Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 104 trang vanle 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_tong_cong_ty_truye.pdf

Nội dung text: Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Hå h•¬ng lam Hå HỒ HƯƠNG LAM * luËn v¨n th¹c sü kinh tÕ sü kinh tÕ luËn v¨n th¹c NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ * Hµ néi LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ - 2008 Hà Nội - 2008
  2. - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới, bước sang thế kỷ 21 Việt nam đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về học tập nâng cao dân trí, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng cao. Cùng với mạng lưới giao thông, các hệ thống mạng phát sóng, phát thanh, truyền hình, mạng viễn thông đã và đang được xây dựng tạo nên hệ thống giao thông thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt nam rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển, nhưng nó cũng đem lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp cần phải có những thay đổi trong chính sách kinh doanh nhằm thích ứng một cách linh hoạt với những tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới. Tổng công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện VTC là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, phát triển theo hướng đa dịch vụ trên cơ sở hội tụ công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Trong đó chú trọng tạo ra những dòng sản phẩm dịch vụ viễn thông mới theo hướng hội tụ công nghệ, có hàm lượng chất xám và lợi nhuận cao, tạo lợi thế cạnh tranh áp đảo, đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong thời kỳ đổi. Đây là hướng đi đúng đắn, thể hiện sự “Đi tắt đón đầu” công nghệ tiến tiến trên thế giới nhằm phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Xuất phát từ thực tiễn trên, với tư cách là một cán bộ Ban Hợp tác Quốc tế và Phát triển thị trường của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, tôi xin chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông Đa phƣơng tiện VTC trong bối cảnh hội nhập kinh tế
  3. - 2 - quốc tế” làm luận văn thạc sỹ. Đề tài xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phát triển theo hướng đa dịch vụ mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. 2. Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng kinh doanh của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC và đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. Đồng thời đề tài cũng tham vọng chứng tỏ rằng Việt nam tuy là nước đang phát triển nhưng đã cung cấp được dịch vụ sử dụng công nghệ mới, tiên tiến không thua kém các nước phát triển trên thế giới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty VTC. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông, truyền hình và Internet trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 (thời kỳ chuyển đổi từ kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình mở rộng sang các dịch vụ viễn thông và Internet). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, thống kê, phân tích so sánh, mô tả và tổng hợp kèm theo bảng, biểu. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Những lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC
  4. - 3 - Chƣơng 3: Phương hướng và Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty VTC trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. CẠNH TRANH, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp nên có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh, có thể thấy qua các định nghĩa sau đây: Theo Từ điển Bách Khoa của Việt nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất’’ [12, trang 14]. Còn theo C.Marx định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch’’ [12, trang 13]. Cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữ các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình’’ [12, trang 14]. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh
  5. - 4 - nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế’’ [12, trang 14]. Theo cuốn Kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường’’ [12, trang 14]. Theo các tác giả cuốn Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể’’ [12, trang 14]. Ngoài ra có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau: Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, một dự án ). Một loạt điều kiện có lợi (một thị trường, một khách hàng ). Mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm (chính sách định giá thấp; chính sách định giá cao; chính sách ổn định giá; định giá theo thị trường; chính sách giá phân biệt; bán phá giá); cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản
  6. - 5 - phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi [12, trang 16]. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên bên cạnh hoạt động cạnh tranh lành mạnh còn có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh không hợp pháp hoặc không phù hợp với đạo lý, truyền thống của một dân tộc. Cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa rất khác nhau giữa các quốc gia. Những quy định pháp lý chống cạnh tranh không lành mạnh là nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh 2004 do Quốc hội nước CHXHCN Việt nam ban hành. 1.1.2. Bản chất và vai trò của cạnh tranh * Bản chất của cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ
  7. - 6 - là một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo xu hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội - yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ở mội lúc, mọi nơi không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động để đứng vững trong cơ chế này. Doanh nghiệp nào không thích nghi được cơ chế mới sẽ bị gạt ra khỏi thị trường. Thay vào đó thị trường lại mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ muốn mua được hàng hóa có chất lượng cao, với một mức giá thấp. Còn ngược lại, các nhà doanh nghiệp bao giờ cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Vì mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải giảm chi phí, tìm cách giành giật khách hàng và thị trường về phía mình, như vậy cạnh tranh sẽ xẩy ra. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên chiếm ưu thế. Ở Việt nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc ứng xử cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp. * Vai trò của cạnh tranh Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại, song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ
  8. - 7 - chế thị trường thì cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận và vai trò của cạnh tranh ngày càng thể hiện rõ nét hơn, cụ thể: - Cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu. - Cạnh tranh khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Cạnh tranh thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. - Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh mà doanh nghiệp phải tìm mọi cách để vươn lên và chiếm ưu thế. Mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận chỉ có được khi mà bán được sản phẩm hàng hóa của mình với giá bán lớn hơn giá vốn của sản phẩm. Lượng bán càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn. Điều này phụ thuộc vào người tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những sản phẩm mà họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất. Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo một áp lực liên tục đối với giá cả. Để thu hút khách hàng, bao giờ các đối thủ cạnh tranh cũng tìm cách đưa ra những mức giá thấp nhất có thể, chính điều này đã bắt buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, công nghệ hiện đại nhất. Hiện nay, xu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng vì thế các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến quản lý và phương thức sản xuất kinh doanh. Như vậy cạnh tranh đã khuyến khích áp dụng công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi
  9. - 8 - doanh nghiệp để giảm giá thành, giảm giá bán, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giành được ưu thế trên thị trường. - Đối với nền kinh tế và xã hội Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. Khi cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt thì người được lợi nhiều nhất là khách hàng. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất, giá cả thấp nhất với dịch vụ tốt. Do vậy, cạnh tranh thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Vì vậy, cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Như vậy, cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cạnh tranh ngoài những mặt tích cực còn có cả mặt tiêu cực mang tính đặc trưng của cơ chế thị trường. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể vì lợi ích của bản thân mà không chú ý đến giải quyết các vấn đề xã hội, từ đó xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa các doanh nghiệp và kéo theo các vấn đề xã hội như thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị hủy hoại Hơn nữa, cạnh tranh dẫn tới tình trạng phân hóa mạnh, kẻ thắng người thua, dễ dàng đưa tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay tình trạng độc quyền trên thị trường. Chính điều này đòi hỏi cần có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh, có hiệu quả và giảm bớt các tiêu cực không có lợi cho xã hội.
  10. - 9 - 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được gắn với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường theo thị phần mà nó chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo các nhà kinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể mà điều quan trọng hơn là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Như đã biết, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là loại thị trường phổ biến trong thực tế. Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có một vị trí nhất định của nó. Vì thế, nếu một doanh nghiệp tham gia vào thị trường mà không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại được. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải là một quá trình lâu dài, nếu không muốn nói vĩnh viễn như quá trình duy trì sự sống. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh cũng phải nhận thức được hiện tại mình có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không. Nghĩa là hàng hoá của mình có thể bán được
  11. - 10 - không và rằng về lâu dài việc bán hàng có mang lại nhiều lợi nhuận cho mình hay không. Doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét đánh giá những mặt mà doanh nghiệp có thể làm được tốt hơn so với các đối thủ. Rõ ràng là để doanh nghiệp có khả năng tích luỹ về sức cạnh tranh trên thị trường, cần phải có ý chí lâu dài để duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh, nhằm nâng cao năng suất và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao, một mục tiêu phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào đã tham gia kinh doanh trên thương trường. Một mặt, doanh nghiệp phải đảm bảo tính lâu dài, mặt khác phải lấy chỉ số tổng hợp về thị phần chiếm được làm tiêu biểu. Từ đó doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao và có thể lấy đó làm mục tiêu cần đạt được. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việc xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là công tác rất quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn bởi rất khó định lượng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp để so sánh. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp, điển hình là những chỉ tiêu chủ yếu sau đây: 1.2.2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu tối cao cần đạt được của bất kỳ doanh nghiệp nào. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng Tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi Tổng chi phí của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu định lượng tổng quát đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng ba cách như sau: Cách 1: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho thấy doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu. M1 = (P/DT) * 100 Trong đó: M là tỷ suất lợi nhuận
  12. - 11 - P là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp DT là tổng doanh thu của doanh nghiệp Cách 2: Tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn kinh doanh cho thấy cứ mỗi đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. P1 = (P/V)*100 V là tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Cách 3: Tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí kinh doanh cho thấy doanh nghiệp cứ bỏ ra một đồng chi phí thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. P1 = (P/CF)*100 CF là tổng chi phí của doanh nghiệp Sự tăng giảm của tỷ suất lợi nhuận hàng năm thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. 1.2.2.2. Thị phần doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thị phần sau: Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đây là tỷ lệ phần trăm doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành hay lượng bán của doanh nghiệp so với lượng tiêu thụ trên thị trường. Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng. Những hãng lớn thường có thị phần lớn hơn và ngược lại. Thị phần cho ta biết khả năng chấp nhận của thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào. Thị phần lớn hơn chứng tỏ sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao hơn, điều này có nghĩa là sản phẩm có khả năng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 1.2.2.3. Chăm sóc khách hàng: Công tác chăm sóc khách hàng là dịch vụ sau bán hàng, chỉ tiêu này mang tính định tính vì nó được đánh giá qua cảm nhận của khách hàng.
