Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á

pdf 119 trang vanle 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_xay_dung_ngan_hang_ngoai_thuong_viet_nam_thanh_tap.pdf

Nội dung text: Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG  NGUYỄN HỒNG THẮNG XÂY DỰNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRONG KHU VỰC CHÂU Á Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ NHÀN HÀ NỘI - 2007
  2. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VÀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 4 1.1. Khái niệm và quá trình hình thành các tập đoàn trên thế giới 4 1.1.1. Tập đoàn và tập đoàn kinh tế: 4 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tập đoàn: 4 1.1.1.2. Tập đoàn kinh tế: 5 1.1.2. Quá trình hình thành các tập đoàn trên thế giới 9 1.2. Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng 10 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và xu hướng của các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng 10 1.2.1.1. Khái niệm Tập đoàn tài chính - ngân hàng và Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng 10 1.2.1.2. Đặc điểm của các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng 12 1.2.1.3. Xu hướng chung của các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới. 14 1.2.2. Các mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng và quá trình hình thành một số Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới 16 1.2.2.1. Các mô hình hoạt động chính của Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới 16 1.2.2.2. Quá trình hình thành của một số Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới. 19 1.3. Điều kiện hình thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng tại Việt Nam 24 1.3.1. Nhu cầu tất yếu của việc hình thành các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng tại Việt Nam. 24 1.3.1.1. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng 24 1.3.1.2. Nhu cầu tất yếu về việc hình thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng tại Việt Nam 26 1.3.2. Điều kiện hình thành Tập đoàn TC - NH đa năng tại Việt Nam 28 1.3.2.1. Tổng quan về các Ngân hàng Thương mại Việt Nam 28
  3. 1.3.2.2. Điều kiện hình thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng tại Việt Nam 35 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 41 2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam 41 2.1.1. Lịch sử phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 41 2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính và các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 44 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động 44 2.1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản 45 2.2. Thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam 50 2.2.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 50 2.2.1.1. Thực trạng: 50 2.2.1.2. Hạn chế của mô hình tổ chức và quản trị của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 55 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương VN 59 2.2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 59 2.2.2.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 75 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành Tập đoàn TC-NH đa năng trong khu vực châu Á 78 2.2.3.1. Thuận lợi: 78 2.2.3.2. Khó khăn: 81 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRONG KHU VỰC CHÂU Á 83 3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đến năm 2015 83 3.2. Các giải pháp xây dựng Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á 84 3.2.1. Xây dựng mô hình tổ chức và quản trị mới : 84 3.2.1.1. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá. 84
  4. 3.2.1.2. Xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng đa năng (VCB-Group) 87 3.2.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng Tập đoàn tài chính- ngân hàng đa năng: 91 3.2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính: 91 3.2.2.2. Mở rộng hoạt động kinh doanh: 94 3.3. Kiến nghị: 107 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan: 107 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 108 KẾT LUẬN 110 Tài liệu tham khảo 112
  5. BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT (Asset - Liability Management Committee) Ủy ban Quản lý Tài ALCO sản Nợ - Tài sản Có BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triền CAR (Capital Adequacy Ratio) Hệ số an toàn vốn GATS (General Agreement on Trade in Services) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ HĐQT Hội đồng quản trị IAS (International Accounting Standard) Tiêu chuẩn kế toán quốc tế ICB Ngân hàng công thương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMNN Ngân hàng Thương mại nhà nước OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế ROA (Return on Asset) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản ROE (Return on Equity) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Vốn tự có TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TĐTC-NH Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng TĐTC-NHĐN Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng VAS (Vietnamese Accounting Standard) Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam VBARD Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 10 tập đoàn lớn nhất thế giới tính đến 29/03/2007 12 1.2 10 thương vụ sáp nhập lớn nhất trên thế giới của các TĐTC-NH trong 15 khoảng 10 năm trở lại đây 1.3 Hệ thống NHTM của Việt Nam giai đoạn 1990-2006 29 1.4 Qui mô của 10 tập đoàn tài chính đứng đầu trong số 2000 công ty lớn 32 nhất thế giới tính đến 03/2007 1.5 20 TĐTC-NH Đông Nam Á trong 2000 công ty lớn nhất thế giới tính 33 đến 03/2007 2.1 Lợi nhuận của NHNTVN giai đoạn 2002-2006 60 2.2 Cơ cấu huy động vốn của NHNTVN theo nguồn huy động từ 2004- 61 2006 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng NHNTVN 2004-2006 63 2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNTVN 2004 - 2006 67 2.5 Hoạt động kinh doanh thẻ của NHNTVN 2004-2006 71 2.6 Một số chỉ tiêu so sánh của NHNTVN và các NHTM năm 2005 79 2.7 Một số chỉ tiêu của NHNTVN so sánh với các nhóm Ngân hàng quốc tế 81 2.8 Qui mô một số Ngân hàng Châu Á – 2004 82 3.1 Lộ trình tăng vốn của NHNTVN trong trường hợp phần vốn góp của 92 Nhà nước giữ nguyên và giảm tỷ lệ xuống tới 51% đến năm 2010 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Tổng tài sản NHNTVN giai đoạn 2002 - 2006 60 2.2 Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàng của NHNTVN 2004-2006 63 2.3 Tổng tài sản và dư nợ tín dụng của NHNTVN 2003-2006 64 2.4 Tình hình giải quyết nợ đọng của NHNTVN đến 31/12/2006 65 2.5 Kết cấu tỷ trọng của các khoản thu nhập trên tổng thu nhập từ HĐKD 74 của NHNTVN 2004-2006 2.6a Vốn tự có và hệ số CAR theo VAS năm 2004 – 2006 của NHNTVN 76 2.6b Vốn tự có và hệ số CAR theo IAS năm 2004 – 2006 của NHNTVN 76 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn và chi phí/thu nhập các NHTM 2005 80 3.1 Lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam 2001-2005 103 Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Mô hình tổ chức của tập đoàn Ngân hàng đa năng 16 1.2 Mô hình TĐTC-NH đa năng kiểu công ty mẹ - Cty con 17 1.3 Mô hình TĐTC-NH đa năng kiểu Holding Company 18 1.4 Mô hình hoạt động của Citigroup 21 2.1 Mô hình tổ chức theo cơ cấu phòng ban của NHNTVN 51 2.2 Mô hình tổ chức theo khối công ty của NHNTVN 53 3.1 Mô hình TĐTC-NH đa năng NHNTVN theo kiểu Công ty mẹ - con 88 3.2 Mô hình TĐTC-NH đa năng NHNTVN theo chức năng hoạt động 89
  7. -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Mức tăng trưởng của nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện rõ rệt, từ một quốc gia trì trệ do hậu quả của bao cấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tự do thương mại, Việt Nam quyết tâm xoá bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp. Một minh chứng rõ rệt đó là việc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đồng thuận kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này vào ngày 07/11/2006. Việc trở thành thành viên của WTO đã đưa Việt Nam vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn mở cửa và cạnh tranh toàn diện, một sân chơi hoàn toàn bình đẳng. Điều đó sẽ mang lại những thuận lợi và những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Trong nhiều năm qua, các Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam hoàn toàn là các Ngân hàng Nhà nước, được nhà nước bao cấp cũng như bảo hộ hoạt động. Có thể nói các Ngân hàng thương mại Nhà nước này đã thực sự là xương sống trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với cam kết gia nhập WTO, các ưu đãi và bảo hộ này sẽ bị bãi bỏ. Điều đó buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước phải tự đổi mới mình để phù hợp với điều kiện mới. Các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng đã không ngừng nâng cao năng lực điều hành, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến đổi mới trang thiết bị, mở rộng qui mô bằng cách tăng vốn và phát triển các loại hình dịch vụ, từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó là vẫn chưa đủ so với các Ngân hàng thương mại quốc tế vì tầm vóc của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam quá nhỏ bé, yếu kém về nhiều mặt đặc biệt là vốn, trình độ quản trị, công nghệ kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và loại hình sản phẩm, cũng như khả năng ứng phó với cạnh tranh, rủi ro Điều này đòi hỏi mỗi Ngân hàng thương mại trong nước phải tìm
  8. -2- ra chiến lược phát triển riêng của mình mà trong đó hướng phát triển trở thành các ngân hàng mạnh, đa năng đủ sức cạnh tranh cũng như thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại là một yêu cầu bức thiết và là xu hướng tất yếu. Trong số các Ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Chính phủ lựa chọn là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên của Việt Nam thực hiện cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang gấp rút thực hiện đề án cổ phần hóa để trình Chính phủ, đồng thời từng bước chuẩn bị để đối đầu với những thử thách mới khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động như các ngân hàng trong nước kể từ năm 2010. Trước yêu cầu đó tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á” cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Hiện nay, trên thế giới chưa có khái niệm, định nghĩa chính thức về tập đoàn nói chung và tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng nói riêng. Tại Việt Nam, cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về mô hình tập đoàn và tập đoàn tài chính ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu về tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam là các trao đổi, hội thảo khoa học phục vụ định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mà chưa đưa ra giải pháp phát triển cụ thể cho riêng ngân hàng nào. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng, luận văn tìm ra các giải pháp nhằm xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận tổng quan về tập đoàn, tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương trước định hướng phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực.
  9. -3- Đề xuất các giải pháp để Ngân hàng Ngoại thương có thể phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính Ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á đến năm 2015. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: Phương pháp phân tích. Phương pháp thống kê. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp so sánh. Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương. Chƣơng 1: Tổng quan về tập đoàn và tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Chƣơng 2: Thực trạng về mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chƣơng 3: Các giải pháp xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á.
