Luận văn Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_mot_so_giai_phap_phat_trien_thi_truong_bao_hiem_vie.pdf
Nội dung text: Luận văn Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG BÙI THU NGÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 2005
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG BÙI THU NGÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ MÃ SỐ : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRỊNH THỊ THU HƢƠNG HÀ NỘI - 2005
- MỤC LỤC MỤC LỤC ___ DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ___ LỜI NÓI ĐẦU ___1 CHƢƠNG 1- NHỮNG CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ ___6 1.1 Khái quát chung về dịch vụ bảo hiểm ___6 1.1.1 Khái niệm về dịch vụbảo hiểm ___6 1.1.2 Phân loại dịch vụ bảo hiểm ___11 1.1.3 Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế quốc dân ___12 1.2 Những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ ___14 1.2.1 Những nét chính về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ___14 1.2.2 Những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ___ ___18 CHƢƠNG 2 - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ ___25 2.1 Thực trạng thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ___25 2.1.1 Qui mô thị trường bảo hiểm ___25 2.1.2 Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ___29
- 2.1.3 Hệ thống pháp luật của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ___31 2.1.4 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ___33 2.1.5 Những đóng góp của thị trường bảo hiểm đối với nền kinh tế quốc dân ___34 2.2 Đánh giá tình hình thực thi các qui định về dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ ___37 2.2.1 Thành lập cơ quan quản lý nhà nước độc lập ___38 2.2.2 Xây dụng hệ thống các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng ___39 2.2.3 Chính sách đảm bảo sự thống nhất và ổn định tài chính doanh nghiệp ___40 2.2.4 Cam kết minh bạch hoá và công khai hoá các chính sách bảo hiểm ___41 2.2.5 Chính sách nâng cao tính minh bạch - môi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường bảo hiểm ___42 2.2.6 Nhận xét chung về tình hình thực hiện các qui định ___44 CHƢƠNG 3 - NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC QUI ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ ___45 3.1 Tác động của Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam -Hoa Kỳ tới phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ___45 3.1.1 Tác động đối với hệ thống pháp lý và công tác quản lý nhà nước ___45 3.1.2 Tác động đối với thị trường bảo hiểm ___52 3.2 Tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc trong mở cửa thị trƣờng bảo hiểm _62 3.3 Các giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng những qui định về bảo hiểm trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ ___68 3.3.1 Nhóm giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ___70 3.3.2 Nhóm giải pháp về hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ___75
- 3.3.3 Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp bảo hiểm ___80 3.3.4 Nhóm giải pháp khác ___86 3.4 Kiến nghị ___87 KẾT LUẬN ___88 PHỤ LỤC ___ TÀI LIỆU THAM KHẢO ___ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- BTA - Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ G ATS - Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ MFN - Tối huệ quốc NT - Đối xử quốc gia WTO - Tổ chức thương mại Thế giới BAOVIET - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam BAOMINH - Tổng công ty cổ phần bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh PJICO - Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex PTI - Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện PVI - Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam VINARE - Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN HẾT 4/2005)
- TT TÊN DOANH NGHIỆP NĂM VỐN KHỐI DOANH LĨNH VỰC THÀNH ĐIỀU LỆ NGHIỆP HOẠT LẬP ĐỘNG 1 Bảo hiểm Việt Nam 1965 900 tỷ Nhà nước Phi nhân đồng thọ 2 Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam 2004 1.500 tỷ Nhà nước Nhân thọ đồng 3 Công ty Tái bảo hiểm quốc 1994 500 tỷ Nhà nước Tái bảo gia Việt Nam (Vinare) đồng hiểm 4 Công ty TNHH Aon Việt Nam 1993 300.000 100% vốn đầu Môi giới USD tư nước ngoài 5 Công ty Bảo hiểm TP. Hồ chí 1994 1.100 tỷ Nhà nước Phi nhân Minh ( Bảo Minh ) đồng thọ 6 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà 1995 70 tỷ Cổ phần Phi nhân rồng đồng thọ 7 Công ty cổ phần bảo hiểm 1995 70 tỷ Cổ phần Phi nhân Petrolimex (PJICO ) đồng thọ 8 Công ty Bảo hiểm Dầu khí 1996 100 tỷ Nhà nước Phi nhân (PVI) đồng thọ 9 Công ty Liên doanh bảo hiểm 1996 6,2 triêu Liên doanh Phi nhân quốc tế Việt nam-VIA USD thọ 10 Công ty Bảo hiểm Liên hiệp ( 1997 6 triệu Liên doanh Phi nhân UIC ) USD thọ 11 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu 1998 70 tỷ Cổ phần Phi nhân điện ( PTI) đồng thọ 12 Công ty liên doanh bảo hiểm 1999 5 triệu Liên doanh Phi nhân Việt – úc USD thọ
- 13 Công ty TNHH bảo hiểm 1999 6,295 100% vốn đầu Phi nhân Allianz (Việt Nam) triệu tư nước ngoài thọ USD 14 Công ty TNHH Manulife (Việt 1999 10 triệu 100% vốn đầu Nhân thọ Nam) USD tư nước ngoài 15 Công ty TNHH bảo hiểm nhân 1999 10 triệu Liên doanh Nhân thọ thọ Bảo Minh – CMG USD 16 Công ty TNHH bảo hiểm nhân 1999 75 triệu 100% vốn đầu Nhân thọ thọ Prudential Việt Nam USD tư nước ngoài 17 Công ty TNHH bảo hiểm quốc 2000 11,5 100% vốn đầu Nhân thọ tếMỹ(Việt Nam)-AIA triệu tư nước ngoài USD 18 Công ty TNHH bảo hiểm tổng 2001 5 triệu 100% vốn đầu Phi nhân hợp Groupama Việt Nam USD tư nước ngoài thọ 19 Công ty cổ phần môi giới bảo 2001 6 tỷ Cổ phần Môi giới hiểm Việt quốc đồng 20 Công ty Liên doanh TNHH 2002 5 triệu Liên doanh Phi nhân bảo hiểm Samsung-Vina USD thọ 21 Công ty Liên doanh TNHH 2002 6 triệu Liên doanh Phi nhân bảo hiểm Châu á - Ngân hàng USD thọ công thương 22 Công ty TNHH môi giới bảo 2003 300.000 100% vốn đầu Môi giới hiểm Gras Savoye Việt Nam USD tư nước ngoài 23 Công ty cổ phần môi giới bảo 2003 6 tỷ Cổ phần Môi giới hiểm á Đông đồng 24 Công ty cổ phần môi giới bảo 2003 6 tỷ Cổ phần Môi giới hiểm Đại Việt đồng 25 Công ty cổ phần bảo hiểm 2003 200 tỷ Cổ phần Phi nhân
- Viễn Đông đồng thọ 26 Công ty TNHH môi giới bảo 2004 300.000 100% vốn đầu Môi giới hiểm Marsh Việt Nam USD tư nước ngoài 27 Công ty bảo hiểm Prévoir Việt 2005 10 triệu 100% vốn đầu Nhân thọ Nam USD tư nước ngoài 28 Công ty bảo hiểm Ace Ina 2005 10 triệu 100% vốn đầu Nhân thọ (Bermuda) USD tư nước ngoài 29 Công ty bảo hiểm New York 2005 10 triệu 100% vốn đầu Nhân thọ Life USD tư nước ngoài 30 Công ty cổ phần bảo hiểm 2005 70 tỷ Cổ phần Phi nhân AAA đồng thọ (Tổng hợp và tham khảo Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010) PHỤ LỤC 2
- SO SÁNH MỨC ĐỘ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NƯỚC HIỆN TRẠNG MỞ CỬA TẠI THỜI ĐIỂM CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG 1997 BẢO HIỂM TRONG WTO Brazil Cho phép liên doanh bảo hiểm với - Cho phép thành lập doanh 50%vốn nước ngoài, với điều kiện cổ nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước đông nước ngoài có cổ phần lớn nhất ngoài trên cơ sở phê duyệt theo không quá 30%. Cấm hoàn toàn hình từng trường hợp cụ thể của cơ thức chi nhánh và 100% vốn nước quan quản lí chuyên ngành. ngoài ngoại trừ đối với kinh doanh bảo - Bảo lưu quyền cấm chi nhánh. hiểm sức khoẻ. Tái bảo hiểm do nhà nước độc quyền. Trung quốc Quá trình xin cấp phép kéo dài 3 năm. - Cho phép mở rộng hoạt động Chỉ cho phép liên doanh với 49% vốn của các công ty bảo hiểm nước nước ngoài. Tính đến 1997, chỉ có 3 ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm giấy phép liên doanh được phê duyệt. y tế và bảo hiểm hưu trí sau 5 Hạn chế đối với việc chuyển lợi nhuận năm kể từ khi Hiệp định có hiệu về nước của bên liên doanh nước lực. Bảo hiểm tài sản và tai nạn ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện ngay khi cấp liên doanh với nước ngoài chỉ đuợc phép. kinh doanh các lĩnh vực không cạnh - Cho phép 50% vốn góp bên tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài đối với bảo hiểm nhân thọ nhà nước. và 51% đối với bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty liên doanh được phép thành lập chi nhánh ngay sau khi cấp giấy phép. Sau 2
- năm, các doanh nghiệp này được phép mở công ty con. Thị trường tái bảo hiểm được mở cửa hoàn toàn kể từ khi các cam kết trong Hiệp định có hiệu lực. - Cam kết xóa bỏ các hạn chế về phạm vi địa lí cũng như phạm vi sản phẩm được phép kinh doanh. - Nới lỏng dần yêu cầu về mức vốn pháp định ban đầu Ấn ®é Kh«ng më cöa Kh«ng cam kÕt Indonesia Cho phÐp liªn doanh víi 80% vèn - Cho phÐp doanh nghiÖp b¶o n•íc ngoµi. ChØ cã c¸c doanh nghiÖp hiÓm 100% vèn n•íc ngoµi b¶o hiÓm cã vèn n•íc ngoµi thµnh lËp - B¶o l•u quyÒn kh«ng cho phÐp ë Indonesia tr•íc 1972 míi cã thÓ më chi nh¸nh chuyÓn sang h×nh thøc 100% vèn n•íc - Xãa bá dÇn ph©n biÖt ®èi xö vÒ ngoµi. C¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm cã vèn ph¸p ®Þnh. vèn ®Çu t• n•íc ngoµi ph¶i cã vèn ph¸p ®Þnh ban ®Çu cao h¬n so víi doanh nghiÖp trong n•íc. ChØ liªn doanh míi ®•îc cung cÊp dÞch vô cho ng•êi Indonesia. Malaysia Cho phÐp liªn doanh víi 49% vèn - T¨ng tû lÖ vèn n•íc ngoµi lªn n•íc ngoµi. Kh«ng b¶o l•u giÊy phÐp 51%. cho c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm cã vèn - Kh«ng ¸p dông ®iÒu kho¶n b¶o ®Çu t• n•íc ngoµi lín h¬n 49% ®•îc l•u ®iÒu kiÖn •u ®·i h¬n ®èi víi thµnh lËp tr•íc 1997. Kh«ng cho phÐp c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm cã thµnh lËp thªm chi nh¸nh míi (ngo¹i vèn ®Çu t• n•íc ngoµi ®•îc thµnh trõ t¸i b¶o hiÓm). N¨m 1998 kh«ng lËp tr•íc ngµy thùc hiÖn cam kÕt.