  13. - 12 - Mỗi khách hàng có cảm nhận riêng biệt về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, song bản thân doanh nghiệp phải có những đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc khách hàng. Sự đầu tư này làm ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của khách hàng về dịch vụ. 1.2.2.4. Trình độ nhân viên: Có thể đánh giá trình độ của nhân viên qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên chỉ tiêu này không thể hiện một cách đầy đủ mà còn thể hiện qua công tác đào tạo của doanh nghiệp. Hơn nữa, trình độ nhân viên còn thể hiện ở nhận thức được giáo dục về thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng của mỗi người. 1.2.2.5. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng: Tâm lý tiêu dùng của khách hàng là nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới một loạt khách hàng (hay nhóm khách hàng) khác. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu liên quan như: chất lượng dịch vụ, phạm vi dịch vụ và các dịch vụ giá trị gia tăng 1.2.2.6. Hình ảnh của doanh nghiệp: Hình ảnh của doanh nghiệp được dựa trên uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Đây chính là việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp duy trì và giữ vững thị trường, chống sự lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. 1.3 TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Trước đây, trong cơ chế hoạch hoá tập trung, không một ai nói đến nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết cho các doanh nghiệp bởi thực tế là các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau mà chỉ cần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao. Nhà nước sẽ đảm bảo mọi khâu, mọi mặt
  14. - 13 - của quá trình sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, tất cả đều thuộc sở hữu của Nhà nước và sở hữu tập thể. Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho dù nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì nó cũng hoạt động theo các quy luật khách quan vốn có của kinh tế thị trường đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Quy luật cạnh tranh thể hiện các bề nổi rõ của nền kinh tế thị tr- ường, vì vậy cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Có kinh tế thị trường tất yếu sẽ có cạnh tranh. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế có nhiều thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày một nhanh, với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị tr- ường Việt Nam nên tình hình cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn. Đồng thời trong tiến trình thực hiện cam kết AFTA, gia nhập WTO thì nâng cao năng lực cạnh tranh lại là vấn đề sống còn. Khi hàng rào thuế quan dần xoá bỏ và mở rộng hợp tác kinh tế sẽ là khó khăn hơn đối với mỗi doanh nghiệp khi giành giật thị trường và khách hàng từ tay các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh dày kinh nghiệm, các doanh nghiệp bản địa nhạy bén, năng động cùng sự gia nhập ồ ạt của hàng ngàn doanh nghiệp mới. Một tồn tại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng lực cạnh tranh rất yếu. Rất nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững đuợc trước sự chuyển đổi của nền kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra yếu
  15. - 14 - thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Hàng hoá sản xuất trong nước bị hàng hoá nước ngoài cạnh tranh gay gắt và chèn ép điêu đứng. Hơn thế nữa, các hình thức kinh doanh, cách làm ăn của các doanh nghiệp trong nước thường mang tính chụp giật, đánh quả, cạnh tranh không lành mạnh. Một thực tế là ít có doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược kinh doanh riêng cho mình. Trước một thực tế khách quan của cạnh tranh trong cơ chế thị trường và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cần thiết khách quan. Thực chất tăng năng lực cạnh tranh là tạo ra một hay nhiều hơn các ưu thế về các mặt như: Giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ, uy tín. Cụ thể là các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành đơn vị sản phẩm và có thể giảm giá bán, áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, sử dụng các yếu tố đầu vào có chất lượng và áp dụng các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện mạng lới tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải áp dụng một số biện pháp khác thông qua các công cụ cạnh tranh khác. Vì vậy, có thể nói tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là làm thay đổi mối tương quan về thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.4.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp + Yếu tố sản phẩm: Điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là phải trả lời được câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Và như vậy doanh nghiệp đã xây dựng cho mình
  16. - 15 - một chính sách sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là vô hình hay hữu hình. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm sao cho sản phẩm của mình thích ứng được với thị trường một cách nhanh nhất thì mới có thể tiêu thụ trên thị trường, mở rộng thị trường, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu của thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường. Đa dạng hóa sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đi đôi với việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể sử dụng trọng tâm hóa sản phẩm vào một số loại sản phẩm nhằm cung cấp cho một nhóm người tiêu dùng hoặc một vùng thị trường nhất định của mình. Trong phạm vi này, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh và như vậy doanh nghiệp đã tạo dựng được một bức rào chắn, đảm bảo giữ vững được thị phần của mình. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, tạo nét độc đáo riêng để thu hút, tạo sự hấp dẫn cho khách hàng và các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
  17. - 16 - Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những vũ khí quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu như trước kia, giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Với cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt đáp ứng yêu cầu thì người tiêu dùng sẵn sàng mua với mức giá cao hơn, nhất là trong thời đại ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và đời sống người dân được nâng cao rất nhiều so với trước. Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thỏa mãn những điều kiện kỹ thuật là những yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam khi mà họ đang phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh từ ngoài vào Việt nam. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị mất khách hàng, mất thị trường, nhanh chóng đi tới chỗ bị suy yếu và phá sản. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng và mở rộng thị trường. + Yếu tố giá cả: Giá cả của một sản phẩm trên thị trường đã được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Giá cả đóng vai trò quan trọng quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm mà họ cho là tốt nhất và với cùng loại sản phẩm có chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn.
  18. - 17 - Giá cả được thể hiện như một vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của sản phẩm: định giá thấp, định giá ngang thị trường hay chính sách giá cao. Với một mức giá ngang thị trường giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra những giải pháp giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại, với một mức giá thấp hơn giá thị trường thì sẽ thu hút được khách hàng và tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng được với các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận (lợi nhuận siêu ngạch). Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. + Tổ chức hoạt động bán hàng: Đưa sản phẩm đến khách hàng tiêu dùng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm được khách hàng tiêu dùng thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, bù đắp được chi phí và thu lợi nhuận. Để sản phẩm của doanh nghiệp đến được với khách hàng, doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động bán hàng có hiệu quả, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Xây dựng được hệ thống bán hàng tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần có được của doanh nghiệp. Bên cạnh tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, các dịch vụ sau bán hàng,
  19. - 18 - tổ chức hội nghị khách hàng, các chương trình chăm sóc khách hàng Đây là một hình thức cạnh tranh phi giá cả, gây sự chú ý và thu hút khách hàng. + Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng là khâu tối quan trọng trong các doanh nghiệp dịch vụ. Đây chính là biện pháp thu hút khách hàng, giành thị phần và lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp trước đây thường ít quan tâm đến khâu dịch vụ khách hàng, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh chưa thực sự có yếu tố cạnh tranh. Để thu hút được nhiều khách hàng, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến khâu dịch vụ khách hàng bằng các hoạt động dịch vụ linh hoạt, các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, cần phải cải tiến và không ngừng chú ý đến công tác phục vụ để thu hút và tạo ra sự trung thành của khách hàng đối với nhà cung cấp. + Các nguồn lực: Nhân lực: Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vấn đề nhân lực càng trở nên quan trọng vì đó là nguồn sáng tạo tích cực nhất, năng động nhất. Nhân lực chính là yếu tố quan trọng quyết định nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố nhân lực bao trùm lên toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và người lao động. Cùng với máy móc, thiết bị và công nghệ, con người là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng của sản phẩm thông qua việc sử dụng, điều hành, làm chủ các thiết bị, công nghệ. Đặc biệt đối với các ngành dịch vụ có số lượng lao động trong doanh nghiệp lớn. Vì vậy, yếu tố nhân lực được đặt lên trên hết và ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
  20. - 19 - Vốn Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu hay phân phối, quảng cáo đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có đủ khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm và tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mại mạnh mẽ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng luôn đánh giá các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt vì trong cạnh tranh, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hùng hậu sẽ trụ vững trước sự tấn công bằng giá của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì chiến tranh về giá sẽ kéo theo doanh thu và lợi nhuận giảm ít nhất là trong giai đoạn đầu. Đây là một lý do chính mà hiện nay các doanh nghiệp, tập đoàn có xu hướng sát nhập vào nhau để tạo tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ: Tình trạng, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đó là yếu tố vật chất quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất. Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  21. - 20 - 1.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Tình hình phát triển kinh tế và khoa học công nghệ của đất nƣớc và trên thế giới: Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Nền kinh tế được ổn định sẽ là điều kiện tốt để tăng trưởng. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân tăng lên. Mặt khác nền kinh tế phát triển mạnh có ý nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, như vậy tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên do sự tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ trở lên gay gắt. Doanh nghiệp nào đi trước trong cuộc cạnh tranh này sẽ thắng và ngược lại, khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả tăng, sức mua giảm sút làm cho các doanh nghiệp phải tìm mọi cách giữ khách hàng, do cao đó sự cạnh tranh trên thị trường sẽ khốc liệt hơn. Nhân tố về khoa học công nghệ ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh. Nó tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của các doanh nghiệp, qua đó tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nói riêng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Đối với các nước chậm và đang phát triển, giá cả và chất lượng có ý
  22. - 21 - nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất luợng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm luợng khoa học và công nghệ cao. Môi trƣờng chính trị - luật pháp: Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả, đem lại lành mạnh hóa xã hội, ổn định kinh tế. Trong thị trường cạnh tranh, môi trường chính trị - pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ đảm bảo các quyết định quản trị đạt tỷ lệ thành công cao. Trong cạnh tranh, việc thiếu môi trường pháp lý đầy đủ sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, phi lý; nẩy sinh các tiêu cực trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Số lƣợng các doanh nghiệp cùng ngành và cƣờng độ cạnh tranh của ngành. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một vấn đề cần xem xét là số lượng doanh nghiệp cạnh tranh ngang nhau và các doanh nghiệp đó có quy mô, thế lực thế nào. Các ngành mà có một hoặc vài doanh nghiệp thống lĩnh thì cường độ cạnh tranh ít hơn bởi các doanh nghiệp thống lĩnh đóng vai trò là người chỉ đạo giá. Nếu ngành mà chỉ bao gồm một số doanh nghiệp có quy mô mà thế lực tương đương nhau thì cường độ cạnh tranh sẽ cao vì các doanh nghiệp đều muốn giành vị trí thống lĩnh. Khi đó cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn nếu doanh nghiệp có lợi về giá cả, chất lượng, sản phẩm hoặc sẽ thấp đi nếu doanh nghiệp kém các đối thủ về các mặt trên. Cạnh tranh cũng sẽ trở nên căng thẳng trong các ngành có một số lớn doanh nghiệp, vì khi đó một số doanh nghiệp có thể tăng cường cạnh
