Quản trị kinh doanh - Chương 02: Biên tập và phân tích mô tả dữ liệu

pptx 45 trang vanle 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 02: Biên tập và phân tích mô tả dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxquan_tri_kinh_doanh_chuong_02_bien_tap_va_phan_tich_mo_ta_du.pptx

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 02: Biên tập và phân tích mô tả dữ liệu

  1. Chương 2 BIÊN TẬP VÀ PHÂN TÍCH MÔ TẢ DỮ LIỆU
  2. Nội dung I. Một số đại lượng đặc trưng của dữ liệu II. Xây dựng bảng hỏi và kết cấu bộ dữ liệu III.Biên tập dữ liệu IV.Mô tả dữ liệu V.Phân tích dữ liệu bằng biểu đồ
  3. II. Xây dựng bảng hỏi & kết cấu bộ dữ liệu 1. Vị trí, ý nghĩa của thiết kế bảng hỏi 2. Quy trình và các bước thiết kế bảng hỏi 3. Nguyên tắc chung khi xây dựng bảng hỏi 4. Kiểm tra thử 5. Kết cấu bộ dữ liệu
  4. Nhiều định nghĩa về bảng hỏi ▪ “ Một tập hợp các câu hỏi được bố trí và xắp xếp theo một cấu trúc nhất định nhằm thu thập thông tin từ một nhóm đối tượng được lựa chọn để trả lời một hay nhiều câu hỏi nghiên cứu ” ▪ “Một tập hợp các câu hỏi, đặc biệt dùng để giải quyết cho một số vấn đề điển hình có tính thống kê thông qua việc thu thập thông tin trong một khảo sát” ▪ Và các định nghĩa khác
  5. 1. Vị trí, ý nghĩa của thiết kế bảng hỏi ▪ Dùng bảng hỏi làm gì? ● Đánh giá nhu cầu đầu tư phát triển, đánh giá sự khác biệt giữa các vùng ● Đo lường kết quả của dự án, chương trình can thiệp ● Theo dõi, đánh giá tiến độ, mức độ thực hiện chương trình triển khai dự án ● Đánh giá mức độ thỏa mãn của người hưởng lợi dự án ● Đánh giá tác động của dự án
  6. Ý nghĩa của thiết kế bảng hỏi BH được coi là hình thức của toàn bộ của cuộc điều tra BH thể hiện nội dung nghiên cứu Chất lượng BH thể hiện chất lượng của cuộc ĐT BH được xem là công cụ để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Thiết kế BH tốt:  Thu thập được thông tin chính xác nhất  Tăng tỷ lệ người trả lời  Có giá trị và đáng tin cậy  Tiết kiệm thời gian và tiền bạc  Tỷ lệ trả lời tối đa
  7. Bảng hỏi không tốt ▪ Những trường hợp không trả lời có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của bảng hỏi tương tự như việc bị mất thông tin (hoặc thông thu thông tin không chính xác) Tỷ lệ trả lời thấp Giảm tính hiệu quả của cỡ Giảm sức mẫu mạnh của nghiên cứu Giảm tính chính xác của kết quả cuối cùng 7
  8. 2. Các bước trong thiết kế bảng hỏi 4 công đoạn chính để xây dựng bảng hỏi: ● Xác định và quyết định hỏi cái gì? ● Xác định bố cục của bảng hỏi ● Lựa chọn kiểu câu hỏi, đặt câu hỏi ● Sắp xếp thứ tự câu hỏi và trình bày
  9. 2.1 Làm rõ hỏi cái gì? ▪ Làm rõ các bước trung gian từ câu hỏi nghiên cứu đến câu hỏi cuối cùng ▪ Câu hỏi nghiên cứu ▪ Các vấn đề liên quan: biến độc lập, phụ thuộc→ khung lý thuyết ▪ Trọng tâm câu hỏi
  10. Khung lý thuyết ▪ Biến độc phụ thuộc: là biến số dùng để mô tả hay đo lường vấn đề nghiên cứu. ▪ Biến độc lập : là biến số dùng để mô tả hay đo lường các yếu tố gây nên vấn đề nghiên cứu ▪ Biến số trung gian: các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sự tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc
  11. 2.2.Bố cục và sắp xếp thứ tự câu hỏi ▪ Xác định bảng hỏi gồm các phần nào dựa theo khung lý thuyết được xác định ở trên ▪ Tiêu đề ▪ Giới thiệu (kèm thư giới thiệu) ▪ Địa chỉ liên lạc để thông tin bảng hỏi
