Quản trị kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu về quản trị sản xuất

pdf 75 trang vanle 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu về quản trị sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_1_gioi_thieu_ve_quan_tri_san_xuat.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu về quản trị sản xuất

  1. 1 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1 Khái niệm về sản xuất Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ lạnh, mới gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa. Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất. Đầu vào Chuyển hóa Đầu ra -Nguồn nhân lực -Nguyên liệu -Làm biến đổi -Hàng hóa -Công nghệ -Tăng thêm giá trị -Dịch vụ -Máy móc,thiết bị -Tiền vốn -Khoa học & nghệ thuật quản trị. Sơ đồ 1-1: Quá trình sản xuất. Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá trình này như trong sơ đồ 1-1. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3. Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt, Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ chế biến thành bàn
  2. 2 ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 bao gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn, 1.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại Quản trị sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất. Sản xuất hiện đại có những đặc điểm: Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại. Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao. Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty. Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sản xuất. Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quản lý. Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh. Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa−nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng. Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương trình. Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máy tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất. Thứ chín, mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho việc ra quyết định sản xuất – kinh doanh. 1.3 Khái niệm về quản trị sản xuất Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản: Marketing, sản xuất và tài chính. Các nhà quản trị Marketing chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Các nhà quản trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không
  3. 3 thực hiện đồng bộ các chức năng tài chính, Marketing và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về tài chính sẽ diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động. Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản. II. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Khoa học về quản trị sản xuất và dịch vụ phát triển liên tục nhanh chóng cùng với việc phát triển khoa học và công nghệ. Xét về mặt lịch sử, chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau: 2.1 Cách mạng công nghiệp Ở Anh vào những năm đầu thế kỷ XVIII, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh kéo theo sự bùng nổ cách mạng công nghiệp. Việc phát minh ra động cơ hơi nước của Jame Watt vào năm 1764, tạo điều kiện cho ra đời hàng loạt những máy móc khác trong kỹ nghệ. Hệ quả tất yếu là sự thay thế rộng rãi lực lượng lao động thủ công bằng máy móc có năng suất cao hơn, cùng với sự thiết lập hệ thống nhà xưởng và các phát minh khác của thời đại. Tính sẵn có của máy hơi nước và máy móc sản xuất tạo điều kiện cho việc tập hợp các công nhân vào nhà máy. Sự tập trung này tạo ra một nhu cầu về việc sắp xếp họ lại một cách hợp lý để sản xuất ra sản phẩm . Tác phẩm của Adam Smith “Sự giàu có của quốc gia” viết năm 1776, chứng minh cho sự cần thiết của phân công lao động, hay còn gọi là chuyên môn hóa của lao động. Việc sản xuất sản phẩm được phân chia ra thành từng bộ phận nhỏ, những nhiệm vụ chuyên biệt được phân công cho công nhân theo qui trình sản xuất. Vì thế, các nhà máy vào cuối thời kỳ này không những chỉ chú ý đến việc trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất, mà còn ở cách thức hoạch định và quản lý công việc sản xuất của công nhân. Cách mạng công nghiệp lan truyền từ Anh sang Hoa kỳ. Vào năm 1790 Eli Whitney, nhà phát minh Hoa kỳ, đã thiết kế mẫu súng trường sản xuất theo dây chuyền. Năm 1800 những ngành công nghiệp khác phát triển lên cùng với sự phát triển của động cơ xăng dầu và điện, nhu cầu về sản phẩm phục vụ cho chiến tranh đã thúc đẩy sự thành lập nhiều nhà máy hơn nữa. Hệ thống sản xuất thủ công được thay thế bởi hệ thống nhà xưởng với những máy móc hiện đại vào thời kỳ đó tạo nên những thay đổi lớn đối với nhà máy nói riêng và cả ngành công nghiệp nói chung. Kỷ nguyên công nghiệp mới ở Hoa kỳ đã xuất hiện ngay khi bắt đầu thế kỷ 20, đã tạo ra một giai đoạn mở rộng lớn lao về năng lực sản xuất. Sự chấm dứt việc sử dụng lao động nô lệ, sự di chuyển của lực lượng lao động trong nông thôn vào các thành thị và sự nhập cư đã cung cấp một lực lượng lao động lớn cho sự phát triển nhanh chóng của trung tâm công nghiệp ở thành thị. Sự phát triển này dẫn đến hình thức mới của ngành công nghiệp là giải quyết vấn đề vốn thông qua việc thiết lập các công ty cổ phần. Từ đó, có thể nhà quản lý trở thành người làm thuê cho xí nghiệp và được trả lương từ nhà tài chính, hay người làm chủ đầu tư.
  4. 4 2.2 Quản trị khoa học Frederick W.Taylor được xem như là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học. Ông nghiên cứu các vấn đề thuộc về nhà máy vào thời đại của ông một cách khoa học, chú trọng đến tính hiệu quả với mong muốn đạt được kết quả về việc tiết kiệm thời gian, năng lực và nguyên vật liệu. Hệ thống hoạt động của Taylor như sau: Kỹ năng, sức lực và khả năng học tập được xác định cho từng công nhân để họ có thể được ấn định vào các công việc mà họ thích hợp nhất. Các nghiên cứu về theo dõi ngưng làm việc được tiến hành nhằm đưa ra kết quả chuẩn cho từng công nhân ở từng nhiệm vụ. Kết quả mong muốn đối với từng công nhân sẽ được sử dụng cho việc hoạch định và lập thời gian biểu, so sánh với phương pháp khác để thực thi nhiệm vụ. Các phiếu hướng dẫn, các kết quả thực hiện và đặc điểm riêng biệt của từng nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để phối hợp và tổ chức công việc, phương pháp làm việc và tiến trình công việc cũng như kết quả lao động có thể được chuẩn hóa. Công việc giám sát được cải tiến thông qua việc lựa chọn và huấn luyện cẩn thận. Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị không quan tâm đến việc đổi mới chức năng của nó. Ông tin rằng quản trị phải chấp nhận việc hoạch định, tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn là để những chức năng quan trọng này cho chính công nhân. Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả và làm giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc công nhân. Henry L.Gantt đã làm việc cùng với Taylor ở nhà máy Midvale, nói chung ông có cùng quan điểm với Taylor, ngoại trừ việc chú ý đến người thực hiện công việc hơn là bản thân công việc. Ông tỏ ra hiểu biết tâm lý công nhân hơn Taylor và thừa nhận tầm quan trọng của tinh thần và lợi ích của phần thưởng tinh thần đối với việc động viên công nhân. Frank và Lillian Gilbreth, là nhà thầu thành đạt, người đã quan tâm đến phương pháp làm việc khi mới bắt đầu làm thợ phụ. Sau này ông có nhiều cải tiến trong phương pháp xây và các nghề khác của ngành xây dựng. Ông quan niệm việc lập kế hoạch công tác và huấn luyện cho công nhân những phương pháp làm việc đúng đắn không chỉ nâng cao năng suất, mà còn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân. Nghiên cứu tác nghiệp: Việc sử dụng một lượng khổng lồ các khí tài quân sự và nhân sự trong thế chiến thứ II, khiến các nhà cầm quân phải đối phó với những quyết định phức tạp mà trước đây chưa bao giờ họ gặp phải. Các khái niệm về phương pháp tiếp cận toàn hệ thống, các nhóm làm việc đa ngành và việc sử dụng các kỹ thuật toán học phức tạp đã được phát triển để thích nghi với điều kiện phức tạp đó. Sau chiến tranh, các giáo trình về quản trị tác nghiệp đã được giới thiệu trong các trường đại học, các tổ chức tư vấn và nghiên cứu tác nghiệp mà ngày nay chúng ta được biết như là kỹ thuật định lượng, qui hoạch tuyến tính, PERT/CPM và các mô hình dự báo. Nghiên cứu tác nghiệp tìm kiếm việc thay thế các quyết định phức tạp bằng một phương pháp chỉ rõ những khả năng tối ưu thông qua việc phân tích. 2.3 Cách mạng dịch vụ Một trong những sự phát triển khởi đầu trong thời đại của chúng ta là sự nở rộ của dịch vụ trong nền kinh tế Hoa kỳ. Việc thiết lập các tổ chức dịch vụ đã phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ II và vẫn còn tiếp tục mở rộng cho đến nay. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ ngày nay: − Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.
  5. 5 − Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến. − Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ. − Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất. − Các vấn đề trách nhiệm xã hội. Ảnh hưởng quan trọng của nhân tố này lên các nhà quản trị tác nghiệp là biên giới một quốc gia đã không còn khả năng bảo vệ khỏi việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Cuộc cạnh tranh đang gia tăng và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để thành công trong việc cạnh tranh, các công ty phải hiểu rõ các phản ứng của khách hàng và cải tiến liên tục mục tiêu phát triển nhanh chóng sản phẩm với sự kết hợp tối ưu chất lượng ngoại hạng, thời gian cung ứng nhanh chóng và đúng lúc, với chi phí và giá cả thấp. Cuộc cạnh tranh này đã chỉ ra rằng, các nhà quản trị tác nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất phức tạp hơn thông qua việc mở rộng một cách nhanh chóng kỹ thuật sản xuất tiên tiến. III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 3.1 Sản xuất như là một hệ thống Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể. Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin Những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được, thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện. Mô hình hệ thống sản xuất: (Sơ đồ 1-2) CHUYỂN HÓA ĐẦU RA RA ĐẦU VÀO Ngoại vi Lý tính Đầu ra trực tiếp -Pháp luật,chính trị Chế tạo, khai mỏ * Sản phẩm -Xã hội * Dịch vụ -Kinh tế Dịch vụ định vị -Kỹ thuật Vận chuyển
  6. 6 Sơ đồ 1-2: Hướng nghiên cứu quản trị sản xuất và tác nghiệp a. Yếu tố đầu vào: được phân thành 3 loại chính: Các nhân tố ngoại vi: nói chung là các thông tin đặc trưng và có xu hướng cung cấp cho các nhà quản trị về các điều kiện bên ngoài hệ thống nhưng có ảnh hưởng đến hệ thống. Điều kiện về kinh tế: Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Chẳng hạn nếu như lãi suất tăng lên thì số vốn cần cho việc đa dạng hóa sẽ quá đắt hoặc không có sẵn. Hay là, khi lãi suất tăng lên thì số thu nhập sử dụng được tùy thích sẽ giảm đi và nhu cầu sản phẩm để sử dụng tùy thích cũng giảm. Khi giá cổ phiếu tăng lên, sự mong muốn có cổ phần như là nguồn vốn để phát triển thị trường sẽ tăng lên. Như vậy, khi thị trường tăng trưởng thì của cải của người tiêu thụ và doanh nghiệp tăng lên. Các biến số kinh tế quan trọng cần theo dõi. − Những chính sách tiền tệ, khả năng cung cấp tín dụng, lãi suất. − Giá trị của đồng tiền trên thị trường, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái. − Thâm hụt ngân sách của chính phủ. − Thu nhập bình quân trên đầu người, xu hướng thất nghiệp. − Các chính sách thuế khóa, qui định về xuất nhập khẩu. Điều kiện về nhân khẩu, địa lý, văn hóa, xã hội. Các yếu tố nhân khẩu, địa lý ,văn hóa, xã hội chủ yếu − Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di dân và nhập cư. − Mức học vấn trung bình, lối sống, các mối quan tâm đối với vấn đề đạo đức. − Vai trò của giới tính, thói quen mua hàng. − Thái độ đối với việc tiết kiệm, đầu tư và công việc. − Môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Khía cạnh chính trị, luật pháp của quốc gia Các yếu tố chính trị, chính phủ, luật pháp có thể cho thấy các vận hội và mối đe dọa chủ yếu đối với các tổ chức nhỏ và lớn. Đối với các ngành và những công ty phải phụ thuộc rất
  7. 7 nhiều vào các hợp đồng hoặc trợ cấp của chính phủ, những dự báo về chính trị có thể là phần quan trọng nhất của việc kiểm tra các yếu tố bên ngoài. Sự thay đổi về bằng sáng chế, luật chống độc quyền, thuế suất và các nhóm gây sức ép ngoài hành lang có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty. Sự lệ thuộc lẫn nhau mỗi lúc một tăng lên trên phạm vi toàn quốc giữa các nền kinh tế, thị trường, chính phủ và tổ chức đòi hỏi công ty phải xem xét đến ảnh hưởng có thể có của các biến số chính trị đối với việc soạn thảo và thực hiện các chiến lược cạnh tranh. Các biến số chính trị, chính phủ và luật pháp quan trọng − Các thay đổi của Luật thuế. − Các qui định xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu đặc biệt. − Số lượng các bằng sáng chế, phát minh. − Luật bảo vệ môi trường; Luật chống độc quyền. − Mức trợ cấp của chính phủ; mức chi tiêu cho quốc phòng. Khía cạnh kỹ thuật Những thay đổi và phát minh kỹ thuật mang lại những đổi thay to lớn như kỹ thuật siêu dẫn, kỹ thuật điện toán, người máy, những nhà máy không người, truyền thông không gian, những mạng lưới vệ tinh, sợi quang Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những cơ hội và mối đe dọa mà chúng ta phải được xem xét trong việc soạn thảo chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, người cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh của tổ chức. Tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những sản phẩm mới mẽ và được cải tiến thay đổi những vị trí giá cả cạnh tranh có quan hệ trong một ngành, khiến cho những sản phẩm và dịch vụ hiện có trở nên lỗi thời. Hiện nay, không có công ty hay ngành công nghiệp nào tự cách ly với những phát triển công nghệ đang xuất hiện. Trong công nghệ kỹ thuật cao, sự nhận dạng và đánh giá những cơ hội và mối đe dọa mang tính công nghệ trọng yếu có thể là phần quan trọng nhất của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài trong hoạt động quản lý chiến lược. Các câu hỏi chủ yếu thường đặt ra khi đánh giá môi trường công nghệ − Các công nghệ bên trong công ty là gì ? − Các công nghệ nào được sử dụng trong việc kinh doanh của công ty? Trong sản phẩm? − Mỗi công nghệ có tầm quan trọng thiết yếu như thế nào đối với mỗi sản phẩm và hoạt động kinh doanh? − Những công nghệ nào được quan tâm bao gồm trong việc sản xuất các sản phẩm và nguyên vật liệu mua để sử dụng? − Sự phát triển của công nghệ này theo thời gian là gì? Những thay đổi công nghệ này khởi đầu từ công ty nào? − Đâu là sự phát triển có thể có của công nghệ này trong tương lai? − Xếp hạng chủ quan các công ty khác nhau theo mỗi công nghệ là gì? Các yếu tố về thị trường: là các thông tin có liên quan đến cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, sở thích của khách hàng và các khía cạnh khác của thị trường. Các nguồn lực ban đầu: là các yếu tố phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Đây là các nhân tố về nguyên vật liệu, nhân sự, vốn bằng tiền, vốn bằng hàng hóa và các tiện ích khác. b. Yếu tố đầu ra: là sản phẩm được sản xuất từ hệ thống, thường có hai hình thức: sản phẩm trực tiếp và sản phẩm không trực tiếp. Một số lớn sản phẩm (trực tiếp) được sản xuất hàng ngày và các sản phẩm (không trực tiếp) được phát sinh ra từ hệ thống.
