Luận văn Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 115 trang vanle 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_rui_ro_trong_kinh_doanh_cua_he_thong_ngan_h.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ______ ĐỖ THỊ NGỌC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ______ ĐỖ THỊ NGỌC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2007
  3. LỜI CẢM ƠN Do những điều kiện khách quan cá nhân và thời gian hạn chế nên em đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình viết và hoàn tất luận văn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của cô giáo hướng dẫn - TS. Trịnh Thị Thu Hương, của các thầy cô công tác tại phòng đọc, phòng mượn Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương và của đồng nghiệp, bạn bè, em đã hoàn tất luận văn. Thông qua bản luận văn với mục Lời cảm ơn ngắn gọn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, các thầy cô và toàn thể các đồng nghiệp, bạn bè. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 Học viên Đỗ Thị Ngọc
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan quyển luận văn với đề tài: "Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế " này là công trình nghiên cứu của riêng em. Kết quả nghiên cứu em có được trên cơ sở học hỏi, tiếp thu và tham khảo từ sách, báo, tạp chí, mạng internet, từ luận văn của các anh chị khóa trước và qua thực tế kinh nghiệm công tác. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, năng lực học viên có hạn nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập, kính mong các thầy cô giáo, các bạn đọc góp ý để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Bảng cho điểm tín dụng tiêu dùng 22 Bảng 1.2 Quyết định tín dụng theo điểm số của khách hàng 23 Bảng 1.3 Bảng điểm tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp vừa 24 và nhỏ Bảng 1.4 Xếp loại và tỷ lệ % dự báo nợ quá hạn căn cứ trên số điểm 25 Bảng 2.1 Bảng cơ cấu và đầu tư tín dụng trong các ngành 39 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả cho vay bất động sản 6 tháng đầu năm 84 hoặc cả năm Bảng 3.2 Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi 85 ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
  6. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng 15 Sơ đồ 2.1 Mô hình kinh doanh và quản lý rủi ro được chuyên 37 môn hóa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ Quyền nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân 74 3.1 Việt Nam của một chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Biểu đồ Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong lưu thông 89 3.2
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Các Ngân hàng kinh doanh bằng chính việc quản lý rủi ro. Thuần nhất và đơn giản, đó chính là nghề của Ngân hàng" (Câu nói của Ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Citi Corp, 1970 - 1984). Kinh doanh là một nghiệp vụ chủ yếu của các Ngân hàng nói chung và của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng đạt được thành công không phải là dựa trên việc đưa ra các khoản vay, các mức lãi suất hay các dịch vụ hoàn hảo, mà là dựa trên việc tối thiểu hoá rủi ro trong việc thực hiện các dịch vụ đó. Trên thực tế mọi hoạt động kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro, chỉ khác nhau ở mức độ của rủi ro. Do vậy, sự sống còn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào khả năng của họ trong việc quản lý các rủi ro trong các hoạt động kinh doanh. Qua đây cho thấy Quản lý rủi ro nói chung trong các sản phẩm kinh doanh ngân hàng rất quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại. Thực tế hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cho thấy quản lý rủi ro các hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được quan tâm nhưng mức độ còn hạn chế và chưa cụ thể hoá được những nội dung của quản lý rủi ro Đây là mối quan tâm, là vấn đề bức xúc của các Ngân hàng Thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường và trước xu thế toàn cầu hoá. Vì những lý do trên đây, em chọn đề tài: "Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế". 2. Tình hình nghiên cứu
  8. 2 Đề tài quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có khá nhiều các tác giả đề cập và nghiên cứu, song hầu hết các tác giả đều nghiên cứu một cách khái quát, tổng thể, các giải pháp đưa ra đều là các giải pháp chung chung, có thể áp dụng cho toàn bộ các ngân hàng trên thế giới hoặc chỉ nghiên cứu tập trung vào một nội dung chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Chẳng hạn, giáo trình "Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng" của PGS, TS Nguyễn Văn Tiến; luận văn mã số LV.01046, Thư viện Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, với đề tài "Quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại Việt Nam". Với những kiến thức đã học và bằng thực tế kinh nghiệm công tác, qua đề tài lựa chọn ở trên, em muốn đưa ra các thực trạng của vấn đề quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cụ thể tại Việt Nam và hệ thống lại các giải pháp để quản lý rủi ro một số nghiệp vụ chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và đi sâu nghiên cứu ưu, nhược điểm của các biện pháp Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý các rủi ro trên. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
  9. 3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn: tập trung phân tích quản lý rủi ro trong kinh doanh một số sản phẩm chủ yếu và các biện pháp quản lý chúng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp một số phương pháp: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp, thống kê. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. - Phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp đã và đang áp dụng để quản lý rủi ro các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp trong quản lý rủi ro các nghiệp vụ chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập.
  10. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam 1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1 Kinh doanh ngân hàng - Loại hình kinh doanh đặc biệt Hệ thống ngân hàng cung cấp một kênh dẫn vốn gián tiếp từ những người có nhu cầu đầu tư đến các công ty. Ngân hàng nhận tiền gửi từ những cá nhân, tổ chức có nhu cầu gửi tiền và kinh doanh trên lượng vốn huy động đó bằng các hình thức như cho vay, đem gửi tại các tổ chức tín dụng khác để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất, Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tính chuyên môn hóa cao, ngân hàng tạo ra sự thu hút đặc biệt đối với những luồng tiền nhàn rỗi. Ngân hàng thực hiện hai chức năng cơ bản đó là: chức năng luân chuyển tài sản và chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toán, môi giới và tư vấn Ngoài ra, ngân hàng đồng thời thực hiện việc chuyển tải chính sách tiền tệ từ ngân hàng trung ương đến toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, ngân hàng đã trở thành một kênh đặc biệt, thông qua đó mà ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ lên toàn bộ nền kinh tế. Lý do tiếp theo làm cho ngân hàng trở nên đặc biệt là vì các ngân hàng là nguồn chính để tài trợ, cung cấp tín dụng cho một số lĩnh vực nhất định được xác định là có nhu cầu đặc biệt về vốn. Vì vậy, ở hầu hết các quốc gia, những nhà làm chính sách luôn xác định các lĩnh vực cần được trợ giúp về vốn, như đối với người nghèo, hoặc một số ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ngân hàng còn đem lại lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế thông qua tính hiệu quả của các dịch vụ thanh toán. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
  11. 5 dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng càng trở nên quan trọng. Bất kỳ một sự trục trặc nào trong hệ thống thanh toán của ngân hàng cũng đủ để gây ra sự bế tắc và thiệt hại cho nền kinh tế. 1.1.1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Danh từ “rủi ro” đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Frank Knight, một học giả người Mỹ định nghĩa: "rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được"[29]. Allan Willet cho "rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi"[30]. Một học giả khác người Anh là Marilic Hurt Mr Carty quan niệm "rủi ro là một tình trạng trong đó biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được"[28]. Theo ông "kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biến cố riêng biệt trong quá khứ và do đó cho phép nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai". Như vậy, các định nghĩa tuy có những mặt khác nhau nhưng đều thống nhất một nội dung, coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi gây ra mất mát, thiệt hại và có thể đo lường được. Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, do vậy những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Ví dụ, rủi ro trong hoạt động tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của các khoản vay[26]. 1.1.2. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính [7]. Quá trình chuyển hóa tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử dụng vốn và phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức là huy động vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư
  12. 6 thuộc tài sản có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất. Giả sử lãi suất huy động vốn là 9%/năm và lãi suất đầu tư là 10%/năm. Sau năm thứ nhất bằng cách vay ngắn hạn 1 năm và cho vay dài hạn 2 năm, ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 1%. Tuy nhiên, lợi nhuận của năm thứ hai chưa biết trước là bao nhiêu cho nên sẽ là một số không chắc chắn. Nếu lãi suất thị trường không thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì ngân hàng có thể tái tài trợ tài sản nợ với mức lãi suất không thay đổi là 9%. Như vậy, lợi nhuận thu được năm thứ hai cũng sẽ bằng năm thứ nhất là 1%. Tuy nhiên, lãi suất thị trường có thể thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai nên ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về thay đổi lãi suất. Giả sử sang năm thứ hai ngân hàng chỉ có thể huy động vốn theo mức lãi suất thị trường hiện hành là 11%, tức là năm thứ hai ngân hàng chịu lỗ -1%. Như vậy, lợi nhuận của năm thứ nhất chỉ đủ bù đắp khoản lỗ của năm thứ hai. Tóm lại, trong mọi trường hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn bổ sung trong những năm tiếp theo tăng lên trên mức lãi suất đầu tư tín dụng dài hạn. Trong trường hợp ngược lại, ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn thì tương tự như trên ngân hàng vẫn có thể gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nợ. Ngoài rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có, thì khi lãi suất thị trường thay đổi ngân hàng còn có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống.
  13. 7 Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản có và tài sản nợ sẽ tăng lên. Do đó, nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, ví dụ tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng. Như vậy, nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau, thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro về lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động. 1.1.2.2. Rủi ro ngoại hối Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính [7]. Một lợi ích tiềm tàng của ngân hàng ngày càng tăng là khả năng mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hoặc là mở rộng danh mục đầu tư gián tiếp bằng cách nắm giữ các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ bên cạnh các chứng khoán ghi bằng nội tệ. Để thấy được rủi ro hối đoái phát sinh như thế nào, chúng ta giả sử một ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng bằng USD cho khách hàng của mình. Khi đồng USD giảm giá so với VND, thì gốc và lãi của khoản cho vay bằng USD thu về sẽ bị giảm khi quy thành VND. Thậm chí trong trường hợp nếu USD giảm giá đáng kể, thì gốc và lãi khi chuyển đổi sang VND có thể là thấp hơn số tiền gốc đầu tư ban đầu, do đó kết quả đầu tư sẽ là âm. Nghĩa là khi chúng ta chuyển đổi gốc và lãi từ USD sang VND, thì số tiền lãi thu được chưa đủ để bù đắp rủi ro hối đoái. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể nắm giữ tài sản có hoặc phát hành chứng chỉ tài sản nợ bằng ngoại tệ. Chẳng hạn, ngân hàng có thể cho vay bằng USD và huy động vốn bằng USD. Nhưng nếu ngân hàng cho vay bằng
  14. 8 USD nhiều hơn vốn huy động bằng USD nghĩa là ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản có bằng ngoại tệ hơn là tài sản nợ bằng ngoại tệ. Do đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro về hối đoái trong trường hợp USD giảm giá so với VND, khi đó sự giảm giá của tài sản có bằng USD sẽ nhiều hơn so với sự giảm giá của tài sản nợ bằng USD khi quy thành VND. Trường hợp ngược lại, nếu ngân hàng có vốn huy động bằng USD nhiều hơn tài sản có bằng USD, ngân hàng có thể gặp rủi ro hối đoái nếu USD lên giá so với VND. Điều này xảy ra là vì giá trị cả gốc và lãi phải trả cho vốn huy động bằng USD quy thành VND sẽ tăng nhanh hơn so với giá trị gốc và lãi thu được từ đầu tư bằng USD. Như vậy, để có thể phòng ngừa rủi ro hối đoái, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản. Việc làm cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ phải được thực hiện cho cả hai khía cạnh về số lượng và kỳ hạn thì mới có thể phòng ngừa được rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất ngoại tệ một cách triệt để. 1.1.2.3. Rủi ro tín dụng "Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của các khoản vay"[26]. Hay rủi ro tín dụng còn được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời gian đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. "Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng"[4]. Các khái niệm trên đây đều đưa ra một cách hiểu chung về rủi ro tín dụng đó là những tổn thất do khách hàng không có khả năng thanh toán