  23. - 22 - tranh mà các doanh nghiệp khác không nhận thấy ngay được. Do đó việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh là một việc hết sức cần thiết để giữ vững và tăng cường năng lực cạnh tranh. Khả năng thâm nhập thị trƣờng của các doanh nghiệp tiềm ẩn: Đó là sự xuất hiện của công ty mới tham gia thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị phần của công ty khác. Để hạn chế mối đe dọa này các nhà quản lý doanh nghiệp thường dùng các biện pháp như: - Mở rộng dịch vụ bổ sung (gia tăng). - Khác biệt hóa sản phẩm - Mở rộng khả năng cung cấp vốn - Đổi mới công nghệ, đổi mới hệ thống phân phối Nhân tố khách hàng: Khách hàng là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thu hút được nhiều khách hàng mới mong có được kết quả kinh doanh cao. Khách hàng lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp không chỉ bởi chất lượng, giá cả của sản phẩm mà đôi khi còn bởi các dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Một nhóm khách hàng có liên quan đến nhau sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp cũng là mối quan tâm của những khách hàng khác Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần tập trung chú ý đến các nhóm khách hàng tiềm năng để duy trì và phát triển thêm nhiều khách hàng mới. Tóm lại, khi xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đều phải xem xét đầy đủ các yếu tố tác động, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  24. - 23 - CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) là một tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tiền thân của Tổng công ty VTC là Xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị phát thanh truyền hình thuộc Bộ Văn hóa Thông tin được thành lập tháng 2/1988 theo Quyết định số 33/QĐ-BTT. Trong điều kiện “hai không một có”: “Không nhà xưởng”, “Không vốn liếng” và có quyền tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình, tháng 9/1992 Xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (Intedico) thuộc Bộ Văn hoá Thông tin. Tháng 11/1993 Công ty Intedico chuyển về trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam theo Quyết định số 1540/QĐ-TC ngày 3/11/1993 của Bộ VHTT. Tháng 12/1996, Công ty Intedico được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc Đài Truyền hình Việt Nam trên cơ sở sát nhập hai công ty nữa của Đài theo Quyết định số 918 QĐ/TC- THVN, với chiến lược kết hợp chặt chẽ nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, sản xuất và kinh doanh thể hiện tập trung trên 3 lĩnh vực: (1) Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và lắp đặt các trạm thu phát thanh truyền
  25. - 24 - hình. (2) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để từng bước thay thế công nghệ truyền hình analog hiện tại. (3) Nghiên cứu tích hợp truyền hình với viễn thông, ứng dụng công nghệ truyền hình trực tuyến trên mạng Internet toàn cầu phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại. Tháng 7/2003 Công ty VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) theo Quyết định số 129/2003/QĐ-TTg ngày 26/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Tháng 7/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt nam thành Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập. Ngày 4/1/2006 Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam được chuyển thành Tổng công ty truyền đa phương tiện VTC theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Sự chuyển đổi trên của Tổng công ty VTC là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển năng lực sẵn có trong lĩnh vực truyền thông, làm nền tảng chuyển hướng sang thời kỳ chiến lược mới của giai đoạn 2006 - 2010 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty VTC lần thứ 3 nêu rõ “Chuyển dịch mạnh mẽ từ chiến lược tập trung kinh doanh chủ yếu thiết bị trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình sang chiến lược kinh doanh đa dịch vụ theo hướng hội tụ công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin”. Theo định hướng này, VTC sẽ phát triển thành một Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực đa truyền thông, cung cấp đa dịch vụ trên mạng truyền hình, mạng viễn thông và mạng Internet, phát triển thương hiệu VTC
  26. - 25 - thành một thương hiệu có uy tín lớn trong lĩnh vực truyền thông ở trong nước và quốc tế; sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty VTC a. Nghiên cứu khoa học ứng dụng, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, lắp đặt, chuyển giao công nghệ các máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phát thanh - truyền hình, bưu chính, viễn thông, điện tử tin học, điện tử y tế, điện tử dân dụng. Xây lắp cột cao phát sóng truyền hình, các công trình viễn thông điện lực. Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình phát thanh - truyền hình. b. Được phép huy động các nguồn vốn và liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển. c. Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng các sản phẩm văn hoá, điện ảnh, phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật. d. Kinh doanh các dịch vụ truyền hình trên mạng viễn thông và Internet. Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. e. Sản xuất các chương trình truyền hình: thông tin kinh tế, thể thao, giải trí, ca nhạc, phim, thời trang, trò chơi truyền hình, phổ biến kiến thức, khoa học công nghệ. Biên tập, biên dịch và phát lại các tác phẩm điện ảnh, các chương trình truyền hình trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Sản xuất, kinh doanh các chương trình game trên mạng viễn thông, truyền hình. f. Được thiết lập mạng để cung cấp dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, xây dựng hạ tầng mạng truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình cáp, xây lắp các cột phát sóng phát thanh, truyền hình, công trình viễn thông điện lực.
  27. - 26 - g. Phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh quảng bá phục vụ nhiệm vụ công ích trong công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, các chương trình phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân. h. Sản xuất các chương trình quảng cáo, cung cấp các dịch vụ về quảng cáo, quảng bá trên sóng phát thanh, truyền hình, trên mạng viễn thông và Internet trong nước, quốc tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Làm dịch vụ truyền thông, tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội. i. Ký kết, tổ chức đưa lao động, học sinh đi làm việc, học tập ở nước ngoài và làm các dịch vụ có liên quan. k. Được phép kinh doanh đa ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Bộ máy tổ chức a. Cơ cấu tổ chức: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔN G CÔNG TY VTC BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Khối Đài Truyền Khối các chi nhánh Các phòng ban Khối các đơn vị hình kỹ thuật số, và đơn vị kinh chức năng, tham kinh doanh dịch vụ báo chí doanh thiết bị mƣu viễn thông PTTH, viễn thông Sơ đồ 2.1. - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty VTC Hiện nay Tổng công ty VTC có hơn 30 đơn vị thành viên và các ban tham mưu, trong đó có 20 đơn vi hạch toán phụ thuộc, 02 công ty trách
  28. - 27 - nhiệm hữu hạn một thành viên và 3 công ty cổ phần. Ngoài ra có Đài Truyền hình kỹ thuật số được phép sản xuất và phủ sóng các chương trình truyền hình trên phạm vi toàn quốc, có Trang tin điện tử VTC News, có Tạp chí Truyền hình số VTC, có 1 Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghệ với đội ngũ cán bộ đa ngành được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn sâu và có 1 trường đào tạo nghiệp vụ Phát thanh - Truyền hình. Tổng công ty VTC có tổng số hơn 2000 cán bộ công nhân viên, trong đó 64% có trình độ đại học và trên đại học, 15% có trình độ cao đẳng; có Đảng bộ, tổ chức công đoàn và Đoàn thanh niên b. Cơ cấu quản lý điều hành: - Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành, Trưởng ban kiểm soát và 3 uỷ viên chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, kinh tế -Tài chính và Kinh doanh. - Ban Kiểm soát: gồm 5 thành viên - Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc điều hành, 7 Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng. - Bộ máy giúp việc: Văn phòng và các Ban tham mưu gồm: Ban Kế hoạch, Ban Hợp tác quốc tế và Phát triển thị trường, Ban Đầu tư phát triển, phòng Kinh doanh, Ban Tài chính-Kế toán, Ban Tổ chức cán bộ. 2.1.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ: Sau 20 năm hình thành và phát triển, Tổng công VTC đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như sau: - Là đơn vị hậu cần kỹ thuật chuyên ngành phát thanh truyền hình, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ tiến tiến để nâng cao chất lượng tín hiệu truyền hình, mở rộng diện phủ sóng và hiện đại hóa ngành truyền hình Việt nam.
  29. - 28 - - Là doanh nghiệp nhà nước vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, đóng góp quan trọng vào việc mở rộng diện phủ sóng truyền hình quốc gia, tư vấn và làm dự án hai chương trình mục tiêu quốc gia: phủ sóng truyền hình vùng lõm và đưa truyền hình đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (cung cấp các phương tiện nghe nhìn cho người nghèo). Đến nay chương trình đã được đánh giá là chương trình mục tiêu có ý nghĩa chính trị và hiệu quả kinh tế. Hiện nay Tổng công ty VTC là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực hội tụ công nghệ số vào truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin, phát triển nhiều loại hình truyền thông hiện đại như truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình Internet, Truyền hình trên điện thoại di động và các dịch vụ về công nghiệp nội dung: Game online (chiếm thị phần thứ hai toàn quốc), dịch vụ nội dung trên mạng di động (chiếm 35% thị phần, đứng thứ nhất toàn quốc) Trong 20 năm qua, Tổng công ty VTC đã được Đảng và Chính phủ ghi nhận, tặng nhiều bằng khen, nhiều cờ thi đua của Chính phủ, nhiều bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động, nhiều huân chương của Nhà nước. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới, tập thể Tổng công ty VTC và cá nhân Tổng giám đốc đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VTC Năm 2007, Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) Việt nam được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông như dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại thông tin di động, dịch vụ điện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP. Ngoài ra có 7 doanh nghiệp viễn thông khác cũng cung cấp dịch vụ này là: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính, viễn thông Sài gòn (SPT), Công ty thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom), Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải
  30. - 29 - (Vishipel), Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội (Hanoi Telecom), Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần Công nghệ thông tin (FPT). Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép 4 doanh nghiệp viễn thông được cung cấp thử nghiệm công nghệ băng thông rộng không dây Wimax, đó là: VNPT, VTC, Viettel, FPT. Ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp mới cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông gây nên xu hướng cạnh tranh và hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng quyết liệt hơn. Mặc dù Tổng công ty VTC là một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, đồng thời cơ sở hạ tầng, kết nối đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện, tuy nhiên Tổng công ty VTC vẫn tiếp tục tập trung vào các mảng kinh doanh chính như sau: - Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và truyền hình. - Kinh doanh thiết bị truyền thống như thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị viễn thông - Mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông: thoại quốc tế VoIP và thoại nội địa (VoIP cho đối tượng doanh nghiệp và cho đối tượng người sử dụng đơn lẻ); kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động và mạng Internet như nhóm dịch vụ mobile, dịch vụ Game online, nhóm dịch vụ truyền thông. Nhóm kinh doanh dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H; cung cấp truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T, dịch vụ tài trợ, quảng cáo trên truyền hình. 2.2.1. Mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông thoại VoIP nội địa: - Thị trường thoại trong nước có hai đối tượng khách hàng cơ bản; Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng gia đình. Theo CNET tháng 11/2006 thì xu thế hiện nay của thị trường thoại nội địa: 47% doanh thu từ
  31. - 30 - VoIP là từ thị trường doanh nghiệp, 27% doanh thu từ thị trường người tiêu dùng cá nhân, còn lại từ các hộ gia đình. Đây là thị trường tập trung, có doanh số lớn ngay sau khi đầu tư, như riêng trường hợp của Bộ Ngoại giao, chi phí viễn thông hàng tháng trung bình từ 0,8 đến 1,2 tỷ VNĐ/tháng, bao gồm cả chi phí liên lạc trong và ngoài nước. Thị trường thoại cho người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình là thị trường tiềm năng và có khả năng sinh lợi lớn với sự xuất hiện của các công nghệ băng rộng không dây như Wimax, 3G và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. 2.2.2. Mảng kinh doanh dịch vụ viễn thông thoại VoIP kết cuối tại Việt Nam đi quốc tế: - Đối với thị trường này đã được các nhà cung cấp đi trước chiếm cứ với cơ sở hạ tầng và mạng lưới khách hàng khá ổn định, bắt đầu hình thành cấp bậc rõ rệt như: VNPT chiếm 40% thị phần; SPT chiếm 31,5% thị phần, sau đó lần lượt là Viettel, EVN, Hanoi Telecom, FPT còn VTC mới được cấp phép triển khai dịch vụ. Trong khi ngoại trừ VNPT được nhà nước giao cho quản lý đường trục truyền dẫn cáp quang, có tiềm lực lớn về quy mô kinh tế, tài chính, ưu thế chiếm thị phần khống chế; còn các doanh nghiệp viễn thông khác đều có thể bị ràng buộc bởi công văn số 148/2003/QĐ-BBCVT về việc quy định giá cước kết nối giữa các carrier (nhà cung cấp đường truyền); trong khi quyền lực của các Carrier nước ngoài (chủ yếu là transit-chuyển tiếp cuộc gọi) trong việc lựa chọn đối tác là tương đối lớn. - Đây là thị trường nhạy cảm về giá, giá cước chi phối lưu lượng cuộc gọi, các yếu tố khác như giao thức, codes quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên đây cũng là thị trường lớn (dự kiến 120 triệu phút/tháng), tốc độ tăng trưởng 15%/năm, trong đó thoại từ Việt Nam đi quốc tế dung lượng ước tính khoảng 40 triệu phút gọi/tháng chia thành 2 mảng chính: PC to Phone và Phone to Phone.
