Luận án Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang

pdf 219 trang vanle 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_giai_phap_nang_cao_gia_tri_gia_tang_cho_san_pham_kho.pdf

Nội dung text: Luận án Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN QUỐC NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO SẢN PHẨM KHÓM GÓP PHẦN CẢI THIỆN THU NHẬP CHO NÔNG HỘ NGHÈO Ở TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 Cần Thơ, 11-2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN QUỐC NGHI GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO SẢN PHẨM KHÓM GÓP PHẦN CẢI THIỆN THU NHẬP CHO NÔNG HỘ NGHÈO Ở TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. MAI VĂN NAM Cần Thơ, 11-2015
  3. LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian tham dự chƣơng trình đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trƣờng Đại học Cần Thơ và Trƣờng Đại học Tổng hợp Copenhagen, sự hƣớng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị thêm những kiến thức bổ ích và hoàn thành tốt luận án tiến sĩ. Luận án này là sản phẩm khoa học của một quá trình học tập và nghiên cứu thực tế của tôi. Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, đóng góp rất nhiệt tình, đầy trách nhiệm của Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy và các chuyên gia đã góp ý, chia sẻ kiến thức. Trong đó, những ý kiến đóng góp và thông tin khoa học hữu ích của Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Mai Văn Nam - Giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã giúp cho tôi có đƣợc định hƣớng nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sƣ Henrik Hansen, Giáo sƣ Niels Fold, Phó Giáo sƣ Võ Thành Danh, Phó Giáo sƣ Lƣu Thanh Đức Hải và Phó Giáo sƣ Trƣơng Đông Lộc, Tiến sĩ Phạm Lê Thông đã tạo điều kiện tốt nhất, truyền đạt nhiều kiến thức hữu ích để tôi hoàn thành luận án tốt nhất. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Quý đồng nghiệp, học viên cao học khóa 20 và sinh viên khóa 37 Khoa Kinh tế - QTKD, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ thu thập thông tin, chia sẻ nhiều tài liệu để tôi có thể hoàn thành luận án tốt nhất. Cần Thơ, ngày 04 tháng 11 năm 2015 Nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Nghi i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình luận án nào trƣớc đây. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Nghi ii
  5. TÓM LƢỢC Luận án này đƣợc thực hiện nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời phát hiện các “điểm nghẽn” cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khóm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Số liệu của luận án đƣợc thu thập từ các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, với tổng cộng 335 quan sát, bao gồm: nhóm tác nhân cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (cửa hàng vật tƣ nông nghiệp, cơ sở sản xuất giống), nhóm tác nhân sản xuất (nông hộ trồng khóm), nhóm tác nhân thƣơng mại (thƣơng lái, vựa khóm, bán buôn, bán lẻ), nhóm tác nhân chế biến (doanh nghiệp chế biến) và các tác nhân hỗ trợ chuỗi (ngân hàng, ngành nông nghiệp, trung tâm xúc tiến thƣơng mại, .). Dựa vào cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007) và nâng cao thị trƣờng cho ngƣời nghèo (M4P, 2008), kết quả nghiên cứu chính của luận án thể hiện các chủ điểm sau: - Phần lớn giống khóm mà nông hộ nghèo đang sử dụng đều không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định chất lƣợng, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm khóm. Bên cạnh đó, nguồn vốn tự có của nông hộ nghèo rất hạn chế, phần lớn nông hộ phải vay mƣợn nợ để đầu tƣ sản xuất, nhiều nông hộ muốn mở rộng qui mô nhƣng không có khả năng tài chính. Đây là nguyên nhân ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tƣ của nông hộ. - Sự lãng phí trong sử dụng các nguồn lực đầu vào của hộ nghèo là rất lớn từ đó dẫn đến hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ nghèo là khá thấp. Tuy khả năng tăng hiệu quả theo qui mô của hộ nghèo trồng khóm vẫn còn cao nhƣng nông hộ cần cân nhắc việc sử dụng hợp lý các nguồn lực khi tăng qui mô canh tác để nâng cao hiệu quả kinh tế. - Chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang có 5 kênh thị trƣờng chính. Trong 5 kênh này nông hộ bán khóm chủ yếu cho thƣơng lái đƣờng dài. Sản phẩm khóm trái đi từ nông hộ qua các tác nhân và đến tay ngƣời tiêu dùng nội địa chiếm 71,29% tổng sản lƣợng khóm mà nông hộ đã thu hoạch. Hầu hết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đều có hiệu quả đầu tƣ khả quan. - Nông hộ là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và doanh nghiệp. Tuỳ vào từng kênh thị trƣờng mà sự phân phối giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân có sự khác nhau. Tuy nhiên, ở hầu hết các kênh thị trƣờng chính, nông hộ trồng khóm luôn là tác nhân nhận đƣợc sự phân phối giá trị gia tăng thuần cao trong chuỗi giá trị. - Tuy nông hộ là tác nhân có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị nhƣng vì thời gian quay vòng vốn chậm và sản lƣợng rất ít nên hiệu quả đầu tƣ đạt iii
  6. đƣợc thấp nhất trong chuỗi giá trị. Ngƣợc lại, với tỷ suất lợi nhuận khá cao, sản lƣợng khóm giao dịch lớn và mức độ quay vòng vốn nhanh, thƣơng lái đƣờng dài là tác nhân đầu tƣ hiệu quả nhất trong chuỗi giá trị. - Có sự khác biệt về giá bán, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa hộ nghèo và hộ không nghèo trồng khóm. Trong tất cả các tiêu chí này, nhóm hộ không nghèo đều thể hiện tính hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo. - Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đƣợc tạo ra từ sản phẩm khóm tác động rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của nông hộ trồng khóm, trong đó, sự tác động của giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đến thu nhập của hộ không nghèo luôn cao hơn hộ nghèo. Tỷ lệ phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần ảnh hƣởng tích cực đến thu nhập của nông hộ trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Trong đó, mức ảnh hƣởng của tỷ lệ phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đến nông hộ không nghèo luôn cao hơn nông hộ nghèo trồng khóm. - Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị đƣợc hình thành dựa trên sự quen biết và chỉ mang tính chất hỗ trợ lẫn nhau trong những hoàn cảnh và thời gian nhất định. Thực tế, trên thị trƣờng họ phải cạnh tranh với nhau để tìm đầu ra cho sản phẩm. Sự hỗ trợ chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin, cho mƣợn sản lƣợng khóm khi thiếu sản phẩm giao cho khách hàng, Ngoài ra, không có mối liên kết nào đƣợc hình thành chặt chẽ và có hệ thống. - Bảy chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm đƣợc đề xuất nhƣ sau: Chiến lƣợc tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm; Chiến lƣợc nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động hợp tác xã; Chiến lƣợc tái cấu trúc hệ thống phân phối, mở rộng thị trƣờng; Chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm; Chiến lƣợc khai thác và nâng cao nguồn lực sản xuất của nông hộ; Chiến lƣợc nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn; Chiến lƣợc nâng cao hệ thống dự báo thị trƣờng và dịch bệnh. - Sáu giải pháp đƣợc đề xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo nhƣ sau: Cải tạo giống khóm, nâng cao chất lƣợng giống, đảm bảo phẩm cấp hàng hóa; Thay đổi phƣơng thức canh tác hợp lý, điều chỉnh các yếu tố nhập lƣợng để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng, tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm; Nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tƣ duy sản xuất, vận dụng các mô hình sản xuất tiên tiến; Thành lập tổ hợp tác tín dụng, nâng cao khả năng hỗ trợ tài lực cho hộ nghèo trồng khóm; Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà nhằm ổn định thị trƣờng đầu ra cho hộ nghèo trồng khóm. iv
  7. ABSTRACT The thesis was conducted to analyze the activities of actors involved in the pineapple value chain, value – added and value – added distribution among actors who involved in the value chain of pineapple products as well as discovered the “Bottlenecks” that needed improvement to enhance the economic value chain, through which proposed the solutions to enhance the value – added of pineapple products and contributed to improve incomes for the poor households who have been planting pineapples in Tien Giang province. Thesis data were collected through surveying 335 actors who involved in the value chain of pineapple products. Actors consisted of group of providing input materials (agricultural supply stores, seed production bases), group of production (households planting pineapples), group of the commercial actors (traders, collectors, wholesalers and retailers), group of processing (processors) and actors of supporting the value chain (banks, agriculture, trade promotion center). Based on the theory of value chain approach of Kaplinsky & Morris (2001), the method links the value chain of GTZ (2007) and enhances the market for the Poor (M4P, 2008), the main findings of the thesis plan showing the following topics: - The majority of pineapple seed that were used by the poor were unknown origin, not through quality control. Many types of pineapple seeds were degraded which greatly affected the quality of pineapple products. In addition, the available capital of poor households was limited, most households have borrowed debt to invest in production, many households wanted to expand the scale but couldnot afford to finance. This was the large cause that strongly affected the investment efficiency of households. - The waste of poor households in using of input materials was huge from that leading to resource allocation efficiency and cost efficiency of poor households was quite low. However, the ability to increase the efficiency of scale of poor households who have been growing pineapples were still high, but households should consider the rational use of resources while increasing farming scale to improve economic efficiency. - There are 5 market channels in the pineapple value chain in Tien Giang. The pineapples were primarily sold to long-distance traders by households in these channels. Products pineapple fruit from the households through actors and to consumers accounted for 71.29% of total pineapple productivity that were harvested by households. Most of the actors involved in the value chain were positive in investment efficiency. - Households are actors that generated the highest value added in the pineapple value chain, followed by wholesalers in level 2 and business/enterprises. Depending on market channels that there was difference among actors in the distribution of net v
  8. value added. However, in most of the major market channels, households planted pineapples who were received the distribution of high net value added in chain. - Households are agents with the highest profit margin in the value chain; however, as time slowly revolving funds and little yields, so return on investment achieved the lowest in the value chain. In contrast, the rate of return was high; the transaction volume of pineapples products and degree revolving funds, long- distance trader was the most effective investment in the value chain. - There are differences in price, VAT and net VAT between poor and non- poor households who have been planting pineapples. In all of these criteria, the non- poor groups were shown efficiency better than the poor group. - Value added and net value added were generated from the pineapple that strongly impacted to the income change of households who have been planting pineapples, in which the impact of value added and net value added on income of non-poor households were higher than the poor. The proportion of value-added and net value-added distribution positively impacted to income of households growing pineapples in Tien Giang Province. In particular, the influence of the proportion of value-added and net value added distributions to the non-poor households were more the poor. - Links between the actors in the value chain was formed that based on the known and identifiable only support each other in these circumstances and given time. In fact, they had to compete with each other to find the product output in the market. The support was simply the exchange of information, loan pineapple production in the absence of product delivery to customer and so on. Besides, no link has been established strictly and systematically. - Seven Strategies to upgrade the pineapple value chain were proposed as follows: Strategic for increasing productivity and improving the product quality; Strategic for capacity management, organizing cooperative activities; Strategic for restructuring of distribution systems, market expansion; Strategic for diversification of products made from pineapples; Strategic for making use of productive resources for farmers; Strategic for upgrading rural infrastructure; Strategic for improving the market forecasting systems and diseases. - Six measures are proposed to enhance VAT of pineapple products that contributed to improve the income of poor farmers as follows: Improving the pineapple seed, improving the seed quality, ensuring the same of quality as well as size of goods; Changing the appropriate of farming practices, adjusting the input element to enhance the added value of products;Improving the access to market information, access to support programs developed pineapple industry; Improving the access to technical advances, changing the thinking of production, using of advanced production model; Establishing the credit cooperation, enhancing its financial support for poor households growing pineapples; Building and implementing the model of links 4 to stabilize the output market for households growing pineapples. vi