  15. 9 khoản vay theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng nhận được Giấy nhận nợ từ con nợ phát hành với cam kết là sẽ thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn theo như Hợp đồng tín dụng hai bên đã ký kết. Do đó, tại thời điểm cấp tín dụng và chấp nhận Giấy nhận nợ nghĩa là ngân hàng đã thừa nhận khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn của khách hàng với một xác suất cao còn xác suất mất khả năng thanh toán của khách hàng là thấp hơn nhiều. Sự phân bổ lợi tức đối với rủi ro tín dụng đặt ra cho ngân hàng là phải giám sát và thu thập được những thông tin về công ty mà ngân hàng đã đầu tư. Nghĩa là chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cùng với việc quản lý công ty có hiệu quả có ảnh hưởng đến xác suất phân bổ rủi ro trong việc thu hồi tín dụng. Một trong những lợi thế của ngân hàng so với những nhà đầu tư riêng lẻ là khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư của ngân hàng là rất lớn, và thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư thì rủi ro tín dụng giảm đáng kể. Từ khái niệm trên đây ta có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau: - Loại 1: Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn (Delayed payment). - Loại 2: Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh toán (nonpayment). Rủi ro tín dụng gây ra những ảnh hưởng xấu đối với hoạt động của các ngân hàng nói riêng và đối với cả nền kinh tế nói chung: Đối với nền kinh tế: Ngân hàng hoạt động như các trung gian tài chính giữa người gửi và người vay, chúng khuyến khích tiết kiệm bằng các biện pháp thu hút và huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác nhau trên
  16. 10 một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, đồng thời đưa số vốn này vào sử dụng có hiệu quả mà chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cá nhân dưới hình thức cho vay. Việc hỗ trợ tài chính đã khuyến khích sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng sản lượng và giảm nhập khẩu hàng hoá. Mặt khác việc cho khách hàng cá nhân vay sẽ khuyến khích tăng nhu cầu về hàng hoá và điều này sẽ giúp cho việc tăng cường sản xuất. Ngân hàng có thể tạo tiền qua việc cấp cho khách hàng những khoản vay để mua hàng hoá, vì việc chi trả cho các hàng hoá này thực sự tạo ra một khoản tiền mới khi tiền được chuyển vào tài khoản của người bán. Vì thế bằng việc cấp một khoản vay ứng trước, một khoản tiền gửi ngân hàng đã được tạo ra, quá trình này được gọi là tạo tiền qua tín dụng Mọi người dân đều chịu tác động của ngân hàng , dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Như vậy kinh doanh tín dụng có vai trò vô cùng to lớn trong nền kinh tế, điều này cho thấy nếu kinh doanh tín dụng gặp rủi ro thì sẽ có ảnh hưởng rất xấu đối với nền kinh tế. Đối với hoạt động của một ngân hàng: + Rủi ro tín dụng làm suy giảm uy tín của ngân hàng: Một ngân hàng có rủi ro tín dụng lớn là một ngân hàng hoạt động tồi, tình hình đó bị báo chí nêu làm cho dân chúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Các ngân hàng nước ngoài cũng vì thế mà hạn chế thiết lập quan hệ, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý + Rủi ro tín dụng làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút: Các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân cư vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn. Trong lúc không huy động được nguồn vốn dồi dào do
  17. 11 mất uy tín, cũng vì thế người rút tiền lại càng tăng lên, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán. + Rủi ro tín dụng làm cho lợi nhuận suy giảm: Hoạt động tín dụng tạo ra trên 50% tài sản có của một ngân hàng thương mại, đó là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Do vậy nếu có rủi ro thì tài sản có của ngân hàng giảm sút và lợi nhuận của ngân hàng giảm sút, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. + Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sản: Nếu những tác động của rủi ro tín dụng trên 3 phương diện nêu trên không được khắc phục và cứ phát triển đến một độ nào đó sẽ đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản. 1.1.2.4. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán[7]. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, thì ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Trong cơ cấu tài sản có thì tiền mặt có độ thanh khoản cao nhất, do đó trước hết ngân hàng sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Bởi vì tiền mặt tại quỹ không mang lại thu nhập lãi suất, cho nên trong những trường hợp bình thường, ngân hàng chỉ duy trì một lượng tiền mặt ở mức tối ưu đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền thường xuyên của người gửi tiền mà không gây ảnh hưởng đến độ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có thể làm được điều này, bởi vì qua kinh nghiệm công tác ngân quỹ hàng ngày ngân hàng có thể dự tính chính xác nhu cầu rút tiền gửi hàng ngày và trong trường hợp thiếu hụt tiền
  18. 12 mặt tạm thời thì ngân hàng chỉ cần đi vay bổ sung một cách thông thường trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ví dụ như trong trường hợp dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh chung trên, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là, ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi. Điều này khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản nghiêm trọng và ngân hàng buộc phải bán thốc bán tháo tức thời ngay cả số tài sản khó chuyển nhượng với giá rẻ mạt vì ngân hàng không có đủ thời gian để tìm người mua cũng như điều kiện thương lượng về giá cả. Do bán khẩn cấp một số tài sản với giá thấp khiến cho khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe dọa. Trong số tài sản có độ thanh khoản thấp bao gồm các khoản tín dụng cấp cho các công ty nhỏ. Trong trường hợp rủi ro thanh khoản ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả những người gửi tiền đồng loạt yêu cầu ngân hàng chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản. Như vậy, rủi ro thanh khoản ở mức độ nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản của các ngân hàng. 1.1.2.5. Rủi ro trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, thì thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng; thông qua nghiệp
  19. 13 vụ thanh toán quốc tế để chắp nối phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro do quan niệm cho rằng hoạt động ngoại bảng nói chung, thanh toán quốc tế nói riêng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng ngân hàng không hề phải bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng với sự trợ giúp của ngân hàng là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. 1.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - Khái niệm 1: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là việc sử dụng đồng thời các công cụ, kỹ thuật và quy trình cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh các sản phẩm ngân hàng. - Khái niệm 2: Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đó là quá trình xác định, đo lường rủi ro; Đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro; Thực hiện quá trình kiểm soát rủi ro và báo cáo. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Quản lý rủi ro nói chung được xác định là một loạt các chính sách được ban hành nhằm theo dõi các giao dịch và các hoạt động có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng, và đề ra các biện pháp hữu hiệu để xác định, kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro này. Như vậy, quản lý rủi ro và đặc biệt là quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng giúp bảo vệ ngân hàng, các cổ đông và người gửi tiền.
  20. 14 Có một cách nói khác nữa về quản lý rủi ro đó là: Quản lý rủi ro là quá trình chấp nhận rủi ro có sự tính toán trước. Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng. Tại Việt nam hiện nay ngành kinh doanh ngân hàng đang phát triển hết sức nhanh chóng. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc các ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa người tiết kiệm tiền và người đi vay tiền, các ngân hàng cạnh tranh với nhau thông qua việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tạo ra những thuận lợi để cạnh tranh với các ngân hàng khác, các ngân hàng thương mại phải chấp nhận rủi ro, tuy nhiên chấp nhận ở mức độ nào lại là một câu hỏi, điều này cần phải có quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Xu hướng của các ngân hàng hiện đại là chuyên môn hoá, là giao dịch một cửa, tức là có người thì chuyên bán hàng, nhiệm vụ của họ là bán được càng nhiều càng tốt, tức là cho vay càng nhiều càng tốt, như vậy họ có thể bỏ qua những yếu tố, chi tiết cần thiết khi quyết định một khoản vay, dẫn đến rủi ro. Một tâm lý thường thấy là giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng thường có mối quan hệ thân thiết do quá trình quan hệ lâu dài, mối quan hệ này là đương nhiên vì có như vậy họ mới hiểu khách hàng và cung cấp các sản phẩm phù hợp, chính sự thân thiết này đôi khi họ bỏ qua những chi tiết cho là không cần thiết nhưng lại có thể gây ra rủi ro, ví dụ như thiếu một vài giấy tờ, thiếu một vài thông tin Do vậy cần phải có bộ phận kiểm soát những người bán hàng này, đây là một phần của quản lý rủi ro các sản phẩm trong kinh doanh ngân hàng nói chung.
  21. 15 Các sản phẩm kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay hầu hết đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh doanh, chu kỳ, ngành kinh tế , do vậy cần phải có sự nghiên cứu đánh giá để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Dù có các biện pháp hữu hiệu đến đâu để giảm thiểu rủi ro thì rủi ro vẫn có thể xảy ra, do vậy cần phải có dự phòng đủ vốn cho những rủi ro này để tránh sự sụp đổ của ngân hàng, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua những lý do trên đây ta thấy quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là thực sự cần thiết đối với các ngân hàng thương mại hiện nay. 1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.2.3.1. Phân tích xác định rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Người quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng phải phân tích và xác định được loại rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra các biên pháp quản lý rủi ro phù hợp. Ví dụ, với hoạt động phổ biến và tạo ra tới 50% tổng tài sản có cho ngân hàng như hoạt động tín dụng thì thông thường rủi ro đối với hoạt động tín dụng được xác định có các loại sau đây: RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro L ựa chọn bảo đảm Nghiệp Nội tại Tập trung vụ Sơ đồ1.1: Các loại rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng Nguồn: theo Joel Bessis, Risk Management in Banking [26]
  22. 16 Qua sơ đồ trên ta thấy rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk). Rủi ro danh mục được phân thành rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk). Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Chẳng hạn, ngành xây dựng vẫn được xem là ngành có rủi ro cao do đặc trưng kinh doanh là vốn đọng nhiều ở các công trình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Do vậy, đối với các dự án xây dựng, ngân hàng thường phải phân tích rất kỹ lưỡng về dòng tiền, thời gian hoàn vốn và tài sản đảm bảo cho khoản vay trước khi quyết định cho vay. Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý. Rủi ro này thường phát sinh đối với các trường hợp cho vay tổng công ty bao gồm nhiều công ty con trực thuộc hay cho vay tập trung quá nhiều vào một ngành kinh tế, chẳng hạn ngành kinh doanh gỗ nhập khẩu. Bất kỳ một ảnh hưởng có chiều hướng xấu nào đến ngành nghề kinh doanh làm suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng đến tình hình thanh toán nợ của các doanh nghiệp cho ngân hàng. Phản ứng mang tính dây chuyền này sẽ gây ra tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi với tỷ lệ cao cho ngân hàng do tập trung cho vay quá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh gỗ. Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng. Rủi ro này có nguyên nhân chủ yếu từ năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá, phân tích về từ cách pháp nhân, năng lực pháp lý, về ngành nghề kinh doanh, công tác và khả năng tài chính của khách hàng.
  23. 17 Những yếu tố này có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định có cho vay hay không. Bất kỳ một sự đánh giá sai, lệch lạc nào của cán bộ tín dụng đều có thể dẫn đến rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng vay, các loại tài sản đảm bảo và mức an toàn của nó. Trong trường hợp khách hàng vay có biểu hiện chậm trả, chậm thanh toán nợ hoặc có thái độ không hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ vay thì lúc đó nguồn trả nợ phụ là tài sản đảm bảo được xem xét tới. Hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến món vay. Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tài sản đảm bảo là nhà đất có độ an toàn cao hơn so với tài sản đảm bảo là xe, máy móc hay hàng hóa. Thực tế đã có nhiều ngân hàng cho vay mua ô tô trả góp với tài sản đảm bảo là chính chiếc xe hình thành từ vốn vay và đã có rủi ro khách hàng bán chiếc xe - tài sản đảm bảo đó đi mà ngân hàng không kiểm soát được. Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay, bao gồm cả việc sử dụng xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Một ngân hàng hoạt động tốt là ngân hàng có quy trình hoạt động rõ ràng, có hệ thống báo cáo, xếp hạng rủi ro chặt chẽ và có bộ phận xử lý nợ có chuyên môn. Thực tế nhiều ngân hàng thương mại có quy mô còn nhỏ vẫn chưa có bộ phận xử lý nợ mà toàn bộ các công việc này đều do cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Quy trình cho vay đối với một số sản phẩm mới còn chưa rõ ràng, thậm chí còn chưa có. Những yếu tố này dẫn đến tình trạng cho vay sai so với quy định của ngân hàng Nhà nước và nguy cơ mất vốn cho ngân hàng.