  10. -4- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VÀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Tập đoàn và tập đoàn kinh tế: 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tập đoàn:  Khái niệm : Cho đến nay chưa có định nghĩa hay khái niệm chính thức cũng như thống nhất về tập đoàn. Tuy nhiên, tập đoàn có thể được hiểu theo một cách chung nhất đó là tổ hợp hay liên minh của một số đơn vị thành viên hoạt động trong một hay nhiều nghành nghề khác nhau, tại một hay nhiều vùng, quốc gia hay lãnh thổ khác nhau. Trong các liên minh, tổ hợp này luôn tồn tại một đơn vị hạt nhân, có khả năng nắm quyền lãnh đạo cũng như chi phối hoạt động của các đơn vị thành viên khác vì một mục tiêu chung [3]. Tên gọi về tập đoàn nói chung, đã xuất hiện từ rất sớm khoảng nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 phổ biến như: “Cartel”; “Association” và gần đây là “Cheabol”; “Group” , tất cả đều có chung một số nghĩa chính là liên minh, liên kết, nhóm Tất cả những liên minh như thế, khi nghiên cứu và dịch ra tiếng Việt chúng ta thông thường gọi chung một danh từ đó là “Tập đoàn”.  Đặc trƣng của tập đoàn: Tập đoàn là một cấu trúc có quan hệ về chiến lược và chính sách chung. Không có tư cách pháp nhân chung cho một tập đoàn, mà mỗi đơn vị thành viên trong tập đoàn phải là một pháp nhân độc lập. Không có cơ quan hành chính thường trực của tập đoàn, tuy nhiên đã là một tập đoàn nhất thiết phải có các bộ phận mang tính quản trị chung của tập đoàn như : Hội đồng quản trị, Ban hoặc là Uỷ ban kiểm tra
  11. -5- kiểm toán, Hội đồng chiến lược Trong mỗi một tập đoàn luôn luôn tồn tại một đơn vị đứng đầu có thể gọi là “Đơn vị sáng lập”, “Đơn vị gốc” hoặc là “Đơn vị chi phối” Vị thế của đơn vị này được thể hiện bằng biểu tượng của tập đoàn và khả năng chi phối, lãnh đạo định hướng phát triển của các đơn vị thành viên khác trong tập đoàn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đơn vị đứng đầu thâu tóm hết các hoạt động của các đơn vị thành viên, mỗi đơn vị thành viên lại có sở hữu tài sản riêng, trụ sở riêng, địa bàn riêng và thậm trí là cả nghành nghề riêng. Cơ chế điều hành chung của các tập đoàn dựa trên quan hệ về lợi ích chung, về uy tín cũng như các cam kết chung của tập đoàn. Vì lợi ích chung các đơn vị trong một tập đoàn luôn hành động theo cùng chiến lược, mục tiêu chung, theo lĩnh vực và địa bàn đã được phân bổ hoặc phát triển các quan hệ gắn bó về vốn, công nghệ, văn hoá, ngoại giao Với những quan hệ gắn bó như thế các đơn vị thành viên trong tập đoàn luôn có chung quyền được bảo vệ để có thể tránh khỏi những nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép của các đơn vị ngoài tập đoàn cũng như từ các tập đoàn khác. 1.1.1.2. Tập đoàn kinh tế:  Khái niệm: Về cơ bản, cũng chưa có định nghĩa chính thức về tập đoàn kinh tế, tuy nhiên có thể hiểu rằng: Tập đoàn kinh tế là một hình thức tổ chức liên kết kinh tế. Các tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển [3]. Tập đoàn kinh tế thường là các tập đoàn xuyên vùng gồm nhiều hình thức sở hữu, đa chức năng như sản xuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, tài chính, vận tải, du lịch, bảo hiểm Tập đoàn kinh tế theo mô hình “Mẹ - con” thường có quy mô rất lớn về vốn, lao động, thị trường với phạm vi hoạt động rộng về mặt địa lý, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, có kết cấu tổ chức nhiều cấp, trong đó các đơn vị thành
  12. -6- viên của tập đoàn đều là thực thể kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh. Nói chung không có khuôn mẫu chung cho tất cả các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên thông thường, đối với mô hình tập đoàn kinh tế theo dạng Công ty mẹ – công ty con là các công ty độc lập về mặt pháp lý. Công ty mẹ thường là các công ty cổ phần nắm quyền chi phối trong các công ty con. Công ty mẹ là chủ sở hữu tài sản của chính công ty đồng thời sở hữu các tài sản là vốn góp cho các công ty con, công ty mẹ cũng là nơi ra các quyết định về chiến lược cũng như các chính sách kinh doanh chung của tập đoàn.  Đặc điểm của tập đoàn kinh tế: Sự ra đời của tập đoàn kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của thị trường. Hơn nữa, việc xuất hiện của một tập đoàn kinh tế không chỉ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, mà còn là đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và thường mang các đặc điểm chung như sau:  Tập đoàn kinh tế gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc một hay nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính thường là có quy mô rất lớn về vốn, nhân công, thị trường, doanh thu Mô hình chủ yếu của các tập đoàn kinh tế là mô hình công ty mẹ - công ty con. Phạm vi hoạt động của tập đoàn thường rất rộng, vượt qua biên giới của một quốc gia, thậm chí nhiều tập đoàn có phạm vi hoạt động toàn cầu trở thành các tập đoàn xuyên – đa quốc gia. Mục tiêu của các tập đoàn là toàn cầu hoá chiến lược kinh doanh nhằm đạt được những lợi thế trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao nhất.  Hình thức sở hữu trong tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp, nhưng Công ty mẹ luôn đóng vai trò chi phối, khống chế các công ty thành viên. Công ty mẹ sở hữu số lượng lớn cổ phần trong các công ty con, nắm quyền chi phối các công ty con về mặt tài chính cũng như về chiến lược phát triển. Các công ty con có thể hạch toán trực thuộc Công ty mẹ hoặc có thể hạch toán độc lập với tư cách pháp nhân riêng.
  13. -7-  Các công ty con trong một tập đoàn có thể là những mắt xích liên quan đến nhau theo hình thức chuyên môn hoá trong một dây chuyền hoặc hoạt động hoàn toàn độc lập không có liên quan đến nhau. Do đó, sự liên kết của các công ty thành viên về các mặt như tài chính, công nghệ, thị trường cũng rất đa dạng, có thể là hết sức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng đều trên cơ sở cùng có lợi cho từng thành viên và của chung tập đoàn.  Các tập đoàn kinh tế thường hoạt động và quản lý tập trung một số mặt như huy động nguồn lực, điều tiết, quản lý vốn, đào tạo, nghiên cứu triển khai, xây dựng các chiến lược từ tổng thể đến chi tiết.  Tập đoàn kinh tế có thể kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành. Ngày nay thì các tập đoàn kinh tế phát triển theo xu hướng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến nhưng luôn có một ngành, một lĩnh vực giữ vị trí mũi nhọn. Bên cạnh các đơn vị sản xuất là các tổ chức tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu Các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được chú ý hơn vì đó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn. Trong xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì các tập đoàn kinh tế tăng cường hoạt động thôn tính, sáp nhập, liên minh rộng rãi và địa phương hoá sản xuất, kinh doanh.  Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc chung của các tập đoàn kinh tế đó là tối đa hoá lợi nhuận. Công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối trong các công ty con nhằm mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận. Số lượng cổ phần này sẽ có ảnh hưởng tới các quyết định quan trọng của các công ty con như bán tài sản, cơ cấu lại, sáp nhập thông qua các hoạt động đầu tư, kiểm soát tài chính, chiến lược phát triển, hình thức quản lý, cách thức tiếp thị.v.v. Đó là sự chi phối bằng quan hệ tài chính, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình của công ty mẹ - ví dụ như là thương hiệu- đối với các công ty con.  Với cách chi phối như vậy thêm vào đó là sự phân chia thị trường một cách tách bạch giữa các công ty con và đôi khi có thêm các thoả thuận khác, Tập
  14. -8- đoàn sẽ tạo được sự ổn định trong toàn hệ thống, đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh trong nội bộ của tập đoàn. Hơn nữa, điều đó sẽ giúp cho sự phối hợp chiến lược kinh doanh của các công ty trong tập đoàn được chặt chẽ hơn xét cả về chiều rộng và chiều sâu.  Ngoài phần vốn có tính chất chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con thì quan hệ tài chính giữa công ty mẹ - con chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo, điều kiện cho công ty con vay vốn từ nguồn vốn chung của tập đoàn và các công ty con khác đều được hưởng lãi suất từ khoản vay này tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong tập đoàn. Nói chung, các tập đoàn luôn tồn tại một công ty tài chính chung của tập đoàn để thực hiện chức năng điều phối tài chính và tăng cường vai trò của công ty để chống lại khả năng bị tấn công thôn tính của tập đoàn.  Trong mô hình tập đoàn Công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ không chỉ đóng vai trò tập trung mà còn có chức năng điều hoà nguồn vốn giữa các công ty con nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Việc dịch chuyển vốn giữa công ty mẹ và công ty con và ngược lại cũng được tính lãi suất theo quy định của tập đoàn. Tuy nhiên, các công ty con lại hoàn toàn có quyền chủ động sử dụng vốn tự có của mình trong sản xuất - kinh doanh mà tập đoàn không có quyền can thiệp vào phần lợi nhuận thu được từ nguồn vốn này.  Việc tăng quy mô và sức mạnh của tập đoàn chủ yếu được thông qua việc tích luỹ vốn của cả tập đoàn. Ngoài ra, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quỹ đạo hoạt động cho các công ty con và định hướng chung của cả tập đoàn.  Về phƣơng thức quản lý: Nói chung các tập đoàn kinh tế đều sử dụng chính sách quản lý phi tập trung. Hầu hết các tập đoàn kinh tế đều có Hội đồng quản trị để quản lý tập đoàn, kiểm soát về mặt tài chính, chính sách và chiến lược đầu tư. Các công ty con lại tự mình bầu ra Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo riêng của mình để tự quản lý, điều hành các hoạt
  15. -9- động sản xuất kinh doanh và hoàn toàn tự chủ về kết quả kinh doanh nhưng vẫn không xa rời mục tiêu mà tập đoàn đề ra. 1.1.2. Quá trình hình thành các tập đoàn trên thế giới Chúng ta có thể thấy rằng, vào cuối thế kỷ 19 đầu 20 duới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp và tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, lực lượng sản xuất đã phát triển một cách nhanh chóng. Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời kỳ này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp, công ty phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, đi cùng với nó là quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tăng khả năng tích luỹ tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn, từ đó hình thành các xí nghiệp, công ty có quy mô rất lớn. Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn. Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, canh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền và các tập đoàn lớn trên thế giới [1]. Trong giai đoạn hội nhập và giao lưu kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu, các tổ chức độc quyền và các công ty lớn chuyển sang các hoạt động mang tính quốc tế
  16. -10- cao. Các tổ chức này phát triển thành các công ty đa và xuyên quốc gia, hoạt động rộng trên phạm vi toàn cầu. Ban đầu các công ty này chỉ thực hiện việc bán và phân phối sản phẩn từ trong nước ra nước ngoài, dần dần tiến đến việc huy động và thực hiện tiến hành sản xuất và tiêu thụ tại chỗ nhờ giá nguyên liệu, nhân công rẻ hơn ở trong nước. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức và công ty lớn luôn gặp phải cạnh tranh gay gắt, một số tổ chức, công ty đã không giữ vững được và bị công ty khác thôn tính, một số khác thoả hiệp, liên minh tạo thành các tập đoàn lớn hơn để chiếm ưu thế trong cạnh tranh nhờ lợi thế về qui mô. 1.2. TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và xu hƣớng của Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng 1.2.1.1. Khái niệm tập đoàn Tài chính - ngân hàng và tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng Cho đến nay cũng chưa có định nghĩa hay khái niệm chính thức về tập đoàn tài chính – ngân hàng (TĐTC-NH). Tuy nhiên, về cơ bản TĐTC-NH mang đầy đủ các đặc trưng của một tập đoàn kinh tế nói chung, có khác đây là các tập đoàn hoạt động trong một lĩnh vực đặc biệt và rất nhạy cảm đó là lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Nói chung chúng ta có thể hiểu rằng: TĐTC-NH là một tổ chức bao gồm hai hay nhiều định chế tài chính - ngân hàng được liên kết lại với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Đó là sự liên kết giữa nhiều chủ thể khác nhau hoạt động trên các lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu nhất định như mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh và mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cao nhất [3]. Mặc dù không có khái niệm chính thức về TĐTC-NH hay TĐTC-NH đa năng tuy nhiên, về nguyên tắc một tập đoàn được coi là TĐTC-NH phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
  17. -11-  Thứ nhất, phải là một tập đoàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.  Thứ hai, phải là một tập đoàn mà hoạt động chính của nó phải bao gồm 2 trong số các mảng tài chính quan trọng: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Đối với TĐTC-NH đa năng, ngoài các hoạt động chính nêu trên thì mảng hoạt động của các tập đoàn còn rộng hơn nữa, không chỉ đơn thuần là các loại dịch vụ tài chính như: dịch vụ đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, cho thuê tài chính, dịch vụ thẻ, mua bán nợ mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như: đầu tư bất động sản, kinh doanh thương mại, đầu tư hạ tầng Về khái niệm TĐTC-NH thì ở mỗi nước và mỗi khu vực có cách hiểu khác nhau:  Tại các nƣớc thuộc liên minh châu Âu: thì TĐTC-NH thường có tên gọi là “financial conglomerate” và để được gọi như vậy phải thoả mãn các điều kiện sau:  Trong tập đoàn phải có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng và ít nhất một công ty hoạt động về chứng khoán hoặc bảo hiểm.  Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm phải là hạt nhân của cả tập đoàn, cụ thể là các hoạt động tài chính này phải chiếm hơn 40% trong bảng cân đối của cả tập đoàn.  Trong mỗi lĩnh vực tài chính đó, tỷ lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản của tập đoàn phải lớn hơn 10% hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất trong tập đoàn mà hoạt động kinh doanh tài chính phải lớn hơn 6 tỷ Euro.  Tại Mỹ: thông thường các TĐTC-NH được gọi là “financial holding company”, mà về nguyên tắc nó là một tổ chức liên kết trong đó cho phép một công ty nắm giữ những công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác. Các TĐTC-NH này không nhất thiết phải cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính, do đó ngoài hình thức tập đoàn theo mô hình Công ty mẹ - công ty con mà còn là hình thức tập đoàn thực hiện đồng thời các hoạt động kinh doanh như ngân hàng và chứng khoán khoán hoặc bảo hiểm hay cả hai.
