Bài giảng về môn Quản trị tài chính

pdf 174 trang vanle 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng về môn Quản trị tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ve_mon_quan_tri_tai_chinh.pdf

Nội dung text: Bài giảng về môn Quản trị tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH HƯNG YÊN – 2015
  2. MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.1. Các vấn đề cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 5 1.1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 7 1.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 9 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 10 1.2.1. Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp 10 1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp 12 Chương 2: Giá trị theo thời gian của tiền tệ 15 2.1. Lãi đơn, lãi kép và đường thời gian 15 2.1.1. Lãi đơn ( simple interest) 15 2.1.2. Lãi kép (compound interest) 15 2.1.3. Đường thời gian 15 2.2. Giá trị tương lai của tiền 16 2.2.1 giá trị tương lai 16 2.2.2 giá trị tương lai của dòng tiền 17 2.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền 21 2.3.1. Giá trị hiện tại 21 2.3.2. Giá trị hiện tại của dòng tiền 21 chú ý: trường hợp dòng tiền đều 22 chú ý: trường hợp dòng tiền đều 22 2.4. Ứng dụng của gia trị tương lai va hiện tại 23 2.4.1. Tim lãi suất 23 2.4.2. Xác định các khoản tiền bằng nhau hàng năm 25 chương 3: doanh lợi và rủi ro 26 3.1. Doanh lợi của các khoản đầu tư 26 3.1.1. Doanh lợi và tỉ suất doanh lợi 26 3.1.2. Doanh lợi thức tế 27 3.2. Rủi ro và tỉ suất doanh lợi cần thiết 28 3.2.1. Định nghĩa và đo lường rủi ro 28 3.3. Rủi ro của tập danh mục đầu tư và mô hình định giá tài sản vốn đầu tư 34 1
  3. 3.3.1. Rủi ro của tập danh mục dầu tư 34 3.3.2. Rủi ro co thể tranh va khong thể tranh 36 3.3.3. Mô hình định giá tài sản vốn đầu tư (capm) 36 3.4. Mối quan hệ giữa rủi ro và doanh lợi 38 Chương 4: Định giá cổ phiếu, trái phiếu 40 4.1. Định giá trái phiếu 40 4.1.1. Khái niệm và đặc điểm 40 4.1.2. Phân loại trái phiếu 41 4.1.3. Phương pháp định giá trái phiếu 42 4.1.3.1. Định giá trái phiếu khi lãi được thanh toán 1 lần trong năm 42 4.1.3.2. Định giá trái phiếu khi lãi được thanh toán 2 lần trong năm 46 4.1.4. Tính lãi suất của trái phiếu 47 4.1.4.1. Tính lãi suất đáo hạn của trái phiếu 47 4.1.4.2. Tính lãi suất của trái phiếu được gọi thanh toán trước hạn 49 4.2. Định giá cổ phiếu 49 4.2.1. Một số khái niệm và phân loại cổ phiếu 49 4.2.2. Phương pháp định giá cổ phiếu thường 51 4.2.2.1. Định giá cổ phiếu thường khi cổ phiếu được giữ vĩnh viễn 51 4.2.2.2. Trường hợp cổ phiếu tăng trưởng bằng không (g = 0) 52 4.2.2.3. Khi mức tăng trưởng g ≠ 0 53 4.2.2.4. Định giá cổ phiếu thường khi cổ phiếu được bán vào năm n 54 4.2.3 tính tỷ lệ lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu 55 4.2.3.1. Sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền tệ 55 4.2.3.2. Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (mô hình capm) 56 chương 5: chi phí vốn và hệ thống đòn bẩy 59 5.1. Chi phí vốn 59 5.1.1. Khái niệm về chi phí sử dụng vốn 59 5.1.2. Tính các loại chi phí vốn thành phần 60 5.1.3. Chi phi vốn cận bien (mcc) 65 5.2. Cơ cấu vốn và hệ thống đòn bẩy 69 5.2.1.cơ cấu vốn mục tiêu 69 5.2.2. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính 70 5.2.2.2. Đòn cân định phí và điểm hoà vốn 71 2
  4. 5.2.2.3. Rủi ro tài chính 71 5.2.3. Xác định cơ cấu vốn tối ưu 72 5.2.3.1. Phân tích mối quan hệ ebit/eps dưới ảnh hưởng của đòn cân nợ 72 5.2.3.2. Phân tích điểm bàng quang của eps 76 5.2.4. Mức độ đòn bẩy hoạt động (dol) và mức độ của đòn bẩy tài chính (dfl) 79 Chương 6: Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 86 6.1. Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 86 6.1.1 . Khái niệm vốn lưu động của doanh nghiệp 86 6.1.2 . Phân loại vốn lưu động 86 6.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 87 6.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 88 6.2. Nhu cầu vốn lưu động cà các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 90 6.2.1. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 90 6.3. Quản trị vốn lưu động 95 6.3.1. Quản trị tồn kho dự trữ 95 6.3.2. Quản trị vốn tiền mặt và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao 100 6.3.3. Quản trị các khoản phải thu 102 Chương 7: Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 105 7.1. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp 105 7.1.1 . Tài sản cố định của doanh nghiệp 105 7.1.2 . Vốn cố định và các đặc điểm luân chuyển của vốn cố định 108 7.2. Khấu hao tài sản cố định 109 7.2.1. Hao mòn tài sản cố định 109 7.2.2 . Khấu hao tscđ và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 110 7.2.3. Lập kế hoạch khấu hao tscđ 118 7.3. Quản trị vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 121 7.3.1. Nội dung quản trị vốn cố định 121 7.3.2 . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 123 Chương 8: Đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp 126 8.1. Đầu tư dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn trong 126 8.1.1. Khái niệm đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. 126 8.1.2. Phân loại đầu tư dài hạn 127 3
  5. 8.1.3. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 129 8.2. Chi phí và thu nhập của dự án đầu tư 130 8.2.1. Dòng tiền của dự án đầu tư. 130 8.2.2. Chi phí đầu tư 131 8.2.3. Thu nhập của dự án đầu tư 131 8.3. Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp 132 8.3.1. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư 132 8.3.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư 135 8.3.3. Phương pháp giá trị hiện tại thuần ( npv) 137 8.3.4. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (irr) 141 8.3.5. Phương pháp chỉ số sinh lời (pi) 144 Chương 9: Phân tích tài chính doanh nghiệp 146 9.1. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 146 9.1.1. Khái niệm phân tích tài chính 146 9.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính 146 9.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính 147 9.1.4. Trình tự và các bước tiến hành phân tích 147 9.1.5. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 148 9.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính 149 9.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 149 9.2.2. Phân tích một số nhóm chỉ tiêu tài chính 153 9.2.3. Phân tích tình hình tài chính qua phương pháp dupont 161 Chương 10: Các nguồn tài trợ ngắn hạn cho kinh doanh 162 10.1 . Phân loại các nguồn tài trợ 162 10.1.1. Phân loại theo thời gian sử dụng 162 10.1.2. Phân loại theo quyền sở hữu 162 10.2. Lựa chọn nguồn tài trợ 164 10.3. Các nguồn tài trợ ngắn hạn 165 10.3.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn 165 10.3.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn 166 10.3.3. Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm 168 10.4. Chi phi của cac nguồn tai trợ 170 4
  6. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Các vấn đề cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư vào các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao gồm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, được thể hiện qua việc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp các khoản thuế và lệ phí v.v - Quan hệ giữa các doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ thanh toán trong việc vay vốn và cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hóa và các dịch vụ khác. - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt với công nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp 5
  7. Từ những vấn đề trên có thể rút ra: - Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Quản trị tài chính của doanh nghiệp Quản trị tài chính là quản trị luồng vận động của tiền. Hay nói cách khác Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển. Để tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh thì các hoạt động của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở về mặt chiến lược và mặt chiến thuật, về mặt chiến lược, phải xác định ra mục tiêu kinh doanh, các hoạt đông dài hạn nhằm phát triển doanh nghiệp và chính sách tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ: việc quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mới vào một thời điểm nào đó, việc tham ra liên doanh, việc sử dụng vốn cổ phần của công ty thay vì sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, việc quyết định phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn góp đều là những quyết định có tính chiến 6
  8. lược. Về mặt chiến thuật, phải xác định công việc trong thời hạn ngắn những tác nghiệp thể để phục vụ cho kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ việc đưa ra những quyết định thay thế một tài sản cố định mới, việc lựa chọn địa điểm thuê cửa hàng, việc xem xét giữa đi thuê hay mua một căn nhà, xem xét giá cả của hàng hoá lúc mới bán ra ở thời điểm đầu vụ, việc hạ giá theo mùa đều là những quyết định về mặt chiến thuật. Các quyết định về mặt chiến lược và chiến thuật được lựa chọn chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, cân nhắc về mặt tài chính. Từ những vấn đề trên có thể rút ra. - Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. - Quản trị tài chính doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và sử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả. 1.1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Quyết định đầu tư Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến các vấn đề như: Tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (Tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và mối quan hệ cấn đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định đầu tư như sau: - Quyết định đầu tư tài sản lưu động bao gồm: quyết định tồn quĩ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hoá, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn. - Quyết định đầu tư tài sản cố định bao gồm: quyết định mua sắm tài sản cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn. - Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và tài sản cố định, bao gồm: quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hoà vốn. 7
