Luận án Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam

pdf 168 trang vanle 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mo_hinh_to_chuc_va_hoat_dong_kinh_doanh_c.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 62 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ XUÂN BÁ HÀ NỘI - NĂM 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Số liệu công bố của các cá nhân và tổ chứcđược tham khảo và sử dụng đúng quy định. Các kết quả và số liệu trình bày trong luận án là trung thực,chưa được công bố bởi tác giả nào hay ở bất cứ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hương Lan
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án. Tác giả xin được trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Khoa học, Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã hết sức tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu suốt những năm qua. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thày giáo hướng dẫn – PGS.TS. Lê Xuân Bá không chỉhướng dẫn khoa học mà còn chỉ bảo tận tình và liên tục theo sát quá trình nghiên cứu của tác giả. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, đại diện các tổ chức và cá nhân có tên trong Phụ lục Luận án đã dành thời gian chia sẻ ý kiến, sẵn sàng giúp đỡ tác giả hoàn thành các nội dung khảo sát. Tác giả biết ơn các nhà khoa học, các thày cô giáo đã góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả từng bước thực hiện luận án và góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện luận án của tác giả. Cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Đại Nam, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết đã luôn ở bên, khích lệ, hỗ trợ tác giả vượt qua những khó khăn, sắp xếp thời gian để hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin gửi tình cảm yêu thương và lòng biết ơn từ tận đáy lòng tới cha mẹ, những thành viên thân yêu nhất trong gia đình nhỏ và cả gia đình lớn đã luôn dành cho tác giả sự chia sẻ, cảm thông, động viên lớn lao nhất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hương Lan
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC SƠ ĐỒ xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố 3 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài 3 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước 5 2.3 Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công 7 bố giải quyết 2.4 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết 9 3. Mục tiêu của đề tài luận án 10 3.1 Mục tiêu tổng quát 10 3.2 Mục tiêu cụ thể 10 4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 11 4.1 Đối tượng nghiên cứu 11 4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 11 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết 13 từng vấn đề của luận án 5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 13 5.2 Phương pháp luận nghiên cứu 13 5.3 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể 14 6. Kết cấu chính của luận án 15 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT 16 ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 Công ty tài chính và vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị 16 trường 1.1.1 Các tổ chức tài chính trung gian 16 1.1.1.1 Khái niệm 16 1.1.1.2 Chức năng 16
  6. iv 1.1.1.3 Các tổ chức tài chính trung gian 17 1.1.2 Công ty tài chính 17 1.1.2.1 Khái niệm 17 1.1.2.2 Phân loại công ty tài chính 18 1.1.2.3 Chức năng của công ty tài chính 19 1.1.2.4 Vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường 20 1.1.2.5 Những điểm đặc thù của CTTC trong các tập đoàn kinh tế 23 1.2 Mô hình tổ chức của công ty tài chính 26 1.2.1 Bản chất và cấu trúc mô hình tổ chức của công ty tài chính 26 1.2.2 Các loại mô hình tổ chức công ty tài chính 28 1.2.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu xác định, đánh giá mô hình tổ chức công ty tài chính 32 1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình tổ chức của công ty tài chính 34 1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 36 1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty tài chính 36 1.3.1.1 Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính 36 1.3.1.2 Nghiệp vụ mở tài khoản của công ty tài chính 36 1.3.1.3 Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính 37 1.3.1.4 Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính 37 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 37 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 38 1.4 Kinh nghiệm thế giới về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh 40 của công ty tài chính và bài học cho Việt Nam 1.4.1 Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty 40 tài chính ở một số nước trên thế giới 1.4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính trực 41 thuộc Tập đoàn ở một số nước trên thế giới 1.4.3 Một số nhận xét rút ra từ mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của 50 các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn trên thế giới 1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 54 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG 56 KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát về các công ty tài chính ở Việt Nam 56 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các công ty tài chính ở Việt Nam 56 2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam 58 2.1.2.1 Nhóm các công ty tài chính tiêu dùng 58
  7. v 2.1.2.2 Nhóm các công ty tài chính có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty 59 2.1.2.3 Tổng hợp tình hình của các công ty tài chính ở Việt Nam 60 2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức của các công ty tài 63 chính ở Việt Nam 2.2.1 Thực trạng mô hình pháp lý của các công ty tài chính ở Việt Nam 63 2.2.2 Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động của công ty tài chính ở Việt Nam 70 2.2.2.1 Đặc điểm chung liên quan đến tổ chức tín dụng 70 2.2.2.2 Những điểm khác nhau cơ bản so với NHTM 70 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam 72 2.3.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính cổ phần 72 2.3.1.1 Sơ lược về tình hình cơ cấu cổ đông 72 2.3.1.2 Tình hình kinh doanh của các CTTC cổ phần 74 2.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính TNHH MTV 77 2.3.2.1 Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (RFC) 77 2.3.2.2 Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF) 79 2.3.2.3 Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy (VFC) 81 2.3.2.4 Công ty Tài chính TNHH MTV Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) 83 2.4 Đánh giá chung về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các 85 công ty tài chính ở Việt Nam 2.4.1 Đánh giá chung về mô hình tổ chức của các công ty tài chính 85 2.4.1.1 Ưu điểm của mô hình tổ chức các CTTC 85 2.4.1.2 Hạn chế của mô hình tổ chức các CTTC và nguyên nhân 87 2.4.2 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của các công ty tài chính 91 2.4.2.1 Những kết quả đạt được 91 2.4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 92 2.4.3 Tổng hợp đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh 101 của các CTTC ở Việt Nam CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC 106 VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.1 Cơ hội, thách thức đối với các công ty tài chính ở Việt Nam thời kỳ tới 106 3.1.1 Cơ hội đối với các công ty tài chính 105 3.1.1.1 Nhu cầu về nguồn vốn và các dịch vụ tài chính của xã hội rất lớn 106 3.1.1.2 Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn 106 3.1.1.3 Thị trường tín dụng tiêu dùng của Việt Nam đang rộng mở 106
  8. vi 3.1.2 Thách thức đối với các công ty tài chính 110 3.1.2.1 Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt 110 3.1.2.2 Rủi ro có thể rất cao nếu đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng 111 3.1.2.3 CTTC phải chuẩn bị và thiết lập hệ thống phân phối mới và rất rộng 111 3.1.2.4 Áp lực về việc phải tạo ra và duy trì được hệ thống hồ sơ gọn nhẹ và 112 đáp ứng khoản vay nhanh chóng 3.2 Chủ trương của Đảng, Nhà nước và quan điểm của tác giả về hoàn 111 thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam 3.2.1 Một số chủ trương chung của Đảng và Nhà nước 112 3.2.1.1 Tái cơ cấu các công ty tài chính 112 3.2.1.2 Các tập đoàn/tổng công ty cần chú trọng phát triển theo chiều sâu và 114 thực hiện thoái vốn tại các CTTC trực thuộc 3.2.2 Quan điểm của tác giả 115 3.2.2.1 CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty nhà nước là mô hình 115 không phù hợp với điều kiện Việt Nam 3.2.2.2 Cần thực hiện tái cơ cấu các CTTC mạnh mẽ và nhanh chóng hơn 116 nhằm hạn chế việc thất thoát vốn của nhà nước 3.2.2.3 Về lâu dài, việc thành lập CTTC trực thuộc nên xuất phát từ nhu cầu 116 và đặc thù riêng của chính các tập đoàn/tổng công ty 3.2.2.4 Củng cố tổ chức và hoạt động kinh doanh của nhóm CTTC cổ phần 117 3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh 117 doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam 3.3.1 Nhóm các giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức 117 3.3.1.1 Hợp nhất hoặc sáp nhập CTTC với các NHTM là giải pháp phù hợp 117 với bối cảnh hiện nay 3.3.1.2 Chuyển đổi mô hình hoạt động tùy theo thế mạnh của từng CTTC 119 3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ của các CTTC 120 3.3.1.4 Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 121 3.3.1.5 Đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ thông tin 122 3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh những dịch vụ hiện tại 123 của các công ty tài chính 3.3.2.1 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới 123 3.3.2.2 Đẩy mạnh việc hợp tác với các NHTM và giữa các CTTC 124 3.3.2.3 Cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản 125 trị rủi ro để từ đó thu hút khách hàng
  9. vii 3.3.2.4 Phát triển hoạt động huy động vốn và kinh doanh tiền tệ 126 3.3.2.5 Phát triển hoạt động tín dụng 129 3.3.2.6 Phát triển hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán 132 3.3.2.7 Phát triển hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ 135 3.3.3 Giải pháp đối với các công ty tài chính đã hoặc sẽ sáp nhập, hợp nhất 137 với NHTM 3.3.3.1 Tận dụng tối đa tiềm lực của NHTM nhận sáp nhập, hợp nhất 138 3.3.3.2 Nhanh chóng xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu dịch vụ, thiết 138 lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ 3.3.3.3 Xây dựng các sản phẩm mới mà thị trường còn nhiều tiềm năng 138 3.3.3.4 Xây dựng các biểu lãi suất khác nhau để hạn chế rủi ro và tăng tính 138 chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ 3.3.3.5 Hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài để được tiếp cận với nền 139 tảng công nghệ hiện đại và phương thức quản trị rủi ro tiên tiến và hoàn chỉnh 3.4 Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp 140 3.4.1 Về phía Chính phủ 140 3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt 140 động của các CTTC tại Việt Nam 3.4.1.2 Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động của các tập đoàn 141 tài chính ngân hàng 3.4.1.3 Phân tầng, phân loại các tổ chức tín dụng 142 3.4.1.4 Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các tập đoàn/tổng công ty nhà nước 142 3.4.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước 143 3.4.2.1 Giám sát chặt chẽ hơn đối với các CTTC về chấp hành các quy định 143 liên quan đến giới hạn an toàn của TCTD 3.4.2.2 Giám sát quá trình M&A giữa NHTM và CTTC 143 3.4.2.3 Cần có thêm những chế tài để quản lý cũng như hỗ trợ phát triển tín 144 dụng tiêu dùng của CTTC 3.4.2.4 Nên áp dụng trần lãi suất cho vay đối với CTTC trong giai đoạn đầu 144 và tiến tới để các CTTC tự quyết định lãi suất theo quy luật thị trường 3.4.2.5 Kiểm soát rủi ro để tránh “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân 145 3.4.2.6 Tăng cường sự phát triển của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia 146 để hỗ trợ cho các CTTC hoạt động hiệu quả hơn 3.4.3 Về phía các tập đoàn/tổng công ty sở hữu vốn tại các công ty tài chính 146 3.4.3.1 Công tác giám sát hoạt động đối với các CTTC trực thuộc 146 3.4.3.2 Phát huy vai trò điều tiết nguồn vốn nội bộ tập đoàn/tổng công ty 146
  10. viii 3.4.3.3 Chính sách hỗ trợ và sử dụng dịch vụ nội bộ tập đoàn/tổng công ty 147 3.4.4 Về phía cơ quan, tổ chức khác 147 3.4.4.1 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 147 3.4.4.2 Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam 147 KẾT LUẬN 148 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 150 LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng doanh nghiệp 1 Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát ý kiến khách hàng cá nhân 3 Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch 6 vụ của công ty tài chính Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ 13 của công ty tài chính Phụ lục 5: Danh sách 50 khách hàng doanh nghiệp (đã sử dụng dịch vụ của 23 công ty tài chính) tham gia khảo sát Phụ lục 6: Danh sách 100 khách hàng cá nhân (đã sử dụng dịch vụ của công 26 ty tài chính) tham gia khảo sát Phụ lục 7: Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức và 30 hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam. Phụ lục 8: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức và hoạt động kinh 31 doanh của công ty tài chính ở Việt Nam. Phụ lục 9: Danh sách các công ty tài chính ở Việt Nam tại 31/12/2014. 42 Phụ lục 10: Khái quát về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các 46 công ty tài chính ở một số nước trên thế giới Phụ lục 11: Tổng hợp tình hình tài chính của 10 CTTC có vốn góp của tập 52 đoàn/tổng công ty Phụ lục 12: Tình hình kinh doanh và phát triển của các công ty tài chính tiêu 60 dùng ở Việt Nam.
