Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập wto đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của các nước Asean
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập wto đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của các nước Asean", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_tac_dong_cua_viec_trung_quoc_gia_nhap_wto_doi_voi_k.pdf
Nội dung text: Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập wto đối với khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của các nước Asean
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG DƯƠNG LAN HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội – 2005s
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG Dƣơng Lan Hƣơng TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ CHÍ LỘC Hà Nội - 2005
- 1 CHƢƠNG 1: SỰ KIỆN TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO TRONG XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG FDI 1.1. Vài nét về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.1. Nguyên nhân hình thành và các hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu Đầu tư quốc tế là hoạt động mà các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và hoặc đạt được các hiệu quả kinh tế - xã hội. Ý nghĩa thực tiễn của đầu tư quốc tế theo đó được hiểu là hiện tượng di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời [16, tr.21]. Như vậy, mục tiêu cơ bản của hoạt động này là lợi nhuận. Trong đó, đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài, thì họ phải sẵn có trong tay dự án đầu tư (luận chứng kinh tế kỹ thuật) mang tính khả thi cao. Đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu ký: môi trường đầu tư nước sở tại (nơi doanh nghiệp lựa chọn để đầu tư) và sự tác động của nó đến khả năng sinh lời của dự án, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong môi trường đầu tư. Đối với Chính phủ, muốn tăng cường thu hút vốn đầu tư vào quốc gia mình thì phải tạo dựng được môi trường đầu tư có sức cạnh tranh cao thể hiện ở khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Có 5 nguyên nhân chủ yếu sau đây dẫn đến hiện tượng đầu tư quốc tế [16, tr.22]: Thứ nhất, do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra sản phẩm khác nhau. Do đó đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận. Mỗi nước trên thế giới đều có lợi thế khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực, về vị trí địa lý dẫn tới chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa là khác nhau. Việc khai thác triệt để lợi thế của các quốc gia khác nhau nhằm thu lợi nhuận luôn là điều các nhà đầu tư mong muốn.
- 2 Thứ hai, xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận (p’= m/c+v) ở các nuớc công nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa vốn “tương đối” đã tạo nên “lực đẩy” đối với đầu tư quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thật vậy, trình độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này dẫn đến hiện tượng “thừa” tương đối vốn ở trong nước; đồng thời làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tỉ suất lợi nhuận giảm dần, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn. Điều đó tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao. Theo Bộ thương mại Mỹ vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ lãi trung bình của các công ty Mỹ hoạt động tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là 23% gấp 2 lần tỷ lệ lãi trung bình cùng kỳ ở 24 nước công nghiệp phát triển. Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa đã thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho MNCs bành trường chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. Quá trình tự do hoá thương mại và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường ngày càng đồng bộ và hoàn thiện hơn. Các luồng hàng hoá dịch vụ ứ đọng ở nước này có thể lập tức chuyển đến tiêu thụ ở nước khác, cho phép đẩy nhanh tốc độ khấu hao vì thị trường rộng mở, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ do giá thành rẻ hơn, nhờ vậy vòng quay vốn cố định nói riêng, chu chuyển tư tư bản nói chung sẽ rút ngắn rất nhiều. Do đó, MNCs thông qua các hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận và chi phối huyết mạch kinh tế của các nước. Theo công bố của Liên hợp quốc- UNCTAD vào năm 2000 có hơn 53.000 công ty xuyên quốc gia, chiếm đến 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 70% tổng trị giá thương mại quốc tế. Thứ tư, nhu cầu vốn đầu tư để công nghiệp hóa của các nước ĐPT ngày một lớn, cùng với nhu cầu ổn định thị trường, nguồn cung cấp nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các nước tư bản đã tạo nên “sức hút” mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài. Trình độ chênh lệch phát triển giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước ĐPT là khá xa, nhưng quá trình quốc tế hóa nền kinh
- 3 tế thế giới đang đòi hỏi kết hợp chúng lại. Đầu tư quốc tế là sự kết hợp lợi ích của cả hai phía. Các nước tư bản phát triển không chỉ coi các nước ĐPT là địa chỉ đầu tư hấp dẫn do chi phí thấp - lợi nhuận cao, mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nước ĐPT cũng trông chờ và mong muốn thu hút được vốn đầu tư, công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Tuy nhiên, trong điều kiện cung cầu vốn trên thị trường quốc tế căng thẳng, sự cạnh tranh giữa các nước ĐPT nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng ác liệt thì việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, có chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, chấp nhận phần thiệt hơn về mình, về kinh tế đang chi phối chính sách của các nước ĐPT hiện nay, tạo nên thời kỳ các chủ đầu tư lựa chọn địa chỉ đầu tư chứ không phải ngược lại. Thứ năm, đầu tư ra nước ngoài nhằm bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro khi có sự cố về kinh tế, chính trị xảy ra trong nước như khủng hoảng cơ cấu kinh tế, khủng hoảng tài chính tiền tệ. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dịch vụ ở các nước TBCN, mà trong đó chiếm tỉ trọng đáng kể là các dịch vụ tài chính – ngân hàng và thị trường vốn, do toàn cầu hoá các công nghệ giao dịch và thương mại quốc tế, và tư nhân hoá các hoạt động kinh doanh - đầu tư theo cơ chế thị trường mở (kể cả mua, bán nợ), đồng thời do sư thừa nhận và gia tăng ráo riết các hoạt động đầu cơ trên thị trường tài chính – tiền tệ khiến các thị trường tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy nếu có sự đổ vỡ tài chính - tiền tệ thì sẽ kéo theo sự suy giảm kinh tế thực sự thể hiện ở cầu thị trường trong nước và quốc tế trì trệ, nhập khẩu giảm sút, xuất khẩu không tăng do sự suy giảm khả năng thanh toán của các bên liên quan. Khi khủng hoảng kinh tế và những bất ổn về chính trị an ninh quốc gia xảy ra, thì sự tháo chạy của vốn đầu tư là một tất yếu khách quan với động thái cuối cùng là dòng vốn đầu tư sẽ được di chuyển tới những nơi an toàn hơn. Có nhiều cách phân loại đầu tư quốc tế tùy theo các căn cứ vào chủ đầu tư, thời hạn đầu tư, hay quan hệ giữa chủ đầu tư nước ngoài với người tiếp nhận vốn đầu tư. Về cơ bản, đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới 3 hình thức: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế [16, tr 32].
- 4 Đầu tƣ trực tiếp (FDI): Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất, hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. Đặc điểm nổi bật của FDI là không gây nợ và ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa các bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ nước nhận đầu tư khi có những quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa mà các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp.Ví dụ Luật đầu tư của Việt Nam quy định “số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án” FDI được thể hiện dưới các hình thức: (i) đóng góp vốn để xây dựng doanh nghiệp mới (ii) mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động (iii) mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập. Nhìn chung, FDI có những đặc trưng và thế mạnh riêng:: Đối với chủ đầu tư nước ngoài: Thứ nhất, khai thác lợi thế nước chủ nhà về tài nguyên, lao động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; mở rộng thị trường; giảm chi phí kinh doanh khi đặt cơ sở sản xuất gần nguồn nguồn nhiên liệu hoặc thị trường tiêu thụ. Thứ hai, đầu tư trực tiếp cho phép chủ đầu tư tham gia trực tiếp kiểm soát và điều hành doanh nghiệp mà họ bỏ vốn theo hướng có lợi nhất cho chủ đầu tư vì vậy mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Trong trường hợp nhà đầu tư đóng góp 100% vốn pháp định của doanh nghiệp thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp.Thứ ba, quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án. Lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp. Thứ tư, tránh được hàng rào bảo hộ ngày càng tinh vi của nhiều nước, vì các doanh nghiệp đã xây dựng được cơ sở kinh doanh nằm “trong lòng” các nước thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch.
- 5 Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Thứ nhất, tăng cường khai thác vốn của chủ đầu tư nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn “trầm trọng” phục vụ yêu cầu tăng trưởng kinh tế (đặc biệt là với các nước chậm, ĐPT). Thứ hai, có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các chủ đầu tư nước ngoài, giúp tăng cường khai thác lợi thế tốt nhất của nước chủ nhà về tài nguyên, nhân lực, vị trí địa lý. Thứ ba, sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư có vốn trong nước và nước ngoài sẽ tạo động lực kích thích sự đổi mới và hoàn thiện trong các doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế phát triền với tốc độ cao. Thứ tư, các dự án FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao mức sống người lao động. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận FDI nước ngoài cho thấy, bên cạnh những thế mạnh FDI cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, do hoạt động FDI diễn ra theo cơ chế thị trường trong khi người đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, sành sỏi trong việc ký kết hợp đồng, dẫn đến thua thiệt cho nước tiếp nhận đầu tư. Mặt khác, trong FDI nếu phía chủ nhà không có một quy hoạch thu hút FDI theo ngành cũng như theo vùng lãnh thổ cụ thể, có thể dẫn đến hậu quả là tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Vì hiện nay do việc kiểm soát ảnh hưởng của dự án đầu tư tới môi trường tại hầu hết các quốc gia phát triển, nên xu thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển giao những công nghệ độc hại sang các nước đang và kém phát triển. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể gặp rủi ro mất vốn do đầu tư vào môi trường bất ổn định về kinh tế và chính trị. Đầu tƣ gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài mua chứng khoán của công ty, các tổ chức phát hành của một nước khác với mức khống chế nhất định nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán, nhưng không nắm quyền kiểm sóat trực tiếp tổ chức phát hành chứng khoán. Trong hình thức này, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau nên khi có sự cố trong kinh doanh xảy ra với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
- 6 các chủ đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong số đông những người mua cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động vốn kinh doanh theo ý đồ của mình một cách tập trung. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm lớn là hạn chế khả năng thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ của chủ đầu tư nước ngoài vì họ khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa. Hơn nữa, do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư cho nên hiệu quả sử dụng vốn thường thấp. Tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay. Đặc điểm của hình thức này là quan hệ vay nợ giữa chủ đầu tư với đối tượng tiếp nhận đầu tư, được sử dụng khá phổ biển vì có những ưu điểm sau: thứ nhất, vốn vay dưới dạng tiền tệ dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác và nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn đầu tư cho mục đích riêng rẽ của mình; thứ hai chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định, thông qua lãi suất của số tiền vay không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh vì vậy độ rủi ro của hình thức này thấp hơn hai hình thức đầu tư trước, thứ ba, nhiều nước cho vay vốn được trục lợi về chính trị và trói buộc các nước đi vay trong vòng ảnh hưởng của mình. Song hình thức này có nhược điểm lớn như hiệu quả sử dụng vốn thường thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư. Hậu quả nhiều nước chậm và ĐPT lâm vào tình trạng nợ nần, thậm chí có nước còn mất khả năng chi trả, từ đó đưa đến sự phụ thuộc vào chủ nợ. Năm 1997, nợ nước ngoài của các nước ĐPT là 1.500 tỷ USD, và một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á năm 1997 là do tình hình vay nợ nước ngoài khá trầm trọng: Thái Lan nợ nước ngoài 79,9 tỷ USD chiếm 43% GDP, Malaysia nợ 36,4 tỷ USD chiếm 38,5% GDP [16, tr.36] Hình thức tín dụng quốc tế phổ biến nhất là hình thức ODA – hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện ưu đãi đặc biệt; cho vay dài hạn; lãi suất thấp; trả nợ thuận lợi
- 7 nhằm giúp cho các nước ĐPT tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi xã hội. Nội dung viện trợ ODA bao gồm: viện trợ không hoàn lại: thường chiếm 57% tổng vốn ODA; hợp tác kỹ thuật; viện trợ hoàn lại (cho vay không lãi suất, cho vay với lãi suất ưu đãi: từ 0,5-5%/năm trả vốn sau 3-10 năm, hoàn vốn trong thời gian 10 - 50 năm) [16, tr.37]. 1.1.2. Vai trò của FDI đối với các nhóm nước tiếp nhận đầu tư FDI ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - thương mại ở các nước đầu tư và các nước tiếp nhận đầu tư. Đối với các nước xuất khẩu vốn đầu tư, lợi ích là rõ ràng vì mối quan tâm lớn nhất của chủ đầu tư là lợi nhuận. Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép họ có thể sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, mở rộng thị trường, giảm bớt chi phí bằng việc kéo dài vòng đời của công nghệ, tìm được nguồn nguyên liệu ổn định hay sử dụng được nhân công giá rẻ Đầu tư vốn ra nước ngoài còn giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro khi tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định, làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Hồng Kông, Macao, Đài Loan sang các nước công nghiệp phát triển nhằm đề phòng những thay đổi lớn trong hoạt động quản lý kinh doanh sau khi có sự sáp nhập của các nước này vào Trung Quốc. Ngoài ra, đối với các nước chủ đầu tư, đầu tư ra nước ngoài còn giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động quốc tế mới. Đối với các nước xuất khẩu nhiều vốn FDI, điều này còn thể hiện được sức mạnh kinh tế và vị thế trên thế giới sẽ được củng cố và phát triển. Ở đây, tác giả sẽ đi sâu vào việc phân tích tác động của FDI đối với các nhóm nước tiếp nhận đầu tư gồm nhóm các nước công nghiệp phát triển và nhóm các nước chậm, ĐPT vì hiện nay dòng chảy của tư bản quốc tế đều hướng vào hai khu vực này. Đối với cả hai khu vực này, FDI đều có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với các nƣớc công nghiệp phát triển Các nước tư bản phát triển như Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản đều nhận thấy được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài. Các chuyên gia kinh tế của Mỹ khi nghiên cứu hiện tượng Nhật ồ ạt đầu tư vào Mỹ (từ 1951-1991 với khối lượng là 148,9 tỷ USD chiếm 42,4% tổng số vốn đầu tư của Nhật ra nước ngoài) đã đưa ra nhận định việc