  18. -12- 1.2.1.2. Đặc điểm của các TĐTC-NH đa năng Ngoài các đặc điểm chung của một tập đoàn kinh tế thì TĐTC-NH nói chung và TĐTC-NH đa năng nói riêng còn có các đặc điểm như sau:  Hầu hết các TĐTC-NH lớn trên thế giới đều được xây dựng và phát triển từ một NHTM hoặc ngân hàng đầu tư hay từ công ty bảo hiểm.  Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính- ngân hàng thường rất lớn. Bảng 1.1: 10 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới tính đến 29/03/2007 Đơn vị: Tỷ USD Lĩnh vực hoạt Doanh Lợi GT thị TT Công ty Nƣớc Tài sản động thu nhuận trƣờng 1 Citigroup Mỹ Banking 146,56 21,54 1.884,32 247,42 2 Bank of America Mỹ Banking 116,57 21,13 1.459,74 226,61 3 HSBC Holdings Anh Banking 121,51 16,63 1.860,76 202,29 4 General Electric Mỹ Conglomerates 163,39 20,83 697,24 358,98 5 JPMorgan Chase Mỹ Banking 99,30 14,44 1.351,52 170,97 6 American Intl Group Mỹ Insurance 113,19 14,01 979,41 174,47 7 ExxonMobil Mỹ Oil & Gas 335,09 39,50 223,95 410,65 Operations 8 Royal Dutch Shell Hà Lan Oil & Gas 318,85 25,44 232,31 208,25 Operations 9 UBS Thụy Sĩ Diversified 105,59 9,78 1.776,89 116,84 Financials 10 ING Group Hà Lan Insurance 153,44 9,65 1.615,05 93,99 Nguồn: www.forbes.com Qua bảng 1.1 có thể thấy rằng trong 10 tập đoàn lớn nhất thế giới thì đã có tới 7 tập đoàn tài chính, ngân hàng. Nếu xét rộng hơn, theo bảng xếp hạng của Forbes tính đến tháng 03/2007, trong 2000 tập đoàn lớn nhất thế giới có 590 TĐTC-NH, tuy nhiên các TĐTC-NH này lại chiếm hơn 75% giá trị tổng tài sản của cả 2000 tập đoàn này (77.283,46 tỷ USD so với 102.695,53 tỷ USD) [22].  Cấu trúc của các TĐTC-NH thường là rất phức tạp, TĐTC-NH là sự kết hợp chặt chẽ của nhiều công ty trong một tổ chức thống nhất. Hạt nhân là một tập đoàn thường là một ngân hàng cỡ lớn nắm quyền quyết định, tiếp đến là các công ty con và các công ty cổ phần trung gian và dưới nữa là các công ty con
  19. -13- của công ty con. TĐTC-NH thường được tổ chức theo ngành dọc, đứng đầu là Chủ tịch tập đoàn sau đó là giám đốc phụ trách các khối, mảng kinh doanh khác nhau.  Mô hình thường gặp của TĐTC-NH đa năng là tổ chức kiểu Công ty mẹ -công ty con. Trong mô hình này, ngân hàng mẹ và các công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng. Giao dịch giữa ngân hàng mẹ và các công ty con hay giữa các công ty con với nhau là giao dịch thị trường. Ngân hàng mẹ có thể nắm giữ toàn bộ hoặc một phần nhất định vốn cổ phần của các công ty con. Ngân hàng mẹ đề ra chiến lược và định hướng phát triển chung cho cả tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực của tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán, cơ cấu lại tài sản của các công ty con. Ngoài ra, ngân hàng mẹ còn sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết hình thành các công ty con, công ty liên kết.  Sản phẩm kinh doanh của một TĐTC-NH thường rất đa dạng. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ giống như các NHTM nói chung thì những TĐTC-NH đa năng còn cung cấp các dịch vụ đa dạng khác như: chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản, dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc các dịch vụ khác theo nhu cầu của khách hàng.  Các TĐTC-NH thường mang đặc điểm theo từng quốc gia hoặc từng khu vực trên thế giới. Tại châu Âu, từ cuối những năm 1980, xu hướng hợp nhất giữa ngân hàng và bảo hiểm hình thành nên một loạt TĐTC-NH - bảo hiểm kinh doanh dịch vụ toàn diện. Tại Nhật Bản, các ngân hàng và các công ty chứng khoán tham gia vào lĩnh vực của nhau thông qua các công ty con, các tập đoàn tài chính lớn thường do các ngân hàng đứng đầu tuy nhiên phần lớn không có tập đoàn nào có công ty bảo hiểm. Còn tại Mỹ, các TĐTC-NH thường kinh doanh cả ngân hàng lẫn chứng khoán thông qua các công ty con, tuy nhiên
  20. -14- trong lĩnh vực bảo hiểm thì các tập đoàn này chủ yếu chỉ bán các sản phẩm bảo hiểm mà không tham gia bảo lãnh bảo hiểm.  Mặc dù có cấu trúc phức tạp và thường xuyên thay đổi do các hoạt động mua bán, chia tách, sáp nhập nhưng với mô hình quản trị theo chiều dọc hầu hết các TĐTC-NH đều duy trì được hoạt động một cách khá ổn định và luôn có được sự tín nhiệm của các khách hàng. 1.2.1.3. Xu hướng chung của các TĐTC-NH đa năng trên thế giới. Trong vài thập kỷ trở lại đây, cùng với tiến trình toàn cầu hoá, hoạt động của các ngân hàng quốc tế và các TĐTC-NH đa năng đã có những thay đổi sâu sắc. Trước đây các ngân hàng quốc tế cũng như các TĐTC-NH quốc tế thực hiện hoạt động của mình thông qua việc thu hút vốn trong nước và tiến hành đầu tư, cho vay ở nước ngoài. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin là sự lớn mạnh của các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Do đó, để tăng qui mô hoạt động cũng như giữ vững thị trường, các ngân hàng quốc tế và tập đoàn tài chính quốc tế đã thực hiện toàn cầu hoá hoạt động của mình thông qua việc thiết lập các chi nhánh của mình và tiến hành các hoạt động tại chỗ như thu hút vốn, cung cấp các dịch vụ cho vay, thế chấp, quản lý tài sản Trong quá trình cạnh tranh gay gắt các ngân hàng buộc phải duy trì quy mô lớn nhằm giảm chi phí bằng cách mở rộng mạng lưới khắp nơi trên thế giới. Với xu hướng phát triển như vậy các vụ mua bán sáp nhập diễn ra ngày một nhiều và có quy mô cũng rất lớn, các ngân hàng lớn hơn tiến hành mua các ngân hàng nhỏ và biến nó thành các chi nhánh, công ty con của mình nhằm tận dụng hệ thống và mạng lưới sẵn có của các ngân hàng này, không chỉ ở nước sở tại mà còn ở cả nước ngoài. Các vụ sáp nhập của các ngân hàng không chỉ diễn ra trong biên giới lãnh thổ một quốc gia mà còn mang tính chất quốc tế. Các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn muốn mở rộng hoạt động của mình đồng thời tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của các ngân hàng sở tại ở các thị trường tiềm năng, đã tiến hành mua lại hay sáp nhập với các ngân hàng khác thông qua đó chiếm lĩnh được các thị trường này đồng thời giảm thiểu được các chi phí. Điển
  21. -15- hình là việc: Tháng 5/2001, tập đoàn Citigroup một TĐTC-NH đa năng lớn nhất trên thế giới đã tiến hành mua tập đoàn Ngân hàng Banacci với tổng giá trị là 12,5 tỷ USD, đây là tập đoàn ngân hàng lớn nhất Mexico. Sau khi mua được tập đoàn Ngân hàng Banacci, Citigroup đã tiến hành sáp nhập ngân hàng Banamex thuộc tập đoàn này vào chi nhánh của Citibank tại Mexico. Điều này, một mặt giúp cho Citigroup mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường mới nổi Mexico, mặt khác nhờ vụ sáp nhập này mà hàng năm Citigroup sẽ tiết kiệm được khoảng 200 triệu USD do chi phí huy động vốn thấp hơn và cắt giảm được chi phí chuyển giao công nghệ[20]. Bảng 1.2: 10 thƣơng vụ sáp nhập lớn nhất trên thế giới của các TĐTC-NH trong khoảng 10 năm trở lại đây Đơn vị: tỷ USD Năm Chủ thể 1 Chủ thể 2 Trị giá 1998 Wells Fargo Norwest 31,7 1998 Citicorp Travelers Group 36,3 1998 BankAmerica Nation Bank 43,1 1999 Royal Bank of Scotland NatWest 32,4 2000 Sumitomo Bank Sakura Bank 25,8 2000 JPMorgan Chase Manhattan 29,5 2003 Bank of America Fleet Boston Financial 47,7 2004 JPMorgan Chase Bank One 56,9 2005 Bank of America MBNA 35,2 2005 Mitsubishi Tokyo Financial Group UFJ Holding 59,1 Nguồn: The Economist, May 20th2006- A survey of Internationl Banking Trong những năm gần đây các cuộc sáp nhập diễn ra với quy mô ngày một lớn hơn, qua bảng 1.2 ta thấy rằng nếu năm 2000 việc sáp nhập giữa Sumitomo Bank và Sakura Bank có trị giá 25,8 tỷ USD thì đến năm 2005, thương vụ sáp nhập giữa Mitsubishi Tokyo Financial Group và UFJ Holding có trị giá 59,1 tỷ USD và mới đây nhất (tháng 4/2007) ABN AmroBank tuyên bố đồng ý sáp nhập với Barclays Bank PLC với trị giá lên đến 91,16 tỷ USD [21]. Các cuộc sáp nhập này đã hình thành lên các TĐTC-NH ngày càng khổng lồ. Thêm vào đó là quá trình tự do hóa trong thương mại quốc tế góp phần đẩy mạnh việc di chuyển của hàng hóa, vốn, công nghệ giữa các thị trường và các quốc gia trên toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các TĐTC-NH đa năng bành trướng thế lực của mình ra bên ngoài. Quá
  22. -16- trình sáp nhập, thôn tính mua lại hay hợp nhất diễn ra thường xuyên hơn hình thành lên các TĐTC-NH đa năng lớn, hoạt động xuyên, đa quốc gia và đang trở thành xu hướng phổ trên thế giới. 1.2.2. Các mô hình TĐTC-NH đa năng và quá trình hình thành một số TĐTC-NH đa năng lớn trên thế giới 1.2.2.1. Các mô hình hoạt động chính của TĐTC-NH đa năng. Nói chung trên thế giới không có khuôn mẫu chung cho tất cả các TĐTC-NHĐN, mỗi tập đoàn lại có một hình thức tổ chức khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chúng ta có thể chia các TĐTC-NH đa năng trên thế giới thành 3 mô hình chính.  Mô hình 1: Ngân hàng đa năng (Universal banking) Thuật ngữ ngân hàng đa năng chỉ sự kết hợp giữa ngân thương mại thuần tuý và ngân hàng đầu tư, hiểu rộng ra ngân hàng đa năng là ngân hàng không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính mà còn bao gồm cả kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới hoạt động của các ngân hàng đa năng đã đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao đặc biệt trong các nền kinh tế chuyển đổi. Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của tập đoàn Ngân hàng đa năng Nguồn : Ngân hàng Nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học 2006
  23. -17- Đặc điểm của mô hình ngân hàng đa năng:  Các cổ đông điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong tất cả các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán  Ban điều hành của công ty mẹ trực tiếp điều hành hoạt động của mỗi loại hình kinh doanh của ngân hàng (kinh doanh ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm ) và gián tiếp thực hiện quyền nắm giữ cổ phần tại các công ty bảo hiểm, chứng khoán.  Trong mô hình này không có quy định riêng cho mối quan hệ về vốn giữa các công ty con, điều này có nghĩa là việc phân phối vốn đối với mỗi công ty con phục thuộc vào mục đích, chiến lược của tập đoàn, theo từng giai đoạn nhất định.  Với mô hình này thường rất khó có khả năng ngăn ngừa các rủi ro theo kiểu dây chuyền giữa các công ty thành viên trong tập đoàn. Những phản ứng tiêu cực lan truyền không chỉ tác động lên một mảng hoạt động mà nó còn ảnh hưởng tới các mảng hoạt động khác của cả tập đoàn.  Mô hình 2: Mô hình Công ty mẹ - con (Parent-subsidiary relationship) Đây là mô hình TĐTC-NH đa năng rất phổ biến trên thế giới. Sơ đồ 1.2 : Mô hình TĐTC-NH đa năng kiểu Công ty mẹ - con Nguồn : Ngân hàng Nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học 2006