  11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt BVPS Giá trị sổ sách/cổ phần (Book value per share) CFC Công ty Tài chính cổ phần Xi măng CMF Công ty Tài chính TNHH MTV Than - Khoáng sản VN CTTC Công ty tài chính DN Doanh nghiệp EPS Tỷ suất thu nhập/cổ phần (Earning per share) EVNFC Công ty Tài chính cổ phần Điện lực LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NXB Nhà xuất bản NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương PTF Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện TCTD Tổ chức tín dụng TFC Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên RFC Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản (Return on Asset) ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (Return on Equity) ROAA Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân ROEA Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu bình quân SDF Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà SXKD Sản xuất kinh doanh VCFC Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam VFC Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy VNĐ Việt Nam Đồng VVF Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình của các công ty tài chính ở Việt Nam 60 Bảng 2.2: Số liệu bình quân về tình hình kinh doanh của 5 CTTC cổ phần 75 Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình tài chính của TFC giai đoạn 2011-2014 76 Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình tài chính của RFC giai đoạn 2011-2014 79 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tài chính của PTF giai đoạn 2011-2014 80 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính của VFC giai đoạn 2011-2014 81 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu tài chính của CMF giai đoạn 2011-2013 .85 Bảng 2.8. Quy mô vốn điều lệ của các CTTC tại 31/12/2014 90 Bảng 2.9. Quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu 93 Bảng 2.10. So sánh về lợi thế cạnh tranh giữa CTTC với NHTM 98
  13. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức CTTC theo các bộ phận chức năng độc lập . 29 Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức CTTC theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn . 30 Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức CTTC theo ma trận .31 Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức của CTTC trong Tập đoàn kinh doanh .51 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của TFC 67 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của SDF .68 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của PTF 69 Sơ đồ 2.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của RFC 69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Các loại dịch vụ mà khách hàng cá nhân của CTTC đã sử dụng . 96 Biểu đồ 3.1. Ý định của khách hàng doanh nghiệp về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của CTTC 125 Biểu đồ 3.2. Lý do các khách hàng cá nhân không hài long với dịch vụ của CTTC 139
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Công ty Tài chính (CTTC) đã và đang tồn tại ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tuy có một số điểm chung nhưng mô hình CTTC cũng có những điểm khác biệt giữa các nước và các thời kỳ khác nhau. Khuôn khổ pháp lý và sự hoạt động thực tiễn của các CTTC tạo nên những mô hình CTTC khác nhau giữa các nước. Sự ra đời của CTTC tại Việt Nam có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam. Tuy còn khá mới mẻ nhưng các CTTC đang cạnh tranh với các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo nên sự đa dạng, bổ trợ lẫn nhau, góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường tài chính, cho hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian, góp phần tạo nên những luồng vốn linh hoạt và thêm nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các CTTC sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ các CTTC nói riêng và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung trên thế giới đang mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, với những diễn biến trong và hậu giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua, đã xuất hiện và hình thành những trật tự mới, đã làm thay đổi cấu trúc, vị trí và vai trò của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam cũng như thế giới. Những tồn tại, khiếm khuyết đã được bộc lộ một cách tự nhiên, trong đó có CTTC mà đặc biệt là các CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn hoặc góp vốn sáng lập. Nhìn lại cả chặng đường 17 năm ra đời và tồn tại các CTTC ở Việt Nam, có thể nói đóng góp hay ưu điểm lớn nhất của các CTTC là góp phần nhất định vào việc tạo lập thị trường tài chính cạnh tranh sôi động hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém thì cũng không ít. Xét về mặt mô hình tổ chức, do CTTC vừa là đơn vị thành viên của tập đoàn/tổng công ty, vừa chịu sự quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các CTTC chưa thật
  15. 2 chặt chẽ xét ở góc độ CTTC là một TCTD. Bên cạnh đó, tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” còn tồn tại do các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) vừa là lãnh đạo tập đoàn/tổng công ty vừa tham gia HĐQT hoặc HĐTV CTTC. Các CTTC, đặc biệt là CTTC do tập đoàn/tổng công ty sở hữu 100% vốn đã bộc lộ những yếu kém toàn diện. Với lĩnh vực nhiều nhạy cảm và đặc thù về kinh doanh vốn như các CTTC thì mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn vì còn liên quan đến vốn huy động, vốn nhận ủy thác từ các tổ chức và cá nhân trên thị trường vốn. Xét về tình hình kinh doanh, rất nhiều CTTC không có khả năng tồn tại hoặc rất khó phục hồi. Các CTTC chưa thực hiện tốt vai trò dẫn vốn trong nội bộ các tập đoàn/tổng công ty như mục tiêu đề ra lúc thành lập, thậm chí có nhiều CTTC còn tạo thêm gánh nặng cho các tập đoàn/tổng công ty. Có thể lấy dẫn chứng một vài số liệu năm 2014 theo tính toán và tham khảo được của tác giả luận án này đối với 10 CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty như sau: (1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo. Năm 2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các CTTC này chỉ còn 3,35% (tính cả các CTTC có vốn chủ sở hữu âm), trong khi mức tối thiểu theo quy định của NHNN là 9% [37]; (2) Vốn chủ sở hữu thâm hụt. Trong 10 CTTC được xem xét thì có đến 3 CTTC đã mất toàn bộ vốn điều lệ được cấp và thâm hụt thêm 1.112 tỷ đồng. Đây thực sự là điều đáng lo ngại đối với hiệu quả hoạt động của các CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam nói riêng cũng như với hệ thống các TCTD phi ngân hàng ở Việt Nam nói chung. (3) Nợ xấu và trích lập dự phòng của các CTTC rất lớn. Có những CTTC nợ xấu đến hơn 80% hay những CTTC thua lỗ lớn và kéo dài. Ước tính nợ xấu cuối 2014 của khối CTTC ít nhất khoảng 30% tức là vượt giới hạn cho phép khoảng 10 lần; (4) Giá trị sổ sách/cổ phần (BVPS) thấp hơn mệnh giá (dưới 10.000 đồng/cổ phần). Chỉ số này cao nhất chỉ khoảng 12.000 đồng/cổ phần, có những CTTC giá trị sổ sách/cổ phần chỉ còn 5.000-6.000 đồng/cổ phần, có những CTTC ghi nhận số âm do vốn chủ sở hữu bị thâm hụt Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề phức tạp khác khó xử lý đang tồn tại dai dẳng những năm gần đây.
  16. 3 Ngoài những tác động khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nguyên nhân chính thuộc về vấn đề quản trị rủi ro, năng lực điều hành và những bất cập về chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của các CTTC ở Việt Nam Ngoài ra, các CTTC ra đời cùng quá trình hình thành các tập đoàn từ các tổng công ty 90, 91 có thể nói là mô hình “mang tính lịch sử” nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho các tập đoàn/tổng công ty. Thực tế, các tập đoàn/tổng công ty cũng đang trong quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ vì rất nhiều vấn đề yếu kém/tồn tại. Với những lý do chủ yếu nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu luận án nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài Ở nước ngoài, có một số công trình nghiên cứu về CTTC, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và thị trường tài chính nói chung như sau: Với Sundararajan, V. (1990), “Financial sector Reform and Central banking in Centrally Planned Economies” (Cải tổ ngành tài chính và ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tập trung), tác giả V. Sundararajan đã chỉ ra một số giải pháp cải cách tài chính theo xu hướng tự do hoá có thể làm tăng mức độ phân hóa của các công ty tài chính và phi tài chính và đây có thể là tiền lệ của khủng hoảng tài chính. Trong đó một số luận điểm có liên quan đến yếu tố lãi suất. Tác giả cho rằng sự phi kiểm soát tài chính đã đẩy lãi suất lên rất cao trong các kỳ vọng lạc quan sẽ tạo ra một nhu cầu tín dụng giả tạo và sau khi lãi suất được tự do, các chuyên gia tiền tệ có thể hoặc thiếu sự thích đáng hoặc thiếu các công cụ kiểm soát tiền tệ hiệu quả để gây ảnh hưởng lên lãi suất hoặc theo đuổi một chính sách thả nổi với sự tin tưởng rằng lãi suất nội địa sẽ tự động điều chỉnh phù hợp với lãi suất bên ngoài.[31]
  17. 4 Cùng tác giả Sundararajan, V. Petersen, Arne B. Sensenbrener, Gabriel, May 1996, IMF, trong bài Central Bank Reform in the Transition Economies (Cải cách ngân hàng nhà nước ở các nền kinh tế chuyển đổi) đã bàn về cải cách NHNN nói chung, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc thực hiện chức năng thanh tra và giám sát. Thanh tra nói riêng phải được phối kết hợp chặt chẽ với chương trình đổi mới các NHTM quốc doanh và các DNNN; tất cả phải đặt trong tiến trình chung về cải cách thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước. Vai trò bộ chủ quản của NHNN đối với các TCTD, đặc biệt là với các NHTM NN sẽ “chấm hết” khi các nền kinh tế thực sự bước vào hội nhập và hội nhập đầy đủ. Những yêu cầu mang tính phổ biến như “tạo sân chơi bình đẳng”, “cạnh tranh hợp pháp”, “chống bảo hộ và độc quyền”, “công khai, minh bạch”, “nới lỏng tiến tới tự do hoá” sẽ buộc NHNN phải thay đổi cách thức hành xử tồn tại bấy lâu nay đối với một trong những nhóm được hưởng lợi ích (stakeholders) quan trọng nhất của mình. Điều đó hàm ý rằng, hoạt động giám sát ngân hàng sẽ phải được thay đổi một cách căn bản trên cơ sở tập trung hoá, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tài chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.[30] Trong cuốn “Principles of Corporate Finance” (Những nguyên tắc của tài chính công ty), New York: McGraw-Hill and McGraw-Hill Irwin, xuất bản lần đầu năm 1981, tái bản lần thứ 11 năm 2014. Tác giả nói đến quá trình hình thành và sử dụng các của cải trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu không quan trọng dưới hình thức tổ chức kinh doanh nào mà đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì càng cần đề cao việc tuyển dụng nhân sự quản lý cấp cao có kinh nghiệm về quản trị rủi ro để đại diện lợi ích của các chủ sở hữu và ra các quyết định. [29] Jeffrey Carmichael and Michael Pomerleano (2011), The Development and Regulation of non-Bank Financial Institutions, the World Bank, Washington D.C. (Phát triển và quản lý các tổ chức tài chính phi ngân hàng).Trong cuốn sách này, các tác giả chỉ ra rằng các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang ngày