  12. Bố cục và sắp xếp thứ tự câu hỏi ▪ Bố cục gọn, hấp dẫn ▪ Hai trường phái về thứ tự câu hỏi ● Bắt đầu từ dễ đến khó, từ chung đến tế nhị ● Bắt đầu từ hấp dẫn đến kém hấp dẫn ▪ Chọn thứ tự nào phải tuân thủ quy tắc thứ tự logic = các câu hỏi trong 1 phần phải liên quan đến nhau ▪ Giữ nhịp bảng hỏi ▪ Tránh lạm dụng bước nhảy, rẽ nhánh
  13. 2.3. Các loại câu hỏi và thang đo ▪ Có rất nhiều cách chia các loại câu hỏi: - Câu hỏi đóng/mở/kết hợp - Câu hỏi chọn một/nhiều phương án - Câu hỏi gián tiếp/trực tiếp - Câu hỏi nội dung/lọc/tâm lý - Câu hỏi lưỡng cực/câu hỏi đơn cực - Trong nội dung bài giảng: Chỉ đề cập đến câu hỏi mở, và câu hỏi đóng.
  14. Ví dụ 1 Nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức khối cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An” - Câu hỏi nghiên cứu: Tìm hiểu về sự hài lòng của cán bộ công chức, viên chức đối với công việc của họ tại các cơ qua nhà nước - Biến phụ thuộc: sự hài lòng của cán bộ công chức viên chức bao gồm: công việc đảm nhiệm, lãnh đạo và môi trường làm việc, cơ sở vật chất, chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến và cơ hội học nâng cao năng lực. - Biến độc lập: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân ), địa bàn công tác, vị trí công tác, thâm niên công tác - Biến trung gian; cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương, môi trường kinh tế xã hội.
  15. Ví dụ 2 ▪ Khảo sát đầu vào dự án hỗ trợ phát triển tam nông cho các hộ gia đình tại tỉnh Gia Lai. ▪ Câu hỏi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế xã hội sản xuất của các hộ gia đình tại tỉnh Gia Lai. ▪ Biến phụ thuộc: Nhà cửa, đất đai, tài sản, hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tiếp cận thị trường. ▪ Biến độc lập: Vùng miền, loại hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, . ▪ Biến độc lập: Môi trường tự nhiên của địa phương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
  16. Câu hỏi mở và câu hỏi đóng  Câu hỏi mở chỉ ra đơn giản là để mở cho người được hỏi tự do trả lời - Ví dụ: “Bạn cảm thấy sức khỏe của bạn hôm nay thế nào?” • Câu hỏi đóng là câu hỏi đưa ra các phương án trả lời trước Ví dụ 1: Hôm nay bạn có khỏe không? Có Không Ví dụ 2: Mức độ đồng tình của bạn với ý kiến sau: “Hôm nay tôi rất khỏe”? Đồng ý Bình thường Không đồng ý 16
  17. Câu hỏi mở và câu hỏi đóng ▪ Quy định chung: với nghiên cứu định lượng, câu hỏi đóng thông thường tốt hơn câu hỏi mở, vì: ● Thuận lợi hơn cho người được phỏng vấn ● Thuận lợi hơn cho quá trình nhập dữ liệu, không cần phải mã hóa lại thông tin ● Thuận lợi cho người nghiên cứu phân nhóm người trả lời 17
  18. Câu hỏi đóng ▪ Câu hỏi đóng thường hữu ích vì . ● Điền câu trả lời dễ và nhanh ● Dễ mã hóa, ghi lại và phân tích ▪ Câu hỏi đóng thường không hữu ích vì ● Không thể bao hàm hết các phương án trả lời có thể (toàn diện) ● Không khai thác được thông tin sâu 18
  19. Bất lợi của câu hỏi đóng ▪ Các nhóm câu trả lời có thể dẫn dắt người được phỏng vấn ▪ Có thể dễ trả lời mà không cần phải suy nghĩ ▪ Không nên dùng nhất khi: ● Hỏi về độ thường xuyên của những hành vi nhạy cảm ● Câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời khác nhau 19
  20. Ví dụ (tiếp) • Anh/Chị có thấy các công trình đã xây dựng có đem lại hiệu quả cho người dân địa phương không? • 1. Có rất nhiều • 2. Có nhiều • 3. Không có gì.