  9. 1.1.2.2. Quyết định về nguồn tài trợ Quyết định nguồn tài trợ gắn liền với quyết định lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dài hạn. Ngoài ra quyết định về nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Tiếp theo nhà quản trị phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồn vốn đó. Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định về nguồn vốn như sau: - Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vay ngắn hạn hay quyết định sử dụng tín dụng thương mại - Quyết định huy động nguồn vốn vay dài hạn, bao gồm: quyết định nợ dài hạn hay vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay vốn cổ phần ưu đãi. Trên đây là những quyết định liên quan đến nguồn vốn trong hoạt động của doanh nghiệp. Có được một quyết định đúng đắn là một thách thức không nhỏ đối với những người ra quyết định. Điều đó dòi hỏi người ra quyết định phải có những hiểu biết về việc sử dụng các công cụ phân tích trước khi ra quyết định. 1.1.2.3. Quyết định về phân chia lợi nhuận Quyết định về phân chia lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức của công ty (đối với công ty cổ phần). Trong loại quyết định này giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư. Ngoài ra giám đốc tài chính cần phải quyết định xem doanh nghiệp nên theo chính sách cổ tức nào và liệu chính sách cổ tức có tác dộng gì đến giá trị của doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trường hay không. 1.1.2.4. Các quyết định khác Ngoài ba loại quyết định trên còn có nhiều quyết định khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như quyết định về hình thức chuyển tiền, quyết định về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, quyết định về tiền lương, quyết định tiền thưởng bằng quyền chọn. 8
  10. 1.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tài chinh doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau: - Huy động đảm bảo đầu đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chinh doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được các cơ hội kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy các bộ công nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh gia khái quát 9
  11. và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh Việc xây dựng và lữa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng hợp tác thực hiện. Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem xét là hiệu quả tài chính tức là xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể gặp phải và khả năng có thể thu lợi nhuận, khả năng thực hiện dự án. Trong việc phân tích lựa chọn, đánh giá các dự án tối ưu, các dự án có mức sinh lời cao, người quản trị tài chính là người xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào; trên cơ sở tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, cần tìm ra định hướng phát triển doanh nghiệp, khi xem xét việc bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư, cần chú ý tới việc tăng cường tính khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Bước vào hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ. Vốn hoạt động gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, và điều quan trọng là phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để đi đến việc quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn. - Tổ chức sử dụng tốt các số vố hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa 10
  12. các số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các nguồn vốn bị ứ đọng. Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi bán hàng và các khoản thu khác, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán. Mặt khác, cũng cần xác định rõ các khoản chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, xác định các khoản chi phí nào là chi phí cho hoạt động kinh doanh và những chi phí thuộc về các hoạt động khác. Những chi phí vượt quá định mức quy định hay những chi phí thuộc về các ngành kinh phí khác tài trợ, không được tính là chi phí hoạt động kinh doanh. - Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống của công nhân viên chức. Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của doanh nghiệp. Không thể nói doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hiệu quả cao trong khi lợi nhuận hoạt động lại giảm. doanh nghiệp cần có phương pháp tối ưu trong việc phân chia lợi tức doanh nghiệp. Trong việc xác định tỷ lệ và hình thức các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. - Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính. Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính nhằm đánh giá điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể giúp cho lãnh.đạo doanh nghiệp trong việc đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn và mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. 11
  13. - Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính. Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là công cụ cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khác nhau. sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Sự khác biệt về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thức doanh nghiệp chủ yếu sau: - Doanh nghiệp nhà nước - Công ty cổ phần. - Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Doanh nghiệp tư nhân. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận. 1.2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hưởng đó thể hiện: 12
  14. - Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả. -Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả, cũng thường gặp những khó khăn. Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn. 1.2.2.3. Môi trường kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính. Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. - Sự ổn định của nền kinh tế. Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các 13
  15. khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay tăng tài sản -Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế. Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư. Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài chính. - Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi và người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết. Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp. - Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp. - Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian. 14
  16. CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ 2.1. Lãi đơn, lãi kép và đƣờng thời gian 2.1.1. Lãi đơn ( Simple interest) Lãi chính là số tiền thu được (đối với người cho vay) hoặc chi ra (đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay. Lãi đơn là số tiền lãi chỉ được tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Công thức tính lãi đơn như sau: SI = P0 x i x n Trong đó SI là lãi đơn, P0 là số tiền gốc, i là lãi suất một kỳ hạn, n là số kỳ hạn tính lãi. Số tiền có được sau n kỳ hạn gửi là Pn = P0 + P0 x i x n = P0(1+ i x n) Ví dụ: một người gửi 10 triệu đồng vào tài khoản định kỳ tính lãi đơn với lãi suất 8%/năm. Sau 10 năm số tiền gốc và lãi người đó thu được là 10+ 10x 0,08 x10= 18 triệu đồng. 2.1.2. Lãi kép (compound interest) Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính trên lãi hay còn gọi là ghép lãi (compounding). Khái niệm lãi kép rất quan trọng vì nó được ứng dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong tài chính. Nếu ta xem xét vốn đầu tư ban đầu là P0 đầu tư trong vòng n kỳ hạn với lãi suất mỗi kỳ là i, sau 1 kỳ ta sẽ có: P1 = P0 + i P0 = P0(1+ i ) Lãi được nhập gốc để tính lãi cho kỳ sau, đế cuối kỳ thứ hai ta sẽ có: 2 P2 = P1 + i P1 = P1(1+ i )= P0(1+ i ) Một cách tổng quát n Pn= P0(1+ i ) (2.1) Trong ví dụ trên số tiền người đó nhận được sau 10 năm là: n 10 P10 = P0(1+ i ) = 10x(1+ 0,08 ) = 21,589 triệu đồng 2.1.3. Đường thời gian Đường thời gian là một đường thẳng và được qui định như sau: Thời gian 0 10% 1 2 3 4 5 Luồng tiền -1.000.000 - Thời gian 0 là hôm nay (thời điểm hiện tại). - Thời gian 1 là một giai đoạn kể từ hôm nay hay là cuối giai đoạn 1. 15
  17. - Thời gian 2 là hai giai đoạn kể từ hôm nay hay là cuối giai đoạn thứ 2 .v.v Nếu giai đoạn ở đây là 1 năm thì thời gian 0 là hôm nay thời gian 1 là cuối năm thứ 1, thời gian 2 là cuối năm thứ 2.v.v Luồng tiền tức là một khoản tiền bỏ ra hoặc nhận được. Luồng tiền vào, là một khoản tiền thu được, nó mang dấu dương. Luồng tiền ra, là một khoản tiền chi ra, nó mang dấu âm. Lãi suất của mỗi giai đoạn được ghi ở bên trên tương ứng. Ví dụ ngày hôm nay ta bỏ ra 1.000.000đ, lãi suất của giai đoạn 1 là 10%. Nếu lãi suất ở các giai đoạn 2,3,4 không đổi vẫn là 10% thì không cần ghi, nhưng nếu thay đổi thì phải ghi. 2.2. Giá trị tƣơng lai của tiền 2.2.1 Giá trị tương lai Giá trị tương lai là giá trị một số tiền sẽ nhận được trong tương lai. Đó là một số tiền sẽ tăng lên nếu đầu tư với một tỷ lệ lãi xuất nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định. Với ví dụ trên giá trị tương lai của 1.000.000đ sau 2 năm với tỷ lệ 10% là 1.210.000đ. Ký hiệu : PV Là giá trị hiện tại của tổng số tiền ban đầu. FVn : là giá trị tương lai sau n kỳ hạn. i : Là tỷ lệ lợi tức dự kiến (có thể là % hay số thập phân). Ta có FV1 = PV(1+i) FV2 = PV (1+i) n Tương tự: FVn = PV(1 + i) Với công thức trên ta có thể tính được giá trị tương lai của 1.000.000đ sau mỗi năm như sau: FV1 = 1.000.000 (1+0,1) = 1.100.000đ 2 FV2 = 1.000.000 (1+0,1) = 1.210.000đ 3 FV3 = 1.000.000 (1+0,1) = 1.331.000đ 4 FV4 = 1.000.000 (1+0,1) = 1.464.100đ 5 FV5 = 1.000.000 (1+0,1) = 1.610.510đ Số hạng (1+1)n được gọi là thừa số giá trị tương lai, ký hiệu FVF (The Future Value Factor). Khi PV=1 thì FVn = (1+i)n . Thừa số này đã được tính sẵn dưới dạng bảng. 16
  18. n n Người ta cũng ký hiệu (1+i) = FVF(i,n). Công thức FVn = PV(1 + i) được viết lại thành: FVn = PV.FVF(i,n) 2.2.2 Giá trị tương lai của dòng tiền Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng tính giá trị tương lai cho những khoản tiền riêng lẻ, thông thường chúng ta phải tính cho cả dòng tiền. Trong mục này ta hãy xem xét giá trị tương lai của một dòng tiền tệ. Dòng tiền đều là một tập hợp các khoản thanh toán bằng nhau ở mỗi giai đoạn. Mỗi khoản thanh toán có thể được thực hiện vào đầu hay cuối một đơn vị thời gian trong giai đoạn. Trƣờng hợp tổng quát, dòng tiền xuất hiện ở mọi thời điểm (cả đầu kỳ đầu tiên và cuối kỳ cuối cùng) VD: Hãy tính giá trị tương lai của một dòng tiền dưới đây, lãi suất 5% Năm 0 1 2 3 4 Dòng tiền 100 150 200 100 150 Áp dụng công thức giá trị tương lai của 1 khoản tiền, ta đưa từng khoản tiền xuất hiện ở các kỳ khác nhau về tương lai (cuối năm thứ 4) 17
