Luận văn Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á

pdf 136 trang vanle 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_trang_va_cac_giai_phap_thuc_day_dau_tu_truc_ti.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VŨ THỊ MINH NGỌC THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: T.S PHẠM THU HƯƠNG Hà Nội - 2006
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VŨ THỊ MINH NGỌC THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2006
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI VÀ 1 THỊ TRƢỜNG ĐẦU TƢ ĐÔNG NAM Á 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1 1.1.1. Đầu tƣ trực tiếp và các hình thức chủ yếu 1 1.1.2. Nguyên nhân thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 3 1.1.3. Động cơ và tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 5 1.1.4. Những xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới hiện nay 12 1.2. XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA THẾ GIỚI VÀO 15 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 1.2.1. Giới thiệu về khu vực Đông Nam Á 15 1.2.2. Thị trƣờng Đông Nam Á - ®iÓm ®Õn cña ®Çu t• trùc tiÕp n•íc ngoµi 21 1.3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á 24 SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 24 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26 1.3.3. Kinh nghiệm của các nền kinh tế công nghiệp mới - NIEs 28 1.3.4. Đầu tƣ trực tiếp trong nội bộ khu vực Đông Nam Á 31 2. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT 33 NAM SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 2.1. CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA 33 CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1.1. Luật đầu tƣ chung của Việt Nam năm 2005 33 2.1.2. Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh 33 nghiệp Việt Nam 2.1.3. Thông tƣ số 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn hoạt 35 động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 2.1.4. Các quy định khác có liên quan tới hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài 37 `2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH 41 NGHIỆP VIỆT NAM 2.2.1. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài nói chung và sang các nƣớc Đông Nam Á nãi riªng ®èi víi sù ph¸t triÓn 41 nÒn kinh tÕ quèc d©n 2.2.2. Tình hình thực hiện dự án 44 2.2.3. Kết quả đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài 49 2.3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC ĐÔNG 53 NAM Á CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.3.1. Kết quả đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam theo nƣớc tiếp nhận 53 đầu tƣ
  4. 2.3.2. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam 60 sang thị trƣờng các nƣớc Đông Nam Á 3. CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA 74 VIỆT NAM SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 3.1. ĐỊNH HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC NGOÀI 74 3.1.1. Tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tƣ với các nƣớc dƣới mọi hình thức thích hợp 74 trong khuôn khổ luật định. 3.1.2. Hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế 75 quốc dân 3.1.3. Hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài phải đi theo hƣớng đƣa Việt Nam hội nhập 76 thành công vào nền kinh tế thế giới 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG FDI CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC 76 NGOÀI NÓI CHUNG 3.2.1 Đa dạng hoá thị trƣờng đầu tƣ 76 3.2.2 Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tƣ 78 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH FDI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80 SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG NAM 3.3.1 Nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật, đặc tính kinh tế - xã hội của 80 từng thị trƣờng 3.3.2. Nghiên cứu các hình thức đầu tƣ phù hợp với thị trƣờng từng nƣớc trong 82 khu vực 3.3.3. Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ có hiệu quả 89 3.3.4. Tận dụng mối quan hệ với các Doanh nghiệp Việt kiều ở nƣớc tiếp nhận đầu 92 tƣ 3.3.5. Xây dựng đội ngũ lao động đƣợc trang bị kiến thức về luật pháp, bên cạnh 93 kiến thức về chuyên môn 3.4. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC NGOÀI, ĐẶC BIỆT LÀ SANG THỊ 95 TRƢỜNG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam ra nƣớc 95 ngoài 3.4.2. Đƣa ra cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ ra 103 nƣớc ngoài 3.4.3. Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài 104 3.4.4. Tích cực đàm phán ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và nâng cao 106 hiệu quả triển khai các Hiệp định đã ký KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI VÀ 5 THỊ TRƢỜNG ĐẦU TƢ ĐÔNG NAM Á 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1 1.2. XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA THẾ GIỚI VÀO 6 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 1.3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á 5 SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 2. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT 7 NAM SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 2.1. CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA 7 CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM `2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH 7 NGHIỆP VIỆT NAM 2.2.1. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài nói chung và sang các nƣớc Đông Nam Á nãi riªng ®èi víi sù ph¸t triÓn 7 nÒn kinh tÕ quèc d©n 2.2.2. Tình hình thực hiện dự án 8 2.2.3. Kết quả đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài 9 2.3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC ĐÔNG 9 NAM Á CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.3.1. Kết quả đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam theo nƣớc tiếp nhận 9 đầu tƣ 2.3.2. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam 13 sang thị trƣờng các nƣớc Đông Nam Á 3. CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA 17 VIỆT NAM SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 3.1. ĐỊNH HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC NGOÀI 17 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG FDI CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC 17 NGOÀI NÓI CHUNG 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH FDI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 17 SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG NAM 3.4. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC NGOÀI, ĐẶC BIỆT LÀ SANG THỊ 18 TRƢỜNG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á KẾT LUẬN 20
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 1.1. Tổng quan kinh tế của các nước ASEAN - 10 năm 2001 18 Bảng 1.2. Dòng vốn FDI chảy vào khu vực ASEAN từ năm 2000 - quý I/2004 23 Bảng 2.1. Đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam phân theo ngành 50 Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận 51 Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo năm 53 Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào giai đoạn 1993 - tháng 2/2006 55 Bảng 2.5. FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang Singapore theo lĩnh vực 57 Bảng 2.6. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp sang thị trường Campuchia trong các dự án của doanh nghiệp Việt Nam 58
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Bộ KH&ĐT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư CGCN - Chuyển giao công nghệ Công ty TNHH - Công ty Trách nhiệm hữu hạn DNNN - Doanh nghiệp Nhà nước DNVN - Doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN - Đầu tư ra nước ngoài GTGT - Thuế Giá trị gia tăng GPĐT - Giấy phép đầu tư UBND - Uỷ ban nhân dân DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH AIA - ASEAN Investment area - Khu vực đầu tư ASEAN ASEAN -The Association of South - East Asian Nations - Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOT – Build - Operate - Transfer – Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao FDI - Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài SL - Sensitive list - danh mục loại trừ tạm thời TEL- Temporary Exclusion list - Danh mục cắt giảm thuế USD - United State Dollar - Đồng Đô la Mỹ WTO - World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu thế trong quan hệ kinh tế thế giới bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XX và bước tiếp sang thế kỷ XXI. Việc doanh nghiệp từ quốc gia này mang vốn và công nghệ sang nước khác đầu tư, nhằm mục tiêu mở rộng sản xuất và tăng thu lợi nhuận đã trở thành phổ biến khắp toàn cầu. Dòng vốn này tác động tích cực cả đối với nhà đầu tư (nước đầu tư) và cả đối với nước tiếp nhận đầu tư. Chính vì nó có lợi đối với cả hai phía như vậy, nên đa số các nước hiện nay, đều có xu hướng, một mặt tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài vào trong nước, mặt khác lại khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các thị trường mới ở nước ngoài. Ở Việt Nam, từ lâu, người ta đã biết đến ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài đối với việc tăng trưởng nền kinh tế, và do vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các biện pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận thì chỉ mới được quan tâm đến trong một vài năm gần đây. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hầu như vẫn còn mang tính manh mún, tự phát. Trong tương lai, chắc chắn hoạt động này sẽ phát triển. Do vậy, cần có định hướng của Nhà nước để tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển. Đề tài “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á” được dựa trên thực tiễn hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á. Đây là một thị trường khá gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Do vậy, khi đầu tư sang thị trường này các doanh nghiệp đầu tư Việt Nam sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Đây cũng sẽ là bàn đạp để các doanh nghiệp Việt Nam vươn xa sang các thị trường khác trên
  9. thế giới, góp phần tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập hơn vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài là một hoạt động mang đầy tính rủi ro, và không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng thành công. Chính vì vậy, Luận văn thạc sỹ này được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn mà họ sẽ gặp phải khi đầu tư sang thị trường các nước Đông Nam Á. Ngoài ra Luận văn còn gợi ý một số biện pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là sang thị trường Đông Nam Á. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Đây là đề tài mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Các đề tài nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn chỉ tập trung vào thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đề tài về đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài hầu như còn bị bỏ ngỏ. Gần đây khi xuất hiện thực tế là ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài, vấn đề nghiên cứu làm thế nào để các doanh nghiệp “mang chuông đi đánh xứ người” này hoạt động có hiệu quả mới được đặt ra. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả, gần đây, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đã tổ chức các cuộc hội thảo về các thị trường Lào, Campuchia nhằm giới thiệu các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu mang tính giới thiệu về môi trường đầu tư của các nước nói trên, chứ chưa nói lên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường các nước Đông Nam Á . Hiện nay, có rất ít tài liệu nói về vấn đề doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, khi tìm tài liệu cho Luận văn thạc sỹ em cũng chưa thấy có Khoá luận tốt nghiệp hay Luận án tiến sĩ nào nói về vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, có
  10. thể nói đề tài “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á” là một đề tài thạc sỹ hoàn toàn mới, đặc biệt trong chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm: - Làm rõ vai trò của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói chung và đầu tư sang các nước Đông Nam Á nói riêng đối với sự phát triển kinh tế và đối với việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. - Phân tích tình hình đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài nói chung và sang các nước Đông Nam Á nói riêng, từ đó phân tích khả năng thành công, cũng như những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời cũng thấy được các tác động chung của hoạt động này đối với việc phát triển kinh tế của Việt Nam. - Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là sang thị trường các nước Đông Nam Á. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu về lý luận chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài; kinh nghiệm của một số nước trong đầu tư trực tiếp sang các nước Đông Nam Á và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư về hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á và đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực này. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường một số nước
  11. Đông Nam Á trong thời gian 5 năm trở lại đây và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tới năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ công tác nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như: phân tích thống kê, so sánh, diễn dịch, quy nạp 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương Chương 1. Tổng quan về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thị trường đầu tư Đông Nam Á Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á Chương 3. Một số giải pháp thúc đẩy trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á
