Văn học - Sử ký

pptx 25 trang vanle 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn học - Sử ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxvan_hoc_su_ky.pptx

Nội dung text: Văn học - Sử ký

  1. • “Sử ký” là bộ thông sử đầu tiên lấy nhân vật lịch sử làm trung tâm. • 12 bản kỷ, 10 biểu ,8 sách, 30 thế gia, 70 liệt truyện,tổng cộng 130 thiên. • Ghi chép sự việc từ đời Hoàng Đế đến Vũ Đế thời Tây Hán,trải dài suốt 3000 năm lịch sử. • Sách có hơn 526.000 chữ。
  2. • Bản kỷ,ghi chép công tích của vua chúa các đời, xếp việc làm theo năm tháng. • Thế gia,là truyện ký về những nhân vật kiệt xuất, hoặc những bề tôi có công của các nước trước đời Tần và trong đời Hán. • Liệt truyện,là truyện ký của những nhân vật ở nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng đều có ảnh hưởng nhất định trong lịch sử. • Biểu,là đại ký sự của mỗi thời kỳ lịch sử, cũng là sự bổ sung và kết nối cho mạch văn của sách. • Sách,là sử chuyên biệt về văn hóa, kinh tế, thủy lợi, lịch pháp, thiên văn v.v
  3. • Sử gia chi tuyệt xướng — Giá trị tư tưởng của “Sử ký”
  4. 1. Tư tưởng viết sử của TMT • 究天人之際,通古今之變,成一家之言。 “Bao quát nhân gian trời đất, thông suốt diễn biến cổ kim, trở thành tuyên ngôn của một nhà” – Bao quát nhân gian trời đất: – Tức nghiên cứu về quan hệ giữa xã hội loài người với tự nhiên (thiên đạo). Tư Mã Thiên thuật lại lịch sử một cách khách quan, nhưng đôi lúc vẫn không tránh khỏi tư tưởng “mệnh trời” bao trùm của thời cổ đại.
  5. • Thông suốt diễn biến cổ kim: • Thông qua tiến trình lịch sử ba ngàn năm của dân tộc để tìm ra nguyên nhân của những đổi thay trong lịch sử. Tư Mã Thiên định ra cho mình phương pháp nghiên cứu “原始察終,見盛觀衰” (khảo sát từ đầu đến cuối, nhìn lúc thịnh, thấy khi suy)、“考 之行事,稽其成敗興壞之理” (phương pháp nghiên cứu theo nguyên lý thành bại hưng hoại của sự vật hiện tượng),từ quan hệ nhân quả trong lịch sử đi tìm hiểu về tính quy luật.
  6. • Thành tuyên ngôn của một nhà: • Tư Mã Thiên viết “Sử ký”, ký thác lý tưởng sâu xa, thể hiện quan điểm và kiến giải độc đáo về lịch sử, bộc lộ rõ nét tư tưởng về chính trị và xã hội của bản thân ông.
  7. 2. Tinh thần ghi chép sự thực • “Hán thư – Tư Mã Thiên truyện” viết rằng các học giả “đều khen Tư Mã Thiên có tài Sử học, phục cách thuật sự của ông, biện luận mà không hoa mỹ, thực chất mà không quê kệch, văn giàu ý tứ, việc đúng bản chất, không sáo rỗng, không ác ý, nên gọi cách viết ấy là ‘thực lục’ (ghi chép sự thực.)”
  8. 3. Tinh thần phê phán • Nhìn một cách tổng thể, “Sử ký” không phải một bộ sách ca công tụng đức giai cấp thống trị, mà là một bộ sử mang tính phê phán cao. Đặc biệt, đối với lịch sử triều Hán, Tư Mã Thiên luôn nhìn và phản ánh bằng đôi mắt khách quan và sắc sảo.
  9. 4. Lý tưởng đạo đức xã hội • Các nhân vật lịch sử bất kể tầng lớp, thân phận , chỉ cần có biểu hiện về đạo đức, tiết tháo, đều được tác giả khẳng định, đề cao.