  19. 4 3 2 1 FV4 = 100.(1+0,05) +150.(1+0,05) + 200.(1+0,05) + 100.(1+0,05) + 150.(1+0,05) =770,69 200 tr.đ 150 tr.đ 150 tr.đ 100 tr.đ 100 tr.đ 0 1 2 3 4 FV4 150*(1+5%)0=150 ,00 1 100*(1+5%) =10 5,00 2 200*(1+5%) =22 0,50 3 150*(1+5%) =17 100*(1+5%)3,64 4=121 ,55 Tổng số =770,69 Nếu ta ký hiệu khoản thu nhập hàng năm là CF (Cash Flow) i là lãi suất, số năm là n và giá trị tương lai của dòng tiền tệ đều n năm là FVAn (The Future Value of Annuity), thời điểm xuất hiện các khoản thu nhập là t ta có công thức: n-0 n-1 n-2 n-n FVAn= CF0(1+ i) + CF1(1+ i) + CF2(1+ i) + + CFn(1+ i) = - Trƣờng hợp các luồng tiền xuất hiện vào cuối mỗi kỳ: VD: Hãy tính giá trị tương lai của một dòng tiền dưới đây, lãi suất 5% Năm 0 1 2 3 4 Dòng tiền 150 200 100 150 Áp dụng công thức giá trị tương lai của 1 khoản tiền, ta đưa từng khoản tiền xuất hiện ở các kỳ khác nhau về tương lai (cuối năm thứ 4) 3 2 1 0 FV4 = 150.(1+0,05) + 200.(1+0,05) + 100.(1+0,05) + 150.(1+0,05) =649,69 18
  20. 200 tr.đ 150 tr.đ 150 tr.đ 100 tr.đ 0 1 2 3 4 FV4 150*(1+5%)0=150 ,00100*(1+5%) 1=10 200*(1+5%)5,00 2=22 0,50 3 150*(1+5%) =17 3,64 Tổng số =649,69 n-1 n-2 n-n FVAn= CF1(1+ i) + CF2(1+ i) + + CFn(1+ i) = + Nếu là dòng tiền đều: Giả sử một người có thu nhập hàng năm là 1 triệu và gửi 1 triệu đó vào tiết kiệm tại ngân hàng, thời điểm cuối mỗi năm và người đó thực hiện điều này trong 5 năm liên tục và lãi suất hàng năm là 10%. Người đó sẽ có bao nhiêu tiền vào cuối năm thứ 5. FV = 1.000.000(1+0,1)4 + 1.000.000 (1+0,1)3 + 1.000.000 (1+0,1)2 + 1.000.000 (1+0,1)1+ 1.000.000 = 6.105.100 Vậy ta có công thức: n-1 n-2 n-n FVAn= CF(1+ i) + CF(1+ i) + + CF(1+ i) = = CF n-t Biểu thức 1 + (1+i) + (1+i)2++ + (1+i)n-1 = n-t được gọi là thừa số giá trị tương lai của dòng tiền tệ đều FVFA(1,n). Thừa số này đã được tính sẵn dưới dạng bảng. Và ta có FVAn = CF.FVFA(i,n) = CF. - Trƣờng hợp các luồng tiền xuất hiện vào đầu năm. 19
  21. VD: Hãy tính giá trị tƣơng lai của một dòng tiền dƣới đây, lãi suất 5% Năm 0 1 2 3 4 Dòng tiền 100 150 200 100 - Áp dụng công thức giá trị tƣơng lai của 1 khoản tiền, tâ đƣa từng khoản tiền xuất hiện ở các kỳ khác nhau về tƣơng lai (cuối năm thứ 4) 4 3 2 1 FV4 = 100.(1+0,05) +150.(1+0,05) + 200.(1+0,05) + 100.(1+0,05) = 620,69 200 tr.đ 150 tr.đ 100 tr.đ 100 tr.đ 0 1 2 3 4 FV4 100*(1+5%)1=10 5,00 2 200*(1+5%) =22 0,50 3 150*(1+5%) =17 100*(1+5%)3,64 4=121 ,55 Tổng số 620,69 Vậy ta có: n-0 n-1 n-2 n-(n-1) FVAn= CF0(1+ i) + CF1(1+ i) + CF2(1+ i) + + CFn(1+ i) = + Nếu là dòng tiền đều: Giả sử một người có thu nhập hàng năm là 1 triệu và gửi 1 triệu đó vào tiết kiệm tại ngân hàng, thời điểm đầu mỗi năm và người đó thực hiện điều này trong 5 năm liên tục và lãi suất hàng năm là 10%. Người đó sẽ có bao nhiêu tiền vào cuối năm thứ 5. 20
  22. FV = 1.000.000(1+0,1)5 + 1.000.000 (1+0,1)4 + 1.000.000 (1+0,1)3 + 1.000.000 2 1 (1+0,1) + 1.000.000 (1+0,1) = 6.715.110 Vậy ta có công thức: n-0 n-2 n-(n-1) FVAn= CF(1+ i) + CF(1+ i) + + CF(1+ i) = = CF n-t Hay FVAn= CF. (1 + i) 2.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền 2.3.1. Giá trị hiện tại Trong quản lý tài chính, chúng ta có thể có những dòng tiền khác nhau dự kiến chi phí hoặc thu nhập trong tương lai. Chúng ta không thể nào so sánh được những giá trị trong tương lai khác nhau với nhau và do vậy không thể có cơ sở trong việc lựa chọn đánh giá các phương án. Điều đó đặt ra vấn đề phải tính toán giá trị hiện tại. n Từ công thức FVn = PV(1+i) . 1 Ta có công thức: PV FVn 1 i n Thừa số: được gọi là thừa số giá trị hiện tại của một đơn vị tiền tệ với n kỳ hạn Ta có: PV = FVn . PVF(i, n) Ví dụ 6.3: Để kỳ vọng sau 15 năm, kể từ thời điểm hiện tại có số tiền 100 triệu đồng với lãi suất 10% năm. Vậy hôm nay phải đầu tư bao nhiêu? Ta có PVF(10%, 15) = 0,2394 = (1 + 0,10)-15 Vậy PV = 100 x 0,2394 = 23,94 triệu đồng 2.3.2. Giá trị hiện tại của dòng tiền + Các luồng tiền xuất hiện vào cuối mỗi kỳ: Nếu trong khoảng thời gian n, với tỷ suất chiết khấu là i, có chuỗi dòng thu nhập (dòng tiền) phát sinh cuối mỗi thời kỳ lần lượt là CF1, CF2, , CFn. Giá trị hiện tại của dòng tiền là: n 1 PVA CF n  t t t 1 (1 i) 21
  23. Ví dụ: Một dự án đầu tư theo phương thức chìa khoá trao tay có các khoản thu dự kiến ở cuối năm thứ 1 là 100 triệu đ, cuối năm thứ 2 là 200 triệu đ, cuối năm thứ 3 là 200 triệu đ, cuối năm thứ 4 là 200 triệu đ, cuối năm thứ 5 là 200 triệu đ, năm thứ 6: 0 và cuối năm thứ 7 là 1.000 triệu đ. Tỉ lệ chiết khấu của dự án là 6% năm. Ta có: PVA7= + + + + + + = 1.413,24 triệu Chú ý: Trường hợp dòng tiền đều Nếu trong khoảng thời gian n, với tỷ suất chiết khấu là i, có chuỗi dòng thu nhập phát sinh cuối mỗi thời kỳ là CF (có tài liệu ký hiệu là PMT), để xác định PVAn ta có: 1 1 (1 i) n 1 n 1 PVA CF CF CF n n n  t i i(1 i) i(1 i) t 1 1 r n 1 Ký hiệu  t = PVFA(i, n) = thừa số hiện tại của chuỗi niên kim đều = PVF(i, t 1 1 i 1) + PVF(i, 2) + + PVF(i, n) Khi đó: PVAn = CF . PVFA(i, n) + Các luồng tiền xuất hiện vào đầu mỗi kỳ: Nếu trong khoảng thời gian n, với tỷ suất chiết khấu là i, có chuỗi dòng thu nhập (dòng tiền) phát sinh đầu mỗi thời kỳ lần lượt là CF0, CF1, CF2, , CFn-1. Giá trị hiện tại của dòng tiền là: n 1 1 PVA CF n  t t t 0 (1 i) Vẫn ví dụ trên, nếu các luồng tiền xuất hiện ở đầu mỗi kỳ: PVA7= + + + + + + Chú ý: Trường hợp dòng tiền đều Nếu trong khoảng thời gian n, với tỷ suất chiết khấu là i, có chuỗi dòng thu nhập phát sinh đầui mỗi thời kỳ là CF để xác định PVAn ta có: 22
  24. n 1 1 (1 i) n 1 PVA CF CF (1 i) n  t n t 0 1 r i(1 i) 2.3.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền vô hạn Trong thực tế, các khoản thu nhập từ một dự án đầu tư nào đó có thể là một số hữu hạn. Điều đó có thể do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh, do tuổi thọ của sản phẩm.vv nên bao giờ người ta cũng chỉ dự kiến khoản thu sau một số năm hữu hạn. Tuy nhiên khi đầu tư mua cổ phiếu của một công ty: Về mặt nguyên tắc, thu nhập từ lợi tức cổ phần là khoản thu nhập vĩnh viễn, bởi vì vốn đầu tư đã bỏ vào công ty thì không thể rút ra được. Điều đó có nghĩa là nếu công ty còn tồn tại, cổ đông còn được hưởng lọi tức cổ phần. Do vậy việc xác định giá trị hiện tại của một dòng tiền tệ vô hạn là một vấn đề được đạt ra trong thực tế. n 1 PVA CF n  t t t 1 (1 i) Trong trường hợp này chúng ta sẽ đi xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều vô hạn: n 1 1 1 PVA CF CF n  t n t 1 1 r i i(1 i) Khi n→+∞ thì thì hệ số1/(1+i)n sẽ tiến đến 0, do đó: 1 PVA CF n i 2.4. Ứng dụng của giá trị tƣơng lai và hiện tại 2.4.1. Tìm lãi suất - Tìm lãi suất để quyết định đầu tƣ hoặc tài trợ * Khoản tiền đầu tư hay tài trợ có thời hạn 1 năm. FV Từ công thức FV = PV (1 + i) ta có:i 1 PV * Khoản tiền đầu tư hoặc tài trợ có thời hạn > 1 năm. 23
  25. n FVn Từ công thức FVn = PV (1 + i) ta có: i n 1 PV Ví dụ 6.6. Đầu tư 10 triệu và nhận được 14,641 triệu sau 4 năm, vậy lãi suất là bao nhiêu? FV 14,641 i n n 1= 4 1=1,1 - 1=0,1 = 10%/năm PV 10 * Lãi suất hiệu dụng khi kỳ hạn tính lãi < 1 năm - Kỳ hạn tính lãi Các khoản tiền vay và tiền gửi không phải lúc nào kỳ hạn tính lãi cũng tính theo năm mà có thể gặp trường hợp lãi suất tính theo năm mà kỳ hạn tính lãi để nhập vào vốn lại là 2,4 hoặc 12 lần trong năm. - Phương pháp tính toán Gọi i là lãi suất danh nghĩa công bố theo năm m là số lần nhập lãi vào vốn trong năm. ieff là lãi suất hiệu quả của một năm m Ta có công thức: ieff= (1+ ) – 1 * Xác định lãi suất khi mua trả góp PVA Từ công thức PVA CF.PVFA(i,n) ta có: PVFA(i,n) n tra bảng D ta tìm được n CF lãi suất r tương ứng. Ví dụ 6.7. Giá bán 1 TSCĐ nếu trả ngay 3790,8 triệu, nếu trả làm 5 lần bằng nhau vào cuối mỗi năm thì phải trả mỗi lần 1000 triệu đồng. Tính lãi suất phải trả? Ta có: PVFA(i,5) = 3790,8/1000 =3,7908 Tra bảng D ta tìm được i = 10%/năm. Chú ý: khi giá trị PVFAn nằm giữa 2 giá trị có sẵn trong bảng thì lãi suất i có thể được tính theo công thức: 24
  26. NPV1i i  i i 2 1 1 NPV1 NPV2 Trong đó: i1 0, NPV2<0 2.4.2. Xác định các khoản tiền bằng nhau hàng năm Trong các hoạt động tài trợ và đầu tư. Các doanh nghiệp thường phải tính các khoản tiền bằng nhau hàng năm nhận được từ 1 khoản đầu tư hoặc phải trả khi vay dài hạn hay mua trả góp. Từ công thức PVAn CF.PVFA(i,n) ta có: PVA i(1 i) n CF n hay CF PVA PVFA(i,n) n (1 i) n 1 Trong trường hợp này CF được gọi là “niên kim cố định” Ví dụ 6.8. Một khoản vay 10 triệu đồng trong thời hạn 3 năm, người vay yêu cầu cả gốc và lãi trả bằng nhau hàng năm vào cuối mỗi năm trong 3 năm với lãi suất 10%/năm. Tra bảng PVFA(10%, 3) = 2,48685, ta có CF = 4.021.148 đồng là số tiền phải trả hàng năm trong 3 năm. Và lịch trả nợ như sau: Kỳ hạn Dƣ nợ đầu kỳ Trả lãi Niên kim Trả gốc Dƣ cuối kỳ (CF) (3)=(2)*10% (5)=(4)-(3) (6)=(2)-(5) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 10.000.000 1.000.000 4.021.148 3.021.148 6.978.852 2 6.978.852 697.885 4.021.148 3.323.263 3.655.589 3 3.655.589 365.559 4.021.148 3.655.589 0 Tổng số: 10.000.000 Lưu ý: + Phần trả lãi có giá trị lớn nhất trong kỳ đầu và sau đó giảm dần theo thời gian. + Phần trả hoàn trả vốn gốc có giá trị nhỏ nhất trong kỳ đầu và sau đó tăng dần qua thời gian 25
  27. CHƢƠNG 3: DOANH LỢI VÀ RỦI RO 3.1. Doanh lợi của các khoản đầu tƣ 3.1.1. Doanh lợi và tỉ suất doanh lợi Ta có thể mô phỏng quá trình đầu tư như sau: T Tài sản (t0) T’=Tài sản (tn) + t Doanh lợi được hiểu là phần chênh lệch giữa T’ và T. Khi T’>T thì nhà đầu tư có lãi, ngược lại thì nhà đầu tư sẽ lỗ về khoản đầu tư. Doanh lợi = (Tài sản (tn) + t) - Tài sản (t0) = T’ – T Hay Doanh lợi = Tài sản (tn) - Tài sản (t0) + t = Sự thay đổi về giá trị tài sản + Thu nhập từ tài sản (3.1) Ví dụ: Một người mua một cổ phiếu với giá 60.000 đồng, sau một năm bán được với giá 66.000 đồng và nhận được 6.000 đồng lợi tức cổ phần. Theo công thức 3.1 ta có: Doanh lợi = 66.000 – 60.000 + 6.000 = 12.000 đ Cũng với ví dụ trên ta giả định giá cổ phiếu đó chỉ còn 50.000đ thì: Doanh lợi = 50.000 – 60.000 + 6.000 = -4.000 đ Trường hợp này nhà đầu tư bị lỗ 4.000đ do giá cổ phiếu bị giảm. Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý một điều rằng, trong công thức (3.1) tài sản ở thời điểm tn không nhất thiết phải đem bán, mà trên thị trường đã khẳng định giá tài sản chúng ta đang có ở thời điểm đó, muốn có tiền mặt chỉ cần đem bán tài sản đó. Nếu chúng ta không bán tài sản cũng tức là chúng ta tiếp tục đầu tư vào tài sản đó. Ở trên chúng ta mới chỉ xem xét doanh lợi bằng số tuyệt đối, do vậy không thể thấy đồng vốn sinh lời như thế nào từ đó có thể di chuyển vốn đến những tài sản có khả năng sinh lợi cao hơn. Hiệu quả của đầu tư được xét chủ yếu dựa vào tỉ suất doanh lợi. Tỷ suất doanh lợi được xác định trên cơ sở so sánh giữa doanh lợi với vốn đầu tư bỏ ra đầu kỳ, tức là: 26