  9. MỤC LỤC Trang Tóm lƣợc iii Abstract v Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 1.3.1. Mục tiêu chung 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4 1.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 4 1.6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 1.6.1. Đối tƣợng nghiên cứu 4 1.6.2. Phạm vi không gian 5 1.6.3. Phạm vi thời gian 5 1.6.4. Phạm vi nội dung 5 1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.7.1. Ý nghĩa khoa học của luận án 6 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 2.1. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 8 2.1.1. Tổng quan về sự hình thành chuỗi giá trị 8 2.1.2. Quan điểm và khía cạnh nghiên cứu chuỗi giá trị 10 2.1.3. Nghiên cứu chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo 13 2.1.4. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị khóm 14 2.2. NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN 19 2.2.1.Tiếp cận theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng nông sản 19 2.2.2. Tiếp cận theo hƣớng nâng cao hiệu quả thị trƣờng nông sản 19 2.2.3. Tiếp cận theo hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất 20 2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 21 2.4. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 23 2.4.1. Phƣơng pháp tiếp cận 23 2.4.2. Khung nghiên cứu 24 vii
  10. CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 26 3.1.1. Cơ sở lý luận về đói nghèo 26 3.1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị 30 3.1.3. Cơ sở lý luận về giá trị gia tăng 34 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 37 3.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu 39 CHƢƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 45 4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG 45 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 45 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 46 4.1.3. Tình hình xã hội 48 4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHÓM TRÊN THẾ GIỚI 48 4.2.1. Diện tích sản xuất 48 4.2.2. Năng suất và sản lƣợng 49 4.2.3. Tình hình tiêu thụ khóm trên thế giới 51 4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHÓM TẠI VIỆT NAM 52 4.3.1. Diện tích sản xuất 52 4.3.2. Năng suất và sản lƣợng 53 4.3.3. Tình hình tiêu thụ khóm của Việt Nam 54 4.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHÓM TẠI TIỀN GIANG 55 4.4.1. Diện tích sản xuất khóm 55 4.4.2. Năng suất và sản lƣợng 56 Chƣơng 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57 5.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHÓM CỦA NÔNG HỘ 57 5.1.1. Giới thiệu đặc điểm của nông hộ trồng khóm 57 5.1.2. Thực trạng sản xuất khóm của nông hộ 59 5.1.3. Tình hình tiêu thụ khóm của nông hộ 61 5.1.4. Hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ 66 5.1.5. Ảnh hƣởng của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phânphối nguồn lực của nông hộ trồng khóm 69 5.1.6. Hiệu quả tài chính của nông hộ nghèo trồng khóm 72 5.1.7. Khó khăn của hộ nghèo khi tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm 73 Tóm tắt mục tiêu nghiên cứu 1 75 viii
  11. 5.2. CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM 76 5.2.1. Tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào 76 5.2.2.Nông hộ trồng khóm 78 5.2.3. Thƣơng lái địa phƣơng 82 5.2.4. Thƣơng lái đƣờng dài 84 5.2.5. Vựa khóm 87 5.2.6. Bán buôn cấp 1 90 5.2.7. Bán buôn cấp 2 92 5.2.8. Doanh nghiệp chế biến 94 5.2.9. Bán lẻ 98 5.2.10.Các tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị sản phẩm khóm 100 5.2.11. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm Tiền Giang 102 5.2.12. Các kênh thị trƣờng chính trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm 106 5.3. GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC NHÂN TÁC TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM 107 5.3.1.Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các nhân tác trong các kênh thịtrƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm 107 5.3.2.So sánh giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng thuần trong các kênh thị trƣờng chính giữa hộ nghèo và hộ không nghèo 109 5.3.3. Giá trị gia tăng, tỷ lệ phân phối giá trị gia tăng của các nhân tác trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm 110 5.4. TÍNH KINH TẾ CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM TIỀN GIANG 113 5.4.1. So sánh hiệu quả đầu tƣ giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 113 5.4.2. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm khóm Tiền Giang 113 Tóm tắt mục tiêu nghiên cứu 2 115 5.5. GIÁ TRỊ GIA TĂNG SẢN PHẨM KHÓMVÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC NHÓM HỘ 116 5.5.1. Giá trị gia tăng sản phẩm khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo 116 5.5.2. Tác động của sự thay đổi chi phí đầu vào và giá bán khóm đến giá trị gia tăng sản phẩm khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo 116 5.5.3. Tác động của giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng sản phẩm khóm đến thu nhập của các nhóm hộ trồng khóm 118 Tóm tắt mục tiêu nghiên cứu 3 120 5.6. QUAN HỆ LIÊN KẾT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ 121 5.6.1. Liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh 121 5.6.2. Liên kết dọc trong sản xuất kinh doanh 121 5.7. TIỀM NĂNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM CỦA NGƢỜI NGHÈO 124 ix
  12. 5.8. GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG SẢN PHẨM KHÓM GÓP PHẦN NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ NGHÈO 128 5.8.1. Chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm 128 5.8.2. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo 139 Tóm tắt mục tiêu nghiên cứu 4 148 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150 6.1. KẾT LUẬN 150 6.1.1. Kết luận từ mục tiêu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang 150 6.1.2. Kết luận từ mục tiêu phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm 150 6.1.3. Kết luận từ mục tiêu so sánh GTGT của các nhóm hộ sản xuất khóm 151 6.1.4. Kết luận từ mục tiêu đề xuất các giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang 152 6.2. KIẾN NGHỊ 152 6.2.1. Đối với nông hộ nghèo 152 6.2.2. Đối với các tác nhân thƣơng mại 152 6.2.3. Đối với doanh nghiệp chế biến 152 6.2.4. Đối với tác nhân hỗ trợ chuỗi 152 6.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH 154 6.4. CÁC HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 Phụ lục 1: Kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm 163 Phụ lục 2: Danh sách tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm 169 Phụ lục 3: Danh sách chuyên gia tƣ vấn 175 Phụ lục 4: Hình ảnh minh hoạt chuỗi giá trị sản phẩm khóm 176 Phụ lục 5: Kết quả phân tích 178 Phụ lục 6: Phiếu khảo sát 184 x
  13. DANH SÁCH BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Đặc điểm các khung khái niệm về chuỗi giá trị 9 2.2 Đánh giá tổng quan tài liệu 22 3.1 Đối tƣợng khảo sát và phƣơng pháp chọn mẫu 38 4.1 Top 15 quốc gia có sản lƣợng khóm lớn nhất trên thế giới 50 4.2 Diện tích gieo trồng khóm của cả nƣớc từ năm 2011 đến năm 2013 52 4.3 Năng suất khóm của cả nƣớc từ năm 2011 đến năm 2013 54 4.4 Diện tích trồng khóm tỉnh Tiền Giang từ năm 2011 đến năm 2013 55 4.5 Năng suất khóm của tỉnh Tiền Giangtừ năm 2011 đến năm 2013 56 4.6 Sản lƣợng khóm tại tỉnh Tiền Giangtừ năm 2011 đến năm 2013 56 5.1 Một số đặc điểm của hộ trồng khóm 57 5.2 Lý do chọn giống khóm và nguồn gốc của giống khóm 59 5.3 Nguồn tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật của nông hộ 60 5.4 Nguồn vay vốn để sản xuất khóm của nông hộ 61 5.5 Diện tích canh tác khóm của nông hộ 61 5.6 Nguồn tiếp cận thông tin thị trƣờng của hộ trồng khóm 62 5.7 Khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng của hộ trồng khóm 63 5.8 Nguyên nhân hao hụt sản phẩm khóm của nông hộ 65 5.9 Hình thức quyết định giá khóm của nông hộ nghèo 65 5.10 Hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo 67 5.11 Lƣợng lãng phí các yếu tố đầu vào của hộ nghèo và hộ không nghèo 68 5.12 Hiệu quả theo quy mô sản xuất của hộ nghèo và hộ không nghèo 69 5.13 Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính 70 5.14 Tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất 70 khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo 5.15 Tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả phân phối nguồn lực 71 của hộ nghèo và hộ không nghèo trồng khóm 5.16 Hiệu quả tài chính của nông hộ nghèo trồng khóm 73 5.17 Thông tin về đối tƣợng cung cấp giống khóm 76 5.18 Thông tin tác nhân cung cấp vật tƣ nông nghiệp 77 5.19 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của nông hộ 81 5.20 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của thƣơng lái địa 84 phƣơng 5.21 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của thƣơng lái đƣờng dài 87 5.22 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của vựa khóm 89 xi
  14. 5.23 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của bán buôn cấp 1 92 5.24 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của bán buôn cấp 2 94 5.25 Hệ số chế biến các sản phẩm khóm của doanh nghiệp 96 5.26 Chi phí chế biến các sản phẩm khóm của doanh nghiệp 96 5.27 Doanh thu, giá trị gia tăng và lợi nhuận của doanh nghiệp chế biến 97 5.28 Doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận của bán lẻ 100 5.29 Phân phối sản lƣợng khóm qua các tác nhân trong chuỗi giá trị 104 5.30 Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các tác nhân trong các 108 kênh thị trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm 5.31 Giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo 110 và hộ không nghèo trong các kênh thị trƣờng chính 5.32 Giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng của các nhân tác trong 112 chuỗi giá trị sản phẩm khóm 5.33 Hiệu quả đầu tƣ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm 113 5.34 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm khóm Tiền Giang 114 5.35 So sánh giá trị gia tăng sản phẩm khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo 116 5.36 Tác động của sự thay đổi giá bán khóm đến giá trị gia tăng và giá trị 117 gia tăng thuần của hộ nghèo và hộ không nghèo 5.37 Tác động của sự thay đổi chi phí đầu vào đến giá trị gia tăng và giá trị 117 gia tăng tăng thuần của hộ nghèo và hộ không nghèo 5.38 Tốc độthay đổi giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần theo sự thay 118 đổi giá bán sản phẩm khóm và giá các yếu tố đầu vào 5.39 Tác động của giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đến thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo 119 5.40 Tác động của sự phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần 119 đến thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo 5.41 Mức độ liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm 122 5.42 Tiềm năng tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm của ngƣời nghèo 125 5.43 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi giá trị sản phẩm khóm 129 5.44 Phân tích cơ hội và thách thức đối với chuỗi giá trị sản phẩm khóm 125 5.45 Các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm 131 5.46 Hệ thống cơ sở đề xuất giải pháp và giải pháp nâng cao giá trị gia 140 tăng góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm 5.47 Đề xuất lƣợng điều chỉnh các yếu tố đầu vào đối với hộ nghèo 141 xii
