Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh tế học vĩ mô

pdf 84 trang vanle 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh tế học vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_kinh_te_hoc_vi_mo.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh tế học vĩ mô

  1. ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ HỌC VĨ MÔ PGS.TS. LÊ BẢO LÂM ThS. LÂM MẠNH HÀ ThS. NGUYỄN THÁI THẢO VY -2006-
  2. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 4 Chương 1 : Khái quát về kinh tế học vĩ mô 10 Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia 16 Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở 35 Chương 4: Thị trường tiền tệ 62 Chương 5: Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán 85 Chương 6: Tổng cung - Tổng cầu 106 Chương 7: Phân tích chính sách kinh tế vĩ mô thông qua 125 mô hình AS-AD Chương 8: Lạm phát và Thất nghiệp 146 Tài liệu tham khảo 174 2
  3. MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT C Chi tiêu của dân cư mua hàng hóa và dịch vụ hay tiêu dùng I: Chi cho đầu tư của các doanh nghiệp G: Chi tiêu của chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ X: Chi của nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ trong nước hay xuất khẩu M: Chi của người trong nước mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài hay nhập khẩu S: Tiết kiệm Yd: Thu nhập khả dụng C0: Tiêu dùng tự định S0 : Tiết kiệm tự định E: Điểm trung hoà 3
  4. PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU MÔN HỌC Chào mừng các bạn sinh viên đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Nhóm biên soạn hy vọng cuốn sách “Hướng dẫn học môn Kinh tế học vĩ mô” này giúp bạn tự học dễ dàng môn Kinh tế học vĩ mô và vượt qua kỳ thi hết môn với kết quả như ý. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG MÔN HỌC Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của môn kinh tế học, nghiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế. Dưới góc nhìn vĩ mô, người ta không còn đề cập đến sản lượng của một loại hàng hóa cụ thể nữa mà là tổng sản lượng quốc gia, mức giá chung được sử dụng thay cho giá bán riêng lẻ của từng loại hàng hóa, Trong kinh tế học vĩ mô, vai trò của Chính phủ được nhấn mạnh. Thông qua các chính sách kinh tế, Chính phủ có thể điều tiết mức sản lượng quốc gia, từ đó làm thay đổi tình trạng lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Thật ra các vấn đề kinh tế vĩ mô không xa lạ mà chúng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Giả sử bạn đang thất nghiệp và bạn bè của bạn cũng đang trong tình trạng của bạn. Tại sao lại xảy ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt? Hay bạn nhận thấy giá cả tăng liên tục làm ảnh hưởng đến đời sống của những người có thu nhập cố định. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng giá tăng như vậy? Sự gia tăng không ngừng của giá cả và thất nghiệp có mối quan 4
  5. hệ gì với nhau không? Chính phủ nên có những biện pháp gì để giải quyết tình trạng trên? Những vấn đề trên thuộc về kinh tế học vĩ mô và việc tìm ra câu trả lời cho từng câu hỏi trên là hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn, một khi bạn đã được trang bị những kiến thức kinh tế học vĩ mô căn bản. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC · Trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ mô như: - Các khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô: tổng sản lượng quốc gia, lạm phát, thất nghiệp, - Các chính sách kinh tế và những công cụ chủ yếu của từng chính sách được chính phủ vận dụng như thế nào trong việc điều hành nền kinh tế. · Biết cách phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tổng thể thường xuyên được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Giá dầu thô tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế? - Tại sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại điều chỉnh tăng liên tục lãi suất đồng USD? - Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế? - Sản lượng quốc gia tăng có đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống tăng tương ứng? - Ngân hàng Trung ương bán ra trái phiếu của Chính phủ nhằm mục đích gì? - . 5
  6. · Biết đánh giá về sự hợp lý và chưa hợp lý của các chính sách vĩ mô của chính phủ được áp dụng trong việc giải quyết một vấn đề kinh tế ở tầm vĩ mô. - Chính phủ nên tăng hay giảm thuế để giải quyết tình trạng thất nghiệp? - Chính phủ tăng chi tiêu ngân sách trong điều kiện nền kinh tế đang suy thoái là đúng hay không đúng? - Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối, làm giảm giá trị đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu, như vậy có hợp lý không? - · Giúp cho sinh viên, trên cơ sở kết hợp với những kiến thức về kinh tế vi mô, đưa ra những quyết định hợp lý cho những hoạt động của cá nhân hoặc của doanh nghiệp. - Nền kinh tế đang lạm phát cao. Nếu bạn có nhu cầu vay tiền, bạn nên vay ngay vì các ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất danh nghĩa liên tục để bảo toàn lãi suất thực. - Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn đầu của sự suy thoái. Là nhà đầu tư, bạn sẽ giảm đầu tư hoặc chuyển hướng đầu tư vì nếu duy trì quy mô đầu tư như cũ, bạn sẽ chậm thu hồi vốn vì sức mua của dân cư sụt giảm rất nhiều. - Chính phủ thực hiện chính sách giảm thuế để kích thích nền kinh tế phát triển. Là nhà doanh nghiệp, bạn có thể giảm giá bán sản phẩm tương ứng để kích thích sức mua của người tiêu dùng mà lợi nhuận của bạn vẫn không bị ảnh hưởng. - Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục. Nhiều nhà doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền để mở rộng quy mô đầu tư. Là người quản lý một 6
  7. ngân hàng, bạn sẵn sàng tăng vay tiền của ngân hàng trung ương với lãi suất chiết khấu, để cho vay lại với lãi suất cho vay. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC Môn kinh tế học vĩ mô là một học phần 4 tín chỉ (60 tiết), gồm 45 tiết lý thuyết và 15 tiết dành cho câu hỏi tự luận và bài tập. Để có thể tự học môn học này, bạn cần có những kiến thức căn bản về: - Kinh tế học vi mô vì một số lập luận của kinh tế vĩ mô dựa trên nền tảng của kinh tế học vi mô. - Các học thuyết kinh tế giúp bạn phân biệt quan điểm của các nhà kinh tế lớn thuộc nhiều trường phái kinh tế khác nhau. - Đại số giúp bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế thường được diễn đạt dưới dạng các hàm số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách: ngoài tài liệu hướng dẫn này, các bạn nên tham khảo thêm cuốn Kinh tế học vĩ mô của các tác giả Lê Bảo Lâm, Lâm Mạnh Hà, Nguyễn Thái Thảo Vy là tài liệu lưu hành nội bộ của Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, năm 2005. 2. Các phương tiện nghe-nhìn: băng cassette, đĩa VCD. 3. Các phương tiện truyền thông đại chúng (radio, truyền hình, internet, báo chí). 7
  8. CÁCH HỌC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuốn sách “Kinh tế học vĩ mô” là tài liệu bao gồm lý thuyết, câu hỏi tự luận và bài tập với nội dung sát với chương trình của môn học. Bạn nên đọc cuốn sách này để nắm nội dung chủ yếu của môn học và kiểm tra lại kiến thức thông qua các câu hỏi tự luận và bài tập ở cuối mỗi chương. Bạn cũng có thể nghe băng cassette, xem đĩa VCD bài giảng do Trung tâm Đào tạo từ xa phát hành hoặc theo dõi bài giảng qua radio hoặc truyền hình. Sau khi đã nắm tương đối vững những điểm căn bản của kinh tế học vĩ mô, bạn có thể tham khảo thêm những cuốn sách “Kinh tế học vĩ mô” khác của các tác giả trong nước hoặc nước ngoài. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đọc báo và các tạp chí như Thời báo Kinh tế Saigon, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học của Đại học Mở TP.HCM, Tạp chí Kinh tế phát triển của Đại học Kinh tế TP.HCM, hoặc khai thác thông tin có liên quan trên mạng Internet để củng cố thêm kiến thức về lý thuyết, đồng thời tập đánh giá, phân tích và giải thích các sự kiện kinh tế xảy ra trong nước và trên thế giới. Một khi bạn biết suy luận và tìm được lời giải đáp thích hợp cho một sự kiện kinh tế, xem như bạn đã thành công trong việc tiếp cận môn học này. CẤU TRÚC CỦA MÔN HỌC Môn học được trình bày thành 8 chương như sau: Chương 1: Khái quát về kinh tế học vĩ mô. 8
  9. Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia. Chương 3: Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở. Chương 4: Thị trường tiền tệ. Chương 5: Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán Chương 6: Tổng cung - Tổng cầu Chương 7: Phân tích chính sách kinh tế vĩ mô thông qua mô hình AS-AD Chương 8: Lạm phát và Thất nghiệp 9
  10. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Chương này giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quát về môn Kinh tế học vĩ mô. Chắc chắn rằng các bạn đã học xong môn Kinh tế học vi mô, cho nên ở chương đầu tiên này, các bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô và đâu là mối quan tâm chính của kinh tế học vĩ mô. Về cơ bản, phương pháp học môn này cũng giống như kinh tế học vi mô. Tức là, chúng ta vẫn sẽ dùng các mô hình với các giả thiết, và một vài công thức đại số. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: · Ôn tập lại bản chất và khái niệm của kinh tế học. · Phân biệt được đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. · Biết được các vấn đề căn bản của kinh tế học vĩ mô. · Biết được mục tiêu chung của kinh tế học vĩ mô. 10
  11. NỘI DUNG CHÍNH Khái niệm kinh tế học Bản chất của kinh tế học là sự khan hiếm. Như cầu của con người là vô hạn, trong khi nguồn lực (vốn, đất đai, lao động ) là có hạn è sự khan hiếm. Chính vì sự khan hiếm này bắt buộc con người hay xã hội phải lựa chọn cách thức phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý. Do đó nếu không có sự khan hiếm thì sẽ không cần Kinh tế học. Như vậy, kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô: là hai nhánh chính của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các bộ phận trong nền kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp) và các tác động qua lại giữa các bộ phận này. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể. Những vấn đề chính của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau trên những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình đại cương, chúng ta chỉ tập trung vào ba vấn đề chính sau đây. Vấn đề 1: Sản lượng quốc gia 11
  12. Vấn đề này là một trong những mối quan tâm hàng đầu của kinh tế học vĩ mô. Vì sao vậy? Theo một trong những nguyên tắc của Kinh tế học có liên quan đến Kinh tế học vĩ mô, “mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó”1, tức là muốn nói đến sản lượng quốc gia. Đồng thời, đây cũng là một vấn đề rất phổ biến và gần gũi với cuộc sống hàng ngày khi các phương tiện thông tin đại chúng như TV, báo đài rất hay đề cập đến, do đó các bạn có thể dễ dàng liên tưởng và hiểu được. Sản lượng quốc gia được đo lường thông qua một số chỉ tiêu như GDP, GNP Các chỉ tiêu này cũng như vấn đề đo lường sản lượng quốc gia sẽ được đề cập chi tiết trong chương 2. Vấn đề 2: Lạm phát Nói một cách tổng quát, lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung trong nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, tức là mặt bằng giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng sẽ làm cho người tiêu dùng “nghèo” đi, giá trị đồng tiền bị giảm, và còn nhiều tác động nữa mà chúng ta sẽ nghiên cúu trong chương 8. Tỷ lệ lạm phát cũng sẽ phản ánh tình trạng “sức khỏe” của một nền kinh tế. Khi một nền kinh tế có mức lạm phát cao, có nghĩa là hoạt động của nền kinh tế đó có vấn đề. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng đối với những ai quan tâm đến các vấn đề vĩ mô. Vấn đề 3: Thất nghiệp 1 Joshua Gans và các tác giả (2002, tr. 12) 12
  13. Cũng như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng phản ánh tình trạng hoạt động của nền kinh tế. Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, tức là nền kinh tế đó hoạt động không có hiệu quả, và kết quả là sản lượng quốc gia sẽ giảm. Vả ngược lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế cao, tức là nền kinh tế đó đang sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mình và sản lượng quốc gia cũng sẽ tăng. Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người ta nói rằng trong ngắn hạn thì sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, tức là nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, và ngược lại. Mối liên hệ này sẽ được giải thích cụ thể hơn trong chương 8. Mục tiêu của Kinh tế học vĩ mô Mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ đều có những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung là có bốn mục tiêu chính mà quốc gia nào cũng hướng đến. Hiệu quả Lao động, vốn, đất đai là nguồn lực của một nền kinh tế, của một quốc gia là có giới hạn; nền kinh tế nào cũng đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn lực. Cho nên, nền kinh tế nào cũng đặt ra vấn đề là làm sao sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình một cách hiệu quả nhất. Ổn định Như bạn đã biết, một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp cao thì sẽ không tốt, trong khi đó sản lượng quốc gia phải tăng. Như vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi nền kinh tế là nền kinh tế đó 13
  14. phải duy trì sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở mức nào đó mà tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở mức chấp nhận được. Tăng trưởng Một quốc gia muốn nâng cao mức sống thì phải tìm các biện pháp làm gia tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra, tức là làm cho sản lượng quốc gia tăng lên trong khả năng mà quốc gia đó có thể làm. Khi sản lượng quốc gia tăng, người ta nói rằng nền kinh tế đó đang tăng trưởng. Công bằng Mặt trái của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế càng phát triển, đời sống xã hội càng tăng thì sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt. Do đó, để giảm bớt chênh lệch thu nhập và thực hiện mục tiêu công bằng, chính phủ sẽ áp dụng những chính sách để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Các công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua các nhóm chính sách chính sau: · Chính sách tài khóa: Chính phủ sẽ thay đổi mức chi tiêu của Chính phủ, thay đổi mức thuế, thay đổi mức trợ cấp · Chính sách tiền tệ: Chính phủ sẽ thay đổi mức lãi suất, thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế, thay đổi lãi suất chiết khấu · Chính sách ngoại thương: Chính phủ sẽ trực tiếp tác động đến xuất nhập khẩu của quốc gia thông qua việc thay đổi tỷ giá hối đoái hay thay đổi mức thuế quan, ấn định hạn ngạch (quota) 14
  15. · Chính sách thu nhập: Chính phủ sẽ kiểm soát việc tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, thay đổi chính sách về tiền lương, hay thay đổi thuế thu nhập Tóm tắt 1. Bản chất của kinh tế học là sự khan hiếm nên kinh tế học nghiên cứu cách thức phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người. 2. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế. 3. Kinh tế học vĩ mô quan tâm đến ba vấn đề chính là sản lượng quốc gia, lạm phát, thất nghiệp. 4. Bốn mục tiêu chính của kinh tế học vĩ mô là hiệu quả, ổn định, tăng trưởng và công bằng. 5. Các nhóm chính sách mà chính phủ thường dùng để can thiệp vào nền kinh tế là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. 2. Các vấn đề quan tâm chủ yếu của kinh tế học vĩ mô là gì? 3. Các mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là gì? 4. Để đạt được các mục tiêu này, chính phủ có thể dùng các chính sách nào để can thiệp vào nền kinh tế? 15
  16. CHƯƠNG 2 ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bạn có thể nghe hay đọc những dòng tin như “tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam trong 06 tháng đầu năm đạt được tỷ đồng, tăng % so với cùng kỳ năm ngoái”, hay “mục tiêu đề ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2005 phải đạt 8.5%”, Như vậy, sản lượng quốc gia là gì? tốc độ tăng trưởng kinh tế là gì? Nội dung chương này giúp các bạn có thể hiểu được những thông tin đó vì nó giới thiệu cách tính các chỉ tiêu dùng để đo lường sản lượng quốc gia. Các chỉ tiêu này quan trọng trong kinh tế học vĩ mô cũng như đối với những ai quan tâm đến các vấn đề vĩ mô. Chúng cho ta biết nền kinh tế đang hoạt động như thế nào, tăng trưởng hay không tăng trưởng qua các thời kỳ. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, các bạn phải nắm được các vấn đề sau: · Khái niệm tổng sản phẩm trong nước (GDP). · Ba phương pháp tính GDP. · Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân (GNP). · Cách tính tăng trưởng của nền kinh tế. 16
  17. NỘI DUNG CHÍNH Tổng sản phẩm trong nước hay Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do nền kinh tế sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định, trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Trong khái niệm GDP, có ba vấn đề cần được chú ý là: · “Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” là gì? Đó là những loại hàng hóa và dịch vụ mà bản thân nó không được dùng để sản xuất ra bất cứ một loại hàng hóa nào khác, mà chỉ dùng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng mà thôi. · “Trong một khoảng thời gian nhất định” là gì? Đó là một giai đoạn cụ thể hay một khoảng thời gian cụ thể mà hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra, có thể là một tháng, một quí hay một năm. · “Trong phạm vi một lãnh thổ” là gì? Là các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong biên giới của một quốc gia mới được tính vào GDP của nước đó. Hay nói cách khác, hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nội địa. Ví dụ: Khi bạn nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng là: “GDP của Việt Nam năm 2004 ước tính đạt 713.071 tỷ đồng ”, điều đó có nghĩa là giá trị bằng tiền của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ nước Việt Nam trong năm 2004 là 713.071 tỷ đồng. Các phương pháp tiếp cận để tính GDP Có hai cách tiếp cận để đo lường GDP là: 17
  18. · Cách 1: Thông qua luồng hàng hoá Trong một khoảng thời gian nhất định, tất cả người tiêu dùng cuối cùng trong một nền kinh tế sẽ tiêu thụ rất nhiều hàng hoá và dịch vụ thông qua thị trường hàng hoá. Những hàng hoá được mua và tiêu thụ có thể là táo, bánh mì, quần áo ; những loại dịch vụ có thể là khám chữa bệnh, cắt tóc, học hành Mỗi loại hàng hoá và dịch vụ có một đơn vị đo lường riêng, cho nên không thể cộng tất cả hàng hoá và dịch vụ được. Do đó, những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng này sẽ được qui ra tiền bằng cách sử dụng giá thị trường, tức là giá được dùng để mua bán trên thị trường. Để đơn giản, chúng ta giả sử rằng, ở một quốc gia A nào đó, trong một năm người tiêu dùng mua 4kg táo và 5 cái áo. Giá thị trường của táo là 50.000đ/kg, giá một cái áo là 150.000đ/cái. Như vậy, GDP của quốc gia này sẽ là: GDP = (Qtáo × Ptáo) + (Qáo × Páo) = (4 × 50.000) + (5× 150.000) = 950.000 đồng. Nếu cả nền kinh tế có i loại hàng hóa và dịch vụ, thì tổng sản phẩm trong nước là: GDP = åPQi´ i · Cách 2: Thông qua luồng tiền 18
  19. Cách tiếp cận thứ hai để tính GDP là thông qua luồng tiền lưu thông giữa các khu vực trong nền kinh tế. Đối với cách tiếp cận này, có ba phương pháp tính GDP là: - Phương pháp thu nhập - Phương pháp chi tiêu - Phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng). Cách tiếp cận thứ hai này thường được dùng để đo lường GDP của một quốc gia. Các phương pháp tính GDP 1. Phương pháp thu nhập GDP tính theo phương pháp thu nhập sẽ bằng tổng thu nhập của tất cả các khu vực hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Khi dùng phương pháp này, tức là chúng ta sẽ tính những cái mà các thành viên trong nền kinh tế nhận được. Luồng thu nhập của các khu vực được biểu diễn bằng những đường tô đậm trong sơ đồ chu chuyển kinh tế như trong hình 2.1. 19
  20. Thị trường hàng hóa ∏ Ti Td Doanh nghiệp Chính phủ Hộ gia đình Tr De Thị trường các yếu tố sản xuất W, i, R Hình 2.1. Luồng thu nhập của các khu vực trong sơ đồ chu chuyển kinh tế Nền kinh tế gồm ba chủ thể là doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ. Các chủ thể này tương tác với nhau thông qua hai thị trường: thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất. Khi các hộ gia đình bán các yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp thông qua thị trường các yếu tố sản xuất, họ sẽ thu về một số tiền, đó chính là thu nhập của khu vực hộ gia đình. Thu nhập này bao gồm: · Tiền công và các khoản lợi ích khác, gọi chung là lương (W) khi hộ gia đình cung cấp sức lao động. · Tiền lãi (i) khi hộ gia đình cung cấp vốn. · Tiền thuê (R) khi hộ gia đình cho thuê tài sản. · Ngoài ra, hộ gia đình còn có nhận một khoản chi chuyển nhượng (Tr) từ Chính phủ như trợ cấp thất nghiệp, lương hưu, Trong thực tế, các khoản chi chuyển nhượng này có thể làm tăng thu nhập của hộ gia đình; tuy nhiên các khoản chi chuyển nhương này không được tính vào GDP. 20
  21. Khi các doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường hàng hóa, họ sẽ thu được một số tiền thường được gọi là doanh thu. Sau khi trừ đi các khoản chi phí sản xuất, đóng thuế cho chính phủ và khấu hao tài sản cố định (De), doanh nghiệp còn lại một phần tiền, được gọi là lợi nhuận ( ∏ ). Đối với Chính phủ, thu nhập của khu vực Chính phủ là các khoản thuế từ doanh nghiệp và hộ gia đình. · Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, ; những loại thuế này được gọi chung là thuế gián thu (Ti). · Hộ gia đình sẽ nộp thuế trực thu (Td) cho Chính phủ dưới dạng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, do thu nhập của khu vực hộ gia đình là lương, tiền lãi và tiền thuê chưa trừ ra thuế trực thu, nên khi tính thu nhập của khu vực Chính phủ, ta không tính Td để tránh tính trùng. Như vậy, ta có thể rút ra công thức để tính GDP theo phương pháp thu nhập như sau: GDP = W + i + R + Π + De + Ti Hay nói một cách khác: GDP = thu nhập từ lao động (W) + thu nhập từ vốn (∏, R, i) + Khấu hao (De) + Thuế gián thu (Ti) 21
  22. Ví dụ: Số liệu GDP của Việt Nam tính theo phương pháp thu nhập năm 1999 như sau: ĐVT: tỷ đồng 1. Thu nhập từ lao động 246.806,0 2. Thu nhập từ vốn 49.319,0 3. Khấu hao 44.120,0 4. Thuế gián thu 59.641,0 5. Sai biệt thống kê 56,0 GDP = tổng thu nhập 399.942,0 2. Phương pháp chi tiêu GDP tính theo phương pháp chi tiêu cũng chính là bằng tổng chi tiêu của tất cả các khu vực của toàn bộ nền kinh tế. Tức là phương pháp này sẽ tính những cái mà các thành viên trong nền kinh tế bỏ tiền ra mua. Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo nên các luồng hàng hóa và tiền tệ quan trọng, cho nên nước ngoài cũng được xem như một chủ thể kinh tế; do đó trong phương pháp chi tiêu, ta phải tính luôn khu vực nước ngoài. Dòng chi tiêu sẽ được biểu diễn bằng những đường tô đậm trong sơ đồ chu chuyển kinh tế như ở hình 2.2. 22
  23. Đối với khu vực hộ gia đình, thu nhập mà họ nhận được từ việc bán các yếu tố sản xuất như lương, tiền lãi, tiền thuê sẽ được dùng vào hai mục đích là: · Dùng để mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường hàng hóa. Số tiền chi dùng cho các loại hàng hóa và dịch vụ đó được gọi là chi tiêu của hộ gia đình (C). · Dùng để tiết kiệm, hay để dành (S). M Nước Thị trường ngoài X hàng hóa C G S Doanh nghiệp Chính phủ Hộ gia đình De I Thị trường các yếu tố sản xuất Hình 2.2. Luồng chi tiêu của các khu vực trong sơ đồ chu chuyển kinh tế 23
  24. Đối với doanh nghiệp, chi tiêu của doanh nghiệp được gọi là đầu tư (I). Đó là những khoản chi để mua các hàng hóa tài chính như máy móc thiết bị, nhà xưởng, Đối với Chính phủ, các khoản chi tiêu của Chính phủ được ký hiệu là G. Đối với khu vực nước ngoài, khu vực này chi tiền để mua hàng hoá và dịch vụ trong nước thông qua xuất khẩu (X), đồng thời bán hàng hoá và dịch vụ để thu tiền về thông qua việc nhập khẩu (M) của quốc gia đó. Như vậy, ta có thể rút ra công thức tính GDP theo phương pháp chi tiêu như sau: GDP= C+ I+ G+ X- M Có hai khái niệm mới ở đây, đó là giá trị xuất khẩu (X) và giá trị nhập khẩu (M) của một quốc gia. Chênh lệch giữa chúng gọi là xuất khẩu ròng (NX) tức là: NX = X – M Từ đây, công thức tính GDP được viết lại thành: GDP = C + I + G + NX Ví dụ: Số liệu GDP của Việt Nam tính theo phương pháp chi tiêu năm 1999 như sau: 24
  25. ĐVT: tỷ đồng 1. Chi tiêu hộ gia đình (C) 276.192,0 2. Đầu tư (I) 108.837,0 3. Chi tiêu Chính phủ (G) 25.498,0 4. Xuất khẩu ròng (NX) 11.418,0 - Xuất khẩu (X) 199.836,0 - Nhập khẩu (M) 211.254,0 5. Sai biệt thống kê 833,0 GDP = tổng chi tiêu 399.942,0 3. Phương pháp giá trị gia tăng Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng tức là tính những cái mà doanh nghiệp sản xuất ra. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp sản xuất. Theo phương pháp này, GDP sẽ bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Giá trị gia tăng = Giá trị đầu ra – Chi phí đầu vào. Chi phí đầu vào bao gồm chi phí trả tiền lương nhân công, tiền thuê máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tiền chi để mua nguyên vật liệu hay các hàng hoá trung gian, 25
  26. Hàng hoá trung gian là những loại hàng hoá được dùng làm đầu vào để sản xuất ra hàng hóa khác và chỉ được sử dụng một lần trong quá trình đó, nghĩa là giá trị của nó chuyển hết vào giá trị hàng hóa mới. Một hàng hoá được xem là hàng hoá trung gian hay hàng hoá cuối cùng còn tuỳ vào mục đích sử dụng nó. Ví dụ: Một cái bóng đèn được xem là hàng hoá cuối cùng khi được các hộ gia đình mua về để thắp sáng trong gia đình. Tuy nhiên, nó sẽ được xem là hàng hoá trung gian nếu các doanh nghiệp mua về để thắp sáng trong văn phòng, nhà xưởng, tạo điều kiện để sản xuất ra một loại hàng hoá khác. Quá trình tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng như sau: Ví dụ: Giả sử có ba doanh nghiệp trong nền kinh tế, doanh nghiệp 1 không tốn chi phí để sản xuất gạo. Cách tính và kết quả tính được trình bày trong bảng ở trang 21. DN Qui trình sản Số tiền trả GTGT xuất (nhận) Chi phí sản 0 xuất gạo DN Sản xuất 5kg 25,00 1 gạo bán giá 25,00 0 5,000đ/kg, 0 nhận DN Mua 5 kg gạo 25,00 23,00 26
  27. 2 về làm bột, trả 0 0 SX và bán 6 kg bột với giá 48,00 8,000đ/kg, 0 nhận Mua 6 kg bột về 48,00 làm bánh, trả 0 DN SX và bán 10 102,0 3 hộp bánh giá 150,0 00 15,000đ/hộp, 00 nhận GDP = Tổng giá trị gia tăng của 3 150,0 doanh nghiệp = 00 Những quy tắc tính GDP · Quy tắc 1: Để tính tổng giá trị bằng tiền của các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, người ta sử dụng giá thị trường. · Quy tắc 2: Những hàng hóa đã sử dụng không được tính vào GDP. · Quy tắc 3: Hàng hóa và dịch vụ trung gian không được tính vào GDP. · Quy tắc 4: Những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ tại nhà và không được bán trên thị trường không được tính vào GDP. · Quy tắc 5: GDP không bao gồm những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh bất hợp pháp (như hàng lậu), những hoạt động kinh tế không đăng ký. 27
  28. GDP thực và GDP danh nghĩa GDP danh nghĩa còn được gọi là GDP theo giá thực tế hay GDP theo giá hiện hành là GDP được tính theo giá thị trường của năm đang tính hay còn gọi là năm hiện hành. Nếu gọi năm đang tính là năm t, nền kinh tế có i hàng hoá và dịch vụ, thì GDP danh nghĩa năm t là: i i GDPt= å P t Qt Ví dụ: Nếu Tổng Cục Thống Kê đưa ra số liệu GDP theo giá thực tế của Việt Nam năm 2004 là 713.071 tỷ đồng, có nghĩa là tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ Việt Nam trong năm 2004 được qui ra giá trị bằng tiền thông qua giá thị trường của năm 2004. Đó chính là GDP danh nghĩa năm 2004. GDP thực (hay còn gọi là GDP theo giá so sánh) là GDP được tính theo giá của một năm nào đó được gọi là năm gốc. Nếu ký hiệu năm gốc là năm 0 thì GDP thực tính theo năm gốc là: i i GDP= å P0 Qt Ví dụ: Nếu Tổng cục Thống kê đưa ra số liệu GDP theo giá so sánh 1994 của Việt Nam năm 2004 là 362.092 tỷ đồng, có nghĩa là tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ Việt Nam trong năm 2004 được qui ra giá trị bằng tiền thông qua giá thị trường của các loại hàng hoá đó vào năm 1994. Trong trường hợp này, năm 1994 được chọn làm năm gốc. Đó chính là GDP thực của Việt Nam năm 2004 theo giá 1994. 28
  29. Thông qua hai ví dụ của GDP danh nghĩa và GDP thực, chúng ta thấy rằng giá trị của hai chỉ tiêu này khác nhau, mặc dù cả hai đều nói đến giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở Việt Nam trong năm 2004. Khi sử dụng giá của năm gốc, hay cụ thể là năm 1994 như trong ví dụ trên thì giá trị của GDP thực đã được loại trừ yếu tố lạm phát. Yếu tố lạm phát này được biểu diễn thông qua các chỉ số giá; do đó, GDP thực còn có một cách tính khác như sau: GDP danh nghĩa GDP thực = Chỉ số điều chỉnh lạm phát (GDP ) deflator Các chỉ số giá Chỉ số giá dùng để biểu thị sự biến động của mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai loại chỉ số giá: chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh lạm phát. 1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) CPI dùng cùng một nhóm hàng hoá và dịch vụ của năm gốc (tức là năm 0) để thấy được sự biến động của giá qua các thời kỳ. i i å PQt 0 CPI = i i å PQ0 0 29
  30. 2. Chỉ số điều chỉnh lạm phát (GDPdeflator) GDPdeflator dùng cùng một nhóm hàng hoá và dịch vụ của năm hiện hành (tức là năm t) để thấy được sự biến động của giá qua các thời kỳ. i i å PQt t GDPdeflator = i i å PQ0 t Hay nói cách khác GDP danh nghĩa(năm t) GDPdeflator = GDP thực(năm t) Tăng trưởng kinh tế Như vậy, ta có thể thấy rằng, GDP thực dùng để phản ánh giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế có thể tạo ra mà không có sự biến động của giá, hay loại trừ yếu tố lạm phát. Do đó, người ta thường dùng GDP thực để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế theo công thức sau: GDP thực(năm t) – GDP thực(năm t – 1) GDP thực(năm t – 1) Tốc độ tăng trưởng (%) = Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) Chỉ tiêu này còn được gọi là tổng thu nhập quốc gia (GNI). Một số quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển hay dùng chỉ tiêu này thay vì chỉ tiêu GDP. 30
  31. GNP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của một nền kinh tế do công dân của một quốc gia sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Tổng cục Thống kê đưa ra số liệu về GNP (GNI) của Việt Nam năm 2004 là 701.906 tỷ đồng. Con số này chính là giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của những người Việt Nam sản xuất ra trong năm 2004, cho dù là họ đang sống và làm việc ở bất kỳ nơi đâu trên toàn thế giới. Trong một quốc gia sẽ có những người nước ngoài sinh sống và tham gia hoạt động kinh tế tại quốc gia đó. Những người nước ngoài này sẽ chuyển một phần thu nhập của họ về nước họ. Trong khi đó, một số công dân của quốc gia đó cũng sẽ sinh sống và làm việc ở các nước khác trên thế giới; và họ cũng sẽ chuyển một phần thu nhập của họ về cho gia đình. Như vậy, tổng sản phẩm quốc gia sẽ được tính theo công thức sau: thu nhập từ nước thu nhập từ trong ngoài chuyển vào nước chuyển ra GNP = GDP + – GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA) Sự khác nhau giữa GDP và GNP · GDP được tính theo lãnh thổ 31
  32. · GNP được tính theo quốc tịch. Một số điểm lưu ý · Khi tính tốc độ tăng trưởng phải dùng GDP thực. · Mặc dù có ba phương pháp tính GDP khác nhau, nhưng kết quả của ba phương pháp này thường khác nhau không đáng kể, đó là do sai số thống kê. · Hàng hóa trung gian là loại hàng hóa được dùng để sản xuất ra các loại hàng hóa khác; còn hàng hóa cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ bởi người tiêu dùng và không được dùng để sản xuất ra hàng hóa khác. Tóm tắt 1. GDP là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, trong phạm vi lãnh thổ nhất định. 2. Có ba phương pháp để tính GDP, đó là phương pháp thu nhập, phương pháp chi tiêu và phương pháp giá trị gia tăng. 3. GDP danh nghĩa là GDP được tính theo giá hiện hành 4. GDP thực là GDP được tính theo giá của năm gốc. 5. GNP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của một nền kinh tế do công dân của một quốc gia sản xuất ra trong một khoản thời gian nhất định. 6. Có hai loại chỉ số giá: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh lạm phát (GDPdeflator). 32