  18. 5 càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nhà lập chính sách cần tạo ra cơ cấu chính sách hợp lý và môi trường kiểm tra, giám sát hiệu quả, giảm thiểu rủi ro bên cạnh những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia trong quá trình hội nhập. Những tổ chức tài chính phi ngân hàng được đề cập đến gồm ngành bảo hiểm, các quỹ tương hỗ, các công ty bất động sản và cho thuê cũng như các thị trường chứng khoán.[27] Capital market liberalization and development (Phát triển và tự do hóa thị trường tài chính), Stiglitz, Joseph E.; Ocampo, José Antonio Oxford. Oxford University Press. 2008. 1 v The initiative for policy dialogue series. Trong bài này, tác giả thể hiện quan điểm đề cao vai trò của tự do hóa thị trường tài chính trên thế giới và cho phép đa dạng hóa các chủ thể kinh doanh trên thị trường bên cạnh tổ chức NHTM làm nòng cốt, cần có sự tham gia của các quỹ đầu tư tín thác, công ty bảo hiểm, công ty tài chính tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính Các tập đoàn lớn tùy theo quy mô có thể thành lập riêng các CTTC của mình.[25] 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước Với tư cách là một định chế tài chính, có thể nói, CTTC còn khá mới mẻ ở Việt Nam.Cho đến nay các nghiên cứu riêng liên quan đến loại hình công ty này không nhiều, đặc biệt trong những năm gần đây. Trên Tạp chí Thương mại số 13/2008, tác giả Nguyễn Dương đã có bài viết “Thành lập các CTTC ở Việt Nam - nguồn lực dẫn vốn”, trong đó ngoài việc nêu lên làm sóng thành lập các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty và số lượng hồ sơ xin cấp phép ngày càng tăng do việc thành lập NHTM khó khăn hơn. Ngoài việc khẳng định ý nghĩa của CTTC trong việc góp phần tạo kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, điểm đáng lưu ý ở cuối bài viết tác giả đã trích dẫn ý kiến lo ngại của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam khẳng định “Việc thành lập tập đoàn kinh tế ồ ạt, xin thành lập CTTC cũng như xin thành lập ngân hàng đã được cảnh báo ẩn chứa nhiều bất lợi, không chỉ đối với hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả với nền kinh tế. Bài học của Chi-lê, một trong những nước đã trải qua chặng đường chuyển đổi như
  19. 6 Việt Nam cũng đã gặp bất ổn vào năm 1998 bởi sự đổ vỡ của mô hình này khi việc cho vay trong nội bộ tập đoàn không được kiểm soát chặt chẽ như cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng”.[11] Trong bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng tại các CTTC trong các tập đoàn kinh tế theo khuyến nghị của Ủy ban Basel” trên Tạp chí Thương mại số 1+2/2013, tác giả Phùng Việt Hà đã có bảng số liệu khảo sát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (CTTC lớn nhất ở Việt Nam), số liệu cho thấy trong giai đoạn từ 2007-2010, dư nợ càng tăng thì nợ xấu càng cao và luôn vượt giới hạn an toàn đối với TCTD.[13] Một trong những công trình sớm nhất phải kể đến là Luận án Phó tiến sỹ khoa học kinh tế của Tiến sỹ Vũ Duy Hào (thực hiện tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1996) nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện và phát triển các loại hình trung gian tài chính ở nước ta hiện nay”.Thời điểm này Việt Nam chưa có CTTC nào được ra đời. Luận án của tác giả xem xét gợi ý về những loại hình trung gian tài chính (bên cạnh NHTM) như công ty cho thuê tài chính, CTTC, công ty bảo hiểm nhằm làm phong phú cho thị trường tài chính và thêm nhiều sự lựa chọn cho các đối tượng khách hàng khác nhau trên cơ sở khai thác ưu điểm của từng mô hình.[14] Nhiều năm sau, đến năm 2002, tác giả Hồ Kỳ Minh đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Đại học Kinh tế Quốc dân có tên là “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện”.Thời điểm đó đã xuất hiện những CTTC đầu tiên (từ 1998). Tác giả bàn về câu chuyện làm thế nào để Công ty Tài chính Bưu Điện phát huy vai trò là kênh dẫn vốn trong một tập đoàn lớn, kinh doanh đa ngành nghề và đề xuất phát triển, chuyển đổi công ty này thành mô hình ngân hàng bưu điện.[17] Cùng năm đó, luận án tiến sỹ “Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Trần Công Diệu cũng đã được bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng. Thời điểm này ở Việt Nam mới có 5 CTTC được cấp phép hoạt động.Tác giả đã nghiên cứu những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của mô hình còn hết sức non trẻ lúc đó. Trên cơ
  20. 7 sở này, tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu liên quan đến hoàn thiện môi trường pháp lý và đa dạng hóa các hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này nhằm cạnh tranh lành mạnh với các NHTM và phát huy vai trò là đầu mối thu xếp vốn trong nội bộ các tập đoàn đang chuẩn bị được thành lập lúc đó.[10] Năm 2009, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả Tống Quốc Trường cũng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.Thực trạng hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí – được thành lập năm 2000 – đã được phản ánh khá đầy đủ và rõ nét trong đề tài. Trên cơ sở phân tích những định hướng hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tác giả đã đề xuất phương hướng hoạt động và giải pháp, kiến nghị để Công ty Tài chính Dầu khí tiếp tục phát huy vai trò tốt hơn trong nội bộ Tập đoàn cũng như trên thị trường tài chính.[23] “Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam” – nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hà, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bảo vệ thành công luận án năm 2011. Nội dung chính khai thác khía cạnh chuyên môn sâu đó là hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán nội bộ tại các CTTC. Tác giả nhìn nhận CTTC với vai trò là một TCTD phi ngân hàng và có những đặc thù riêng trong hoạt động nên việc tổ chức tốt công tác kiểm toán nội bộ sẽ giúp các CTTC hạn chế rủi ro và quản trị tốt doanh nghiệp.[12] Tính đến thời điểm này, luận án tiến sỹ mới nhất đã được công bố có liên quan đến CTTC ở Việt Nam là “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các công ty tài chính ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Hồ Thị Thu Hương, nghiên cứu sinh tại Học viện Tài chính. Đây là đề tài thuộc chuyên ngành kế toán. Trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung và qua nghiên cứu, phân tích thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đang được áp dụng tại các CTTC, tác giả đã chỉ ra những tồn tại của hệ thống chỉ tiêu này và đề xuất các nội dung hoàn thiện cũng như điều kiện vận dụng hệ thống chỉ tiêu đó tại các CTTC ở Việt Nam hiện nay.[16] 2.3 Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các công trình nghiên cứu đã công bố giải quyết
  21. 8 Trong thực tế, tính đến thời điểm hiện tại chưa có những công trình nghiên cứu, những tổng kết tương đối toàn diện nào về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam.Qua tìm hiểu về đặc thù của loại hình doanh nghiệp này, qua tiếp cận với các văn bản pháp lý cũng như các kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả nhận thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được, vì lý do khách quan và chủ quan cũng như thời điểm nghiên cứu còn một số khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu như sau: Thứ nhất, Những đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động của các CTTC ở Việt Nam quá xa giai đoạn gần đây. Tức là thời điểm đủ để bộc lộ khiếm khuyết của một mô hình mới, thời điểm mà các CTTC thực sự được “thử lửa”. - Các nghiên cứu ngoài nước: Rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô hình CTTC với chức năng là TCTD phi ngân hàng và trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty. Các nghiên cứu thường tập trung vào mảng NHTM hoặc các các tổ chức tài chính phi ngân hàng nói chung. Qua các nghiên cứu này cho thấy vai trò tranh tra, giám sát của NHNN đặc biệt quan trọng đối với việc bình ổn và phát triển các tổ chức này ở các nền kinh tế chuyển đổi và trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung. Các nghiên cứu cũng khuyến khích sự phát triển đa dạng các chủ thể kinh doanh trên thị trường tài chính nhưng cũng cần lưu ý để hạn chế rủi ro đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. - Trong nước, một số nghiên cứu đi vào xem xét tình hình hoạt động của các CTTC nói chung thì còn quá sớm, những năm đầu 2000 lúc đó các CTTC đầu tiên mới được thành lập, các tập đoàn mới được chuyển đổi mô hình hoạt động từ các tổng công ty 91 và các CTTC hoạt động theo Luật các TCTD 1997, các hoạt động còn đang bị bó hẹp, phương hướng hoạt động chưa rõ ràng - Nghiên cứu sau này (công bố năm 2009, số liệu đến năm 2007), tác giả xem xét một trường hợp cụ thể là Công ty Tài chính Dầu khí (sau này là Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí hoạt động theo loại hình công ty cổ phần). Thời điểm đó và đến khi hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Tây, đây là CTTC được coi là năng động, có sự hậu thuẫn và tạo điều kiện rất lớn từ phía
  22. 9 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, do vậy hoạt động có hiệu quả nhất. Các CTTC khác không có được những lợi thế này nên những kết quả nghiên cứu chủ yếu được xem xét vận dụng cho đơn vị đó, do vậy, chưa đủ khái quát hóa. - Những nghiên cứu gần đây đều liên quan đến những khía cạnh là những công cụ kế toán, kiểm toán, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đối với mô hình CTTC. Chưa có nghiên cứu nào phản ánh và cung cấp thông tin chỉ rõ về giai đoạn đi qua khủng hoảng và sự thích ứng của các CTTC. Thứ hai, Về khía cạnh mô hình tổ chức, chưa chỉ ra và chứng minh những hạn chế thực sự của mô hình CTTC nói chung với đặc thù tại thị trường Việt Nam cũng như sự phối hợp trong nội bộ các tập đoàn/tổng công ty. Thứ ba, Chưa giải quyết thành công và chỉ rõ phương hướng, đường đi phù hợp cho các CTTC, đặc biệt là trong bối cảnh phải cạnh tranh không chỉ với các NHTM trong nước mà còn với các TCTD là NHTM và phi ngân hàng nước ngoài đang và sẽ có mặt ở Việt Nam. Thứ tư, Còn thiếu những nghiên cứu mang tính cập nhật và xem xét về loại hình doanh nghiệp này trong “Đề án tái cấu trúc hệ thống TCTD và các công ty bảo hiểm của Việt Nam” mà Chính phủ đã phê duyệt. 2.4 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết Trên cơ sở tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và trên cơ sở những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước đây, đề tài luận án dự kiến sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: (1) CTTC là gì? Phân loại, chức năng và vai trò của CTTC như thế nào? (2) Khung lý thuyết nào cho việc phân tích, đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hoạt động của CTTC? (3) Thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân là gì?
  23. 10 (4) Những điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu nào đang tồn tại trong mô hình tổ chức CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam? Nguyên nhân của những điểm yếu và hạn chế là gì? (5) Mô hình tổ chức CTTC nào là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2025? (6) Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam tốt hơn? 3. Mục tiêu của đề tài luận án 3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đề tài luận ánlà làm rõ cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. 3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ thực hiện những mục tiêu cụ thể sau đây: (i) Hệ thống hóa và luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC. (ii) Xác định rõ bản chất, đặc điểm kinh doanh và vị trí của CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty. (iii) Tổng quan và làm rõ kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. (iv) Phân tích, đánh giá đúng thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. (v) Xác định những quan điểm/phương hướng để hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. (vi) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các CTTC thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam thời kỳ tới.