  24. -18- Đặc điểm của mô hình này là:  Các cổ đông trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng và gián tiếp điều hành hoạt động của các công ty con (bảo hiểm, chứng khoán .)  Ban điều hành của ngân hàng mẹ điều hành trực tiếp toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và gián tiếp điều hành các công ty con (bảo hiểm, chứng khoán ) thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối.  Mối quan hệ về vốn giữa các công ty trong tập đoàn cũng như quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ chủ sở hữu, tức là ngân hàng mẹ, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm vốn chủ sở hữu.  Trong trường hợp có rủi ro thì với mô hình này các tập đoàn có thể ngăn ngừa sự lan truyền ở mức nhất định. Công ty mẹ có một phần tác động nhất định lên hoạt động của các công ty con.  Mô hình tập đoàn này được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng tại Mỹ mô hình này chỉ được chấp nhận khi các ngân hàng quốc gia tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán hay bảo hiểm.  Mô hình 3: Mô hình công ty sở hữu tài chính (Finacial Holding Company) Sơ đồ 1.3: Mô hình TĐTC-NH đa năng kiểu Holding Company Nguồn : Ngân hàng Nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học 2006
  25. -19- Đặc điểm của mô hình Holding company:  Các cổ đông gián tiếp điều hành hoạt động của các công ty con (hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán ) thông qua công ty mẹ.  Ban điều của công ty mẹ hành thực hiện việc điều hành toàn bộ các hoạt động của tập đoàn thông qua quyền nắm giữ cổ phần chi phối trong tất cả các công ty con.  Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn chủ sở hữu.  Việc hạn chế rủi ro lan truyền giữa các công ty con trong mô hình này là hết sức dễ dàng. Các công ty con đều có mức độ độc lập tương đối với nhau cũng như với công ty mẹ và nói chung là ít chịu ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau.  Mô hình này được áp dụng nhiều nước trên thế giới và rất phổ biến ở Mỹ và Nhật. 1.2.2.2. Quá trình hình thành của một số TĐTC-NH đa năng trên thế giới. Từ cuối thế kỷ 19, dưới tác động vô cùng mạnh mẽ của cuộc các mạng công nghiệp đã cho ra đời hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn. Cho đến cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin là quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia. Song song với việc hình thành của các tập đoàn kinh tế lớn là sự hình thành và phát triển của các TĐTC-NH. Việc thành lập một tập đoàn nói chung và tập đoàn ngân hàng tài chính nói riêng đều thông qua hai hình thức chủ yếu, đó là “tích tụ tư bản” và “tập trung tư bản”. Trong trường hợp “tích tụ tư bản” là hình thức một công ty phát triển đến một mức rất lớn rồi tách ra thành nhiều công ty con độc lập, thông qua một cách thức phân chia sở hữu hoặc một quan hệ tỷ lệ sở hữu mà trong đó, công ty mẹ vẫn nắm vai trò chi phối. Còn trong trường hợp “tập trung tư bản” thì luôn có một công ty đóng vai trò khởi xướng, sáng lập tập đoàn, sau một thời gian phát triển nhất định, để mở
  26. -20- rộng thị trường cũng như tăng quy mô của mình công ty đã tiến hành thôn tính, mua lại, hợp nhất, sáp nhập hay liên minh với các công ty khác từ đó hình thành lên tập đoàn.  TĐTC-NH đa năng Citigroup (Mỹ) Nổi tiếng nhất trên thế giới và cũng là tập đoàn có quy mô vào loại lớn nhất trên toàn cầu, Citigroup tiền thân là một ngân hàng nhỏ chuyên phục vụ cho các ngành công nghiệp nguyên liệu như bông, đường, kim loại thành lập vào năm 1812 với tên là Citi bank of New York. Trong thời gian nội chiến của Mỹ ngân hàng đổi tên thành National Citi bank of New York. Vào đầu thế kỷ 19, ngân hàng đã mở những chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (London năm 1902 và Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã phát triển mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ và là ngân hàng đầu tiên thực hiện cho vay tiêu dùng. Trong những năm từ 1920 đến 1940 ngân hàng đã mở rộng hoạt động của mình sang nhiều nước trên thế giới (có khoảng hơn 100 chi nhánh và văn phòng đại diện tại nước ngoài). Đến năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành First National City Bank, một tổ hợp ngân hàng. Năm 1968, ngân hàng cải tổ mạnh chuyển sang mô hình công ty mẹ ( Holding company) và hình thành một tập đoàn tài chính lấy tên là First National City Corp, đến năm 1974 đổi tên thành CitiCorp, và nhanh chóng trở thành một tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở tại New York với công ty mẹ là Citibank. Hoạt động chính của tập đoàn vẫn là dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Citibank cũng là ngân hàng đi tiên phong trong việc đưa ra các sản phẩm mới như: Máy rút tiền tự động (ATMs - 1977), Master, Visa và đến cuối năm 1980 đã vượt qua Bank America để trở thành ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Song song với việc phát triển của mình, từ những năm 80 của thế kỷ 20, Citibank đã mua được cả một số tổ chức tài chính khắp nơi trên thế giới trở thành một TĐTC- NH đa quốc gia, hoạt động ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 1998, Citicorp thực hiện việc sáp nhập với hãng Travellers Group - một công ty kinh
  27. -21- doanh thẻ nổi tiếng đồng thời là một tổ chức hợp nhất bởi nhiều công ty khác nhau, kinh doanh đa dạng từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới và bảo hiểm - để trở thành một TĐTC-NH đa năng hàng đầu trên thế giới với tên gọi là Citigroup. Citigroup Inc. là một công ty mẹ cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng toàn cầu, có hơn 200 triệu tài khoản khách hàng và kinh doanh trên 100 quốc gia trên thế giới. Citigroup là một công ty mẹ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng từ năm 1956 và chịu sự giám sát của Ban thống đốc hệ thống Dự trữ liên bang (FRB- Mỹ). Tính đến cuối năm 2005, Citigroup có hơn 140.000 nhân viên chính thức và 8.000 nhân viên bán thời gian tại Mỹ và hơn 159.000 nhân viên chính thức tại nước ngoài. Sơ đồ 1.4 : Mô hình hoạt động của Citigroup Nguồn : www.citigroup.com
  28. -22-  TĐTC-NH đa năng United Overseas Bank (UOB) Singapore Ngân hàng UOB là ngân hàng hàng đầu tại Singapore, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng thông qua hệ thống 524 chi nhánh, công ty con trên toàn cầu tại 18 quốc gia và lãnh thổ thuộc Châu Á Thái Bình Dương, miền Tây Châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Singapore, UOB là Ngân hàng dẫn đầu về hoạt động cho vay cá nhân và phát hành thẻ với hơn 1,3 triệu thẻ Credit và Debit Card được phát hành, và dẫn đầu về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. UOB được tổ chức Moody’s xếp hạng là một trong những ngân hàng nằm trong tốp đầu của thế giới, hạng B cho xếp hạng về năng lực tài chánh, Aa3 và hạng nhất cho dịch vụ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Năm 2006, UOB được bình chọn là ngân hàng nằm trong 100 ngân hàng toàn cầu lớn nhất thế giới (đứng thứ 87 trong số 100 ngân hàng lớn nhất trên thế giới do Brand Finance PLC bình chọn). Tổng tài sản tính đến hết ngày 31/12/2006 của UOB là: 161,3 tỷ SGD; Vốn chủ sở hữu đạt 16,8 tỷ SGD; Lợi nhuận sau thuế là 2,6 tỷ SGD và ROE là 17%. Được thành lập năm 1935 với tên gọi là United Chinese Bank (UCB) do We Kheng Chiang cùng với 6 người Hoa khác sáng lập ra với vốn điều lệ 1 triệu USD. Đến năm 1965, UCB đổi tên thành ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và đồng thời mở chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài tại HongKong. Đến năm 1966, Công ty tài chính United Overseas Finance (UOF) trực thuộc UOB được hợp nhất trở thành Công ty đầu tư Investment Holding Company và hoạt động của công ty này như là một công ty tài chính từ năm 1970. Năm 1970, UOB được phép niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapore và Malaysia. Đến năm 1971, UOB mua phần lớn cổ phần của Chung Khiaw Bank (CKB) và mạng lưới của ngân hàng này tại Singapore, Malaysia và HongKong. Đồng thời trong năm này UOB cũng thành lập Công ty bảo hiểm kinh doanh tổng hợp và tái bảo hiểm. Năm 1973, UOB mua 100% cổ phần của Lee Wah Bank (LWB) và toàn bộ các chi nhánh của nó tại Singapore và Malaysia. Năm 1984, UOB mua phần lớn cổ phần của Far Eastern Bank (FED) và đến năm 1987 lại mua phần lớn cổ phần của Industrial and Commercial Bank (ICB). Năm 1991, Công ty bảo hiểm nhân thọ của UOB bắt đầu
  29. -23- hoạt động. Năm 1994, toàn bộ hoạt động của ngân hàng LWB ở Singapore và Malaysia được sáp nhập vào UOB và chi nhánh UOB Malaysia (United Overseas Bank, Malaysia Bhd). Năm 1997, Ngân hàng Chung Khiaw (CKB) tại Malaysia được sáp nhập vào UOB chi nhánh Malaysia. Năm 1999, các hoạt động của Chung Khiaw tại Singapore và HongKong được sáp nhập vào OUB. Đồng thời, trong thời gian UOB cũng mở rộng hoạt động sang các thị trường lân cận bằng cách mua phần lớn cổ phần của Westmont Bank, Philippines cùng với mạng lưới 97 chi nhánh của nó và đổi tên thành United Overseas Bank Philippines. UOB cũng mua lại cổ phần chi phối của Radanasin Bank, Thailand và mạng lưới 68 chi nhánh, đổi tên thành United Radanasin Bank Public Company Limited. Năm 2000, UOB sáp nhập Công ty môi giới chứng khoán Securities cùng các công ty con, công ty chứng khoán UOBs ở Malaysia và Singapore với công ty Kay Hian hình thành một công ty mới, UOB – Kay Hian Holding. Năm 2001, UOB mua lại 100% cổ phần của Overseas Union Bank Limited (OUB), một ngân hàng lớn nhất Singapore về cho vay nội địa, thẻ tín dụng Năm 2002, toàn bộ hoạt động của OUB và ICB sáp nhập vào UOB đồng thời với việc rút cổ phiếu của ICB ra khỏi thị trường chứng khoán Singapore. Năm 2003, hoạt động của công ty tín thác Overseas Union sáp nhập vào UOB. Trong năm 2004, UOB mua lại 23% cổ phần của P.T. Bank Buana Indonesia Tbk và biến ngân hàng này một công ty con của UOB, tiếp đến UOB mua lại 97% cổ phần của Bank of Asia Public Company Limited, Thailand và mạng lưới 133 chi nhánh văn phòng của ngân hàng này. Năm 2005, tăng tỷ lệ vốn cổ phần tại P.T. Bank Buana Indonesia Tbk từ 23% lên 53% thành cổ phần chi phối vào tháng 10 năm 2005 và tiếp tục tăng lên 61.1% tính đến cuối năm 2005. Đồng thời tiến hành hợp nhất hai Ngân hàng con tại Thailand là Bank of Asia Public Company Limited, Thailand và UOB Radanasin Bank, Thailand thành United Overseas Bank, Thailand. Năm 2006, UOB thâm nhập thị trường Việt Nam và trở thành NHNNg đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán Card điện tử của Việt Nam (VNBC) ngày 1/9/2006. Đến tháng 1 năm 2007, UOB đã ký kết hợp đồng trở thành đối tác của ngân hàng NHTMCP Phương Nam (Southern bank). Với việc mua được 10% cổ