  24. 18 Như vậy, để quản lý tốt các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trước hết người quản lý rủi ro phải phân tích và xác định được rủi ro có thể phát sinh trong sản phẩm kinh doanh đó là gì, nguyên nhân gây ra những rủi ro và bản chất của chúng. Từ đó, việc tìm ra những biện pháp khắc phục mới thực sự hữu hiệu. 1.2.3.2. Đánh giá và đo lƣờng rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Việc đánh giá các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng dựa vào các mô hình định tính và định lượng - Mô hình định tính: Là phương pháp truyền thống, dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ ngân hàng căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loại khách hàng, cụ thể như sau: *Khách hàng loại A. Về chất lượng quản lý, là khách hàng có uy tín rộng khắp, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả và thực sự có năng lực. Về tình hình tài chính, có chất lượng thông tin tài chính tốt, lành mạnh, các tài khoản được kiểm toán tuyệt đối do các kiểm toán viên quốc tế đảm nhiệm và thường xuyên có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng. Doanh thu của công ty luôn ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng liên tục. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, các tài sản cố định có giá trị thực. Khả năng thanh toán nợ tốt, xu hướng đạt doanh thu lớn, dòng tiền lưu chuyển lớn và có lãi gộp, có đầy đủ các thông tin về các khoản có thể thua lỗ và không có thua lỗ và có sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Về môi trường kinh doanh, có môi trường kinh tế chính trị-xã hội cực kỳ an toàn và ổn định. Tầm quan trọng của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc dân, có viễn cảnh kinh doanh khá thuận lợi. Hoạt động kinh doanh của khách hàng chiếm thị phần khá lớn trong nội bộ ngành và có uy tín,
  25. 19 nhất là với quốc tế. Phạm vi hoạt động kinh doanh cực kỳ tốt, sản phẩm đa dạng, ảnh hưởng của chu kỳ là rất nhỏ, không đáng kể. *Khách hàng loại B. Về chất lượng quản lý, là khách hàng có uy tín, có kinh nghiệm trong những ngành cụ thể hoặc những khách hàng có kinh nghiệm mức độ trong tất cả khu vực kinh tế chính với năng lực phù hợp. Về tình hình tài chính, là khách hàng có các tài khoản được kiểm toán tuyệt đối do các kiểm toán viên đảm nhiệm, thường xuyên có tài khoản tiền gửi tuy không lớn tại ngân hàng. Khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnh tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình, khả năng thanh toán nợ tốt. Khách hàng có xu hướng đạt doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cực nhưng không đều, khả năng kiểm soát thông tin còn hạn chế, có một số khoản lỗ nhưng có thể kiểm soát được. Về môi trường kinh doanh, khách hàng có môi trường kinh doanh khá ổn định nhưng mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế có thể trong nước hoặc xuất khẩu. Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của nền kinh tế và có thị phần khá trong nội bộ ngành, sản phẩm, hoạt động đa dạng nhưng có thể chịu ảnh hưởng của chu kỳ. *Khách hàng loại C. Về chất lượng quản lý, kinh nghiệm quản lý ở mức độ vừa phải, còn hạn chế, nội bộ công ty còn có mâu thuẫn, các quyền lợi và nghĩa vụ chưa được thống nhất. Về tình hình tài chính, các số liệu tài chính được kiểm toán theo quy định hoặc không được kiểm toán. Doanh thu không ổn định, biến động khá mạnh. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức trung bình hoặc dưới trung bình nhưng có thể kiểm soát được. Doanh thu và lưu chuyển tiền tệ ở mức trung
  26. 20 bình hoặc dưới trung bình nhưng có xu hướng không tăng. Rất khó nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác khác. Về môi trường kinh doanh, nhìn chung khách hàng có môi trường kinh doanh không ổn định, biến động lớn. Khách hàng kinh doanh trong những ngành lâu năm, ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế quốc dân và có xu hướng đi xuống, chiếm thị phần không đáng kể, sản phẩm của khách hàng đơn lẻ mang tính chu kỳ lớn. - Mô hình định lƣợng: Hai mươi năm trở về trước hầu hết các ngân hàng chỉ dựa duy nhất vào phương pháp truyền thống (định tính) để đánh giá các rủi ro. Phương pháp truyền thống này tỏ ra vừa mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan, chính vì vậy các ngân hàng không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá khách hàng để ra các quyết định tài trợ. Tuy nhiên nhiều ngân hàng khi cung cấp các sản phẩm cho các khách hàng là doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng chủ yếu phương pháp truyền thống để đánh giá rủi ro. Lại ví dụ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, ngày nay một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hoá rủi ro tín dụng người vay. Mô hình cho điểm tín dụng có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Các mô hình cho điểm tín dụng sử dụng số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hoá xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khách nhau. Để sử dụng các mô hình này, các nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Đối với tín dụng tiêu dùng, các tiêu chí đó có thể là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối
  27. 21 với tín dụng doanh nghiệp, thì các tiêu chí tài chính thường là các chỉ tiêu chủ yếu. Sau khi các tiêu chí đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử dụng để lượng hoá (cho điểm) xác suất rủi ro tín dụng hoặc để phân hạng rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng cơ bản thường được sử dụng nhất[18]: + Mô hình cho điểm số Z: Mô hình này do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các Công ty sản xuất của Mỹ (năm 1993). Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: 1. Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (XJ ) 2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ Từ đó Altman đi đến mô hình cho điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3.3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = tỷ số "vốn lưu động /Tổng tài sản" X2 = tỷ số "Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản" X3 = tỷ số "Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản" X4 = tỷ số "Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn" X5 = tỷ số "Doanh thu/Tổng tài sản" Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy khi trị số Z thấp hoặc là âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy có vỡ nợ cao. Giả sử, một khách hàng tiềm năng có các chỉ số tài chính là: X1 = 0,20; X2 = 0; X3 = - 0,20; X4 = 0,1 và X5 = 2,0. Chỉ số X2 bằng không và chỉ số X3 âm nói lên rằng khách hàng bị thua lỗ trong kỳ báo cáo; còn chỉ số X4 bằng 10% nói lên rằng khách hàng có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu cao. Tuy nhiên tỷ
  28. 22 số "vốn lưu động/Tổng tài sản" (X1) và tỷ số "Doanh thu/Tổng tài sản" (X5) lại cao nên phản ánh khả năng thanh khoản và duy trì doanh số bán hàng tốt. Điểm số Z sẽ là thước đo tổng hợp về xác suất vỡ nợ của khách hàng. Từ các số liệu đã cho, ta tính được điểm số Z của khách hàng là 1,64. Theo mô hình cho điểm số Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy có rủi ro tín dụng cao. + Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Thực tế nhiều tổ chức thẻ tín dụng đã sử dụng mô hình điểm số để xử lý số lượng đơn xin yêu cầu ngày một gia tăng, những ngân hàng cũng xử dụng mô hình này để đánh giá những khoản tín dụng để mua sắm những khoản xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ. Nhiều khách hàng yêu thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động. Thông thường khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàng để liên hệ việc xin vay, thông qua hệ thống máy tính nói mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài sản cá nhân, thời gian công tác. Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10. Sau đây là những hạng mục và điểm của chúng được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ:
  29. 23 Bảng 1.1: Bảng cho điểm tín dụng tiêu dùng STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số Nghề nghiệp người vay 1 - Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10 - Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) 8 - Nhân viên văn phòng 7 - Sinh viên 5 - Công nhân không có kinh nghiệm 4 - Công nhân bán thất nghiệp 2 2 Trạng thái nhà ở - Nhà riêng 6 - Nhà thuê hay căn hộ 4 - Sống cùng bạn hay người thân 2 3 Xếp hạng tín dụng - Tốt 10 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 - Tồi 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp - Nhiều hơn 1 năm 5 - Từ một năm trở xuống 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành - Nhiều hơn 1 năm 2 - Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định - Có 2 - Không 0 7 Số người sống cùng (phụ thộc) - Không 3 - Một 3 - Hai 4 - Ba 4 - Nhiều hơn 3 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng - Có tài khoản tiết kiệm và phát hành séc 4 - Chủ tài khoản tiết kiệm 3 - Chủ tài khoản phát hành séc 2 - Không có 0 Nguån: theo NguyÔn V¨n TiÕn (2005), Qu¶n trÞ rñi ro trong kinh doanh ng©n hµng (xuÊt b¶n lÇn 2)[18].
  30. 24 Kh¸ch hµng cã ®iÓm sè cao nhÊt theo m« h×nh víi 8 h¹ng môc nªu trªn lµ 43 ®iÓm, thÊp nhÊt lµ 9 ®iÓm. Gi¶ sö ng©n hµng biÕt r»ng, møc 28 ®iÓm lµ ranh giíi gi÷a kh¸ch hµng cã tÝn dông tèt vµ kh¸ch hµng cã tÝn dông xÊu; trªn c¬ së ®ã ng©n hµng h×nh thµnh mét khung chÝnh s¸ch tÝn dông tiªu dïng theo m« h×nh ®iÓm sè nh• sau: B¶ng 1.2: QuyÕt ®Þnh tÝn dông theo ®iÓm sè cña kh¸ch hµng Tæng ®iÓm sè cña kh¸ch hµng QuyÕt ®Þnh tÝn dông Tõ 28 ®iÓm trë xuèng Tõ chèi tÝn dông 29 - 30 ®iÓm Cho vay ®Õn $500 31 - 33 ®iÓm Cho vay ®Õn $1000 34 - 36 ®iÓm Cho vay ®Õn $2.500 37 - 38 ®iÓm Cho vay ®Õn $3.500 39 - 40 ®iÓm Cho vay ®Õn $5.000 41 - 43 ®iÓm Cho vay ®Õn $8.000 Nguån: theo NguyÔn V¨n TiÕn (2005), Qu¶n trÞ rñi ro trong kinh doanh ng©n hµng (xuÊt b¶n lÇn 2)[18]. Râ rµng lµ m« h×nh cho ®iÓm ®· lo¹i bá ®•îc sù ph¸n xÐt chñ quan trong qu¸ tr×nh cho vay vµ gi¶m ®¸ng kÓ thêi gian quyÕt ®Þnh tÝn dông cña ng©n hµng Tuy nhiªn m« h×nh nµy còng cã mét sè nh•îc ®iÓm nh• ®· kh«ng thÓ ®iÒu chØnh ®ùoc mét c¸ch nhanh chãng ®Ó thÝch øng víi nh÷ng thay ®æi trong nÒn kinh tÕ vµ nh÷ng thay ®æi trong cuéc sèng gia ®×nh. Mét m« h×nh ®iÓm sè kh«ng linh ho¹t
  31. 25 cã thÓ ®e däa ®Õn ch•¬ng tr×nh tÝn dông tiªu dïng cña ng©n hµng, bá sãt nh÷ng kh¸ch hµng lµnh m¹nh, lµm gi¶m lßng tin cña céng ®ång vµo dÞch vô ng©n hµng. + B¶ng ®iÓm tÝn dông ¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá B¶ng 1.3: B¶ng ®iÓm tÝn dông ¸p dông cho c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá 1. Sè n¨m ho¹t ®éng SXKD: §iÓm 2. Kinh nghiÖm tæ chøc, §iÓm sè sè qu¶n lý SXKD cña chñ së h÷u: - Trªn 31 n¨m 30 - Trªn 31 n¨m 24 - 21-30 n¨m 28 - 20-30 n¨m 30 - 13-20 n¨m 24 - 12-19 n¨m 24 - 9-12 n¨m 20 - 8-11 n¨m 17 - 6-8 n¨m 15 - 5-7 n¨m 10 - 3-5 n¨m 10 - 3-4 n¨m 5 - 0-2 n¨m 0 - 0 - 2 n¨m 0 3. Uy tÝn kh¸ch hµng 4. L·nh ®¹o æn ®Þnh - Giao dÞch tèt trong 2 n¨m qua 20 - RÊt æn ®Þnh 14 - §«i khi trÔ h¹n tr¶ nî 12 - Cã mét vµi thay ®æi trong - Giao dÞch tèt trªn 6 th¸ng 5 n¨m qua (hoÆc 5 n¨m tíi) 7 nh•ng ch•a tíi 2 n¨m 10 - Cã thay ®æi l·nh ®¹o liªn - Kh¸ch hµng míi d•íi 6 th¸ng 5 tôc trong 2 n¨m qua (HoÆc 2 0 - Th•êng tr¶ nî trÔ h¹n 0 n¨m tíi mµ ng•êi kÕ ôc kh«ng râ) 5. Quan hÖ giao dÞch gi÷a c¸ 6. TiÒm n¨ng l©u dµi cña nh©n chñ doanh nghiÖp vµ doanh nghiÖp ng©n hµng - TuyÖt vêi 20 - Cã vay thÐ chÊp, göi tiÒn, 14 - ThuËn lîi 15 mua kú phiÕu ng©n hµng - èn ®Þnh 10 - Cã giao dÞch kh«ng ®¸ng kÓ 7 - H¬i bÊt æn 5 - Kh«ng cã giao dÞch 0 - Kh«ng an t©m 0
  32. 26 7. Thanh kho¶n: 8. Quy m« tµi s¶n cã (L·i gép + TiÒn mÆt + TiÒn göi NH)/ Nî ng¾n h¹n - Trªn 2 12 - Trªn 60 tû VND 12 - Tõ 1.4-2 10 - 30-60 tû 10 - Tõ 0.85-1.4 8 - 20-30 tû 8 - Tõ 0.5-0.85 6 - 10-20 tû 6 - Tõ 0.25-0.5 4 - 7-10 tû 4 - Tõ 0-0.25 2 - 4-7 tû 2 - D•íi 0 0 - D•íi 4 tû 0 Nguån: theo NguyÔn V¨n TiÕn (2005), Qu¶n trÞ rñi ro trong kinh doanh ng©n hµng (xuÊt b¶n lÇn 2)[18]. B¶ng 1.4: XÕp lo¹i vµ tû lÖ % dù b¸o nî qu¸ h¹n c¨n cø trªn sè ®iÓm Sè ®iÓm XÕp lo¹i Tû lÖ % dù b¸o nî qu¸ h¹n trong vßng 1 n¨m Trªn 120 ®iÓm 1 1.5%-2.25% Tõ 91-120 ®iÓm 2 2.25%-3.5% Tõ 75-90 ®iÓm 3 3.5%-5% D•íi 75 ®iÓm 4 Trªn 5% Nguån: theo NguyÔn V¨n TiÕn (2005), Qu¶n trÞ rñi ro trong kinh doanh ng©n hµng (xuÊt b¶n lÇn 2)[18]. C¸c m« h×nh ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh l•îng trªn ®©y cho thÊy mét ph•¬ng ph¸p luËn míi trong ph©n tÝch, ®o l•êng rñi ro tÝn dông. Tuy nhiªn ®Ó ®•a vµo øng dông trong thùc tÕ nhµ qu¶n lý ph¶i dùa vµo c¬ së d÷ liÖu thèng kª ®Ó x©y dùng c¸c m« h×nh cho tõng nhãm kh¸ch hµng cô thÓ. MÆt kh¸c c¸c m« h×nh chÊm ®iÓm còng thay ®æi theo thêi gian khi m«i tr•êng kinh tÕ x· héi thay ®æi. C¸c ng©n hµng lín ë c¸c n•íc ph¸t triÓn ®· thiÕt lËp nhiÒu m« h×nh chÊm ®iÓm kh¸c nhau cho tõng lo¹i kh¸ch hµng vµ tõng lo¹i vay. §èi víi c¸c ng©n hµng nhá m« h×nh chÊm ®iÓm chñ yÕu ¸p dông cho mét vµi nhãm kh¸ch hµng.