  24. 11 4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam. 4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Đề tài luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu loại hình CTTC với chức năng là loại hình TCTD phi ngân hàng (hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng) và do các tập đoàn/tổng công ty lớn làm chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ. Đây là nhóm CTTC có số lượng nhiều nhất, có quy mô lớn nhất và cũng có nhiều vấn đề nhất hiện nay ở Việt Nam. + Luận án tập trung giải quyết hai nội dung chính liên quan đến “mô hình tổ chức” và “hoạt động kinh doanh” của các CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty (còn gọi tắt là các CTTC trực thuộc tập đoàn/tổng công ty). Tính đến 31/12/2014, theo thống kê trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tất cả 17 CTTC, trong đó có 7 CTTC có thể xếp vào loại CTTC chuyên ngành tín dụng tiêu dùng. Một cách tổng quát, nhóm các CTTC này chủ yếu là CTTC nước ngoài, hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào mảng dịch vụ tín dụng tiêu dùng cá nhân, là các CTTC đã có kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống phân phối và quản trị rủi ro nên kết quả kinh doanh tương đối ổn định. Trong khi đó, các CTTC do các tập đoàn/tổng công ty Việt Nam sở hữu vốn có những đặc thù riêng với vai trò là công cụ tài chính của các tập đoàn/tổng công ty, gắn với giai đoạn lịch sử của nước ta cách đây gần 2 thập kỷ - giai đoạn hình thành các tập đoàntừ các tổng công ty 90, 91. Các CTTC này kinh doanh tổng hợp nhiều dịch vụ trong đó có hoạt động tài trợ vốn cho các dự án của doanh nghiệp trong và ngoài tập đoàn/tổng công ty, hoạt động kinh doanh chứng khoán và đầu tư tài chính Hoạt động kinh doanh của các CTTC có vốn góp của tập đoàn/tổng công ty đã và đang tồn tại những vấn đề rất lớn như đã lấy ví dụ ở trên và rất cần được nghiên cứu, xem xét về sự phù hợp của mô hình này ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo. Chính vì lý do đó, trong phạm vi của luận án này tác
  25. 12 giả sẽ tập trung nghiên cứu các CTTC có vốn góp của tập đoàn/tổng công ty. Các CTTC tiêu dùng dưới đây sẽ không thuộc phạm vi của luận án:[36] (1) Công ty tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS (JACCS International Vietnam Finance Company Limited). (2) Công ty tài chính TNHH MTV Toyota Việt Nam (Toyota Financial Services Vietnam Company Limited). (3) Công ty tài chính TNHH MTV Home credit Việt Nam (100% vốn nước ngoài) - Home Credit Vietnam Finance Company Limited. Tên cũ: Công ty tài chính TNHH MTV PPF Việt Nam. (4) Công ty tài chính TNHH MTV Prudential Việt Nam (100% vốn nước ngoài) - Prudential Vietnam Finance Company Limited. (5) Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HD Finance). Tên cũ: Công ty TNHH MTV tài chính Việt – Societe Generale. (6) Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) - Mirae Asset Finance Company (Vietnam) Limited. (7) Công ty tài chính cổ phần Handico - Handico Finance Joint Stock Company. Như vậy, luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu 10 CTTC có vốn góp của các tập đoàn/tổng công ty của Việt Nam, bao gồm: (1) Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện (Post and Telecommunication Finance Company Limited) (2) Công ty tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (Rubber Finance Company Limited) (3) Công ty tài chính TNHH MTV Tàu thuỷ (Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited) (4) Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank Finance Company Limited). Tên cũ: Công ty TNHH MTV tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam. (5) Công ty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Vietnam Textile and Garment Finance Joint stock Company)
  26. 13 (6) Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance Joint Stock Company) (7) Công ty tài chính cổ phần Hoá chất (Vietnam Chemical Finance Joint Stock Company) (8) Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (Song Da Finance Joint Stock Company) (9) Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (Vinaconex-Viettel Finance Joint Stock Company) (10) Công ty tài chính cổ phần Xi Măng (Cement Finance Joint Stock Company). - Về không gian: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng vận động của khách thể nghiên cứu (chứa đối tượng nghiên cứu) trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các giao dịch kinh tế của CTTC với phần còn lại của thế giới. Luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của một số CTTC ở một số nước phát triển trước Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia - Về thời gian: Xem xét diễn biến chung về mô hình tổ chức và tình hình kinh doanh của các CTTC với số liệu phân tích được sử dụng chủ yếu là giai đoạn 4 năm gần đây từ 2011-2014. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết từng vấn đề của luận án 5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử và hệ thống tức là từ nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC (nhìn nhận những ưu điểm cũng như nhược điểm, những kết quả đạt được cũng những hạn chế/tồn tại) và trên quan điểm lịch sử (sự phù hợp của loại hình CTTC ở các giai đoạn khác nhau) và trong mối quan hệ với hệ thống các TCTD khác, đặc biệt là ngân hàng thương mại. 5.2 Phương pháp luận nghiên cứu - Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp tham khảo, kế thừa chọn lọc để khái quát hóa các cơ sở lý luận cần thiết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhằm làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực
  27. 14 trạng và đề xuất giải pháp đối với mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty ở Việt Nam. - Vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước làm một trong những cơ sở quan trọng trong xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam. 5.3 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể * Đối với nguồn tài liệu thứ cấp Luận án sử dụng những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu từ những nguồn dữ liệu thứ cấp như: nghiên cứu tại bàn, thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích có hệ thống các thông tin, tài liệu đã có về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam. Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu và xây dựng một số biểu đồ minh họa để phản ánh thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty. Với những phương pháp này có thể có những hạn chế như tính đầy đủ và tính xác thực về nguồn số liệu liên quan đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của các CTTC, đặc biệt là những số liệu tổng hợp của cả 10 CTTC được xem xét trong luận án. * Đối với nguồn tài liệu sơ cấp Để tăng tính thực tiễn khi phản ánh thực trạng các CTTC cũng như tăng tính thuyết phục cho những giải pháp luận án đưa ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia như sau: - Tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của 5 chuyên gia làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC ở Việt Nam gồm: (1) ThS. Nguyễn Văn Sinh, Phòng Giám sát, Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; (2) ThS. Phạm Quyết Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank);
  28. 15 (3) TS. Nguyễn Khắc Lịch, Văn phòng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; (4) ThS. Nguyễn Công Minh, Nguyên Phó Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện; (5) ThS. Phùng Thị Kim Phượng, Nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam. - Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát: + Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng cá nhân đã sử dụng dịch vụ của các CTTC. Quy mô mẫu là 100 khách hàng. Thời gian khảo sát từ ngày 5-28/07/2015. + Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các khách hàng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của các CTTC. Quy mô mẫu là 50 tổ chức. Thời gian khảo sát từ ngày 5-28/07/2015. Toàn bộ kết quả thu được từ 2 mẫu phiếu khảo sát đã được xử lý bằng công cụ khảo sát SurveyMonkey. Kết quả thu được là các bảng số liệu, biểu đồ và sẽ được sử dụng bổ sung, làm minh họa khách quan bên cạnh những nhận định của tác giả khi đánh giá về tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân khách quan và chủ quan, những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các CTTC trực thuộc các tập đoàn/tổng công ty của Việt Nam. 6. Kết cấu chính của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty tài chính. Chương 2: Thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở Việt Nam.
  29. 16 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 Công ty tài chính và vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Các tổ chức tài chính trung gian 1.1.1.1 Khái niệm Theo cách hiểu thông thường nhất, các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên, không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính 1.1.1.2 Chức năng - Chức năng tạo vốn Các tổ chức tài chính trung gian huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn. - Chức năng cung ứng vốn Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, cá nhân trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trả cho người tiết kiệm. - Chức năng kiểm soát
  30. 17 Các tổ chức tài chính trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn. 1.1.1.3 Các tổ chức tài chính trung gian Có nhiều cách phân loại các tổ chức tài chính trung gian khác nhau, cách cấu trúc hệ thống này cũng có thể khác nhau giữa các nước hoặc các thời kỳ khác nhau. Trong thực tế, các tổ chức này rất đa dạng trên thế giới và có thể gồm: - Ngân hàng thương mại (commercial bank) - Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings anhd loans association) - Ngân hàng tiết kiệm (savings bank) - Quỹ tín dụng (credit fund) - Công ty tài chính (financial company) - Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp hưu trí) - Công ty chứng khoán - Các trung gian đầu tư (ngân hàng đầu tư, công ty đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, công ty quản lý tài sản) 1.1.2 Công ty tài chính 1.1.2.1 Khái niệm Khái niệm về Công ty Tài chính (CTTC) xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Ở mỗi nước, tùy theo chính sách phát triển và những quy định về các hoạt động được phép thực hiện mà họ đưa ra những khái niệm khác nhau về CTTC. Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm CTTC càng được mở rộng, tuy nhiên khái niệm chung về CTTC có thể hiểu như sau: “CTTC là một tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng thúc đẩy lưu thông loại hàng hóa đặc biệt là vốn. Một sự dịch chuyển vốn từ người cung cấp sang người có nhu cầu vốn được thực hiện bởi CTTC bằng hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu cùng những dịch vụ tiện ích kèm theo cho các đối tượng liên quan”. Theo Christopher Viney - giảng viên, nhà khoa học đồng thời cũng là nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Úc, trong cuốn “Financial Institutions, Instruments & Markets - Thị trường tài chính: Các công cụ và tổ
  31. 18 chức tài chính” đã xếp CTTC vào nhóm các tổ chức tài chính phi ngân hàng và nhấn mạnh:“Các CTTC xuất hiện rộng rãi trước sức ép ngành ngân hàng bị quản lý ngày càng chặt chẽ khi các cơ quan quản lý áp trần lãi suất và sức ép cho vay lên các NHTM. Chính sức ép đối với NHTM đã tạo cơ hội cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh ngoài hàng rào pháp lý của các NHTM, trong đó có CTTC”.[26] 1.1.2.2 Phân loại công ty tài chính Các CTTC có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các tiêu thức phân loại. * Căn cứ vào hoạt động nghiệp vụ: - CTTC bán hàng: Là loại hình CTTC chuyên cho người tiêu dùng vay để mua hàng hóa từ một nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất khác. Các món vay thường được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi tại nơi mua hàng của người tiêu dùng.Nhờ đó mà CTTC bán hàng có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại (NHTM) trong cho vay tiêu dùng. - CTTC người tiêu dùng: Là loại hình CTTC chuyên cho người tiêu dùng vay để mua những món hàng riêng như đồ đạc, dụng cụ gia đình hoặc giúp thanh toán các món nợ nhỏ. CTTC người tiêu dùng thường là công ty riêng biệt hoặc do các ngân hàng sở hữu. - CTTC kinh doanh: Là loại hình CTTC chuyên cung cấp các dạng tín dụng đặc biệt cho doanh nghiệp (DN) bằng cách mua các hóa đơn nợ của DN theo hình thức chiết khấu, việc cung cấp này gọi là bao thanh toán. Ngoài ra, các CTTC kinh doanh cũng chuyên môn hóa trong việc cho thuê thiết bị, là những tài sản họ mua và sau đó cho các DN thuê lại trong một số năm. * Căn cứ vào quan hệ sở hữu của các CTTC: - CTTC Nhà nước: Là CTTC do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. CTTC thuộc Tập đoàn/Tổng công ty Nhà nước do tập đoàn/Tổng công ty Nhà nước cung cấp 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.
  32. 19 - CTTC cổ phần: Là CTTC do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. - CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng (TCTD): Là CTTC do một TCTD thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. - CTTC liên doanh: Là CTTC được thành lập bằng vốn góp giữa bên nước này gồm một hoặc nhiều TCTD, DN nước khác và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh. - CTTC 100% vốn nước ngoài: Là CTTC được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều TCTD nước ngoài. 1.1.2.3 Chức năng của công ty tài chính * CTTC là một TCTD phi ngân hàng Căn cứ vào phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, pháp luật của nhiều nước quy định các tổ chức tín dụng gồm hai loại. Đó là ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng, Trong đó, ngân hàng được hiểu là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng.Về hoạt động ngân hàng, pháp luật các nước khác nhau có những quy định khác nhau. Chẳng hạn, Điều 1 Luật Ngân hàng Pháp số 84-46 năm 1984 đưa ra khái niệm hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ Pháp như sau: “Các hoạt động ngân hàng bao gốm nhận vốn của nhân dân, hoạt động tín dụng cũng như cấp và quản lý các phương tiện thanh toán”. Luật về ngân hàng của các quốc gia khác như: Luật NHTN của Trung Quốc năm 1995, Luật Ngân hàng Ba Lan năm 1989, Luật Các Tổ chức tài chính và ngân hàng của Malaysia năm 1989, Luật về ngành tín dụng của Đức năm 1992, Luật về ngân hàng và hoạt động ngân hàng của Liên bang Nga năm 1996 được sửa đổi lần gần nhất vào ngày 08/04/2008 đều được quy định cụ thể mang tính liệt kê các hành vi pháp lý được xem là hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhìn chung, theo quy định của pháp luật các nước, hoạt động ngân hàng bao gồm những giao dịch phổ biên như huy động vốn dưới hình thức tiền gửi, cho vay, mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn, cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ
  33. 20 bảo lãnh Tại Việt Nam, Luật các TCTD trước đây và hiện nay đều quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán.” Như vậy, rõ ràng là các TCTD phi ngân hàng có phạm vi thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng hẹp hơn so với TCTD là ngân hàng. Có lẽ đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa hai định chế tài chính này. Như vậy, có thể thấy CTTC là một doanh nghiệp nhưng có những đặc điểm riêng, phân biệt như sau: - CTTC có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ. - CTTC là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu và thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng (trừ việc nhận tiền gửi ngắn hạn và dịch vụ thanh toán. - CTTC là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý về nghiệp vụ của NHNN/NHTW. * CTTC là một doanh nghiệp đặc biệt thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ Đây là loại hình doanh nghiệp có rủi ro cao, do vậy, điều kiện cấp phép và hoạt động chặt chẽ hơn. 1.1.2.4 Vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường CTTC là một trung gian tài chính có nhiệm vụ thu hút, tích tụ và tập trung các nguồn vốn cho những người có nhu cầu sử dụng vốn vay. Các CTTC đã đem lại lợi ích đầy đủ cho những người có vốn (người cho vay), người cần vốn (người đi vay) và cho cả nền kinh tế. Mặc dù các CTTC hình thành khá muộn so với các NHTM nhưng trước những đòi hỏi, thách thức về sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như ngành tài chính, tiền tệ nói riêng, với tính chất là một tổ chức tài chính chuyên môn hóa cao trong một số nghiệp vụ được quy định, các CTTC có vai trò quan trọng như sau: * Vai trò của CTTC đối với nền kinh tế: Một là, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế. Hoạt động của CTTC cho phép sử dụng triệt để các nguồn vốn mà các công ty này đang nắm giữ. Đồng thời CTTC còn huy động thêm một lượng vốn quan
  34. 21 trọng trong nền kinh tế vào quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế, cùng với các định chế khác, hoạt động kinh doanh tiền tệ của các định chế tài chính này làm phong phú thêm thị trường tài chính, làm sôi động thị trường tài chính, tạo ra nguồn vốn lớn cho các DN để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Hai là, thúc đẩy hoạt động các NHTM, tạo điều kiện mở rộng và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.Khi có nhiều định chế cùng hoạt động kinh doanh tiền tệ, hệ thống NHTM sẽ mở rộng các dịch vụ thanh toán cho các định chế đó cũng như cho các chủ thể khác đặc biệt là tổ chức thanh toán cho cá nhân.Hoạt động thanh toán phát triển là điều kiện tiền đề để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.Hoạt động tín dụng ngắn hạn bằng các nguồn vốn rẻ nhất, nguồn vốn từ tổ chức thanh toán cho nền kinh tế. Ba là, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương luôn hướng về việc làm thế nào tạo ra một thị trường tiền tệ hoàn hảo hơn, trong đó có nhiều chủ thể cung ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế, để cuối cùng có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất (lãi suất hợp lý là lãi suất ở đó cung cầu gặp nhau ở mức độ hoàn hảo nhất). Bốn là, sự phát triển của CTTC đã thúc đẩy cạnh tranh trong đầu tư trên thị trường tài chính.Thông qua việc đáp ứng các nhu cầu về vốn trung và dài hạn, hoạt động của các CTTC đã và đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Những năm gần đây, nhiều loại hình CTTC đã ra đời làm chất lượng phục vụ được cải thiện, giá vốn đầu tư ngày càng giảm, tạo thêm nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng và CTTC mỗi loại hình đều có thế mạnh riêng nhưng tất cả đều góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội. Năm là, hoạt động của các CTTC cũng rất phù hợp với các hoạt động giao dịch vốn của các DN vừa và nhỏ, do đó rất phù hợp với các nước đang phát triển. Vì vậy, ngoài các Ngân hàng thì các CTTC với sự linh hoạt trong hoạt động cũng đã tập trung được một lượng vốn lớn từ nguồn tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế trên thị trường tài chính. Các CTTC có thể phát hành những giấy
  35. 22 tờ có giá với lãi suất cao, mệnh giá thấp để thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, nhỏ trên thị trường tài chính, điều này sẽ khiến nguồn vốn huy động được nhiều hơn, đồng thời mở rộng được giao dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sáu là, CTTC là kênh có tính chất chuyên môn hóa trong việc thu hút và đầu tư các khoản vốn trung và dài hạn. Các CTTC thường có khả năng cung cấp vốn cho các giao dịch dài hạn và có tính chất rủi ro hơn (đầu tư mạo hiểm). Nhờ đó, CTTC đã góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ tài chính, ngân hàng. * Vai trò đối với các chủ thể có vốn và cần vốn trong nền kinh tế: Các CTTC giúp khách hàng tiết kiệm được các chi phí về thông tin và giao dịch khi cung ứng và sử dụng các nguồn vốn. Đặc biệt là tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho các cá nhân vốn thiếu những thông tin cần thiết trên thị trường tài chính. Hơn nữa, món tiền của họ lại nhỏ, chi phí giao dịch lại quá lớn, thủ tục đôi khi lại rườm rà khiến cho cá nhân gặp khó khăn khi đầu tư. Trong khi đó, CTTC có điều điều kiện cần thiết để phân tích, tổng hợp tình hình, do đó việc đầu tư sẽ dễ đem lại lợi nhuận hơn. Khi tiền gửi vào các CTTC, nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai bên do sự phân tán rủi ro, đa dạng hóa và nhờ việc giảm chi phí giao dịch trong tổng thể. Các CTTC giúp khách hàng của mình tiết kiệm được các chi phí thông tin và giao dịch khi cung ứng hoặc sử dụng các nguồn vốn bởi họ luôn có những chiến lược hợp lý, linh hoạt trong quan hệ với khách hàng, trong việc triển khai các nghiệp vụ được phép làm, nên họ tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao, đảm bảo đem lại những cơ hội đầu tư tốt cho khách hàng gửi tiền vào CTTC. * Vai trò đối với các tập đoàn kinh tế: Các tập đoàn kinh tế mạnh giữ vai trò chủ đạo đã ra đời và phát triển với những đặc điểm cơ bản là: Hình thành từ chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng công ty Nhà nước; hoạt động trong những ngành mũi nhọn then chốt của nền kinh tế; quy mô và khả năng tích tụ vốn còn hạn chế; sự hợp tác liên kết các đơn vị trong tập đoàn chưa cao và trình độ tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Trên
  36. 23 thực tế, rất nhiều tập đoàn kinh tế đều có CTTC riêng. Để khắc phục hạn chế của tập đoàn thì CTTC càng tỏ rõ vai trò quan trọng đối với các tập đoàn kinh tế: Thứ nhất, do các CTTC trực thuộc các tập đoàn kinh tế hay trực thuộc Tổng Công ty nên có điều kiện hiểu biết sâu về các công ty thành viên, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý rủi ro tài chính. Các CTTC huy động vốn cho tập đoàn, cấp vốn cho các công ty thành viên hay khách hàng của công ty thành viên trong tập đoàn. Thứ hai, các CTTC còn đóng vai trò như trung gian tài chính giữa các đơn vị của tập đoàn, họ có thể huy động vốn từ công ty này và cho các công ty khác trong tập đoàn vay vốn. Thứ ba, CTTC dẫn vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư thông qua nghiệp vụ ủy thác đầu tư. Vì CTTC có kinh nghiệm hơn các công ty thành viên nên sẽ giảm được rủi ro trong đầu tư nhờ có sự nghiên cứu kỹ lưỡng vàtheo dõi quá trình đầu tư sát sao. Bên cạnh đó rủi ro trong đầu tư cũng được phân tán rất nhiều. 1.1.2.5 Những điểm đặc thù của công ty tài chính trong các tập đoàn kinh tế Hầu hết các tập đoàn kinh tế ngày nay đều là những tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn này mang tính toàn cầu với một mạng lưới các chi nhánh sản xuất và tiêu thụ rộng khắp trên thế giới. Ngày nay, một tập đoàn kinh tế mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Mô hình tập đoàn đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng chính hiện nay, cơ cấu của tập đoàn kinh tế gồm NHTM, công ty thương mại và công ty sản xuất. Hoạt động tài chính, ngân hàng là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của các tập đoàn. Do vậy: - Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm tìm kiếm các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn trên cơ sở triển khai đồng bộ các hình thức huy động vốn trong nội bộ tập đoàn, trên các thị trường tài chính trong nước và quốc tế gồm vay thương mại, vay tài trợ dự án, vay tài trợ xuất khẩu, thuê mua, phát hành cổ phiếu, trái phiếu - Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi vay đúng hạn, bảo đảm sự cân đối vững chắc
  37. 24 về hoạt động tài chính thông qua việc điều hành vốn linh hoạt, gắn liền với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tham gia thị trường tiền tệ, thị trường vốn trong nước. - Việc thành lập và phát triển CTTC nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công trình, dự án được đầu tư vốn thông qua việc đầu tư vốn đúng định hướng phát triển, đúng công trình và dự án. - Khi thị trường chứng khoán ra đời và phát triển, CTTC trong tập đoàn là một trung gian tài chính đáng tin cậy cho các công ty thành viên của tập đoàn tham gia thị trường chứng khoán. CTTC trong các tập đoàn kinh tế một mặt là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoàn chỉnh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Mặt khác, CTTC trong các tập đoàn kinh tế được thành lập trước hết là nhằm mục tiêu huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn, tài trợ các hoạt động bán hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh và phục vụ chiến lược phát triển của tập đoàn. Nói cách khác, CTTC trong tập đoàn kinh tế có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho tập đoàn và các công ty thành viên trong tập đoàn; quản lý đầu tư các khoản vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; quản lý các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên của tập đoàn; làm đầu mối và tư vấn cho tập đoàn, các công ty thành viên trong quan hệ với ngân hàng, các TCTD, đối tác đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tài chính trong tập đoàn; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính khác cho các công ty thành viên của tập đoàn và khách hàng bên ngoài tập đoàn như cho vay để mua hàng hóa do tập đoàn sản xuất kinh doanh. Do những đặc thù như vậy mà trong hoạt động các CTTC phải thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ liên quan đến tình trạng tài chính của các tập đoàn kinh tế. Nhiệm vụ chính của các CTTC ngoài việc đầu tư kinh doanh sinh lợi còn giúp tập đoàn duy trì nguồn lực tài chính tốt nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh của tập đoàn. CTTC còn giúp tập đoàn kinh tế khai thác một cách tốt nhất các cơ hội kinh doanh có hiệu quả trên thị trường.
  38. 25 Tuy nhiên, xét về mặt lý thuyết là như vậy và để có thể phát huy tốt vai trò của mình, CTTC cùng với tập đoàn cần vận hành trơn tru nhằm đảm bảo: + Huy động được nguồn tài chính cho tập đoàn kinh tế với những điều kiện thuận lợi. Các nguồn vốn mà CTTC hướng đến phải đa dạng về thời hạn, lãi suất hợp lý và có quy mô lớn nhằm thỏa thuận nhu cầu đầu tư và sử dụng vốn của tập đoàn kinh tế. + Đầu tư và quản trị vốn của tập đoàn kinh tế một cách hiệu quả nhất. Khi các nguồn vốn được huy động, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của các CTTC là sử dụng phù hợp các nguồn vốn huy động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận, đầu tư vào các tài sản có tỷ lệ hoàn vốn cao. Đồng thời các CTTC cũng phải đảm bảo cho nguồn vốn của tập đoàn kinh tế khi nguồn vốn đầu tư vào những tài sản làm mất khả năng chi trả. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bởi ngoài việc các CTTC không chỉ rõ kết cấu hợp lý nhất cho các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn của tập đoàn kinh tế nên thực hiện, mà còn phải tìm ra được những cơ hội đầu tư tốt nhất. Hơn nữa, các CTTC còn phải quyết định thời hạn sử dụng những tài sản hiện có và nhu cầu bổ sung những tài sản mới trong tương lai cho các công ty thành viên khác trong tập đoàn kinh tế để xác định kế hoạch và dự báo tài chính trong tương lai. Trong thực tế ở các nước đang phát triển, để thực hiện được những yêu cầu trên không hề đơn giản trong thị thị trường mở cửa, sự lựa chọn của chính tập đoàn và các doanh nghiệp nội bộ ngày càng nhiều, các NHTM với nhiều lợi thế hơn cũng tìm mọi cách để có được các khách hàng lớn. Bên cạnh những ưu thế mà CTTC có được thì việc là thành viên của tập đoàn cũng tiềm ẩn những vướng mắc, rủi ro: - Hoạt động huy động vốn và cho vay, đầu tư tài chính đều trong chính nội bộ tập đoàn có thể gây rủi ro hệ thống. Điều này đặt ra yêu cầu với CTTC về hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, minh bạch và kỷ luật tốt. - Vị trí và đặc thù hoạt động của CTTC khác nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại.
  39. 26 - Để đạt được mục tiêu, kỳ vọng và xứng đáng với vị trí của CTTC trong tập đoàn vừa đòi hỏi sự thống nhất thực sự và xuyên suốt về phương hướng, hành độnggiữa các cấp trong nội bộ tập đoàn, đồng thời cũng đòi hỏi phải đảm bảo sự khách quan, tuân thủ đối với yêu cầu của một TCTD. Điều này có thể là mâu thuẫn lớn đối với CTTC trong tập đoàn. Như vậy, CTTC trong tập đoàn kinh tế, bên cạnh hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp độc lập có chức năng chung của TCTD còn có các điểm đặc thù riêng về nhiệm vụ, chức năng và tính chất kinh doanh. 1.2 Mô hình tổ chức của công ty tài chính 1.2.1 Bản chất và cấu trúc mô hình tổ chức của công ty tài chính Theo Từ điển Việt ngữ của Nguyễn Như Ý: “Tổ chức là sự sắp xếp và bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc chức năng chung”. Trong lĩnh vực kinh tế, tổ chức là một khái niệm thuộc phạm trù điều khiển kinh tế. CTTC là một loại hình doanh nghiệp nên tổ chức CTTC mang bản chất chung của tổ chức doanh nghiệp. “Tổ chức doanh nghiệp” là một khái niệm cơ bản trong lý luận về sự vận hành của chủ thể vi mô trong nền kinh tế thị trường. Đó là một hệ thống gồm ba yếu tố lớn: nhân lực, vật lực, tài lực được doanh nghiệp sắp xếp một cách hữu cơ về thời gian và không gian nhằm thực hiện mục đích kinh doanh nhất định. Tổ chức quản lý và tổ chức tác nghiệp là hai hệ thống lớn trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý giải quyết việc quản lý các đơn vị, nhân viên trong doanh nghiệp, giải quyết quan hệ giữa người với người trong quá trình kinh doanh. Tổ chức tác nghiệp là mối quan hệ lẫn nhau về sự sắp xếp giải quyết mỗi quan hệ giữa người với vật và giữa vật với nhau trong sự vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Bất luận các loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trình tự cơ bản xây dựng tổ chức doanh nghiệp đều giống nhau: 1) Xác định rõ mục tiêu; 2) Xác định chức năng, nghiệp vụ; 3) Thiết kế và đặt ra kết cấu chuyên môn hóa và chuyên ngành hóa, tầng nấc hóa; 4) Phân khối chức năng, thiết kế hệ thống trách nhiệm và quyền hạn; 5) Thiết kế và định ra hệ thống
  40. 27 trao đổi thông tin; 6) Tuyển chọn và xếp đặt nhân sự (quyết định chức vụ và các loại quan hệ); 7) Lập ra hệ thống đánh giá; 8) Chỉ đạo và điều tra nghiên cứu. Mô hình tổ chức doanh nghiệp được tác giả luận án này hiểu là dạng thức biểu thị cụ thể sự tồn tại và vận hành của doanh nghiệp trên thị trường trong một không gian và thời gian xác định. Mỗi loại mô hình tổ chức doanh nghiệp đều có cấu trúc đặc trưng và được thiết kế theo các nguyên tắc nhất định tạo nên sự khác biệt so với các loại mô hình tổ chức doanh nghiệp khác. Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, lý luận cơ bản về thiết kế mô hình tổ chức doanh nghiệp có hai trường phái: Trường phái quản lý (đại biểu là Taylo, Farevet, Webe ) và Trường phái hành động (đại biểu là Mayor và Panalt). CTTC là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trên thị trường tài chính, mang các thuộc tính đặc thù của TCTD phi ngân hàng. Vì thế, mô hình tổ chức CTTC vừa mang bản chất chung của mô hình tổ chức doanh nghiệp vừa mang bản chất đặc thù của TCTD. Mô hình tổ chức là một dạng thức tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp và tiến tới những mục tiêu đã xác định. Mô hình tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của doanh nghiệp được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Điều này xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của doanh nghiệp và các mối quan hệ quyền lực bên trong doanh nghiệp. Nói chung, mô hình tổ chức bao gồm những sắp xếp bố trí và những tầng nấc của một doanh nghiệp về mặt quyền lực, quyền hành, trách nhiệm và cơ chế thực hiện chức năng của tổ chức đó. Trong một doanh nghiệp, các bộ phận đều có liên quan đến chính sách và chức năng. Mô hình tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận mang tính độc lập tương đối thực hiện những hoạt động nhất định. Một mô hình tổ chức bao gồm một số bộ
  41. 28 phận cấu thành. Theo“Các nguyên tắc quản trị” của Dương Hữu Hạnh thì một mô hình tổ chức của các doanh nghiệp nói chung và CTTC nói riêng thường bao gồm: (i) Chuyên môn hóa các hoạt động (ii) Tiêu chuẩn hóa các hoạt động (iii) Phân phối các hoạt động (iv) Phân quyền và tập quyền trong quyết định. (iv) Quy mô của nhóm công tác Trong thực tế, các bộ phận có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau và do vậy cũng xuất hiện các mô hình tổ chức khác nhau. CTTC với chức năng là một TCTD phi ngân hàng, với đặc thù là tổ chức kinh doanh vốn và tiền tệ do các tập đoàn sở hữu vốn, CTTC không thể tổ chức theo mô hình quá giản đơn. Tuy nhiên, tùy theo phạm vi hoạt động, tùy theo mức độ sở hữu của các tập đoàn, tùy theo các sản phẩm dịch vụ mà CTTC cung cấp các CTTC sẽ lựa chọn mô hình tổ chức khác nhau. Mô hình tổ chức của mỗi CTTC cũng thay đổi theo thời gian, theo trình độ tổ chức và quản lý của CTTC, theo xu hướng phát triển của các tổ chức tài chính trên thế giới cũng như những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. 1.2.2 Các loại mô hình tổ chức công ty tài chính Việc định dạng và nhận diện mô hình tổ chức doanh nghiệp nói chung, CTTC nói riêng thường từ góc độ chức năng tổ chức doanh nghiệp, bao gồm nội dung hai mặt: Tổ chức hợp lý cơ cấu vật chất của doanh nghiệp (nhưng chủ yếu là cơ cấu xã hội). Chức năng tổ chức CTTC chủ yếu là chức năng tổ chức hợp lý cơ cấu xã hội của CTTC, tức là chỉ sự phân công hợp tác của mọi nhân lực trong CTTC và mối quan hệ lẫn nhau giữa các vị trí việc làm hay giữa người với người trong CTTC. Thực tế, các loại mô hình tổ chức CTTC được áp dụng phổ biến gồm: (1) Mô hình tổ chức theo các bộ phận chức năng độc lập Mô hình tổ chức theo các bộ phận chức năng độc lập (Sơ đồ 1.1) là mô hình tạo nên các bộ phận trong đó các cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu theo chiều dọc.
  42. 29 HĐQT hoặc HĐTV Ban kiểm soát Tổng giám đốc/Giám đốc PTGĐ/PGĐ PTGĐ/PGĐ nguồn PTGĐ/PGĐ PTGĐ/PGĐ Tín dụng vốn và đầu tư tư vấn nội chính Tín dụng Nguồn vốn Tư vấn 1 Tổ chức DN hành chính Tín dụng cá Đầu tư Tư vấn 2 nhân Kế toán Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức CTTC theo các bộ phận chức năng độc lập Văn phòng Mô hình này có những ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: - Hiệu quả tác nghiệp cao (nếu công việc có tính lặp đi lặp lại). - Phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề. - Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu. - Đơn giản hóa việc đào tạo. - Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của các cấp quản lý. Nhược điểm: - Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra chỉ tiêu và chiến lược. - Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng. - Chuyên môn hóa quá mức tạo cách nhìn hạn hẹp ở các cán bộ quản trị.
  43. 30 - Hạn chế phát triển đội ngũ quản trị viên. - Đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu của tổ chức cho lãnh đạo cao cấp. (2) Mô hình tổ chức theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn Mô hình tổ chức theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn là mô hình mà trong đó doanh nghiệp sẽ nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân sự theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn. Mô hình minh họa như sau: TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ PTGĐ Kinh Tài HC- Tài Kinh Nhân Marke Tài Nhân doanh chính NS chính doanh sự -ting chính sự GĐ Khối Tín dụng GĐ Nghiên GĐ Phát triển cứu Thị trường sản phẩm GĐ GĐ GĐ Khu Khu Khu vực vực vực GĐ Khối Đầu tư Miền Miền Miền Bắc Nam Trung Quản lý Quản lý Quản lý GĐ Khối Tư vấn KH cá KH tổ KH nội nhân chức bộ GĐ Khối Dịch vụ Tài chính Sơ đồ 1.2. Mô hình tổ chức CTTC theo sản phẩm, khách hàng và địa bàn Ưu điểm: - Tập trung sự chú ý vào những sản phẩm, khách hàng và địa bàn - Phối hợp giữa các phòng ban chức năng vì mục tiêu hiệu quả cuối cùng. - Tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển đội ngũ quản trị chung. - Các đề xuất đổi mới dễ được quan tâm. - Hướng về khách hàng. - Sử dụng được nguồn lực địa phương. Nhược điểm: - Tranh giành nguồn lực giữa các tuyến dẫn đến phản hiệu quả.
  44. 31 - Khó khăn trong việc thích ứng với các yếu tố tác động lên toàn DN. - Cần nhiều người có năng lực quản trị chung. - Có xu thế làm cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tập trung trở nên khó khăn. - Khó khăn trong việc kiểm soát của cấp quản trị cao nhất. (3) Mô hình tổ chức theo ma trận Mô hình tổ chức theo ma trận là mô hình có sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Ví dụ, mô hình theo các bộ phận chức năng độc lập kết hợp với mô hình theo sản phẩm. Điểm mấu chốt làm cho mô hình ma trận phát huy được tác dụng là sự rõ ràng của mối quan hệ quyền hạn giữa các bộ phận quản trị và cơ chế phối hợp theo chiều ngang. Mô hình minh họa như sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng chức năng 1 Phòng chức năng 2 Phòng chức năng Chủ nhiệm đề án A Chủ nhiệm đề án B Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức CTTC theo ma trận. Ưu điểm - Định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng. - Tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu. - Kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản trị và chuyên gia. - Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
  45. 32 Nhược điểm: - Hiện tượng song trùng lãnh đạo. - Quyền hạn và trách nhiệm của các quản trị viên có thể trùng lặp tạo ra các xung đột. - Cơ cấu phức tạp. Tóm lại, có nhiều loại mô hình tổ chức trong doanh nghiệp. Trong số đó có loại mô hình đã mang lại sự thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thành công của mỗi loại mô hình tổ chức chỉ có giá trị trong một hoàn cảnh, một môi trường cá biệt hay một giai đoạn cụ thể. Thực tế cho thấy, trong môi trường kinh doanh luôn có những biến động thì các yếu tố mang lại thành công cho doanh nghiệp cũng đã và đang hoàn toàn khác so với những gì chúng ta biết. Chính vì thế, khó có thể có một mô hình tổ chức nào là tốt nhất và việc xác định một mô hình tổ chức đúng đắn và phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp vẫn luôn là một trăn trở đối với các nhà quản trị cao cấp. 1.2.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu xác định, đánh giá mô hình tổ chức công ty tài chính (1) Tiêu chí chức năng tổ chức của mô hình tổ chức công ty tài chính Xác định, đánh giá mô hình tổ chức của một CTTC trước hết cần căn cứ vào tiêu chí chức năng tổ chức doanh nghiệp với các nội dung và tiêu chí chủ yếu sau: (i) Cơ cấu tổ chức có hợp lý và có khả năng đáp ứng tất cả những mục tiêu, nhiệm vụ của CTTC hay không. (ii) Việc xác định phạm vi, chức trách của các bộ phận trong CTTC có căn cứ vào tính chất nghiệp vụ hay không. (iii) Việc phân quyền cho các bộ phận, các nhân viên quản lý trong CTTC có căn cứ vào trách nhiệm phụ trách hay không và có hợp lý không. (iv) Các kênh thông tin có thông suốt không và phương thức liên hệ, thông tin quản lý có rõ ràng và hiệu quả không.
  46. 33 (v) Sắp xếp và sử dụng các nhân viên có thích hợp với yêu cầu công việc và nhiệm vụ không; Việc kiểm tra và bồi dưỡng nhân viên có thường xuyên và hợp lý không. (vi) Chế độ tiền lương, thưởng, phạt nhân viên trong CTTC có hợp lý và minh bạch không. (2) Tiêu chí nguyên tắc tổ chức của mô hình tổ chức CTTC Nguyên tắc tổ chức quản lý CTTC với mục đích thực hiện chức năng quản lý có hiệu quả, nâng cao hiệu suất quản lý để thực hiện mục tiêu đã định của CTTC. Việc xác định, đánh giá mô hình tổ chức CTTC theo tiêu chí nguyên tắc tổ chức cần theo các nội dung và nguyên tắc cụ thể sau: (i) Chức quyền rõ ràng, làm cho mỗi chức năng quản lý đều phải trở thành một cơ quan chấp hành; Chức trách không được phân tán, không thực hành lãnh đạo nhiều đầu mối. (ii) Các bộ phận, các nhân viên trong CTTC phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và ăn khớp nhau. (iii) Thực hành lãnh đạo thông suốt, phân cấp quản lý rõ ràng, kết hợp giữa tập quyền và phân quyền. (iv) Giữ vững sự phân công của lãnh đạo CTTC trong công ty về mọi hoạt động của công ty. (v) Xây dựng cơ cấu tổ chức và chức nghiệp trong công ty phải căn cứ vào nhu cầu thực tế hoạt động về kinh tế của công ty, đảm bảo thực hành quản lý có hiệu quả và sự gọn nhẹ của bộ máy tổ chức trong CTTC. (3) Tiêu chí nguyên tắc thiết kế mô hình tổ chức CTTC Mô hình tổ chức CTTC phải được thiết kế theo những nguyên tắc nhất định. Việc xem xét, đánh giá mỗi mô hình tổ chức CTTC cần đối chiếu xem có theo các nguyên tắc thiết kế tổ chức cơ bản hay không. - Nhà quản lý Eweke (Mỹ) trong nghiên cứu về “Các nguyên tắc thiết kế tổ chức” (1987), đã quy nạp một cách hệ thống các quan điểm của các nhà lý luận thuộc trường phái quản lý cổ điển Taylor, Farewelt, Weber đã đề ra 8 nguyên tắc thiết kế mô hình tổ chức doanh nghiệp: Mục tiêu; Phù hợp với nhau;
  47. 34 Chức trách; Tổ chức tầng nấc; Mức độ quản lý; Chuyên nghiệp hóa; Điều hòa; Tính rõ rệt. - Nhà quản lý Consus (Mỹ) theo trường phái quản lý tân cổ điển, trên cơ sở kế thừa trường phái quản lý cổ điển, kết hợp với quan điểm của trường phái hành động, đưa ra 15 nguyên tắc thiết kế mô hình tổ chức doanh nghiệp, gồm: Nhất trí về mục tiêu; Hiệu suất; Mức độ quản lý; Phân cấp; Trao quyền; Tính tuyệt đối của chức trách; Chức quyền gắn liền và đi đôi với chức trách; Chỉ huy thông suốt; Đẳng cấp chức quyền; Phân công; Rõ ràng của chức năng; Thiết kế phân chia giữa kiểm tra chức vụ và bộ phận nghiệp vụ; Song hành; Linh hoạt; Thuận tiện cho lãnh đạo. Trên cơ sở 15 nguyên tắc cụ thể nêu trên, Consus quy nạp thành 9 nguyên tắc cơ bản: a) Nguyên tắc nhiệm vụ mục tiêu; b) Nguyên tắc phân công và hợp tác chuyên nghiệp; c) Nguyên tắc chỉ huy thống nhất; d) Nguyên tắc chức trách, quyền lợi kết hợp với nhau; đ) Nguyên tắc phạm vi quản lý hữu hiệu; e) Nguyên tắc kết hợp giữa tập quyền và phân quyền; g) Nguyên tắc kết hợp giữa tính ổn định và tính thích ứng; h) Nguyên tắc phân riêng về thiết kế giữa cơ cấu chấp hành và giám sát đôn đốc; i) Nguyên tắc tinh giản cơ cấu. Trên thực tiễn, có thể tham chiếu tổng hợp các nguyên tắc cơ bản nêu trên của các nhà quản lý Mỹ để xem xét, đánh giá mô hình tổ chức các CTTC. 1.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình tổ chức của công ty tài chính Nhìn chung, để thành công trong kinh doanh trong bối cảnh mới, mô hình tổ chức CTTC cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây: - Tính chất quy mô chuyển sang tính chất gọn nhẹ và phản ứng linh hoạt Trước kia, với quy mô lớn, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, tăng vốn và tạo áp lực lên khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên, với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, yếu tố thành công trước đây đã trở thành gánh nặng, yếu tố thành công hiện tại đã chuyển đổi rất nhiều.Ngày nay, những doanh nghiệp đạt được giá trị cao đang thành công bởi sự phản hồi nhanh chóng với khách hàng, đưa sản phẩm mới ra thị trường nhanh hơn và linh hoạt hơn trong chiến dịch hoạt động.
  48. 35 Xu hướng này vẫn đang và sẽ tiếp tục trong thế kỷ 21 này. Khi mà quy mô trong hoạt động không thể đáp ứng được với tốc độ thay đổi của thị trường, những tổ chức kinh doanh có quy mô hoạt động lớn so với những doanh nghiệp nhỏ hoặc năng động hơn, chúng có vẻ giống như những cái tàu chở dầu – cần nhiều không gian và thời gian hơn để chuyển hướng, cũng như giải quyết những vấn đề hành chính quan liêu vốn đang là nguyên nhân cho sự chậm chễ của con tàu và những xung đột nội tại. Thách thức cho họ là vừa phải hoạt động như những công ty nhỏ lại vừa phải duy trì sử dụng nguồn lực lớn. - Chức năng được phân chia rõ ràng sang vai trò đa chức năng Trước đây, trong những tổ chức doanh nghiệp lớn, để thực hiện công việc một cách hiệu quả, nhiệm vụ thường được phân chia và có sự phân biệt rõ ràng giữa quản lý và nhân viên, mức độ quyền lực được chỉ ra cụ thể. Tuy nhiên, với những thay đổi của môi trường kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp bắt đầu phải có những bước đi nhanh hơn, những cá nhân do đó phải làm nhiều việc hơn, phải học hỏi nhiều hơn những kỹ năng mới và sẵn sàng chuyển đến những địa điểm khác, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Điều này tuy thế không phải dễ dàng trong cấu trúc tổ chức hiện tại nơi mà các vị trí được tổ chức theo một chuỗi phân cấp mệnh lệnh rõ ràng. Các luật lệ, quy định được áp dụng và mang tính hình thức (nhằm đảm bảo sự đồng đều và chỉ dẫn cho hoạt động của nhân viên). - Chuyên môn hóa sang đa chức năng và hợp tác hiệu quả Những tổ chức kinh doanh hiện tại đang thay vì chia nhỏ công việc và giao cho những người chuyên trách thực hiện như trước kia, sẽ phối hợp những nguồn lực khác nhau để tạo ra sự thành công. Một cách khác, các tổ chức này đang được cấu trúc theo phương thức hợp tác phát triển với những hoạt động theo những nhóm làm việc đa chức năng. Phương thức này chú trọng vào việc làm thế nào để hoàn thành công việc, đẩy mạnh quá trình hoạt động kinh doanh và ít tập trung hơn vào việc phân chia theo chuyên môn hóa cũng như phân bổ quyền lực. - Thể hiện được đặc thù và vai trò của một TCTD với chức năng kinh doanh vốn và tiền tệ.
  49. 36 Khách hàng của CTTC gồm cả khách hàng tổ chức và cá nhân, ngày càng khó tính hơn trong tiêu dùng loại sản phẩm, dịch vụ hết sức tinh tế, quan trọng và đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như gửi tiền, vay tiền, đầu tư ủy thác Chính vì vậy, mô hình CTTC cũng cần đảm bảo phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của CTTC trong môi trường ngày càng nhiều biến động của khối các NHTM và các TCTD phi ngân hàng. - Đảm bảo mô hình tổ chức vừa linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy với thị trường nhưng phải đảm bảo thuận lợi trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Điều này đặt ra yêu cầu đối với mô hình tổ chức của CTTC cần vừa đủ “lỏng” để dễ dàng thích nghi nhanh với những thay đổi trong các điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh khác nhau. Bên cạnh đó, các bộ phận cũng cần được sắp xếp thuận tiện cho việc kiểm tra chéo, phân tách các khâu kiểm soát nhằm đảm bảo kịp thời đưa ra các cảnh báo cần thiết và quản trị rủi ro đối với TCTD. 1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty tài chính 1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty tài chính 1.3.1.1 Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính CTTC được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây: - Nhận tiền gửi của tổ chức; - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; - Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; - Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; - Bảo lãnh ngân hàng; - Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá; - Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác. 1.3.1.2 Nghiệp vụ mở tài khoản của công ty tài chính - CTTC có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN (NHTW) và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân theo quy định. - CTTC được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng, được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
  50. 37 - CTTC được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng. 1.3.1.3 Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính - CTTC được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. - CTTC được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm theo quy định. 1.3.1.4 Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính - Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho TCTD thực hiện cấp tín dụng. - Tham gia thị trường tiền tệ. - Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. - Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá trị khác. - Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định. - Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. - Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư. - Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng. - Cho vay mua trả góp; cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân; tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các TCTD; bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh; các hình thức cấp tín dụng khác. 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty tài chính Xét về mặt lý thuyết, có nhiều cách xem xét khác nhau nhưng thông thường người ta phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp,doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được. Các nhân tố khách quan là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm soát được. Sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTTC cũng không nằm ngoài những nhân tố đó.
  51. 38 Các nhân tố khách quan: Là các nhân tố mà CTTC không thể kiểm soát được, tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của CTTC theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của CTTC. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của CTTC. Các nhân tố khách quan bao gồm: Chính trị, luật pháp; Văn hoá, xã hội; Công nghệ, kỹ thuật; Kinh tế; Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Quan hệ kinh tế. Đây là những nhân tố mà CTTC không thể kiểm soát được đồng thời có tác động chung đến tất cả các CTTC trên thị trường. Nghiên cứu những nhân tố này CTTC không nhằm để điều khiển theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình. Ngoài ra, với đặc thù là TCTD thuộc các tập đoàn/tổng công ty, CTTC chịu tác động khá lớn từ phía tập đoàn/tổng công ty như định hướng, chiến lược phát triển của tập đoàn/tổng công ty, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thành viên nội bộ tập đoàn/tổng công ty. Các nhân tố chủ quan: Là toàn bộ các nhân tố thuộc tiềm lực của CTTC mà CTTC có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực của CTTC trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép CTTC xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Các nhân tố thuộc tiềm năng của CTTC bao gồm: Sức mạnh về tài chính; Tiềm năng về con người; Tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí; Trình độ trang thiết bị công nghệ; Cơ sở hạ tầng; Sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh; Khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu. 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty tài chính Khi đề cập đến các tiêu chí để xem xét, đánh giá về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung hay CTTC nói riêng, có thể có những cách xem xét khác nhau, các chỉ tiêu đánh giá khác nhau ứng với khái niệm “kết quả kinh doanh” hoặc “hiệu quả kinh doanh”.
  52. 39 Kết quả kinh doanh thường được hiểu là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một thời kì nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí). Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho xã hội Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố. Trong phạm vi luận án này, do số lượng các CTTC được nghiên cứu là 10 công ty nên tác giả sẽ kết hợp việc xem xét về kết quả kinh doanh của các CTTC với một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các CTTC thông qua một sốchỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất và quan trọng nhất từ báo cáo tài chính của các CTTC. Đây là những chỉ tiêu cơ bản nhất và đặc thù nhất đối với hoạt động kinh doanh của TCTD nói chung và CTTC nói riêng: * Nhóm chỉ tiêu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh: (1) Thu nhập lãi thuần (2) Chi phí hoạt động (3) Tổng thu nhập trước thuế (4) Tổng lợi nhuận sau thuế.
  53. 40 * Nhóm chỉ tiêu từ bảng cân đối kế toán: (5) Tổng tài sản, trong đó xem xét 2 chỉ tiêu chính: + Tiền, vàng gửi và cho vay TCTD + Cho vay khách hàng (6) Nợ phải trả, trong đó xem xét 2 thông tin chính: + Tiền gửi và vay các TCTD + Tiền gửi của khách hàng (7) Vốn và các quỹ, trong đó xem xét 2 thông tin chính: + Vốn của TCTD + Lợi nhuận chưa phân phối *Nhóm các chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: (8) EPS của 4 quý gần nhất (thu nhập/cổ phần của 4 quý gần nhất) (9) BVPS cơ bản (giá trị sổ sách/cổ phần cơ bản) = (10) ROEE (lợi nhuận ròng /vốn chủ sở hữu bình quân) (11) ROAE (lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân). * Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giới hạn an toàn đối với TCTD theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: (12) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = (Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro) * 100% (13) Tỷ lệ nợ xấu = (Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ) * 100% (14) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn = (Tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn - Tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn)/Tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn * 100%. 1.4 Kinh nghiệm thế giới về mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty tài chính và bài học cho Việt Nam 1.4.1 Khái quát vềmô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính ở một số nước trên thế giới Để hình dung về bức tranh chung liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh nói chung của các CTTC ở một số nước trên thế giới, trong khả
  54. 41 năng tham khảo được, tác giả trình bày về tình hình này ở một số quốc gia phát triển hơn Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Indonesia, Malaisia, Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ. Thông tin chi tiết được trình bày tại Phụ lục 10 của Luận án. 1.4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn ở một số nước trên thế giới (1) Công ty Tài chính trong Tập đoàn Samsung Tập đoàn Samsung được thành lập vào năm 1938 tại Hàn Quốc. Hoạt động kinh doanh đầu tiên của Samsung là xuất khẩu các loại các khô, rau và hoa quả; Sau đó, Samsung mở rộng sang sản xuất các loại máy xay bột và làm mứt kẹo. Những năm 60-70, Samsung mở rộng hoạt động sang những ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, hóa chất, đóng tàu, công nghiệp nặng Ngày nay, Tập đoàn Samsung là một Conglomerate hàng đầu ở Hàn Quốc với 299 Công ty con hoạt động chủ yếu trên 5 lĩnh vực là công nghiệp điện tử, công nghiệp nặng và cơ khí, công nghiệp hóa chất, dịch vụ tài chính, các dịch vụ khác như thương mại, du lịch- khách sạn, kinh doanh tổ hợp thể thao, xuất bản Samsung còn là một Tập đoàn xuyên quốc gia với 455 chi nhánh hoạt động trên 75 quốc gia.Tính đến 31/12/2014, tổng doanh thu của Samsung là 142 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt gần 181,5 tỷ USD và có hơn 253.000 nhân viên. Các công ty cung cấp dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Samsung gồm Công ty Bảo hiểm Nhân thọ (Samsung Life Insurance), Công ty Bảo hiểm Hỏa hoạn và Hàng hải (Samsung Investment Trust Managament ) và Công ty Đầu tư mạo hiểm (Samsung Venture Investment). Hàng năm, các định chế tài chính đóng góp trên 25% tổng doanh thu của Tập đoàn và Samsung đã hợp nhất tất cả các Trung gian tài chính thành Công ty là Samsung Finance. Các dịch vụ chủ yếu của các định chế tài chính trong Tập Đoàn Samsung là: Các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tại nạn cá nhân, bảo hiểm người đi nước ngoài, quản lý và phát hành thẻ tín dụng; cho thuê thiết bị cá nhân; cho vay tín dụng, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; chiết khấu hối phiếu, tài trợ kinh doanh công nghệ mới;
  55. 42 môi giới trái phiếu và cổ phiếu; mua bán nợ, mua bán các giấy nhận nợ, thương phiếu; quản lý tài sản, dịch vụ tư vấn đầu tư; quản lý và kinh doanh bất động sản; đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực kinh doanh mới, (2) Công ty GM Acceptant trong Tập đoàn GM Tập đoàn GM (General Motors Corporation) được thành lập năm 1916 tại Delaware (Mỹ). Quá trình phát triển ban đầu của GM là quá trình sáp nhập, hợp nhất liên tục của các công ty sản xuất ô tô ở Mỹ. Bên cạnh đó, GM còn không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh mới như thương mại xuất nhập khẩu, nghiên cứu khoa học, đào tạo, tài chính, công nghiệp quốc phòng và đặc biệt là thâm nhập vào các thị trường bên ngoài nước Mỹ như Bắc Mỹ, Mỹ La-tinh, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi, Trung Đông. Đến nay, Tập đoàn GM là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới.Các sản phẩm ô tô của GM được bán ở gần 200 nước; GM còn là nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ đa dạng trong các lĩnh vực truyền thông, công nghiệp giải trí và các dịch vụ tài chính. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu mà GM cung cấp gồm: các dạng xe ô tô như xe hơi, xe tải, xe chở dầu, xe đầu kéo, các loại xe đặc chủng khác; các động cơ điện, hệ thống truyền lực, đầu máy xe lửa sử dụng điện ; các dịch vụ tài chính như cho thuê, tài trợ thương mại, bảo hiểm, cầm cố, môi giới nhà đất, kinh doanh bất động sản ; các dịch vụ truyền hình số, dịch vụ truyền thông vệ tinh, mạng truyền thông vệ tinh Tính đến cuối năm 2014, tổng doanh thu của Tập đoàn GM là 384,6 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 703,1 tỷ USD và có gần 416.000 nhân viên; được Tạp chí Fortune xếp thứ hạng cao trong danh sách 500 Công ty hàng đầu thế giới và 500 Công ty hàng đầu ở Mỹ. GM Acceptant Corporation (GMAC) là thành viên của GM; được thành lập năm 1919 tại Michigan (Mỹ). Toàn bộ cổ phiếu của GMAC do Công ty mẹ GM sở hữu. Mục đích hoạt động ban đầu của GMAC là cung cấp tài chính cho các đại lý bán hàng của GM. Các khách hàng tiêu dùng có thể mua các sản phẩm ô tô GM được dễ dàng và tiện lợi. Cùng với quá trình phát triển của Tập đoàn GM, GMAC không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh và thâm nhập vào các
  56. 43 thị trường mới. Tính đến cuối năm 2014, GMAC gồm nhiều Công ty trực thuộc hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là tài trợ ô tô, bảo hiểm, cầm cố và tài trợ thương mại; tổng doanh thu của GMAC là 53,6 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 328,4 tỷ USD và có 38.569 nhân viên hoạt động ở 60 nước trên thế giới. Các dịch vụ chủ yếu mà GMAC cung cấp là tài trợ bán lẻ, tài trợ bán buôn, cho vay kì hạn, cho thuê và thuê mua, tài chính thương mại, bảo hiểm, cầm cố Đối tượng cung cấp dịch vụ của GMAC là Tập đoàn GM, nhà bán lẻ, nhà bán buôn các sản phẩm của GM, nhà cung cấp cho GM và các tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc một số ngành công nghiệp khác như may mặc, dệt (3) Các Công ty Tài chính trong Tập đoàn Sony Tập đoàn SONY được thành lập ngày 07/05/1946 với tên ban đầu là Tổng công ty Công nghệ Viễn thông Tokyo (Tokyo Telecommunications Engineering Corporation), mục đích là phát triển và sản xuất các thiết bị viễn thông giúp tái thiết nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đến tháng 01/1958 được đổi tên thành SONY Corporation. Trong quá trình phát triển SONY liên tục mở rộng lĩnh vực sản xuất và phạm vi hoạt động. Hiện nay, SONY là Tập đoàn xuyên quốc gia và là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các sản phẩm âm thanh, video, truyền hình, thông tin và truyền thông, trò chơi giải trí, linh kiện điện tử. Ngoài ra, SONY còn hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, giao nhận, dịch vụ tài chính, nhằm phục vụ cho người tiêu dùng và các thị trường chuyên dụng.SONY hoạt động trải rộng trên 80 nước với 980 chi nhánh và 85 Công ty trực thuộc. Thị trường chính của SONY là châu Á- Thái Bình Dương, châu Âu, Nhật Bản, Mỹ La-tinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ. Tính đến 31/12/2014, tổng doanh thu bán hàng của SONY là 173 tỷ USD, tổng giá tị tài sản đạt 195,2 tỷ USD, tổng số nhân viên là 229.600 nhân viên; được tạp chí Fortune xếp thứ 38 trên tổng số 500 Công ty hàng đầu thế giới. Tập đoàn SONY có 3 đơn vị cung cấp các dịch vụ tài chính là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ SONY (SONY Life Insurance Co. Ltd), Công ty Bảo hiểm SONY (SONY Assurance Inc) và Công ty Tài chính Quốc tế SONY (SONY Finance International Inc). Tổng doanh thu của các đơn vị bảo hiểm năm 2014 là 780,3 tỷ Yên với tổng giá trị tài sản là 15.706,1 tỷ Yên.
  57. 44 Công ty Tài chính Quốc tế SONY được thành lập năm 1976, có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), bắt đầu bằng các hoạt động kinh doanh cho thuê, sau đó từng bước mở rộng sang kinh doanh thẻ tín dụng, cho thuê, cho vay, bảo hiểm phi nhân thọ, quản lý và cho thuê bất động sản Tính đến cuối tháng 2014, Công ty Tài chính Quốc tế SONY có tổng số vốn giá trị 12,7 tỷ Yên với 1.067 nhân viên. (4) Công ty GM Capital trong Tập đoàn GE Tập đoàn GE (Genaral Electric Company) được thành lập năm 1892 tại New York (Mỹ), khởi đầu chuyên sản xuất các sản phẩm điện gia dụng và các thiết bị điện công nghiệp. Đến nay, GE là Tập đoàn hoạt động xuyên quốc gia, có các công ty con, chi nhánh hoạt động trên 100 nước với hơn 351.000 nhân viên. Hoạt động kinh doanh của GE trải rộng trên nhiều lĩnh vực như động cơ máy bay, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, điện chiếu sáng, thiết bị vận tải, thiết bị y tế, các sản phẩm nhựa, các vật liệu đặc biệt, dịch vụ truyền thông (NBC), dịch vụ tài chính Tổng doanh thu năm 2014 của GE là 329,9 tỷ USD, tổng giá tị tài sản đạt 1438 tỷ USD. GE Capital Corporation (GE Capital) là một thành viên của Tập đoàn GE, toàn bộ cổ phiếu phổ thông phát hành của GE Capital do một Công ty con của GE là GE Capital Services, Inc (GECS) sở hữu. GE Capital được thành lập năm 1932 với tên ban đầu là GE Contracts Corporation nhằm mục đích tài trợ giúp cho các khách hàng mua sản phẩm của GE. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, khi GE mở rộng sang sản xuất các sản phẩm quốc phòng, thì GE Contracts cũng đổi tên thành GE Credit Corporation, đồng thời mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay và mua bán thương phiếu. Trong suốt các thập niên 60-80, GE Credit không ngừng mở rộng sang các lĩnh vực mới như tài trợ cho các hoạt động thương mại, công nghiệp, các dịch vụ bảo hiểm Đến năm 1987, GE Credit đổi tên thành GE Capital và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ tài chính đa dạng trên thị trường Châu Mỹ. Tính đến cuối năm 2013, GE Capital gồm nhiều Công ty trực thuộc, có tổng giá trị tài sản đạt 992,9 tỷ USD; tổng doanh thu đạt 124,7 tỷ USD và có 70.450 nhân viên. Hiện nay, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, toàn cầu với 5