  30. -24- phần của Southern bank và có thể nâng lên 20%, UOB cho thấy tham vọng mở rộng chiến lược kinh doanh tại thị trường mới mẻ và rất tiềm năng - thị trường Việt Nam[28]. 1.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM 1.3.1. Nhu cầu tất yếu của việc hình thành các TĐTC-NH đa năng tại Việt Nam. 1.3.1.1. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng Sau một quá trình đàm phán kéo dài, Việt Nam đã chính thức được trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới – WTO ngày 07/11/2006 và Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 11/01/2007. Kể từ thời điểm này Việt Nam bắt đầu được hưởng các quyền lợi của một nước thành viên WTO đồng thời cũng phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết gia nhâp WTO của mình, trong đó có các cam kết thuộc lĩnh vực Ngân hàng. Theo phân loại của GATS/WTO, lĩnh vực ngân hàng thuộc dịch vụ tài chính. Cam kết trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường và các cam song phương. Cụ thể các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng là sẽ cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi hoạt động và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đồng thời cũng tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các ngân hàng. Theo các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thì từ ngày 1/4/2007, ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Với mục tiêu là thu hút được các tổ chức tín dụng, các ngân hàng lớn đầu tư vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 về qui mô của các tổ chức tín dụng nước ngoài cụ thể: Để mở một chi nhánh của NHTM nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn
  31. -25- 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh, trong khi đó, mức yêu cầu đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ đô la Mỹ; đối với mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin phép mở. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong tương lai có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới, bởi lẽ ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như NHTM của Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại, ví dụ như được mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, các công ty, đơn vị trực thuộc, được góp vốn mua cổ phần tại các NHTMVN. Điều này có nghĩa là ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển cả dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua bán, sáp nhập ngân hàng Về phạm vi hoạt động và loại hình dịch vụ ngân hàng: các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. Riêng về hoạt động nhận tiền gửi, các chi nhánh NHNNg được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, và lộ trình huy động tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm từ ngày 1/1/2007 cụ thể : Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ.
  32. -26- Tuy nhiên, các chi nhánh NHNNg không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) và được phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước. Ngoài ra các NHNNg còn được góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của các NHTMVN, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTMCP của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trên thực tế, các NHNNg đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép mua cổ phần tại một số NHTMCP của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Như vậy, các NHNNg có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận thị trường khác nhau, qua đó tạo sức ép cạnh tranh đối với các NHTMVN tuỳ theo loại hình hoạt động. Các NHNNg trở thành đối tác chiến lược tại các NHTMCP của Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc các NHNNg tận dụng được mạng lưới chi nhánh và khách hàng của các ngân hàng này, nhờ đó thị phần hoạt động được mở rộng. Tuy nhiên, với mức cam kết hiện tại, NHNN có công cụ để điều tiết mức độ và tốc độ chiếm lĩnh thị phần của các NHNNg thông qua mức giới hạn cổ phần được phép mua của các tổ chức và cá nhân nước ngoài xét trên từng tình huống cụ thể. Khả năng điều tiết của NHNN sẽ là một công cụ quản lý hữu hiệu tạo điều kiện cho các NHTMVN có thời gian quá độ cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi các NHNNg với ưu thế về vốn, mạng lưới, sản phẩm dịch vụ và công nghệ có thể thâm nhập sâu vào thị trường. 1.3.1.2. Nhu cầu tất yếu về việc hình thành TĐTC-NH đa năng tại Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thuận lợi đồng thời cũng mang lại những khó khăn với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Đối với ngành Ngân hàng, sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam từ 1/4/2007 sẽ tạo nên những thời cơ và thách thức không nhỏ đối với các NHTM và định chế tài chính
  33. -27- nước ta. Một mặt nó sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mặt khác nó sẽ khiến hoạt động của các NHTMVN gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Để đáp ứng được với giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các TĐTC - NH và các NHTM quốc tế, thời gian qua các NHTM nước ta đã có nhiều đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động theo hướng hiện đại hoá. Tuy nhiên, trên thực tế với quy mô nhỏ lẻ và trình độ quản lý cũng như công nghệ hiện nay, các NHTM nước ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Do đó việc hình thành một TĐTC-NH mạnh, kinh doanh đa năng với nguồn lực tài chính lớn là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của NHTMVN vì:  Thứ nhất, theo lộ trình đàm phán với các đối tác khi gia nhập WTO, từ năm 2007 Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào thị trường thương mại thế giới và chịu sự tác động của các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển với những thuận lợi và những thách thức không nhỏ. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, những lợi thế hiện nay của các NHTM trong nước sẽ giảm thiểu bởi thực hiện cam kết giữa Chính phủ nước ta với các nước thành viên WTO. Đây sẽ là bất lợi lớn trong việc cạnh tranh với các TĐTC-NH sẽ và đang hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt, thời điểm 2010 – lúc mà các tổ chức tài chính nước ngoài được hoạt động không phân biệt như các tổ chức TCTD trong nước đang đến gần. Nếu không kịp thời đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của các NHTM quốc tế, chắc chắn các NHTMVN khó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển và có nguy cơ bị tụt hậu ngay tại sân nhà.  Thứ hai, định hướng phát triển kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để giữ vững định hướng phát triển kinh tế thị trường đó, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có những công cụ vật chất hữu hiệu của Nhà nước mà các NHTMNN là một trong những công cụ quan trọng nhất. Nhưng với tầm vóc,
  34. -28- quy mô và chất lượng hoạt động như hiện nay, khó có thể để các NHTMNN thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao trong thời kỳ mới. Vì vậy, sự đổi mới và phát triển của các NHTM nước ta và tiến tới hình thành Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng với quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính lớn là một yêu cầu, một tất yếu khách quan phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta và xu thế phát triển của chung các NHTM trên thế giới .  Thứ ba, trong thời gian gần đây, để đáp ứng xu thế hội nhập và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, các Tổng công ty Nhà nước - những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTMNN - đã và đang phát triển thành các Tập đoàn kinh tế với quy mô lớn như: Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn sẽ đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, do đó nếu các NHTM trong nước không kịp đổi mới tổ chức và hoạt động, sẽ không đáp ứng được sự phát triển của các Tập đoàn kinh tế. Mặt khác, theo kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2005 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của NHNNg thay vì của ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ NHNNg thay thế, và 50% còn lại chọn NHNNg để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ Điều đó cho thấy rằng, nếu các NHTM nước ta không phát triển thành TĐTC - NH lớn, kinh doanh đa năng, đa sở hữu, trang bị công nghệ hiện đại với nguồn vốn lớn, chắc chắn sẽ mất thị phần bởi các TĐTC - NH quốc tế vào hoạt động tại Việt Nam. 1.3.2. Điều kiện hình thành TĐTC-NH đa năng tại Việt Nam 1.3.2.1. Tổng quan về các NHTM Việt Nam Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cùng với quá trình đổi mới toàn diện của nền kinh tế, chuyển hướng từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường. Ngành ngân hàng cũng có những chuyển biến mạnh, tháng 5/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời đã chính
  35. -29- thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang hệ thống 2 cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh đơn thuần. Ngân hàng nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về mọi mặt kinh doanh tiền tệ, lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán ; đồng thời thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, chi phối căn bản chính sách tiền tệ quốc gia và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước về Ngân hàng. Các NHTM được hình thành theo các điều kiện và quy định của pháp luật, tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Đây có thể nói là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong việc phát triển của hệ thống NHTMVN. Bảng1.3: Hệ thống NHTM của Việt Nam giai đoạn 1990-2006 NGÂN HÀNG 1990 1994 1999 2003 2006 NHTM Nhà nƣớc 4 4 6 6 7 NHTM Cổ phần 0 36 48 36 36 Ngân hàng liên doanh 0 3 4 4 6 Chi nhánh và văn phòng đại diện NHNNg 0 41 103 69 79 Nguồn: Ngân hàng nhà nước 2006 Qua bảng 1.3 ta thấy, năm 1990 hệ thống NHTM của Việt Nam chỉ có 4 NHTMNN, không có NHTMCP, Ngân hàng liên doanh hay văn phòng đại diện, chi nhánh NHNNg nào. Nhưng trong các năm tiếp theo, các con số NHTMCP, Ngân hàng liên doanh được thành lập tăng dần lên từ 36 NHTMCP và 3 ngân hàng liên doanh năm 1994 đến 48 NHTMCP và 4 ngân hàng liên doanh năm 1999. Tuy nhiên, số NHTMCP đã giảm xuống còn 47 vào cuối năm 2000 do có 3 NHTMCP đã bị đóng cửa và 2 ngân hàng khác đã bị sát nhập trong 1999 và đầu 2000. Trong thời kỳ phát triển nhất, hệ thống NHTMCP của Việt Nam có tới 52 ngân hàng lớn