  15. DANH SÁCH HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 23 2.2 Khung nghiên cứu tổng quát 24 3.1 Sơ đồ chuỗi theo cách tiếp cận GTZ 33 3.2 Tổng giá trị gia tăng của chuỗi sản phẩm 34 3.3 Giá trị gia tăng dọc theo chuỗi giá trị 35 3.4 Mô hình phân tích màng bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào 42 bằng mô hình CRS và VRS 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang 45 4.2 Tỷ lệ diện tích trồng khóm của các châu lục giai đoạn 2011-2012 48 4.3 Top 15 quốc gia có diện tích khóm lớn nhất trên thế giới 49 4.4 Tỷ trọng sản lƣợng khóm của các châu lục năm 2012 49 4.5 Tình sản xuất khóm của các quốc gia hàng đầu thế giới 51 4.6 Tình hình xuất khẩu khóm trên thế giới giai đoạn 2010 -2012 51 4.7 Tình hình nhập khẩu khóm trên thế giới giai đoạn 2010 -2012 52 4.8 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu khóm đóng hộp của Việt Nam 54 5.1 Tình hình tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể của nông hộ 58 5.2 Tình hình vốn vay của hộ sản xuất khóm 60 5.3 Hình thức liên lạc với ngƣời mua của nông hộ trồng khóm 63 5.4 Tỷ lệ sản lƣợng khóm của nông hộ bán cho từng tác nhân 64 5.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá bán khóm của nông hộ 65 5.6 Hình thức thanh toán khi bán khóm của hộ trồng khóm 66 5.7 Khó khăn của ngƣời nghèo tham gia sản xuất khóm 74 5.8 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của nông hộ 78 5.9 Nguồn cung cấp thông tin giá khóm cho nông hộ 80 5.10 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của thƣơng lái địa phƣơng 82 5.11 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá mua khóm của thƣơng lái địa phƣơng 83 5.12 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá bán khóm của thƣơng lái địa phƣơng 83 5.13 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của thƣơng lái đƣờng dài 84 5.14 Đối tƣợng quyết định giá mua khóm của thƣơng lái đƣờng dài 85 5.15 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá bán khóm của thƣơng lái đƣờng dài 86 5.16 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của vựa khóm 87 xiii
  16. 5.17 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá mua khóm của vựa khóm 88 5.18 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá bán khóm của vựa khóm 89 5.19 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của bán buôn cấp 1 90 5.20 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá mua khóm của bán buôn cấp 1 91 5.21 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá bán khóm của bán buôn cấp 1 91 5.22 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của bán buôn cấp 2 92 5.23 Chuỗi giá trị sản phẩm khóm của doanh nghiệp chế biến 94 5.24 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm của bán lẻ 98 5.25 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá mua khóm của bán lẻ 99 5.26 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá bán khóm của bán lẻ 99 5.27 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang 105 5.28 Mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm 122 5.29 Những điểm nghẽn trong chuỗi giá trị khóm ở tỉnh Tiền Giang 128 5.30 Khung chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm 132 5.31 Các yếu tố làm giảm giá trị gia tăng sản phẩm khóm của hộ nghèo 139 5.32 Mô hình liên kết 4 nhà đảm bảo thị trƣờng đầu ra cho nông hộ nghèo 144 5.33 Mô hình kết hợp đa bên và trung gian trong việc đảm bảo hợp đồng 147 xiv
  17. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa AE Allocative Efficiency (Hiệu quả phân phối) BVTV Bảo vệ thực vật CCA Comodity Chain Analysis CE Cost Efficiency (Hiệu quả chi phí) CPTG Chi phí trung gian CPTT Chi phí tăng thêm ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DEA Data Envelopment Analysis (Phân tích màng bao dữ liệu) DFID Department for International Development EE Economic Efficiency (Hiệu quả kinh tế) FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations GB Giá bán GlobalGap Global Good Agricultural Practice GTGT Giá trị gia tăng GTGTT Giá trị gia tăng thuần GTZ Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit HTX Hợp tác xã SE Scale Efficiency (Hiệu quả quy mô) TBKT Tiến bộ kỹ thuật TE Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật) TSLN Tỷ suất lợi nhuận UNIDO United Nations Industrial Development Organization VCA Value Chain Analysis (Phân tích chuỗi giá trị) VEGETIGI Tien Giang Vegetables and Fruits Joint Stock Company VietGap Vietnamese Good Agricultural Practices VTNN Vật tƣ nông nghiệp WB World Bank (Ngân hàng thế giới) xv
  18. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Trong chương 1, một số nội dung chính được trình bày bao gồm: (i) Đặt vấn đề và sự cần thiết nghiên cứu; (ii) Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu; (iii) Phạm vi nghiên cứu về đối tượng, nội dung, không gian và thời gian; (iv) Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án. 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam luôn đƣợc bạn bè quốc tế biết đến nhƣ một “Vƣơng quốc trái cây”. Tỉnh Tiền Giang với diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất cả nƣớc, đƣợc mệnh danh là “Vựa trái cây quốc gia”, với nhiều chủng loại đặc sản có giá trị kinh tế nhƣ xoài cát Hòa Lộc, khóm Tân Lập, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, sầu riêng Ngũ Hiệp, bƣởi long Cổ Cò, Tính đến cuối năm 2013, diện tích cây ăn trái của Tiền Giang chiếm khoảng 10% diện tích cây ăn trái cả nƣớc, cho sản lƣợng gần 900 nghìn tấn quả/năm, đạt giá trị hơn 2.500 tỷ đồng, chiếm 24% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014). Với giá trị kinh tế cao, cây ăn trái đƣợc xem là “cứu cánh” trong chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tiền Giang. Theo quyết định số 2798/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về Quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (UBND tỉnh Tiền Giang, 2013), Tiền Giang sẽ hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, chẳng hạn nhƣ vùng chuyên canh xoài cát Hòa Lộc ở huyện Cái Bè, vùng chuyên canh thanh long ở huyện Chợ Gạo, đặc biệt là vùng chuyên canh sản xuất khóm ở huyện Tân Phƣớc với hơn 15.000 ha đƣợc xem là “Vựa khóm quốc gia”. Trong những năm gần đây, thƣơng hiệu khóm Tân Lập – Tiền Giang ngày càng đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc biết đến. Khóm Tân Lập đƣợc xem là cây trồng xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tiền Giang. Tính đến 2013, toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 15.000 ha khóm với tổng sản lƣợng là 232.999 tấn (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014). Trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến khóm trong vùng gặp nhiều khó khăn bởi kém lợi thế cạnh tranh về công nghệ và giá thành thì sản lƣợng khóm từ 15.000 ha của tỉnh Tiền Giang luôn trong tình trạng “dội hàng”. Tiếp đến là vấn đề muôn thuở của ngƣời nông dân “mùa rộ giá thấp, mùa thất giá cao”, lợi dụng cơ hội này các thƣơng lái thu mua ép giá, gây nhiều tổn thất cho nông hộ. Hầu nhƣ, sự liên kết giữa các khâu từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ vẫn còn mờ nhạt, nông hộ sản xuất khóm vẫn là đối tƣợng chịu nhiều rủi ro trong khi lợi ích thực tế nhận đƣợc trong chuỗi giá trị vẫn chƣa tƣơng xứng. Làm sao để giải quyết các khó khăn và nâng cao giá trị nhận đƣợc cho nông hộ trồng khóm thật sự là bài toán khó, cần có những nghiên cứu cũng nhƣ các định hƣớng chính sách đúng đắn. Theo quyết định số 899/QĐ-TTG ngày 10/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao GTGT và phát triển bền vững đã định hƣớng rõ việc nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho dân cƣ nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo thì phải duy trì tăng trƣởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng 1
  19. nông sản thông qua tăng năng suất, chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng và nâng cao GTGT. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cần thiết để tồn tại và mở rộng thị trƣờng, nhất là thị trƣờng xuất khẩu. Theo FAO (2013), nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới của thị trƣờng thế giới ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu tiêu thụ trái cây hàng năm của thế giới tăng bình quân 3,6%, trong khi sản lƣợng thế giới chỉ tăng 2,8%. Trong đó, có 4 loại trái cây chính là khóm, chuối, xoài và đu đủ với Mỹ và EU là những nhà nhập khẩu chính. Tuy nhiên để thâm nhập vào các thị trƣờng khó tính này, ngành khóm của Tiền Giang cần có những biện pháp đầu tƣ, áp dụng TBKT phát triển sản xuất và hình thành vùng trồng khóm chuyên canh hàng hóa cho năng suất và chất lƣợng cao theo hƣớng “sản phẩm sạch”. Nhƣ vậy, để phát triển ngành hàng khóm ở tỉnh Tiền Giang bền vững, các bài toán đặt ra cần phải giải quyết là: (1) Nâng cao lợi ích nhận đƣợc cho nông hộ, đặc biệt là nông hộ nghèo sản xuất khóm thông qua cải thiện GTGT sản phẩm khóm; (2) Nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm thông qua nâng cấp chuỗi giá trị. Vì thế, việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang cần đƣợc xem là một chủ đề mang tính cấp thiết cao. Đồng thời, nghiên cứu đƣợc thực hiện cũng góp phần hiện thực hóa đề án và chính sách về nâng cao GTGT nông sản của Chính phủ. 1.2. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Chuỗi giá trị là một trong những chủ đề đƣợc nhiều học giả, nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm trong thời gian gần đây. Thực tế, các khái niệm về chuỗi giá trị đã đƣợc các học giả quốc tế đề cập từ rất sớm. Nguồn gốc của phân tích chuỗi giá trị xuất phát từ khái niệm “chuỗi” (filière) ở Pháp những năm 1960 và khái niệm “chuỗi ngành hàng” (commodity chains) của Wallerstein (Raikes et al, 2000; Bair, 2005). Tuy nhiên, cụm từ “chuỗi giá trị” (value chain) đƣợc đề cập lần đầu tiên bởi Porter (1985) khi phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiếp sau đó, Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đƣa ra phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị. Bên cạnh các nhà nghiên cứu độc lập, các tổ chức quốc tế nhƣ FAO, GTZ hay UNIDO cũng đã thực hiện nhiều chƣơng trình dự án nghiên cứu nông nghiệp theo cách tiếp cận chuỗi giá trị. Từ việc ứng dụng lý thuyết của các học giả đi trƣớc, các tổ chức này đã mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu thực tiễn có giá trị và còn cho ra đời các bộ công cụ nghiên cứu về chuỗi giá trị. Một trong những điểm chung về nội dung đƣợc chú trọng khi nghiên cứu về chuỗi giá trị của các tổ chức này chính là nghiên cứu chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo, nâng cao khả năng gia nhập thị trƣờng và cải thiện thu nhập cho ngƣời nghèo trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị đƣợc thực hiện với các loại nông sản khác nhau: Chuỗi giá trị chè Bắc Bộ (Trần Công Thắng, 2004), chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL (Võ Thị Thanh Lộc, 2009), chuỗi giá trị dừa tỉnh Bến Tre (Trần Tiến Khai, 2011), chuỗi giá trị táo - tỏi - nho Ninh Thuận (Nguyễn Phú Son, 2012). Riêng về chuỗi giá trị trái cây, một số các nghiên cứu đƣợc thực hiện bài bản 2
  20. và quy mô có thể kể đến nhƣ chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc ĐBSCL (Vo Thi Thanh Loc & William Smith, 2014) và chuỗi giá trị thanh long tỉnh Tiền Giang (Võ Thị Thanh Lộc và ctg, 2014). Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Tiền Giang là 6,33% (Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014). Trong đó, một số “rốn nghèo” của tỉnh có thể kể đến là vùng đất phèn Tân Phƣớc và cù lao Tân Phú Đông. Vùng đất “khó” – Tân Phƣớc với đặc tính nhiễm phèn nặng là một trong những bất lợi rất lớn đối với ngƣời dân sản xuất lƣơng thực và các loại rau màu. Tuy nhiên, sự có mặt của cây khóm đã “đánh thức” sự trỗi dậy mạnh mẽ của vùng đất này. Nhờ có đặc tính chịu đƣợc phèn cao, cây khóm đã từng bƣớc khẳng định vị thế chủ lực, là cây trồng giúp nông dân thoát nghèo và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi đôi với thách thức. Ngƣời trồng khóm và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị hiện đang đối mặt với nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức sản xuất, chế biến và phân phối. Vấn đề nâng cao GTGT của sản phẩm chƣa đƣợc chú trọng trong khi tiềm năng ngành hàng khóm là rất lớn. Để cây khóm có thể trở thành cây trồng “thoát nghèo” bền vững cho ngƣời dân nghèo tại địa phƣơng thì tất yếu phải có các nghiên cứu thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang nhằm đề xuất giải pháp nâng cao giá trị nhận đƣợc cho nông hộ nghèo, đồng thời tạo cơ hội tham gia chuỗi giá trị cho ngƣời lao động nghèo tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, các kết quả của nghiên cứu cũng là những căn cứ khoa học quan trọng đóng góp vào các chiến lƣợc, chính sách phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh Tiền Giang, góp phần thực hiện thành công chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho nông hộ nghèo trồng khóm. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời phát hiện các điểm nghẽn cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể của luận án cần đƣợc giải quyết nhƣ sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang. 3