  33. 27 Qua c¸c néi dông trªn ®©y cho thÊy c¸c m« h×nh ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh l•îng trªn ®©y ®•îc ¸p dông song song kh«ng lo¹i trõ nhau. 1.2.4. Nguyªn t¾c qu¶n lý rñi ro trong kinh doanh ng©n hµng 1.2.4.1. Nguyªn t¾c kh«ng cã rñi ro th× kh«ng cã lîi nhuËn Mäi ho¹t ®éng kinh doanh ®Òu tiÒm Èn rñi ro, rñi ro cµng cao th× lîi nhuËn cµng cao, muèn kh«ng cã rñi ro th× ®ång nghÜa víi viÖc kh«ng kinh doanh vµ kh«ng cã lîi nhuËn. §iÓm kh¸c nhau trong kinh doanh gi÷a c¸c doanh nghiÖp thµnh ®¹t vµ kh«ng thµnh ®¹t chÝnh lµ ë sù ph©n tÝch rñi ro, viÖc sö dông c¸c biÖn ph¸p ®Ó phßng tr¸nh rñi ro vµ biÕt chÊp nhËn rñi ro ë møc nµo. Ho¹t ®éng kinh doanh ng©n hµng mµ chñ yÕu lµ kinh doanh tiÒn l¹i cµng chøa ®ùng nhiÒu rñi ro h¬n, do vËy viÖc tu©n thñ c¸c nguyªn t¾c qu¶n lý rñi ro lµ rÊt quan träng vµ cÇn thiÕt. Tóm lại, "không có rủi ro thì không có lợi nhuận" là việc chấp nhận rủi ro một cách có ý thức và thông minh cần được khuyến khích. Chấp nhận rủi ro một cách có ý thức chính là việc tính toán xác định rủi ro và mức độ của nó, để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế và đưa ra mức giá (lãi suất) phù hợp, sao cho bù đắp được các chi phí (đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro) và có lãi. 1.2.4.2. Nguyên tắc phân tách ngƣời chấp nhận rủi ro và ngƣời kiểm soát rủi ro Tức là các đơn vị kinh doanh, nơi phát sinh rủi ro cần phải được tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ của họ là giám sát và hạn chế rủi ro. Hai bộ phận này có chức năng nhiệm vụ khác hẳn nhau, một là luôn tìm cách cung ứng các sản phẩm để tăng doanh số và lợi nhuận, một là luôn tìm ra các hạn chế trong quá trình triển khai các nghiệp vụ (bắt lỗi) để phòng ngừa rủi ro. Nếu hai bộ phận này được thực hiện bởi cùng một người thì mục đích
  34. 28 kiểm soát rủi ro không còn nữa hoặc việc kinh doanh sẽ trì trệ, không hiệu quả. 1.2.4.3. Nguyên tắc công khai Đó là làm cho rủi ro có thể nhìn thấy thay vì cố tình che giấu nó đi. Ngân hàng nên tạo ra các chính sách khuyến khích cho các nhân viên phát hiện được rủi ro. phải thấy được và công khai các rủi ro thì mới có ý thức và áp lực làm hạn chế nó. 1.2.4.4. Nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ Việc có một quy trình chính sách quản lý rủi ro hoàn hảo chưa phải là đảm bảo cho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Điều quan trọng là tất cả cán bộ ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và chính sách của ngân hàng.
  35. 28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Vài nét về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Kinh doanh ngân hàng ngày càng trở thành hoạt động chủ yếu nhất trong các nền kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước phát triển nhanh chóng, nhiều ngân hàng mới ra đời. Theo thống kê trong cả nước hiện nay có tới 35 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và nông thôn [24], với hệ thống mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Bên cạnh sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước, quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hàng loạt các chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với các đối tác Việt Nam. Hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển càng mạnh, áp lực cạnh tranh càng tăng thì rủi ro xuất hiện càng nhiều và càng đa dạng. Do vậy, vấn đề sống còn đặt ra đối với các ngân hàng là phải đề ra các biện pháp quản lý các rủi ro, hạn chế chúng để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Bên cạnh những tiến bộ đạt được trong vài năm trở lại đây, vấn đề quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế sau: - Việc quản lý rủi ro trong các sản phẩm chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Nội dung chủ yếu trong quản lý rủi ro là phòng ngừa ở phạm vi từng hạng mục mà chưa có chiến lược quản lý mang tính tổng thể, vĩ mô. Đối với từng sản phẩm biện pháp phòng ngừa rủi ro chỉ mang tính định tính. Hầu
  36. 29 hết các NHTM chưa thực hiện hệ thống xếp hạng, đánh giá rủi ro vì thế không lượng hoá được mức độ của rủi ro. - Các biện pháp để quản lý rủi ro được áp dụng không đồng bộ, thống nhất. - Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhìn chung các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có bộ máy chuyên trách để quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang do bộ phận kiểm soát nội bộ quản lý. Tuy nhiên hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ về bản chất là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của ngân hàng, nên chức năng quản lý rủi ro không được chuyên môn hóa và chuyên sâu. - Riêng về quản lý rủi ro tín dụng, trong một số ngân hàng có một bộ phận (phòng thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng) làm nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng. Bộ phận này quản lý rủi ro thông qua việc soạn thảo các văn bản chế độ cho vay, trong đó mới chỉ chú trọng đến các điều kiện cho món vay. Các điều kiện mà hiện nay chỉ đủ để đảm bảo lựa chọn một khoản vay an toàn. - Khâu yếu nhất trong quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là thông tin. Hệ thống thông tin trong ngân hàng hiện nay chưa đầy đủ, thiếu chính xác và không kịp thời. Đa phần các thông tin được báo cáo bằng mẫu biểu nên rất khó sử dụng khi phân tích. Tóm lại, dù rằng quản lý rủi ro đã được các NHTM Việt Nam quan tâm nhưng biện pháp quản lý còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được các yêu cầu khách quan của công cuộc cải tổ NHTM trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá. Có rất nhiều lý do khác nhau giải thích cho việc nợ đọng, nợ xấu, trong các NHTM hiện nay nhưng nguyên nhân chủ quan do thiếu chính sách quản lý rủi ro đồng bộ, chính sách quản lý chưa rõ ràng đối với từng đối
  37. 30 tượng khách hàng và hơn thế nữa là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, trong đó bao hàm cả cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý. 2.2. Những biện pháp Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 2.2.1. Đối với rủi ro lãi suất Phòng ngừa rủi ro lãi suất là việc ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để cho giá trị của tài sản là cố định, cho dù lãi suất thị trường thay đổi như thế nào. Các nghiệp vụ chủ yếu các ngân hàng Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý rủi ro lãi suất là thông qua các nghiệp vụ về hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (options), và hợp đồng hoán đổi (swaps). Ngoài ra, các ngân hàng cũng vẫn áp dụng hình thức phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh. 2.2.1.1. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng: Người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá thỏa thuận và người bán sẽ giao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, mà không phụ thuộc vào bất kỳ sự biến động nào về giá hàng trong vòng thời hạn của hợp đồng cho đến khi hợp đồng đáo hạn. Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ hữu hiệu trong phòng tránh rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng. Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và tác dụng của biện pháp này được thể hiện qua ví dụ dưới đây: Giả sử ngân hàng đang nắm giữ trong bảng cân đối tài sản 1 triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Tại thời điểm t = 0, với mức lãi suất niêm yết là 12,5428%/năm và lãi suất coupon là 12%/năm, cứ 100 USD mệnh giá trái phiếu này có thị giá là:
  38. 31 12 12 12 + 2 + + 10 = 97 1,1254281,125428 (1,125428) (1,125428) Như vậy, trái phiếu ngân hàng nắm giữ có thị giá 97 USD trên 100 USD mệnh giá, tức là tổng trị giá trái phiếu là 970.000 USD. Tại thời điểm t = 0, nhà quản trị ngân hàng dự báo rằng lãi suất sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới, sẽ làm giá trái phiếu giảm. Với trái phiếu kỳ hạn 10 năm, nhà quản trị tính được khoảng thời gian tồn tại của trái phiếu là 6 năm. Như vậy, nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ phải chịu hay sự giảm giá trái phiếu qua việc tính toán như sau: P R = P 1+R Trong đó: P: Khoản lỗ của trái phiếu P: Thị giá của trái phiếu = 970.000 USD D: Khoản thời gian tồn tại của trái phiếu = 6 năm R: Mức thay đổi lãi suất dự tính = 0,02 1+R = 1+ 0,124428 P = -6 0,02 970.000 1,125428 P = 103.427,32 USD Như vậy, nhà quản trị ngân hàng dự tính sẽ phải chịu một khoản thua lỗ do lãi suất tăng là 103.427,32 USD. Để bù đắp sự thua lỗ này, ngân hàng sẽ tiến hành sử dụng hợp đồng kỳ hạn bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu USD mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn 3 tháng với giá 970.000 USD. Sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị ngân hàng có thể mua 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá giao ngay đối với mỗi 100 USD mệnh giá là:
  39. 32 12 12 12 + 2 + + 10 = 86,6573 1,125428 (1,125428) (1,125428) Vậy là 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay sẽ có giá là 866.573 USD. Ngân hàng sau khi mua sẽ giao cho người mua số trái phiếu mua được này theo hợp đồng kỳ hạn. Khi đó, lợi nhuận thu được từ hợp đồng kỳ hạn là 103.427 USD (970.000 - 866.573). Vì vậy, sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản là 103.427 USD sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận từ hợp đồng bán kỳ hạn; rủi ro lãi suất của ngân hàng được phòng ngừa bằng 0. 2.2.1.2. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tƣơng lai Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng, việc thanh toán và giao nhận hàng được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai. Như vậy, hợp đồng tương lai có đặc điểm rất giống hợp đồng kỳ hạn. Sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này có thể nêu tóm tắt như sau: - Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận song phương, được giao dịch trên thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường phi tổ chức (OTC - Over The Counter); trong khi đó, hợp đồng tương lai được giao dịch có tổ chức tại sở giao dịch. - Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán nên chúng là hợp đồng thỏa thuận tùy ý. Đối với hợp đồng tương lai, do được giao dịch có tổ chức tại sở giao dịch nên chúng là những hợp đồng mang tính tiêu chuẩn hóa cao. - Giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn là cố định trong suốt thời hạn của hợp đồng. Còn ở hợp đồng tương lai, giá hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá trên thị trường. Bởi vậy, hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau về giá trị hợp đồng để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
  40. 33 - Hợp đồng kỳ hạn là những hợp đồng song phương, là đối tượng chịu rủi ro tín dụng của các đối tác tham gia hợp đồng; trong khi đó, rủi ro tín dụng trong hợp đồng tương lai được sự bảo đảm của sở giao dịch tương lai nên được giảm một cách đáng kể. Khác với hợp đồng kỳ hạn, được kết thúc bằng việc giao nhận thật vào ngày thỏa thuận trước; trong hợp đồng tương lai, ngân hàng có thể kết thúc hợp đồng vào bất kỳ lúc nào bằng cách ký một hợp đồng khác mua hoặc bán với cùng số tiền và cùng ngày thanh toán khi thấy có điều kiện thuận lợi về lãi suất. Điều này giúp ngân hàng thu được khoản lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất nhằm bù đắp cho khoản lợi nhuận mất đi do sự biến động của lãi suất. Như vậy, giao dịch hợp đồng tương lai chính là một dạng giao dịch khống, một công cụ bảo hiểm để chống lại rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng. 2.2.1.3. Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn Các sản phẩm của nghiệp vụ quyền chọn rất đa dạng và phong phú bao gồm các hợp đồng tại sở giao dịch, giao dịch qua quầy, giao dịch gắn liền với chứng khoán và các giao dịch Caps, Collars và Floors. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em tập trung nghiên cứu việc sử dụng các hợp đồng quyền chọn chứng khoán có thu nhập cố định để phòng ngừa rủi ro lãi suất, trong đó tập trung vào bốn chiến lược cơ bản sau: - Mua quyền chọn mua trái phiếu: Trong chiến lược này, người mua quyền chọn mua có quyền mua chứng khoán tại một mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn thông qua việc trả phí cho người bán trái phiếu, gọi là phí chọn mua. Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng, và người mua trở thành người có tiềm năng thu lợi nhuận nếu lãi suất thị trường giảm một lượng đủ để giá trái phiếu tăng trên mức giá quyền chọn và khoản phí