  28. Thu nhập về tài sản + Thay đổi giá của tài sản Tỉ suất doanh lợi = Giá của tài sản ở đầu kỳ Trong ví dụ trên: 6.000 + 6.000 Tỉ suất doanh lợi= = 0,2 = 20% 60.000 Ta cũng có thể tính bằng công thức: Tỉ suất doanh lợi = Tỉ lệ lợi tức cổ phần + tỉ lệ lợi tức trên vốn đầu tư = + = 20% Kết quả trên cho thâý nhà đầu tư bỏ ra một đồng vốn đầu tư ở đầu tư ở đầu năm thì cuối năm sẽ có 1,2 đồng và khi đầu tư càng nhiều thì doanh lợi tuyệt đối càng nhiều. Trong thực tế hầu như các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến tỉ suất doanh lợi. 3.1.2. Doanh lợi thức tế Trong nên kinh tế thị trường, lạm phát luôn là căn bệnh mà các nhà quản lý và các nhà đầu tư phải quan tâm. Khi nền kinh tế bị lạm phát thì doanh lợi thực tế sẽ thay đổi: Nếu gọi K là doanh lợi danh nghĩa, k là doanh lợi thực tế, h là tỉ lệ lạm phát ta có công thức: (1 + K) = (1+ k)(1+ h) Suy ra: k = K – h – k.h Tuy nhiên trong thực tế thì k.h thường rất nhỏ so với K và h nên để đơn giản cho công thức tính toán người ta thường không tính đến và như vậy ta luôn có: k= K- h 27
  29. 3.2. Rủi ro và tỉ suất doanh lợi cần thiết 3.2.1. Định nghĩa và đo lường rủi ro 3.2.1.1. Định nghĩa và phân loại rủi ro a. Định nghĩa: Rủi ro là khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó xuất hiện. Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư mua 100.000.000 đồng trái phiếu ngắn hạn của chính phủ với lãi suất 10%. Trường hợp này, khoản đầu tư xem như không có rủi ro. Tuy nhiên nếu 100.000.000 đồng được đầu tư để mua cổ phiếu của một công ty nào đó thì họ có thể phỏng đoán lãi suất đầu tư là bao nhiêu. Nhà đầu tư mong đợi lãi suất đầu tư vào cổ phiếu khoảng 200% nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 20% thì lúc đó nhà đầu tư đã gặp rủi ro. b. Rủi ro có hệ thống và không có hệ thống (rủi ro thị trường và rủi ro cụ thể của công ty) Rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Vì thế người ta còn gọi nó là rủi ro của thị trường. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có hệ thống là do các điều kiện kinh tế chung như việc giảm GDP, tăng lãi suất, lạm phát, chiến tranh Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Điều đó có nghĩ là, loại rủi ro này chỉ liên quan tới từng doanh nghiệp cụ thể nào đó, và vì vậy người ta còn gọi là rủi ro đơn nhất hay rủi ro cho một tài sản cụ thể. Rủi ro không có hệ thống được gây ra bởi nguyên nhân cục bộ như: công nhân đình công, chiến lược Marketing Vì rủi ro luôn tác động đến tỉ suất sinh lời của một khoản đầu tư nào đó, cho nên khi dự kiến tỉ suất sinh lời có những khoản không dự kiến được. Trong quá trình thực hiện tỉ suất sinh lời có thể tăng lên hoặc giảm đi so với dự kiến. Nếu ta kí hiệu phần tăng lên hoặc giảm đi là U thì ta có thể viết tỉ suất sinh lời đạt được bằng công thức sau: k=kR + u Trong đó: k là tỉ suất sinh lời đạt được kR là tỉ suất sinh lời dự kiến u là phần không dự kiến được 28
  30. Phần tỉ suất sinh lời không dự kiến được là do 2 loại rủi ro vừa nói gây ra. Phần thứ nhất do rủi ro không có hệ thống gây ra và cũng được gọi là phần doanh lợi không có hệ thống kí hiệu là . Phần thứ hai do rủi ro có hệ thống gây ra và được gọi là phần doanh lợi có hệ thống gây ra và được gọi là phần doanh lợi có hệ thống ký hiệu là m. Khi đó tỉ suất sinh lời được viết lại thành: k=kR + u + m Nhìn vào công thức trên thì việc phòng ngừa rủi ro chính là làm cho và m tiến dần tới 0. 3.2.1.2. Phân phối xác suất Phân phối xác suất là sự liệt kê tất cả các khả năng có thể hoặc không thể xảy ra một hiện tượng, một biến cố và xác suất ấn định cho mỗi biến cố khả năng đó. Chúng ta có thể sắp xếp các biến cố và xác suất xuất hiện các biến cố theo một bảng phân phối xác suất. Hiện tượng Xác suất (Pi) Lãi 0,4 Lỗ 0,6 1,0 Khả năng của các biến cố được liệt kê trong cột thứ nhất; Xác suất của các biến cố được biểu diễn bằng tỷ lệ % trong cột thứ hai (Tổng = 1) Xác suất còn biểu hiện khả năng xảy ra của các biến cố trong đầu tư. Nừu bạn mua một trái phiếu, bạn sẽ tính thu nhập nhận được từ trái phiếu. Khoản thu nhập này là thu nhập từ vốn đầu tư của bạn. Các biến cố khả năng có thể xuất hiện từ đầu tư chứng khoán bao gồm: + Phát hành chứng khoán có tính đến lãi suất thanh toán; + Người phát hành chứng khoán không tính lãi suất thanh toán. 29
  31. Xác suất không tính lãi suất thanh toán càng cao, thì chứng khoán càng rủi ro và khi mức rủi ro tăng cao, thì suất sinh lợi yêu cầu cũng càng cao. Nếu như thay vì mua trái phiếu, bạn đầu tư vào mua cổ phiếu, tất nhiên bạn sẽ lại tính thu nhập có thể có được từ khoản tiền đầu tư của bạn (suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường sẽ là tỷ suất cổ tức cộng với mức thặng dư vốn). Chứng khoán có rủi ro cao, có nghĩa là nó có xác suất phân phối cho biến cố doanh nghiệp không thanh toán được cổ tức kỳ vọng, hay giá chứng khoán không tăng như bạn dự tính cao, trong trường hợp này mức hoàn vốn đầu tư cũng đòi hỏi phải cao. Ví dụ: Công ty Toàn Thịnh Phát (TTP) là công ty chuyên sản xuất và phân phối các máy tính hoàn thiện và các linh kiện điện tử. TTP hoạt động theo chu kỳ, nên lợi nhuận tăng hay giảm theo chu kỳ kinh doanh. Bên cạnh đó thị trường sản phẩm của TTP cạnh tranh rất khốc liệt, khi có doanh nghiệp mới có thể phát triển các sản phẩm tốt hơn thì sẽ là nguyên nhân khiến cho TTP có thể phá sản. Công ty Tia Chớp (TC) chuyên cung ứng các dịch vụ bưu chính viễn thông, nó được sự bảo trợ của nhà nước, do vậy doanh thu và lợi nhuận của nó ổn định, có thể dự đoán được. Bây giờ chúng ta xem xét lợi nhuận nhận được từ khoản tiền đầu tư 100 triệu đồng vào cổ phiếu của hai công ty. Bảng 5.1. Phân phối xác suất của hai công ty TTP và TC Tình trạng kinh tế Xác suất phân Suất sinh lời của Suất sinh lời của phối TTP TC Tăng trưởng nhanh 0,3 120% 40% Bình thường 0,4 30% 30% Khủng hoảng kinh tế 0,3 -60% 20% Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy với phân phối xác suất 30% cho hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cả hai công ty đều có suất sinh lợi cao, thanh toán cổ tức cao và bằng lòng với mức thặng dư vốn có được. Phân phối xác suất 40% cho hiện tượng nền kinh tế phát triển bình thường và 30% trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Trong trường hợp này, thu nhập và cổ tức sẽ thấp, lỗ vốn. Suất sinh lợi của công ty TTP biến động nhiều hơn so với công ty TC do vậy tổn thất của nó cũng lớn hơn (-60%) Tia Chớp (không có tổn thất). 30
  32. 3.2.1.3. Suất sinh lợi kỳ vọng Nếu chúng ta đem nhân khả năng của mỗi biến cố với xác suất xuất hiện biến cố đó và cộng tích đó lại, chúng ta sẽ có giá trị kỳ vọng của các biến cố. - Công thức tính suất sinh lợi kỳ vọng nhƣ sau: n K R p1k1 p2k2 pn kn  pi ki i 1 Trong đó: KR: Suất sinh lợi kỳ vọng (tỷ lệ lợi tức kỳ vọng) pi : Xác suất phân phối cho biến cố i k i : Giá trị khả năng khi biến cố i xảy ra Tính suất sinh lợi kỳ vọng ở ví dụ trước, chúng ta có: Công ty TTP: KRTTP = 0,3x120% + 0,4x30% + 0,3x(-60%) = 30%. Công ty TC: KRTC = 0,3x40% + 0,4x30% + 0,3x20% = 30%. Vậy suất sinh lợi kỳ vọng của hai công ty đều bằng nhau và bằng 30%. Đồ thị hàm mật độ xác suất được biểu diễn trong hình sau. Hình 3.1. Đồ thị phân phối xác suất của hai công ty Mật độ xác suất Mật độ xác suất - 60 30 120 SSL (%) 20 30 40 SSL(%) a. Mật độ phân phối xác suất của b. Mật độ phân phối xác suất của công ty Toàn Thịnh Phát công ty Tia Chớp 31
  33. Nhận xét: Phân phối xác suất càng thu hẹp thì độ rủi ro của nó càng nhỏ. Công ty TTP có độ biến động của suất sinh lợi kỳ vọng lớn hơn (chạy từ -60% đến 120%) so với công ty Tia Chớp (chạy từ 20% - 40%) do đó mức rủi ro của nó sẽ cao hơn. - Phƣơng sai và độ lệch chuẩn Phương sai là tổng các bình phương trung bình của độ lệch giữa doanh lợi thực tế và doanh lợi bình quân (ký hiệu là  2 ). Phương sai càng lớn thì doanh lợi thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều hơn so với doanh lợi bình quân. n 2 2 Phương sai được tính như sau: Var(K)  (Ki K R ) Pi i 1 Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai (độ lệch bình phương - ký hiệu  ). Độ lệch chuẩn là độ lệch bình quân gia quyền theo xác suất so với giá trị kỳ vọng và nó đưa cho bạn một ý tưởng về chênh lệch trên hay dưới giữa giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế. Độ lệch chuẩn là phép đo mức độ phân tán xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn càng nhỏ, phân phối xác suất càng thu hẹp và do đó dự án càng ít rủi ro. n 2 Độ lệch chuẩn được tính như sau:  (Ki KR ) Pi i 1 Căn cứ vào ví dụ ở trên, chúng ta tính toán phương sai và độ lệch chuẩn của công ty Toàn Thịn Phát và Tia Chớp như sau: 2 2 2 2  TTP = (120%-30%) x0,3 + (30%-30%) x0,4 + (-60%-30%) x0,3 = 48,6%. =>  TTP = 70%. 2 2 2 TC = (40%-30%) x0,3 + (30%-30%) x0,4 + (20%-30%) x0,3 = 0,60%. => TTP = 7,75%. Hoặc sử dụng bảng tính độ lệch bình phương và độ lệch chuẩn. 32
  34. Bảng tính phương sai và độ lệch chuẩn của Toàn Thịnh Phát 2 Tình trạng kinh tế Xác suất (P) SSL của TTP Ki K (Ki K ) Pi Tăng trưởng nhanh 0,3 120% 90% 0,243 Bình thường 0,4 30% 0% 0 Khủng hoảng kinh tế 0,3 -60% -90% 0,243 2 Giá trị trung bình K =30%;  TTP = 0,486  TTP = 0,697 Bảng tính phương sai và độ lệch chuẩn của Tia Chớp Tình trạng kinh tế Xác suất (P) SSL của TC Tăng trưởng nhanh 0,3 40% 10% 0,003 Bình thường 0,4 30% 0% 0 Khủng hoảng kinh tế 0,3 20% -10% 0,003 Giá trị trung bình =30%; TC = 0,006 TC = 0,0775 Kết luận: công ty Tia Chớp có mức rủi ro nhỏ hơn Toàn Thịnh Phát vì có độ lệch chuẩn của suất sinh lợi kỳ vọng (lợi tức kỳ vọng) của nó nhỏ hơn. - Hệ số biến thiên (CV) đo lường mức chuẩn rủi ro trên trên một đơn vị lợi nhuận, được tính bằng cách đem chia độ lệch chuẩn ( ) cho suất sinh lợi kỳ vọng ( K ).  Hệ số biến thiên = CV K Hệ số biến thiên cho biết mức độ rủi ro trên một đơn vị lợi tức và tạo ra một cơ sở hữu ích hơn cho việc so sánh khi suất sinh lợi kỳ vọng của hai phương án đầu tư là không giống nhau. Ví dụ: dùng hệ số biến thiên cho ví dụ trên chúng ta có: CVTTP = 0,697/0,3 = 2,32 33
  35. CVTC = 0,0775/0,3 = 0,26 Kết luận: công ty TTP có hệ số biến thiên (rủi ro) lớn gấp 7 lần so với công ty TC 3.3. Rủi ro của tập danh mục đầu tƣ và mô hình định giá tài sản vốn đầu tƣ 3.3.1. Rủi ro của tập danh mục đầu tư Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào một loại tài sản duy nhất mà sẽ đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau (tập danh mục đầu tư). - Suất sinh lợi kỳ vọng (lợi tức kỳ vọng) của tập danh mục đầu tư là suất sinh lợi của các danh mục đầu tư có tính đến tỷ trọng của nó trong tập danh mục đầu tư Công thức tính: n K RP w1k R1 w2 k R2 wn k Rn  wi k Ri i 1 Trong đó: wi : Tỷ trọng của danh mục đầu tư i trong tập danh mục kRi : Suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư i - Rủi ro của tập danh mục đầu tƣ + Công thức tính độ lệch chuẩn của tập danh mục đầu tư: n n  p WiW j Rij i j i 1 j 1 Giả sử tập danh mục đầu tư có hai loại cổ phiếu 1 và 2, ma trận kết hợp giữa hai loại cổ phiếu có thể được trình bầy như sau: Cổ phiếu A Cổ phiếu B 2 2 W  WW  WW r   1 1 1 2 12 1 2 12 1 2 2 2 W2W1 21 W2W1r211 2 W2  2 Một cách tổng quat chúng ta có công thức sau: 2 2 2 2  p  (i j) Wi i Wj  j 2WiWj Riji j 34
  36. Trong đó: (i j) : Độ lệch chuẩn khi kết hơp hai danh mục đầu tư i&j Ví dụ: Giả sử bộ chứng khoán của ta có hai loại chứng khoán A và B, có các thông tin như sau: Chứng khoán  Wi A 10% 60% B 30% 40% Theo công thức tính độ lệch chuẩn của tập danh mục đầu tư trên chúng ta có: 2 2 2 2  p  ( A B) 0,1 *0,6 0,3 *0,4 2*0,6*0,4*0,1*0,3* RAB  p  ( A B) 0,0036 0,0144 0,0144 * RAB 0,018 0,0144 * RAB + Xét hệ số tương quan (RAB) giữa hai chứng khoán A và B Hệ số tương quan (RAB) có giá trị từ -1 đến +1; Khái niệm tương quan cực kỳ quan trọng trong phân tích rủi ro. Hệ số tương quan là đại lượng xác định sự liên kết tuyến tính giữa hai biến. Nếu RAB = 1: Được gọi là tương quan thuận hoàn hảo, khi kết hợp hai chứng khoán A và B với nhau, rủi ro sẽ không giảm bớt mà bằng đúng tổng rủi ro của hai chứng khoán A và B; Nếu RAB = -1: Được gọi là tương quan nghịch hoàn toàn, khi kết hợp hai chứng khoán A và B với nhau, rủi ro sẽ giảm gần như hoàn toàn; Nếu RAB = 0: Hai chứng khoán không có tương quan với nhau, chúng hoàn toàn độc lập với nhau; Nếu -1 < RAB < +1: Khi kết hợp hai chứng khoán A và B với nhau, rủi ro sẽ giảm bớt phần nào; Xét ví dụ trên chúng ta có: Khi RAB = 1 ta có ( A B) = 18% (bằng tổng rủi ro của hai chứng khoán A và B); Khi RAB = -1 ta có ( A B) = 6% (rủi ro triệt tiêu gần hết) Khi RAB = 0 ta có ( A B) = 13,4% (rủi ro giảm bớt phần nào). 35
  37. 3.3.2. Rủi ro có thể tránh và không thể tránh Rủi ro có thể tránh (rủi ro riêng biệt-rủi ro đa dạng hoá) đó là phần rủi ro có thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư (ập danh mục đầu tư). Rủi ro không thể tránh (rủi ro thị trường-rủi ro hệ thống) đó là rủi ro mà ta không thể loại trừ được bằng cách đa dạng hoá. Đồ thị biểu diễn như sau: Đầu tư Rủi ro riêng biệt Rủi ro thị trường 1 5 10 Số lượng danh mục đầu tư Hình 3.2. Rủi ro có thể tránh và rủi ro không thể tránh Nhận xét: Khi số danh mục đầu tư càng tăng thì rủi ro càng giảm, nhưng nó chỉ giảm đến mức bằng với rủi ro thị trường mà thôi ( m ). Tổng rủi ro = Rủi ro có thể tránh + Rủi ro không thể tránh 3.3.3. Mô hình định giá tài sản vốn đầu tư (CAPM) Rủi ro của một chứng khoán là phần rủi ro của nó tham gia trong rủi ro của tập danh mục chứng khoán. Số lượng các danh mục chứng khoán trong tập danh mục chứng khoán đầu tư càng lớn (cho đến khi bằng với số lượng chủng loại chứng khoán có trên thị trường chứng khoán) thì rủi ro càng giảm. Vậy mức rủi ro thị trường là mức rủi ro thấp nhất. - Khái niệm Hệ số bêta (  ) Hệ số bêta đo lường độ nhậy của lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán trong tập danh mục chứng khoán của thị trường. 36
  38. + Chứng khoán phòng thủ là loại chứng khoán bị ảnh hưởng rất ít bởi sự biến động của thị trường. Chúng không nhậy cảm với sự biến động của thị trường. Chứng khoán phòng thủ có hệ số bêta 1, phù hợp với giá thị trường tăng cao (chứng khoán năng nổ sẽ rất tốt). Trong thời kỳ giá thị trường tăng lên, sẽ thu được một giá trị thặng dư cao hơn mức giá trung bình. + Nếu hệ số bêta = 1: Mức rủi ro trung bình của thị trường. Muốn giảm bớt rủi ro, chúng ta phải chọn các chứng khoán có hệ số bêta thấp hơn mức trung bình (  <1) Bêta đo lường mức rủi ro thực tế của một chứng khoán so với rủi ro trung bình của thị trường. Bêta chính là thành phần cơ bản của mô hình CAPM. + Rủi ro trung bình là sự chuyển động lên xuống theo mức trung bình của thị trường. Rủi ro trung bình được đo bằng một số các chỉ tiêu do các công ty tài chính lớn hoặc trung tâm chứng khoán. - Hệ số Bêta của tập danh mục đầu tƣ: là giá trị trung bình của bêta của các chứng khoán riêng biệt. n Cách tính:  p W11 W2  2 Wn  n Wi i i 1 Trong đó: Wi : tỷ trọng của chứng khoán i trong tập danh mục đầu tư;  i : Hệ số bêta của chứng khoán i Nhận xét: + Nếu tập danh mục chứng khoán có  p =1: Giá chứng khoán sẽ tăng hoặc giảm theo giá trung bình của thị trường, do đó sẽ có rủi ro bằng với rủi ro trung bình của thị trường. 37
  39. + Nếu  p = 0,5: Chứng khoán i sẽ biến động một nửa theo sự biến động của thị trường. Giá cổ phiếu (chứng khoán) sẽ tăng hoặc giảm một nửa so với giá thị trường, do đó sẽ có rủi ro bằng một nửa rủi ro của thị trường. + Nếu = 2: Chứng khoán i sẽ biến động tăng gấp 2 lần so với cổ phiếu trung bình, do đó sẽ có rủi ro lớn gấp 2 lần nửa rủi ro của thị trường. 3.4. Mối quan hệ giữa rủi ro và doanh lợi - Suất sinh lợi của chứng khoán: Sử dụng mô hình CAPM để tính như sau: Ki K RF (K RM K RF )i Trong đó: KRF : Suất sinh lời phi rủi ro (bằng lãi suất của kho bạc nhà nước)  i : Hệ số bêta rủi ro của chứng khoám i KRM :Suất sinh lợi của tập danh mục chứng khoán, hay nó là suất sinh lợi trung bình của thị trường chứng khoán (rủi ro trung bình của thị trường có bêta = 1). - Đường thị trường chứng khoán là đường biểu diễn mối quan hệ giữa suất sinh lợi kỳ vọng và hệ số bêta rủi ro của từng chứng khoán riêng biệt. Phương trình của đường thị trường chứng khoán như sau: Ki K RF (K RM K RF )i Ví dụ: Giả sử trái phiếu kho bạc có suất sinh lợi là KRF = 9%; Suất sinh lợi trung bình của thị trường KM = 13%. Hệ số bêta rủi ro = 0,5. Hãy tính suất sinh lợi của chứng khoán i. Giải: Nếu bêta = 0,5 -> KA = 9% + (13%-9%)*0,5 = 11%; Nếu bêta = 1,0 -> KB = 9% + (13%-9%)*1,0 = 13%; Nếu bêta = 2,0 -> KC = 9% + (13%-9%)*2,0 = 17%; 38
  40. Suất sinh lợi kz vọng 17% 13% Đường thị trường chứng khoán 11% 9% 0 0,5 1 2 Bêta Đường thị trường chứng khoán 39
  41. CHƢƠNG 4: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU 4.1. Định giá trái phiếu 4.1.1. Khái niệm và đặc điểm - Khái niệm Trái phiếu (bond) là một hợp đồng nợ dài hạn theo đó người đi vay cam kết thanh toán lãi và vốn gốc vào một ngày xác định cho người nắm giữ trái phiếu. - Đặc điểm + Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính: * Mệnh giá: được hiểu là giá trị bề mặt của trái phiếu. Đó là số tiền mà doanh nghiệp vay và hứa sẽ thanh toán vào một ngày trong tương lai. * Lãi suất định kỳ (coupon): là số tiền mà tổ chức phát hành thanh toán hàng năm cho những người sở hữu trái phiếu bởi vì họ sử dụng vốn của những người mua trái phiếu. Khoản thanh toán này là cố định và nó xác định vào thời điểm trái phiếu được phát hành. Lãi suất coupon được tính bằng cách lấy khoản thanh toán coupon chia cho mệnh giá trái phiếu. Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là trái phiếu thanh toán lãi thay đổi theo thời gian. Khoản nợ có lãi suất thả nổi có lợi thế đối với các nhà đầu tư bởi vì giá trị thị trường của khoản nợ là ổn định. Điều này cũng có lợi đối với các doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp cũng có thể phát hành nợ dài hạn mà không cần phải cam kết thanh toán mức lãi suất cao cho khoản nợ trong suốt thời gian từ khi phát hành cho đến khi đáo hạn. Trái phiếu không có lãi coupon không thanh toán coupon, nhưng nó được bán với giá triết khấu tức là thấp hơn mệnh giá. * Thời hạn: là ngày mà mệnh giá trái phiếu được hoàn trả. Hỗu hết các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 10 đến 40 năm. + Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ - con nợ giữa người phát hành và đầu tư Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. 40
  42. + Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 4.1.2. Phân loại trái phiếu 4.1.2.1. Căn cứ vào việc có ghi danh hay không: - Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. - Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính. 7.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu: - Trái phiếu chính phủ (trái phiếu kho bạc): là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. - Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành. - Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. 41
  43. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều Hình thức đảm bảo cho khoản vay. Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: + Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vỡ họ có quyền đũi nợ đối với một tài sản cụ thể. + Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: + Trái phiếu có thể mua lại: cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể chuyển đổi: cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề cập tới dưới đây. 4.1.3. Phương pháp định giá trái phiếu 4.1.3.1. Định giá trái phiếu khi lãi được thanh toán 1 lần trong năm 42
  44. - Một trái phiếu thể hiện tổng các luồng tiền và giá trị của nó được tính bằng giá trị hiện tại của các luồng tiền. Để có thể hình dung ra vấn đề này, chúng ta có thể biểu diễn đường thời gian như sau: 0 KDM 1 2 3 4 n Vb = ? INT INT INT INT INT Trong đó: Vb : Giá trái phiếu KD : Lãi suất thị trường vốn dài hạn (thị trường chứng khoán) n : Số năm hoạt động của trái phiếu (từ khi phát hành cho đến khi đáo hạn) M : Mệnh giá trái phiếu (giá trị phải thanh toán khi đáo hạn) INT : Lợi tức trái phiếu hàng năm (thu nhập của trái phiếu). Công thức tính INT: INT = Lãi huy động vốn * Mệnh giá = i * M = Không đổi. Giá trái phiếu bao gồm hai khoản rõ ràng: + Thu nhập của trái phiếu trong thời gian hoạt động của nó. Đó là dòng thu nhập được thanh toán định kỳ và cố định cho tới kỳ đáo hạn. + Mệnh giá của trái phiếu. Đó là số tiền phải hoàn trả khi trái phiếu đến kỳ hạn thanh toán. - Công thức định giá trái phiếu: INT INT INT INT M Vb 1 2 3 n n 1 K D 1 K D 1 K D 1 K D 1 K D Hay viết một cách ngắn gọn: n INT M V b  t n t 1 1 K D 1 K D 43
  45. [Hiện giá [Hiện giá của mệnh của dòng TN] giá khi đáo hạn] Có thể viết gọn công thức định giá trái phiếu như sau: Vb = i * M * PVFA(KD; n) + M * PVF(KD;n) Trong đó: PVFA : Nhân tố lãi suất được tra ở bảng “Hiện giá của chuỗi tiền tệ”. PVF : Nhân tố lãi suất được tra ở bẳng “Hiện giá của chuỗi tiền tệ”. Như vậy: Giá trái phiếu phụ thuộc vào hai yếu tố: Thu nhập của trái phiếu với lãi suất huy động vốn không đổi (i) và lãi suất thị trường vốn dài hạn (KD). Giá trái phiếu tỷ lệ thuận với lãi suất huy động vốn và tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường vốn. - Một số vấn đề cần lưu ý khi giải bài toán định giá trái phiếu (1). Lãi huy động vốn (chi phí vốn) trái phiếu là i, nhưng lãi suất thị trường vốn tại thời điểm định giá là KD. (2). Nếu công ty muốn phát hành nợ mới vào thời điểm định giá trái phiếu, công ty buộc phải trả cho các nhà đầu tư một lãi suất bằng KD. Vì, đây chính là thị giá của chi phí vốn hiện tại cho các trái phiếu có cùng mức độ rủi ro, để thu hút các nhà đầu tư mua trái phiếu của công ty. (3). Trong các quyết định về lượng giá và quyết định ngân quỹ vốn, khi nói đến chi phí vốn, có nghĩa nó là thị giá của chi phí vốn. (4). Giá trái phiếu luôn luôn có xu hướng tiến gần tới mệnh giá vào thời điểm đáo hạn. - Chúng ta sẽ phân tích ba trường hợp ảnh hưởng của lãi huy động vốn của công ty và lãi suất thị trường vốn đến giá của trái phiếu như sau: Trường hợp 1. Khi lãi suất huy động vốn bằng lãi suất thị trường vốn (i = KD) 44