  21. Mục tiêu 3: So sánh giá trị gia tăng của các nhóm nông hộ sản xuất khóm (hộ nghèo, hộ không nghèo) và tác động của phân phối giá trị gia tăng đến thu nhập của các nhóm hộ sản xuất khóm ở tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trong luận án này, các câu hỏi nghiên cứu cần tập trung giải quyết nhƣ sau: Câu hỏi 1: Thực trạng sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang nhƣ thế nào? Câu hỏi 2: Các tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang? Vai trò, chức năng và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm nhƣ thế nào? Câu hỏi 3: Mỗi tác nhân tham gia chuỗi giá trị đã tạo ra GTGT cho sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang nhƣ thế nào? Sự phân phối GTGT giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm nhƣ thế nào? Câu hỏi 4: Tác động của GTGT và tỷ lệ phân phối GTGT đến thu nhập của nông hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm nhƣ thế nào? Câu hỏi 5: Để nâng cao GTGT sản phẩm khóm, đồng thời nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang, những giải pháp, chính sách nào cần thực thi? 1.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Luận án đƣợc thực hiện sẽ kiểm định các giả thuyết sau đây: Giả thuyết 1: Không có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật sản xuất khóm giữa nông hộ nghèo và nông hộ không nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Giả thuyết 2: Không có sự khác biệt về hiệu quả phân phối nguồn lực trong sản xuất khóm giữa nông hộ nghèo và nông hộ không nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Giả thuyết 3: Không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng chi phí trong sản xuất khóm giữa nông hộ nghèo và nông hộ không nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Giả thuyết 4: Không có sự khác biệt về GTGT đƣợc tạo ra và GTGTT nhận đƣợc giữa hộ nghèo và hộ không nghèo sản xuất khóm ở tỉnh Tiền Giang. 1.6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.6.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là GTGT đƣợc tạo ra ở từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị khóm Tiền Giang, tính kinh tế và sự phân phối GTGT và GTGTT trong chuỗi giá trị. Đặc biệt, giải pháp nâng cao thu nhập cho ngƣời nghèo thông qua nâng cao GTGT trong chuỗi giá trị khóm đƣợc chú trọng. Theo đó, xác định sự tác động của GTGT, GTGTT đến thu nhập của hộ nghèo trồng khóm là vấn đề nghiên cứu quan trọng. 4
  22. Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, đối tƣợng khảo sát của luận án sẽ là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm: Nhóm tác nhân cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (cơ sở sản xuất giống, nhà cung ứng VTNN, lao động, ), nhóm tác nhân sản xuất (hộ nghèo, hộ không nghèo), nhóm tác nhân thực hiện chức năng thƣơng mại (chủ vựa, thƣơng lái, bán buôn, bán lẻ), nhóm tác nhân thực hiện chức năng chế biến (doanh nghiệp chế biến) và các tác nhân giữ vai trò hỗ trợ, hậu cần (Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ và Thƣơng mại tỉnh Tiền Giang, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang). 1.6.2. Phạm vi không gian Căn cứ Quyết định số 2798/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang về Quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (UBND tỉnh Tiền Giang, 2013), số liệu thống kê về diện tích sản xuất khóm và tỷ lệ hộ nghèo theo địa bàn hành chính của tỉnh Tiền Giang (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014). Đồng thời, theo ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, lãnh đạo Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang và qua các chuyến khảo sát thực tế (đợt 1: 12/2012 và đợt 2: 04/2013), vùng khóm nguyên liệu huyện Tân Phƣớc (sản lƣợng khóm chiếm trên 99% toàn tỉnh) đƣợc chọn làm địa bàn tập trung nghiên cứu đối với đối tƣợng nông hộ sản xuất khóm. Các tác nhân còn lại trong chuỗi giá trị đƣợc chọn theo phƣơng pháp liên kết chuỗi giá giá trị của GTZ (2007): vựa khóm chủ yếu tập trung tại huyện Tân Phƣớc, thƣơng lái địa phƣơng hoạt động trong tỉnh, thƣơng lái đƣờng dài hoạt động ở nhiều khu vực khác nhau, bán buôn chủ yếu tập trung tại các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp chế biến ở một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, trong khi ngƣời bán lẻ hoạt động phân tán tại các thị trƣờng ở nhiều địa bàn khác nhau. 1.6.3. Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung vào vụ sản xuất khóm vừa kết thúc tại thời điểm nghiên cứu, tức là vụ thu hoạch khóm gần nhất (tập trung vào tháng 7, 8 năm 2014). Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, thời gian nghiên cứu theo từng tác nhân sẽ đƣợc bố trí theo phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007). 1.6.4. Phạm vi nội dung Luận án tập trung giải quyết các nội dung: phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, phân tích GTGT và sự phân phối GTGT giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời phát hiện các điểm nghẽn cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Ở một khía cạnh khác, GTGT sản phẩm khóm của nông hộ sẽ chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên và nằm ngoài sự kiểm soát của nông hộ (thiên tai, dịch bệnh hay thỗ nhƣỡng), các yếu tố này tác giả không đề cập đến trong luận án. Do giới hạn về nguồn lực và kinh phí nên tác giả không phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm xuất khẩu ở thị trƣờng tiêu dùng quốc tế. Bên cạnh đó, tại khâu chế 5
  23. biến trong chuỗi giá trị khóm, các nội dung liên quan đến phân tích giá trị phế thải của sản phẩm khóm sau khi chế biến (võ khóm, vụn khóm) không đƣợc đề cập và phân tích trong luận án này. 1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.7.1. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án đƣợc thực hiện với những ý nghĩa khoa học nhƣ sau: Thứ nhất, luận án kế thừa thành quả của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nƣớc về cách tiếp cận, phƣơng pháp phân tích, nội dung phân tích và hàm ý chính sách nâng cấp chuỗi giá trị nông sản. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận án. Thứ hai, luận án vận dụng các phƣơng pháp định lƣợng thông qua ứng dụng phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực, từ đó xác định những điểm nghẽn trong việc sử dụng nguồn lực đầu vào của nông hộ nghèo. Đồng thời, phƣơng pháp hồi qui tuyến tính đƣợc ứng dụng để xác định các yếu tố thuộc về nguồn lực sản xuất ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ nghèo. Đây là cơ sở khoa học quan trọng của luận án để xây dựng giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang. Thứ ba, công cụ kiểm định thống kê (T-test) đƣợc kết hợp sử dụng với công cụ phân tích chuỗi giá trị để so sánh GTGT, GTGTT sản phẩm khóm giữa 2 nhóm nông hộ (hộ nghèo và hộ không nghèo), so sánh hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí giữa 2 nhóm nông hộ (hộ nghèo và hộ không nghèo). Đây là kết quả chứng minh sự chênh lệch về GTGT, GTGTT đƣợc tạo ra theo từng đối tƣợng do sự khác biệt về nguồn lực sản xuất. Thứ tƣ, đối tƣợng tiếp cận của nghiên cứu rất đa dạng, đặc biệt là hộ nghèo tham gia sản xuất khóm. Với nguồn lực sản xuất rất hạn chế, sản phẩm khóm cũng khá đặc thù nên việc vận dụng phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị cần có sự linh hoạt, phối hợp đa dạng nhiều cách tiếp cận. Luận án vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), đặc biệt tác giả tập trung vào việc vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007) và “Thị trƣờng cho ngƣời nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007) để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá chuỗi giá trị và xây dựng chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Thứ năm, trong suốt quá trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang, các điểm nghẽn trong chuỗi giá trị đƣợc phát hiện, ghi nhận, phân tích và đánh giá, đây là những khám phá mới nhất đối với ngành hàng khóm đầy tiềm năng. Việc phát hiện các điểm nghẽn này tạo tiền đề khoa học cho việc xây dựng hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm mang tính khoa học. Thứ sáu, nghiên cứu đƣợc thực hiện có tính kế thừa và bổ sung một số hạn chế của các nghiên cứu trƣớc đây về ngành hàng khóm. Tính đến thời điểm luận án 6
  24. đƣợc triển khai, chƣa có nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực kinh tế về cây khóm Tân Phƣớc đƣợc thực hiện ngoại trừ các nghiên cứu về sản phẩm khóm Hậu Giang của tác giả Lƣu Thanh Đức Hải (2009) và Mai Văn Nam (2010). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến thực trạng sản xuất, tiêu thụ. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển ngành hàng khóm. Mở rộng hơn vấn đề và nghiên cứu một cách toàn diện hơn, luận án này ứng dụng phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị nhằm khám phá các vấn đề có tính hệ thống hơn từ khâu đầu vào đến đầu ra. Đồng thời, luận án còn phân tích sâu ở khâu đầu vào thông qua cách tiếp cận hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Farrell (1957) để tìm giải pháp sử dụng tối ƣu các nhập lƣợng đầu vào cho nông hộ sản xuất khóm. Đây là tính mới của luận án so với các nghiên cứu của tác giả Lƣu Thanh Đức Hải (2009) và Mai Văn Nam (2010). Thứ bảy, những khám phá mới từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở khoa học nền tảng để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học triển khai các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy các ngành kinh tế tại các trƣờng Đại học/Viện nghiên cứu. 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án thể hiện tính cấp thiết với những ý nghĩa thực tiễn nhƣ sau: Thứ nhất, địa bàn nghiên cứu (huyện Tân Phƣớc) là khu vực đƣợc xác định là trũng nghèo của tỉnh Tiền Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung, với tỷ lệ hộ nghèo là 9,36% năm 2013 (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014). Cây khóm đƣợc xem là cây trồng chủ lực giúp nông hộ xóa đói giảm nghèo trong 20 năm qua, chính vì thế nghiên cứu nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm sẽ xác định các giải pháp giúp nông hộ cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nƣớc nói chung. Thứ hai, với điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã xây dựng kế hoạch phát triển vùng khóm nguyên liệu tập trung tại huyện Tân Phƣớc với hơn 15.000 ha vào năm 2020. Đây là vùng khóm nguyên liệu lớn nhất cả nƣớc, chính vì thế, giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm sẽ giúp phát triển ngành hàng khóm Tiền Giang nói riêng và khóm Việt Nam nói chung vƣơn tầm thế giới. Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh những tồn tại, hạn chế của từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Đây là căn cứ để mỗi tác nhân có thể tham khảo và rút ra những giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm, cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ tƣ, hệ thống giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng để lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang xây dựng kế hoạch hành động, phát triển ngành hàng khóm Tiền Giang bền vững. 7
  25. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trong chương 2, các nội dung chính được trình bày bao gồm: (i) Nghiên cứu chuỗi giá trị và các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị (Sự hình thành về chuỗi giá trị, quan điểm và khía cạnh nghiên cứu chuỗi giá trị, nghiên cứu chuỗi giá trị vì người nghèo, tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị khóm); (ii) Các nghiên cứu nâng cao GTGT và giá trị thị trường nông sản (Tiếp cận theo hướng nâng cao GTGT nông sản, nâng cao hiệu quả thị trường nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất); (iii) Đề xuất phương pháp tiếp cận nghiên cứu (cách tiếp cận và khung nghiên cứu). 2.1. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 2.1.1 Tổng quan về sự hình thành chuỗi giá trị Chuỗi giá trị là một trong những chủ đề đƣợc nhiều học giả, nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm trong thời gian gần đây. Trên thực tế, các khái niệm về chuỗi giá trị đã đƣợc thế giới đề cập từ rất sớm. Nguồn gốc của phân tích chuỗi giá trị xuất phát từ hai khái niệm riêng biệt: thứ nhất là khái niệm “chuỗi” (filière) ở Pháp những năm 1960 và khái niệm “chuỗi ngành hàng” (commodity chains) của Wallerstein (Raikes et al, 2000; Bair, 2005). Các khái niệm này đƣợc sử dụng để mô tả cấu trúc của các quá trình kinh tế trong hệ thống sản xuất và phân phối các mặt hàng nông nghiệp (Raikes et al. 2000). Tuy nhiên, cụm từ “chuỗi giá trị” (value chain) đƣợc đề cập lần đầu tiên bởi Porter (1985) khi phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị theo Porter (1985) là quá trình làm ra và duy trì sự sống của một sản phẩm từ: thiết kế sản xuất, mua vật tƣ đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp cứu triển khai, ). Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đƣa ra phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị. Bên cạnh các học giả, các tổ chức có liên quan đến nông nghiệp trên thế giới cũng đƣa ra một số khung lý thuyết phân tích chuỗi giá trị. Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (FAO, 2004) đƣa ra khung phân tích chuỗi giá trị bao gồm bao gồm ba khía cạnh thiết yếu: (1) Các chức năng chính của từng giai đoạn trong chuỗi giá trị; (2) Các tác nhân thực hiện các chức năng chính; (3) Các sản phẩm chủ yếu trong chuỗi và hình thức chuyển tải sản phẩm khác nhau theo các tác nhân trong chuỗi. Khung phân tích chuỗi giá trị của FAO (2004) tập trung vào 2 nội dung chủ yếu: Phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân tích tài chính đƣợc thực hiện từ quan điểm cá nhân nhằm xác định chi phí tài chính và lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi. Ngƣợc lại, phân tích kinh tế đƣợc thực hiện từ quan điểm của xã hội hay hệ thống kinh tế toàn diện (kinh tế quốc dân, khu vực, hoặc chuỗi), xem xét giá bóng và chi phí cơ hội trong tính toán. Ngoài ra, tính toán các GTGT của sản phẩm thông qua các kênh trong chuỗi cũng là nội dung quan trọng trong khung phân tích của FAO (2004). 8