  41. 34 chọn mua. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm sẽ khiến cho người mua phải chịu một khoản lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ này được giới hạn tối đa bằng mức phí chọn mua mà người mua đã trả cho người bán. - Bán quyền chọn mua trái phiếu: Người bán quyền chọn mua nhận được khoản phí bán quyền chọn mua và phải luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho người mua với mức giá cố định thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, khả năng thu lợi nhuận của người bán tăng, nhưng khoản lợi nhuận này không vượt quá mức phí bán quyền chọn mua mà người bán đã thu được từ người mua. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng sẽ khiến khả năng bị lỗ vốn của người bán tăng lên. Về lý thuyết, giá trái phiếu có thể tăng lên ở mức không hạn chế, song trên thực tế, tại thời điểm đến hạn, giá trái phiếu có xu hướng hội tụ vào mệnh giá của nó; tuy nhiên, khả năng lỗ vốn cũng có thể xảy ra. - Mua quyền chọn bán trái phiếu: Người mua quyền chọn bán trái phiếu có quyền bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán với mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Để có thể có quyền bán trái phiếu lại cho người bán, người mua phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí chọn bán. Như vậy, ở chiến lược này, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, người mua sẽ thu được một khoản lợi nhuận do mua trái phiếu với giá thấp nhưng bán lại cho người bán với giá cao hơn giá mua vào. Ngược lại, khi lãi suất giảm khiến giá trái phiếu tăng thì khả năng lỗ của người mua cũng tăng, nhưng khoản lỗ tối đa mà người mua phải chịu chỉ giới hạn trong khoản phí chọn bán đã trả cho người bán. - Bán quyền chọn bán trái phiếu: Người bán sau khi nhận được khoản phí bán quyền chọn bán từ người mua, phải luôn sẵn sàng mua lại trái phiếu vào bất cứ thời điểm nào khi người mua thực hiện quyền chọn bán với mức giá đã thỏa thuận trước. Như vậy, trong
  42. 35 trường hợp này, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, khả năng người bán bị lỗ sẽ tăng lên do phải mua trái phiếu với mức giá đã thỏa thuận trước lớn hơn mức giá trên thị trường. Còn khi lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng, người bán có khả năng thu lợi nhuận. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tối đa mà người bán thu được bị giới hạn trong mức phí bán quyền chọn bán đã thu được từ người mua. Hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam với quy mô chưa lớn đang sử dụng chủ yếu là các chiến lược mua quyền chọn (mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán). 2.2.1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi Trường hợp tài sản nợ của ngân hàng là vốn có kỳ hạn dài với lãi suất cố định, tài sản có là các khoản tín dụng thương mại và công nghiệp có mức lãi suất thay đổi 6 tháng/lần. Do tính chất lãi suất của tài sản có là thả nổi trong khi tài sản nợ là cố định, ngân hàng phải đối mặt với sự không cân xứng âm về thời lượng. Trong trường hợp này ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho thời lượng của tài sản nợ giảm xuống qua việc chuyển số tài sản nợ này thành dạng tài sản nợ có kỳ hạn ngắn hơn với lãi suất thả nổi nhằm mục đích để thời lượng của tài sản nợ cân xứng với thời lượng của tài sản có. Để làm được điều này ngân hàng tiến hành giao dịch Swaps lãi suất với vai trò là người bán hợp đồng (tức là thanh toán lãi suất thả nổi). Trường hợp tài sản có của ngân hàng là các khoản cho vay bất động sản có thế chấp đối với dân cư và có lãi suất cố định, do vậy thời lượng của tài sản có thường là tương đối dài. Trong khi đó tài sản nợ là các khoản huy động tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn ngắn (trung bình là một năm). Khi đến hạn, các chứng chỉ tiền gửi và các khoản tiết kiệm được thanh toán và tiếp tục được huy động tuần hoàn với mức lãi suất thị trường hiện hành. Kết quả là do đặc thù cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có, ngân hàng bộc lộ rủi ro lãi
  43. 36 suất ngược chiều với trường hợp trên. Biện pháp để quản lý rủi ro lãi suất là bằng cách chuyển hóa tính chất lãi suất ngắn hạn và thả nổi của tài sản nợ thành lãi suất có kỳ hạn và cố định, nhằm cân xứng về mặt kỳ hạn và thời lượng với tài sản có thông qua việc ngân hàng tiến hành mua hợp đồng Swaps lãi suất, nghĩa là trở thành người thanh toán các khoản lãi cố định trong giao dịch Swaps. Như vậy, ngân hàng thanh toán lãi suất cố định mua hợp đồng Swaps với mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang cố định để phù hợp với tính chất cố định của tài sản có (nguồn thu từ vốn đi vay). Ngược lại, ngân hàng thanh toán thanh toán lãi suất thả nổi bán hợp đồng Swaps với mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của tài sản có. 2.2.1.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh Song song với biện pháp sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi, các ngân hàng vẫn sử dụng biện pháp cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Chẳng hạn, ban đầu ngân hàng cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh là 12%/năm. Sau sáu tháng, lãi suất trên thị trường thay đổi, số tiền mà người vay phải thanh toán cho ngân hàng khi đáo hạn cũng thay đổi theo. Các món cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh vì vậy cho phép ngân hàng thu được lợi nhuận với lãi suất cao hơn khi lãi suất tăng và như vậy đã phòng ngừa được rủi ro về lãi suất. 2.2.2. Các biện pháp quản lý rủi ro ngoại hối Đối với các ngân hàng có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro ngoại hối đó là: thứ nhất các ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và mua bán cho chính mình; thứ hai là các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một trạng thái ngoại tệ ròng đối với
  44. 37 hầu hết các ngân hàng thương mại hiện kinh doanh ngoại hối còn phát sinh các rủi ro trong khâu tổ chức, rủi ro do thiếu các công cụ quản lý rủi ro, rủi ro thanh toán và rủi ro về mặt con người và công nghệ. Tại Việt Nam trong vòng 4-5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Như vậy, đồng tiền Việt Nam đã tăng giá khá cao, vào khoảng 12,5 đến 15% từ năm 2001 đến nay. Điều này cho thấy một tỷ giá tương đối ổn định trong một chu kỳ lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng không nới lỏng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỷ giá. Trong môi trường toàn cầu hoá tài chính - ngân hàng như ngày nay, nhà quản trị ngân hàng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro ngoại hối. Do vậy, vấn đề quản lý rủi ro ngày càng được các ngân hàng quan tâm hơn. Các biện pháp hiện đang được phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng trong quản lý rủi ro ngoại hối là: Thứ nhất, nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ. Nhóm giải pháp này bao gồm việc xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ và xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối nhằm hạn chế loại rủi ro tỷ giá. Mô hình kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thường bao gồm ba bộ phận là bộ phận kinh doanh ngoại hối trực tiếp, bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro và bộ phận thực hiện giao dịch. Front Office Middle Back Office Office (MO) (BO) (FO) Đàm phán, ký kết Kiểm soát giao dịch Thực hiện các hợp
  45. 38 thỏa thuận giao dịch và quản lý rủi ro đồng, các thỏa thuận đã được ký kết bởi FO Sơ đồ 2.1: Mô hình kinh doanh và quản lý rủi ro đƣợc chuyên môn hóa Nguồn: theo Standard Charterred Bank (2000), Risk Management Handbook.SCB[27]. Sự phân tách thành ba bộ phận nhằm đảm bảo tính độc lập, tránh thông đồng trong giao dịch. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng các hạn mức cho cán bộ kinh doanh ngoại hối trực tiếp phù hợp với năng lực, khả năng phán đoán, độ nhạy cảm và kinh nghiệm của từng cán bộ. Các hạn mức quan trọng được ngân hàng chú tâm xây dựng như hạn mức giao dịch trong ngày, hạn mức giao dịch qua đêm, hạn mức trạng thái đối với các kỳ hạn nhất định, hạn mức giao dịch của khách hàng và hạn mức điểm dừng lỗ. Thứ hai, nhóm giải pháp về mặt thông tin. Nhóm giải pháp này bao gồm việc thu thập thông tin, tìm hiểu tình hình thực tế để xây dựng những báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán. Chẳng hạn, trong giao dịch mua bán kỳ hạn với khách hàng, dựa vào các báo cáo phân tích nêu trên cán bộ kinh doanh ngoại hối có thể kiểm soát được thực tế việc khách hàng có khả năng thực hiện giao dịch khi đáo hạn hay không. Thứ ba, nhóm giải pháp về mặt con người. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề nguồn nhân lực và công nghệ thông tin trong kinh doanh ngoại hối nói riêng, ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các cán bộ chủ chốt, có năng lực được cử đi học các
  46. 39 khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, sau đó các cán bộ này đào tạo lại cho các cán bộ mới trên cơ sở học hỏi lẫn nhau. 2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng tiến hành theo trình tự của một món vay, cụ thể như sau: Giai đoạn khởi đầu quan hệ tín dụng: Giai đoạn này các nội dung sau đây cần được tập trung tìm hiểu: - Phân tích ngành kinh doanh: Ngành là một nhóm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh khi bán hàng. Khi phân tích ngành cán bộ tín dụng cần làm rõ các nội dung về chu kỳ kinh doanh, cơ cấu ngành, các yếu tố về quy chế, vị trí của khách hàng trong ngành kinh doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng thay đổi của công ty với những nguồn lực hiện có, khả năng thực hiện của ban lãnh đạo,
  47. 40 Bảng 2.1: Bảng cơ cấu và đầu tƣ tín dụng trong các ngành Ngành 2002 2003 2004 Tỷ Tăng Tỷ Tăng Tỷ Tăng trọng trưởng trọng trưởng trọng trưởng (%) (%) (%) (%) (%) (%) Ngành Nông, lâm ngư 29,6 44,3 29,4 26,9 29,7 28,2 nghiệp Ngành Công nghiệp 25,4 34,6 25,1 26,0 25,1 26,9 Ngành Xây dựng 13,9 32,55 13,9 27,5 14,2 27,9 Ngành thương nghiệp sửa 17,2 15,5 17,2 28,0 17,7 30,7 chữa và khách sạn nhà hàng Ngành giao thông vận tải 5,2 42,0 5,7 39,4 5,6 25,0 Ngành khác 8,5 5,8 8,7 31,0 7,7 12,1 Tổng số 100 30,5 100 28,0 100 26,9 Nguồn: theo Tạp chí ngân hàng, số 2/2005, trang 2 [22]. Nhìn chung tỷ trọng đầu tư vào ngành nông, lâm ngư nghiệp và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các năm 2002, 2003 và 2004. Ngành giao thông vận tải và ngành khác có cơ cấu đầu tư thấp nhất trong toàn ngành. - Tiếp theo nghiên cứu đánh giá ngành thì việc tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp là một phần quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng. Tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp đó chính là tìm hiểu "vòng đời" của khách hàng. Một doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì cuộc đời có 3 giai đoạn, đó là: + Giai đoạn 1 (khởi nghiệp): Một doanh nghiệp mới thường là "đứa con tinh thần" của một người hoặc một nhóm người; Chủ nhân thường là nhà quản lý, có nhiều kinh nghiệm trong khu vực hoặc ngành
  48. 41 nghề của họ; Sự sống còn của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của chủ nhân hoặc Nhà quản lý. Tuy nhiên theo thống kê thì các doanh nghiệp mới này có tới 95% không sống sót quá 2 năm đầu tiên. Như vậy câu hỏi đặt ra là có nên cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp vay tiền không? Tất nhiên là không vì rất rủi ro. + Giai đoạn 2 (Phát triển): là các doanh nghiệp đã tồn tại sau 2 năm và có thể chia thành: Doanh nghiệp trì trệ và doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp trì trệ có những biểu hiện như: Cần cù nhưng thiếu kỹ năng và tầm nhìn. Những doanh nghiệp này về lâu dài sẽ thất bại; Doanh nghiệp phát triển có những biểu hiện: Có tầm nhìn, lớn mạnh lên cùng doanh nghiệp, có kỹ năng quản lý và tổ chức tốt. Tuy nhiên cũng chỉ có khoảng 35% đến 40% doanh nghiệp này hoạt động đi vào giai đoạn kế tiếp. Như vậy khi cho vay các doanh nghiệp này ta cũng cần xem xét lựa chọn kỹ lưỡng vì rủi ro còn rất cao. + Giai đoạn 3 (Trưởng thành): Doanh nghiệp giờ đây đã trở thành một công ty được thành lập đàng hoàng, quy mô nhỏ hoặc vừa, có nhiều phòng ban khác nhau; Ban giám đốc có thể do chủ nhân thuê ngoài. Các ngân hàng thường ưa thích cho các doanh nghiệp đã trưởng thành vay. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là làm sao ta có thể biết các doanh nghiệp này được quản lý tốt? Một doanh nghiệp chỉ được quản lý tốt nếu được đặt dưới sự quản lý của một chủ doanh nghiệp năng động. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh - Một công cụ then chốt trong việc đánh giá tín dụng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp là thiếu một kế hoạch kinh doanh thích hợp. Khi xét đến khái niệm của việc lập kế hoạch kinh doanh, có ba vấn đề quan trọng nổi lên:
  49. 42 + Tất cả các doanh nghiệp đều cần một kế hoạch kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp thành đạt luôn là những người giành thời gian để đánh giá các mặt của doanh nghiệp của họ và đặt ra các kế hoạch hoạt động trong tương lai. + Tất cả các tổ chức tín dụng đều cần một kế hoạch kinh doanh. Cán bộ tín dụng và các nhà đầu tư cùng chịu rủi ro trong việc kinh doanh. Họ muốn biết khả năng thành công sắp tới của khách hàng triển vọng của họ. Kế hoạch kinh doanh là cách duy nhất mà bạn có thể đánh giá xem có nên nhận rủi ro đó không. + Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít các chủ doanh nghiệp biết cách lập một kế hoạch kinh doanh. Việc nghiên cứu và tổng hợp tất cả thông tin vào một bản kế hoạch khả thi có thể là một gánh nặng đối với chủ doanh nghiệp. Với những lý do trên, việc cán bộ tín dụng hiểu biết về một kế hoạch kinh doanh là rất cần thiết nhằm tư vấn trong việc soạn thảo và giám sát kế hoạch kinh doanh của khách hàng; Nhằm đánh giá một kế hoạch kinh doanh trợ giúp khách hàng dù họ là chủ doanh nghiệp mới đang lập kế hoạch khởi nghiệp hay là chủ doanh nghiệp đang hoạt động cần vay tiền để thực hiện các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình. Thẩm định tín dụng: Gồm 8 nội dung cần tập trung thẩm định, phân tích (Xem xét 6 'C" khi cho vay, thông tin tín dụng và bảng điểm tín dụng, Đánh giá năng lực quản lý, Vốn lưu động, Phân tích tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Cơ cấu một khoản vay, Tái lập và thẩm tra báo cáo tài chính. - Phân tích 6 "C" cơ bản khi cho vay: + Character (Tư cách): Đánh giá các phẩm chất uy tín, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay. Tư cách là yếu tố quan trọng hơn cả và được áp
  50. 43 dụng như nhau trong việc cho vay tiêu dùng đối với cá nhân hoặc đối với những người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quản trị và các lãnh đạo cấp cao, các chủ sở hữu/ những người góp vốn của doanh nghiệp. Việc đánh giá yếu tố cá nhân là hoàn toàn mang tính chủ quan, tuy nhiên có một số khía cạnh có thể xem xét thêm trong quá trình ra quyết định như: Quá trình hoạt động: Công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như người vay là một khách hàng lâu năm của tổ chức tín dụng và đã từng vay vốn trước đó. Sự nhất quán: Khách hàng phải sẵn sàng, đồng thời phải có khả năng trả nợ. Họ có thực hiện điều mà họ nói là sẽ làm và có nhận trách nhiệm của họ không? Họ có luôn nói sự thật không? Có đáng tin cậy không? Hồ sơ ghi chép các giao dịch tài chính trước đây sẽ cho bạn hiểu biết nhiều điều về điểm này. + Capacity (Khả năng): Bao gồm cả khả năng kỹ thuật và quản trị kinh doanh. Dù những đánh giá về mặt này mang tính chủ quan nhưng vẫn có thể sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng như: Lợi nhuận thực hiện, nếu xu thế báo cáo tài chính theo đúng hướng với các chỉ số như: Doanh số bán tăng; Chênh lệch lợi nhuận tăng; Chi phí được giữ nguyên; kiểm soát chặt các con nợ thì sẽ không phải là không có lý khi kết luận rằng doanh nghiệp được quản lý bởi một bàn tay có năng lực. Thị phần tăng lên và có những hợp đồng mới đối với thị trường xuất khẩu là những bằng chứng hữu hình chứng tỏ khả năng quản lý tốt Đánh giá khả năng trả nợ, có thể căn cứ vào việc phân tích, đánh giá các tài liệu sau đây: Báo cáo tài chính; Dự trù thu chi tiền mặt; Danh sách công nợ, Kế hoạch kinh doanh; Bản giới thiệu doanh nghiệp; tài sản đảm bảo được xem như một nguồn trả nợ phụ. + Capital (Vốn): Nền tảng tài sản, khả năng và mong muốn đầu tư.
  51. 44 Vốn được thể hiện dưới các tài sản và các vật thế chấp, chẳng hạn như các nhà sản xuất phải có các máy móc và trang thiết bị; Người kinh doanh bán buôn thì phải có phương tiện vận tải, kho tàng Nhà bán lẻ thì phải có cửa hàng và các tiện nghi cần thiết Các khoản vốn của một khách hàng là một tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của chính họ và thường là một trong những yếu tố quyết định khối lượng tín dụng mà một ngân hàng cho doanh nghiệp đó vay. + Cash flow (Lưu chuyển tiền tệ): Đó là việc phân tích luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh, trả nợ, trả lãi cho chủ sở hữu. Khả năng trả nợ phụ thuộc nguồn thu trong tương lai và thường được đo lường bằng lượng thu chi tiền mặt dự kiến. Những con số dự trù này cũng được xem xét trong mối quan hệ với các cam kết khác mà người vay phải thực hiện. Khi đánh giá khả năng trả nợ, cán bộ tín dụng cần nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của dự án, chính xác là khả năng tạo ra tiền mặt của dự án. Ngay từ khi bắt đầu, nhất thiết phải nắm chắc được nguồn thanh toán nợ. Một dự án lý tưởng để cho vay là phải đem lại đủ tiền để trả nợ gốc và lãi. Trong một số trường hợp toàn bộ khoản vay có thể được trả thông qua việc bổ sung vốn vay hoặc cổ phần mới. Khấu hao tài sản cố định cũng là nguồn trả nợ chính đối với các ngành tập trung vốn lớn. Trong bất cứ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có (Vốn, lợi nhuận chưa chia, khấu hao ) phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. + Collateral (Tài sản thế chấp) - Nguồn trả nợ phụ. Trong cho vay đặc biệt là cho vay dài hạn nguồn trả nợ phụ dưới hình thức tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh trở nên quan trọng hơn. Cán bộ tín dụng cần cân nhắc loại tài sản đảm bảo, phương pháp định giá thích hợp, phải có
  52. 45 các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. + Conditions (Các điều kiện khác): Các điều kiện cụ thể là chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ và luật pháp. Các điều kiện trên đây là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng và người vay nhưng lại có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Chẳng hạn như những điều kiện kinh tế - xã hội sau đây có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay: suy giảm, thất nghiệp, lãi suất cao, gia đình tan vỡ, lạm phát Sự thay đổi về chính trị ảnh hưởng rất rõ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trong điều kiện hiện nay công nghệ phát triển rất nhanh, nếu khách hàng không tính đến điều này để có biện pháp khấu hao nhanh thu hồi vốn nhanh để trả nợ thì có thể sẽ gặp rủi ro. Luật pháp cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, nhất là những ngành, lĩnh vực nhạy cảm có ảnh hưởng nhiều đến xã hội, chẳng hạn như kinh doanh Karaoke, có thể bị cấm kinh doanh vào năm 2008, nếu ngân hàng cho vay để đầu tư trung hạn thì chắc chắn có rủi ro. - Đánh giá năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng: Mục tiêu là đánh giá toàn diện về các mặt: Khả năng tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tổng quát; Khả năng lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt mục tiêu đề ra; Khả năng ứng phó với những khó khăn trong tương lai - Vốn lưu động: Tại đây cán bộ tín dụng phải hiểu được chu kỳ SXKD của khách hàng, phải hiểu được vốn cần cho những khâu nào trên cơ trở đó tính toán được khá chính xác nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, nhu cầu vay và xác định kỳ hạn trả nợ. Tại sao những nội dung này lại nằm trong các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng ?
  53. 46 Bởi vì nếu xác định thiếu vốn lưu động khách hàng không có điều kiện thực hiện kế hoạch SXKD đã đề ra, nếu xác định thừa khách hàng có thể mở rộng SXKD quá mức kiểm soát, dẫn đến rủi ro tín dụng; Kỳ hạn nợ cũng vậy, nếu xác định quá ngắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, nếu xác định quá dài dẫn đến kkách hàng chủ quan dùng vốn quay vòng tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng. - Phân tích tài chính: Mục đích của phân tích tài chính là đánh giá khả năng kinh doanh tổng quát: tính sinh lới, thế mạnh tài chính toàn bộ của công ty; đánh giá khả năng quản lý: hiệu quả của sự kiểm soát quản lý, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn, tài sản ; đánh giá khả năng đầu tư: thu nhập và cổ tức, lớn mạnh về giá trị đầu tư đối lập với các rủi ro phải gánh lấy; mối quan tâm của Ngân hàng: khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, giá trị còn lại của tài sản; mối quan tâm của Nhà nước, người lao động: góp phần vào nền kinh tế nói chung, khả năng trả lương cho công nhân viên. Yêu cầu của phân tích tài chính: phân tích tài chính phải biết được tình hình sản xuất kinh doanh quá khứ, hiện tại và phải ước tính được tình hình tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Nội dung phân tích tài chính: Phân tích theo chiều ngang: Phân tích diến biến theo thời gian. Phân tích theo chiều dọc: Là phân tích tại một thời điểm. Phân tích các chỉ số tài chính. Nhóm các chỉ số về Thanh khoản [20]: Tài sản lƣu động Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn
  54. 47 Chỉ số này cho thấy khả năng trả những khoản sắp đáo hạn bằng nguồn tiền mặt và tài sản có thể chuyển đổi ra tiền mặt. Tiền mặt + Đầu tƣ ngắn hạn + Phải thu Tỷ lệ thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Chỉ số này cho thấy khả năng trả ngay các món nợ bằng tiền mặt hay các nguồn tài sản có thể chuyển ngay ra tiền mặt. Lợi nhuận trước trả lãi vay và thuế + Khấu hao - Tăng tài Tỷ lệ thanh toán = sản lưu động (Không kể tiền mặt) + Tăng nợ ngắn hạn n ợ dài hạn Trả lãi và vốn vay nợ dài hạn Chỉ số này cho biết khả năng trả nợ dài hạn sau khi đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Số ngày tiền mặt đáp Số dư tiền mặt + Tiền gửi Ngân hàng ứng chi tiêu sản xuất = Bình quân chi tiêu hàng ngày bằng tiền mặt kinh doanh Chỉ số này cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt trong sản xuất kinh doanh, cũng cho biết số tiền nhàn rỗi có thể đem đàu tư tạm thời. Nhóm chỉ số về vay nợ: Tỷ lệ nợ trên tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản Tỷ lệ vốn trên tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Tỷ lệ nợ trên vốn = Tổng nợ/ Tổng vốn chủ sở hữu Các chỉ số này cho biết mức độ vay mượn bên ngoài để làm ăn. Nợ nần quá nhiều có thể gây khó khăn trong tính toán các phương án kinh doanh mới.