  8. 8 Điều lưu ý là chúng ta thường bỏ qua các loại sản phẩm không trực tiếp của hệ thống như: Thuế khóa, các loại chất thải và gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động cộng đồng. Mặc dù chúng không nhận được sự lưu tâm như là các kết quả về sản phẩm hay dịch vụ tạo ra doanh thu giúp cho hệ thống sản xuất tồn tại. 3.2 Các quyết định trong quản trị sản xuất và tác nghiệp Theo kinh nghiệm của các nhà quản trị thường phân các quyết định thành 3 loại chính: Các quyết định về chiến lược, quyết định về hoạt động và quyết định về quản lý. a. Các quyết định về chiến lược: quyết định về sản phẩm, qui trình sản xuất, phương tiện sản xuất. Đây là quyết định có tầm quan trọng chiến lược có ý nghĩa lâu dài cho tổ chức. Những quyết định này đòi hỏi tất cả nhân viên trong các khâu từ sản xuất, nhân sự, kỹ thuật, Marketing và tài chính đều phải làm việc cùng nhau để nghiên cứu các cơ hội kinh doanh một cách cẩn thận, nhằm đưa ra một quyết định đặt các tổ chức vào vị trí tốt nhất để đạt được mục tiêu dài hạn: − Quyết định xem có nên thực hiện dự án phát triển sản phẩm mới hay không. − Quyết định về việc thiết lập qui trình sản xuất cho sản phẩm mới. − Quyết định cách thức phân phối nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, các tiện ích, khả năng sản xuất và nhân sự giữa các cơ hội kinh doanh mới và hiện có. − Quyết định về việc xây dựng thêm nhà máy mới và nơi đặt chúng. b. Các quyết định về hoạt động: như giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc hoạch định sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trách nhiệm chính của tác nghiệp và tìm kiếm đơn đặt hàng từ phía khách hàng, được thu hút bởi chiến lược marketing của tổ chức và phân phối sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ví dụ như: − Quyết định xem cần có bao nhiêu dự trữ dùng cho sản xuất. − Quyết định số lượng và loại sản phẩm sẽ được sản xuất trong thời gian tới. − Quyết định là có nên gia tăng năng lực sản xuất vào thời gian tới hay không? Bằng cách nào? cho công nhân làm ngoài giờ hoặc là cho các nhà cung ứng thực hiện một phần khối lượng sản phẩm của công ty? − Quyết định chi tiết về việc mua nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất trong thời gian tới. c. Các quyết định về quản lý: Đây là các quyết định có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công nhân, không phải lúc nào công nhân cũng luôn hoàn thành công việc của mình như mong muốn. Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ có xu hướng biến động, máy móc thiết bị có khả năng hỏng hóc xảy ra. Do đó các nhà quản lý cần hoạch định, phân tích và quản lý các hoạt động để làm giảm đi sự cản trở đến hệ thống sản xuất. Ví dụ như: − Quyết định về chi phí cho việc điều chỉnh lại bản thiết kế sản phẩm. − Quyết định tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cho những sản phẩm có sự thay đổi trong bảng thiết kế. − Quyết định số lần bảo trì ngăn chặn hỏng hóc của máy móc sản xuất. Các quyết định hàng ngày về công nhân, chất lượng sản phẩm, máy móc dùng cho sản xuất, khi được thực hiện cùng với nhau sẽ là một khía cạnh lớn trong công việc của các nhà quản lý tác nghiệp.
  9. 9 IV. Vai trò của người quản lý trong quản trị sản xuất 4.1 Các kỹ năng cần thiết ở người quản trị sản xuất Các nhà quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến một doanh nghiệp thành công hay thất bại thông qua những quyết định đúng sai của họ. Các nhà quản trị, nhất là quản trị sản xuất quan tâm rất nhiều đến hiệu quả công việc, thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi chi phí nhiều hơn so với kết quả đạt được. Không biết cách quản trị cũng có thể đạt được kết quả cần có nhưng có thể chi phí quá cao, không chấp nhận được. Trong thực tế, hoạt động quản trị có hiệu quả khi: − Giảm thiểu chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng ở đầu ra. − Hoặc giữ nguyên các yếu tố đầu vào trong khi sản lượng đầu ra nhiều hơn. − Hoặc vừa giảm được các chi phí đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra. Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra. Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Cũng giống như các nhà quản trị nói chung, các nhà quản trị sản xuất cũng thực hiện các chức năng cơ bản của quản trị như : Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm tra. Để có thể đảm dương tốt các chức năng nầy, theo Robert Katz, 3 loại kỹ năng mà mỗi quản trị viên cần phải có gồm: a) Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn nghiệp vụ: Là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị. Thí dụ: thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí .v.v Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị viên trung gian hoặc cao cấp. b) Kỹ năng nhân sự (human skills): là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh. c) Kỹ năng nhận thức hay tư duy: (conceptual skills) là cái khó hình thành và khó nhất, nhưng nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức. Các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng trên nhưng tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào các cấp quản trị khác nhau trong tổ chức. Nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay rằng ở những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy. Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp, thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật. Kỹ năng về nhân sự thì ở đâu, ở cấp nào cũng cần và cũng đều là quan trọng. Mặc dù vậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể có sự khác nhau tùy theo loại cán bộ quản trị, nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công
  10. 10 các loại kỹ năng khác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức. 4.2 Các hoạt động của người quản trị sản xuất Người quản trị trong chức năng sản xuất thực hiện các hoạt động chủ yếu và các quyết định cơ bản sau: Trong chức năng hoạch định: − Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ. − Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất. − Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác. − Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng. − Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị. Trong chức năng tổ chức: − Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm. − Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động. − Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hoá và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất. − Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị. Trong chức năng kiểm soát: − Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu. − So sánh chi phí với ngân sách; so sánh việc thực hiện định mức lao động; so sánh tồn kho với mức hợp lý. − Kiểm tra chất lượng. Trong chức năng lãnh đạo: − Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất. − Thiết lập các chính sách nhân sự; các hợp đồng lao động. − Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc. − Chỉ ra các công việc cần làm gấp. Trong chức năng động viên: − Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu, mong muốn. − Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất. − Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi. Trong chức năng phối hợp: − Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất; phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá. − Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết. − Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông. − Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế − Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng. − Chức năng giáo dục phát triển nhân sự, giúp đỡ đào tạo công nhân. Tóm lại, chức năng quản trị sản xuất thực hiện bởi một nhóm người chịu trách nhiệm sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Chức năng sản xuất là một chức năng cơ bản doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng tới sự thành công và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ cung cấp, ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng. −−− o O o −−− Câu HỎI ôn tẬp 1. Thế nào là sản xuất và quản trị sản xuất?
  11. 11 2. Tại sao nói quản trị sản xuất là một chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp? 3. Nghiên cứu yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất là gì? 4. Trình bày các đặc điểm cơ bản của hệ thống sản xuất hiện đại? 5. Hãy nêu các quyết định trong quản trị sản xuất? 6. Kỹ năng của người quản lý trong quản trị sản xuất là gì? CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2: DỰ BÁO I. KHÁI NIỆM VỀ DỰ BÁO. Người ta thường nhấn mạnh rằng một phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với dự báo là phần quan trọng trong hoạch định. Khi các nhà quản trị lên kế hoạch, trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện. Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Như vậy, dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học. Dự báo có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để cho dự báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. II. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH TÍNH. Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai. Những phương pháp này có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết về các sự kiện tương lai. Dưới đây là các dự báo định tính thường dùng: 2.1 Lấy ý kiến của ban điều hành. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan
  12. 12 trọng của doanh nghiệp, và sử dụng các số liệu thống kê về những chỉ tiêu tổng hợp: doanh số, chi phí, lợi nhuận Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia về marketing, tài chính, sản xuất, kỹ thuật. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là có tính chủ quan của các thành viên và ý kiến của người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác. 2.2 Lấy ý kiến của người bán hàng. Những người bán hàng tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Họ có thể dự đoán được lượng hàng tiêu thụ tại khu vực mình phụ trách. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, ta có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét. Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người bán hàng. Một số có khuynh hướng lạc quan đánh giá cao lượng hàng bán ra của mình. Ngược lại, một số khác lại muốn giảm xuống để dễ đạt định mức. 2.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi). Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện như sau: Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho việc dự báo. Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý kiến của các chuyên gia. Dựa vào bảng tóm tắt này nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để các chuyên gia trả lời tiếp. Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá trình nêu trên cho đến khi đạt yêu cầu dự báo. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các liên hệ cá nhân với nhau, không xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một người nào đó có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến. 2.4 Phương pháp điều tra người tiêu dùng. Phương pháp này sẽ thu thập nguồn thông tin từ đối tượng người tiêu dùng về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Cuộc điều tra nhu cầu được thực hiện bởi những nhân viên bán hàng hoặc nhân viên nghiên cứu thị trường. Họ thu thập ý kiến khách hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp hay điện thoại Cách tiếp cận này không những giúp cho doanh nghiệp về dự báo nhu cầu mà cả trong việc cải tiến thiết kế sản phẩm. Phương pháp này mất nhiều thời gian, việc chuẩn bị phức tạp, khó khăn và tốn kém, có thể không chính xác trong các câu trả lời của người tiêu dùng. III. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG. Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi . Các bước tiến hành dự báo: Xác định mục tiêu dự báo. Xác định loại dự báo.
  13. 13 Chọn mô hình dự báo. Thu thập số liệu và tiến hành dự báo. Ứng dụng kết quả dự báo. Tính chính xác của dự báo: Tính chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Bởi vì dự báo được hình thành trước khi số liệu thực tế xảy ra, vì vậy tính chính xác của dự báo chỉ có thể đánh giá sau khi thời gian đã qua đi. Nếu dự báo càng gần với số liệu thực tế, ta nói dự báo có độ chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp. Người ta thường dùng độ sai lệch tuyệt đối bình quân (MAD) để tính toán: Täøng caïc sai säú tuyãût âäúi cuía n giai âoaûn MAD = n giai âoaûn n Nhu cáöu thæûc tãú - Nhu cáöu dæû baïo ∑ i MAD = i =1 n 3.1 Dự báo ngắn hạn. Dự báo ngắn hạn ước lượng tương lai trong thời gian ngắn, có thể từ vài ngày đến vài tháng. Dự báo ngắn hạn cung cấp cho các nhà quản lý tác nghiệp những thông tin để đưa ra quyết định về các vấn đề như: − Cần dự trữ bao nhiêu đối với một loại sản phẩm cụ thể nào đó cho tháng tới ? − Lên lịch sản xuất từng loại sản phẩm cho tháng tới như thế nào ? − Số lượng nguyên vật liệu cần đặt hàng để nhận vào tuần tới là bao nhiêu ? Dự báo sơ bộ: Mô hình dự báo sơ bộ là loại dự báo nhanh, không cần chi phí và dễ sử dụng. Ví dụ như: − Sử dụng số liệu hàng bán ngày hôm nay làm dự báo cho lượng hàng bán ở ngày mai. − Sử dụng số liệu ngày này ở năm rồi như là dự báo lượng hàng bán cho ngày ấy ở năm nay. Mô hình dự báo sơ bộ quá đơn giản cho nên thường hay gặp những sai sót trong dự báo. Phương pháp bình quân di động: Phương pháp bình quân di động trung bình hóa các số liệu trong một giai đoạn gần đây và số trung bình này trở thành dự báo cho giai đoạn tới. n A A + A + + A ∑ t−i F = t−1 t−2 t−n = i=1 t n n Với: Ft - Dự báo thời kỳ thứ t; At-i - Số liệu thực tế thời kỳ trước (i=1,2, ,n) n - Số thời kỳ tính toán di động Ví dụ 2-1: Ông B, nhà quản lý dự trữ, muốn dự báo số lượng hàng tồn kho - xuất kho hàng tuần. Ông ta nghĩ rằng, nhu cầu hiện tại là khá ổn định với sự biến động hàng tuần không đáng kể. Các nhà phân tích của công ty mẹ đề nghị ông lựa chọn để sử dụng số bình quân di động theo 3,5,7 tuần. Trước khi chọn một trong số này, ông B quyết định so sánh tính chính xác của chúng trong giai đoạn 10 tuần lễ gần đây nhất (đơn vị: 10 Triệu đồng). Kết quả bài toán: − Tính toán bình quân di động 3, 5, 7 tuần: Nhu cầu dự Dự báo Tuần lễ trữ thực tế 3 tuần 5 tuần 7 tuần 1 100 2 125 3 90
  14. 14 Nhu cầu dự Dự báo Tuần lễ trữ thực tế 3 tuần 5 tuần 7 tuần 4 110 5 105 6 130 7 85 8 102 106,7 104,0 106,4 9 110 105,7 106,4 106,7 10 90 99,0 106,4 104,6 11 105 100,7 103,4 104,6 12 95 101,7 98,4 103,9 13 115 96,7 100,4 102,4 14 120 105,0 103,0 100,3 15 80 110,0 105,0 105,3 16 95 105,0 103,0 102,1 17 100 98,3 101,0 100,0 − Tính toán độ lệch tuyệt đối bình quân MAD cho 3 loại dự báo này: Nhu cầu dự 3 tuần 5 tuần 7 tuần Tuần lễ trữ thực tế Dự báo AD Dự báo AD Dự báo AD 8 102 106,7 4,7 104,0 2,0 106,4 4,4 9 110 105,7 4,3 106,4 3,6 106,7 3,3 10 90 99,0 9,0 106,4 16,4 104,6 14,6 11 105 100,7 4,3 103,4 1,6 104,6 0,4 12 95 101,7 6,7 98,4 3,4 103,9 8,9 13 115 96,7 18,3 100,4 14,6 102,4 12,6 14 120 105,0 15,0 103,0 17,0 100,3 19,7 15 80 110,0 30,0 105,0 25,0 105,3 25,3 16 95 105,0 10,0 103,0 8,0 102,1 7,1 17 100 98,3 1,7 101,0 1,0 100,0 0 Tổng độ lệch tuyệt đối 104,0 92,6 96,3 MAD 10,4 9,26 9,63 − Độ chính xác của dự báo bình quân di động 5 tuần là tốt nhất, vì thế ta sử dụng phương pháp nầy để dự báo nhu cầu dự trữ cho tuần kế tiếp, tuần thứ 18. 115+ 120+ 80 + 95 + 100 F = = 102 hay 1.020 triệu đồng 18 5 Phương pháp bình quân di động có quyền số. Trong phương pháp bình quân di động được đề cập ở phần trên, chúng ta xem vai trò của các số liệu trong quá khứ là như nhau. Trong một vài trường hợp, các số liệu nầy có ảnh hưởng khác nhau trên kết quả dự báo, vì thế, người ta thích sử dụng quyền số không đồng đều cho các số liệu quá khứ. Quyền số hay trọng số là các con số được gán cho các số liệu quá khứ để chỉ mức độ quan trọng của chúng ảnh hưởng đến kết quả dự báo. Quyền số lớn được gán cho số liệu gần với kỳ dự báo nhất để ám chỉ ảnh hưởng của nó là lớn nhất. Việc chọn các quyền số phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo. Công thức tính toán:
  15. 15 n Với: Ft - Dự báo thời kỳ thứ t ∑ At−i .ki i=1 At-i - Số liệu thực tế thời kỳ trước (i=1,2, ,n) Ft = n ki - Quyền số tương ứng ở thời kỳ i ∑ki i=1 Ví dụ 2-2: Giả sử rằng ta có quyền số của tuần gần nhất là 3, cách 2 tuần trước là 2,5; cách 3 tuần trước là 2 ; 4 tuần trước là 1,5 ; 5 tuần trước là 1. Theo ví dụ 2.1, ta tính dự báo nhu cầu dự trữ cho tuần lễ thứ 18 cho thời kỳ 5 tuần như sau: (115x1)+(120x1,5)+(80x2)+(95x2,5)+(100x3) F = = 99,25 hay 993 triệu đồng 18 10 Cả 2 phương pháp bình quân di động và bình quân di động có quyền số đều có ưu điểm là san bằng được các biến động ngẫu nhiên trong dãy số . Tuy vậy, chúng đều có nhược điểm sau: − Do việc san bằng các biến động ngẫu nhiên nên làm giảm độ nhạy cảm đối với những thay đổi thực đã được phản ánh trong dãy số. − Số bình quân di động chưa cho chúng ta xu hướng phát triển của dãy số một cách tốt nhất. Nó chỉ thể hiện sự vận động trong quá khứ chứ chưa thể kéo dài sự vận động đó trong tương lai. Phương pháp điều hòa mũ. Điều hòa mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng điều chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một tỷ lệ nào đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự báo của giai đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hệ số điều hòa. Công thức tính như sau: Ft = Ft−1 +α( At−1 − Ft−1 ) Trong đó : F t - Dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp. F t -1 - Dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước. A t -1 - Số liệu thực tế của giai đoạn thứ t-1 Ví dụ 2-3: Ông B trong ví dụ 2.1, nói với nhà phân tích ở công ty mẹ rằng, phải dự báo nhu cầu hàng tuần cho dự trữ trong nhà kho của ông. Nhà phân tích đề nghị ông B xem xét việc sử dụng phương pháp điều hòa mũ với các hệ số điều hòa 0,1 ; 0,2 ; 0,3 . Ông B quyết định so sánh mức độ chính xác của dự báo ứng với từng hệ số cho giai đoạn 10 tuần lễ gần đây nhất. Kết quả bài toán: − Chúng ta tính toán dự báo hàng tuần cho tuần lễ thứ 8 đến tuần lễ thứ 17. Tất cả dự báo của tuần lễ thứ 7 được chọn một cách ngẫu nhiên, dự báo khởi đầu thì rất cần thiết trong phương pháp điều hòa mũ. Thông thường người ta cho các dự báo này bằng với giá trị thực của giai đoạn. Tính toán mẫu - dự báo cho tuần lễ thứ 8: α =0,1 → F8 = 85 + 0,1(85-85) = 85 F9 = 85 + 0,1(102 - 85) = 86,7 α =0,2 → F9 = 85 + 0,2(102 - 85) = 88,4 − Sau đó ta tính độ lệch tuyệt đối bình quân MAD cho 3 dự báo nói trên: Nhu cầu dự α =0,1 α =0,2 α =0,3 Tuần lễ trữ thực tế Dự báo AD Dự báo AD Dự báo AD 8 102 85,0 17,0 85,0 17,0 85,0 17,0 9 110 86,7 23,3 88,4 21,6 90,1 19,9 10 90 89,0 1,0 92,7 2,7 96,1 6,1 11 105 89,1 15,9 92,2 12,8 94,3 10,7 12 95 90,7 4,3 94,8 0,2 97,5 2,5
  16. 16 13 115 91,1 23,9 94,8 20,2 96,8 18,2 14 120 93,5 26,5 98,8 21,2 102,3 17,7 15 80 96,2 16,2 103,0 23,0 107,6 27,8 16 95 94,6 0,4 98,4 3,4 99,3 4,3 17 100 94,6 5,4 97,7 2,3 98,0 2,0 Tổng độ lệch tuyệt đối 133,9 124,4 126,0 MAD 13,39 12,44 12,6 − Hệ số điều hòa α =0,2 cho chúng ta độ chính xác cao hơn α=0,1 và α=0,3. Sử dụng α = 0,2 để tính dự báo cho tuần thứ 18 : F18 = F17 + α ( A17 - F17) = 97,7 + 0,2(100 - 97,7) = 98,2 hay 982 triệu đồng. Phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng. Chúng ta thường xem xét kế hoạch ngắn hạn, thì mùa vụ và xu hướng là nhân tố không quan trọng. Khi chúng ta chuyển từ dự báo ngắn hạn sang dự báo trung hạn thì mùa vụ và xu hướng trở nên quan trọng hơn. Kết hợp nhân tố xu hướng vào dự báo điều hòa mũ được gọi là điều hòa mũ theo xu hướng hay điều hòa đôi. Vì ước lượng cho số trung bình và ước lượng cho xu hướng được điều hòa cả hai. Hệ số điều hòa α cho số trung bình và hệ số điều hòa β cho xu hướng, được sử dụng trong mô hình này. Công thức tính toán như sau: FTt = St - 1 + T t - 1 Với: St = FTt + α (At -FTt ) Tt = Tt - 1 + β (FTt - FTt - 1 - Tt - 1 ) Trong đó FTt - Dự báo theo xu hướng trong giai đoạn t St - Dự báo đã được điều hòa trong giai đoạn t Tt - Ước lượng xu hướng trong giai đoạn t At - Số liệu thực tế trong giai đoạn t t - Thời đoạn kế tiếp. t-1 - Thời đoạn trước. α - Hệ số điều hòa trung bình có giá trị từ 0 → 1 β - Hệ số điều hòa theo xu hướng có giá trị từ 0 → 1 Ví dụ 2-4: Ông A muốn dự báo số lượng hàng bán ra của công ty để nhằm lên kế hoạch tiền mặt, nhân sự và nhu cầu năng lực cho tương lai. Ông tin rằng trong suốt giai đoạn 6 tháng qua, số liệu lượng hàng bán ra có thể đại diện cho tương lai. Ông xây dự báo điều hòa mũ theo xu hướng cho số lượng hàng bán ra ở tháng thứ 7 nếu α = 0,2 ; β=0,3 và số liệu bán ra trong quá khứ như sau (đơn vị: 10 Triệu đồng). Tháng (t) 1 2 3 4 5 6 Doanh số bán (At) 130 136 134 140 146 150 Kết quả bài toán: − Chúng ta ước lượng dự báo bắt đầu vào tháng 1 bằng dự báo sơ bộ, tức là bằng số liệu thực tế. Ta có: FT1 = A1 = 130 − Chúng ta ước lượng phần tử xu hướng bắt đầu. Phương pháp để ước lượng phần tử xu hướng là lấy số liệu thực tế của tháng cuối cùng trừ số liệu thực tế tháng đầu tiên, sau đó chia cho số giai đoạn trong kỳ đang xét. A − A 150− 130 T = 6 1 = = 4 1 5 5 − Sử dụng dự báo sơ bộ và phần tử xu hướng bắt đầu để tính dự báo doanh số bán ra trong từng tháng cho đến tháng thứ 7.
  17. 17 Dự báo theo xu hướng cho tháng thứ 2: FT2 = S1 + T1 S1 = FT1 + α (A1 - FT1 ) = 130 + 0,2( 130 - 130 ) = 130 T1 = 4 → FT2 = 130 + 4 = 134 Dự báo theo xu hướng cho tháng thứ 3: FT3 = S2 + T2 S2 = FT2 + α (A2 - FT2 ) = 134 + 0,2( 136 - 134 ) = 134,4 T2 = T1 + β(FT2 - FT1 - T1 ) = 4 + 0,3 (134 - 130 - 4) = 4 → FT3 = S2 + T2 = 134,4 + 4 = 138,4 Dự báo tương tự cho các tháng 4, 5, 6, 7 ta được bảng sau: Tháng (t) Doanh số bán (At) St - 1 Tt - 1 FTt 1 130 - - 130,00 2 136 130,00 4,00 134,00 3 134 134,40 4,00 138,40 4 140 137,52 4,12 141,64 5 146 141,31 3,86 145,17 6 150 145,34 3,76 149,10 7 - 149,28 3,81 153,09 3.2 Dự báo dài hạn. Dự báo dài hạn là ước lượng tương lai trong thời gian dài, thường hơn một năm. Dự báo dài hạn rất cần thiết trong quản trị sản xuất để trợ giúp các quyết định chiến lược về hoạch định sản phẩm, quy trình công nghệ và các phương tiện sản xuất. Ví dụ như: − Thiết kế sản phẩm mới. − Xác định năng lực sản xuất cần thiết là bao nhiêu ? Máy móc, thiết bị nào cần sử dụng và chúng được đặt ở đâu ? − Lên lịch trình cho những nhà cung ứng theo các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn. Dự báo dài hạn có thể được xây dựng bằng cách vẽ một đường thẳng đi xuyên qua các số liệu quá khứ và kéo dài nó đến tương lai. Dự báo trong giai đoạn kế tiếp có thể được vẽ vượt ra khỏi đồ thị thông thường. Phương pháp tiếp cận theo kiểu đồ thị đối với dự báo dài hạn có thể dùng trong thực tế, nhưng điểm không thuận lợi của nó là vấn đề vẽ một đường tương ứng hợp lý nhất đi qua các số liệu quá khứ này. Doanh số Đường xu hướng Thời gian Phân tích hồi qui sẽ cung cấp cho chúng ta một phương pháp làm việc chính xác để xây dựng đường dự báo theo xu hướng. ☺ Phương pháp hồi qui tuyến tính.
