Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 2: Phân tích Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại

pdf 52 trang vanle 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 2: Phân tích Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_va_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_chuyen.pdf

Nội dung text: Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 2: Phân tích Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại

  1. Chuyên đề 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO • Học viên tự đọc chương 4 từ trang 141 đến trang 187 Học liệu bắt buộc số 1 • Đọc các trang 14 - 22 Học liệu tham khảo số 3 • Đọc các trang 11 - 46 Học liệu tham khảo số 2 2
  3. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 2 1. Các báo cáo tài chính chủ yếu của ngân hàng thương mại 2. Các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại 3
  4. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 2. Đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh ngân hàng 3. Các nhân tố tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại 4. Khái quát hệ thống NHTM Việt Nam 4
  5. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA MỘT NGÂN HÀNG • Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) • Báo cáo thu nhập (BCTN) • Báo cáo về nguồn vốn & sử dụng vốn (B/C NV & SDV) • Báo cáo về vốn chủ sở hữu (B/C VCSH) 5
  6. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BCĐKT) CỦA NGÂN HÀNG • Khái niệm • Các khoản mục chính của BCĐKT • Sự phát triển của các khoản mục ngoài BCĐKT 6
  7. KHÁI NIỆM • BCĐKT cho biết qui mô, cấu trúc các nguồn vốn mà NH huy động (các đầu vào tài chính) cũng như giá trị của những khoản cho vay, đầu tư chứng khoán & các hoạt động sử dụng vốn (các đầu ra tài chính) của NH tại một thời điểm nhất định • BCĐKT cũng cho biết các đầu vào & đầu ra tài chính của một NH tại một thời điểm nhất định 7
  8. KHÁI NIỆM • Cụ thể Các đầu vào tài chính (Nợ của BCĐKT) - Tiền gửi (TG) - Vốn vay phi TG - Vốn chủ sở hữu (VCSH) Các đầu ra tài chính (TS của BCĐKT) - Cho vay & cho thuê - Đầu tư chứng khoán - Tiền mặt & TG tại các tổ chức khác 8
  9. CÁC KHOẢN MỤC CHÍNH CỦA BCĐKT Tài sản của ngân hàng gồm 4 loại chính • C (Tiền mặt trong két & tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi khác) • S (Chứng khoán công ty & chứng khoán Chính phủ được mua trên thị trường mở) • L (Tiền cho vay & cho thuê khách hàng) • MA (Những tài sản khác) 9
  10. CÁC KHOẢN MỤC CHÍNH CỦA BCĐKT Nợ của ngân hàng được chia thành 3 nhóm • D (Tiền gửi) • NDB (Tiền vay phi tiền gửi) • EC (Vốn chủ sở hữu) 10
  11. CÂN BẰNG CƠ BẢN CỦA BCĐKT TS = Nợ + VCSH C + S + L + MA = D + NDB + EC Theo cách khác Sử dụng vốn tích luỹ của ngân hàng (Tài sản) = Nguồn vốn tích luỹ của ngân hàng (Nợ + VCSH) 11
  12. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC C được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu về thanh khoản của ngân hàng, còn gọi là dự trữ sơ cấp • Bao gồm tiền mặt trong két của NH, TG tại các NH khác, tiền mặt trong quá trình thu & khoản dự trữ NH tại NHTW khu vực (áp dụng cho các nước), tại dự trữ Liên bang khu vực (áp dụng cho USA) • Đặc điểm - Là vòng bảo vệ ngân hàng đầu tiên - Được các ngân hàng giữ ở mức thấp nhất 12
  13. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC S được hình thành nhằm tạo thu nhập & cũng là nguồn hỗ trợ cho yêu cầu thanh khoản của ngân hàng, còn gọi là dự trữ thứ cấp, là hàng rào bảo vệ thứ 2 cho ngân hàng • Bao gồm chứng khoán Chính phủ ngắn hạn, các chứng khoán khác trên thị trường tiền tệ • Đặc điểm - Có kỳ hạn ngắn & có tính lỏng cao - Đem lại một phần thu nhập cho ngân hàng - Có 2 loại chứng khoán chịu thuế & không chịu thuế 13
  14. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC L là hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng • Là tài sản lớn nhất của ngân hàng, chiếm từ 1/2 đến 3/4 tổng tài sản • Là hoạt động tạo thu nhập chính cho ngân hàng • Cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng • Các ngân hàng cần trích lập Quĩ dự phòng tổn thất tín dụng (ALL) • Cho vay quĩ Liên bang, mua chứng khoán theo hợp đồng bán lại & thương phiếu được chấp nhận thanh toán 14
  15. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC MA là tài sản cố định của ngân hàng & cũng là phao đảm bảo an toàn cho ngân hàng • Chiếm tỷ lệ nhỏ 1% 2% tài sản của ngân hàng • Là một đòn bẩy hoạt động để ngân hàng tăng thu nhập 15
  16. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC D tạo nguồn vốn hoạt động chủ yếu cho ngân hàng • Bao gồm - Tiền gửi giao dịch không hưởng lãi - Tiền gửi tiết kiệm - Các khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ (MMDAs) - Tiền gửi có kỳ hạn • Đặc điểm - Tạo nguồn vốn hoạt động chính cho ngân hàng - Có tính lỏng cao & chi phí thấp 16
  17. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC NDB vừa bổ sung nguồn vốn vừa hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng • Bao gồm - Khoản vay từ NHTW - Bán chứng khoán theo hợp đồng mua lại - Những khoản vay thương mại trên thị trường tiền tệ - Những khoản vay trên thị trường tiền tệ quốc tế • Đặc điểm - Không phải chịu áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Rd) - Có thể giảm chi phí nguồn vốn cho ngân hàng - Giảm tốn kém về mặt thời gian 17
  18. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC EC cung cấp cơ sở tài chính dài hạn cho ngân hàng phát triển & trang trải những thua lỗ lớn của ngân hàng • Bao gồm - Vốn góp khi hình thành ngân hàng - Vốn huy động từ công chúng để mở rộng vốn chủ sở hữu, tạo đòn bẩy hoạt động - Có các hình thức: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, thặng dư vốn, thu nhập giữ lại, dự trữ bất thường, giấy nợ thứ cấp 18
  19. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỖI KHOẢN MỤC (tiếp EC) • Đặc điểm - Chiếm tỷ trọng nhỏ không quá 10% giá trị tổng tài sản - Thể hiện ngân hàng là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn nhất • Vai trò - Chống đỡ sự sụt giảm mạnh giá trị của ngân hàng - Cũng là một điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại 19
  20. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHOẢN MỤC NGOÀI BCĐKT • Hợp đồng bảo lãnh tín dụng • Hợp đồng trao đổi lãi suất • Hợp đồng tài chính tương lai & hợp đồng quyền chọn lãi suất • Hợp đồng cam kết cho vay • Hợp đồng về tỷ giá hối đoái 20
  21. BÁO CÁO THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG • Khái niệm • Kết cấu • Tiếp cận báo cáo thu nhập theo các dòng tài chính & dự trữ tài chính 21
  22. KHÁI NIỆM • Báo cáo thu nhập cho biết thu nhập của ngân hàng là kết quả của tổng các khoản thu nhận được trừ đi tổng các khoản chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định • Cũng cho biết đầu vào & đầu ra tài chính trong hoạt động tạo thu nhập của ngân hàng thương mại 22
  23. KHÁI NIỆM Cụ thể • Các đầu vào tài chính (các nguồn thu) - Thu từ cho vay - Thu từ đầu tư chứng khoán - Thu từ tiền gửi tại các tổ chức khác - Thu từ các dịch vụ khác • Các đầu ra tài chính (các chi phí) - Chi phí cho tiền gửi - Chi phí cho các khoản vốn vay phi tiền gửi - Chi phí cho nhân viên - Thuế - Các chi phí khác 23
  24. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THU NHẬP • Quan hệ giữa Bản cân đối kế toán & Báo cáo thu nhập của ngân hàng • Nguồn thu chính của ngân hàng • Chi phí chính của ngân hàng • Thu nhập của ngân hàng 24
  25. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THU NHẬP Các khoản mục trong BCĐKT & BCTN có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài sản trong BCĐKT tạo ra phần lớn các khoản thu từ hoạt động, trong khi các khoản Nợ tạo ra hầu hết chi phí hoạt động của ngân hàng 25
  26. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THU NHẬP • Thu lãi từ các Tài sản sinh lời - Từ các khoản cho vay (L) - Từ đầu tư chứng khoán (S) - Từ tiền gửi hưởng lãi tại các ngân hàng khác (C) - Từ các Tài sản sinh lời khác (M) • Thu ngoài lãi - Từ các khoản phí dịch vụ tiền gửi - Từ các khoản phí dịch vụ khác của ngân hàng như môi giới chứng khoán, bảo hiểm, tín thác, 26
  27. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THU NHẬP • Chi trả lãi - Tiền gửi (D) - Tiền vay (NDB) • Chi ngoài lãi - Chi phí cho vốn tự có (EC) - Chi trả lương & phúc lợi cho nhân viên ngân hàng (SWB) - Chi phí quản lý Tài sản vật chất của ngân hàng (0) - Chi phí phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng (PLL) - Chi trả thuế (T) - Chi phí khác (ME) 27
  28. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THU NHẬP • Thu nhập = (Tổng các khoản mục thu) – (Tổng các khoản mục chi phí) • Công thức Thu nhập = (C*rcash) + (S*rsec) + (L*rloans) + (M*rM) – (D*id) – (NDB*indb) – (EC*iCC) – (SWB) – (0) – (PLL) – (ME) – (T) 28
  29. TIẾP CẬN BCTN THEO DÒNG TÀI CHÍNH & DỰ TRỮ TÀI CHÍNH • Các dòng tài chính theo thời gian • Kết cấu Báo cáo thu nhập theo lãi & ngoài lãi • Thu nhập ròng trước thuế 29
  30. TIẾP CẬN BCTN THEO DÒNG TÀI CHÍNH & DỰ TRỮ TÀI CHÍNH Các dòng tài chính theo thời gian • Dòng tài chính vào - Thu từ cho vay - Thu từ chứng khoán - Thu từ các Tài sản bằng tiền - Thu khác • Dòng tài chính ra - Chi phí cho tiền gửi - Chi phí cho tiền cho vay - Chi phí cho tiền lương - Chi phí khác - Chi cho thuế • Thu nhập = Tổng các dòng tài chính vào – Tổng các dòng tài chính ra 30
  31. TIẾP CẬN BCTN THEO DÒNG TÀI CHÍNH & DỰ TRỮ TÀI CHÍNH • Thu nhập từ lãi - Thu từ lãi - Chi phí trả lãi - Thu nhập từ lãi = Thu từ lãi – Chi phí trả lãi • Thu nhập ngoài lãi - Thu ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi - Thu nhập ngoài lãi = Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi 31
  32. TIẾP CẬN BCTN THEO DÒNG TÀI CHÍNH & DỰ TRỮ TÀI CHÍNH Thu nhập trước thuế = Tổng thu từ lãi & ngoài lãi – Tổng chi trả lãi & ngoài lãi, gồm cả PLL là phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng 32
  33. BÁO CÁO VỀ NGUỒN VỐN & SỬ DỤNG VỐN • Nguồn vốn được cung cấp cho ngân hàng trong một thời kỳ • Sử dụng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ • Nguyên tắc quyết toán phải đảm bảo 33
  34. NGUỒN VỐN ĐƯỢC CUNG CẤP CHO NGÂN HÀNG TRONG MỘT THỜI KỲ BAO GỒM • Vốn được cung cấp từ hoạt động kinh doanh (+) • Những giảm sút về Tài sản của ngân hàng (+) • Gia tăng về nợ của ngân hàng 34
  35. SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG MỘT THỜI KỲ BAO GỒM • Tiền trả cổ tức cho cổ đông (+) • Gia tăng về Tài sản của ngân hàng (+) • Giảm sút trong nợ của ngân hàng 35
  36. NGUYÊN TẮC QUYẾT TOÁN Nguyên tắc quyết toán phải đảm bảo Vốn cung cấp cho ngân hàng trong một thời kỳ = Sử dụng vốn của ngân hàng trong thời kỳ đó 36
  37. BÁO CÁO VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU • Khái niệm • Kết cấu 37
  38. KHÁI NIỆM • Báo cáo VCSH cho biết những thay đổi quan trọng của khoản mục vốn, cho biết việc đầu tư của ngân hàng vào VCSH thay đổi như thế nào theo thời gian • VCSH đại diện cho sức mạnh tài chính của ngân hàng, được sử dụng bù đắp thua lỗ, bảo vệ người gửi tiền & người cung cấp tín dụng khác, 38
  39. KẾT CẤU • Số dư tài khoản vốn đầu kỳ • Thu nhập (hay lỗ) trong kỳ • Tiền trả cổ tức cho cổ đông • Chuộc lại cổ phiếu • Số dư tài khoản vốn cuối kỳ 39
  40. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH • ROE: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu • ROA: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản • NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên • TLTNNLCB: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên • TLTNHĐCB: Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên 40
  41. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH • NRST: Thu nhập cận biên trước những giao dịch đặc biệt • EPS: Thu nhập trên cổ phiếu • CLLSBQ: Chênh lệch lãi suất bình quân • TLHSSDTSCĐ: Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định • TLTSSL: Tỷ lệ tài sản sinh lời 41
  42. CÁCH TÍNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH • ROE = (Thu nhập sau thuế)/(Vốn chủ sở hữu) • ROA = (Thu nhập sau thuế)/(Tổng tài sản) • NIM = (Lãi thu từ các khoản cho vay & đầu tư chứng khoán - Chi phí trừ lãi cho tiền gửi & nợ khác)/(Tổng tài sản) • TLTNNLCB = (Thu ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi)/(Tổng tài sản) 42
  43. CÁCH TÍNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH • TLTNHĐCB = (Tổng thu từ hoạt động - Tổng chi phí từ hoạt động)/(Tổng tài sản) • NRST = {Thu nhập sau thuế + Lãi (Lỗ) từ hoạt động kinh doanh chứng khoán + Các khoản bất thường khác}/(Tổng tài sản) • EPS = (Thu nhập sau thuế)/(Tổng số cổ phiếu thường hiện hành) 43
  44. CÁCH TÍNH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH • CLLSBQ = (Thu từ lãi/Tổng tài sản sinh lời) - (Tổng chi phí trả lãi/Tổng nguồn vốn phải trả lãi) • TLHSSDTSCĐ = (Tổng thu nhập từ hoạt động/Tổng tài sản) = (Thu nhập lãi/Tổng tài sản) + (Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản) • TLTSSL = (Tổng tài sản sinh lời/Tổng tài sản) = (Các khoản cho vay + Các khoản cho thuê + Đầu tư chứng khoán)/(Tổng tài sản) = (Tổng tài sản – Tài sản không sinh lời)/(Tổng tài sản) 44
  45. CÁC BIỆN PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO THỰC HIỆN ĐO LƯỜNG CÁC LOẠI RỦI RO • Rủi ro tín dụng • Rủi ro thanh khoản • Rủi ro thị trường • Rủi ro lãi suất • Rủi ro thu nhập • Rủi ro phá sản 45
  46. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG • Tỷ số giữa giá trị nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay & cho thuê • Tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với cho vay & cho thuê • Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho vay & cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu • Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay & cho thuê hay tổng vốn chủ sở hữu 46
  47. ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN • Tỷ số giữa cho vay ròng trên tổng tài sản • Tỷ số giữa tiền mặt & số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác so với tổng tài sản • Tỷ số giữa khoản mục tiền mặt & chứng khoán Chính phủ so với tổng tài sản 47
  48. ĐO LƯỜNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG • Tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường ước tính của các tài sản ngân hàng • Tỷ số giữa các khoản cho vay & chứng khoán lãi suất cố định với các khoản cho vay & chứng khoán có lãi suất thả nổi • Tỷ số giữa các nguồn vốn có lãi suất cố định với các nguồn vốn có lãi suất thả nổi • Tỷ số giữa giá trị sổ sách & giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu 48
  49. ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT • Tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất & nguồn vốn nhạy cảm lãi suất • Tỷ số giữa tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng số tiền gửi 49
  50. ĐO LƯỜNG RỦI RO THU NHẬP • Độ lệch chuẩn (б) hoặc phương sai (б2) của thu nhập sau thuế • Độ lệch chuẩn (б) hoặc phương sai (б2) của thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) & của thu nhập trên tài sản (ROA) 50
  51. ĐO LƯỜNG RỦI RO PHÁ SẢN • Chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ do ngân hàng phát hành so với chứng khoán Chính phủ cùng kỳ hạn • Tỷ số giữa giá & thu nhập cổ phiếu hàng năm của ngân hàng • Tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân hàng • Tỷ số giữa nguồn vốn vay so với tổng vốn huy động 51
  52. CÁC DẠNG RỦI RO KHÁC • Rủi ro lạm phát • Rủi ro chính trị • Rủi ro tội phạm 52