  55. 48 Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn = Nợ dài hạn/Tổng vốn chủ sở hữu Chỉ số này cho biết mức độ vay mượn dài hạn trên mỗi đồng vốn bỏ ra và về lâu dài doanh nghiệp có nên mở rộng tầm hoạt động trong sản xuất kinh doanh hay không Nhóm các chỉ số khả năng sinh lời: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp/Doanh thu bán hàng Tỷ lệ này cho biết mức lãi gộp trên doanh thu bán hàng Tỷ lệ lãi trƣớc trả lãi vay Lợi nhuận trƣớc trả lãi vay và = và thuế thuế/Doanh thu bán hàng So s¸nh tû lÖ nµy víi tû lÖ l·i gép sÏ biÕt ®•îc hiÖu qu¶ qu¶n lý vµ kiÓm so¸t chi phÝ b¸n hµng cña doanh nghiÖp Tû lÖ l·i rßng = L·i rßng/Doanh thu b¸n hµng Cho biÕt møc l·i rßng so víi doanh thu b¸n hµng Tû lÖ hiÖu qu¶ ®ång vèn = L·i rßng/Tæng vèn chñ së h÷u Cho biÕt møc l·i rßng so víi tæng vèn chñ së h÷u Tû lÖ sinh lêi (tr•íc khi tr¶ l·i vay Lîi nhuËn tr•íc tr¶ l·i vay vµ = vµ thuÕ) tÝnh trªn tæng tµi s¶n thuÕ/Tæng tµi s¶n Cho biÕt møc l·i trªn tæng tµi s¶n ®•a vµo s¶n xuÊt kinh doanh. §o l•êng hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh
  56. 49 Tû lÖ lîi nhuËn rßng tÝnh trªn tæng tµi s¶n = L·i rßng/Tæng tµi s¶n Cho biÕt hiÖu qu¶ ®Çu t• s¶n xuÊt kinh doanh. So s¸nh tû lÖ nµy víi tû lÖ sinh lêi (tr•íc khi tr¶ l·i vay vµ thuÕ) sÏ biÕt ®•îc g¸nh nÆng chi phÝ tr¶ l·i vay cña doanh nghiÖp. ChØ sè ®o hiÖu qu¶ qu¶n lý (ChØ sè ho¹t ®éng): HiÖu qu¶ sö dông Tæng tµi s¶n = Doanh thu b¸n hµng/Tæng tµi s¶n Ph¶n ¸nh hiÖu qu¶ sö dông tÊt c¶ c¸c tµi s¶n dïng vµo s¶n xuÊt kinh doanh. ChØ ra møc doanh thu kiÕm ®•îc tõ mçi ®ång vèn ®Çu t• vµo tµi s¶n HiÖu qu¶ sö dông tµi s¶n cè Doanh thu b¸n hµng/Tæng tµi s¶n cè = ®Þnh ®Þnh Cho biÕt hiÖu qu¶ sö dông nhµ x•ëng vµ m¸y mãc thiÕt bÞ Tû lÖ tµi s¶n l•u ®éng so víi Tæng tµi = Tµi s¶n l•u ®éng/Tæng tµi s¶n s¶n Cho biÕt tÝnh thanh kho¶n cña tæng tµi s¶n vµ viÖc ph©n bè c¸c nguån lùc Gi¸ trÞ hµng tån kho cuèi kú/B×nh qu©n gi¸ Sè ngµy hµng tån kho = vèn hµng b¸n mçi ngµy. Cho biÕt sè ngµy hµng (thµnh phÈm) tån kho tr•íc khi ®•îc tiªu thô Sè ngµy ph¶i thu b×nh = C¸c kho¶n ph¶i thu/B×nh qu©n doanh thu qu©n mèi ngµy Cho biÕt sè ngµy b¸n hµng chÞu b×nh qu©n. Ph¶n ¸nh hiÖu qu¶ qu¶n lý c¸c kho¶n ph¶i thu còng nh• chÝnh s¸ch b¸n chÞu cña doanh nghÖp
  57. 50 Sè ngµy ph¶i tr¶ b×nh C¸c kho¶n ph¶i tr¶/BÝnh qu©n c¸c chi phÝ vµ = qu©n ho¹t ®éng mçi ngµy Cho biÕt sè ngµy mua chÞu b×nh qu©n Tû lÖ chi phÝ b¸n Chi phÝ b¸n hµng/Doanh thu b¸n hµng (doanh = hµng thu thuÇn) Cho biÕt hiÖu qu¶ qu¶n lý chi phÝ b¸n hµng - Ph©n tÝch l•u chuyÓn tiÒn tÖ: Ph©n tÝch l•u chuyÓn tiÒn tÖ lµ c«ng cô quan träng trong hµnh trang cña c¸n bé tÝn dông v× kho¶n vay chØ ®•îc tr¶ b»ng nh÷ng kho¶n thùc thu (tiÒn mÆt) chø kh«ng ph¶i b»ng doanh thu hay kh¶ n¨ng sinh lêi. §ång thêi, ®ã cßn lµ c«ng cô cùc kú h÷u hiÖu trong viÖc tÝnh to¸n c¬ cÊu dßng thu chi tiÒn tÖ, ¶nh h•ëng ®Õn vËn mÖnh mét doanh nghiÖp. Ph©n tÝch l•u chuyÓn tiÒn tÖ lµ kh¶ n¨ng t¹o ra "s½n" tiÒn ®Ó sö dông. Kh¶ n¨ng t¹o ra s½n tiÒn hoµn toµn kh¸c víi thanh kho¶n, v× c¸c chØ sè thanh kho¶n cho biÕt mèi quan hÖ gi÷a Tµi s¶n l•u ®éng vµ Nî ng¾n h¹n chø kh«ng ph¶i lµ viÖc t¹o ra s½n tiÒn. Ph©n tÝch l•u chuyÓn tiÒn tÖ v« cïng quan träng v× gi¸ trÞ tµi chÝnh cña bÊt kú doanh nghiÖp, tµi s¶n nµo còng ®Òu b¾t nguån tõ Dßng tiÒn tÖ mµ ng•êi ta mong ®îi doanh nghiÖp ®ã hoÆc tµi s¶n ®ã mang l¹i; Mét ng©n hµng tr•íc hÕt quan t©m ®Õn n¨ng lùc cña kh¸ch hµng lµm ra tiÒn mÆt. - T¸i lËp vµ kiÓm tra b¸o c¸o tµi chÝnh: Lý do t¸i lËp lµ do sè liÖu trªn b¸o c¸o tµi chÝnh cña kh¸ch hµng kh«ng ch¾c chÝnh x¸c, kh«ng ch¾c ph¶n ¸nh ®óng gi¸ trÞ thùc tÕ. Néi dung kiÓm tra gåm: TiÒn mÆt vµ tiÒn göi ng©n hµng: TiÒn mÆt so víi sæ quü; TiÒn göi ng©n hµng so víi sao kª, sæ tiÒn göi vµ chøng chØ tiÒn göi.
  58. 51 C¸c kho¶n ph¶i thu: Xem xÐt danh s¸ch c¸c kho¶n ph¶i thu; KiÓm tra vµ x¸c nhËn víi con nî; Ghi nhËn c¸c kho¶n tån ®äng ®· l©u. Tån kho thµnh phÈm: KiÓm tra t¹i kho; §Þnh gi¸ thµnh th«ng qua gi¸ b¸n vµ møc l·i; Theo dâi thµnh phÈm h• háng v« gi¸ trÞ. Nguyªn vËt liÖu: Ghi nhËn sè l•îng t×nh tr¹ng; KiÓm tra t¹i kho; KiÓm l¹i gi¸ mua víi nhµ cung cÊp; nguyªn vËt liÖu h• háng v« gi¸ trÞ. §Êt ®ai: CÇn ph¶i xem tËn m¾t; kiÓm chøng t×nh tr¹ng së h÷u; DiÖn tÝch; cã thÕ chÊp vay nî. Nhµ x•ëng: Xem xÐt t×nh tr¹ng së h÷u; C¬ cÊu vµ tæng diÖn tÝch mÆt b»ng; •íc ®Þnh gi¸ trÞ. MMTB: KiÓm tra t¹i chç; Xem xÐt t×nh tr¹ng hiÖn hµnh; KiÓm tra giÊy tê mua b¸n; KiÓm tra gi¸ mua víi ng•êi b¸n. Vay ng©n hµng: KiÓm tra víi ng©n hµng cho vay; Xem khÕ •íc vay; B¶n chÊt mãn vay, môc ®Ých vay, vËt b¶o ®¶m, thêi h¹n tr¶ nî. C¸c kho¶n ph¶i tr¶: C¸c kho¶n nî nhµ cung cÊp nguyªn vËt liÖu, dÞch vô; Uy tÝn c¸c nhµ cung cÊp; Th¨m dß ý kiÕn c¸c nhµ cung cÊp chÝnh. Nî dµi h¹n: KiÓm tra víi tæ chøc cho vay; C¸c th«ng tin cã liªn quan nh•: môc ®Ých vay, lÞch tr¶ nî, b¶o ®¶m b¶o l·nh. Vèn chñ së h÷u: Tæng Tµi s¶n - Tæng nî = Vèn chñ së h÷u. Ước tính lợi nhuận: Dựa vào các hoá đơn, biên lai và cá nguồn thông tin gốc tương tự để ước tính lợi nhuận. Doanh thu bán hàng: Xem lại các số liệu cơ bản: Sổ bán hàng, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho; Quan sát lưu lượng giao dịch mua bán. Lãi gộp, chi phí SXKD: Liên hệ doanh thu bán hàng và giá nguyên vật liệu; So sánh với cơ sở cùng ngành nghề. - Ngoài ra việc xem xét cơ cấu một khoản vay và lập hợp đồng tín dụng hay các điều khoản và điều kiện cho vay cũng rất quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng.
  59. 52 Hoạt động nội bộ: Quá trình này gồm xem xét và thẩm tra hồ sơ vay vốn, đăng ký khoản vay và chuẩn bị nguồn vốn, thẩm tra các điều kiện tiên quyết và giải ngân. Giám sát rủi ro: Giám sát là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Nội dung giai đoạn này chủ yếu gồm: Giám sát tín dụng; Thu nợ; Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng. Xử lý các khoản vay có vấn đề: Khoản vay có vấn đề là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và áp dụng những biện pháp để nhanh chóng để thu hồi nợ. Những người làm ngân hàng lâu năm chắc chắn trong sự nghiệp của mình phải có lúc đối mặt với một khoản nợ khó đòi. Cho vay mà khó đòi lại không phải là tội ác nhưng nếu bạn lờ đi những dấu hiệu báo trước, không kịp thời xử lý một cách có hiệu quả và không chịu rút kinh nghiệm thì khó lòng tránh khỏi những thất bại đau lòng. Xử lý khoản vay có vấn đề: Là thực hiện một loạt các biện pháp nhằm ngưng giảm quá trình xấu đi của khoản vay bị coi là có vấn đề. Các dấu hiệu của một khoản vay có vấn đề: Một khoản tín dụng tốt không phải chỉ qua một đêm đã trở nên xấu, nó phải có quá trình của nó, và quá trình đó thường có các dấu hiệu như: + Các dấu hiệu phi tài chính: Các dấu hiệu về quản lý: Chủ doanh nghiệp ngày càng trở nên hống hách; Các cuộc điện thoại không được đáp lại; Không thực hiện cam kết; Thay đổi nhân viên thường xuyên hoặc người có năng lực rời bỏ; Những hành động khác thường của những người điều hành doanh nghiệp như đánh bạc, nghiện rựơu hoặc ma tuý; Dư luận xấu trên thị trường về doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp; ban điều hành không có kinh nghiệm.
  60. 53 Các dấu hiệu trong hoạt động: Bị sở thuế kiểm tra; Bị các chủ nợ khác chất vấn; Mở rộng quá mức; Thường xuyên thay đổi kế toán viên, cố vấn pháp lý hoặc các cố vấn chuyên môn khác; Thay đổi chiến lược kinh doanh; Mất khách hàng lớn; Chủ nợ khác yêu cầu có được một phần tài sản bảo đảm sau khi đã bảo đảm đủ cho khoản tín dụng của ngân hàng bạn; Trụ sở làm việc bố trí không hợp lý; Tái phạm những lỗi tưởng rằng đã sửa chữa; Mở rộng sang các hình thức kinh doanh không cốt yếu; Chậm trễ trong thanh toán lãi và nợ gốc; Có sự huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm; Những khiếu kiện pháp lý đối với người vay. + Các dấu hiệu tài chính: Tình trạng xấu đi của các hệ số tài chính; Không xây dựng hoặc có những đại khái dự toán lưu chuyển tiền tệ và/ hoặc các dự toán khác; Thời hạn các khoản phải thu và phải trả ngày càng dài; Những biến đổi không giải thích được trong các phân tích tài chính; Con nợ chính suy sụp; Thường xuyên thay đổi chính sách kế toán; Thông tin kế toán và quản lý không kịp thời, không chính xác; Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tăng; Vòng quan hàng tồn kho chậm lại. - Các bước tiến hành xử lý khoản vay có vấn đề thường được các ngân hàng áp dụng: + Bƣớc 1: Kiểm tra các sổ sách ghi chép (Làm việc nội bộ): Trước khi gặp gỡ khách hàng, cán bộ quản lý khoản vay nên bảo đảm các vấn đề: Các hồ sơ của ngân hàng đầy đủ và cập nhật, ví dụ như: các biến động gần đây đều được ghi vào hồ sơ, đơn xin vay vẫn được lưu giữ đầy đủ Bảo đảm rằng trong hồ sơ không có khoản nào gây nguy hại cho ngân hàng. Các hồ sơ này có thể là bằng chứng trước toà vì vậy phải bảo đảm cung cấp các thông tin xác thực. Cán bộ tín dụng không nên lưu trong hồ sơ những điều họ không muốn nghe đọc trước toà.
