Luận văn Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_giai_phap_tai_chinh_nham_day_manh_tieu_thu_san_pham.doc
Nội dung text: Luận văn Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH TUYÊN
- Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1 1.1. Những nội dung cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 1 1.1.2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm 2 1.1.3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 3 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp 4 1.2.1. Các nhân tố trực tiếp 4 1.2.1.1. Nhân tố sản phẩm 4 1.2.1.2. Nhân tố thị trường 5 1.2.1.3. Nhân tố thuộc về công ty 5 1.2.2. Nhân tố gián tiếp 6 1.2.2.1. Môi trường kinh tế 6 1.2.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật 7 1.2.2.3. Môi trường kỹ thuật – công nghệ 7 1.2.2.4. Môi trường văn hóa, xã hội 7 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 7 1.3.1. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: 8 1.3.2. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 8 1.3.3. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ 8 1.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận 8 1.3.5. Chỉ tiêu tốc độ tăng lợi nhuận 9 1.3.6. Điểm hòa vốn 9 1.3.7. Chi phí biên 9 1.4. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH TUYÊN 11 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thành Tuyên 11 2.1.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thành Tuyên 11
- Luận văn tốt nghiệp 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 12 2.1.3. Nguồn lực của công ty 12 2.1.3.1. Nguồn tài chính của công ty 12 2.1.3.2. Nguồn cơ sở vật chất 13 2.1.3.3. Nguồn nhân lực 15 2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Thành Tuyên.16 2.1.4.1. Tình hình tài sản 16 2.1.4.2 Tình hình nguồn vốn 18 2.1.5. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 20 2.2. Tinh hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên 21 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 21 2.2.2. Tình hình tiêu thụ tại công ty 23 2.2.2.1. Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm 24 2.2.2.2. Tinh hình tiêu thụ theo doanh thu 25 2.2.2.3. Tình hinh tiêu thụ theo thị trường 26 2.3. Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá tinh hình tiêu thụ của công ty 27 2.4. Đánh giá tình tình tiêu thụ của công ty TNHH Thành Tuyên 29 2.4.1. Những kết quả đạt được 29 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 30 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH TUYÊN 32 3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2105 32 3.1.1. Một số định hướng chung của công ty trong những năm tới 32 3.1.2. Mục tiêu tiêu thụ của Công ty trong những năm tới 32 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty33 3.2.1. Hoàn thành công tác nghiên cứu thị trường 33 3.2.1.1. Nghiên cứu khái quát thị trường 33 3.2.1.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường 34 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh 35 3.2.3. Xây dựng mức giá và phương thức thanh toán hợp lý, linh hoạt 36 3.2.4. Công tác hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 37
- Luận văn tốt nghiệp 3.2.4.1. Tham gia hội chợ triểm lãm 37 3.2.4.2. Công tác yểm trợ và xúc tiến bán hàng 37 3.2.5. Về công tác quản lý 38 3.2.6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm. 38 3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kho tàng và công tác bảo quản hàng hoá 39 3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thành Tuyên 40 3.3.1. Điều kiện về xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất kinh doanh. 40 3.3.2. Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ 40 3.3.3. Điều kiện về cán bộ, công nhân kỹ thuật. 41 3.3.4. Điều kiện về vốn. 41 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1 Bảng 2.1: Tổng số vốn từ khi thành lập đến 30/6/2013 12 Bảng 2.2: Danh sách máy móc thiết bị 14 Bảng 2.3: Số lượng biên chế thướng xuyên 15 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp tình hình tài sản của DN giai đoạn 2011 – 2013 16 Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011, 2012, 2013 18 Bảng 2.6: bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 20 Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013 21 Bảng 2.8: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 24 Bảng 2.9: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty 25 Bảng 2.10: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 27 Bảng 2.11: Chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tiêu thụ công ty 27 Bảng 3.1: Một số mục tiêu của công ty trong những năm tới 33
- Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng để ra cho mình mục tiêu nhất định, có nhiều mục tiêu để cho doanh nghiệp phấn đấu như lợi nhuận, vị thế, an toàn, Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Đến năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO và 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể đứng vững và phát triển được đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động, vươn lên để tự khẳng định mình. Trong mục tiêu lợi nhuận, có thể được coi là hàng đầu để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm tới 3 vấn đề trọng tâm của sản xuất kinh doanh mà công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, phát triển của doanh nghiệp. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề tiêu thụ sản phẩm và căn cứ vào tình hình thực tiễn của công ty TNHH Thành Tuyên em đã chọn đề tài là: “Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên”. Luận văn gồm 3 chương: -Chương 1: Tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. -Chương 2: Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên. -Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên.
- Luận văn tốt nghiệp Qua đây em xin bày tỏ lòng chân thành biết toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo ThS. Lê Thị Hồng người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập cũng như viết bài.
- Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Những nội dung cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị được hoàn thành. Thực tế cho thấy, ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khi ba vấn đề cơ bản của sản xuất (sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?) do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả mà Nhà nước quy định sẵn, tức là thực hiện hành vi hàng- tiền (H-T). Hay nói một cách khác trong giai đoạn này các doanh nghiệp sản xuất đã bị biến thành các tổng kho cho Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề cơ bản của sản xuất cho nên tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đó là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu: Từ việc nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng đến quảng cáo xúc tiến bán hàng và cuối cùng là phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất Sơ đồ 1.1: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm Hàng hóa Hàng hóa Người Tiêu thụ Thanh Người bán toán mua Bán Mua SV: Nguyễn Hải Hà 1 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Do vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành đồng bộ bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm: - Các chủ thể kinh tế tham gia ( người bán, người mua ) - Phải có đối tượng ( hàng hoá, tiền tệ ) - Phải có thị trường, môi trường ( người bán gặp người mua ) 1.1.2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm Bán buôn: Là hình thức tiêu thụ sản phẩm thông qua người bán buôn là hình thức tiêu thụ gián tiếp mà sản phẩm của doanh nghiệp bán lại cho người bán lẻ. Họ có vai trò rất quan trọng trên thị trường và các kênh phân phối. Họ có khả năng chi phối người bán lẻ cũng như các quan hệ thị trường, thậm chí họ có thể trở thành những nhà lũng loạn thị trường. Mặc dù người bán buôn rất ít tiếp cận với người tiêu dùng song họ có thế mạnh là trường vốn, phương tiện kinh doanh hiện đại, vì thế có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Bán lẻ: Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Hình thức này làm giảm bớt không gian vận động của sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp không hoặc ít bị chia sẻ. Doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng, người mua cuối cùng nên có thể nắm bắt các thông tin của thị trường. Tuy nhiên hình thức này có thể làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị chậm lại và thu hồi vốn lâu. Đại lý, ký gửi: Đối với tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần quan tâm đến đại lý tiêu thụ sản phẩm chứ không phải đaị lý cho người bán buôn hay bán lẻ. Về danh nghĩa đó là một bộ phận hoàn toàn độc lập, trên thực tế có thể coi nó là bộ phận "bên trong" của doanh nghiệp làm chức năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và do đó doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Giữa doanh nghiệp và đại lý cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý. Trong hợp đồng qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên trong quá trình SV: Nguyễn Hải Hà 2 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng hình thức này doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đi xa, mở rộng phần thị trường, tuy nhiên nó cũng làm giảm bớt phần lợi nhuận của doanh nghiệp và khó thu hồi vốn. Tiêu thụ sản phẩm thông qua môi giới: Do tính đa dạng và phức tạp của các quan hệ kinh tế trên thị trường, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của các quan hệ cung cầu, tình trạng cạnh tranh và vấn đề giá cả mà các doanh nghiệp sản xuất, bán buôn bán lẻ, đại lý không phải lúc nào cũng nắm bắt được tất cả các thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ. Vì thế mà xuất hiện những người môi