  32. - 31 - + Với dịch vụ thoại theo phương thức PC to Phone, cuộc gọi từ máy tính, các đối thủ hàng đầu là: FPT, SPT, VDC + Với Phone to Phone, dịch vụ cuộc gọi xuất phát từ điện thoại bàn, các đối thủ chính: VNPT (171), Viettel (178). Ngoài ra thị trường này bị chi phối bởi các loại thẻ lậu của Mediaring, Net2call Theo thống kê của SPT, thẻ lậu chiếm tới 80% thị phần với gần 30 triệu phút gọi/tháng. - Khó khăn khi triển khai thị trường: Kỹ thuật gọi phức tạp, chất lượng không đảm bảo, đặc biệt dịch vụ trên chỉ là một dịch vụ lai ghép trên mạng Internet quốc gia, thiếu khả năng tích hợp với mạng viễn thông truyền thống. Tuy nhiên Tổng công ty VTC vẫn có ưu thế, thế mạnh trong việc triển khai sau dịch vụ này so với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông khác trên cơ sở đi tiên phong, dẫn đầu về giải pháp và công nghệ. Tổng công ty VTC hiện nay là đơn vị duy nhất tại Việt nam được cấp phép cung cấp dịch vụ thoại trên nền IP. Tuy nhiên công nghệ thoại tiên tiến này còn quá mới mẻ tại Việt nam và phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ dịch vụ thoại truyền thống trên nền analog của các nhà cung cấp khác. Trong số các đối thủ hiện nay thì lớn nhất là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) và Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel) a. Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) là doanh nghiệp Nhà nước cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt nam, có tiềm lực tài chính hùng hậu cùng kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường viễn thông. VNPT cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế đến và quốc tế đi trên nền công nghệ analog cũ, cung cấp dịch vụ VoIP liên tỉnh 171, cung cấp dịch vụ Internet trên đường dây điện thoại có sẵn và dịch vụ điện thoại di động cùng các dịch vụ gia tăng kèm theo. Chi tiết bảng giá dịch vụ như sau:
  33. - 32 - Cƣớc thuê bao PSTN 27.000 đ/tháng Cước nội hạt tại nhà thuê bao Đến 200 phút 120 đ/phút Từ 200 – 1000 phút 80 đ/phút Trên 1000 phút 40 đ/phút Cƣớc nội hạt tại đại lý Phƣơng thức 3+1 Mỗi cuộc tối thiểu 1091 đ/3 phút đầu Mỗi phút tiếp theo 364 đ/phút Cƣớc cuộc gọi từ điện thoại cố định, Cityphone đến thuê bao điện thoại di độn toàn quốc Cước gọi tại nhà thuê bao đến thuê bao di động toàn quốc (cả Phương thức 6 giây + trả trước và trả sau của VNPT 1 giây và các doanh nghiệp khác) Gọi đến VinaPhone, MobiPhone 122,7 đ/block 6 giây đầu + Giờ bận (từ 7h đến 23h các 20,45 đ/block 1 giây tiếp ngày từ thứ 2 đến thứ 7) theo Giờ rỗi (từ 23h hôm trước đến 7h hôm sau từ thứ 2 đến thứ 7, Giảm 30% cước Chưa VAT cả Chủ nhật và ngày lễ) Gọi đến mạng khác (Viettel, Sfone ) 136,36 đ/block 6 giây đầu Giờ bận (từ 7h đến 23h các + 22,72 đ/block 1 giây tiếp ngày từ thứ 2 đến thứ 7) theo Giờ rỗi (từ 23h hôm trước đến Giảm 30% cước Chưa VAT
  34. - 33 - 7h hôm sau từ thứ 2 đến thứ 7, cả Chủ nhật và ngày lễ) Cƣớc gọi từ điểm công cộng có ngƣời phục vụ đến thuê Phương thức 6 giây + bao di động toàn quốc (cả trả 6 giây trƣớc và trả sau của VNPT và doanh nghiệp khác) Giờ bận (từ 7h đến 23h các 136,36 đ/block 6 giây ngày từ thứ 2 đến thứ 7) Giờ rỗi (cả Chủ nhật và ngày lễ) 95 ®/block 6 gi©y Ch•a VAT Cƣớc PSTN liên tỉnh, áp dụng Giá bình thƣờng Giá tiết kiệm cho các cuộc gọi từ nhà thuê bao (Chƣa có VAT) (Chưa có VAT) Phương thức 6 giây + 1 giây 90,91 đ/06 giây đầu Nội vùng Giảm giá 30% + 15,15 đ/01 giây tiếp theo 109,09 đ//06 giây đầu Khác vùng + 18,18 đ//01 giây tiếp Giảm giá 30% theo Từ 6h đến 23h các ngày từ thứ 2 Giá bình thường đến thứ 7) Từ 23h hôm trước đến 6h sáng Giá tiết kiệm hôm sau từ thứ 2 đến thứ 7, cả Chủ nhật và ngày lễ) * Điểm mạnh VNPT là nhà cung cấp dịch vụ uy tín và có thương hiệu rất lớn, chiếm thị phần cao nhất và có kinh nghiệm triển khai dịch vụ lâu năm. Doanh nghiệp này với tiềm lực tài chính hùng hậu có hệ thống mạng bao phủ toàn
  35. - 34 - bộ tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra cũng có đường truyền kết nối với tất cả các mạng thoại trong nước và hầu hết các mạng trên thế giới. * Điểm yếu Giá cước còn cao so với các nhà cung cấp khác và không tự quyết định được giá cước do chiếm thị phần khống chế. VNPT sử dụng công nghệ cũ và do hệ thống quá lớn dẫn đến việc chăm sóc khách hàng không được nhanh. b. Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) Tổng công ty Viễn thông Quân đội là công ty Nhà nước trực thuộc quyền quản lý của Quân đội và là một trong số các nhà cung cấp Internet và dịch vụ điện thoại di động hàng đầu hiện nay. Bảng giá dịch vụ: VÙNG TÍNH GIÁ CƢỚC DỊCH VỤ GIỜ THẤP ĐIỂM CƢỚC (VND/phót) Cước lắp đặt Khu vực 1 Cụ thể theo từng tỉnh Không giảm Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Cước thuê 27.000 đ/tháng bao Gọi nội hạt 120 đ/phút (từ phút thứ 1 đến phút thứ 200) 80 đ/phút (từ phút thứ 201 ®Õn phót thø 1000) 40 đ/phút (từ phút thứ Giảm 30% 1001 trở lên). Gọi liên tỉnh Nội vùng 90 đ/06 giây đầu tiên 63 đ/06 giây đầu truyền thống tiên 15 đ cho mỗi giây tiếp 10,5 đ cho mỗi giây theo tiếp theo Khác vùng 130 đ/06 giây đầu tiên 91 đ/06 giây đầu tiên 21,67 đ cho mỗi giây tiếp 15,17 đ cho mỗi
  36. - 35 - theo giây tiếp theo Các tuyến liên lạc đặc biệt: Hà nội – Hà Tây, 63,6 đ/06 giây đầu tiên + Tiền Giang – 10,6 đ cho mỗi giây tiếp Bến Tre, Bắc theo Giang – Bắc Ninh, Nam Định – Thái Bình Gọi quốc tế 0,052 USD/06 giây đầu 0,039 USD/06 giây truyền thống tiên đầu tiên + 0,0065 0,00867 USD cho mỗi USD cho mỗi giây giây tiếp theo tiếp theo Gọi di động 129 đ/06 giây đầu tiên Viettel 21,5 đ cho mỗi giây tiếp theo Giảm 30% Gọi di động 139 đ/06 giây đầu tiên 23,16 đ cho mỗi giây tiếp Giảm 30% mạng khác theo Gọi dịch vụ 273 đ/phút 1080 Gọi dịch vụ 1182 đ/phút 1088 Gọi Giảm 30% 1 vùng cước 364 đ/phút Cityphone Truy nhập 1 vùng cước 40 đ/phút 40 đ/phút Internet DỊCH VỤ VÙNG TÍNH GIÁ CƢỚC NGOÀI GIỜ (TỪ CƢỚC 23H-7H CÁC NGÀY TỪ THỨ 2- THỨ 7, CẢ NGÀY CHỦ NHẬT VÀ NGÀY LỄ) Dịch vụ 178 1 vùng cước Cước liên lạc đối với trong nước khách hàng có mức cước trả sau sử dụng hàng tháng < 50.000đ là: 120 đ/6 giây
  37. - 36 - đầu tiên + 20 đ cho mỗi giây tiếp theo Cước liên lạc đối với Không giảm khách hàng có mức cước sử dụng hàng tháng > 50.000đ là: 90 đ/6 giây đầu tiên + 15 đ cho mỗi giây tiếp theo. Trả trước 1 vùng cước 110 đ/06 giây đầu tiên + Không giảm 18,33 đ cho mỗi giây tiếp theo. Dịch vụ 178 1 vùng cước 0,040 USD/06 giây đầu 0,034 USD/06 giây quốc tế tiên; 0,00667 USD cho đầu tiên; 0,00567 mỗi giây tiếp theo USD cho mỗi giây tiếp theo * Điểm mạnh Viettel là nhà cung cấp dịch vụ có hệ thống mạng bao phủ toàn bộ các tỉnh, thành với tiềm lực tài chính hùng hậu và đội ngũ tiếp nhận phản hồi khách hàng rất tốt. * Điểm yếu Viettel chỉ được biết đến là nhà cung cấp dịch vụ Internet và điện thoại di động trong khi dịch vụ VOIP quốc tế không được biết đến rộng rãi. Viettel vẫn sử dụng nền tảng công nghệ cũ. 2.2.3. Mảng kinh doanh dịch vụ truyền hình di động trên mạng điện thoại di động Tại Việt nam, với việc khẩn trương triển khai dịch vụ di động trên cơ sở mạng DVB-T sẵn có của mình, VTC trở thành người tiên phong phát triển truyền hình di động tại Việt Nam và là nước thứ 2 trên thế giới triển khai kinh doanh thương mại hoá dịch vụ này đến người tiêu dùng, hiện đã có trên 5.000 thuê bao sử dụng tại Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
  38. - 37 - Các doanh nghiệp viễn thông có khả năng triển khai dịch vụ truyền hình di động và trở thành đối thủ tiềm năng của VTC trong tương lai: - Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di động: Vinaphone, Mobilphone, Viettel, Sphone, Hanoi Telecom, EVN Telecom - Các nhà cung cấp dịch vụ Wimax: FPT, VNPT, VDC. - Các đài truyền hình trong cả nước, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Hà nội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. - Xuất phát từ các nhà cung cấp dịch vụ Wimax như FPT, VDC: Mạng Wimax được thiết kế ra với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ truy cập Internet không dây tốc độ cao, thoại IP, void chat, webcam chat và các dịch vụ đã được triển khai trên mạng Internet băng tộng tốc độ cao hiện nay. Tuy nhiên cũng gặp phải những khó khăn về kỹ thuật như vấn đề băng thông, một BTS Wimax hiện nay có băng thông khoảng 54Mbps, nếu sử dụng toàn bộ băng thông đó để phục vụ truyền hình di động (với băng thông 300 Kbps/thuê bao) thì chỉ phục vụ tối đa được 180 người đồng thời, nếu xây dựng mạng Wimax có triển khai dịch vụ truyền hình di động với thuê bao lên nhiều vạn người thì số lượng BTS cần thiết sẽ là rất lớn, kém hiệu quả về kinh tế. - Xuất phát từ các đài truyền hình trong cả nước: Để triển khai dịch vụ truyền hình di động trên điện thoại di động, theo tiềm lực kinh tế, tài chính, công nghệ và nền tảng cơ sở hạ tầng hiện nay có 2 đơn vị có khả năng thực hiện đó là: Đài truyền hình Việt nam và Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh. 2.2.4. Mảng kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại di động Theo báo cáo sơ kết của ngành Bưu chính, Viễn thông cho thấy thị trường viễn thông tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thị trường di động. Tính đến cuối năm 2007, số thuê bao di động chiếm 74% tổng số gần 40 triệu thuê bao điện thoại. Trên thị trường hiện nay có 7 nhà cung cấp mạng di động. Sự tăng trưởng cao của thị trường di động cho they tiềm năng phát
  39. - 38 - triển lớn của dịch vụ nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động, chủ yếu là dịch vụ cung cấp thông tin qua tin nhắn. Đây là mảng kinh doanh mà Tổng công ty VTC được đánh giá đang chiếm thị phần lớn nhất hiện nay, đặc biệt là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng như SMS (tin nhắn) là thành công lớn nhất trong việc thuyết phục người sử dụng tự tạo ra giá trị, tạo ra doanh thu lớn trong một thời gian ngắn. Thị trường dịch vụ giá trị gia tăng có sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt với các chính sách khuyến mại, chính sách tài chính linh hoạt của các nhà cung cấp, sự tham gia trực tiếp của các đài truyền hình địa phương và thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty viễn thông di động đã ảnh hưởng rất lớn đến mảng dịch vụ này. Nếu như năm 2005, lượng nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn chưa nhiều, chủ yếu giới hạn ở những doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các nhà khai thác mạng di động, thì đến nay con số này đã lên tới hơn 40 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký làm đối tác cung cấp nội dung qua dịch vụ tin nhắn tăng nhanh cho thấy mức độ phát triển của dịch vụ kinh doanh tin nhắn. Ngoài ra, theo đánh giá của các doanh nghiệp đầu tư, dịch vụ này có khả năng mang lại doanh thu nhanh và thu hồi vốn trong thời gian ngắn hơn nhiều so với các loại hình thương mại điện tử khác. Doanh thu của công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) là một minh chứng cho sự phát triển của thị trường trong thời gian qua. Rõ ràng, doanh thu năm 2005 của VASC có sự tăng trưởng vượt bậc do thị trường hầu như chỉ có một mình VASC chiếm giữ. Tuy nhiên, đến năm 2006, tốc độ này có dấu hiệu giảm do thị trường bị chia cắt bởi số lượng các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng. - Năm 2004: 40 tỷ đồng
  40. - 39 - - Năm 2005: 150 tỷ đồng - Năm 2006: 200 tỷ đồng Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh tăng nhanh là nhân tố khiến cơ cấu thị phần của dịch vụ này có biến chuyển lớn trong năm 2006. Nếu như năm 2005, VASC là nhà cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền cung cấp dịch vụ nội dung cho tin nhắn di động, thì đến năm 2006, VTC đã vượt qua VASC vươn lên vị trí đứng đầu. 10 công ty cung cấp nội dung lớn nhất hiện nay đang nắm giữ 82% thị trường, trong đó riêng VTC chiếm tới 32% và VASC chiếm 27%, các công ty khác chiếm 41%. Một trong những nguyên nhân giúp VTC nhanh chóng chiếm được thị phần lớn nhất là nhờ có sự hậu thuẫn của hệ thống truyền hình kỹ thuật số đang phổ biến hiện nay. Bên cạnh VTC và VASC, tốc độ phát triển của thị trường có được cũng không thể phủ nhận vai trò của một số doanh nghiệp khác, điển hình như công ty Công nghệ và Truyền thông Biển xanh, iNET và công ty Quang Minh D.E.C. Thị phần cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại di động còn phân chia chưa đồng đều. Phần lớn thị trường tập trung vào các nhà đầu tư có thế mạnh cả về vốn, công nghệ và nguồn lực. Đây là một mảng kinh doanh đòi hỏi có sự kết nối cao giữa nhà cung cấp và các đơn vị khác, điển hình là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Vinaphone, Mobifone, Viettel, v.v Ngoài ra để nâng cao thị phần, doanh nghiệp cũng cần nỗ lực mở rộng quan hệ với các đài truyền hình tại 64 tỉnh, thành phố cũng như hệ thống báo giấy và báo điện tử hiện nay. Do có sự chênh lệch giữa các địa phương trong cả nước nên doanh nghiệp cần phải tiến hành phân khúc thị trường, từ đó có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng thị trường để kích cầu và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Với sự ra đời của công nghệ tiên tiến như 3G, Wimax và các công ty cung cấp dịch vụ di động mới như công ty cổ phần Viễn thông Hà nội
  41. - 40 - (Hanoi Telecom), công ty Viễn thông điện lực (EVN), thị trường cung cấp dịch vụ nội dung cho mạng điện thoại di động chắc chắn sẽ phát triển đáng kể trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Như vậy, dịch vụ cung cấp nội dung thông tin cho mạng điện thoại di động thông qua tin nhắn sẽ tiếp tục mang lại nguồn lợi cho cả ngành thương mại di động. 2.2.5. Mảng kinh doanh dịch vụ Game online trên mạng Internet di động và cố định Kinh doanh Game online (trò chơi trực tuyến) ở Việt Nam đang “nóng” trong hai năm qua. Game online được các chuyên gia kinh tế và công nghệ đánh giá là một ngành công nghiệp giải trí đúng nghĩa. Làn sóng chơi Game online đã lan rộng trong nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là lớp trẻ và trung niên độ tuổi từ 14-40. Năm 2006, ở Việt Nam thị trường Game online có tổng giá trị đạt trên 20 triệu USD, tăng 6 lần so với năm 2005 với hơn 10 nhà phát hành Game, hơn 20 game nhiều người chơi đồng thời (MMOG) và hơn 25 game phổ thông (casual), có khoảng 15.000 cửa hàng game trên toàn quốc, cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nhà phát hành game trên tất cả các phương diện như lôi kéo khách hàng thông qua phát hành các game mới hấp dẫn hơn, về công nghệ, quảng cáo, chính sách khuyến mại, các dịch vụ giá trị gia tăng khác Hiện nay VTC phát hành 3 Game online gồm: Cao bồi không gian, Audition, Vương quốc xe hơi. Vị thế trên thị trường game của VTC được ghi nhận là nhà phát hành game thứ 2 tại Việt Nam, chiếm 30% thị phần, đứng sau nhà phát hành VinaGame, chiếm 45% thị phần và quản lý khoảng 4.000 cửa hàng Internet trên toàn quốc. Đồng thời nhà phát hành game VTC là đại diện duy nhất cho các công ty game ở Việt Nam tham gia phát biểu tại hội nghị các công ty game hàng năm tại Hàn Quốc tháng 4/2007. Việt nam với dân số 84 triệu người trong đó 18% sử dụng Internet (khoảng 15 triệu người), tốc độ tăng trưởng Internet đạt trung bình
  42. - 41 - 200%/năm, giới trẻ chiếm 40% dân số là đối tượng chính sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Số liệu trên cho thấy thị trường Việt nam đối với các dịch vụ giải trí trực tuyến vẫn còn rất tiềm năng và đang ở giai đoạn tăng tốc tiến tới hình thành nền công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt nam. Bảng 2.2 - Các đối thủ phát hành game online của VTC tại thị trƣờng Việt Nam Tên Game Nhà phát hành Công ty sản xuất 1. Võ lâm truyền kỳ VinaGame KingSoft (Trung Quốc) 2. Phong Thần VinaGame KingSoft (Trung Quốc) 3. Cửu Long Tranh Bá VinaGame Acclaim Game Inc 4. Shaiya – Cuộc chiến Saigontel Sonov Corp (Hàn Quốc) Huyền thoại 5. Priston Tale Công ty FPT Prison Inc (Hàn Quốc) 6. MU Online Công ty FPT Webzen Inc (Hàn Quốc) 7. Thế giới hoàn mỹ Công ty Quang Minh Beijing Perfect World (TQ) 8. TS Online AsiaSoft Softnyx (Hàn Quốc) 9. Hiệp khách giang hồ AsiaSoft 10. Con đường tơ lụa Công ty VDC Joymax Co.Ltd (Hàn Quốc) Nguồn: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ thông tin (năm 2007) 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VTC 2.3.1. Đánh giá bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực: Về bộ máy tổ chức: Do Tổng công ty VTC đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh doanh thiết bị truyền thống sang lĩnh vực kinh doanh đa dịch vụ truyền thông trên cơ sở hội tụ công nghệ viễn thông, công nghệ phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin nên việc tổ chức hoàn thiện cơ cấu Tổng công ty VTC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là cần thiết. Mô hình này
  43. - 42 - dựa trên nền tảng một phần tái cấu trúc các phòng ban, các công ty con và trung tâm kinh doanh hạch toán phụ thuộc cũ và một phần thành lập các đơn vị kinh doanh theo định hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh mới nhưng do quá trình triển khai chuyển đổi các đơn vị kinh doanh sang loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên diễn ra chậm nên đã ảnh hưởng đến sự độc lập tự chủ và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên giai đoạn vừa qua. Đồng thời có thể thấy cơ cấu của Tổng công ty VTC hiện nay bao gồm những đơn vị kinh doanh chưa hoạt động độc lập hoàn toàn với nhau, các lãnh đạo đơn vị kinh doanh chưa có quyền đưa ra các chiến lược quan trọng, mọi quyết định chiến lược kinh doanh, tài chính phải do Tổng công ty quyết định, phê duyệt nên cơ cấu tổ chức hiện nay chưa tạo cho ban lãnh đạo đơn vị kinh doanh tính tự chủ, chịu trách nhiệm độc lập và tính linh hoạt trong mỗi lĩnh vực phát triển, cũng như mối liên kết hỗ trợ giữa các bộ phận còn yếu kém. Trong chiến lược tái tập trung và cơ cấu lại tổ chức chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành một đơn vị chuyên môn tìm kiếm phát triển các thị trường mới nổi, tập trung hoá cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tạo dựng, duy trì hình ảnh doanh nghiệp mang tầm nhìn khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế. Về nguồn nhân lực: Với đặc thù có bề dày hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật, Tổng công ty VTC đã có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh doanh chuyên ngành giàu kinh nghiệm đã tạo cơ sở kết hợp chặt chẽ ba khâu: nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và kinh doanh. Trong đó nghiên cứu ứng dụng làm chủ công nghệ kỹ thuật tiên tiến để hỗ trợ sản xuất đã tạo ra những sản phẩm công nghệ cao giàu hàm lượng chất xám và chính yếu tố lợi thế cạnh tranh này đã hỗ trợ hiệu quả cho công tác kinh doanh, làm nền tảng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của Tổng công ty phát triển trong giai đoạn mới.