- chÊp nhËn h×nh thøc chi nh¸nh mµ yªu cÇu chuyÓn ®æi thµnh doanh nghiÖp. C¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm cã vèn ®Çu t• n•íc ngoµi kh«ng ®•îc cung cÊp dÞch vô b¶o hiÓm tµu, hµng kh«ng vµ tµi s¶n. Mexico Cho phÐp liªn doanh víi 49% vèn Cho phÐp thµnh lËp doanh nghiÖp n•íc ngoµi b¶o hiÓm 100% vèn ®Çu t• n•íc ngoµi. Philippin Cho phÐp liªn doanh víi 40% vèn - T¨ng tû lÖ vèn n•íc ngoµi lªn n•íc ngoµi 51% trong liªn doanh - Cho phÐp 100% vèn n•íc ngoµi - B¶o l•u quyÒn kh«ng cho phÐp më chi nh¸nh Th¸i lan Cho phÐp liªn doanh víi 25% vèn Cam kÕt gi÷ nguyªn møc më cöa n•íc ngoµi ®èi víi dÞch vô b¶o hiÓm t¹i thêi ®iÓm 1997 trùc tiÕp. Cho phÐp liªn doanh víi 49% vèn n•íc ngoµi ®èi víi dÞch vô phô trî. Cho phÐp më chi nh¸nh. (Nguồn : Vụ tài chính ngân hàng - đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ tài chính 2001, tr 30 ) TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiếng Việt 1. Đặng Đình Đài (2002), Giáo trình Kinh tế các ngành thương mại dịch vụ, tr. 216, NXB Thống kê, Hà Nội 2. PGS.TS. Kim Ngọc, “Kinh tế Thế giới 2020 Xu hướng và Thách thức”, tr.108, NXB Chính trị Quốc gia 3. Luật Kinh doanh bảo hiểm , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2001 4. Lê thị Băng Tâm (2005), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO” tại Hội thảo quốc tế “Triển vọng bảo hiểm Việt Nam 2005” 5. Phùng Đắc Lộc, “5 năm trưởng thành của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam”, Tạp chí thị trường bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam số 1/2004 6. Minh Đức, “Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Singapore vào Việt Nam”, www.vneconomy.com.vn, 4/3/2005 7. Bộ Tài chính (2004), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004” 8. Chính phủ (2003), “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 – 2010” 9. Viện Khoa học Tài chính (2004), Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế “, 8/2004 10. Vinare (4/2002), “Những cam kết của Trung quốc trong lĩnh vực bảo hiểm sau khi gia nhập WTO”, Thông tin thị trường bảo hiểm-Tái bảo hiểm số 2, tr. 26-28 11. Vụ Tài chính Ngân hàng, Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ tài chính 2001”, tr. 30 12. Tổng hợp số liệu của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (12/2004) 13. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Công báo số 7 - 8, 2/2002 14. Trung tâm Thương mại Quốc tế (2003), “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại Thế giới”, NXB Chính trị quốc gia
- 15. Bộ Tài chính(2004), “Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành” 16. PGS.TS. Hoàng Văn Châu(2002), “Giáo trình Bảo hiểm trong Kinh doanh”, NXB Khoa học và Kỹ thuật 17. Mỹ Bình, “Bảo hiểm Việt Nam vươn lên tầm vóc mới”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Thế giới số 1797, Thông tấn xã Việt Nam, 16/1/2005 18. Lan Hương, “Bảo hiểm Việt Nam tiến dần tới chuẩn quốc tế”, www.vneconomy.com.vn 21/2/2005 19. Minh Đức, “Các doanh nghiệp bảo hiểm đã thống nhất được tiếng nói chung”,www.vneconomy.com.vn 5/4/2005 20. PGS.TS. Hoàng Văn Châu (2003), “Vấn đề tham gia của Việt Nam vào WTO trong lĩnh vực Thương mại Dịch vụ”, Tạp chí Thương mại Việt Nam số 22 năm 2003 21. PGS.TS. Hoàng Văn Châu (2002), “Cam kết về thương mại dịch vụ trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ”, Tạp chí Thương mại Việt Nam số 8 năm 2002 22. PGS.TS. Hoàng Văn Châu (2002), “Thương mại dịch vụ trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ”, Tạp chí Thương mại Việt Nam số 6 năm 2002 23. Thời báo kinh tế Việt Nam, “Xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm : vẫn thiếu chế tài “ 15/6/2005 24. Nguyễn Hoàng, “Bảo hiểm Việt Nam : Tiến tới bước chuyên nghiệp hóa”, Báo Pháp luật số 72 ngày 24/3/2004 25. Vinare (8/2005), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2000-2004”, Tạp chí thị trường Bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam số 3 Tiếng Anh 1. US Vietnam Trade Council, “The US-Vietnam BTA : Survey of US Companies on Implementation Issues”, www.usvtc.org 3/2/2004
- 2. US Vietnam Trade Council, “Benefits of the US-Vietnam BTA”, www.usvtc.org 3. Charlene Ong, “Vietnam : The Rules and Requirements in Insurance Operations”, Asia Insurance Review August 2003 4. Pete Peterson, “A Bilateral Trade Agreement : Who benefits ?”, United States Embassy Hanoi Vietnam, 29/9/2004 5. Tang Xue Bin, “Impact of the opening of market & Assession to WTO on the insurance industry in China”, Vietnam Insurance Outlook 2005, Hanoi 30- 31/3/2005
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã trở thành tất yếu khách quan của quá trình phát triển thế giới. Ngày nay xu hướng tự do hoá thương mại đã và đang được tiếp tục mở rộng ở mọi tầng nấc : song phương, đa phương và khu vực. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay đòi hỏi các nước phải nỗ lực tập trung vào cải cách kinh tế, đổi mới chính sách và luật pháp cho phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới, nắm bắt những cơ hội của quá trình hội nhập mang lại đồng thời đáp ứng được những khó khăn, thách thức tạo ra trong quá trình hội nhập. Ngày 13 tháng 7 năm 2000, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã được kí kết, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Đây là hiệp định toàn diện nhất mà Việt Nam từng kí kết và chứa đựng các lộ trình và kế hoạch chi tiết cần cải cách. Hiệp định có tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt – kinh doanh rủi ro. Bảo hiểm cũng là một ngành dịch vụ tài chính đặc biệt, mang tính toàn cầu, đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Với một lĩnh vực mang nặng dấu ấn của nền kinh tế bao cấp và còn non yếu trong kinh doanh quốc tế như dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam thì việc đối mặt với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trước mắt là Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ quả là một thách thức to lớn. Theo lộ trình của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm được qui định trong Hiệp định, tính đến thời điểm này, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có hiệu lực được hơn 3 năm và do đó sẽ chỉ còn 2 năm nữa cho
- 2 các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chuẩn bị. Theo hiệp định này, sau 5 năm kể từ ngày có hiệu lực, tức vào tháng 12/2007, thị trường bảo hiểm sẽ được “mở cửa hoàn toàn” cho các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ thâm nhập thị trường. Điều này đặt ra cho ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam hàng loạt cơ hội đan xen thách thức. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngay chính trên thị trường nước mình để tồn tại và phát triển. Vậy bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào trước trào lưu tự do hoá thương mại mà Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mang lại; ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kỹ thuật bảo hiểm tiên tiến và kinh nghiệm quản lí hiệu quả. Đó là lí do tại sao tác giả lựa chọn vấn đề “ Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ “ làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về bảo hiểm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế , hoặc những nghiên cứu về những cam kết của chuyên ngành dịch vụ khác trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ như đề tài luận văn cao học năm 2003 của tác giả Trần thị Thu Thuỷ về Bảo hiểm Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hoặc đề tài luận văn cao học năm 2004 của tác giả Đinh Diệu Linh đề cập đến Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về dịch vụ viễn thông Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài luận văn thạc sỹ nào đi sâu nghiên cứu những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đánh giá tình hình thực hiện cũng như tác động của những cam kết
- 3 này đối với Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng những cam kết này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích cụ thể những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, liên hệ thực trạng thực thi các qui định của Việt Nam cũng như thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, đánh giá những tác động của Hiệp định đối với sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, để đưa ra một số giải pháp phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây : - Làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm dịch vụ và dịch vụ bảo hiểm - Phân tích làm rõ những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA - Nghiên cứu thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam kể từ khi kí kết Hiệp định và đánh giá tình hình thực thi các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA - Đánh giá những tác động của việc thực thi những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA đối với sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đáp ứng những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu các qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ; việc thực hiện các qui định về phía Việt Nam ; thực trạng thị trường bảo hiểm
- 4 Việt Nam, những tác động của việc thực hiện các qui định về bảo hiểm trong Hiệp định đối với sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, để đề xuất những giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: luận văn sẽ nghiên cứu thị trường dịch vụ bảo hiểm từ khi Hiệp định có hiệu lực và những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong khuôn khổ Hiệp định BTA. Luận văn sẽ đánh giá việc thực hiện các cam kết của hiệp định về phía Việt Nam. Do bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa vươn tầm hoạt động sang Hoa Kỳ nên trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả không tìm hiểu các chính sách cũng như điều kiện mở cửa thị trường bảo hiểm của Hoa Kỳ. Đây cũng là điểm hạn chế của luận văn. Hoạt động bảo hiểm được đề cập ở đây là bảo hiểm mang tính thương mại, không phải bảo hiểm mang tính xã hội, bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, về hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Viêt Nam trong giai đoạn 2003 – 2010. Ngoài ra khi nghiên cứu đề tài này, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp : phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh Luận văn cũng tham khảo ý kiến rộng rãi của giới nghiên cứu và chuyên môn thông qua các hội thảo, hội nghị, tham luận về bảo hiểm. 7. Dự kiến đóng góp của luận văn - Nghiên cứu và hệ thống các qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ - Đánh giá tình hình thực hiện cam kết về phía Việt Nam - Đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay - Đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước và về phía các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu về dịch vụ bảo hiểm trong
- 5 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương như sau : Chương 1 - Những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Chương 2 - Tình hình thực hiện các qui định về dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Chương 3 - Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhằm đáp ứng các qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Đề tài được thực hiện trong điều kiện công tác thống kê số liệu toàn ngành chưa hoàn thiện, việc trao đổi cập nhật thông tin giữa các cơ quan quản lí bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành của các Thày, Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học, các Thày, các Cô đã giảng dạy lớp Cao học 9, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền bá những kiến thức quí báu, sâu rộng, giúp tôi có nền tảng khoa học để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp tại Phòng quản lý bảo hiểm – Bộ tài chính, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm Việt Nam, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt
- 6 Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc cung cấp thông tin và số liệu thống kê, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
- 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM Nguyên tắc hoạt động cơ bản của bảo hiểm là phân bổ rủi ro. Trong khi đó, rủi ro lại luôn vận động, không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể di chuyển đến một hoặc nhiều nước khác, có liên quan đến quyền lợi của các tổ chức và cá nhân thuộc nhiều quốc tịch. Vì vậy sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam không thể tách rời và đứng ngoài xu thế hội nhập quốc tế. Hiệp định BTA có thể coi là bước đầu tiên thể hiện những cam kết cụ thể và rõ ràng nhất cả về lộ trình cũng như nội dung hội nhập của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Để tìm hiểu nội dung những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm dịch vụ bảo hiểm và những vấn đề liên quan. 1.1.1 Khái niệm dịch vụ bảo hiểm 1.1.1.1 Dịch vụ Mặc dù thuật ngữ “dịch vụ” được sử dụng thường xuyên và luôn xuất hiện như là tiêu điểm của các cuộc đàm luận hay trao đổi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ. Chính tính vô hình, khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng và phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc nêu lên được một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Theo quan điểm của Các Mác – cha đẻ của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử – dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển [7, tr. 216].