  18. 18 Phân tích hồi qui tuyến tính là một mô hình dự báo thiết lập mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập. Trong phần này, chúng ta chỉ xét đến một biến độc lập duy nhất. Nếu số liệu là một chuỗi theo thời gian thì biến độc lập là giai đoạn thời gian và biến phụ thuộc thông thường là doanh số bán ra hay bất kỳ chỉ tiêu nào khác mà ta muốn dự báo. Mô hình này có công thức: Y = ax + b n xy − x y x2 y − x xy a = ∑ ∑ ∑ ; b = ∑ ∑ ∑ ∑ n∑ x2 − ( ∑ x)2 n∑ x2 − ( ∑ x)2 Trong đó : y - Biến phụ thuộc cần dự báo. x - Biến độc lập a - Độ dốc của đường xu hướng b - Tung độ gốc n - Số lượng quan sát Trong trường hợp biến độc lập x được trình bày thông qua từng giai đoạn theo thời gian và chúng phải cách đều nhau ( như : 2002, 2003, 2004 ) thì ta có thể điều chỉnh lại để sao cho ∑x = 0 . Vì vậy việc tính toán sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. − Nếu có một số lẻ lượng mốc thời gian: chẳng hạn là 5, thì giá trị của x được ấn định như sau : -2, -1, 0, 1, 2 và như thế ∑x = 0 , giá trị của x được sử dụng cho dự báo trong năm tới là +3. − Nếu có một số chẳn lượng mốc thời gian: chẳng hạn là 6 thì giá trị của x được ấn định là : -5, -3, -1, 1, 3, 5. Như thế ∑x = 0 và giá trị của x được dùng cho dự báo trong năm tới là +7. Ví dụ 2-5: Một hãng sản xuất loại động cơ điện tử cho các van khởi động trong ngành công nghiệp, nhà máy hoạt động gần hết công suất suốt một năm nay. Ông J, người quản lý nhà máy nghĩ rằng sự tăng trưởng trong doanh số bán ra vẫn còn tiếp tục và ông ta muốn xây dựng một dự báo dài hạn để hoạch định nhu cầu về máy móc thiết bị trong 3 năm tới. Số lượng bán ra trong 10 năm qua được ghi lại như sau: Năm Số lượng bán Năm Số lượng bán 1 1.000 6 2.000 2 1.300 7 2.200 3 1.800 8 2.600 4 2.000 9 2.900 5 2.000 10 3.200 Kết quả bài toán: − Ta xây dựng bảng tính để thiết lập các giá trị: Năm Lượng bán (y) Th.gian (x) x2 xy 1 1.000 -9 81 -9.000 2 1.300 -7 49 -9.100 3 1.800 -5 25 -9.000 4 2.000 -3 9 -6.000 5 2.000 -1 1 -2.000 6 2.000 1 1 2.000 7 2.200 3 9 6.600 8 2.600 5 25 13.000 9 2.900 7 49 20.300 10 3.200 9 81 28.800 Tổng 21.000 0 330 35.600
  19. 19 n∑∑xy− x∑y ∑ xy 35.600 a = = = = 107,8 n∑ x2 − ( ∑ x)2 ∑ x2 330 x2 y − x xy y 21.000 b = ∑ ∑ ∑ ∑ = ∑ = = 2.100 n∑ x2 − ( ∑ x)2 n 10 − Dùng phương trình hồi qui tuyến tính để dự báo hàng bán ra trong tương lai: Y = ax + b = 107,8x + 2.100 − Để dự báo cho hàng bán ra trong 3 năm tới ta thay giá trị của x lần lượt là 11, 13, 15 vào phương trình. Y11 = 107,8 . 11 + 2.100 = 3.285 ≈ 3.290 đơn vị Y12 = 107,8 . 13 + 2.100 = 3.501 ≈ 3.500 đơn vị Y13 = 107,8 . 15 + 2.100 = 3.717 ≈ 3.720 đơn vị Trường hợp biến độc lập không phải là biến thời gian, hồi qui tuyến tính là một nhóm các mô hình dự báo được gọi là mô hình nhân quả. Mô hình này đưa ra các dự báo sau khi thiết lập và đo lường các biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập. Ví dụ 2-6: Ông B, nhà tổng quản lý của công ty kỹ nghệ chính xác nghĩ rằng các dịch vụ kỹ nghệ của công ty ông ta được cung ứng cho các công ty xây dựng thì có quan hệ trực tiếp đến số hợp đồng xây dựng trong vùng của ông ta. Ông B yêu cầu kỹ sư dưới quyền, tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính dựa trên các số liệu quá khứ và vạch ra kế hoạch như sau : Xây dựng một phương trình hồi qui cho dự báo mức độ nhu cầu về dịch vụ của công ty ông. Sử dụng phương trình hồi qui để dự báo mức độ nhu cầu trong 4 quí tới. Ước lượng trị giá hợp đồng 4 quí tới là 260, 290, 300 và 270 (ĐVT:10 Triệu đồng). Xác định mức độ chặt chẽ, các mối liên hệ giữa nhu cầu và hợp đồng xây dựng được đưa ra. Biết số liệu từng quí trong 2 năm qua cho trong bảng:(đơn vị: 10 Triệu đồng). Năm Qúi Nhu cầu của công ty Trị giá hợp đồng thực hiện 1 8 150 2 10 170 1 3 15 190 4 9 170 1 12 180 2 13 190 2 3 12 200 4 16 220 Kết quả bài toán: Xây dựng phương trình hồi qui. − Ông A xây dựng bảng tính như sau: Thời Nhu cầu Trị giá hợp đồng x2 xy y2
  20. 20 gian (y) (x) 1 8 150 22.500 1.200 64 2 10 170 28.900 1.700 100 3 15 190 36.100 2.850 225 4 9 170 28.900 1.530 81 5 12 180 32.400 2.160 144 6 13 190 36.100 2.470 169 7 12 200 40.000 2.400 144 8 16 220 48.400 3.520 256 Tổng 95 1.470 273.300 17.830 1.183 − Sử dụng công thức ta tính toán được hệ số a = 0,1173 ; b = -9,671 − Phương trình hồi qui tìm được là: Y = 0,1173x - 9,671 Dự báo nhu cầu cho 4 quí tới: Ông A dự báo nhu cầu của công ty bằng cách sử dụng phương trình trên cho 4 quí tới như sau: Y1 = (0,1173 x 260) - 9,671 = 20,827; Y2 = (0,1173 x 290) - 9,671 = 24,346 Y3 = (0,1173 x 300 )- 9,671 = 25,519; Y4 = (0,1173 x 270) - 9,671 = 22,000 Dự báo tổng cộng cho năm tới là: Y = Y1+ Y2 +Y3 +Y4 = 20,827+ 24,346+25,519+22,000= 92,7≈ 930triệu đồng. Đánh giá mức độ chặt chẽ mối liên hệ của nhu cầu với số lượng hợp đồng xây dựng. n∑ xy− ∑∑x y r = [ n∑ x2 − ( ∑∑x)2 ][ n∑ y2 −( y)2 ] 8x17.830−1.470x95 2.990 = = ≈ 0,894 ( 8x273.300−14702 )(8x1.183− 952 ) 3.345,8 r2 = 0,799 ; trong đó r là hệ số tương quan và r2 là hệ số xác định Rõ ràng là số lượng hợp đồng xây dựng có ảnh hưởng khoảng 80% ( r2 = 0,799 ) của biến số được quan sát về nhu cầu hàng quí của công ty. Hệ số tương quan r giải thích tầm quan trọng tương đối của mối quan hệ giữa y và x; dấu của r cho biết hướng của mối quan hệ và giá trị tuyệt đối của r chỉ cường độ của mối quan hệ, r có giá trị từ -1→ +1. Dấu của r luôn luôn cùng với dấu của hệ số a. Nếu r âm chỉ ra rằng giá trị của y và x có khuynh hướng đi ngược chiều nhau, nếu r dương cho thấy giá trị của y và x đi cùng chiều nhau. Dưới đây là vài giá trị của r: r = -1. Quan hệ ngược chiều hoàn toàn, khi y tăng lên thì x giảm xuống và ngược lại. r = +1. Quan hệ cùng chiều hoàn toàn, khi y tăng lên thì x cũng tăng và ngược lại. r = 0. Không có mối quan hệ giữa x và y. ☺ Tính chất mùa vụ trong dự báo chuỗi thời gian. Loại mùa vụ thông thường là sự lên xuống xảy ra trong vòng một năm và có xu hướng lặp lại hàng năm. Những vụ mùa này xảy ra có thể do điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của người tiêu dùng khác nhau Cách thức xây dựng dự báo với phân tích hồi qui tuyến tính khi vụ mùa hiện diện trong chuỗi số theo thời gian. Ta thực hiện các bước: Chọn lựa chuỗi số liệu quá khứ đại diện. Xây dựng chỉ số mùa vụ cho từng giai đoạn thời gian. y y Với i - Số bình quân của các thời kỳ cùng tên I = i i y0 - Số bình quân chung của tất cả các thời kỳ trong dãy số. y0 Ii - Chỉ số mùa vụ kỳ thứ i. Sử dụng các chỉ số mùa vụ để hóa giải tính chất mùa vụ của số liệu.
  21. 21 Phân tích hồi qui tuyến tính dựa trên số liệu đã phi mùa vụ. Sử dụng phương trình hồi qui để dự báo cho tương lai. Sử dụng chỉ số mùa vụ để tái ứng dụng tính chất mùa vụ cho dự báo. Ví dụ 2-7: Ông J nhà quản lý nhà máy động cơ đặc biệt đang cố gắng lập kế hoạch tiền mặt và nhu cầu nguyên vật liệu cho từng quí của năm tới. Số liệu về lượng hàng bán ra t rong vòng 3 năm qua phản ánh khá tốt kiểu sản lượng mùa vụ và có thể giống như trong tương lai. Số liệu cụ thể như sau: Số lượng bán hàng quí (1.00 0 đơn vị) Năm Q1 Q2 Q3 Q4 1 520 730 820 530 2 590 810 900 600 3 650 900 1.000 650 Kết quả bài toán: Đầu tiên ta tính toán các chỉ số mùa vụ. Năm Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Cả năm 1 520 730 820 530 2.600 2 590 810 900 600 2.900 3 650 900 1.000 650 3.200 Tổng 1.760 2.440 2.720 1.780 8.700 Trung bình quí 586,67 813,33 906,67 593,33 725 Chỉ số mùa vụ 0,809 1,122 1,251 0,818 - Kế tiếp,hóa giải tính chất mùa vụ của số liệu bằng cách chia giá t rị của từng quí cho chỉ số mùa vụ tương ứng. Chẳng hạn : 520/0,809 = 642,8 ; 730/1,122 = 605,6 Ta được bảng số liệu nh ư sau: Số liệu hàng quí đã phi mùa vụ. Năm Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 1 642,8 650,6 655,5 647,9 2 729,2 721,9 719,4 733,5 3 803,5 802,1 799,4 794,6 Chúng ta phân tích hồi qui trên cơ sở số liệu phi mùa vụ (12 quí) và xác định phương trình hồi qui. Qúi x y x2 xy Q11 1 642,8 1 642,8 Q12 2 650,6 4 1.301,2 Q13 3 655,5 9 1.966,5 Q14 4 647,9 16 2.591,6 Q21 5 729,3 25 3.646,5 Q22 6 721,9 36 4.331,4 Q23 7 719,4 49 5.035,8 Q24 8 733,5 64 5.868,0 Q31 9 803,5 81 7.231,5 Q32 10 802,1 100 8.021,0 Q33 11 799,4 121 8.793,4 Q34 12 794,6 144 8.535,2 Tổng 78 8.700,5 650 58.964,9 Xác định được hệ số a = 16,865 v à b = 615,421 . Phương trình có dạng: Y = 16,865x + 615,421
  22. 22 Bây giờ chúng ta thay thế giá trị của x cho 4 quí tới bằng 13, 14, 15, 16 vào phương trình. Đây là dự báo phi mùa vụ trong 4 quí tới. Y41 = (16,865 x 13) + 615,421 = 834,666 Y42 = (16,865 x 14) + 615,421 = 851,531 Y43 = (16,865 x 15) + 615,421 = 868,396 Y44 = (16,865 x 16) + 615,421 = 885,261 Tiếp theo, ta sử dụng chỉ số mùa vụ để mùa vụ hóa các số liệu. Chỉ số Dự báo phi Dự báo mùa Quí mùa vụ (I) mùa vụ (Yi) vụ hóa (Ymv) 1 0,809 834,666 675 2 1,122 851,531 955 3 1,251 868,396 1.086 4 0,818 885,261 724 IV. Giám sát và kiểm sóat dự báo − Việc lựa chọn phương pháp thích hợp có thể chịu ảnh hưởng của từng nhân tố sản xuất đến dự báo. Nhân công, tiền mặt, dự trữ và lịch vận hành máy mang tính chất ngắn hạn và có thể dự báo theo phương pháp bình quân di động hay điều hòa mũ. Các nhân tố sản xuất dài hạn như là năng lực sản xuất của nhà máy, nhu cầu về vốn có thể được tiến hành dự báo bằng phương pháp khác thích hợp cho dự báo dài hạn. − Các nhà quản lý được khuyên nên sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Những nhân tố như là sản phẩm có khối lượng lớn hay chi phí cao, hay sản phẩm là hàng hóa được chế biến, hay là dịch vụ , hay là sản phẩm đang ở trong vòng đời của nó, hay là không có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp dự báo. − Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc dự báo không mang lại hiệu quả mong muốn vì những lý do sau: Không có sự tham gia của nhiều người vào dự báo. Những cố gắng cá nhân là quan trọng, nhưng cần sự kết hợp của nhiều người để nắm các thông tin khác có liên quan. Thất bại do không nhận thức được rằng dự báo là một phần rất quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh. Thất bại do nhận thức rằng dự báo luôn là sai. Ước lượng cho nhu cầu tương lai thì được xem là có sai lầm và số sai lầm và mức độ sai lầm phụ thuộc vào loại dự báo , thường lớn đối với loại dự báo dài hạn hay thời hạn cực ngắn. Thất bại do nhận thức rằng dự báo luôn đúng. Các tổ chức có thể dự báo nhu cầu về nguyên vật liệu thô sẽ được dùng để sản xuất - sản phẩm cuối cùng. Nhu cầu này không thể dự báo đúng, bởi vì nó được tính toán ra từ sản phẩm hoàn chỉnh . Dự báo qua nhiều sự việc có thể dẫn đến việc quá tải cho hệ thống dự báo và làm cho nó trở nên tốn kém tiền bạc và thời gian. Thất bại trong việc sử dụng phương pháp dự báo không thích hợp. Thất bại trong việc theo dõi kết quả của các mô hình dự báo để có thể điều chỉnh tính chính xác của dự báo. − Làm thế nào để theo dõi và quản lý mô hình dự báo. Để theo dõi và quản lý là ấn định giới hạn trên và giới hạn dưới, cho phép kết quả của dự báo có thể sai lệch trước khi thay đổi các thông số của mô hình dự báo. Người ta gọi nó là dấu hiệu quản lý hay là tín hiệu theo dõi. Täøng âaûi säú cuía n giai âoaûn Dáúu hiãûu quaín lyï = Âäü lãûch tuyãût âäúi bçnh quán cuía n giai âoaûn
  23. 23 n ∑(Nhu cáöu thæûc tãú - Nhu cáöu dæû baïo) Dáúu hiãûu quaín lyï = i =1 MAD Dấu hiệu quản lý đo lường sai số dự báo tích lũy qua n giai đoạn theo MAD. Ví dụ: Nếu tổng sai số của 12 giai đoạn là dương 1.000 đơn vị và MAD cũng trong 12 giai đoạn là 250 đơn vị thì dấu hiệu quản lý sẽ là +4. Con số này chỉ rõ rằng số liệu thực tế lớn hơn dự báo con số tổng cộng là 4 lần MAD qua 12 giai đoạn như thế là cao. Ngược lại, nếu dấu hiệu quản lý là -4 thì số liệu thực tế nhỏ hơn dự báo là -4 làn MAD qua 12 giai đoạn là quá thấp. Nếu dấu hiệu quản lý tiến gần đến không , điều này cho thấy số liệu thực tế nằm trên và dưới dự báo là như nhau, mô hình đó cho ta kết quả tốt. Tín hiệu báo động Tín hiệu theo dõi + Giới hạn trên Phạm vi chấp nhận − Giới hạn dưới Giá trị của dấu hiệu dự báo là chỗ nó có thể được sử dụng để đưa ra các giá trị mới cho thông số của các mô hình, như thế mới có thể chỉnh lý kết quả của mô hình. Nếu sự giới hạn cho dấu hiệu quản lý được ấn định quá thấp thì các thông số của mô hình dự báo cần được sửa đổi thường xuyên. Nhưng nếu giới hạn cho dấu hiệu quản lý được ấn định quá cao thì các thông số của mô hình dự báo sẽ ít thay đổi và như thế sẽ xảy ra dự báo không chính xác. −−− o O o −−− TÓM LƯỢC CÔNG THỨC & BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. CÔNG THỨC ÁP DỤNG. Tính chính xác của dự báo. Täøng caïc sai säú tuyãût âäúi cuía n giai âoaû MAD = n giai âoaûn
  24. 24 n Nhu cáöu thæûc tãú - Nhu cáöu dæû baïo ∑ i MAD = i=1 n Dự báo bình quân di động. n A A + A + + A ∑ t−i F = t−1 t−2 t−n = i=1 t n n Với: Ft - Dự báo thời kỳ thứ t At-i - Số liệu thực tế thời kỳ trước (i=1,2, ,n) n - Số thời kỳ tính toán di động Dự báo bình quân di động có quyền số. n ∑ At−i .ki i=1 Ft = n ∑ki i=1 Với: Ft - Bình quân di động có quyền số At-i - Số liệu thực tế các thời kỳ trước (i=1,2, ,n) ki - Quyền số tương ứng ở thời kỳ t-i Phương pháp điều hòa mũ Ft = Ft -1 + α( At -1 - F t -1 ) Với: F t - Dự báo cho giai đoạn thứ t (giai đoạn kế tiếp) F t -1 - Dự báo cho giai đoạn thứ t-1 (giai đoạn trước). A t -1 - Số liệu thực tế của giai đoạn thứ t-1 (giai đoạn trước). Phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng FTt = St - 1 + T t - 1 Với St = FTt + α (At -FTt ) Tt = Tt - 1 + β (FTt - FTt - 1 - Tt - 1 ) Trong đó FTt - Dự báo theo xu hướng trong giai đoạn t St - Dự báo đã được điều hòa trong giai đoạn t Tt - Ước lượng xu hướng trong giai đoạn t At - Số liệu thực tế trong giai đoạn t t - Thời đoạn kế tiếp. t-1 - Thời đoạn trước. α - Hệ số điều hòa trung bình có giá trị từ 0 → 1 β - Hệ số điều hòa theo xu hướng có giá trị từ 0 → 1 Phương pháp hồi qui tuyến tính Y = ax + b n∑ xy− ∑ x∑ y ∑ x2 ∑ y − ∑ x∑ xy a = ; b = n∑ x2 − ( ∑ x)2 n∑ x2 − ( ∑ x)2 n∑∑xy− x∑ y r = [ n∑ x2 − ( ∑∑x)2 ][ n∑ y2 − ( y)2 ] Với: y - Biến phụ thuộc cần dự báo ; x - Biến độc lập a - Độ dốc của đường xu hướng ; b - Tung độ gốc n - Số lượng quan sát ; r - Hệ số tương quan r2 - Hệ số xác định Tính chất mùa vụ trong dự báo. Ta thực hiện theo các bước sau đây: Chọn lựa chuỗi số liệu quá khứ đại diện.