- 8 đầu tư của Nhật mang lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế Mỹ nhiều hơn là mặt hại [16, tr.25]. Những cái lợi do FDI mang lại cho các nước tư bản phát triển bao gồm: - Thông qua FDI các nước công nghiệp phát triển sẽ tăng cường tận dụng và phát huy sức mạnh công nghệ đồng thời bổ sung những thiếu sót trong công nghê. Nhật Bản là nước đã phát huy và bổ sung thiếu sót về công nghệ trong nhiều lĩnh vực mà Mỹ và Nhật bắt tay với nhau, Mỹ phát minh sáng chế, Nhật triển khai thực hiện có hiệu quả. - Giúp các nước công nghiệp phát triển giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội như lạm phát, thất nghiệp. Thường các nước công nghiệp phát triển được coi là thừa vốn tương đối, nhưng cũng có những ngành nghề thiếu vốn, thông qua FDI giúp cân bằng lượng vốn đầu tư trong các ngành. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này cao và nguy cơ bị thôi việc rất lớn, việc mua lại những công ty và xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. - Tăng thu ngân sách nhà nước do nhiều nước công nghiệp phát triển có ngân sách bị thâm hụt, nhờ có FDI các nước này sẽ có nguồn thu từ các loại thuế và lĩnh vực dịch vụ - Tăng ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới và công nghệ mới. - Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy thương mại trong nước phát triển và giúp doanh nghiệp trong nước học tập các kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Đối với các nƣớc chậm và đang phát triển FDI giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới và tăng quy mô của các đơn vị kinh tế. FDI có rất nhiều tác động tích cực đối với các quốc gia này, phải kể đến là: - FDI giúp bổ sung vốn cho các nước đang và kém phát triển. Trong thời kỳ đầu, khi các nước chậm và ĐPT mở cửa, vốn do đầu tư nước ngoài rất quan trọng thường chiếm ¼ tổng số vốn đầu tư. Trên toàn thế giới, tỷ trọng tổng FDI/ tổng vốn đầu tư cố định luôn có xu hướng tăng: Năm 1991-1995 là 4,1%, năm 2000 là 20% [16, tr.37]. Các nước này thường có năng suất lao động thấp, nên tổng GDP là thấp,
- 9 ít tích lũy được do vậy đầu tư nội bộ nền kinh tế thấp, FDI giúp bổ sung vốn trực tiếp cho nền kinh tế - Thay đổi cơ cấu kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước cả về lượng và về chất. Nhờ có FDI mà cơ cấu kinh tế của các nước đang và kém phát triển chuyển dịch sang hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, do FDI trên thế giới chủ yếu là vào các ngành dịch vụ, công nghiệp rồi mới tới công nghiệp hóa nông nghiệp. FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước ĐPT. Trung Quốc hiện nay đạt tốc độ tăng trường kinh tế là 10%, trong đó FDI đóng góp 1/3 tốc độ tăng trưởng, nghĩa là cứ 1 tỷ FDI vào Trung Quốc thì trong năm đầu tiên sẽ tạo ra được 9,5 tỷ USD trong GDP và trong 2 năm tiếp theo đóng góp được 9 tỷ USD trong GDP [25]. - Góp phần mở rộng thị trường. FDI giúp các nước tiếp nhận đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Do các chủ đầu tư, luôn nỗ lực mở rộng thị trường và các nước tiếp nhận đầu tư luôn khuyến khích các chính sách sản xuất hướng ra xuất khẩu. - Góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết nạn thất nghiệp. Theo thống kế của Liên hợp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các nước chậm và ĐPT khoảng 35-38% tổng số lao động, cho nên hàng vạn xí nghiệp có vốn FDI hoạt động tại đây giúp các nước giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Ví dụ như Trung Quốc tính đến tháng 9/2002 chỉ riêng lĩnh vực đầu tư FDI nhà nước đã phê chuẩn hơn 414.000 dự án với tổng số vốn đăng ký là 813,66 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư đã thực hiện là 434,78 tỷ USD, và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài 12/1987 đến hết năm 2002 đã cấp phép cho 4582 dự án với tổng số vốn đăng ký là 50,3 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho 400.000 lao động [16, tr.25]. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ, nhiều dự án FDI sẵn sang bỏ vốn ra đào tạo nâng cao trình độ người lao động đặc biệt là trong các ngành mũi nhọn sử dụng công nghệ mới như viễn thông, thông tin - Góp phần nâng cao mức sống của người lao động nói chung. Các dự án FDI góp phần tạo môi trường cạnh tranh trong khu vực doanh nghiệp về cả khối lượng,
- 10 chủng loại mặt hàng sản xuất và khả năng thu hút lao động. Vì vậy các doanh nghiệp nhà nước luôn điều chỉnh chế độ thu nhập và đào tạo đối với người lao động đồng thời cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa trên thị trường, đa dạng hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng. - Giúp tăng thu ngân sách nhà nước và giảm một phần nợ nước ngoài. Từ FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thêm thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, các loại phí và thuế khác. Ở Việt Nam hiện nay, tính cả dầu khí có 20% tổng thu ngân sách nhà nước bắt nguồn từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các nước chậm phát triển hiện này đang nợ nước ngoài khoảng 1500 tỷ USD, giá trị tương đương với 86.000 tấn vàng [16, tr.26], và các nước này vẫn còn có nhu cầu vay thêm để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội về lâu dài. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận nhiều FDI của các nước sẽ góp phần phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, thể hiện được một nền kinh tế đang trên đà phát triển, với tình hình chính trị ổn định và hệ thống luật pháp minh bạch, là điểm đến cho nhiều nhà đầu tư trong tương lai. Bên cạnh những tác động tích cực trên, những tác động tiêu cực do việc tiếp nhận FDI cho các nước chậm /ĐPT luôn là nguy cơ tiềm ẩn: - Về công nghệ, việc thiếu quản lý giám sát của Nhà nước trong nhập khẩu công nghệ có thể mang lại cho các nước đang và chậm phát triển những công nghệ cũ thậm chí từ những năm 60 và khó rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển; khó khăn trong việc định giá công nghệ dẫn đến giá trị thực tế của công nghệ thấp hơn nhiều so với giá công nghệ mang đi góp vốn gây thất thu các khoản thuế cho nhà nước. Bên cạnh đó, là những vấn đề về ô nhiễm môi trường do trở thành bãi rác thải công nghệ. - Nguy cơ triệt tiêu các doanh nghiệp trong nước do doanh nghiệp trong nước tại các nước đang và chậm phát triển trong một số các ngành công nghiệp mạnh có năng lực cạnh tranh thấp như ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước thuộc ngành công nghiệp mỹ phẩm và chất tẩy rửa. - Sự phát triển mất cân đối trong các ngành và lĩnh vực do các nước tiếp nhận đầu tư ít giữ vai trò chủ động trong việc phân luồng FDI. Hiện nay, các nước chậm phát
- 11 triển chi thu hút được FDI vào các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, các ngành dịch vụ mang tính chất đầu cơ chứ không thu hút được vào các ngành mũi nhọn như viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng; các chủ đầu tư thường có xu hướng chọn địa bàn là những nơi đã có cơ sở hạ tầng tốt và tương đối phát triển vì vậy dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hôi Các nguy cơ khác có thể kể đến như tài nguyên và các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, việc phân tích trên cho thấy những mặt tích cực do FDI mang lại cho các nước chậm và ĐPT là rất cần thiết trong việc xây dựng và phát triển kinh tế ở khu vực này, việc hạn chế những mặt tiêu cực cũng không phải là vấn đề khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư miễn rằng họ luôn ý thức được. 1.1.3. Các xu hướng biến động của dòng chảy FDI hiện nay Dòng FDI trên thế giới đã xuất hiện và được xác định vào những năm cuối thế kỷ 19, trước hết là dưới hình thức thiết lập các nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài gần nơi tiêu thụ với mục đích tránh cước phí vận chuyển hàng hoá. Sự xuất hiện và gia tăng dòng FDI trên thế giới là một tất yếu kinh tế gắn liền với sự phát triển lực lượng sản xuất và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trên thế giới, hình thức này được phát triển mạnh mẽ, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Cho đến nay, sự vận động của dòng FDI trên thế giới có thể phân ra 2 giai đoạn trước và sau chiến tranh thế giới thứ II - 1945: - Ở giai đoạn I (trước năm 1945) cho thấy dòng chảy chính của FDI từ các nước tư bản phát triển nhất (Anh, Pháp, Đức, Mỹ) sang các nước ĐPT. Đặc trưng của giai đoạn này là sự xuất hiện “tư bản thừa” do quy mô tích luỹ tư bản ở các nước tư bản phát triển đã đạt được một trình độ nhất định. Trong khi đó, ở các nước chậm phát triển, giá đất đai tương đối thấp, nhân công rẻ, nguyên liệu dồi dào, nhưng lại rất thiếu vốn. Mặt khác, không loại trừ việc xuất khẩu tư bản tới các nước chậm phát triển còn được coi là ưu tiên chiến lược của các cường quốc để khống chế về kinh tế, chính trị lâu dài các nước này; thực hiện sự phân chia thế giới về mặt kinh tế, chính trị, giữa các nước TBCN. - Ở giai đoạn II: Từ sau năm 1945 đến nay. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới đã có sự thay đổi. Về cơ bản đó là sự chi phối của các quốc gia công
- 12 nghiệp phát triển đối với sự vận động của dòng FDI; sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư; xuất hiện nhiều trung tâm đầu tư mới; MNCs trở thành những chủ đầu tư chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động FDI Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ trình bày những nghiên cứu và nhận định cơ bản về tình hình FDI từ những năm 1960 trở lại đây, bao gồm các xu hướng biến động chủ yếu sau: Ngày nay, dòng chảy FDI chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển Theo thống kê, nếu vào những thập kỷ 50-60 thế kỷ 20, tỷ lệ FDI đầu tư vào các nước ĐPT chiếm 70% tổng số FDI toàn thế giới thì sang đầu thập kỷ 80-90, tỷ lệ này chỉ còn chiếm khoảng dưới 30%; thậm chí có năm chỉ còn 16,8% [8, tr.35]. Theo “Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế” (OECD), tổng số FDI toàn thế giới năm 1994 là 196 tỷ USD tăng 11% so với năm 1993, trong đó Mỹ là nước đầu tư trực tiếp lớn nhất, chiếm 58,4 tỷ so với 57,9 tỷ USD vào năm 1993. Nếu như Nhật chủ yếu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì Mỹ lại nhận FDI từ bên ngoài lớn hơn dòng chảy ra: con số này năm 1994 là 60,1 tỷ USD so với 10 tỷ vào năm 1992. Năm 1999, các nước công nghiệp phát triển chiếm 76,5% tổng số vốn FDI của thế giới là 865 tỷ USD, trong khi đó các nước ĐPT chiếm ¾ dân số thế giới chỉ chiếm 23,5% tổng vốn FDI tương ứng 192 tỷ USD. Sang năm 2000, đã có 200 tỷ USD vốn đầu tư vào các nước ĐPT, trong khi đó chỉ riêng Mỹ cũng đã thu hút được 200 tỷ USD vốn FDI, tuy nhiên xu hướng này hiện đang có chiều hướng giảm, năm 2001, chỉ còn tỷ FDI, năm 2002 còn 44 tỷ USD. EU cũng là trung tâm thu hút vốn đầu tư FDI của thế giới, ước tính năm 1999 là khoảng 280 tỷ USD [16, tr.41]. Nguyên nhân khiến các nước công nghiệp phát triển trở thành nơi thu hút nhiều vốn FDI là do: làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty chủ yếu diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển; cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho các ngành công nghiệp bán dẫn vi điện tử, sinh học trở thành những ngành công nghiệp mũi nhọn ở đây và đem lại lợi nhuận siêu ngạch, đây là điểm hấp dẫn các dòng vốn FDI; các nước công nghiệp phát triển được xem là những thị trường có khả năng tiêu thụ và thanh toán lớn; môi trường đầu tư với hệ thống chính trị ổn định, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng hiện đại, trình độ nhân công
- 13 cao ; ngoài ra chính sách bảo hộ của các nước tư bản phát triển ngày càng tinh vi buộc các nước khác phải xây dựng các “căn cứ” trong lòng các nước này để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch tại các nước nhập khẩu. Xu hướng này cho thấy hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng phát triển và hoàn thiện những yếu tố nội lực như tạo lập nền chính trị ổn định, nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia, chú trọng đến nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng để thu hút vốn FDI. Hai là, có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư quốc tế thể hiện ở việc xuất hiện thêm nhiều thế lực đầu tư mới Nếu đầu thế kỷ 20, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan là những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Đến giữa thế kỷ 20 Mỹ là nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau đó là Anh và Pháp. Còn từ thập niên 70 trở về đây, Nhật Bản nổi lên là cường quốc đầu tư lớn và trở thành nhà đầu tư lớn nhất hiện nay vào Mỹ. Giờ đây đã xuất hiện thêm nhiều trung tâm đầu tư khác, đang trở thành một hiện tượng thu hút sự chú ý của thế giới trong lĩnh vực FDI ở các nước NICs ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đó là Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc đang vượt qua Nhật, Mỹ và EU trở thành chủ đầu tư lớn nhất ở vùng Châu Á [16, tr.43]. Xu hướng này cho thấy muốn tăng cường thu hút FDI phải đồng thời quan tâm đến xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển và cả những sách lược mang tính đặc thù để thu hút vốn từ các nước NICs. Ba là, có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư Trước những năm 60, FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các ngành chế biến nông sản. Vào thập niên 80, FDI chuyển sang các ngành cơ khí hóa, chế tạo máy. Bước vào những năm 90, FDI chuyển hướng sang những ngành sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao như công nghệ sinh học, đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng gia tăng nhanh, nhất là các ngành viễn thông, điện, giao thông vận tải, và thủy lợi [8, tr.36]. Đây cũng chính là hệ quả của sự phát triển nền kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, theo đó các ngành và phân ngành dễ liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Khi đầu tư vào các nước tư bản phát triển, thường
- 14 chủ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt tập trung vào thương mại, tài chính, và những ngành kỹ thuật mới như công nghệ thông tin, thiết bị viễn thông, sản xuất ô tô, công nghệ sinh học. Hoạt động đầu tư ở các nước này chủ yếu thực hiện thông qua việc sáp nhập, mua lại để thành lập các “siêu” công ty độc quyền chi phối hoạt động kinh doanh toàn cầu. Bước sang đầu thế kỷ 21, FDI trên thế giới có xu hướng chuyển chủ yếu sang lĩnh vực dịch vụ, trung bình mỗi năm (2001-2002), FDI vào lĩnh vực dịch vụ chiếm 2/3 tổng dòng FDI trên thế giới, trị giá khoảng 500 tỷ USD [27, tr.15]. Dịch vụ ngày càng trở thành tất yếu đối với cuộc sống hiện đại, đồng thời là ngành “công nghiệp không khói” cho lợi nhuận cao khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở dạng này tăng rất nhanh. Tóm lại, một chính sách thu hút vốn FDI muốn có hiệu quả cần phải tính đến sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư. Bốn là, MNCs trở thành chủ đầu tư thực sự và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động FDI Sự xuất hiện của MNCs phổ biến vào những năm 50, 60 trở thành xu hướng vận động mới của các tổ chức độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước. Ngày nay không một lĩnh vực kinh tế - chính trị nào của thế giới tư bản mà vắng mặt các công ty MNCS. Theo UNCTAD, , hiện nay có hơn 53.000 công ty xuyên quốc gia với gần 500.000 cơ sở sản xuất ở khắp toàn cầu, chiếm gần 2/3 tổng giá trị thương mại quốc tế; 4/5 nguồn vốn FDI và 90% kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới [16, tr.45]. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các nước muốn thu hút FDI là cần chú trọng các MNCs. Trong số các nước ASEAN, Singapore là nơi sớm chú trọng thu hút FDI từ các công ty MNCs và ở đây có số lượng tới hơn 3000 công ty MNCs trong đó có khoảng 700 công ty tham gia vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, số còn lại hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin và tư vấn quản lý [22]. Ngoài ra, một trong những kinh nghiệm của Trung Quốc rút ra khi nghiên cứu đặc điểm này là phải xây dựng chiến lược vận động đầu tư có trọng điểm, chào mời xúc tiến đầu tư theo địa chỉ, và ưu tiên hàng đầu thuyết phục các siêu công ty vì vừa thu hút được những dự án lớn và còn kéo theo sự đầu tư của các công ty có quy mô nhỏ hơn.