- 8 Vào những năm cuối thế kỷ 20, khi dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia và trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế, khoa học, người ta thường có hai cách hiểu về dịch vụ. Dịch vụ, hiểu theo nghĩa rộng là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân, do đó theo cách hiểu này thì những hoạt động nào nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ này là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, thương mại, bao gồm các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng. Với nghĩa này, dịch vụ được coi là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng. Theo Tạp chí "Nhà kinh tế", dịch vụ (service) "là bất kỳ cái gì đem bán mà không thể rơi vào bàn chân bạn". Như vậy có thể hiểu dịch vụ là một sản phẩm vô hình, không nhìn thấy được và không nắm bắt được. Dịch vụ là một sản phẩm vì nó là kết quả sức lao động của con người, được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Tỷ trọng ngành dịch vụ đang ngày càng tăng lên trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong cơ cấu nền kinh tế của các nước, như ở Mỹ là 73% GDP, EU 63%, Nhật Bản 56%, Singapore 60%. Cuối thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển, số người lao động trong lĩnh vực dịch vụ thường chiếm trên 70% [12, tr.108]. Ở Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, thu nhập từ dịch vụ chiếm khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên qua từng năm. Ngành dịch vụ cũng là ngành ngày càng mở rộng về số lượng, qui mô, tốc độ, trở thành ngành cho số người làm việc và giá trị sản xuất ngày càng lớn. Vì vậy có thể thấy rõ rằng dịch vụ là loại sản phẩm tạo ra giá trị thặng dư cao do có sự khai thác sức lao động, trí thức và chất xám của con người.
- 9 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã phân loại dịch vụ thành 155 phân ngành, thuộc 12 khu vực sau đây : - Dịch vụ kinh doanh gồm : nghề nghiệp, máy tính và liên quan, nghiên cứu và triển khai, bất động sản, cho thuê, dịch vụ kinh doanh khác ; - Dịch vụ thông tin, liên lạc gồm : bưu điện, chuyển phát nhanh, viễn thông, nghe nhìn, dịch vụ khác ; - Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật gồm : xây dựng nhà cửa, lắp đặt máy móc, hoàn thiện các công trình ; - Dịch vụ phân phối gồm : đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, đại lý độc quyền, dịch vụ khác ; - Dịch vụ đào tạo gồm : tiểu học, trung học, đại học, dịch vụ giáo dục khác ; - Dịch vụ môi trường gồm : thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh và tương tự, dịch vụ khác ; - Dịch vụ tài chính bảo hiểm gồm : bảo hiểm và liên quan, ngân hàng và liên quan, dịch vụ tài chính khác ; - Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và xã hội gồm : chữa bệnh, bệnh viện, dịch vụ khác ; - Dịch vụ du lịch và liên quan gồm : khách sạn và nhà hàng, đại lý và điều hành du lịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ khác ; - Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao gồm : giải trí, tin tức, thư viện, kiến trúc, bảo tàng thể thao và giải trí khác ; - Dịch vụ vận tải gồm : vận tải đường biển, vận tải thuỷ nội địa, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải ôtô, vận tải đường ống, vận tải vũ trụ, vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải khác ; - Dịch vụ khác. Cũng giống như trong Hiệp định GATS của WTO, dịch vụ theo BTA, là bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, trừ các dịch vụ được cung cấp
- 10 khi thi hành thẩm quyền của chính phủ. Dịch vụ được cung cấp khi thi hành thẩm quyền của chính phủ là dịch vụ được cung cấp không dựa trên cơ sở thương mại cũng như không dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ định nghĩa thương mại dịch vụ theo bốn “hình thức cung cấp” mà dịch vụ được cung cấp như sau : + Từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên kia; + Tại lãnh thổ của một Bên cho người sử dụng dịch vụ của Bên kia; + Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của Bên kia; + Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên thông qua sự hiện diện của thể nhân của một Bên tại lãnh thổ Bên kia. Như vậy theo BTA, các công ty của Mỹ và Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ cho nhau theo 4 hình thức cung cấp dịch vụ nói trên. "Cung cấp dịch vụ, theo BTA, không chỉ là việc bán mà còn gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị và cung ứng dịch vụ. Bốn hình thức cung cấp dịch vụ qui định trong BTA cũng chính là 4 hình thức cung cấp dịch vụ trong WTO. Tuỳ từng loại dịch vụ mà hai bên phải sử dụng các hình thức cung cấp thích hợp. 1.1.1.2 Bảo hiểm Có nhiều khái niệm về bảo hiểm hiện đang được sử dụng trên thị trường bảo hiểm thế giới. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đưa ra một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới. - Theo Uỷ ban thuật ngữ bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm và rủi ro Hoa Kỳ thì : "Bảo hiểm là việc chuyển giao những rủi ro do các tổn thất bất ngờ và ngẫu nhiên gây ra từ người được bảo hiểm sang cho người bảo hiểm khi họ cam kết bồi thường cho những tổn thất này; cung cấp các quyền lợi
- 11 bằng tiền khi tổn thất xảy ra hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến rủi ro cho người được bảo hiểm." - Theo Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh thì : " Bảo hiểm là sự thoả thuận qua đó một bên (Người bảo hiểm) hứa sẽ thanh toán cho bên kia (Người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm) một khoản tiền nếu sự cố xảy ra gây tổn thất tài chính cho người được bảo hiểm. Trách nhiệm thanh toán những tổn thất này được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm. Để chấp nhận trách nhiệm thanh toán này, người bảo hiểm đòi hỏi người được bảo hiểm một khoản tiền, đó là phí bảo hiểm." - Khái niệm được sử dụng tại thị trường bảo hiểm Châu á : "Bảo hiểm là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một người hay một số ít người cho nhiều người có cùng khả năng chịu rủi ro nào đó thông qua việc tổ chức ra một quỹ tài chính tập trung huy động từ các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm, để bồi thường hoặc bù đắp những tổn thất do những rủi ro đó gây ra." - Còn ở Việt Nam, chưa có một khái niệm thống nhất về bảo hiểm. Theo giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh của trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, khái niệm bảo hiểm được hiểu là "một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm" 1.1.1.3 Dịch vụ bảo hiểm Cũng giống như cách phân chia của WTO/GATS, trong hiệp định BTA, dịch vụ bảo hiểm là một trong các phân ngành thuộc ngành dịch vụ tài chính – ngành dịch vụ xếp thứ 7 trong 12 phân ngành dịch vụ.
- 12 Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, nói một cách đơn giản, công ty bảo hiểm không bán một sản phẩm hữu hình như xà phòng, cái bánh mà theo thuật ngữ thương mại quốc tế, sản phẩm của các công ty được phân loại là một hoạt động “vô hình”. Người sở hữu đơn bảo hiểm được cấp một văn bản - đơn bảo hiểm là bằng chứng cho một hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Cam kết trong hợp đồng bảo hiểm là cam kết thanh toán bằng tiền (hoặc hàng hoá trong một số trường hợp) theo giá trị tương đương với một tổn thất cụ thể nào đó. Khái niệm dịch vụ mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bảo hiểm. Công ty bảo hiểm bán cam kết của mình cho người được bảo hiểm. Hiệu lực của một hợp đồng bảo hiểm chỉ được chứng minh vào một thời điểm trong tương lai. Vào thời điểm đó, công ty bảo hiểm phải thanh toán tiền bồi thường cho người được bảo hiểm. Ở bất cứ giai đoạn nào sau khi mua bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ được bảo vệ, và đó chính là mục đích của việc mua bảo hiểm. Cho đến nay chưa có một khái niệm chính xác nào về dịch vụ bảo hiểm. Ở Việt Nam, kinh doanh bảo hiểm được hiểu là "hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm" [15] Từ cách phân tích và cách hiểu nói trên, có thể hiểu khái quát dịch vụ bảo hiểm là sản phẩm lao động có hàm lượng trí tuệ cao của con người, được cung ứng trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng của nền kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân.
- 13 1.1.2 Phân loại bảo hiểm Theo các tiêu chí khác nhau mà người ta có thể phân bảo hiểm thành nhiều loại như theo tiêu chí qui định của nhà nước thì có bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện; theo tiêu chí đối tượng được bảo hiểm thì có bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm; theo tiêu chí tính chất của bảo hiểm thì có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ; theo cơ chế hoạt động của bảo hiểm thì có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại. Hiệp định BTA phân loại các dịch vụ bảo hiểm thành 4 loại và chịu sự tác động của những cam kết trong Hiệp định, đó là Bảo hiểm nhân thọ và tai nạn trừ bảo hiểm sức khoẻ ; Bảo hiểm phi nhân thọ ; Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm ; Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động bảo hiểm (gồm các dịch vụ môi giới và đại lý). Tại Việt Nam, các loại hình bảo hiểm nói trên đã và đang được áp dụng. Trong mỗi loại bảo hiểm trên có nhiều sản phẩm bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm Việt Nam đang cung cấp trên thị trường. Ví dụ : trong bảo hiểm phi nhân thọ có loại hình Bảo hiểm tai nạn con người, Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm trách nhiệm ; trong bảo hiểm nhân thọ có Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm hỗn hợp, Bảo hiểm trả tiền định kỳ ; trong tái bảo hiểm có Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường, Tái bảo hiểm chỉ định 1.1.3 Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế quốc dân Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia bảo hiểm, để từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy bảo hiểm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Xã hội ngày càng văn minh và phát triển thì hoạt động dịch vụ này ngày càng phát triển đa dạng. Bảo
- 14 hiểm là hoạt động tài chính chứ không phải dịch vụ sản xuất và càng không phải là một hoạt động sản xuất. Vai trò của bảo hiểm được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau: Bồi thường tổn thất - Bồi thường thiệt hại là một lợi ích quan trọng đối với xã hội. Bồi thường cho phép cá nhân và hộ gia đình khôi phục tình trạng tài chính của mình sau khi tổn thất xảy ra. Qua đó, họ có thể duy trì được sự ổn định kinh tế do một phần hoặc toàn bộ tổn thất đã được phục hồi, như vậy họ không cần đến sự trợ giúp của các quỹ phúc lợi xã hội, hay trợ cấp của Chính phủ, cũng như không cần đến hỗ trợ tài chính của họ hàng và bạn bè. Việc bồi thường được thực hiện đối với các công ty cũng đem lại lợi ích lớn cho xã hội. Sau khi tổn thất xảy ra, bồi thường cho phép các công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình, công nhân tiếp tục có việc làm, các nhà cung cấp tiếp tục có hợp đồng và người tiêu dùng vẫn nhận được các hàng hoá và dịch vụ. Nhà nước cũng được lợi do các khoản thuế vẫn thu được. Tóm lại, việc bồi thường thiệt hại đóng góp rất nhiều cho sự ổn định của các hộ gia đình và các hãng sản xuất kinh doanh và vì vậy nó là lợi ích kinh tế xã hội quan trọng nhất của bảo hiểm. Giảm bớt lo âu và sợ hãi- Điều này đúng cả trước và sau khi tổn thất. Ví dụ, khi những người trụ cột gia đình sở hữu các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đủ lớn, họ sẽ ít lo lắng về mặt tài chính của những người ăn theo họ trong trường hợp họ chết sớm, những người tham gia bảo hiểm tai nạn dài hạn sẽ không phải lo lắng nhiều đến thu nhập của mình nếu không may bị ốm nặng hay gặp tai nạn bất ngờ và những người chủ tài sản một khi đã tham gia bảo hiểm tài sản của mình thì cũng sẽ nhẹ đầu hơn vì yên tâm rằng họ sẽ được bồi thường nếu gặp tổn thất.