  10. Nghệ thuật “Sử Ký” Tư Mã Thiên
  11. 1. Tính trữ tình • Tư Mã Thiên phát phẫn viết sách,nên dù “Sử ký” có khách quan đến đâu, vẫn mang đầy những sắc thái tình cảm khác nhau của tác giả. Có thể nhận thấy sự yêu, ghét rõ ràng trong tác phẩm.
  12. • Tính trữ tình của “Sử Ký” biểu hiện qua 3 mặt: • Một là, trong khi viết biểu lộ những tình cảm sâu sắc. “Sử ký” xây dựng thành công những hình tượng nhân vật mang tính bi kịch, thể hiện sự đồng cảm của tác giả, như “Khuất Nguyên liệt truyện”, “Hạng Vũ bản kỷ”, “Thích khách liệt truyện”, “Lý Tướng Quân liệt truyện”
  13. • Thứ hai, thông qua những lời nghị luận để thể hiện tâm tư tình cảm của chính tác giả. • Như trong “Bá Di liệt truyện”, toàn văn hơn 700 chữ, viết về cuộc đời nhân vật vỏn vẹn trong 200 chữ, còn lại là lời nghị luận của tác giả.
  14. • Thứ ba, vận dụng một cách sáng tạo lời bình của Thái Sử Công, trực tiếp đánh giá nhân vật, sự kiện lịch sử, bên trong ẩn chứa tính trữ tình.
  15. 2. Nghệ thuật kể chuyện • 2.1, Tính chất truyền kỳ và tính kịch • Để tái hiện nhân vật và hoàn cảnh lịch sử, “Sử ký” đã sử dụng nhiều câu chuyện sinh động nối với nhau thành từng mạch truyện lớn.
  16. • Tư Mã Thiên rất có năng khiếu tái hiện cảnh tượng trong lịch sử, với những hình tượng nhân vật sống động như thật. • Vd: “Hồng môn yến” trong “Hạng Vũ bản kỷ”
  17. 2.2, Nghệ thuật “hỗ kiến” • Nhân vật và sự kiện có thể được thấy trong rất nhiều chỗ khác nhau chứ không chỉ gói gọn trong “bản truyện”, nhờ vậy mà giảm đi gánh nặng của từng phần, đồng thời lại tăng tính liên kết của tổng thể.
  18. • 2.3, Nghệ thuật tái hiện những trận đánh hào hùng • Bút pháp hùng tráng, ý vị sâu xa. • Vd: “Trận Cự Lộc”, “Trận Cai Hạ ”.
  19. 3. Hình tượng nhân vật phong phú • “Sử ký” là bộ sử đầu tiên của TQ lấy nhân vật làm trung tâm, thông qua nhân vật lịch sử để phản ánh lịch sử.
  20. • 3.1、Nắm bắt tính cách và đặc tính nhân vật, miêu tả như thật. • Tác giả rất tinh tường và khéo léo trong việc dùng những chi tiết nhỏ để phản ánh đặc điểm tính cách nhân vật, khiến cho mỗi hình tượng đều mang một dáng vẻ riêng, không ai lẫn với ai.
  21. • 3.2 Đặt nhân vật vào trong những tình huống mâu thuẫn đấu tranh để thể hiện đặc tính nhân vật. • “Hạng Vũ bản kỷ” • “Việt Vương Câu Tiễn thế gia”
  22. • 3.3 Thông qua sự kiện điển hình để khắc họa hình tượng nhân vật • Khắc họa nhân vật Hạng Vũ qua ba sự kiện chính: Trận Cự Lộc, Hồng Môn Yến, trận Cai Hạ.
  23. • 3.4 Vận dụng so sánh để làm bật nổi nhân vật • “Lý tướng quân liệt truyện” • “Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện”
  24. 4. Phong cách nghệ thuật ngôn ngữ • “Sử ký” là mẫu mực cổ văn Tiên Tần Lưỡng Hán • Là sự kết tinh và đạt đến trình độ cao nhất của tản văn, với phong cách giản dị, mạch lạc, giàu cảm xúc.