  25. 25 Xây dựng chỉ số mùa vụ cho từng giai đoạn thời gian. Với yi - Số bình quân của các thời kỳ cùng tên yi I i = y0 - Số bình quân chung của tất cả các thời kỳ trong dãy số. y0 Ii - Chỉ số mùa vụ kỳ thứ i Sử dụng các chỉ số mùa vụ để hóa giải tính chất mùa vụ của số liệu. Phân tích hồi qui tuyến tính dựa trên số liệu đã phi mùa vụ. Sử dụng phương trình hồi qui để dự báo cho tương lai. Sử dụng chỉ số mùa vụ để tái ứng dụng tính chất mùa vụ cho dự báo. Tín hiệu (dấu hiệu) theo dõi dự báo (Dh) Täøng âaûi säú sai säú cuía n giai âoaûn Dáúu hiãûu quaín lyï (D ) = h Âäü lãûch tuyãût âäúi bçnh quán cuía n giai âoaûn n ∑ Nhu cáö uthæ ûtãcú - Nhu cáö udæ bûaïo Dáúu hiãûu quaín lyï (D ) = i=1 i h MAD II. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài 1: H là một khách sạn lớn ở TP.HCM, chỉ vừa mới hoạt động được một năm, bộ phận quản lý khách sạn đang lên kế hoạch nhân sự cho việc bảo trì tài sản. Họ muốn sử dụng số liệu trong 1 năm qua để dự báo nhu cầu bảo trì khách sạn. Số liệu về nhu cầu lao động được thu thập như sau: Tháng Nhu cầu Tháng Nhu cầu Tháng Nhu cầu 1 46 5 14 9 9 2 39 6 16 10 13 3 28 7 14 11 18 4 21 8 12 12 15 Xây dựng dự báo bình quân di động cho 6 tháng qua (từ tháng 7 đến tháng 12) với thời kỳ di động là 2, 4 và 6 tháng. Bạn khuyến khích sử dụng thời kỳ di động nào và dự báo nhu cầu lao động cho tháng giêng năm sau là bao nhiêu? Lời giải Tính dự báo bình quân di động theo 3 cách và xác định độ lệch tuyệt đối bình quân như bảng số liệu sau. 2 tháng 4 tháng 6 tháng Tháng Nhu cầu Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch 1 46 2 39 3 28 4 21 5 14 6 16 7 14 15,00 1,00 19,75 5,75 27,33 13,33 8 12 15,00 3,00 16,25 4,25 22,00 10,00 9 9 13,00 4,00 14,00 5,00 17,50 8,50 10 13 10,50 2,50 12,75 0,25 14,33 1,33 11 18 11,00 7,00 12,00 6,00 13,00 5,00 12 15 15,50 0,50 13,00 2,00 13,67 1,33
  26. 26 2 tháng 4 tháng 6 tháng Tháng Nhu cầu Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch Tổng độ lệch TĐ 18,00 23,25 39,50 MAD 3,00 3,88 6,58 Qua bảng tính toán ta thấy bình quân di động 2 tháng là ít sai lệch nhất. Vì MAD là nhỏ nhất, nên ta dùng loại này để dự báo cho tháng tới. Như vậy, số lao động cần thiết cho việc bảo trì khách sạn trong tháng tới (tháng giêng năm sau) là: 18+ 15 Dæû baïo= = 16,5 ≈ 17 lao âäün 2 Bài 2: Một đại lý bán giầy dép muốn dự báo số lượng giầy thể thao cho tháng tới theo phương pháp bình quân di động 3 thời kỳ có trọng số. Họ cho rằng số liệu thực tế xảy ra gần đây nhất có ảnh hưởng lớn đến số liệu dự báo, càng xa hiện tại thì mức độ giảm dần. Tuy nhiên qua nhiều lần dự báo họ nhận thấy 3 cặp trọng số cho ít sai lệch: (K1: k11=3; k12=2; k13=1) ; (K2: k21=2; k22=1,5; k23=1) và (K3: k31=0,5; k32=0,3; k33=0,2). Bạn hãy giúp đơn vị xác định cặp trọng số nào chính xác hơn. Biết rằng số liệu 6 tháng qua được thu thập như sau. Tháng Số lượng thực tế Tháng Số lượng thực tế 1 378 4 386 2 402 5 450 3 410 6 438 Lời giải Trước tiên, ta tính dự báo bình quân di động với cặp trọng số K1 như sau: * Dự báo lượng giầy thể thao tháng 4: A3 .k11 + A2 .k12 + A1.k13 ( 410* 3) + ( 402* 2) + ( 378* 1) F4 = = = 402 k11 + k12 + k13 3+ 2 + 1 * Dự báo lượng giầy thể thao tháng 5: A4 .k11 + A3 .k12 + A2 .k13 ( 388* 3) + ( 410* 2) + ( 402* 1) F5 = = = 396,67 k11 + k12 + k13 3+ 2+ 1 * Dự báo lượng giầy thể thao tháng 6: A5 .k11 + A4 .k12 + A3 .k13 ( 450* 3) + (388* 2) + ( 410* 1) F6 = = = 422 k11 + k12 + k13 3+ 2+ 1 Tương tự như vậy, ta tính dự báo bình quân di động có trọng số theo cặp trọng số K2, K3 và xác định độ lệch tuyệt đối bình quân như bảng số liệu sau. Số liệu thực Cặp trọng số K Cặp trọng số K Cặp trọng số K Tháng 1 2 3 tế Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch 1 378 2 402 3 410 4 386 402,00 16,00 400,22 14,22 401,20 15,20 5 450 396,67 53,33 397,56 52,44 396,40 53,60 6 438 422,00 16,00 419,78 18,22 422,80 15,20 Tổng độ lệch TĐ 85,33 84,89 84,00 MAD 28,44 28,30 28,00 Qua bảng tính toán ta thấy bình quân di động 3 tháng với cặp trọng số K3 là ít sai lệch nhất. Vì MAD là nhỏ nhất, nên ta dùng loại này để dự báo cho tháng tới (386* 0,2)+ (450* 0,3)+ (438* 0,5) Dæû baïo = = 431,20 1
  27. 27 Lượng đặt hàng (giầy thể thao) cho tháng tới là 432 đôi. Bài 3: Công ty C mua một số lượng kim loại đồng để chế tạo sản phẩm. Ông B, nhà kế hoạch đang xây dựng hệ thống dự báo cho giá đồng, số liệu tích lũy về giá đồng như sau: (ĐVT: USD/pound) Tháng Đơn giá Tháng Đơn giá Tháng Đơn giá 1 0,99 5 0,93 9 0,98 2 0,97 6 0,97 10 0,91 3 0,92 7 0,95 11 0,89 4 0,96 8 0,94 12 0,84 a. Sử dụng phương pháp điều hòa mũ để dự báo giá đồng hàng tháng. Tính toán số liệu dự báo cho tất cả các tháng với α = 0,1 ; α = 0,3 ; α = 0,5 ; với dự báo của tháng đầu tiên đối với tất cả α là 0,99 . b. Hệ số α nào cho MAD thấp nhất trong vòng 12 tháng qua. c. Sử dụng hệ số α trong phần b để tính toán giá đồng dự báo cho tháng thứ 13. Lời giải Đầu tiên, ta tính toán dự báo giá đồng hàng tháng theo phương pháp điều hòa mũ với hệ số α = 0,1. * Theo đề bài, ta đã biết số liệu dự báo giá đồng tháng 1 là 0,99. * Dự báo giá đồng ở tháng 2. F2 = F1 +α( A1 − F1 ) = 0,99+ 0,1(0,99−0,99) = 0,99 USD/poun d * Dự báo giá đồng ở tháng 3. F3 = F2 +α( A2 − F2 ) = 0,99+ 0,1(0,97 − 0,99) = 0,988 USD/pound * Dự báo giá đồng ở tháng 4. F4 = F3 +α( A3 − F3 ) = 0,988+ 0,1(0,92− 0,988) = 0,981 USD/pound Tương tự như vậy, chúng ta tính toán dự báo giá đồng hàng tháng từ tháng 1 đến tháng thứ 12 cho từng hệ số α = 0,1; α = 0,3; α = 0,5. Sau đó ta tính độ lệch tuyệt đối bình quân (MAD) cho 3 loại dự báo trên. Kết quả tính toán như bảng số liệu: α = 0,1 α = 0,3 α = 0,5 Tháng Đơn giá Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch Dự báo Độ lệch 1 0,99 0,990 0,000 0,990 0,000 0,990 0,000 2 0,97 0,990 0,020 0,990 0,020 0,990 0,020 3 0,92 0,988 0,068 0,984 0,064 0,980 0,060 4 0,96 0,981 0,021 0,965 0,005 0,950 0,010 5 0,93 0,979 0,049 0,963 0,033 0,955 0,025 6 0,97 0,974 0,004 0,953 0,017 0,943 0,028 7 0,95 0,974 0,024 0,958 0,008 0,956 0,006 8 0,94 0,971 0,031 0,956 0,016 0,953 0,013 9 0,98 0,968 0,012 0,951 0,029 0,947 0,033 10 0,91 0,969 0,059 0,960 0,050 0,963 0,053 11 0,89 0,963 0,073 0,945 0,055 0,937 0,047 12 0,84 0,956 0,116 0,928 0,088 0,913 0,073 Tổng độ lệch tuyệt đối 0,478 0,385 0,369 MAD 0,040 0,032 0,031 Hệ số điều hòa α = 0,5 cho chúng ta độ chính xác cao hơn α= 0,1 và α=0,3. Do đó ta sử dụng α = 0,5 để dự báo cho tháng thứ 13. F13 = F12 +α( A12 − F12 ) = 0,913+ 0,5(0,84− 0,913) = 0,877 USD/pound Như vậy, giá đồng ở tháng giêng năm sau là 0,877 USD/pound
  28. 28 Bài 4: Sau một năm kinh doanh, cửa hàng Đại Phúc có ghi lại số lượng lốp xe gắn máy bán ra trong từng tháng như sau. Tháng Số lượng Tháng Số lượng Tháng Số lượng 1 300 5 334 9 345 2 320 6 338 10 338 3 314 7 326 11 347 4 330 8 340 12 355 a. Ông cửa hàng trưởng muốn áp dụng phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng để dự báo số lượng tiêu thụ ở tháng tiếp theo với α = 0,3 và β = 0,2 b. Làm lại câu a với α = 0,2 và β = 0,3 c. Dự báo ở câu a hay câu b chính xác hơn. Lời giải Chúng ta ước lượng dự báo bắt đầu vào tháng 1 bằng dự báo sơ bộ, tức là số liệu dự báo tháng 1 bằng số liệu thực tế tháng 1. Ta có: FT1 = A1 = 300 Tiếp theo, chúng ta ước lượng phần tử xu hướng bắt đầu bằng cách lấy số liệu thực tế của tháng cuối cùng trừ số liệu thực tế của tháng đầu tiên, rồi chia cho số giai đoạn trong kỳ xem xét. Ta có phần tử xu hướng bắt đầu như sau: A − A 355− 300 T = 12 1 = = 5 1 11 11 Sử dụng dự báo sơ bộ và phần tử xu hướng bắt đầu để dự báo cho lượng hàng hóa bán ra cho từng tháng với: Cặp hệ số α = 0,3 và β = 0,2 như sau: * Dự báo theo xu hướng ở tháng thứ 2: FT2 = S1 + T1 S1 = FT1 +α( A1 − FT1 ) = 300+ 0,3(300− 300) = 300 T1 = 5 ⇒ FT2 = S1 +T1 = 300+ 5 = 305 * Dự báo theo xu hướng ở tháng thứ 3: FT3 = S2 +T2 S2 = FT2 +α( A2 − FT2 ) = 305+ 0,3(320− 305) = 309,5 T2 = T1 + β( FT2 − FT1 − T1 ) = 5 + 0,2( 305− 300− 5) = 5 ⇒ FT3 = S2 +T2 = 309,5+ 5 = 314,5 * Dự báo theo xu hướng ở tháng thứ 4: FT4 = S3 +T3 S3 = FT3 +α( A3 − FT3 ) = 314,5 + 0,3(314− 314,5) = 314,4 T3 = T2 + β( FT3 − FT2 −T2 ) = 5 + 0,2(314,5 − 305− 5) = 5,9 ⇒ FT4 = S3 + T3 = 314,4 + 5,9 = 320,3 * Tương tự , ta xác định được số liệu dự báo hàng tháng cho đến tháng 12. Cặp hệ số α = 0,2 và β = 0,3 ta cũng tính tương tự. Cuối cùng, ta tổng hợp được bảng tính toán dự báo cho 2 cặp hệ số như sau: Số α = 0,3; β = 0,2 α = 0,2; β = 0,3 Tháng lượng St Tt FTt Độ lệch St Tt FTt Độ lệch 1 300 300,0 - 300,0 0,0 300,0 - 300,0 0,0 2 320 300,0 5,0 305,0 15,0 300,0 5,0 305,0 15,0 3 314 309,5 5,0 314,5 0,5 308,0 5,0 313,0 1,0 4 330 314,4 5,9 320,3 9,8 313,2 5,9 319,1 10,9 5 334 323,2 5,9 329,0 5,0 321,3 6,0 327,2 6,8
  29. 29 Số α = 0,3; β = 0,2 α = 0,2; β = 0,3 Tháng lượng St Tt FTt Độ lệch St Tt FTt Độ lệch 6 338 330,5 6,5 337,0 1,0 328,6 6,6 335,2 2,8 7 326 337,3 6,8 344,0 18,0 335,8 7,0 342,8 16,8 8 340 338,6 6,8 345,4 5,4 339,4 7,2 346,6 6,6 9 345 343,8 5,7 349,5 4,5 345,3 6,2 351,5 6,5 10 338 348,2 5,4 353,6 15,6 350,2 5,8 356,0 18,0 11 347 348,9 5,1 354,0 7,0 352,4 5,4 357,8 10,8 12 355 351,9 4,2 356,1 1,1 355,6 4,3 359,9 4,9 Số liệu dự báo 355,8 3,8 359,6 83,0 358,9 3,7 362,6 100,0 MAD 6,9 8,3 Qua bảng số liệu trên, ta thấy độ lệch tuyệt đối bình quân của cặp hệ số với α=0,3 và β = 0,2 là thấp hơn so với cặp hệ số α = 0,2 và β = 0,3. Như vậy, ta sẽ sử dụng cặp hệ số α = 0,3 và β = 0,2 để dự báo cho kỳ tiếp theo. Kết quả dự báo là số lượng lốp xe gắn máy tiêu thụ trong tháng thứ 13 (tháng giêng năm sau) là 360 lốp xe. Bài 5: Một nhà chế tạo đang xây dựng kế hoạch về máy móc thiết bị nhằm tạo ra năng lực sản xuất cho nhà máy. Năng lực nhà máy trong tương lai phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà khách hàng cần. Số liệu dưới đây cho biết số lượng thực tế của sản phẩm trong quá khứ như sau: Năm Số lượng thực tế Năm Số lượng thực tế 1 490 5 461 2 487 6 475 3 492 7 472 4 478 8 458 Sử dụng hồi qui tuyến tính để dự báo nhu cầu sản phẩm cho từng năm trong vòng 3 năm tới. Lời giải Ta xây dựng bảng tính để thiết lập các giá trị. Năm y x x2 xy 1 490,0 -7 49,0 -3.430,0 2 487,0 -5 25,0 -2.435,0 3 492,0 -3 9,0 -1.476,0 4 478,0 -1 1,0 -478,0 5 461,0 1 1,0 461,0 6 475,0 3 9,0 1.425,0 7 472,0 5 25,0 2.360,0 8 458,0 7 49,0 3.206,0 Tổng 3.813,0 0 168,0 -367,0 Thay các giá trị vào công thức tính hệ số a, b như sau. n∑ xy− ∑ x∑ y ∑ xy − 367 a = = = = −2,185 n∑ x2 −( ∑ x)2 ∑ x2 168 ∑ x2 ∑ y − ∑ x∑ xy ∑ y 3.813 b = = = = 476,625 n∑ x2 −( ∑ x)2 n 8 Ta xác định được phương trình hồi qui tuyến tính có dạng: Y = -2,185x + 476,625 Dùng phương trình hồi qui tuyến tính để dự báo lượng hàng bán ra ở 3 năm tới.
  30. 30 Y9 = −2,185 x 9 + 476,625 = 456,96 ≈ 457 sản phẩm. Y10 = −2,185 x 11 + 476,625 = 452,59 ≈ 453 sản phẩm. Y11 = −2,185 x 13 + 476,625 = 448,22 ≈ 448 sản phẩm. Bài 6: Một công ty cần dự báo doanh số bán ra cho năm tới. Người ta tin rằng doanh số bán ra hàng năm của công ty có liên quan đến doanh số bán của mặt hàng XT trên thị trường. Số liệu thu thập được như sau (ĐVT: Triệu đồng): DSB hàng XT 976 1.068 845 763 1.125 689 837 DSB của công ty 329 332 315 321 345 329 331 a. Sử dụng hồi qui tuyến tính để dự báo doanh số bán của công ty trong năm tới, nếu biết doanh số bán của mặt hàng XT trong năm tới là 820 triệu đồng. b. Xác định hệ số tương quan và hệ số xác định. Lời giải Trước tiên, ta lập bảng tính toán như sau. Năm y x x2 xy y2 1 329,0 976,0 952.576,0 321.104,0 108.241,0 2 332,0 1.068,0 1.140.624,0 354.576,0 110.224,0 3 315,0 845,0 714.025,0 266.175,0 99.225,0 4 321,0 763,0 582.169,0 244.923,0 103.041,0 5 345,0 1.125,0 1.265.625,0 388.125,0 119.025,0 6 329,0 689,0 474.721,0 226.681,0 108.241,0 7 331,0 837,0 700.569,0 277.047,0 109.561,0 Tổng 2.302,0 6.303,0 5.830.309,0 2.078.631,0 757.558,0 Thay số liệu vào công thức, ta xác định được hệ số a, b. n∑ xy− ∑ x∑ y (7* 2.078.631) −(6.303* 2.302) a = = = 0,038 n∑ x2 −( ∑ x)2 (7* 5.830.309) − (6.303)2 ∑ x2 ∑ y − ∑ x∑ xy ( 5.830.309* 2.302) − (6.303* 2.078.631) b = = = 294,89 n∑ x2 − ( ∑ x )2 (7* 5.830.309) − (6.303)2 Ta xác định phương trình hồi qui có dạng: Y = 0,038x + 294,89 Dự báo doanh số bán của công ty trong năm tới (ứng với x = 820 triệu đồng) là: Y = (0,038*820) + 294,89 = 326,05 triệu đồng Xác định hệ số tương quan: n∑∑xy− x∑y r = [ n∑ x2 − ( ∑∑x)2 ][ n∑ y2 − ( y)2 ] (7* 2.078.631) − (6.303* 2.302) 40.911 r = = = 0,646 (7* 5.830.309− 6.3032 )(7* 757.558− 2.3022 ) 63.358,33 Hệ số xác định: r2 = 0,6462 = 0,417; mối quan hệ giữa doanh số bán mặt hàng XT chỉ ảnh hưởng 41,7% doanh số bán của công ty. Bài 7: Một xí nghiệp cần ước lượng số lượng hàng bán ra cho năm tới. Nhu cầu về sản phẩm của xí nghiệp có xu hướng theo mùa . Số liệu thu thập được như sau: Số lượng hàng qúi Năm Qúi 1 Qúi 2 Qúi 3 Qúi 4 1 125 92 121 136 2 110 89 118 133
  31. 31 3 105 85 107 129 Xây dựng dự báo cho 4 qúi của năm thứ 4. Lời giải Đầu tiên, chúng ta tính toán các chỉ số mùa vụ. Qúi Năm Cả năm Qúi 1 Qúi 2 Qúi 3 Qúi 4 1 125,0 92,0 121,0 136,0 474,0 2 110,0 89,0 118,0 133,0 450,0 3 105,0 85,0 107,0 129,0 426,0 Tổng 340,0 266,0 346,0 398,0 1.350,0 Trung bình qúi 113,3 88,7 115,3 132,7 112,5 Chỉ số mùa vụ 1,007 0,788 1,025 1,179 - Kế tiếp, ta hóa giải tính chất mùa vụ của dãy số liệu bằng cách chia giá trị của từng qúi cho chỉ số mùa vụ của qúi tương ứng. Số liệu hàng qúi đã phi mùa vụ Năm Qúi 1 Qúi 2 Qúi 3 Qúi 4 1 124,08 116,73 118,03 115,33 2 109,19 112,92 115,10 112,78 3 104,23 107,85 104,37 109,39 Chúng ta phân tích hồi qui trên cơ sở số liệu đã phi mùa vụ và xác định phương trình hồi qui. Qúi y x x2 xy Q11 124,08 1,00 1,00 124,08 Q12 116,73 2,00 4,00 233,46 Q13 118,03 3,00 9,00 354,08 Q14 115,33 4,00 16,00 461,31 Q21 109,19 5,00 25,00 545,96 Q22 112,92 6,00 36,00 677,54 Q23 115,10 7,00 49,00 805,71 Q24 112,78 8,00 64,00 902,26 Q31 104,23 9,00 81,00 938,05 Q32 107,85 10,00 100,00 1.078,48 Q33 104,37 11,00 121,00 1.148,09 Q34 109,39 12,00 144,00 1.312,69 Tổng 1.350,00 78,00 650,00 8.581,69 Thay số liệu vào công thức, ta xác định được hệ số a,b. n xy− x y (12* 8.581,69) − (78* 1.350) a = ∑ ∑ ∑ = = −1,35 n∑ x2 − ( ∑ x)2 (12* 650) − (78)2 x2 y − x xy (650* 1.350) − (78* 8.581,69) b = ∑ ∑ ∑ ∑ = = 121,29 n∑ x2 − ( ∑ x)2 (12* 650) − (78)2 Phương trình hồi qui có dạng: Y = −1,35x + 121,29 Dựa vào phương trình hồi qui ta dự báo cho 4 qúi tới của năm thứ 4. Y41 = −1,35 * 13 + 121,29 = 103,74; Y42 = −1,35 * 14 + 121,29 = 102,39 Y43 = −1,35 * 15 + 121,29 = 101,04; Y44 = −1,35 * 16 + 121,29 = 99,69 Tiếp theo, ta dùng chỉ số mùa vụ để hóa giải tính chất mùa vụ của số liệu. Qúi Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ Dự báo mùa vụ hóa 1 1,005 103,74 104,26
  32. 32 2 0,788 102,39 80,68 3 1,025 101,04 103,57 4 1,179 99,69 117,53 Như vậy số lượng hàng bán ra ở từng qúi trong năm tới là (làm tròn số) Q1 = 104; Q2 = 81; Q3 = 104; Q4 = 118 đơn vị sản phẩm. III. BÀI TẬP TỰ GIẢI: Bài 8: Một đại lý phân phối hàng tiêu d ùng có thống kê về số lượng tiêu thụ trong 10 tuần lễ qua như sau: Tuần Số lượng Tuần Số lượng 1 220 6 290 2 210 7 330 3 250 8 400 4 270 9 390 5 350 10 420 Hãy dự báo số lượng có khả năng tiêu thụ trong tuần thứ 11: a. Phương pháp bình quân di động 3; 5 và 7 tuần, loại nào ít sai lệch nhất? b. Lấy kết quả ở câu a, dự báo bằng phương pháp bình quân di động có quyền số (tự cho quyền số). Bài 9: Anh An, nhà quản trị của công ty Thành Công muốn thực hiện một kế hoạch dự báo ngắn hạn về lượng sản phẩm tiêu thụ hàng tuần. Chu yên gia về dự báo của công ty khuyên anh nên dùng phương pháp bình quâ n di động 2 tuần, 4 tuần, hoặc 6 tuần. Để xác định nên dùng cách nào cho chính xác hơn, anh An thu thập số liệu thực tế về sản phẩm đó trong 10 tuần qua như dưới đây: Bạn hãy giúp anh An dự báo số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trong tu ần tới (tuần thứ 11) bằng phương pháp mà chuyên gia đã đề nghị. Số lượng tiêu thụ Số lượng tiêu thụ thực Tuần tuần thực tế tế 1 150 6 140 2 136 7 148 3 142 8 150 4 152 9 170 5 160 10 164 Bài 10: Lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời gian qua của cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em bị suy giảm. Bộ phận sản xuất cho rằng bộ phận kinh doanh dự báo không chính xá c nhu cầu thị trường và họ muốn theo dõi riêng. Sau 6 tháng thực hiện, kết quả được ghi nhận như sau: Dự báo của bộ phận Tháng Số lượng thực tế Sản xuất Kinh doanh 1 6.732 7.200 6.000 2 7.536 7.600 6.500 3 7.245 7.400 7.000 4 5.637 6.800 7.000 5 6.723 7.000 7.100 6 6.692 7.100 7.100 a. Bạn xác định xem kết quả dự báo của bộ phận nà o chính xác hơn?
  33. 33 b. Xác định tín hiệu theo dõi số liệu thực tế. Bài 11: Cơ sở sản xuất bánh mì “Tiến Phát” ghi lại số lượng tiêu thụ trong 8 tuần qua như sau: Tuần Số lượng tiêu thụ Tuần Số lượng tiêu thụ 1 3.200 5 4.160 2 3.420 6 4.240 3 3.510 7 3.820 4 3.250 8 3.910 Hãy dự báo khả năng tiêu thụ ở tuần thứ 9 bằng cách dùng: a. Phương pháp bình quân di động có trọng số 3 tuần với (kt-1=3; kt -2=2; kt -3=1, tuần gần nhất là 3, tuần xa hơn là 2 và tuần xa nhất là 1). b. Phương pháp san bằng số mũ với hệ số α = 0,2. c. Kết quả dự báo nào chính xác hơn? Bài 12: Công ty TNHH “Sao Sáng” chuyên bán mặt hàng điện lạnh, có doanh số bán hàng tháng trong năm qua như sau (ĐVT: Triệu đồng): a. Hãy dùng phương pháp điều hòa mũ để dự báo doanh số bán của công ty ở tháng tiếp theo (tháng giêng năm sau) với 2 trường hợp: α = 0,2; α = 0,4. b. Với α = 0,2 hay α = 0,4 có kết quả tốt hơn. c. Vẽ đồ thị biểu diễn số liệu dự báo (2 trường hợp trên) và số liệu thực tế. Tháng Doanh số bán Tháng Doanh số bán 1 370 7 450 2 410 8 468 3 430 9 443 4 390 10 508 5 420 11 476 6 450 12 492 Bài 13: Sử dụng bảng số liệu ở bài 12, và giả sử chúng ta có hệ số β = 0,3. Hãy dự báo doanh số bán ở tháng giêng theo phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng với 2 trường hợp: a. Với α = 0,2 ; β = 0,3 ; b. Với α = 0,4 ; β = 0,3 c. Cặp hệ số nào ít sai lệch hơn? Bài 14: Ông A, trưởng phòng kinh doa nh muốn dự báo hàng bán ra của công ty nhằm lên kế hoạch sản xuất cho 3 tháng tiếp theo. Ông tin rằng, số liệu hàng bán ra trong 6 tháng qua có thể đại diện cho tương lai. Tháng Số lượng bán Tháng Số lượng bán 1 1.750 4 1.800 2 1.650 5 1.750 3 1.800 6 1.900 Ông A muốn xây dựng dự báo theo phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng cho số lượng hàng bán ra ở tháng tiếp theo. Qua kinh nghiệm dự báo, ông đã xác định rằng số liệu dự báo có MAD thấp nhất thường ứng với hệ số α = 0,2; còn hệ số β được xác định trên cơ sở thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhưng ông A không khẳng định được nên sử dụng hệ số là β = 0,3 hay β = 0,4 thì tốt hơn. Bạn hãy giúp ông A việc này để dự báo lượng hàng bán ra cho tháng tới. Bài 15: Các nhà quản tr ị cao cấp của công ty C đang lên kế hoạch hoạt động cho năm tới. Ông J là một trong các nhà phân tích chịu trách nhiệm ước lượng doanh số bán cho năm tới.
  34. 34 Phương pháp làm việc của ông ta là xây dựng dự báo cho từng loại sản phẩm riêng biệt và sau đó kết hợp chúng lại. Bây giờ ông đang trong quá trình tính toán doanh số bán cho 6 năm gần đây nhất đối với loại sản phẩm máy vi tính XT (ĐVT: Triệu đồng). Năm Doanh số Năm Doanh số 1 1.400 4 26.800 2 6.900 5 34.900 3 16.500 6 39.100 Giả sử rằng số liệu doanh số bán nói trên là đại diện cho doanh số bán mong muốn của những năm tới, sử dụng phương pháp hồi qui theo chuỗi thời gian để dự báo doanh số bán ra cho năm tiếp theo (năm thứ 7). Bài 16: Một đơn vị sản xuất cung cấp sản phẩm ra thị trường, trong thời gian qua ông trưởng phòng kinh doanh đã theo dõi và cho rằng số liệu dự báo của ông trưởng phòng sản xuất là không chính xác, nên có ảnh hưởng đế n hoạt động sản xuất - kinh doanh của đ ơn vị. Ông trưởng phòng sản xuất thì cho rằng mình dự báo như vậy là khá chính xác , đôi bên không ai nhịn ai, lúc này ông giám đốc có ý kiến đề nghị mỗi bộ phận thiết lập dự báo riêng để theo dõi và đánh giá ai tốt hơn. Sau 6 tháng thực hiện, người ta xác định được số liệu xảy ra như sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 Phòng KD dự báo 153.000 153.000 162.000 162.000 148.500 153.000 Phòng SX dự báo 144.000 148.500 153.000 157.500 148.500 151.200 Số liệu thực tế 150.570 157.824 155.277 141.057 158.688 159.752 Bạn hãy xác định xem ông trưởng phòng kinh doanh hay ông trưởng phòng sản xuất dự báo chính xác. Bài 17: Công ty Z là nhà máy chế tạo với qui mô vừa về trang thiết bị làm nón g và lạnh . Số lượng hàng bán ra gia tăng nhanh chóng và năng lực sản xuất cũng cần được gia tăng. Các nhà quản lý của công ty cho rằng số lượng nhà cửa được xây cất là con số chỉ dẫn tốt đối với doanh số bán của công ty. Năm 1 2 3 4 5 6 7 Số nhà mới (triệu cái nhà) 2,1 1,8 2,4 2,8 3,1 2,6 2,4 DSB của công ty (tỷ đồng) 230 215 270 310 360 370 375 a. Xây dựng phương trình hồi qui tuyến tính giữa DSB của công ty với số lượng nhà cửa xây cất trong vòng 2 năm tới. Người ta ước lượng trong 2 năm tới số lượng nhà xây cất là 2,6 và 3 triệu nhà. b. Bao nhiêu phần trăm biến động trong doanh số bán của công ty có thể giải thích được? Bài 18: Ông J nhân viên phân tích, muốn dự báo do anh số bán hàn g qúi ch o năm tới đối với loại máy tính cá nhân. Ông ta tin rằng 8 qúi gần đây đại diện cho doanh số bán trong năm tới (đơn vị: Tỉ đồng). Năm 1 2 Qúi 1 234123 4 Doanh số 7,4 6,5 4,9 16,1 8,3 7,4 5,4 18,0 Sử dụng phân tích hồi qui chuỗi thời gian theo mùa vụ để xây dựng dự báo cho doanh số bán hàng qúi của máy tính cá nhân trong năm thứ 3. Bài 19: Một đại lý nước ngọt muốn dự báo về số lượng (két) nước ngọt có khả năng tiêu thụ trong năm tới. Giả sử rằng số liệu đã thu thập trong 3 năm qua có tính mùa vụ như sau. Số lượng hàng qúi Năm Qúi 1 Qúi 2 Qúi 3 Qúi 4
  35. 35 2 139 105 86 112 1 172 128 9 5 138 3 206 173 138 167 Hãy xác định lượng nước ngọt (két) có thể tiêu thụ trong năm tới. −−− o O o −−− CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 3:HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT I/ THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM. Việc thiết kế sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây là công việc rất quan trọng đối với sự thành công trong cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi nhà quản trị cần nắm những vấn đề liên quan đến sản phẩm được thiết kế. − Đặc tính chi tiết của từng loại sản phẩm. − Đặc tính của sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp bởi cách thức chế tạo sản phẩm. − Cách thức sản phẩm được chế tạo sẽ quyết định đến việc thiết kế hệ thống sản xuất Trong phần thiết kế sản phẩm, chúng ta sẽ xem xét nguồn phát minh sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, cải thiện bản thiết kế cho sản phẩm hiện có, thiết kế sản phẩm để thuận tiện cho sản xuất, thiết kế sản phẩm hướng vào chất lượng, thiết kế và phát triển dịch vụ.
  36. 36 1.1 Nguồn phát minh sản phẩm: Ý nghĩ về một sản phẩm hay dịch vụ có thể bắt đầu từ nhiều nguồn: khách hàng, nhà quản lý, nhân viên tiếp thị hay từ ngành cơ khí. Các công ty lớn thường có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm chính thức. Bộ phận này thực hiện các công việc sau: − Tiến hành những nghiên cứu cơ bản (những kiến thức khoa học tổng quát với mục tiêu phi thương mại). Sự nổ lực được hướng trước hết vào việc tìm hiểu những qui luật của tự nhiên hay nghiên cứu lý thuyết đã được công nhận với mục đích phát triển kiến thức mới. Phương hướng hoạt động không được xác định trước, mà chỉ được xác định trong quá trình công việc tiến triển và con đường tiếp tục nghiên cứu sẽ tự nó hiện ra. Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản thường đem lại những “bước đột phá” được công nhận bằng những giải thưởng lớn như giải Nobel. − Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng (các kiến thức tổng quát về mục tiêu thương mại). Nghiên cứu ứng dụng thường sử dụng những kết quả nghiên cứu cơ bản. Trong bất kỳ trường hợp nào, những nổ lực nghiên cứu ứng dụng muốn thành công đều cần đến một kho tàng mênh mông những phát kiến nghiên cứu cơ bản. Không thể giải quyết thành công một vấn đề thực tiễn bằng sự may rủi, mà phải bằng nỗ lực nghiên cứu, dù là nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng, đều phải coi trọng việc tìm kiếm một cách có hệ thống các giải pháp. − Tiến hành thiết kế và phát triển sản phẩm mới hay dịch vụ mới cùng qui trình sản xuất. Với mục tiêu là đảm bảo cho công ty luôn thịnh vượng bằng cách tìm ra những ý tưởng về sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai. 1.2 Tổ chức nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm. Tổ chức thiết kế sản phẩm và công nghệ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tạo ra nhữ ng sản phẩm, công nghệ mới để đưa vào sản xuất kinh doanh cũng như đưa nó vào khai thác có tính chất thương mại. Nó bao gồm toàn bộ hoạt động tổ chức, phối hợp nhằm xác định những mục tiêu, tạo ra những điều kiện và mối quan hệ cần thiết để có được sản phẩm và công nghệ mới. Những hoạt động này bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu, thiết kế thường xuyên và những nghiên cứu cụ thể. Về mặt nội dung, công tác tổ chức thiết kế sản phẩm và công nghệ bao gồm 3 vấn đề cơ bản sau: − Tổ chức hệ thống các bộ phận tham gia các hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Việc này không đơn thuần chỉ là việc thiết lập một hệ thống các bộ phận, tổ chức có chức năng nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm và công nghệ mới, mà còn bao gồm cả việc phân công trách nhiệm tổ chức sự chuyên môn hoá và hợp tác giữa các cơ sở, các bộ phận. Cơ chế hoạt động cũng như sự liên kết, hợp tác với các cơ sở khác ngoài doanh nghiệp. Trong việc tổ chức hệ thống này, cần đặc biệt chú ý tới sự phối hợp có tính liên ngành của các bộ phận chuyên ngành. Mục đích của việc này là đảm bảo được sự tham gia của cán bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau để ngay từ đầu có thể loại bỏ bớt tính không tưởng, tính phi thực tế của sản phẩm và công nghệ mới, chức không đợi đến lúc nghiên cứu xong, đưa ra thẩm định mới có thể kết luận được. Mặt khác thông qua đây có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu, tiết kiêm thời gian tìm ra các giải pháp có tính đồng bộ từ các ý kiến, quan điểm của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Trong việc tổ chức hệ thống các bộ phận làm chức năng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ, không chỉ cần đến sự hợp tác liên ngành, mà cần chú ý đến việc làm sao cho các nguồn lực không bị phân tán, mất lợi thế về mặt thời gian trong cạnh tranh. − Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Đây là hoạt động nhằm duy trì các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu,
  37. 37 thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Trước hết nhằm vào các bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Chúng thường thực hiện trên cơ sở kế hoạch hoạt động của các bộ phận này và bản kế hoạch đó lại thường dựa trên một số căn cứ chủ yếu như hướng hoạt động chung và nhiệm vụ do doanh nghiệp đề ra. Trong việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu, bên cạnh việc xác định được những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, công nghệ. Sự phân công cụ thể cho các bộ phận có liên quan, còn cần tìm kiếm thực hiện các biện pháp nhằm lôi cuốn đông đảo người lao động và các cán bộ thuộc các cấp khác nhau trong hệ thống quản lý. Để làm được việc này người ta có thể áp dụng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, thậm chí kết hợp chúng một cách linh hoạt. − Tổ chức lực lượng cán bộ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù chỉ là sản xuất kinh doanh thuần tuý (không tổ chức bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ riêng), thì vẫn cần những sản phẩm và công nghệ mới, cũng có những cán bộ có khả năng nghiên cứu theo hướng này. Những hình thức tổ chức nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, công nghệ thường áp dụng là: − Tổ chức quan hệ giữa các bên tham gia với tư cách là những bên mua−bán, thông thường là hàng hoá được giao dịch là sản phẩm và công nghệ mới, tồn tại dưới dạng bản vẽ, bản mô tả, Quan hệ giữa 2 bên không đơn thuần là mua bán mà còn có sự hợp tác trong quá trình triển khai, đưa ý đồ, bản vẽ thành hiện thực. Trong nhiều trường hợp bên mua (đơn vị sản xuất kinh doanh) cũng cung cấp những điều kiện mình có (nhà xưởng, thiết bị, ) để các cơ sở nghiên cứu sử dụng thí nghiệm theo đề tài của họ. − Tổ chức quan hệ liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh (đơn vị trực tiếp sử dụng kết quả nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ, với tư cách là bên mua hoặc bên góp vốn và các điều kiện khác nhằm khai thác lợi ích của sản phẩm, công nghệ mới) với các cơ sở nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. − Tổ chức các cơ sở nghiên cứu như những bộ phận độc lập trong một tổ chức sản xuất kinh doanh có qui mô lớn. Nhiệm vụ của bộ phận này được tập trung hoá vào khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Nó có thể hoạt động như một bộ phận độc lập của toàn bộ công ty, được cung cấp những điều kiện cần thiết để nghiên cứu. Đây là mô hình tổ chức các phòng nghiên cứu, các trung tâm hoặc viện nghiên cứu trong các tập đoàn, công ty lớn trong nước và đa quốc gia. 1.3 Qui trình phát triển sản phẩm. 1.3.1 Phát triển sản phẩm mới: Sơ đồ 3-1 chỉ ra các bước quan trọng trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Nếu cơ hội cho một sản phẩm mới được nhận ra, thì nghiên cứu khả thi về phương diện kinh tế, công nghệ cho chúng ta một hướng dẫn có ích trong việc xây dựng một dự án phát triển sản phẩm. Nếu nghiên cứu khả thi ban đầu này được tiến hành, các kỹ sư có thể chuẩn bị một bản thiết kế cơ sở. Bản thiết kế cơ sở này cho biết các hình thái cơ bản, khả năng thích ứng và chức năng sản phẩm cuối cùng, nhưng nhất thiết nó phải phù hợp với mô hình sản xuất. Kết quả của việc kiểm tra lại và tái thiết kế tiếp tục cho đến khi quá trình thiết kế - kiểm tra - tái thiết kế đưa ra một bản thiết kế cơ bản có kết quả thỏa mãn. Tiếp theo là đánh giá và nhận dạng thị trường cùng với việc minh họa khách hàng tiềm năng, kiểm tra lại thị trường. Nếu sự đáp ứng của bản thiết kế cơ bản này tốt thì sự đánh giá kinh tế của bản thiết kế cơ bản này được sử dụng để ước lượng qui mô sản xuất, chi phí và lợi nhuận cho sản phẩm, khi đó dự án sẽ được đưa vào giai đoạn thiết kế sản xuất . 1.Các nghiên cứu khả thi về kinh tế và công nghệ. 2.Thiết kế ban đầụ Chức năng 3.Thực hiện thử nghiệm thiết kế ban đầụ Chức năng Marketing sảnxuấtvà 4 Đáh iáhị ờ àki h ế ủ hiế kế b đầ