giới để chắp nối các quan hệ buôn bán trên thị trường. Người môi giới giúp doanh nghiệp tìm nơi tiêu thụ, tìm các cách thức tiêu thụ. Hình thức này giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ có nghĩa là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoã mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu, và nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời, tiêu thụ sản phẩm giúp cho các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, SV: Nguyễn Hải Hà 3 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp 1.2.1. Các nhân tố trực tiếp 1.2.1.1. Nhân tố sản phẩm Chất lượng sản phẩm: Trong thời buổi kinh tế thị trường, với sự có mặt của một khối lượng hàng hoá khổng lồ, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, thì chất lượng sản phẩm đã trở thành một vấn đề cạnh tranh, nó được đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng càng cao thì uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng càng lớn, có khả năng cạnh tranh hơn đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận và cuối cùng là doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng, từ đó đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm: điều mà khách hàng chú ý đến đầu tiên bên cạnh độ thoả dụng đó là giá cả sản phẩm. Chính vì vậy, giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận mua một sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung- cầu trên thị trường. Quy luật cầu cho chúng ta biết rằng: nhu cầu về một loại hàng hoá sẽ tăng khi giá của loại hàng hoá giảm và sẽ giảm khi giá hàng hoá đó tăng. Vì vậy , việc xác định giá đung đắn là điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp đẩy mạnh mức tiêu thụ. Cơ cấu sản phẩm: xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất các loại nhu cầu trên thị trường về chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp SV: Nguyễn Hải Hà 4 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp đang kinh doanh từ đó có thể giảm bớt chi phí, tăng doanh số và đạt được mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất. 1.2.1.2. Nhân tố thị trường Cung – cầu hàng hoá tạo nên thị trường. Khi một nhu cầu đối với một loại hàng hoá nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Việc cung ứng hàng hoá đó vừa đủ thoả mãn nhu cầu đối với hàng hoá trong một thời kỳ nhất định gọi là trạng thái cân bằng cung – cầu. Nếu cung tăng, do các nguyên nhân giá đầu vào rẻ, thiết bị công nghệ tạo ra năng suất cao, nhiều người tham gia vào cung ứng làm cho đường cung dịch chuyển sang phải. Dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hoá trên thị trường . Điều này tất yếu làm cho việc tiêu thụ hết khối lượng hàng hoá sản xuất ra theo giá cũ là rất khó. Để có thể làm được điều đó các doanh nghiệp thường hạ giá và tăng cường các hoạt động xúc tiến để làm tăng nhu cầu. Nếu cầu tăng do các nguyên nhân thu nhập của người tiêu dùng tăng, giá cả hàng hoá thay thế tăng, giá cả hàng hoá bổ xung giảm làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải và lên trên. Điều này sẽ làm cho nhu cầu tăng vượt quá khả năng cung ứng. Khi đó để có thể tận dụng có hiệu quả nhất thời cơ này các doanh nghiệp thường cố gắng sản xuất hết công suất, tăng giá để có thể thu được lợi nhuận tối đa. 1.2.1.3. Nhân tố thuộc về công ty Khả năng tài chính: Khả năng về vốn của doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có khối lượng vốn kinh doanh lớn có thể sử dụng tốt chính sách cạnh tranh bằng giá cả để tăng tiêu thụ, có khả năng đầu tư một cách tốt nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật và dây truyền công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, dễ dàng được khách hàng chấp nhận, cũng như doanh nghiệp có thể đứng vững được trước những cuộc khủng hoảng về tài chính, những biến động về chính trị – xã hội. SV: Nguyễn Hải Hà 5 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Khả năng về con người: thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân viên trong doanh nghiệp. Cơ cấu quản lý: Thể hiện ở khả năng sắp xếp và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng bố trí đúng người, đúng việc của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhãn hiệu sản phẩm và mối quan hệ của doanh nghiệp: Sự nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gây sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng bán được nhiều sản phẩm. Bên cạnh đó, các mối quan hệ của doanh nghiệp như các mối quan hệ với khách hàng, các ngân hàng, các cơ quan tài chính, các tổ chức chính trị, các cơ quan nhà nước sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội bán hàng, khả năng huy động vốn. 1.2.2. Nhân tố gián tiếp 1.2.2.1. Môi trường kinh tế Lạm phát: khi tỷ lệ lạm phát cao, người tiêu dùng có xu hướng không tiết kiệm bằng tiền bản tệ cũng như gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang dự trữ vàng, ngoại tệ mạnh và các hàng hoá lâu bền có giá trị lớn. Do đó, trong giai đoạn này thường mức tiêu dùng các loại hàng hoá lâu bền có giá trị cao tăng, các hàng hoá thiết yếu cũng có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo tâm lý tiêu dùng của từng gia đình. Sự suy thoái kinh tế: biểu hiện rõ nhất của sư suy thoái kinh tế đó là tốc độ tăng của GDP. Trong giai đoạn này, tiêu dùng giảm mạnh, đặc biệt là đối với hàng hoá lâu bền. Các vấn đề khác: ngoài hai vấn đề trên thì các vấn đề về tỷ lệ lãi suất, cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi tỷ lệ lãi suất cao thì khi đó các hộ tiêu dùng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để có thể thu được SV: Nguyễn Hải Hà 6 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp khoản tiền lãi cao, do đó thường trong giai đoạn này tiêu dùng giảm dẫn đến việc tiêu thụ của doanh nghiệp cũng sút giảm theo 1.2.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật Sự ảnh hưởng của pháp luật tới hoạt động tiêu thụ thông qua các quy định của nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hoá, các mức giá trần, giá sàn, các quy định về cung ứng hàng hoá trong các thời kỳ thiên tai, dịch hoạ, các loại thuế được áp dụng 1.2.2.3. Môi trường kỹ thuật – công nghệ Khoa học công nghệ càng hiện đại , kỹ thuật càng tiên tiên thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp càng được nâng cao kể cả về chất lượng, số lượng lẫn mẫu mã, chủng loại do đó làm cho sản phẩm có thể đáp ứng được cả những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Hơn nữa cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngày càng xuất hiện nhiều hình thức bán hàng tiên tiến, thuận tiên đối với cả người mua và người bán như các loại máy bán hàng tự động, bán hàng qua mạng Internet 1.2.2.4. Môi trường văn hóa, xã hội Ảnh hưởng của môi trường này thể hiện thông qua các yếu tố như: cơ cấu dân cư, mật độ dân cư, trình độ dân trí, sự thay đổi cấu trúc gia đình trong xã hội, phong tục tập quán Dân số càng lớn thì nhu cầu về hàng hoá càng lớn. Trình độ dân trí càng cao thì những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại càng được để ý đến hơn bao giờ hết. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá lại hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm để từ đó rút ra những ưu, nhược điểm và tìm ra nguyên nhân thất bại để từ đó có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Thông thường khi đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu sau: SV: Nguyễn Hải Hà 7 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 1.3.1. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: - Về mặt hiện vật Sản lượng tiêu thụ thực tế Tỷ lệ (%) hoàn thành KHTTSP = ———————————––––– x 100 % Sản lượng tiêu thụ kế hoạch - Về mặt giá trị Σ Qij . Pio Tỷ lệ (%) hoàn thành KHTTSP = —————-–– x 100 % Σ Qio . Pio Qij : Sản lượng tiêu thụ thực tế của sản phẩm j Qio : Sản lượng tiêu thụ kế hoạch của sản phẩm i Pio : Giá cả của sản phẩm Với chỉ tiêu này cho thấy bức tranh toàn cảnh của hoạt động tiêu thụ, ở đây nó thể hiện rõ hiệu quả của hoạt động tiêu thụ có hoặc không hoàn thành nhiệm vụ của nó về mặt gía trị cũng như hiện vật. 1.3.2. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm Sản lượng sản phẩm tiêu thụ M = ————————————––––– Sản lượng sản phẩm sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh sự nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ Nếu M = 1: chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm tốt, có hiệu quả 1.3.3. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ DT =Σ Pi – Qi Trong đó : Pi :Là giá bán sản phẩm i Qi : Là sản lượng tiêu thụ sản phẩm i 1.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận L = ΣQi – ( Pi – Zi – Fi – Ti ) SV: Nguyễn Hải Hà 8 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Trong đó: L : Lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm Qi : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i Pi : Giá bán đơn vị sản phẩm i Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i Fi : Chi phí lưu thông đơn vị sản phẩm i Ti : Mức thuế trên một đơn vị sản phẩm i 1.3.5. Chỉ tiêu tốc độ tăng lợi nhuận L1 T = —- Lo Trong đó: Lo : Lợi nhuận kỳ trước L1 :Lợi nhuận kỳ sau 1.3.6. Điểm hòa vốn SL hoà vốn = CP cố định giá bán đơn vị – CP biến đổi bình quân Doanh thu hoà vốn = Giá bán đơn vị x Sản lượng hoà vốn 1.3.7. Chi phí biên DC MC = DN Trong đó: MC: chi phí biên DC: Tỷ lệ thay đổi chi phí DN: Tỷ lệ thay đổi sản lượng tính ra đơn vị 1.4. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm không chỉ là hoạt động tất yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà chúng còn có ý nghĩa rất lớn. Đối với doanh nghiệp: Thúc đẩy tiêu thụ là đẩy mạnh thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, làm tăng cường mối liên hệ giữa nhà sản xuất với khách hàng. Thúc đẩy tiêu thụ góp phần đẩy SV: Nguyễn Hải Hà 9 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp nhanh việc thực hiện mục đích của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là sản xuất để bán và thu lợi nhuận, hoàn thành giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị đồng thời hoàn thành vòng quay của một chu kỳ kinh doanh. -Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ khi được thực hiện theo kế hoạch tỷ lệ hàng hóa của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận cao, tăng thêm uy tín và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp từ đó củng cố và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Thúc đẩy tiêu thụ cũng góp phần củng cố thêm niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp do đó tăng khả năng tái tạo nhu cầu của khách hàng với doanh nghiệp. Nó cũng là một biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Đối với khách hàng: Nếu như không có hoạt động thúc đẩy tiêu thụ, khách hàng muốn thỏa mãn nhu cầu của mình khách hàng phải tự mình tìm kiếm các nguồn để thỏa mãn nhu cầu. Điều này khiến khách hàng phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để có được nguồn thỏa mãn nhu cầu. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khách hàng đang sống trong nền kinh tế hàng hóa và thời đại bùng nổ thông tin nên việc tìm kiếm những nguồn thỏa mãn lại càng không dễ dàng gì. Nhờ có hoạt động thúc đẩy tiêu thụ của các doanh nghiệp mà người tiêu dùng có cơ hội được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng, đồng bộ và được phục vụ một cách văn minh, lịch sự với một chi phí hợp lý hơn khi không có các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ Đối với xã hội: Thúc đẩy tiêu thụ làm tăng khả năng cho các sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu dùng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu dùng tức là xã hội đã chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, tính hữu ích của sản phẩm đã được xác lập, gí trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện. Lao động của doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích. Như vậy, cũng nhờ có hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm mà làm cho lao động của xã hội nhiều khả năng trở thành lao động có ích. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm còn làm cho các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp được tổ chức một cách hợp lý và tối ưu nhất nên tránh được tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực lao động của xã hội. SV: Nguyễn Hải Hà 10 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH TUYÊN 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thành Tuyên 2.1.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH Thành Tuyên Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH THÀNH TUYÊN Văn phòng giao dịch: số nhà 411, Đường Quang Trung, Phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang. Điện thoại: 027 3812388 Mã số doanh nghiệp: 5000 222 562 Số đăng ký kinh doanh: 1502000130 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 09 tháng 6 năm 2003. Đăng ký thay đổi lần thứ 2, ngày 21 tháng 12 năm 2010. Vốn điều lệ: 850.000.000vnđ Số tài khoản: 8106.2110468 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Tuyên Quang. Các lĩnh vực hoạt động: điện tử, điện lạnh, tin học và đồ gia dụng với nhiều sản phẩm chính hãng từ các tập đoàn nổi tiếng như Sony, LG, Panasonic. Là trung tâm bảo hành sản phẩm Sony duy nhất tại Tuyên Quang. STT Mặt hàng kinh doanh Sản phẩn 1 Điện tử Tivi, loa đài, đầu đĩa Máy điều hòa, tủ lạnh, tủ đông, bình nóng 2 Điện lạnh lạnh, máy lọc nước 3 Tin học Máy vi tính, máy in, máy fax Máy hút bụi, máy gặt, nồi cơm điện, quạt 4 Đồ gia dụng sưởi SV: Nguyễn Hải Hà 11 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thành Tuyên tiền thân là Trung tâm kỹ thuật. Hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật từ những năm 1990. Sau khi thành lập Công ty TNHH Thành Tuyên năm 2003. Công ty mở rộng nhiều lĩnh vực, song vẫn ưu tiên phát triển cho lĩnh vực kỹ thuật điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, tư vấn, thi công và kinh doanh những ngành nghề có thế mạnh của Công ty. Trong thời gian hoạt động, công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nguồn tài chính vững mạnh, đảm bảo cho đầu tư và phát triển. Hiện nay Công ty quy tụ 25 kỹ sư, cử nhân, trung cấp và các công nhân lành nghề. Công ty hoạt động với nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, CNTT; thực hiện các dự án đồng thời nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, CNTT, tự động hóa. 2.1.3. Nguồn lực của công ty 2.1.3.1. Nguồn tài chính của công ty Bảng 2.1: Tổng số vốn từ khi thành lập đến 30/6/2013 STT Nội dung Giá trị Ghi chú Tổng giá trị vốn góp 1.100.000.000 đ 1 Số vốn khi thành lập Cty (năm 2003) 850.000.000 đ Trong đó: * Giá trị bằng tài sản 135.000.000 đ * Giá trị bằng tiền mặt 500.000.000 đ 4 Số vốn bổ xung năm 2009 300.000.000đ Trong đó: * Giá trị bằng tài sản 135.000.000 đ * Giá trị bằng tiền mặt 650.000.000 đ 5 Số vốn bổ xung năm 2010 500.000.000đ Trong đó: * Giá trị bằng tài sản 350.000.000 đ * Giá trị bằng tiền mặt 850.000.000 đ SV: Nguyễn Hải Hà 12 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 6 Số vốn bổ xung năm 2011 600.000.000đ Trong đó: * Giá trị bằng tài sản 450.000.000 đ * Giá trị bằng tiền mặt 850.000.000 đ 7 Số vốn bổ xung năm 2012 1.800.000.000đ Trong đó: * Giá trị bằng tài sản 850.000.000 đ * Giá trị bằng tiền mặt 850.000.000 đ 8 Số vốn bổ xung năm 2013 2.400.000.000đ Trong đó: * Giá trị bằng tài sản 1.550.000.000đ * Giá trị bằng tiền mặt 850.000.000đ (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) 2.1.3.2. Nguồn cơ sở vật chất Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định đối với năng lực sản xuất của công ty. Nếu nói quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng sản phẩm thì máy móc thiết bị là phương tiện để thực hiện quy trình công nghệ đó. Khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng cũng như mức độ hiện đại của chúng đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của công ty. Tùy thuộc vào tình trạng của máy móc thiết bị và mục tiêu cạnh tranh mà công ty sẽ lựa chọn phương án đổi mới công nghệ sao cho thích hợp. SV: Nguyễn Hải Hà 13 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Bảng 2.2: Danh sách máy móc thiết bị S Trọng tải, Số lượng Năm sản Tình T MÔ TẢ THIẾT BỊ NHÃN HIỆU công xuất xuất trạng T thiết bị I PHỤC VỤ LẮP ĐẶT 1 Khoan bê tông 850W 850W 6 2009 Tốt 2 Khoan bê tông 750W 750W 2 2010 Tốt 3 Xe bán tải Huyndai 1000 kg 2 2000 Tốt 4 Xe Innova Toyota 8 chỗ 1 2007 Tốt 5 Xe máy Honda 100-100cm3 VN 05 2001 Tốt 6 Bộ long loe ống đồng Taiwan 10 2008 Tốt 7 Thang dây tiêu chuẩn PC 15 mét 02 2011 Tốt 8 Thang nhôm chuyên dụng 1 -2 m 07 2010 Tốt II THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM HIỆU CHỈNH 1 Máy đo điện trở đất Japan 01 2008 Tốt 2 Mê gôm mét 2.500V Japan 01 2007 Tốt 3 Ampe kìm 1000A Japan 05 2009 Tốt 4 Đồng hồ vạn năng Nhật Japan 03 2010 Tốt III THIẾT BỊ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1 Dây bảo hiểm tiêu chuẩn China 03 2012 Tốt 2 Mũ bảo hiểm lao động Việt Nam 10 2011 Tốt 3 Dây dù bảo hiểm ( mét ) Việt Nam 100 2012 Tốt 4 Kính hàn điện Việt Nam 08 2011 Tốt IV CÁC LOẠI KHÁC 1 Máy ép đầu cốt CPO-235A Taiwan 02 2007 Tốt 2 Máy phát hàn DenYo- Nhật Japan 01 2005 Tốt 3 Thiết bị hàn đồng nhôm Taiwan 02 2011 Tốt 4 Máy phát hàn thiếc 03 2010 Tốt 5 Máy cắt sắt, nhôm Chinna 01 2011 Tốt (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) SV: Nguyễn Hải Hà 14 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 2.1.3.3. Nguồn nhân lực Bảng 2.3: Số lượng biên chế thướng xuyên Trong đó Tổng STT Ngành Nhân Đại Cao Trung CNKT CNKT cộng viên học đẳng cấp bậc 5/7 bậc 3/7 1 Đại học 04 2 Cao đẳng hệ thống điện 01 3 Trung cấp kế toán 04 4 Kỹ thuật viên lành nghề, lâu năm 03 04 5 Thợ kỹ thi công, trung cấp nghề 06 6 Nhân viên văn phòng tổng hợp 03 Cộng 3 4 1 4 3 10 25 (Nguồn: Phòng nhân sự Công Ty TNHH Thành Tuyên) Đội ngũ nhân viên công ty có 25 người gồm các kỹ sư, cử nhân chuyên ngành điện, điện tử, kinh doanh, tài chính kế toán, công nghệ thông tin và nhiều cộng tác viên trong các lĩnh vực nói trên ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, luôn được trang bị kiến thức qua các khóa đào tạo kỹ thuật mới để nâng cao chuyện môn và được thử thách qua các dự án thực tế của Công ty, bảo đảm làm chủ được các công nghệ tiên tiến nhất, ứng dụng một các hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dự án của công ty. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi còn có đội ngũ công tác viên là các cán bộ, giảng viên, chuyên viên ở các ngành luôn phối hợp cùng các cán bộ công ty về kỹ thuật, nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển kinh doanh. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển công ty luôn đặt vấn đề nhân sự lên hàng đầu, quyết định đến sự sống còn của công ty. Lực lượng nhân sự hiện nay của công ty là 25 người trong đó trình độ đại học có 4 người chiếm 16%, cao đẳng và trung cấp chiếm 20%, còn lại 64% là phổ thông trung học. Một số vấn đề về nhân sự cần lưu ý hiện nay tại công ty là vấn đề đào tạo, năng lực của phòng nhân sự không đủ năng lực để có thể đào tạo hết SV: Nguyễn Hải Hà 15 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp được đội ngủ nhân viên, việc đào tạo chủ yếu là do các kỹ thuật viên lành nghề, lâu năm truyền đạt lại kinh nghiệm cho nhân viên. Về lương, thưởng cho nhân viên: hệ thống lương tại công ty là khá tốt, thường bằng hoặc cao hơn so với các trung tâm, siêu thị điện máy trên toàn Tỉnh. Ngoài ra công ty còn có chế độ thưởng tùy thuộc vào doanh số đạt được hàng tháng của bộ phậ nkinh doanh. Về chính sách phúc lợi: công ty có chính sách phúc lợi cho nhân viên như bảo hiểm y tế, xã hội, tổ chức tham quan, thưởng năm, thưởng nóng nhân viên làm thêm giờ. Cụ thể, vào mùa nắng nóng nhu cầu lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa là rất cao từ hộ gia đình tời các cơ quan, trạm phát sóng nhân viên buộc phải làm thêm giờ và mỗi giờ làm thêm công ty đưa trực tiếp 50 000đ đến 100 000đ cho nhân viên. 2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Thành Tuyên 2.1.4.1. Tình hình tài sản Bảng 2.4: Bảng tổng hợp tình hình tài sản của DN giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: triệu đồng) So sánh So sánh 2011 2012 2013 2012/ 2011 2013 / 2012 TÀI SẢN Tỷ Tỷ Tỷ Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng lệch (%) lệch (%) (%) (%) (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8:2 10=6-4 11=10:4 A. TÀI SẢN 5891 85,07 6203 80,24 7170 84,62 312 5,3 967 15,59 NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản 528 8,96 374 6,03 324 4,52 -154 -29,17 -50 -13,37 tương đương tiền 1.Tiền 370 70,07 277 74,06 267 82,41 -93 -25,14 -10 -3,61 2.Các khoản tương 158 29,93 97 25,94 57 17,59 -61 -38,61 -40 -41,24 đương tiền II. Các khoản phải 2060 34,97 2108 33,98 2984 41,62 48 2,33 876 41,56 thu ngắn hạn 1.Phải thu khách hàng 1648 80 1728 81,97 2536 85 80 4,85 808 46,76 2.Trả trước cho người 1133 55 1296 61,48 1492 50 163 14,39 196 15,12 bán SV: Nguyễn Hải Hà 16 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 4. Dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó -721 -35 -716 -46,45 -1044 -35 5 -0,7 -328 45,81 đòi III. Hàng tồn kho 3303 56.07 3721 59,99 3862 53,86 418 12,66 141 3,79 1.Hàng tồn kho 3765 114 4465 120 5407 140 700 18,59 942 21,1 2.Dự phòng giảm giá -462 -14 -744 -20 -1545 -40 -282 61,04 -801 107,66 hàng tồn kho B. TÀI SẢN DÀI 1034 14,93 1528 19,76 1303 15,38 494 47,78 -225 -17,27 HẠN I. Tài sản cố định 1034 100 1528 100 1303 100 494 47,78 -225 -17,27 TSCĐ hữu hình 1034 1528 1303 494 47,78 -225 -17,27 Nguyên giá 1155 1698 1507 543 47,01 -191 -11,25 Giá trị hao mòn -121 -170 -204 -49 40,5 -34 20 lũy kế TỔNG CỘNG TS 6925 100 7731 100 8473 100 806 11,64 742 9,6 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Qua bảng số liệu ta thấy qua 3 năm qui mô tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể là từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 806 (trđ), tương ứng tỉ lệ 11,64%, từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 742 (trđ), tương ứng tỷ lệ 9,6%, trong cả 3 năm thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản luôn lớn hơn 80%, đi sâu phân tích từng loại tài sản thấy Tài sản ngắn hạn của công ty trong năm ba năm vừa qua liên tục gia tăng về quy mô, từ mức 5891 (trđ) năm 2011 đã tăng lên 7170 (trđ) năm 2013, tuy nhiên việc gia tăng này chủ yếu là do các khoản mục: các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng nhanh qua các năm, điển hình khoản phải thu của khách hàng từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 808 (trđ), tương ứng tỷ lệ 46,76%, chứng tỏ hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh của công ty thấp. Nhưng trong khi đó các khoản mục khác như: tiền và tương đương tiền lại có xu hướng giảm, điều này có thể cho thấy dấu hiệu xấu đối với hoạt động kinh doanh của công ty khi việc vốn của công ty đang bị tồn đọng (hàng tồn kho), hoặc bị doanh nghiệp khác chiếm dụng (khoản phải thu khách hàng) đang gia SV: Nguyễn Hải Hà 17 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền cả 3 năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Lượng tiền mặt năm 2012 còn bị giảm đi so với năm 2011 và đến năm 2013 vẫn tiếp tục giảm nhưng đã ít đi. Nguyên nhân năm 2011 công ty đã dồn lượng tiền lớn vào việc mua mới tài sản cố định và do sau khi bán hàng vẫn không thu được tiền ngay, điều này đã làm ảnh hưởng đến tiền mặt tại quĩ và khả năng thanh toán tức thời của công ty. Đối với tài sản dài hạn của công ty, từ năm 2011 đến năm 2012 tăng lên 494 (trđ), tương ứng tỷ lệ 47,78%, vì trong giai đoạn này công ty có xu hướng mở rộng đầu tư, mua sắm xâu dựng cơ sở vật chất. Qua những phân tích về tình hình biến động tài sản nói trên, có thể thấy tổng tài sản của công ty qua 3 năm tăng lên, điều này là hoàn toàn hợp lý do công ty đang phấn đấu mở rộng kinh doanh, sản xuất, phát triển thương hiệu. 2.1.4.2 Tình hình nguồn vốn Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng Năm 2012 so Năm 2013 so 2011 2012 2013 với 2011 với 2012 NGUỒN VỐN Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ tiền (%) tiền (%) tiền (%) lệch (%) lệch (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9 =8 :2 10=6-4 11=10:4 A. NỢ PHẢI TRẢ 3513 50,73 4247 54,93 4956 58,49 734 20,89 709 16,69 I. Nợ ngắn hạn 3513 100 4247 100 4956 100 734 20,89 709 16,69 1. Vay và nợ ngắn hạn 2330 66,33 2729 64,26 3651 73,67 399 17,12 922 33.79 2. Phải trả người bán 1183 33,67 1518 35,74 1305 26,33 335 28.32 -213 -14,03 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3412 49,27 3484 45,07 3517 41,51 72 2,11 33 0.95 I. Vốn chủ sở hữu 3412 100 3484 100 3517 100 72 2,11 33 0,95 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2985 87,49 3106 89,15 3380 96,1 121 4,05 274 8,82 2. Lợi nhuận chưa phân phối 427 12,51 378 10,85 137 3,9 -49 -11,48 -241 -63,76 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6925 100 7731 100 8473 100 806 11,64 742 9,6 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) SV: Nguyễn Hải Hà 18 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Qua bảng số liệu cùng với sự tăng bên tài sản thì tổng nguồn vốn công ty trong 3 năm cũng tăng. Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả luôn lớn hơn 50% qua các năm và có xu hướng tăng dần, trong đó năm 2011 là chiếm 50,73%, năm 2012 là 54,93%, năm 2013 là 58,49%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu đến từ nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn đi chiếm dụng của nhà cung cấp, điều này phản ánh mức độ tự chủ tài chính của công ty nằm ở mức thấp, đồng thời đó sự rủi ro tài chính cũng cao. Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 734 (trđ) so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng là 20,89%. Năm 2013 so với năm 2012 cũng tăng lên 709 (trđ), tương ứng tỷ lệ tăng 16.69%. Trong nợ ngắn hạn thì vay nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và khoản này tăng lên qua từng năm, cho thấy công ty đang dần lệ thuộc vào nguồn vốn vay để tài trợ cho nguồn vốn kinh doanh, điều này sẽ làm giảm khả năng tự chủ về tài chính, đồng thời tăng rủi ro tài chính của công ty, nhất là trong bối cảnh lãi suất của các khoản vay đang ở nằm ở mức cao. Vốn chủ sở hữu của công ty có tăng qua từng năm nhưng không đáng kể, cụ thể là từ mức 3412 (trđ) năm2011 tăng lên 3517 (trđ) năm 2013 nguyên nhân do trong năm 2011 công ty đã đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, ôtô để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh, cụ thể lợi nhuận chưa phân phối năm 2013 so với năm 2012 giảm 241 (trđ), tương ứng tỷ lệ 63.76%. Tóm lại qua sự phân tích trên có thể thấy rằng quy mô vốn của công ty tăng nhưng không đáng kể, công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên cần xem xét thêm các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh để phân tích xem sự tăng của tổng nguồn vốn có làm tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Để có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn hơn. SV: Nguyễn Hải Hà 19 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 2.1.5. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Bảng 2.6: bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn So sánh năm So sánh năm Đơn Năm Năm Năm 2012/2011 2013\2012 Chỉ tiêu vị 2011 2012 2013 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ tính lệch (%) lệch (%) 1. Tài sản Trđ 6925 7731 8473 806 11,64 742 9,6 2. Nợ phải trả Trđ 3513 4247 4956 734 20,89 709 16,69 3. Vốn chủ sở hữu Trđ 3412 3484 3517 72 2,11 33 0,95 4. Hệ số nợ so với Lần 0,51 0,55 0,58 0,04 7,84 0,03 5,45 tài sản (4=2/1) 5. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu Lần 2,03 2,22 2,41 0,19 9,36 0,19 8,56 (5=1/3) (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Theo bảng số liệu hệ số nợ so với tài sản có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể năm 2012 tăng 0,04 lần so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng 7,84%, đến năm 2013 tăng 0.03 lần so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 5,45%, mặc dù tăng không đáng kể nhưng doanh nghiệp vẫn cần chú ý đến các khoản nợ phải trả để đảm bảo an toàn cho vốn kinh doanh. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 ở cả 3 năm chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho tài sản. Kết cấu tài chính này cho thấy mặc dù xuất hiện rủi ro trong việc sử dụng vốn nhưng doanh nghiệp đã có biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro. SV: Nguyễn Hải Hà 20 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 2.2. Tinh hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013 ĐVT:Triệu đồng Năm So sánh So sánh So sánh Chỉ tiêu Mã 2011/2012 2012/2013 2011 2012 2013 số Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lệch (%) lệch (%) 1 2 3 4 5 6 = 4 - 3 7 = 6 : 3 8 = 5 - 4 9 = 8 : 4 1. Doanh thu bán hàng và cung 01 4368 5043 5531 675 15,45 488 9,68 cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 84 21 30 -63 -75 9 42,86 3.Doanh thu thuần về bán hàng và 10 4284 5022 5501 738 17,23 479 9,54 cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 4.Giá vốn hàng bán 11 2547 3064 3456 517 20,3 392 12,79 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 1737 1958 2045 221 12,72 87 4,44 cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 6.Chi phí bán hàng 24 175 219 228 44 25,14 9 4,2 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1160 1312 1332 152 13,1 20 1,52 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30 402 427 485 25 6,22 58 13,58 kinh doanh 30 = 20 - (24+25) 9. Tổng lợi nhuận kế toán trước 50 431 479 512 48 11,14 33 6,89 thuế 10. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 112 154 164 42 37,5 10 6,49 11. Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 319 325 348 6 1,88 23 7,08 doanh nghiệp 60 = 50 – 51 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Có thể thấy trong 3 năm doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng, điều này giúp công ty có thêm nguồn vốn để đầu tư mưa sắm thêm máy móc, thiết bị, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước và nâng cao đời SV: Nguyễn Hải Hà 21 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng như sau: Doanh thu hoạt động của công ty trong 3 năm không ngừng tăng trưởng. Năm 2011 mức doanh thu là 4368 (trđ), đến năm 2012 đã tăng lên 5043 (trđ), tương ứng tỷ lệ tăng 15,45%, đây là doanh thu từ việc bán hàng hóa của công ty, công ty đã mở một cửa hàng mới kết hợp với một số chính sách khuyến khích việc bán hàng như: áp dụng chính sách mua hàng trả góp, mở các chương trình quảng, khuyến mãi làm cho hàng hóa được bán ra nhiều hơn. Nhưng đến năm 2013 mức tăng đã không đáng kể, nguyên nhân là do sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, ngày càng có nhiều công ty, siêu thị điện máy ra đời dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 517 (trđ) tương ứng tỷ lệ tăng là 20,3%. Do doanh thu bán hàng tăng trong khi giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp tăng trưởng thuận chiều với chiều tăng của doanh thu nên giá vốn hàng bán tăng là đương nhiên. Tuy vậy tỷ lệ tăng của giá vốn cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty chưa được tốt, nguyên nhân khách quan có thể thấy Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nên việc vận chuyển hàng hóa tương đối khó khăn, tốn nhiều chi phí. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 44 (trđ) so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng là 25,14%. Đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng nhưng không đáng kể là 9 (trđ) so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng là 4,2%. Điều này cho thấy từ năm 2011 đến năm 2012 công ty phải chi khá nhiều tiền vào các khoản môi giới để bán được hàng, thêm vào đó là chi phí cho việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Nhưng đến năm 2013 tỷ lệ tăng đã giảm mạnh điều này chứng tỏ công ty đã đạt những thành quả nhất định, có chỗ đứng trên thị trường ở Tỉnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2012 tăng với tỷ lệ là 13.1% là do công ty mới mở thêm một cửa hàng nhỏ nên việc tăng là tất yếu. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của hai chi phí này kết hợp với tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán so với tỷ SV: Nguyễn Hải Hà 22 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp lệ tăng của doanh thu thuần là khá cao, công ty cần chú ý hơn về việc tiết kiệm các chi phí liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Còn về lợi nhuận thì công ty vẫn đảm bảo ở mức an toàn, nổi bật có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng dần đều qua từng năm, năm 2011 đến năm 2012 tăng 25 (trđ), tương ứng tỉ lệ 6,22%, đến năm 2013 con số chênh lệch đã là 58 (trđ), tương ứng tỷ lệ 13,58%. Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng kinh tế song công ty vẩn đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này chứng minh tầm nhìn, chiến lược và hoạch định mà Ban lãnh đạo của công ty vạch ra là rất đúng đắn. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ tại công ty Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ trạng thái hiện vật sang trạng thái tiền tệ là kết thúc một vòng luôn chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tái đầu tư sản xuất mở rộng, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của công ty lên lãnh đạo công ty TNHH Thành Tuyên rất quan tâm đến hoạt động tiêu thụ. Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ và đã đạt được những thành quả nhất định, để thấy rõ hơn thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty ta cần xem xét đánh giá kết quả tiêu thụ theo các tiêu chí khác nhau để tìm ra các nguyên nhân giúp cán bộ lãnh đạo ra các quyết định, giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ tại công ty. SV: Nguyễn Hải Hà 23 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 2.2.2.1. Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm Bảng 2.8: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm ĐVT: chiếc So sánh So sánh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Sản phẩm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lệch (%) lệch (%) 1. Tivi Sony 100 17,54 102 15,84 106 14,36 2 2 3 2,94 2. Điều hòa Pana 98 17,19 130 20,19 183 24,8 32 32,65 53 40,77 9000 BTU 3. Điều hòa Pana 84 17,74 95 14,75 176 23,85 11 13,1 81 85,26 12000 BTU 4. Tủ lạnh Hitachi 129 22,63 134 20,81 103 13,96 5 3,88 -31 -23,13 5. Máy giặt Sanyo 118 20,7 123 19,1 95 12,87 5 4,24 -28 -22,76 6. Sản phẩm khác 41 7,19 60 9,31 75 10,16 19 46,34 15 25 Tổng sản phẩm 570 100 644 100 738 100 74 12,98 94 14,6 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Từ bảng số liệu tổng hợp tình hình tiêu thụ theo sản phẩm qua 3 năm ta thấy: số lượng các sản phẩm chính của công ty trong 3 năm có xu hướng tăng, đặc biệt là các loại điều hòa nhiệt độ. Loại điều hòa Panasonic 12000BTU với tỷ lệ tăng 85,26% từ năm 2012 đến năm 2013. Để có số lượng tiêu thụ như vậy một phần do nhiều đối tượng khách hàng mua về trang bị cho cơ quan, đơn vị nên thường mua với số lượng lớn. Và trong năm công ty nhận được nhiều hợp đồng lắp đặt điều hòa ở các trạm phủ sóng của Viettel và Vinaphone tại các Tỉnh, Huyện vùng sâu vùng xa. Ta có thể thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường của loại sản phẩm này là cao và chiếm ưu thế. Vì vậy. công ty cần đặc biệt quan tâm và cố gắng phát huy hơn nữa khả năng tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu. Bên cạnh đó, cũng có những sản phẩm số lượng tiêu thụ lại giảm tương đối lớn so với các năm trước như tủ lạnh Hitachi năm 2013 là 103 (chiếc) SV: Nguyễn Hải Hà 24 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp giảm là 31 chiếc so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ -23,13% và máy giặt Sanyo giảm 28 chiếc từ năm 2012 đến năm 2013, tương ứng tỷ lệ -22,76%. Những sản phẩm này trước đây đã từng là sản phẩm chiếm ưu thế của công ty và có tỷ trọng cao trên thị trường tiêu thụ đồ điện. Nguyên nhân vì máy giặt, tủ lạnh là những thiết bị thiết yếu trong cuộc sông hiện nay nên những năm trước năm 2012 mặt hàng này tiêu thụ rất mạnh, rất nhiều hộ gia đình mua dẫn đến hiện nay số lượng tiêu thụ sản phẩm này đã có dấu hiệu suy giảm. Các sản phẩm khác của công ty tăng liên tục qua từng năm điều này chứng tỏ công ty đang tiến dần tới việc đa dạng hóa sản phẩm để cố gắng phục vụ nhu cầu cần thiết của khách hàng. 2.2.2.2. Tinh hình tiêu thụ theo doanh thu Bảng 2.9: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty ĐVT: triệu đồng So sánh So sánh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Sản phẩm Doanh Tỷ lệ Doanh Tỷ lệ Doanh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ thu (%) thu (%) thu (%) lệch (%) lệch (%) 1. Tivi Sony 1052 24,08 1132 22,45 1251 22,62 80 7,6 119 10,51 2. Điều hòa Pana 9000 863 19,76 1261 25 1695 30,65 398 46,12 434 34,42 BTU 3. Điều hòa Pana 848 19,41 1001 19,85 1213 21,93 153 18,04 212 21,18 12000 BTU 4. Tủ lạnh Hitachi 602 13,78 482 9,56 302 5,46 -120 -19,93 -180 -37,34 5. Máy giặt Sanyo 490 11,22 363 7,2 250 4,52 -127 -25,92 -113 -31,13 6. Sản phẩm khác 513 11,74 804 15,94 820 14,82 291 56,73 16 2 Tổng doanh thu 4368 100 5043 100 5531 100 675 15,45 488 9,68 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Qua bảng số liệu thấy rõ doanh thu tiêu thụ của công ty qua 3 năm có sự tăng trưởng. Trong năm 2012 tổng doanh thu tiêu thụ của công ty đạt 5043 (trđ) tăng so với năm 2011 là 675 (trđ) tương ứng tỷ lệ tăng 15,45%. Năm 2012 và năm 2013 mặt hàng Tivi và điều hòa chiếm tỷ trọng cao trong tổng SV: Nguyễn Hải Hà 25 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp mức doanh thu (trên 20%) nguyên nhân một phần do sự biến đổi khí hậu nên nhu cầu sừ dụng điều hòa của người dân tăng cao và do địa phương có những chính sách giúp đỡ doanh nghiệp, tạo điều kiện công ty vay vốn, tiếp cận thị trường để mạnh dạn đầu tư. Doanh thu các loại mặt hàng tủ lạnh, máy giặt có xu hướng giảm mạnh qua các năm, cụ thể tủ lạnh Hitachi từ năm 2012 đến năm 2013 giảm 180 (chiếc) tương ứng tỷ lệ -37,34%, máy giặt Sanyo giảm 113 (chiếc) từ năm 2012 đến năm 2013, tương ứng với tỷ lệ -31,13%, do số lượng sản phẩm giảm ở trên nên kéo theo doanh thu và công ty trong giai đoạn tập trung vốn để hoàn thiện dự án lắp đặp điều hòa ở các trạm thu phát sóng của Viettel và Vinaphone. Các sản phẩm khác từ năm 2011 đến năm 2012 doanh thu tăng mạnh, từ 513 (trđ) lên 804 (trđ) tương ứng tỷ lệ tăng 56,73% điều này cho thấy việc đa dạng hóa sản phẩm của công ty đã đạt được những thành công rõ rệt. Mặc dù vậy đến năm 2013 tỷ lệ tăng này chỉ là 2%, nguyên nhân do khó khăn trong việc tìm kiếm nhà phân phối uy tín, lâu dài và công ty cũng chưa thực sự khảo sát, tìm hiểu kỹ nguồn cung hàng hóa. 2.2.2.3. Tình hinh tiêu thụ theo thị trường Xác định thị trường luôn là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, từ đó công ty luôn chú trọng để giữ vững thị trường cũ đồng thời không ngừng tìm kiếm mở thêm các thị trường mới. Hàng năm, công ty đã tổ chức hội nghị khách hàng nhằm tiếp thu các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ, hoạt động này giúp cho công ty nắm vững nhu cầu, thị hiếu của số đông khách hàng để từ đó có giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn như vậy sẽ giữ chân được các khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện một số chính sách góp phần mở rộng mạng lưới tiêu thụ: hỗ trợ kinh phí quảng cáo thương hiệu sản phẩm của công ty cho các đại lý, khách hàng thường xuyên của công ty, tích cực tham gia các kỳ hội chợ thương mại trên phạm vi các Tỉnh miền Bắc SV: Nguyễn Hải Hà 26 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Bảng 2.10: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thị trường Doanh Tỷ lệ Doanh Tỷ lệ Tỷ lệ Doanh thu thu (%) thu (%) (%) 1. Tuyên Quang 3931,2 90 4034,4 80 4148,25 75 2. Hà Giang 436,8 10 756,45 15 1106,2 20 3. Thái Nguyên - - 252,15 5 276,55 5 Tổng cộng 4368 100 5043 100 5531 100 (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là trong Tỉnh (chiếm 90% năm 2011) đến năm 2012 và năm 2013 công ty đã tích cực mở rộng thị trường bằng cách tham gia đấu thầu, nhận các dự án công trình vì thế công ty đã đạt được doanh thu không nhỏ từ các Tỉnh Hà Giang và Thái Nguyên, năm 2013 doanh thu trên thị trường Hà Giang là 1106,2 (trđ) chiếm 20% trên tổng doanh thu công ty và tăng dần đều qua mỗi năm. 2.3. Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá tinh hình tiêu thụ của công ty Bảng 2.11: Chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tiêu thụ công ty So sánh So sánh Đơn Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu vị 2011 2012 2013 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lệch (%) lệch (%) 1. Hệ số nợ 0,51 0,55 0,58 0,04 7,84 0,03 5,45 2. Hệ số vốn chủ sở hữu 0,49 0,45 0,42 -0,04 -8,16 -0,03 -6,67 3. Hệ số khả năng thanh 1,97 1,82 1,71 -0,15 -7,61 -0,11 -6,04 toán nợ tổng quát 4. Hệ số khả năng thanh 1,68 1,46 1,45 -0,22 -13,1 -0,01 -0,68 toán nợ ngắn hạn hiện thời 5. Hệ số khả năng thanh 0,75 0,58 0,67 -0,17 -22,7 0,09 15,5 SV: Nguyễn Hải Hà 27 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp toán nợ ngắn hạn nhanh 6. Tỷ suất lợi nhuận doanh % 7,45 6,47 6,33 -0,98 -13,2 -0,14 -2,2 thu 7. Tỷ suất sinh lời của tài % 4,14 4,22 4,51 0,08 1,93 0,29 6,87 sản (ROA) 8. Tỷ suất sinh lời vốn kinh % 5,59 6,21 6,64 0,62 11,1 0,43 6,92 doanh (ROI) 9. Tỷ suất sinh lời vốn chủ % 9,19 9,36 10,03 0,17 1,85 0,67 7,16 sở hữu (ROE) 10. Vòng quay hàng tồn Vòn 1,18 1,38 1,52 0,2 16,9 0,14 10,1 kho g 11. Thời gian của 1 vòng Ngày 610,2 521,7 473,7 -88,5 -14,5 -48 -9,2 hàng tồn kho 12. Vòng quay vốn lưu Vòn 1,96 2,3 2,52 0,35 17,8 0,22 9,56 động g 13. Thời gian 1 vòng quay Ngày 367,4 313,1 285,7 -54,3 -14,8 -27,4 -8,75 của vốn lưu động (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Công Ty TNHH Thành Tuyên) Qua bảng tổng hợp ta thấy tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh, mặc dù hệ số nợ lớn hơn hệ số vốn chủ sở hữu nhưng không đáng kể, do đó doanh nghiệp vẫn có khả năng trả những món nợ khi đến hạn. Xét về hệ số khả năng thanh toán: cả 2 chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát và thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời có xu hướng giảm qua 3 năm, đó là do công ty đã vay vốn thêm bên ngoài, đây là một chính sách huy động vốn hợp lý do công ty vẫn kinh doanh có lãi. Mặc dù giảm nhưng cả 2 chỉ tiêu vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có thể đảm bảo được các khoản nợ từ tài sản hiện có của doanh nghiệp và tài sản ngắn hạn có đủ khả năng để chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Còn về hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh có biến động, năm 2011 chỉ tiêu đạt 0,75 chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nhưng đến năm 2012 chỉ tiêu này đã giảm 22,67% , biết được những rủi ro tài SV: Nguyễn Hải Hà 28 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp chính có thể xảy ra doanh nghiệp đã dùng nhiều biện pháp để khắc phục, đến năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng lên đạt 0,67 tuy chưa bằng năm 2011 nhưng cũng là nỗ lực đáng khích lệ của công ty và công ty cần phát huy để quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu qua 3 năm có xu hướng giảm, điều này là do nhiều khoản khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh qua các năm, nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ của doanh thu. Xét về hệ số khả năng sinh lời ta thấy chỉ tiêu ROA, ROI, ROE tăng lên, mặc dù vẫn còn thấp nhưng vẫn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh vào quá trình hoạt động kinh doanh đã thu được hiệu quả tốt. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm nhất, các chỉ tiêu này càng cao thì càng thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhiều hơn Số vòng quay hàng tồn kho tăng, điều này là do hàng tồn kho qua 3 năm đã giảm, việc này đã cho thấy Công ty đã có những biện pháp tích cực để giải quyết hàng tồn kho. Nhưng thời gian của 1 vòng hàng tồn kho còn dài làm cho vốn bị ứ đọng ở khâu hàng tồn kho lâu. Số vòng quay vốn lưu động không cao nhưng đang tăng dần qua các năm, thời gian 1 vòng quay của vốn lưu động dài ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn 2.4. Đánh giá tình tình tiêu thụ của công ty TNHH Thành Tuyên 2.4.1. Những kết quả đạt được Trong thời gian hoạt động, công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nguồn tài chính vững mạnh, đảm bảo cho đầu tư và phát triển. Hiện nay Công ty quy tụ 25 kỹ sư, cử nhân, trung cấp và các công nhân lành nghề. Công ty hoạt động với nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, CNTT; thực hiện các dự án đồng thời nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, CNTT, tự động hóa. SV: Nguyễn Hải Hà 29 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Qua thực tế nghiên cứu và phân tích về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên ta có thể rút ra một số kết quả đạt được như sau: - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn có một tốc độ phát triển liên tục trong 5 năm trở lại đây. - Công ty luôn hoàn thành kế hoạch được giao, kết quả thực hiện doanh thu và sản lượng tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước. - Những thành tựu đạt được trong sản xuất kinh doanh đã tạo cho công ty một vị thế quan trọng đối với ngành điện tử, điện lạnh trong và ngoài Tỉnh và tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng. - Sản phẩm của công ty luôn đảm bảo về chất lượng tạo sự uy tín đến khách hàng và đối tác. Hơn thế nữa công ty tích cực đa dạng hóa sản phẩm mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tối ưu. 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn, nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của sự suy thoái của nền kinh tế nói chung và ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, nguyên nhân chủ quan là xuất phát công tác quản lý tài chính, quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ trọng vay nợ ngắn hạn của công ty đang tăng dần qua các năm, cho thấy công ty đang dần lệ thuộc vào nguồn vốn vay để tài trợ cho nguồn vốn kinh doanh, điều này sẽ làm giảm khả năng tự chủ tài chính, đồng thời làm tăng rủi ro tài chính của công ty. Công ty cần xem xét và đưa ra những quyết định sử dụng nguồn vốn vay phù hợp để tránh việc sử dụng lãng phí nguồn vốn nay. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, thì tỷ trọng nợ phải thu khách hàng ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh điều này làm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, do nguồn vốn kinh doanh của doanh công ty đang bị các khách hàng chiếm dụng. SV: Nguyễn Hải Hà 30 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Bên cạnh đó, hàng tồn kho của công ty cũng có xu hướng tăng cao, điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm dần. Cụ thể ta thấy: - Công tác tìm hiểu thị trường, phương pháp cập nhật và xử lý thông tin thị trường chưa được công ty triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, mới chỉ thực hiện việc thăm dò thị trường trên bề nổi như sản phẩm, giá bán. Chưa thực hiện xác định một cách tổng thể về phân đoạn thị trường, thị phần của từng chủng loại sản phẩm cùng loại trên từng vùng thị trường. Việc nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường, tìm hiểu, đánh giá thông tin và khả năng tiếp cận khách hàng chưa tốt, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ. - Công ty chưa có kế hoạch tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và đối sách chiến thuật, chiến lược cạnh tranh trên từng phương diện như : Sản phẩm mới, xây dựng giá bán cạnh tranh một cách có hệ thống. - Phương thức bán hàng chưa thực sự năng động, còn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, thiếu sự tìm kiếm bạn hàng, chưa thực sự tìm đến khách hàng. - Chưa mở rộng được quan hệ với các bạn hàng nước ngoài. SV: Nguyễn Hải Hà 31 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH TUYÊN 3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2105 3.1.1. Một số định hướng chung của công ty trong những năm tới Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, đặc biệt là những ngành mang lại lợi nhuận cao như điện tử, tin học. Công ty TNHH Thành Tuyên chịu sự cạnh tranh của các đối thủ rất lớn và có uy tín lâu năm trên thị trường Việt nam như Sony, Panasonics, Philip Do vậy, phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại của Công ty trên thị trường. Đứng trước thực trạng đầy khó khăn, song cũng có nhiều cơ hội để Công ty có khả năng phát triển, trong thời gian tới Công ty cần giữ vững được thị trường truyền thống, bên cạnh đó duy trì và mở rộng thị trường ra một số huyện miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa. Những định hướng cơ bản của Công ty TNHH Thành Tuyên trong những năm tới là: - Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tồn tạivà đứng vững trên thị trường. - Thị trường trọng điểm của Công ty là khai thác thị trường bình dân có thu nhập trung bình và thấp. 3.1.2. Mục tiêu tiêu thụ của Công ty trong những năm tới Trên cơ sở kết quả đạt được của những năm qua, với những định hướng mục tiêu cơ bản nói trên, mục tiêu phấn đấu của Công ty trong những năm tiếp theo là: Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh, các khoản nộp ngân sách nhà nước, tăng cường đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường kinh doanh. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: SV: Nguyễn Hải Hà 32 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Bảng 3.1: Một số mục tiêu của công ty trong những năm tới Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 - Mức tăng trưởng bình quân 20% - 25% 20% - 25% - Tổng doanh thu 10 tỷ đồng 11 tỷ đồng - Tổng số lao động 50 người 50 người - Thu nhập bình quân đầu người một tháng 2 triệu đồng 2,5 triệu đồng (Nguồn: Theo số liệu dự báo ở phòng Kế hoạch của Công ty) 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Qua việc phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm và xác định các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thành Tuyên trên cơ sở các phương hướng mục tiêu và đánh giá ưu nhược điểm đã trình bày. 3.2.1. Hoàn thành công tác nghiên cứu thị trường Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng bán một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định, trên cơ sở nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Để công tác nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả cao thì Công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường theo trình tự sau: 3.2.1.1. Nghiên cứu khái quát thị trường Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh, đó là cấm hay khuyến khích kinh doanh. Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô thị trường. SV: Nguyễn Hải Hà 33 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm bắt được số lượng người tiêu dùng hoặc đơn vị tiêu dùng. Với mặt hàng điện tử, điện lạnh đó là dân cư và thu nhập của họ, ngoài ra còn có các cơ quan, tổ chức trên toàn Tỉnh. Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt là thị trường trọng điểm. Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem trong một thời gian (ví dụ 1 năm) các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng ra thị trường bao nhiêu, khả năng hàng nhập khẩu bao nhiêu, khả năng dự trù của xã hội là bao nhiêu; giá bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìn được chênh lệch giá trên thị trường và giá mua. Có thể ước tính chi phí vận chuyển và nộp thuế để xác định thị trường mua hàng và quyết định khối lượng hàng cần đặt hàng, hàng cần thu mua hoặc nhập khẩu. Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá kinh doanh cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hoặc cấm kinh doanh. Đó chính là các chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan như cước phí vận tải, giá thuê kho hàng, cửa hàng, đất đai và lãi suất tiền gửi ngân hàng. 3.2.1.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua hàng, bán các loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời được câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? cơ cấu từng loại hàng? mua ở đâu? mua hàng dùng làm gì? đối thủ cạnh tranh? Nghiên cứu chi tiết thị trường là phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, Đối với hàng hoá tiêu dùng, nhu cầu về loại hàng phụ thuộc vào sở thích (thị hiếu), thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tập quán, thói quen, thời tiết khí hậu SV: Nguyễn Hải Hà 34 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Khi nghiên cứu chi tiết thị trường doanh nghiệp phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đạt được, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, màu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thành Tuyên chủ yếu dựa trên những thông tin thu thập trên thị trường và kinh nghiệm thu được qua những năm trước. Từ kết quả nghiên cứu thị trường giúp ban lãnh đạo Công ty đề ra và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Muốn vậy, bộ phận nghiên cứu thị trường phải trả lời được những câu hỏi sau đây: - Đâu là thị trường có triển vọng tốt nhất đối với sản phẩm của Công ty? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường đó ra sao? - Sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh? - Công ty cần xử lý những vấn đề gì có liên quan đến và sử dụng những biện pháp nào để tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty? Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên, bộ phận nghiên cứu thị trường sẽ xác định cụ thể các yếu tố như xác định thị trường mục tiêu và đề ra các quyết định: - Căn cứ tình hình thị trường để đánh giá lại nhu cầu, điều chỉnh hợp lý giá bán. - Đánh giá xem mức độ chi phí bán hàng và quản lý có phù hợp và được thị trường chấp nhận hay không. Dựa vào đó để có các biện pháp thích hợp giảm khoản mục có liên quan đến chi phí, nhất là các chi phí về bảo quản, hao hụt 3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Thực tế cho thấy thu nhập bình quân trên đầu người ở Việt nam là thấp, do đó, khách hàng tiêu thụ những sản phẩm rẻ tiền còn nhiều. Trong giai đoạn hiện nay đa dạng hoá những sản phẩm có gía thấp là rất quan trọng. Nhưng về SV: Nguyễn Hải Hà 35 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp tương lai Công ty cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cụ thể như: - Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu nhập hàng đến khi xuất bán. - Tích cực đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Cử cán bộ, kỹ thuật viên tham gia khóa học ngắn hạn về sản phẩm mới do tập đoàn Sony, LG, Panasonic tổ chức. 3.2.3. Xây dựng mức giá và phương thức thanh toán hợp lý, linh hoạt. Mức giá trong nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là mức trao đổi mà còn là vũ khí sắc bén của mỗi Công ty trên thương trường. Do vậy, để bán được sản phẩm trong lâu dài Công ty cần thiết phải xây dựng mức giá khoa học, hợp lý, linh hoạt, vừa tạo ưu thế trong kinh doanh, vừa bảo đảm cho Công ty thu được lợi nhuận cao. Để xây dựng chiến lược giá phù hợp Công ty cần căn cứ vào tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường, khả năng báo giá của các đối thủ cạnh tranh, giá thành và chi phí Công ty bỏ ra. Trước mắt Công ty cần: - Tiếp tục tạo mối liên kết chặt chẽ với các nhà phân phối trong và ngoài nước. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công nhân viên trong quá trình lắp đặt, bảo trì, sửa chữa. - Giảm giá và chiết khấu đối với khách hàng mua khối lượng lớn, khách hàng truyền thống của Công ty nhằm thu hút và giữ khách hàng. - Dùng chính sách khuyến mại đối với sản phẩm mới tung ra thị trường. Về công tác thanh toán, Công ty cần tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng như trong thanh toán trả chậm, trả góp trong thời gian cho phép phù hợp với khối lượng mua và tình hình tài chính của Công ty, tránh trường hợp bị người khác lợi dụng vốn. Việc áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt là rất cần thiết như các hình thức thanh toán bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu Để trở SV: Nguyễn Hải Hà 36 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp thành vũ khí cạnh tranh, Công ty nên áp dụng những biện pháp về điều chỉnh giá và phương thức thanh toán trên vì phương thức này phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.4. Công tác hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 3.2.4.1. Tham gia hội chợ triểm lãm Hội chợ triển lãm là hình thức tổ chức để các doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo và ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm. Thông qua hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các nhu cầu thị trường, nhận biết được các điểm yếu cũng như thế mạnh của sản phẩm, làm cơ sở cho việc tìm kiếm mặt hàng mới, thị trường mới. Để việc tham gia hội chợ đạt được kết quả cao doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau: - Cần lựa chọn đúng sản phẩm để tham gia hội chợ triển lãm: mạnh về kỹ thuật, chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm của các doanh nghiệp khác. - Lệ phí tham dự có làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên khó khăn không? Thể lệ tham gia có phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp không? 3.2.4.2. Công tác yểm trợ và xúc tiến bán hàng Các hoạt động yểm trợ bán hàng mà Công ty tiến hành trong thời gian tới là: - Tham gia hội chợ triển lãm với Công ty là cần thiết: các cuộc triển lãm mà công ty nên tham gia là triển lãm hàng tiêu dùng Việt nam, hội chợ công nghiệp EXPO được tổ chức thường niên vào tháng 4 hàng năm - Công ty nên chú ý đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đang công tác tại các bộ phận yểm trợ và xúc tiến bán hàng. Xúc tiến bán hàng là kỹ thuật đặc thù nhằm gây ra một sự bán hàng tăng lên nhanh chóng, nhưng tạm thời, do việc cung cấp một lợi ích ngoại lệ cho ngươì phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng. Muốn như vậy Công ty phải: SV: Nguyễn Hải Hà 37 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp - Công ty nên trưng cầu ý kiến khách hàng, nhất là khách hàng lớn, truyền thống nhằm biết được ưu điểm và nhược điểm về sản phẩm cũng như phương thức tiêu thụ của Công ty. Đồng thời Công ty nên cung cấp cho các bạn hàng về chính sách, dự án các sản phẩm của mình. - Giảm giá tức thì - Sau mỗi năm hay chu kỳ kinh doanh, Công ty nên có chương trình khuyến mại giảm giá đối với bạn hàng mua nhiều, mua với khối lượng lớn và bạn hàng truyền thống. - Công ty nên giữ mối quan hệ giao dịch với khách hàng bằng cách gửi thiệp mừmg cho khách hàng trong các dịp lễ tết, kỷ niệm - Quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm. 3.2.5. Về công tác quản lý Các phòng tổng hợp, phòng sản xuất, phòng Marketing phỉa kết hợp với nhau để theo dõi kiểm tra các định mức về kinh tế, kỹ thuật, báo giá, tiêu thụ sản phẩm, định mức kỹ thuật Việc xuất bán hàng hoá ra khỏi Công ty phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về kiểm tra hàng hoá, hoá đơn, chứng từ. Phải kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện cơ chế kinh doanh - tài chính của Công ty từ cửa hàng đến các phòng nghiên cứu nghiệp vụ, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh bảo đảm quản lý chặt chẽ việc mua, bán, thanh toán tiền hàng, các khoản chi phí và phân phối thu nhập tại các cửa hàng 3.2.6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc tổ chức và quản lý lao động ở Công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để sử dụng tốt lao động Công ty cần giải quyết một số vấn đề sau: - Hình thành một cơ cấu tổ chức lao động tối ưu: Cơ cấu tổ chức lao động tối ưu là cả bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý và người lao động được bố trí vào các khâu, các bộ phận, các công đoạn một cách cân đối và SV: Nguyễn Hải Hà 38 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp hợp lý, bảo đảm năng suất lao động cao, chất lượng tốt, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. - Đảm bảo yếu tố vật chất cho người lao động: Để đạt được kết quả, năng suất lao động cao thì người lao động phải được đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, với yêu cầu này, Công ty phải có biện pháp tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động và những điều kiện khác như an toàn lao động và bảo hộ lao động. - Đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động. - Tăng cường khuyến khích vật chất đối với người lao động. Khuyến khích lợi ích vật chất là đòn bẩy kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc kích thích người lao động hăng say công việc. Hình thức cơ bản thứ hai để động viên người lao động là động viên phi vật chất như xây dựng khu giải trí cho cán bộ công nhân trong công ty hoặc tổ chức các đợt đi nghỉ mát tức là phải chú ý tới lợi ích của người lao động. - Tạo ra đội ngũ cán bộ tổ chức giỏi, nâng cao tay nghề công nhân viên. 3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kho tàng và công tác bảo quản hàng hoá. Vai trò của kho đối với sản xuất kinh doanh thể hiện ở chỗ: - Kho là nơi thực hiện các kế hoạch dự trữ vật tư hàng hoá, kế hoạch nhập, xuất vật tư hàng hoá. - Kho là nơi bảo quản, bảo vệ tốt số lượng và chất lượng vật tư hàng hoá - Kho là nơi thực hiện việc điều hoà vật tư, góp phần thực hiện cân đối cung cầu. Do vậy, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở kho bãi hiện tại của Công ty sẽ giúp Công ty giảm được chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, bảo quản tốt hàng hoá tránh hư hỏng. Hiện nay Công ty đang tiến hành tổ chức lại mạng lưới kho hàng để kho thông thoáng hơn, giúp cho việc sắp xếp hàng hoá khoa học, tránh được ẩm, giữ được chất lượng sản phẩm. SV: Nguyễn Hải Hà 39 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp 3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thành Tuyên 3.3.1. Điều kiện về xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất kinh doanh. Một điều hiển nhiên là các doanh nghiệp không thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả nếu không có một môi trường kinh doanh công bằng và thuận lợi. Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố trong đó hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước là quan trọng nhất. Nghị quyết 8 Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã coi việc cải cách kinh tế là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt. Đó là một yêu cầu khách quan của việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước đang dần được hoàn chỉnh, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài vào Việt nam cũng đang được sửa đổi nhiều lần để phù hợp với tình hình hiện nay và kích thích được các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Điều đó là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của Công ty. Tuy vậy, nhìn chung các chính sách của Việt nam hiện nay vẫn còn thiếu sự đồng bộ, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài vẫn có sự phân biệt đối xử. Do vậy, nhà nước cần có sự điều chỉnh lại cho phù hợp nhằm tạo ra sự cạnh tranh thực sự công bằng giữa các doanh nghiệp. 3.3.2. Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ. Để có thể phát triển sản xuất nhằm cỉa tiến cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần có sự thay đổi về công nghệ sao cho phù hợp với trình độ và sự phát triển chung của thế giới. Chỉ có áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại Công ty mới có thể đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ sản phẩm và có chỗ đứng ổn định trên thị trường. SV: Nguyễn Hải Hà 40 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp Với sự quan tâm thoả đáng trong việc đầu tư máy móc, thiết bị, hiện nay Công ty có khả năng mở rộng và vươn xa hơn trong kinh doanh cả trong và ngoài Tỉnh. 3.3.3. Điều kiện về cán bộ, công nhân kỹ thuật. Con người là nhân tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố nêu trên. các biện pháp đó có phát huy được tác dụng hay không là phụ thuộc rất lớn vào trình độ những cán bộ kỹ sư, công nhân, cán bộ quản lý đang công tác tại Công ty. Do vậy, công tác đào tạo phải luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm giải quyết. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong công ty phải được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó Công ty nên cử một số cán bộ trẻ có năng lực sang học tập tại nước ngoài để tiếp thu kinh nghiệm về phục vụ cho Công ty. 3.3.4. Điều kiện về vốn. Để sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và nhu cầu thay đổi thiết bị máy móc hiện đại, Công ty cần có đủ vốn. Nó là nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng lãnh đạo của doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện các chính sách và chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo để nối chắp, dính kết các quá trình và quan hệ kinh tế. Vốn kinh doanh của Công ty là yếu tố về giá trị. Nó chỉ phát huy tác dụng khi bảo toàn vốn và tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Do vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi Công ty phải có tích luỹ nội bộ. Nếu vốn không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản; tức là vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị sử dụng lãng phí, không hiệu quả hoặc vốn không được đầu tư đúng lúc, đúng chỗ hoặc sự quản lý yếu kém của Ban lãnh đạo Công ty. SV: Nguyễn Hải Hà 41 Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp KẾT LUẬN Có thể nói rằng công tác tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Chỉ khi nào công tác này được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện được các mục tiêu của mình đề ra. Kết quả của công tác tiêu thụ sẽ phản ánh được những nỗ lực, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nó ảnh hưởng tới tất cả các mặt khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có lợi nhuận để từ đó tích luỹ và tiến hành tái sản xuất mở rộng. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, công ty TNHH Thành Tuyên đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường. Doanh thu và lợi nhuận luôn tăng lên trong những năm qua. Nhưng tỷ lệ lợi nhuận và mức doanh thu trên một đồng vốn vẫn còn thấp, công ty vẫn gặp không ít khó khăn và còn tồn tại nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ. Đây không chỉ là vấn đề của riêng công ty TNHH Thành Tuyên mà còn là vấn đề chung của đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đòi hỏi cần phải được khắc phục và có những biện pháp để giải quyết. Những phương hướng và giải pháp được đề xuất trong báo cáo này xuất phát từ sự phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thành Tuyên. Với mong muốn phần nào giúp công ty tháo gỡ được những khó khăn của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác tiêu thụ sản phẩm, trong tương lai, công ty cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này theo hướng có hệ thống, có hoạch định và chiến lược cụ thể. Vì thời gian và trình độ có hạn, do đó bài viết chỉ có thể đề cập đến một số ý kiến trên, có thể chỉ mang tính lý thuyết và không trách khỏi thiếu sót em mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn trong khoa . Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Lê Thị Hồng người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết bài. SV: Nguyễn Hải Hà Lớp: TC15.17
- Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chiến lược và sách lược kinh doanh - NXB Thống Kê. - Giáo trình Quản trị hoạt động thương mại - NXB Giáo dục – 1996 - Quản trị Marketing - NXB Thống Kê - Giáo trình Thương mại doanh nghiệp - NXB Thống Kê – 1998 - Tài liệu nguồn từ các phòng: Hành chính nhân sự, Kế toán, Kinh doanh của công ty TNHH Thành Tuyên - Website: - Website: tailieu.vn SV: Nguyễn Hải Hà Lớp: TC15.17