1i z Ti i 1 T (%) Trong đó: 0 tỷ lệ hạ Z thực tế của sản phẩm so sánh 4.2. Xác định tình hình thực tế hạ giá thành của những sản phẩm có thế so sánh được Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp Z của những sản phẩm có thể so sánh Chỉ tiêu đánh giá MMM 1 0 91
  16. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái TTT 1 0 Nếu M, T 0, doanh nghiệp đã hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp Z sản phẩm so sánh. Nếu M, T 0, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch hạ thấp Z của những sản phẩm có thể so sánh. 4.3. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được Căn cứ vào công thức tính mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành, ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Đó là các nhân tố: a. Nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất ( Q ) Q ( R 1) xM p 0 Trong đó n  q1 zT i 1 Rp n x  q0 zT i 1 (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất) Q Tăng (số lượng sản phẩm sản xuất tăng) -> hạ mức giá thành tăng + Số lượng sản phẩm sản xuất giảm -> hạ mức giá thành giảm * Lưu ý: Do số lượng sản phẩm sản xuất phản ánh quy mô, trong khi tỷ lệ hạ giá thành phản ánh tốc độ hạ nên khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi, tỷ lệ giá thành vẫn giữ nguyên như kế hoạch [ không cần tính % Tq] b. Nhân tố cơ cấu sản phẩm sản xuất ( K ) Cơ cấu sản phẩm thay đổi thì mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành cũng sẽ thay đổi K ( q q )( z z ) Q  1 0 0 T qz pz q z q Z Q = 1 0  1 0  0 0  0 T K %T x 100 k  q1 zT 92
  17. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái c. Nhân tố giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm ( Z ) Là nhân tố quan trọng, có tính quyết định ảnh hưởng đến tình hình biến động cuả chỉ tiêu mức giá thành và tỷ lệ hạ giá thành Z  q1(z 1 z 0 ) q z q z 1 1  1 0 %T Z x 100 z q z  1 1 Lưu ý: Lập bảng tính các chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh (theo mẫu) ∑ giá thành Nhiệm vụ hạ Kết quả hạ Z Sản ∑ Z theo SLTT theo KLSP ZKH so với NT phẩm q z q z 0 T 0 0 M0 T0 q1zT Q1z0 q1z1 M1 T1 A 4.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được Các nhà phân tích, phải sắp xếp thành 2 nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố ảnh hưởng làm tăng mức hạ giá thành tăng tỷ lệ hạ giá thành nhóm nhân tố tác động làm giảm mức hạ giá thành, giảm tỷ lệ hạ giá thành Trên cơ sở đó, kết hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, sẽ rút ra những nhận xét và kết luận phù hợp về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm so sánh. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ giá thành A/h mức hạ A/h tỷ lệ hạ Nhân tố (1000 đ) (%) 1. Số lượng sản phẩm sản xuất 2. Cơ cấu sản lượng 3. Giá thành sản xuất sản phẩm CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV 1. Trình bày khái niệm chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm? 2. Trình bày nội dung phân tích chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa? 3.Trình bày nội dung phân tích sản phẩm có thể so sánh được 93
  18. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 4. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm X như sau: Giá thành sản xuất Số lượng sản phẩm Giá bán đơn vị sản Đơn vị sản phẩm Sản Sản xuất (cái phẩm (1000đ) (1000đ) phẩm Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện A 500 600 5 6 11 10 B 100 80 5 6 9 10 C 1000 950 18 17 30 31 D 150 150 18 17 25 24 E 50 50 18 17 20 21 Yêu cầu: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa”. 5. Có tình hình về chi phí sản xuất, giá thành và giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất như sau: Giá thành Giá bán đơn vị Sản lượng (cái) Đơn vị sản phẩm sản phẩm (1000đ) Sản (1000đ) phẩm Kế Thực Năm Kế Thực Kế Thực hoạch hiện trước hoạch hiện hoạch hiện A 80 120 200 180 190 280 300 B 100 100 180 160 165 200 210 C 50 60 100 90 85 160 130 D 150 200 - 120 118 160 180 Yêu cầu: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa”. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được. 6. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau: Sản Sản lượng (cái) Giá thành Giá bán đơn vị 94
  19. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái phẩm Đơn vị sản phẩm sản phẩm (1000đ) (1000đ) Kế Thực Năm Kế Thực Kế Thực hoạch hiện trước hoạch hiện hoạch hiện A 4000 4200 10 9 9 20 21 B 2000 2100 6 5 4 16 15 C 150 1600 - 4 3 10 11 Yêu cầu: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu “chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa”. 95
  20. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chương V PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Phân tích kết quả của khối lượng sản xuất a. Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh Để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của doanh nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số lượng thực tế với số lượng kế hoạch của từng loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các loại sản phẩm đều đạt hay vượt kế hoạch sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. Ngược lại nếu có một loại sản phẩm nào đó không hoàn thành kế hoạch sản xuất thì kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng. b. Phân tích quy mô của kết quả sản xuất Trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất theo kiểu lắp ráp, sản phẩm bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết được sản xuất tách rời ở nhiều phân xưởng và cuối cùng lắp ráp thành thành phẩm, ở đây được coi là sản phẩm trọn bộ. Khi tất cả các bộ phận chi tiết được sản xuất đúng kế hoạch về số lượng và yêu cầu kỹ thuật. Nếu sản xuất không trọn bộ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt hàng làm tăng khối lượng sản phẩm dở dang và ứ đọng vốn. Vì vậy để đảm bảo hoàn thành phải phân tích tình hình trọn bộ của sản xuất. 1.2 Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm a. Phân tích thứ hạng sản phẩm Có những mặt hàng sản xuất được kế hoạch thừa nhận thứ hạng chất lượng khác nhau. Có kế hoạch như vậy là do chất lượng vật liệu hoặc trình độ kỹ thuật của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm thứ hạng dưới kém sản phẩm thứ hạng trên về mặt công dụng, thẩm mỹ và về các tiêu chuẩn cơ, lý, hóa cho nên giá bán thấp hơn. Do đó làm giảm giá trị sản lượng và doanh lợi của doanh nghiệp. Khi phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số phẩm cấp bình quân: So sánh hệ số phẩm cấp bình quân thực tế với kế hoạch nếu tăng chứng tỏ chất lượng sản phẩm trong sản xuất đã được nâng cao, nếu giảm chúng tỏ chất lượng bị giảm thấp. 96
  21. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái - Kỳ kế hoạch: q P H  0i 0 i 0i q p  0i 0max Trong đó: H0i: là hệ số phẩm cấp bình quân sản phẩm i kỳ kế hoạch q0 i : là khối lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch P0i : là giá bán sản phẩm i kỳ kế hoạch p0max : Giá bán sản phẩm cao nhất - Kỳ thực hiện q P H  1i 1 i 1i q p  1i 0max Trong đó: H 1i : là hệ số phẩm cấp bình quân sản phẩm i kỳ thực hiện q1i : là khối lượng sản phẩm i kỳ thực hiện P1i : là giá bán sản phẩm i kỳ thực hiện HHH 1i 1 0 i Nếu H >1 Chất lượng kỳ thực hiện kém hơn kỳ kế hoạch Nếu H Ảnh hưởng của việc tăng hoặc giảm chất lượng sản phẩm đến giá trị số lượng hàng hóa Q Hi q1 i P 0max Hi  - Giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân thực tế lớn hơn giá đơn vị kế hoạch nói lên chất lượng sản xuất sản phẩm thực tế tốt hơn kế hoạch và ngược lạ.i Qua giá trị đơn vị bình quân có thể tính được ảnh hưởng của chất lượng thay đổi đến giá trị sản lượng - Kỳ kế hoạch: 97
  22. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái  q0i p 0 i P0i  q0i Trong đó: P0 i : là hệ số đơn giá bình quân sản phẩm i kỳ kế hoạch q0 i : là khối lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch P0i : là giá bán sản phẩm i kỳ kế hoạch - Kỳ thực hiện:  q1i p 1 i P1i  q1i Trong đó: P1 i là hệ số đơn giá bình quân sản phẩm i kỳ thực hiện q1i : là khối lượng sản phẩm i kỳ thực hiện P1i : là giá bán sản phẩm i kỳ thực hiện => PPP1 1i 0 i Nhận xét: P >1 Chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện tốt hơn kỳ kế hoạch P <1 Chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện kém hơn kỳ kế hoạch P = 1 Chất lượng sản phẩm không đổi - Phương pháp tỉ trọng (tính cho từng loại sản phẩm) q1 q0 T1i 100 100 q1  q 0 Phân tích so sánh tỉ trọng thực tế với tỉ trọng kế hoạch của từng thứ hạng sản phẩm. Nếu tỉ trọng của thứ hạng trên thấp hơn kế hoạch thì đánh giá chất lượng sản phẩm thực tế kém hơn kế hoạch và ngược lại, tỉ trọng thực tết của thứ hạng trên cao hơn kế hoạch thì kết luận là chất lượng sản xuất thực tế tốt hơn kế hoạch. b. Phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất Trong quá trình sản xuất, có những chi tiết, có những bộ phận sản phẩm hoặc sản xuất không đúng quy cách hoặc hủy bỏ không sửa chữa được. 98
  23. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Đối với phần lớn các doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất không dự kiến chi tiết sản phẩm hỏng có thể dự trữ trong kế hoạch một tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định. + Chỉ tiêu phân tích Tỷ lệ sai hỏng cá biệt: CPSP hỏng i % SHCB = X 100 CPSX SP i ∑ CPSP hỏng % SHBQ = X 100 ∑ CPSX SP Tỷ lệ sai hỏng bình quân tăng => ∆SHBQ =%SHBQKN - %SHBQKT Nếu ∆SHBQ > 0 => chất lượng sản phẩm giảm Nếu ∆SHBQ = 0 => chất lượng sản phẩm không đổi % SHCB Nếu ∆SHBQ chất lượng sản phẩm tăng + Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố cơ cấu sản phẩm (∆K) ∑CPSXKN x % SHCBKT ∑CPSXKN x % SHCBKT ∆K = X ∑CPSX SP KN ∑CPSX SP KT - Tỷ lệ sai hỏng cá biệt: ∑CPSXKN x % SHCBKN ∑CPSXKN x % SHCBKT ∆S = X ∑CPSX SP KN ∑CPSX SP KT Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ∆’SHBQ = ∆K + ∆S Bảng tính chỉ tiêu phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất ∑Z spsx ∑CPSX hỏng %SHCB %SHBQ SP KT KN KT KN KT KN KT KN A + Nếu ∆SHBQ > 0 thì chất lượng sản phẩm giảm Nếu ∆SHBQ CPSX = Z + CPSP Nếu ∆SHBQ < 0 thì chất lượng sản phẩm tăng 2. PHÂN TÍCH KẾ QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA 2.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 99
  24. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái a. Ý nghĩa - Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kế thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Qua tiêu thu tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phảm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường - Sau quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không chỉ thu hối được tổng số chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ mà còn thể hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn vốn quan trọng nhằm tích lũy vào ngân sách và các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. b. Nhiệm vụ - Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ. - Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ - Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. 2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của (toàn bộ) doanh nghiệp - Đánh giá chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá về dự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó - Chú ý rằng sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được xem là tiêu thụ khi doanh nghiệp xuất kho sản phẩm gửi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. - Chỉ tiêu đánh giá + Khối lượng sản phẩm tiêu thụ KLSP tiêu KLSP tồn KLSP tiêu = + KLSP tồn thụ trong kỳ kho ĐK thụ trong kỳ + kho CK Tỷ lệ % hoàn thành KH q1i p 0 i tiêu thụ sản x100 ph ẩ m = q0i p 0 i 100