  36. -30- nhỏ các loại. Tính đến thời điểm cuối năm 2006, hệ thống NHTMVN có: 5 NHTMNN, 1 Ngân hàng chính sách xã hội, 1 Ngân hàng phát triển (thành lập tháng 5/2006), 36 NHTMCP, 35 chi nhánh NHNNg, 6 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện của NHNNg. Có thể nhận thấy rằng, sau hơn 20 năm đổi mới hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp hết sức to lớn, từ việc ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát đến việc huy động và phân bổ một lượng vốn khá lớn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Để đáp ứng với giai đoạn phát triển mới, từ năm 1997 Luật Ngân hàng đã ra đời cùng với đó là quá trình tái cơ cấu của các NHTMCP. Đến năm 2001, Chính phủ có quyết định 149 về việc xử lý nợ xấu và tăng vốn của các NHTMNN làm tiền đề cho quá trình tái cơ cấu theo hướng hiện đại của các NHTMNN. Đến năm 2003-2004, trước yêu cầu cấp bách về hội nhập kinh tế, khắc phục những bất cập trong Luật Ngân hàng 1997 đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong quyết định vay vốn, tách bạch tín dụng thương mại và cho vay chính sách, tiêu chuẩn các chức danh quản lý cũng như các hoạt động ngân hàng phát triển đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ của nền kinh tế, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước - 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng - 2004. Qua 10 năm thực hiện Luật Ngân hàng và trải qua một thời gian dài tiến hành tái cơ cấu, các NHTM đã có những bước tiến vượt bậc, cho đến nay khắc phục về cơ bản tình trạng nợ xấu, đồng thời cung cấp một lượng vốn lớn cho phát triển nền kinh tế. Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngân hàng so với GDP liên tục tăng, nếu năm 1995 là 28% thì đến năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên gần 70%. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến ngày 31/12/2006 tăng 21,4% so với cuối năm 2005, đạt 655 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng bình quân trong giai đoạn từ 1997 đến nay đạt mức 26% năm giúp cho tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 7,4% năm[26]. Đối với NHTMNN, tính đến hết năm 2006, đã xử lý được 92% tổng số nợ tồn đọng cần phải xử lý, cấp bổ sung khoảng 12.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho 5 NHTMNN đưa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên trên 4,5% (so với 3% năm 2000). Bước đầu áp
  37. -31- dụng hệ thống công nghệ hiện đại và hệ thống thông tin quản lý với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện đang triển khai giai đoạn 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với hệ thống thông tin quản lý tại các NHTMNN; chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Đối với các NHTMCP, thông qua việc chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp các NHTMCP đã đưa số lượng các NHTMCP từ 52 ngân hàng xuống còn 36 ngân hàng. Các NHTMCP đã đáp ứng đủ vốn pháp định theo qui định và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 8%. Xử lý được trên 70% nợ tồn đọng có dư nợ đến 31/12/2000. Vì vậy, đến nay hầu hết các NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn Việt Nam dưới 5%. Tính đến thời điểm này các NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các NHTMNN chiếm 70%. Phần các NHNNg chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần. Mặc dù đã có những bước chuyển biến rất quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu cũng như phát triển về các mặt của NHTM trong nước, tuy nhiên tầm vóc của các NHTM vẫn rất nhỏ bé thể hiện ở các mặt:  Thương hiệu và hình ảnh của các NHTM trong nước vẫn chưa được khẳng định. Các hoạt động của các NHTM vẫn chưa tuân theo chuẩn mực quốc tế kèm với đó là sự không minh bạch trong hoạt động kinh doanh làm cho năng lực cạnh tranh quốc tế còn yếu kém. Thực tế các NHTM chủ yếu tập trung vào cạnh trong nước nhưng lại chủ yếu thông qua cạnh tranh bằng lãi suất, mà chưa phải cạnh tranh lành mạnh bằng các sản phẩm có chất lượng, tiện ích, thương hiệu uy tín, chính sách khách hàng Một thực tế khác là các dịch vụ ngân hàng trong nước còn rất đơn điệu, chất lượng chưa cao, còn nặng về các dịch vụ ngân hàng truyền thống mà chưa có định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động), và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu (chiếm trên 80% tổng thu nhập)
  38. -32-  Tiềm lực tài chính: Năng lực tài chính của các NHTMVN nói chung là còn rất khiêm tốn, tổng vốn điều lệ của các NHTMNN tính đến 2006 chỉ có khoảng 20.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 55% GDP (so với các nước trong khu vực là khoảng 80%). Bình quân vốn điều lệ của các NHTMCP chỉ khoảng dưới 800 tỷ đồng. Chỉ có một số NHTMCP có vốn trên 1.000 tỷ đồng[26]. Điều này cho thấy qui mô của các NHTMVN còn quá khiêm tốn so với các Tập đoàn tài chính ngân hàng lớn trên thế giới. Bảng 1.4: Qui mô của 10 tập đoàn tài chính đứng đầu trong số 2000 công ty lớn nhất thế giới tính đến 03/2007 Đơn vị : Tỷ USD Giá trị Doanh Lợi Tổng tài TT Công Ty Nƣớc thị thu nhuận sản trƣờng 1 Citigroup Mỹ 146,56 21,54 1.884,32 247,42 2 Bank of America Mỹ 116,57 21,13 1.459,74 226,61 3 HSBC Holdings Anh 121,51 16,63 1.860,76 202,29 5 JPMorgan Chase Mỹ 99,30 14,44 1.351,52 170,97 6 American Intl Group Mỹ 113,19 14,01 979,41 174,47 9 UBS Thụy Sĩ 105,59 9,78 1.776,89 116,84 10 ING Group Hà Lan 153,44 9,65 1.615,05 93,99 13 Royal Bank of Scotland Anh 77,41 12,51 1.705,35 124,13 14 BNP Paribas Pháp 89,16 9,64 1.898,19 97,03 15 Allianz Đức 125,33 8,81 1.380,88 87,22 Nguồn : www.forbes.com Xét ngay trên bình diện các nước trong khu vực Đông Nam Á thì năng lực tài chính của các NHTMVN cũng khá khiêm tốn. Trong 20 tập đoàn Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á tính đến 03/2007 theo xếp hạng của Tạp chí Forbes thì Tập đoàn Ngân hàng DBS Singapore có tổng tài sản lên đến hơn 128 tỷ USD và nhỏ
  39. -33- nhất là City Developments của Singapore cũng có tổng tài sản hơn 7 tỷ USD (Bảng1.5). Bảng 1.5: 20 TĐTC-NH Đông Nam Á trong 2000 công ty lớn nhất thế giới tính đến 03/2007 Đơn vị : tỷ USD Giá trị Thứ Doanh Lợi Tổng tài Công Ty Nƣớc thị hạng thu nhuận sản trƣờng 358 DBS Group Singapore 6,29 1,48 128,65 21,25 370 United Overseas Bank Singapore 5,93 1,68 105,16 20,51 478 Oversea-Chinese Banking Singapore 4,28 1,31 98,55 17,47 663 Malayan Banking Malaysia 3,31 0,76 60,72 13,8 868 Bumiputra-Commerce Malaysia 3,06 0,43 45,08 8,58 903 Public Bank Malaysia 2,16 0,49 41,76 8,77 926 CapitaLand Singapore 2,05 0,66 13,46 12,82 933 Bangkok Bank Thailand 2,87 0,50 42,01 6,13 1149 Bank Central Asia Indonesia 1,57 0,37 15,29 6,65 1181 Kasikornbank Thailand 1,85 0,38 26,32 4,50 1202 Bank Rakyat Indonesia Indonesia 1,86 0,39 12,43 6,33 1214 Krung-Thai Bank Thailand 2,18 0,40 33,89 3,82 1280 Siam Commercial Bank Thailand 2,02 0,37 29,02 3,68 1425 Bank Mandiri Indonesia 2,36 0,06 26,64 5,25 1500 City Developments Singapore 1,66 0,24 7,17 7,97 1653 Rashid Hussain Malaysia 1,50 -0,03 29,28 0,33 1753 TMB Bank Thailand 1,18 -0,35 21,09 0,92 1786 AMMB Holdings Malaysia 1,24 0,10 19,41 2,03 1798 Bank of Ayudhya Thailand 1,26 0,05 18,74 2,78 1814 Hong Leong Financial Group Malaysia 0,88 0,11 17,83 1,69 Nguồn : www.forbes.com  Cơ cấu tổ chức của các NHTM hiện nay còn rất bất cập, mạng lưới nhiều nhưng cồng kềnh, chồng chéo và không hiệu quả. Mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên trong cùng một Ngân hàng chưa thật gắn kết, chưa có sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi mà nhiều khi chỉ mang tính quan hệ trên - dưới mang nặng tính hành chính, đặc biệt là trong các NHTMNN. Mô hình quản trị của các NHTMNN hiện nay thực chất là mô hình tổng công ty nhà nước. Trong mô hình này, hệ thống của các NHTMNN được tổ chức thành hai cấp: Trụ sở chính và các chi nhánh. Tại hội sở chính mô hình kết cấu chung bao gồm: Hội đồng quản trị,
  40. -34- Ban giám đốc điều hành và các khối phòng ban chức năng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu hai chức năng cơ bản là chức năng quản trị điều hành và chức năng quản lý kinh doanh. Nhưng trên thực tế, Hội đồng quản trị chưa thực hiện đúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM, chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng Chức năng và quyền hạn của Hội đồng quản trị chưa được xác định rõ và thực thi đúng. Điều này thể hiện rõ ở sự phối kết hợp giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành không có sự gắn kết thường xuyên. Ban kiểm soát của các ngân hàng vừa như một cơ quan đại diện cho chủ sở hữu nhà nước vừa như một cơ quan thường trực thuộc Hội đồng quản trị gây ra sự xung đột quyền lực và chồng chéo về trách nhiệm. Thực tế hoạt động của các NHTMVN vẫn có tình trạng Chủ tịch hội đồng quản trị can thiệp quá sâu và công việc điều hành của Ban giám đốc, thậm trí còn làm thay một số phần việc của Tổng giám đốc như phê duyệt các khoản tín dụng. Hội đồng quản trị chưa làm được chức năng hoạch định chiếm lược, định hướng cho hoạt động của ngân hàng.  Năng lực quản trị điều hành nói chung của các NHTM là yếu. Hầu hết các cán bộ quản trị, quản lý của các NHTMVN đều chưa đào tạo chính qui về quản trị doanh nghiệp, việc quản trị điều hành chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính. Do đó thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị, không bài bản và kém khoa học. Đối với các NHTMNN lại càng bất cập, cơ chế quản lý hiện nay không cho phép các nhà quản trị ngân hàng phát huy được tính năng động trong việc quản lý của mình, các cơ chế quản lý của nhà nước quá chặt chẽ, thiếu linh hoạt và thường chậm thay đổi khiến cho các nhà quản bị bị bó buộc và nhiều khi chỉ tìm cách hoạt động an toàn trong nhiệm kỳ của mình, thiếu tính sáng tạo.  Trình độ công nghệ ngân hàng lạc hậu: Mặc dù đã có đầu tư rất nhiều vào công nghệ, tuy nhiên trình độ công nghệ của các NHTMVN vẫn còn kém xa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân là do trình độ công nghệ thông tin chung của Việt Nam mới ở mức thô sơ, phân tán, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu, dung lượng đường chuyền thấp, giá cao chất lượng kém không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về cơ
  41. -35- sở hạ tầng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mặt khác, mức độ tự động hoá của các ngân hàng còn thấp, khả năng kết nối thanh toán cục bộ trong ngân hàng và liên ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu sự đồng bộ 1.3.2.2. Điều kiện hình thành TĐTC-NH đa năng tại Việt Nam Với tất cả những yếu kém ở trên, các NHTMVN cần phải có rất nhiều cố gắng để từng bước củng cố và phát triển theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế của cả nền kinh tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam không thể xây dựng được TĐTC- NH . Như chúng ta đã biết việc hình thành TĐTC-NH ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu, nó là một yêu cầu đòi hỏi khách quan không phải mệnh lệnh hành chính và ở Việt Nam hiện nay có thể thấy đã có những điều kiện thuận lợi, dù chưa thật lớn nhưng cũng có thể là cơ hội để xây dựng một TĐTC-NH mạnh dựa trên các điều kiện sau:  Điều kiện khách quan:  Điều kiện kinh tế xã hội Hơn 20 năm qua, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những bước tiến vô cùng quan trọng. Kinh tế tăng trưởng cao, mọi mặt đời sống xã hội dần được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm gần đây là ~7.5% năm, một tốc độ cao trong khu vực và trên thế giới. Tình tình chính trị xã hội luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã liên tiếp tổ chức thành công các hội nghị cấp cao mang tầm vóc quốc tế như ASEM 5, ASEAN và gần đây nhất là hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14. Điều đó đã gây tiếng vang lớn trên thế giới và khẳng định vị thế mới của Việt Nam trong bước đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của mình, cải thiện môi trường đầu tư cũng như tạo một môi
  42. -36- trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Để đáp ứng với hội nhập kinh tế, trong những năm trở lại đây Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập một số Tập đoàn kinh tế lớn trong các lĩnh vực then chốt như: Tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn bưu chính viễn thông, tập đoàn dệt may, tập đoàn dầu khí Đây là những Tập đoàn kinh tế có quy mô tài sản rất lớn, chiếm phần lớn thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của mình, các tập đoàn này thường có nhiều đơn vị thành viên, kinh doanh đa dạng ngành nghề. Việc phát triển các tập đoàn kinh tế này tất yếu phải dẫn đến phát sinh nhu cầu lớn về vốn và dịch vụ tài chính – tạo tiền đề cần thiết để ra đời TĐTC-NH đa năng tạo lập một sự cân đối trong tổng thể nền kinh tế nước ta. Mặt khác, cũng trong thời gian qua thị trường tài chính của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển khá nhanh chóng trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và đặc biệt là chứng khoán. Thị trường dịch vụ tài chính đã ngày một đa dạng hơn, tiến gần hơn với tiêu chuẩn của khu vực và trên thế giới. Hầu hết các lĩnh vực hoạt động dịch vụ tài chính đều có hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với chuẩn quốc tế. Sự phát triển của thị trường tài chính bước đầu đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng qui mô, chất lượng dịch vụ của mình, và mục tiêu cuối cùng là “Phấn đấu hình thành được ít nhất một tâp đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thi trường tài chính trong và ngoài nước” như trong Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đề ra.  Điều kiện pháp lý: Mặc dù, cho đến nay chưa có Luật, Nghị định điều chỉnh hoạt động của Tập đoàn kinh tế nói chung và TĐTC-NH nói riêng. Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã có một số cơ sở pháp lý mở ra cơ hội để hình thành lên các TĐTC-NH. Theo luật Doanh nhiệp thống nhất năm 2005, chương II có đề cập đến nhóm công ty như sau: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ
  43. -37- gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”, hình thức các nhóm công ty có thể được tổ chức dưới các hình thức: Công ty mẹ -công ty con; Tập đoàn công ty; Các hình thức khác. Trong đó nhấn mạnh tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có qui mô lớn, Chính phủ quy định và hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, điều 32 có qui định là: các tổ chức tín dụng được phép thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập trên cơ sở vốn tự có, được hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng bảo hiểm và quản lý, khai thác, bán tài sản bảo đảm Điều 61 và các điều từ 69 đến điều 76 còn cho phép các TCTD được phép thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng và ngoại hối, thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, tư vấn tài chính cho khách hàng; được kinh doanh bảo hiểm, cho thuê tài chính qua các công ty độc lập và các tổ chức tín dụng khác. Với các qui định như vậy thì các NHTM tự mình có thể phát triển thành nhóm công ty xoay quanh một ngân hàng mẹ thông qua việc thành lập các công ty 100% vốn, và góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp khác – cơ sở ban đầu của TĐTC-NH. Đồng thời để khắc phục khâu yếu kém trong hệ thống NHTMNN, Thủ tướng đã có quyết định thực hiện cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu long - tạo tiền đề cho các NHTMNN phát triển mạnh mẽ hơn.  Điều kiện chủ quan:  Năng lực tài chính: Để khắc phục tình trạng tài chính yếu kém và chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, trong những năm qua các NHTM đã cố gắng nâng cao năng lực tài chính của mình bằng cách liên tục tăng vốn. Đặc biệt là trong năm 2006, năm cuối cùng trước khi hội nhập. Năm 2006 có thể nói ngành ngân hàng đã có những bước tiến vượt bậc trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ
  44. -38- (thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các NHTM, nhất là NHTMCP đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh Tổng tài sản của các NHTMVN đã đạt xấp xỉ gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so cuối năm 2005 và lần đầu tiên vượt mức GDP (gần bằng 120% GDP). Năm 2006 chứng kiến sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ. Giải pháp tăng vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao sức mạnh của các NHTM trên thị trường. Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng một loạt các ngân hàng khác cũng có kế hoạt tăng vốn lên trên 1000 tỷ và cao hơn nữa trong năm 2007. Tính đến cuối năm 2006, vốn tự có của các NHTM đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 36% so cuối năm 2005 và về cơ bản đã chuyển toàn bộ các NHTMCP nông thôn thành NHTMCP đô thị, ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất cũng đạt đến 250 tỷ đồng. Nhờ đó đã nâng tỷ lệ an toàn vốn bình quân toàn ngành đạt xấp xỉ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu (8%). Chất lượng tài sản đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ tồn đọng tính trên cùng một chuẩn mực kế toán đã giảm xuống còn 3,2% cuối năm 2006 giảm gần một nửa so với năm 2005 – năm thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493. Riêng khối ngân hàng cổ phần, nợ xấu chỉ ở khoảng 1%, nhiều ngân hàng phổ biến dưới mức 1%. Hàng loạt sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đã được áp dụng và hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán và chuyển tiền Năm 2006 là năm các NHTM đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17%- 18%. Một số NHTMCP đạt trên mức 30%. Kết thúc tháng 12/2006 ngân hàng ACB đạt lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng. Kế đến là Sacombank với lãi trên 520 tỷ đồng. Một ấn tượng khác là Eximbank, ngân hàng vừa tuyên bố vượt qua kỳ chấn chỉnh, cũng có mức lãi khoảng trên 360 tỷ đồng.
  45. -39- Kế đến là Techcombank khoảng 300 tỷ đồng; MB, VIB Bank khoảng từ 200 – 250 tỷ đồng. Các ngân hàng khác cũng lãi từ 150 – 180 tỷ đồng[26].  Mô hình tổ chức và qui mô hoạt động: Như đã nói ở trên thì thực trạng của các NHTMVN vẫn còn nhiều bất cập cả về mô hình tổ chức, qui mô hoạt động cũng như trình độ quản lý. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam thì việc xây dựng các TĐTC-NH đa năng có được một số thuận lợi nhất định, đặc biệt là đối với các NHTMNN. Không giống như các tổng công ty nhà nước khác, sau một thời gian thực hiện đề án tái cơ cấu, cho đến hiện nay, cơ cấu tổ chức của các NHTMNN đã có hình dáng của TĐTC-NH đa năng. Thể hiện rõ ở qui mô của các NHTMNN với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp cả nước, tổng tài sản có khá lớn và vai trò chi phối của Hội sở chính (dáng dấp của công ty mẹ) của các NHTMNN thể hiện rõ thông qua việc thành lập các công ty con cũng như việc đầu tư, góp vốn liên doanh với các công ty liên kết khác kể các các tổ chức tín dụng. Hệ thống các NHTMNN đã và đang phát triển với hàng loạt các công ty con và các thành viên trực thuộc Ngân hàng mẹ. Tới thời điểm hiện tại, hầu hết các NHTMNN đã mở rộng các hoạt động của mình sang các lĩnh vực tài chính khác và đều đang sở hữu các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty thuê mua Đặc biệt, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay còn sở hữu 1 công ty tài chính 100% vốn tại Hong Kong – là NHTM duy nhất có chi nhánh tại nước ngoài. Mặt khác, có lợi thế hơn các Tổng công ty khi chuyển sang mô hình tập đoàn là các NHTM có ưu thế kinh nghiệm về quản lý đầu tư tài chính, quản lý vốn Hơn nữa, các NHTMNN hiện nay đang trong tiến trình cổ phần hoá hứa hẹn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, việc đầu tư của các đối tác chiến lược nước ngoài vào các NHTM một mặt giúp cho các ngân hàng cải thiện được tình hình tài chính, mặt khác nó cũng sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận được cách quản trị điều hành hiện đại tạo điều kiện phát triển tập đoàn. Song song với chiến dịch tăng vốn điều lệ quy mô lớn, các NHTMNN cũng không ngừng nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin cho mạng lưới chi nhánh của mình. Công nghệ thẻ ngày càng hiện đại và tiện
  46. -40- ích. Các dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking đã trở nên phổ biến và khá thông dụng. Các NHTMCP cũng rất mạnh dạn đầu tư vào cho hệ thống công nghệ thông tin, tập trung mạnh trong năm 2006. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng chi hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; MB cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống; EAB không tiếc tiền đề đầu tư nghiên cứu những chiếc máy ATM thông minh Có thể khẳng định rằng với những chuyển biến tích cực như vậy trong thời gian gần đây và những điều kiện thuận lợi có được, việc hình thành tập đoàn tài chính- ngân hàng ở Việt Nam là một phương án rất khả thi. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì cần có cố gắng rất nhiều từ phía Chính phủ trong việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật định hướng, điều chỉnh hoạt động của tập đoàn tài chính cũng như từ phía các NHTM, đặc biệt là NHTMNN trong việc thay đổi mô hình tổ chức, cách thức quản lý, năng lực tài chính để hướng đến mục tiêu: thành lập được ít nhất một TĐTC-NH đa năng trong giai đoạn 2010-2020, tạo sự cân đối trong kiến trúc kinh tế của Việt Nam.