  12. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI VÀ THỊ TRƢỜNG ĐẦU TƢ ĐÔNG NAM Á 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Đầu tƣ trực tiếp và các hình thức chủ yếu 1.1.1.1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất là đầu tư trực tiếp nươc ngoài xét dưới góc độ của chủ đầu tư. Chính vì vậy, các lý luận chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không có gì khác biệt với lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức của đầu tư quốc tế. Có rất nhiều khái niệm định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài, song có thể đưa ra một khái niệm chung về FDI được nhiều nhà kinh tế chấp nhận như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư” [22, tr. 354] 1.1.1.2. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là: - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tuỳ theo quy định của luật đầu tư từng nước, ví dụ như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định “số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án” hay Luật đầu tư của Nam Tư cũ trước đây quy định “phần của bên đối tác nước ngoài đóng góp không dưới 5% tổng số vốn đầu tư” - Quyền hành quản lý xí nghiệp hay công ty phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp 100% vốn thì xí nghiệp hay công ty đó hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành - Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp hay công ty. Lãi và lỗ của công ty được chia
  13. 2 theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức cho nước chủ nhà 1.1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện dưới các hình thức sau: - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước tiếp nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không hình thành một pháp nhân mới nào. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm: Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không hình thành một công ty mới Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh - Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh. Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là thành viên của nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư ở các nước khác tham gia. Một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. Đặc điểm của hình thức liên doanh này là: Thành lập một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới, và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
  14. 3 Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tuỳ thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn - Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn từ nƣớc ngoài Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là: Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư - Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - vận hành (B.T.O), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (B.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế. 1.1.2. Nguyên nhân thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Có nhiều nguyên nhân nảy sinh hiện tượng đầu tư nước ngoài, trong đó các nguyên nhân chủ yếu nhất là - Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển lực lượng sản xuất, kết quả làm cho chi phí sản xuất hàng hoá giữa các nước không giống nhau. Ngoài ra điều kiện sản xuất giữa các nước không giống nhau, chênh lệch nhau về giá cả hàng hoá sức lao động, tài nguyên, vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý Tìm kiếm sự đầu tư ở bên ngoài cho phép lợi dụng những chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng ví dụ khi đầu tư vào các nước đang phát triển trong đó có Việt
  15. 4 Nam, các nhà đầu tư thường đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động như lắp ráp hàng điện tử, ngành dệt may, chế biến thực phẩm Vì giá nhân công của các nước này rẻ hơn nhiều so với các nước công nghiệp, sản phẩm làm ra cho phép có khả năng cạnh tranh về giá. - Ở các nước công nghiệp phát triển tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần và kèm theo là hiện tượng thừa “tương đối” tư bản ở trong nước. Vì thế đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một xu hướng phổ biến trong các nước này. Theo Bộ Thương mại Mỹ, tỷ lệ lãi trung bình của các công ty Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 23%, gấp 2 lần tỷ lệ lãi trung bình cùng kỳ ở 24 nước công nghiệp phát triển (OECD). [21, tr.22] - Nhu cầu về vốn của thế giới rất lớn, trong khi khả năng tự thoả mãn ở từng nước, từng khu vực có hạn cho nên dẫn tới gia tăng đầu tư quốc tế. Thật vậy, mọi nơi trên thế giới, nhu cầu về vốn tăng vọt. Các nước chậm và đang phát triển cần vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hoá đất nước, đầu tư vào hạ tầng cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đông Á tăng nhanh, lên tới mức 1,3 - 1,5 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004. Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng được dự đoán sẽ tăng. [22, tr.349] - Sự quốc tế hoá kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế phát triển theo hướng mới, các nước đi trước (như Nhật Bản, EU) phải chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ để phát triển ngành dệt, lắp ráp, chế biến được chuyển sang Hàn Quốc, Singapore sau đó là Thái Lan, Philippines và hiện nay chuyển dịch sang các nước chậm phát triển hơn như Việt Nam. Chính sự thay đổi trong phân công lao động này là động lực kích thích đầu tư ra nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh mới. - Đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm bắt được lâu dài và ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao
  16. 5 - Tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm đảm bảo an toàn vốn, phòng chống rủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra ở trong nước. - Sự ra đời của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn tới hoạt động đầu tư nước ngoài, nói rộng ra là hoạt động đầu tư quốc tế sôi động. Sự dịch chuyển vốn giữa các nước diễn ra không ngừng nghỉ. Các công ty đa quốc gia có những ưu thế riêng mà các đối thủ địa phương không có. Các ưu thế này tập trung ở các phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến. Do đó, đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sự phổ biến quốc tế các công nghệ mới và tài sản vô hình, đồng thời làm tăng hiệu quả công tác quản lý hay tổ chức sản xuất. Mặt khác, khi nắm giữ chặt chẽ những ưu thế trên, các công ty đa quốc gia sẽ tác động lên các yếu tố thiên phú riêng của các quốc gia, nhờ đó làm gia tăng thu nhập từ mậu dịch. Cuối cùng, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhiều quốc gia sẽ kích thích cạnh tranh giữa các công ty. 1.1.3. Động cơ và tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.3.1. Động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài Xu hướng chung của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu được lợi nhuận cao và nâng cao uy tín của công ty. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty và mục tiêu của nó ở thị trường nước chủ nhà (trực tiếp nhận đầu tư) mà mỗi nhà đầu tư lại có một động cơ khác nhau trong từng dự án đầu tư. Các động cơ khác nhau trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là: - Động cơ về thị trường: Các công ty thường đầu tư sang các nước khác nhằm mục đích là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ. Do sản xuất sản phẩm cùng loại ở nước chủ nhà nên chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng nguồn lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận
  17. 6 - Động cơ về chi phí: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ ở nước chủ nhà. Hình thức này thích hợp với những lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao động, sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, mức độ ô nhiễm môi trường cao - Động cơ về nguồn nguyên liệu: Các cơ sở đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ cung cấp cho công ty mẹ để tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm. Hình thức này phù hợp với các dự án khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên, hoặc khai thác và sơ chế các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không chỉ đến những nước nhận đầu tư mà ngay cả những nước xuất khẩu tư bản (đầu tư). a) Tác động đối với nƣớc xuất khẩu vốn đầu tƣ  Tác động thuận lợi: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới: Các công ty đa quốc gia thường đạt tới một giai đoạn mà sự phát triển bị hạn chế tại nước của họ. Điều này có thể do sự cạnh tranh mãnh liệt đối với những sản phẩm mà họ bán ra trên thị trường. Ngay cả khi có rất ít cạnh tranh, thị phần của họ trong quốc gia đó có thể đã đạt đến đỉnh cao hay các nhu cầu chung cho sản phẩm ban đầu có thể bị giảm sút do những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Như vậy, giải pháp khả thi là cân nhắc việc lựa chọn một thị trường nước ngoài nơi có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm ấy. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường, nơi có thể đạt được lợi nhuận cao. Các công ty đa quốc gia có thể thâm nhập vào những thị trường khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao. Nếu những công ty khác trong cùng một lĩnh vực công nghệ đã chứng minh được rằng những nguồn thu
  18. 7 nhập cao có thể thực hiện được ở những thị trường khác thì một công ty đa quốc gia nào đó cũng có thể quyết định thâm nhập vào thị trường đó. Họ có thể đưa ra kế hoạch giảm giá bán khá cao đối với sản phẩm đang phổ biến trên thị trường. Một trở ngại phổ biến cho chiến lược này là những người kinh doanh đã có mặt trước đó trong thị trường có thể tìm mọi cách không cho đối thủ mới chiếm đi thị phần của mình, ví dụ bằng cách giảm giá tường đương hoặc thấp hơn mức giá của đối thủ mới khi họ vừa thâm nhập vào thị trường này. - Đầu tư nước ngoài nhằm tăng năng suất: Một công ty có nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm. Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện. - Sử dụng yếu tố nước ngoài trong sản xuất: Các chi phí sử dụng đất đai và lao động có thể khác biệt nhau rất xa giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ. Do thị trường không hoàn hảo ở một số quốc gia chẳng hạn như do thông tin không hoàn hảo, các chi phí giao dịch, di dời dân cư, các rào cản trong việc thâm nhập vào một ngành công nghiệp v.v. làm cho chi phí lao động không nhất thiết tương đương giữa các thị trường. Các công ty đa quốc gia thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác định xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó - Sử dụng nguyên vật liệu nước ngoài: Do các chi phí vận chuyển, một công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước khác, đặc biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng tại nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc sản phẩm tại một nước mà nguyên vật liệu có sẵn. Dù cho sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán ở một nơi nào khác, quyết định nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ không phù hợp - Sử dụng công nghệ nước ngoài: Các công ty đa quốc gia thiết lập ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước
  19. 8 ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế giới. - Khai thác các lợi nhuận về độc quyền: Các công ty có thể trở nên quốc tế hoá nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có. Trên thực tế thị trường thường không bao giờ hoàn hảo, kết quả là một số quốc gia có thể chiếm hữu một số thuận lợi hơn một số quốc gia khác đối với các thị trường khác nhau. Ngay cả trong phạm vi một quốc gia nào đó, một số công ty có thể chiếm hữu một số thuận lợi hơn các công ty khác. Điển hình trong lĩnh vực công nghệ, nếu một công ty nào đó sở hữu công nghệ tiên tiến và đã khai thác được sự thuận lợi này một cách thành công ở thị trường trong nước, công ty đó cũng có khả năng khai thác nó trên thị trường quốc tế. Công nghệ không hề bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới. Công nghệ còn có thể đưa ra một quy trình tài chính, tiếp thị và sản xuất có hiệu quả hơn. Trong một chừng mực nào đó, công ty sẽ được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hoá. - Đa dạng hoá ở tầm cỡ quốc tế: Một trong những lý do tại sao các công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hoá quá trình sản xuất. Nếu tất cả tài sản của một công ty được tổ chức nhằm điều tiết việc kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong một quốc gia, nguồn tiền mặt của công ty rất có khả năng trở nên bất ổn định, đó là kết quả của những tình thế thay đổi trong phạm vi công nghệ của công ty hay trong phạm vi nền kinh tế. Công ty có thể giảm bớt sự thay đổi nguồn tiền mặt bằng cách đa dạng hoá nguyên liệu sản xuất. Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một nước có phần nào chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó. Công ty có thể giảm bớt rủi ro bằng cách chào hàng bán các nguyên liệu và sản phẩm giữa các quốc gia khác nhau. Với việc đa dạng hoá kinh doanh và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho nguồn tiền mặt thực của mình ít bị chao đảo. Mức độ của sự đa dạng hoá
  20. 9 quốc tế có thể làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại tuỳ thuộc vào tiềm năng của thị trường nước ngoài. - Phản ứng với giá trị thay đổi của ngoại tệ: Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó có thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó. Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có thể khá thấp. Nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gian, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên. Ví dụ vào những năm 1980, các công ty Nhật tăng cường việc đầu tư trực tiếp vào Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc và vùng Đông Nam Á, nguyên do một phần do đồng yên tăng mạnh và vào thời điểm đó, mức phí tổn ban đầu tương đối thấp khi thiết lập các công ty con. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là nhằm bù đắp nhu cầu đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái. - Phản ứng với các kiềm hãm thương mại: Trong một số trường hợp, một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công. Ví dụ như nhà máy sản xuất ô tô của Nhật sẽ thành lập một chi nhánh tại Mỹ do tiên đoán rằng việc xuất khẩu ô tô sang Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế thương mại rất nghiêm ngặt. Các rào cản thương mại tiềm ẩn có thể giới hạn hoặc ngăn cản việc xuất khẩu ô tô tại Nhật sang Mỹ và đầu tư trực tiếp vào một công ty con của Nhật tại Mỹ được xem như một chính sách phòng ngự tốt. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị: Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng phát triển sang những nước ổn định hơn. Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị.  Hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đối với các nước xuất khẩu vốn, việc chuyển vốn ra nước ngoài ồ ạtra nước ngoài sẽ làm cho dự trữ ngoại hối bị thâm hụt, khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế.
  21. 10 - Vốn và tài sản từ hoạt động bất hợp pháp như tham nhũng, kinh doanh bất chính được chuyển ra nước ngoài đầu tư, khiến quốc gia bị thất thoát tài sản mà Chính phủ khó kiểm soát và thu hồi rất tốn kém. Ở nước Nga, hàng loạt những tỷ phú xuất hiện từ hoạt động mua rẻ tài sản của Nhà nước, của người dân hoặc hoạt động đầu tư của Ma-phia được chuyển ra nước ngoài đầu tư, làm nước Nga kiệt quệ, khả năng phục hồi và cải thiện nền kinh tế chậm. - Chảy máu chất xám, sự mất vị thế độc quyền về công nghệ cũng có nguyên nhân từ chuyển vốn và công nghệ ra nước ngoài để đầu tư. - Tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước b) Tác động đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ: Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đặc biệt đối với hầu hết tất cả các nước trên thế giới, kể cả đối với những nước đang và chậm phát triển lẫn các nước phát triển  Tác động thuận lợi: - Đối với các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu: đầu tư của nước ngoài có ý nghĩa quan trọng như: các chuyên gia kinh tế của Mỹ sau khi nghiên cứu hiện tượng Nhật ồ ạt đầu tư vào Mỹ (từ 1951 - 1991 Nhật đã đầu tư 148,6 tỷ USD chiếm 42,2% tổng số vốn đầu tư của Nhật ra nước ngoài) [21, tr.352] đã đưa ra nhận định việc đầu tư của Nhật mang lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế Mỹ hơn là mặt hại. Những cái lợi đó là: Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như: thất nghiệp, lạm phát v.v. Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách của Mỹ Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại Mỹ
  22. 11 Giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Nhật - Đối với các nước đang và chậm phát triển: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế. Thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở nước này. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp của các nước chậm và đang phát triển khoảng 35 - 38% tổng số lao động, cho nên hàng vạn công ty có vốn FDI hoạt động tại các nước đang phát triển giúp các nước này giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Ví dụ như Trung Quốc tính đến tháng 9/2002 chỉ riêng lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà nước đã phê chuẩn hơn 414.000 dự án với tổng số vốn đăng ký là 813,66 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư đã thực hiện là 434,78 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động Trung Quốc. Hay ở Việt Nam kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 đến hết năm 2002 đã cấp giấy phép cho 4582 dự án với tổng số vốn đăng ký 50,3 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho gần 400.000 lao động [22, tr. 353] Các dự án FDI cũng góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh, là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất Giúp các nước chậm phát triển giảm một phần nợ nước ngoài. Số nợ hiện nay khoảng 1500 tỷ USD, giá trị tương đương khoảng 86.000 tấn vàng, núi vàng này đang lớn dần lên do lãi mẹ đẻ lãi con và phải tiếp tục vay thêm để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội ở trong nước [22, tr.353] Ngoài ra, thông qua tiếp nhận đầu tư nước ngoài, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài  Hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài
  23. 12 Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn nhanh và mục tiêu vì lợi nhuận của các nhà đầu tư. Hơn nữa, lợi dụng có sự chênh lệch về trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật giữa các nước, những nước có trình độ phát triển cao hơn khi đầu tư ra nước ngoài ở một số dự án đã chuyển giao công nghệ cũ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường ở nước tiếp nhận đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các dự án FDI, cạnh tranh gay gắt với các nhà đầu tư nội địa, làm thị phần của các nhà đầu tư nội địa bị thu hẹp, một bộ phận không nhỏ bị phá sản Tính tự chủ trong xây dựng cơ chế chính sách kinh tế bị giảm, khi các nhà đầu tư nước ngoài gây sức ép với Chính phủ của họ thông qua con đường ngoại giao đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải thay đổi cơ chế chính sách luật lệ theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư FDI. 1.1.4. Những xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới hiện nay Nghiên cứu tình hình đầu tư quốc tế trực tiếp từ năm 1960 trở lại đây, các chuyên gia đã nhận định sự thay đổi đầu tư theo các xu hướng chính yếu sau: 1.1.4.1. Vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu chảy vào các nước công nghiệp phát triển (OECD) Nếu ở đầu thế kỷ 20 trên 70% vốn đầu tư tư bản đổ vào các nước chậm và đang phát triển để khai thác tài nguyên của các nước này với tư cách là thuộc địa, thì sau chiến tranh thế giới thứ 2, khu vực Tây Âu là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nhất. Thời gian này, Tây Âu thu hút đến 158 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó một nửa là vốn của Mỹ nhằm khôi phục lại Châu Âu bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thế giới [21, tr.41] Ngày nay, các nước công nghiệp phát triển vẫn là vùng thu hút vốn đầu tư nhiều nhất: Năm 1999 các nước công nghiệp phát triển chiếm 76,5% tổng số vốn
  24. 13 đầu tư FDI của thế giới là 865 tỷ USD, trong khi đó các nước đang phát triển chiếm 3/4 dân số chỉ chiếm 23,5% vốn đầu tư FDI khoảng 192 tỷ USD. Sang năm 2000 có 200 tỷ USD vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong khi đó chỉ riêng Mỹ năm 2000 thu hút 200 tỷ USD vốn FDI (Năm 2001 Mỹ thu hút 124 tỷ USD, năm 2002 chỉ thu hút 44 tỷ USD do ảnh hưởng của sự kiện 11/9) EU cũng là trung tâm thu hút vốn đầu tư FDI của thế giới: Năm 1998 thu hút 230 tỷ USD, năm 1999: 280 - 290 tỷ USD [21, tr.41] Sở dĩ các nước công nghiệp phát triển là những nơi thu hút vốn đầu tư FDI nhiều là do: - Làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty diễn ra chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển - Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm tích tụ, tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn ở các nước tư bản phát triển như ngành bán dẫn vi điện tử, ngành công nghệ sinh học, sản xuất người máy v.v lợi nhuận siêu ngạch thu được từ các ngành này đã tạo ra lực hấp dẫn đối với dòng đầu tư quốc tế - Các nước công nghiệp phát triển được xem là những thị trường có khả năng tiêu thụ và thanh toán lớn, địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển - Môi trường đầu tư ở các nước tư bản phát triển ổn định và hấp dẫn do: chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh điều tiết xã hội hữu hiệu, thêm vào đó hạ tầng cơ sở hiện đại, lao động có trình độ kỹ thuật cao. Trong khi đó, điều kiện chính trị và kinh tế ở các nước đang phát triển thiếu ổn định: đảo chính, nội chiến, cải tổ hệ thống chính trị theo hướng đa nguyên thêm vào đó hạ tầng cơ sở yếu kém đã cản trở dòng chảy của tư bản vào các nước này. - Chính sách bảo hộ ngày nay chặt chẽ tinh vi ở các nước phát triển buộc các nước tư bản phát triển khác phải xây dựng các “căn cứ” nằm trong lòng các nước này để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu Nghiên cứu xu hướng này cho thấy hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng: xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, tạo lập nền chính trị ổn định có đường lối
  25. 14 nhất quán, nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia, chú ý phát triển nguồn nhân lực là những yếu tố nội lực quan trọng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.4.2. Thay đổi trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu thế kỷ 20, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan là những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Đến giữa thế kỷ 20, Mỹ nhảy lên dẫn đầu thế giới, sau đó đến Anh, Pháp về khối lượng tư bản đầu tư ra nước ngoài Còn từ thập niên 70 trở lại đây, Nhật Bản nổi lên như là cường quốc đầu tư lớn, hiện nay Nhật trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ và các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ. Trong một vài năm gần đây, một hiện tượng gây sự chú ý trong lĩnh vực đầu tư FDI là các nước công nghiệp mới (NIEs) ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương đang vươn lên trở thành các thế lực đầu tư mạnh, đặc biệt là các nước: Singapore, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc luôn vượt qua Nhật, Mỹ, EU trở thành chủ đầu tư lớn nhất ở vùng Châu Á. Xu hướng này cho thấy không chỉ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản mới là những nhà đầu tư lớn trên thế giới, mà những nền kinh tế ít phát triển hơn cũng có thể là những nhà đầu tư hàng đầu thế giới, nếu biết chọn đúng thị trường ngách để đầu tư. 1.1.4.3. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào lĩnh vực truyền thống, đó là các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp bằng cách đầu tư vào các đồn điền và các ngành chế biến nông sản. Ngày nay lĩnh vực đầu tư đã thay đổi. Khi đầu tư vào các nước tư bản phát triển thì các nước chủ đầu tư tham gia nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, mà chủ yếu là tập trung vào thương mại và tài chính, và những ngành kỹ thuật mới như: công nghệ thông tin, thiết bị viễn thông, sản xuất ô tô, công nghệ sinh học Hoạt động
  26. 15 đầu tư chủ yếu thực hiện thông qua việc sáp nhập, mua lại để thành lập các “siêu” công ty độc quyền chi phối hoạt động kinh doanh của toàn cầu. Còn khi đầu tư vào các nước đang phát triển thì quan điểm của những nhà đầu tư là: - Giảm tới mức tối đa rủi ro của đầu tư bằng cách đầu tư vào các dự án vừa phải, khả năng thu hồi vốn nhanh - Đầu tư vào các dự án cho phép lợi dụng triệt để các điều kiện ưu đãi mà nước tiếp nhận đầu tư dành cho - Đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên chiến lược như sắt, thép, dầu mỏ - Đầu tư vào các ngành có ngay thị trường ở các nước tiếp nhận đầu tư Tóm lại, một chiến lược đầu tư ra nước ngoài muốn đạt hiệu quả cần phải cân nhắc lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp đối với mỗi thị trường đầu tư. Ngược lại, một chính sách thu hút vốn đầu tư FDI muốn có hiệu quả thì cần phải tính đến sự thay đổi của các nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư. 1.1.4.4. Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia trong hoạt động FDI Theo UNCTAD - Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc, hiện nay có hơn 53.000 công ty xuyên quốc gia với gần 500.000 cơ sở sản xuất ở khắp toàn cầu, chiếm gần 2/3 tổng giá trị thương mại quốc tế, 4/5 nguồn vốn đầu tư FDI và 90% kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới. Trong số này có 500 siêu công ty có quy mô lớn. Một trong những kinh nghiệm của Trung Quốc rút ra khi nghiên cứu đặc điểm này là: phải xây dựng chiến lược vận động đầu tư có trọng điểm, chào mời xúc tiến đầu tư theo địa chỉ và ưu tiên hàng đầu là thuyết phục các siêu công ty vì chẳng những thu hút được các dự án lớn, mà còn theo sau sự đầu tư của các siêu công ty, là những công ty có quy mô nhỏ hơn vào đầu tư. Ngược lại, ở vị thế người đi đầu tư, Trung Quốc cũng thấy rằng, đầu tư theo tập đoàn có sức mạnh kinh tế lớn hơn và tránh được rủi ro nhiều hơn. Khi một thị trường đầu tư có nguy cơ đổ vỡ, các tập đoàn lớn sẽ có khả năng chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác nhanh hơn. Không những thế, khi đầu tư
  27. 16 theo tập đoàn, các chủ đầu tư sẽ thâu tóm được các công ty vệ tinh và có ảnh hưởng nhiều hơn đến nước tiếp nhận đầu tư. [21, tr.45] 1.2. XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA THẾ GIỚI VÀO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 1.2.1. Giới thiệu về khu vực Đông Nam Á Hiện nay, thị trường Đông Nam Á đang được đánh giá là khu vực kinh tế phát triển khá năng động trên thế giới. Với số dân hơn 550 triệu người và GDP là khoảng 572 tỷ USD, Đông Nam Á tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào để tìm kiếm lợi nhuận. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có những nét tương đồng về nhiều mặt, bên cạnh những nét độc đáo riêng có của từng quốc gia, làm nên một khu vực Đông Nam Á vừa thống nhất vừa đa dạng. 1.2.1.1. Vị trí địa lý Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Nam của Trung Quốc và phía Đông của Ấn Độ. Người ta thường chia khu vực này thành 2 tiểu vùng chính là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. Vùng lục địa bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Vùng biển đảo gồm có Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Cách phân loại này tuy đơn giản, nhưng lại rất thuận tiện, chẳng những có thể phân chia khu vực Đông Nam Á về địa lý, về văn hoá mà còn cả về kinh tế nữa. Các nước ở vùng Đông Nam Á lục địa có một lãnh thổ liên tục, còn ở vùng biển đảo, mỗi nước lại bị biển phân chia thành các mảnh nhỏ. Riêng ở Philippines đã có khoảng 7000 hòn đảo, còn ở Indonesia thì số đảo lên tới 13000. [25, tr.13] Khu vực Đông Nam Á nằm trên một diện tích vào khoảng 45 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 200 Bắc đến 110 Nam và từ kinh độ 920 Đông đến 1410 Đông. Chỉ trừ một phần nhỏ của Myanmar, toàn bộ vùng Đông Nam Á nằm trong khu vực giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam, nơi có các điều kiện khí hậu giống với các nước nhiệt đới. Nhiệt độ thay đổi rất ít giữa các miền khác nhau và giữa các tháng trong năm.
  28. 17 1.2.1.2. Về văn hoá: Các nước Đông Nam Á có đặc điểm giống nhau, đó là sự đa dạng về văn hoá. Sự đa dạng này xuất phát từ việc pha trộn các cộng đồng người với các tôn giáo khác nhau. Ở Đông Nam Á có hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo có mặt ở khắp nơi trên vùng Đông Nam Á lục địa, đạo Hồi có mặt ở các nước biển đảo như Brunei, Indonesia, Malaysia ngay từ thế kỷ XIII. Thế kỷ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã đưa Thiên chúa giáo vào Philippines. Bên cạnh các tôn giáo lớn này, còn có các nhóm tôn giáo khác cùng tồn tại. Ví dụ như, ở các quần đảo phía nam Philippines có một cộng đồng người theo đạo Hồi khá lớn, còn ở hai hòn đảo Irian Jaya và Bali của Indonesia thì đạo Cơ đốc và đạo Hindu lại lần lượt là các tôn giáo chính. Sự đa dạng về tôn giáo dẫn đến sự phức tạp trong hệ thống chính trị của các nước Đông Nam Á.[25, tr.13] Ở các nước Đông Nam Á đa phần là dân số trẻ. Tuy nhiên trình độ lao động của từng quốc gia lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Ở những nước có tốc độ kinh tế phát triển hơn như Singapore, Thái Lan, Brunei thì mặt bằng dân trí nói chung cao hơn ở những nước khác. 1.2.1.3. Về kinh tế: Do sự giống nhau về điều kiện khí hậu nên các nước Đông Nam Á, trừ Singapore, đều là các nước nông nghiệp lúa nước. Hầu hết các nước Đông Nam Á trồng lúa nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chỉ có Thái Lan, Việt Nam là có xuất khẩu gạo, Myanmar cũng có gạo xuất khẩu, nhưng không đáng kể. Đông Nam Á là một trong những khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. Các nguồn tài nguyên này chia thành 3 loại: khoáng sản, dầu khí và gỗ. Đã có thời kỳ Malaysia là nước đứng đầu thế giới và khu vực về sản xuất thiếc. Tuy nhiên, hiện nay, Indonesia đã vươn lên dẫn đầu về sản xuất thiếc ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới. Năm 1999, Indonesia sản xuất được
  29. 18 50.000 tấn thiếc và người ta ước tính rằng tổng trữ lượng thiếc cả ngoài khơi và ở thềm lục địa của nước này có thể lên tới hơn 1 triệu tấn. Tình hình kinh tế chung nhất của các nước ASEAN thể hiện qua bảng 1.1 sau: Bảng 1.1. Tổng quan kinh tế của các nƣớc ASEAN - 10 năm 2001 Tốc độ tăng Dân số Diện tích Các ngành công nghiệp chủ GDP (tỷ Nƣớc trƣởng GDP (ngƣời) (km2) yếu USD) (%) trung bình Brunei 343.653 5769 Lọc dầu, dầu và khí đốt 3,0 4,6 Hoá chất, máy móc và trang Indonesia 228.437.870 1,9 triệu thiết bị chế biến nông sản 3,3 153,3 nhiệt đới Chế biến thực phẩm, khai thác than đá và dầu, hoá chất Malaysia 23.300.000 329.750 8,3 89,3 và các sản phẩm về hoá chất, linh kiện điện tử Điện tử, hoá chất, máy lọc Philippines 82.841.518 300.000 3,6 75,2 dầu, máy móc, may, da Xe hơi, vật liệu xây dựng, Singapore 4.300.419 647,5 linh kiện điện tử, sản phầm 1,1 92,3 dầu Dầu và khí đốt, chế biến thực Thailand 61.797.751 514.000 4,3 121,9 phẩm, vật liệu xây dựng CN dệt, thép, da, khai thác Vietnam 79.939.014 329.580 6,1 31,3 dầu, khí, nông sản Điện, quần áo, chế biến cà Myanmar 45.600.000 678.500 4,9 - phê, gỗ gạo Laos 5.635.961 238.800 Dệt, gỗ, chế biến thực phẩm 4,0 1,7 Điện - điện tử, khoáng sản, Cambodia 12.491.501 181.040 5,4 3,2 dệt may Nguồn: Thư ký ASEAN - Số liệu thống kê 2001 Nhìn vào số liệu trong bảng 1.1 ta có thể thấy, nền kinh tế các nước ASEAN được chia thành hai nhóm: nhóm các nước có nền kinh tế phát triển hơn, cơ cấu
  30. 19 sản phẩm đi theo hướng dịch vụ và công nghiệp, còn nhóm thứ hai gồm các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, cơ cấu sản phẩm vẫn chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp. Điều này cũng là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài xác định lĩnh vực đầu tư vào từng nước. 1.2.1.4. Môi trường đầu tư Do có sự gắn bó về địa hình và các nguồn lực tự nhiên, dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các nước Đông Nam Á đã liên kết lại tạo ra một khối chung thống nhất với mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước thành viên. Hiệp hội các nước Đông Nam Châu Á, viết tắt là ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băngkok, Thái Lan. Số thành viên ban đầu là 5 nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia. Sau đó, năm 1984 kết nạp thêm Brunei, 1995 kết nạp Việt Nam, 1997 kết nạp Lào và Mianmar, tới năm 1999 kết nạp thành viên thứ 10 là Campuchia. Để xây dựng ASEAN vững mạnh về kinh tế, giữa các nước thành viên đã thực hiện nhiều chương trình hợp tác kinh tế, trong đó chương trình quan trọng nhất trong lĩnh vực đầu tư là chương trình xây dựng ASEAN thành khu đầu tư - AIA - ASEAN Investment Area. Mục tiêu của các hiệp định của ASEAN có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp là nhằm biến khu vực Đông Nam Á gồm hơn 500 triệu dân trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư quốc tế; đồng thời Thúc đẩy sự tự do hoá đầu tư giữa các nước thành viên bằng các điều kiện thuận lợi; và Xây dựng cơ chế kỹ thuật phục vụ cho giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư. Hiệp định cơ bản về khu vực đầu tư ASEAN - AIA được ký kết ngày 7/10/1998 tại Manila, Philippines tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 30 của các nước ASEAN. Theo tinh thần của Hiệp định thì tới 1/1/2010 ASEAN trở thành khu vực đầu tư thuận lợi với 3 vấn đề cơ bản được giải quyết, đó là: hợp tác hoá và thuận lợi hoá hoạt động đầu tư, cùng tiến hành xúc tiến và nhận thức
  31. 20 đầu tư, và xây dựng chương trình tự do hoá đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN. Mục tiêu chủ yếu của AIA là làm tăng dòng vốn đầu tư từ các nước ASEAN và ngoài khối ASEAN vào các nước thành viên bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư và mở cửa hơn nữa và tự do hoá vùng đầu tư ASEAN. Để thực hiện mục tiêu trên, các Hiệp định AIA đề cập đến 7 biện pháp cơ bản nhất: Mở cửa các ngành công nghiệp cho phép đầu tư bao gồm các ngành nằm trong danh mục cắt giảm thuế (Temporary Exclusion list - TEL) và các ngành nằm trong danh mục loại trừ tạm thời (Sensitive list - SL) cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư ngoài khối vào năm 2020 Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia (trừ một số các ngoại lệ) nằm trong danh mục TEL và SL cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 Hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân trong AIA Phối hợp hành động để giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí đầu tư: chi phí thủ tục, chi phí xúc tiến đầu tư qua đó nâng cao tính hấp dẫn của AIA Thuận lợi hoá dòng chảy vốn đầu tư, nâng cao trình độ lao động và tính chuyên nghiệp của chuyên gia và nâng cao trình độ kỹ thuật của các quốc gia ASEAN Thực hiện rõ ràng và công khai chính sách, luật lệ, quy tắc và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tư Tiến tới hoàn thiện và thống nhất quá trình đầu tư giữa các nước ASEAN.
  32. 21 Hiệp định AIA mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư như: môi trường đầu tư thuận lợi và được hưởng những ưu đãi trong hoạt động kinh doanh tương tự như các nhà đầu tư của nước chủ nhà. Nhân tố chủ chốt mang tính đột phá của AIA là khái niệm rất rộng về “nhà đầu tư ASEAN”. Nhà đầu tư ASEAN là nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về vốn cổ phần và quốc tịch của nước thành viên được đầu tư. Điều này có nghĩa là một hãng do một công ty đa quốc gia sở hữu có một dự án đầu tư ở một nước ASEAN đáp ứng các yêu cầu về quốc tịch và vốn cổ phần sẽ được hưởng những ưu đãi trong khuôn khổ AIA giống như những công ty thuộc nước được đầu tư đó Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư trong AIA là lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp, đánh cá, lâm nghiệp, khai khoáng, dịch vụ và các ngành có liên quan. Như vậy, AIA đem đến rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư kể cả trong nội bộ khu vực Đông Nam Á và cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động trong AIA các doanh nghiệp cũng gặp không ít các thách thức trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao hơn. 1.2.2. Thị trƣờng Đông Nam Á - điểm đến của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Do những lợi thế về địa hình và nhân lực, môi trường kinh doanh thuận lợi nên từ lâu khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cái phễu thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998, môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á đã có những bước cải thiện đáng kể và dần lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, trong một thập kỷ trở lại đây Đông Nam Á được coi là một trong những khu vực hấp dẫn nhất đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm 2004, khu vực ASEAN đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tới 25,6 tỷ USD, quý I năm 2005, đầu tư ở khu vực này đã tăng 5,8 tỷ USD. Đầu tư vào khu vực Đông Nam Á tăng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các ngành dịch vụ và sản xuất. Nguyên nhân của vốn FDI vào ASEAN
  33. 22 tăng là do tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực, môi trường đầu tư của các nước này được cải thiện, nhu cầu linh kiện, điện tử trên thế giới tăng, việc tư nhân hoá thành công tài sản Nhà nước ở một số nước, giá dầu tăng. Ngoài ra, một số công ty lớn đang hoạt động tại ASEAN tiếp tục mở rộng, tái đầu tư. Điểm quan trọng làm ASEAN trở thành nơi thu hút sự chú ý của quốc tế vì đây là một khối kinh tế tăng trưởng nhanh và có nhiều tiềm năng. Thực tế, với một thị trường có dung lượng hơn 500 tỷ USD thì ASEAN tương đương với vùng kinh tế bùng nổ ven biển duyên hải phía Đông của Trung Quốc. Một điểm nữa đáng lưu ý là ASEAN chiếm tới 40% nguồn năng lượng dầu mỏ và gas của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các nước ASEAN đang lấy lại đà tăng trưởng và đây là cơ hội rất lớn đối với giới kinh doanh quốc tế. Những nền kinh tế đứng đầu về đầu tư vào ASEAN năm 2004 là Hoa Kỳ (chiếm tỷ trọng 20%), Nhật Bản (10%), trong nội bộ ASEAN (9,5%) và Anh (7%). Lĩnh vực sản xuất vẫn là nơi nhận được nhiều đầu tư nhất (chiếm tỷ trọng 45% tổng vốn đầu tư), trong đó chủ yếu từ các nhà đầu tư Nhật Bản và EU. Tiếp theo trong danh sách các lĩnh vực nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất là tài chính và các dịch vụ liên quan, bao gồm cả bảo hiểm (30%), trong đó Hoa Kỳ là nhà đầu tư chủ yếu ở lĩnh vực này. Các lĩnh vực còn lại như thương mại, bất động sản, dịch vụ, nông nghiệp, thuỷ sản, khai khoáng và xây dựng chiếm 25% còn lại. Những ngành thu hút được nhiều FDI nhất trong lĩnh vực sản xuất là điện và điện tử, hoá chất và các sản phẩm hoá chất, chế tạo các sản phẩm kim loại, rau quả và máy móc thiết bị. Nhằm thu hút đầu tư hơn nữa, khu vực Đông Nam Á đang tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư, thúc đẩy các liên kết ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - EU, ASEAN - Trung Quốc nhằm mở đường cho dòng vốn đầu tư từ các nước này chảy vào khu vực.
  34. 23 Những biện pháp tích cực này khiến cho dòng vốn đổ vào khu vực ASEAN ngày càng tăng. Bảng 1.2. Dòng vốn FDI chảy vào khu vực ASEAN từ năm 2000 - quý I/2004 Đơn vị: Triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 Quý1/2004 N•íc chñ nhµ Brunei 549 526 1.035 3.123 34 Cambodia 149 149 145 87 18 Indonesia -4.550 -3.279 145 -596 432 Laos 34 24 25 19 5 Malaysia 3.788 554 3.203 2.473 927 Mianmar 208 192 191 128 - Philippines 1.345 982 1.111 319 -15 Singapore 17.218 15.038 5.370 11.431 5.775 Thailand 3.350 3.886 947 1.869 166 Vietnam 1.289 1.300 1.200 1.450 - Tổng cộng 23.379 19.373 13.733 20.304 7.342 Nguồn: Thư ký ASEAN - Dữ liệu FDI năm 2004 Như vậy, mặc dù sau năm 2000, vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực ASEAN giảm sút, song trong những năm tiếp theo, dòng vốn này đã tăng trở lại. Điều đó cho thấy, khu vực ASEAN đã lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong số các nước ASEAN thì Singapore là nơi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất, tiếp theo đó là Malaysia và một số nước khác như Thái Lan, Brunei, Philippines, Việt Nam. Số liệu thống kê cũng cho thấy sự không ổn định trong môi trường đầu tư của Indonesia. Liên tiếp trong 2 năm 2000 và 2001 các nhà đầu tư đã rút vốn ra khỏi Indonesia. Sang năm 2002, tình hình có cải thiện hơn một chút, song tới năm 2003 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước
  35. 24 này lại giảm. Tình hình của Indonesia là lời cảnh báo cho các nước ASEAN trong việc phải cải thiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản được coi là một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới hiện nay. Các công ty đầu tư của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, các công ty của Nhật Bản đã tìm đường đầu tư vốn sang các nước khác để thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động của mình. Vào thời gian này, đồng Yên của Nhật lên giá mạnh làm thay đổi rõ rệt cơ cấu lợi thế so sánh giữa Nhật Bản và các nước đang phát triển Tây Thái Bình Dương theo hướng bất lợi cho Nhật Bản. Chẳng hạn, do đồng Yên cao nên hàng ghi hình, ghi âm, đài và hàng điện tử khác của các nước công nghiệp mới (NIEs) xuất khẩu chỉ với giá chưa đầy một nửa giá các sản phẩm cùng loại do Nhật chế tạo. Vì vậy, những ngành công nghiệp bị bất lợi, trước hết là những ngành sản xuất hàng chế tạo, xuất khẩu cần nhiều lao động, có kỹ thuật thấp và trung bình phải đầu tư vào các nước trong khu vực này để có được chi phí sản xuất thấp hơn. Để khuyến khích các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài, ngay từ năm 1985 Chính phủ Nhật đã miễn nghĩa vụ phải báo cáo với Bộ tài chính đối với các công ty Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng nở rộ. Vào giữa năm 1986, những địa bàn lớn thu hút các khoản đầu tư trực tiếp này là các NIEs châu Á, đặc biệt là Đài Loan và Hàn Quốc. Nhưng từ năm 1987, sau khi các đồng tiền của NIEs cũng lên giá mạnh, làn sóng đầu tư này đã lan rộng sang các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Singapore. Những khoản
  36. 25 đầu tư này không chỉ nhằm thiết lập những hợp doanh hoặc chi nhánh mới do Nhật sở hữu hoàn toàn, mà còn nhằm mở rộng sản xuất, cũng như mở thêm những dây chuyền sản xuất mới cho các hoạt động hiện hành trong các hợp doanh đó. Do đồng Yên cao, nên những ngành công nghiệp máy móc, thiết bị và sản phẩm trung gian không thể kiếm được lợi nhuận nhờ sản xuất trong nước nữa, thậm chí việc sản xuất ở nước ngoài rồi xuất khẩu trở lại Nhật Bản đã trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với máy móc thông dụng, cần nhiều kỹ thuật thấp, trung bình. Mặt khác, các hợp doanh và các chi nhánh của Nhật Bản tại nước ngoài cũng không thể tiếp tục mua những nhập lượng quá đắt từ các công ty mẹ của Nhật như trước được nữa. Do vậy, các nhà chế tạo máy móc và thiết bị của Nhật đã đầu tư mạnh ra nước ngoài, nhất là các nước đang phát triển, để sản xuất cung cấp cho các cơ sở của họ và trở lại cho các công ty mẹ ở Nhật Bản. Khuynh hướng đầu tư trực tiếp này của khu vực công nghiệp chế tạo Nhật Bản không chỉ tiếp tục phát triển sản xuất ở các nước trong khu vực để khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động rẻ, đối phó với chính sách thay thế nhập khẩu của các nước đó, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu từ khu vực, lợi dụng những ưu thế đã được gia tăng do đồng Yên lên giá của họ để sản xuất cho cả thị trường sở tại lẫn thị trường thứ ba, không những thế còn tận dụng được những ưu đãi mà các nước phát triển Âu Mỹ dành cho khu vực, đồng thời tránh được hàng rào buôn bán ở những thị trường này đánh trực tiếp vào các mặt hàng “made in Japan”. Khu vực Đông Nam Á là một thị trường đầu tư quan trọng của Nhật Bản. Mặc dù cho đến nay vốn đầu tư của Nhật Bản trải rộng khắp toàn cầu, nhưng khu vực Đông Nam Á vẫn là một điểm đến thu hút được sự quan tâm của khá nhiều công ty Nhật. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 nổ ra ở châu Á làm luồng vốn đầu tư đến từ Nhật Bản giảm sút, nhưng sau đó, khi nền kinh tế các nước dần dần hồi phục, dòng vốn đầu tư lại quay ngược trở lại. Bên cạnh Trung Quốc, các nước Đông Nam Á là những nơi tiếp nhận vốn đầu tư nhiều nhất của
  37. 26 Nhật ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, sau vụ xuất bản sách giáo khoa lịch sử ở Nhật, thì người Trung Quốc đang tẩy chay những gì thuộc về Nhật Bản, và do vậy, số vốn đầu tư của các công ty Nhật lại đang chuyển hướng về phía các nước Đông Nam Á. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Đầu tư ra nước ngoài là một trong những biện pháp thúc đẩy kinh tế mà hiện nay Thủ tướng Trung Quốc Trung Dung Cơ rất tâm đắc. Một mặt, Bắc Kinh đẩy mạnh quan hệ thương mại ở cấp Chính phủ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á, mặt khác, các công ty trong nước đều ráo riết tìm cách mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Các công ty Trung Quốc tâm niệm rằng: “Để vượt qua những thách thức khi gia nhập WTO, người Trung Quốc không thể ngồi chờ đối thủ đến. Chỉ có ra ngoài bạn mới biết thế giới rộng lớn nhường nào và bắt nhịp được với luật chơi của các đại gia”. Và họ đã thực hiện được những gì họ mong muốn. Có thể thấy hiện nay, hàng Trung Quốc đang tràn ngập khắp nơi trên thế giới, và tất nhiên, không loại trừ các nước Đông Nam Á. Xe máy nguyên chiếc hoặc xe có lắp ráp linh kiện Trung Quốc chiếm đến 70% thị phần Việt Nam. Tại Indonesia, Trung Quốc có đại diện trong 8 hãng sản xuất xe máy lớn nhất. Trên những ngả đường Jarkarta xuất hiện nhan nhản biển quảng cáo của các công ty sản xuất điện thoại di động, tủ lạnh và máy điều hoà nhãn hiệu Haier Group. Tập đoàn này đã vươn chiếc vòi bạch tuộc tới Indonesia, Philippines, Malaysia, Iran, Mỹ, Nam Phi. Không chịu thua kém, New Hope Group cũng đầu tư 20 triệu USD vào các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam và Philippines. Một trong những gã khổng lồ chinh chiến nhiều nhất là Ngân hàng Trung Quốc (BoC). Với các chi nhánh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, họ đã đặt chân lên hầu hết các nước lớn ở khu vực Châu Á. BoC không chỉ quan tâm đến các dịch vụ tài chính tín dụng mà còn tham gia cải thiện cơ sở hạ tầng, chẳng hạn xây cầu đường, xe lửa Đối với Bắc Kinh,
  38. 27 đây là một trong những cách chứng tỏ sức mạnh và ảnh hưởng của một cường quốc. Hiện tại, Trung Quốc hợp tác với các nước ở rất nhiều lĩnh vực như hàng không, gỗ, giấy, nhiên liệu Vốn đầu tư ra nước ngoài của đất nước này tăng nhanh kỷ lục. Năm 1999, Chính phủ mới phê chuẩn cho các dự án vào Đông Nam Á khoảng 72 triệu USD, một năm sau đã tăng 50%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế thì trên thực tế số tiền rót ra nước ngoài còn cao hơn gấp nhiều lần. [5, tr.36] Nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào thời kỳ ổn định và phát triển nhanh. Các số liệu về tăng trưởng kinh tế ở mức cao, sự phát triển mạnh của ngành hàng không vũ trụ và thành tựu to lớn đạt được trong những ngành khoa học mũi nhọn mà Chính phủ Trung Quốc công bố, cho thấy nước này đang nỗ lực thực hiện tham vọng trở thành siêu cường thế giới vào năm 2020. Hiện Trung Quốc đang rất tích cực tham dự vào hầu hết mọi công việc quốc tế và theo đuổi chiến lược nhằm khẳng định vị trí của mình trên toàn cầu. Sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc đang tạo nên xu hướng thay đổi công nghệ, chuyển các công nghệ tiêu hao năng lượng lớn, gây ảnh hưởng môi trường ra nước ngoài. Điều này là tất yếu trong quá trình phát triển. Trung Quốc đã đàm phán hơn 100 Hiệp định thương mại và đầu tư song phương hoặc đa phương. Trong giai đoạn hiện nay, mở rộng đầu tư trực tiếp ở nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế nội địa là giải pháp tối ưu của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rõ rằng mặc dù có dư tiền vốn nhưng nếu đầu tư quá nhiều ở trong nước sẽ làm cho nền kinh tế quá nóng, gây thêm sức ép cho đồng nhân dân tệ và làm mất ưu thế cạnh tranh của thị trường có giá nhân công rẻ. Vì vậy, tăng cường đầu tư ở nước ngoài, chú trọng vào khâu sản xuất nguyên liệu để đưa về nước cung cấp cho các ngành chế tạo, hoá dầu là một hướng đi đúng. Một nguyên nhân khác kích thích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài là để tránh các biện pháp đối kháng của các nước đánh vào hàng xuất
  39. 28 khẩu Trung Quốc, như áp đặt hạn chế thương mại, áp đặt thuế chống bán phá giá. Có thể lấy ví dụ trong lĩnh vực dệt may, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tính đến chuyện chuyển một số cơ sở sản xuất ra nước ngoài do có nhiều giới hạn hơn trong xuất khẩu hàng dệt may đến Mỹ. Washington đã áp đặt hạn chế lên nhập khẩu của khoảng 10 loại hàng may mặc và vải Trung Quốc sau khi hệ thống hạn ngạch toàn cầu bị dỡ bỏ vào 1/1/2005. Và những đối tác có thể thay thế Trung Quốc làm công việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc chính là những “ông bạn láng giềng” - ASEAN, những nơi có ưu thế về nhân công và nguyên liệu trong lĩnh vực này. Đầu tư sang các nước ASEAN để gây ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực này cũng là một chiến lược “bao sân”, giúp Trung Quốc có thể bảo vệ được “mạng sườn“ phía Tây Nam của mình. Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng không muốn chậm chân, bỏ lỡ cơ hội ở khu vực kinh tế phát triển khá năng động này. 1.3.3. Kinh nghiệm của các nền kinh tế công nghiệp mới - NIEs Các nền kinh tế công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong kong là những nền kinh tế phát triển khá năng động, một mặt vẫn không ngừng kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, mặt khác vẫn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài. Những nước này hiện nay là những nhà đầu tư lớn trên thế giới. Đầu tư ra nước ngoài để kéo dài chu trình vòng đời sản phẩm ở nước ngoài, di chuyển các công nghệ đã khấu hao sang nước khác để tìm kiếm nguồn lợi mới là một trong những bước đi để thực hiện chiến lược “hướng ngoại” của các quốc gia này. Có thể lấy ví dụ ở Hàn Quốc: Sau một thời gian dài tập trung vào phát triển kinh tế ở trong nước, giờ đây Hàn Quốc đang xúc tiến Chiến lược “hướng ngoại” và trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu Châu Á với một loạt các tập đoàn và công ty đa quốc gia, như Hyundai và Samsung có khả năng cạnh tranh không thua kém gì so với các tập đoàn hùng hậu của Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu.
  40. 29 Chiến lược hướng ngoại của các công ty Hàn Quốc được thúc đẩy với khẩu hiệu “Đầu tư ra nước ngoài là yêu nước”. Trước đây đầu tư vào trong nước là tốt và những gì đưa ra nước ngoài bị coi là trái ngược, và thậm chí bị coi là làm thâm hụt nguồn vốn ngoại tệ, giảm vốn để phát triển kinh tế trong nước. Nhưng giờ đây, đầu tư ra bên ngoài được khuyến khích và được coi là góp phần nâng cao công nghệ trong nước. Bốn lĩnh vực phản ánh rõ chiến lược “hướng ngoại” hiện nay của các công ty Hàn Quốc là: chế tạo ô tô, thép, điện thoại di động và năng lượng. Tờ New York Times đã đánh giá Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Châu Á, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, và khu vực Đông Nam Á. Đối với các nước Đông Nam Á thì Đài Loan, Singapore là những nhà đầu tư quen thuộc và là những đại gia được chào đón nhất. Những quốc đảo nhỏ bé này, mặc dù với diện tích và dân số không lớn, tài nguyên hầu như không có gì, lại là những nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Điều này được lý giải một phần bởi việc đầu tư vốn sang các nước khác, tận dụng nguồn lao động nhiều và rẻ, nguồn tài nguyên phong phú và chi phí đất đai và quản lý thấp ở những nước này. Các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á là dệt may, giày dép, Singapore từ lâu đã gặp phải vấn đề khó khăn về giá nhân công, đất đai, chi phí sản xuất cao, tốc độ tăng dân số thấp, cơ cấu dân số đang già đi, đi đôi với việc cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt. Nhằm đối phó với những thách thức này, Singapore chủ trương nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng cường đầu tư ra nước ngoài và tìm kiếm thị trường, nguồn tài nguyên và kỹ thuật mới, đặc biệt chú trọng vào việc thành lập các tam, tứ giác phát triển với các nước láng giềng để phục vụ cho chủ trương trên và đưa Singapore trở thành một trung tâm điều phối sản xuất, gia công lắp ráp sản phẩm của các công ty đa quốc gia trên thế giới. Những nước được nhận đầu tư nhiều nhất và sớm nhất của các công ty Singapore là các nước Đông Nam Á. Sau đó hoạt động đầu tư đã được mở rộng sang các thị trường khác như Châu Âu và Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh. Các lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore
  41. 30 tập trung vào các ngành dịch vụ tài chính (chiếm 55% tổng vốn đầu tư) và chế tạo (chiếm 20,8%). Một khối lượng đầu tư chủ yếu trong ngành dịch vụ tài chính thường tập trung vào các nước vùng Caribe, các nước Châu Mỹ Latinh (46,3% vốn đầu tư), Hongkong (8,8%), Mỹ (8,7%) và Anh (7,2%). Đầu tư trực tiếp của Singapore trong ngành chế tạo phần lớn tập trung vào Châu Á (chiếm 91% tổng vốn đầu tư vào ngành chế tạo), trong đó Trung Quốc (chiếm 37,2%), và các nước Đông Nam Á là những đối tác tiếp nhận đầu tư chủ yếu nhất. [28] Ở mỗi nước tiếp nhận, đầu tư của Singapore chỉ tập trung phần lớn vào một hoặc hai lĩnh vực. Ở các nước phát triển, vốn đầu tư chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính, còn ở những nước đang và chậm phát triển thì vốn phần lớn là nằm trong lĩnh vực chế tạo. ở các nước Châu Âu như Anh, Hà Lan và Bỉ: vốn đầu tư của Singapore tập trung trong lĩnh vực tài chính, ở Thụy Điển - lĩnh vực giao thông, ở Pháp - lĩnh vực thương mại. Ở các nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Myanmar, vốn đầu tư phần lớn nằm trong lĩnh vực thương mại, còn ở Malaysia - ngành chế tạo và dịch vụ tài chính, Indonesia - lĩnh vực giao thông và thông tin liên lạc, ngành chế tạo Ở Singapore, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài được chia thành 2 loại: các công ty thuộc sở hữu trong nước và các công ty thuộc sở hữu nước ngoài. Các công ty thuộc sở hữu trong nước là những công ty có hơn 50% vốn pháp định thuộc sở hữu của người Singapore, các công ty thuộc sở hữu nước ngoài thì ngược lại, là những công ty có hơn 50% vốn pháp định thuộc sở hữu của người nước ngoài. Nhờ việc nghiên cứu việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty này, chúng ta sẽ có thể đánh giá được vai trò của các doanh nghiệp Singapore trong sự phát triển của nền kinh tế hướng ngoại của nước này. Các công ty có vốn đầu tư trong nước sở hữu hơn một nửa số vốn đầu tư ra nước ngoài, và có một số lượng lớn các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty này, do vậy đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế hướng ngoại của Singapore. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô trung bình của các chi nhánh được thiết lập ở nước ngoài thì các công ty đầu tư trong nước là những chủ đầu tư nhỏ hơn so với các công ty
  42. 31 thuộc sở hữu nước ngoài. Xét về địa điểm hoạt động ở nước ngoài, thì các công ty thuộc sở hữu trong nước thường có xu hướng đầu tư sang Châu Á, bên cạnh đó cũng đầu tư khá nhiều sang Châu Âu và Bắc Mỹ. Những công ty đầu tư sang Châu Âu và Bắc Mỹ phần lớn là những công ty lớn, có đủ sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường các nước phát triển. Còn các công ty thuộc sở hữu nước ngoài thì chủ yếu là đầu tư vào các khu vực bên ngoài châu Á nhiều hơn. Đối với các công ty thuộc sở hữu trong nước, đầu tư trong lĩnh vực tài chính chiếm hơn một nửa tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong khi khu vực chế tạo chỉ chiếm khoảng 1/5. Các công ty này có xu hướng tập trung hoạt động của mình. Trong các lĩnh vực khác thì lĩnh vực xây dựng phát triển và dịch vụ kinh doanh là chiếm hơn 70% tổng vốn đầu tư. Đối với các công ty thuộc sở hữu nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất là chế tạo, chiếm gần một nửa số vốn đầu tư. Các công ty này thường có xu hướng là đa dạng hoá phạm vi đầu tư ở nước ngoài. Tổng vốn đầu tư trong ngành chế tạo, xây dựng cơ bản, xây dựng phát triển và dịch vụ kinh doanh chiếm hơn 70% tổng số vốn đầu tư của các nước này. Lĩnh vực tài chính và thương mại ít được đa dạng nhất, trong đó lĩnh vực giao thông là ít nhất. Điều này cho thấy rằng các công ty nước ngoài sử dụng Singapore làm cơ sở cho hoạt động của họ trong khu vực. 1.3.4. Đầu tƣ trực tiếp trong nội bộ khu vực Đông Nam Á Các nước Đông Nam Á từ một vài thập kỷ trở lại đây cũng đã có sự di chuyển vốn trong nội bộ khu vực. Giữa các nước cũng đã có sự đầu tư lẫn nhau, tuy phần lớn vốn chảy từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn, song không phải là không có hiện tượng vốn đầu tư chảy theo hướng ngược lại, không những thế xu hướng này còn có thể gia tăng do mối liên kết kinh tế giữa các nước Đông Nam Á ngày càng chặt chẽ hơn. Ban đầu, dòng vốn đầu tư chảy từ các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia sang các nước còn lại trong khu vực, song ngày càng có nhiều doanh nghiệp ở các nước như Indonesia, Campuchia, Việt Nam, Lào cũng đã tìm đường đưa vốn của mình sang hoạt động và sinh sôi ở các nước khác trong khu vực.
  43. 32 Đây là xu hướng tất yếu của hội nhập mà nước nào không đi theo, tất yếu sẽ bị lạc hậu và trở nên yếu thế hơn trong các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị và xã hội. Hầu hết các nước ASEAN, ngoại trừ Mianmar, đều có dự án đầu tư trực tiếp sang Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến 22/8/2005 tổng vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam là hơn 10 tỷ USD, vốn đăng ký là 4 tỷ USD và vốn thực hiện là khoảng 5 tỷ USD. [31] Các lĩnh vực đầu tư của các nước ASEAN ở Việt Nam tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN không chỉ chảy một chiều sang các nước có tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn, mà nó còn chảy theo các chiều ngược lại sang các thị trường phát triển hơn trong khối như Singapore, Thái Lan Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN sang Singapore năm 2003 là hơn 9 triệu USD, trong đó phần lớn là vốn đầu tư của Malaysia và Indonesia, song cũng phải kể đến sự góp mặt của các đại diện khác trong khối như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Brunei Hiện nay, hầu như quốc gia nào cũng muốn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước mình, do vậy, cơ hội để đầu tư ra nước ngoài cho các công ty trên toàn cầu là rất lớn. Từ lâu, các công ty của nhiều nước đã nhận thức được điều này, và họ đã đưa ra nhiều chiến lược để mở rộng hoạt động cũng như phạm vi ảnh hưởng của mình. Doanh nghiệp Việt Nam, trong quá trình hội nhập, cũng đã chuyển mình theo xu hướng đó. Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài thực sự là một thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi cơ hội thì nhiều, song làm thế nào để biến cơ hội đó trở thành hiệu quả thực tế thì quả thực là khó. Trên thực tế, cũng đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công trên bước đường “chinh chiến” trên thị trường nước ngoài, song cũng có khá nhiều doanh nghiệp thất bại do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Dẫu vậy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng là một hướng đi khá mới mẻ và đem lại nhiều hứa hẹn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
  44. 33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 2.1. CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1.1. Luật đầu tƣ chung của Việt Nam năm 2005 Trong Luật đầu tư chung của Việt Nam năm 2005, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) được đề cập thành một chương, đó là Chương VIII, bao gồm các điều từ Điều 74 đến Điều 79. Tuy đây mới chỉ là những quy định ngắn gọn, cơ bản về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, song, nó được coi là một nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy, tăng cường hội nhập, khi lần đầu tiên các quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được đề lên thành Luật. Điều này chứng tỏ, hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nhà nước quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá sơ lược và chủ yếu là dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đã được ban hành từ trước. Một yếu tố khác khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hiện nay chủ yếu dựa vào các văn bản dưới luật khác là do Luật đầu tư chung của Việt Nam chỉ bắt đầu từ ngày 1/7/2006. Các văn bản có hiệu lực hiện nay chủ yếu là Nghị định 22/1999, Thông tư số 05/2001 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến vấn đề quản lý ngoại hối và quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, quy định về quản lý xuất nhập cảnh. 2.1.2. Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Đây là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Mục đích của Nghị định này là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nâng
  45. 34 cao hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài. Nghị định đã đưa ra một khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, loại hình công ty được phép đầu tư và điều kiện để một doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư ra nước ngoài. Theo Nghị định, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài là các doanh nghiệp Việt Nam, được thành lập theo các Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã và Luật Doanh nghiệp tư nhân, hoặc là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định riêng của Chính phủ. Các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài phải có đủ các điều kiện như: có dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi; có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài; và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, Nghị định cũng quy định cụ thể các loại tài sản được phép mang đầu tư ra nước ngoài, cũng như các quy định khác có liên quan đến nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bằng: - Máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu - Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật - Tiền nước ngoài - Các quyền tài sản khác trừ những quyền tài sản không được phép chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Các quy định liên quan đến việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài như thuế xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Điều 11,12 của Nghị định. Các vấn đề liên quan đến việc chuyển lợi nhuận vê nước hoặc để lại tái đầu tư ở nước ngoài, cũng như vấn đề kết thúc dự án được quy định tại Điều 13,14,15 của Nghị định. Các quy định này đặt ra nhằm kiểm soát dòng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, lợi
  46. 35 nhuận và các khoản thu nhập của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài phải được chuyển về nước trong thời gian chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nếu sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư ở nước ngoài phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ Điều 6 đến Điều 10 của Nghị định đưa ra các quy định về quản lý Nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong Điều 6 có nêu ra các loại doanh nghiệp thuộc hai loại: xin phép đầu tư và đăng ký đầu tư. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư ra nước ngoài trị giá từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên phải thực hiện thủ tục xin phép đầu tư nước ngoài; còn các doanh nghiệp khác chỉ cần đăng ký tại Bộ kế hoạch và Đầu tư. Điều 9 quy định về thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với các dự án của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước có giá trị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên; đối với những dự án còn lại thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền quyết định. Theo Điều 10 của Nghị định, thời gian thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau: đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài là 22 ngày kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được bộ hồ sơ hợp lệ Đối với những dự án còn lại thì thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư là 15 ngày kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. 2.1.3. Thông tƣ số 05/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Sau khi Nghị định 22 về đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài ban hành được 2 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Thông tư số 05 nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên,
  47. 36 Thông tư này chỉ giới hạn điều tiết hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì không áp dụng theo văn bản này. Nghị định 22 ban hành năm 1999 khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, do vậy, các quy định còn chưa chặt chẽ và cụ thể. Đến năm 2000, khi hoạt động này của các doanh nghiệp Việt Nam sôi nổi hơn, và đồng thời Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được tiến hành sửa đổi, nên Thông tư số 05 được ra đời nhằm cụ thể hơn các quy định trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài và nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống các quy định trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Trong Điều 2 của Thông tư 05 đã cụ thể hơn các quy định về cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Điều 6 của Nghị định 22. Theo đó, các doanh nghiệp khi xin cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài sẽ thực hiện theo một trong hai quy trình là: Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư và Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư. Điều 3 và Điều 4 của Thông tư 05 liệt kê các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư và thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, cũng như đưa ra quy định về hồ sơ đăng ký cấp GPĐT cũng như hồ sơ thẩm định cấp GPĐT. Trong đó; - Các dự án đầu tư ra nước ngoài mà chủ đầu tư không thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và có vốn đầu tư dưới 1.000.000 đô la Mỹ (theo như quy định tại Điều 6 Nghị định 22) thì doanh nghiệp chủ đầu tư Việt Nam thực hiện theo quy trình đăng ký cấp GPĐT - Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư, và các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên (theo quy định ở Điều 6 của Nghị định 22) thì doanh nghiệp chủ đầu tư Việt Nam thực hiện theo quy trình thẩm định cấp GPĐT. Điều 10 Nghị định 22 chỉ quy định thời gian cấp GPĐT đối với các dự án thuộc diện thẩm định cấp GPĐT. Trong Thông tư 05, Điều 3 khoản 3 bổ sung
  48. 37 thêm quy định về thời gian cấp GPĐT đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp GPĐT. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký cấp GPĐT trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thông tư 05 còn đưa ra các điều khoản về sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án (Điều 5), quy định về điều chỉnh GPĐT (Điều 6) và Quy trình điều chỉnh GPĐT (Điều 7); các quy định về đăng ký thực hiện dự án (Điều 8), chế độ báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài (Điều 9) và các quy định khác. Thông tư 05 đưa ra các mẫu văn bản, có tác dụng hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách thuận tiện, nhanh chóng (xem Phụ lục ). Tuy vậy, một nhược điểm lớn trong Thông tư 05 là các quy định vẫn còn sơ lược, chưa bao quát được hết các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nếu so với Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì có thể thấy các quy định về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài còn khá đơn giản và sơ lược hơn rất nhiều. 2.1.4. Các quy định khác có liên quan tới hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài Ngoài Nghị định 22 và Thông tư 05, còn có các quy định khác liên quan đến vấn đề quản lý ngoại hối, các quy định về thuế và các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 2.1.4.1. Quy định về quản lý ngoại hối Trước khi có Nghị định 22, các giao dịch vốn của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài được điều chỉnh bởi Nghị định số 63/1999/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Trong đó, theo Điểm 2 Điều 18 của Nghị định 63 quy định vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền, tài sản (thể hiện dưới dạng vô hình hay hữu hình) của nhà đầu tư Việt Nam phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn đầu tư bằng tiền phải chuyển qua tài khoản mở tại ngân hàng. Sau khi kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc hay chấm dứt đầu tư tại nước
  49. 38 ngoài, Nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển toàn bộ lợi nhuận, các khoản thu nhập hợp pháp khác hoặc vốn về Việt Nam và báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư tại nước ngoài hoặc kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài, Nhà đầu tư Việt Nam phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Song song với việc Chính phủ ban hành Nghị định 22, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ban hành Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16-4-1999 hướng dẫn thi hành Nghị định số 63. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa thành mục II trong chương III về đầu tư trực tiếp của Thông tư. Quy định của Thông tư 01 có sự linh động hơn so với Nghị định 63, trong đó Nhà đầu tư Việt Nam được phép mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng được phép ở Việt Nam và đăng ký số hiệu tài khoản, ngân hàng mở tài khoản với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn (nơi Nhà đầu tư Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài đặt trụ sở chính), chứ không nhất thiết phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, Nhà đầu tư Việt Nam được phép dùng ngoại tệ có từ nguồn thu xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp chuyển đổi Đồng Việt Nam ra ngoại tệ để góp vốn đầu tư ra nước ngoài phải được phép của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, Thông tư cũng quy định thời hạn Nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển lợi nhuận hoặc vốn về nước chậm nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư hoặc kể từ ngày kết thúc thanh lý dự án đầu tư. Năm 2001, khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sôi động hơn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19-1-2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Thông tư 01/2001 dựa trên Thông tư 01/1999, quy định chi tiết hơn về quản lý ngoại hối, như liệt kê các khoản thu và chi trong tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài mở tại ngân hàng của Việt Nam. Ngoài việc phải đăng ký mở tài khoản ở chi
  50. 39 nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp còn phải đăng ký tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Thông tư 01/2001 còn quy định cụ thể thời hạn mà nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng mở tài khoản ở Việt Nam, cụ thể là chậm nhất vào các ngày 15 tháng 1 (đối với báo cáo 6 tháng cuối năm) và 15 tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm). Nhằm tạo ra sự thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vốn ra nước ngoài, năm 2005 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Thông tư số 04/2005/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung khoản 6 Mục III Thông tư 01/2001. Trong đó, doanh nghiệp được phép sử dụng ngoại tệ từ các nguồn khác như mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép, hay vay ngoại tệ tại ngân hàng được phép phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay bằng ngoại tệ, chứ không chỉ giới hạn việc sử dụng ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp mở tại ngân hàng được phép như trong Thông tư số 01/2001. Sự sửa đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thể tìm kiếm được các nguồn tài chính để đảm bảo cho hoạt động đầu tư kinh doanh của mình ở nước khác. Như vậy, có thể nói, khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng thì các quy định về quản lý ngoại hối cũng dần được nới lỏng, cởi trói cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ có thể tham gia và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường thế giới. 2.1.4.2. Quy định về thuế Các quy định về thuế được quy định trong Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ, Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 2/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Trong đó quy định các hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài như máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu xuất khẩu ra nước ngoài
  51. 40 để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu (nếu có) và chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với thuế suất 0%. Trường hợp hàng hoá xuất khẩu không có thuế suất thuế xuất khẩu, trên cơ sở Danh mục hàng hoá xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu do Bộ Thương mại cấp, cơ quan Hải quan theo dõi việc xuất khẩu hàng hoá để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và ghi rõ tại Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: chủng loại, số lượng, giá trị hàng hoá thực xuất khẩu. Đối với hàng hoá nhập khẩu, các máy móc, thiết bị, bộ phận rời, tài liệu kỹ thuật nhập khẩu nhằm mục đích nghiên cứu từ các dự án đầu tư tại nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Ngoài ra, Thông tư 97 cũng quy định doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo như quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước nhận đầu tư. Trong trường hợp khoản thu nhập của doanh nghiệp đã chịu thuế thu nhập ở nước ngoài thì khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ đi số thuế đã nộp ở nước ngoài, nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Nếu phần lợi nhuận của doanh nghiệp được miễn, giảm theo luật pháp của nước nhận đầu tư thì cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các cá nhân làm việc cho các dự án đầu tư tại nước ngoài còn phải thực hiện thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành. Đối với các dự án dầu khí đầu tư tại nước ngoài, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vay vốn để đầu tư, nếu doanh nghiệp chứng minh được khoản lãi tiền vay chưa được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của nước nhận đầu tư thì khoản lãi tiền vay này sẽ được khấu trừ vào số
  52. 41 thu nhập từ dự án dầu khí đầu tư tại nước ngoài khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Tỷ lệ lãi vay được khấu trừ thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 2.1.4.3. Quy định về xuất nhập cảnh Chủ đầu tư và các lao động Việt Nam làm trong các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài khi xuất, nhập cảnh phải tuân thủ theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các Thông tư có liên quan của Bộ Công an (Thông tư số 09/2000/TT-BCA) và Bộ Ngoại giao Việt Nam (Thông tư số 04/2000//TT-BNG) như đối với mọi công dân Việt Nam khác. Ngoài ra, chủ đầu tư khi sử dụng lao động làm việc ở nước ngoài là lao động Việt Nam thì phải tuân thủ theo các quy định về lao động của Bộ Lao động và Thương binh xã hội. 2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.2.1. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài nói chung và sang các nƣớc Đông Nam Á nói riêng đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân 2.2.1.1. Tác động tích cực Hoạt động đầu tư ra nước ngoài có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế một quốc gia, cho dù quốc gia đó là đang phát triển hay đã phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng có một số tác động tích cực nhất định. - Việc đầu tư sang các nước khác trong khu vực nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế so sánh của những nước này, tạo ra nguồn cung ổn định đối với các mặt hàng sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu là một hướng đi hiện
  53. 42 nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng, không nên và cũng không thể trông cậy mãi vào nguồn tài nguyên “rừng vàng biển bạc” ở trong nước. Hơn nữa, nếu chỉ sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì sẽ gây ra cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và gây ra sự phát triển thiếu bền vững cho tương lai. Việc đưa sản xuất lại gần nguồn nguyên liệu là cách làm mà nhiều nước đã làm từ cách đây hàng chục năm. Cho đến bây giờ các doanh nghiệp của chúng ta mới học tập và làm theo. - Việc đầu tư ra nước ngoài cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng được thị trường cho các sản phẩm trong nước đang bão hoà, đồng thời kéo dài được vòng đời của sản phẩm cũng như công nghệ. Có người nói, doanh nghiệp Việt Nam tiềm lực còn yếu kém, làm sao có thể cạnh tranh được mà đầu tư ra nước ngoài? Chúng ta cần hiểu rằng, trong thời đại hội nhập hiện nay cơ hội đang mở ra rất rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt đó là nước giàu hay nước nghèo, doanh nghiệp tài chính lớn hay nhỏ, miễn là chúng ta phát hiện ra cơ hội và biết nắm lấy cơ hội đó. Nếu nhìn rộng ra xung quanh thì sẽ thấy, còn có nhiều nước nghèo hơn Việt Nam, họ cũng cần vốn, cần công nghệ của các nước giàu. Trong khi đó, nhiều nước giàu hơn không nhìn ngó đến họ, tại sao chúng ta lại bỏ qua, trong khi đầu tư này rất phù hợp với nhiều DN Việt Nam. - Đầu tư ra nước ngoài cũng đồng thời tạo ra cầu đối với ngoại hối, bởi hiện nay đồng nội tệ của chúng ta có giá trị thấp, thường không được sử dụng trong giao dịch với nước ngoài. Khi cầu về ngoại hối tăng sẽ dẫn tới tăng giá đồng ngoại tệ (ở nước ta thường sử dụng USD trong các giao dịch quốc tế), đồng Việt Nam giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này sẽ có tác động làm kích thích tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. - Đầu tư ra nước ngoài cũng là một biện pháp khá hữu hiệu để tránh các rào cản về thương mại mà chính các nước phát triển đặt ra đối với Việt Nam. Có nhiều cách để thâm nhập thị trường một nước đang dựng lên các rào cản đối với hàng Việt Nam. Chẳng hạn, khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, hoặc để tránh bị áp thuế chống bán phá giá thuỷ sản, bị áp hạn ngạch đối với các
  54. 43 mặt hàng như giày da, may mặc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư sang Campuchia, tận dụng các ưu đãi mà nước Mỹ dành cho Campuchia với tư cách là thành viên của WTO. Một cách tiếp cận khác là đầu tư ngay sang thị trường Mỹ. Sau khi bị áp thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thuỷ hải sản đã tính tới việc đầu tư sang thị trường Mỹ để giành lại thị phần đã bị tước đoạt một cách trắng trợn. Cách làm này cũng là để xoa dịu sự căng thẳng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. - Các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang các nước phát triển có thể thiết lập các nhà máy tại nước ngoài bằng cách mua lại cổ phần hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Việc tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài sẽ làm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam. - Tạo ra tác động dây chuyền đối với các doanh nghiệp khác trong nước. Khi một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả, các doanh nghiệp khác trong nước cũng sẽ noi gương theo. Hiện nay, đã có các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực như nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng, văn hoá - y tế - giáo dục, dịch vụ Điều này làm cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực khác tính tới việc đầu tư ra thị trường nước ngoài. Chẳng hạn như theo thông tin mới đây, các doanh nghiệp trong ngành viễn thông cũng có ý định đầu tư ra nước ngoài khi dung lượng thị trường trong nước hiện nay đang trở nên chật hẹp. Trong tương lai, có thể tạo ra tác động tích cực đối với các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm. Việc mở rộng các chi nhánh ngân hàng, chi nhánh công ty bảo hiểm trong nước ở nước ngoài sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Thông qua việc các doanh nghiệp Việt Nam tạo được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài, quan hệ về kinh tế cũng như chính trị của Việt Nam với các
  55. 44 nước tiếp nhận đầu tư cũng được mở rộng. Ảnh hưởng, vị thế của Việt Nam trong lòng cộng đồng quốc tế sẽ được nâng cao. - Giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hoà nhập được với sân chơi thế giới, nhất là sau khi Việt Nam tham gia vào WTO. 2.2.1.2. Tác động tiêu cực - Nếu chuyển vốn ồ ạt ra nước ngoài sẽ làm cho dự trữ ngoại hối bị thâm hụt, khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế. Hiện nay, lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn thấp và ở mức chưa ổn định. Vì vậy, nếu cho vay ngoại tệ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, từ đó dẫn tới khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế. - Vốn và tài sản từ hoạt động bất hợp pháp như tham nhũng, kinh doanh bất chính được chuyển ra nước ngoài đầu tư, khiến quốc gia bị thất thoát tài sản mà Chính phủ khó kiểm soát và thu hồi rất tốn kém. - Chảy máu chất xám, sự mất vị thế độc quyền về công nghệ cũng có nguyên nhân từ chuyển vốn và công nghệ ra nước ngoài để đầu tư. Hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở mức độ trung bình. Do vậy, khi đầu tư ra nước ngoài đi kèm với chuyển giao công nghệ, khả năng bị sao chép công nghệ là rất lớn. Vì vậy, nếu như doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược đối phó thì dự án đầu tư sẽ có nhiều nguy cơ bị phá sản. - Tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước. Các nước Đông Nam Á có cơ cấu sản phẩm gần giống nhau, do vậy, việc đầu tư sang các nước Đông Nam Á sẽ khiến áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước trở nên lớn hơn.
  56. 45 2.2.2. Tình hình thực hiện dự án 2.2.2.1. Tình hình chung Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện lần đầu tiên cách đây 15 năm. Ngay từ năm 1989, một liên doanh được thành lập tại Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 563 nghìn USD trong lĩnh vực môi giới dịch vụ hàng hải, nhằm đặt cơ sở nền móng cho ngành hàng hải của Việt Nam tiếp cận được với thị trường quốc tế. Từ đó cho đến nay, đã có thêm nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ở các lĩnh vực khác nhau được cấp giấy phép hoạt động. Điều này chứng tỏ sự hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 2 năm 2006, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến 154 dự án với tổng số vốn là hơn 642 triệu USD. Như vậy, quy mô bình quân của mỗi dự án đạt hơn 4.1 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là các ngành công nghiệp và xây dựng với hơn 43.5% số dự án và khoảng 75.3% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp mặc dù chỉ chiếm 17.5% số dự án, nhưng lại đứng thứ hai với 14.3% tổng số vốn . Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực dịch vụ chiếm 39% số dự án, nhưng lại đứng cuối cùng do kém lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp 3.9% về tổng số vốn đầu tư. Hiện nay, đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, bảng xếp hạng những nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam liên tục thay đổi theo từng năm. Trong những năm đầu tiên (tính đến năm 1999), Liên Bang Nga là quốc gia tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam (với 7 dự án, tổng vốn đầu tư là 8.9 triệu USD), tiếp đến là Campuchia (có 3 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 7.7 triệu USD). Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng này là Lào (có 9 dự án với tổng