  21. Ví dụ (tiếp) • A/C có biết các hoạt động như là tập huấn, hội thảo? • A/C có đóng góp gì như là ngày công lao động, đất? • A/c có tham gia các hoạt động của dự án không, như là tập huấn, đào tạo nghề? • A/c có được đi tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm không? • A/c có hài lòng với các công trình đầu tư Cầu, Đường, nghề
  22. Ví dụ Câu hỏi không tốt Câu hỏi tốt hơn • Trong 6 tháng qua, gia đình • [Bây giờ, tôi sẽ đọc một danh bạn đã mua loại đồ đạc mới sách các đồ gia đình. Khi tôi nào? đọc tới một loại vật dụng, hãy cho tôi biết gia đình bạn có mua loại đồ đó hay không trong 6 tháng qua]. Bạn có mua: tủ lạnh? đồ nhà bếp hay lò sấy? lò vi sóng? 22
  23. Câu hỏi mở ▪ Các câu hỏi mở hữu ích khi . ● Không biết trước câu trả lời ● Quá nhiều/quá phức tạp để mã hóa trước ● Tốt khi tìm kiếm lời giải thích cho các câu trả lời ▪ Câu hỏi mở thường KHÔNG hữu ích khi ● Cần mã hóa sai số có thể xảy ra ● Khó phân tích và tổng hợp 23
  24. Các loại thang đo ▪ Thang đo định danh Ví dụ: Nam, Nữ, (Cán bộ dự án của tỉnh nào? Bắc Kan,Hà Tĩnh, Trà Vinh, Tuyên Quang vv ) ▪ Thang đo thứ bậc Có sự cao thấp, hơn kém (rất nghèo, nghèo, trung bình, giàu, rất giàu hoặc không thích, bình thường, thích, rất thích) ▪ Thang đo khoảng Ví dụ: hỏi thu nhập trong khoảng nào ? Tuổi trong khoảng nào? ▪ Tỷ lệ
  25. Dạng các nhóm câu trả lời ▪ Khoanh tròn hoặc tích vào hộp ▪ Bỏ qua và bỏ trống 25
  26. Ví dụ ▪ A/C có biết dự án tổ chức các loại hình đào tạo nghề không? 1. Có 2. Không-> nếu chọn 2 chuyển sang ▪ Đó là những ngành nghề nào ● 1. đan thảm ● 2. xây dựng ● 3. nông nghiệp ● 4. khác (ghi cụ thể ) ▪ A/c và thành viên có tham gia vào loại hình đào tạo đó không? 1. Có 2. Không ▪ Sau khi tham gia , thu nhập gia đình có được cải thiện hay không? 1. Có 2. Không ▪ A/c có hài lòng với việc làm được học từ dự án hay không? 1. Có 2. Không
  27. Ví dụ ▪ Ô/B có được tham gia vào các lớp tập huấn của dự án không? 1. Có 2. Không ▪ Nếu có, Ô/b cho biết tham gia lớp tập huấn nào - Lúa - Bắp - Đậu phộng - Heo - bò, - Rau màu - Khác, nêu rõ ▪ Ô/B có hài lòng với lớp tập huấn tham gia như thế nào? ▪ 1. Rất HL 2. HL 3. bình thường 4. Không HL
  28. Ví dụ về các câu hỏi  Anh/chị có biết các công trình XDCB của dự án IMPP trên địa bàn xã của mình hay không như là?  A/C cho biết xã có được dự án triển khai các công trình sau không? 1. Cầu 2. Đường đan 3. Đường nhựa 4. Chợ 5. Điện 6. Nhà sơ chế nông sản
  29. Kiểm tra định dạng của bảng hỏi Đánh số các câu hỏi theo thứ tự Mã hóa các phương án trả lời. Sử dụng dạng chữ rộng, rõ ràng, không nên dùng dạng chữ rối mắt Lên danh sách các nhóm câu trả lời theo chiều dọc của bảng hỏi Luôn trung thành với hướng dẫn của các nhóm câu trả lời. Luôn trung thành với việc xếp đặt vị trí các nhóm câu trả lời. 29
  30. Kiểm tra định dạng của bảng hỏi ▪ Đừng để các câu hỏi bị ngắt khi sang trang mới. Nếu cần thì nhắc/chuyển câu hỏi và câu trả lời sang trang tiếp theo ▪ Đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho bảng hỏi nếu cần, tiếp đó là câu hỏi ▪ Phân biệt giữa hướng dẫn với câu hỏi ▪ Mã hóa trước bộ bảng hỏi thông qua các hộp kiểm tra 30
  31. 3. Nguyên tắc khi thiết kế bảng hỏi ▪ Hỏi những gì bạn muốn hỏi ▪ Hỏi theo cách mà bạn có thông tin trả lời: từ ngữ ▪ Hiểu tâm lý người được phỏng vấn và hoàn cảnh phỏng vấn. ▪ Một số nguyên tắc khác
  32. Nghệ thuật đặt câu hỏi ▪ Phải đặt câu hỏi đúng ▪ Người trả lời phải hiểu ý của câu hỏi ▪ Người trả lời phải biết câu trả lời ▪ Người trả lời phải sẵn sàng và có thể cung cấp câu trả lời 32
  33. Sử dụng từ ngữ ▪ Từ ngữ phải chính xác: một thay đổi nhỏ cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn ▪ Tính chất của từ ngữ ảnh hưởng tới câu trả lời ▪ Câu hỏi càng cụ thể càng ảnh hưởng tới câu trả lời của người trả lời
  34. Giới thiệu khảo sát/Thư giới thiệu ▪ Giới thiệu nên bao gồm: ● Ai tiến hành cuộc khảo sát ● Cuộc khảo sát bao gồm những chủ đề gì ● Đảm bảo tính bảo mật ● Có quyền đồng ý tham gia hoặc từ chối. ● Bạn có đề cập mất bao nhiêu thời gian để thực hiện, phù thuộc vào mô hình, chủ đề và quần thể nghiên cứu 34
  35. 3. Một số nguyên tắc cho người mới bắt đầu ▪ Hạn chế việc bắt đầu ngay vào viết câu hỏi cho đến khi bạn thật sự hiểu câu hỏi nghiên cứu ▪ Mỗi khi đặt câu hỏi cần phải tự hỏi mình “tại sao tôi cần biết điều này?” ▪ Sử dụng câu hỏi sẵn có từ các nguồn khác nhau
  36. Sử dụng câu hỏi sẵn có ▪ Khuyến khích sử dụng các câu hỏi sẵn có từ các nguồn điều tra khảo sát đã thành công trước đó: ▪ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc → Đường tắt ▪ Có thể so sánh với kết quả của khảo sát trước đó ▪ Tăng tính tin cậy của câu trả lời: đối với các nghiên cứu với cùng số lượng, cùng bối cảnh, và không có sự thay đổi ▪ Đối với các cuộc khảo sát có sự cách biệt về thời gian và có sự thay đổi → sử dụng cùng câu hỏi để đo lường xu hướng thay đổi.
  37. Sử dụng câu hỏi sẵn có ▪ Khi sử dụng câu hỏi sẵn có từ các cuộc điều tra khác cần chú ý: ● Bản quyền tác giả ● Tìm hiểu kỹ bối cảnh của từng các câu hỏi cụ thể vì câu trả lời cho một vài câu hỏi mà chỉ dành để hỏi trong bối cảnh đã được xác định
  38. Nguyên tắc khác ▪ Đảm bảo tất cả các câu hỏi và câu hỏi phụ đều được đặt tên rõ ràng (Ví dụ: 1,2a, 2b, 3, 4a) ▪ Bắt đầu với những câu dễ hơn (không quá nhạy cảm khi bắt đầu) ▪ Sử dụng trật tự hợp lý, nhưng nếu phiếu khảo sát dài thì hãy bắt đầu với điều quan trọng nhất ▪ Đặt những câu hỏi liên quan tới nhân khẩu học xuống cuối cùng ▪ Hỏi những câu liên quan tới biểu hiện trước những câu hỏi liên quan tới quan điểm ▪ Hỏi những câu liên quan tới tới biểu hiện trong quá khứ trước khi hỏi những câu liên quan tới biểu hiện trong thời điểm hiện tại ▪ Hỏi những câu hỏi chung trước, sau đó đi tiếp với những câu cụ thể
  39. 4. Điều tra thử: bảng hỏi ▪ Ưu tiên điều tra thử bảng hỏi thông qua những đối tượng giống với nhóm đối tượng chính trong quần thể nghiên cứu của bạn. ▪ Điều tra thử bảng hỏi theo mô hình được sử dụng cho nghiên cứu chính ▪ Xem xét việc điều tra 39
  40. 4. Điều tra thử: đánh giá 1. Xây dưng và 2. Đánh giá tính khả thi của cuộc kiểm tra các Điều tra thử công cụ nghiên khảo sát trên cứu quy mô thực 3. Xác định các vấn đề hậu cần của khảo sát (Ref: Teijlingen Van E et al 2001) 40
  41. 4. Điều tra thử: đánh giá ▪ Chuẩn bị dự thảo báo cáo đầu tiên và pre-test ▪ Phân bổ bảng hỏi theo mẫu nhỏ ▪ Đánh giá câu trả lời và viết lại dự thảo báo cáo ▪ Các điểm cần kiểm tra: ▪ Câu hỏi đánh giá được nội dung theo mục đích đưa ra cho nó ▪ Tất cả đều hiểu được câu hỏi và hiểu theo nghĩa giống nhau ▪ Các hướng dẫn dễ hiểu/theo dõi ▪ Liệu đã đưa ra hết các câu trả lời cho vấn đề chưa? ▪ Có thiếu câu hỏi nào một cách hệ thống/thường xuyên không? ▪ Kiểm tra các lỗi kỹ thuật cơ bản 41
  42. 5. Tổng kết 1. Xác định cần thu thập thông tin gì 2. Tìm kiếm những câu hỏi có sẵn 3. Nhóm chuyên đề 4. Soạn thảo các câu hỏi mới/xem xét các câu hỏi có sẵn 5. Lên thứ tự câu hỏi 6. Thu thập, đánh giá, xếp loại 7. Xem xét và tự kiểm tra hoặc kiểm tra qua đồng nghiệp 42
  43. Tiếp 8. Phỏng vấn theo dạng suy nghĩ thành lời 9. Xem xét/bỏ bớt câu hỏi 10. Chuẩn bị hướng dẫn phỏng vấn viên cho kiểm tra thí điểm 11. Kiểm tra thí điểm (10-20 trường hợp) 12. Xem xét loại bỏ bớt câu hỏi dựa trên nhận xét của người được hỏi và phỏng vấn viên 43
  44. Tiếp 13. Điều tra thử để trắc nghiệm bảng hỏi lại nếu cần 14. Chuẩn bị bản cuối của bộ hướng dẫn phỏng vấn viên 15. Chỉnh sửa bảng hỏi nếu phỏng vấn viên đưa ra thắc mắc trong buổi đào tạo 16. Sau khi hoàn thành khâu phỏng vấn, bàn thảo với phỏng vấn viên những vấn đề tiềm ẩn 17. Sử dụng kinh nghiệm có trước để xây dựng kế hoạch khảo sát 44
  45. Tổng kết ▪ Không có gợi ý tổng thể, chỉ đưa ra những vấn đề cần quan tâm, xem xét và xử lý. ▪ Xem xét mục đích của nghiên cứu và các nguồn lực ▪ Mục tiêu chính là thu thập số liệu ĐÁNG TIN, THỰC CHẤT & KHÔNG CÓ SAI SỐ DO THIÊN LỆCH 45