Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm

pdf 57 trang vanle 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_3_phan_tich_chi_phi_kinh_doanh_va.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm

  1. Chương 3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ths. Lê Văn Hòa
  2. Các nội dung chính: • Ý nghĩa và nội dung phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm • Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất • Phân tích biến động các khoản mục giá thành
  3. Ý nghĩa - Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các nguồn lực mà doanh nghiệp đã hao phí trong một thời kỳ cho các hoạt động của doanh nghiệp trong thời kì đó . - Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định sản xuất kinh doanh cho tương lai.
  4. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị - Mục đích phân tích ở bước này là nêu lên các nhận xét bước đầu về kết quả thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị. - Phương pháp phân tích là tính ra mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của tình hình thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. - Ngoài ra còn có thể sánh giá thành đơn vị thực tế năm nay với giá thành đơn vị thực tế năm trước bằng phương pháp tính toán như trên. - Sau khi tính toán tỷ lệ % theo công thức trên, ta lập bảng phân tích, để có căn cứ nêu lên các nhận xét về kết quả thực hiện kế hoạch giá thành. - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng có thể bỏ đi một số mặt hàng có khối lượng sản xuất ít và không thuộc các mặt hàng chủ yếu trong kinh doanh, để tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu.
  5. Ví dụ: Có tài liệu về giá thành đơn vị của bốn loại sản phẩm ở một doanh nghiệp sản xuất như sau: Sản Năm Năm nay TH so với NT TH so với KH phẩm trước KH TH Mức % Mức % (NT) A 1.900 1.880 1.920 + 20 + 1,05 + 40 + 2,13 B 2.450 2.350 2.306 - 5,87 - 5,87 - 44 - 1,87 C 1.520 1.410 1.360 - 160 - 160 - 50 - 3,55 D - 3.250 3.310 - - + 60 + 1,85
  6. Qua tài liệu phân tích cho ta thấy: - Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất bốn loại sản phẩm, trong đó loại sản phẩm D mới đưa vào sản xuất kỳ này (năm nay) - Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với tinh thần tích cực, các chỉ iêu giá thành kế hoạch đều thấp hơn giá thành đơn vị năm trước đối với mọi sản phẩm. - Kết quả thực hiện giá thành giữa 2 năm đối với các sản phẩm B và C đều có mức hạ thấp hơn, riêng sản phẩm A giá thành cao hơn năm trước 1,05% - tương ứng 20 đ/sản phẩm. - Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành cho thấy chỉ có sản phẩm B và C có mức hạ, còn sản phẩm A và D cao hơn so với kế hoạch đặt ra. • Tình hình trên cho thấy doanh nghiệp thực hiện giá thành chưa toàn diện, việc cần đặt ra là sự cần thiết đi sâu phân tích giá thành của sản phẩm A và làm rõ nguyên nhân tại sao làm cho giá thành không thực hiện được.
  7. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành - sản phẩm so sánh được: là sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều năm (kỳ) và quá trình sản xuất ổn định, có tài liệu giá thành thực tế tương đối chính xác, là căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích. - sản phẩm không so sánh được: là sản phẩm mới đưa vào sản xuất, hoặc mới sản xuất từ kỳ trước, quá trình sản xuất chưa ổn định, do đó tài liệu giá thành thực tế còn nhiều biến động, vì vậy chưa đủ căn cứ so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích. - Đối với sản phẩm có thể so sánh được không những quy định chỉ tiêu kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm mà còn quy định nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm có thể so sánh được. Đối với sản phẩm không thể so sánh được chỉ qui định giá thành kế hoạch năm nay. Tổng giá thành sản phẩm hàng hóa là tổng giá thành của sản phẩm có thể so sánh được và không thể so sánh được.
  8. Nhiệm nhiệm vụ của doanh nghiệp là: - Phải hạ thấp giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa - Hạ giá thành đvsp ss được - Hoàn thành kế hoạch giá thành các loại sản phẩm chủ yếu. Nội dung phân tích gồm: - Đánh giá chung công tác quản lý giá thành của doanh nghiệp - Xem xét sự biến động của giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa thực tế so với kế hoạch, qua đó nghiên cứu ảnh hưởng của từng loại sản phẩm, ảnh hưởng của từng khoản mục giá thành đến sự biến động đó. Qua phân tích đề xuất các biện pháp quản lý đúng đắn, không ngừng phấn đấu hạ thấp giá thành hơn nữa.
  9. VD: Sử dụng tài liệu giá thành đơn vị ở trên và tài liệu bổ sung về khối lượng sản phẩm sản xuất như sau: Sản phẩm Đơn KH TH vị Sản phẩm so sánh được SP: A Cái 20.000 18.000 SP: B Cái 15.000 16.500 SP: C Cái 10.000 12.300 Sản phẩm không so sánh được SP: D Cái 1.000 1000
  10. Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng phân tích như sau: Sản phẩm Sản lượng TH tính theo z Chênh lệch TH/KH Q1z0 Q1zk Q1z1 Mức % So sánh được SP: A 34200 33840 34560 +720 +2,19 SP: B 40425 38775 38049 -726 -1,87 SP: C 18696 17343 16728 -615 -3,55 Cộng 93321 89958 89337 -621 -0,69 không so sánh được SP: D - 3250 3310 +60 +1,85 Tổng cộng 93321 93208 92647 -561 -0,60
  11. Qua bảng tài liệu phân tích cho ta thấy: Kết quả thực hiện kế hoạch toàn bộ sản phẩm nhìn chung giảm 0,6%, tương ứng 561 ng.đ. Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, đây là khả năng lợi nhuận và tích lũy cho doanh nghiệp, biểu hiện tốt trong công tác quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm; Kết quả hạ giá thành của từng loại sản phẩm : + Các sản phẩm so sánh được : giá thành giảm 0,69% tương ứng 621 ng.đ, là do sản phẩm B và C có khối lượng sản xuất lớn và giá thành hạ. Còn sản phẩm A giá thành tăng 2,13% tương ứng 720 ng.đ, loại này có khối lượng sản xuất lớn (18.000 sản phẩm), nhưng giá thành đơn vị lại tăng so với kế hoạch. Vậy doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu giá thành của sản phẩm A để thấy rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. + Sản phẩm không so sánh được : chỉ có sản phẩm D mới sản xuất khối lượng không nhiều (1.000 sản phẩm ), nhưng giá thành lại cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Doanh nghiệp cũng cần đi sâu nghiên cứu, để tìm nguyên nhân, nếu doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này với khối lượng lớn hơn trong kế hoạch kỳ tới.