  44. - 43 - Theo số liệu báo cáo của Tổng công ty đến tháng 4/2008 về cơ cấu nguồn nhân lực cho thấy nguồn nhân lực của Tổng công ty được dào tạo khá cơ bản, trong đó: Tiến sỹ, Thạc sỹ chiếm: 4%; Đại học và cao đẳng chiếm 75% Bảng 2.3. - Bảng báo cáo nguồn nhân lực của Tổng công ty đến 4/2008 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đến 4/2008 Nội dung (ngƣời) (ngƣời) (ngƣời) (ngƣời) 1. Tổng số: 990 1200 1800 2006 2. Lao động phân theo độ tuổi - Dưới 18 tuổi 0 0 - Từ 18 đến 55 tuổi 1985 - Từ 56 đến 60 tuổi 19 - Trên 60 tuổi 2 3. Lao động phân theo trình độ chuyên môn được đào tạo: - Tiến sỹ 10 - Thạc sỹ 132 - Đại học 1120 - Cao đẳng 388 - Trung học chuyên nghiệp 156 - Dạy nghề dài hạn (1-3 150 năm) - Khác 50 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ - Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện 2.3.2. Đánh giá về quản trị nhân lực Tổng công ty VTC xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định cho việc tồn tại và phát triển bền vững với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ công nghệ kỹ thuật cao.
  45. - 44 - Tổng công ty VTC đã xác định việc tiêu chuẩn hoá cán bộ khoa học - kỹ thuật và cán bộ quản lý là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên phải làm nhằm đủ khả năng phát triển, quản lý và khai thác mạng viễn thông, triển khai các dịch vụ viễn thông theo quy mô sản xuất với công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Để đạt được kết quả nêu trên, trong 20 năm qua, Tổng công ty đã có những chủ trương, biện pháp và cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lý nhằm thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tổng công ty thường xuyên liên hệ với các trường đại học nhất là Trường đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân để chọn những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của Tổng công ty để tuyển dụng đưa vào làm việc. Hàng năm tổ chức lựa chọn những người có năng lực, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ dự nguồn để cử đi đào tạo ở trong và ngoài nước với nhiều hình thức và loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ kiến thức tay nghề cho cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty. Ngoài ra, Tổng công ty còn tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho nhiều cán bộ nhân viên theo học các lớp cao học, đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sau khi đi học về được bố trí những vị trí thích hợp với khả năng trình độ được đào tạo để phát huy tốt hơn năng lực chuyên môn được đào tạo. Tuy nhiên theo yêu cầu của công cuộc đổi mới trong quản trị nhân sự từ khâu tuyển dụng đến việc đánh giá nhân sự. Trong cạnh tranh, tuyển dụng cũng là tiến trình quan trọng và phức tạp để thu hút người có năng lực và phẩm chất. Do đó việc tuyển chọn còn phức tạp hơn ở chỗ làm sao lựa chọn đúng người, bố trí họ vào đúng vị trí, đúng thời điểm cần thiết nhưng cho đến nay Tổng công ty chưa xây dựng được một quy trình tuyển dụng lao động theo một tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn tuyển dụng ISO-9001 để
  46. - 45 - đảm bảo cho việc tuyển dụng có hiệu quả, đồng thời tiếp tục thực hiện chế độ trả lương theo thời gian công tác, chưa ban hành được một quy chế trả lương, thưởng linh hoạt, phù hợp với một đơn vị kinh doanh nhằm tạo động lực gắn bó với công việc theo hiệu quả từng bộ phận trong Tổng công ty. 2.3.3. Đánh giá lĩnh vực marketing phát triển thị trƣờng Để cạnh tranh trong thị trường kinh doanh thiết bị phát thanh, truyền hình trong nước và ngoài nước, trước đây Tổng công ty VTC đã dựa vào sức mạnh hợp tác và tập trung vào các đối tác là các đài phát thanh truyền hình địa phương nhưng hiện nay phương thức này không còn hiệu quả do sự tham gia ngày càng nhiều các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực phát thanh truyền hình với cách thức kinh doanh chủ động, linh hoạt hơn. Ngoài ra việc đầu tư chiều sâu trang thiết bị trong ngành truyền hình đã cơ bản hoàn thiện. Hiện nay Tổng công ty VTC đang chuyển từ việc tập trung vào thị trường các doanh nghiệp sang thị trường khách hàng tiêu dùng, kết hợp tập trung hoá hoạt động quảng cáo và tiếp thị để khuyến khích mua hàng. Do trước đây Tổng công ty chưa chú trọng công tác PR, quảng bá thương hiệu nên việc tạo dựng, duy trì hình ảnh doanh nghiệp và dịch vụ rộng khắp hiện nay là nhu cầu tất yếu trong quá trình chiếm lĩnh thị phần, tiếp cận với thị hiếu công chúng. 2.3.4. Đánh giá lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D) Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với phương châm đi tắt đón đầu, Tổng công ty VTC đã đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật số phục vụ ngành phát thanh truyền hình. Quá trình phát triển của Tổng công ty VTC là quá trình gắn liền với công tác nghiên cứu phát triển, luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng những thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm, thiết bị kỹ thuật, đổi mới và đa dạn hóa phương thức và phương tiện
  47. - 46 - nghe nhìn, trong đó đặc biệt là ứng dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số mặt đất và công nghệ phát thanh truyền hình trực tuyến trên mạng Internet toàn cầu. Tổng công ty VTC đã hoàn thiện trên 30 đề tài nghiên cứu ứng dụng và hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật (trong đó có 1 đề tài cấp nhà nước, 7 đề tài cấp ngành và nhiều đề tài cấp công ty) đã góp phần quan trọng trong việc định hướng phát triển công nghệ của ngành truyền hình Việt nam, hiện đại hoá toàn hệ thống phát thanh truyền hình toàn quốc lên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, sản xuất thành công các thiết bị chuyên ngành để thay thế hàng nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ, đẩy nhanh quá trình mở rộng diện phủ sóng truyền hình bằng mạng phát sóng mặt đất lên 87% lãnh thổ Việt nam vào cuối năm 2003. Về lĩnh vực truyền dẫn, Tổng công ty VTC đã đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào việc truyền dẫn qua vệ tinh cho ngành truyền hình Việt nam. Tư vấn và thực hiện thành công dự án Trung tâm thu phát truyền hình qua vệ tinh tại Vĩnh Yên, sử dụng công nghệ nén MPEG-2 truyền phát đồng thời nhiều chương trình qua vệ tinh kỹ thuật số theo tiêu chuẩn DVB-S. Như vậy, lần đầu tiên Việt nam áp dụng thành công phương thức phát sóng qua vệ tinh DTH cho phép toàn bộ lãnh thổ Việt nam có thể thu trực tiếp các chương trình truyền hình quốc gia bằng đầu thu vệ tinh băng tần Ku gọn nhẹ, kể cả các vùng hẻo lánh hay biên giới, hải đảo xa xôi. Đặc biệt công ty đã triển khai thử nghiệm thành công kỹ thuật truyền hình số mặt đất trên toàn quốc theo tiêu chuẩn DVB-T; thử nghiệm truyền hình trực tuyến các chương trình truyền hình trên mạng Internet ứng dụng công nghệ nén MPEG-4 từ cuối tháng 11/2003, tạo ra giải pháp thông minh và hiệu quả đưa các chương trình truyền hình Việt Nam đến với cộng đồng Việt nam ở nước ngoài; công nghệ truyền hình kỹ thuật số di động theo tiêu chuẩn DVB-H, đây là những phương thức truyền thông hiện đại kết hợp các
  48. - 47 - tính năng ưu việt của công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Từ nhận thức xu thế tất yếu là công nghệ kỹ thuật số sẽ chiếm lĩnh và thay thế công nghệ analog trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, phương thức sản xuất nối mạng dùng chung cơ sở dữ liệu thay thế phương thức sản xuất cục bộ phân tán, Tổng công ty đã tập trung nghiên cứu ứng dụng và định hướng theo công nghệ đó, góp phần biến chủ trương “đi tắt đón đầu” của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Đồng thời những kết quả nghiên cứu ứng dụng cũng đã hỗ trợ công tác tư vấn hiệu quả đối với khách hàng, tạo mối quan hệ tin cậy và bền chặt với các đài Phát thanh Truyền hình trên toàn quốc và tạo cơ sở tiền đề nghiên cứu ứng dụng, phát triển kinh doanh theo định hướng sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực viễn thông. 2.3.5. Đánh giá lĩnh vực tài chính Bảng 2.4. - Bảng kết quả kinh doanh của Tổng công ty VTC Đơn vị: triệu đồng T Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Các chỉ tiêu T 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng doanh thu 348.003 394.896 421.678 604.695 594.574 585.917 629.115 - Doanh thu kinh 348.003 394.896 421.678 453.521 396.383 300.958 209.705 doanh thiết bị - Doanh thu dịch vụ 151.174 198.191 284.959 419.410 viễn thông 2 Lợi nhuận 4.266 4.773 5.215 18.109 20.017 10.277 12.104 3 Các khoản nộp 26.486 36.370 59.385 71.365 65.077 62.769 66.653 ngân sách 4 Vốn chủ sở hữu 18.695 21.325 39.507 47.306 49.277 98.554 130.842