- 15 Năm là, tốc độ thu hút vốn đầu tư trên thế giới nói chung và Châu Á nói riêng tăng rất mạnh trong giai đoạn 1993-2000, nhưng từ năm 2001 tới nay lại sụt giảm mạnh. Giai đoạn 1993-2000, FDI tăng cả về giá trị tuyệt đối- tổng số vốn đầu tư lẫn tỷ trọng trong tổng giá trị đầu tư quốc tế. Năm 1974, FDI toàn thế giới là 40 tỷ USD, năm 1986 là 78 tỷ USD, năm 1992 là 168 tỷ USD, năm 1995 FDI tăng lên gấp đôi là 325 tỷ USD, năm 1999 lên tới 1075 tỷ USD và đỉnh cao là năm 2000, mức đầu tư FDI toàn thế giới lên tới 1400 tỷ USD [16, tr.44]. Theo đánh giá của UNCTAD (bảng 1.1), dòng vốn FDI trong 3 năm 2001, 2002, 2003 giảm sút mạnh với tốc độ cao, đặc biệt là năm 2003, chỉ còn 559,6 tỷ USD, đây là mức giảm sút được coi là cao nhất trong vòng 30 năm qua , tuy nhiên đến năm 2004, FDI trên thế giới có dấu hiệu khôi phục trở lại, thể hiện ở mức tăng 17% so với năm 2003. Bảng 1.1: Mức tăng giảm của dòng vốn FDI trên thế giới (2000-2004) ĐVT: triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004 1. Trị giá vốn FDI 1,387,953 817,574 678,751 559,576 653,345 2. Mức giảm tuyệt đối (570,379) (138,823) (119,175) 93,769 3. Tốc độ giảm (%) 41.9 18 20.5 +17 Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2004 Sự giảm sút về đầu tư FDI diễn ra ở hầu hết các khu vực.Trong đó, ở 25 nước công nghiệp phát triển năm 2002 chỉ đạt 349 tỷ USD giảm 30% so với năm 2001, đặc biệt là Anh giảm 75% từ thu hút FDI, ở Mỹ giảm 2/3 từ mức thu hút là 124 tỷ USD, năm 2002 còn 44 tỷ USD. Ở các nước Châu Phi, giảm 64% từ mức thu hút năm 2001 là 17 tỷ USD tới năm 2002 còn 6 tỷ USD. Cờn ở Châu Á, năm 2002 chỉ thu hút 90 tỷ USD giảm 12% so với năm 2001, trong khi đó năm 2001 đã thu hút giảm 24% so với năm 2000. Tuy vậy, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia được nổi lên như là cường quốc thu hút đầu tư FDI lớn của thế giới. Trong đó, sự kiện Trung Quốc trong dòng vận động FDI có thể coi như một xu hướng mới trong toàn cảnh FDI trên thế giới [16, tr.44] Sáu là, sự thay đổi trật tự của các nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất trên thế giới điển hình là sự kiện Trung Quốc trong xu hướng vận động FDI.
- 16 Trước đây, những nước chủ đầu tư lớn nhất cũng là những nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất. Song gần đây, vị trí của Trung Quốc trong việc thu hút FDI luôn được xếp hạng cao. Năm 1990 chỉ có 3.4 tỉ USD FDI vào Trung Quốc, đến năm 1996 con số này đã tăng gấp 10 lần tại mức 41,7 tỉ và từ đó (1996- 2000) mỗi năm Trung Quốc có 40 tỉ USD FDI (so với khoảng 10 tỉ một năm tại một số ít các quốc gia châu Á khác), đây con số kỷ lục về mức đầu tư và chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng đến năm 2002, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ thu hút đến 50 tỷ USD và trở thành nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất trên thế giới. Theo một số dự báo có tính khả quan, Trung Quốc có thể nhận 100 tỉ USD mỗi năm FDI vào năm 2005 [23]. Sở dĩ Trung Quốc thu hút được nhiều vốn đầu tư với tốc độ tăng trưởng ổn định như vậy là do tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, thể hiện ở tính ngày càng hoàn thiện của môi trường pháp lý; những ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc giành cho các nhà đầu tư nước ngoài như mở rộng danh mục ngành cho phép đầu tư và giảm thuế cho các dự án đầu tư; thị trường lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và môi trường tài chính lành mạnh và đặc biệt là tác động của sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, mà Trung Quốc đã phải mất nhiều năm và bỏ ra nhiều nỗ lực để chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết. Xu hướng này cho thấy, trong khi tổng vốn đầu tư FDI giảm, nhu cầu về vốn của các nước rất lớn để phục hồi và duy trì tốc độ phát triển kinh tế và dẫn tới sự cạnh tranh lớn trong thu hút FDI, nước nào năng động hoàn thiện môi trường đầu tư thì nơi đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư. Sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có những tác động hai mặt tới các quốc gia khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bài toán thu hút vốn FDI. 1.1.4. Môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội và các yếu tố: cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tu trong và ngoài nước tại một quốc gia [16, tr.74]. Các yếu tố của môi trường đầu tư bao gồm: Môi trường chính trị, xã hội; môi trường pháp lý; môi trường văn
- 17 hóa; môi trường kinh tế và tài nguyên; môi trường tài chính; môi trường cơ sở hạ tầng; môi trường lao động. Môi trường chính trị - xã hội: - Sự ổn định của chế độ chính trị, quan hệ các đảng phái đối lập và vai trò kinh tế của họ, xem xét Đảng nào lãnh đạo đất nước và chính sách của Đảng đó như thế nào, có đủ mạnh và có uy tín không. - Sự ủng hộ của quần chúng, của các đảng phái, tổ chức xã hội và của quốc tế đối với Chính phủ cầm quyền. - Năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước, ý thức dân tộc và quan niệm của người dân - Mức độ an toàn và an ninh trật tự xã hội: khủng bố, nguy cơ chiến tranh Môi trường văn hóa: - Tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, ngôn ngữ - Truyền thống lịch sử và văn hóa Môi trường pháp luật và hành chính: - Tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp luật: Xem xét việc xây dựng và ban hành luật, nghiên cứu luật ở nước đó có được ban hành đồng bộ và đầy đủ hay không, có tính thống nhất không - Tính chuẩn mực và tính hội nhập của hệ thống pháp luật - Tính rõ ràng, công bằng, công khai và ổn định của hệ thống pháp luật, nếu không phải dễ dự đoán - Khả năng thực thi của pháp luật và khả năng của pháp luật bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư, những ưu đãi và hạn chế giành cho các nhà đầu tư nếu có, đòi hỏi pháp luật phải thực thi nghiêm minh và không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư với nhau (nước ngoài với trong nước) - Các thủ tục kèm theo: thủ tục hành chính, thủ tục hải quan Môi trường kinh tế và tài nguyên: - Các chính sách kinh tế có khuyến khích khu vực tư nhân phát triển hay không, có khuyến khích mở rộng đầu tư hay không
- 18 - Năng lực kinh tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế của nước đó: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội như tổng GDP, GDP tính trên đầu người, GNP , khả năng tiết kiệm trong nội bộ nền kinh tế quốc gia, các luồng vốn huy động đầu tư cho phát triển; dung lượng thị trường và sức mua của thị trường - Năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế, hệ thống thông tin kinh tế - Chính sách và mức độ bảo hộ thị trường nội địa - Tình hình buôn lậu và khả năng kiểm soát - Xem xét yếu tố tài nguyên và khả năng khai thác Môi trường tài chính: có tác động mạnh tới đầu tư và các đặc điểm kinh tế - Các chính sách tài chính của nước tiếp nhận đầu tư bao gồm: cính sách thu chi tài chính, chính sách mở tài khoản, cho vay vốn, lãi suất, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài - Các chỉ tiêu để đánh giá nền tài chính của một quốc gia bao gồm: cán cân thành toán quốc tế, cán cân thương mại quốc tế, nợ quốc gia, tỷ lệ lạm phát - Các vấn đề khác phản ánh năng lực tài chính của nước tiếp nhận đầu tư như: sự biến động của tỷ giá hối đoái và khả năng điều tiết của nhà nước; khả năng tự do chuyển đổi của đồng tiền; hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng; sự họat động của các thị trường tài chính: thị trường chứng khoán, leasing, bất động sản ;hệ thống thuế và lệ phí: các loại thuế, thuế suất và tính ổn định; khả năng đầu tư từ Chính phủ cho phát triển, chính sách giá cả hàng hóa Môi trường cơ sở hạ tầng: - Hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay, cảng của nước nhận đầu tư - Mức độ cung cấp và thỏa mãn các dịch vụ: hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông - Các chính sách đất đai của nước nhận đầu tư: Khả năng thuê đất và sở hữu nhà (có cho chủ đầu tư nước ngoài sở hữu đất hay không ), chi phí thuê đất, đền bù giải tỏa, thuê nhà, chi phí dịch vụ vận tải, điện nước, điện thoại, fax
- 19 Môi trường lao động: - Nguồn lao động, trình độ và kỹ năng, các chính sách về tiền lương và bảo hiểm cho lao động - Chính sách đào tạo lao động của nước nhận đầu tư: Hệ thống giáo dục và đào tạo, sự hỗ trợ của Chính phủ cho phát triển nguồn nhân lực, có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài hay không - Các yếu tố về người lao động: cường độ và năng suất lao động, tính cần cù và kỷ luật lao động, - Các quy định về đình công bãi công Môi trường quốc tế: - Quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế đối ngoại của nước nhận đầu tư - Mức độ mở cửa của nước nhận đầu tư về kinh tế và tài chính với thị trường bên ngoài - Đánh giá mức độ phụ thuộc của nước nhận đầu tư với nền kinh tế thế giới - Khả năng thiết lập quan hệ buôn bán với thế giới, mức độ được hưởng ưu đãi MFN và GSP của các nước này, khả năng hợp tác kinh tế quốc tế: tham gia các khối kinh tế khu vực, thế giới , khả năng nhận được sự ủng hộ tài chính thông qua các hiệp định song phương và đa phương để được vay vốn ODA (từ Nhật, EU, IMF, WB, ADB ) Tóm lại, môi trường đầu tư của một quốc gia là một khái niệm rất rộng bao trùm ở tất cả các khía cạnh: chính trị, kinh tế-xã hội, lao động và tài nguyên, tài chính, quan hệ quốc tế Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một nước trước khả năng thu hút vốn FDI dựa trên mức độ hấp dẫn cao của các yếu tố thuộc môi trường đầu tư, cụ thể khi các yếu tố này thực sự có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2. Sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO trong xu hƣớng vận động FDI 1.2.1. Vị thế của Trung Quốc ở khu vực Đông Á trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế Sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã chứng kiến Trung Quốc, Đông Âu và những nước theo chủ nghĩa cộng sản khác trước đây bắt đầu chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, hợp nhất các thị trường Đông và Tây bị chia cắt trước đây. Ở