  12. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được • Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được, được tiến hành trên hai chỉ tiêu, mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. • Mức hạ : biểu hiện bằng số tuyệt đối của kết quả giá thành năm nay so với giá thành năm trước, phản ánh khả năng tăng lợi tứ, tăng tích lũy nhiều hay ít. • Tỷ lệ hạ : Biểu hiện bằng số tương đối của kết quả giá thành năm nay (Z1) so với giá thành năm trước (Z0), chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ giá thành nhanh hay chậm và trình độ quản lý trong việc phấn đấu hạ thấp giá thành.
  13. Ví dụ: Bảng phân tích thực hiện KH hạ thấp z sản phẩm so sánh được Sản Sản lượng KH Sản lượng TH tính theo z phẩm tính theo z so sánh Qkz0 Qkzk Q1z0 Q1zk Q1z1 được A 38.000 37.600 34.200 33.840 34.560 B 36.750 35.250 40.425 38.775 38.049 C 15.200 14.100 18.696 17.343 16.728 Cộng 89.950 86.950 93.321 89.958 89.337
  14. Bước 1 : Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch Bước 2 : Xác định kết quả hạ giá thành thực tế Bước 3 : Xác định kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch ΔM = M1 – Mk = - 3.984 – (-3.000) = - 984 ng.đ ΔT = T1 – Tk = - 4,269% – (-3,335%) = -0,934%
  15. Bước 4 : Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch Nhân tố khối lượng sản phẩm : Thế lần 1: Trong điều kiện chỉ có khối lượng sản phẩm thay đổi, còn các nhân tố khác không đổi (kết cấu và giá thành đơn vị không đổi). Nếu giả định nhân tố kết cấu không đổi, khi khối lượng sản phẩm thay đổi, thì khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm với cùng một tỷ lệ theo biến động của khối lượng của sản phẩm. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ hạ giá thành không đổi, chỉ có mức hạ thay đổi. Như vậy khi nhân tố khối lượng thay đổi chỉ có mức ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch, còn tỷ lệ hạ không ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch. Tỷ lệ tăng sản lượng:
  16. Số thế lần 1: Tq = Tk = - 3,335% Do sản lượng thay đổi làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ hạ thêm một lượng là: ΔMq = Mq – Mk = - 3.112,2 – (-3.000) = -112,2 ng.đ ΔTq = Tq – Tk = 0 Nhân tố kết cấu sản lượng: Do mỗi mặt hàng có mức hạ và tỷ lệ hạ khác nhau, nếu ta thay đổi kết cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao và giảm tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp, thì mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sẽ hạ thêm và ngược lại sẽ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ tăng thêm của giá thành sản phẩm so sánh được.
  17. Thế lần 2 ta có: Do k/c sản lượng thay đổi làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ hạ thêm một lượng là: ΔMk/c = Mk/c – Mq = -3.363– (-3.112,2) = -250,8 ng.đ ΔTk/c = Tk/c – Tq = -3,6037 – (-3,335) = - 0,269 % Nhân tố giá thành đơn vị Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. ΔMz = M1 – Mk/c = -3.984– (-3.363) = -621 ng.đ ΔTz = T1 – Tk/c = -4,269 – (-3,6037) = - 0,665 %
  18. Bước 5 : Tổng cộng nhân tố ảnh hưởng và nhận xét Các nhân tố Mức hạ Tỷ lệ hạ a) Sản lượng -112,2 0 b) K/c sản lượng -250,8 -0,269% c) Giá thành đơn vị -621,0 -0,6625% Cộng -984 ng.đ -0,934 % Nhận xét: - Do khối lượng sản phẩm nhìn chung tăng 3,74% đã làm cho mức hạ giá thành hạ thêm 112,2 nghìn đồng, đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong khâu sản xuất, tăng khối lượng sản xuất để cung cấp cho thị trường, nhằm tăng thêm lợi nhuận. Nhưng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất các mặt hàng của doanh nghiệp chưa toàn diện, mặt hàng A mới đạt 90% kế hoạch 34000:38000*100. Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Còn nếu do nhu cầu thị trường giảm mà doanh nghiệp điều chỉnh ở khâu sản xuất thì đây là điều cần thiết.