  49. - 48 - Kế hoạch Thực hiện % so với Kế hoạch TT Chỉ tiêu năm 2006 năm 2006 kế hoạch năm 2007 1 Tổng doanh thu 600.000 629.115 105% 1.080.000 - Doanh thu kinh 373.400 209.705 56,2% 216.000 doanh thiết bị - Doanh thu dịch vụ 226.600 419.410 185% 864.000 viễn thông 2 Lợi tức kinh doanh 12.000 12.104 100,9% 25.000 3 Nộp ngân sách Nhà 40.180 66.653 165,9% 72.324 nước Biểu đồ 2.5.: Biểu đồ doanh thu qua các năm 700,000 600,000 500,000 Tổng doanh thu 400,000 Doanh thu dịch vụ viễn thông 300,000 200,000 100,000 0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Qua biểu đồ doanh thu theo các năm cho thấy sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt có sự đột biến từ giai đoạn 2003 đến 2006 so với giai đoạn năm 2000 đến 2002, trong đó doanh thu năm 2003 có tỷ lệ tăng trưởng đạt 43,4 % và lợi nhuận tăng 247% so với năm 2002 và giữ mức khá ổn định qua các năm sau đó, đồng thời có sự thay đổi trong cơ cấu doanh thu, tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu đồng thời tăng trưởng mạnh, trong năm 2006, tỷ trọng doanh thu viễn thông đã chiếm 66,7% trong tổng doanh thu. Đây là kết quả của bước đầu sự thay đổi cơ cấu kinh doanh khá rõ nét trong Tổng công ty theo
  50. - 49 - hướng chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh doanh thiết bị phát thanh truyền hình, viễn thông truyền thống sang kinh doanh đa dịch vụ viễn thông để tạo ra sự bứt phá thần tốc trong hiệu quả kinh doanh. Theo kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2007, Tổng công ty VTC đã đạt tổng doanh thu hạch toán 450 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là: 329 tỷ đồng, chiếm 73% tổng doanh thu 6 tháng và lợi nhuận đạt: 12 tỷ đồng bằng cả năm 2006. Bảng 2.6.- Thực trạng Tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty năm 2006 Đơn vị: triệu đồng TT Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 I Tổng cộng tài sản: 469.288 720.870 1 Tài sản ngắn hạn 349.559 462.881 - Các khoản phải thu 253.611 368.369 - Hàng tồn kho 44.969 35.130 Trong đó: + Chi phí SXKD dở dang 1.880 2.666 + Thành phẩm tồn kho 5.741 3.532 + Hàng gửi bán 6.749 1.891 2 Tài sản dài hạn 135.596 257.989 2.1 Các khoản phải thu dài hạn 15.867 13.694 2.2 Tài sản cố định 119.729 233.838 - Tài sản cố định hữu hình 97.937 148.080 - Tài sản cố định vô hình 2.871 - Chi phí xây dựng cơ bản dở 21.791 82.856 dang
  51. - 50 - II Tổng cộng nguồn vốn 469.288 720.870 1 Nợ phải trả 370.734 590.028 2 Vốn chủ sở hữu 98.554 130.842 Bảng 2.7 - Thực trạng vốn đầu tƣ trong năm 2006 Đơn vị: triệu đồng TT Các chỉ tiêu Năm 2006 I Chia theo nguồn vốn 519.564 1 Vốn ngân sách nhà nước 27.523 2 Vốn vay cho XDCB và mua sắm thiết bị 408.677 - Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước - Vốn từ ngân hàng thương mại và các nguồn khác 408.677 3 Vốn tự có 34.320 4 Vốn huy động từ các nguồn khác 30.000 II Chia theo khoản mục đầu tƣ 519.564 1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 86.579 - Vốn xây lắp 26.921 - Vốn thiết bị 59.658 2 Vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất 35.679 không qua xây dựng cơ bản 3 Vốn đầu tư sửa chữa lớn tài sản cố định -
  52. - 51 - 4 Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 397.306 5 Vốn đầu tư khác - Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 của Tổng công ty Bảng 2.8 - Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp TT Các chỉ tiêu Năm 2006 I Các chỉ tiêu tài chính 1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =720.870/590.028 = 1,22 = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả 2 Hệ số tài sản = Tổng vốn chủ sở = 130.842/720.870 = 18,15% hữu/Tổng nguồn vốn 3 Tỷ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản = 590.028/720.870 = 81,8% II Cơ cấu vốn đầu tư năm 2006 1 Tỷ lệ vốn tự có = Vốn tự có/Tổng = 61.843/519.564 = 11,9 % nguồn vốn đầu tư 2 Tỷ lệ vốn vay = Tổng vốn vay/Tổng = 438.677/ 519.564 = 84,43% nguồn vốn đầu tư 3 Tỷ lệ vốn lưu động cho hoạt động = 397.306/519.564 = 76,46% sản xuất kinh doanh = Vốn lưu động/ Tổng nguồn vốn đầu tư 4 Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng = 12.104/629.115 = 0.019 doanh thu Qua tổng hợp trên cho thấy: - Tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tổng doanh thu của Tổng công ty trong năm 2006 và 2007 đã có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu mức tỷ trọng tối thiểu 80% trong chiến lược ngành kinh doanh đã đề ra.
  53. - 52 - - Qua các chỉ tiêu tài chính cho thấy nguồn vốn sở hữu của Tổng công ty chỉ chiếm 18,2% tổng nguồn vốn đầu tư và tỷ số nợ chiếm 81,8% tổng tài sản nên thời gian qua hoạt động kinh doanh có sự mất cân đối trong cơ cấu vốn và tập trung vào chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị để tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh mới, chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động vay từ các ngân hàng thương mại và các nguồn khác. Tỷ suất lợi nhuận còn thấp so với lãi suất ngân hàng và tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành.
  54. - 53 - CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BỘ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VÀ TỔNG CÔNG TY VTC 3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động kinh doanh viễn thông Hiệp định Thương mại Việt - Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001 đã cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước nhưng đã đưa ra lộ trình cho phép các nhà đầu tư Mỹ tham gia thị trường dịch vụ Viễn thông theo hình thức liên doanh, mức cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông này tương đương mức cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia thị trường dịch vụ viễn thông với trên 2 tỷ USD dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) từ rất sớm. Hiệp định tiếp cận thị trường Việt Nam - EU có hiệu lực từ đầu năm 2005 cũng đã cho phép các nhà đầu tư EU tham gia thị trường dịch vụ viễn thông như các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hồ sơ xin thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông nào. Vào thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 7/11/2006 vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông. Trong đàm phán gia nhập WTO, dịch vụ viễn thông đã chịu sức ép mở cửa rất lớn, đặc biệt từ phía các thành viên chủ chốt của WTO như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dựa trên triển vọng kết quả vòng đàm phán Doha và mức cam kết quá cởi mở của các nước mới gia nhập WTO như Căm-pu-chia,
  55. - 54 - Jordani, Ả -rập Xê-út, các nước đã yêu cầu Việt Nam cam kết lộ trình xoá bỏ mọi hạn chế về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Mức cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được các nước coi chỉ là mức khởi điểm để đàm phán. - Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ hiện chỉ cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) nước ngoài góp vốn, chia lời, không tham gia điều hành và liên doanh (JV) 49% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản; BCC và JV 50% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. BTA Việt Nam-Hoa Kỳ chưa cho phép nước ngoài nắm đa số vốn và thành lập công ty 100%. Những hạn chế này cho phép Việt Nam nắm đa số vốn và quyền kiểm soát, qua đó đảm bảo chủ quyền kinh tế, đảm bảo lợi ích an ninh và quốc phòng. Những hạn chế này cũng phù hợp với chủ trương mở cửa từng bước và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. - Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%. Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, được thiết lập trên hạ tầng mạng do
  56. - 55 - Việt Nam kiểm soát, phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định. - Chọn lựa đối tác liên doanh: - Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam hiện chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép. Quy định như vậy nhằm tập trung cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp viễn thông hiện có, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên trong liên doanh. Hạn chế này cũng cho phép hạn chế số lượng các JV có thể thành lập trong thời gian đầu để giảm bớt áp lực cạnh tranh, kiểm soát được thị trường. - Cam kết gia nhập WTO: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng bên nước ngoài vẫn phải liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép. Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 03 năm sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh nhưng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng Việt nam cho phép nước ngoài tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập. - Cung cấp dịch vụ qua biên giới: - Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam quy định nước ngoài phải có thoả thuận thương mại với nhà khai thác Việt Nam được cấp phép làm dịch vụ viễn thông quốc tế. Ngoài việc cho phép kiểm soát an ninh thông tin một cách khả thi, hạn chế này còn cho phép tạo ra thị trường thông tin vệ tinh cho các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao tính thương mại của dự án phóng vệ tinh Việt Nam VINASAT-1. Việc kiểm soát các cổng thông tin quốc tế và dịch vụ thuê kênh quốc tế cũng là những điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo an ninh thông tin.