  46. Ví dụ: Hãy lượng giá trái phiếu có mệnh giá là 1000$, thời gian đáo hạn là 15 năm, lãi huy động vốn là 10%. Giả sử rằng, tại thời điểm phát hành trái phiếu lãi suất thị trường của các trái phiếu cùng nhóm rủi ro với trái phiếu phát hành là 10%. 1000.10% 1000.10% 1000.10% 1000.10 1000 Vb 1 10% 1 1 10% 2 1 10% 3 1 10% 15 1 10% 15 Hay: Vb = 10%*1000*PVFA( 10%; 15) + 1000 * PVF(10%; 15) = 100 x 7,6061 + 1000 x 0,2394 = 1000 $ Vậy: Vb = Mệnh giá = 1000 $. Trường hợp 2. Khi lãi suất huy động vốn nhỏ hơn lãi suất thị trường vốn (i Trái phiếu bán dưới mệnh giá. Trường hợp trái phiếu bán dưới mệnh giá, nếu các trái chủ giữ trái phiếu cho đến kỳ đáo hạn, được thanh toán trái phiếu bằng mệnh giá, như vậy trái chủ sẽ có thêm một khoản lãi từ chênh lệch giá là 1000 - 863,8 = 136,2 $. Trường hợp 3. Khi lãi suất huy động vốn lớn hơn lãi suất thị trường vốn (i> KD) Ví dụ: Hãy lượng giá trái phiếu có mệnh giá là 1000$, thời gian đáo hạn là 15 năm, lãi huy động vốn là 10%. Giả sử rằng, tại thời điểm phát hành trái phiếu lãi suất thị trường của các trái phiếu cùng nhóm rủi ro với trái phiếu phát hành là 8%. 1000.10% 1000.10% 1000.10% 1000.10 1000 Vb 1 8% 1 1 8% 2 1 8% 3 1 8% 15 1 8% 15 Hay: Vb = 10%*1000*PVFA:((8%; 15) + 1000 * PVF(8%; 15) 45
  47. = 100 x 8,5595 + 1000 x 0,3152 = 1171,15 $ Vậy: Vb = 1171,15 $ > Mệnh giá > Trái phiếu bán trên mệnh giá. Trường hợp trái phiếu bán trên mệnh giá, nếu các trái chủ giữ trái phiếu cho đến kỳ đáo hạn, được thanh toán trái phiếu bằng mệnh giá, như vậy trái chủ sẽ chịu lỗ một khoản là 1000 $ - 1171,15 $ = - 171,15 $. Chúng ta có thể tóm tắt các kết quả như sau: Trƣờng hợp Kết quả định giá 1. Khi i = KD Vb = Mệnh giá 2. Khi i KD Vb > Mệnh giá 4.1.3.2. Định giá trái phiếu khi lãi được thanh toán 2 lần trong năm Trường hợp này về nguyên tắc cũng giống như như định giá trái phiếu thanh toán lãi một lần, chỉ khác ở chỗ các khoản thu nhập định kỳ và cố định hàng năm sẽ được chia làm hai lần, vì vậy số lần ghép lãi bây giờ không phải là (n) lần mà là (2n) lần. Kỳ thanh toán thường là 6 tháng (vào ngày 30/6 và 31/12 của năm). - Công thức định giá trái phiếu: INT INT INT INT 2 2 2 2 M Vb 1 2 3 2n 2n K K K K K 1 D 1 D 1 D 1 D 1 D 2 2 2 2 2 INT 2n M Hay viết một cách ngắn gọn: V 2 b  t 2n t 1 K K 1 D 1 D 2 2 Có thể viết gọn công thức định giá trái phiếu như sau: Vb = (i/2)* M * PVFA(KD/2; 2n) + M * PVF(KD/2; 2n) - Ví dụ: Hãy định giá của một trái phiếu có mệnh giá là 1000$, lãi huy động vốn là 8%/năm, thanh toán lãi nửa năm một lần. Trái phiếu đáo hạn trong 6 năm, Giả sử lãi suất thị trường vốn tại thời điểm phát hành trái phiếu là 10%. 46
  48. Áp dụng công thức định giá trái phiếu thanh toán nửa năm ta có: 1000 *8% 2.6 1000 V 2 b  t 2.6 t 1 10% 10% 1 1 2 2 Hay: Vb = (8%/2) * 1000 * PVFA(10%/2; 2*6)+ M * PVF(10%/2; 2*6) Vb = $ 40 x 8,8633 + $ 1000 x 0,5568 = 911,33 $. Chúng ta không những có thể định giá trái phiếu tại thời điểm hiện tại mà còn có thể định giá ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian hoạt động của trái phiếu. Ví dụ: Hãy định giá của một trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000đ, đáo hạn sau 5 năm, lĩnh lãi định kỳ là 1 lần/năm. Lãi huy động vốn là 10%/năm, lãi suất thị trường vốn tại thời điểm phát hành trái phiếu là 10%. Sau hai năm phát hành, lãi suất thị trường vốn biến động mạnh, giảm chỉ còn 8% và giữ nguyên không thay đổi cho tới kỳ đáo hạn. Hãy định giá trái phiếu tại thời điểm lãi suất thị trường biến động (t = 2) và tại thời điểm t = 0? Chúng ta sử dụng đường thời gian để minh hoạ: 0(10%) 1 2(8%) 3 5 0,1 0,1 0,1 0,1 tr.đ Vb = ? Vb2 =? 1 tr.đ 0,1 0,1 0,1 1 Vb2 1,0515 1 8% 1 1 8% 2 1 8% 3 1 8% 3 0,1 0,1 Vb2 0,1 0,1 1,0515 Vb 1,0426 1 10% 1 1 10% 2 1 10% 2 1 10% 1 1 10% 2 Giá trái phiếu trong trường hợp này bán trên mệnh giá. Bởi lãi suất thị trường ở sau năm thứ hai nhỏ hơn lãi suất huy động vốn. 4.1.4. Tính lãi suất của trái phiếu 4.1.4.1. Tính lãi suất đáo hạn của trái phiếu 47
  49. - Lãi suất đáo hạn: là suất chiết khấu làm cho hiện giá của dòng thu nhập của trái phiếu bằng với giá trái phiếu. - Phương pháp thử và loại: Trƣờng hợp Kết quả định giá 1. Khi i = KD Vb = Mệnh giá 2. Khi i KD Vb > Mệnh giá Xét giá trị của trái phiếu Vb cho trước xem nó ở trường hợp 1, 2 hay 3, từ đó sẽ phỏng đoán được lãi suất khi đáo hạn của trái phiếu. Ví dụ: tính lãi suất khi đáo hạn của trái phiếu có các đặc điểm sau: n = 5 năm INT = 0,1 triệu đồng/năm M = 1 triệu đồng Vb = 1.0515 tr.đồng Rb = ? Nhận xét: Giá trái phiếu hiện tại lớn hơn mệnh giá (Vb > M), như vậy có khả năng lãi suất huy động vốn = 0,1/1 = 10% sẽ lớn hơn lãi suất đáo hạn. Tức là thử với lãi suất KD 1,0515 tr.đ. Khả năng có thể 8% Vb = 1,0389; Khi KD = 8% > Vb = 1,0799; 48
  50. Giảm -1% 0,0410 = 1,0799-1,0389 X % 0,0284 = 1,0799-1,0515 Vậy X = (0,0284/0,041)*(-1%) = - 0,69% KD = 8% - (-0,692%) = 8,69%.9 4.1.4.2. Tính lãi suất của trái phiếu được gọi thanh toán trước hạn (YTC) - Trái phiếu được gọi thanh toán trước hạn khi người (Doanh nghiệp) phát hành nợ tìm được một nguồn vốn mới có chi phí vốn nhỏ hơn chi phí của nguồn vốn vay trước hoặc là doanh nghiệp có đủ vốn, không cần phải kéo dài hạn của các khoản nợ dưới dạng trái phiếu nữa. - Chi phí gọi thanh toán trái phiếu trước hạn không nhỏ (DN sẽ không gọi thanh toán trước hạn nếu các trái phiếu gọi có lãi suất nhỏ hơn nhiều so với lãi suất đền bù chi phí thay thế trái phiếu cũ). - Lãi suất của các trái phiếu thanh toán trước hạn được gọi là lãi suất gọi. - Để tính lãi suất gọi chúng ta có thể sử dụng công thức: Vb= - Trong đó: m: là số năm cho đến khi trái phiếu được gọi thanh toán trước hạn Gg: giá gọi thanh toán trái phiếu trước hạn (giá thu hồi). Ví dụ: Vài năm trước đây, công ty D phát hành trái phiếu có lãi suất zero. Trái phiếu đáo hạn 30 năm, lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành KD = 11,5%. Giá trái phiếu khi mới phát hành Vbo = 38,17$. Sau khi phát hành được 2 năm, lãi suất thị trường giảm chỉ còn 8%. Giá trái phiếu tăng từ 38,17$ lên 89,55. Mệnh giá phải trả khi đến ngày đáo hạn là 1000$. Trái phiếu được gọi thanh toán trước hạn 2 năm (tức là vào năm thứ 28). Hãy tính lãi suất gọi của trái phiếu? Sau hai năm phát hành trái phiếu lãi suất zero (i = 0), lãi suất giảm cực nhanh từ 11,5% xuống còn 8%. Giá trái phiếu sẽ tăng từ 38,18$ lên 89,55$, tại điểm này ta tính được lãi suất là 9%. Tức là chúng ta sẽ giải phương trình sau: Nhận xét, trong trường hợp gọi trước hạn, lãi suất phải trả bao giờ cũng lớn hơn lãi suất trung bình của thị trường. 4.2. Định giá cổ phiếu 4.2.1. Một số khái niệm và phân loại cổ phiếu 49
  51. - Cổ phiếu là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác định quyền sở hữu hợp pháp của người nắm giữ đối với công ty phát hành. - Cổ phiếu công ty bao gồm hai loại chính là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, gắn với nó là quyền hạn và lợi ích, cũng như mức độ rủi ro của người sở hữu chúng. - Đặc điểm của cổ phiếu thƣờng + Cổ phiếu thường là cổ phiếu không trao cho chủ sở hữu nó quyền ưu đãi nào trong trả cổ tức cũng như trong xử lý khi công ty bị phá sản. Tuy nhiên, chỉ cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được coi là chủ thực sự của công ty. + Các quyền của cổ đông thường bao gồm: * Quyền bỏ phiếu: Cổ đông có quyền tham gia đại hội cổ đông hàng năm để bầu ra hội đồng quản trị của công ty. Số phiếu bầu của mỗi cổ đông phụ thuộc vào số cổ phiếu mà cổ đống đó nắm giữ. Tuỳ từng công ty, quyền bỏ phiếu có thể được quy định là tập hợp (cumulative voting) hay trực tiếp (straight voting). Trường hợp thứ nhất cho phép cổ đông nhỏ có quyền trong bầu thành viên ban quản lý(chỉ cần chiếm tỷ lệ cổ phiếu [1/(1+ số ghế bầu)] là cổ đông có thể bảo đảm được một ghế). Còn trường hợp thứ 2 chỉ tập trung quyền cho cổ đông lớn (nắm trên 50% cổ phiếu). Quyền bỏ phiếu còn có thể được uỷ quyền nếu cổ đông không thể có mặt trong cuộc họp. Một số công ty còn phân ra các hạng cổ phiếu khác nhau về quyền bỏ phiếu. Sự phân loại này nhằm mang lại quyền bỏ phiếu nhiều hơn cho một nhóm người. * Quyền được nhận lãi cổ phần dưới dạng cổ tức: Tuỳ theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và chính sách chia cổ phần, cổ đông sẽ được hưởng phần cổ tức chia theo tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ. * Quyền được chia phần còn lại của tài sản sau khi trả hết nợ trong trường hợp công ty giải thể: đây là quyền cuối cùng của cổ đông, thông thường thì không nhà đầu tư nào mong muốn có lúc được thực hiện quyền này, vì khi đó giá trị còn lại không đáng kể, thâm chí bằng không và thực ra là anh ta bị mất tài sản. *Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới: Quyền này cho phép cổ đông thường được mua một tỷ lệ cổ phiếu mới tương đương với tỷ lệ cổ phiếu hiện tại anh ta đang nắm giữ trong 50