  19. - Do kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm mức hạ hạ thêm một lượng là 0,269% tương ứng 250,8 nghìn đồng, là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm B và C, là những sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao, và giảm tỷ trọng sản xuất sản phẩm A có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp. Để có kết luận về việc thay đổi kết cấu máy tốt hay xấu, ta cần phải có thông tin thêm về nhu cầu thị trường (khách hàng) với từng loại sản phẩm sản xuất và tình hình điều chỉnh kết cấu sản phẩm trong sản xuất. - Do thay đổi giá thành đơn vị đã làm mức hạ, hạ thêm 621 ng.d tương ứng 0,665%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Đây là ưu điểm lớn nhất của doanh nghiệp thể hiện chất lượng tốt trong quản lý kinh doanh. Nhưng việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp chưa toàn diện. Mặt hàng A có giá thành đơn vị cao hơn kế hoạch, doanh nghiệp cần đi sâu xem xét các khoản mục giá thành của sản phẩm A tại sao không đạt được như kế hoạch đặt ra.
  20. Phân tích chi phí cho 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa • Các sản phẩm không so sánh được có chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. • Để thấy được chi phí đầu tư và kết quả thu về trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm không so sánh được, mà loại sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm được sản xuất của doanh nghiệp, thì việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được chưa cho ta thấy rõ được sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Để thấy rõ được kết quả này ta phải phân tích chỉ tiêu chi phí cho 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. • Chỉ tiêu này biểu hiện như sau:
  21. • Ý nghĩa: chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Cứ trong 1000đ GTSLHH thì chi phí sản xuất và tiêu thụ chiếm bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao và LN thu được càng lớn. • Phương pháp phân tích: so sánh chỉ tiêu chi phí cho 1000đ GTSLHH giữa các kỳ phân tích để đánh giá chung chênh lệch chi phí bình quân, sau đó áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. • VD: Có tài liệu về sản lượng, giá thành bình quân 1 sản phẩm và giá bán đơn vị của doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 3 loại sản phẩm như sau: Sản Sản lượng Giá thành đơn vị (đ) Giá bán đơn vị (đ) phẩm KH TH KH TH KH TH A 10.000 12.000 400 390 500 500 B 8.000 7.200 300 310 400 420 C 6.000 6.000 200 200 300 315
  22. Bảng phân tích chi phí cho 1000đ GTSLHH Sản Sản lượng KH Chi phí Sản lượng TH tính theo Chi phẩm tính theo bình phí quân bình quân Qkzk Qkpk Fk Q1zk Q1pk Q1z1 Q1p1 F1 A 4.000 5.000 800 4.800 4.680 6.000 6.000 780 B 4.400 3.200 750 2.160 2.232 2.880 3.024 738 C 1.200 1.800 660 1.200 1.200 1.800 1.890 635 Cộng 7.600 10.000 760 8.160 8.112 10.680 10.914 743 Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thực hiện quá trình phân tích sau: - Xác định chi phí cho 1000đ GTSLHH thực hiện và kế hoạch
  23. So sánh chi phí bình quân cho 1000đ GTSLHH thực hiện so với kế hoạch: ΔF = F1 – Fk = 743 – 760 = -17đ - Xác định các nhân tố ảnh hưởng: Có ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí cho 1000đ GTSLHH: nhân tố k/c sản lượng, giá thành đơn vị và giá bán sản phẩm. a) Nhân tố k/c sản lượng ΔFk/c = Fk/c – Fk = 764 – 760 = + 4đ b) Nhân tố giá thành đơn vị ΔFz = Fz – Fk/c = 759,5 – 764 = - 4,5đ
  24. c) Nhân tố giá bán ΔFp = Fp – Fz = 743 – 759,5 = - 16,5đ d) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và nhận xét Nhân tố Mức ảnh hưởng K/c sản lượng +4,0 Giá thành đơn vị - 4,5 Giá bán sản phẩm - 16,5 Cộng -17,0đ
  25. Nhận xét : Nhìn chung mức chi phí cho 1.000 đ sản phẩm thực hiện so với kế hoạch giảm 17 đ là biểu hiện tốt, thể hiện chất lượng trong công tác quản lý chi phí, giảm chi phí nhằm tăng thêm lợi tức. Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu xem xét từng nhân tố ảnh hưởng. - Do kết cấu sản phẩm thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung tăng 4đ trong 1.000đ sản phẩm hàng hóa . Việc tăng này là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản phẩm A 20 % (12.000 : 10.000) x 100) sản phẩm này có chi phí bình quân cao là (800 đ) và giảm tỷ trọng sản phẩm B 10 % (7.200 : 8.000) x 100, sản phẩm này có chi phí bình quân thấp là 750 đ trong 1.000đ sản phẩm hàng hóa . Việc thay đổi kết cấu này nhìn chung không có lợi cho doanh nghiệp, vì đã làm lợi tức giảm. Như vậy doanh nghiệp cần tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm B, nếu khách hàng (thị trường) vẫn còn nhu cầu.
  26. - Do thay đổi chi phí đơn vị đã làm chi phí bình quân chung giảm 4,5 đ trong 1.000 đ sản phẩm. Việc giảm này được đánh giá tốt về chất lượng trong công tác quan lý chi phí để tăng thêm lợi tức. Nhưng chỉ có sản phẩm A có mức chi phí giảm, còn sản phẩm B mức chi phí thực tế cao hơn kế hoạch đặt ra. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu các khoản mục chi phí của sản phẩm B tại sao cao hơn kế hoạch từ đó tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. - Do giá bán tăng đã làm cho chi phí bình quân chung cho 1.000đ sản phẩm hàng hóa giảm 16,5 đ , là do giá bán của sản phẩm B và C tăng so với kế hoạch, còn giá bán của sản phẩm A không đổi. Để đi đến kết luận việc tăng giá bán này là như thế nào chúng ta có thể xem xét hai nguyên nhân sau: + Nếu doanh nghiệp đã cải tiến được chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp, thu hút thị hiếu người tiêu dùng, thì đây là thành tích của doanh nghiệp. + Nếu do các nguyên nhân khách quan khác, như do cung cầu mà doanh nghiệp điều chỉnh giá bán, hoặc do chính sách giá cả của nhà nước điều chỉnh chung , thì đây là nguyên nhân từ bên ngoài tác động.
  27. Phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành • Mục đích phân tích các khoản mục giá thành nhằm đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của khoản mục giữa các kỳ phân tích là để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục đến giá thành sản phẩm. • Quá trình phân tích ở đây chủ yếu tập trung vào những sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn, đặc biệt là các sản phẩm có giá thành đơn vị thực tế cao hơn đm hoặc kế hoạch hoặc năm trước.
  28. VD: Có tài liệu về giá thành đơn vị sản phẩm X tại doanh nghiệp sản xuất sau: Khoản mục giá thành (z) Định Năm Thực hiện mức trước năm nay (z1) (zm) (z0) Chi phí NVL trực tiếp 25 24,5 23,4 Chi phí nhân công trực tiếp 20 23,0 23,1 Chi phí sản xuất chung 10 11,5 12,6 Cộng (z đơn vị) 55 59,0 59,1 Kết quả sản xuất sản phẩm X thực hiện năm nay là 12.000 sản phẩm.
  29. Bảng phân tích biến động khoản mục giá thành Khoản mục giá thành Giá thành của 12.000 sp Chênh lệch TH so với Q1zm Q1z0 Q1z1 Định Năm mức trước NVL trực tiếp 300 294,0 280,8 -19,2 -13,2 NC trực tiếp 240 276,0 277,2 +37,2 +1,2 CFSX chung 120 138,0 251,2 +31,2 +13,2 Cộng 660 708,0 709,2 +49,2 +1,2 • Qua bảng phân tích cho thấy nhìn chung tổng giá thành để sản xuất 12.000 sản phẩm năm nay cao hơn so với định mức là 49,2 triệu đồng, so với năm trước cao hơn 1,2 triệu đồng, nguyên nhân tăng này là do khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của 2 năm đều tăng so với định mức. Còn khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 2 năm đều giảm hơn so với định mức.
  30. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục giá thành * Nhân tố phản ánh về lượng là: - Số lượng nguyên vật liệu để sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, thước đo có thể là mét, kg của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Số lượng thời gian để sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, thước đo thời gian thường là giờ công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Khoản mục chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp, cho nên thường phải thông qua các phương pháp phân bổ, việc phân bổ lại phải dựa trên các căn cứ, các căn cứ này có liên quan trực tiếp đến biến động của chi phí sản xuất chung. Các căn cứ được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung chính là lượng của chi phí sản xuất chung được sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, căn cứ là lượng chi phí sản xuất chung thường là, chi phí lao động trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, số lượng sản phẩm, số giờ máy hoạt động, số giờ nhân công trực tiếp
  31. * Nhân tố phản ánh về giá là: - Giá 1 đơn vị, thước đo lượng của nguyên vật liệu trực tiếp, như giá của 1 mét, giá của 1 kg - Giá 1 giờ nhân công trực tiếp, đơn giá tính cho 1 giờ lao động công nhân trực tiếp phải tính đơn giá bình quân, vì công nhân trực tiếp có tay nghề khác nhau, do đó đơn giá trả cho 1 giờ công sẽ không giống nhau. - Giá 1 đơn vị lượng của chi phí sản xuất chung chọn làm căn cứ phân bổ. Sử dụng phương pháp liên hoàn để xác định nhân tố ảnh hưởng về lượng và giá ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí theo công thức sau: Biến động về lượng = Giá kỳ gốc (đm) x (Lượng kỳ phân tích – Lượng kỳ gốc) Biến động về giá = Lượng kỳ phân tích x (Giá kỳ phân tích – Giá kỳ gốc)
  32. Ví dụ Khoản mục giá thành Định mức Thực hiện Lượng Giá Chi Lượng Giá Chi phí phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2m 12,5 25 1,8m 13,0 23,4 Chi phí nhân công trực tiếp 4 giờ 5,0 20 4,2 giờ 5,5 13,1 Chi phí sản xuất chung phân bổ 4 giờ 2,5 10 4,2 giờ 3,0 12,6 Cộng 55 59,1 Doanh nghiệp chọn căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ của nhân công trực tiếp với đơn giá phân bổ bằng 50% chi phí nhân công trực tiếp.
  33. Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng khoản mục chi phí (ĐVT: trđ) Khoản mục giá thành Chi phí sản xuất Biến động TH/ ĐM của 12.000 SP Định Thực Tổng số Lượng Giá mức hiện Nguyên vật liệu trực tiếp 300 280,8 -19,2 -30 +10,8 Nhân công trực tiếp 240 277,2 +37,2 +12 +25,2 Sản xuất chung phân bổ 120 151,2 +31,2 +6 +25,2 Cộng 660 709,2 +49,2 -12 +61,2 Qua tài liệu phân tích cho thấy: nhìn chung chi phí sản xuất trong giá thành của 12.000 sản phẩm sản xuất tăng so với định mức 49,2 triệu đồng, việc tăng này là do khoản mục chi phí nhân công (tt) và chi phí sản xuất chung phân bố có mức tăng so với định mức, còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm so với định mức.
