Nguyên lý thống kê - Chương 5: Chỉ số

pdf 28 trang Đức Chiến 03/01/2024 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nguyên lý thống kê - Chương 5: Chỉ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguyen_ly_thong_ke_chuong_5_chi_so.pdf

Nội dung text: Nguyên lý thống kê - Chương 5: Chỉ số

  1. Chương 5. CHỈ SỐ Lê Phương Bộ môn Toán kinh tế Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Homepage:
  2. Nội dung 1 Chỉ số 2 Phương pháp tính Chỉ số cá thể Chỉ số tổng hợp Chỉ số phát triển Chỉ số không gian (chỉ số địa phương) Chỉ số kế hoạch 3 Hệ thống chỉ số 4 Phân tích sự biến động của chỉ tiêu Phân tích sự biến động của chỉ tiêu doanh thu Phân tích sự biến động của chỉ tiêu trung bình Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng lượng biến
  3. Chỉ số Khái niệm Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ so sánh giữa hai mức độ của cùng một hiện tượng. Đặc điểm • Giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố khác thì không thay đổi. • Các nhân tố ảnh hưởng cần được trình bày theo một trình tự nhất định và phải luôn có mối quan hệ tích số với nhau. Ý nghĩa • Đánh giá sự biến động của hiện tượng trong những điều kiện khác nhau. • Đánh giá vai trò, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của hiện tượng.
  4. Chỉ số Phân loại 1 Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu • Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện qui mô và khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: số lượng sản phẩm, số công nhân, . . . • Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: giá thành, giá bán, năng suất lao động, . . . . 2 Căn cứ vào phạm vi tính toán • Chỉ số cá thể (chỉ số đơn): phản ánh sự biến động của từng đơn vị cá biệt của tổng thể hiện tượng phức tạp. Ví dụ: chỉ số giá cả của từng mặt hàng. • Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): phản ánh sự biến động của tất cả các đơn vị của tổng thể hiện tượng phức tạp. Ví dụ: chỉ số giá cả của toàn bộ sản phẩm của một doanh nghiệp.
  5. Chỉ số cá thể Chỉ số cá thể khối lượng q1 iq = q0 Chỉ số cá thể chất lượng (giá cả) p1 ip = p0 với 0 là kì gốc và 1 là kì nghiên cứu (kì báo cáo).
  6. Chỉ số cá thể Ví dụ Tính chỉ số giá cả và chỉ số lượng hàng tiêu thụ của mỗi sản phẩm Loại Giá bán (1000đ) Lượng tiêu thụ ip iq SP Kì gốc (p0) Kì BC (p1) Kì gốc (q0) Kì BC (q1) A 8 9 500 700 B 11 22 500 3000 C 5 3 4000 9000
  7. Chỉ số phát triển Mô hình bài toán và kí hiệu Có n loại sản phẩm, kí hiệu • p0i : giá của sản phẩm loại i trong kì gốc. • p1i : giá của sản phẩm loại i trong kì báo cáo. • q0i : khối lượng tiêu thụ của sản phẩm loại i trong kì gốc. • q1i : khối lượng tiêu thụ của sản phẩm loại i trong kì báo cáo. Loại Giá bán đơn vị sản phẩm Lượng SP tiêu thụ SP Kì gốc (p0) Kì báo cáo (p1) Kì gốc (q0) Kì báo cáo (q1) 1 p01 p11 q01 q11 2 p02 p12 q02 q12 . . . . . . . . . . n p0n p1n q0n q1n Xác định tốc độ phát triển của khối lượng sản phẩm tiêu thụ được, của giá cả và của doanh thu chung cho tất cả n loại sản phẩm.
  8. Chỉ số phát triển Chỉ số tổng hợp khối lượng (tốc độ phát triển khối lượng) n n P P p0i q1i iqi p0i q0i n i=1 i=1 X Iq = n = n = iqi d0i , P P p0i q0i p0i q0i i=1 i=1 i=1 trong đó q1i + iqi = là chỉ số cá thể khối lượng của sản phẩm loại i. q0i p0i q0i + d0i = n là tỉ trọng doanh thu sản phẩm loại i trong kì gốc. P p0i q0i i=1 Lưu ý: có 2 công thức tính chỉ số là Laspeyres và Paashe, công thức trên là công thức của Paashe (p kì trước, q kì sau).
  9. Chỉ số phát triển Chỉ số tổng hợp chất lượng (tốc độ phát triển giá cả) n n P P p1i q1i p1i q1i i=1 i=1 1 Ip = n = n = n , P P p1i q1i P d1i p0i q1i i=1 i=1 ipi i=1 ipi trong đó p1i + ipi = là chỉ số cá thể về giá của sản phẩm loại i. p0i p1i q1i + d1i = n là tỉ trọng doanh thu sản phẩm loại i kì báo cáo. P p1i q1i i=1 Chỉ số tổng hợp chung (tốc độ phát triển doanh thu) Pn i=1 p1i q1i Ipq = IpIq = Pn . i=1 p0i q0i
  10. Chỉ số phát triển Các công thức trên có thể viết dưới dạng đơn giản sau: Chỉ số tổng hợp khối lượng (tốc độ phát triển khối lượng) P P p0q1 iqp0q0 X Iq = P = P = iqd0. p0q0 p0q0 Chỉ số tổng hợp chất lượng (tốc độ phát triển giá cả) P P p1q1 p1q1 1 Ip = P = p q = . p0q1 P 1 1 P d1 ip ip Chỉ số tổng hợp chung (tốc độ phát triển doanh thu) P p1q1 Ipq = IpIq = P . p0q0
  11. Chỉ số không gian Mô hình bài toán và kí hiệu Có n loại sản phẩm được tiêu thụ ở 2 địa phương A và B, kí hiệu • pAi : giá của sản phẩm loại i ở địa phương A. • pBi : giá của sản phẩm loại i ở địa phương B. • qAi : khối lượng tiêu thụ của sản phẩm loại i ở địa phương A. • qBi : khối lượng tiêu thụ của sản phẩm loại i ở địa phương B. Loại Địa phương A Địa phương B SP Giá bán (pA) Lượng bán (qA) Giá bán (pB) Lượng bán (qB) 1 pA1 qA1 pB1 qB1 2 pA2 qA2 pB2 qB2 . . . . . . . . . . n pAn qAn pBn qBn Xác định tỉ lệ về giá và về lượng sản phẩm bán được ở 2 địa phương.
  12. Chỉ số không gian Chỉ số tổng hợp giá cả không gian n P pAi (qAi + qBi ) i=1 Ip(A/B) = n P pBi (qAi + qBi ) i=1 Chỉ số tổng hợp khối lượng không gian n P qAi pi i=1 Iq(A/B) = n P qBi pi i=1 pAi qAi + pBi qBi trong đó pi = là giá bán trung bình sản phẩm loại i ở qAi + qBi cả hai địa phương A và B.
  13. Chỉ số không gian Ví dụ Loại Cửa hàng A Cửa hàng B SP Giá bán (pA) Lượng bán (qA) Giá bán (pB) Lượng bán (qB) Bia 145 80 140 100 Rượu 190 100 198 90 Xác định tỉ lệ về giá và về lượng sản phẩm bán được ở cửa hàng A so với cửa hàng B.
  14. Chỉ số kế hoạch Mô hình bài toán và kí hiệu Có n loại sản phẩm, kí hiệu • zki : giá thành của sản phẩm loại i trong kì kế hoạch. • qki : khối lượng tiêu thụ của sản phẩm loại i trong kì kế hoạch. Loại Giá thành SP theo kì Khối lượng SP theo kì SP Gốc (z0) KH (zk ) BC (z1) Gốc (q0) KH (qk ) BC (q1) 1 z01 zk1 z11 q01 qk1 q11 2 z02 zk2 z12 q02 qk2 q12 . . . . . . . . . . . . . . n z0n zkn z1n q0n qkn q1n Xác định nhiệm vụ kế hoạch và mức độ hoàn thành kế hoạch của tất cả n loại sản phẩm.
  15. Chỉ số kế hoạch Chỉ số khối lượng kế hoạch • Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch n P z0i qki i=1 Iq(k/0) = n P z0i q0i i=1 • Chỉ số hoàn thành kế hoạch n P zki q1i i=1 Iq(1/k) = n P zki qki i=1 trong đó 0, k, 1 lần lượt là thời gian tương ứng ở kì gốc, kì kế hoạch và kì báo cáo.
  16. Chỉ số kế hoạch Chỉ số chất lượng kế hoạch • Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch n P zki qki i=1 Iz(k/0) = n P z0i qki i=1 • Chỉ số hoàn thành kế hoạch n P z1i q1i i=1 Iz(1/k) = n P zki q1i i=1 trong đó 0, k, 1 lần lượt là thời gian tương ứng ở kì gốc, kì kế hoạch và kì báo cáo.
  17. Hệ thống chỉ số Khái niệm Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng. Cơ sở để xây dựng một hệ thống chỉ số là dựa vào các phương trình kinh tế. Ví dụ Phương trình kinh tế: Doanh thu = Giá cả × Lượng tiêu thụ. pq = p × q. Hệ thống chỉ số: Ipq = Ip × Iq P P P p1q1 p1q1 p0q1 P = P × P p0q0 p0q1 p0q0
  18. Hệ thống chỉ số Cấu thành của hệ thống chỉ số • Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng do ảnh hưởng bởi tất cả các nhân tố cấu thành. • Chỉ số nhân tố phản ánh sự biến động của hiện tượng do ảnh hưởng bởi từng nhân tố cấu thành. Ý nghĩa của hệ thống chỉ số 1 Xác định được vai trò và ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với biến động của hiện tượng phức tạp. 2 Xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số còn lại trong hệ thống.
  19. Phân tích sự biến động của trung bình Phương trình kinh tế: k P xi fi k = X fi x = i 1 = x . k i k P i=1 P fi fi i=1 i=1 Tác động tới chỉ tiêu trung bình có hai nhân tố là lượng biến và kết cấu tổng thể. Kí hiệu: • x0, x1: lượng biến của tiêu thức kì gốc và kì báo cáo, • f0, f1: tần số lượng biến kì gốc và kì báo cáo, • d0, d1: tỉ trọng lượng biến kì gốc và kì báo cáo, • x 0, x 1: số trung bình cộng kì gốc và kì báo cáo. P x f P x f Trong đó x = 0 0 = P x d , x = 1 1 = P x d , 0 P f 0 0 1 P f 1 1 P 0 1 x0f1 P x 01 = P = x0d1. f1
  20. Phân tích sự biến động của trung bình Hệ thống chỉ số: x x x 1 = 1 × 01 . x 0 x 01 x 0 (Ix = Ix × Ikc). Chênh lệch tuyệt đối: x 1 − x 0 = (x 1 − x 01) + (x 01 − x 0). Phân tích, đánh giá: Đưa ra các nhận xét về sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. • Chỉ số cấu thành khả biến Ix phản ánh sự biến động của chỉ tiêu số trung bình chung. • Chỉ số cấu thành cố định Ix phản ánh sự biến động của chỉ tiêu trung do ảnh hưởng bởi bản thân lượng biến. • Chỉ số kết cấu Ikc phản ánh sự biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng bởi kết cấu tổng thể.
  21. Phân tích sự biến động của trung bình Ví dụ Có số liệu về năng suất lao động của một doanh nghiệp như sau: Phân Sản lượng Q Số công nhân T Năng suất W xưởng (1000 sp) (người) (1000 sp/người) KG KBC KG KBC KG KBC A 90 320 30 80 3 4 B 420 140 70 20 6 7 Cộng 510 460 100 100 5, 1 4, 6
  22. Phân tích sự biến động của trung bình Với số liệu trên, ta tiến hành phân tích sự biến động của NSLĐ bình quân như sau: Xây dựng phương trình kinh tế: P WT X T W = = W . P T P T Xác định các nhân tố ảnh hưởng: Tác động tới NSLĐ bình quân chung của doanh nghiệp có hai nhân tố là mức NSLĐ của từng phân xưởng và kết cấu công nhân của các phân xưởng đó. Hệ thống chỉ số: W W W 1 = 1 × 01 . W 0 W 01 W 0 Chênh lệch tuyệt đối: W 1 − W 0 = (W 1 − W 01) + (W 01 − W 0).
  23. Phân tích sự biến động của trung bình Tính toán các chỉ tiêu: P W0T0 3.30 + 6.70 W 0 = P = = 5, 1. T0 30 + 70 P W1T1 4.80 + 7.20 W 1 = P = = 4, 6. T1 80 + 20 P W0T1 3.80 + 6.20 W 01 = P = = 3, 6. T1 80 + 20 Hệ thống chỉ số: 4, 6 4, 6 3, 6 = × . 5, 1 3, 6 5, 1 0, 902 = 1, 278 × 0, 706. Chênh lệch tuyệt đối: 4, 6 − 5, 1 = 4, 6 − 3, 6 + 3, 6 − 5, 1. −0, 5 = 1 + (−1, 5).
  24. Phân tích sự biến động của trung bình Nhận xét: Năng suất lao động bìnhquân chung cho toàn doanh nghiệp kì báo cáo so với kỳ gốc giảm 9,8%, về số tuyệt đối giảm 0,5 (1.000 sp/người) do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: • Do mức NSLĐ của các phân xưởng tăng làm cho NSLĐ bình quân chung tăng 27,8%, về số tuyệt đối tăng 1 (1.000 sp/người). • Do kết cấu công nhân của các phân xưởng thay đổi làm năng suất lao động bình quân chung giảm 29,4%, về số tuyệt đối giảm 1,5 (1.000 sp/người).
  25. Phân tích sự biến động tổng lượng biến Phương trình kinh tế: k X M = x fi . i=1 hay k k X fi X M = x f . i k i i=1 P i=1 fi i=1 Tác động tới tổng lượng biến có ba nhân tố là lượng biến, kết cấu tổng thể và tổng số đơn vị (tổng tần số).
  26. Phân tích sự biến động tổng lượng biến Hệ thống chỉ số: P M1 x 1 x 01 f1 = × × P M0 x 01 x 0 f0 (IM = Ix × Ikc × If ) Chênh lệch tuyệt đối: X X X X M1 − M0 = (x 1 − x 01) f1 + (x 01 − x 0) f1 + ( f1 − f0)x 0. Phân tích, đánh giá: Đưa ra các nhận xét về sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
  27. Phân tích sự biến động tổng lượng biến Ví dụ Phân tích sự biến động của tổng sản lượng do ảnh hưởng bởi các nhân tố trong ví dụ trước. Phương trình kinh tế: X X T X Q = W T = W T . P T Xác định các nhân tố ảnh hưởng: Tác động tới tổng sản lượng có ba nhân tố: NSLĐ của các phân xưởng, kết cấu công nhân của các phân xưởng đó và tổng số công nhân. Hệ thống chỉ số: P Q1 W 1 W 01 T1 = × × P . Q0 W 01 W 0 T0 Chênh lệch tuyệt đối: X X X X Q1−Q0 = (W 1−W 01) T1+(W 01−W 0) T1+( T1− T0)W 0.
  28. Phân tích sự biến động tổng lượng biến Hệ thống chỉ số: 460 460 360 510 = × × 510 360 510 510 0, 902 = 1, 278 × 0, 706 × 1 Chênh lệch tuyệt đối: 460 − 510 = (460 − 360) + (360 − 510) + (510 − 510) (−50) = 100 + (−150) + 0 Nhận xét: Tổng sản lượng của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 9,8%, về số tuyệt đối giảm 50 (1.000 sp) do ảnh hưởng bởi các nhân tố: • Do NSLĐ của các phân xưởng tăng làm tổng sản lượng tăng 27,8%, về số tuyệt đối tăng 100 (1.000 sp). • Do kết cấu công nhân của các phân xưởng thay đổi làm tổng sản lượng giảm 29,4%, về số tuyệt đối giảm 150 (1.000 sp). • Do tổng số công nhân không thay đổi nên không ảnh hưởng tới tổng sản lượng.