  52. trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Quyền này bảo đảm cho vai trò quản lý của các cổ đông hiện tại không bị giảm nếu anh ta không muốn. Tuy nhiên, nếu cổ đông nào không thực hiện quyền này có thể bán lại hoặc bỏ nếu quyền không thực sự có giá trị. - Đặc điểm của cổ phiếu ƣu đãi Ngược lại với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu không trao cho chủ sở hữu các quyền làm chủ công ty như bỏ phiếu lựa chọn hội đồng quản trị. Bù lại, chủ sở hữu cổ phiếu này có các quyền lợi về tài chính như sau: + Ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong chia cổ tức và giải thể. Khi chia cổ tức, cổ phiếu ưu đãi được chia trước cổ phiếu thường và với số tiền trên một cổ phiếu cố định, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh. + Luỹ kế cổ tức chưa trả. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà công ty chưa trả được cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, lợi tức này thường được luỹ kế (tính dồn) lại để trả vào các kỳ sau. Trong trường hợp đó thì cổ phiếu thường đương nhiên là không được chia cổ tức. + Trả theo mệnh giá trong trường hợp giải thể. Giá trị trả cho cổ phiếu này trong trường hợp công ty bị giải thể là giá đã quy định trước và được ưu tiên trả trước khi thanh toán cho cổ phiếu thường. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể được thực hiện sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ với bên ngoài. Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi cho thấy nó mang nhiều tính chất nợ hơn là vốn cổ phần của chủ. Ví dụ như cổ tức trả cố định. Tuy nhiên, vì mang hình thức vốn của chủ nên khoản cổ tức chưa trả được không phải là khoản nợ của công ty (mặc dù được luỹ kế để trả sau). Hay việc xử lý khi công ty bị phá sản/giải thể, cổ phiếu ưu đãi cũng được thanh toán trước cổ phiếu thường. Tuy vậy, cổ phiếu đang lưu hành vẫn không phải là khoản nợ của công ty. 4.2.2. Phương pháp định giá cổ phiếu thường 4.2.2.1. Định giá cổ phiếu thường khi cổ phiếu được giữ vĩnh viễn So với trái phiếu, cổ phiếu thường khó đánh giá hơn do 3 lý do chính sau đây: + Thứ nhất, luồng tiền cổ phiếu mang lại trong tương lai không biết trước; + Thứ hai, thời hạn đầu tư là vô hạn vì cổ phiếu không có thời hạn; 51
  53. + Thứ ba, tỷ lệ thu nhập yêu cầu trên cổ phiếu không dễ dàng nhìn thấy trên thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người ta vẫn có thể dự tính được luồng tiền và tính giá trị hiện tại của cổ phiếu. Định giá cổ phiếu thường được xác định dựa trên nguyên tắc giá trị hiện tại dòng thu nhập của cổ phiếu thường. Khi cổ phiếu thường được giữ vĩnh viễn ta có trường hợp dòng ngân lưu vô hạn. D D D D P 1 2 t Công thức tính: 0 1 2  t 1 K S 1 K S 1 K S t 1 1 K S D1 D0 * 1 g P0 K S g K S g Trong đó: D0 : là cổ tức ở năm hiện tại t D1 : là cổ tức sẽ nhận được vào cuối năm t D1 = D0*(1+g) ; cổ tức cổ phần thường là khoản tiền lợi nhuận được doanh nghiệp phân phối định kỳ cho các cổ đông giữ cổ phiếu thường của mình. P0 : Thị giá cổ phiếu (giá thị trường của cổ phiếu) P1 : Thị giá cổ phiếu ở năm 1 KS : Suất sinh lợi của cổ phiếu thường (suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) là tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp phân phối cho các cổ đông giữ cổ phiếu thường. P P g : Mức tăng trưởng thu nhập là tỷ lệ tăng trưởng bình quân của cổ tức g 1 0 P0 Lưu ý: Lợi tức cổ phần (Dt) không cố định, nó phụ thuộc vào lợi nhuận, chính sách phân phối cổ tức, nhu cầu vốn của một doanh nghiệp. 4.2.2.2. Trường hợp cổ phiếu tăng trưởng bằng không (g = 0) Trong trường hợp này, cổ tức trả cho các năm bằng nhau: D1 = D2 = D3 = = D 52
  54. Khi đó giá của cổ phiếu được tính như giá trị của trái phiếu niên kim đều vô thời hạn (perpetuity): D0 * 1 g D P0 K S g K S 4.2.2.3. Khi mức tăng trưởng g ≠ 0 Ta có hai trường hợp: - KS > g : Tính P0 theo công thức tổng quát; - KS g và g bắt đầu không đổi nữa. Tính hiện giá của dòng cổ tức trong khoảng thời gian này. Bước 2. Tính giá cổ phiếu thường vào cuối thời điểm có g thay đổi (giả sử vào năm t). Tính hiện giá của giá cổ phiếu ở năm t. Bước 3. Giá cổ phiếu P0 sẽ bằng tổng của hiện giá dòng cổ tức và hiện giá của giá cổ phiếu ở năm t. Ví dụ: công ty cổ phần Sữa Sài Gòn đang trog thời kỳ phát triển mạnh. Dự kiến mức tăng trưởng cổ tức trong ba năm tới sẽ là 25%/năm, từ năm thứ tư trở đi mức tăng 53
  55. trưởng cổ tức sẽ bình ổn và không đổi ở mức 8%/năm. Năm hiện tại công ty thanh toán cổ tức D0 = 1000 đồng/CP/năm. Giả sử suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (KS) của công ty là 15%. Tính giá cổ phiếu của công ty ngày hôm nay (P0). Thực hiện các bước tính, ta có: Tính dòng cổ tức trong thời gian có g thay đổi: D1 = D0*(1+g1) = 1000 * (1+25%) = 1250 đồng D2 = D1*(1+g1) = 1250 * (1+25%) = 1562,5 đồng D3 = D2*(1+g1) = 1562,5 * (1+25%) = 1953,125 đồng D4 = D3*(1+g2) = 1953,125 * (1+8%) = 2109,375 đồng Tính giá cổ phiếu ở năm thứ 3. D4 2109,375 P3 30134 đồng K S g 15% 8% Tính giá cổ phiếu P0: 1250 1562,5 1953,125 30134 P0 23366,23 đồng 1 15% 1 1 15% 2 1 15% 3 1 15% 3 Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu thường ở bất kỳ thời điểm nào chúng ta muốn. Chẳng hạn lấy lại ví dụ trên, chúng ta có thể tính giá cổ phiếu thường ở năm thứ nhất (P1) như sau: 1562,5 1953,125 30134 P1 25621,13 đồng 1 15% 1 1 15% 2 1 15% 2 4.2.2.4. Định giá cổ phiếu thường khi cổ phiếu được bán vào năm n Mô hình định giá một thời đoạn, ta có: D1 P1 P0 (1) 1 K S D2 P2 P1 (2) 1 K S Kết hợp 1 và 2 ta có mô hình định giá hai thời đoạn, ta có: 54
  56. D1 D2 D3 Dn Pn P0 2 3 n 1 K S 1 K S 1 K S 1 K S n D P P t n 0  t n t 1 1 K S 1 K S Ví dụ: Giả sử công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) có cổ tức thanh toán năm nay là 800 đồng/CP/năm. Cho rằng, mức tăng trưởng cổ tức của công ty g = 8% = không đổi. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty vào khoảng 14%. Giá cổ phiếu thường bán ra sau 3 năm nữa có thể đạt tới 34000 đồng/CP. Tính giá cổ phiếu thường của REE ngày hôm nay? Sử dụng công thức định giá chứng khoán n thời đoạn, ta có: 800 *(1 8%) 800 *(1 8%)2 800 *(1 8%)3 34000 P0 25659,76 đồng. 1 14% 1 14% 2 1 14% 3 Giá cổ phiếu ngày hôm nay của REE là 25659,76 đồng/CP. 4.2.3 Tính tỷ lệ lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu 4.2.3.1. Sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền tệ - Từ công thức định giá cổ phiếu thường theo mô hình chiết khấu dòng ngân lưu, ta có: D1 D1 PS > K S g K S g P0 KS = Tỷ suất cổ tức + Mức tăng trưởng thu nhập Như chúng ta đã biết, mức tăng trưởng cổ tức (g) thường bằng mức thặng dư vốn, do đó công thức trên có thể viết như sau: D1 P1 P0 K S P0 P0 Ví dụ: Cổ phiếu thường của công ty Giấy Hải Phòng (HAP) đang được bán với giá 34800 đồng/CP. Cổ tức thanh toán năm nay D0 = 1200 đồng/CP/năm. Cho rằng mức tăng trưởng cổ tức của công ty là 7%. Hãy tính: 1). Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (KS) của công ty? 55
  57. 2). Tính mức thặng dư vốn của công ty? Ta có: D1 D0 *(1 7%) 1200 *(1,07) K S g g 0,07 0,10687 10,687% P0 P0 34800 Tính giá cổ phiếu năm 1 (P1), ta có: P1 = P0*(1+g) = 34800*(1+7%) = 37236đ. 2 D2 D1 *(1 g) 1200 *(1,07) Hoặc: P1 37236 K S g K S g 10,687% 7% P P 37236 34800 Mức thặng dư vốn sẽ là: 1 0 0,07 g P0 34800 - Đối với cổ phiếu thường có mức tăng trưởng g = không đổi, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: + Cổ tức được kỳ vọng tăng ở mức tỷ lệ không đổi, g. + Giá cổ phiếu cũng được kỳ vọng tăng cùng tỷ lệ này. Do đó, giá cổ phiếu thường t ở thời điểm t được tính bằng công thức: Pt P0 *(1 g) Nhưng khi g thay đổi, tính giá cổ phiếu thường áp dụng công thức trên sẽ không đúng. + Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu kỳ vọng, KS = Tỷ suất cổ tức + g (hay mức thặng dư vốn). 4.2.3.2. Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (mô hình CAPM) Công thức tính suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sử dụng mô hình định giá tài sản vốn như sau: Ki = KRF + (KRM - KRF)*  i (còn gọi là đường thị trường chứng khoán). Trong đó: KRF : Suất sinh lợi phi rủi ro (bằng mức lãi suất trái phiếu Kho Bạc NN) KRM : Suất sinh lợi của thị trường chứng khoán  i : Hệ số bê ta rủi ro của chứng khoán i trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: Cổ phiếu thường của công ty Bê Tông 6 có hệ số rủi ro là 1,5 giả sử rằng trái 56
  58. phiếu kho bạc có lãi suất 8%. Lãi suất bình quân của thị trường chứng khoán KM = 12%. Tính suất sinh lợi của cổ phiếu công ty Bê Tông 6? Áp dụng công thức CAPM, ta có: Ki = KRF + (KRM - KRF)*  i =8% +(12%-8%)*1,5 = 14%. Vậy, suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu BT 6 là 14%. - Trạng thái cân bằng là điều kiện trong đó suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu bằng đúng với suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư, và như vậy giá cổ phiếu sẽ không đổi (Hình 4.1). Trong đó: KRF : là tung độ gốc của đường SML : là hệ số góc của đường SML. Đường thẳng càng dốc, thì góc bêta rủi ro càng lớn và như vậy rủi ro của chứng khoán càng lớn, và ngược lại. + = 1: Ta có Ki = KM = 8% (ví dụ), có nghĩa là suất sinh lợi của cổ phiếu i bằng đúng với suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường chứng khoán. Hay nói một cách khác, rủi ro của cổ phiếu i đúng bằng với rủi ro của thị trường chứng khoán. + > 1: Khi lãi suất thị trường biến động lên hoặc xuống, suất sinh lợi của cổ phiếu i có xu hướng chuyển động cùng chiều với lãi suất thị trường nhưng với mức độ lớn hơn -> chứng khoán i có mức rủi ro cao. + chứng khoán i có mức rủi ro thấp. + = 0: Suất sinh lợi của cổ phiếu i có xu hướng chuyển động ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Các chứng khoán có hệ số bêta âm rất hiếm thấy 57
  59. Ki SML: Ki = KRF + (KRM-KRF)*  i Ki = 14% Ki = 12% Ki = 8% 0 1,0 1,5 Hệ số bê ta rủi ro HÌnh 4.1. Đường thị trường chứng khoán Hệ số bê ta rủi ro được tính bằng công thức: Covar iance(CK ,VNIndex)  t  2 (VNIndex) 58
  60. CHƢƠNG 5: CHI PHÍ VỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY 5.1. Chi phí vốn 5.1.1. Khái niệm về chi phí sử dụng vốn - Khái niệm: Chi phí vốn là suất sinh lợi kỳ vọng theo mức nhu cầu vốn của thị trường nhằm thu hút vốn cho các dự án riêng biệt. Trong thuật ngữ kinh tế, chi phí vốn co một dự án là một chi phí cơ hội-có nghĩa, chi phí để có thể chọn được một phương án đầu tư tốt nhất. Chi phí vốn là tỷ lệ phần trăm số tiền phải chi ra để có quyền sử dụng tổng số vốn đầu tư đó. + Chi phí vốn là cái giá phải trả để có được số vốn đầu tư, chi phí vốn là khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư hứa hẹn trả khi nhận vốn từ thị trường, dưới hình thức vốn vay hay vốn cổ phần. - Đặc điểm của chi phí vốn + Chi phí vốn là một chức năng của đầu tư: chi phí vốn là một chức năng của đầu tư chứ không phải của nhà đầu tư. Chi phí vốn được hình thành trên quan hệ cung cầu của thị trường vốn. Thị trường vốn là sự tổng hợp của các nhà đầu tư đang lùng tìm các nguồn vốn cho các dự án chuyên biệt của mình. + Chi phí vốn là một quan điểm tiên tiến, nó biểu hiện niềm hy vọng của nhà đầu tư: Suất sinh lợi kỳ vọng mà họ kỳ vọng nhận được, đổi lại để cho một ai đó sử dụng tiền của họ; Lạm phát trung bình - ước tính chiết khấu bình quân cho sức mua khi tiền bị mất giá; Rủi ro - sự bất ổn của dòng tiền tệ hay thu nhập kinh tế khác sẽ nhận được trong tương lai. Chi phí vốn (còn được gọi là suất sinh lợi kỳ vọng hoặc chiết khấu) có thể được nhìn từ ba khía cạnh khác nhau: Trên phương diện tài sản trong bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, đó là suất chiết khấu để chuyển đổi dòng ngân lưu tương lai có được từ khai thác tài sản về hiện giá. 59