  26. Bảng 2.1: Đặc điểm các khung khái niệm về chuỗi giá trị Phƣơng Chuỗi Chuỗi giá trị Chuỗi hàng World Chuỗi giá trị pháp tiếp hàng hóa (Thập niên hóa toàn cầu economic toàn cầu cận Filière (1974) 1980s) (GCC) Triangle (1960s) (Những năm (2000s) 1990s) Nền - Không có - Lý thuyết - Không có - Lý thuyết hệ - Lý thuyết - Chuỗi hàng tảng lý thuyết tiếp hệ thống có nền tảng lý thống thế giới hệ thống hóa toàn cầu lý cận thống nguồn gốc thuyết thống - Tổ chức xã thế giới thuyết nhất từ lý thuyết nhất hội học - Tổ chức phụ thuộc xã hội học Mục - Mối quan - Giải thích - Tập trung - Quan hệ - Nâng tầm - Hệ thống tiêu hệ đầu vào về nền kinh vào các doanh quyền lực của ở cấp khu quản lý và quy và kết quả tế tƣ bản nghiệp công các hệ thống vực, cụm. định đầu ra, giá cả chủ nghĩa nghiệp. sản xuất liên - Liên kết - Liên kết các và GTGT thế giới - Tăng lợi thế kết toàn cầu cụm phát phƣơng pháp trong chuỗi cạnh tranh (qui mô vừa và triển chuỗi tiếp cận theo tiếp thị bằng cách nhỏ) giá trị chiều ngang - Tập trung thay đổi các - Tập trung vào và chiều dọc vào các mặt hoạt động làm các hàng hóa hàng nông tăng giá trị công nghiệp sản tăng thêm. Khái - Không có - Phân chia - Khái niệm - Quản trị - Quản trị - Quản trị niệm khái niệm cơ lao động GTGT nội bộ (consumer- - Nâng tầm - Chi phí giao cơ bản (mang quốc tế driven / buyer- ở cấp khu dịch bản tính trung driven) - Core- vực, cụm - Nâng cấp lập) ngoại vi bán - Nghiên cứu / ngoại vi Nâng cấp Đặc - Mô hình - Quan - Giới hạn - Tập trung vào - Phân tích - Thành phần điểm tĩnh điểm tổng trong quá trình quản trị chuỗi định tính của chuỗi - Giới hạn thể sản xuất ở cấp hàng hóa, nằm trong - Định độ doanh GCC, World biên giới hƣớng vĩ nghiệp economic quốc gia mô - Không có sự Triangle - Phân tích chú ý sắp xếp định lƣợng lãnh thổ quốc tế Tác Raikes et al. Wallerstein Michael Gereffi(1994a), Messner Gereffi & giả (2000) (1974) Porter (1985) (1994b), (2002) Kaplinsky & chính Gereffi et al. Morris (2001) 2005) Humphrey & Schmitz (2000a), Gereffi et al. (2005) Nguồn: Faße et al (2009); Bair (2005) Năm 2007, tổ chức GTZ đƣa ra cách tiếp cận chuỗi giá trị có tên gọi “Valuelinks”. Theo GTZ (2007), chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho ngƣời tiêu dùng; Chuỗi giá trị còn đƣợc hiểu là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận 9
  27. hành) thực hiện các chức năng là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch kinh doanh, trong đó sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đƣờng dẫn trong chuỗi. UNIDO (2009) phát triển cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc biệt là các chuỗi giá trị có liên quan đến ngƣời nghèo. Theo quan điểm của UNIDO (2009), phân tích chuỗi giá trị nhằm: (1) Nâng cao sản lƣợng và duy trì sự liên tục trong sản xuất; (2) Nâng cao chất lƣợng và an toàn sản phẩm; (3) Giảm thời gian trung chuyển sản phẩm đến khách hàng; (4) Giảm thiểu chi phí giao dịch và vận chuyển; (4) Nâng cao năng lực của các tác nhân tham giá chuỗi. Bên cạnh đó, UNIDO (2009) đƣa ra phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị bao gồm các bƣớc sau: (1) Lựa chọn và ƣu tiên chuỗi giá trị để thúc đẩy; (2) Lập bản đồ chuỗi giá trị để có đƣợc một sự hiểu biết rõ ràng về các hoạt động chuỗi và các tác nhân chính, các mối quan hệ liên quan trong chuỗi giá trị; (3) Phân tích năng lực công nghệ của chuỗi; (4) Phân tích tính kinh tế và sức cạnh tranh của chuỗi; (5) Xây dựng chiến lƣợc nâng cấp (6) Thực hiện, theo dõi và đánh giá chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị. Lone Rissgard và Stefano Ponte (2011) đƣa ra quy trình nghiên cứu chuỗi giá trị bao gồm 5 bƣớc: (1) Lựa chọn/xác nhận của chuỗi giá trị, (2) Chuỗi giá trị chức năng phân tích, (3) Phân tích chuỗi giá trị xã hội, (4) Thiết kế dự án, và (5) Thực hiện. 2.1.2. Quan điểm và khía cạnh nghiên cứu chuỗi giá trị Về mặt lý luận và cả thực tiễn, nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị sản phẩm khóm nói riêng đƣợc thực hiện dựa trên các quan điểm nghiên cứu khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu thƣờng đi theo một trong hai góc độ: thứ nhất, nghiên cứu dựa trên các vấn đề kinh tế xã hội của chuỗi: tập trung phân tích về chi phí và lợi ích, kết quả và hiệu quả hoạt động của từng tác nhân và của toàn bộ chuỗi; thứ hai, nghiên cứu dựa trên góc độ quản trị nội bộ chuỗi và môi trƣờng hoạt động của chuỗi thì chủ yếu đề cập đến việc đánh giá ƣu thế cạnh tranh và hợp tác của tác nhân tham gia chuỗi, cơ chế hoạt động của chuỗi, các yếu tố thể chế (kinh tế, chính sách) ảnh hƣởng đến hoạt động của chuỗi. Mặc dù, nghiên cứu chuỗi giá trị phải đảm bảo các có đủ các nội dung từ phân tích tính kinh tế đến vấn đề quản trị và nâng cấp chuỗi nhƣng mỗi nghiên cứu sẽ có xu hƣớng tập trung vào quan điểm và góc độ nào nhiều hơn (Karl M. Rich, 2009). 2.1.2.1. Nghiên cứu chuỗi giá dựa trên góc độ kinh tế xã hội Tiếp cận ở khía cạnh chi phí, Viorel Leahu et al (2011) nghiên cứu chuỗi giá trị táo ở Moldova với mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị táo để mang lại lợi ích cho từng tác nhân của chuỗi. Theo đó, nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung tính toán GTGT của sản phẩm táo qua từng tác nhân từ ngƣời sản xuất đến tác nhân bán lẻ. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn so sánh GTGT của táo Monoval với táo đƣợc sản xuất ở Pháp nhằm xác định lợi thế cạnh tranh của táo Moldoval trên thị trƣờng. Hualiang Lu (2006) đánh giá hiệu quả của mô hình chuỗi giá trị 10
  28. rau cải ở Trung Quốc cũng dựa trên khía cạnh chi phí, tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ trong chuỗi giá trị, phân tích hoạt động phân phối của các tác nhân trung gian trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi. Dựa trên phân tích lợi ích - chi phí (lợi nhuận, chi phí giao dịch), Hualiang Lu (2006) cho rằng việc giảm thiểu các chi phí không cần thiết, đặc biệt là chi phí giao dịch là vấn đề rất quan trọng đối với việc nâng cao GTGT toàn chuỗi. Tại Việt Nam, đã có không ít các nghiên cứu về chuỗi giá trị đƣợc tiến hành dựa trên góc độ về mặt kinh tế, xã hội. Trần Tiến Khai (2011) tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị dừa Bến Tre, các nội dung nghiên cứu xoay quanh các quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và khả năng tạo ra công ăn việc làm, thu nhập, đóng góp kinh tế cho địa phƣơng của một số sản phẩm chủ lực từ cây dừa. Dựa trên các phân tích chi phí – lợi ích, phân tích GTGT cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh sản phẩm chủ yếu, Trần Tiến Khai (2011) cho thấy rằng ngành dừa Bến Tre tạo ra nguồn lực kinh tế với GTGT rất lớn, đồng thời chuỗi cũng tạo ra hơn 60.000 việc làm trực tiếp trong các lĩnh vực trồng trọt, chế biến, vận chuyển và thƣơng mại dừa. Nguyễn Phú Son (2012) tiến hành phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm táo, tỏi và nho tỉnh Ninh Thuận tập trung phân tích GTGT, sự phân phối lợi ích và GTGT giữa các tác nhân. Mục đích cuối cùng của nghiên cứu nhằm nâng cao giá trị kinh tế của các chuỗi nông sản, đồng thời nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng và các tác nhân tham gia chuỗi. Trƣơng Hồng Võ Tuấn Kiệt và Dƣơng Ngọc Thành (2014) thông qua nghiên cứu chuỗi giá trị xoài cát Hòa Lộc tỉnh Đồng Tháp đã chỉ ra rằng việc rút ngắn kênh thị trƣờng và liên kết nông dân sản xuất giúp giảm đƣợc chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các tác nhân tham gia trong chuỗi. Tác nhân đƣợc hƣởng lợi khi rút ngắn kênh thị trƣờng là tác nhân liền kề trƣớc và liền kề sau (lợi ích liên kết dọc). Ở khía cạnh khác, thông qua nghiên cứu về chuỗi giá trị, Võ Thị Thanh Lộc (2014) cho rằng để nâng cao GTGT cho ngành hàng xoài ĐBSCL cần phải nâng cấp kênh xuất khẩu trong khi kênh nội địa đã bão hòa. Kênh xuất khẩu đƣợc nâng cấp hiệu quả sẽ nâng cao GTGT cho tác nhân sản xuất xoài cũng nhƣ các tác nhân khác trong chuỗi. Song song đó, Võ Thị Thanh Lộc và ctg (2015) thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị thanh long tỉnh Tiền Giang đã chỉ ra rằng, nông hộ trồng thanh long vẫn là tác nhân chịu thiệt thòi nhất khi tạo ra GTGT cao nhƣng giá trị nhận đƣợc thực tế luôn thấp hơn các tác nhân khác trong chuỗi. Nâng cấp chuỗi giá trị và phân phối giá trị nhận đƣợc hợp lý hơn là các giải pháp cần đƣợc chú trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị thanh long Tiền Giang. 2.1.2.2. Nghiên cứu chuỗi giá trị dựa trên vấn đề quản trị chuỗi và môi trường hoạt động của chuỗi Fullbright Consultancy là một trong những tổ chức rất quan tâm đến nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt các nghiên cứu của tổ chức này đa số đều chú trọng đến các vấn đề quản trị và thể chế hoạt động của chuỗi. Nghiên cứu về xoài và chuối của tổ chức này ở Nepal (Fullbright Consultancy, 2008) đã cho thấy rõ xu 11
  29. hƣớng nghiên cứu này. Nghiên cứu đã phác họa các bƣớc thực hiện khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị: (1) Xác định các tác nhân trong chuỗi; (2) Xác định các nhà cung cấp dịch vụ và các mối quan hệ liên kết; (3) Xây dựng và định lƣợng bản đồ chuỗi giá trị; (4) Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị; (5) Xác định khó khăn và cơ hội của chuỗi giá trị. Từ các kết quả nghiên cứu thực địa trong việc phân tích sản xuất và hệ thống tiếp thị, nghiên cứu đã phát họa và định lƣợng bản đồ chuỗi giá trị, phân tích SWOT và xác định các vấn đề và các giải pháp chủ yếu. Mahesh Ghimiray (2007) phân tích chuỗi ngành hàng lúa gạo ở Bhutan đã xây dựng một chiến lƣợc phát triển dựa trên phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua việc rà soát vai trò và GTGT của các tác nhân hoạt động trong chuỗi. Cùng góc độ nghiên cứu nhƣng với một cách làm khác, Mahesh Ghimiray (2007) đã sử dụng phƣơng pháp tiếp cận ngành hàng - CCA để phân tích toàn bộ chuỗi giá trị từ trang trại đến ngƣời tiêu dùng bao gồm các hoạt động sản xuất, phân phối, định giá và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Qua đó, bản chất và đặc điểm của nghèo đói đã đƣợc làm rõ và các yếu tố tiềm năng để nâng cấp chuỗi đƣợc xác định. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Mahesh Ghimiray (2007) đã cung cấp một bức tranh toàn diện của chuỗi giá trị gạo, xác định các điểm mạnh và điểm yếu trong chuỗi và đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp để cải thiện chuỗi lúa gạo Bhutan. Cũng nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản nhƣng Peniel Uliwa (2010) bắt đầu từ xuất phát điểm là dựa vào các chính sách mà chính phủ Tanzania đang dành nhiều ƣu tiên hàng đầu cho nông nghiệp trong chƣơng trình nghị sự phát triển kinh tế quốc gia. Nghiên cứu đi sâu phân tích, xác định các dự án phát triển chuỗi giá trị tiềm năng và đƣa ra các kiến nghị, các chiến lƣợc phát triển chuỗi giá trị. Nghiên cứu chỉ ra các vấn đề trong quản trị chuỗi giá trị lúa gạo và ngô ở Tanzania: giống lúa và ngô bị pha trộn dẫn đến năng suất thấp, các tổ chức, hiệp hội nông dân còn yếu kém, tỉ lệ hao hụt, chi phí vận chuyển cao, các quy định của chính phủ còn chƣa thống nhất và minh bạch. Với mục tiêu tìm ra các giải pháp gia tăng giá trị nhận đƣợc cho ngƣời sản xuất lê qui mô nhỏ, Zuhui Huang Zhejiang (2009) tiếp cận nghiên cứu chuỗi theo hƣớng đi sâu về cách thức tổ chức và thể chế liên kết trong chuỗi giá trị và vai trò cải thiện đời sống của chuỗi giá trị đối với nông dân sản xuất nhỏ. Theo Zuhui Huang Zhejiang (2009), sự liên kết lỏng lẻo giữa các tác nhân và môi trƣờng chính sách thiếu sự ƣu đãi cho ngƣời sản xuất lê với qui mô nhỏ là những rào cản lớn để nông hộ có thể nâng cao GTGT trong sản xuất. Một nghiên cứu khác về ngành hàng xoài ở Kenya cũng nằm trong xu hƣớng nghiên cứu này. Anita msabeni (2010) đã đƣa ra kết luận trái với những nhận định về ngành xoài trƣớc đó ở quốc gia này. Anita msabeni (2010) chỉ ra rằng thị trƣờng không phải là thách thức lớn đối với sản xuất mà thách thức chủ yếu đƣợc xác định bao gồm: mối liên kết giữa tổ chức và tác nhân chính trong chuỗi lỏng lẽo, thể chế cũng nhƣ năng lực của các bên liên quan trong chuỗi giá trị còn hạn chế cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém đã góp phần đáng kể tạo nên hiện trạng kém phát triển của ngành sản xuất xoài tại Kenya. 12