  33. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. GDP là gì? 2. Trình bày các cách tính GDP? 3. Thế nào là GDP thực và GDP danh nghĩa? 4. Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa GDP và GNP? 5. Tại sao khi tính tăng trưởng của nền kinh tế bắt buộc ta phải dùng GDP thực mà không được dùng GDP danh nghĩa? 6. Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa GDPdeflator và CPI? BÀI TẬP Giả sử quốc gia A có số liệu như sau (giá hiện hành, đơn vị tính: triệu đồng): · Chi tiêu hộ gia đình năm 2001: 720 · Đầu tư năm 2001: 432 · Chi tiêu chính phủ năm 2001: 210 · Xuất khẩu năm 2001: 250 · Nhập khẩu năm 2001: 100 · Chỉ số điều chỉnh lạm phát năm 2001 theo giá 1994 là 1.2 · GDP danh nghĩa năm 2002 tăng 7.47% so với 2001 · Thu nhập từ vốn năm 2002: 160 33
  34. · Thuế gián thu năm 2002: 210 · Khấu hao năm 2002: 250 · Tốc độ tăng trưởng của năm 2001 so với năm 2000 là 4.35% · GDP danh nghĩa năm 2000: 1.380 · Giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp năm 2000: 600 · Giá trị gia tăng khu vực công nghiệp năm 2000: 480 Hãy tính: 1. GDP danh nghĩa của quốc gia A năm 2001. 2. GDP thực năm 2001 theo giá 1994. 3. GDP danh nghĩa năm 2002 4. Thu nhập từ lao động năm 2002. 5. GDP thực của năm 2000. 6. Chỉ số điều chỉnh lạm phát năm 2000 theo giá 1994. 7. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ năm 2000. Bài giải 1. GDP danh nghĩa năm 2001 là 1.512 triệu đồng. 2. GDP thực năm 2001 là 1.260 triệu đồng 3. GDP danh nghĩa năm 2002 là 1.625 triệu đồng. 4. Thu nhập từ lao động năm 2002 là 1.005 triệu đồng 5. GDP thực năm 2000 là 1.200 triệu đồng. 6. GDPdeflator 2000 theo giá 1994 là 1.15 7. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ năm 2000 là 300 triệu đồng. 34
  35. CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Chương 2 đã trình bày cách tính sản lượng quốc gia tại một thời điểm dựa trên các số liệu thống kê. Với GDP đã được xác định, chúng ta chưa thể đánh giá được nền kinh tế lúc này đang cân bằng hay mất cân bằng. Chính phủ có nên tiếp tục duy trì mức GDP hiện tại hoặc cần phải thay đổi mức GDP này? Nếu muốn điều chỉnh GDP, Chính phủ dựa trên căn cứ nào? Vì vậy, chúng ta cần phải xác định được sản lượng quốc gia cân bằng để biết nền kinh tế hiện nay đang nằm trong trạng thái nào để từ đó, giúp Chính phủ áp dụng những chính sách khác nhau nhằm đạt mục tiêu đề ra. Chương 3 sẽ giới thiệu với các bạn hai phương pháp xác định sản lượng cân bằng trong một nền kinh tế mở cửa. Dựa trên cơ sở đó, bạn sẽ tìm hiểu thế nào là mô hình số nhân và ảnh hưởng của số nhân đối với sản lượng cân bằng. MỤC TIÊU Kết thúc chương này, các bạn phải: - Hiểu được các khái niệm tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và các hệ số biên tương ứng (tiêu dùng biên, tiết kiệm biên, đầu tư biên, ). - Phân biệt thuế và thuế ròng. 35
  36. - Biết được hai phương pháp xác định sản lượng cân bằng và sự điều chỉnh sản lượng thực tế trở về sản lượng cân bằng. - Hiểu được mô hình số nhân và ứng dụng của mô hình số nhân trong việc xác định sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi. NỘI DUNG CHÍNH Các thành phần của tổng cầu trong nền kinh tế mở Trong nền kinh tế mở, tổng cầu hay (tổng chi tiêu) bao gồm: chi tiêu của dân cư mua hàng hóa và dịch vụ hay tiêu dùng (C), chi cho đầu tư của các doanh nghiệp (I), chi tiêu của Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ (G), chi của nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ trong nước hay xuất khẩu (X) và chi của người trong nước mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài hay nhập khẩu (M). Tiêu dùng và tiết kiệm Trước khi tìm hiểu về tiêu dùng và tiết kiệm, bạn hãy làm quen với khái niệm thu nhập khả dụng. Thu nhập khả dụng là thu nhập còn lại cuối cùng trong tổng thu nhập được các hộ gia đình dùng phần lớn cho tiêu dùng (mua sắm hàng hoá và dịch vụ) và phần còn lại dành cho tiết kiệm (để dành). Gọi thu nhập khả dụng là Yd, tiêu dùng là C, tiết kiệm là S. Ta có: Yd = C + S Một sự gia tăng thêm của thu nhập khả dụng sẽ được dành cho tiêu dùng thêm và tiết kiệm thêm và ngược lại: DYd = DC + DS 36
  37. Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó có thể là thu nhập khả dụng, lãi suất tiền tệ, dự đoán về sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế, . Ở đây chúng ta chọn thu nhập khả dụng là biến số của hàm số tiêu dùng và hàm số tiết kiệm. Trong thực tế, các nhà kinh tế nhận thấy rằng khi thu nhập khả dụng tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng theo. Nếu hàm tiêu dùng và tiết kiệm có dạng tuyến tính thì: d d d d C = f (Y ) = C0 + CmY và S = g (Y ) = S0 + SmY trong đó: · C0 và S0 là tiêu dùng tự định và tiết kiệm tự định. Tiêu dùng tự định là tiêu dùng khi không có thu nhập, còn được gọi là tiêu dùng tối thiểu. Thật vậy, nếu bạn bị thất nghiệp và trong trường hợp bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn vẫn phải chi tiêu cho những bữa ăn nếu như bạn muốn cuộc sống của bạn vẫn tiếp diễn. Bạn lấy tiền ở đâu để chi tiêu trong lúc này? Có thể là lấy từ tiết kiệm của kỳ trước hoặc vay nợ của người khác. Như vậy tiết kiệm tự định – tiết kiệm khi thu nhập khả dụng bằng 0 – không phải là bằng 0, mà là một con số âm tương ứng với tiêu dùng tự định. · Cm và Sm là tiêu dùng biên và tiết kiệm biên. Tiêu dùng biên (hay khuynh hướng tiêu dùng biên) là hệ số phản ánh sự tăng thêm của tiêu dùng khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị giá trị và ngược lại. Tiết kiệm biên (hay khuynh hướng tiết kiệm biên) là hệ số phản ánh sự tăng thêm của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị giá trị và ngược lại. 37
  38. DC DS Cm (hay MPC) = Sm (hay MPS) = DY d DY d (với 0 0 nên đường (C) và đường (S) phải dốc lên, biểu thị mối quan hệ đồng biến giữa Yd với C và S. Hàm số tiêu dùng và hàm số tiết kiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (hình 3.1): C + S = Yd C0 + S0 = 0 Cm + Sm = 1 Ví dụ: Cho hàm tiêu dùng C = 1000 + 0,8Yd. Bạn có thể suy ra ngay hàm số tiết kiệm nhờ mối quan hệ giữa hai hàm (C) và (S) như sau: S = -1000 + 0,2Yd Điểm E được gọi là điểm trung hoà, tại đó: C = Yd Û S = 0 Bên phải điểm E: C 0 38
  39. Bên trái điểm E: C > Yd Û S < 0 Từ đường tiêu dùng (C) và nhờ tính chất của đường 450 (còn được gọi là đường thu nhập), bạn có thể dễ dàng vẽ được đường tiết kiệm (S). Đường (C) và đường (S) chỉ song song với nhau khi Cm = Sm = 0,5. Xem hình 3.1 các bạn sẽ thấy đường (C) và (S) đều dốc lên. Điểm trung hòa E được xác định tại giao điểm của (C) và (Yd). Tại E, C = Yd và S = 0 C, S Yd C CE E S C0 450 Yd YE S0 39
  40. Hình 3.1. Đường (C) và đường (S) Hàm số đầu tư Đầu tư đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Đó là một đại lượng đặc biệt, vừa ảnh hưởng đến cầu vừa ảnh hưởng đến cung trong những giai đoạn khác nhau. · Khi các nhà doanh nghiệp tăng chi tiêu cho đầu tư, nghĩa là tăng mua máy móc thiết bị, tăng chi tiêu cho việc xây dựng hoặc mở rộng thêm nhà xưởng, trước mắt sẽ làm cho tổng cầu tăng Þ đầu tư làm thay đổi tổng cầu trong ngắn hạn. · Sau khi nhà xưởng đã được xây dựng xong, máy móc thiết bị đã được lắp đặt xong, công nhân đã được đào tạo xong, thì nhà máy bước vào giai đoạn vận hành. Kết quả là một số lượng sản phẩm được sản xuất ra và cung ứng thêm cho xã hội Þ đầu tư làm thay đổi tổng cung trong dài hạn. Bản thân đầu tư cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác theo những chiều hướng khác nhau như thuế, lãi suất tiền tệ, chi phí sản xuất, tổng sản lượng quốc gia, dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế, Trong số các biến số đó, chúng ta chọn tổng sản lượng quốc gia làm biến số của hàm số đầu tư: I = f (Y) Lập luận tương tự như đối với hàm tiêu dùng và tiết kiệm, chúng ta xét hàm đầu tư theo tổng sản lượng quốc gia dạng tuyến tính như sau: I = I0 + Im Y, trong đó: · I0 là đầu tư tự định, là đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập quốc gia. 40
  41. · Im được gọi là đầu tư biên (hay khuynh hướng đầu tư biên), phản ánh lượng đầu tư tăng thêm khi sản lượng tăng thêm một đơn vị giá trị và ngược lại. DI Im (hay MPI) = (với 0 0) cho biết đầu tư và sản lượng đồng biến. Trường hợp đặc biệt, nếu Im = 0 thì hàm (I) có dạng là một hàm hằng số: I = I0 (hình 3.2) I I I = I0 + Im Y I = I0 I0 I0 Y Y Hình 3.2. Các dạng hàm đầu tư Thu chi ngân sách của Chính phủ Nguồn thu của ngân sách của chính phủ bao gồm nguồn thu từ thuế, vay nợ và nhận viện trợ (nếu có). Thuế - bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu - là nguồn thu quan trọng, căn bản và lâu dài đối với bất kỳ chính phủ của quốc gia nào. Chính phủ cũng có thể bù đắp một phần sự thiếu hụt của ngân sách bằng việc vay nợ của công chúng trong nước thông qua việc phát hành các loại trái phiếu của chính phủ và vay nợ của các tổ chức tín dụng nước ngoài (như Ngân 41
  42. hàng Thế giới WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, ). Chi ngân sách của chính phủ bao gồm tiêu dùng của chính phủ và chi cho đầu tư của chính phủ, gộp lại thành chi ngân sách mua hàng hóa-dịch vụ. Phần còn lại là chi chuyển nhượng. Trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản, chúng ta giả định rằng nguồn thu của chính phủ chỉ là thu từ thuế, từ đó chính phủ sẽ quyết định các khoản chi tiêu của mình để đạt mục tiêu đặt ra. Thuế ròng T được định nghĩa là phần còn lại trong tổng số thuế Tx (gồm thuế trực thu và thuế gián thu) sau khi trừ đi phần chi chuyển nhượng Tr: T = Tx – Tr Chi ngân sách của Chính phủ bao gồm chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ và chi chuyển nhượng. Như vậy, thuế ròng là chính là thu nhập của Chính phủ dùng để chi mua hàng hóa và dịch vụ. Tổng số thuế chính phủ thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế càng phát triển, càng có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì chính phủ càng thu được nhiều thuế và ngược lại, nền kinh tế càng yếu kém hoặc đang trong giai đoạn suy thoái thì số thuế chính phủ thu được càng ít. Nói một cách khác, thuế đồng biến với sản lượng quốc gia: Tx = f(Y) Nếu hàm T có dạng tuyến tính thì: T = T + T Y x x x 0 m Trong đó Tx 0 là thuế tự định DTx Tm = được gọi là thuế biên với 0 < Tm < 1 DY 42
  43. Thuế biên là hệ số cho biết nếu sản lượng quốc gia tăng thêm 1 đơn vị giá trị thì số thuế Chính phủ thu thêm được sẽ là bao nhiêu và ngược lại. Một câu hỏi được đặt ra là các quyết định chi tiêu của chính phủ có phụ thuộc vào thu nhập quốc gia không? Trong ngắn hạn, chi tiêu của Chính phủ, bao gồm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ G và chi chuyển nhượng Tr, không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia. Chính phủ quyết định việc chi tiêu nhiều hay ít không dựa trên sản lượng quốc gia tăng hay giảm. Ta có: G = G 0 Tr = Tr 0 Xét trong ngắn hạn, hàm thuế ròng T có dạng: T = Tx – Tr = (Tx 0 + TmY) – Tr 0 = (Tx 0 – Tr 0 ) + TmY = T 0 + TmY với T 0 là thuế ròng tự định. DT Tm = được gọi là thuế ròng biên với 0 < Tm < 1 DY Thuế ròng biên phản ánh sự thay đổi của thuế ròng khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị giá trị. Dựa vào lập luận trên, chúng ta có thể thấy trong ngắn hạn thuế ròng biên chính là thuế biên. 43
  44. T Vì Tm > 0 nên đường (T) có T = T0 + TmY dạng dốc lên như trong hình 3.3. Sự xuất hiện của yếu tố chính phủ có ảnh hưởng như thế nào đến Y chi tiêu của các hộ gia đình? Hình 3.3. Hàm số thuế ròng Giả sử hàm tiêu dùng của dân cư là C = 300 + 0,8Yd và hàm thuế ròng T = 100 + 0,1Y. Trong trường hợp không có chính phủ, hàm C được viết lại thành: d C1 = 300 + 0,8 Y (vì Y = Y) (1) Nếu có Chính phủ, một bộ phận dân cư sẽ phải trích một phần trong thu nhập của mình để nộp thuế cho Chính phủ, đồng thời một bộ phận dân cư khác sẽ nhận được những khoản chi chuyển nhượng từ phía Chính phủ. Như vậy: C2 = 300 + 0,8 (Y – Tx + Tr) = 300 + 0,8 (Y – T) = 300 + 0,8 (Y – 100 – 0,1Y) = 220 + 0,72Y (2) 44
  45. So sánh giữa (1) và (2), chúng ta thấy hàm (C2) đã thay đổi so với hàm (C1): · Tiêu dùng tự định giảm 80. · Độ dốc giảm 0,08. Ở mức thu nhập Y = 2000 thì chi tiêu của hộ gia đình trước khi có chính phủ là: C1 = 300 + 0,8 × 2000 = 1900 Cũng cùng mức thu nhập Y = 2000, chi tiêu của hộ gia đình khi có chính phủ đã thay đổi: C2 = 220 + (0,72 × 2000) = 1660 Như vậy là ở cùng một mức thu nhập, chi tiêu C của dân cư khi có chính phủ đã sụt giảm so với trường hợp không có chính phủ. Trong trường hợp này chi tiêu C đã sụt giảm một lượng: DC = C2 – C1 = 1900 – 1660 = 240 Xuất nhập khẩu và cán cân ngoại thương Xuất khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở trong nước và được bán ra nước ngoài. Nhập khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và được mua vào trong nước. Xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thu nhập trong nước, thu nhập của nước ngoài, ý muốn mua hàng của người trong nước, ý muốn mua hàng của bên nước ngoài, chính sách đối 45
  46. ngoại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế quan, v.v Lượng hàng hóa mà quốc gia A xuất khẩu được nhiều hay ít là do bên nước ngoài quyết định. Nếu bên nước ngoài có thu nhập, có ý muốn mua hàng và chính sách đối ngoại của chính phủ nước họ cho phép mối quan hệ buôn bán được thông suốt, thì bên nước ngoài sẽ tăng mua, do đó quốc gia A có thể tăng xuất khẩu và ngược lại. Điều này cho thấy xuất khẩu không phụ thuộc vào sản lượng trong nước. Như vậy, hàm xuất khẩu là một hàm hằng số: X = X 0 = hằng số. Lập luận ngược lại với trường hợp xuất khẩu để hiểu rõ hơn về nhập khẩu. Nền kinh tế càng phát triển, nghĩa là thu nhập quốc gia càng tăng thì càng có điều kiện để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, Như vậy, hàm nhập khẩu là một hàm phụ thuộc đồng biến vào thu nhập quốc gia, phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà người trong nước muốn mua tương ứng với mỗi mức sản lượng quốc gia. M = f (Y) = M 0 + MmY Trong đó: M 0 là nhập khẩu tự định. DM Mm = được gọi là nhập khẩu biên với 0 < Mm < 1. DY Hệ số này phản ánh lượng tăng thêm của nhập khẩu khi sản lượng quốc gia tăng thêm một đơn vị và ngược lại. Cán cân ngoại thương (xuất khẩu ròng, cán cân thương mại) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. 46
  47. BT (Balance of Trade) hay NX (Net Exports) = X – M X, M M X = M X M cân bằng. - Khi X > M, cán cân thương mại Y thặng dư. - Khi X < M, cán cân thương mại thâm hụt. Hình 3.4. Cán cân thương mại Có thể xảy ra ba trường hợp đối với cán cân ngoại thương như trong hình 3.4: thặng dư, thâm hụt và cân bằng. Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cán cân ngoại thương sẽ thặng dư (hay còn gọi là xuất siêu) và ngược lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, cán cân ngoại thương sẽ rơi vào tình trạng bị thâm hụt (hay nhập siêu). Cán cân ngoại thương được gọi là cân bằng khi xuất khẩu bằng nhập khẩu. 47
  48. Tại giao điểm của hàm (M) và hàm (X), cán cân ngoại thương là cân bằng. Ở bên trái của điểm này, cán cân ngoại thương thặng dư và ở bên phải của điểm này cán cân ngoại thương bị thâm hụt. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở Phương pháp 1: Dựa trên mối quan hệ tổng cung - tổng cầu Gọi tổng cung AS = Y. Đó là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cung cấp cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Tổng cầu của một nước trong nền kinh tế mở là: AD = C + I + G + X – M Sản lượng cân bằng được xác định tại giao điểm của đường (AS) và đường (AD), tại đó: AS = AD Û Y = C + I + G + X – M (1) Phương trình (1) chính là phương trình cân bằng tổng cung - tổng cầu. Phương pháp 2: Dựa trên mối quan hệ giữa những khoản bơm vào và những khoản rò rỉ Bạn hãy nhớ lại rằng: Yd = Y – T Û Y = Yd + T = C + S + T (2) Thay biểu thức (2) vào phương trình (1): 48
  49. Y = C + I + G + X – M Û C + S + T = C + I + G + X – M Û S + T + M = I + G + X (3) Phương trình (3) là phương trình cân bằng giữa những khoản bơm vào và những khoản rò rỉ. Vế bên trái của phương trình này là những khoản bơm vào (hình 3.5), là những khoản chi tiêu của hộ gia đình, của doanh nghiệp và của chính phủ được đưa thêm vào dòng chu chuyển kinh tế. Vế bên trái của phương trình thể hiện những khoản rò rỉ, là những khoản tiết kiệm, thuế và nhập khẩu đi chệch ra khỏi dòng chu chuyển kinh tế. Phương trình (3) cho biết nếu tổng những khoản bơm vào bằng tổng những khoản rò rỉ thì nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng. SỰ BƠM VÀO Đầu tư của Xuất khẩu Chi tiêu của CP doanh nghiệp Thị trường sản phẩm Hộ gia đình Doanh nghiệp Thị trường các yếu tố sản xuất Tiết kiệm Thuế SỰ RÒ RỈ Thuế Tiết kiệm Nhập khẩu doanh nghiệp Hình 3.5. Những khoản bơm vào và những khoản rò rỉ Xét về nguyên tắc, hai phương pháp trên cho ra kết quả về sản lượng cân bằng là giống nhau. 49
  50. Nếu sản lượng thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn sản lượng cân bằng thì nền kinh tế sẽ điều chỉnh để sản lượng thực tế lại trở lại sản lượng cân bằng. Trên hình 3.6, sản lượng thực tế Y1 lớn hơn sản lượng cân bằng Y0, cho biết lúc này tổng cung AS lớn hơn tổng cầu AD, hàng hóa và dịch vụ cung ứng dư thừa so với nhu cầu. Các doanh nghiệp không muốn hàng hóa bị thừa ế và tồn kho nên buộc phải cắt giảm sản lượng. Vì vậy, sản lượng Y1 có xu hướng giảm xuống và trở về sản lượng cân bằng Y0. AS C, I, G, T, X, M Dư thừa AD = C + I + G + X - M S + T + M I + G + X 450 Y Ycb Y1 Hình 3.6. Đồ thị AS = AD và I + G + X = S + T + M Ví dụ: Cho các hàm: C = 300 + 0,7Yd I = 100 + 0,1Y G = 200 T = 100 + 0,2Y X = 50 M = 60 + 0,1Y 50
  51. Sản lượng cân bằng được xác định như sau: · Dựa trên mối quan hệ AS và AD, ta có phương trình cân bằng: Y = C + I + G + X – M = 300 + 0,7(Y – 100 – 0,2Y) + (100 + 0,1Y) + 200 + 50 – (60 + 0,1Y) = 520 + 0,56Y Þ Y = 1181,81 · Dựa trên mối quan hệ khoản bơm vào và khoản rò rỉ Sử dụng phương trình cân bằng: S + T + M = I + G + X Từ hàm (C), suy ra hàm (S) là: S = –300 + 0,3Yd Như vậy: – 300 + 0,3(Y – 100 – 0,2Y) + (100 + 0,2Y) + (60 + 0,1Y) = (100 + 0,1Y) + 200 + 50 Þ 0,44 Y = 520 Þ Y = 1181,81 Mô hình số nhân Khái niệm về số nhân Bạn hãy xem ví dụ sau đây để có một ý tưởng thế nào là số nhân. Trong xã hội, các cá nhân thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình giao dịch. Chi tiêu của người này sẽ tạo nên thu nhập của người khác. Giả định rằng tiêu dùng biên của mỗi cá nhân 51
  52. trong xã hội đều bằng nhau và bằng 0,8. Người thứ nhất bỏ ra một số tiền là 5.000 đồng để mua một ly cà phê của người thứ hai. Như vậy, người thứ hai có được một khoản thu nhập là 5.000 đồng từ việc bán ly cà phê cho người thứ nhất. Theo giả định trên, người thứ hai sẽ chi tiêu 4.000 đồng (= 5.000 × 0,8), tức là dùng 4.000 đồng để mua bột cà phê, đường, Để đơn giản hoá vấn đề, chúng ta giả định rằng có một người thứ ba sẵn sàng cung cấp cho người thứ hai những mặt hàng mà người thứ hai cần. Số tiền chi tiêu của người thứ hai sẽ trở thành thu nhập của người thứ ba. Người thứ ba lại tiếp tục chi tiêu 3.200 đồng (= 4.000 đồng × 0,8) mua hàng của người thứ tư. Lập luận tương tự như vậy cho người thứ tư, thứ năm, Như vậy, xuất phát từ số tiền chi tiêu ban đầu của người thứ nhất, tổng chi tiêu - tính từ người thứ nhất đến người cuối cùng trong xã hội - đã tăng thêm là: 5.000 đồng + 4.000 đồng + 3.200 đồng + . = 5.000 đồng + (0,8 × 5.000 đồng) + 0,8 (0,8 × 5.000 đồng) + = 5.000 đồng (1 + 0,8 + 0,82 + )2 = 5.000 đồng × 1 1- 0,8 = 5.000 đồng x 5 = 25.000 đồng 1 2 Bạn nhớ lại rằng: 1 + r + r2 + r3 + = với 0 < r < 1 1- r 52
  53. Con số 5 ở đây cho chúng ta một ý tưởng ban đầu về số nhân. Nó đã “đẩy” lượng chi tiêu ban đầu từ 5.000 đồng lên thêm 25.000 đồng. Trong ví dụ trên, chúng ta thấy mỗi cá nhân bỏ tiền ra để mua hàng hoá và có được lượng hàng hoá như ý muốn. Điều đó có nghĩa là nếu tổng chi tiêu tăng thêm được đáp ứng bằng lượng hàng hoá tương ứng thì đó chính là tổng sản lượng hàng hoá tăng thêm. Như vậy chúng ta có thể hiểu 25.000 đồng là tổng sản lượng hàng hoá tăng thêm. Gọi k là số nhân, DY là lượng thay đổi của tổng sản lượng, DAD là lượng thay đổi của tổng cầu DY. Mối quan hệ giữa DY và DAD được thể hiện thông qua hệ số k này. Như vậy, ta có khái niệm về số nhân như sau: Số nhân là một hệ số phản ánh sự thay đổi của tổng sản lượng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị. Nói một cách chính xác hơn, số nhân cho biết khi tổng cầu tăng thêm một đơn vị thì tổng sản lượng quốc gia tăng thêm bao nhiêu đơn vị và ngược lại. Ta có: DY DY = k × DAD Þ k = DAD Giá trị của số nhân k càng lớn thì chỉ cần thay đổi một đơn vị giá trị của tổng cầu sẽ làm cho sản lượng quốc gia thay đổi gấp nhiều lần hơn. Trong ví dụ trên: DAD = 5.000 đồng, DY = 25.000 đồng, như vậy k = DY = 5 DAD 53
  54. Cách tính số nhân Cho các hàm số: d C = C 0 + CmY I = I 0 + ImY G = G 0 T = T 0 + TmY X = X 0 M = M 0 + MmY Áp dụng một trong hai phương pháp xác định sản lượng cân bằng, ta có sản lượng cân bằng ban đầu như sau: CCTIGXM0- m 0 + 0 + 0 + 0 - 0 Y0 = 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m Y0 được xác định tại giao điểm của hai đường tổng cung (AS) và tổng cầu (AD). Nếu chi tiêu của dân cư, chi tiêu cho đầu tư của các doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu và nhập khẩu đều thay đổi một lượng tương ứng là DC, DI, DG, DX và DM thì các hàm số (C), (I), (G), (X) và (M) cũng thay đổi, làm cho điểm cân bằng sản lượng thay đổi theo (hình 3.7). AD AS AD = C + I + G + X - M AD’ = C’ + I’ + G’ + X’ – M’ DAD 54
  55. DY 450 Y0 Y1 Y Hình 3.7. Mô hình số nhân Tổng cầu tăng thêm DAD làm sản lượng quốc gia tăng thêm DY. Sản lượng cân bằng mới bây giờ là: (C0- C m T 0 +D+ C) (I 0 +D+ I) (G 0 +D+ G) (X 0 +D- X) (M 0 +D M) Y1= 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m Chênh lệch giữa sản lượng Y1 và Y1: DCIGXM+ D + D + D - D DY = Y1 – Y0 = 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m 1 = (D C + D I + D G + D X - D M) 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m 1 = (D AD) 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m 55
  56. Từ khái niệm về số nhân và kết quả trên, suy ra trị số của số nhân k là: k = 1 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m Công thức trên cho thấy k đồng biến với Cm, Im, và nghịch biến với Tm, Mm. Trường hợp đặc biệt, nếu Im = Tm = Mm = 0 thì số nhân k trở nên rất đơn giản: 1 k = 1- Cm Ứng dụng mô hình số nhân cho trường hợp sau đây: Cho các hàm: C = 300 + 0,7Yd I = 100 + 0,1Y G = 200 T = 100 + 0,2Y X = 50 M = 60 + 0,1Y Sản lượng cân bằng ban đầu là: Y0 = 1181,81 Nếu Chính phủ tăng chi ngân sách thêm 30, các hộ gia đình tăng chi tiêu thêm 100 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Áp dụng mô hình số nhân, ta có: Y1 = Y0 + DY với DY = k.DAD = k (DC + DG) 56
  57. 1 = (DD C + G) 1- Cm (1 - T m ) - I m + M m 1 = (100 + 30) 1- 0,7(1 - 0,2) - 0,1 + 0,1 = 2,27 × 130 = 295,10 Sản lượng cân bằng mới bây giờ là: Y1 = Y0 + DY = 1.181,81 + 295,10 = 1.476,91 Tóm tắt 1. Các thành phần của tổng cầu trong nền kinh tế mở bao gồm: AD = C + I + G + X – M 2. Thu nhập khả dụng của dân cư được sử dụng cho tiêu dùng và tiết kiệm. 3. Đầu tư của doanh nghiệp vừa tác động đến cầu (trong ngắn hạn) vừa tác động đến cung (trong dài hạn). 4. Chi tiêu của Chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa - dịch vụ và chi chuyển nhượng. 5. Thuế ròng là hiệu số của tổng số thuế và chi chuyển nhượng. Thuế ròng càng tăng, chi tiêu của hộ gia đình càng giảm. 6. Cán cân ngoại thương (hay xuất khẩu ròng) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Cán cân ngoại thương có thể thặng dư, thâm hụt hoặc cân bằng. 7. Có hai phương pháp xác định sản lượng cân bằng: · AS = AD Û Y = C + I + G + X – M · I + G + X = S + T + M 57
  58. Hai phương pháp này cho kết quả về sản lượng cân bằng là như nhau. 8. Nếu sản lượng thực tế khác biệt so với sản lượng cân bằng thì sẽ có xu hướng trở về sản lượng cân bằng. 9. Số nhân phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi một đơn vị. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thu nhập khả dụng là gì? 2. Nêu ý nghĩa của các hệ số tiêu dùng biên, tiết kiệm biên, đầu tư biên, thuế biên, thuế ròng biên, nhập khẩu biên. 3. Phân biệt thuế và thuế ròng. Nêu ảnh hưởng của thuế ròng đến chi tiêu của hộ gia đình. 4. Thế nào là cán cân ngoại thương? Khi nào thì cán cân ngoại thương thặng dư, thâm hụt, cân bằng? 5. Trình bày hai phương pháp xác định sản lượng cân bằng. 6. Trình bày bằng đồ thị sự điều chỉnh của sản lượng thực tế khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng cân bằng. 7. Ý nghĩa của mô hình số nhân. Cho một ví dụ về số nhân. CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Giải thích lập luận sau đây đúng hay sai. Tại sao? “Sản lượng quốc gia tăng, do đó Chính phủ thu được nhiều thuế hơn. Thuế tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, làm cho sản lượng quốc gia sụt giảm”. 58
  59. 2. Chính phủ tăng thuế thêm 100 tỷ đồng và dùng toàn bộ số tiền này để cải tạo hệ thống điện quốc gia. Hành động trên làm thay đổi sản lượng như thế nào? 3. Chính phủ tăng thuế thêm 100 tỷ đồng và dùng toàn bộ số tiền này để chi trợ cấp cho người dân ở những vùng bị lũ lụt. Hành động trên làm thay đổi sản lượng như thế nào? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Mối quan hệ nào sau đây thể hiện trạng thái cân bằng của nền kinh tế: a) I + T + G = S + I + M c ) S – T = I + G + X - M b) M – X = I – G – S – T d) S + T + M = I + G + X 2. Giả sử thuế ròng biên, đầu tư biên và nhập khẩu biên đều bằng 0. Nếu thuế ròng và chi ngân sách của chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ đều tăng 10 tỷ thì sản lượng quốc gia sẽ: a) Giảm 10 tỷ. c) Không đổi. b) Tăng 10 tỷ. d) a, b, c đều sai. 3. Số nhân phản ánh: a) Lượng gia tăng của sản lượng khi tổng cầu giảm bớt 1 đơn vị. b) Lượng gia tăng của sản lượng khi tổng cầu tăng thêm 1 đơn vị. c) Lượng sụt giảm của sản lượng khi tổng cầu tăng thêm 1 đơn vị. 59
  60. d) a, b, c đều sai 4. Nếu chi chuyển nhượng tăng 10 tỷ và tiết kiệm biên là 0,25 thì: a) Chi tiêu của dân cư sẽ tăng 2,5 tỷ. b) Chi tiêu của dân cư sẽ tăng 10 tỷ. c) Chi tiêu của dân cư sẽ tăng 7,5 tỷ. d) Chi tiêu của dân cư sẽ tăng 4 tỷ. 5. Cho biết sản lượng thực tế là 900, sản lượng tiềm năng là 1000. Lúc này, Chính phủ nên: a) Tăng chi ngân sách và tăng thuế. b) Giảm chi ngân sách và tăng thuế. c) Giảm chi ngân sách và giảm thuế. d) Tăng chi ngân sách và giảm thuế. 6. “Khi nền kinh tế đang suy thoái, chính phủ nên tăng chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ”. Phát biểu trên là: a) Đúng, vì tăng chi ngân sách sẽ làm tăng tổng cầu, do đó làm tăng sản lượng. b) Sai, vì khi nền kinh tế suy thoái, nguồn thu của chính phủ bị giảm, do đó Chính phủ không có điều kiện để tăng chi được. 60
  61. TRẢ LỜI Câu hỏi tự luận 1. Lập luận trên là đúng vì: · Tx = f (Y). Nếu Y càng tăng thì Tx càng tăng. d · Tx càng tăng thì Y càng giảm, làm cho C giảm, từ đó Y sẽ giảm. d 2. DTx = 100 Þ DC = Cm DY = Cm (–DTx) = –Cm(DTx) DAD = DC + DG = –Cm(DTx) + DG = (1 – Cm)DG [vì DTx = DG = 100] 1 Như vậy: DY = k.DAD = (1 – Cm)DG = DG = 100 1- Cm Sản lượng tăng thêm 100 tỷ. d 3. DTx = 100 Þ DC1 = Cm D Y1 = Cm (–DTx) = –Cm(DTx) d DTr = 100 Þ DC2 = Cm D Y2 = Cm (DTr) d d d Ta có: DC = DC1 + DC2 = Cm(D Y1 +D Y2 ) = Cm DY = – Cm(DTx – DTr) = 0 [vì DTx = DTr = 100] Do đó: DY = k.DAD = k DC = 0 Sản lượng không đổi. Câu hỏi trắc nghiệm 1d 2 b 3a 4b 5c 6 d 61
  62. CHƯƠNG 4 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Chương này giúp các bạn làm quen với khái niệm tiền tệ và hình thái tiền tệ, đặc biệt là các loại tiền qua ngân hàng, từ đó có thể hiểu rõ hơn cách tạo ra tiền và phá hủy tiền qua hệ thống ngân hàng, cũng như ảnh hưởng của số nhân tiền tệ đến lượng cung tiền. Các bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn cung tiền tệ và cầu tiền tệ chịu sự tác động của lãi suất như thế nào, điều kiện nào để xác định được lãi suất cân bằng và vai trò của ngân hàng trung ương trong việc sử dụng các công cụ chủ yếu của mình để làm thay đổi lãi suất cân bằng. MỤC TIÊU Kết thúc chương này, các bạn phải nắm được: - Khái niệm, hình thái và chức năng của tiền tệ. - Các thành phần của mức cung tiền tệ. - Chức năng của Ngân hàng Trung ương và ngân hàng trung gian. - Cách tạo ra tiền qua hệ thống các ngân hàng trung gian. - Khái niệm và ý nghĩa của số nhân tiền tệ. - Ảnh hưởng của lãi suất đến cầu tiền tệ. - Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ. - Sự thay đổi vị trí của điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ. 62
  63. NỘI DUNG CHÍNH Tiền tệ Có nhiều khái niệm về tiền nhưng nói chung, tiền là một phương tiện trao đổi được thừa nhận chung để giao dịch (thanh toán nợ, mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, ). Từ khi ra đời đến nay, tiền tệ đã trải qua nhiều hình thái theo sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người. Các nhà sử học cho rằng trong buổi ban đầu của thời đại loài người, người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa cho nhau, tức là đổi hàng lấy hàng chứ không sử dụng vật trung gian nào. Dân số ngày càng đông hơn, sản xuất ngày càng dồi dào hơn, trao đổi bằng hàng hóa ngày càng bộc lộ sự bất tiện của nó. Vì vậy, dù muốn hay không, người ta phải tìm ra một vật trung gian trong trao đổi. Thế là tiền tệ ra đời. Có 3 hình thái tiền tệ: · Tiền bằng hàng hóa: Sau giai đoạn hàng đổi hàng là giai đoạn một loại hàng hóa nào đó được sử dụng làm trung gian trong trao đổi như gia súc, thuốc lá, rượu vang, đồng, sắt, vàng, bạc, Những nhược điểm của các loại tiền bằng hàng hóa dạng không kim loại (gia súc, thuốc lá, rượu vang, ) như không thể chia nhỏ, dễ hư hỏng theo thời gian, đã làm cho chúng bị thay thế dần bởi tiền bằng hàng hóa dạng kim loại (đồng, sắt, vàng, bạc, ). Đến thế kỷ XIX, tiền bằng hàng hóa hầu như chỉ hạn chế trong phạm vi kim loại với đặc điểm nổi bật là giá trị ghi trên đồng tiền bằng đúng với giá trị của trọng lượng kim loại để đúc thành tiền. · Tiền quy ước: Nền kinh tế càng phát triển, tiền bằng hàng hóa nhường chỗ cho tiền kim loại và tiền giấy ngày nay, hay còn được gọi là tiền quy ước. Đặc điểm của tiền quy ước là giá trị ghi trên đồng 63
  64. tiền hay tờ tiền lớn hơn nhiều lần so với giá trị của vật chất để làm ra đồng tiền hoặc tờ tiền đó. Tiền mang tính chất quy ước vì luật pháp quy định rằng đó là tiền và tiền đó phải được chấp nhận với tư cách là một phương tiện thanh toán. Tiền quy ước, nhất là tiền giấy, có nhiều tiện lợi trong trao đổi: dễ cất giữ, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, Điều kiện để cho tiền quy ước tồn tại là chính phủ phải hạn chế quyền được cung ứng tiền, nhờ đó giữ được giá trị của nó. Việc tư nhân tạo ra tiền theo ý muốn là một hành vi bất hợp pháp. · Tiền qua ngân hàng: Người ta ngày càng nhận thấy nhiều nhược điểm của tiền quy ước như việc phát hành chúng đã tốn kém, việc bảo vệ giá trị của chúng khỏi nạn tiền giả và việc bảo quản chúng trong quá trình lưu hành lại càng tốn kém hơn. Chính những hạn chế đó đã cho ra đời một dạng tiền khác là tiền qua ngân hàng. Ban đầu là chi phiếu (check), sau đó là thẻ thanh toán và thẻ tín dụng (hay còn gọi là tiền điện tử - digicash), tiền qua ngân hàng đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển của mình. Để sử dụng tiền qua ngân hàng, bạn phải mở một tài khoản tại ngân hàng và gởi vào ngân hàng một khoản tiền gởi không kỳ hạn. Khi bạn trả tiền mua hàng cho người bán, thay vì dùng tiền mặt, bạn sẽ trả bằng chi phiếu chẳng hạn và được người bán chấp nhận. Ngân hàng trích ra một số tiền trong tài khoản của bạn chuyển sang tài khoản của người bán. Khi đó, số dư trong tài khoản của bạn sẽ sụt giảm đúng bằng lượng gia tăng của số dư trong tài khoản của người bán. Việc mua bán vẫn được thực hiện bình thường nhưng không có sự hiện diện của tiền mặt. 64
  65. Tiền có 3 chức năng là: · Thước đo giá trị. Tiền cho phép đo lường giá trị của những hàng hóa không giống nhau và lập nên mối quan hệ tương hỗ giữa các loại hàng hóa đó, giúp cho sự so sánh và lựa chọn giữa các loại hàng hóa khác nhau dễ dàng hơn. · Phương tiện trao đổi. Tiền tệ được tạo ra nhằm tạo điều kiện cho sự trao đổi mà không cần phải thỏa điều kiện có “sự trùng hợp kép của những điều mong muốn”, do tiền tệ có được một sức mua nhất định và có khả năng thanh toán tức thời. · Tích trữ giá trị. Thông thường chúng ta không muốn chi tiêu hết tiền lương của mình ngay khi vừa nhận được mà muốn đợi đến khi chúng ta có thời gian hoặc có ý định mua sắm. Với chức năng này, tiền tệ cho phép người nắm giữ nó có thể sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong tương lai. Các thành phần của mức cung tiền tệ Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tiền mặt luôn bảo đảm khả năng thanh toán tức thời. Trừ trường hợp tiền giả, người bán hàng luôn cảm thấy “thoải mái” khi nhận tiền mặt từ một du khách nước ngoài vì nhiều lẽ: không phải hồi hộp như khi nhận được chi phiếu (nhất là những chi phiếu thấu chi), không phải mất thời gian để kiểm tra tình trạng của tài khoản trong thẻ thanh toán, Tiền mặt được đề cập trên đây là tiền kim loại và tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành theo yêu cầu của chính phủ. Cơ số tiền (M0): là lượng tiền mặt ngoài ngân hàng, nghĩa là đang lưu hành trong dân cư và trong các doanh nghiệp, và lượng tiền mặt 65
  66. dành cho dự trữ trong các ngân hàng. Đây là mức cung tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất so với các khái niệm về mức cung tiền tệ khác. M0 = tiền mặt ngoài ngân hàng + tiền mặt dành cho dự trữ trong ngân hàng Ngày nay, tiền tệ được hiểu một cách thoáng hơn, như là một phương tiện được thừa nhận chung để thanh toán không hạn chế. Bạn có thể dùng tiền để thanh toán cho bất kỳ ai, với số lượng bao nhiêu và vào bất cứ lúc nào. Với định nghĩa đơn giản về tiền tệ như trên, mức cung tiền của một quốc gia được gọi là M1 (hay tiền giao dịch), bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và các khoản tiền gởi không kỳ hạn để sử dụng chi phiếu. M1 = tiền mặt ngoài ngân hàng + tiền gởi không kỳ hạn để sử dụng chi phiếu Tiền giao dịch M1 như trên không phải là sự thay thế duy nhất cho tiền mặt vì còn có những tài sản khác có giá trị “gần như” là tiền mặt (còn được gọi là chuẩn tệ). Chúng có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng bản thân chúng lại không phải là một phương tiện thanh toán. Đó là các khoản tiền gởi có kỳ hạn như tiền gởi tiết kiệm chẳng hạn. M2 = M1 + tiền gởi có kỳ hạn Ngoài ra, các nhà kinh tế còn đưa ra một loạt những khái niệm khác về mức cung tiền tệ như M1a, M1b, M3c, M4, D, L, dựa trên những lý luận khác nhau: một số người cho rằng chỉ có M1 tác động đến những giao dịch trong nền kinh tế, một số khác cảm thấy không 66
  67. thể không xét đến vai trò của các loại chuẩn tệ trong các hoạt động kinh tế. Ví dụ: Các thành phần của mức cung tiền của Mỹ năm 1992 cho thấy lượng tiền gởi không kỳ hạn để sử dụng chi phiếu nhiều hơn 2 lần so với lượng tiền mặt trong lưu thông. Tiền gởi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong M2, góp phần làm cho M2 vượt trội gấp hơn 3 lần M1. Đơn vị: tỷ USD Tiền mặt trong lưu 295 thông Tiền gởi không kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại 731 Séc du lịch (phi ngân 8 hàng) M1 1.034 Tiền gởi tiết kiệm có 1.914 kỳ hạn Quỹ tương hỗ thị 541 trường tiền tệ M2 3.489 Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang, tháng 1/1993 67
  68. Trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản, chúng ta chỉ xét mức cung tiền M1. Các mức cung tiền tệ khác sẽ được đề cập đến trong chương trình kinh tế vĩ mô nâng cao. Hệ thống ngân hàng Một hệ thống ngân hàng hiện đại ngày nay bao gồm Ngân hàng Trung ương và hệ thống các ngân hàng trung gian (hay Ngân hàng Thương mại). · Ngân hàng Trung ương có hai chức năng cơ bản: điều tiết sự hoạt động của hệ thống các ngân hàng trung gian; kiểm soát lượng cung tiền tệ và kiểm soát việc tài trợ cho sự thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Ngân hàng Trung ương có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đạt các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và thị trường ngoại hối. · Hệ thống các ngân hàng trung gian. Khái niệm “trung gian” ở đây được hiểu theo nghĩa ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa người gởi tiền và cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền; giữa dân cư, doanh nghiệp và ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung gian cũng có hai chức năng cơ bản: kinh doanh tiền tệ và đầu tư. Ngân hàng trung gian huy động tiền nhàn rỗi của các hộ gia đình với lãi suất tiền gởi tiết kiệm và cho các cá nhân và doanh nghiệp vay với lãi suất cho vay. Ngoài ra, ngân hàng trung gian, với tư cách là một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, có thể tham gia xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư cùng với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác. 68
  69. Cách tạo ra tiền qua hệ thống ngân hàng trung gian Khi nhận tiền gởi của khách hàng, ngân hàng trung gian phải trích ra một lượng tiền mặt để làm dự trữ chung (hay tổng dự trữ), bao gồm dự trữ bắt buộc (hay dự trữ đòi hỏi) và dự trữ dư thừa (hay dự trữ tùy ý). Dự trữ bắt buộc là dự trữ tối thiểu theo luật định, theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương. Dự trữ bắt buộc không để lại tại ngân hàng trung gian mà được đưa về Quỹ Dự trữ của Ngân hàng Trung ương. Dự trữ dư thừa là lượng tiền mặt để lại tại ngân hàng trung gian nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày cho những khách hàng đến rút tiền. Dự trữ chung = Dự trữ bắt buộc + Dự trữ dư thừa Từ đó suy ra: Dự trữ chung Dự trữ bắt buộc Dự trữ dư thừa = + Tiền gởi của Tiền gởi của Tiền gởi của khách hàng khách hàng khách hàng Hay: Tỷ lệ dự trữ Tỷ lệ dự trữ Tỷ lệ dự trữ chung = + bắt buộc dư thừa Tỷ lệ dự trữ dư thừa ở mỗi ngân hàng trung gian là khác nhau, vì vậy tỷ lệ dự trữ chung của các ngân hàng trung gian cũng không giống nhau. 69
  70. Để nghiên cứu cách tạo ra tiền qua hệ thống ngân hàng trung gian, chúng ta chấp nhận các giả định sau: a. Tỷ lệ dự trữ chung xem như là giống nhau ở tất cả các ngân hàng trung gian. b. Mọi người không dùng tiền mặt để giao dịch, thay vào đó là tiền qua ngân hàng như chi phiếu, thẻ thanh toán, c. Ngân hàng trung gian cho vay hết lượng tiền gởi của khách hàng sau khi trừ đi dự trữ chung. Ví dụ: Anh A có 1.000.000 đồng tiền mặt, gởi vào ngân hàng trung gian I. Cho biết tỷ lệ dự trữ chung là 10%. Như vậy, ngân hàng trung gian I sẽ trích ra 100.000 đồng để làm dự trữ chung và sẵn sàng cho vay 900.000 đồng để sinh lợi. · Áp dụng giả định c: anh B vay 900.000 đồng của ngân hàng trung gian I để mua hàng. · Áp dụng giả định b: anh B mua hàng nhưng sẽ không trả cho người bán bằng tiền mặt mà bằng chi phiếu. Muốn vậy anh B phải mở tài khoản và gởi 900.000 đồng dưới dạng tiền gởi không kỳ hạn tại một ngân hàng nào đó như ngân hàng trung gian II chẳng hạn. · Áp dụng giả định a: ngân hàng trung gian II sẽ trích ra 10% trong số tiền gởi của anh B để làm dự trữ chung, tức là 90.000 đồng và sẵn sàng cho vay số tiền còn lại 810.000 đồng. Lập luận tương tự cho ngân hàng trung gian kế tiếp. Quá trình cứ tiếp diễn với ngân hàng III, IV và không hạn định (có nghĩa là có rất nhiều ngân hàng cùng tham gia). Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây: Đơn vị: đồng 70
  71. Tên Tiền gởi Dự trữ Tiền cho NHTG mới của chung vay từ khách hàng NHTG NHTG I 1.000.00 100.00 900.000 0 0 NHTG 900.000 90.000 810.000 II NHTG 810.000 81.000 729.000 III NHTG 729.000 72.900 656.100 IV . Tổng 10.000.0 1.000.0 9.000.00 cộng 00 00 0 Xuất phát từ số tiền ban đầu 1.000.000 đồng anh A gởi vào ngân hàng trung gian I, tổng lượng tiền gởi qua hệ thống các ngân hàng trung gian đã tăng thêm: 1.000.000 + 900.000 + 810.000 + 729.000 = 1.000.000 + 0,9 (1.000.000) + 0,9 × 0,9 (1.000.000) + 0,9 × 0,9 × 0,9 (1.000.000) + = 1.000.000 (0,9 + 0,92 + 0,93 + ) 1 1 = 1.000.000 × = 1.000.000 × = 10.000.000 1- 0,9 0,1 Như vậy tổng lượng tiền gởi đã tăng gấp 10 lần số tiền gởi ban đầu, tức là 10.000.000 đồng. 71
  72. Ngược lại với quá trình tạo ra tiền là quá trình phá hủy tiền: khi có một lượng tiền ban đầu rút ra khỏi ngân hàng thì tác động dây chuyền sẽ làm cho lượng tiền gởi qua hệ thống ngân hàng trung gian sụt giảm nhiều lần hơn. Số nhân tiền tệ Trong ví dụ trên, từ 1.000.000 tiền gởi ban đầu, tổng lượng tiền gởi đã tăng gấp 10 lần nhiều hơn. Điều đó cho thấy quá trình tạo ra tiền qua hệ thống các ngân hàng trung gian, trong trường hợp vô hạn định, cũng là quá trình diễn đạt số nhân của mức cung tiền tệ. Số nhân này được gọi vắn tắt là số nhân tiền tệ, được tính bằng nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 1 1 Số nhân tiền tệ = hay kM = Tyû le ädöï trö õ chung d Nếu tỷ lệ dự trữ dư thừa bằng 0 thì lúc này số nhân tiền tệ chính là nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc: 1 1 Số nhân tiền tệ = Tyû le ädöï trö õbaét buoäc hay kM = dbb (vì 0 < d, dbb < 1 nên kM luôn luôn lớn hơn 1) Gọi DM là lượng thay đổi của mức cung tiền tệ, DM0 là lượng thay đổi tiền gởi ban đầu, kM là số nhân tiền tệ, ta có: D M = kM DM0 72
  73. DM hay kM = DM0 Theo biểu thức trên, số nhân tiền tệ phản ánh lượng cung tiền tăng thêm khi lượng tiền gởi ban đầu tăng thêm một đơn vị giá trị và ngược lại. Lưu ý: Mức cung tiền tệ M ở đây là M1, vì vậy DM chính là DM1. Công cụ của ngân hàng trung ương để điều tiết lượng cung tiền Ngân hàng Trung ương có ba công cụ chủ yếu để làm thay đổi lượng cung tiền: · Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ lập luận về cách tạo ra tiền qua hệ thống ngân hàng trung gian, nếu Ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tỷ lệ dự trữ chung của các ngân hàng trung gian sẽ tăng (trong điều kiện tỷ lệ dự trữ dư thừa không đổi). Các ngân hàng trung gian buộc phải để lại một lượng tiền mặt nhiều hơn để làm dự trữ, cũng có nghĩa là các ngân hàng phải cắt giảm bớt một lượng tiền cho vay, từ đó làm giảm lượng cung tiền qua hệ thống ngân hàng trung gian. Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện chính sách ngược lại để nới lỏng điều kiện tín dụng. · Lãi suất chiết khấu. Các ngân hàng trung gian bao giờ cũng muốn giữ khoản dự trữ dư thừa ở mức thấp nhất nhằm gia tăng tối đa khả năng cho vay. Đơn giản là vì tiền được giữ lại trong các khoản dự trữ thì không có lãi, còn tiền cho vay thì sinh lợi. Vì vậy, nếu có một khách hàng nào đó rút một khoản tiền lớn thì ngân hàng không đủ tiền để chi trả. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian có thể vay từ quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương để bù đắp cho sự thiếu hụt về dự trữ dư thừa. Hẳn nhiên là ngân hàng trung gian phải chịu 73
  74. một mức lãi suất chiết khấu khi vay. Như vậy, lãi suất chiết khấu là lãi suất được áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay từ quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương. Bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương sẽ làm cho các ngân hàng trung gian thay đổi quyết định tăng hoặc giảm vay tiền. · Hoạt động thị trường mở. Khi mua vào hoặc bán ra trái phiếu của Chính phủ trên thị trường mở, Ngân hàng Trung ương có thể làm thay đổi lượng tiền gởi, từ đó làm thay đổi năng lực cho vay của các ngân hàng trung gian. Hoạt động này được gọi là hoạt động thị trường mở. Khi Ngân hàng Trung ương bán ra trái phiếu kho bạc, các hộ gia đình sẽ dùng tiền mặt hoặc chi phiếu để mua trái phiếu. Nói một cách khác, một lượng tiền sẽ được rút ra khỏi ngân hàng trung gian, làm giảm lượng tiền gởi, qua đó làm giảm lượng tiền cho vay từ các ngân hàng trung gian. Bạn có thể tự suy ra trường hợp ngược lại khi Ngân hàng Trung ương mua vào trái phiếu của Chính phủ. Hàm cung tiền tệ Từ ba công cụ chủ yếu như trên, chúng ta thấy Ngân hàng Trung ương có thể làm thay đổi lượng tiền được tạo ra qua hệ thống các ngân hàng trung gian, tức là Ngân hàng Trung ương kiểm soát được lượng cung tiền danh nghĩa, bất kể lãi suất tiền tệ ở các ngân hàng trung gian là bao nhiêu. Nếu giá cả được giả định là không đổi thì Ngân hàng Trung ương cũng kiểm soát được cả lượng cung tiền thực. 74
  75. Hàm cung tiền tệ trong trường hợp này có dạng: SM = M Lãi suất (r) SM Đường cung tiền thẳng đứng tại M , bất kể lãi suất tiền tệ là bao nhiêu. M Lượng tiền (M) Hình 5.1. Đường cung tiền tệ Khái niệm về cầu tiền tệ Khi đề cập đến cầu tiền tệ, chúng ta không thể bỏ qua khái niệm về lãi suất. Lãi suất là hệ số quy định số tiền lãi phải trả cho một khoản tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Tieàn laõi Lãi suất (%) = Tieàn vay x 100 Cầu tiền tệ là lượng tiền mà người ta muốn nắm giữ ở những mức lãi suất khác nhau để giao dịch, dự phòng và đầu cơ. · Cầu tiền tệ giao dịch là lượng tiền dành cho mục đích mua bán, trao đổi, thanh toán, hàng ngày trên thị trường sản phẩm hoặc thị trường các yếu tố sản xuất. 75
  76. · Cầu tiền tệ dự phòng là lượng tiền dành cho những giao dịch thị trường không lường trước được hoặc cho những trường hợp khẩn cấp. · Cầu tiền tệ đầu cơ là lượng tiền dành cho mục đích đầu cơ tài chính. Bạn muốn mua chứng khoán nhưng chưa chọn được do giá chứng khoán hiện nay quá cao. Vì vậy, bạn muốn giữ một số tiền để trong tương lai có thể mua được một hoặc một số chứng khoán với mức giá mà bạn cho là hấp dẫn nhất. Với ý nghĩa này, bạn đang đầu cơ số tiền của bạn. Hàm cầu tiền tệ theo lãi suất Ba động cơ của việc giữ tiền như trên phối hợp với nhau tạo nên cầu thị trường về tiền tệ hay gọi tắt là cầu tiền tệ. Một vấn đề đặt ra là lượng cầu tiền tệ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi? Khi lãi suất tăng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền là rất lớn. Đó là khoản lợi tức mất đi khi bạn giữ tiền thay vì dùng tiền để sinh lợi. Trong trường hợp này, bạn không muốn nắm giữ nhiều tiền trong tay nữa mà có xu hướng đưa tiền vào tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng để hưởng lãi suất cao. Nói một cách khác, lãi suất càng cao thì lượng cầu tiền tệ càng giảm và ngược lại. Gọi DM là cầu tiền tệ, r là lãi suất. Ta có: DM = f (r) Nếu hàm cầu tiền tệ có dạng tuyến tính thì: M r D = D0 + Dm r với: D0 là cầu tiền tệ tự định. 76
  77. r Dm là hệ số co giãn của cầu tiền tệ theo lãi suất. Hệ số này cho biết nếu lãi suất tăng thêm 1% thì cầu tiền tệ sẽ giảm bao nhiêu đơn vị giá trị và ngược lại. Lãi suất (r) Đường cầu tiền tệ dốc xuống, thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa cầu tiền tệ và lãi suất. DM Lượng tiền (M) Hình 5.2. Đường cầu tiền tệ Lưu ý: Cầu tiền tệ không chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà còn phụ thuộc vào sản lượng quốc gia. Khi sản lượng quốc gia tăng, có nghĩa là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn, người ta muốn giữ một lượng tiền nhiều hơn để giao dịch. Ta có: DM = f (r, Y) trong đó DM nghịch biến với r và đồng biến với Y. Như vậy, hàm DM = f (r) được nghiên cứu trong điều kiện Y không đổi. Cân bằng trên thị trường tiền tệ Điều kiện để xác định điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ. Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ được xác định tại giao điểm của đường cung tiền tệ và đường cầu tiền tệ, tại đó lượng cung tiền bằng 77
  78. lượng cầu tiền. Lúc này thị trường tiền tệ đạt được trạng thái cân bằng. SM r E là điểm cân bằng trên E thị trường tiền tệ. Tại E, rcb cung tiền bằng cầu tiền, từ đó xác định được lãi DM suất cân bằng. M M Hình 5.3. Cân bằng trên thị trường tiền tệ M M r Cho hàm cung tiền tệ S = M và hàm cầu tiền tệ D = D0 + Dm r. Lãi suất cân bằng được xác định như sau: M M r S = D Û M = D0 + Dm r MD- 0 Û rcb = r Dm Sự thay đổi điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu hoặc các hoạt động thị trường mở, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi theo. Do vậy, lãi suất tiền tệ cũng thay đổi tương ứng. 78
  79. SM SM’ r Cung tiền tệ tăng D M làm lãi suất giảm Dr. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E đến E’. E r0 Dr E’ r1 DM DM M M¢ M Hình 5.4. Thay đổi điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ Hình 5.4 minh họa trường hợp Ngân hàng Trung ương đưa vào lưu thông thêm một lượng cung tiền D M , đường cung tiền tệ SM sẽ dịch chuyển sang phải một đoạn DM , làm lãi suất cân bằng sụt giảm Dr. MD- 0 Lãi suất cân bằng ban đầu: r0 = r Dm 79
  80. Lãi suất cân bằng sau khi Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền: MD¢ - 0 r1 = r Dm MMM¢ -D Lãi Suất đã sụt giảm: Dr = r1 – r0 = r= r DDm m Tác động của lãi suất đến đầu tư Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lãi suất càng cao thì các doanh nghiệp càng giảm vay tiền để đầu tư, vì vậy làm cho đầu tư sụt giảm. Ta có: I = f (r). Nếu hàm này có dạng tuyến tính thì: r I = I0 + Im r r với Im (< 0) là hệ số co giãn của đầu tư theo lãi suất. Hệ số này cho biết nếu lãi suất tăng thêm 1% thì đầu tư sẽ giảm bao nhiêu đơn vị giá trị và ngược lại. Một số điểm cần lưu ý - Trong thực tế, số nhân tiền tệ sẽ phức tạp hơn vì lúc nào cũng tồn tại một lượng tiền mặt trong lưu thông - Lãi suất tiền tệ là khái niệm dùng chung cho lãi suất tiền gởi tiết kiệm và lãi suất cho vay. - Việc Ngân hàng Trung ương sử dụng ba công cụ chủ yếu trong việc thực hiện chính sách tiền tệ sẽ được trình bày chi tiết hơn trong 80
  81. Chương 7 (Phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô bằng mô hình AS- AD). Tóm tắt 1. Tiền là một phương tiện trao đổi được thừa nhận chung để giao dịch. 2. Từ khi ra đời đến nay, tiền đã trải qua nhiều hình thái nhưng hình thái hiện đại nhất là tiền qua ngân hàng. Mức cung tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất là M0 (cơ số tiền). Ngoài ra, còn có khối M1 (tiền giao dịch), M2 (bao gồm M1 và chuẩn tệ), 3. Một hệ thống ngân hàng hiện đại bao gồm ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian. Các ngân hàng trung gian có thể tạo ra một lượng tiền gởi lớn hơn nhiều lần lượng tiền gởi ban đầu thông qua mô hình số nhân tiền tệ. Ngân hàng Trung ương kiểm soát lượng cung tiền của các ngân hàng trung gian bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở. 4. Đường cung tiền tệ thẳng đứng tại mức cung tiền tệ được xác định, bất kể lãi suất trong nền kinh tế là bao nhiêu. 5. Có ba động cơ của việc giữ tiền: giao dịch, dự phòng và đầu cơ tài chính. Lãi suất càng cao, chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng lớn khiến người ta muốn giảm bớt lượng tiền nắm giữ. 6. Đường cầu tiền tệ theo lãi suất dốc xuống, thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa lượng cầu tiền tệ và lãi suất. 7. Thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng tại giao điểm của đường cung và đường cầu tiền tệ. 81
  82. 8. Ngân hàng Trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền, do đó làm đường cung tiền tệ dịch chuyển. Kết quả là lãi suất cân bằng cũng thay đổi theo. 9. Lãi suất càng tăng thì đầu tư càng giảm và ngược lại. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tiền là gì? 2. Thế nào là tiền quy ước? Thế nào là tiền qua ngân hàng? 3. Các mức cung tiền M0, M1, M2 khác nhau căn bản ở điểm nào? 4. Trình bày những chức năng cơ bản của ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian. 5. Các ngân hàng trung gian tạo ra tiền bằng cách nào? 6. Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ chủ yếu nào để làm tăng (giảm) lượng cung tiền của các ngân hàng trung gian? 7. Số nhân tiền tệ là gì? Ý nghĩa của số nhân tiền tệ trong việc làm thay đổi lượng tiền gởi của khách hàng vào các ngân hàng trung gian. 8. Trình bày những động cơ của việc giữ tiền. Lượng tiền muốn giữ thay đổi như thế nào khi lãi suất gia tăng? 9. Điều kiện nào để xác định điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ? 10. Khi nào thì đường cung tiền tệ dịch chuyển sang phải? sang trái? CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Tiền có chức năng tích trữ giá trị. Như vậy, lượng tiền bạn đang giữ sẽ giữ nguyên giá trị ở hiện tại cũng như trong tương lai? 82
  83. 2. Nếu các ngân hàng trung gian để lại 100% tiền gởi của khách hàng để làm dự trữ chung thì lượng tiền được tạo ra qua hệ thống ngân hàng trung gian là bao nhiêu? 3. Thử nêu một ví dụ cụ thể về trường hợp phá hủy tiền qua ngân hàng. 4. Ngân hàng trung ương bán ra 100 tỷ đồng trái phiếu kho bạc, làm cho lượng cung tiền qua hệ thống ngân hàng trung gian giảm 100 tỷ. Nhận định trên đúng hay sai? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Chức năng của ngân hàng trung gian là: a) Kinh doanh tiền tệ và đầu tư. b) Huy động tiền gởi tiết kiệm của dân cư và cho vay. c) Kích thích các hộ gia đình gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn. d) Kích thích người có nhu cầu vay tiền vay nhiều hơn. 2. Cho hàm cầu tiền tệ DM = 450 – 20r (với r được tính bằng %), hàm cung tiền tệ SM = 400. Lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là: a) r = 3% c) r = 2,5% b) r = 2% d) r = 1,5% 3. Biết rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, tỷ lệ dự trữ dư thừa là 5%, số nhân tiền tệ trong trường hợp này là: a) kM = 5 c) kM = 10 b) kM = 6,7 d) kM = 15 4. Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra trái phiếu của chính phủ, lượng cung tiền tệ sẽ: a) Tăng lên c) Không đổi b) Giảm xuống d) Chưa biết 83
  84. 5. Ngân hàng Trung ương mua vào trái phiếu của Chính phủ trên thị trường mở. Hành động trên sẽ làm cho lãi suất cân bằng: a) Tăng lên c) Không đổi b) Giảm xuống d) a, b, c đều sai 6. Lãi suất tiết kiệm tăng sẽ làm cho giá trái phiếu: a) Tăng lên c) Không đổi b) Giảm xuống d) Không đủ thông tin để kết luận TRẢ LỜI Câu hỏi tự luận 1. Lượng tiền bạn đang giữ là lượng tiền danh nghĩa. Giá trị thực của lượng tiền này sẽ giảm xuống khi giá cả tăng lên và ngược lại. Löôïng tieàn danh nghóa Lượng tiền thực (hay sức mua) = Chæ soá giaù 2. Các ngân hàng trung gian sẽ không tạo thêm được một đồng tiền gởi mới nào của khách hàng, vì vậy lượng tiền tạo ra qua hệ thống ngân hàng trung gian bằng 0. 3. Bạn xem lại cách tạo ra tiền qua ngân hàng trung gian và cho ví dụ ngược lại. 4. Sai, vì người mua sẽ rút tiền để mua trái phiếu kho bạc, làm giảm lượng tiền cho vay từ các ngân hàng trung gian. Qua tác động của số nhân tiền tệ, lượng cung tiền giảm nhiều hơn 100 tỷ đồng. Câu hỏi trắc nghiệm 1a 2c 3b 4d 5b 6d 84