  61. Trên phương diện vốn vay, đó là chi phí kinh tế để doanh nghiệp có thể thu hút và giữ vốn trong một môi trường cạnh tranh mà các nhà đầu tư luôn phân tích kỹ lưỡng và so sánh tất cả các lợi nhuận cơ hội. Trên phương diện nhà đầu tư, đó là suất sinh lợi kỳ vọng và yêu cầu từ số tiền đầu tư của họ vào doanh nghiệp dưới hình thức vốn vay hay vốn cổ phần. + Thành phần cơ cấu vốn của một doanh nghiệp Vốn vay dài hạn; Vốn cổ phiếu ưu đãi: Lợi ích của cổ phần hay của các cổ đông có tính chất ưu đãi như khi nhận cổ tức hay khi thanh lý nợ; Vốn cổ phần thường: Lợi ích cổ phần hay của các cổ đông ở mức thấp nhất trong cơ cấu vốn. + Chi phí vốn thành phần được ký hiệu như sau: KD : Lãi suất vốn vay mới của doanh nghiệp, nó bằng chi phí vốn vay trước thuế. KD(1-T) : chi phí vốn vay sau thuế. Trong đó T là tỷ suất thuế thu nhập của doanh nghiệp. KP : chi phí vốn cổ phần ưu đãi. KS : chi phí vốn cổ phần thường sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại (nguồn vốn nội bộ). Nó bằng suất sinh lợi của vốn cổ phần thường. KE : chi phí vốn cổ phần thường sử dụng nguồn vốn bên ngoài (bằng phát hành cổ phiếu thường mới). WACC : chi phí vốn bình quân theo tỷ trọng. 5.1.2. Tính các loại chi phí vốn thành phần - Chi phí vốn vay sau thuế, KD(1-T) Chi phí vốn vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả định kỳ cho các tổ chức tín dụng hay các nhà đầu tư cho vay vốn để có quyền giữ và sử dụng số vốn vay đó. Công thức tính: Chi phí vốn vay sau thuế = (Lãi suất vay nợ) - (Tiết kiệm thuế từ lãi vay) = KD - KD*T = KD(1-T) + Nếu công ty vay vốn ngân hàng thì KD chính là lãi suất phải trả ngân hàng. 60
  62. + Nếu công ty vay nợ bằng phát hành trái phiếu thì KD sẽ được tính từ công thức. n INT M V b  t n t 1 1 K D 1 K D Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có tỷ lệ thuế là 40% và có thể vay ở mức lãi suất 10%, thì chi phí nợ sau thuế của doanh nghiệp là: KD(1-T) = 10% (1-40%) = 6%. - Chi phí vốn cổ phần ƣu đãi, KP Chi phí vốn cổ phần ưu đãi (KP) là suất sinh lợi yêu cầu phải trả cho các cổ đông giữ cổ phiếu ưu đãi. KP được tính bằng cách lấy tổng số tiền chi trả cổ tức ưu đãi (DP) đem chia cho tổng giá trị cổ phiếu ưu đãi đã phát hành (Pn). DP K p Pn Nếu công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi mới thì công thức tính chi phí vốn cổ phần ưu đãi mới sẽ là. ' DP K p Pp * 1 F Trong đó: F : chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi mới Pp * 1 F Pn > giá bán thuần của cổ phiếu (giá bán đã trừ phí phát hành) Ví dụ: giả sử cổ tức cổ phần ưu đãi của công ty Minh Hoàng là 2880 đ/CP/năm, giá cổ phiếu ưu đãi là 30000 đồng/CP. Chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi sẽ là KP = 2880/30000 = 9,6%. Khi có nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi mới thì chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi mới của công ty là 2,5%. Như vậy giá thuần của cổ phiếu mới sẽ là 30000(1-2,5%) = 29250đồng/CP. Chi phí vốn cổ phần ưu đãi lúc này sẽ là K’p = 2880/29250 = 9,84%. - Chi phí vốn cổ phần thƣờng sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lãi, KS Chi phí vốn cổ phần thường sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lãi (nguồn vốn nội bộ) là suất sinh lợi yêu cầu phải trả cho các cổ đông cổ phần thường của doanh nghiệp. + Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng ngân lưu (mô hình D.C.F) để tính KS Mô hình này còn gọi là mô hình Gordon. 61
  63. Từ công thức lượng giá cổ phiếu thường chúng ta có: n D D D P t 1 1 0  t K S g t 1 1 K S K S g P0 Trong đó: D1 : Cổ tức cổ phần thường thanh toán ở năm thứ nhất. D1=D0(1+g). P0 : Thị giá cổ phiếu thường g : Mức tăng trưởng cổ tức Ví dụ: giả sử cổ phiếu của Minh Hoàng được bán với giá 23700đ/CP, cổ tức thanh toán cho năm hiện tại là D0 = 750 đồng/CP, mức tăng trưởng bình quân của công ty là 8%. Tính chi phí cổ phần thường sử dụng nguồn nội bộ? D1 750 *(1 8%) K S g 8% 11,42% P0 23700 + Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn đầu tư (CAPM) để tính KS KS = KRF + (KRM - KRF)*  i Trong đó: Ks : Suất sinh lợi của cổ phiếu i KRF: Suất sinh lợi phi rủi ro (lãi suất của kho Bạc nhà nước) KRM: Suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường chứng khoán : Hệ số bê ta rủi ro của chứng khoán i Ví dụ: Giả sử rằng lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước là 8%, lãi suất kỳ vọng của thị trường chứng khoán KM = 13% và hệ số rủi ro của chứng khoán = 0,7. Tính suất sinh lợi kỳ vọng KS của chứng khoán i đó. KS = 8% + (13%-8%)*0,7 = 11,5% Nếu lớn điều này cho thấy chứng khoán này có giá trị rủi ro cao hơndo vậy suất sinh lợi yêu cầu KS của nó sẽ cao hơn. 62
  64. Nếu  i = 1, ta có KS = KM. + Tính KS bằng lãi suất của trái phiếu cộng với tỷ lệ rủi ro Một số công ty thường tính chi phí vốn cổ phần thường của mình bằng cách cộng thêm vào từ 3-5% tỷ lệ rủi ro. KS = Lãi suất trái phiếu + % rủi ro (phần bù rủi ro) - Chi phí vốn cổ phần thƣờng mới phát hành, Ke (vốn bên ngoài) Khi các doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới thì nguồn vốn mới tăng thêm này được gọi là nguồn vốn bên ngoài. Chi phí cổ phần thường mới phát hành Ke thường lớn hơn chi phí sử dụng vốn nội bộ KS, do chi phí phát hành cổ phiếu mới được trừ ra khỏi giá bán cổ phiếu mới (giá thuần). D1 Công thức: K e g P0 1 F Trong đó: F : Chi phí phát hành cổ phiếu mới P0*(1-F): giá bán cổ phiếu mới Ví dụ: Giả sử Minh Hoàng phát hành thêm cổ phiếu thường mới với chi phí phát hành là 10%, giá bán là 23700 đ/CP, D0 =750 đ/CP/năm, mức tăng trưởng là 8%. Chi phí cổ phiếu thường mới phát hành sẽ được tính như sau: 750 *(1 8%) K 8% 11,8% e 23700 1 10% Suất sinh lợi yêu cầu của các nhà đầu tư vào cổ phiếu thường của Minh Hoàng sử dụng nguồn nội bộ KS = 11,42% (thí dụ trước), vì chi phí phát hành cổ phiếu thường mới của Minh Hoàng được trừ ra khỏi giá bán cổ phiếu mới, do đó chi phí vốn Ke sẽ lớn hơn 11,42%, tức là 11,8% như đã tính ở trên. Nếu doanh nghiệp thu được suất sinh lợi là 11,8% từ vốn cổ phần thường mới thì thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) sẽ không nhỏ hơn mức thu nhập dự tính, cổ tức có thể giữ nguyên và kết quả, giá cổ phiếu sẽ không thay đổi (không giảm). Ngược lại, nếu suất sinh lợi nhỏ hơn 11,8% thì thu nhập trên một cổ phiếu (EPS), cổ tức trên một cổ phiếu 63
  65. (DPS) và mức tăng trưởng thu nhập (g) sẽ nhỏ hơn mức dự tính, dẫn đến giá cổ phiếu giảm. Nếu suất sinh lời lớn hơn 11,8% giá cổ phiếu của Minh Hoàng sẽ tăng. + Chi phí vốn bình quân theo tỷ trọng, WACC Chi phí vốn của doanh nghiệp là suất sinh lợi trung bình theo tỷ trọng của từng loại vốn sử dụng của doanh nghiệp (vốn vay và vốn cổ phần). * Chi phí vốn bình quân theo tỷ trọng (WACC) là chi phí trung bình tính theo tỷ trọng của các chi phí vốn thành phần như: chi phí vốn vay, chi phí vốn cổ phần ưu đãi và chi phí vốn cổ phần thường. * Cơ cấu vốn tối ưu là một cơ cấu có tỷ lệ vốn vay (%D), vốn cổ phần ưu đãi (%P) và vốn cổ phần thường (%E) sao cho giá trị của doanh nghiệp đạt lớn nhất. * Công thức tính như sau: D P E WACC 1 T * K * K * K V D V P V S WACC WD 1 T * K D WP * K P WS * K S Trong đó: D, P, E: là tổng vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường trong cơ cấu vốn. V = D + P + E = tổng vốn. WD, WP, WS: là tỷ trọng của vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng nguồn vốn sử dụng của doanh nghiệp. T: tỷ suất thuế thu nhập của doanh nghiệp. Ví dụ: tính chi phí vốn bình quân theo tỷ trọng của công ty Minh Hoàng biết cơ cấu vốn mục tiêu của nó như sau: 45% vốn vay, 2% vốn cổ phần ưu đãi, 53% vốn cổ phần thường. Thuế thu nhập áp dụng cho công ty là 28% và KS, KP, KD, như đã tính trong các ví dụ trước. Từ công thức tính WACC ta có: WACC = 0,45*(1-0,28)*0,1 + 0,02*9,6% + 0,53*11,42 64
  66. = 9,48% Mỗi đồng vốn mới tăng thêm của công ty Minh Hoàng phải bảo đảm cơ cấu 45 xu vốn vay, 2 xu vốn cổ phần ưu đãi và 53 xu vốn cổ phần thường. Chi phí trung bình theo tỷ trọng của các loại vốn sử dụng là 9,48%. 5.1.3. Chi phí vốn cận biên (MCC) - Khái niệm: Chi phí vốn cận biên (MCC) là chi phí của đồng vốn cuối cùng khi vốn mới của doanh nghiệp được tăng lên. Ví dụ: doanh nghiệp Minh Hoàng có cơ cấu vốn mục tiêu và các số liệu liên quan như sau : Nợ dài hạn 754 tr.đ 45 % Cp ưu đãi 40 tr.đ 2 % Cp thường 896 tr.đ 53 % Tổng vốn 1690 tr.đ 100 % KD = 10% ; KP = 9,6% ; T = 28%; P0 = 23700 đồng/CP; g = 8% (không đổi) D0 = 750 đồng/CP/năm là lợi tức cổ phần thanh đã toán ở năm hiện tại. Như vậy, một người nào đó mau cổ phiếu ngày hôm nay sẽ không được nhận cơ tức D0 nữa, mà sẽ được nhận lợi tức cổ phần D1 vào năm tới. D1 = D0 (1+g) = 750*(1+0,08) = 810 đồng D1 810 K S g 0,08 11,42% P0 23700 Trên cơ sở các số liệu trên, chúng ta sẽ tính được WACC như sau: WACC WD 1 T * K D WP * K P WS * K S WACC = 0,45*(1-0,28)*0,1 + 0,02*9,6% + 0,53*11,42 = 9,48% Lưu ý: chỉ có nợ dài hạn được đưa vào cơ cấu vốn 65
  67. Trong khoảng thời gian công ty Minh Hoàng giữ cơ cấu vốn mục tiêu của mình, chi phí vốn thành phần sẽ là: chi phí vốn vay sau thuế là 7,2% {10%*(1-28%)}, KP = 9,6%, KS =1,42% và WACC = 9,48%. Như vậy, nếu có nhu cầu vốn mới tăng thêm thì cứ 1 đồng tăng thêm sẽ bao gồm nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường và chi phí vốn bình quân cho một đồng vốn tăng thêm sẽ là 9,48%. - Đƣờng chi phí vốn cận biên (đƣờng MCC) Đường đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí vốn bình quân thay đổi, khi tổng vốn thay đổi, trong khoảng thời gian cho trước, được gọi là đường chi phí vốn cận biên. WACC3 MCC WACC2 WACC1 Vốn mới tăng thêm Đường chi phí vốn cận biên của công ty Minh Hoàng Trong một thời gian, nếu nhu cầu tăng vốn mới của doanh nghiệp quá lớn, khi đó các loại chi phí vốn thành phần như: chi phí vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi, chi phí vốn cổ phần thường bắt đầu tăng lên. Kết quả, chi phí vốn bình quân cũng tăng theo. Vậy khi nào trên đồ thị MCC sẽ xuất hiện điểm gãy? Nhìn chung, một điểm gãy sẽ xuất hiện khi một trong các loại vốn thành phần tăng lên, và điểm gãy đó được xác định như sau: Giá trị của vốn thành phần i có chi phí thấp hơn Điểm gãy i = Tỷ trọng của loại vốn i Ví dụ: Theo bảng tổng kết tài sản của công ty Minh Hoàng thì tổng vốn dài hạn của nó là 1.690 tr.đồng đã được sử dụng hết. Giả sử vốn mới tăng thêm vẫn theo cơ cấu cũ là 45/2/53% (D/P/E). Như vậy, nếu Minh Hoàng muốn tăng thêm 1 tỷ đồng nữa thì công ty phải tăng vốn theo cơ cấu sau: Vốn vay = 400 tr.đồng, Vốn cổ phần ưu đãi = 20 tr.đồng, 66