Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm văn học

pptx 92 trang vanle 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxthi_phap_hoc_va_doc_hieu_tac_pham_van_hoc.pptx

Nội dung text: Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm văn học

  1. THI PHÁP HỌC VÀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Phạm Ngọc Lan
  2. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 1. Định nghĩa thi pháp và thi pháp học  Thi pháp là nguyên tắc tổ chức nội tại của tác phẩm hoặc một hệ thống các tác phẩm văn học.  Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tạo ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học.
  3. Phê bình tiểu sử, Phê bình tâm lý, Phân tâm học Tác giả VĂN BẢN Độc giả Bối cảnh Phê bình Marxist, Nghiên cứu Nghiên cứu tiếp nhận văn hoá học
  4. Phê bình tiểu sử, Phê bình tâm lý, Phân tâm học Tác giả VĂN BẢN Độc giả Bối cảnh Phê bình Marxist, Nghiên cứu Nghiên cứu tiếp nhận văn hoá học
  5. Phê bình tiểu sử, Phê bình tâm lý, Phân tâm học Tác giả Thi pháp học VĂN BẢN Độc giả Bối cảnh Phê bình Marxist, Nghiên cứu Nghiên cứu tiếp nhận văn hoá học
  6. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 2. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học  Thi pháp học nghiên cứu HÌNH THỨC mang tính nội dung của tác phẩm hoặc hệ thống tác phẩm. Hay nói cách khác, đó là quan niệm nghệ thuật của hình thức.  Hình thức nghệ thuật mang những đặc điểm như sau: - Hình thức có tính hệ thống - Hình thức có tính quan niệm - Hình thức có tính tinh thần
  7. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 3. Các phân ngành của thi pháp học  Thi pháp học lý thuyết nghiên cứu các quy tắc nghiên cứu thi pháp, nghĩa là các mô hình nghệ thuật của tác phẩm và phạm trù hoá hệ thống nghệ thuật của tác phẩm thành các phương diện khác nhau.  Thi pháp học văn học tiến hành miêu tả và nghiên cứu hệ thống các nguyên tắc, các phương tiện, thủ pháp nghệ thuật tạo nên giá trị của các tác phẩm và hiện tượng văn học cụ thể.  Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hoá của các hình thức nghệ thuật, nghiên cứu các phạm trù (thể loại, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật), cũng như cả hệ thống các thủ pháp hay phạm trù vốn có của những thời đại văn học.
  8. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 4. Lịch sử phát triển của thi pháp học 4.1. Thi pháp học cổ điển Hy Lạp Aristotle (384-322 B.C.)
  9. POETICS (Aristotle)  Bản chất của nghệ thuật: MÔ PHỎNG (mimesis)  Mục đích của nghệ thuật: THANH LỌC (carthasis)  Các thành phần chính của bi kịch: CỐT TRUYỆN (mythos) NHÂN VẬT (ethos) TƯ TƯỞNG (dianoia) NGÔN TỪ (lexis) ÂM NHẠC (melos) KHÁN GIẢ (opsis)
  10. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 4. Lịch sử phát triển của thi pháp học 4.1. Thi pháp học cổ điển Hy Lạp 4.2.Thi pháp học hiện đại phương Tây  Chủ nghĩa hình thức  Mikhain Bakhtin  Chủ nghĩa cấu trúc  Phê bình Mới  Chủ nghĩa hậu cấu trúc
  11. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) - Là một trường phái phê bình lý luận văn học có ảnh hưởng lớn ở Nga từ 1914 đến 1930, họ cách mạng hoá phê bình văn học bằng cách khẳng định tính cụ thể và tự trị của văn chương và ngôn ngữ văn chương. - Chủ yếu bao gồm hai nhóm phê bình: Hội Ngôn ngữ học Moscow, thành lập khoảng năm 1914-1915, và Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ thi ca (OPOJAZ), thành lập khoảng năm 1914-1916.
  12. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ thi ca (OPOJAZ), thành lập khoảng năm 1914-1916 ở Saint Peterburg. Viktor Shklovsky Boris Eikhenbaum Yuri Tynianov Viktor Vinogradov (1893-1984) (1886 – 1959) (1894 – 1943) (1895 – 1969)
  13. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) Hội Ngôn ngữ học Moscow, thành lập khoảng năm 1914-1915 ở Moscow Roman Jakobson Ossip Brik Boris Tomashevsky (1895 – 1982) (1888 – 1945) (1890 – 1957)
  14. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG NHẤT:  Nghiên cứu văn học là một ngành khoa học độc lập và tự trị
  15. Phương pháp của chúng tôi thường được định danh là “phương pháp hình thức luận”. Tôi muốn gọi đó là phương pháp hình thái học, để phân biệt nó với những hướng tiếp cận khác chẳng hạn như phương pháp tâm lý học, xã hội học và những phương pháp tương tự, mà đối tượng nghiên cứu không phải là bản thân tác phẩm mà là điều được phản ánh trong tác phẩm, theo quan niệm của nhà nghiên cứu. Boris Eikhenbaum(1886 – 1959)
  16. Trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu truyện cổ tích có thể so sánh với việc nghiên cứu tổ chức hữu cơ trong tự nhiên. Nhà khoa học tự nhiên và nhà văn hoá dân gian đều xử lý các chủng loại và biến thể , và những chủng loại và biến thế này về bản chất là giống nhau. (Hình thái học truyện cổ tích) Vladimir Propp (1895-1970)
  17. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG NHẤT:  Nghiên cứu văn học là một ngành khoa học độc lập và tự trị  Tính văn học – đối tượng của ngành nghiên cứu văn học ➔ những thủ pháp của ngôn ngữ nghệ thuật
  18. Đối tượng của nghiên cứu văn học không phải là toàn thể văn học mà là tính văn học, nghĩa là, cái làm cho một tác phẩm nào đấy trở thành một tác phẩm văn học. Roman Jakobson (1896-1982)
  19. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG NHẤT:  Nghiên cứu văn học là một ngành khoa học độc lập và tự trị  Tính văn học – đối tượng của ngành nghiên cứu văn học ➔ những thủ pháp của ngôn ngữ nghệ thuật  Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất (chủ đề – motif – cốt truyện – câu chuyện, v.v.)
  20. Thủ pháp của nghệ thuật là khiến cho đối tượng trở nên “xa lạ”, làm cho hình thức trở nên khó hiểu, làm tăng cao độ khó và độ dài của sự tri nhận bởi vì bản thân quá trình tri nhận tự nó đã là mục đích thẩm mỹ và phải được kéo dài. Nghệ thuật là một cách trải nghiệm tính nghệ thuật của một đối tượng; chứ còn bản thân đối tượng thì không quan trọng” (Nghệ thuật như là thủ pháp) Viktor Schlovsky (1893-1984)
  21. Vladimir Propp (1895-1970)
  22. MIKHAIN BAKHTIN  Là nhà văn hoá và lý luận văn học Nga  Các khái niệm cơ bản: - carnival và chủ nghĩa hiện thực nghịch dị - bản chất đối thoại của ngôn ngữ - đa thanh và phức điệu (polyphony-symphony)
  23. Con số nhiều của các giọng nói và ý thức độc lập và không hòa trộn, một dàn đa thanh của các giọng nói đầy hiệu lực thực chất chính là đặc trưng chính yếu của tiểu thuyết Dostoevsky. Cái mở ra trong tác phẩm của ông không phải là vô số những nhân vật và số phận trong một thế giới khách quan đơn nhất, được soi sáng bởi một ý thức tác giả đơn nhất; mà đúng hơn, là con số nhiều của các ý thức, với quyền lực ngang nhau và mỗi ý thức mang theo thế giới riêng của nó, những thế giới này liên kết nhưng không hòa trộn vào trong tính thống nhất của sự kiện. (Những vấn đề thi pháp Dostoevsky) Mikhain Bakhtin (1895-1975)
  24. CHỦ NGHĨA CẤU TRÚC (STRUCTURALISM)  Là một hệ hình lý thuyết khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu các hiện tượng và yếu tố văn hoá trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống hay cấu trúc nền tảng của nó.
  25. Cái biểu đạt ___ Cái được biểu đạt CÁ ___ Ferdinand de Saussure (1857-1913)
  26. BỐI CẢNH NGƯỜI GỬI THÔNG ĐIỆP NGƯỜI NHẬN TIẾP XÚC MÃ Roman Jakobson (1896-1982)
  27. Cặp đối lập lưỡng phân là cặp đối lập mà các nhà cấu trúc luận cho rằng nó đã tạo nên và tổ chức nên tư tưởng và văn hoá nhân loại một cách mạnh mẽ. (Nhân học cấu trúc) Claude Lévi-Strauss (1908-2009)
  28. Tôi lại đối diện với một hệ thống ký hiệu học lớn hơn: có một cái biểu đạt, tự thân nó đã được tạo nên trong một hệ thống có trước đó (một người lính da đen đang chào lá cờ Pháp); có một cái được biểu đạt (ở đây là hỗn hợp có chủ ý giữa tính chất Pháp và tính chất quân sự); cuối cùng, có sự hiện diện của cái được biểu đạt thông qua cái biểu đạt. (Những huyền thoại) Roland Barthes (1915-1980)
  29. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 1. Sơ lược về thi pháp trữ tình  POETRY -> quan niệm truyền thống phương Tây xem thơ là một dạng thức nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo dựa trên chất lượng thẩm mỹ và liên tưởng của nó.
  30. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.1. Khái niệm về cái tôi trữ tình  Cái tôi: một khái niệm triết học, chỉ căn nguyên, trung tâm tinh thần của con người, có quan hệ tích cực với thế giới và với bản thân mình. Là phần tự giác, tự ý thức của nhân cách.  Cái tôi trữ tình: là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện trữ tình. Nội dung của trữ tình là toàn bộ cái chủ quan, nội tâm, tâm hồn đang tư duy và đang cảm thấy cuộc sống bên trong.
  31. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.2. Đặc trưng của cái tôi trữ tình  Cái tôi trữ tình luôn tự ý thức mình là một bản chất tinh thần thống nhất, trọn vẹn.  Cái tôi trữ tình có chức năng nội cảm hóa thế giới bên ngoài, tạo nên một thế giới chủ quan độc đáo, một chỉnh thể thống nhất được quy định bởi những quan niệm nghệ thuật riêng của thời đại và cá nhân nghệ sĩ.  Qua mỗi thời đại lịch sử, cái tôi trữ tình mang những hình thức tự ý thức khác nhau tương ứng với kiểu quan hệ giữa cái tôi và đời sống trong thời đại ấy.
  32. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.3. Một số kiểu loại cái tôi trữ tình trong lịch sử thơ ca  Cái tôi trữ tình trong thơ ca dân gian: cái tôi tập thể. Nguồn gốc: Hình thức diễn xướng, truyền miệng trong cộng đồng Biểu hiện: Tiếng nói chia sẻ, đồng vọng đối với những số phận tương đồng Không gian đồng quê phiếm chỉ: hồ sen, luỹ tre, ao cá, vườn rau Thời gian lao động phiếm chỉ: hôm qua, sáng ngày, năm ngoái, chiều chiều
  33. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.3. Một số kiểu loại cái tôi trữ tình trong lịch sử thơ ca  Cái tôi trữ tình trong thơ ca cổ điển: cái tôi vũ trụ - cái tôi phi ngã. Nguồn gốc: Quan niệm cộng đồng – Triết lý về quan hệ con người-vũ trụ Biểu hiện: Cái tôi không có nhu cầu tự xưng, tự giới thiệu Cái tôi được khách thể hóa vào vũ trụ Các motif phổ biến: con người lên cao, thiên nhiên hữu linh
  34. Đăng U Châu đài ca Trần Tử Ngang Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc thương nhiên nhi lệ hạ
  35. Tú Xương: cái tôi Nho sĩ trong lòng xã hội Nho gia đang sụp đổ Giễu người thi đỗ Lạc đường Một đàn thằng hỏng đứng mà trông Một mình đứng giữa quãng chơ vơ Nó đỗ khoa này có sướng không [8] Có gặp ai không để đợi chờ Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Nước biếc non xanh coi vắng vẻ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng Kẻ đi người lại dáng bơ phờ Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ Đường đất xa xôi ai mách bảo Biết đâu mà ngóng đến bao giờ?
  36. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.3. Một số kiểu loại cái tôi trữ tình trong lịch sử thơ ca  Cái tôi trữ tình trong thơ lãng mạn: cái tôi cá nhân tự biểu hiện, khép kín và cô đơn trước xã hội. Cơ sở: Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những cảm xúc mạnh mẽ như là nguồn gốc của kinh nghiệm nghệ thuật Biểu hiện: Sự bộc lộ trực tiếp những tình cảm, cảm giác riêng biệt, thành thực, tươi mới. Sự cô độc và tuyệt vọng giữa thế giới xa lạ
  37.  "Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều tín nhiệm, u uất, cái khát vọng được thành thật. Một khát vọng khẩn thiết đến đau đớn.”  “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. [ ] Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước. Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác : một lòng tin đầy đủ.” (Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh)
  38. Thế Lữ: cái tôi khao khát vượt thoát hiện tại tầm thường NHỚ RỪNG Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi Len dưới nách những mô gò thấp kém Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm Với cặp báo chuồng bên vô tư lự Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu [ ] Của chốn ngàn năm cao cả, âm u Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Nơi ta không còn được thấy bao giờ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Có biết chăng trong những ngày ngao ngán Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để hồn ta phảng phất được gần ngươi Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!!! - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
  39. Xuân Diệu: cái tôi đam mê giao cảm với đời Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn, LỜI KỸ NỮ Chớ để riêng em phải gặp lòng em; Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi. Tay ái ân du khách hãy làm rèm, Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng. Khách không ở, lòng em cô độc quá. Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo, Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả, Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da. Tay em đây mời khách ngả đầu say; Người giai nhân: bến đợi dưới cây già; Đây rượu nồng. Và hồn của em đây, Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử. Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt, Chớ đạp hồn em! Cuộc yêu đương gay gắt vì làng chơi. Trăng từ viễn xứ Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi, Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn; Gỡ tay vướng để theo lời gió nước. Gió theo trăng từ biển thổi qua non; Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt. Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi. Du khách đi. - Du khách đã đi rồi.
  40. Nguyễn Bính: cái tôi nho sĩ nông thôn trong cơn bão đô thị hoá CHÂN QUÊ Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Nói ra sợ mất lòng em Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi ! Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh ! Nào đâu cái yếm lụa sồi ? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ? Hoa chanh nở giữa vườn chanh Nào đâu cái áo tứ thân ? Thầy u mình với chúng mình chân quê Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ? Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
  41. Hàn Mặc Tử: cái tôi mang tình yêu tuyệt vọng với cuộc đời NHỮNG GIỌT LỆ Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi ? Bao giờ tôi hết được yêu vì, Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tợ si ? Họ đã xa rồi khôn níu lại, Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa Người đi, một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Tôi vẫn còn đây hay ở đâu ? Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ? Sao bông phượng nở trong màu huyết, Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
  42. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.3. Một số kiểu loại cái tôi trữ tình trong lịch sử thơ ca  Cái tôi trữ tình trong thơ tượng trưng, siêu thực: cái tôi tự do tuyệt đối, chạm đến tầng tiềm thức, vô thức Cơ sở: Sự phủ định tư duy lý tính Biểu hiện: Nhấn mạnh cái kỳ dị, bất thường, những kết hợp phi lý, phi logic của giấc mơ Sử dụng những hình ảnh có tính biểu tượng – tôn giáo, tâm linh – để biểu đạt trạng thái tâm hồn
  43. NGUYỆT CẦM Xuân Diệu Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần, Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm, Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân. Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi! Long lanh tiếng sỏi vang vang hận Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người Linh lung bóng sáng bỗng rung mình, Vì nghe nương tử trong câu hát Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê Đã chết đêm rằm theo nước xanh. Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề Sương bạc làm thinh, khuya nín thở Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
  44. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 2. Cái tôi trữ tình 2.3. Một số kiểu loại cái tôi trữ tình trong lịch sử thơ ca  Cái tôi trữ tình trong thơ trữ tình chính trị: cái tôi quần chúng Nguồn gốc: Thời đại có những chuyển biến lớn thay đổi lịch sử. Biểu hiện: Cái tôi đứng ở giữa tập thể, nhân dân, để phát ngôn nhân danh dân tộc, thời đại và nhân loại tiến bộ. Không gian trữ tình được mở rộng từ không gian hẹp (đời tư) sang không gian rộng (sử thi) Thời gian lịch sử biến thiên không ngừng, hướng đến tương lai
  45. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 3. Nhạc điệu và các yếu tố tạo nên nhạc điệu 3.1. Tiết tấu  Là phương thức tạo nhạc điệu bằng nhịp, dựa vào chỗ ngắt chia câu thơ thành từng vế tương đối trọn vẹn về nghĩa.  Tiết tấu trước hết bị chế ước bởi quy luật khách quan của thể loại: Thơ Đường luật ngắt nhịp lẻ: 4/3 hay 2/2/3. Các thể thơ truyền thống của người Việt thường dùng nhịp chẵn: 3/4, 3/2/2, 2/2/2, 4/4  Tiết tấu cũng được quy định bởi quy luật riêng của tứ thơ. Trong một số trường hợp, nhà thơ phá vỡ khuôn khổ tiết tấu thông thường để tạo những hiệu ứng thẩm mỹ đặc biệt.
  46. Phong Kiều dạ bạc Trương Kế Nguyệt lạc / ô đề / sương mãn thiên Giang phong / ngư hỏa / đối sầu miên Cô Tô thành ngoại / Hàn San tự Dạ bán chung thanh / đáo khách thuyền
  47. Không đề Nguyễn Bính Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đấy, anh về đâu Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
  48. Hoa tháng ba Chế Lan Viên Tháng ba / nở trắng hoa xoan Sáng ra / mặt đất lan tràn mùi hương Không em, / anh chẳng qua vườn Sợ mùi hương, / sợ mùi hương / nhắc mình.
  49. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 3. Nhạc điệu và các yếu tố tạo nên nhạc điệu 3.2. Vần  Là phương thức tạo nhạc điệu bằng cách phối hợp bộ phận âm đệm, âm chính, âm cuối giống nhau hoặc gần giống nhau của 2 tiếng.  Bao gồm vần chân (cước vận) và vần lưng (yêu vận).
  50. Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngân, một giọng đàn. Em ơi, Ba Lan – Tố Hữu
  51. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 3. Nhạc điệu và các yếu tố tạo nên nhạc điệu 3.3. Thanh điệu  Là sự phối hợp các thanh bằng trắc trong tiếng Việt.  Được quy luật thể loại chi phối, hoặc quy luật tứ thơ chi phối. Cao Thấp Bằng Không dấu Huyền Trắc Ngã/ Sắc Hỏi/ Nặng
  52. THƠ ĐƯỜNG LUẬT Luật bằng Luật trắc Tiếng Tiếng Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 B T B B 1 T B T B 2 T B T B 2 B T B B 3 T B T T 3 B T B T 4 B T B B 4 T B T B 5 B T B T 5 T B T T 6 T B T B 6 B T B B 7 T B T T 7 B T B T 8 B T B B 8 T B T B
  53. THƠ LỤC BÁT Tiếng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 B T B 2 B T B B
  54. Trên án sẵn có con dao Giấu cầm nàng đã cất vào chéo khăn. Truyện Kiều - Nguyễn Du Có ai nghe thấy một tiếng vọng Thì thả con thuyền sang với tôi Tiếng vọng - Trần Lê Văn
  55. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 3. Nhạc điệu và các yếu tố tạo nên nhạc điệu 3.4. Nhạc tính của từ  Hệ thống âm đầu Điểm cấu âm Đầu lưỡi Mặt Gốc Thanh Môi Phương thức cấu âm Thẳng Cong lưỡi lưỡi hầu Tắc Ồn Bật hơi th Không Vô thanh t ʈ c k bật hơi Hữu thanh b d Vang m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh f s ş χ h Hữu thanh v z ʐ ɣ Vang l
  56. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 3. Nhạc điệu và các yếu tố tạo nên nhạc điệu 3.4. Nhạc tính của từ  Hệ thống âm chính
  57. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 3. Nhạc điệu và các yếu tố tạo nên nhạc điệu 3.4. Nhạc tính của từ  Hệ thống âm cuối - Âm tiết mở: có âm cuối /zero/. - Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng bán nguyên âm. - Âm tiết nửa khép: kết thúc bằng phụ âm mũi. - Âm tiết khép: kết thúc bằng các phụ âm tắc - vô thanh.
  58. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 4. Thi pháp thơ điệu ngâm và thi pháp thơ điệu nói Câu thơ điệu ngâm (thơ cổ) Câu thơ điệu nói (thơ hiện đại) Lời nói siêu cá thể Lời nói cá thể - chỉ gồm các thực từ, câu kể - có ngữ khí từ, câu hỏi, câu cảm thán - không hướng đến ai - có đối tượng hướng đến (người đọc, - không có giọng riêng nhân vật trữ tình, chính mình ) Nhạc điệu của quy luật thể loại, tạo nên Nhạc điệu của giọng nói cá thể, tạo nên do phối hợp bằng trắc do tiếng lòng, ngữ điệu nói Cấu trúc câu đơn giản, mỗi đơn vị câu là Cấu trúc câu phức tạp, xuất hiện các hiện một đơn vị nghĩa tượng khác nhau của lời nói thường (khẩu hiệu, lập luận, lời chào, lời hô gọi ), có hiện tượng vắt dòng
  59. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 1. Sơ lược về tác phẩm tự sự  Là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính chất khách quan của nó, bằng các sự kiện, biến cố và hành vi con người.  Tự sự đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển của văn học hiện đại.
  60. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 2. Câu chuyện và cấu trúc cốt truyện (chuyện và truyện)  Chuyện bao gồm những sự kiện được kể lại, được trừu xuất từ cách bố trí chúng trong văn bản và được tái tạo trong trật tự thời gian.  Truyện có thể được định nghĩa là mô hình hay cấu trúc của các sự kiện trong văn bản.
  61. THẦY LAZARO PHIỀN Nguyễn Trọng Quản Ai xuống Bà-rịa, mà có đi ngang qua đất thánh ở trong Cát tại làng Phước-lễ, thì tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây thánh giá bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng, gắn một bên nhà thờ những kẻ tử-đạo mà thăm mồ ấy kẻo tội nghiệp! Vì đã hai năm nay không ai thăm viếng không ai màng ngó tới. Mồ đó là mồ một thầy đã chịu lương tâm mình cắn rứt đã mười năm, bây giờ mới đặng nằm yên nơi ấy. Tôi xin phép thuật lại truyện tôi đã gặp thầy ấy và làm sao thầy ấy đã tỏ chuyện mình ra cùng tôi, như sau nầy: I. Đồng hồ nhà thờ nhà nước vừa đánh tám giờ tối, đồ tôi đã đem xuống tàu mà đi Bà-rịa rồi. Chiếc Jean-Dupuis định mười giờ mới chạy, nên còn hai giờ chẳng biết làm đí gì ? Muốn lên bờ đi dạo một hai vòng xem phố xá thành Saigon chơi, mà trong mình có ý mệt cho nên không lên; vậy mới tính lên sàn tàu coi có cái ghế nào không, mà nằm nghỉ cùng xem trăng chơi, vì ngày ấy là nhằm ngày rằm tháng chạp annam là 12 janvier 1884.
  62. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 3. Nhân vật  Quan niệm nghệ thuật về con người: là nguyên tắc cắt nghĩa cuộc sống và con người, thể hiện trong sự nhất quán của cách nhìn, cách lý giải, tiếp cận đối với con người.  Quan niệm nghệ thuật về con người đóng vai trò hạt nhân trong tổ chức thế giới nhân vật.
  63. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 3. Nhân vật  Trong thần thoại và truyền thuyết, con người được miêu tả như một năng lực, một sức mạnh để chế ngự thiên nhiên hay thực hiện một công việc nào đó tác động đến thiên nhiên và nhân loại. - Nữ Oa: đội đá vá trời - Thần Trụ Trời: tạo lập vũ trụ - Thánh Gióng: đánh giặc - An Dương Vương: xây thành Cổ Loa và đánh giặc giữ nước
  64. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 3. Nhân vật  Trong cổ tích, con người được xây dựng như là hiện thân của một quy ước xã hội, một phẩm chất ứng xử. Vì vậy con người không có tâm lý, không có chân dung, không có cá tính. - Truyện Thạch Sanh: Thạch Sanh: lương thiện, hiền lành, Lý Thông: gian ác - Truyện Cây khế: Người em: hiền lành, trung thực, người anh: tham lam
  65. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 3. Nhân vật  Trong văn học trung đại, con người mang những đặc trưng: - Con người vũ trụ: con người được miêu tả như sự hun đúc của đất trời, thiên nhiên - Con người hữu tâm, con người tri tâm (con người tỏ lòng): con người đặt tấm lòng, chí khí lên làm giá trị cao nhất để đối đãi, bày tỏ với người khác. TRUYỆN KIỀU: Quan niệm về con người tỏ lòng -> Quan niệm về thế giới tấm lòng (Thế giới nội tâm phức tạp, hòa trộn nhiều cảm xúc đối nghịch)
  66. TỐ TÂM Hoàng Ngọc Phách Nhiều lúc ngồi lâu quá thì nàng giục tôi về kẻo quá giờ vào trường, mà chính nàng lại tìm cách lưu tôi lại, được một vài phút cũng lưu. Đại khái như là tôi đứng dậy cầm mũ thì nàng bảo để cho người đi gọi xe đã, có khi đến 15 phút mà không thấy xe. Tôi ra về thì nàng lại hỏi một câu chuyện gì đó, bắt tôi phải cắt nghĩa, hay tôi có nhờ mua hoặc làm hộ cái gì thì lúc đợi tôi ra về nàng mới hỏi lại. Thành ra từ lúc chuyển về đến lúc ra cửa có khi hàng giờ đồng hồ, nhưng tôi tự biết rằng trong lúc dùng dằng như vậy cũng tại tôi một nửa. Khi tôi ngồi lâu thì sốt ruột, nhưng lúc đứng lên cầm mũ thì lại muốn ngồi thêm, hình như tiếc mà không dứt về được, cho nên nhiều lần chủ nhật và chiều thứ năm cũng trôi vào trong câu chuyện kéo dài đó ! Bức tường ngăn ngày càng thấy lở dần. Lắm lúc tôi thấy lý thuyết của tôi nghĩ ra để giữ bức tường ấy được vững bền thì thường lại bị lý thuyết khác của lòng đánh đổ. Nhiều khi làm việc gì khi quá bạo thì tôi lại tìm ngay được nhẽ phải mà tự thứ lỗi cho mình. Tôi chắc lòng nàng cũng như vậy, nhưng nàng không dám lấn mạnh như tôi vì tính tình đàn bà thuộc về thế thủ. Tuy vậy, nàng che kín đến đâu cũng bị lộ vì những lối quấn quít, những dáng điệu vô tình, những câu vô ý, những lúc hai mắt nàng nhìn tôi có một nghĩa riêng mà nàng không biết, đủ làm cho tôi hiểu thấu tâm can. Lắm khi trong hai con mắt nàng nhìn tôi có vẻ thiết tha hình như kêu van tôi ngỏ lời trước đi cho nàng được thoả, mà chắc lắm lúc trong con mắt tôi cũng kêu van nàng đừng làm cho tôi một ngày kia phải thú tội với nàng.
  67. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 3. Nhân vật  Trong văn học hiện thực, con người mang tính xã hội đậm nét - Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng: con người “diễn trò”, con người “vật hoá” - Nam Cao: con người trong bình diện tồn tại sơ đẳng (miếng ăn) con người ý thức -> bi kịch ý thức
  68. CÔ KẾU, GÁI TÂN THỜI Nguyễn Công Hoan Nhưng cô có nhận cái tên ấy nữa đâu! Kếu là nghĩa thế nào? Nghĩ bao nhiêu, cô lại oán cha trách mẹ, không đặt cho cô cái tên mỹ miều. Mà chữ nho, nào thiếu gì tiếng hay, sao cô chịu mang cái tên nôm na xấu xí ấy mãi? Nhất là đi ngoài phố, hay là ở chỗ đông người, mà mẹ cô gọi: Kếu ơi! Thì cô đỏ mặt tía tai, hậm hực, lấy làm ngượng quá! Lại còn những chị em bạn cô. Cứ những lúc ở Bờ Hồ, hay thấy cô gặp một công tử quen nào, là nhè ngay cái tên cúng cơm của cô ra mà réo quang quác, rồi cười rúc rích. Nhiều lần cô đã van lạy, xin rằng giữ sĩ diện cho cô mà gọi cái biệt hiệu cô mới nhờ người ta đặt hộ là Bạch Nhạn ấy, nhưng các mẹ ranh tai ngược, cứ vờ quên, để bêu cô, mới tức chứ? Rồi từ đó, mỗi buổi chiều, cô thu thu hộp phấn vào bọc, cô đến chơi nhà cô Bích Ngọc. Đến nơi, cô xổ khăn, lấy lược ra chải lại mái tóc. Rồi rẽ lệch đường ngôi. Rồi uốn lại mái tóc cho cong xuống và thò ra mang tai. Rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vươn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son. Rồi cô mặc quần trắng, xếp cho thẳng nếp, đứng ống. Rồi cô vận cái áo sơ-mi, cái áo cánh và áo dài sặc sỡ, vuốt cho phẳng phiu. Xong đâu đấy, cô lận đôi giày mang cá, ôm cái ví đầm, đến trước tủ gương mà đứng. Cô quay đằng trước. Cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm. Cô khoái lắm! Rồi trong độ nửa giờ, ngắm chán, cô trút bộ cánh ra, xin thau nước, lau kỹ cái mặt rồi mặc quần áo thâm, đi về. Ấy chẳng ngày nào là cô Bạch Nhạn không diễn tân thời một mình, một lúc như vậy. Có thế cô mới đỡ thèm, đỡ hậm hực. Nhưng những hôm mưa lướt sướt cả ngày, thì cô nóng ruột quá. Mà cứ đến cái giờ ấy, quái lạ, cô nằm bẹp gí, chẳng thiết làm cái phải gió gì cả.
  69. SỐ ĐỎ - Vũ Trọng Phụng Lúc ấy có một chiếc xe hơi hòm đầu nhọn, đuôi nhọn, đỗ ngay trước cửa sân quần. Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ, mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bẩy mươi cân, nhưng cái khăn vành giây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất vả. Rồi đến một chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai mắt như ốc nhồi, tóc cũng uốn quăn, Âu phục lối du lịch, chui ở xe ra đưa tay cho một thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giầy cao su, tay cắp hai cái vợt, chui ra sau cùng. Cả ba đủng đỉnh vào sân. [ ] Xe đỗ trước mười hai thềm xi măng. Người tài xế xuống mở cửa xe. Bà Phó Đoan, dù Nhật, ví da, và chó bước xuống.
  70. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 3. Nhân vật  Trong văn học cách mạng, con người mang tính tập thể  Trong văn học thế sự, con người mang tính sinh hoạt, đời tư
  71. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 4. Người kể chuyện – Điểm nhìn – Tiêu cự  Người kể chuyện: là nhân vật ẩn tàng hoặc hiển lộ trong tác phẩm, tạo thành văn bản tự sự do hành vi ngôn ngữ của mình  Có nhiều dạng thức khác nhau: người kể chuyện toàn năng, người kể chuyện không toàn năng, người kể chuyện không đáng tin cậy
  72. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 4. Người kể chuyện – Điểm nhìn – Tiêu cự  Điểm nhìn: là vị trí của người kể chuyện đối với câu chuyện - điểm nhìn đặt trong không gian và thời gian (hiện tại – tương lai, từ trên cao – từ dưới thấp ) - Điểm nhìn chủ quan (từ trạng thái tâm lí) hay khách quan (ghi chép, trần thuật kiểu phóng sự).
  73. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 4. Người kể chuyện – Điểm nhìn – Tiêu cự  Tiêu cự: là khoảng cách của người kể chuyện đối với câu chuyện - Tiêu cự zero: người kể chuyện biết tất cả nhưng không hiển lộ trong câu chuyện - Tiêu cự bên trong: người kể chuyện đóng vai trò như một nhân vật trong truyện - Tiêu cự bên ngoài: người kể chuyện đứng ngoài, không tham gia vào câu chuyện
  74. CHÍ PHÈO Nam Cao Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết. Hắn về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa cho đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bả cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả. Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng ấy, chửi rồi lại nghe. Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượụ Thật là ầm ỹ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngắt làm sao! Họ bảo nhau: phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất. Cũng có người hiền lành hơn bảo, "Phúc đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà". Ông lý đây là ông lý Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác. Phải ông lý Cường thử có nhà xem nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Ðấy, có tiếng người sang sảng quát, "Mày muốn lôi thôi gì? Cái thằng không cha không mẹ này! Mầy muốn lôi thôi gì?" Ðã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết. A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch. Thôi cứ gọi là tan xương!
  75. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật  Có cơ sở từ không gian và thời gian có thực, nhưng không gian và thời gian nghệ thuật được xây dựng và tổ chức lại theo quan niệm riêng của tác giả, có thể hoàn toàn không giống với trật tự của không gian và thời gian bên ngoài.
  76. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT  Không gian nghệ thuật có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới.  Chịu ảnh hưởng của quan điểm tác giả, không gian nghệ thuật cũng biến đổi không ngừng trong lịch sử văn học.
  77. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật  Trong thần thoại, đó là không gian không định tính, nhân vật tồn tại như ở ngoài không gian.  Không gian trong truyện cổ tích là không gian không cản trở, cho phép con người làm nên những điều kỳ diệu và thực thi được công lý, lẽ phải trên đời.  Trong văn học trung đại, không gian chủ yếu là không gian vũ trụ.
  78. Không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều - Không gian lưu lạc, lữ thứ: con người bị cắt đứt khỏi mọi liên hệ tình cảm, trở nên mất phương hướng (hoa trôi bèo dạt, mặt nước cánh bèo, bể sâu sóng cả, chiếc bách sóng đào, chiếc bách giữa dòng ) -> con người hãi hùng, khiếp sợ, buộc phải “nhắm mắt đưa chân”, liều lĩnh đánh cược với số phận. - Không gian tù hãm: con người bị cầm tù, bó buộc trong những bức tường dày -> con người khao khát vùng thoát để đến với tự do.
  79. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật  Trong văn học hiện đại, không gian ngày càng đa dạng hoá với nhiều kiểu, nhiều dạng: không gian xã hội (văn xuôi hiện thực), không gian tâm linh (tiểu thuyết tâm lý), không gian huyền thoại (kịch và tiểu thuyết phi lý), v.v.
  80. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật THỜI GIAN NGHỆ THUẬT  Thời gian nghệ thuật có tác dụng mô hình hoá chiều vận động của thế giới nghệ thuật.  Luôn luôn mang quan niệm, cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh có tính chủ quan
  81. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật  Thời gian thần thoại: là thời gian có tính tuần hoàn, là thời gian vũ trụ vĩnh viễn khép kín, không liên hệ với thời gian lịch sử.  Thời gian sử thi: là thời gian của quá khứ tuyệt đối.  Thời gian cổ tích: gắn liền với các sự kiện, biến cố, nhân vật chỉ sống với hiện tại, không có hồi tưởng hay ước mơ. -> Cả ba đều là thời gian khép kín.
  82. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 5. Không gian và thời gian nghệ thuật  Thời gian Văn học trung đại: mang tính chất tuần hoàn, vận hành theo quy luật bốn mùa của tự nhiên. Ngoài ra nó có nhiều dạng thức như thời gian sinh mệnh con người, thời gian lịch sử, thời gian tâm trạng  Trong tiểu thuyết hiện đại, thời gian năng động hơn rất nhiều: nó có thể đảo chiều để tìm về quá khứ hoặc vượt trước đến tương lai, có thể dồn nén cả thế kỷ trong khoảnh khắc hoặc kéo dài một giây phút thành vô tận.
  83. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 6. Thể loại  Phân định truyện ngắn và tiểu thuyết: - dung lượng : truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn (số trang, số nhân vật, số tình tiết ) - thi pháp : tình huống được xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn; còn tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau
  84. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 6. Thể loại  Truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản : - Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính (Nguyễn Công Hoan) - Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình (Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh) - Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Diện mạo của loại truyện ngắn này là nghiêng về triết luận (Nam Cao, Nguyễn Minh Châu)
  85. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 6. Thể loại  Theo cách phân loại của phương Tây, có rất nhiều loại thể tiểu thuyết: - Tiểu thuyết trinh thám: nhân vật chính là thám tử, cốt truyện là điều tra vụ án, tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác phẩm. - Tiểu thuyết lịch sử: lấy nhân vật, sự kiện lịch sử làm đề tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là tôn trọng sự thật lịch sử. - Tiểu thuyết giáo dục: kể về quá trình trưởng thành của một con người. - Tiểu thuyết luận đề: thông qua nhân vật và sự kiện để trình bày một vấn đề chủ yếu. - Tiểu thuyết tâm lý: đặt trọng tâm ở miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật. - Tiểu thuyết tự truyện: nhà văn tự kể lại đời mình một cách khách quan, trung thực.
  86. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 7. Ngôn ngữ nghệ thuật  Ngôn ngữ nghệ thuật được phát triển dựa trên cơ sở ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của con người, nhưng nó không chỉ phục tùng quy luật của ngôn ngữ tự nhiên mà còn phục tùng quy luật nghệ thuật nội tại của tác phẩm.  Những nội dung nghiên cứu thi pháp ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm nghiên cứu từ pháp, cú pháp, thiên pháp.
  87. II. THI PHÁP TÁC PHẨM TỰ SỰ 7. Ngôn ngữ nghệ thuật  Nghiên cứu từ pháp là nghiên cứu cách dùng từ trong câu. Mỗi nhà văn có một trường từ ngữ riêng của mình, và với mỗi trường từ ngữ riêng đó, nhà văn thể hiện cách cảm nhận, cách mô tả thế giới của anh ta.  Nghiên cứu cú pháp là nghiên cứu những cách cấu tạo của câu. Sử dụng cú pháp như thế nào không chỉ là hình thức mà còn ẩn chứa trong đó cảm nhận của nhà văn về thế giới.  Nghiên cứu thiên pháp là nghiên cứu sự tổ chức của toàn bộ lời văn nghệ thuật trong tác phẩm hoặc hệ thống tác phẩm.
  88. CÔ KẾU, GÁI TÂN THỜI Nguyễn Công Hoan Nhưng cô có nhận cái tên ấy nữa đâu! Kếu là nghĩa thế nào? Nghĩ bao nhiêu, cô lại oán cha trách mẹ, không đặt cho cô cái tên mỹ miều. Mà chữ nho, nào thiếu gì tiếng hay, sao cô chịu mang cái tên nôm na xấu xí ấy mãi? Nhất là đi ngoài phố, bay là ở chỗ đông người, mà mẹ cô gọi: Kếu ơi! Thì cô đỏ mặt tía tai, hậm hực, lấy làm ngượng quá! Lại còn những chị em bạn cô. Cứ những lúc ở Bờ Hồ, hay thấy cô gặp một công tử quen nào, là nhè ngay cái tên cúng cơm của cô ra mà réo quang quác, rồi cười rúc rích. Nhiều lần cô đã van lạy, xin rằng giữ sĩ diện cho cô mà gọi cái biệt hiệu cô mới nhờ người ta đặt hộ là Bạch Nhạn ấy, nhưng các mẹ ranh tai ngược, cứ vờ quên, để bêu cô, mới tức chứ? Rồi từ đó, mỗi buổi chiều, cô thu thu hộp phấn vào bọc, cô đến chơi nhà cô Bích Ngọc. Đến nơi, cô xổ khăn, lấy lược ra chải lại mái tóc. Rồi rẽ lệch đường ngôi. Rồi uốn lại mái tóc cho cong xuống và thò ra mang tai. Rồi cô bôi phấn khắp mặt, tai và gáy. Rồi cô vươn cổ ra để xoa cho đều. Rồi cô rề dài môi ra để tô son. Rồi cô mặc quần trắng, xếp cho thẳng nếp, đứng ống. Rồi cô vận cái áo sơ-mi, cái áo cánh và áo dài sặc sỡ, vuốt cho phẳng phiu. Xong đâu đấy, cô lận đôi giày mang cá, ôm cái ví đầm, đến trước tú gương mà đứng. Cô quay đằng trước. Cô quay đằng sau. Cô đi đi. Cô lại lại. Cô uốn éo. Cô thướt tha. Rồi cô đứng yên. Cô ngắm. Cô bàn. Cô bình phẩm. Cô khoái lắm! Rồi trong độ nửa giờ, ngắm chán, cô trút bộ cánh ra, xin thau nước, lau kỹ cái mặt rồi mặc quần áo thâm, đi về. Ấy chẳng ngày nào là cô Bạch Nhạn không diễn tân thời một mình, một lúc như vậy. Có thế cô mới đỡ thèm, đỡ hậm hực. Nhưng những hôm mưa lướt sướt cả ngày, thì cô nóng ruột quá. Mà cứ đến cái giờ ấy, quái lạ, cô nằm bẹp gí, chẳng thiết làm cái phải gió gì cả.
  89. SỐ ĐỎ - Vũ Trọng Phụng Đây Đây Tiệm may chúng tôi có rất nhiều kiểu, toàn do những sinh viên mỹ thuật có danh tiếng chế tạo ra cả. Đây, bà cứ xem những biển đề ở tượng, là rõ nghiã lý của từng bộ y phục một. Đây là bộ Lời hứa, nghiã là để cho thiếu nữ nào mặc bộ ấy có thể như hứa với bạn lòng một cuộc hẹn hò vậy. Đây là bộ Chiếm lòng. Mặc bộ ấy thì ta đã nắm vận mệnh bọn nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho con gái mới nhớn. Từ đây vào là của các bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi Thưa bà, đây là bộ Nữ quyền, của người đàn bà lúc nào cũng được chồng khiếp sợ. Còn đây là bộ Kiên trinh, cho những bà quả phụ nhất quyết ở vậy thờ chồng, và đây là bộ Lưỡng lự, cho những đàn bà góa chồng, mà không biết là nên thủ tiết hay là thôi. [ ] Mẹ kiếp! Quần với chả áo! - Cái này là cái gì? À Lời hứa! Thắt đáy, nở ngực, nở đít phải phải! Thắt đáy nở ngực, nở đít là Lời hứa! Hở ngực, hở tay, hở đùi là Chinh phục! Hở ngực, hở đùi là Chinh phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!