- 20 Châu Âu, với thị trường Tây Âu 350 triệu người đã sáp nhập với thị trường Đông Âu của 130 triệu người, đánh dấu một bước tiến đầy năng động trong xu thế tiến tới sự phân bổ các nguồn lực kinh tế và đưa nền kinh tế thế giới vào một “kỷ nguyên đại cạnh tranh”. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt như vậy, chỉ duy nhất một khu vực đạt được tốc độ tăng trưởng khó tin, khoảng 7%. Mặc dù dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vẫn còn nóng hổi, và vẫn phải đương đầu với những vấn đề về cơ cấu như giải quyết những khoản nợ khó đòi, thì sự hồi phục mạnh mẽ của Đông Á đã đặt nó vào vị trí nổi bật - trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong suốt những năm 1990, đầu tư trực tiếp thế giới tăng gần gấp ba lần với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch buôn bán. FDI của Đông Á tăng nhanh hơn tốc độ tăng FDI của cả thế giới, đạt khoảng 700 tỷ USD năm 1999, hay xấp xỉ gấp 4 lần đầu thập niên 1990. Nếu tính theo tỷ trọng các nước có đầu tư trực tiếp vào Đông Á, thì Nhật Bản chiếm khoảng ¼ vào năm 1990 và đến năm 1999 thì tỷ trọng này tụt xuống còn khoảng 10%, trái lại trong giai đoạn này Mỹ và Tây Âu đều tăng mạnh về tỷ trọng của mình. Các nền kinh tế Đông Á mới nổi đã đạt tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu trên thế giới gấp hơn 3 lần trong 25 năm qua, từ 5,4% năm 1975 lên 19,8% năm 2002. Thương mại nội khối tại Đông Á đã tăng trưởng nhanh hơn sự tăng trưởng thương mại của bất kỳ thị trường nào khác, đây là kết quả không chỉ do nhu cầu tăng lên mà còn do năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trong khu vực tăng lên đáng kể. Một trong những sự kiện mang tầm vóc lịch sử tạo ra bối cảnh phát triển của Đông Á như hôm nay. Đó là sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO (11/2001). Trong những năm gần đây, sự nổi lên bất ngờ của nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự gây nhiều sự chú ý, Trung Quốc có tính cạnh tranh trên rất nhiều lĩnh vực, từ ngành dệt sử dụng nhiều lao động đến ngành điện tử sử dụng nhiều công nghệ, do đó đang trở nên ngày càng quan trọng với vai trò là trung tâm sản xuất của thế giới. Được kích thích bởi FDI, nền kinh tế này đã đạt mức tăng trưởng ngoạn mục- trung bình xấp xỉ 10% trong thập kỷ 90. Xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng gần gấp 4 lần trong thập kỷ trước, đưa Trung Quốc lên thành nước xuất khẩu lớn thứ 9 của thế giới năm 1999. Ở Đông Á, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP của Đông Á tăng từ 25% năm 1980 lên 37% năm 1999 [2, tr.32]. Bởi vậy sự
- 21 phát triển của Trung Quốc đang đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của Đông Á, đóng vai trò là động lực phát triển cho kinh tế khu vực. Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về dân số, đứng thứ hai về tiềm lực quân sự, đứng thứ 6 về GDP, và mới chỉ tương đương với trên 10% GDP của Mỹ. Nếu tính trên cơ sở sức mua thực tế, thì GDP của Trung Quốc sẽ đứng thứ hai, sau Mỹ và tương đương với 50% GDP của Mỹ. Một đặc điểm kinh tế nổi bật của Trung Quốc là tăng trưởng với tốc độ liên tục cao nhất trên thế giới. Từ năm 1979 đến nay, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc liên tục đạt từ 7-10% năm, bất chấp kinh tế Mỹ, Nhật và Châu Âu rơi vào khủng hoảng, suy thoái, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, và dịch bệnh SARS năm 2003 [10]. Chỉ hơn 1 năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bắt đầu trở thành cơ sở chế biến công nghiệp cho nền kinh tế toàn cầu. Có thể nêu ra một vài minh chứng [6, tr.14]: - Trung Quốc sản xuất hơn ½ số giày dép tiêu thụ trên thị trường toàn thế giới - Thị phần của Trung Quốc trong thị trường hàng dệt may thế giới hiện là 20% và dự kiến sẽ tăng lên 50% sau khi WTO bãi bỏ chế độ quota MFA (Multilateral Fiber Agreement) trong năm 2005, với lý do giá thành rẻ nhất thế giới - Trung Quốc là nước sản xuất và sử dụng máy điện thoại di động nhiều nhất thế giới (200 triệu chiếc chiếm 16% thị phần toàn thế giới, năm 2003) - Thị phần thế giới của Trung Quốc trong một số hàng điện tử khác: máy DVD (51%), máy lạnh (37%), máy vi tính để bàn (29%), máy giặt (26%) Trung Quốc đạt được vai trò này là nhờ liên tục áp dụng trong ¼ thế kỷ chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, luôn cải cách để thu hút FDI. Cũng dễ thấy là Trung Quốc đang thu hút một khối lượng khổng lồ FDI từ khắp thế giới, xét giá trị FDI vào Trung Quốc, năm 1990 là 3,5 tỷ USD, năm 1997 là 44,2 tỷ USD, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ hai, chỉ sau Mỹ. Đến năm 1999, mức này giảm xuống là 38,8 tỷ USD nhưng Trung Quốc vẫn là nước tiếp nhận đầu tư đứng thứ sáu trên thế giới. Kể từ những năm 2000 trở lại đây tốc độ thu hút FDI của Trung Quốc tăng liên tục, đến năm 2002 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhận FDI lớn nhất là 52,743 tỷ USD, chiếm gần 10% FDI toàn thế giới [12]. Có thể nói,
- 22 quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc là biểu hiện đặc trưng của tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, và Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong tiến trình này. Trung Quốc đang tạo ra những thách thức đối với nền kinh tế thế giới nói chung, và các nền kinh tế trong khu vực Đông Á nói riêng, đặc biệt là đối với khu vực ASEAN trong bối cảnh môi trường cạnh tranh khốc liệt Trước hết đó là những thách thức về thị trường. Thị phần của Trung Quốc trong thị trường Mỹ đối với 29 loại hàng may theo hệ thống hạn ngạch năm 2002 đã tăng từ 31% lên tới 59%. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2002 lên tới 103 tỷ USD và năm 2003 sẽ còn cao hơn nữa, nghĩa là hàng hóa Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường Mỹ ào ạt, gây mối lo ngại cho Mỹ, do vậy chính quyền Mỹ đã phải gây sức ép buộc Trung Quốc tăng giá đông NDT, để giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Châu Âu cũng không tránh khỏi những lo sợ về sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, năm 2002 EU nhập siêu từ Trung Quốc 47 tỷ euro [7, tr.16]. Còn ở Châu Á, từ Nhật đến ASEAN đều lo ngại sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Nhiều ngành công nghiệp của các nước Châu Á, từ dệt may đến điện tử đang chịu sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc và ASEAN có nhiều điểm giống nhau về cơ cấu mậu dịch, trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có nhiều chủng loại trùng hợp hoặc có tính cạnh tranh lớn với nhiều mặt hàng xuất khẩu của các nước ASEAN. Nhóm bị tác động này chủ yếu là những nước kém phát triển, có cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu giống với Trung Quốc. Trong khi đó, việc Trung Quốc tăng nhập khẩu vào thị trường nội địa do yêu cầu mở cửa sẽ tăng khả năng xuất khẩu của nhiều nước ASEAN, nhóm nước được hưởng lợi chủ yếu là những nước phát triển hơn cơ cấu xuất khẩu tương đối giống với cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc hoặc những nước nằm trong cách mạng sản xuất ngành toàn cầu với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc có nhu cầu nhập sản phẩm nhiệt đới và tài nguyên của các nước ASEAN. Theo thống kê của ngành hải quan Trung Quốc, nếu tính theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương thì ASEAN là đối tác
- 23 mậu dịch lớn thứ 5 của Trung Quốc. Điều đó, chứng tỏ khả năng bổ trợ rất lớn của cả 2 bên. Sau đó là những thách thức về thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn FDI [6, tr.21]. Trung Quốc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì lương thấp và thị trường nội địa lớn với sức tăng trưởng rất nhanh. Năm 2002 Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã vượt Mỹ về thu hút FDI, trong khi FDI nói chung của thế giới vẫn giảm. Việc cạnh tranh thu hút FDI ở Châu Á đặc biệt căng thẳng. Do đó sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, mỗi năm Trung Quốc có thể thu hút được 60 tỷ USD FDI. Dự đoán đến năm 2005, Trung Quốc có thể đạt con số FDI tới 100 tỷ USD (trong khi suốt thập kỷ 90, tổng FDI vào Trung Quốc chưa đầy 250 tỷ USD). Các số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc đã thu hút được 510,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian từ 1990-2001. Hiện nay đã có hơn 400 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đã đầu tư vào Trung Quốc trong các lĩnh vực chế tạo đến công nghệ cao [12]. Trong điều kiện dòng FDI là một con số hữu hạn, thì sự hấp dẫn FDI vào Trung Quốc đồng nghĩa với sự giảm FDI vào các khu vực khác, trong đó có nền kinh tế ASEAN. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và nhất là Đông Á nói riêng đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong 4 thập niên qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình thời gian 1986 - 1995 của Trung Quốc là 9,9%, Ấn Độ là 5,7%, Mỹ là 2,9%, châu Á ĐPT là 7,7%, thế giới là 3,7%, châu Phi là 1,9% và Mỹ La-tinh là 2,8%. Thời gian từ 1995 - 2005, các số liệu tương ứng trên là 8,2%, 5,9%, 6,6%, 3,8%, 3,9%, và 2,6% (theo W.E.O - IMF, 9-2004). Trong tương lai gần, sức mạnh kết hợp lại của các nền kinh tế Đông Á sẽ vượt qua bất cứ một khu vực nào của thế giới. Theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện nay Đông Á chiếm 23% GDP thế giới (cao hơn 19,9% của EU 15), chỉ đứng sau Mỹ (32%), nhưng tính theo sức mua tương đương thì hơn Mỹ (Mỹ 21,1% còn Đông Á - Thái Bình Dương 28,8%), và hơn khối NAFTA (24,6%) [32]. Việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2002 và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra cơ hội và thách thức quan trọng đối với khu vực Đông Á nói chung và ảnh hưởng sâu sắc đến thương mại và đầu tư của ASEAN nói riêng. Vai
- 24 trò của Trung Quốc trong khu vực này là tuyệt đối (theo nhận định của Ngân hàng thế giới). Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc khá lớn về giá trị tuyệt đối, chiếm một nửa kinh tế Châu Á, theo tính toán về sức mua. Thứ hai, Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng thương mại của mình và tăng gần gấp ba tỷ trọng xuất khẩu trên toàn cầu trong giai đoạn 1990-2002, và chiếm một tỷ trọng xuất khẩu tăng nhanh tại Đông Á trong thập kỷ qua. Thứ ba, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng là một điểm đến đầu tư và đi đầu trong lĩnh vực thị trường vốn toàn cầu. Trung Quốc là nước thu hút FDI lớn nhất và là một trong những nước cung cấp vốn lớn nhất trong các nước phát triển. Bên cạnh những thách thức với khu vực, nhìn ra phía trước, Trung Quốc vẫn là một động lực tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ tại Đông Á. Với việc gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa thị trường của mình cho hàng xuất khẩu của các nước và đồng thời buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách thể chế theo các nguyên tắc quốc tế từ khả năng tiếp cận thị trường đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đến lượt nó, sẽ làm tăng áp lực điều chỉnh cơ cấu công nghiệp trong nước và thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường Trung Quốc, dẫn đến tăng trưởng kinh tế, kết quả là sẽ khuyến khích những thay đổi năng động trong bản đồ công nghiệp, thương mại và thúc đẩy tính cạnh tranh của cả khu vực Đông Á. 1.2.2. Các cam kết của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và đầu tư khi gia nhập WTO Vài nét về Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) Một trong những tổ chức có uy tín và có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động thương mại của toàn cầu đó là tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO ra đời vào ngày 01/01/1995 dựa trên sự kế thừa và tiếp tục phát triển Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947, chỉ có 23 nước thành viên) ở mức cao hơn giữa các quốc gia và trên phạm vi toàn cầu về lĩnh vực thương mại. Sau gần 8 năm đàm phán, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh, các Bộ trưởng đại diện cho tất cả các bên ký kết và nhất trí văn kiện cuối cùng với 500 trang văn bản và 26.000 trang danh mục, cam kết thừa nhận kết quả vòng đàm phán Urugoay, đó là Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hiện nay WTO có 149 thành viên [3].
- 25 Tuy WTO kế thừa của GATT, nhưng có những điểm khác so với GATT. GATT là một thể chế linh hoạt với mục tiêu chính là: thương lượng buôn bán và lập ra các hiệp định để cho các nước thành viên có thể tự do lựa chọn: Tham gia hay rút lui không tham gia. Trong khi đó WTO buộc các nước thành viên phải tuân thủ theo các hiệp định theo thủ tục giải quyết tranh chấp chặt chẽ (nếu không áp dụng sẽ gây thiệt hại cho đối tác). WTO đặt ra các nghĩa vụ, giao ước pháp lý cụ thể nhằm điều chỉnh chính sách thương mại của các nước thành viên, được thể hiện trong các Hiệp định chung: Hiệp định thương mại dịch vụ (GATs); Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPs); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan thương mại (TRIMs). Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc cơ bản: không phân biệt đối xử (chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)), tự do hoá thương mại, cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích cải cách và hội nhập, minh bạch hoá chính sách Các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO Việc gia nhập WTO là một cơ hội lớn để Trung Quốc thu hút nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài song cũng đặt ra những yêu cầu phải điều chỉnh chính sách đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số các hiệp định của WTO thì có 3 hiệp định có ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách đầu tư nước ngoài, bao gồm: Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATs), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữư trí tuệ (TRIPs). Thứ nhất, Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) đòi hỏi các nước thành viên không được dùng các chính sách đầu tư làm bóp méo thương mại. Lý do là các nước tiếp nhận đầu tư thường đưa ra những điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường của mình. Đó là các điều kiện có liên quan đến cơ cấu doanh nghiệp (quy định quyền cổ phần của nước nhận đầu tư), phuơng thức kinh doanh (quy định quyền chuyển giao kỹ thuật), hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh (yêu cầu nội địa hóa và quy định xuất khẩu). WTO đã yêu câu áp dụng các điều kiện này theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). Nguyên tắc này yêu cầu các thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu
- 26 và hàng nội địa, không phân biệt đối xử với dịch vụ và đối tượng sở hữu trí tuệ do thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài cung cấp (tuy nhiên quy định này không áp dụng cho việc mua bán chính phủ nhằm mục đích tiêu dùng). Nghĩa là, WTO yêu cầu các thành viên phải cam kết xóa bỏ những điều kiện không hợp lý và phân biệt với các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATs), yêu cầu mở cửa thị trường cho các nhà cung ứng nước ngoài cũng trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Nguyên tắc mở cửa thị trường được phản ánh trong các cam kết của các quốc gia thành viên về loại bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế quan và mở cửa khu vực dịch vụ. Tuy vậy, việc mở cửa thị trường dịch vụ không phải đơn thuần bằng việc giảm hàng rào thuế quan mà bằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các hoạt động dịch vụ nên chúng liên quan trực tiếp đến đầu tư nước ngoài hơn là thương mại thuần túy. Thứ ba, Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) có liên quan đến mậu dịch và mức độ bảo hộ tối thiểu cần thiết về quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp bảo đảm cho đầu tư nước ngoài. Đây là một phần không thể tách rời của GATT nhằm mục đích tạo sự cân bằng giữa các động lực khuyến khích phát minh sáng chế và việc cho phép tiếp cận thông tin rộng rãi. Nhưng luật lệ về sở hữu trí tuệ thích hợp với một nước phát triển thường quá nghiêm ngặt đối với 1 nước ĐPT, có thể ngăn cản sự tăng trưởng, vì nó giới hạn việc phát minh sáng chế và phổ biến các thành quả này, kết quả là sự chuyển giao quá mức các sở hữu trí tuệ vào tay các nhà sản xuất và đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tất cả các nước thành viên đều yêu cầu có quy định nhằm bảo đảm thị trường giữ được tính cạnh tranh mà không làm giảm quá mức các phát minh sáng chế. Nhìn chung, Hiệp định TRIPs được xem là tạo sự linh hoạt cần thiết để xây dựng luật lệ như vậy nhưng việc thực hiện hoàn toàn không dễ dàng. Nhìn chung, cùng với sự tự do hóa thương mại, WTO cũng đang hướng tới tự do hóa đầu tư và áp dụng các nguyên tắc thương mại đa phương cho đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã tiến hành những bước điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài, nhằm thực hiện các cam kết để đáp ứng các yêu cầu trên đây [7, tr.193]. Nội
- 27 dung điều chỉnh tập trung vào: hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài, mở rộng lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài, hợp lý hóa những khuyến khích đối với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài: cho đến cuối năm 2002, có ba văn bản pháp luật, quy định điều chỉnh ảnh hưởng đến FDI: Luật liên doanh nước ngoài Trung Quốc, Luật doanh nghiệp hợp tác nước ngoài Trung Quốc, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các quy định hướng dẫn thi hành. Mở rộng các lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài: Trung Quốc đã có Những quy định tạm thời về định hướng đầu tư nước ngoài và Danh mục tổng thể các ngành đầu tư nước ngoài công bố vào tháng 6/1995, sửa đổi tháng 12/1997 để công bố chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Căn cứ vào các cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc, Hội đồng Nhà nước đã ban hành văn bản mới Những hướng dẫn đầu tư nước ngoài có hiệu lực vào 1/4/2002, phác thảo việc Trung Quốc sẽ mở rộng hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào. Trong đó: - Kiên trì mở cửa đối với bên ngoài, khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, với danh mục mới đã mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích từ 186 lên 262 khoản mục đồng thời các khoản mục hạn chế đã giảm từ 112 xuống còn 75 khoản mục. Đặc biệt tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ phục vụ nông nghiệp, công nghệ cao, vận tải và năng lượng mới. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được khuyến khích, từ năm 2001 đến 2010, sẽ được hưởng mức thuế thu nhập là 15% - Cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, viễn thông, vận tải, bảo hiểm: Trung Quốc đưa ra một lộ trình rõ ràng cho các nhà đầu tư vào các ngành dịch vụ vốn là lĩnh vực hạn chế đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, tuân thủ các cam kết mở cửa thị trường chứng khoán để thu hút vốn nước ngoài gián tiếp Hợp lý hóa những khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở đãi ngộ quốc gia: Các DNNN ở Trung Quốc được ưu đãi về tỷ lệ thuế thu nhập và miễn thuế. Về xuất nhập khẩu, cho phép các DNNN có quyền xuất nhập khẩu mà không có ngoại lệ. Về ngoại hối, các DNNN được quyền lập tài khoản
- 28 ngoại tệ và nội tệ ở bất kỳ ngân hàng nào. Về tuyển dụng lao động, các DNNN được tự do tuyển dụng lao động nhưng phải tuân theo các quy định về tiền lương tối thiểu và quyền của người lao động [7, tr.204]. Những điều chỉnh trong chính sách ĐTNN của Trung Quốc là khá cơ bản, song vẫn còn một số bất cập so với yêu cầu của WTO như bảo hộ quá mức đối với một số ngành như ô tô, tài chính, và thiếu các tiêu chí về áp dụng chính sách ưu đãi dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh 1.2.3. Sự dịch chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc Theo báo cáo của UNCTAD, FDI của thế giới vào Trung Quốc luôn giữ vị trí hàng đầu trong các nước ĐPT. Trung Quốc cũng được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút FDI cho quá trình CNH-HĐH. Từ thập kỷ 80, Trung Quốc đã xuất hiện trong danh sách 10 nước ĐPT đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Đặc biệt, trong những năm gần đây với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm khoảng gần 50 tỷ USD, Trung Quốc đã trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất Châu Á, nằm trong danh sách 5 nước thu hút được nhiều FDI nhất thế giới. Đến năm 2002, Trung Quốc đã vượt Mỹ để đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Có thể chia luồng FDI vào Trung Quốc theo 3 giai đoạn [29]: - 1979-1991: Giai đoạn thử nghiệm với các khoản đầu tư quy mô nhỏ . Nguồn vốn chủ yếu đến từ cộng đồng Hoa Kiều ở nước ngoài. Lĩnh vực đầu tư là các ngành cần nhiều lao động . - 1992-2000: FDI phát triển đến qui mô lớn, bài bản. Một loạt các chính sách khuyến khích đầu tư (nới lỏng hoạt động tín dụng, cắt giảm thuế, mở cửa một số lĩnh vực nhạy cảm ). Lượng FDI vào Trung Quốc tăng vọt từ 4,4 tỷ USD năm 1991 lên hơn 10 tỷ USD năm 1992 và đến năm 2000 đã vượt ngưỡng 40 tỷ USD. Điểm nổi bật của FDI vào Trung Quốc giai đoạn này gồm 2 thời kỳ rõ rệt: thời kỳ nửa đầu những năm 90, FDI tập trung vào các ngành chế biến xuất khẩu, nhưng từ nửa cuối những năm 90, lại tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh và tiêu thụ trên thị trường nội địa là chính.
- 29 - Từ năm 2001 đến nay: sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nước ngoài “bước hẳn” vào Trung Quốc. Một số lĩnh vực trước đây được mở cửa một cách hạn chế, nay sẽ được mở cửa toàn bộ. Ba giai đoạn phát triển của FDI ở Trung Quốc có ba trọng tâm đầu tư khac nhau. Nếu trong những năm 80, FDI tập trung chủ yếu vào những ngành thu hút nhiều lao động, thì đến đầu những năm 90, FDI chuyển sang những ngành cần nhiều vốn. Đặc biệt, từ nửa cuối thập niên 90 đến nay, trọng tâm FDI dần chuyển sang những ngành dựa vào công nghệ cao. Các hãng danh tiếng của thế giới như Microsoft, Motorola,General Motors, Siemens không ngần ngại đầu tư nghiên cứu công nghệ ngay tại Trung Quốc. Trên toàn lãnh thổ nước này hiện có hơn 400 trung tâm R&D do công ty nước ngoài tham gia thành lập. Bảng 1.2: FDI vào Trung Quốc so với các nước, vùng lãnh thổ khác ở Châu Á, và trên thế giới (1985-2003) ĐVT: triệu USD Các nƣớc 85 – 95 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trung Quốc 11887 44236 45460 40319 40715 46878 52743 53505 Nhật Bản 675 3200 3240 12741 8323 6241 9239 6324 Hàn Quốc 715 2.867 5.405 9.436 8.572 3.683 2.941 3.752 Inđônêxia 1365 4678 -356 -2745 -4550 -3279 145 597 Malaixia 2902 6317 2714 3895 3788 554 3203 2473 Philipin 748 1261 1718 1725 1345 982 1111 319 Singapo 4512 1533 7594 16067 17217 15038 5730 11431 Thái Lan 1426 3882 7491 6091 3350 3886 947 1869 Việt Nam 518 2587 1700 1484 1289 1300 1200 1450 ASEAN 17142 34099 22406 27853 23379 19373 13733 20304 Các nƣớc ĐPT 50773 172533 191284 229295 246057 209431 162145 172033 Thế giới 181704 454000 686028 1079083 1392957 823825 651188 559580 Nguồn: www.unctad.org Điển hình là sau khi gia nhập WTO, FDI vào Trung Quốc trong năm 2002 đạt 52,76 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử đầu tư, Trung Quốc đã vượt Mỹ để giành vị trí số 1 thế giới trong thu hut FDI. Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ là những nguồn cung cấp FDI vào Trung Quốc lớn nhất. Con số này tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo, năm 2003 là 53,505 tỷ USD. Chỉ tính riêng quí 1 năm 2004 thu hút
- 30 FDI tăng, cụ thể là có 10.312 dự án FDI với số vốn đăng ký là 34,278 tỷ USD, tăng 19,57% so với cùng kỳ năm trước, số vốn sử dụng thực tế là 14,066 tỷ USD (tăng 7,49 % ). FDI vào Trung Quốc năm 2004 tiếp tục tăng 57,55 tỷ USD. Trong khi đó, FDI trên toàn thế giới suy giảm liên tục từ 1387 tỷ USD năm 2000 xuống còn 678 tỷ USD năm 2002, và tiếp tục suy giảm 10% vào năm 2003 [31]. Trong điều kiện dòng FDI là một con số có hạn (dù có tăng trị số tuyệt đối) thì sự hấp dẫn FDI vào Trung Quốc đồng nghĩa với sự giảm FDI vào các khu vực khác, trong đó có nền kinh tế ASEAN. Sự dịch chuyển dòng FDI vào Trung Quốc là có thật, và các nước ĐPT, đặc biệt là ASEAN đang lo ngại nguy cơ chệch hướng dòng FDI vào tay đối thủ này.Bản thân những yếu tố nội tại về giá nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, mức tăng trưởng kinh tế cao, an ninh - chính trị ổn định đã khiến Trung Quốc rất hấp dẫn ĐTNN so với các khu vực ĐPT khác. Ngoài ra việc tuân thủ thực hiện các cam kết của WTO càng bổ sung thêm lực hút FDI vào Trung Quốc, đó là việc thực hiện giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; điều chỉnh các chính sách thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cải cách các thể chế điều tiết kinh tế theo các nguyên tắc của WTO. Cụ thể là: - Về thuế quan, mức thuế quan trung bình của tất cả các sản phẩm của Trung Quốc là 17,5% đã giảm xuống còn 10% sau khi gia nhập WTO [21]. Mức giảm thuế này sẽ giúp cho việc mở cửa thị trường, lôi cuốn các nhà đầu tư tích cực mở rộng đầu tư vào Trung Quốc vì họ sẽ giảm thiểu được chi phí, tự do đầu tư và khai thác được các nguồn lực nội tại của thị trường Trung Quốc. Các hàng rào và biện pháp phi thuế quan sẽ nhanh chóng được xoá bỏ. - Về cơ cấu ngành kinh tế, việc gia nhập WTO của Trung Quốc sẽ có lợi lớn trong các ngành dệt may, điện tử, mô tô - xe máy, đồ chơi là những ngành Trung Quốc đang có ưu thế: giá nhân công rẻ, tỷ lệ nội địa hoá cao, thị phần trong và ngoài nước rộng lớn và theo đó, giá trị gia tăng xuất khẩu cao. - Trung Quốc đã có nhiều điều chỉnh về chính sách thu hút FDI (xem 1.2.3). Những nỗ lực này càng trở nên nổi bật khi Trung Quốc thực hiện cam kết với WTO về mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài:
- 31 Trong lĩnh vực viễn thông: Trung Quốc cho phép 49% sở hữu nước ngoài (ở năm đầu tiên) và 50% (từ năm thứ 2) về dịch vụ cơ bản; cho phép 25% sở hữu nước ngoài ngay sau khi gia nhập, tăng lên 35% sau một năm và đến 49% sau 3 năm đối với điện thoại di động; thực hiện mở cửa thị trường cho thuê tài chính trong viễn thông và dịch vụ điện thoại vô tuyến sau 3 năm và 6 năm. Về lĩnh vực tài chính: Tiến hành xoá bỏ hạn chế về địa lý và mở cửa 85% thị trường trong 3 năm đối với bảo hiểm, cho phép 50% sở hữu nước ngoài đối với bảo hiểm nhân thọ và 50% đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nước ngoài được phép kinh doanh bằng bản tệ sau 2 năm và được quyền tiếp cận thị trường không hạn chế sau 5 năm; được phép vay ngay sau khi gia nhập thị trường tài chính phi ngân hàng. Về thương mại: tiến hành mở cửa sau 3 năm, xoá bỏ các hạn chế trong liên doanh, trao quyền kinh doanh và phân phối cho các cửa hàng thuộc sở hữu nước ngoài. Các lĩnh vực khác: mở cửa cho các Công ty luật nước ngoài hành nghề pháp lý, mở cửa cho các kế toán viên nước ngoài và cho phép 100% sở hữu nước ngoài sau 3 năm trong lĩnh vực lữ hành và du lịch [12] Với những cam kết trên đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều lợi thế trong việc thu hút FDI, và đây chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc ngày càng hấp dẫn hơn trong việc thu hút FDI: Một là, thị trường nội địa quy mô lớn của Trung Quốc đã mở rộng lối cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các nhà đầu tư hướng vào sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu hoặc hướng tới xuất khẩu đều có thể khai thác được các lợi thế trên thị trường Trung Quốc. Hai là, các dòng FDI trên thế giới hiện đã thay đổi theo hướng mở rộng sang các ngành dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ dựa trên công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, viễn thông Hơn nữa, các dòng FDI trong dịch vụ tăng không chỉ góp phần ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì lẽ, công nghiệp chế biến, chế tạo có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với các hoạt động dịch vụ giá trị cao và công nghệ cao.
- 32 Ba là, với việc mở cửa thị trường cả về hàng hoá và dịch vụ, Trung Quốc sẽ thu hút được FDI của tất cả các thành viên WTO vì nhờ sự đồng nhất về tiêu chí, nguyên tắc và lợi ích. Những bất cập và trở ngại trước đây, nhất là trong quan hệ với các nước phát triển sẽ giảm nhanh và tiến tới bị xoá bỏ. Trung Quốc sẽ có điều kiện để đến gần hơn với công nghệ nguồn, công nghệ trung gian tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh vốn đã mạnh của họ trên thị trường thế giới. Hiện nay, FDI vào Trung Quốc chủ yếu từ các MNCs của Mỹ và Nhật Bản, trong đó Mỹ chủ yếu tập trung vào ngành chế taọ, và Trung Quốc đang trở thành trung tâm chế tạo trên thế giới. Dự đoán rằng, đến năm 2005, Trung Quốc có thể đạt con số FDI tới 100 tỷ USD (trong khi suốt thập kỷ 90, tổng FDI vào Trung Quốc chưa đầy 250 tỷ USD) [2]. Lịch vực dịch vụ có tiềm năng vượt lĩnh vực chế biến trong việc thu hút FDI và trở thành "động lực" thu hút FDI của Trung Quốc trong giai đoạn tới.
- 33 CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO TỚI KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA CÁC NƢỚC ASEAN 2.1. So sánh môi trƣờng đầu tƣ của Trung Quốc và ASEAN hiện nay Phân tích môi trường đầu tư của Trung Quốc và ASEAN sẽ cho thấy những yếu tố nội tại ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút đầu tư vào từng khu vực. Đồng thời, so sánh tổng quan môi trường đầu tư của Trung Quốc ASEAN sẽ rút ra được những lợi thế cạnh tranh và những điểm yếu trong việc thu hút đầu tư vào ASEAN, và giúp cho ASEAN có phương hướng để khắc phục những bất cập này. 2.1.1. Môi trường thu hút FDI của Trung Quốc Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, lượng vốn FDI vào Trung Quốc không ngừng tăng về số lượng và quy mô. Trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc luôn nằm trong số 10 quốc gia thu hút FDI trên thế giới. Chỉ sau 1 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã thu hút được hơn 53 tỷ USD FDI, lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia ĐPT này đã vượt qua Mỹ để trở thành nước thu hút FDI lớn nhất trên thế giới. Hơn ai hết, quốc gia này được hưởng lợi rất nhiều từ dòng FDI và luôn đánh giá cao những đóng góp của FDI đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Môi trường đầu tư của Trung Quốc đang được đánh giá là cởi mở tích cực và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Môi trường đó được thể hiện như sau: Môi trƣờng chính trị và xã hội Theo hiến pháp Trung Quốc (04/12/1982), Trung Quốc là quốc gia có chủ quyền với bề dày lịch sử gần 4000 năm, theo thể chế cộng hòa. Lãnh thổ Trung Quốc bao gồm 23 tỉnh (kể cả Đài Loan- tỉnh thứ 23) và 5 khu tự trị. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền được thành lập vào năm 1949. Tháng 12 năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thực hiện cải cách kinh tế và cải cách về luật pháp và thể chế bằng việc thông qua hàng loạt đạo luật mới. Quá trình đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm 1978 đã mang lại nhiều thành tựu cho đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện tăng lên rõ ràng. Theo các chuyên gia nước ngoài, mặc dù Trung Quốc đang tích cực chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền định hướng thị trường, nhưng Trung Quốc vẫn ưu tiên giữ vững thể chế chính trị của mình. Điểm tối trong xã hội Trung
- 34 Quốc có thể ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của Trung Quốc là sự cách biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các thành phố ven biển và các thành phố nghèo nội địa, một lượng lớn người sống trôi nổi đi tìm việc, người thất nghiệp do cải cách các xí nghiệp của Nhà nước và thu hồi đất nông nghiệp, ép buộc di dời và tình hình tham nhũng [30]. Chính quyền Trung Ương vẫn tiếp tục kiểm soát báo chí truyền thông và tăng cường sử dụng những công nghệ cao để kiểm soát thông tin trên Internet. Nhìn chung, chính phủ sẽ phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt với những tình huống được coi là nguy cơ ảnh hưởng tới sự độc tôn cầm quyền của Đảng Cộng sản. Sự kiện năm 1999 khi chính phủ Trung Quốc thực hiện giải tán 10,000 người theo giáo phái Falun Gong biểu tình trước cửa toàn nhà chính phủ tại Bắc Kinh, hay những bản án rất nặng cho nhưng người hoạt động chính trị chống lại chính phủ [30]. Một số vấn đề về chính trị khác cũng ảnh hưởng tới sự ổn định về chính trị của Trung Quốc như vấn đề về bán đảo Đài Loan, về quan hệ căng thẳng với Mỹ Tuy nhiên việc chú trọng và cam kết tới phát triển kinh tế nhất quán của Trung Quốc khiến các yêu tố này trở nên thứ yếu và không gây bất ổn chính trị trong tương lai gần. Môi trƣờng pháp luật và hành chính Kể từ năm 1979, với mục đích hình thành một hệ thống luật pháp có hiệu lực, Trung Quốc đã ban hành khoảng 300 luật và quy định, hầu hết các luật này quy định các vấn đề về kinh tế. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế. Tuy nhiên, việc cải tổ hệ thống luật pháp mới được chính phủ quan tâm đặc biệt vào thập kỷ 90 [30]. Với đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, nhìn chung được bảo đảm bằng nhiều văn bản luật: Luật của Trung Quốc về các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài của người Trung Quốc (áp dụng từ 1/7/1979); Quy chế về áp dụng luật nói trên (20/9/1983); Quy định của Hội đồng nhà nước về khuyến khích các đầu tư nước ngoài (11/10/1986); Luật về ngoại thương Trung Quốc (12/5/1994) Trong luật của Trung Quốc trình bày chi tiết thủ tục đăng ký, các phương pháp đầu tư vốn, các chức năng của bộ máy quản lý một xí nghiệp cụ thể, việc nhập khẩu kỹ thuật,
- 35 các loại thuế, sự kiểm soát ngoại tệ, chế độ báo cáo của các xí nghiệp, hoạt động của các công đoàn, thủ tục đình chỉ hoạt động của xí nghiệp. Với hệ thống luật và quy định này khá phức tạp, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện rà soát và sửa đổi lại tất cả các luật, quy định và thực hiện quy định tuân thủ theo những cam kết khi gia nhập WTO. Luật của Trung Quốc thông thường được soạn thảo với phạm vi điều chỉnh khá rộng, thường đòi hỏi nhiều những hướng dẫn về quy định và thậm chí những quy định chi tiết để thực hiện. Tuy vậy, luật pháp và quy định của Trung Quốc thiếu sự minh bạch và chắc chắn trong việc đảm bảo thực thi mặc dù chính phủ cố gắng ban hành hàng nghìn các quy định, ý tưởng và thông báo liên quan đến đầu tư nước ngoài. Môi trƣờng kinh tế và tài nguyên Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn nhất và cũng có dân số đông nhất thế giới. Kể từ năm 1978, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia có tiềm năng kinh tế to lớn và là thị trường hấp dẫn đối với toàn thế giới. Trung Quốc ngày nay là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển ở mức trung bình hàng năm là hơn 10% năm trong suốt 15 năm từ 1990 đến 2004, trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng thu nhập quốc gia (GDP) của Trung Quốc tăng 9,3% năm 2003, và thập chí nhanh hơn 9.5% trong năm 2004, bất chấp những có gắng làm hạ nóng của chính phủ (hình 2.1). Hình 2.1: Mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc (1997-2002) Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ
- 36 Tổng số kim ngạch buôn bán của Trung Quốc năm 2004 đã vượt quá 1100 tỉ USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia lớn thứ 3 trên thế giới về thương mại, chỉ đứng sau Mỹ và EU. Trong 20 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ tương đối phát triển. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 85% GDP (năm 1982 chỉ có 66% tổng GDP), trong đó Công nghiệp chiếm 51,7% và dịch vụ chiếm 33,7%. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc cũng luôn giữ vững ở con số tăng hơn 8% [30]. Tình hình lạm phát của Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ khác biệt. Trong những năm cuối thập kỷ 80 do chính sách điều chỉnh giá và phá giá đồng Nhân dân tệ đã đẩy lạm phát của Trung Quốc lên mức cao 30% (năm 1989). Đến đầu thập kỷ 90, tình hình lạm phát của Trung Quốc được điều chỉnh giảm xuống mức một con số. Tuy nhiên Chính phủ lại tiếp tục thực thi các chính sách cải cách, làm cho nền kinh tế trở nên “quá nóng” dẫn đến lạm phát lại gia tăng ở mức cao và đỉnh điểm vào năm 1995 với mức lạm phát là gần 25% (Hình 2.2) [30]. Hình 2.2: Tình hình lạm phát của Trung Quốc (1982-2002) Nguồn: Ngân hàng thế giới 2004 Tuy nhiên từ năm 1998, tình hình lạm phát của Trung Quốc khá ổn định và ở mức thấp so với nền kinh tế quá nóng của Trung Quốc. Chỉ số gia CPI của Trung Quốc luôn giữ ở mức thấp từ năm 1999 đên nay, với mức trung bình dưới 1% (Hình 2.2).
- 37 Hiện nay Trung Quốc đang là quốc gia thứ 2 trên thế giới về buôn bán quốc tế, chỉ sau Mỹ. Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã đạt mức 593 tỉ USD và nhập khẩu ở mức 561 tỉ USD trong năm 2004. Thặng dư thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã vượt quá 25% ở mức 32 tỉ USD. Xuất khẩu gia tăng vẫn là một bộ phận quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là những mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may, thêu ren, lắp ráp, chế tạo linh kiện điện tử, cơ khí, thiết bị văn phòng và xử lý số liệu. Những đối tác chủ yếu của Trung Quốc là Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Trung Quốc đang tiến hành những bước đi quan trọng để mở cửa hệ thống thương mại quốc tế của mình và từng bước hội nhập vào trong nền thương mại toàn cầu. Việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO năm 2001, đã đảm bảo việc chính phủ Trung Quốc hạ nhiều mức thuế và loại bỏ các cản trở thương mại quốc tế của nước này, đồng thời mở cửa thương mại trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng và viễn thông [30] Về đầu tư nước ngoài, Trung Quốc hiện nay là một trong những quốc gia có số lượng vốn ĐTNN đổ vào nhiều nhất thế giới. Quan hình 2.3 cho thấy, mức độ tăng trưởng đầu từ nước ngoài của Trung Quốc liên tục tăng trong hơn 10 năm vừa qua, từ mức rất thấp 25 tỉ năm 1990 đến hơn 500 tỉ năm 2004. Chỉ riêng năm 2004, Trung Quốc đã thu nhận 64 tỉ USD đầu tư nước ngoài, nâng tổng số vốn đầu tư vào Trung Quốc lên đến 563,8 tỉ USD vào cuối 2004 [34]. Với một thị trường rộng lớn với hơn 1 tỉ dân, với vị trí địa lý thuận lợi ở Châu Á, môi trường đầu tư thuận lợi và đặc biệt là giá nhân công và nguyên vật liệu rẻ đã thực sự biến Trung Quốc thực sự là điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư. Với việc Trung Quốc tham gia vào WTO lại càng khẳng định hơn nữa xu thế tăng trưởng mạnh về đầu tư nước ngoài ở nước này, khi Trung Quốc phải thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập, cụ thể là minh bạch hơn nữa các chính sách, cải cách đổi mới sâu rộng và xóa bỏ nhiều cản trở trong thương mại và đầu tư.
- 38 600 500 400 300 FDI 200 100 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Hình 2.3: Mức tăng trưởng đầu tư hàng năm của Trung Quốc Nguồn: www.mofcom.gov.vn Về tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và có lượng tài nguyên dồi dào. Tuy nhiên do dân số đông, tài nguyên trên đầu người của Trung Quốc chỉ ở mức dưới trung bình so với thế giới, do vậy việc thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển lâu dài là khá rõ ràng. Trung Quốc ra làm hai phần có có diện tích tương đồng nhau từ Đông Tây đến Đông Nam. Khu vực Đông Tây được coi là khu vực kém phát triển và hoang sơ với xa mạc, chỉ có 10% là đất có thể sinh sống và trồng trọt, tuy nhiên nơi này là rất giàu khoáng sản. Ngược lại, khu vực phía Nam Trung Quốc dồi dào về tài nguyên nước nhưng lại ít tài nguyên than, trái ngược với phía Bắc Trung Quốc [29]. Môi trƣờng tài chính Sự phát triển của thị trường vốn Trung Quốc đã không đáp ứng kịp với sự phát triển của kinh tế. Hiện Trung Quốc có 2 sàn giao dịch chứng khoán được thành lập ở Thượng Hải (1990) và Thẩm quyến (1991). Luật chứng khoán ra đời vào thang 6 năm 1999. Các ngân hàng của Nhà nước vẫn tiếp tục thống trị thị trường vốn Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng các khoản nợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuẩn bị hoạt động mở cửa ngân hàng cho nước ngoài cạnh tranh vào 2006, Chính phủ đã thực hiện một kế hoạch cải tổ rất tham vọng vào đầu 2004 bao gồm việc cấp vốn cho 2 ngân hàng lớn của Trung Quốc là Bank of China và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) với số vốn lên tới 45 tỉ USD lấy từ dự trữ quốc
- 39 gia [30]. Sau khi chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng này, chính phủ dự định sẽ đưa các ngân hàng này lên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Các DNNN trong 10 năm gần đây đã đựoc phép tham gia vào thị trường ngoại hối. Từ năm 1996, Trung Quốc tuyên bố tự do chuyển đổi tiền Trung Quốc trong tài khoản vãng lai. Các ngân hàng quốc tế được phép kinh doanh ngoại tệ nước ngoài như các ngân hàng Trung Quốc. Đến cuối năm 2004, các ngân hàng nước ngoài cũng được phép kinh doanh tiền tệ bản xứ tại 18 thành phố, tuy nhiên ngân hàng phải đối mặt với việc dự trự bắt buộc khá cao. Môi trƣờng cơ sở hạ tầng Kể từ khi đổi mới, chính phủ Trung Quốc đã tập trung vào xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng cho đầu tư tương đối phát triển. Các khu kinh tế đặc biệt, các khu kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất. - Về cơ sở hạ tầng vĩ mô: Dự trữ nước cho nông nghiệp, rừng và thủy sản: tính đến cuối năm 2002 có 85 nghìn kênh nước đã được xây dựng với lượng nước chứa lên đến 559.4 tỉ mét khối nước; 273 nghìn km đường đê kênh đã được sửa chữa và làm mới [29] Năng lượng: Thời kỳ 1978 – 2001, toàn quốc đã khai thác thêm được 466,72 triệu tấn than thô; 293,31 triệu tấn dầu thô, 27.8 tỉ mét khối khí gas tự nhiên và 254.17 triệu kw điện. Đến cuối năm 2002, sản lượng than thô của toàn quốc đã đạt mức 1.11 tỉ tấn, dầu mỏ đạt 17 triệu tấn và lượng điện sản xuất được 1.640.000 tỉ kw giờ điện [29]. Hệ thống viễn thông và giao thông: thời kỳ 1978 đến 2001, cả nước đã có thêm 18.167 km đường giao thông mới, tăng khả năng bốc dỡ ở cảng biển thêm 576,61 triệu tấn, 16.937 km đường cao tốc được xây dựng và lắp đặt thêm 161.056 km đường dây cáp đường dài. Với hệ thống xương sống trong giao thông vận tải là đường sắt, hệ thông giao thông của Trung Quốc còn được bổ xung bằng các hệ thống đường bộ cao tốc, đường thủy, đường không dân dụng và các hệ thống đường ống. Đường không cũng được nâng cấp nhanh chóng phục vụ quá trình phát triển kinh tế đất nước, hơn 1.143 đường bay quốc tế và nội địa đã được mở rộng với nhiều hướng khác nhau [29]. Hệ thống Bưu chính và viễn thông: Hiện tại, các bưu
- 40 điện đã có mạng lưới phủ đến 77,6% diện tích đất nước. Hệ thống điện thoại đã phát triển rất nhanh, dung lượng trao đổi điện thoại đã tăng nhanh từ con số hơn 4 triệu trong năm 1978 lên đến 2833 tỉ năm 2002, đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai về phát triển điện thoại trên thế giới. Trong năm 2002, số lượng người sử dụng điện thoại di động và cố định là 421 triệu, đưa tỉ lệ người dung điện thoại từ 4 máy/1000 người năm 1978 lên đến 423 máy/ 1000 người năm 2003 [30]. - Vê các chi phí đầu tư: Chi phí thuê đất, văn phòng: Trung Quốc đang áp dụng chế độ quyền sử dụng đất được xác lập theo hình thức cấp đất và giao đất có thể mua bán được, nghĩa là mức giá thuê đất của nhà nước chứ không phải thuê giá trị quyền sử dụng đất như ở Việt Nam. Giá đất tại Bắc Kinh được coi là đắt nhất khu vực, còn lại các khu vực khác thì giá đất tương đối thấp.Chi phí thuê nhà ở đối với người lao động nước ngoài cao ở Bắc Kinh và Thượng Hải - Trung Quốc tuy nhiên ở Thẩm Quyến chi phí này đặc biệt rẻ vào khoảng 300-500 USD/ tháng chỉ bằng 40-50% so với Việt Nam [17, tr.50]. Chi phí công cộng: giá điện nói chung có xu hướng giảm mạnh ở Trung Quốc và giá nước có mức giá nước tương đối cao so với khu vực, song vẫn rẻ hơn so với Singapore với giá nước lên tới 1,28 USD/kwh nghĩa là gấp 6 lần so với Việt Nam [17, tr.64]. Giá cước vận tải của Trung Quốc ở dạng trung bình trong khu vực, các hệ thống kho hàng và cảng của Trung Quốc đáp ứng khá tốt nhu cầu của kinh tế. Môi trƣờng lao động Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế đặc biệt về nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Một trong những lợi thế cạnh tranh thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc đó là sự dồi dào về nhân lực với chi phí thấp.Tuy nhiên, vẫn có sự khan hiếm về nhân lực có kinh nghiệm, đặc biệt là khu vực phía Nam Trung Quốc. Nhiều công ty trả lương thấp làm việc trong điều kiện khắc nghiệt cũng phải chịu sự khan hiếm về lao động không có tay nghề. Rất nhiều, công nhân Trung Quốc đã thay đổi công việc của mình nhanh chóng giữa các công ty nước ngoài và các công ty tư nhân. Các chính quyền địa phương cũng yêu cầu sự đóng góp của doanh nghiệp và công nhân vào quỹ lương
- 41 hưu, thất nghiệp và bảo hiểm. Thuế suất cho quỹ hưu trí có thể lên đến 20% toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp [30]. 2.1.2. Môi trường thu hút FDI của ASEAN ASEAN được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, tiếp theo là Brunei gia nhập ngày 08/01/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Myamar ngày 23/7/1997, và Campuchia ngày 30/4/1999. Khu vực ASEAN có dân số khoảng 550 triệu người, diện tích tự nhiên 4,5 triệu km2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại 720 tỷ USD, trong đó thương mại nội khối chiếm 22% (năm 2002) [30]. Hợp tác kinh tế ASEAN được bắt đầu từ những năm 70. Một số chương trình hợp tác về thương mại và công nghiệp quan trọng như Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Chương trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chương trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) đã được ký kết và đưa vào thực hiện trong những năm 1970-1980. Tuy nhiên, kết quả của các chương trình hợp tác này rất hạn chế. Năm 1992, các nước ASEAN ký Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) quy định việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Bên cạnh mục tiêu tự do hóa thương mại hàng hóa, các nước ASEAN còn có các chương trình hợp tác kinh tế khác. Đáng chú ý là: - Hiệp định khung về đầu tư ASEAN (AIA) nhằm biến ASEAN thành khu vực có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao đối với FDI, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) nhằm thúc đẩy hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp, được coi là một biện pháp để thực hiện AFTA sớm trong công nghiệp. - Hợp tác dịch vụ trong ASEAN bằng việc ký Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và hai nghị định thư cam kết giảm hàng rào thương mại trong 7 lĩnh vực dịch vụ: tài chính, vận tải biển, du lịch, xây dựng, hàng không, kinh doanh và bưu chính viễn thông.
- 42 - Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông là một lĩnh vực hợp tác mới nhưng hết sức quan trọng đối với ASEAN để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số. - Các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, nông, lâm nghiệp và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng được chú trọng. - Các nước thành viên cũ trong ASEAN cũng tăng cường giúp đỡ các thành viên mới trong quá trình hội nhập bằng việc đưa ra sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI). Gần đây nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 33 tại Hà Nội từ ngày 12 đến 16/9/2001, các nước ASEAN-6 đã nhất trí trao Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho các nước thành viên mới của ASEAN để các nước này tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng được hưởng thuế quan ưu đãi 0% sang thị trường các nước ASEAN-6. Môi trƣờng chính trị và xã hội Hiện nay ASEAN gồm 10 quốc gia khác nhau trong khu vực Đông Nam Á (không kể đến Đông Timor). Đa phần các nước trong khối có tình hình chính trị khá ổn định từ những năm mới thành lập ASEAN cho đến đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cộng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm 1998 đã đưa tình hình an ninh và chính trị của khu vực có nhiều bất ổn. Đặc biệt sau sự kiện 11/09/2001, tình hình chính trị ở các nước có người Hồi giáo trở nên căng thăng hơn do các áp lực từ bên trong và bên ngoài. Chính sách của Chính phủ các nước ASEAN đều cam kết và nhất quán ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài vào quốc gia của mình, mặc dù gần đây các chính phủ các nước ASEAN có sự thay đổi lớn về nhân sự điều hành đất nước. Nhìn chung môi trường chính trị của các nước ASEAN tương đối ổn định, tuy nhiên các nước khác nhau trong khối có mức độ ổn định và bất ổn khác nhau [30]. Hiện nay, các quốc gia có tình hình chính trị và an ninh ổn định nhất trong khối được kể đến là Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Trong đó, Singapore
- 43 là nước theo thể chế cộng hòa có quốc hội với dân số đa chủng tộc, song đất nước này luôn tự hào về sự ổn định chính trị xã hội và sự chắc chắn,có thể dự báo trước được về các chính sách dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đảng cầm quyền là Đảng Nhân dân hành động (PAP) thống trị trên chính trường Singapore và hiện nay đang có 81 trên 83 ghế trong các cuộc bầu cử thường xuyên trong quốc hội. Đảng đối lập, hiện đang nắm 2 ghế thường xuyên trong quốc hội. Hơn 30 năm qua đã không có bất kỳ những cuộc bạo động nào về chính trị diễn ra ở Singapore [30]. Malaysia theo thể chế quân chủ lập hiến với nhiều sắc tộc, dẫn đầu là Nhà vua, người có nhiệm kỳ 5 năm/lần và được lựa chọn trong số 9 hoàng thân của đất nước. Malaysia có hệ thống thống phân quyền và quyền lực tập trung chủ yếu vào Thủ tướng. Đảng liên minh đang cầm quyền được kết hợp bởi 3 đảng chính là tổ chức thống nhất dân tộc quốc gia Malaysia, Hiệp hội người Hoa Malaysia và đại hội người Ấn Độ ở Malaysia, cùng một số đảng ở địa phương khác đã lên nắm quyền từ khi đất nước độc lập năm 1957 [30]. Việt Nam và Brunei là 2 quốc gia được coi là khá ổn định về mặt chính trị, mặc dù thể chế chính trị khác nhau.Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản lãnh đạo, với đường lối mở cửa và nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bắt đầu thực hiện từ năm 1986. Brunei là quốc gia Hồi giáo, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hai quốc gia này không hề xảy ra các cuộc bạo động hay mâu thuẫn trong chính phủ có thể gây ra bất ổn về an ninh và chính trị. Đa phần dân số của 2 quốc gia đều tin tưởng ở chính phủ và thỏa mãn với những thành quả mà đất nước đang mang lại [30]. Nhóm các quốc gia tiếp theo là 3 thành viên sáng lập ra ASEAN là Philippines, Thái Lan, Indonesia. Các quốc gia này đã từng có sự ổn định về chính trị từ những năm mới thành lập cho đến cuối thập niên 90. Song, hiện nay, nhóm quốc gia này đang phải đối mặt với sự bất ổn do các nhóm hồi giáo, khủng bố, tội phạm và sự mâu thuẫn trong chính phủ, đặc biệt là Indonesia. Lần đầu tiên sau 44 năm có bầu cử cạnh tranh đa đảng vào tháng 6/1999. Tháng 10/1999, Abdurrahman Wahid được bầu làm tổng thống, nhưng trong suốt 19 tháng tổng thống đã nhiều lần phải thay đổi nội các. Đến tháng 9/2001, Quốc hội đã chính thức bỏ phiếu bất tín nhiệm với thủ tổng thống và bầu bà Megawati lên làm tổng thống. Nội các mới
- 44 được thành lập và được sự ủng hộ của thế giới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề chính trị diễn ra trong nước như nhóm vũ trang đòi độc lập ở Aceh và Papua, mất an ninh trong xã hội, khủng hoảng kinh tế Tháng 10/2004, tổng thống mới được bầu ra là ông Yudhoyono. Ngoài khủng hoảng về kinh tế, vấn đề nổi cộm là các cuộc bạo động tại nhiều địa phương, phong trào đòi độc lập của các tỉnh tự trị và tình trạng vô luật pháp ở nhiều vùng trên đất nước. Sự bất ổn về chính trị là nguyên nhân chính khiến trong những năm gần đây FDI vào Indonesia thâm hụt nghiêm trọng [30]. Philippines có hệ thống nhà nước theo kiểu Tổng thống của Mỹ, với sự phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tòa án. Philippines có hệ thống chính trị đa đảng, do vậy các Đảng thường liết kết với nhau trong việc giải quyết các vấn đề về chính trị. Nhìn chung, tình hình chính trị của Philippines tương đối ổn định, các chính sách cho phát triển kinh tế được chính phủ coi trọng và nhất quán [30], nhưng trong những năm gần đây, tình hình an ninh của Philippines cũng gặp những bất ổn do khủng bố và bạo loạn ở miền Nam Philippines. Đối với Thái Lan, trong quá khứ đã có sự thay đổi thường xuyên về chính phủ, do các phe quân đội can thiệp. Sau năm 1992, quân đội không còn gây ảnh hưởng đến những hoạt động của chính quyền, tình hình chính trị trở nên ổn định và minh bạch hơn. Trong thời kỳ này, 4 cuộc bầu cử thành công đã diễn ra với sự chuyển giao quyền lực của 5 chính phủ. Quốc hội đã thực hiện sửa đội lại hiến pháp năm 1997, cho phép thành lập các cơ quan độc lập kiểm tra và cân bằng hệ thống chính trị trong đó có Ủy ban Bầu cử, Ủy Ban chống Tham nhũng, Tòa án hiến pháp [30]. Tuy nhiên, hiện nay Philippines và Thái Lan đang phải đương đầu với vấn đề khủng bố và bạo lực chính trị ở hầu hết các tỉnh phía Nam, đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại [30]. Ba quốc gia còn lại Lào, Campuchia, Myanmar là các quốc gia mới gia nhập, tuy nhiên các quốc gia này đều có vấn đề về tình hình an ninh và ổn định chính trị, hiện nay, các địa điểm này chưa phải là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trƣờng pháp luật và hành chính Hầu hết các quốc gia trong ASEAN đều có chính sách rộng mở và khuyến khích cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước trong nhóm ASEAN-5 và Việt
- 45 Nam, các nước này đều nhận thức được vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh tế. Hệ thống luật pháp và các chính sách xã hội của Singapore nhìn chung rất thân thiện với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài không cần phải tham gia vào các liên doanh hoặc giao quyền điều hành cho người bản xứ, và cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ theo hầu hết các luật cơ bản. Singapore không đặt ra bất cứ những giới hạn gì cho việc tái đầu tư hay thu hồi lợi nhuận hoặc vốn về nước đầu tư. Hệ thống luật pháp bảo hộ nghiêm túc các quan hệ hợp đồng, và các quyết định phán quyết được thực thi có hiệu quả. Một số những hạn chế trong đầu tư nước ngoài của Singapore bao gồm viễn thông, truyền thông, báo chí, dịch vụ tài chính và các dịch vụ về luật pháp và bất động sản, đồng thời hạn chế số cổ phiếu mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể được sở hữu [30]. Từ lâu, Thái Lan đã duy trì một nền kinh tế mở theo định hướng thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Thái Lan như một phương tiện để phát triển kinh tế, việc làm và chuyển giao công nghệ. Thái Lan chào đón đầu tư của tất cả các nước trên thế giới và cố gắng tránh phụ thuộc chủ yếu vào bất kỳ một quốc gia nào. Sau sự kiện khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình đổi mới kinh tế của IMF để phát huy môi trường cạnh tranh và minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực tài chính của Thái Lan tiếp tục là tâm điểm của chính sách cải cách kinh tế. Một số những cải cách khác vào năm 1999 bao gồm những thay đổi về luật đất đai, luật quản lý chung, luật thuê bất động sản, tất cả đều xóa bỏ hết những hạn chế trong việc sở hữu đất đai của người nước ngoài. Luật liên minh kinh tế năm 1999, thay thế Nghị định Chính phủ số 281 năm 1972, điều tiết toàn bộ các hoạt động đầu tư của người nước ngoài, đồng thời mở cửa thêm các ngành cho đầu tư nước ngoài và nâng phần trăm giới hạn sở hữu của người nước ngoài trong một số lĩnh vực lên hơn 49%. Chính phủ Thái vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách mở cửa kinh tế và mở cửa đầu tư nước ngoài, tán thành đường lối phát triển “hai hướng” kết hợp giữa nội lực trong nước với sự trợ giúp của đầu tư và thương mại quốc tế [30].
- 46 Nhìn chung, Indonesia duy trì một môi trường đầu tư tương đối rộng mở, khuyến khích sự tăng trưởng do khối tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những chính sách chính thức cho đầu tư thì chưa tương xứng với hành động trong các vấn dề quan trọng với nhà đầu tư như đổi mới hệ thống toà án, tham nhũng, thuế và lao động. Chính phủ Indonesia cũng đã thành lập Nhóm quốc gia về xúc tiến Đầu tư và Xuất khẩu, do tổng thổng và các thành viên chủ chốt của chính phủ chủ trì, vào tháng 9 năm 2003 để giải quyết những vấn đề vướng mắc của các nhà đầu tư. Vào năm 2004, Tổng thống cũng ban hành nghị dịnh thành lập Ủy ban điều phối đầu tư tư bản với chính sách một mái nhà cho đầu tư, với mong muốn khai thông thủ tục cho đầu tư và đưa ra một cơ quan chủ yếu cho việc cấp phép đầu tư [30]. Philippines là nước có chính sách đầu tư khá rộng mở. Với mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, hệ thống nhà nước và thị trường được xây dựng khá tương đồng với hệ thống của Mỹ, điều này đã khiến Philippines nhiều năm là điểm thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của Philippines đang dần xuống dốc do không đổi mới hệ thống tư pháp, thiếu luật bảo hộ trí tuệ, chậm đổi mới ngành năng lượng, chậm tư nhân hóa và chính trị thiếu ổn định Hệ thống tòa án của Philippines được xem như là một cản trở to lớn với hầu hết các nhà đầu tư. Những quy định của luật, của tòa án và các thủ tục theo kiện cho phép hầu hết các luật sư biện hộ có thể trì hoãn phiên tòa, việc xét xử tại tòa án trở nên rất mất thời gian trong cả hệ thống. Đây là điều khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực sự lo ngại. Luật pháp Philippines tôn trọng quyền của của khu vực tư nhân trong việc tự do mua và bán tài sản, hoặc lợi ích kinh doanh, mặc dù mua, sát nhập và các hình thức kết hợp lợi ích kinh doanh khác kể cả vốn của nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của Hiến pháp và các luật khác. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với nhau, tuy nhiên cũng có ngoại lệ về các hợp đồng mua của chính phủ [30]. Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư hướng vào sản xuất và công nghệ cao xuất khẩu, và trong các dịch vụ cho hỗ trợ cho “văn phòng”. Chính phủ cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước
- 47 ngoài trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, với chính sách của Malaysia lâu nay ủng hộ việc tham gia của người Malaysia vào trong nền kinh tế, chính phủ khuyến khích hoặc bắt buộc tham gia liên doanh giữa người nước ngoài và người bản xứ và trong nhiều lĩnh vực giới hạn tài sản và việc làm với người nước ngoài. Malaysia khuyến khích các DNNN đầu tư vào công nghệ cao tập trung chủ yếu vào Công nghệ truyền thông đa phương tiên (MSC). Trong lĩnh vực dịch vụ, chính phủ cũng đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nước ngoài vào công nghệ thông tin, khách sạn và du lịch, nghiên cứu và phát triển, và đào tạo. Một số lĩnh vực Malaysia không đưa ra các khuyến khích đầu tư nước ngoài như dịch vụ ngân hàng tài chính, nông nghiệp và xây dựng. Một số ngành nghề không cho phép đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu và khí. Năm 1998, chính phủ Malaysia đã cởi trói một số những hạn chế hiện hành trong việc góp vốn nước ngoài trong các dự án sản xuất mới. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể có 100% vốn trong bất kỳ dự án sản xuất mới nào, mà không có điều kiện ép buộc xuất khẩu (trước năm 1998, DNNN trong lĩnh vực sản xuất chỉ được phép giữ 30% cổ phần, tỉ lệ cao hơn sẽ phụ thuộc vào khả năng và cam kết xuất khẩu của doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm 2003, chính phủ đã dỡ bỏ những yêu cầu về xuất khẩu của doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích đầu tư [30]. Việt Nam đang duy trì các chính sách ủng hộ đầu tư nước ngoài. Một trong những yếu tố trong chiến lược phát triển lâu dài và bền vững là khả năng tiếp tục thu hút và sử dụng một số lượng lớn tương đối về vốn nước ngoài, FDI và ODA. Chính phủ tiếp tục theo đuổi chính sách lâu dài đổi mới nền kinh tế và mở cửa cho nước ngoài và hội nhập với kinh tế thế giới, đồng thời phải đối phó với rất nhiều những vấn đề phức tạp, nhà đầu tư cũng phải đương đầu với một loạt các vấn đề như cơ sở hạ tầng kém phát triển, hệ thống tài chính còn nhiều chỗ bất cập và chưa phát triển, sự quan liêu của chính phủ, mập mờ của luật pháp và chi phí thành lập cao Các doanh nghiệp cũng thường đối phó với môi trường đầu tư thay đổi ví dụ như thuế, thuế nhập khẩu, xuất khẩu và thủ tục hành chính. Hơn nữa, Tòa án Việt Nam cho đến này vẫn chưa chứng tỏ được khả năng thực thi luật pháp liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư. Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua năm 1989 khi đất nước mở cửa kinh tế. Văn bản hướng dẫn gần đây nhất là nghị định 27 (3/2003) đã thay
- 48 thế nghị định 24 (2000) với quy định chi tiết về thực hiện luật đầu tư nước ngoài. Trong nghị định 24 đã nói rõ và chứng thực việc chống lại tịch thu tài sản, đảm bảo quyền thu hồi lợi nhuận về nước, và khẳng định chính phủ Việt Nam sẽ đối xử công bằng giữa khối tư nhân và Nhà nước. Luật đầu tư của Việt Nam cũng cung cấp khá rõ ràng về những khuyến khích tài chính và thuế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng đang thành lập khung luật pháp để ủng hộ một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch hơn. Năm 2004, Quốc hội cũng đã thông qua luật Phá sản sửa đổi và luật cạnh tranh. Bộ kế hoạch đầu tư cũng soạn thảo luật đầu tư thông thường và sửa đổi luật Doanh nghiệp. Chính phủ Việt nam đang thực hiện cải cách chính sách đầu tư, tuy chậm nhưng ổn định và đồng nhất, gần đây ban hành nghị định 38 (4/2003) quy định chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) sang thành công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài (FISC), nhằm tạo sự bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp trong nước. Quyền hạn cấp phép đầu tư được giao xuống cho địa phương và các khu đầu tư. Các Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố được quyền cấp phép đầu tư các dự án mà không nằm trong thẩm quyền cấp của chính phủ với số vốn không quá 5 triệu USD (10 triệu đối với Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội). Bộ Kế hoạch và đầu tư đang dự kiến sẽ nâng con số này lên 40 triệu cho 2 thành phố lớn và 20 triệu với các thành phố khác. Một số điều kiện cho đăng ký đầu tư được quy định trong nghị định 27 là: phải xuất khẩu 80%, đầu tư vào dự án được khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong các khu công nghiệp, thuộc lĩnh vực sản xuất phải có vốn đến 5 triệu USD Chính phủ đang ban hành các văn bản luật pháp ủng hộ thành phần tư nhân trong và ngoài nước, nhằm tiếp tục khẳng định sẽ cải thiện môi trường đầu tư [30]. Môi trƣờng kinh tế và tài nguyên Trong khối ASEAN, 7 nước Bruiney, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam có vị trí trung tâm trong khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới và sự phát triển kinh tế của các nước ngày đã tạo ra một sự phát triển thần kỳ của Châu Á được nhiều nhà kinh tế nhắc đến. Khu vực này cũng chiếm tỉ trọng dân số khá lớn với 7.5% dân số toàn thế giới. Trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, các nước đều có tốc độ phát triển kinh tế đang