  34. Xét về lượng và giá ảnh hưởng đến các khoản mục giá thành cho thấy: - Nhân tố về lượng đã làm giá thành giảm 12 triệu là do lượng nguyên vật liệu trực tiếp giảm 1 đơn vị sản phẩm 0,2 mét (1,8 -2). Còn lượng của nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tăng 0,2 giờ (4,2-4) trong 1 sản phẩm. Doanh nghiệp cần có biện pháp để nâng cao năng suất lao động, nếu việc xây dựng định mức là hợp lý. - Nhân tố về giá: đã làm cho giá thành tăng thêm 61,2 triệu, là do giá của cả 3 yếu tố đều tăng lên so với định mức. có thể do giá phải trả cho các yếu tố thực tế đã tăng lên, mà định mức chưa điều chỉnh hợp lý. Hoặc trong công tác quản lý chưa chặt chẽ đã làm cho các mức giá tăng lên, thì đây là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm nghiên cứu để có biện pháp khắc phục.
  35. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung - Đặc điểm của khoản mục chi phí sản xuất chung: + gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân bổ + gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lý khác nhau và là số tiền ít. + gồm cả biến phí lẫn định phí. Với những đặc điểm trên, chi phí sản xuất chung là loại chi phí rất khó kiểm soát trong việc ứng xử khi có biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Để có thể kiểm soát được cũng như dự đoán cách ứng xử của chi phí sản xuất chung, ta phải dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất chung thành các yếu tố biến phí và định phí.
  36. VD: Trở lại VD trên khi nghiên cứu toàn bộ chi phí sản xuất chung theo định mức là 120 triệu, trên mức độ hoạt động căn cứ sản xuất 12000 sản phẩm trong kỳ thực hiện. Giả sử trong 120 triệu đồng chi phí sản xuất chung, có 30 triệu là biến phí và 90 triệu là định phí. Trong 90 triệu định phí sản xuất chung, có thể phục vụ mức độ hoạt động từ 10.000 sản phẩm đến 15.000 sản phẩm. Căn cứ vào tài liệu trên ta có thể xác định đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung cho một sản phẩm được sản xuất như sau:
  37. • Từ việc tính toán trên ta có thể xác định công thức dự đoán chi phí sản xuất chung như sau: Y = a + b.X = 90.000 + 2,5X • Từ công thức dự đoán chi phí sản xuất chung được xây dựng trên, ta có thể xây dựng kế hoạch linh hoạt, trong phạm vi hoạt động từ 10.000 sản phẩm đến 15.000sp mà chi phí sản xuất chung có thể phục vụ được. Nhằm dự đoán chi phí sản xuất chung khi khối lượng sản xuất đạt được ở các mức tương ứng, được trình bày qua bảng phân tích sau: Lượng sản phẩm SX chung 10.000 11.000 12.000 13.000 14.000 15.000 Định phí sản xuất chung 90.000 90.000 90.000 90.000 90.000 90.000 Biến phí sản xuất chung 25.500 27.500 30.000 32.500 35.000 37.500 Tổng số chi phí SX chung 115.000 117.500 120.000 112.500 125.000 127.500 Chi phí SX chung 1 sản phẩm 11,5 10,68 10,0 9,42 8,93 8,5 Bảng trên có thể cho ta dự đoán được, chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm là bao nhiêu? Tương ứng với từng mức khối lượng sản phẩm sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện được.
  38. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trong tỷ trọng giá thành khá lớn. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế, là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. • Đối với doanh nghiệp sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì việc phân tích có thể được tiến hành tương tự như quá trình phân tích, các nhân tố lượng và giá ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, như ta đã nghiên cứu trên. Nội dung ở đây ta nghiên cứu trong trường hợp sản xuất một loại sản phẩm cần nhiều nguyên vật liệu khác nhau, cùng với các yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính trong giá thành sản phẩm.
  39. • Phương pháp phân tích: là so sánh tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế với tổng chi phí nguyên vật liệu tính theo giá định mức (kế hoạch) với lượng định mức (kế hoạch), để thấy tình hình lưu động về mặt tổng số. Sau đó dùng kỹ thuật tính toán của phương pháp thay thế liên hoàn xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. • Sau đây là ví dụ minh họa về cho phương pháp phân tích, tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A cần ba loại nguyên vật liệu X,Y,Z. Lượng sản phẩm A đã sản xuất trong kỳ là 1000sp. Các tài liệu cho qua bảng phân tích sau:
  40. Bảng phân tích chi phí NVL của 1000 sản phẩm A (Đvt: 1000đ) Tên NVL ĐM TH Tổng CP tính cho 1000sp Biến động TH/ĐM A Lượ Giá Lượ Giá Định Lượng Thực Tổn Lượn Giá ng ng mức TH, giá hiện g g (kg) (kg) ĐM cộng 1 2 3 4 5=1x2 6=2x3x 7=3x4 8=7- 9=6- 10=7 x1000 1000 5 5 -6 X 6.5 4 6.2 4 26000 24800 24800 - - 0 1200 1200 Y 4.2 8.5 4.5 8.4 35700 38250 37800 2100 2550 -450 Z 1.5 6.4 1.5 6.8 9600 9600 10200 600 0 600 Cộng - - - - 71300 72650 72800 1500 1350 150 (-) phế liệu thu hồi - - - - 4500 - 5200 +700 - - Tổng CFSX tính trong z - - - - 66800 - 67600 +800 - -
