Một số tác giả, tác phẩm như là hiện tượng trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam

pptx 51 trang vanle 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số tác giả, tác phẩm như là hiện tượng trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxmot_so_tac_gia_tac_pham_nhu_la_hien_tuong_trong_doi_song_van.pptx

Nội dung text: Một số tác giả, tác phẩm như là hiện tượng trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam

  1. Một số tác giả, tác phẩm như là hiện tượng trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam
  2. Tài liệu học tập 1. Nhiều tác giả, (1998), Văn học Việt Nam (1900-1945), NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Mã Giang Lân (chủ biên), (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Kim Anh (chủ biên), (2004), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB ĐHQG TP HCM.
  3. 4. Lê Trí Viễn, (1996), Đặc trưng văn học Trung đại Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội. 6. Nguyễn Thành Thi, (2010), Văn học thế giới mở (Tiểu luận, phê bình), NXB Trẻ, TP. HCM. 7. Hoài Thanh, Hoài Chân (tái bản 1988), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn Học, Hà Nội. 8. Vũ Ngọc Phan, (tái bản 1960), Nhà văn hiện đại, NXB Thăng Long, Sài Gòn. 9. Tác phẩm của một số tác giả:
  4. - Truyện Thầy Lazaro Phiền (Nguyễn Trọng Quản) - Tình già (Phan Khôi) - Thơ thơ, Gửi hương cho gió (Xuân Diệu) - Nguyên Hồng, Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945 (Bạch Văn Hợp sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu), NXB Giáo dục, (2000). - Chí Phèo, Sống mòn (Nam Cao). - Số đỏ (Vũ Trọng Phụng). - Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước 1945.
  5. Sinh viên thực hành theo nhóm 1. Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản như một hiện tượng văn học. 2. Bài thơ Tình già của Phan Khôi như một hiện tượng văn học. 3. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 như một hiện tượng văn học. 4. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng như một hiện tượng văn học.
  6. 5. Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan như một hiện tượng văn học. 6. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao như một hiện tượng văn học. 7. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao như một hiện tượng văn học.
  7. Nhắc lại một số khái niệm 1. Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học 2. Văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu từ bao giờ? (Vấn đề phân kỳ văn học) 3. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra như thế nào? 4. Thế nào được coi là một hiện tượng trong đời sống văn học?
  8. 1. Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học Bốn quan niệm về hiện đại hóa: 1.1. Hiện đại hóa được hiểu như sự vận động lịch đại của văn học, cái sau mới hơn cái trước, khác cái cũ trước đó. Như vậy, hiện đại hóa là một quá trình diễn ra liên tục không ngừng. 1.2. Hiện đại hóa được xem như một quá trình mà văn học bắt đầu có được đặc điểm, tính chất của văn học ngày nay. Theo đó, hiện đại hóa đồng nghĩa với đương đại.
  9. 1.3. Hiện đại hóa như một quá trình gia nhập vào quỹ đạo chung của các nền văn học đã được quốc tế hóa, tức quá trình hội nhập vào dòng chảy của các nền văn học tiên tiến đương đại trên thế giới (Phương Tây hóa). 1.4. Hiện đại hóa như một chuỗi tiến bộ nghệ thuật, một sự vận động từ thấp lên cao, từ dở đến hay theo phạm trù giá trị. Bốn cách hiểu trên có chỗ đan xen, trùng nhau.
  10. Chúng tôi quan niệm: Bản chất khái niệm hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại để xây dựng một hệ thống thi pháp mới theo mô hình của văn học phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp) nhằm hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. (Nguyễn Thành Thi lại quan niệm quá trình hiện đại hóa văn học, nhìn từ bên trong, chính là một quá trình hình thành và tương tác thể loại).
  11. Đặc trưng thi pháp văn học Trung đại: - Tính quy phạm chặt chẽ (mục đích giáo huấn, quan niệm và sử dụng các thể loại văn học; sử dụng văn liệu theo mô tip, công thức ) - Ước lệ trở thành nguyên tắc, chuẩn mực . Từ đó dẫn đến tính uyên bác, các điệu hóa; tính sùng cổ và tính phi ngã. (Xem thêm: Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học Trung đại Việt Nam)
  12. 2. Văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu từ bao giờ? 2.1. Có các ý kiến khác nhau: từ 1930?, từ 1920?, từ đầu TK XX?, từ cuối TK XIX đầu TK XX? gắn liền với quá trình sưu tầm, bổ sung nguồn tư liệu và sự phát triển của công tác nghiên cứu văn học. Các ý kiến đều thống nhất coi 30 năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn giao thời, chuyển tiếp. Hiện đại hóa là một quá trình. Chúng tôi theo quan điểm từ đầu thế kỷ XX với ý nghĩa tương đối về thời gian và nhìn bao quát toàn bộ diện mạo và thành tựu của văn học dân tộc.
  13. 2.2. Hiện đại hóa là một nhu cầu tất yếu, khách quan của nền văn học dân tộc trên cơ sở những tiền đề kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Hình thái kinh tế, xã hội thay đổi từ Phong kiến sang tư bản dưới hình thức thuộc địa, từ đó dẫn đến sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ làm thay đổi ý thức xã hội. - Sự tiếp xúc với Phương Tây về tư tưởng, học thuật, trong đó có văn học. Từ đó hình thành đội ngũ nhà văn và công chúng văn học mới khác thời Trung đại (trí thức Tây học, TTS, thị dân, HS, SV ). Ý thức cá nhân.
  14. - Tính chất chuyên nghiệp hóa của hoạt động sáng tác (viết văn là một nghề kiếm sống, tác phẩm là hàng hóa để kinh doanh). - Có các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động sáng tác, giới thiệu, truyền bá tác phẩm (nhà in, nhà XB, báo chí ) - Có chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm.
  15. 3. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam diễn ra như thế nào? 3.1. Căn cứ vào bản thân văn học, công cuộc hiện đại hóa văn học VN diễn ra theo quá trình từ Dịch thuật, mô phỏng, phóng tác các tác phẩm văn học nước ngoài (Pháp, Trung Quốc ) đến tự sáng tác . Ở tất cả các khâu đều không tách rời truyền thống. 3.2. Hiện đại hóa cả nội dung và hình thức. 3.3. Khó khăn, quanh co, phức tạp.
  16. 4. Các giai đoạn của quá trình HĐH - 30 năm đầu thế kỷ XX: chuẩn bị, chuyển tiếp, giao thời giữa Trung đại và hiện đại. - 1930 – 1945: Hoàn tất một chu trình HĐH, đạt nhiều thành tựu, hội nhập văn học thế giới. Xu hướng vận động bao trùm là hiện đại hóa - 1945 – 1975: VH đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN theo khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. VH vận động theo hướng quần chúng hóa và cách mạng hóa. - Sau 1975: Đổi mới theo hướng dân chủ hóa.
  17. 4. Thế nào được coi là một hiện tượng trong đời sống văn học? - Khác thường, độc đáo, gây ấn tượng rõ rệt. - Có sức thu hút sự chú ý của công chúng và dư luận. - Có thể có nhiều thái độ, ý kiến khác biệt về phía người tiếp nhận (đồng hướng, nghịch hướng).
  18. Nguyên Hồng như một hiện tượng văn học Nguyên Hồng vào nghề năm 1936. Khi ấy, văn đàn Việt Nam đã xuất hiện những tên tuổi sáng giá ở hầu khắp các xu hướng (Lãng mạn: TTTLVĐ, Thơ Mới; Hiện thực: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng ) và thể loại văn học (Phóng sự, tiểu thuyết, thơ, kịch ). Vậy, cái khác người, cái độc đáo của NH là gì?
  19. 1. Nhà văn của những kiếp người cùng khổ, dưới đáy xã hội 1.1. Cảm hứng chủ đạo: thương cảm những người cùng khổ, dưới đáy của xã hội thực dân, phong kiến. 1.2. Thế giới nghệ thuật - Con đường nghệ thuật nhất quán - Bức tranh xã hội và nhân sinh: TP Hải Phòng phồn tạp, lầm than. - Nhân vật trung tâm của tác phẩm NH là những người cùng khổ, dưới đáy (Phụ nữ, trẻ em). 1.3. Tình cảm nồng nhiệt đối với những nhân vật cùng khổ, dưới đáy
  20. 2. Nhà văn có niềm tin sáng chói vào thiện căn bền vững của những người lao động cùng khổ, dưới đáy 2.1. Những “nhân vật trái tim” đầy lòng nhân ái, vị tha mang tinh thần “chịu nạn” 2.2. Những nhân vật không bị tha hóa, không chịu chết hẳn phần người trong một hoàn cảnh tối tăm, thê thảm, hủy hoại nhân cách (trộm cắp, đĩ điếm)
  21. 3. Những đặc sắc về nghệ thuật 3.1. Xây dựng tình huống truyện nhằm mục đích gợi lòng thương cảm - Tình huống éo le bi đát - Tình huống bất hạnh chồng chất 3.2. Một ngòi bút hiện thực giàu chất lãng mạn - Tình cảm dạt dào, sôi nổi - Chất thơ (đời sống cần lao, thiên nhiên, cái nhìn và niềm tin của nhà văn đối với người cùng khổ) - Nhân vật khác thường
  22. 3.3. Bút pháp sôi nổi, nồng nhiệt - Ngôn ngữ đời sống, giàu sức biểu cảm, gây ấn tượng (thành ngữ, tiếng lóng, dấu cảm). - Giọng điệu sôi nổi, thiết tha, cấu trúc chồng tầng của lời văn nghệ thuật. - Thủ pháp trần thuật giàu xúc cảm (tự sự không giấu mình, độc thoại nội tâm, trữ tình ngoài đề)
  23. 4. Kết luận về Nguyên Hồng 4.1. Sáng tác của Nguyên Hồng đã thoát hẳn ra khỏi phạm trù thi pháp văn học Trung đại. - Về thể loại: thành công cả truyện ngắn, tiểu thuyết, ký bằng văn xuôi quốc ngữ. - Nhân vật trung tâm không còn là tài tử giai nhân mà là những người lao động nghèo khổ, dưới đáy. Nội tâm nhân vật bộc lộ rõ. - Ngôn ngữ lấm láp của đời sống cần lao, không màu mè, chau chuốt, tượng trưng, ước lệ. - Câu văn hiện đại, không còn dấu biền ngẫu
  24. 4.2. PC: Một kiểu tự sự không giấu mình, giàu xúc cảm nhằm thể hiện lòng cảm thương thống thiết những kiếp người cùng khổ và một niềm tin mãnh liệt vào thiện căn bền vững của người lao động; một cái nhìn lãng mạn về cuộc sống tinh thần của người lao động trong khổ đau và bất hạnh; một giọng trần thuật sôi nổi thiết tha với những hình thức ngôn ngữ giàu xúc cảm, gây ấn tượng; một sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa hiện thực và chất lãng mạn. Đó là phong cách Nguyên Hồng.
  25. Truyện Thầy Lazaro Phiền như một hiện tượng văn học Vai trò: đánh dấu, mở đầu quá trình HĐH bằng kỹ thuật viết văn hư cấu của Nguyễn Trọng Quản.
  26. 1. Vấn đề thể loại: Tác giả ghi là Truyện. - Tiểu thuyết? Truyện dài? Truyện vừa? Truyện ngắn? (25 trang). - Giống nhau: Văn xuôi hư cấu, chuyện đời tư số phận con người.
  27. 2. Ngôn ngữ: Thoát ly hẳn văn biền ngẫu của văn học Trung đại, “dùng tiếng thường mọi người hằng nói”(trong khi Nhất Linh buổi đầu, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách vẫn còn dùng).
  28. 3. Đề tài chủ đề: Phạm tội, tự thú, sám hối – Con người nhân bản, nhân văn.
  29. 4. Cốt truyện: Từ bỏ cốt truyện truyền thống: Gặp gỡ-lưu lạc- đoàn viên. Truyện xoay quanh 3 nhân vật Không theo motip chương hồi, đánh số La Mã cho từng phần, không có lời rào đón (muốn biết hồi sau).
  30. 5. Kết cấu: Truyện kể không theo thời gian tuyến tính một chiều. Toàn bộ truyện là hồi ức của thầy Phiền miêu tả những đau đớn, ân hận vì phạm tội. Nó lấy trạng thái tâm lý làm đối tượng miêu tả chính, chứ không phải cốt truyện và hành động của nhân vật.
  31. 6. Nghệ thuật trần thuật (kể): Hai tầng trần thuật. Người trần thuật xưng tôi đóng vai dẫn chuyện, còn nhân vật chính kể lại. Khác hẳn truyền thống: người trần thuật ngôi thứ 3, vô hình biết hết mọi sự kể cho độc giả nghe. Hai cái “tôi”, một là người dẫn chuyện, hai là nhân vật chính kể lại cho người dẫn chuyện. Cái “tôi” dẫn chuyện cũng như độc giả, ko biết gì hơn.
  32. 7. Hư cấu như thật Đan xen chi tiết có vẻ phi hư cấu vào chuyện hư cấu, gây ảo giác như thật của Truyện (thời gian, chú thích).
  33. Kết luận: Truyện Thầy Lazaro Phiền ra đời năm 1887 là một sự đột phá về kỹ thuật viết văn hư cấu theo kiểu hiện đại của Phương Tây. Tuy nhiên, nó không được người sau kế thừa và phát huy ở Nam Bộ vì nó quá mới, công chúng chưa quen thưởng thức như với văn chương truyền thống. Vì thế, công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết theo kiểu viết của Nguyễn Trọng Quản phải chuyển sang vai đội ngũ trí thức Tây học ở Bắc kỳ.
  34. Bài thơ Tình già của Phan Khôi như một hiện tượng văn học Vai trò: Mở đầu, “khai sinh” Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945 ở nước ta - Bài thơ này trong bài viết Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ của Phan Khôi đăng trên báo Phụ nữ Tân văn số 122 (10/3/1932) nhằm tuyên chiến công khai với Thơ cũ. - Cái mới của bài thơ là: Về nội dung: công khai cái tôi cá nhân một cách táo bạo trên lĩnh vực tình yêu. Về hình thức: thơ tự do, không bị bó buộc, câu thúc bởi những niêm luật, vần đối.
  35. - Bài viết của Phan Khôi đã dẫn đến một cuộc tranh luận quyết liệt giữa 2 phái Thơ cũ và Thơ Mới trên khắp Bắc, Trung, Nam như Hoài Thanh đã tổng kết trong Thi nhân Việt Nam (xem Một thời đại trong thi ca). - Bài thơ chưa phải hay, hình tượng thơ chưa thật mới, nhưng ý nghĩa mở đầu “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”thì không ai phủ nhận.
  36. Thơ Xuân Diệu trước 1945 như một hiện tượng văn học XD là nhà thơ tiêu biểu đầy đủ nhất của Phong trào Thơ Mới trước 1945 ở nước ta. 1. Một sự tự ý thức khẳng định cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ, triệt để. 2. Nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời – cái tôi cá nhân muốn hòa hợp với đời. Ý nghĩa nhân bản lớn.
  37. 3. Một phương diện tiêu biểu của niềm khát khao giao cảm với đời – tình yêu đôi lứa lành mạnh và cường tráng - Tình yêu mang màu sắc dục, giao cảm phần xác - Tình yêu mang tính lý tưởng, giao cảm phần hồn (so sánh với Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương và một số nhà thơ Mới cùng thời)
  38. 4. Một cách tân thi pháp độc đáo - Một cái nhìn thế giới đầy cảm giác mang màu sắc dục của tình yêu đôi lứa. - Coi vẻ đẹp của con người là chuẩn mực của thế giới. Con người là vẻ đẹp của thế gian và kiểu mẫu của muôn loài (ngược với văn chương truyền thống coi vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn cho vẻ đẹp của con người).
  39. 5. Thể thơ tự do, không bị ràng buộc câu thúc bởi tính chất quy phạm chặt chẽ của văn học Trung đại.
  40. - Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây bay và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! (Vội vàng)
  41. - Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ, Một giây cũng cam, một chút cũng đành. (Lời thơ vào tập “Gửi hương”) - Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi, Dù chỉ là trong một phút mà thôi. ( Mời yêu) - Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc vắn dài Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt
  42. - Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. - Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non sắp già rồi - Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai! - Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
  43. So sánh trong thơ Xuân Diệu: - Lá liễu dài như một nét mi - Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ - Hơi gió thở như ngực người yêu đến - Mây đa tình như thi sĩ đời xưa - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
  44. Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng như một hiện tượng văn học Nhìn ở góc độ tác giả, VTP cũng là một hiện tượng văn học độc đáo. Ông là một tài năng nhiều mặt: Phóng sự, Tiểu thuyết, Kịch và một khả năng sáng tạo có thể nói là phi thường, để lại một di sản văn chương đồ sộ (riêng năm 1936 cho ra mắt 3 tiểu thuyết: Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ). Thế nhưng, ông cũng là một tác giả gây ra nhiều tranh cãi và đánh giá trái chiều trong công chúng. Cuối cùng, vị trí của ông ngày càng được khẳng định. Đây chỉ nói đến 1 tác phẩm như một hiện tượng
  45. 1. Số đỏ là một tiểu thuyết hiện thực trào phúng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. (cùng thời: Nguyễn Công Hoan có truyện ngắn trào phúng, Tú Mỡ, Đồ Phồn có thơ trào phúng). 2. Nghệ thuật trào phúng: Phát hiện, tạo dựng mâu thuẫn gây cười và Phóng đại. 3. Đối tượng trào phúng: cả xã hội thành thị Việt Nam dưới thời thuộc Pháp với nhiều hạng người.
  46. Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan như một hiện tượng văn học NCH xuất hiện trên văn đàn với tư cách là đại biểu của xu hướng văn học HTPP. Ông viết nhiều, viết khỏe hai thể tài: Tiểu thuyết và Truyện ngắn. Tuy nhiên, phần thành công nhất của ông là thể tài Truyện ngắn trào phúng.
  47. 1. Lập trường phê phán trào phúng - Quan điểm đạo đức phong kiến - Quan điểm giàu nghèo 2. Đối tượng trào phúng Quan lại, địa chủ cường hào, tư sản 3. Nghệ thuật trào phúng: phát hiện, tạo dựng tình huống gây cười, mâu thuẫn hài hước; phóng đại, gói kín mở nhanh gây bất ngờ
  48. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao như một hiện tượng văn học 1. Tác phẩm Chí Phèo trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao - Từ Cái lò gạch cũ – Đôi lứa xứng đôi – Chí Phèo - Ý nghĩa cột mốc, đánh dấu, đỉnh cao CNHT của Nam Cao cả về nội dung và hình thức hiện đại. 2. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Quy luật bần cùng, lưu manh hóa đối với người nông dân dưới thời thuộc pháp. - Cái nhìn và Niềm tin của nhà văn đối với người LĐ
  49. 3. Nghệ thuật viết truyện hư cấu hiện đại - Kết cấu truyện ko theo thời gian tuyến tính - Nghệ thuật miêu tả tâm lý - Nhân vật điển hình - Ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ.
  50. Tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao như một hiện tượng văn học 1. Tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 2. Nội dung phản ánh cái đời thường, tầm thường của tác phẩm, ko có cốt truyện 3. Hình ảnh người trí thức tiểu tư sản dưới thời thuộc Pháp. Bi kịch chết mòn 4. Kết cấu tác phẩm ko theo cốt truyện mà theo tâm lý. Nghệ thuật miêu tả tâm lý. Tính cách nhân vật được soi rọi bên trong hơn là biểu hiện bên ngoài