- 15 Tạo lập quỹ đầu tư - Các công ty bảo hiểm là những nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn dài hạn cho Chính phủ và các ngành công nghiệp thông qua huy động quỹ từ các cổ đông và người tham gia bảo hiểm. Đầu tư là một lĩnh vực mà các công ty bảo hiểm nhân thọ rất quan tâm, điều này có được nhờ tính chất hoạt động kinh doanh của họ. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực nhiều năm, trong thời gian này người tham gia bảo hiểm đóng những khoản phí đều đặn, sau khi trích lập quỹ dự trữ để trả cho các hợp đồng đáo hạn và những tổn thất, hàng năm các công ty bảo hiểm nhân thọ luôn có những khoản tiền nhàn rỗi rất lớn. Với các khoản tiền nhàn rỗi và vốn tự có của mình, trước kia họ thường đầu từ vào trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán có lãi suất cố định. Ngày nay, để bắt kịp với tốc độ lạm phát và chi phí gia tăng, các công ty bảo hiểm đã mở rộng các hình thức đầu tư của mình : đầu tư vào cổ phiếu thường, đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo trợ cho các dự án phát triển sản phẩm và công nghệ mới. Nhờ những khoản đầu tư của các công ty bảo hiểm, nguồn vốn của xã hội được gia tăng đáng kể điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể đa dạng khoản vay và giảm chi phí vốn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngăn ngừa tổn thất - Ngăn ngừa tổn thất là một lợi ích quan trọng khác của bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm rất tích cực tham gia vào các chương trình đề phòng và hạn chế tổn thất. Họ cũng sử dụng một lượng lớn cán bộ làm công tác ngăn ngừa tổn thất bao gồm các kỹ sư an toàn, chuyên gia trong phòng cháy, tai nạn nghề nghiệp , chăm sóc y tế và trách nhiệm sản phẩm. Một số hoạt động ngăn ngừa tổn thất quan trọng mà các công ty bảo hiểm thường tham gia như : An toàn cho đường cao tốc giảm tai nạn chết người, Ngăn ngừa hoả hoạn, Giảm các bệnh nghề nghiệp, Chống mất cắp ôtô, Ngăn ngừa và bảo vệ những tổn thất do phá hoại, Ngăn ngừa việc lưu hành những
- 16 sản phẩm khuyết tật, Phòng chống nổ nồi hơi Các hoạt động đề phòng, ngăn ngừa tổn thất giảm thiểu cả tổn thất trực tiếp và gián tiếp hay hậu quả của chúng, qua đó mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Đẩy mạnh tín dụng - Bảo hiểm là một công cụ hữu hiệu của các tổ chức tín dụng trong vịêc hạn chế rủi ro thu hồi các khoản nợ thông qua việc yêu cầu người đi vay tham gia bảo hiểm tài sản thế chấp hoặc tham gia bảo hiểm nhân thọ bản thân họ với giá trị hợp đồng tương đương với khoản vay, với điều kiện người hưởng lợi là các tổ chức cho vay. Trong trường hợp tài sản thế chấp bị phá huỷ hoặc người đi vay chết hoặc bị thương tật không có khả năng thanh toán nợ thì các tổ chức tín dụng vẫn có thể thu hồi nợ trên cơ sở bồi thường của các công ty bảo hiểm. Trong thực tế, các ngân hàng cung cấp tín dụng để các công ty hay hộ gia đình thực hiện mua tài sản (dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị, xe hơi ) trả góp thì họ thường bắt buộc tham gia bảo hiểm vật chất cho các tài sản này. Như vậy bảo hiểm có tác dụng thúc đẩy tín dụng cá nhân và doanh nghiệp trong phạm vi toàn xã hội. 1.2 NHỮNG CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 1.2.1 Những nét chính về Hiệp định BTA Sau hơn 4 năm tích cực đàm phán, ngày 13/7/2000 tại Washington, Bộ trưởng Bộ thương mại Việt Nam - ông Vũ Khoan và Đại diện thương mại thuộc Phủ tổng thống Hoa Kỳ - bà Charlene Barshefky, đã thay mặt chính phủ hai nước ký Hiệp định BTA. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, tạo dựng tiền đề cho những bước đi sâu rộng hơn, thiết thực hơn trong quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Hiệp định BTA có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001.
- 17 Hiệp định được hai bên đánh giá là đảm bảo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi cho cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ. 1.2.1.1 Ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Hiệp định BTA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Hiệp định không chỉ mở ra những cơ hội mới trong quan hệ thương mại song phương với Hoa Kỳ mà còn giúp Việt Nam có cơ hội hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trước hết, đây là Hiệp định đầu tiên Việt Nam đàm phán ký kết theo tiêu chuẩn của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) với nhiều nội dung, kể cả trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ bảo hiểm nói riêng, gần giống với nội dung hiệp định của WTO mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán để xin gia nhập. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ký được Hiệp định BTA là Việt Nam "đã đặt được nửa bàn chân" vào WTO, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh chóng và hiệu quả hơn với nền kinh tế thế giới. Thứ hai, Hiệp định BTA tuy chỉ là một hiệp định thương mại song phương nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, chi phối hoạt động và quyết định của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín như WTO, WB, IMF. Ký được hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì không chỉ vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nâng cao mà Việt Nam còn có thể có được nhiều hơn những ảnh hưởng tích cực của các tổ chức quốc tế nói trên trong quá trình phát triển nền kinh tế của mình. Thứ ba, thị trường Hoa Kỳ luôn là một thị trường hấp dẫn đối với các nước Châu Á (trong đó có Việt Nam) và cũng là mục tiêu của các nước ở
- 18 nhiều châu lục khác. Không chỉ bởi Hoa Kỳ là một nước có dân số đứng thứ 4 trên thế giới (với trên 270 triệu dân), mà còn là nước có nền kinh tế liên tục tăng trưởng. Bên cạnh sức mua khổng lồ hàng nghìn tỷ USD hàng nhập khẩu mỗi năm, Hoa Kỳ là một thị trường đa dạng, phong phú về nhu cầu, thực sự là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Với nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, Hiệp định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cuối cùng, Hiệp định BTA sẽ góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam thêm hấp dẫn vì thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ phải hoàn thiện môi trường pháp lý, kinh tế cho hoạt động thương mại và đầu tư theo hướng hội nhập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh một cách bình đẳng. Hơn nữa, các nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam sẽ có một thị trường thuận lợi với mức thuế ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đồng thời, những gì Việt Nam thu được thông qua việc tăng cường và mở rộng đầu tư không chỉ dừng lại ở lợi ích trước mắt là tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và xã hội mà còn thu lợi lâu dài và căn bản là có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm, phương thức quản lý cũng như nguồn vốn nước ngoài. Đây là những hành trang cần thiết cho việc tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ mới. Bằng việc ký kết Hiệp định BTA với Hoa Kỳ, Việt Nam đã góp phần "chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở rộng thị trường mới” như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định.
- 19 1.2.1.2 Một số nội dung cơ bản của Hiệp định BTA Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được đàm phán và ký kết cơ bản dựa trên những nguyên tắc, qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trong đó có nhiều quy phạm pháp lý và kỹ thuật còn mới mẻ đối với Việt Nam. Hiệp định được ký kết vào ngày 13 tháng 7 năm 2000, được phê chuẩn bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 10 và Quốc hội Việt Nam vào tháng 11 năm 2001. BTA là một hiệp định rộng bao gồm các nguyên tắc, cam kết và nghĩa vụ trong thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh và tính minh bạch công khai. Đó là hiệp định toàn diện nhất mà Việt Nam từng ký kết và chứa đựng các lộ trình và kế hoạch chi tiết cần cải cách có tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập tới 4 nội dung chủ yếu : thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư. Mở đầu Hiệp định là cam kết chung của chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau. Với 7 chương (72 điều và 9 phụ lục), Hiệp định BTA được kết cấu như sau : - Chương 1 về Thương mại hàng hoá, gồm 9 điều khoản và 5 phụ lục A, B, C, D, E qui định về những vẫn đề chủ yếu sau : Qui chế tối huệ quốc và không phân biệt đối xử; đối xử quốc gia ; những nghĩa vụ chung về thương mại; mở rộng và thúc đẩy thương mại; văn phòng thương mại chính phủ; hành động khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu; tranh chấp thương mại; thương
- 20 mại nhà nước; các định nghĩa về "công ty", "doanh nghiệp", "công dân", "tranh chấp", "thương mại", "quyền kinh doanh". - Chương 2 về Quyền sở hữu trí tuệ, gồm có 18 điều, trong đó hai bên cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công dân nước kia không kém sự bảo hộ mà công dân nước đó đang được hưởng mà không yêu cầu công dân nước đó tuân thủ bất kỳ thủ tục nào. - Chương 3 về Thương mại dịch vụ, gồm 11 điều và các phụ lục F,G trong đó hai bên cam kết đưa vào Hiệp định các qui định của khuôn khổ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) bao gồm qui chế tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ quốc gia và pháp luật quốc gia. Phụ lục G đi kèm với Hiệp định còn nêu cụ thể những cam kết của Việt Nam cho các công ty dịch vụ Hoa Kỳ vào hoạt động theo lộ trình và những giới hạn Việt Nam đặt ra đối với các loại hình đầu tư dịch vụ này. - Chương 4 về Phát triển quan hệ đầu tư gồm 15 điều và 2 phụ lục H,I chủ yếu nêu rõ việc hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi hơn với chính dự án đầu tư trong nước hay dự án của nước thứ 3 trên lãnh thổ của mình, tuỳ thuộc vào cái nào thuận lợi hơn. Cam kết như vậy nghĩa là các dự án đầu tư của Mỹ cũng chỉ cần đăng ký thành lập mà không cần xin giấy phép đầu tư chẳng hạn nên đi kèm với chương này có phụ lục nêu rõ những lĩnh vực hai bên không áp dụng cách đối xử như trên, như phía Việt Nam là phát thanh, truyền hình, in ấn, ngân hàng, khai thác mỏ, địa ốc , phía Hoa Kỳ là năng lượng nguyên tử, dịch vụ tài chính. - Các bức thư giữa Bộ trưởng Bộ thương mại Việt Nam - ông Vũ Khoan và Đại diện thương mại thuộc Phủ tổng thống Hoa Kỳ - bà Charlene Barshefky sau khi ký Hiệp định về chế độ cấp giấy phép đầu tư được xem là một phần không tách rời của Hiệp định BTA này.