  41. • Qua bảng phân tích nhìn chung cho thấy tổng chi phí NVL dùng để sản xuất 1000sp A, thực hiện so với định mức là 1500 ng.đ, do đó tổng chi phí sản xuất tính trong giá thành sản phẩm chênh lệch TH so với định mức chỉ còn tăng 800 ng.đ. Nguyên nhân tăng này là do NVL Y và Z, còn NVL X thì giảm so với định mức đặt ra. Nếu xét về các nhân tố về lượng và giá ảnh hưởng đến chi phí từng loại vật liệu ta thấy: * Nhân tố lượng: Lượng vật liệu thay đổi thường do các nguyên nhân: do phương pháp chế biến thay đổi, do chất lượng sản phẩm thay đổi, do quy cách vật liệu không đảm bảo, do kết cấu và thiết kế sản phẩm thay đổi, hoặc do công tác quản lý và sử dụng vật liệu, • Tài liệu trên cho thấy nhân tố lượng vật liệu đã làm tổng chi phí sản xuất tăng 1350 ng.đ, là do lượng vật liệu Y tăng so với định mức 0,3kg/sản phẩm (4,5-4,2). Còn đối với vật liệu X lượng giảm 0,3kg/sản phẩm (6,2-6,5). Để đi đến kết luận tốt hoặc xấu về nhân tố lượng này, ta phải có tài liệu ở bộ phận kỹ thuật, để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
  42. * Nhân tố giá: - Giá vật liệu thay đổi, gồm giá mua hoặc chi phí thu mua. + Giá mua thay đổi thường do cước phí vận chuyển, bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, địa điểm cung cấp vật liệu thay đổi - Tài liệu trên ta thấy nhân tố giá vật liệu đã làm tổng chi phí vật liệu tăng 150 ng.đ, là giá của vật liệu X tăng 0,4 ng,đ/sản phẩm (6,8 - 6,4), còn giá của vật liệu Y giảm 0,1 ng,đ/sản phẩm (8,4 – 8,5). Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta vần có tài liệu của phòng thu mua và phòng kế toán để kết luận. * Công tác thu hồi phế liệu Tổ chức thu hồi phế liệu tốt để tiếp tục chế biến trở lại sản xuất sẽ làm giảm yếu tố chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Phương pháp phân tích là so sánh tỷ suất phế liệu thu hồi giữa thực hiện so với định mức để đánh giá công tác thu hồi phế liệu
  43. • Chỉ tiêu trên phản ánh tròn 100 đồng vật liệu không tham gia vào giá thành sản phẩm, thì việc tổ chức thu hồi là bao nhiêu đồng, tỷ suất càng gần 100% thì công tác tổ chức thu hồi phế liệu càng tốt và ngược lại. • Tài liệu trên cũng cho ta thấy tình hình thu hồi phế liệu thực hiện so với định mức tăng 700 ng.đ (5.200 – 4.500), do đó chi phí sản xuất tính trong giá thành giảm đi. Để đánh giá chất lượng của công tác thu hồi phế liệu, ta cần có tài liệu về tỷ suất thu hồi phế liệu ở chỉ tiêu trên để đánh giá.
  44. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành • Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp được tính trong giá thành sản phẩm, là một trong những khoản mục quan trọng của giá thành, là hao phí lao động chủ yếu tạo ra số lượng và chất lượng sản phẩm và có quan hệ với tỷ lệ biến đổi của số sản phẩm được sản xuất. • Phân tích chi phí nhân công trực tiếp có thể tiến hành cho một số sản phẩm sản xuất hoặc toàn bộ sản phẩm, đặc biệt cho những sản phẩm có mức độ biến động chi phí nhân công tực tiếp cao. • Ở đây ta tập trung nghiên cứu nhân tố lượng và giá ảnh hưởng đến biến động chi phí nhân công trực tiếp trong các bộ phận, phân xưởng sản xuất, cho một loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ phân tích.
  45. • Phương pháp phân tích là so sánh tổng chi phí nhân công trực tiếp thực hiện với tổng chi phí tính theo khối lượng thực hiện với chi phí định mức hoặc kế hoạch, để thấy tình hình biến động về mặt tổng số sau đó dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. • Lấy ví dụ minh họa cho phương pháp phân tích. Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải qua 3 phân xưởng sản xuất. Định mức sản xuất 1 sản phẩm A cần 9 giờ nhân công trực tiếp, thực hiện là 9,3 giờ/sản phẩm. Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1.000 sản phẩm A. • Các tài liệu chi tiết và quá trình tính toán được trình bày qua bảng phân tích sau. • - Giá trên bảng phân tích, được tính là đơn giá bình quân của 1 giờ trong từng phân xưởng (vì giữa các công nhân sản xuất có tay nghề khác nhau, thì tiền lương thanh toán cho mỗi loại công nhân sẽ khác nhau).
  46. • Qua bảng phân tích nhìn chung cho ta thấy chi phí nhân công trực tiếp sử dụng sản xuất 1.000 sản phẩm A , thực hiện so với định mức tăng 1.000 ng.đ, việc tăng này là do chi phí ở phân xưởng 2 và phân xưởng 3, còn ở phân xưởng 1 chi phí nhân công trực tiếp tính trong giá thành thì lại giảm so với định mức là 300 ng.đ. Nếu xét về các nhân tố về lượng và giá ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong từng phân xưởng ta thấy: - Nhân tố lượng đã làm tổng chi phí tăng thêm 700 ng.đ là do số giờ thực hiện cao hơn định mức đặt ra ở phân xưởng 2 và phân xưởng 3, còn phân xưởng 1 thì lại thấp hơn định mức. Phải chăng quá trình định mức chưa sát với thực tế, hoặc do công tác tổ chức sản xuất ở các phân xưởng. Doanh nghiệp cần đi sâu tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. - Nhân tố giá đã làm tổng chi phí tăng thêm 300 ngđ, do đơn giá bình quân ở phân xưởng 3 cao hơn so với định mức, còn đơn giá bình quân ở phân xưởng 1 lại thấp hơn định mức. Doanh nghiệp cần đặt vấn đề xem xét định mức giá ở 2 phân xưởng trên đã hợp lý chưa.
  47. Phân tích các khoản thiệt hại trong sản xuất Các khoản thiệt hại trong sản xuất tính vào giá thành sản phẩm, gồm thiệt hại về sản phẩm hỏng và về ngưng sản xuất ngoài kế hoạch, là những khoản chi phí không đáng có, nhưng do các nguyên nhân phụ thuộc vào công tác quản lý doanh nghiệp, hoặc do bên ngoài gây nên, số thiệt hại này nhiều hay ít đều làm cho giá thành sản phẩm tăng. Do đó ta phải thường xuyên phân tích để xác định đúng nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục, làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Các chỉ tiêu phản ánh thiệt hại được tính như sau:
  48. Phương pháp phân tích: là so sánh tỷ trọng từng yếu tố thiệt hại chỉ tiêu trên với tổng giá thành sản xuất để đánh giá tình hình công tác này của doanh nghiệp. Ví dụ phân tích, có tài liệu về thiệt hại sản phẩm hỏng của doanh nghiệp sản xuất, qua bảng phân tích sau. Chỉ tiêu Năm trước Năm nay % so Số tiền % so Số tiền % so với với với năm tổng tổng trước giá giá thành thành sp sp 1. Tổng giá thành sản phẩm 125.000 100 150.000 100 120,0 2. Thiệt hại ban đầu 2.750 2,2 3.900 2,6 141,8 SP hỏng sửa chữa được 1.500 1,2 1.800 1,2 120,0 CP sản phẩm hỏng sửa chữa được 1.250 1,0 2.100 1,4 168,0 3. Giá trị thu hồi 1.125 0,9 2.400 1,6 213,3 4. Thiệt hại thực tính vào giá thành 1.625 1,3 1.500 1,0 92,3
  49. Tài liệu trong bảng phân tích cho thấy: - Thiệt hại thực tính vào giá thành năm nay chỉ bằng 92,3% năm trước, trong khi đó khối lượng sản phẩm năm nay tăng 120% so với năm trước, chính vì nguyên nhân này thiệt hại thực tình trong tổng giá thành sản phẩm đã giảm từ 1,3% năm trước xuống còn 1% năm nay. Từ số liệu này cho phép ta kết luận là giá thành sản phẩm năm nay gánh chịu khoản thiệt hại nhỏ hơn năm trước. - Mặc dù có tình hình trên, ta vẫn chưa thể kết luận là công tác tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp năm nay tốt hơn năm trước được, bởi vì: + Số thiệt hại ban đầu tăng hơn năm trước 41%, tỷ lệ so sánh với tổng giá thành sản phẩm tăng từ 2,2% lên 2,6% năm nay. Số thiệt hại tính vào giá thành do công tác thu hồi phế liệu năm nay tăng so với năm trước là 47,7%, tỷ lệ thu hồi so với tổng giá thành sản phẩm tăng lên từ 0,9% lên 1,6% năm nay. + Trong tổng số thiệt hại ban đầu về sản phẩm hỏng, thì chi phí sản phẩm hỏng sửa chữa được, xét về tỷ trọng có xu hướng tăng lên từ 45,45% (1250: 2750) năm trước lên 54,84% (2.100 : 3900) năm nay.
  50. Phân tích biến động về chi phí ngoài sản xuất Chi phí ngoài sản xuất là những loại chi phí không liên quan gì đến quá trình chế tạo sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Chi phí ngoài sản xuất gồm hai loại: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chúng còn được gọi là chi phí thời kỳ, vì sự phát sinh của chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức trong kỳ kinh doanh, và chúng được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng kỳ báo cáo. - Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Khi phân tích biến động của chi phí bán hàng ta phải đặt chúng trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu tiêu thụ ( nếu doanh nghiệp tiêu thụ nhiều loại sản phẩm). - Chi phí quản lý chung: bao gồm các chi phí tổ chức hành chính các hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Do đó khi phân tích biến dộng của chi phí quản lý này, ta phải đặt chúng trong mối quan hệ với kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ, để đánh giá và tìm ra các nguyên nhân biến động.
  51. a) Phân tích chung tình hình biến động chi phí ngoài sản xuất • Mục đích phân tích ở đây là tính ra mức chênh lệch và tỷ lệ của các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung giữa các kỳ so sánh. Trên cơ sở đó nhận diện cách ứng xử của từng khoản mục so với kết quả của mức độ hoạt động tương ứng với chi phí phát sinh trong từng kỳ. • Đối với các khoản mục có chênh lệch lớn và bất thường thì cần tập trung đi sâu nghiên cứu để tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục. • Sau đây là một ví dụ minh họa cho quá trình phân tích này. Tại một doanh nghiệp đạt kết quả tiêu thụ năm nay là 15.000 sản phẩm, năm trước là 10.000 sản phẩm. Tài liệu các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung cùng với quá trình tính toán được phản ánh qua bảng phân tích sau:
  52. Các khoản mục chi phí Năm Năm Chênh lệch trước nay Mức % I. Chi phí bán hàng 34.000 35.500 + 1.500 4,4 1. Chi phí nhân viên bán hàng 11.350 11.350 - - 2. Chi phí vật liệu bao bì 3.000 3.500 +500 16,6 3. Chi phí dụng cụ đồ dùng 2.250 2.900 +650 28,8 4. Khấu hao TSCĐ 8.500 8.500 - - 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.750 4.100 +350 9,3 6. Chi phí bằng tiền khác 5.150 5.150 - - II. Chi phí quản lý doanh nghiệp 41.000 42.000 +1000 2,4 1. Chi phí nhân viên quản lý 14.600 14.600 - - 2. Chi phí vật liệu quản lý 950 1.100 +150 +15,7 3. Chi phí đồ dùng văn phòng 1.350 1.430 +80 +5,9 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 10.800 10.800 - - 5. Thuế và lệ phí 2.500 2.700 +200 +8,0 6. Chi phí dự phòng 0 0 - - 7. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.300 7.200 +900 +14,2 8. Chi phí bằng tiền khác 4.500 4.170 -330 -7,3 Cộng (I+II) 75.000 77.500 2.500 +3,3
  53. Qua tài liệu phân tích ta thấy nhìn chung chi phí ngoài sản xuất năm nay đều cao hơn so với năm trước là 3,3% tương ứng 2.500 ngđ, cả hai loại chi phí bán hàng và quản lý đều tăng. Riêng khoản mục chi phí bằng tiền khác thì lại giảm. * Qua căn cứ vào khối lượng tiêu thụ giữa hai năm để nhận diện cách ứng sử của từng mục chi phí bằng tiền khác thì lại giảm. - Khối lượng tiêu thụ năm nay so với năm trước tăng 15% (15.000 : 10.000), tốc độ biến động của khối lượng tiêu thụ tăng 15%. - Các khoản mục chi phí mua vật liệu, bao bì của chi phí bán hàng, chi phí vật liệu, quản lý và chi phí dịch vụ thuê ngoài quản lý tăng tương đối ứng với tăng của khối lượng tiêu thụ, do đó ta có thể xếp 3 loại khoản mục này là biến phí. - Các khoản mục : chi phí nhân viên bán hàng và quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định bán hàng và quản lý, và chi phí bằng tiền khác bán hàng, 5 khoản mục này không đổi giữa hai năm, do đó ta xếp vào loại định phí. - Các khoản mục chi phí dụng cụ đồ dùng bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài bán hang, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế và lệ phí, đều có xu hướng tăng, 4 khoản mục này có thê xếp vào chi phí hỗn hợp .
  54. Dự đoán cách ứng sử của chi phí ngoài sản xuất theo kết quả hoạt động kinh doanh • Thông qua phân tích và nhận diện các khoản mục chi phí ở trên, ta có thể tiến hành xây dựng công thức dự đoán chi phí bán hàng và chi phí quản lý, khi kết quả tiêu thụ thay đổi ở các mức dự kiến khác nhau, trong phạm vi phù hợp của định phí. • Căn cứ tài liệu bảng phân tích trên, ta có thể phân chi phí ngoài sản xuất thành hai loại, định phí và biến phí (Giả sử các chi phí hỗn hợp coi như các biến phí). Qúa trình phân loại định phí và biến phí được trình bày qua bảng sau:
  55. Năm Năm nay Chi phí bình quân 1 sản phẩm trước NT NN(14000) (12000) 1. Định phí - Bán hàng 25.000 25.000 2.083 1,785 - Quản lý doanh nghiệp 35.000 35.000 2.917 2,500 Cộng định phí 60.000 60.000 5.000 4,286 2. Biến phí - Bán hàng 9.000 10.500 0,75 0,75 - Quản lý doanh nghiệp 6.000 7.000 0,50 0,50 Cộng biến phí 15.000 17.500 1,25 1,25 Tổng cộng 75.000 77.500 6,25 5,53
  56. Dựa vào kết quả tính toán trên ta có thể xây dựng công thức dự đoán chi phí: Y = a + bX - Chi phí bán hàng: Y1 = 25.000 + 0,75X - Chi phí quản lý doanh nghiệp Y2 = 35.000 + 0,50X - Chi phí ngoài sản xuất: Y = 60.000 + 1,25X Giả sử phạm vi hoạt động phù hợp của tổng định phí ngoài sản xuất của doanh nghiệp là 60.000 ng.đ. Trong phạm vi này doanh nghiệp có thể sản xuất và tiêu thụ từ 10.000 sản phẩm đến 15.000 sản phẩm. Căn cứ vào công thức được xây dựng Y = 60.000 + 1,25X với phạm vi phù hợp của định phí, ta lập bảng dự đoán chi phí ngoài sản xuất sau:
  57. Bảng dự đoán chi phí ngoài sản xuất Sản phẩm tiêu thụ 10.000 11.000 12.000 13.000 14.000 15.000 CF ngoài sản xuất - Định phí 60.000 60.000 60.000 60.000 60.000 60.000 - Biến phí 12.500 13.750 15.000 16.250 17.500 18.750 - Tổng chi phí 72.500 73.750 75.000 76.250 77.500 78.750 Chi phí bình quân 1 sản phẩm 7,25 6,7 6,25 5,87 5,53 5,25 • Bảng dự đoán cho ta thấy nếu định phí không đổi trong phạm vi phù hợp, chúng ta dễ dàng dự đoán tổng chi phí và chi phí bình quân đơn vị khi kết quả tiêu thụ đạt được các mức tương ứng trong phạm vi đó. • X là mức hoạt động, có thể là số lượng sản phẩm, hoặc giá trị doanh thu tiêu thụ, nếu doanh nghiệp tiêu thụ nhiều sản phẩm.