  38. 38 Sơ đồ 3-1: Phát triển sản phẩm mới Bản thiết kế sản xuất sẽ được phát triển dần thông qua kiểm tra lại kết quả, kiểm tra và thử lại sản xuất, kiểm tra lại thị trường và nghiên cứu hiệu quả kinh tế. Thiết kế phải đạt chi phí thấp, chất lượng tin cậy, kết quả tốt và khả năng sản xuất được số lượng mong muốn trên máy móc thiết bị sản xuất dự định. Các bản thiết kế sản xuất liên tục được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của điều kiện thị trường, sự thay đổi của công nghệ sản xuất và cho phép sự cải tiến về phương diện chế tạo. Khoảng 5% các ý tưởng về sản phẩm mới còn tồn tại trong sản xuất nhưng chỉ có 1/10 trong số đó là thành công. Tốt nhất là nên loại bỏ những dự án phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới không hứa hẹn, để tập trung các nguồn nhân vật lực vào các dự án hứa hẹn hơn. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có một ban kiểm tra để xem xét tiến trình của các dự án sản phẩm hay dịch vụ mới. 1.3.2 Đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn: Để thành công trong việc cạnh tranh, các công ty phải thiết kế, phát triển và giới thiệu sản phẩm của mình nhanh hơn. Một phương pháp tiếp cận trong việc đẩy nhanh tiến trình thiết kế và giới thiệu sản phẩm mới là việc sử dụng đội phát triển và thiết kế tự động. Những công ty như: General Motors, IBM, General Electric, Toyota, Nissan, Honda, đội thiết kế được quyền đưa ra các quyết định, tự quyết nhiều hơn trong thiết kế và giới thiệu sản phẩm. Kết quả đạt được là khá tốt. Thời gian cần có để những sản phẩm mới được thiết kế, phát triển và giới thiệu ra thị trường càng giảm, tiết kiệm nhiều chi phí. Cũng có thể tận dụng sự trợ giúp của máy vi tính để thiết kế ra các bộ phận, tổng thể, các ý tưởng quan trọng và kiểm tra lại sự trục trặc có thể có giữa các bộ phận. Thông lệ, thiết kế sản phẩm và thiết kế qui trình sản xuất là hai hoạt động riêng biệt. Công ty cần phải đi qua tất cả các bước để thiết kế sản phẩm, sau đó các bản thiết kế này được đưa đến cho nhà sản xuất để thiết kế qui trình sản xuất. Nhưng cách này phải mất nhiều thời gian để đưa sản phẩm mới đến được thị trường. Các ý tưởng về sản phẩm hoặc dịch vụ Nghiên cứu khả thi về công nghệ và kinh tế Thiết kế sản phẩm, dịch vụ Tương tác liên tục Thiết kế qui trình sản xuất Sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm, dịch vụ mới
  39. 39 Sơ đồ 3-2: Thiết kế đồng thời. Sơ đồ 3-2 minh họa khái niệm của thiết kế đồng thời, có nghĩa là bản thiết kế sản phẩm, dịch vụ được tiến hành đồng thời với bản thiết kế qui trình sản xuất thông qua sự tương tác liên tục giữa chúng. Cách này rút ngắn thời gian thiết kế, sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới. Các hoạt động sản xuất, tiếp thị, tài chính và kỹ thuật có liên quan đến thiết kế và phát triển sản phẩm, nó có tầm quan trọng như là sản phẩm mới được phát triển. Khi sản phẩm đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ sống của nó, các cố gắng này sẽ được chuyển thành mối quan tâm về cải tiến bản thiết kế cho sản phẩm hiện có. 1.3.3 Cải tiến bản thiết kế sản phẩm hiện có: Các công ty thường rất cố gắng để điều chỉnh và cải tiến sản phẩm hiện có. Tiêu điểm của sự cố gắng này là cải thiện kết quả, chất lượng và chi phí với mục tiêu là duy trì, nâng cao thị phần cho sản phẩm đang trưởng thành. Chẳng hạn ở công ty TOYOTA, một chương trình liên tục được tiến hành cải tiến bản thiết kế sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất. Bằng cách nhấn mạnh việc cải tiến thiết kế sản phẩm liên tục, những cải tiến nhỏ này đóng góp vào việc cải tiến trong dài hạn về chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất. 1.3.4 Thiết kế thuận tiện cho sản xuất: Thiết kế sản phẩm thuận tiện cho sản xuất là con đường cơ bản của các nhà sản xuất, giúp họ trở thành nhà cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Có 3 khái niệm liên quan đến việc thiết kế để thuận tiện cho sản xuất: chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa. * Chuyên môn hóa là việc mô tả chi tiết về nguyên vật liệu, các bộ phận hay sản phẩm bao gồm các số liệu như về mặt cấu tạo, về bề mặt, độ pH và các tiêu chuẩn vật lý khác. Những chỉ dẫn đặc biệt này cung cấp những thông tin chính xác về các đặc trưng của loại sản phẩm cần được chế tạo. * Tiêu chuẩn hóa đề cập đến hoạt động thiết kế nhằm giảm sự biến động trong sản phẩm hay các bộ phận. Ví dụ nếu nhóm sản phẩm có 20 mẫu mã được thiết kế để chọn lấy ra 10 mẫu, chúng ta sẽ xem 10 mẫu này là được tiêu chuẩn hóa cao hơn các sản phẩm trước. Tiêu chuẩn hóa nhóm sản phẩm hay các bộ phận là kết quả của khối lượng lớn từng sản phẩm hay các bộ phận và có thể giúp cho chi phí sản xuất thấp hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, có khả năng tự động hóa dễ dàng hơn. * Đơn giản hóa việc thiết kế sản phẩm là việc loại bỏ những cấu trúc phức tạp, nhưng vẫn có được các chức năng sản phẩm theo dự định với chi phí thấp hơn, chất lượng cao hơn hay thỏa mãn nhu cầu khách hàng cao hơn. Sự thỏa mãn này có thể được gia tăng bằng cách làm cho sản phẩm được thuận tiện khi mua, dễ lắp đặt, dễ bảo trì hay sử dụng. Chi phí có thể thấp hơn thông qua việc dễ dàng lắp ráp, có thể sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền hơn hay là có thể làm giảm hao phí nguyên liệu khi sản xuất. 1.3.5 Thiết kế hướng về chất lượng. Một yếu tố quan trọng của việc thiết kế sản phẩm là ảnh hưởng của nó lên chất lượng sản phẩm. Sản phẩm được chấp nhận bởi khách hàng hay không, là được quyết định cuối cùng ở mức độ hướng về chất lượng sản phẩm của việc thiết kế. Các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng siêu hạng đều bắt đầu từ thiết kế. Ba khía cạnh đặc biệt quan trọng của thiết kế hướng về chất lượng là: thiết kế chắc chắn, thiết kế để sản xuất và thiết kế cho sự tin cậy. * Một thiết kế chắc chắn: sẽ được thực hiện ngay khi những điều kiện không mong muốn xảy ra cả trong sản xuất lẫn ngoài thực tế.
  40. 40 * Thiết kế để sản xuất: làm giảm đáng kể các sai sót và cải thiện chất lượng sản phẩm. Khi một sản phẩm được thiết kế một cách thích hợp sẽ có ít chi tiết hơn và có thể lắp ráp một cách dễ dàng, nhanh chóng. * Thiết kế tin cậy: Từng chi tiết có mức tin cậy của nó và tập hợp lại ta có mức tin cậy của hệ thống. Cần lưu ý rằng, mức tin cậy của các chi tiết giới hạn sẽ quyết định mức tin cậy của toàn hệ thống. Ví dụ: Một vỏ xe ôtô có chu kỳ sống là 45.000 km, nếu có 1% bị hỏng dưới 45.000 km chúng ta nói vỏ xe có mức tin cậy 99%. Nếu có 4 vỏ xe ôtô, từng chiếc có mức tin cậy là 99% thì mức tin cậy của hệ thống 4 vỏ xe là : 0,99 x 0,99 x 0,99 x 0,99 = 0,961 hay 96,1%. Như vậy muốn tăng mức độ tin cậy của hệ thống, ta phải: - Thiết kế để tránh các hư hỏng thông thường ở các bộ phận. - Đơn giản hóa thiết kế, giảm các chi tiết tương tác trong sản phẩm. - Cung cấp ngay các chi tiết thay thế, hoặc có thể đặt vào hệ thống để thay thế một cách tự động đối với chi tiết có độ tin cậy thấp. Các nhà chế tạo hiện nay đặt mục tiêu là sản xuất ra những sản phẩm gần như “hoàn hảo” về chất lượng. 1.3.6 Thiết kế và phát triển dịch vụ mới. Chúng ta đã biết qua các chiến lược định vị cho dịch vụ là: * Cách thiết kế sản phẩm: chuyên biệt cho từng khách hàng hay theo tiêu chuẩn. * Cách thiết kế qui trình sản xuất: hướng về sản phẩm hay hướng về qui trình. * Cách khách hàng tiếp xúc nhiều hay ít. Có lẽ điều hiển nhiên nhất về thiết kế dịch vụ là sự đa dạng của chúng, song có 3 khía cạnh tổng quát của việc thiết kế dịch vụ là: - Mức độ tiêu chuẩn hóa của dịch vụ. Tính chất của sản phẩm là phù hợp cho từng khách hàng hay là cho nhóm khách hàng, dịch vụ có giống nhau cho mọi khách hàng hay không. - Mức độ giao dịch với khách hàng trong việc phân phối dịch vụ. Có trường hợp mức độ giao dịch với khách hàng cao như là trong lĩnh vực thời trang hay là thấp như trong nhà hàng cung cấp thức ăn nhanh. - Sự pha trộn của hàng hóa hữu hình và dịch vụ vô hình, sự pha trộn này bị chiếm lĩnh bởi dịch vụ vô hình như trong trường đại học hay hàng hóa hữu hình như sản phẩm của các hiệu may. Có cả sự thuận lợi và không thuận lợi của từng khuynh hướng trên trong việc thiết kế dịch vụ. Ví dụ: các dịch vụ được tiêu chuẩn hóa với mức độ tiếp xúc khách hàng thấp thường ít tốn kém và có thể nhanh chóng đưa ra thị trường, có thể thích hợp đối với chiến lược của một số dịch vụ. Ngược lại, có một vài mặt hàng khác cần có sự giao dịch với khách hàng ở mức độ cao. II. Lựa chọn quy trình sản xuất 2.1 Lựa chọn các khả năng trong qui trình sản xuất. Trong việc lựa chọn qui trình sản xuất, nhiều nhân tố cần phải được xem xét. Những nhân tố này là kích thước loạt sản xuất, sự biến động của sản phẩm, nhu cầu về vốn và phân tích kin h tế. 2.1.1 Kích thước loạt sản xuất và sự biến động của sản phẩm. Sơ đồ 3-6 minh họa cho thấy kiểu qui trình thiết kế có thích hợp hay không phụ thuộc vào số lượng bản thiết kế sản phẩm và kích thước của loạt sản xuất trong hệ thống sản xuất.
  41. 41 Kích thước lô A • Hệ thống hướng về sản phẩm, bền vững B • Hệ thống hướng về sản phẩm sản xuất theo lô Chế tạo theo nhóm bộ phận •C Hệ thố ng h ướ ng v ề qui trìn h, “c ửa hàng công việc” D • Số lượng thiết kế sản phẩm Sơ đồ 3-3: Kiểu thiết kế qui trình phụ thuộc vào kích thước lô Khi chúng ta chuyển từ điểm A sang điểm D trên sơ đồ, chi phí sản xuất và tính linh hoạt gia tăng. Tại điểm A, chỉ có một sản phẩm đơn độc và nhu cầu cho sản phẩm này rất lớn, nên hệ thống tổ chức sản xuất theo sản phẩm toàn bộ là thích hợp. Tuy chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp nhưng kiểu sản xuất này lại không linh hoạt, do máy móc được trang bị chuyên biệt và công nhân được huấn luyện để thích nghi cho việc sản xuất sản phẩm đó. Khi số lượng bản thiết kế sản phẩm gia tăng và kích thước loạt sản xuất giảm đi, tại điểm B chẳng hạn, hệ thống sản xuất hướng về sản phẩm theo loạt trở nên thích hợp. Mặc dù hệ thống này cũng còn kém linh hoạt nhưng việc đào tạo công nhân và trang bị máy móc ít chuyên biệt hơn để có thể chuyển sang sản xuất loại sản phẩm khác dễ dàng hơn và sự đa dạng của sản phẩm. Vì chiến lược kinh doanh được phát triển cho mỗi dây chuyền sản xuất chủ yếu, việc xác định lượng cầu mong đợi cho từng sản phẩm và số kiểu sản phẩm cần thiết để chiếm lĩnh thị trường là một yếu quan trọng trong việc chọn kiểu thiết kế qui trình. 2.1.2 Nhu cầu vốn cho việc thiết kế qui trình. Số lượng vốn cần thiết cho hệ thống sản xuất có xu hướng khác nhau đối với từng loại qui trình sản xuất. Trong sơ đồ 3-3 nói chung, số lượng vốn là lớn nhất ở điểm A và giảm dần sang điểm D. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp có thể là nhân tố quan trọng trong việc chọn kiểu thiết kế qui trình và chiến lược kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo đó. 2.2 Phân tích kinh tế. Trong các nhân tố được xem xét, chi phí sản xuất là nhân tố quan trọng để chọn ra cách thức tổ chức sản xuất. Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận về các hàm số chi phí của từng cách thức, các khái niệm như đòn cân hoạt động, phân tích hòa vốn và phân tích tài chính.
  42. 42 2.2.1 Hàm số chi phí của các qui trình. Như được lưu ý trước đây, từng loại thiết kế qui trình sản xuất có nhu cầu số lượng vốn khác nhau. Chi phí về vốn thông thường ấn định các khoản chi phí xảy ra trong từng tháng và đại diện cho các biện pháp đo lường chi phí vốn của xí nghiệp. Sơ đồ 3-7 minh họa cho thấy các hình thức khác nhau của thiết kế qui trình sản xuất từng loại sản phẩm có hàm chi phí khác nhau. Chi phí ban đầu về máy móc thiết bị cao, chi phí về nhà xưởng và các thiết bị khác cao thì tổng chi phí cố định sẽ cao hơn. Cũng thế, hình thức khác nhau của tổ chức sản xuất sẽ có chi phí biến đổi khác nhau tùy theo số lượng sản phẩm sản xuất trong từng tháng. Ví dụ: Loại hình dây chuyền lắp ráp tự động có chi phí cố định hàng năm là 22,5 tỉ đồng, bao gồm các khoản chi phí có liên quan về rô-bô; máy tính cá nhân; và các máy móc thiết bị cần thiết khác cho dây chuyền lắp ráp tự động. Các khoản chi phí biến đổi (như lao động, nguyên vật liệu và các chi phí biến đổi khác) cho dây chuyền khá thấp so với các hình thức thiết kế qui trình sản xuất khác, vì độ dốc của hàm chi phí thấp. Điều này có nghĩa là tốc độ gia tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng khối lượng sản xuất hàng năm. Nếu như vốn sản xuất không phải là vấn đề quan tâm của đơn vị thì thiết kế qui trình được đề cập phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Trong sơ đồ 3-7, nếu khối lượng sản xuất ít hơn 100.000 sản phẩm, một ‘cửa hiệu công việc’ sẽ thích hợp hơn; nếu như khối lượng từ 100.000 - 250.000 sản phẩm, kiểu ‘chế tạo theo nhóm’ phù hợp hơn; nếu trên 250.000 sản phẩm, ‘dây chuyền lắp ráp tự động’ được thích hơn. Chi phí sản xuất hàng năm (tỷ đ) ì “ Cæía haìng Chế tạo theo nhóm ä iãû “ Dây chuyền lắp ráp tự động 22,5 11,1 5 Sản phẩm /năm 100.000 250.000 Sơ đồ 3-7: Các hàm chi phí của các kiểu qui trình 2.2.2 Khái niệm về đòn cân hoạt động. Đòn cân hoạt động là công cụ đo lường mối quan hệ giữa chi phí với doanh số bán hàng năm của một xí nghiệp. Nếu chi phí cố định cao trong tổng chi phí của xí nghiệp, ta cho rằng xí nghiệp có mức độ đòn cân hoạt động cao. Mức độ cao về đòn cân hoạt động, nếu những nhân tố khác là không đổi, khi có sự thay đổi trong doanh số bán sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong thu nhập. Sơ đồ 3-8 minh họa vấn đề này.