Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phap_luat_ve_dau_tu_nuoc_ngoai_tai_viet_nam.pdf
Nội dung text: Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Bởi: Lê Thị Bích Ngọc Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đặc điểm • Nội dung của quan hệ đầu tư chỉ bao gồm quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trên 3 hình thức cơ bản ◦ Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh ◦ Thành lập doanh nghiệp Liên doanh ◦ Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài • Chủ thể: gồm bên nước ngoài và bên Việt Nam ◦ Bên nước ngoài: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế ◦ Bên Việt Nam : ▪ Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ▪ Các bện viên trường học viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên có thể tham gia quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của chính phủ. ▪ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao kinh doanh (BOT), Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT); gồm bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thủ tướng chính phủ chỉ 1/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam định ký kết và thực hiện hợp đồng BOT,BTO,BT với nhà đầu tư nước ngoài. Các hình thức đầu tư Luật đầu tư nước ngoài của nước ta quy định 3 hình thức đầu tư • Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh • Đầu tư thông qua việc thành lập doanh nghiệp liên doanh • Đầu tư thông qua việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Hợp đồng hợp tác kinh doanh Khái niệm Là văn bản ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Đặc điểm • Chủ thể của hợp đồng: gồm 2 bên hoặc nhiều bên, trong đó bên Việt Nam có thể là một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế hoặc là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền • Nội dung hợp đồng: ◦ Chứa đựng sự hợp tác kinh doanh tại Việt Nam ◦ Chứa đựng sự phân chia trách nhiệm và lợi nhuận. • Về tổ chức: Các bên tham gia quan hệ hợp đồng không bị ràng buộc về mặt tổ chức cụ thể là việc ký kết hợp đồng này không dẫn đến thành lập pháp nhân mới. Nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh 1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án. 2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh 3. Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng. 4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. 5. Thời hạn hợp đồng. 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh. 7. Các nguyên tắc tài chính. 8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng. 2/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài các nội dung trên các bên hợp doanh có thể thoả thuận những nội dung khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu tư mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tư Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài • Là hình thức đầu tư mang tính ổn định, tính vững bền và tính tổ chức. • Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. • Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu 1 phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Phương thức đầu tư Hợp đồng BOT, BTO, BT Hợp đồng Xây dựng- Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình thuộc kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Việc thu hồi vốn cũng như lợi nhuận hợp lý chỉ có thể bằng cách khai thác kinh doanh chính công trình đó trong thời hạn nhất định. 3/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý nếu họ muốn. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao Là văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Khu chế xuất Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu có ranh giới địa lý xác định do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ cho quyết định thành lập. Các doanh nghiệp trong khu chế xuất gọi là doanh nghiệp chế xuất. Khu công nghiệp Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Khu công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Khu công nghệ cao Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học- công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan. Khu công nghệ cao có ranh giới địa lý xác định, do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập 4/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp liên doanh Khái niệm và đặc điểm Khái niệm • Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài. • Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp được thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập tại Việt Nam với : ◦ Nhà đầu tư nước ngoài ◦ Doanh nghiệp Việt Nam ◦ Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định ◦ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài ◦ Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam. Đặc điểm • Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, các bên tham gia liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. • Doanh nghiệp liên doanh có thể do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập. • Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp luôn có vốn của bên nước ngoài đầu tư trực tiếp bên cạnh vốn của bên Việt Nam trong cơ cấu vốn pháp định của doanh nghiệp. • Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa chính phủ Việt nam và chính phủ nước ngoài. • Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 5/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Cơ chế quản lý của doanh nghiệp liên doanh Hội đồng quản trị • Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh, có thẩm quyền quyết định mọi việc của doanh nghiệp liên doanh. • Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác. Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các chức vụ khác của doanh nghiệp liên doanh. • Thành viên của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh cử theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Nếu doanh nghiệp liên doanh chỉ có 2 bên thì mỗi bên ít nhất có 2 thành viên trong hội đồng quản trị. Nếu doanh nghiệp liên doanh có 1 bên là Việt nam và nhiều bên nước ngoài hoặc ngược lại thì bên tham gia liên doanh là thiểu số có ít nhất 2 thành viên trong hội đồng quản trị do các bên thoả thuận cử ra còn các bên kia mỗi bên 1 thành viên. • Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng không quá 5 năm. • Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động phải có ít nhất 2 thành viên trong hội đồng quản trị trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho bên liên doanh Việt Nam. • Hội đồng quản trị quyết định những vần đề của doanh nghiệp liên doanh thông qua cuộc họp của hội đồng quản trị. Cuộc họp hội đồng quản trị chỉ hợp lệ khi có mặt của ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng quản trị đại diện cho các bên tham gia liên doanh tham gia. Những vấn đề quan trong nhất phải được Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên có mặt tại cuộc họp, đó là các vấn đề: Bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất; Sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp. Những vấn đề khác quyết định theo sự đồng ý của quá bán số thành viên hội đồng quản trị có mặt tại phiên họ chấp thuận Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc • Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc quản lý và điều hành công việc hàng ngày cuả doanh nghiệp liên doanh. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác. Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất do bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. • Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản 6/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Tổng giám đốc cần trao đổi với phó tổng giám đốc thứ nhất về một số vấn đề quan trọng như: ◦ Bộ máy tổ chức ◦ Bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt ◦ Quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình ◦ Ký kết các hợp đồng kinh tế Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất thì ý kiến của Tổng giám đốc là quyết định nhưng phó Tổng giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất. Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài Khái niệmvà đặc điểm Khái niệm Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm • Có thể do 1 tổ chức, 1 cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập hoặc có thể do nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu tư vốn thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh. • có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. • Được thành lập dưới dạng công ty TNHH , chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh. • Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài. • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức cá nhân nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. ( Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra họ có thực hiện đúng pháp luật hay không. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). 7/8
- Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Cơ chế quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài do đó họ tự quyết định việc tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác. • Chủ doanh nghiệp nếu không có điều kiện thường trú tại Việt Nam phải có giấy uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện có thẩm quyèen thường trú tại Việt Nam. Người đại diện đó phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư. 8/8