  30. 2.1.3. Nghiên cứu chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo Tăng trƣởng vì ngƣời nghèo là một trong những mục tiêu đƣợc nêu ra nhiều nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị (FAO, 2004; M4P, 2007). Tăng trƣởng vì ngƣời nghèo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải làm cho ngƣời nghèo tham gia trực tiếp vào sản xuất, vào tăng trƣởng kinh tế và không bị phụ thuộc vào phúc lợi xã hội (FAO, 2004). Tổ chức Dịch vụ Hỗ trợ Chính sách Nông nghiệp của FAO (FAO‟s Agricultural Policy Support Service unit) đã phát triển bản hƣớng dẫn phân tích chuỗi giá trị cho sự phát triển nông thôn và ngƣời nghèo. Các phƣơng pháp bắt đầu với việc phân tích tổng thể của nền kinh tế hay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất. Trên cơ sở thẩm định các yếu tố tạo nên sự phân biệt giữa hộ nghèo và giàu trong chuỗi giá trị, sự phân ngành sản xuất đƣợc xác định phù hợp với ngƣời nghèo. Các phân tích của FAO (2004) về chuỗi giá trị cho ngƣời nghèo bao gồm các phân tích rất đầy đủ từ sản xuất, phân phối và tiếp thị. Phƣơng pháp luận đƣợc bắt nguồn từ khái niệm truyền thống “filière” của Pháp những năm 1960. Cùng một mục đích phát triển vì ngƣời nghèo, ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB) nghiên cứu xây dựng các mô-đun thực hành phân tích chuỗi giá trị với tựa đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo” hay “ Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo” (ADB, 2007). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến ngƣời nghèo. Xuất phát điểm và định hƣớng của phân tích chuỗi giá trị trong M4P là nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo. Xuất phát điểm chính đƣợc áp dụng trong các mô đun hƣớng dẫn là tác động của sự phát triển và vận hành của các chuỗi giá trị nông nghiệp đến ngƣời nghèo. Xuất phát điểm này đƣợc kết hợp vào mỗi công cụ của M4P. Mục tiêu cuối cùng của việc hoàn thiện chuỗi giá trị cho ngƣời nghèo có hai khía cạnh: (1) Tăng tổng số lƣợng và giá trị sản phẩm mà ngƣời nghèo bán ra trong chuỗi giá trị; (2) Giữ nguyên đƣợc thị phần của ngƣời nghèo trong ngành hoặc tăng lợi nhuận biên trên một sản phẩm để ngƣời nghèo không chỉ có thu nhập thực tế cao hơn mà tăng cả thu nhập tƣơng đối so với các bên tham gia khác trong chuỗi giá trị. Một số nghiên cứu thực nghiệm về chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam cũng đƣợc gắn với mục tiêu “vì ngƣời nghèo”. Võ Thị Thanh Lộc và ctg (2011) thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng xơ tơ dừa nhằm tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho ngƣời nghèo ở ĐBSCL. Ứng dụng các công cụ trong M4P (2007), nghiên cứu đã làm rõ vấn đề phân phối lợi ích chƣa hợp lý trong chuỗi giá trị tơ xơ dừa. Hay một nghiên cứu khác về “Sự tham gia của ngƣời nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp - nghiên cứu đối với ngành chè” của Công Thắng và ctg (2004) đã khẳng định rằng, chuỗi giá trị nông sản đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong hệ thống lƣơng thực toàn cầu, làm nảy sinh những cơ hội và thách thức tiềm năng đối với ngƣời nghèo. Câu hỏi đặt ra không phải là có tham gia vào chuỗi giá trị hay không mà tham gia nhƣ thế nào để có hiệu quả cao nhất. Khó khăn lớn nhất là ngƣời nghèo sẽ bị bỏ rơi bởi sự phát triển của chính những chuỗi giá trị này hoặc thậm chí bị tổn thƣơng, nhƣng đồng thời sự tham gia của họ có thể sẽ tạo ra cơ hội để cải thiện cuộc sống cho họ. 13
  31. 2.1.4. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm khóm 2.1.4.1. Các nghiên cứu quốc tế Nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm khóm SriLanka đƣợc thực hiện bởi Lirne (2009). Ứng dụng lý thuyết chuỗi giá trị GTZ kết hợp công cụ vì ngƣời nghèo DFID, tác giả đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị khóm ở SriLanka thông qua 9 bƣớc: (1) Lập bản đồ quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị; (2) Xác định các tác nhân trong chuỗi; (3) Xác định các dịch vụ hỗ trợ chuỗi; (4) Lập bản đồ các mối quan hệ và liên kết trong chuỗi; (5) Lập bản đồ dòng chảy sản phẩm; (6) Lập bản đồ thay đổi giá trị và hình thức của sản phẩm; (7) Lập bản đồ các luồng thông tin và kiến thức; (8) Lập bản đồ số lƣợng các tác nhân; (9) Xác định chi phí giao dịch và cách giảm các chi phí. Phƣơng pháp tiếp cận bằng cách phỏng vấn nông hộ tại địa bàn, thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, chi phí mua bán, Kết quả nghiên cứu cho thấy, khóm đƣợc trồng chủ yếu bởi nông hộ sản xuất nhỏ và họ không có quyền đàm phán trong hoạt động mua bán. Nghiên cứu đã đề xuất việc thành lập HTX có thể tăng khả năng thƣơng lƣợng của nông hộ và hỗ trợ ngƣời mua trong việc giảm thiểu các chi phí giao dịch (thu gom, vận chuyển). Sự ra đời của các HTX có thể đảm bảo nguồn cung khóm ổn định và chất lƣợng cao. Thêm một nghiên cứu khác của Preeyanat Eapsirimetee (2013), nghiên cứu về sự cân bằng giữa cung và cầu trong chuỗi giá trị khóm đóng lon ở Thailand. Bên cạnh ứng dụng các lý thuyết về chuỗi giá trị, Preeyanat Eapsirimetee (2013) còn sử dụng các mô hình định lƣợng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời tiêu dùng khóm đóng lon và các yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng khóm trong sản xuất. Các kết quả phân tích cho thấy nhu cầu khóm đóng lon cao hơn so với nguồn cung khóm tƣơi để sản xuất hàng năm ở Thailand. Đây là một cơ hội để mở rộng thị trƣờng bằng cách phát triển một mạng lƣới giao thông vận tải, xúc tiến canh tác để phát triển chuỗi giá trị trong tƣơng lai. Ứng dụng lý thuyết chuỗi giá trị của Gereffi (1994), Linda Kleeman (2011) nghiên cứu hiệu quả trồng khóm sinh học ở Ghana thông qua phát họa sơ đồ chuỗi giá trị khóm, tính toán các chi phí có liên quan, tính toán giá trị tăng thêm ở các giai đoạn khác nhau trong chuỗi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chi phí sản xuất khóm sinh học không lớn, nông hộ sản xuất với qui nhỏ không bị rào cản bởi chi phí sản xuất và thu đƣợc lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, nông hộ trồng khóm sinh học có thể ký đƣợc các hợp đồng với các nhà xuất khẩu khóm ở Ghana. Ngoài ra, nghiên cứu khẳng định sản xuất khóm theo tiêu chuẩn an toàn mang lại lợi nhuận và giá bán tốt hơn sản xuất thông thƣờng. 2.1.4.2. Các nghiên cứu trong nước Mặc dù các nghiên cứu về chuỗi giá trị đƣợc thực hiện khá nhiều tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu về chuỗi giá trị khóm lại khá “hiếm hoi”. Các nghiên cứu về khóm hầu hết chỉ dừng lại ở giai đoạn đánh giá hiệu quả sản xuất của ngƣời nông dân, chƣa thực hiện nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận theo chuỗi giá trị. Một số nghiên cứu về khóm tại Việt Nam đƣợc trình bày sau đây: 14
  32. a) Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang Tính đến thời điểm nghiên cứu của luận án này, chƣa có nghiên cứu nào về chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc thực hiện trên qui mô lớn với quy trình nghiên cứu bài bản. Đa số các nghiên cứu chỉ tập trung phản ánh về kỹ thuật sản xuất, áp dụng mô hình TBKT vào sản xuất khóm, Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất: Nguyễn Văn Hòa (2011) đã tiến hành nghiên cứu biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp và hiện tƣợng héo khô đầu lá, rệp sáp trên khóm theo hƣớng chất lƣợng, an toàn. Thông qua biện pháp giám định bằng sinh học phân tử PRC, chuẩn hóa phƣơng pháp thực hiện, tác giả đã đề xuất phƣơng cách giúp nông hộ trồng khóm kiểm tra bệnh héo khô đầu lá bằng màu sắc lá của cây. Đặc biệt, nghiên cứu còn cung cấp nhiều biện pháp phòng trừ kiến và rệp sáp đã góp phần giúp nông hộ phòng tránh các bệnh này trong sản xuất. Song song với các kinh nghiệm đƣợc tích lũy trong quá trình sản xuất, việc áp dụng TBKT vào trong canh tác, sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng của trái khóm, đồng thời làm giảm chi phí và đảm bảo nguồn dinh dƣỡng cung cấp cho đất trồng. Trần Thanh Phong (2011) tổ chức nghiên cứu hiệu quả phân hữu cơ – vi sinh bón cho cây khóm trồng trên đất phèn huyện Tân Phƣớc cho thấy, phân hữu cơ – vi sinh bổ sung 150 kg N/ha đã góp phần cải thiện thành phần năng suất, chất lƣợng, hàm lƣợng chất trong đất tƣơng đƣơng với việc bón một lƣợng phân 300 kg N/ha. Bên cạnh đó, việc bón phân hữu cơ – vi sinh không những tạo thành một lớp thực bì, lớp này có khả năng hạn chế bốc hơi nƣớc, giữ ẩm vào mùa khô, hạn chế đƣợc độc tính của đất phèn mà còn là một loại phân tốt cho cây khóm, khi sử dụng lƣợng phân bón này có thể tiết kiệm đƣợc 50% lƣợng phân đạm, góp phần giảm chi phí cho nông hộ sản xuất khóm và tăng chất lƣợng trái khóm. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (2012) ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, giải quyết vấn đề hàm lƣợng Nitrate lƣu tồn trên khóm. Tác giả đã tìm đƣợc biện pháp tăng năng suất khóm là do việc áp dụng mật độ trồng theo phƣơng pháp cải tiến từ 55- 60 ngàn cây/ha, trồng theo hàng có chừa lối đi. Kết hợp với việc sử dụng phân NPK và phân hữu cơ hợp lý 8gN-4gP2O5-12gK22O + 100g phân hữu cơ/cây/vụ cho năng suất. Nông hộ cần biết đƣợc biện pháp xử lý ra hoa nhằm giúp khóm ra hoa đồng loạt bằng CaC2 0,6g/l và Ethephon 30ml/l. Nghiên cứu ứng dụng các mô hình TBKT: Cùng gắn bó với sự phát triển của cây khóm, Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (2013) tiến hành nghiên cứu các giải pháp nhằm xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lƣợng và an toàn trên vùng khóm nguyên liệu Tân Phƣớc. Kết quả của quá trình nghiên cứu 5 năm, tác giả đã xây dựng đƣợc 1 mô hình nhóm nông dân sản xuất khóm áp dụng VietGAP; 1 mô hình sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận VietGAP (với quy mô diện tích 30 ha đạt chứng nhận VietGAP lần 1 vào năm 2009; và đạt chứng nhận VietGAP lần 2 vào năm 2013 với quy mô diện tích 37 ha); mô hình trồng khóm của nông dân theo GAP, quy trình sản xuất khóm chất lƣợng 15
  33. và an toàn (bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên khóm Queen, sổ tay chất lƣợng HTX áp dụng mô hình sản xuất khóm VietGAP). Tuy nhiên, tại thời điểm luận án này đƣợc tiến hành, với nhiều lý do chủ quan và khách quan, sản xuất theo mô hình VietGAP trên khóm không còn đƣợc nông hộ nhiệt tình hƣởng ứng. Các kết quả nghiên cứu thuần về kỹ thuật có thể phát huy hiệu quả trên một số nông hộ nhất định, để các mô hình TBKT đƣợc triển khai và nhân rộng, các nghiên cứu cần đề cập đến những điểm nghẽn trong quá trình ứng dụng và sự chấp nhận của ngƣời sản xuất. Thậm chí, nó cần đƣợc nghiên cứu thật bài bản theo quá trình lƣu thông của khóm từ sản xuất đến tiêu thụ. Bên cạnh các nghiên cứu về quy trình kỹ thuật, Võ Hùng Anh (2014) cho rằng, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất khóm là vô cùng quan trọng để góp phần thực hành sản xuất hiện đại, tiết kiệm công lao động và chi phí. Sau 3 năm nghiên cứu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm ứng dụng một số máy móc và thiết bị để cơ giới hóa thâm canh cây khóm, tác giả đã chuyển giao máy băm thân lá khóm loại trục đứng nhiều tầng đĩa cắt, năng suất 0,1 † 0,2 ha/h; máy xới đất khóm 0,1 ÷ 0,15 ha/h; thiết bị tƣới phân vô cơ; thiết bị xử lý kích thích ra hoa cho khóm, thiết bị tƣới nƣớc phun mƣa từ xuồng di động 0,6 ha/h và băng tải vận chuyển khóm 15 † 32 tấn/h cho HTX Quyết Thắng (Tân Phƣớc, Tiền Giang). Bên cạnh đó, đóng góp quan trọng của nghiên cứu là xây dựng quy trình để phá khóm cũ và chuẩn bị đất trồng vụ mới thay thế cho phƣơng pháp phun thuốc cháy lá sau đó đốt trƣớc khi làm đất. Theo quy trình tiên tiến này, thân lá khóm đƣợc băm nhỏ bằng máy băm thân lá khóm, sau đó lƣợng xác thực vật rất lớn này sẽ đƣợc phân hủy nhanh nhờ xử lý nấm Trichoderma trong 25 † 30 ngày và trộn với đất nhờ máy xới sâu. Nghiên cứu sản phẩm chế biến từ khóm: Nghiên cứu liên quan đến chế biến các sản phẩm khóm nhằm tạo ra nhiều GTGT trên sản phẩm là hoạt động luôn đƣợc khuyến khích. Tuy nhiên, cũng không có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện. Trần Thanh Trúc và ctg (2006) đã tiến hành khảo sát sự thay đổi cấu trúc của khóm Tân Phƣớc theo mức độ chín và điều kiện tiền xử lý trong chế biến nhiệt để xem xét sự ảnh hƣởng của quá trình xử lý nhiệt ở các mức khác nhau đối với sản phẩm khóm. Nghiên cứu đã cho thấy, sự phá hủy cấu trúc của khóm tỷ lệ thuận với mức độ chín và sự gia tăng nhiệt độ. Nghiên cứu góp phần xác định các hình thức chế biến phù hợp đối với từng loại khóm với mức độ chín khác nhau. Nhằm tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm chế biến là từ khóm, Dƣơng Văn Bon (2011) nghiên cứu khả năng tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ khóm tại một số thị trƣờng. Từ đó định hƣớng nghiên cứu và chế biến sản phẩm khóm với mong muốn góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm khóm Tân Phƣớc. Qua 3 năm nghiên cứu, tác giả đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật chế biến nƣớc ép khóm đóng chai với giá thành sản xuất hợp lý, nghiên cứu đã mở ra hƣớng sản xuất nhằm tận dụng những sản phẩm khóm trái không đạt chuẩn. Tuy nhiên, việc sản xuất đại trà các sản phẩm nƣớc ép từ khóm vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong thực tế. 16
  34. b) Một số chƣơng trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm ở tỉnh Tiền Giang Chương trình “Hỗ trợ và phát triển toàn diện cây khóm vùng Tân Phước, giai đoạn năm 2007-2010”: Chƣơng trình đƣợc sự phê duyệt của UBND tỉnh, với sự phối hợp giữa Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam với Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang. Chƣơng trình đã nhận đƣợc sự tham gia, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình đã mở rộng đƣợc 30 ha sản xuất khóm theo tiêu chuẩn VietGAP. Chƣơng trình đã hỗ trợ một phần kinh phí để cải tạo phá bỏ một số diện tích trồng khóm đã trồng lâu năm, trồng mới 50 ha khóm theo hƣớng tiên tiến tập trung ở các xã Thạnh Tân, Thạnh Hòa, Tân Hòa Đông, Hƣng Thạnh, Tân Lập 2. Từ nguồn kinh phí của chƣơng trình, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phƣớc tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất khóm cho nông hộ giai đoạn 2007-2008. Điểm đặc biệt trong chƣơng trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây khóm là việc đƣa vào sử dụng nhà sơ chế đóng gói khóm theo tiêu chuẩn VietGAP đƣợc đặt tại HTX Quyết Thắng. Dự án xây dựng nhà sơ chế đóng gói sản phẩm khóm đạt tiêu chuẩn VietGAP có diện tích 200m2 bố trí thành 3 khu vực là tập kết phân loại đóng gói, sơ chế đóng túi chân không và bảo quản tạm trữ. Dự án QSAEP: Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của cây khóm trên vùng nguyên liệu khóm Tân Phƣớc, góp phần giúp đỡ những hộ nghèo gặp khó khăn trong việc sản xuất, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ tỉnh Tiền Giang phối hợp với ngành nông nghiệp của huyện Tân Phƣớc đã tiến hành triển khai hỗ trợ cây giống cho hộ trồng khóm tại các xã Thạnh Mỹ, Thạnh Tân và Hƣng Thạnh. Dự án hỗ trợ 600.000 cây giống (Queen) này thuộc dự án QSAEP Tiền Giang, với kinh phí 600 triệu trồng. Bên cạnh việc hỗ trợ cây giống, dự án QSAEP còn tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao TBKT trồng khóm cho hơn 500 nông dân ở vùng nguyên liệu khóm Tân Phƣớc giúp nông hộ nâng cao năng suất, chất lƣợng khóm và cải thiện hiệu quả kinh tế. Dự án “Chuyển đổi diện tích trồng tràm kém hiệu quả sang trồng khóm”: Để mở rộng diện tích trồng khóm trên địa bàn huyện Tân Phƣớc và phát huy vai trò chủ lực của cây khóm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phƣớc đã thực hiện dự án “Chuyển đổi diện tích trồng tràm kém hiệu quả sang trồng khóm”. Với mục tiêu chuyển đổi 2.035 ha đất trồng tràm kém hiệu quả ở 3 xã: Thạnh Tân, Thạnh Mỹ và Tân Hòa Đông sang trồng khóm, tổng kinh phí của dự án là 18,884 tỷ đồng. Dự án đƣợc thực hiện trong năm 2011. Kết quả đạt đƣợc từ dự án đã giúp nhiều nông hộ thoát nghèo nhờ tham gia sản xuất khóm, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Tiền Giang nói chung và của huyện Tân Phƣớc nói riêng, bên cạnh đó đúng nhƣ vai trò của cây trồng chủ lực, cây khóm đã góp phần tăng thu nhập của những nông hộ tham gia sản xuất. Dự án “Quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, vùng sản xuất trái cây thuộc 3 chương trình hỗ trợ và phát triển toàn diện cây khóm Tân Lập, sơ ri Gò Công, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim”: Dự án này do Ngô Kỷ (2011) làm chủ nhiệm. Dự án đã 17
  35. chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu “Khóm Tân Lập từ Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang thành nhãn hiệu tập thể khóm Tân Lập cho HTX Quyết Thắng”; Quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu sản phẩm nhằm tạo cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế nhận biết thƣơng hiệu khóm Tân Lập dễ dàng. Đồng thời, dự án đã có những thành quả nhất định nhƣ có đƣợc bộ tài liệu: Hệ thống quảng bá truyền thông nhãn hiệu tập thể khóm Tân Lập (đã đƣợc quảng bá trên HTV9; các website: tiengiangdost.gov.vn, thanhnien Online, tuoitre Online; Thời báo kinh tế Sài Gòn). Bộ hồ sơ chuyển quyền sở hữu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể khóm Tân Lập, bộ tài liệu tập huấn tuyên truyền pháp luật về sở hữu công nghiệp và bộ hồ sơ về hệ thống nhận dạng nhãn hiệu. c) Nghiên cứu về khóm Cầu Đúc, tỉnh Hậu Giang Hậu Giang là địa phƣơng nổi tiếng với thƣơng hiệu khóm Cầu Đúc. Cây khóm đã lại giá trị kinh tế khá cao cho nông hộ trồng khóm tại địa phƣơng. Tuy nhiên, khóm Cầu Đúc cũng đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của thƣơng hiệu khóm Cầu Đúc, tỉnh Hậu Giang. Nguyễn Quốc Nghi và Lƣu Thanh Đức Hải (2009) cho rằng, nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là việc làm có ý nghĩa nhằm phát hiện những tồn tại và hạn chế trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm khóm Cầu Đúc để từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhất. Song song đó, Mai Văn Nam (2010) cũng cho rằng, nghiên cứu các giải pháp để nâng sức cạnh tranh của khóm Cầu Đúc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết và nâng cao lợi thế cạnh tranh là “đòn bẩy hiệu quả” để phát triển sản xuất khóm của địa phƣơng. Theo đó, thông qua nghiên cứu về kênh phân phối khóm Cầu Đúc, Mai Văn Nam (2010) đã chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để nâng cao lợi thế cạnh tranh của khóm cầu Đúc: (1) Năng suất thấp, (2) Tính hàng hóa thấp, (3) Chi phí sản xuất cao, (4) Tỷ lệ tổn thất cao. Công tác quảng bá khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang trên thị trƣờng thế giới còn hạn chế do: Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng chƣa quan tâm; mạng lƣới phân phối giản đơn, bất hợp lý; năng lực tài chính yếu; thiếu chuyên gia. Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu lên những khó khăn trong quá trình sản xuất khóm: (1) Khâu công nghệ sản xuất yếu kém, (2) Cơ sở vật chất nghèo nàn, (3) Nguồn lực chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất qui mô lớn, (4) Chất lƣợng sản phẩm chƣa đồng bộ, tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế. Các hạn chế này cũng khá tƣơng đồng với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Lƣu Thanh Đức Hải (2009) về những tồn tại trong quá trình sản xuất khóm của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khó khăn lớn nhất của nông dân trồng khóm là thiếu vốn đầu tƣ. Ngƣời sản xuất khóm cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ nhƣ: giá cả sản phẩm thƣờng xuyên biến động, thiếu thông tin thị trƣờng, thiếu thông tin về ngƣời mua Sự thay đổi năng suất khóm của nông hộ tỉnh Hậu Giang phụ thuộc vào các biến chi phí lao động và số năm kinh nghiệm của nông hộ, sự thay đổi lợi nhuận kinh tế của nông hộ phụ thuộc các biến năng suất sản phẩm khi thu hoạch và chi phí lao động. 18
  36. 2.2. NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN Một trong những vấn đề quan trọng trong thực hành sản xuất nông nghiệp là làm thế nào để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ - tác nhân trực tiếp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã ứng dụng lý thuyết về chuỗi giá trị cùng các lý thuyết đánh giá hiệu quả sản xuất trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cải thiện và nâng cao thu nhập nông hộ theo nhiều hƣớng khác nhau. 2.2.1. Tiếp cận theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng nông sản David Coltrain et al (2000) đã chỉ ra 2 phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu GTGT nông sản. Thứ nhất là đổi mới, phƣơng pháp này tập trung vào việc cải thiện các quy trình hiện có, thủ tục, sản phẩm và dịch vụ. Nhìn chung, những hoạt động đổi mới GTGT phát triển trên những trang trại hoặc phòng thí nghiệm nông nghiệp là nguồn tăng trƣởng quốc gia thông qua những thay đổi trong các loại sản phẩm hoặc công nghệ sản xuất (Kraybill và Johnson, 1997). Bên cạnh đó, phƣơng pháp đổi mới công nghệ là một loại hình cụ thể của sự đổi mới. Thứ hai là phối hợp, phƣơng pháp này tập trung vào sự sắp xếp giữa các nhà sản xuất và thị trƣờng nông sản. Phối hợp theo chiều ngang liên quan đến việc tổng hợp, hợp nhất các cá nhân cùng cấp của chuỗi giá trị. Phối hợp theo chiều dọc bao gồm ký kết hợp đồng, liên minh chiến lƣợc, thỏa thuận cấp phép và quyền sở hữu duy nhất của thị trƣờng trong nhiều giai đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị (Peterson và Wysocki, 1997). 2.2.2. Tiếp cận theo hƣớng nâng cao hiệu quả thị trƣờng nông sản Quattri Maria (2012) đã chứng minh rằng hiệu lực của các tổ chức cho phép, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả thị trƣờng nông nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này tập trung cải thiện công nghệ để làm cho thị trƣờng nông nghiệp Ethiopia hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Eleni Z. Gabre- Madhin (2006) đã chỉ ra vai trò của các trung gian trong việc tăng cƣờng hiệu quả thị trƣờng ngũ cốc ở Ethiopian. Các nhà môi giới đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm đầu ra. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các nhà môi giới góp phần tăng phúc lợi đáng kể do sự phân bổ hiệu quả hơn trong nỗ lực tìm kiếm và do đó nâng cao hiệu quả thị trƣờng ngũ cốc. Hiệu quả thị trƣờng đƣợc Bressler và King (1970) cho rằng sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trƣờng trong dài hạn và đƣợc đo lƣờng bằng tác nhân nhƣ giá cả, chi phí và khối lƣợng đầu ra. Bằng cách phân tích mức độ lợi nhuận tiếp thị và các thành phần chi phí của hiệu quả thị trƣờng, có thể đánh giá tác động của các đặc điểm cấu trúc và vận hành của thị trƣờng (Bain, 1968). Qua kết quả nghiên cứu, Stern et al (1996) đã chứng minh hiệu quả thị trƣờng bao gồm các yếu tố: sản phẩm phù hợp liên quan đến thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, tỷ suất lợi nhuận trong mối quan hệ giữa chi phí tiếp thị và lợi nhuận, giá mùa vụ và giá thống nhất giữa các thị trƣờng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Usaid (2008) cũng đã chỉ ra các nhân tố của hiệu quả thị trƣờng bao gồm: mức giá và sự ổn định, lợi nhuận ròng, lợi nhuận và chi phí, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm. Cùng nghiên cứu về yếu tố giá cả nhƣng Stern et al (1996) phân 19
  37. tích giá bán giữa các thị trƣờng có thống nhất trong khi Usaid (2008) đề cập đến mức giá và sự ổn định theo thời gian và không gian. Theo đó, giá bán của sản phẩm thay đổi khác nhau theo thời gian ngắn hay dài còn phụ thuộc vào địa điểm bán. Một nghiên cứu khác của Hanekom et al (2010) cho rằng hiệu quả thị trƣờng bao gồm: đầu vào/đầu ra, tăng trƣởng thƣơng mại, tỷ suất lợi nhuận và việc làm. 2.2.3. Tiếp cận theo hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất Qua nghiên cứu của Lambert et al (1998) đã chỉ ra rằng có hai cách để nâng cao GTGT, thứ nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất, qua đó mở rộng biên độ giữa giá trị sản lƣợng và chi phí đầu vào trung gian, thứ hai là thay đổi hình thức, chức năng, số lƣợng, các đặc tính sản phẩm để làm tăng chênh lệch giữa giá trị sản lƣợng và chi phí đầu vào. Kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao GTGT nông sản cần phải cải tiến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả theo quy mô. Nghiên cứu của James P. Oko (2013) đã đƣa ra 5 giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất: tối đa hóa việc sử dụng nguyên liệu, kiểm soát chi phí đóng gói, quản lý chi phí lao động, quản lý hiệu quả thiết bị tổng thể và thực hiện các chƣơng trình cải tiến liên tục. Qua nghiên cứu thực nghiệm của mình, Walter Koech et al (2013) cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình sản xuất khóm là 0,69. Nếu đƣa vào trình độ kỹ thuật và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, sản lƣợng có thể tăng 30,8%. Bên cạnh đó, nông dân cần đƣợc đào tạo nâng cao năng lực nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bằng cách sử dụng công nghệ hiệu quả để giảm tổn thất hoặc giảm thiểu các yếu tố đầu vào trong khi duy trì mức sản lƣợng đầu ra. Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra giải pháp kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tự có, tham gia các lớp tập huấn, liên kết với các nhà khoa học và kết hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc tìm kiếm nguồn “bao tiêu” để đảm bảo đầu ra và sản phẩm không rớt giá. Jagath Edirisinghe et al (2010) đã nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả trồng luân canh khóm ở Kurunegala. Tác giả chỉ ra các tiêu chí nhƣ mật độ canh tác, lao động và phân bón có ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả sản xuất khóm. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất cũng bị ảnh hƣởng theo mùa vụ, quyền sở hữu, kinh nghiệm, thu nhập ngoài nông trại và một số hạn chế khác. Có 3 cách để nâng cao hiệu quả sản xuất khóm. Thứ nhất là cải thiện điều kiện tiếp cận thị trƣờng, ổn định giá cả đầu ra. Thứ hai là nâng cao trình độ nhận thức cho nông dân, do đó khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Cuối cùng là xây dựng một phƣơng pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của vụ mùa đầu tiên. Một nghiên cứu khác của Jean Paul Chavas et al (2005) đã dùng phƣơng pháp phi tham số để ƣớc tính hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả theo quy mô để đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy đối với một hộ gia đình trung bình, chi phí cho hiệu quả không phân bổ lên đến 43% thu nhập của hộ gia đình. Nguyên nhân của sự kém hiệu quả này là do sự phân công lao động chƣa hợp lý giữa các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Do đó, nếu cải thiện đƣợc hiệu quả phân bổ sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ góp phần làm tăng GTGT nông sản. Kết quả từ nghiên cứu của Riatania Lubis et al (2014) đã chứng minh rằng khoảng cách thị trƣờng và quy mô vốn có thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Ngoài ra, 20
  38. hội Nông dân cũng nên tái cấu trúc nhân sự và công nghệ để các nông hộ nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có. 2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU Dựa vào các nghiên cứu đã lƣợc khảo cho thấy, phần lớn nghiên cứu đều tiếp cận theo một số khung lý thuyết chuỗi giá trị phổ biến nhƣ Kaplinsky và Morris (2001), chuỗi giá trị của Recklies (2001), đặc biệt là vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007). Các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị để xác định GTGT sản phẩm và phân phối GTGT sản phẩm cho từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Điểm hạn chế của phần lớn nghiên cứu là không tiếp cận, phân tích chi tiết nguồn lực của nông hộ, cũng nhƣ khả năng sử dụng nguồn lực đầu vào của nông hộ ảnh hƣởng đến GTGT nông sản mà chỉ khai thác chuỗi giá trị từ nông hộ đến ngƣời tiêu dùng. Đây là “nút thắt” quan trọng nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam, vì chính nông hộ là ngƣời tạo ra sản phẩm, là ngƣời luôn đầu tƣ nhiều công sức và tâm huyết nhƣng lại là đối tƣợng chịu nhiều rủi ro nhất trong chuỗi giá trị. Một số nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị của hộ nghèo tiếp cận theo lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007) kết hợp khung nghiên cứu “Thị trƣờng cho ngƣời nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” của M4P (2007) đã thành công khi xác định các chuỗi giá trị nông sản chủ lực tác động đến sự cải thiện thu nhập của hộ nghèo, khả năng tham gia của hộ nghèo vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, với phƣơng pháp phân tích định tính, các nghiên cứu này chƣa chứng minh đƣợc về mặt ý nghĩa thống kê sự tác động của chuỗi giá trị hay GTGT của sản phẩm nông nghiệp đến thu nhập của nông hộ, chƣa làm rõ sự khác biệt, chênh lệch về GTGT, sự phân phối GTGT của các nhóm nông hộ trong chuỗi giá trị, của các tác nhân trong từng kênh thị trƣờng. Hầu hết các nghiên cứu tập trung phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, GTGT sản phẩm qua các tác nhân theo từng kênh thị trƣờng chính, một số nghiên cứu lại chia theo kênh nội địa và kênh xuất khẩu. Hầu nhƣ rất ít nghiên cứu tập trung vào đối tƣợng nông hộ, đặc biệt là nông hộ nghèo để tìm hiểu GTGT, GTGTT đƣợc tạo ra từ các nhóm nông hộ trong chuỗi giá trị, các yếu tố ảnh hƣởng đến GTGT và GTGTT của các nhóm nông hộ. Sự tác động của việc sử dụng nguồn lực đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trong chuỗi giá trị cũng là nội dung “bỏ ngõ” của nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản. Nhìn chung, các nghiên cứu về chuỗi giá trị chủ yếu tập trung phân tích đúng “nguyên bản” khung phân tích về chuỗi giá trị, các mối quan hệ nội tại của chuỗi giá trị. Rất ít nghiên cứu vận dụng linh hoạt các công cụ phân tích định tính và phân tích định lƣợng để làm rõ hơn những điểm nghẽn trong chuỗi giá trị, đặc biệt là điểm nghẽn ở khâu sản xuất nông sản của nông hộ. Do đó, hầu nhƣ các giải pháp đề xuất của các nghiên cứu trƣớc đây không tập trung vào việc nâng cao GTGT, nâng cao thu nhập của nông hộ. Đây là điểm mấu chốt, cũng là điểm mới trong cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án này. 21
  39. Bảng 2.2: Đánh giá tổng quan tài liệu Nội dung Nội dung Nguồn tài liệu Xác định khe hỏng nghiên cứu lƣợc khảo kế thừa Kaplinsky & Lý thuyết chuỗi - Nền tảng lý Morris (2001), giá trị làm nền thuyết chuỗi - chuỗi giá trị của tảng vận dụng giá trị Recklies (2001) vào thực tiễn - Công cụ FAO (2004), Các mô đun thực phân tích GTZ (2007), hành phân tích - chuỗi giá trị M4P (2007) chuỗi giá trị Viorel Leahu et al - Nghiên cứu (2011), Hualiang Các nghiên cứu tiếp cận theo lý thuyết chuỗi giá trị Lu (2006), Trần chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris dựa trên góc Tiến Khai (2011), (2001) và “Liên kết chuỗi giá trị - độ kinh tế xã Nguyễn Phú Son ValueLinks” của GTZ (2007) đã thành hội (2012), Võ Thị Kết hợp nghiên công khi đánh giá tác động của chuỗi giá Thanh Lộc (2014) cứu dựa trên trị đến kinh tế xã hội địa phƣơng, GTGT hai góc độ cả sản phẩm theo từng kênh thị trƣờng, khả Full Bright - Nghiên cứu kinh tế xã hội năng tham gia chuỗi giá trị của nông hộ. Consultancy chuỗi giá trị và vấn đề quản Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa chứng (2008), Mahesh dựa trên vấn trị, nâng cấp minh đƣợc về mặt ý nghĩa thống kê sự tác Ghimiray (2007), đề quản trị chuỗi giá trị. động của chuỗi giá trị hay GTGT của sản Peniel Uliwa chuỗi và môi phẩm nông nghiệp đến thu nhập của nông (2010), Zuhui trƣờng hoạt hộ, chƣa làm rõ sự khác biệt, chênh lệch về Huang Zhejiang động của GTGT, sự phân phối GTGT của các nhóm (2009), Anita chuỗi giá trị nông hộ trong chuỗi giá trị. msabeni (2010) Các nghiên cứu tập trung phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, GTGT sản Kết quả nghiên phẩm qua các tác nhân theo từng kênh thị M4P (2007), Võ cứu là nền tảng trƣờng chính, khả năng tham gia chuỗi của Nghiên cứu Thị Thanh Lộc đề xuất chính hộ nghèo. Hầu hết nghiên cứu chƣa xác chuỗi giá trị vì và ctg (2011), sách thúc đẩy định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến ngƣời nghèo Công Thắng và sự tham gia thị GTGT và GTGTT của nông hộ nghèo. Sự ctg (2004) trƣờng cho tác động của việc sử dụng nguồn lực đến ngƣời nghèo hiệu quả sản xuất của nông hộ trong chuỗi giá trị cũng là nội dung “bỏ ngõ”. Hầu hết nghiên cứu không tiếp cận, phân tích chi tiết nguồn lực của nông hộ, cũng nhƣ khả năng sử dụng nguồn lực đầu vào Nghiên cứu đặc của nông hộ mà chỉ khai thác chuỗi giá trị điểm của tác từ nông hộ đến ngƣời tiêu dùng. Đồng thời Lirne (2009), Nghiên cứu nhân tham gia không xác định đƣợc mối quan hệ giữa Preeyanat chuỗi giá trị chuỗi giá trị sản hiệu quả sử dụng nguồn lực với GTGT, Eapsirimetee sản phẩm phẩm khóm, GTGTT của nông hộ tạo ra. Đây là nút thắt (2013), Linda khóm phân tích các quan trọng nhất của ngành nông nghiệp Kleeman (2011) kênh thị trƣờng Việt Nam nói chung và ngành hàng khóm chính nói riêng, vì chính nông hộ là ngƣời tạo ra sản phẩm, là ngƣời luôn đầu tƣ nhiều công sức và tâm huyết nhƣng lại là đối tƣợng chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị. Các nghiên Nguyễn Văn Hòa Hiểu sâu về đặc Các nghiên cứu chủ yếu tập trung về mặt cứu liên quan (2011), Nguyễn điểm kỹ thuật kỹ thuật trong sản xuất khóm và các giải đến sản phẩm Trịnh Nhất Hằng của cây khóm pháp nâng cao năng suất khóm, chƣa chú 22
  40. khóm Tiền (2013), Trần và đề xuất các trọng đến tính hiệu quả về mặt kinh tế và Giang Thanh Trúc và giải pháp nâng xã hội. ctg (2006) cao hiệu quả kỹ thuật Nâng cao David Coltrain et Các nghiên cứu này tập trung vào hiệu quả GTGT cho al (2000), sản xuất, sự lãng phí nguồn lực sản xuất nông sản thông Gjerding et al trong quá trình canh tác, chƣa khai thác Nâng cao qua cải thiện (1997), Peterson hiệu quả thị trƣờng của nông hộ, cũng nhƣ GTGT và giá hiệu quả sản và Wysocki xác định các nguyên nhân làm giảm giá trị trị thị trƣờng xuất, qua đó (1997), Quattri nông sản ở thị trƣờng đầu ra. Đây là mấu nông sản mở rộng biên Maria (2012), chốt quan trọng cần khai thác ở thị trƣờng độ giữa giá trị Lambert et al nông sản Việt Nam nói chung và thị trƣờng sản lƣợng và (1998) khóm nói riêng. chi phí đầu vào. Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả 2.4. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp tiếp cận Cách tiếp cận của luận án là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để xây dựng giải pháp, ứng dụng cách tiếp cận đo lƣờng hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Farrell (1957) để đo lƣờng hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào thông qua các tiêu chí hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Ngoài khung lý thuyết về chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), tác giả còn vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007) và “Thị trƣờng cho ngƣời nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007) để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá chuỗi giá trị, phát hiện các điểm nghẽn của chuỗi giá trị khóm. Đây là cơ sở khoa học quan trọng, làm tiền đề xây dựng giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phƣơng Đo lƣờng hiệu quả GTGT và GTGTT pháp tiếp cận chuỗi sản xuất nông nghiệp của nông hộ nghèo giá trị của GTZ của Farrell (1957) trồng khóm (2007) và công cụ hỗ trợ ngƣời nghèo (M4P, 2007) Nguồn: Tác giả đề xuất Hình 2.1: Cách tiếp cận nghiên cứu Về nội dung, luận án tập trung khắc phục các điểm hạn chế của các nghiên cứu trƣớc thông qua việc phân tích sâu các nội dung chính nhƣ sau: (1) Nghiên cứu, so 23
  41. sánh GTGT của sản phẩm khóm đƣợc tạo ra từ các nhóm nông hộ sản xuất khóm (hộ nghèo, hộ không nghèo); (2) Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và đánh giá ảnh hƣởng của nguồn lực nông hộ đến hiệu quả sản xuất; (3) Phân tích GTGT và sự phân phối GTGT giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời đánh giá tác động của GTGT và sự phân phối GTGT đến thu thập của từng nhóm nông hộ (hộ nghèo, hộ không nghèo); (4) Tập trung xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. 2.4.2. Khung nghiên cứu Dựa vào cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007) và “Thị trƣờng cho ngƣời nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007), kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, khung nghiên cứu của luận án đƣợc đề xuất nhƣ sau: Điểm nghẽn về hiệu quả thị trường Điểm nghẽn về hiệu quả sử dụng nguồn lực Thị Nhà cung Nông hộ Nhà trung gian trường cấp yếu tố nghèo trồng phân phối/ đầu vào khóm chế biến Phân tích GTGT Tác động của Tiềm năng tham Định tính Ma trận điểm và phân phối GTGT đến thu gia chuỗi giá trị quan hệ liên mạnh, điểm yếu, GTGT giữa các nhập của nông sản phẩm khóm kết trong cơ hội và thách tác nhân hộ nghèo của hộ nghèo chuỗi giá trị thức Giải pháp nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm Giải pháp nâng cấp chuỗi góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo giá trị sản phẩm khóm Nguồn: Tác giả đề xuất Hình 2.2: Khung nghiên cứu tổng quát Với khung nghiên cứu này, luận án tập trung phát hiện các điểm nghẽn về hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào, điểm nghẽn về hiệu quả thị trƣờng trong quá trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang. Điểm nghẽn về hiệu 24
  42. quả sử dụng nguồn lực đầu vào đƣợc phát hiện thông qua cách tiếp cận hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí, sự lãng phí các yếu tố đầu vào trong quá trình canh tác và tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nghèo trồng khóm. Trong khi điểm nghẽn về hiệu quả thị trƣờng đƣợc xác định thông qua bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị và tham vấn chuyên gia trong ngành. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng giải pháp nâng cao GTGT, cải thiện thu nhập cho hộ nghèo trồng khóm. Hệ thống giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo đƣợc thiết lập dựa trên các cơ sở khoa học: (i) Điểm nghẽn về hiệu quả sử dụng nguồn lực của nông hộ nghèo và (ii) Điểm nghẽn về hiệu quả thị trƣờng của nông hộ nghèo. Bên cạnh đó, tác động của GTGT đến thu nhập của nông hộ nghèo trồng khóm và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm cho nông hộ nghèo là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để xây dựng giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Phân tích, đánh giá các mối liên kết dọc, liên kết ngang giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đồng thời phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) đối với chuỗi giá trị sản phẩm khóm là rất cần thiết cho việc thiết lập các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang. Thông qua đó, phát huy tính hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị sản phẩm khóm, góp phần nâng cao GTGT sản phẩm khóm, cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang. 25