- 21 - Chương 5 về Tạo thuận lợi cho kinh doanh bao gồm 3 điều khoản chủ yếu đề cập tới những cam kết của hai bên tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hai nước. - Chương 6 về Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện gồm 8 điều khoản chủ yếu đề cập đến nghĩa vụ của các bên phải công bố kịp thời những luật, qui định và thủ tục hành chính có tính chất áp dụng chung, liên quan đến những vấn đề được qui định trong Hiệp định cũng như trách nhiệm công bố của các bên mỗi khi có sự thay đổi về luật pháp, qui định ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Việc công bố phải được thực hiện trước khi thay đổi có hiệu lực. Đồng thời, các bên phải cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin, dữ liệu về kinh tế, cho phép các doanh nghiệp được tham gia góp ý kiến vào những dự thảo luật, qui định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của họ. - Chương 7 về Những điều khoản chung gồm 8 điều khoản qui định về giao dịch và chuyển tiền qua biên giới; an ninh quốc gia; các ngoại lệ chung; thuế; tham vấn; xử lý trong trường hợp xung đột; các phụ lục, bản cam kết và thư trao đổi; điều khoản cuối cùng, hiệu lực, thời hạn, đình chỉ và kết thúc. 1.2.2 Những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA Thoả thuận về thương mại dịch vụ trong BTA nói chung và dịch vụ bảo hiểm nói riêng đều dựa trên tinh thần của GATS và được qui định tại Chương III và phụ lục G. Những nguyên tắc chung đối với thương mại dịch vụ nêu trong Chương III như đối xử tối huệ quốc, pháp luật quốc gia, đối xử quốc gia, các hình thứ cung cấp dịch vụ, các ngành và lĩnh vực dịch vụ đề cập trong Hiệp định, tiếp cận thị trường cũng được áp dụng đối với dịch vụ bảo hiểm. Lộ trình cam kết cụ thể về dịch vụ bảo hiểm được nêu tại Phụ lục G của Hiệp định BTA - Bản lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể.
- 22 Như vậy, vị trí dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA được sắp xếp theo đúng thứ tự, lộ trình như trong Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO (GATS). Điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình đàm phán để gia nhập WTO. Giả sử cuối năm 2005 Việt Nam được gia nhập WTO như kế hoạch đề ra thì Việt Nam cũng đã trải qua gần 4 năm kinh nghiệm thực hiện các cam kết về mở cửa dịch vụ bảo hiểm với Hoa Kỳ. 1.2.2.1 Những qui định chung đối với dịch vụ bảo hiểm Việc đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Hoa Kỳ tuân theo qui chế Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT). Nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc (MFN) được qui định tại điều 2 chương III. Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ý dành đối xử Tối huệ quốc cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nhau. Hai bên cam kết : " mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác". Nghĩa vụ này áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ bảo hiểm và tất cả các hình thức cung cấp, trừ những trường hợp mà một Bên coi là ngoại lệ. Những ngoại lệ này được liệt kê trong Bản cam kết riêng của hai Bên tại phụ lục G. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) được qui định tại điều 7 chương III. Hiệp định yêu cầu Việt Nam và Hoa Kỳ, phù hợp với các cam kết về lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm đã được xác định trong Lộ trình của mình, phải dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm của Bên kia. Điều này có nghĩa là các Bên đồng dành cho các dịch vụ bảo hiểm và nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm của Bên kia, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho các dịch vụ bảo hiểm và người cung cấp dịch vụ bảo hiểm tương tự của mình.
- 23 Nguyên tắc từng bước tự do hoá dịch vụ bảo hiểm. Nguyên tắc này yêu cầu các bên đưa ra các cam kết cụ thể về biện pháp mở cửa thị trường bảo hiểm, xoá bỏ dần rào cản thể chế, qui định của pháp luật cản trở sự thâm nhập của nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài. Do đó, trong "lộ trình cam kết cụ thể" của Việt Nam (Phụ lục G) ta đã nêu lên các điều kiện, hạn chế về mở cửa thị trường bảo hiểm cho các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Hoa Kỳ. Lộ trình cam kết cụ thể này là bộ phận không rời Hiệp định và các bên có nghĩa vụ thực hiện lộ trình đó. Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách về dịch vụ bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, tính minh bạch hoá hệ thống chính sách về dịch vụ bảo hiểm phải đạt những yêu cầu sau : a. Ấn định công khai, rộng rãi cụ thể các văn bản pháp luật và kể cả các điều ước quốc tế mà hai bên đã tham gia. b. Mỗi bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo đề nghị của phía bên kia nhưng những thông tin đó không được liên quan đến bí mật quốc gia c. Cả hai bên Chính phủ Việt Nam và Mỹ xúc tiến cho việc thành lập cơ quan chuyên trách về cung cấp thông tin d. Hai bên phải thành lập một uỷ ban để thường xuyên phối hợp, trao đổi với nhau về việc thực hiện minh bạch hoá. 1.2.2.2 Lộ trình cam kết cụ thể đối với dịch vụ bảo hiểm Theo Hiệp định BTA, Việt Nam cam kết mở cửa cho các dịch vụ bảo hiểm như sau : Bảo hiểm nhân thọ và tai nạn trừ bảo hiểm sức khoẻ ; Bảo hiểm phi nhân thọ ; Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm và Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động bảo hiểm (bao gồm các dịch vụ môi giới và đại lí) Trên cơ sở các dịch vụ cụ thể trên, cam kết giữa Việt Nam và Hoà Kỳ đối với hoạt động bảo hiểm có thể được tóm tắt như sau :
- 24 Đối với Chính phủ Mỹ Mỹ cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm của Mỹ cho Việt Nam như đối với các thành viên của WTO. 138 nước thành viên của WTO được phép hoạt động bảo hiểm như thế nào tại Mỹ thì Việt Nam cũng được hưởng như vậy. Đối với Chính phủ Việt Nam Phụ lục G của Hiệp định BTA đưa ra bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể, trong đó các cam kết về dịch vụ bảo hiểm được qui định như sau : - Cam kết mở cửa thị trường * Đối với hình thức cung cấp qua biên giới và sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, Việt Nam cam kết cho phép các công ty bảo hiểm Hoa Kỳ cung cấp không hạn chế dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; các dịch vụ tái bảo hiểm; các dịch vụ bảo hiểm trong vận tải quốc tế, các dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; các dịch vụ tư vấn, giải quyết khiếu nại và đánh giá rủi ro ở mức độ không hạn chế từ 10/12/2001. * Với hình thức cung cấp là hiện diện thương mại, Việt Nam mở cửa không hạn chế, trừ : + Việc thành lập chi nhánh công ty bảo hiểm Hoa Kỳ tại Việt Nam phụ thuộc vào tiến trình xây dựng Luật kinh doanh bảo hiểm + 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được lập liên doanh với đối tác được phép kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam dựa trên việc đáp ứng các điều kiện cấp phép theo qui định của pháp luật, căn cứ vào các điều kiện cấp phép minh bạch và rõ ràng, không áp dụng chế độ cấp phép dựa trên nhu cầu kinh tế hay nhu cầu thị trường trong nước. Phần góp vốn của phía Mỹ không vượt quá 50% vốn pháp định của liên doanh.
- 25 + 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được lập công ty 100% vốn Hoa Kỳ, sẽ xoá bỏ chế độ cấp phép dựa trên việc đánh giá các nhu cầu kinh tế, việc cấp phép chỉ dựa trên việc các doanh nghiệp xin cấp phép có đáp ứng đủ các điều kiện cấp phép mà pháp luật qui định hay không. + Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư Mỹ không được kinh doanh các dịch vụ đại lí bảo hiểm. + Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư Mỹ không được kinh doanh các dịch vụ bắt buộc là : bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ đối với liên doanh là 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực; và đối với công ty 100% vốn Mỹ là 6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. + Đối với việc tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, công ty 100% vốn Mỹ và chi nhánh các công ty bảo hiểm Mỹ phải tái bảo hiểm tại Công ty Tái bảo hiểm Việt nam một tỷ lệ tối thiểu là 20% và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này sẽ được bãi bỏ, các công ty kinh doanh bảo hiểm sẽ không bị giới hạn ở tỷ lệ tái bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm. * Với hình thức cung cấp là hiện diện thể nhân : do vấn đề này liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm của người dân Việt Nam nên trong hình thức này Việt Nam chưa cam kết ngoài cam kết nền chung về các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân của các nhóm sau : + Các nhà quản lí, giám đốc điều hành và các chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế của các văn phòng đại diện, chi nhánh hay công ty con của Hoa Kỳ đã thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, được phép nhập cảnh cho thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm và sau đó được gia hạn phụ thuộc vào thời gian hoạt động của đơn vị này tại Việt Nam
- 26 + Các nhà quản lí, giám đốc điều hành và các chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế tham gia vào hoạt động của các xí nghiệp đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam, được phép nhập cảnh cho thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm và sau đó được gia hạn phụ thuộc vào hợp đồng làm việc giữa họ và các đơn vị này. + Người chào bán dịch vụ –những người không sống tại Việt Nam và không nhận sự trả lương từ bất kỳ nguồn nào tại Việt Nam. Thời gian nhập cảnh không quá 90 ngày. - Cam kết đối xử quốc gia * Với hình thức cung cấp là cung cấp qua biên giới và sử dụng ở nước ngoài : mở cửa không hạn chế (giống trong cam kết mở cửa thị trường) * Với hình thức cung cấp là hiện diện thương mại : mở cửa không hạn chế trừ đối với kinh doanh bảo hiểm bắt buộc là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm đối với các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến anh ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ đối với liên doanh là 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực và đối với công ty 100% vốn Hoa Kỳ là 6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài ra Việt Nam còn qui định trong những hình thức hiện diện thương mại của các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như công ty liên doanh, công ty 100% vốn Hoa Kỳ thì Kế toán trưởng bắt buộc phải là công dân Việt Nam. * Với hình thức cung cấp là hiện diện thể nhân : chưa cam kết ngoài các cam kết nền chung (như trong cam kết mở cửa thị trường ở trên) . - Các cam kết bổ sung Đây là những cam kết về những biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ không thuộc cam kết mở cửa thị trường và cam kết về đãi ngộ quốc
- 27 gia mà các thành viên có thể đàm phán, như cam kết về năng lực chuyên môn, tiêu chuẩn hay những vấn đề liên quan đến yêu cầu hay thủ tục được cấp phép. Các cam kết bổ sung này cũng phải được đưa vào lộ trình cam kết của mỗi bên. Tuy nhiên trong Hiệp định BTA ta không cam kết bổ sung. Như vậy, có thể nói Việt Nam là một trong những nước có mức độ mở cửa thị trường bảo hiểm tương đối thoáng so với các nước trong khu vực (Xem Phụ lục 2). Tóm lại, cột mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường bảo hiểm Việt Nam đó là việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Việc kí kết hiệp định này là bước khởi đầu quan trọng của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc mở rộng thị trường dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm là một nội dung quan trọng của Hiệp định. Theo lộ trình được thoả thuận trong Hiệp định, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bãi bỏ các hạn chế gia nhập thị trường đối với các liên doanh bảo hiểm có vốn Hoa Kỳ, sau 5 năm đối với các doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ. Đồng thời cũng có nghĩa là, theo nguyên tắc đối xử bình đẳng trên thị trường bảo hiểm, sẽ không có lí do gì để Việt Nam hạn chế việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khác nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Cũng sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc là 20% cho Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare). Và cuối cùng, sau 6 năm, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ gần như “mở cửa hoàn toàn” với việc xoá bỏ hạn chế đối với phạm vi kinh doanh các loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, càng đến gần hạn mốc nói trên, thị trường bảo hiểm Việt Nam mà cụ thể là các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ các doanh nghiệp bảo hiểm nước
- 28 ngoài nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ nói riêng. Vậy thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển ra sao ? Việc thực hiện những cam kết về bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam như thế nào ? Việt Nam đã thực hiện được những gì theo những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định ? Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và các nhà quản lí bảo hiểm sẽ cần phải làm gì để phát triển ? Hàng loạt vấn đề đã được đặt ra và sẽ lần lượt được Tác giả phân tích trong những chương tiếp theo của Luận văn này.
- 29 CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH BTA 2.1 THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM KỂ TỪ KHI KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH BTA Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa và tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, đánh dấu một bước chuyển biến căn bản từ một thị trường độc quyền nhà nước sang một thị trường khá hoàn chỉnh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm. Đặc biệt trong 5 năm kể từ khi kí Hiệp định BTA (2000-2004), thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và mạnh, thể hiện ở những mặt sau : 2.1.1 Qui mô thị trƣờng bảo hiểm Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là có qui mô phát triển mạnh mẽ. Tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam thể hiện ở những khía cạnh sau : - Số lượng tăng tương đối mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Năm 2000, thị trường bảo hiểm có 17 doanh nghiệp trong đó có 5 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp cổ phần, 5 liên doanh và 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thì tính đến tháng 6/2005, thị trường bảo hiểm dã có 30 doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm : 3 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần, 6 doanh nghiệp liên doanh và 11 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm (xem Bảng 2.1). Việc đa dạng hoá thị trường đã phá vỡ cơ chế độc quyền và
- 30 tạo nên cơ chế cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh về giá cả, phân phối và đưa các sản phẩm bảo hiểm tốt nhất cho khách hàng (xem Phụ lục 1) Bảng 2.1 : Cơ cấu doanh nghiệp bảo hiểm theo thành phần sở hữu Loại hình Nhà nước Cổ phần Liên doanh 100% vốn Tổng cộng doanh nước ngoài Nghiệp 2000 2005 2000 2005 2000 2005 2000 2005 2000 2005 Bảo hiểm Phi 3 2 3 6 3 5 1 2 10 15 nhân thọ Bảo hiểm nhân 1 1 1 1 3 6 5 8 thọ Tái bảo hiểm 1 1 1 1 Môi giới bảo 3 1 3 1 6 hiểm Tổng cộng 5 3 3 10 5 6 4 11 17 30 Nguồn: Vinare- Bản tin thông tin thị trường bảo hiểm- Tái bảo hiểm số 3/2005 Ngoài ra còn có sự góp mặt của gần 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, để nghiên cứu tìm hiểu thị trường, giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam trong các lĩnh vực trao đổi thông tin thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước, đào tạo cán bộ và chuyển giao công nghệ, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến làm ăn ở Việt Nam. Như vậy, trong 5 năm qua, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đã tăng gần gấp đôi so với giai đoạn trước, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Hai doanh nghiệp nhà nước là Bảo Minh và Vinare đã hoàn tất quá trình cổ phần hoá trong năm 2004 và hiện chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, do đó số
- 31 lượng doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ còn 3 doanh nghiệp so với 5 doanh nghiệp giai đoạn trước. Theo đánh giá của một số nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển và sẽ có tiềm năng lớn trong tương lai vì thị trường này mới có 30 công ty, trong khi đó Thái lan, Indonesia và các quốc gia khác ở Đông Nam Á đã có tới 60-70 công ty bảo hiểm tại mỗi nước [6]. - Thị trường bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng bình quân 30% trong giai đoạn 1993-2004 và được coi là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất trong khu vực cũng như trên thế giới [1]. Trong những năm gần đây, doanh thu phí bảo hiểm tăng nhanh : năm 2001 là 5.202 tỷ đồng, năm 2002 là 7.706 tỷ đồng, năm 2003 là 10.041 tỷ đồng và năm 2004 là khoảng 11.748 tỷ đồng. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,49% năm 1999 lên 1,51% năm 2002 và lên 2,01% năm 2004 [13] (xem biểu đồ 2.1) 18000 2.50% 16000 2.20% 2.01% 14000 2.00% 1.84% 12000 1.51% 1.50% 10000 13745 8000 1.09% 11748 10041 1.00% 6000 7706 Tû träng % GDP 0.71% 5202 Doanh thu phÝ hiÓm b¶o phÝ thu Doanh 4000 0.46% 0.49% 3172 0.50% 13520.36% 1867 2077 2000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 0 0.00% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 N¨m Tæng doanh thu phÝ b¶o hiÓm Tû lÖ DT phÝ b¶o hiÓm/GDP Biểu đồ 2.1 : Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường (1999-2004)
- 32 Nguồn : Tổng hợp của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao. Tổng tài sản của ngành bảo hiểm tăng từ 673 tỉ đồng năm 1993 lên 12.503 tỉ đồng năm 2002 và 26.659 tỉ đồng năm 2004. Tổng dự phòng nghiệp vụ tăng trên 50 lần từ 354 tỉ đồng năm 1993 lên 18.732 tỉ đồng năm 2004. Năng lực đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng cao từ 46 tỉ đồng năm 1993 (chủ yếu dùng đầu tư gửi tiền tại các ngân hàng), đến năm 2002 tổng số tiền đầu tư đã tăng lên 9.955 tỉ đồng và lên 23.002 tỉ đồng năm 2004, phạm vi đầu tư được mở rộng đa dạng bao gồm các lĩnh vực : sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng [14]. Mức phí bảo hiểm giữ lại đầu tư trở lại nền kinh tế qua Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) tăng từ 26 tỉ đồng năm 1995 (là năm đầu tiên thành lập Vinare) lên 300 tỉ đồng năm 2002. Mức giữ lại toàn thị trường đạt 40% tổng phí bảo hiểm của các dịch vụ có tái bảo hiểm (trước năm 1993, ngành bảo hiểm hầu như phải chuyển hết phí bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm nước ngoài với các dịch vụ có tái bảo hiểm) [16] - Sản phẩm bảo hiểm được đa dạng hoá nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế, tổ chức và dân cư. Trước năm 1993, thị trường bảo hiểm mới chỉ có 22 sản phẩm bảo hiểm chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống. Đến nay đã có trên 650 sản phẩm bảo hiểm thuộc tất cả các loại hình bảo hiểm được cung cấp trên thị trường, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tham gia bảo hiểm [14,tr.4]. Cơ cấu sản phẩm bảo hiểm đã chuyển dần từ ngắn hạn (các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ) sang dài hạn (các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ). Thể hiện năm 1998, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ chỉ chiếm 10% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường, đến năm 2004 tỷ trọng này đã tăng lên là 62%.
- 33 Phí bảo hiểm của các sản phẩm có thời hạn dưới 10 năm chiếm 70% trên tổng phí bảo hiểm nhân thọ (năm 2002), trong đó doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dưới 5 năm chiếm 38% tổng phí bảo hiểm nhân thọ (tỷ lệ này năm 1998 là 90%). Việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm này sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. - Năng lực giữ lại của thị trường tăng trưởng cao qua từng năm. Mặc dù năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam và Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt nam (Vinare) vẫn còn hạn chế trước các công ty tái bảo hiểm khổng lồ trên thế giới với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm như Munich Re , Swiss Re nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đã không ngừng nỗ lực cải thiện năng lực kinh doanh, khả năng đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất nên doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh, năng lực giữ lại của thị truờng tăng trưởng cao qua từng năm. Cụ thể năm 2004, tổng mức phí giữ lại trong nước của thị trường chiếm 86,19% tổng phí bảo hiểm gốc. Phí bảo hiểm nhận tái từ thị trường nước ngoài tăng từ 38 tỉ đồng năm 2003 lên 61 tỉ đồng năm 2004. Tổng phí bảo hiểm giữ lại thị trường trong nước tăng từ 8.980 tỉ đồng năm 2003 lên đến 10.688 tỉ đồng năm 2004 [14]. - Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hình thành các kênh phân phối bao gồm 5 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và mạng lưới hơn 110 nghìn đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, 40 nghìn đại lí bảo hiểm bán chuyên và cộng tác viên [11]. Hoạt động môi giới bảo hiểm và đại lí bảo hiểm phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thị trường. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm năm 2003 đạt 196 tỷ đồng, chiếm 5,14% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Tính đến hết năm 2004, tổng số phí bảo hiểm thu được qua môi giới bảo hiểm là 580 tỷ đồng, chiếm tới 12,18% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ [14].