  25. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Tỷ lệ % hoàn thành KH tiêu qmini p 0 i thụ sản phẩm q p theo mặt hàng =  0i 0 i Nếu kết quả tính ra nhỏ hơn 100% doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh thu giảm 1 lượng Nếu kế quả tính ra lớn hơn 100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh thu tăng 1 lượng 2.3 Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp a. Phân tích tình hình kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm - Chỉ tiêu đánh giá: n LN0  q 0ilg 0 i i 1 n LN1  q 1ilg 1 i i 1 Trong đó: LN0 , LN1 là lợi nhuận gộp kỳ KH, kỳ TH q0i , q1i là số lượng sản phẩm I sản xuất kỳ KH, kỳ TH lg0i, lg1i là lợi nhuận gộp đơn vị của sản phẩm I kỳ KH, kỳ TH lg0 = p0-z0; lg1= p1-z1 Ta có ∆LN = LN1 – LN0 LN TLN x100 LN0 ∆LN >0 LN gộp của doanh nghiệp tăng tương ứng với tốc độ tăng TLN ∆LN <0 LN gộp của doanh nghiệp giảm. b. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm. - Nhân tố ảnh hưởng sản phẩm tiêu thụ (∆Q) ∆Q = LN0 x (% HTKH tiêu thụ sản phẩm – 100%) 101
  26. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Q TQ x100 LN0 ∆Q giảm. LN gộp giảm - Nhân tố cơ cấu sản phẩm tiêu thụ (∆K) K q.lg LN Q  1i 0 0 K Tk x1 0 0 LN 0 Cơ cấu làm thay đổi lợi nhuận gộp thay đổi. Tăng(+), giảm (-) - Nhân tố giá bán đi sản phẩm ( P) P q() p p  1i 1 i 0 i P Tp x1 0 0 LN 0 Giá bán thay đổi làm lợi nhuận gộp thay đổi - Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm Z q( z z  i1 1 i 0 i ) Z Tz x100 LN0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng LG Q K P Z TTTTT GG q k P z 3 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 3.1. Khái niệm về điểm hòa vốn Điểm hòa vốn( BEP- BREAK- EVEN POINT) là điểm mà tại đó doanh nghiệp vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu bằng tổng phí tại đây doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Bởi vậy chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần phải đạt được của doanh nghiệp để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra. 3.2. Phương pháp xác định điểm hòa vốn a. Phương pháp đại số - Xác định điểm hòa vốn bằng 102
  27. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái f x p v x: là số lượng sản phẩm sản xuất và bán được ở điểm hòa vốn Sản lượng hòa vốn (x), tỷ lệ lợi nhuận (f), tỷ lệ nghịch với (p-v). Người đầu tư quan tâm tới x min. Muốn vậy, phải tìm ra mọi biện pháp nhằm làm giảm f, tăng p, giảm v. - Xác định điểm hòa vốn tính bằng đơn vị giá trị  Doanh thu hòa vồn của dự án f O p. x h v 1 p (trường hợp sản xuất 1 loại sản phẩm) Trong đó: x: Số lượng sản phẩm sản xuất và bán được ở điểm hòa vốn p: Giá bán 1 sản phẩm v: Biến phi hay chi phí khả biến tính cho 1 đơn vị sản phẩm f: Tổng chi phí hoặc định phí của 1 năm nếu tính điểm hòa vốn b. Phương pháp đồ thị y y =xp y =vx+f M y =vx yM y = f x o xM + Lập hệ trục tọa độ: xOy + Ox biểu thị sản lượng + Oy biểu thị doanh thu và chi phí + Từ 1 điểm bất kỳ trên Oy kẻ 1 đường thẳng song song với Ox => định phí: y= f 103
  28. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái + Từ O kẻ 1 đường chéo, cắt định phí tại 1 điểm bất kì => định phí: y= vx + Từ chân đường định phí kẻ 1 đường chéo song song với đường biến phí => đường biến phí: y= vx+f + Từ O kẻ 1 đường chéo cắt định phí tại 1 điểm và cắt đường chi phái tại 1 điểm => điểm hòa vốn (M). đường doanh thu : y=xp 3.3 Đồ thị điểm hòa vốn (hình vẽ như trên) Ví dụ: Một dự án của một doanh nghiệp như sau: - Tổng định phí: 3.280.000.000đ - Biến phí đơn vị 1 sản phẩm: 3.500đ - Giá bán 1 sản phẩm: 6.500đ Yêu cầu: - Hãy xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của dự án. - Giả sử số lượng sản phẩm sản xuất của cả đời dự án là: 2.000.000 sản phẩm thì giá bán sản phẩm thấp nhất là bao nhiêu để dụ án không bị lỗ vốn? Hướng dẫn: - Sản lượng hòa vốn của dự án như sau: Áp dụng công thức f 3280000000 x x 10933333sp p v => 6500 3500 => Doanh thu hòa vốn của dự án là: Oh = p .x = 6500 * 1093333 = 7106664500đ - Giá bán sản phẩm thấp nhất để doanh nghiệp không bị lỗ vốn đó là: f 3280000000 x 2000000 p v  p 3500 3280000000 p 3500 5140đ => 2000000 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG V 1. Trình bày nội dung phân tích tình hình thứ hạng sản phẩm 2. Trình bày nội dung phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất 104
  29. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 3. Khi nào sản phẩm của doanh nghiệp được coi là tiêu thụ? Trình bày ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Tại liệu tại công ty “A” trong năm N như sau: Giá thành công xưởng của Chi phí về sản phẩm hỏng Sản phẩm sp hợp quy cách (1000đ) (1000đ) Kỳ trước Kỳ sau Kỳ trước Kỳ sau A 100 300 2 6.9 B 200 300 10 15 Yêu cầu: Phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất của doanh nghiệp 5. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau: Giá thành sản xuất Chi phí sản phẩm Số lượng sản phẩm đơn vị sản phẩm hỏng bình quân Sản sản xuất (cái) một sản phẩm phẩm (1000đ) (1000đ) Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 3500 3200 100 98 0.8 0.9 B 6600 6300 40 41 0.9 1.1 C 10000 10500 20 21 1.1 1.3 Yêu cầu: Phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất của doanh nghiệp 6. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau: Trong đó: Sản phẩm hỏng Tổng chi Số lượng Giá thành phí sửa Sản sản phẩm đơn vị chữa sp phẩm sx (cái) Kỳ trước Kỳ này (1000đ) hỏng (1000đ) Kỳ Kỳ Không Sửa Không Sửa Kỳ Kỳ Kỳ Kỳ 105
  30. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái trước này sửa chữa sửa chữa trước này trước này chữa được chữa được được được A 220 280 11 18 7 4 120 90 130 100 B 380 420 20 30 50 40 50 55 70 250 Yêu cầu: Phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất của doanh nghiệp 7. Một doanh nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A,B,C theo đơn đặt hàng có các tài liệu trong kỳ như sau: - Số lượng sản phẩm tồn kho, sản xuất trong kỳ (đơn vị: tấn) Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Sản phẩm Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện A 5000 4000 70000 64000 4000 4000 B 10000 9000 60000 62000 2700 2800 C 3000 4000 30000 32000 3000 2000 - Giá vốn và giá bán của từng mặt hàng (1000đ) Giá bán đơn vị sản phẩm Giá vốn đơn vị sản phẩm Sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A 16 17 10 11 B 14 13 8 7 C 10 12 5 4 Yêu cầu: 1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mặt hàng? 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm. 106
  31. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 8. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong kỳ như sau: Sản Sản lượng tiêu thụ Giá vốn đơn vị sản Giá bán đơn vị sản phẩm (sp) phẩm (1000đ) phẩm (1000đ) Kế Thực Kế Thực Kế Thực hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện A 60000 65000 50 48 80 90 B 90000 95000 30 32 50 51 Yêu cầu: 1. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm 107
  32. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chương VI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm - Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đanh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, sử dụng chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. 1.2. Ý nghĩa Mục đích của phân tich tình hình tài chính là giúp người sử dụng thông tin Đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tich tình hình tài chính của 1 doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: ban giám đốc( hội đồng quản trị) các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý, . Kể cả các cơ quan chính phủ và bản thân người lao động - Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra họ còn quan tâm nhiều đến mục tiêu khác nhau như: tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa với chi phí thấp, đóng góp nhiều cho phúc lợi xã hội, góp phẩn bảo vệ môi trường, - Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. - Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị hang hóa, dịch vụ họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay thanh toán chậm hay không - Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn, 108
  33. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Như vậy, có thể nói mức độ tối cao và quan trọng nhata của phân tích tình hình tài chính là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp. 1.3. Nhiệm vụ nội dung và công cụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp a. Các nội dung phân tích tình hình tài chính - Đánh giá khái quát tình hình tài chính - Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn - Dự báo nhu cầu tài chính b.Tài liệu phân tích Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, các nhà phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính Vai trò của báo cáo tài chính đối với mọi đối tượng sử dụng Cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong hỳ hoạt động đã qua, giúp chi việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp. - Các chỉ tiêu số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp tài liệu số liệu để tham khảo, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuấ kinh daonh, kế hoạch đầu tư, các dự án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp Hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành, báo cáo tài chính được sử dụng là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản cũng như tình hình và kết qur hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được thế hiện thong qua 1 hệ thống các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau do nhà nước quy dịnh thống nhất và mang tính bắt buộc. Nó cung cấp cho người sử dụng thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Trong hệ thống báo cáo tài chính có các loại bảo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán 109
  34. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán Khái niệm : Bảng cân dối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính Số liệu trên báo cáo cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thê nhận xét đánh giá chung về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và năng lực kinh doanh, có cấu nguồn vốn và khả năng tự chủ tài chính, khả nang thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần tài sản: gồm các khoản mục phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. gồm: + Loại A: tài sản ngắn hạn + Loại B: Tài sản dài hạn - Phần nguồn vốn: gồm các khoản mục phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo gồm nợ phải trả và nguồn vốn csh + Nợ phải trả : phản ánh tổng chi phí các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo + Nguồn vốn chủ sở hữu: Phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp cho các chủ sở hữu góp vốn và do doanh nghiệp tạo ra trong quá trình kinh doanh. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 MẪU B01-DN Đơn vị tính: VND Thuyết TÀI SẢN Mã số 31/12/2009 01/01/2009 minh 1 2 3 4 5 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 76.156.757.446 40.234.354.379 I- Tiền và các khoản tương đương 110 04 22.534.568.274 2.856.240.831 tiền 1. Tiền 111 3.714.568.274 1.556.240.831 2. Các khoản tương đương tiền 112 18.820.000.000 1.300.000.000 110
  35. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái II Các khoản đầu tư tài chính ngắn 120 05 16.404.839.636 - hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 121 16.404.839.636 - III- Các khoản phải thu ngắn hạn 130 23.038.077.939 18.876.705.069 1. Phải thu khách hàng 131 19.988.441.846 17.959.215.033 2. Trả trước cho người bán 132 513.351.764 306.231.118 5. Các khoản phải thu khác 135 06 2.914.985.891 611.258.918 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (378.701.562) - IV- Hàng tồn kho 140 07 10.536.787.721 17.700.960.301 1. Hàng tồn kho 141 10.536.787.721 22.827.971.280 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - (5.127.010.979) V- Tài sản ngắn hạn khác 150 3.642.483.876 800.448.178 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 08 48.804.715 315.003.264 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.533.002.106 372.638.463 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà 154 09 2.654.794 - nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 10 2.058.022.261 112.806.451 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200 52.764.362.699 36.305.829.277 II- Tài sản cố định 220 29.317.362.699 30.517.436.187 1. Tài sản cố định hữu hình 221 11 12.648.379.920 15.967.977.085 - Nguyên giá 222 97.875.592.652 97.750.354.175 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (85.227.212.732) (81.782.377.090) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 12 16.668.982.779 14.549.459.102 IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 13 23.447.000.000 5.600.000.000 1. Đầu tư vào công ty con 251 23.447.000.000 - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên 252 - 5.600.000.000 doanh V- Tài sản dài hạn khác 260 - 188.393.090 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 14 - 97.609.427 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - 90.783.663 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 128.921.120.145 76.540.183.656 111
  36. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 MẪU B01-DN Đơn vị tính: VND Thuyết NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2009 01/01/2009 minh 1 2 3 4 5 A- NỢ PHẢI TRẢ 300 57.571.734.643 30.079.848.873 I- Nợ ngắn hạn 310 57.367.852.804 28.785.685.793 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 15 45.270.788.887 19.638.859.752 2. Phải trả người bán 312 7.193.877.066 5.958.275.117 3. Người mua trả tiền trước 313 163.836.080 176.147.784 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 16 2.062.154.842 1.314.104.162 5. Phải trả người lao động 315 1.598.622.886 643.006.047 6. Chi phí phải trả 316 17 280.638.030 22.984.940 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 319 18 797.935.013 1.032.307.991 khác II- Nợ dài hạn 330 203.881.839 1.294.163.080 4. Vay và nợ dài hạn 334 19 - 1.199.634.780 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 20 203.881.839 94.528.300 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 71.349.385.502 46.460.334.783 I- Vốn chủ sở hữu 410 70.961.559.447 45.891.908.728 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 21 38.800.000.000 28.000.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 21 16.450.600.000 9.403.600.000 4. Cổ phiếu quỹ 414 21 (285.000.000) (285.000.000) 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 1.033.354.101 - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 21 5.465.418.833 5.465.418.833 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 21 1.320.000.000 1.320.000.000 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 21 148.895.000 178.795.000 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 21 8.028.291.513 1.809.094.895 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 387.826.055 568.426.055 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 387.826.055 568.426.055 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 128.921.120.145 76.540.183.656 Mai Văn Bình Nguyễn Thúy Hiền Cao Thị Lan Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Hải Phòng, ngày 25 tháng 03 năm 2010 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 112
  37. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái - Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ảnh tổng hợp doanh thu và chi phí, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện ngĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nươc cũng như tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa trong một kỳ kế toán. Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra được tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác, đánh giá được xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: - Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động (phần lãi- lỗ). Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí của từng hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường cũng như toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. các chỉ tiêu thuộc phần đều được theo dõi chi tiết theo số quý trước, quý này và lũy kế từ đầu năm. - Phần phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước gồm các chỉ tiêu lien quan đến các loại thuế các khoản phí và các khoản phải nộp khác (phần tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước). - Phần phản ánh số thuế GTGT đc khấu trừ được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa (phần thuế GTGT đc khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT dược giảm, thuế GTGt hàng nội địa). Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 02 – DN 113
  38. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm Đơn vị tính: Mã Thuyết Năm Năm CHỈ TIÊU số minh nay trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch 10 vụ (10 = 01 - 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 (50 = 30 + 40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 (60 = 50 – 51 – 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 Lập, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 114
  39. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khái niệm: báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân quỹ là báo cáo vừ phản ánh tổng hợp vừa phân loại việc hình thành và sử dụng các luồng tiền phát sinh trong 1 ký kế toán của doanh nghiệp. Mục đích cơ bản của báo cáo luân chuyển tiền tệ là cung cấp thông tin về lượng tiền thu được chi ra trong 1 ký kế toán. Lập báo cáo tài chính gồm 3 phần: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào vào chi ra lien quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền thu bán hang, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền, - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh từ bộ doingf tiền thu vào và chi ra liên quan đến hoạt động đầuu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đàu tư bao gồm 2 phần + Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như: hoạt dộng xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định. + Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: lượng tiện phát sinh từ hoạt động tài chính là lượng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kế cấu của và vốn vay của doanh nghiệp. Công ty quản lý quỹ: Mẫu số B03-CTQ Địa chỉ: (Ban hành theo TT số 125/2011/TT-BTC . ngày 5/9/2011 của Bộ Tài chính) Điện thoại: . Fax: . BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) (*) Năm Đơn vị tính: . Chỉ tiêu Mã Thuyết Năm Năm số minh nay trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ hoạt động nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ 01 và doanh thu khác 2. Tiền chi trả cho hoạt động nghiệp vụ và người cung 02 cấp hàng hóa, dịch vụ 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 115
  40. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản 21 dài hạn khác 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài 22 sản dài hạn khác 3. Tiền chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4. Tiền thu từ thanh lý các khoản đầu tư công cụ nợ của 24 đơn vị khác 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7. Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, nhận vốn 31 góp của chủ sở hữu 2. Tiền chi trả vốn cho các chủ sở hữu, mua lại cổ 32 phiếu của công ty đã phát hành 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại 61 tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 VII.35 Lập, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”. 116
  41. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Đánh giá chung a. Mục đích và phân tích tình hình Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ, so sánh kỳ này với kỳ trước, so sánh thực tế với kế hoạch, b. Nội dung và trình tự đánh giá khái quát tình hình tài chính Bước 1: xác đinh sự thay đổi của tài sản: ∆TS = TS cuối kỳ - TSĐK Phản ánh sự tăng (+) giảm(-) của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu kỳ tương ứng với tốc độ tăng trưởng TS x100 TSKĐ Bước 2: Xác định cơ cấu tài sản Lập bảng phân tích cơ cấu tài sản: Sổ ĐK Số CK Chênh lệch Chỉ tiêu Số Số Số tiền % % % tiền tiền ∑ TS Tính chỉ tiêu: Hệ số đầu tư = Nguyên giá TSCĐ – hao mòn ∑ TS ( Tính hệ số đầu tư cho CK, ĐK ->So sánh) Hệ số đầu tư tăng, phản ánh cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp đã được đầu tư tăng thêm, tạo điều kiện chi việc tăng thêm ngân sách lao động, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp đã đầu tư ít vào tài sản cố định ∑ khấu hao lũy kế Hệ số hao mòn TSCĐ = Tính hệ số đầu tư cho CK, ĐKNguyên ->So giásánh) 117
  42. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Hệ số hao mòn tài sản cố định tăng so với điều kiện, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đã bị hao mòn đi và cũng có thể nói rằng những tài sản cố định mà doanh nghiệp mua sắm trong kỳ là hàng cũ Bước 3: Xác định cơ cấu nguồn vốn VCSH Hệ số tài trợ =  NV Hệ số tài trợ cao, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp cao bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình và ngược lại, nếu hệ số tài trợ thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp thấp, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng. + Hệ số nợ = 1- Hệ số tài trợ Hệ số nợ tăng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã đi vay nợ nhiều Bước 4: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán chung = Tài sản ngắn hạn/ Nợ phải trả Hệ số thanh TSNHH = toán hiện hành Nợ NH Tiền + Đầu tư NH Hệ số thanh toán nhanh = Nợ NH  Nhận xét: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng hay giảm 2.2 Phân tích cơ cấu tài sản a. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản - Khái niệm: Hiệu quả sử dụng vốn là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động với tổng chi phí thấp nhất. - Hệ quả sử dụng tổng tài sản Hệ số doanh thu DT thuần Hệ số doanh thu = Trong đó: trên ∑ TS ∑ TS bình quân 118
  43. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái ∑ TSDK + TSCK ∑ TSbg = 2 Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vi doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng càng tăng và ngược lại hệ số này càng nhỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng giảm Chỉ tiêu này chi biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần ∑ TSbg Hệ số hao = phí của ∑ TS Lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này chi biết có 1đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị tài sản bình quân. Hệ số hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hệ số doanh Doanh thu thuần = thu trên TSCĐ TSCĐbg ∑ TSCĐĐK + ∑ TSCĐCK TSCĐbg = Trong đó: 2 Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Hệ số tính ra càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản cố định cành tăng. Hiệu quả Hệ số lợi Lợi nhuận thuần nhuận thuần = ∑ TB trên ∑TS bg Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. hệ số lợi nhuận cành lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại + Hệ số lợi Lợi nhuận thuần nhuận thuần = ∑ TB trên ∑TS bg 119
  44. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị tài sản cố định bình quân Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hệ số doanh Doanh thu thuần thu trên = TSLĐ ∑TSLĐ bg Trong đó: ∑ TSLĐĐK + ∑ TSLĐCK TSLĐbg = 2 Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Hệ số lợi Lợi nhuận thuần nhuận trên = ∑ TBLĐbg ∑TSLĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Hệ số tính ra càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. Hệ số hao TSLĐbg phí của = TSLĐ Doanh thu thuẩn Chỉ tiêu này chi biết để có đươch 1 đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị tài sản cố định bình quân => lập bảng tính Cách Chuyển Chỉ tiêu Điều kiện Chênh lệch tính khoản Hệ số Hệ số 120
  45. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái b. Phân tích hiệu quả kinh doanh - Chỉ tiêu đánh giá: Lợi nhuận thuần Hệ số doanh lợi = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra có them bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. 2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn của CSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ ( ngân hàng, nhà cung cấp, ) là cao. Nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đói và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. 3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 3.1 Các tỷ số kết cấu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp càn phải có tài sản. Bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. các tài sản này được hình thành từ nguồn vôn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. việc bảo đảm đày đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 1 vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả. Để đảm báo có đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết chi việc huy động, hình thành nguồn vốn. + Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản than chủ sở hữu (vốn góp ban đầu được bổ sung trong quá trình kinh doanh) + Từ nguồn vốn vay nợ hợp pháp: vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, nợ nhà cung cấp, nợ người lao động + Từ các nguồn bất hợp pháp: nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người lao động, 121
  46. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 3.2 Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bịu chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%) Tỷ lệ các khoản Tổng số nợ phải thu nợ phải thu so = x 100 vơi các khoản Tổng số nợ phải trả nợ phải trả (%) + Nếu tỷ lệ tính ra > 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhở hơn so với số cốn đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng nhiều hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh 1 tình hình tài chính không lành mạnh. Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu (%) Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so Tổng số nợ phải trả = x 100 với các khoản Tổng số nợ phải thu nợ phải thu (%) + Nếu tỷ lệ tính ra > 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn so với số cốn bị chiếm dụng. + Tỷ lệ tính ra <100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn ban đầu đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh 3.3 Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản phải thu - Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (vòng) Số vòng ∑ số tiền hàng bán chịu luân chuyển = x 100 các khoản Số dư bình quân các khoản phải thu phải thu 122
  47. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Nếu số vòng luân chuyển của các khoản phải thu lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Trong đó: Số dư bình ∑ số nợ phải thu ĐK&CK quân các = x 100 khoản phải thu 2 Thời gian vòng các khoản phải thu Số quay vòng các Thời gian của kỳ phân tích = x 100 khoản phải Số vòng luân chuyển các khoản phải thu thu + Thời gian quay vòng các khoàn phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hang càng dài nhanh. Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian quay vòng các khoản phải thu càng dài chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn bị chiếm dụng nhiều. 3.4 Các tỷ số phản ánh tốc độ chu chuyển vốn hàng hóa của doanh nghiệp ( Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động) a. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ) Đảy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động góp phàn giải quyết nhu cầu về vồn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Số quay Doanh thu thuần (D) vòng TSLĐ = x 100 BG (V) TSLĐ (N) Chỉ tiêu này chi biết trong kỳ kinh doanh, số vốn lưu động quay được mầy vòng. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Thời gian Thời gian của kỳ phân tích (T = 360) của một vòng = x 100 luân chuyển Số vòng quay TSCĐ (N) (Tv) 123
  48. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Chỉ tiêu này thể hiện số vòng quay cần thiết để cho vốn lưu động quay được 1 vòng. Thời gian 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. Hệ số đảm TSLĐ bg (V) nhiệm = TSLĐ (H) Doanh thu thuần (D) Hệ số tính ra càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này các nhà quản lý biết được, để có 1 đơn vị luân chuyển thì cần mấy đơn vị vốn lưu động. b.Nội dung trình tự và phân tích tốc độ luân chuyển tài sản lưu động Bước 1: Đánh giá chung tốc độ luân chuyển Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ cung cấp cho các nhà quản lý biết được so với kỳ gốc ( kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch) tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động tăng hoặc giảm. Bước này được tiến hành bằng phương pháp so sánh: So sánh các tiêu chuản phản ánh tốc độ luân chuyển của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Từ đó đưa ra đánh giá về tốc độ luân chuyển tăng hoặc giảm. Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch 1. Doanh thu thuần (D) 2. TSNH bình quân (V) 3. Số vòng quayTSLĐ 4. Thời gian của 1 vòng luân chuyển 5. Hệ số đảm nhiệmTSNH TV TV. 1 0 DD ∆Tv = ∆Tv1 - ∆Tv0 = 1 2 Thời gian của vòng luân chuyển tăng so vớii điều kiện phản ánh tốc đọ luân chuyển TSLĐ giảm, hiệu quả sử dụng TSNH giảm. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động - Do các nhân tố lưu động bình quân tham gia luân chuyển TV. TV. V 1 0 DD0 0 (ngày/vòng) 124
  49. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Nếu V tăng -> (>0) số nđ tăng và ngược lại TVTV D 1 1 DD1 0 (ngày/vòng) Nếu D >0 do doanh thu thuần giảm (thời gian 1 vòng luân hồi chuyển (+) (-) TVDv Số vốn lưu động tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luân chuyển TSNH thay đổi được xác định qua công thức: D1 VT()TV . v T Để đạt được doanh thu thuần như năm N thì doanh nghiệp phải tăng (+) giảm (- ) tài sản ngắn hạn. Các biện pháp nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn (vốn lưu động): Thực chất là các biện pháp nhằm giảm bớt các quy mô lẫn thời gian TSNH nằm ở các khâu các giai đoạnn của quá trình sản xuất kinh doanh. - Quá trình cung ứng: Giảm thời gian thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu, giảm bớt những dự trữ không cần thiết hoặc quá mức, giảm bớt hao hụt, hư hỏng nguyên vật liệu, tìm nguồn mua với giá cả hợp lý, tìm loại vật liệu mới thay thế với giá cả hợp lý mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, - Quá trình sản xuất: Tổ chức sản xuất và hợp lý để giảm bớt số lượng sản phẩm dở dang, nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, - Quá trình tiêu thụ: Tích cực thu tiền bán hàng, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm như: tiến hành quảng cáo, thiết lập các kênh phân phối, tổ chức vận chuyển giao hang nhanh chóng. 3.5. Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh - Số vòng luân chuyển các khoản phải trả(vòng) Số vòng luân chuyển các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh phải trả quay được mấy vòng và đc tính theo công thức: Số vòng luân Tổng số tiền hàng mua chịu chuyển các x 100 = Số dư bình quân các khoản phải trả khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời ít đi chiếm dụng vốn và có thể được 125
  50. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái hưởng chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp sẽ không phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hóa, dịch vụ, ) - Thời gian quay vòng của các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải trả quay được 1 vòng thì mất mấy ngày. Thời gian quay Thời gian của kỳ phân tích vòng các khoản = x 100 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả phải trả Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hang cành nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng dài, tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều. 3.6 . Phân tích khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trước hết, cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán của tài sản lưu động, hệ số thanh toán nhanh, Tiếp theo dựa vào các tài liệu hạch toán đến các khoản có thể dùng thanh toán (khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp. sau đó sắp xếp các chỉ tiêu này vào 1 bảng phân tích theo trình tự nhất định. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG VI 1. Tài chính doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp? 2. Trình bày nội dung của những báo cáo tài chính phổ biến nhất hiện nay? 3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? 126
  51. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 4. Trích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm X như sau: (Đơn vị triệu đồng) Năm Năm Năm Năm Tài sản Nguồn vốn N-1 N N-1 N A. Tài sản ngắn hạn 3180 3380 A. Nợ phải trả 3400 4200 1. Vốn bằng tiền, 930 950 1. Vay ngắn hạn 1050 1300 tương đương tiền 2. Các khoản phải 550 480 2. Phải trả người bán 690 850 thu 3. Hàng tồn kho 1500 1700 3. Thuế phải nộp 560 600 4. Đầu tư ngắn hạn 200 250 4. Vay dài hạn 1100 1450 B. Tài sản dài hạn 4700 6000 B.Vốn chủ sở hữu 4480 5180 1. Nguyên giá 5000 6200 1. Nguồn vốn KD 3700 4200 TSCĐ 2. Hao mòn TSCĐ (900) (1000) 2. Các quỹ của DN 700 820 Tổng cộng 7880 9380 Tổng cộng 7880 9380 Tài liệu bổ sung (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N 1. Tổng doanh thu thuần 50.000 55.000 2. Tổng tài sản bình quân 8.100 8.630 (Trong đó: Tài sản ngắn hạn bình quân) 2.950 3.280 3. Tổng lợi nhuận thuần 750 950 Yêu cầu: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản của doanh nghiệp - Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn 127
  52. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 5. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong quý I và quý II năm N như sau: (Đơn vị: 1000đ) Trích báo cáo kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu Quý I Quý II 1. Tổng doanh thu 2. Các khoản giảm trừ - Thuế xuất khẩu - Giảm giá hàng bán 25000 24000 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 6. Doanh thu hoạt động tài chính 25000 26000 7. Chi phí hoạt động tài chính 28000 29000 8. Chi phí bán hàng 160000 164000 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 142000 142000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Số lượng sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm tiêu thụ: Sản lượng tiêu thụ (sp) Giá vốn đơn vị sp (1000đ) Sản phẩm Quý I Quý II Quý I Quý II A 300.000 330.000 50 50 B 600.000 550.000 34 30 128
  53. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Giá đơn vị sản phẩm và thuế xuất khẩu đơn vị sản phẩm phải nộp Thuế xuất khẩu đơn vị sp Giá bán đơn vị sp (1000đ) Sản phẩm (1000đ) Quý I Quý II Quý I Quý II A 90 98 4,0 4,4 B 60 65 1 1,2 Yêu cầu: - Tiếp tục hoàn thiện báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích tình hình biến động về lợi nhuận gộp giữa quý II so với quý I 6. Trích bảng cân đối kế toán năm N tại công ty X ( đơn vị: triệu đồng) Đầu Cuối Đầu Cuối Tài sản Nguồn vốn năm năm năm năm A. Tài sản ngắn hạn 3200 4300 A. Nợ phải trả 3840 1760 1. Tiền, tương 1800 1650 1. Vay ngắn hạn 1540 1760 đương tiền 2. Các khoản phải 800 750 2. Nợ dài hạn 2300 2300 thu 3. Hàng tồn kho 600 1900 B. Tài sản dài hạn 3940 4000 B.Vốn chủ sở hữu 4480 5180 1. Nguyên giá 4300 4500 1. Nguồn vốn KD 3000 4000 TSCĐ 2. Hao mòn TSCĐ (360) (500) 2. Các quỹ của DN 200 100 3. Lợi nhuận chưa phân 100 40 phối Tổng cộng 7140 8300 Tổng cộng 7140 8300 129
  54. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái Tài liệu bổ sung (triệu đồng) Chỉ tiêu Quý I Quý II 1. Tổng doanh thu thuần 7.400 8.500 2. Giá vốn hàng bán 5.300 6.380 3. Chi phí bán hàng 260 284 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 340 360 5. Tài sản ngắn hạn bình quân 3.600 3.750 6. tài sản dài hạn bình quân 3.900 3.970 Yêu cầu: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản - Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn. 130
  55. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS Phạm Thị Gái, Trường Đại học kinh tế quốc dân. NXB Thống kê – Hà nội 2004. 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Đại học công nghiệp Hà Nội – 2009. 3. Môi trường vĩ mô – Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Quản trị.vn – Biên tập và hệ thống lại). 4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – GV Nguyễn Hoàng Sơn – Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp Vĩnh phúc – 2009. 131