Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

pdf 10 trang Đức Chiến 04/01/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphong_ngua_rui_ro_ty_gia_hoi_doai_tai_cac_doanh_nghiep_tren.pdf

Nội dung text: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ Phan Khoa Cương, Lê Đào Khánh Thu, Lê Tô Minh Tân Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái (PNRRTGHĐ) chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động phòng ngừa rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bằng phương pháp khảo sát doanh nghiệp thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi kết hợp với dữ liệu thứ cấp thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, nghiên cứu làm rõ thực trạng nhận thức về PNRRTGHĐ và tình hình sử dụng công cụ PNRRTGHĐ của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, trên cơ sở thực trạng khảo sát, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị với các ban ngành liên quan nhằm tăng cường việc sử dụng các giải pháp PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp. 1. Đặt vấn đề Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam từng bước thực hiện lộ trình tự do hóa kinh tế bao gồm tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do hóa tài chính. Tiến trình tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Các bước tự do hóa tài chính này vừa tạo ra thời cơ đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng. Thời gian gần đây, với sự tác động của kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát cao của Việt Nam làm cho TGHĐ biến động mạnh gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng, việc sử dụng công cụ PNRRTGHĐ còn rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có một nghiên cứu thực tế chính thức nào được thực hiện để đánh giá thực trạng tình hình sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Do vậy, nghiên cứu này trở nên cấp thiết khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị tác động và phụ thuộc rất nhiều bởi tình hình biến động của kinh tế thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu này là trên cở sở kết quả khảo sát nhận thức, tình hình và 35
  2. nhu cầu sử dụng để đánh giá thực trạng PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế thời gian qua; từ kết quả nghiên cứu này mà các kết luận và khuyến nghị được đưa ra nhằm đẩy mạnh sử dụng công cụ PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này được giới hạn là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế vì hoạt động của những đơn vị này thường xuyên phải sử dụng ngoại tệ. Dựa vào số liệu về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do Sở Công Thương và Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cung cấp, nghiên cứu được thực hiện trên tổng thể là 39 doanh nghiệp trên địa bàn. Căn cứ theo địa chỉ của các doanh nghiệp này, phỏng vấn trực tiếp được tiến hành để thu thập số liệu, bảng câu hỏi điều tra được sử dụng trong quá trình phỏng vấn để thu thập thông tin sơ cấp. Các câu hỏi chi tiết được nêu ra trong bảng câu hỏi để thu thập thông tin liên quan đến nhận thức, thực trạng tình hình PNRRTGHĐ và nhu cầu tập huấn, sử dụng cộng cụ PNRRTGHĐ của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo chi nhánh các ngân hàng thương mại trên địa bàn với tư cách là đơn vị cung ứng dịch vụ PNRRTGHĐ về các vấn đề liên quan. Số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thừa Thiên Huế tăng nhanh qua các năm. Giá trị xuất khẩu năm 2009 tăng 155% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là gia tăng từ xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nhẹ và nông lâm sản. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này. Bảng 1. Tổng giá trị xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2009 Đơn vị tính: Nghìn USD Tăng bình Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 quân 1. Tổng giá trị xuất khẩu 57.119 61.233 80.881 107.680 145.379 26,31% - Công nghiệp và khoáng sản 13.039 16.383 14.804 13.496 4.674 -22,62% - Công nghiệp nhẹ 29.446 23.988 37.409 59.905 109.795 38,96% - Nông, lâm, thủy sản 14.634 20.862 28.668 34.279 30.910 20.55% 2. Tổng giá trị nhập khẩu 58.653 49.243 54.683 81.734 113.365 17,91% - Tư liệu sản xuất 45.746 33.991 45.402 81.434 09.529 24,39% - Hàng tiêu dùng 12.907 15.252 9.281 300 3.836 -26,16% Nguồn: Sở Công Thương Thừa Thiên Huế. 36
  3. Giá trị nhập khẩu năm 2009 so với năm 2005 tăng 93%, mức tăng bình quân 17,9 %/năm và mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh vẫn là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Dự kiến trong những năm tiếp theo kim ngạch xuất nhập khẩu của TTH sẽ tăng nhanh. Số liệu của bảng 1 đã cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn và tăng nhanh qua các năm. 3.2. Tình hình sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp Kết quả điều tra cho thấy, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu sử dụng 2 loại ngoại tệ là USD và Euro, trong đó đồng USD vẫn là loại ngoại tệ phổ biến nhất với kết quả là 100% doanh nghiệp đều sử dụng. Mục đích sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có tới 97,4% là hoạt động xuất khẩu, điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng xuất khẩu. Bảng 2. Tình hình sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp Lượt Tỷ lệ Tiêu chí DN trả (%) lời (lượt) 1. Loại ngoại tệ doanh nghiệp thường sử dụng - USD 39 100,0 - Euro 24 61,5 - Yên 5 12,8 - Ngoại tệ khác 7 17,9 2. Mục đích sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp - Kinh doanh xuất khẩu 38 97,4 - Kinh doanh nhập khẩu 27 69,2 - Dự trữ 1 2,6 - Đầu tư 2 5,1 3. Số lượng hợp đồng giao dịch hàng năm - Trên 10 hợp đồng 29 74,0 - Từ 5 – 10 hợp đồng 10 26,0 4. Quy mô ngoại tệ doanh nghiệp sử dụng hàng năm (quy đổi USD) - Trên 3 triệu USD 20 51,3 - Từ 1 – 3 triệu USD 12 30,8 - Dưới 1 triệu USD 7 17,9 Nguồn: Kết quả điều tra. 37
  4. Số liệu bảng 2 cũng cho thấy, quy mô ngoại tệ mà các doanh nghiệp cần sử dụng hàng năm khá lớn, trên 51% doanh nghiệp cần trên 3 triệu USD/năm và 30,8% sử dụng từ 1-3 triệu USD/năm. Số lượng hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp hàng năm cũng khá nhiều, 74% doanh nghiệp điều tra có trên 10 hợp đồng giao dịch mỗi năm. Tất cả những điều này đã minh chứng rằng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp trên địa bàn là khá lớn và tất yếu rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái là điều khó tránh khỏi. 3.3. Biến động tỷ giá hối đoái USD/VNĐ qua 4 năm 2005-2009 và ước thiệt hại do tỷ giá thay đổi đối với các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế Từ 2005, đặc biệt từ nửa cuối năm 2007 đến 2009, với sự điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng và biên độ dao động tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá giao dịch đô la Mỹ (USD) của các ngân hàng thương mại không ngừng biến động theo xu hướng tăng. Cụ thể, số liệu từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương cho thấy, tỷ giá mua và bán USD ở chi nhánh Huế năm 2009 tăng xấp xỉ 12,3% so với năm 2005 và mức tăng bình quân cho cả giai đoạn này là khoảng 2,94%/năm (Bảng 3). Rõ ràng sự biến động này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị. Ước tính ở bảng 3 chỉ rõ: một doanh nghiệp vay 1 triệu USD với thời hạn từ 1 năm trở lên trong giai đoạn 2005 - 2009 đã có thể tổn thất khoảng 29.387 USD mỗi năm do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm vay và thời điểm trả nợ. Mức thiệt hại sẽ lớn hơn gấp nhiều lần con số này nếu doanh nghiệp vay trong năm 2008 và trả nợ vào năm 2009. Bảng 3. Biến động tỷ giá 2005 – 2009 và ước tính thiệt hại của rủi ro tỷ giá với doanh nghiệp Tăng 2005 2006 2007 2008 2009 bình quân 1. Tỷ giá mua bình quân 15.852 15.983 16.083 16.447 17.799 2,94% (VND/1USD) 2. Tỷ giá bán bình quân 15.856 15.986 16.090 16.474 17.806 2,94% (VND/1USD) 3. Ước thiệt hại bình quân năm của các doanh nghiệp vay nợ bằng USD (Đơn vị tính: USD) - Quy mô 1 triệu USD/năm 29.387 - Quy mô 2 triệu USD/năm 58.775 - Quy mô 3 triệu USD/năm 88.162 Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tính toán của các tác giả. 38
  5. 3.4. Nhận thức của doanh nghiệp về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái Mức độ nhận thức của doanh nghiệp sẽ có tác động rất quan trọng đến việc sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ. Tình hình nhận thức của doanh nghiệp được thể hiện qua số liệu bảng 4. Kết quả điều tra về ý kiến của doanh nghiệp đối với cả 8 tiêu chí cho thấy, trên 82% doanh nghiệp đồng ý với ý kiến cho rằng phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất quan trọng và giúp hạn chế tổn thất trong giao dịch. Đối với tiêu chí về áp dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá, có 71,8% ý kiến của doanh nghiệp đều đồng ý với nhận định này. Điều này cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác PNRRTGHĐ. Bảng 4. Ý kiến của doanh nghiệp về vai trò của phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái Giá Độ 1 2 3 4 5 trị Tiêu chí lệch trung (%) (%) (%) (%) (%) chuẩn bình 1. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất 0 0 17,9 64,1 17,9 4,0 0,607 quan trọng 2. Giúp hạn chế tổn thất trong giao 0 0 15,4 59 25,6 4,1 0,641 dịch 3. Đảm bảo hiệu quả hoạt động 0 10,3 17,9 51,3 20,5 3,82 0,885 kinh doanh 4. Hỗ trợ cho công tác hoạch định 0 15,4 30,8 48,7 5,1 3,44 0,821 vốn 5. Đảm bảo khả năng tự chủ về tài 0 5,1 51,3 43,6 0 3,38 0,59 chính 6. Duy trì năng lực cạnh tranh 0 0 53,8 43,6 2,6 3,49 0,556 7. Giúp ổn định giá trị doanh 0 5,1 53,8 35,9 5,1 3,41 0,677 nghiệp 8. Việc áp dụng các công cụ 0 25,1 53,8 41 0 3,46 0,584 PNRRTGHĐ là hết sức cần thiết Nguồn: Kết quả điều tra. Ghi chú: Thang đo Likert: 1 (Hoàn toàn không đồng ý); 2 (Không đồng ý); 3 (Bình thường); 4 (Đồng ý); 5 (Hoàn toàn đồng ý). 39
  6. Tuy nhiên, kết quả khảo sát doanh nghiệp về lợi ích của phòng ngừa rủi ro tỷ giá thể hiện ở 4 tiêu chí tiếp theo (4, 5, 6, 7) cho thấy rằng, vẫn còn có nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Chính vì lẽ đó, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro nhưng với sự hiểu biết chưa sâu về những lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã khiến nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng việc áp dụng các công cụ PNRRTGHĐ trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này được thể hiện khá rõ thông qua kết quả khảo sát tiêu chí thứ 7, gần 80% doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhận định đã được đưa ra. Trong khi đó, việc áp dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái là rất cần thiết đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay. 3.5. Thực trạng sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp Tình hình sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái được thể hiện qua số liệu bảng 5, qua số liệu ở bảng đã cho thấy có 19/39 doanh nghiệp điều tra, chiếm gần 49% đã sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công cụ sử dụng chủ yếu là dùng hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn. Riêng đối với hợp đồng quyền chọn thì chưa có doanh nghiệp nào sử dụng trên địa bàn. Bảng 5. Tình hình sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái Lượt DN Tỷ lệ Tiêu chí trả lời (%) 1. Công cụ PNRRTGHĐ đã sử dụng a. Đã từng sử dụng 19 48,71 - Hợp đồng kỳ hạn 10 52,63 - Hợp đồng hoán đổi 12 63,15 - Hợp đồng giao sau 3 15,79 - Hợp đồng quyền chọn 0 0 b. Chưa từng sử dụng bất kỳ công cụ nào 20 51,29 2. Lí do chưa sử dụng công cụ PNRRTGHĐ - Mức độ thiệt hại do rủi ro tỷ giá hối đoái là không đáng kể 14 70,0 - Chưa được tập huấn tư vấn về cách vận dụng công cụ 13 65,0 PNRRTGHĐ - Chưa có nhân viên chuyên trách về PNRRTGHĐ 12 60,0 - Chưa quan tâm đúng mức đến PNRRTGHĐ 10 50,0 - Thiếu thông tin về đơn vị cung ứng công cụ PNRRTGHĐ 9 45,0 40
  7. - Chưa có thông tin đầy đủ về cách thức vận dụng các công 8 40,0 cụ PNRRTGHĐ - Việc vận dụng các công cụ PNRRTGHĐ quá phức tạp 3 15,0 - Chưa bao giờ gặp phải rủi ro tỷ giá 2 10,0 - Chi phí áp dụng các giải pháp PNRRTGHĐ quá cao 1 5,0 Nguồn: Kết quả điều tra. Có trên 50% doanh nghiệp điều tra chưa từng sử dụng công cụ PNRRTGHĐ. Một số lý do chủ yếu mà các doanh nghiệp này chưa sử dụng đó là: 70% ý kiến cho là do mức độ thiệt hại từ rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp không đáng kể; 65% là do chưa được tập huấn, tư vấn về cách thức sử dụng các công cụ phòng ngừa; 60% ý kiến cho rằng chưa có nhân viên chuyên trách và 50% cho rằng do chưa quan tâm đúng mức đến rủi ro tỷ giá. Về mức độ sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ của các doanh nghiệp có sử dụng, kết quả điều tra cho thấy có tới 42,2% doanh nghiệp sử dụng bất cứ khi nào có giao dịch phát sinh, 42% doanh nghiệp sử dụng khi giá trị giao dịch từ 500 nghìn USD trở lên và 15,8% doanh nghiệp sử dụng khi giá trị giao dịch từ 300 nghìn USD trở lên. Chi phí bình quân hàng năm cho sử dụng công cụ PNRRTGHĐ của doanh nghiệp chủ yếu dưới 100 triệu đồng (47,4% doanh nghiệp) và số doanh nghiệp có chi phí trên 500 triệu đồng khá ít chỉ chiếm 10,5%. Tiến hành khảo sát về kết quả mang lại từ việc sử dụng công cụ PNRRTGHĐ của các doanh nghiệp có sử dụng công cụ phòng ngừa trên địa bàn cho thấy, có tới 89,5% doanh nghiệp giảm được đáng kể rủi ro và 10,5% doanh nghiệp giảm hoàn toàn rủi ro tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, kết quả điều tra đã chỉ ra được một số trở ngại mà doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu thường gặp khi sử dụng công cụ PNRRTGHĐ chủ yếu đó là do thiếu thông tin liên quan đến dự báo tỷ giá, thiếu sự hướng dẫn chi tiết và tư vấn sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái phù hợp. Số liệu cụ thể được minh họa qua bảng 6. Bảng 6. Ý kiến của doanh nghiệp về khó khăn khi sử dụng công cụ PNRRTGHĐ Lượt Tỷ lệ Tiêu chí DN (%) trả lời 1. Chi phí cao 6 31,6 2. Công cụ PNRRTGHĐ do ngân hàng cung ứng chưa đa dạng 1 5,3 3. Thiếu thông tin về công cụ PNRRTGHĐ mà ngân hàng cung 8 42,1 cấp 4. Khó khăn vì chưa có hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan 4 21,1 41
  8. 5. Thiếu hướng dẫn chi tiết và tư vấn sử dụng công cụ 11 57,9 PNRRTGHĐ 6. Thiếu thông tin cần thiết liên quan đến dự báo tỷ giá hối đoái 15 78,9 Nguồn: Kết quả điều tra. Bên cạnh những trở ngại mà doanh nghiệp đã từng gặp phải trong quá trình áp dụng công cụ PNRRTGHĐ mà nghiên cứu vừa chỉ ra, việc đáp ứng chất lượng dịch vụ PNRRTGHĐ mà chi nhánh các ngân hàng thương mại trên địa bàn cung cấp cũng được xem là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến kết quả áp dụng PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ phòng ngừa rủi ro do các ngân hàng thương mại cung cấp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự thỏa mãn với những gì họ đã nhận được từ dịch vụ này. Điều này một phần là do dịch vụ này chưa mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng nên chất lượng dịch vụ PNRRTGHĐ hiện tại vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. 3.6. Nhu cầu doanh nghiệp về tập huấn, tư vấn sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Phân tích số liệu bảng 7 cho thấy, đa số các doanh nghiệp được điều tra đều có nhu cầu được tập huấn và tư vấn về cách thức sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ. Bảng 7. Nhu cầu của doanh nghiệp về tập huấn và tư vấn phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái Tiêu chí Số DN trả lời Tỷ lệ (%) Tổng số doanh nghiệp khảo sát 39 100,0 - Có nhu cầu 23 59,0 - Hiện tại chưa có nhưng tương lai sẽ có nhu cầu 11 28,2 - Không có nhu cầu 5 12,8 Nguồn: Kết quả điều tra. Chỉ có 12,8% doanh nghiệp khảo sát là không có nhu cầu, những doanh nghiệp này thường có quy mô kinh doanh nhỏ và giá trị của các giao dịch ngoại tệ không lớn, chủ yếu là một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng truyền thống của Huế như nón lá, hương, hàng thủ công mỹ nghệ 4. Kết luận và kiến nghị Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Việc áp dụng có hiệu quả các công cụ PNRRTGHĐ sẽ không những giúp doanh nghiệp hạn chế thiệt hại về kinh tế mà còn tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. 42
  9. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và tình hình sử dụng công cụ PNRRTGHĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn đã cho thấy việc áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở TTH còn rất nhiều hạn chế. Để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ nhằm tránh tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra tại các doanh nghiệp trên địa bàn, chúng tôi có một số đề nghị sau: Các doanh nghiệp cần ý thức được vai trò quan trọng của việc PNRRTGHĐ đối với sự an toàn của doanh nghiệp, giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh ổn định, khẳng định lợi thế cạnh tranh. Các ngân hàng thương mại với tư cách là đơn vị cung ứng công cụ PNRRTGHĐ cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ. Yếu tố văn hóa, đạo đức trong kinh doanh phải được quan tâm đặc biệt. Đơn vị cung ứng dịch vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo- tư vấn nghiệp vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng về các loại công cụ PNRRTGHĐ, cách thức sử dụng và tư vấn sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ một cách bài bản, theo phương châm lý thuyết đi đối với thực hành bằng các ví dụ điển hình. Các cơ sở đào tạo, tư vấn về PNRRTGHĐ nên xây dựng nội dung bài giảng và phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp, thực tế của nền kinh tế. Đồng thời cần cung cấp, hướng dẫn cho doanh nghiệp một số phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái thông dụng hiện nay mà doanh nghiệp có thể áp dụng như phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên phần mềm chuyên dụng như Metastock. Các cấp quản lý có thẩm quyền nên khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ PNRRTGHĐ; Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin kinh tế-xã hội một cách chuyên nghiệp, cập nhật và tin cậy để các doanh nghiệp cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ có nguồn thông tin tốt hỗ trợ công tác dự báo tỷ giá hối đoái. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Thị Lan Anh, Một số biện pháp hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái trong cơ chế thị trường mở, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Giao thông Vận tải, 2009. [2]. Nguyễn Minh Kiều, Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, Nxb Thống kê, 2008. [3]. Nguyễn Văn Lịch, Xuất nhập khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 223, 2009. [4]. Trần Ngọc Thơ, Chính sách tỷ giá hậu WTO, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 191, 2006. [5]. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê, 2006. 43
  10. [6]. Moosa, A.I., International Finance, 2nd Edition, McGraw-Hill , 2004. [7]. Shapiro, A., Multinational Financial Management, 6th Edition, Prentice-Hall, 1999. [8]. Mason, R., Lind D., Marchal W., Statistical Techniques for Business and Economics, 10th Edition, McGraw-Hill, 2000. PREVENTION OF FOREIGN EXCHANGE RISK IN ENTERPRISES AT THUA THIEN HUE PROVINCE Phan Khoa Cuong, Le Dao Khanh Thu, Le To Minh Tan College of Economics, Hue University SUMMARY Foreign exchange risk prevention plays a significant role in the risk management activities of enterprises, especially in the context of global ecnomic intergration. It thus has strong impacts on the business performance and competitiveness of the companies. By using questionnaires to survey enterprises’ opinions in combination with the secondary data collected from the other sourses, this paper aims to examine the current situations of how the firms are aware of foreign exchange risk prevention activity and how the prevention solutions are applied in Thua Thien Hue export- import enterprises. Futhermore, based on the findings, this research points out some suggestions involving agencies on the enhancement of using solutions of preventing foreign exchange risk at these enterprises in the future. 44