  57. - 56 - - Cam kết gia nhập WTO: Việt Nam cam kết 03 năm sau khi gia nhập mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ta cũng cam kết lộ trình cho phép bên nước ngoài, được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng 2 chiều) trên các tuyến cáp mà Việt Nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán sỉ dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế được cấp phép tại Việt Nam. Bốn năm sau khi gia nhập bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ ảo VPN và dịch vụ kết nối Internet (IXP) quốc tế được cấp phép. Phạm vi dịch vụ: Ngoài các dịch vụ viễn thông có tính truyền thống, do sự hội tụ của các dịch vụ nghe nhìn Việt Nam cam kết thêm dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video các chương trình truyền hình và phát thanh trong phần dịch vụ viễn thông cơ bản. Về bản chất Việt Nam cam kết coi dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video từ các nhà sản xuất chương trình, nội dung đến các nhà phát hình, phát thanh quảng bá, giữa các nhà phát hình, phát thanh quảng bá với nhau là dịch vụ viễn thông. Cơ hội: - Việt Nam vẫn bảo lưu được quyền kiểm soát Nhà nước đối với hạ tầng mạng viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam và qua đó giữ được quyền kiểm soát nhất định đối với thị trường dịch vụ và an ninh thông tin, chưa cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Các công ty nước ngoài vẫn phải hợp tác với các công ty trong nước để cung cấp dịch vụ. - Xét chung cả khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng: Cân bằng mặt lợi và mặt hại của việc chấp nhận một số nhân nhượng trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông là một cân bằng động, cân bằng này hoàn
  58. - 57 - toàn phụ thuộc vào các công cụ và năng lực quản lý của nhà nước, phụ thuộc vào tiềm lực, sự năng động và quyết tâm của các doanh nghiệp trong việc đổi mới tổ chức, sản xuất -kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh. - Khả năng kiểm soát thị trường viễn thông sau gia nhập cũng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các Tập đoàn, Tổng công ty viễn thông chủ lực của Việt Nam, trách nhiệm của lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông. Nhưng nếu biết hợp tác phát triển, phát huy tốt tinh thần tự lực tự cường, các doanh nghiệp viễn thông vẫn có thể thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển mà vẫn giữ được vai trò kiểm soát, qua đó Nhà nước vẫn duy trì được khả năng điều tiết. Thách thức: - Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp viễn thông truyền thống cần có hướng phát triển theo sản phẩm, dịch vụ mới một cách liên tục, đổi mới nhanh chóng; từng bước tăng cường đối đầu cạnh tranh trực tiếp. - Nhà nước cần có các cơ chế chính sách thúc đẩy thích hợp cho các doanh nghiệp viễn thông mới có cơ sở hạ tầng vươn nhanh chiếm lĩnh và mở rộng thị trường để các nhân nhượng gia nhập WTO chỉ là sự cảnh báo mà không tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp. 3.1.2. Định hƣớng phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông a) Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lƣới viễn thông, tin học - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy phủ cả nước đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá; ứng dụng các phương thức truy cập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển
  59. - 58 - công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác. - Năm 2005 tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng. b) Phát triển mạng lƣới bƣu chính - Phát triển bưu chính Việt Nam theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; Tổ chức bưu chính tách khỏi viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế. - Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3km, đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày. c) Phát triển các mạng thông tin dùng riêng - Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành; vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng. - Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin. d) Phát triển dịch vụ - Phát triển nhanh, đa dạng hóa, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử
  60. - 59 - dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Năm 2010 mật độ điện thoại bình quân đạt 15-18 máy/100 dân; đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại; thành thị bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại; cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện nghiên cứu, trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước. e) Phát triển thị trƣờng - Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xóa bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25-30% vào năm 2005, 40-50% vào năm 2010 thị phần thị trường bưu chính viễn thông và Internet Việt nam. - Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.
  61. - 60 - f) Phát triển khoa học công nghệ - Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực ; làm chủ công nghệ nhập khẩu, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều sản phẩm mang công nghệ Việt nam. g) Phát triển công nghiệp bƣu chính, viễn thông, tin học - Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học; các hình thức đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài. - Tăng cường tiếp thu chuyển giao công nghệ hiện đại, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm có chất lượng quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thiết bị trong nước, năm 2005 đáp ứng 60% và năm 2010 đạt 80% nhu cầu sử dụng thiết bị bưu chính, viễn thông và tin học của Việt nam. - Tăng cường hợp tác trao đổi, tham gia thị trường phân công lao động quốc tế, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất một số sản phẩm tại Việt nam; đẩy mạnh thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. - Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm. Năm 2010 doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất.
  62. - 61 - h) Phát triển nguồn nhân lực - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế. - Năm 2010 đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. 3.1.3. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty VTC Tổng công ty VTC đã và đang phát triển đa phương tiện đa dịch vụ trên cơ sở hội tụ công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Theo định hướng này, để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng công ty VTC cần phải phát triển thành Tập đoàn truyền thông đa phương tiện Việt nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, vận hành nhiều loại hình truyền thông hiện đại, cung cấp đa dịch vụ trên mạng truyền hình, mạng viễn thông và mạng Internet, phát triển thương hiệu VTC thành một thương hiệu có uy tín lớn trên lĩnh vực truyền thông, lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin ở trong nước và quốc tế. Đây là định hướng đáp ứng nhu cầu phát triển của Tổng công ty trong thời kỳ đổi mới, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới trong thời kỳ hội nhập và theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần đẩy mạnh phát triển một cách đồng bộ các lĩnh vực cụ thể như sau: a) Phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền thông Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng nhu cầu truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình cho các dịch vụ của VTC, cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho các đơn vị phát thanh truyền hình trên toàn quốc và một số nước trong khu vực.
  63. - 62 - Các đơn vị kinh doanh hạ tầng kỹ thuật truyền thông được định hướng phát triển thành một tổng công ty phát triển hạ tầng truyền thông với những lĩnh vực hoạt động chủ yếu bao gồm: - Xây dựng hạ tầng mạng truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB-T: Kết hợp năng lực truyền dẫn của mạng cáp quang và vệ tinh Vinasat bảo đảm phủ sóng đa kênh trên phạm vi toàn quốc kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tiến tới việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng chuyên nghiệp cho ngành truyền hình Việt nam, vừa bảo đảm nhiệm vụ công ích, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh. - Phát sóng analog một số kênh quảng bá như VTC1, VTC5 ở những trung tâm dân cư như Hà nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ tạo nguồn thu để phát triển cơ sở hạ tầng. - Thử nghiệm phát sóng truyền hình độ phân dải cao (HDTV) vào giữa năm 2008; Từng bước phát triển hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền hình độ phân giải cao trong tương lai. - Xây dựng hạ tầng mạng truyền hình cáp băng rộng với công nghệ hiện đại tích hợp đa dịch vụ để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho những đô thị, những thành phố lớn và những trung tâm dân cư. - Phát huy năng lực truyền thống sản xuất kinh doanh các thiết bị chuyên ngành phát thanh truyền hình cho toàn quốc, từng bước mở rộng sang các thiết bị, vật tư chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin. b) Phát triển các dịch vụ Viễn thông - Phát triển các dịch vụ viễn thông trên nền mạng Internet băng rộng, bao gồm cả mạng vô tuyến và hữu tuyến để cung cấp các dịch vụ trên nền IP trong nước và quốc tế.
  64. - 63 - - Thiết lập mạng băng rộng không dây sử dụng công nghệ WIMAX trên phạm vi toàn quốc để cung cấp đa dịch vụ trên nền IP, như dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ thoại, dịch vụ truyền dữ liệu c) Phát triển các dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng trên truyền hình và mạng viễn thông - Cung cấp các dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động, các dịch vụ nội dung theo yêu cầu, chú trọng dịch vụ nội dung đa phương tiện cho các mạng di động băng rộng (như 3G, 4G ). - Cung cấp các dịch vụ giải trí trực tuyến trên mạng. - Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, bao gồm dịch vụ bán hàng trực tuyến, dịch vụ phân phối, dịch vụ thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử và dịch vụ chăm sóc khách hàng. - Cung cấp dịch vụ truyền thông theo yêu cầu (MoD - Media on Demand) trên mạng Internet, bao gồm các video clip, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc cho người dùng trong nước và quốc tế. - Thành lập trung tâm phát triển phầm mềm tại Nghệ An để cung cấp các sản phẩm phần mềm ứng dụng cho giải trí trực tuyến (Game online), thương mại điện tử, chăm sóc khách hành, dịch vụ gia tăng d) Phát triển dịch vụ truyền hình di động Đáp ứng nhu cầu thông tin đa phương tiện, đặc biệt là nhu cầu thu xem truyền hình ở mọi lúc, mọi nơi của xã hội hiện đại, dịch vụ truyền hình cho điện thoại di động và các thiết bị cầm tay cá nhân sẽ được phát triển mở rộng và được cung cấp bởi một tổng công ty trong mô hình Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam. Định hướng phát triển cung cấp dịch vụ truyền hình di động bao gồm: