Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 9: Thanh khoản và dự trữ chính sách và chiến lược quản lý

pdf 44 trang vanle 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 9: Thanh khoản và dự trữ chính sách và chiến lược quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_va_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_chuyen.pdf

Nội dung text: Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 9: Thanh khoản và dự trữ chính sách và chiến lược quản lý

  1. Chuyên đề 9 THANH KHOẢN & DỰ TRỮ CHÍNH SÁCH & CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ 1
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Đọc các trang 415 – 459 Học liệu tham khảo số 1 • Đọc các trang 250 – 289 Học liệu tham khảo số 3 • Đọc các trang 56 – 70 Học liệu tham khảo số 2 • Đọc các trang 620 – 704 Học liệu tham khảo số 4 • Đọc các trang 251 – 286 Học liệu tham khảo số 5 2
  3. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 8 • Cung & cầu thanh khoản đối với ngân hàng • Tại sao ngân hàng phải đối mặt với vấn đề về thanh khoản • Chiến lược quản lý thanh khoản • Ước tính yêu cầu thanh khoản của ngân hàng • Các yếu tố trong quá trình lựa chọn nguồn dự trữ khác nhau 3
  4. CUNG & CẦU THANH KHOẢN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG Nguồn cung vốn thanh khoản Nguồn cầu thanh khoản • KH rút tiền từ tài khoản • Tiền gửi của khách hàng • Yêu cầu vay vốn từ những • Doanh thu từ bán các dịch khách hàng tín dụng chất vụ phi tiền gửi lượng cao • Thanh toán các khoản vay phi • Thanh toán nợ của tiền gửi khách hàng • Chi phí bằng tiền & thuế xuất • Bán tài sản hiện trong quá trình sản xuất & • Vay từ thị trường tiền tệ cung cấp dịch vụ 4 • Thanh toán cổ tức bằng tiền
  5. TRẠNG THÁI THANH KHOẢN RÒNG CỦA NGÂN HÀNG (NPL) NPL = (Tổng nguồn cung thanh khoản) – (Tổng nguồn cầu thanh khoản) = (Lượng tiền gửi vào) + (Doanh thu bán các dịch vụ phi tiền gửi) + (Thanh toán nợ của khách hàng) + (Vay nợ trên thị trường tiền tệ) – (Lượng tiền bị rút ra) – (Qui mô xin vay được chấp nhận) – (Thanh toán nợ của ngân hàng) – (Chi bằng tiền khác trong hoạt động) – (Thanh toán cổ tức bằng tiền) 5
  6. TRẠNG THÁI THANH KHOẢN RÒNG CỦA NGÂN HÀNG (NPL) • Các trạng thái thanh khoản dòng của ngân hàng - NPL = 0: Tình trạng thanh khoản cân bằng - NPL 0: Tình trạng thặng dư thanh khoản • Đặc điểm của thanh khoản - Có tính thời điểm cao - Cầu thanh khoản dài hạn có tính thời vụ, chu kỳ - Hầu hết vấn đề thanh khoản đều xuất hiện từ ngoài 6NH
  7. BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ THANH KHOẢN • Ngân hàng phải thường xuyên đối phó với thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản • Cần phải đánh đổi giữa khả năng thanh khoản & khả năng sinh lời 7
  8. TẠI SAO NGÂN HÀNG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI CÁC VẤN ĐỀ VỀ THANH KHOẢN • Ngân hàng luôn phải đối mặt với sự mất cân bằng về kỳ hạn giữa tài sản & nguồn vốn • Ngân hàng luôn nắm giữ một tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh toán tức thì • Sự nhạy cảm của ngân hàng đối với vấn đề biến động của lãi suất • Ngân hàng luôn phải ưu tiên cho vấn đề đáp ứng yêu cầu thanh khoản 8
  9. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN • Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản • Chiến lược quản lý thanh khoản nợ • Chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp • Đường lối trong quản lý thanh khoản 9
  10. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TÀI SẢN • Ngân hàng nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao • Chiến lược thường được các ngân hàng nhỏ áp dụng, có chi phí tương đối cao • Đặc điểm của tài sản thanh khoản - Là tài sản có sẵn thị trường để chuyển đổi - Là tài sản có giá ổn định - Là tài sản có thị trường có khả năng đảo chiều 10
  11. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TÀI SẢN • Những tài sản có tính thanh khoản cao - Tín phiếu Kho bạc - Cho vay NHTW - Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác - Chứng khoán theo hợp đồng bán lại (RP) - Tiền gửi đại lý với các ngân hàng khác - Trái phiếu chính quyền địa phương - Thương phiếu chấp nhận thanh toán - Giấy nợ ngắn hạn, 11
  12. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TÀI SẢN • Hạn chế của chiến lược quản lý thanh khoản tài sản - Làm giảm thu nhập tiềm năng - Giảm qui mô ngân hàng do tổng tài sản giảm 12
  13. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN NỢ • Đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng phương pháp vay nợ trên thị trường tiền tệ • Thường được các ngân hàng lớn áp dụng • Đặc điểm - Là cách tiếp cận rủi ro với ngân hàng - Chi phí vay vốn khó xác định - Chịu áp lực của tính bị động 13
  14. CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN PHỐI HỢP • Kết hợp quản lý thanh khoản tài sản & quản lý thanh khoản nợ • Cơ cấu • Dự trữ một phần là các tài sản thanh khoản • Phần còn lại giải quyết bằng các hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý • Yêu cầu tiền mặt bất thường giải quyết bằng vay vốn 14
  15. ĐƯỜNG LỐI TRONG QUẢN LÝ THANH KHOẢN • Theo sát mọi hoạt động của các bộ phận liên quan đến huy động & sử dụng vốn trong ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý thanh khoản • Chủ động lập kế hoạch cho yêu cầu thanh khoản ổn định & sẵn sàng đối phó với những yêu cầu thanh khoản bất thường • Đảm bảo mục tiêu & những ưu tiên cho thanh khoản là rõ ràng • Nhu cầu & quyết định về thanh khoản phải được nghiên cứu không ngừng 15
  16. ƯỚC TÍNH YÊU CẦU THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG • Phương pháp tiếp cận nguồn vốn & sử dụng vốn • Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn • Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản 16
  17. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN • Cơ sở của phương pháp (1) Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng & cho vay giảm (2) Khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm & cho vay tăng • Các bước của phương pháp (1) Ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (2) Ngân hàng dự tính những thay đổi trong tiền gửi & tiền cho vay (3) Nhà quản lý ước tính trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng 17
  18. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN • Ước tính trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (1) Thay đổi dự tính của tổng cho vay trong giai đoạn tới = f(a, b, c, d, e) (2) Thay đổi dự tính của tổng tiền gửi trong giai đoạn tới = f(g, h, c, i, e) (3) Mức thâm hụt (–) hay thặng dư (+) thanh khoản dự tính = (2) – (1) 18
  19. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN a) Tốc độ tăng trưởng dự tính của nền kinh tế nơi NH hoạt động. Ví dụ GDP hay tổng doanh thu b) Thu nhập công ty dự tính theo quí c) Tỷ lệ tăng trưởng hiện tại của cung tiền quốc gia d) Lãi suất cho vay cơ bản của NH trừ lãi suất giấy nợ ngắn hạn e) Tỷ lệ lạm phát dự tính g) Tốc độ tăng trưởng dự tính của thu nhập cá nhân trong nền kinh tế h) Mức tăng dự tính trong doanh thu bán lẻ i) Tỷ lệ thu nhập dự tính từ tiền gửi trên thị trường tiền tệ 19
  20. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN • Cách tiếp cận ước tính lượng tiền gửi & tiền vay thay đổi theo xu hướng, mùa vụ & chu kỳ (1) Phần xu hướng (2) Phần mùa vụ (3) Phần chu kỳ 20
  21. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN • Ví dụ: chúng ta đang quản lý một NH có tỷ lệ xu hướng tăng trưởng bình quân của tổng tiền gửi trong vòng một thập kỷ là 10% năm. Tốc độ này của cho vay thấp hơn là 8% năm. Tại thời điểm cuối năm, tổng tiền gửi của NH là 1200 tỷ $ & tổng dư nợ là 800 tỷ $. Với những dự tính về yếu tố mùa vụ & chu kỳ biến động của thanh khoản trong 6 tuần đầu của năm tiếp theo, ta có dự tính về thanh khoản trạng thái thanh khoản cho 6 tuần đầu của năm tiếp theo được tính cụ thể theo bảng sau đây 21
  22. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN Dự báo TG theo Giá trị TG Yếu tố Phần chu Tổng TG tuần xu thế ($) mùa vụ ($) kỳ ($) ước tính ($) Tuần thứ nhất 1.210 - 4 - 6 1.200 Tuần thứ hai 1.212 - 54 - 58 1.100 Tuần thứ ba 1.214 - 121 - 93 1.000 Tuần thứ tư 1.216 - 165 - 101 950 Tuần thứ năm 1.218 + 70 - 38 1.250 Tuần thứ sáu 1.220 - 32 - 52 1.200 22
  23. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN Giá trị cho Tổng ước Dự báo cho vay theo Yếu tố mùa Phần chu vay xu thế tính cho tuần vụ ($) kỳ ($) ($) vay ($) Tuần thứ nhất 799 + 6 - 5 800 Tuần thứ hai 800 + 59 - 9 850 Tuần thứ ba 801 + 167 - 25 950 Tuần thứ tư 802 + 166 + 32 1.000 Tuần thứ năm 803 + 27 - 80 750 23 Tuần thứ sáu 804 + 98 - 2 900
  24. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN (-), Thay Thay Tổng Tổng (+) Thời kỳ đổi đổi TGe CVe thanh TGe CVe khoản Tuần thứ nhất ($) 1.200 800 Tuần thứ hai ($) 1.100 850 - 100 + 50 - 150 Tuần thứ ba ($) 1.000 950 - 100 + 100 - 200 Tuần thứ tư ($) 950 1.000 - 50 + 50 - 100 Tuần thứ năm ($) 1.250 750 + 300 - 250 + 550 24 Tuần thứ sáu ($) 1.200 900 - 50 + 150 - 200
  25. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN • Chia các nguồn vốn của ngân hàng thành nhiều nhóm dựa trên khả năng bị rút vốn khỏi ngân hàng - Vốn nóng - Vốn kém ổn định - Vốn ổn định • Đặt tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho từng loại vốn. Ví dụ • Vốn nóng 95% • Vốn kém ổn định 30% • Vốn ổn định < 15% (sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc) 25
  26. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN • (Yêu cầu thanh khoản đối với vốn tiền gửi & tiền vay) = (Tỷ lệ dự trữ thanh khoản) * (Vốn tiền gửi & phi tiền gửi nóng – Dự trữ pháp định) + (Tỷ lệ dự trữ thanh khoản) * (Vốn tiền gửi & phi tiền gửi kém ổn định +Dự trữ pháp định) + (Tỷ lệ dự trữ thanh khoản) * (Vốn tiền gửi & phi tiền gửi ổn định – Dự trữ pháp định) • (Yêu cầu thanh khoản đối với cho vay) = (Tốc độ tăng trưởng cho vay) * (Qui mô cho vay tối đa) + (Qui mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại) 26
  27. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN • (Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng) = (Yêu cầu thanh khoản đối với vốn tiền gửi & tiền vay) + (Yêu cầu thanh khoản đối với cho vay) • Ví dụ: NH A có cấu trúc vốn tiền gửi & phi tiền gửi loại nóng, kém ổn định & ổn định lần lượt là 25 tr.$, 24 tr.$ & 100 tr.$. Dư nợ hiện tại của NH là 135 tr.$, nhưng cao nhất gần đây là 140 tr.$ & mức tăng trưởng cho vay dự tính hàng năm là 10%. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản áp dụng cho mỗi loại vốn lần lượt là 95%, 30% & 15% 27
  28. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN Với Rd = 3%, NH A sẽ có tổng nhu cầu thanh khoản được tính như sau Tổng nhu cầu thanh khoản của NH A = 0,95 * (25tr.$ - 0,03 * 25tr.$) + 0.3 * (24tr.$ - 0,03 * 24tr.$) + 0,15 * (100tr.$ - 0,03 * 100tr.$) + 140tr.$ * 0,1 + (140tr.$ - 135tr.$) = 23,04tr.$ + 6,98tr.$ + 14,55tr.$ + 19tr.$ = 63,57tr.$ 28
  29. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN • Tiếp cận theo xác suất của trạng thái thanh khoản - Trạng thái thanh khoản tốt nhất có thể xảy ra đối với ngân hàng - Trạng thái thanh khoản có khả năng xảy ra cao nhất - Trạng thái thanh khoản xấu nhất có thể xảy ra đối với ngân hàng • Công thức tính (Yêu cầu thanh khoản dự tính) = (Xác suất của khả năng tốt nhất)*(Trạng thái thanh khoản tốt nhất) + (Xác suất của khả năng có khả năng cao nhất)*(Trạng thái thanh khoản có khả năng cao nhất) + (Xác suất của khả năng xấu nhất)*(Trạng thái thanh khoản có khả năng xấu nhất) + 29
  30. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN – VÍ DỤ Lượng tiền Lượng cho Trạng thái Xác suất Tình huống thanh gửi bình vay bình thanh phân bổ khoản có thể xảy ra quân dự quân dự khoản dự cho từng tuần sau tính tuần tính tuần tính tuần trường tới (tr.$) tới (tr.$) tới (tr.$) hợp (%) Trạng thái thanh 170 110 + 60 15 khoản tốt nhất Trạng thái thanh khoản có khả năng 150 140 + 10 60 xảy ra nhất Trạng thái thanh 130 150 – 20 25 khoản xấu nhất 30
  31. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỐN – VÍ DỤ • Yêu cầu dự tính thanh khoản của ví dụ = (0,15) * (60tr.$) + (0,60) * (10tr.$) + (0,25) * (-20tr.$) = 10tr.$ 31
  32. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHỈ SỐ THANH KHOẢN • Các chỉ số thanh khoản thông dụng (1) Chỉ số về trạng thái tiền mặt = (Tiền mặt & TG)/(Tổng tài sản) (2) Chỉ số về chứng khoán thanh khoản = (CK’CF)/(Tổng tài sản) (3) Trạng thái ròng của quĩ Liên bang = (CV quĩ Liên bang – Vay quĩ liên bang)/(Tổng tài sản) (4) Chỉ số năng lực cho vay = (CV&Cho thuê ròng)/(Tổng tài sản) (5) Chỉ số chứng khoán cam kết = (CK’cam kết)/(Tổng CK’ nắm giữ) (6) Chỉ số tiền nóng = (Tài sản trên thị trường tiền tệ)/(Vốn từ thị trường tiền tệ) 32
  33. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHỈ SỐ THANH KHOẢN • Các chỉ số thanh khoản thông dụng (7) Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm = (Đầu tư ngắn hạn)/(Vốn nhạy cảm) (8) Tỷ số tiền gửi môi giới = (Tiền gửi môi giới)/(Tổng tiền gửi) (9) Chỉ số tiền gửi cơ sở = (Tiền gửi cơ sở)/(Tổng tài sản) (10) Chỉ số cấu trúc tiền gửi = (Tiền gửi giao dịch)/(Tiền gửi kỳ hạn) 33
  34. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHỈ SỐ THANH KHOẢN – VÍ DỤ Chỉ số thanh khoản 1985 1987 1989 1991 1993 1996 lựa chọn Chỉ số trạng thái tiền 12,5 11,9 10,6 8,9 6,3 7,3 mặt (%) Trạng thái ròng của - 3,3 - 3,7 - 3,9 - 2,4 - 3,4 - 3,4 quĩ Liên bang (%) Chỉ số năng lực cho 58,9 59,3 60,7 57,0 56,6 60,2 vay (%) Chỉ số cấu trúc tiền 68,4 55,8 44,8 44,7 52,4 58,2 gửi (%) 34
  35. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THANH KHOẢN – TÍN HIỆU THỊ TRƯỜNG Các dấu hiệu ngân hàng cần chú ý khi quản lý thanh khoản (1) Lòng tin của công chúng (2) Sự vận động trong giá cổ phiếu (3) Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi (4) Tổn thất trong việc bán tài sản (5) Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng (6) Vay vốn từ ngân hàng trung ương 35
  36. DỰ TRỮ PHÁP ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ TRẠNG THÁI TIỀN MẶT • Qui định của ngân hàng trung ương đảm bảo NHTM duy trì mức dự trữ pháp định hợp lý • Được qui định theo tỷ lệ khác nhau cho các nguồn vốn khác nhau • Cách xác định (Tổng dự trữ pháp định) = (Tỷ lệ DTPĐ) * (Giá trị TG giao dịch trung bình ngày trong một giai đoạn xác định) + (Tỷ lệ DTPĐ trên các nguồn vốn phải dự trữ) * (Giá trị các nguồn vốn phải dự trữ bình quân ngày) 36
  37. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TRẠNG THÁI TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG Các yếu tố có thể quản lý làm tăng DTPĐ (1) Bán chứng khoán (2) Nhận thanh toán lãi từ chứng khoán (3) Vay dự trữ từ NHTW (4) Vay quĩ NHTW từ ngân hàng khác (5) Bán CK’ theo hợp đồng mua lại (6) Bán chứng chỉ TG huy động 37
  38. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TRẠNG THÁI TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG Các yếu tố quản lý có thể làm giảm DTPĐ (1) Mua chứng khoán (2) Chi trả lãi cho các nhà đầu tư nắm giữ CK’ của NH (3) Thanh toán vốn vay từ NHTW (4) Cho vay NHTW với các tổ chức khác (5) Mua chứng khoán theo hợp đồng mua lại (6) Nhận các khoản thanh toán tiền mặt từ NHTW 38
  39. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TRẠNG THÁI TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG Các yếu tố không thể quản lý làm tăng DTPĐ (1)Trạng thái thặng dư trong thanh toán bù trừ (lượng séc rút < lượng séc gửi) (2)TG của NH tăng theo báo cáo của NHTW (3)Bộ TC tăng TG trong tài khoản thuế & nợ tại ngân hàng (4)NHTW hoàn tất các khoản nhờ thu séc trước đây 39
  40. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TRẠNG THÁI TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG Các yếu tố quản lý không thể làm giảm DTPĐ (1)Trạng thái thâm hụt trong thanh toán bù trừ do lượng séc rút tiền từ NH lớn hơn lượng séc gửi tiền (2)Yêu cầu rút vốn từ tài khoản thuế & nợ của Bộ TC (3)NHTW ghi nợ vào tài khoản dự trữ cho số séc rút từ NH (4)Rút vốn từ các tài khoản TG trị giá lớn thường thông qua mạng lưới điện tử 40
  41. QUI ĐỊNH TRONG VIỆC DỰ TRỮ PHÁP ĐỊNH • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo đặc điểm từng nguồn vốn • Thời gian duy trì dự trữ pháp định cho mỗi nguồn vốn của ngân hàng • Qui định về cách quản lý dự trữ pháp định cho ngân hàng thương mại 41
  42. CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN CÁC NGUỒN DỰ TRỮ KHÁC NHAU Một số vấn đề ngân hàng cần xem xét kỹ (1) Tính cấp thiết của yêu cầu thanh khoản (2) Kỳ hạn của yêu cầu thanh khoản (3) Khả năng vươn tới thị trường để đáp ứng yêu cầu vốn thanh khoản (4) Tương quan về chi phí & rủi ro giữa các nguồn vốn (5) Triển vọng của lãi suất & đường thu nhập 42
  43. CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN CÁC NGUỒN DỰ TRỮ KHÁC NHAU Một số vấn đề ngân hàng cần xem xét kỹ (6) Triển vọng trong CSTT & hoạt động vay nợ của Chính phủ (7) Khả năng bảo vệ đối với vấn đề chắc chắn của lãi suất (8) Các qui định áp dụng với nguồn thanh khoản 43
  44. BÀI TẬP • Bài tập 11-3 Hộp kiểm tra khái niệm trang 420 • Bài tập 11-9, 11-11 & 11-13 Hộp kiểm tra khái niệm trang 439 • Bài tập 11-18, 11-19 & 11-22 Hộp kiểm tra khái niệm trang 450 • Các bài tập cuối chương 11 trang 452 - 458 44