  47. -41- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Lịch sử phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Theo Quyết định nói trên, NHNTVN đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các NHNNg, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, NHNTVN còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 01 tháng 04 năm 1963 là ngày thành lập chính thức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 286/QĐ - NH5 thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình phát triển của NHNTVN chia làm ba giai đoạn lớn như sau:  Giai đoạn 1963 - 1975 Trong giai đoạn này, NHNTVN đã hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó là tiếp nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc XHCN và chuyển tiền phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
  48. -42-  Giai đoạn 1975 - 1990 Sau ngày giải phóng miền Nam, NHNTVN đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện quyền vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNTVN đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.  Giai đoạn 1990 đến nay Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 403/CT chuyển NHNTVN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng thành NHTMNN lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với việc ban hành Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTMNN hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, NHNTVN đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTMVN, là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNTVN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ góp phần thực
  49. -43- hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTMVN. NHNTVN là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master Card. Tới nay, NHNTVN đã có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.450 ngân hàng và định chế tài chính tại 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, NHNTVN còn là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” - tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000 - 2004. Để có đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho quá trình triển khai cổ phần hóa, từ cuối năm 1999, Ban lãnh đạo NHNTVN đã xây dựng chiến lược phát triển tới năm 2010: hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, với mục tiêu trở thành NHTM hàng đầu tại Việt Nam và phấn đấu trở thành ngân hàng quốc tế trong khu vực. Nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển nói trên, NHNTVN đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu NHNTVN giai đoạn 2001 - 2005 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 162/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2001. Mục tiêu cơ bản của Đề án bao gồm: (i) : Nâng cao năng lực tài chính; (ii) : Mở rộng hoạt động kinh doanh; (iii) : Hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm mới; (iv) : Xây dựng mô thức quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Sau 05 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, NHNTVN đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra: (i) : Xử lý về cơ bản nợ xấu và từng bước nâng cao năng lực tài chính; (ii) : Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tiến tới xây dựng tập đoàn tài chính đa năng;
  50. -44- (iii) :Tạo dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý toàn hệ thống, phát triển sản phẩm mới, mở rộng tiện ích cho khách hàng; (iv) :Xây dựng một nền móng vững chắc cho việc áp dụng các mô thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế thông qua việc cơ cấu lại tổ chức, phát triển mạng lưới, ứng dụng các chuẩn mực quản lý tốt nhất 2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản và lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động  Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.  Hoạt động tín dụng: bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của NHNN.  Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.  Các hoạt động khác: bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ.
  51. -45- 2.1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản Với phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, NHNTVN không ngừng nghiên cứu, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Khách hàng có cơ hội tiếp cận nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng, không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền gửi, cho vay mà còn bao gồm các dịch vụ hiện đại khác như bảo lãnh, hợp đồng phái sinh ngoại hối, ngân hàng đại lý  Dịch vụ ngân hàng truyền thống:  Dịch vụ tài khoản Thông qua tài khoản mở tại NHNTVN, khách hàng có thể sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ để thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ sinh hoạt như điện, nước, điện thoại một cách thuận tiện và an toàn. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng lãi suất tính trên số dư trên tài khoản.  Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư: Đây là hình thức huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều kỳ hạn và phương thức trả lãi khác nhau. Loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHNTVN chủ yếu là Đồng Việt Nam và một số loại ngoại tệ mạnh như Đôla Mỹ, Bảng Anh và Euro. Hình thức gửi tiền: Tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản.  Phát hành giấy tờ có giá: Phát hành giấy tờ có giá là một hình thức huy động vốn của Ngân hàng. Các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi là những công cụ nợ, ghi nhận khoản nợ của Ngân hàng đối với khách hàng sở hữu các công cụ đó. Tùy theo nhu cầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong từng thời kỳ mà NHNTVN sẽ phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi hoặc trái phiếu. Đây là hình thức đầu tư an toàn với lãi suất cao.
  52. -46-  Dịch vụ chiết khấu chứng từ Chiết khấu chứng từ là việc NHNTVN thực hiện mua lại các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.  Dịch vụ cho vay NHNTVN thực hiện cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng bằng Đồng Việt Nam hoặc các loại ngoại tệ mạnh với thời hạn vay. Phương thức cho vay rất đa dạng: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án và đặc biệt là phương thức cho vay hợp vốn.  Dịch vụ ngân hàng hiện đại:  Dịch vụ bảo lãnh Hiện tại, NHNTVN đang cung cấp nhiều loại bảo lãnh với các hình thức bảo lãnh khác nhau như: Phát hành bảo lãnh bằng thư/điện (telex/swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác; Thông báo bảo lãnh; Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.  Dịch vụ thuê mua tài chính: Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, NHNTVN cung cấp dịch vụ thuê mua tài chính mà qua đó, khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận. Đối tượng trong dịch vụ thuê mua tài chính mà NHNTVN cung cấp bao gồm: Thiết bị xây dựng công trình và khai khoáng; Phương tiện giao thông vận tải và thuỷ lợi; Các dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghiệp; Thiết bị y tế; Thiết bị nâng hạ thuỷ lực, cơ khí chính xác; Thiết bị viễn thông văn phòng; Thiết bị chuyên ngành và các loại động sản khác  Dịch vụ thanh toán quốc tế:
  53. -47- NHNTVN là NHTM đầu tiên của Việt Nam tham gia hệ thống thanh toán SWIFT (Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong việc thanh toán. Thông qua NHNTVN, khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm thời gian.  Dịch vụ chuyển tiền: Với mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới và mạng lưới sở giao dịch và các chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn cũng như có chất lượng thanh toán SWIFT quốc tế tốt nhất tại Việt Nam, NHNTVN nhận thực hiện mọi yêu cầu chuyển tiền đi hoặc đến của khách hàng trong và ngoài nước một cách cập nhật, chính xác, an toàn, thủ tục đơn giản và với mức phí hấp dẫn nhất.  Dịch vụ thẻ Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, hiện tại NHNTVN là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới: Visa, Master Card, JCB, American Express, Diners Club. Bên cạnh đó, NHNTVN còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: NHNTVN Master Card, NHNTVN Visa và NHNTVN American Express. Trong đó, NHNTVN là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express. Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 04/2002, NHNTVN phát hành thẻ ghi nợ nội địa Connect 24. Thẻ Connect 24 cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động tại các máy ATM của NHNTVN trên toàn quốc, đồng thời có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của NHNTVN.  Dịch vụ nhờ thu trơn: Dịch vụ nhờ thu trơn là một trong những dịch vụ phổ biến nhất hiện nay được các khách hàng sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đối tượng nhờ thu là các tờ séc đích danh do NHNNg phát hành trả cho người hưởng có tên trên séc hoặc tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Về kết quả thanh toán nhờ thu,
  54. -48- NHNTVN sẽ trả tiền cho người thụ hưởng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo có của NHNNg.  Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: NHNTVN cung cấp các dịch vụ về ngoại hối phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế và phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng bao gồm: hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. NHNTVN còn có thể tư vấn miễn phí về quản lý tài sản, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi cho khách hàng.  Dịch vụ ngân hàng đại lý: Đối với các ngân hàng đại lý, NHNTVN có nhiều sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn cung cấp cho khách hàng. Ngoài những sản phẩm ngân hàng đại lý truyền thống như phục vụ thanh toán qua tài khoản bằng nội tệ và ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền quốc tế, dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, giao dịch thị trường tiền tệ, đồng tài trợ, NHNTVN còn luôn đi đầu trong việc cung cấp những sản phẩm tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ ngân hàng điện tử (VCB Money), mua bán trái phiếu kỳ hạn NHNTVN đồng thời cũng cung cấp dịch vụ Sub-member cho các chi nhánh NHNNg chưa được trực tiếp tham gia hệ thống dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN. Liên quan đến các nghiệp vụ L/C, chuyển tiền, NHNTVN có thể đóng vai trò là đối tác với các ngân hàng đại lý thông qua các nghiệp vụ như ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng, ngân hàng xác nhận, ngân hàng nhờ thu, ngân hàng tư vấn hay cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của ngân hàng đối tác. Để phục vụ các nhu cầu giao dịch thanh toán, NHNTVN duy trì nhiều tài khoản nostro tại các ngân hàng bạn.  Dịch vụ ngân hàng đầu tƣ: Bên cạnh nghiệp vụ đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ do NHNTVN trực tiếp thực hiện, các dịch vụ ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý quỹ được NHNTVN cung
  55. -49- cấp thông qua 02 công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương - VCBS, Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán NHNTVN - VCBF.  Kinh doanh chứng khoán và các công cụ phái sinh: Bên cạnh các hoạt động tài trợ, cho vay với mức sinh lời cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, NHNTVN còn sử dụng một phần giá trị tài sản vào các hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá ngắn hạn, kinh doanh chứng khoán và các hợp đồng phái sinh nhằm ổn định thu nhập, tăng cường tính thanh khoản của bảng cân đối tài sản và giảm thiểu rủi ro. Các loại chứng khoán mà NHNTVN đầu tư chủ yếu là tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN, trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, trái phiếu đô thị, các công cụ nợ trung dài hạn của các NHTMNN và Quỹ Hỗ trợ Phát triển và các chứng khoán nước ngoài. Phần lớn đây là những công cụ nợ có thu nhập cố định và rủi ro thấp, giúp Ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục tài sản có, giảm thiểu rủi ro từ các hoạt động cho vay đồng thời cải thiện tính thanh khoản của bên tài sản. Trong tháng 08/2005, NHNTVN đã khai trương nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu. Với nghiệp vụ này, NHNTVN đã đi đầu ở thị trường Việt Nam trong việc thực hiện yết giá hai chiều công khai, đồng nghĩa với việc sẵn sàng thực hiện giao dịch theo đúng giá và loại trái phiếu đã niêm yết trên cả hai hình thức là mua bán hẳn và mua bán lại có thời hạn. Hiện NHNTVN tập trung vào 03 loại trái phiếu chính trên thị trường là trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu Quỹ Hỗ trợ phát triển và trái phiếu đô thị TP. Hồ Chí Minh. Đối với các công cụ phái sinh, trong vài năm gần đây NHNTVN đã có những bước tiến đáng kể. NHNTVN đã tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với đối tác nước ngoài, tham gia vào các giao dịch phái sinh ngoại hối giữa ngoại tệ với ngoại tệ, giữa ngoại tệ với VND như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Đây là những công cụ rất linh hoạt, góp phần giảm thiểu các loại rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.
  56. -50- 2.2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam 2.2.1.1. Thực trạng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Ngân hàng là các văn bản pháp luật của Nhà nước và Điều lệ được HĐQT NHNTVN ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ/HĐQT ngày 08 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2001 và được thực hiện kể từ khi được NHNN chuẩn y ngày 26 tháng 11 năm 2001 tại Quyết định số 1476/2001/QĐ-NHNN. Về thực chất NHNTVN là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được xếp loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty 90, 91. Vốn điều lệ của NHNTVN được Bộ tài chính cấp từ ngân sách nhà nước thông qua cơ quan quản lý là NHNN. Do đó, hoạt động của NHNTVN chịu sự quản lý của cả Bộ tài chính và NHNN, đồng thời còn có sự quản lý của Bộ Lao động thương binh và Xã hội đối với các hoạt động về lương thưởng chế độ chính sách xã hội khác. Như hoạt động của các tổng công ty nhà nước khác, NHNTVN về cơ bản cũng được tổ chức theo hình thức tổng công ty, đơn vị quản lý cao nhất là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Hội sở chính - có tư cách pháp nhân mà người đại diện là Tổng Giám đốc, dưới đó là mạng lưới các chi nhánh của NHNTVN trên khắp cả nước – các chi nhánh này có các Giám đốc chi nhánh riêng, có con dấu riêng nhưng không có tư cách pháp nhân mà chỉ hoạt động thông qua sự uỷ quyền của Tổng giám đốc.