- 34 2.1.2 Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm - Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi chính thức có chỗ đứng của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm nước ngoài đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, vai trò, vị trí của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước vẫn tiếp tục được củng cố và tăng cường chiếm khoảng 53% tổng doanh thu phí bảo hiểm, tuy nhiên có xu thế bị các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác chiếm lĩnh dần. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài đã tăng lên đáng kể qua các năm. Nếu như trong năm 2000, thị phần của Bảo Việt là 70,83% thì đến năm 2004, thị phần của Bảo Việt chỉ còn là 39,94% với sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. (xem bảng 2.2) Bảng 2.2 : Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (%) Công ty 2000 2001 2002 2003 2004 1. Bảo Việt Nhân thọ 70,83 54,11 46,45 41,31 39,94 2. Prudential 19,94 29,75 35,2 39,26 39,89 3. Manulife 7,51 10,84 11,81 11,88 11,64 4. Bảo Minh – CMG 0,69 1,46 1,71 2,13 2,75 5. AIA 1,03 3,84 4,84 5,41 5,78 Nguồn: Bộ tài chính - Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004 và Tổng hợp của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam 12/2004 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, mặc dù vẫn còn một số rào cản hành chính và phi hành chính nhất định, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tăng dần qua từng
- 35 năm nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn chiếm phần lớn (xem bảng 2.3) Qua hai bảng tổng hợp trên, có thể thấy rằng các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ vẫn đang còn trong quá trình thăm dò nghiên cứu thị trường và vẫn còn rất giữ thái độ rất thận trọng khi thâm nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam. Từ khi kí Hiệp định BTA mới chỉ có một công ty bảo hiểm AIA vào hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, với thị phần vẫn còn khá khiên tốn, nhưng có tốc độ phát triển nhanh nhất từ 1,03% năm 2000 lên 5,78% năm 2004 (gấp 5 lần so với năm 2000). Bảng 2.3 : Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (%) Công ty 2000 2001 2002 2003 2004 1. Allianz 1,95 2,34 2,91 1,66 1,66 2. Bảo Long 1,28 1,13 1,21 1,49 1,93 3. Bảo Minh 23,22 25,19 28,25 23,52 21,93 4. Bảo Việt 53,88 48,68 39,55 41,68 40,31 5. PJICO 6,28 6,10 5,78 9,27 12,39 6. PTI 3,67 4,04 3,92 4,01 4,34 7. PVI 5,17 7,73 14,45 13,82 11,47 8. UIC 2,31 2,63 2,03 2,23 2,0 9. VIA 2,24 1,59 1,35 1,58 2,21 10. VIET UC 0,56 0,56 0,43 0,52 11. Groupama 0,05 0,002 12. Bảo Ngân 0,06 0,26 13. Samsung Vina 0,20 0,34 14. Viễn Đông 0,63 Nguồn : Bộ tài chính - Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004 và Tổng hợp của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam 12/2004
- 36 - Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm chưa thiết lập được hệ thống phần mềm tin học trong quản lí kinh doanh, vẫn còn áp dụng các phương pháp thủ công trong quản lí hợp đồng, cấp đơn, thu phí, tính phí bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ Đội ngũ chuyên gia giỏi đặc biệt trong lĩnh vực tính phí bảo hiểm và trích lập dự phòng nghiệp vụ, thẩm định bảo hiểm, quản lí rủi ro và đầu tư ở các doanh nghiệp vẫn còn thiếu trầm trọng. Phương thức quản lí kinh doanh chưa thực sự chủ động, còn trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước. Một số doanh nghiệp chỉ chú trọng tăng doanh thu mà chưa quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ. Vì vậy biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn tồn tại trên thị trường như hạ phí bảo hiểm quá mức, tăng chi hoa hồng bảo hiểm, dùng áp lực hành chính để giành dịch vụ đã làm ảnh hưởng đến uy tín chung và sự phát triển chung của toàn thị trường. 2.1.3 Hệ thống pháp luật cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm Các văn bản pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đang ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo ra sự thuận lợi năng động cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết trong Hiệp định BTA và chuẩn bị bước đàm phán để gia nhập WTO. Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 18/12/1993, đã tạo môi trường pháp lý thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Căn cứ nghị định này, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên ngành quản lý hoạt động tài chính và nghiệp vụ tạo khuôn khổ pháp luật cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Qua đúc kết thực tiễn thi hành
- 37 Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, ngày 9/12/2000 Quốc hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/4/2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 42, Nghị định 43, Thông tư 71 và 72 của Bộ Tài chính đã lần lượt ra đời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm , góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm . Quyết định 153/BTC ngày 22/9/2003 ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, Nghị định 118 ngày 13/10/2003 và Thông tư 35/BTC về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 98, 99 ngày 19/10/2004 sửa đổi thông tư 71, 72, Quyết định 23 BTC ngày 25/2/2003 ban hành qui tắc biểu phí bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Đây là những văn bản pháp qui điều chỉnh trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Các văn bản pháp qui khác gồm Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, Luật kế toán, Luật cạnh tranh, dự thảo Luật thương mại, dự thảo sửa đổi Luật hàng hải cũng đều liên quan và điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam [11]. Hệ thống các văn bản pháp qui này đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả. Bộ Qui tắc ứng xử do Hiệp hội bảo hiểm Việt nam soạn thảo đã được các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhất trí thông qua vào tháng 4/2005 và có hiệu lực ngay khi ban hành. Bộ Qui tắc ứng xử này sẽ góp phần hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, vừa bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm vừa bảo vệ quyền lợi khách hàng và thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
- 38 Giai đoạn 5 năm từ 2000 – 2004 là giai đoạn thị trường bảo hiểm Việt Nam được hoàn thiện cơ bản về khung pháp lí cho sự hoạt động của thị trường. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp qui vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hiệu lực quản lý của nhà nước, nhưng xét về tổng thể thì vẫn còn những điểm bất cập chưa được giải quyết triệt để trong việc tạo lập một môi trường hoạt động cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp như chế độ tiền lương, tiền thưởng giữa các loại hình doanh nghiệp. Qui định mức xử lí vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong các văn bản pháp qui vẫn còn thấp, chưa có tác dụng răn đe. 2.1.4 Quản lí nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm Công tác quản lý giám sát được thực hiện theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật. Việc giám sát của nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Vai trò cơ quan giám sát và điều tiết cơ chế chính sách hoạt động của thị trường bảo hiểm được khẳng định với việc Bộ Tài chính được chỉ định làm cơ quan thực hiện việc quản lí nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Cùng với việc Vụ Quản lí bảo hiểm được tách ra khỏi Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính vào giữa năm 2003, vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Về hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính đã mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý bảo hiểm của các nước thuộc Liên minh Châu Âu, Asean,
- 39 Trung quốc và một số nước khác trong việc thúc đẩy trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, từng bước chuẩn mực hoá môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Trên thực tế công tác quản lý vẫn còn mang nặng tính chất thông tin thị trường, phương thức kiểm tra giám sát còn nặng về hành chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước, chưa kiên quyết xử lý hành chính đối với các hiện tượng vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Trong công tác giám sát, chưa áp dụng được phương thức quản lý theo các chỉ tiêu tài chính, đánh giá rủi ro về vốn, về hoạt động tài chính kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có hệ thống cảnh báo sớm. Hệ thống tin học, công nghệ tin học quản lý phí bảo hiểm, trích lập dự phòng chưa được hiện đại hoá, chưa có hệ thống phần mềm quản lý và nối mạng với các doanh nghiệp để phục vụ cho việc quản lý được kịp thời. Việc thành lập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam vào năm 2000 đã góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý Nhà nước trong việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm được hiệu quả hơn, kết nối mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với người tham gia bảo hiểm nhằm duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên năng lực hoạt động của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa thu hút được cán bộ có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, việc phối hợp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu nên chưa thực hiện được các cam kết trong Hiệp hội.
- 40 2.1.5 Những đóng góp của thị trƣờng bảo hiểm đối với nền kinh tế Thị trường bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động trở lại cho nền kinh tế tăng từ 46 tỷ đồng năm 1993 lên đến 9.955 tỷ đồng năm 2002 và 14.602 tỷ đồng năm 2003. Chỉ tính riêng năm 2004, số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư thêm vào nền kinh tế là 8.400 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tư tích luỹ của toàn ngành bảo hiểm lên đến 23.002 tỷ đồng tăng 60% so với năm 2003 [14]. Với việc tập trung nguồn vốn từ phí bảo hiểm đóng góp của các tổ chức và cá nhân, ngành bảo hiểm đã hình thành một quỹ đầu tư lớn, cung cấp vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Công tác đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được cải thiện và đi vào chiều sâu nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phẩn, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng Thông qua hoạt động đa dạng hoá đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thu được nhiều kết quả quan trọng từ đầu tư tài chính; hoạt động đầu tư tài chính hình thành phần lớn lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm và trở thành xương sống nâng đỡ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Công ty chứng khoán Bảo Việt là công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1999 bởi Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam là minh chứng cho sự năng động trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Việc mở rộng hoạt động của các công ty bảo hiểm sang lĩnh vực đầu tư tài chính được tiếp tục khẳng định thông qua việc thành lập Công ty quản lý quỹ đầu tư của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã được Bộ Tài chính đồng ý về mặt nguyên tắc vào đầu
- 41 năm 2005. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam và Manulife cũng đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép thành lập Công ty Quản lý quỹ đầu tư . Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã đóng vai trò tích cực đến việc ổn định nền kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Tổng số tiền mà các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường tăng dần qua các năm từ 1.162 tỷ đồng năm 2001, 1.814 tỷ đồng năm 2003 và 2.465 tỷ đồng năm 2004 (xem bảng 2.4) Bảng 2.4 – Bồi thường bảo hiểm toàn thị trường (1999-2004) (đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng bồi 789 896 1.162 1.400 1.814 2.465 thường Nguồn : Bộ Tài chính/Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004 và Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003-2010 Ngành bảo hiểm đã thu hút và tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho một đội ngũ lớn người lao động. Số lao động có thu nhập ổn định trong ngành bảo hiểm tăng lên. Trước năm 1993 số lượng lao động trong ngành bảo hiểm chỉ có 1.000 cán bộ nhân viên. Đến năm 2002 số lượng lao động hoạt động trong ngành bảo hiểm bao gồm nhân viên và đại lý bảo hiểm lên tới 76.600 người. Con số này tiếp tục tăng lên đến 125.700 người năm 2003 và đến năm 2004 đã là 136.900 người. Trong điều kiện dân số có độ tuổi lao động trẻ, rất nhiều sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm, thì hiện nay ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu việc làm. Ngành bảo hiểm là cơ hội rất lớn cho những sinh viên mới ra trường học hỏi và hướng nghiệp. Tóm lại, thị trường bảo hiểm ngày càng đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh
- 42 thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho đất nước và cải thiện một phần cuộc sống của các tầng lớp dân cư. Vì vậy mở cửa thị trường bảo hiểm là một nội dung quan trọng trong cam kết hội nhập và mở cửa kinh tế của Việt Nam đối với Hoa Kỳ trong Hiệp định BTA. Tuy nhiên thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tồn tại một số bất cập như môi trường cạnh tranh còn chưa lành mạnh như các công ty bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ, cạnh tranh chủ yếu qua hạ phí bảo hiểm và tăng chi hoa hồng mà chưa tập trung nhiều vào việc nâng cao chất lương dịch vụ chăm sóc khách hàng ; qui mô thị trường phát triển nhanh nhưng quản lí nhà nước vẫn chưa theo kịp ; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn hạn chế như nguồn nhân lực chưa phát triển, năng lực vốn còn hạn chế so với các đối thử cạnh tranh nước ngoài Những tồn tại trên là tất yếu đối với một khu vực thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khi khung pháp lí của thị trường vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn chỉnh. Việc kí kết Hiệp định BTA tạo ra hàng loạt cơ hội phát triển và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, song đồng thời cũng là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp này. Chính vì vậy việc đánh giá tình hình thực thi các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định cũng như đánh giá chính xác tác động của những cam kết này đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có tầm phân tích sâu rộng để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm phát huy những khía cạnh tích cực, đồng thời giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ những cam kết hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam.
- 43 2.2 TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH BTA Trong quá trình tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính, việc mở cửa thị trường bảo hiểm là một trong các vấn đề quan trọng được đưa ra thảo luận trong các cuộc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình của Hiệp định BTA, cũng như quá trình đàm phán gia nhập WTO. Thực hiện các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA, trong thời gian qua, Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng. Theo Bản khảo sát các công ty Hoa Kỳ đối với vấn đề thực thi ngày 3/2/2004 thì “nhìn chung Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực thực sự để bảo đảm rằng các qui định pháp luật mới là sự tuân thủ Hiệp định BTA”. Chính phủ tiếp tục ban hành một số lượng rất ấn tượng các văn bản pháp luật để đáp ứng các yêu cầu đó, và các luật được dự thảo sao cho phù hợp với thực tiễn quốc tế tốt nhất. Vì vậy tác giả sẽ tập trung đánh giá các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm thực thi các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA. 2.2.1 Thành lập cơ quan quản lí nhà nƣớc bảo hiểm độc lập Mặc dù Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không có qui định bắt buộc phía Việt Nam phải thành lập một cơ quan quản lí nhà nước về bảo hiểm độc lập, nhưng theo nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách về thương mại qui định tại chương VI của Hiệp định BTA và điều III của Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) thì hai bên phải xúc tiến thành lập đầu mối liên lạc và cung cấp thông tin để thường xuyên phối hợp trao đổi với nhau về việc thực hiện minh bạch hoá. Để đáp ứng yêu cầu này trong Hiệp định BTA cũng như phù hợp với yêu cầu của GATS, Chính phủ Việt Nam đã chỉ định Bộ Tài chính làm cơ quan thực hiện việc quản lí nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, vừa làm đầu mối cung cấp thông tin vừa thực hiện vai trò của cơ quan giám sát và điều tiết
- 44 cơ chế chính sách hoạt động của thị trường bảo hiểm (qui định tại Điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Cùng với việc Vụ quản lý bảo hiểm được tách ra khỏi Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính vào giữa năm 2003, các chức năng của cơ quan này đang dần được kiện toàn theo hướng vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tính độc lập trong chức năng của Bộ Tài chính được thể hiện tại Điều 120 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau : “- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam ; - Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam ; - Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm ; - Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo các yêu cầu về tàI chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm ; - Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm ; - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm ; - Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài ; - Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam ; - Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm ;
- 45 - Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.” 2.2.2 Xây dựng hệ thống các biện pháp bảo vệ ngƣời mua bảo hiểm Phụ lục của Hiệp định GATS về dịch vụ tài chính qui định rằng các cam kết tự do hoá của các nước không cản trở các nước này áp dụng các “biện pháp thận trọng, trong đó có việc bảo vệ các nhà đầu tư, những người gửi tiền, những người mua bảo hiểm để đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính “. Để đảm bảo sự ổn định của thị trường bảo hiểm Việt Nam đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người mua bảo hiểm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó tại điều 46.10 qui định cụ thể Bộ Tài chính – là cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm trong trường doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Chính phủ đã qui định về việc kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong trường hợp đó, Bộ Tài chính ra sẽ quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Các biện pháp đảm bảo có thể thực hiện như : yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác ; hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm ; đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán ; sát nhập
- 46 hoặc hợp nhất với doanh nghiệp bảo hiểm khác ; tuyên bố phá sản theo qui định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 2.2.3 Chính sách đảm bảo sự thống nhất và ổn định tài chính doanh nghiệp Sự ổn định và phát triển của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đều gắn liền với sự ổn định chung của toàn thị trường bảo hiểm. Chính vì vậy, việc quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự thống nhất và ổn định tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm là vấn đề quan trọng. Đây cũng là biện pháp thận trọng mà Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện nhằm đảm bảo sự ổn định chung của toàn thị trường, trong quá trình thực hiện những cam kết tự do hoá dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA cũng như Phụ lục của Hiệp định GATS về Dịch vụ tài chính. Quản lí nhà nước về tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở những qui định pháp luật sau : - Khi kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai các báo cáo tài chính (Điều 104 Luật Kinh doanh bảo hiểm). - Nhằm đảm bảo chuẩn mực quốc tế trong báo cáo và chế độ tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 72/2001/TT-BTC, nay thay bằng Thông tư 99/2004/TT-BTC, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể về vốn điều lệ, dự phòng nghiệp vụ, chế độ kế toán và báo cáo tài chính. - Điều 14 Nghị định 43/2001/NĐ-CP qui định các doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Phương pháp và cách tính toán cụ thể biên khả năng thanh toán tối thiểu và trích lập dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo
- 47 hiểm được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư 99/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính. 2.2.4 Cam kết minh bạch hóa và công khai hoá các chính sách bảo hiểm Việc thiếu phổ biến công khai các luật lệ và qui định ở nước sở tại thường gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc kinh doanh và hợp tác kinh doanh với các đối tác trong nước. Để khắc phục rào cản này trong tiếp cận thị trường đồng thời đáp ứng yêu cầu của Hiệp định BTA về minh bạch, công khai các luật lệ, qui định và thủ tục hành chính về bảo hiểm; cũng như cho phép các công ty bảo hiểm Hoa Kỳ tiếp cận những thông tin dữ liệu về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam của Chính phủ Việt Nam và tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính đã cho phát hành một số lượng lớn các ấn phẩm như ấn phẩm Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2004, Thông tin thị trường bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, các ấn phẩm về Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra, có thể truy cập vào trang web www.mof.gov.vn của Bộ Tài chính để tiếp cận được các văn bản pháp luật và các thông tin về hoạt động thị trường bảo hiểm mới nhất. 2.2.5 Chính sách đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng trên thị trƣờng bảo hiểm Khi kí kết Hiệp định BTA cũng như các hiệp định đa phương, song phương khác, các bên đều đòi hỏi phải tăng cường các chuẩn mực để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, xoá bỏ dần những rào cản tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong nỗ lực nhằm tiếp tục lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra những yêu cầu bắt buộc về kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động
- 48 của các doanh nghiệp bảo hiểm để đánh giá các doanh nghiệp bảo hiểm theo hướng khách quan và công khai. Trước tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có xu hướng gia tăng, tình trạng sử dụng các thủ thuật “không lành mạnh” để cạnh tranh trên thị trường ngày càng phổ biến, ngày 13/10/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 118/2003/NĐ-CP về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo đó Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 31/2004TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 của Chính phủ, với mức xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm lên đến 70 triệu đồng và có thể bị rút giấy phép hoạt động của đối tượng vi phạm. Thông tư đã đưa ra khái niệm về trục lợi bảo hiểm “là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, các nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”, các hình thức phạt và mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm. Bên cạnh hệ thống quản lí nhà nước, Chính phủ cũng quan tâm phát triển hệ thống tự quản giữa các doanh nghiệp để giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ra đời ngày 3/5/2000 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào quá trình xây dựng chế độ chính sách, thực hiện cơ chế tự quản, duy trì cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Bản Qui tắc ứng xử gồm 10 điều của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ra đời và có hiệu lực từ 5/2005 đã góp phần hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo ra một sợi dây ràng buộc trách nhiệm giữa các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự hợp tác chặt chẽ hơn trong kinh doanh. Luật cạnh tranh vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2005 sẽ góp phần đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn
- 49 trên thị trường bảo hiểm, tạo ra một sân chơi thực sự bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm. 2.2.6 Các cam kết theo lộ trình mở cửa của Hiệp định BTA Theo các điều khoản được cam kết trong Hiệp định BTA, 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực phía Mỹ được phép thành lập doanh nghiệp liên doanh bảo hiểm ở Việt Nam và 5 năm sau là doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngay từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Công ty Tnhh bảo hiểm nhân thọ AIA). Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2005, ba doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn Hoa Kỳ đã được cấp phép hoạt động, đó là hai công ty bảo hiểm nhân thọ Ace Ina (Bermuda) và New York Life và một công ty môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam. Có thể thấy rõ rằng, Chính phủ Việt Nam đã rất tích cực thực hiện cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam, trước cả lộ trình đã cam kết với Chính phủ Mỹ trong Hiệp định. Nhận xét chung về tình hình thực hiện các cam kết Qua thực tiễn thực hiện các cam kết về lĩnh vực bảo hiểm của Chính phủ Việt Nam trong Hiệp định BTA và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cho thấy khá rõ Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách đúng đắn thể hiện quan điểm tích cực trong phát triển thị trường bảo hiểm “toàn diện, an toàn và lành mạnh”. Những chính sách này đã đi đúng hướng mở cửa thị trường bảo hiểm, tạo điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, và điều này cũng đem lại lợi ích cho người tham gia bảo hiểm. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng, song trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó hạn chế chủ yếu là việc triển khai chậm chễ và lúng
- 50 túng các định hướng phát triển đề ra. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, chẳng hạn như tình trạng chậm chễ trong phê duyệt sản phẩm bảo hiểm, chậm chễ thực hiện triển khai giám sát thông qua hệ thống chỉ tiêu giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp, tình trạng chồng chéo nhiều cơ quan đều có thể tham gia kiểm tra thanh tra hoạt động doanh nghiệp như Viện kiểm sát, Công an, Thanh tra nhà nước, Thanh tra tài chính Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới để hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam theo đúng định hướng mà Chính phủ đã phê duyệt là điều cần thiết.
- 51 CHƢƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 3.1 TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH BTA TỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra rất nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm đã được Chính phủ Việt Nam xác định là con đường tất yếu. Trong bối cảnh chung đó, việc mở cửa thị trường bảo hiểm trong khuôn khổ Hiệp định BTA có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Hiệp định BTA đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, áp dụng các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong quản trị kinh doanh và phát triển sản phẩm để đứng vững và phát triển trên thị trường. Hiệp định BTA có thể gây ra tác động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trên các khía cạnh : 3.1.1 Tác động của các cam kết bảo hiểm trong Hiệp định BTA đối với hệ thống pháp lý và công tác quản lý nhà nƣớc Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định BTA là điều kiện tốt để các nhà quản lý rà soát lại hệ thống pháp luật để hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với lộ trình và cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA.
- 52 Do những qui định trong Hiệp định BTA về dịch vụ bảo hiểm là những vấn đề phức tạp và mới mẻ đối với nước ta, nên khi ban hành luật cũng như các văn bản dưới luật nhằm đáp ứng những qui định này Việt Nam không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các cam kết về bảo hiểm theo Hiệp định, hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. 3.1.1.1 Chính sách đảm bảo cung cấp vốn và các nguồn lực khác nhằm duy trì vai trò chủ đạo của doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước được coi sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể nhất. Tuy nhiên, cơ chế bổ sung vốn cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước theo tinh thần của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm của Việt Nam theo hướng cổ phần hoá và / hoặc trích lập từ vốn dự phòng của doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến các cam kết khi mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực thi Hiệp định BTA sẽ là sự chấm dứt vai trò “chủ đạo” của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước thông qua các biện pháp hành chính. Có chăng chỉ là các biện pháp giúp đỡ gián tiếp như trợ giúp đào tạo phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật phát triển. Mặc dù chính sách ưu đãi nguồn lực cho doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước là vấn đề thuộc chính sách của từng quốc gia và được qui định rất khác nhau tại mỗi nước, song khía cạnh này cũng phải được nhìn nhận trong xu hướng tất yếu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) trong Hiệp định BTA, Chính phủ Việt Nam sẽ không thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Điều đó đồng nghĩa với việc không được áp dụng biện pháp ưu đãi đặc biệt giành riêng cho bất cứ nhóm doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nào, trong đó có nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước.