Cách thức thực hiện một Đề tài khoa học

ppt 23 trang vanle 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cách thức thực hiện một Đề tài khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptcach_thuc_thuc_hien_mot_de_tai_khoa_hoc.ppt

Nội dung text: Cách thức thực hiện một Đề tài khoa học

  1. CÁCH THỨC THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC Ngành Văn học
  2. DẪN NHẬP 0.1. Lý do chọn đề tài - Viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, nêu lí do tại sao chọn đề tài, đề tài này giúp ích gì cho mình (về lý thuyết cũng như thực hành). - Nên đánh số thứ tự các lí do đó. 0.2. Lịch sử vấn đề - Nêu những công trình đi trước có liên quan trực tiếp đến vấn đề mình nghiên cứu. - Có thể chia ra thành: 0.2.1. Các công trình ở nước ngoài 0.2.2. Các công trình ở trong nước
  3. - Tổng thuật các luận điểm chính của các công trình đó. - Trình bày quan điểm của mình về các luận điểm trên (đồng ý, phản biện, tiếp thu ), từ đó xác định hướng triển khai của mình. 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Xác định trọng tâm nghiên cứu (vấn đề n/c) - Nêu rõ văn bản khảo sát (nxb, năm xb), cho biết lí do dùng chính văn bản đó. 0.4. Phương pháp nghiên cứu - Nêu những phương pháp chính mà mình sử dụng trong công trình - Chỉ rõ từng phương pháp có nhiệm vụ gì, có hiệu quả thực tế như thế nào trong việc khảo sát công trình - Nêu rõ từng phương pháp đc áp dụng chủ yếu trong chương nào/tiểu mục nào
  4. 0.5. Đóng góp mới Cho biết công trình đã làm được gì mới so với lịch sử vấn đề, những đóng góp này có ý nghĩa gì (về lí thuyết cũng như thực tiễn). 0.6. Bố cục - Nêu các phần chính (chương) của công trình, cho biết số trang của từng phần ấy - Cho biết từng phần (chương) ấy đi giải quyết phương diện nào của đề tài, nó có mối liên hệ gì với các chương còn lại.
  5. CÁC CHƯƠNG & CÁC TIỂU MỤC CHƯƠNG - Cách đánh số: Chương 1 [nhan đề chương] 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.2. 1.2.1. 1.2.2.
  6. Chương 2 [nhan đề chương] 2.1. 2.1.1. 2.1.2 2.2. 2.3. Chương n [nhan đề chương]
  7. - Tên chương, tên tiểu mục ko đc trùng với tên đề tài; tên tiểu mục ko đc trùng với tên chương. - Tên chương phải hướng về tên đề tài; tên tiểu mục phải phục vụ cho tên chương. - Cách đặt tên các chương phải cùng một kết cấu cú pháp; tương tự như thế với tên các tiểu mục - Sau phần triển khai nội dung mỗi chương, nên có phần tiểu kết chương
  8. CÁCH VIẾT PHẦN KẾT LUẬN - Kết luận bài n/c không phải là sự sao chép lại phần tiểu kết các chương, mà là ghi nhận, tổng kết được rút ra theo chiều dọc của công trình. - Các kết luận ngắn gọn, cô đọng, không trình bày, diễn giải gì thêm nữa. - Các kết luận nên đc đánh số thứ tự 1,2 - Số thứ tự cuối được dành cho việc nêu hướng phát triển của đề tài (nếu có)
  9. CÁCH GHI TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trình tự ghi: Tên tác giả (năm ấn bản) - tên tác phẩm, nơi ấn bản. - Tên tác giả ghi theo thứ tự abc, trong đó: + Tên tác giả VN: tính theo tên + Tên tác giả nc ngoài: tính theo họ - Cùng một tác giả mà có nhiều công trình, thì liệt kê theo trình tự năm ấn bản. - Tên tp là sách thì đc in nghiêng (Italic); tên tp là bài báo thì ko in Italic, mà chỉ để trong ngoặc kép.
  10. Vd: 1. Albérès, R. M. (2002), Cuộc phiêu lưu vào tư tưởng văn học Phương Tây hiện đại, Nxb Lao Động, Hà Nội. 2. Bakhtin, M. (1992), Thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du,Hà Nội. 3. Bakhtin, M. (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Dostoievski, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 4. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9). 5. Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
  11. - Đối với tài liệu từ các Website lấy từ Internet, cần ghi tên tác giả, năm công bố, tên bài viết, và cuối cùng là tên website. Vd: Zalta, E. N., The Stanford Encyclopedia of Philosophy, University of Stanford, Stanford, Truy cập ngày 4/6/2012, - Dựa vào số thứ tự của TLTK để ghi chú dẫn cho văn bản Vd: [4, 25] nghĩa là tài liệu ở số thứ tự 4 trong TLTK, câu trích dẫn ở trang 25.
  12. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN - Cỡ chữ (size): 13 - Font: Times New Roman (kiểu gõ Telex, Unicode) - Dãn dòng (paragraph): 1.5 line) - Căn chỉnh: • Phần trên (top): 3 cm; • Lề trái (left): 3.5 cm; • lề phải (right): 2 cm; • dưới (bottom): 2 cm.
  13. GỢI Ý ĐỀ TÀI NIÊN LUẬN
  14. Đề tài 1: Tư tưởng Khai dân trí của Pushkin, Phan Châu Trinh, Lỗ Tấn (Phạm Hùng) Đề tài 2: Từ đường lối sư phạm của Lev Tolstoi nhìn lại giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay (Ng Đức Bửu) Đề tài 3: Tư tưởng Bất bạo động của L. Tolsoi với sự so sánh với đạo Phật. (Ng Thị Thu Nhi) Đề tài 4: So sánh quan niệm con người nhị nguyên của Dostoievski với quan niệm “Nhân chi sơ tính bổn ác” của Tuân Tử (Ng Thị Hoàng Trang) Đề tài 5: Truyện ngắn “không có truyện” của Chekhov và Thạch Lam Đề tài 6: Cảm hứng “Gọi từ tâm cho những kẻ sa cơ” trong văn học Nga (Lê Thị Hòa)
  15. GỢI Ý VẤN ĐỀ SEMINA
  16. Dostoievski Thảo luận TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT
  17. Vấn đề thảo luận 1 Tác giả. Lịch sử hình thành tp, nhan đề, đề tài tp? Nguyên nhân dẫn đến TỘI ÁC của Raskolnikov và 2 HÌNH PHẠT đối với anh ta? Mối quan hệ giữa MỤC ĐÍCH và PHƯƠNG TIỆN đc 3 đặt ra trong tp? Tính đa thanh của tiểu thuyết trong việc xây dựng 4 hệ thống nhân vật chung đôi bóng tối và hệ thống nhân vật chung đôi ánh sáng trong tác phẩm? 5 Motif tôn giáo và một số biểu tượng trong tp? 6 Vai trò của giấc mơ trong tác phẩm
  18. HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ 1. Tác giả. Lịch sử hình thành tác phẩm, nhan đề, đề tài tác phẩm - Tác giả: phần này đã có trong giáo trình. HV cần nắm đc những nét cơ bản, nhất là những gì có thể liên hệ với tp TAHP - Lịch sử hình thành tp, nhan đề, đề tài - Tài liệu: + Phạm Thị Phương (2012) Giáo trình vh Nga + Phạm Quỳnh Thơ (2010) “Việc dịch nhan đề tác phẩm Dostoievski” + Phạm Vĩnh Cư (2001) “Dostoievski – sự nghiệp và di sản”. VHNN số 6 năm 2001
  19. 2. Nguyên nhân dẫn đến TỘI ÁC của Raskolnikov và HÌNH PHẠT đối với anh ta - Có mấy nguyên nhân? Nguyên nhân nào đóng vai trò quyết định - Có những hình thức phạt nào? Hình thức nào hiệu quả hơn cả? - Tài liệu + Nguyễn Hữu Hiệu – Giới thiệu tp TAHP + Phạm Vĩnh Cư (2001)– “Dostoievski – sự nghiệp và di sản”. VHNN số 6
  20. 3. Mối quan hệ giữa MỤC ĐÍCH và PHƯƠNG TIỆN được đặt ra trong tác phẩm Tội ác và Hình phạt - Tìm hiểu và nhận định về Lí thuyết phân chia nhân loại làm hai loại + Lí thuyết số học của Raskolnikov - Chỉ ra sự phá sản của các lí thuyết ấy - Tài liệu + Nguyễn Hữu Hiệu – “Giới thiệu tp TAHP” + Phạm Vĩnh Cư – “Dostoievski – sự nghiệp và di sản”. VHNN số 6 năm 2001
  21. 4. Tính đa thanh của tiểu thuyết trong việc xây dựng hệ thống nhân vật chung đôi bóng tối và hệ thống nhân vật chung đôi ánh sáng trong tác phẩm - Tiểu thuyết đa thanh là gì? - Tính song trùng của Raskolnikov trong mối tương quan với các nhân vật giống và khác mình (Sonia, Porfiri, Lugin, Svidrigailov, Lebeziatnikov, Mikola, Katerina, ) - Tài liệu: + M. Bakhtin (1993) – Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Nxb Giáo dục, HN + Đỗ Hải Phong – Fedor Mikhailovich Dostoievski + Phạm Thị Phương – Giáo trình vh Nga
  22. 5. Motif tôn giáo và một số biểu tượng trong tác phẩm - Các con số 3, 4, 7, 11 - Màu sắc: vàng, trắng - Một số hình ảnh: cái rìu, ngưỡng cửa, bậc thang, căn phòng hầm,
  23. 6. Vai trò của giấc mơ trong tác phẩm TAHP • Liệt kê các giấc mơ có trong tp • Chọn phân tích một vài giấc mơ được cho là quan trọng • Nêu được vai trò của giấc mơ