  61. 54 Cần nhấn mạnh rằng hồ sơ về khách hàng cần ghi lại lịch sử mối quan hệ ngân hàng - khách hàng. Việc lưu giữ chẩn xác tất cả các văn bản thoả thuận và các quyết định về quan hệ ngân hàng là một việc hết sức quan trọng. Các thông tin này sẽ trở nên rất quý giá trong trường hợp các vấn đề pháp lý nảy sinh trong tương lai. Các điểm khác cần được quan tâm để bảo đảm không có vấn đề gì gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng là: Tất cả các giấy tờ về tài sản bảo đảm phải được kiểm tra để bảo đảm chúng đầy đủ, có hiệu lực và ngân hàng nắm trong tay tất cả tài sản cần thiết Những người sau đây cần tham gia kiểm tra các giấy tờ này: Một chuyên viên pháp lý của ngân hàng, hoặc một cán bộ giàu kinh nghiệm của ngân hàng là chuyên gia về vấn đề hồ sơ giấy tờ tài sản bảo đảm, hoặc cố vấn pháp lý bên ngoài của ngân hàng. Lưu ý rằng nếu ngân hàng cần sự hợp tác của bên vay để sửa chữa lại hồ sơ thế chấp thì ngân hàng phải thay đổi cách vào đề cuộc họp để có thể kêu gọi sự hợp tác này. Tiến hành định giá lại tất cả các tài sản bảo đảm để nắm được giá trị hiện tại của chúng. Đảm bảo bên vay chấp nhận tất cả các vấn đề về khoản tín dụng. Cần nắm vững bên vay có khoản vay nợ nào khác đối với ngân hàng không - hoặc với các đối tác khác. Thông tin này cần lưu lại trong một hồ sơ về khách hàng có tiêu đề "Nhóm quan hệ khách hàng". Nếu cán bộ tín dụng biết rằng khách còn có quan hệ với bộ phận khác của ngân hàng thì cần thông báo tình hình hiện tại và mức rủi ro của khách hàng cho bộ phận kia. Kiểm tra các khoản vay hiện tại của khách hàng để xem có khả năng giảm rủi ro cho ngân hàng bằng cách giảm hạn mức tín dụng nhàn rỗi. Kiểm tra xem các tài sản đảm bảo có được bảo hiểm đầy đủ không.
  62. 55 Xem xét xem có cơ hội nào để tăng thế chấp không. + Bƣớc 2: Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng: Đối với cán bộ phụ trách mới, cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng có thể là buổi gặp gỡ quan trọng nhất. Nếu buổi gặp gỡ này suôn sẻ và khách hàng đồng ý hợp tác trong việc giải quyết các điểm yếu thì đây chính là dấu hiệu khả quan cho việc khôi phục lại tình hình tài chính cho doanh nghiệp. Theo đó ngân hàng có thể tiến hành nâng hạng rủi ro và như vậy tiếp tục duy trì được một khách hàng tốt. Tuy nhiên khách hàng cũng có thể không đồng ý với ngân hàng rằng khoản tín dụng đang có vấn đề và khách hàng không tỏ ý hợp tác. Trong trường hợp này cán bộ quản lý khoản vay sẽ cố gắng tìm tiếng nói chung, song cần phải nhanh chóng hiểu rõ tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp để chuẩn bị cho những tình huống này. Do vậy lập phương án cẩn thận cho buổi gặp gỡ là rất quan trọng. Một cán bộ phụ trách các khoản vay có rủi ro cao giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá rủi ro đầu tiên sẽ xem xét để có thể yên tâm rằng doanh nghiệp có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng cho dù khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp đang có vấn đề. + Bƣớc 3: Gặp gỡ khách hàng: Người bắt đầu cuộc họp có thể là cán bộ tín dụng (ngưòi quản lý cũ) sẽ giới thiệu người cán bộ phụ trách khoản vay mới. Thái độ trong buổi gặp gỡ đầu tiên này có thể là thẳng thắn tranh luận. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, tốt nhất là ngân hàng thể hiện cho khách hàng biết rõ quan điểm của mình về khoản tín dụng đó và mong muốn của ngân hàng trong cuộc họp này. Trong buổi gặp gỡ này, cần phải xác định rõ ràng và vững chắc vị trí của ngân hàng, song không có nghĩa là phải đe doạ hoặc tâm trạng quá kích động. + Bƣớc 4: Lập phương án khắc phục:
  63. 56 Khi nhận được các phân tích về các thông tin được cấp, cán bộ phụ trách đầu tiên phải tìm hiểu để có thể khẳng định được: Rằng cho dù có các vấn đề, song về cơ bản doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp hoạt động tốt; Nếu chủ doanh nghiệp có thái độ hợp tác, ngân hàng nên tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp trong khi các vấn đề đang được giải quyết. Cũng có những trường hợp mà cho dù đã nhận được đầy đủ các thông tin từ phía khách hàng, song cán bộ ngân hàng vẫn có những nghi ngờ về tính đúng đắn của hành động. Trong trường hợp này, ngân hàng nên yêu cầu sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn bên ngoài để: Xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp Kiểm tra các giả định hỗ trợ cho dự toán Báo cáo về phương pháp giải quyết vấn đề khó khăn của doanh nghiệp Tìm hiểu khả năng cắt chi phí trực tiếp, gián tiếp và bán các tài sản thừa Chuyên gia tư vấn này phải là chuyên gia về kế toán và có kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Phương án khắc phục phải đề cập được các vấn đề sau: Xác định vấn đề khó khăn đối với khoản tín dụng Cá biệp pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề này Tiến hành các biệp pháp đó như thế nào Các mốc hoạt động cần đạt được Trong đại đa số trường hợp cán bộ quản lý khoản vay phải xin ý kiến phê chuẩn phương án từ cấp trên trước khi gửi văn bản cho khách hàng. Cán bộ quản lý khoản vay cần hỗ trợ phưong án này trong cuộc họp sau khi đã yên tâm rằng: Vấn đề đối với tín dụng có thể giải quyết xong trong khoảng thời gian hợp lý (Ví dụ 12 -18 tháng)
  64. 57 Độ an toàn của trạng thái tín dụng của ngân hàng không bị đe doạ trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp phương khắc phục lại không được cả ngân hàng và khách hàng chấp nhận vì những lý do khác nhau. Khi đó ngân hàng cần thu hồi số nợ còn lại từ nguồn này hay nguồn khác càng nhanh càng tốt. + Bƣớc 5: Thực hiện phương án Sau khi đã được ngân hàng phê chuẩn phương án khắc phục, phải tổ chức ngay một cuộc họp với khách hàng. Vì đã có các cuộc thảo luận sơ bộ trước đó với khách hàng về các vấn đề cơ bản của phương án nên bản phương án chính thức sẽ không mấy ngạc nhiên. Tuy nhiên nếu khách hàng quan tâm đến bất kỳ vấn đề nào trong phương án, phía ngân hàng phải chú ý lắng nghe và nên tỏ ra linh hoạt nếu có thể. + Bƣớc 6: Giám sát phương án Ở cấp cán bộ quản lý theo dõi: Kiểm tra kết quả tài chính hàng tháng, các cam kết và/ hoặc các hệ số tài chính; Kiểm tra các kết quả của các mục tiêu khác (Như: dự kiến giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu, bán tài sản cố định, giảm nợ ) Tổ chức tọa đàm: Trước hết cán bộ quản lý khoản vay phải trình bày biên bản kiểm tra. Ban lãnh đạo sẽ chủ yếu quan tâm đến: Kết quả kinh doanh hàng tháng so với dự toán; Khách hàng có đạt được các mốc hoạt động đã đặt ra trong tháng đó hay không; Nguyên nhân không đạt được dự toán và/ hoặc các mốc đã đặt ra; Các thay đổi đối với phương án khắc phục nếu có Kiểm tra hàng năm: Đối với các khoản vay có vấn đề quy trình kiểm tra sẽ chú trọng vào: Tái đánh giá rủi ro bao gồm cập nhật hệ thống phân hạng rủi ro;
  65. 58 Các tiến bộ đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Những thành công trong việc đạt được các mốc hoạt động Đánh giá những sửa đổi cần thiết đối với phương án khắc phục Kiểm tra các số liệu tài chính và các dự toán Kết quả cuối cùng của những chiến lược thuộc loại này là loại bỏ hoàn toàn các vấn đề khó khăn căn bản và nâng hạng rủi ro tín dụng. Sau khi đã nâng cấp tín dụng và bộ phận quản lý các khoản vay có vấn đề yên tâm là khoản tín dụng đó đã được khôi phục trở lại trạng thái lành mạnh, có thể chuyển giao việc kiểm soát trở về cho cán bộ quản lý tín dụng rủi ro thấp. + Bƣớc 7: Nếu phương án không thành công Thật không may là không phải tất cả các phương án đều kết thúc có hậu và có những khoản tín dụng rủi ro cao vì nhiều lý do không thể rũ bỏ được các vấn đề khó khăn. Các lý do thường gặp là: Quản lý: Không có khả năng quản lý trong thời kỳ khó khăn và mất hết nhiệt tình. Hoạt động: Mất khách hàng chủ yếu; Doanh thu bán hàng giảm; Cạnh tranh Tài chính: Nợ chồng chất Khi cán bộ rủi ro cao thấy rõ:Rủi ro tín dụng khó có thể được thăng hạng trong tương lai gần và viẹc trả nợ ngân hàng bằng lợi nhuận trong tương lai có vẻ không khả thi thì cần phải cân nhắc lại phương hướng trong thời gian tới với mối quan tâm chủ yếu là hoàn trả số nợ còn lại. Có thể cho phép khách hàng một khoảng thời gian cụ thể như 60 ngày để hoàn trả nợ. Nếu vẫn chưa trả được thì ngân hàng sẽ chuyển khoản tín dụng này sang cho phòng phục hồi tài sản có thể xử lý. - Nợ không lành mạnh - Phòng truy hồi tài sản:
  66. 59 + Nhiều ngân hàng có xu hướng giao cho một phòng chuyên môn gọi là phòng truy hồi tài sản quản lý các khoản nợ không lành mạnh. + Nợ không lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi, tên gọi của chúng có thể khác nhau, nhưng nhìn chung ta có thể coi nợ không lành mạnh là những khoản nợ có vấn đề sau khi đã khắc phục không thành công. + Các biện pháp xử lý nợ không lành mạnh: Khi đã chuyển sang loại nợ này ngân hàng dùng các biện pháp mạnh để thu hồi vốn càng nhanh càng tốt: tận thu các khoản có thể thu, phát mại tài sản. Thanh lý: Nhiều khi hành động thanh lý doanh nghiệp là cơ hội tốt nhất để thu lại nợ một cách tối đa. Xoá nợ: Xoá nợ khó đòi là một việc làm cần thiết nhằm xoá khỏi sổ sách kế toán của ngân hàng những tài sản rủi ro tín dụng cao được coi là không thể đòi lại từ khách hàng, bên bảo lãnh hoặc nguồn trả nợ khác. Việc xoá nợ thường diễn ra với điều kiện: Đã phát mại toàn bộ tài sản đảm bảo; Đã khai thác hết khả năng có thể hoàn vốn. - Các thủ tục pháp lý và thu nợ: Thủ tục pháp lý nhằm để hỗ trợ ngân hàng sử dụng quyền đòi nợ sau khi đã thực sự cố gắng giải quyết tranh chấp với bên vay bằng thương thuyết. 2.2.4. Biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng 2.2.4.1. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro thanh khoản - Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. - Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi
  67. 60 suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng. - Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Mọi biến động dù nhỏ về hoạt động chi tiền tại quầy hay tại các máy rút tiền tự động đều có thể gây ra những tổn thất lớn. - Khi nhiều người gửi tiền rút tiền ngay lập tức và đột ngột buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản (chuyển hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khả năng thanh khoản. - Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Cam kết tín dụng có nghĩa bên ngân hàng cam kết cho vay đối với khách hàng trên cơ sở một số điều kiện nào đó hoặc vô điều kiện. Cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi người vay thực hiện cam kết tín dụng thì ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. 2.2.4.2. Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản - Phương pháp quản lý tài sản nợ: ngân hàng tiếp cận với thị trường để tăng vốn tức thời bằng những khoản tín dụng có thời hạn ngắn, bao gồm thị trường chính thức (giao dịch với NHTW), thị trường Interbank và hợp đồng mua lại. Hoặc ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài. - Phương pháp chuyển hóa tài sản, có nghĩa là ngân hàng chuyển hóa một bộ phận tài sản thanh khoản thuộc tài sản có thành tiền mặt. Một tài sản được xem là thanh khoản thì phải đáp ứng được các điều kiện như: có thể chuyển hóa thành tiền mặt nhanh chóng với chi phí chuyển nhượng thấp, giá cả tương đương giá cả thị trường và được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo.